Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Thuyết Duy Thực Của Sự Vật và Tánh Không Của Vạn Pháp


Hà Hùng

thuộc vào tâm trí, và ý chí của con người chúng ta. Và cái ý nghĩa này là chủ quan, theo tính chất “duy thực” của nhận thức con người. Có nghĩa là khi chúng ta không có mặt ở đó, thì sự vật đó vẫn tồn tại và có nghĩa như vậy, chứ nó không cần có gì là liên hệ với chúng ta cả.
Vạn pháp có trong thực tại đều có tánh không của nó.

Đó chính là tự tánh nguyên thể của sự vật, hay còn gọi là “tánh không của vạn pháp”. Tuy nhiên đối lập với thuyết “tánh không” này, đó là thuyết “duy thực” của sự vật.

Sở dĩ mọi vật trên đời này có nghĩa, là vì nó luôn phụ thuộc vào tâm trí, và ý chí của con người chúng ta. Và cái ý nghĩa này là chủ quan, theo tính chất “duy thực” của nhận thức con người. Có nghĩa là khi chúng ta không có mặt ở đó, thì sự vật đó vẫn tồn tại và có nghĩa như vậy, chứ nó không cần có gì là liên hệ với chúng ta cả.

Vậy “tính chất duy thực của sự vật”, là ngược lại với “tánh không của vạn pháp”. Hay nói khác hơn tính chất duy thực này, chính là “vạn pháp hữu ngã”, còn “tánh không” kia, là “vạn pháp vô ngã”. Một cái thuộc tục đế, còn một cái thuộc về chân đế.

Do đó sự vật có nghĩa trong thực tại này, là không thiện không ác. Là không mang một tính chất gì quan trọng, bên trong tự tánh của nó cả. Cho nên nó không có nghĩa gì cả, kể cả với chính nó. Chứ nói chi là nó phụ thuộc vào con người chúng ta. Vì tất cả những gì làm nên hình tướng của sự vật, thì đều là các pháp hữu vi, chuyễn động trong thực tại không ngừng. Và thuyết “duy thực” này, là xác nhận tính chất đó của nó, nên mới thừa nhận nó là có thực như vậy. Và cái có thực này, là nằm trong sự xác nhận của con người chúng ta mà không biết.

Nhưng nếu chúng ta phủ định các pháp hữu vi tạo nên sự vật đi, thì vạn pháp sẽ trở về với cái tánh không của nó. Có nghĩa nó là vạn pháp sẽ là vô ngã. Tuy nhiên nếu nhìn theo nghĩa đen tục đế, thì người đời thường nghĩ nó là vô tri, vô giác, không có ý nghĩa gì. Nhưng nếu chúng ta nghĩ như vậy là sai, với cái ý nghĩa của nó trên thiên giới rồi. Vì từ đây nó đã bắt đầu mang một ý nghĩa khác, với tất cả những gì chúng ta đã biết về nó, từ xưa đến nay.

Vì thuyết duy thực là thuộc nhơn địa (tục đế), còn thuyết vô ngã tánh không, là thuộc thiên giới (chân đế).

Và khi ở đây, nếu chúng ta bàn về “tánh không của vạn pháp”, là bàn về sự có mặt của sự vật ở thiên giới thuộc chân đế mà thôi. Và nó không phụ thuộc vào con người, là tục đế của chúng ta ở đây nữa. Nhưng khi con người chúng ta đang sống trong thực tại, chìm nổi trong thực tại, mà chưa có được khả năng tách ra khỏi nó. Để nhìn ngắm nó một cách trung thực nhất, như bản chất của chính nó trong thực tại là không có gì cả. Cho nên con người nói chung, là không thể nào hiểu được sự thật đó là như vậy. Vì chúng ta luôn đổ thừa cho sự vật, là nó có khả năng, tác động đến chúng ta thế này thế kia mãi.

Vậy sự vật bao giờ cũng “vô tội”, trong khi con người chúng ta thì vẫn luôn tạo tác, tạo nghiệp không ngừng. Vì chúng ta luôn cố gắng chiếm hữu vật chất, được nhiều hơn. Và đó là tinh thần của thuyết duy thực, đã được phát huy lên mạnh mẽ như một loại triết học, về tính thực dụng của ý chí con người. Do đó chúng ta sẽ bị vật chất khống chế mình, trong khi chúng ta đang chiếm hữu nó trong tay. Và thế là chúng ta và sự vật, thì cả hai đều mất tự do. Cho nên chúng ta sẽ đau khổ không ngừng, bởi cái tính chất “duy thực” trong suy nghĩ của mình.

Và thường là chúng ta lại đi đổ lổi cho sự vật, hơn là nhận thấy nguyên nhân đau khổ đó, được sinh ra từ chính trong chúng ta. Chứ không phải là do sự vật, vốn là thật sự có sức nặng như thế. Vì con người chúng ta có “dụng tâm, dụng trí”, nên sự vật mới có thiện có ác, có ích lợi và nguy hại vv. Có nghĩa là chúng ta luôn áp đặt ý chí của mình lên sự vật, một cách chủ quan. Nên nó mới có tính phụ thuộc vào chúng ta như vậy. Hay ngược lại, chúng ta luôn bị phụ thuộc vào vật chất nhiều hơn mà không biết.

Ví dụ: Lửa có thể giúp cho con người chúng ta sưởi ấm và nấu chín thức ăn, nhưng lửa cũng có thể dùng để đốt nhà. Và nước, cây cỏ, cát đá, núi sông ao hồ vv cũng như thế.


Vậy thì sự có mặt của con người trong tự nhiên, là đã làm mất đi “tánh không của vạn pháp” rồi. Là bởi vì bản chất của lửa cũng không muốn đốt nhà, hay nấu chín thức ăn gì cả. Vì lửa chỉ là năng lượng được sinh ra, từ sự dồn nén bên trong lòng vật chất. Và nó có mặt là để vận động theo hướng dung hòa các thể tính của vật chất trong vũ trụ này mà thôi. Và nhờ đó mà vũ trụ này tồn tại và có sự sống, chứ không phải là con người chúng ta đây tạo ra.

Vậy từ đây chúng ta có thể thấy rằng, sở dĩ con người mất tự do, là vì dựa vào tính chất duy thực của vật chất quá lớn. Và vì chúng ta nghĩ rằng nó có thực, là nó có giá trị quá lớn, nên nó đã đè nặng lên sinh mệnh của chúng ta. Vốn cũng mang tánh không, đồng với tánh không của vật chất vậy. Nhưng nếu chúng ta không xác nhận tính chất duy thực này của nó, thì có nghĩa là chúng ta cũng không thể tồn tại được, trên danh nghĩa của mình.

Cho nên nói “Phật pháp là không rời thế gian”, thì mới có cái cội nguồn của vạn pháp trong tay mà hành đạo. Vì nếu rời tục đế, thì chân đế cũng không có ý nghĩa gì nữa. Do đó tính chất duy thực của sự vật, cũng không thể rời tánh không của vạn pháp được. Vì hai cái đó nương tựa vào nhau mà có nghĩa vậy.

Tuy nhiên trong một hiện tượng nào đó bất kỳ, thì cũng luôn chứa đựng hai tính chất “duy thực và tánh không”này hết. Chứ nó không hề tách rời ra rõ ràng, như chúng ta đang bàn ở đây. Vì nếu người Phương Tây đã xác nhận tính chất “duy thực” của vật chất là đúng. Và họ chỉ sống với cái triết lý đó để xây dựng đời sống này, ngày càng giàu có hơn. Thì bên trong của các pháp tướng đó, cũng đều mang cái tánh không của nó như thường. Và nếu người Phương Tây không nhìn thấy nó được, thì không có nghĩa là tánh không của nó phải mất đi. Vì vấn đề ở đây là theo nhận thức khách quan, chứ không phải là chủ quan, áp đặt cái bản ngã của mình lên sự vật, theo kiểu thuyết duy thực.

Do đó vấn đề giải quyết cuộc sống ngày hôm nay, đều có hai mặt trong một vấn đề hết. Và điều tốt nhất, là áp dụng hai tính chất “duy thực và tánh không” này,  vào công việc hữu sự của đời sống thì rất tốt. Vì nếu chúng ta làm được điều đó, thì đó chính là vấn đề đã được công thủ toàn diện. Vì nếu đường hướng tấn công của chúng ta mà phát triển, thì chúng ta phải bớt cố thủ đi. Còn nếu diễn biến sự việc xảy ra, không theo hướng có lợi cho mình, thì chúng ta phải giảm tấn công lại, mà nên tăng cường phòng thủ cao hơn.

Cho nên ngày nay giao tranh trên chiến trường, là không phải để giành đất, hay tiêu diệt phá hoại đất nước đối phương. Mà mục đích của nó là tìm được thế mạnh trên bàn đàm phán, để bảo tồn quyền lợi chiến lược cốt lõi lâu dài của mình. Tuy nhiên ngoài kia chiến sự vẫn cứ diễn ra, và trong này chúng ta vẫn có thể đàm phán hòa bình, để nhằm che mắt thiên hạ rằng mình, cũng rất mong muốn đi tới kết thúc chiến tranh.

Vì trên bàn đàm phán bốn bên đã ký kết ngừng bắn rồi. Nhưng việc ngừng bắn thật sự là một chuyện khác nữa, chứ không hề đơn giản thấy vậy là vậy đâu. Vì muốn bắt tay thì bắt tay, và muốn ôm hôn thắm thiết, thì cũng ôm hôn thắm thiết luôn. Nhưng mặt trái của nó thì chúng ta vẫn bắn súng đùng đùng, chứ có ngừng theo hiệp ước gì đâu. Và qua đó là để thăm dò tình hình, sẽ tiến triển theo hướng nào cái đã, rồi sau đó sẽ tính tiếp...

Cho nên tư tưởng “duy thực và tánh không”, để áp dụng vào đời sống đấu tranh, thì như là binh pháp đánh trận vậy. Vì tương tranh thì hư thực, đều không xác định rõ ràng được đâu, cho nên đừng dễ tin như thế. Và dĩ nhiên nếu kẻ nào ứng biến cao tay hơn, cho đến giờ phút quyết đinh cuối cùng, thì kẻ đó sẽ chiến thắng.

Vì nhiều khi chúng ta thấy vấn đề là thực đó, nhưng bản chất của nó là là không. Và ngược lại thấy không có gì đó, nhưng bản chất của nó là thực. Và vấn đề hư thực như vậy, thì nó cần chúng ta phải có tư duy cụ thể, và cả tư duy trừu tượng nữa, thì mới được việc. Và dĩ nhiên, việc áp dụng hai tính chất này vào đấu tranh, thì nó chỉ là chiến thuật thôi. Vì chiến thuật là để đạt được quyền lợi, chứ không kể chi là thiện ác, hay tiểu nhân quân tử gì cả. Nhưng chiến thuật là để từng bước hiện thực hóa chiến lược tốt đẹp lương thiện mà mình muốn. Vì chiến lược nhất định phải hướng về cái thiện, thì kết thúc mới có hậu được.

Do đó ngày nay chúng ta đi tu, thì tu phước cũng không thể rời tu huệ được. Nếu không sự nghiệp tu hành của chúng ta, sẽ bị phá sản ở cuối con đường. Và việc hành hóa của Phật giáo đại thừa, là thường dùng nhiều phương tiện, vật chất hữu sự để giúp người, cứu đời. Nhưng song song đó chúng ta tu hành, thì cũng luôn nhìn lại chính mình, để cầu được giác ngộ giải thoát khổ đau. Và đó chính là con đường tự lợi, lợi tha vậy.

Vì bản chất tự tánh của sự vật là không có nghĩa gì cả, hay nói khác hơn là nó sẽ có nghĩa như nhau hết. Do đó cục vàng và cục đất, cũng đều có giá trị như nhau tại thiên giới hết. Vì thế chúng ta thấy thế giới Tây Phương Cực Lạc trong Kinh A Di Đà, đều làm bằng ngọc bằng vàng, bằng lưu ly xa cừ bích châu mả não. Cho nên nếu chúng ta nhận ra điều này trong suy nghĩ của mình, thì lập tức chúng ta sẽ được lên thiên đàng ngay.

Còn nếu ai nhận thức vấn đề tánh không và duy thực, như hai biện pháp để đối phó hoàn cảnh, thì cũng được. Vì khi bạn bị vật chất bao vây và bóp nghẹt sự sống rồi, thì bạn nên nhận chân ra mọi sự việc trên đời này, vốn là không có thực tính bền vững gì cả. Bởi vì dòng đời vốn vô thường, và tâm trí con người cũng luôn là vọng tưởng bất định. Do đó nếu bạn hiểu ra và hành động được như vậy, thì chính bạn là người đã có tự do, tự tại rồi.

Bởi từ trong vô thủy, con người chúng ta và sự vật vốn đồng như nhau, ở tự tánh vô ngã của nó. Nhưng khi tâm sinh lý động vật của chúng ta phát triển hơn, thì có tánh ác xuất hiện ngày càng tăng lên. Từ đó mọi thứ sinh hoạt để bảo tồn sự sống bầy đàn, đã bị rối tung lên không theo một trật tự nào cả. Cho nên con người sơ khai đó, mới định ra luật lệ để bảo vệ tánh thiện của mình, cũng như để bảo vệ cái quyền lợi chung cho đồng loại.

Và đó là khi các công xã nguyên thủy, đã chuyễn mình trở thành các hình thái xã hội khác cao hơn, là đã có phân biệt, có giai cấp rồi. Do đó tánh hữu ngã của con người được phát huy mạnh hơn, như là một nhát kiếm sắc bén, chém đứt sự gắn liền giữa con người với sự vật. Và từ đó chúng ta đã biết, phân biệt giữa mình và sự vật, là hai thứ khác nhau. Kế tiếp đó nữa thì sinh ra tinh thần hữu ngã, trong nhận thức của con người trước thực tại. Cho nên linh hồn của chúng ta, phải bị giam hãm tù đày mãi mãi trong cái tôi của chính mình.

Từ nhận định của thuyết duy thực, và tánh không của sự vật, là ngược lại với nhau như vậy. Cho nên người Phương Tây và người Phương Đông, xác nhận cái lý gọi là “vô minh” cũng khác nhau. Vì người Thương Tây cho rằng thế giới này là có thực, và càng ngày nó càng tiến bộ văn minh hơn cái ngày xưa. Nên cái thời hồng hoang ăn lông ở lỗ của con người ngày xưa là vô minh.

Trái lại minh triết Phương Đông cho rằng, tất cả những cái gì có thực, có tướng thuộc các pháp hữu vi, hữu lậu thì đều là vô minh cả. Kể cả trong suy nghĩ chấp thủ, vào sự vật của con người. Vì chỉ có vạn pháp vô ngã, hay cái tánh không của sự vật, thì mới là sự thật mà  thôi.

Do đó theo minh triết phương đông, thì cái gì mà không vận động theo tự nhiên, thì nó sẽ đi theo hướng biến thái, để trở thành quái thai hết. Và đó chính là vô minh tà kiến, thay vì gọi là tiến bộ văn minh hiện đại. Vì thế lý tưởng là thuộc thuyết duy thực, nên lý tưởng phải có giới hạn. Vì khi ai bước vào con đường lý tưởng, một cách trung thực, thánh thiện, mà không biết dừng lại. Thì cuối cùng anh ta sẽ trở thành một kẻ lừa đảo, để anh ta mới tồn tại được.

Và đó chính là sự phá sản, của các hệ ý thức triết học ngày hôm nay. Vì đầu óc con người hiện đại này, vốn già nua và mõi mệt, meo mốc cũ kỉ hết rồi. Cho nên bây giờ nó cần một sự hồi sinh mới, trên cái đống hoang tàn, đầu lâu xương sọ kia.Vì khi anh đã đi sai đường rồi, là con người của anh cũng sẽ phải đổi khác, thì anh mới thích nghi được trong hoàn cảnh mới, với bao hệ lụy cực đoan phát sinh, mà anh không giải quyết được. Vì quá trình vận động trước đây của anh tới bây giờ, là hoàn toàn trái tự nhiên, là đi vào con đường phá sản hết. Vì cái gì hợp lý và thuận theo tự nhiên, thì đó chính là cái thiện. Là tiêu chuẩn để sinh tồn và phát triển của vạn pháp trong thực tại.

Do đó bên trong cái gì, có chứa đựng sự sống đang phát triển không ngừng, thì đó chính là Phật. Vì việc hướng thiện, còn quan trọng hơn là sự nghiệp nữa.

Vì đó là một sự nghiệp bất tử.

Vì con đường lớn đó chính là chiến lược, mà chiến lược là phải thuận theo tự nhiên, là phải hướng thiện. Còn chiến thuật là sự cố ý dụng tâm, dụng trí của con người, để giải quyết vấn đề trước mắt thôi.

Cho nên trong cuộc sống tu hành của chúng ta, vốn không thể nào rời tướng được, thì đó là thuyết duy thực của phương tây, cũng còn có nhiều ý nghĩa vậy. Và chúng ta chỉ xem nó như những công cụ, để đối phó với hoàn cảnh thôi. Mà mục đích hướng tới của chúng ta trong việc tu hành, là giải thoát khổ đau, để sống an nhiên tự tại giữa dòng đời. Vậy nếu ai nhận biết được tánh không của vạn pháp, thì người đó sẽ giải quyết được vấn đề này. Nhưng điều này phải được nhận biết bằng sự chứng đắc nội tâm, chứ không phải là trên lý thuyết suông học được bên ngoài.

Vậy hiểu theo tục đế là nghĩa đen, nhưng bên trong và cao hơn nó, là cái nghĩa bóng thuộc chân đế. Nhưng con người chúng ta, luôn lẫn lộn về vấn đề này mấy ngàn năm rồi. Và có thể là không thể thay đổi được nữa. Vì cái “không” xét ở tục đế là không có gì, là zero, là đồ bỏ. Nhưng cái “không” được xét ở chân đế, là có chứa đựng tất cả vạn pháp trong đó. Do đó bản chất “tánh không của vạn pháp”, là có một sức mạnh siêu nhiên, mà tư duy hợp lý của con người không thể xét biết được. Vì vật chất trong vũ trụ này, là tự do với cái tánh không của nó, rất rộng rãi hài hòa và sâu thẳm, cho nên nó mới vận hành, và  tạo ra tất cả thế giới này như vậy đó.

Vì khi con người muốn khẳng định mình là có nghĩa, thì cũng là khi chúng ta bắt đầu biết khổ đau rồi. Vì lúc đó chúng ta đã có “chủ kiến” để nhận biết và đánh giá sự vật như thế nào rồi. Và đó là khi tinh thần hữu ngã của chúng ta, đã bắt đầu được sinh ra liên tục để tạo thành ý chí. Và càng ngày nó càng lớn lên, theo ý chí của con người chúng ta mãi. Nhưng tiếc thay, là dòng tâm lý tạo ra ý chí này là hữu lậu. Cho nên nó sẽ luôn tạo ra nghiệp chướng không ngừng, trong nội tâm của chúng ta. Và khi nghiệp chướng này tích tụ đủ lớn, thì sẽ dẫn con người chúng ta đi tới bế tắc, trong bi kịch khổ đau chồng chất.

Do đó tâm Phật là trống không như sự vật, vốn trong sạch tinh khiết trên thiên giới muôn đời là vậy.

Cho nên sự dung thông giữa tâm Phật và thế giới vật chất này, là sự đi về thông suốt như nước hòa hợp với sữa. Vì tự tánh của vạn pháp là không, cho nên tự nhiên mới có sức sống mạnh mẽ như thế. Và Phật cũng vậy thôi. Vì Ngài không có cái cục “khí uất” dồn nén trong tâm lý của mình. Cho nên lúc nào Ngài cũng vui vẻ hồn nhiên, tự do tự tại như mây trời tung bay phất phới…

Và chính khi chúng ta đã sở hữu một cái gì, thì nó sẽ có nghĩa với chúng ta liền. Và theo thuyết duy thực. Thì cho dù sự vật đó không thuộc về ta, thì nó cũng có ý nghĩa của nó như thường. Nhưng điều này lại hoàn toàn khác hẳn, với thuyết vô ngã tánh không, của minh triết Phương Đông.

Vì vật chất có trong vũ trụ này, là nó không thuộc về ai hết, mà nó cứ chuyển động theo quy luật vận hành tự nhiên vậy thôi. Do đó tự tánh của nó, là không có dính líu gì với chúng ta hết. Nên nó cũng không có ý nghĩa gì hết, như chúng ta vẫn tưởng là có. Mà sở dĩ nó có nghĩa, là vì tâm lý của con người chúng ta đặt ra một cách chủ quan thôi. Chứ thật ra, nếu con người không có sự ham muốn chiếm hữu nữa, thì tinh thần của chúng ta cũng sẽ trở về không, như là vạn pháp vô ngã trong trời đất vậy.

Hay nói khác đi cái gì thuộc sở hữu của ta, thì chính nó là cái luôn ràng buộc ta, chứ không phải là chính ta làm chủ nó đâu. Vì cái gì thuộc về bạn, thì nó cũng muốn giải thoát cho chính nó được tự do nữa, huống chi là con người chứ? Vậy nếu những cái gì không nằm trong quyền sở hữu của chúng ta, thì nó sẽ khác với những gì chúng ta luôn nghĩ về nó là như thế. Vì nó không còn bị cái ý muốn vô minh, của chúng ta áp đặt lên nó nữa, để mà thấy nó là cái này, cái kia. Do đó chính nhận thức hữu ngã của con người, đã làm cho chúng ta đi suy yếu đi rất nhiều, và dĩ nhiên mọi vật trên đời cũng sẽ như thế luôn. Vì sự vật cũng có tinh thần vô ngã bên trong nó như đức Phật vậy.

Vì thế trái đất này chính là một vị Phật lớn nhất.

Cho nên bây giờ chúng ta hãy trả về cho vạn pháp, cái tánh không của nó đi, thì lập tức nó liền có nghĩa, có sức mạnh, có tự do theo cách của nó. Lúc đó cái tôi hữu ngã của chúng ta cũng sẽ giảm xuống và biến mất luôn. Và từ đó chúng ta sẽ được khỏe khoắn, tự do tự tại, rộn ràng và có thể đến gần bất cứ cái gì, trong trời đất này cũng được hết. Đó chính là tinh thần siêu việt, của cái nhìn thấy “tánh không của vạn pháp” đó.

…………………………………………

Cái gì có nghĩa đầy đủ, thì phải có danh nghĩa và chân nghĩa rõ ràng. Tính chất duy thực của sự vật là danh nghĩa, còn tánh không của vạn pháp là chân nghĩa. Vì thế mà sự vật cùng con người mới tồn tại và phát triển được

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét