" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
Đến tổng thống Mỹ cũng ‘lĩnh đạn’ vì nụ hôn má phụ nữ
Tác giả: Anh Tú (theo theo RT và CNN)
Trong chuyến thăm Myanmar hối giữa tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thăm bà Aung San Suu Kyi – một nhà bất đồng chính kiến tại Myanmar. Báo Nga nhấn mạnh chi tiết ông Obama ôm bà Aung và mô tả đó là “một cái ôm vụng về”. Đồng thời chi tiết ông Obama thì thầm vào tai bà Aung cũng được mô tả bằng từ “ướt át”.
Họ không quên nói rằng bà Aung đã góa chồng từ 15 năm nay nên hành động của ông Obama không được “phải phép” cho lắm. Báo Nga cũng kể lại đây không phải lần đầu tiên ông Obama tỏ ra quá thân mật với góa phụ Myanmar vì 2 năm trước đó, khi gặp bà Aung thì Tổng thống Mỹ cũng hôn nhẹ vào má bà này.
Trong các vụ ông Obama hôn nhẹ vào má bà Aung San Suu Kyi trước đây, báo Nga không mổ xẻ nhiều vì quan hệ Nga – Mỹ khi đó không căng thẳng. Nhưng đến cuối năm 2014, quan hệ hai nước đã rất xấu do khủng hoảng Ukraine dẫn đến đối đầu Đông Tây. Việc báo Nga châm biếm nụ hôn của ông Obama với bà Aung chỉ là cách để trả đũa việc báo chí Mỹ chơi xấu Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Vài ngày trước khi ông Obama tới Myanmar thì báo chí Mỹ thi nhau châm biếm việc ông Putin cởi áo khoác cho bà Bành Lệ Viên – phu nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi dự hội nghị APEC tại Bắc Kinh. Báo chí Mỹ cho rằng một người đã ly dị vợ như ông Putin thì không nên có cử chỉ quá thân mật với vợ của nguyên thủ quốc gia khác.
Thật ra trước đây, ông Putin cũng từng nhường áo khoác cho bà thủ tướng Đức Angela Merkel nhưng báo chí phương Tây khi ấy không mổ xẻ nhiều. Thời điểm ông Putin khoác áo cho bà Merkel, quan hệ Đông Tây chưa căng thẳng nên hành động đó còn được coi là ga lăng.
Có thể thấy, tùy vào thời điểm và tùy vào thái độ mà một hành động có thể bị đánh giá khác nhau, đặc biệt với các nhân vật nổi tiếng.
————
http://motthegioi.vn/quoc-te/thi-su-quoc-te/den-tong-thong-my-cung-linh-dan-vi-nu-hon-ma-phu-nu-158397.html
MỘT HIỆN TƯỢNG ĐÁNG LO NGẠI
Đào Tiến Thi
Vào những dịp cuối năm và đầu năm, tôi thường có những việc phải về quê, nhân đó mà chứng kiến hoặc nghe kể biết bao cảnh “xuống” (theo cách nói của Tản Đà) của xã hội làng quê truyền thống. Ngoài những sự tranh giành, chém giết mà báo chí thường nêu, tôi thấy hiện tượng này mới thực sự đáng lo ngại: ĂN NHẬU và VUI TRÀN CUNG MÂY (tạm gọi như vậy) đến phát sợ. Có thể kể một số biểu hiện sau:
1. Đám ma, đám cưới, khao thọ, giỗ chạp mỗi ngày một to, thủ tục mỗi ngày một rườm rà và thêm những biến tướng mới. Ví dụ: đám ma kéo dài thêm thời gian quàn thi thể người chết để làm được nhiều các trò cúng tế; đám cưới thì cưới hai lần cho những người sinh vào các năm Đinh, Nhâm, Quý, để tránh phải đi “hai lần đò”[1],…
2. Ngày càng có thêm các cuộc gặp gỡ để ăn nhậu: hội đồng niên, hội đồng ngũ, hội những gia đình ba con, năm con,… Có gia đình riêng mùa cưới hỏi giỗ chạp năm nay đã phải bán đi 7 tạ thóc để chi cho việc đi ăn cỗ.
3. Lượng rượu, bia uống mỗi ngày một nhiều. Kiểu uống “nhâm nhi” của các cụ xưa gần như không còn nữa. Thay vào đó là kiểu “nốc” rượu: nốc chúc nhau tại mâm rồi lại mỗi người lần lượt cầm cái chén đi chúc các mâm, đều uống theo cách “nốc” một phát/ một chén rồi bắt tay - cái tay dính lem nhem thức ăn. Chúc một vòng, rồi lại vòng nữa, vòng nữa…
4. Số người bệnh ung thư và bệnh tâm thần mỗi ngày một nhiều. Cũng có một số người cảm thấy nguyên nhân từ rượu nhưng điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến các cuộc vui tràn cung mây.
5. Trong mâm rượu người ta gần như không nói chuyện chính trị - xã hội như ngày trước, mà chỉ nói những chuyện lên chức lên “lon”, chuyện về các “con” xe, “con” di động,... Rồi thì thơ phú tuôn ra rào rào trong các cuộc gặp gỡ này.
Những hiện tượng trên diễn ra một cách tự phát. Một số người cũng thấy “chướng” vì vừa tốn kém tiền của và thời giờ lại vừa lố bịch. Nhưng chẳng ai “dại” mà chống lại dòng nước lũ này. Có người chê trách nhà khác là xa hoa, rởm đời, nhưng đến lượt nhà mình lại làm như vậy, có khi còn hơn.
Những điều kể trên, trước mắt, nó làm người dân hoang tưởng rằng cuộc sống đang “nở hoa”, đang ngày càng thịnh vượng, từ đó quên đi các chuyện bức xúc, vô lý, khổ đau có thật. Và nhất là nó làm người ta bận rộn, đam mê việc làng đến quên đi việc nước. Dân quê vốn thiết thực. Đầu óc họ còn lúc nào mà để ý chuyện biển đảo của đất nước đang ngày càng bị đe doạ nữa. Còn về lâu dài, nó làm cho con người Việt Nam dần dần mất gốc và bại hoại cả thể xác lẫn tinh thần. Đến thời điểm nào đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh có thể thò tay mà nhúp nước Việt Nam dễ dàng.
Điều lạ là những việc như thế ngày trước (thời bao cấp, thời nguyên vẹn tính chất XHCN) chính quyền, đoàn thể can thiệp rất sát sao. Chính quyền thậm chí còn cấm ăn uống trong các đám cưới. Đám nào cố tình, có khi dân quân đến tịch thu cả rượu thịt đã bày ra mâm. Nhưng ngày nay, chính quyền, trong khi vẫn rất hà khắc trước những hành động đấu tranh của nhân dân, thì các hiện tượng xuống cấp văn hoá trên lại được buông, được làm ngơ, được coi là “bình thường”.
Quan niệm sai? Sự vô trách nhiệm? Hay còn có gì đó thuộc bề sâu của vấn đề còn ẩn khuất?
Xin kể thêm mấy câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ.
Mới đây trong một cuộc liên hoan, tôi ngồi cùng một vị cựu quan chức, người ta hỏi sao ông ngoài bảy mươi mà trông lại tráng kiện hơn trước, thì ông ấy nói rằng, do ông tập pháp luân công (PLC). Khi ngà ngà say, ông ấy bảo: “Các vị biết vì sao Trung Quốc nó cấm PLC không? Là vì PLC làm cho con người khoẻ mạnh, cường tráng, tinh thần minh mẫn. Người ta sẽ rủ nhau theo hết PLC. Tập Cận Bình có lần nói rằng “PLC tranh hết quần chúng của Đảng là vì thế”.
Tôi được nghe mấy năm vừa qua, có rất nhiều phóng viên các báo đi Trường Sa. Mục đích chuyến đi tất nhiên là tìm hiểu, thăm hỏi, động viên chiến sỹ giữ gìn biển đảo. Tuy nhiên, cảm giác của nhiều phóng viên khi về lại là sự thất vọng. Thất vọng vì cảnh thiếu thốn và cả tinh thần thiếu tin tưởng của các chiến sỹ quân đội ta. Và dư âm để lại cho nhiều phóng viên sau chuyến đi là: ta không thể đấu với Trung Quốc được!
Mới đây TP. Hà Nội chủ trương cho bắn pháo hoa thường xuyên trên cầu Nhật Tân chứ không chỉ bắn vào những ngày lễ trọng đại của đất nước. Khi Dư luận phản đối thì một vị quan chức – ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội giải thích: “Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó, những cái vất vả luôn đeo bám cuộc sống của họ bấy lâu nay”.
Cả sự vui vẻ nhố nhăng lẫn sự chán nản, thất vọng đều làm tiêu mòn nguyên khí quốc gia. Những người cầm quyền ấu trĩ, dốt nát hay thờ ơ vô trách nhiệm, hay thậm chí chủ tâm cứ để mọi sự tự phát phát triển để dân chúng dần dần mất gốc và bại hoại cả thể xác lẫn tinh thần cho dễ cai quản, lèo lái? Tôi chưa kết luận là cái nào. Nhưng dù thế nào thì hậu quả của nó cũng là có hại vô cùng. Và cái nguy hại mang vẻ rất riêng của nó là: một quá trình mất nước từ từ khiến đa số không quan tâm.
Các triều đại phong kiến xưa cũng như các nước đế quốc trong thời kỳ tìm đất thực dân, nhìn chung, họ khuất phục các dân tộc khác bằng vũ lực, sau đó mới nô dịch bằng văn hoá, tinh thần; tuy nhiên lịch sử cũng cho thấy nó có thể diễn ra bằng một số con đường khác. Nhà thơ Inrasara (Việt Nam nhìn từ huyền thoại ít được biết đến, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển số 3 – 4/2015) cho rằng quá trình mở cõi của người Việt về phía Nam được tiến hành bằng cả hai phương thức: bằng gươm và bằng mỹ nhân. Ngoài Huyền Trân công chúa, về sau còn có các công chúa khác như Ngọc Khoa, Ngọc Vạn tiếp bước “mượn màu son phấn đền nợ Ô, Ly”, góp phần hoàn tất quá trình Nam tiến của người Việt. Nhưng rõ ràng người Việt chỉ thực hiện được điều này bởi có những ông vua Chăm ham sắc (và coi thường nhân dân) đến độ đánh đổi cả lãnh thổ quốc gia. Sự đồi bại về văn hoá và tinh thần của người Việt Nam hôm nay, thiết nghĩ là đã vô hình tạo điều kiện để nhà cầm quyền Bắc Kinh thôn tính bằng sức mạnh mềm.
Để phân tích tìm ra nguyên nhân và hậu quả các hiện tượng trên cần có sự khảo sát, nghiên cứu kĩ hơn. Tuy nhiên, một điều có quy luật là: Nước mất nhưng văn hoá, tinh thần còn thì vẫn có điều kiện để khôi phục độc lập. Nhưng mất văn hoá, mất tinh thần dân tộc là mất gốc, dù hiện tại chưa mất nước nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất nước rất cao.
ĐTT
(24-2-2015)
[1] Thời xưa, những người tin thuyết số mệnh cho rằng “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài/ Gái Đinh, Nhâm, Quý phải hai lần đò”. (Hai lần đò: hai lần lấy chồng). Để hoá giải điều này, khi cưới, người ta tổ chức hai lần đưa rước dâu, trong đó một lần mang ý nghĩa tượng trưng (chắc là để đánh lừa quỷ thần). Nếu chỉ có thế thì cũng không đáng trách lắm, chỉ hơi mệt cho thủ tục đưa rước dâu. Tuy nhiên ngày nay, nhiều cặp hôn nhân làm hai lần đám cưới và đưa rước râu ở hai lần cách xa nhau, tức cả hai lần đều là thật một trăm phần trăm. Như thế sự ngu muội đã đến cực điểm.
( Nguồn: Internet)
1. Đám ma, đám cưới, khao thọ, giỗ chạp mỗi ngày một to, thủ tục mỗi ngày một rườm rà và thêm những biến tướng mới. Ví dụ: đám ma kéo dài thêm thời gian quàn thi thể người chết để làm được nhiều các trò cúng tế; đám cưới thì cưới hai lần cho những người sinh vào các năm Đinh, Nhâm, Quý, để tránh phải đi “hai lần đò”[1],…
2. Ngày càng có thêm các cuộc gặp gỡ để ăn nhậu: hội đồng niên, hội đồng ngũ, hội những gia đình ba con, năm con,… Có gia đình riêng mùa cưới hỏi giỗ chạp năm nay đã phải bán đi 7 tạ thóc để chi cho việc đi ăn cỗ.
3. Lượng rượu, bia uống mỗi ngày một nhiều. Kiểu uống “nhâm nhi” của các cụ xưa gần như không còn nữa. Thay vào đó là kiểu “nốc” rượu: nốc chúc nhau tại mâm rồi lại mỗi người lần lượt cầm cái chén đi chúc các mâm, đều uống theo cách “nốc” một phát/ một chén rồi bắt tay - cái tay dính lem nhem thức ăn. Chúc một vòng, rồi lại vòng nữa, vòng nữa…
4. Số người bệnh ung thư và bệnh tâm thần mỗi ngày một nhiều. Cũng có một số người cảm thấy nguyên nhân từ rượu nhưng điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến các cuộc vui tràn cung mây.
5. Trong mâm rượu người ta gần như không nói chuyện chính trị - xã hội như ngày trước, mà chỉ nói những chuyện lên chức lên “lon”, chuyện về các “con” xe, “con” di động,... Rồi thì thơ phú tuôn ra rào rào trong các cuộc gặp gỡ này.
Những hiện tượng trên diễn ra một cách tự phát. Một số người cũng thấy “chướng” vì vừa tốn kém tiền của và thời giờ lại vừa lố bịch. Nhưng chẳng ai “dại” mà chống lại dòng nước lũ này. Có người chê trách nhà khác là xa hoa, rởm đời, nhưng đến lượt nhà mình lại làm như vậy, có khi còn hơn.
Những điều kể trên, trước mắt, nó làm người dân hoang tưởng rằng cuộc sống đang “nở hoa”, đang ngày càng thịnh vượng, từ đó quên đi các chuyện bức xúc, vô lý, khổ đau có thật. Và nhất là nó làm người ta bận rộn, đam mê việc làng đến quên đi việc nước. Dân quê vốn thiết thực. Đầu óc họ còn lúc nào mà để ý chuyện biển đảo của đất nước đang ngày càng bị đe doạ nữa. Còn về lâu dài, nó làm cho con người Việt Nam dần dần mất gốc và bại hoại cả thể xác lẫn tinh thần. Đến thời điểm nào đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh có thể thò tay mà nhúp nước Việt Nam dễ dàng.
Điều lạ là những việc như thế ngày trước (thời bao cấp, thời nguyên vẹn tính chất XHCN) chính quyền, đoàn thể can thiệp rất sát sao. Chính quyền thậm chí còn cấm ăn uống trong các đám cưới. Đám nào cố tình, có khi dân quân đến tịch thu cả rượu thịt đã bày ra mâm. Nhưng ngày nay, chính quyền, trong khi vẫn rất hà khắc trước những hành động đấu tranh của nhân dân, thì các hiện tượng xuống cấp văn hoá trên lại được buông, được làm ngơ, được coi là “bình thường”.
Quan niệm sai? Sự vô trách nhiệm? Hay còn có gì đó thuộc bề sâu của vấn đề còn ẩn khuất?
Xin kể thêm mấy câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ.
Mới đây trong một cuộc liên hoan, tôi ngồi cùng một vị cựu quan chức, người ta hỏi sao ông ngoài bảy mươi mà trông lại tráng kiện hơn trước, thì ông ấy nói rằng, do ông tập pháp luân công (PLC). Khi ngà ngà say, ông ấy bảo: “Các vị biết vì sao Trung Quốc nó cấm PLC không? Là vì PLC làm cho con người khoẻ mạnh, cường tráng, tinh thần minh mẫn. Người ta sẽ rủ nhau theo hết PLC. Tập Cận Bình có lần nói rằng “PLC tranh hết quần chúng của Đảng là vì thế”.
Tôi được nghe mấy năm vừa qua, có rất nhiều phóng viên các báo đi Trường Sa. Mục đích chuyến đi tất nhiên là tìm hiểu, thăm hỏi, động viên chiến sỹ giữ gìn biển đảo. Tuy nhiên, cảm giác của nhiều phóng viên khi về lại là sự thất vọng. Thất vọng vì cảnh thiếu thốn và cả tinh thần thiếu tin tưởng của các chiến sỹ quân đội ta. Và dư âm để lại cho nhiều phóng viên sau chuyến đi là: ta không thể đấu với Trung Quốc được!
Mới đây TP. Hà Nội chủ trương cho bắn pháo hoa thường xuyên trên cầu Nhật Tân chứ không chỉ bắn vào những ngày lễ trọng đại của đất nước. Khi Dư luận phản đối thì một vị quan chức – ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội giải thích: “Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó, những cái vất vả luôn đeo bám cuộc sống của họ bấy lâu nay”.
Cả sự vui vẻ nhố nhăng lẫn sự chán nản, thất vọng đều làm tiêu mòn nguyên khí quốc gia. Những người cầm quyền ấu trĩ, dốt nát hay thờ ơ vô trách nhiệm, hay thậm chí chủ tâm cứ để mọi sự tự phát phát triển để dân chúng dần dần mất gốc và bại hoại cả thể xác lẫn tinh thần cho dễ cai quản, lèo lái? Tôi chưa kết luận là cái nào. Nhưng dù thế nào thì hậu quả của nó cũng là có hại vô cùng. Và cái nguy hại mang vẻ rất riêng của nó là: một quá trình mất nước từ từ khiến đa số không quan tâm.
Các triều đại phong kiến xưa cũng như các nước đế quốc trong thời kỳ tìm đất thực dân, nhìn chung, họ khuất phục các dân tộc khác bằng vũ lực, sau đó mới nô dịch bằng văn hoá, tinh thần; tuy nhiên lịch sử cũng cho thấy nó có thể diễn ra bằng một số con đường khác. Nhà thơ Inrasara (Việt Nam nhìn từ huyền thoại ít được biết đến, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển số 3 – 4/2015) cho rằng quá trình mở cõi của người Việt về phía Nam được tiến hành bằng cả hai phương thức: bằng gươm và bằng mỹ nhân. Ngoài Huyền Trân công chúa, về sau còn có các công chúa khác như Ngọc Khoa, Ngọc Vạn tiếp bước “mượn màu son phấn đền nợ Ô, Ly”, góp phần hoàn tất quá trình Nam tiến của người Việt. Nhưng rõ ràng người Việt chỉ thực hiện được điều này bởi có những ông vua Chăm ham sắc (và coi thường nhân dân) đến độ đánh đổi cả lãnh thổ quốc gia. Sự đồi bại về văn hoá và tinh thần của người Việt Nam hôm nay, thiết nghĩ là đã vô hình tạo điều kiện để nhà cầm quyền Bắc Kinh thôn tính bằng sức mạnh mềm.
Để phân tích tìm ra nguyên nhân và hậu quả các hiện tượng trên cần có sự khảo sát, nghiên cứu kĩ hơn. Tuy nhiên, một điều có quy luật là: Nước mất nhưng văn hoá, tinh thần còn thì vẫn có điều kiện để khôi phục độc lập. Nhưng mất văn hoá, mất tinh thần dân tộc là mất gốc, dù hiện tại chưa mất nước nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất nước rất cao.
ĐTT
(24-2-2015)
[1] Thời xưa, những người tin thuyết số mệnh cho rằng “Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài/ Gái Đinh, Nhâm, Quý phải hai lần đò”. (Hai lần đò: hai lần lấy chồng). Để hoá giải điều này, khi cưới, người ta tổ chức hai lần đưa rước dâu, trong đó một lần mang ý nghĩa tượng trưng (chắc là để đánh lừa quỷ thần). Nếu chỉ có thế thì cũng không đáng trách lắm, chỉ hơi mệt cho thủ tục đưa rước dâu. Tuy nhiên ngày nay, nhiều cặp hôn nhân làm hai lần đám cưới và đưa rước râu ở hai lần cách xa nhau, tức cả hai lần đều là thật một trăm phần trăm. Như thế sự ngu muội đã đến cực điểm.
( Nguồn: Internet)
Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015
Ba Tàu Tự Sự 40 Năm Hải Ngoại Được Mất Những Gì?
Arjen Nguyen
Không biết xuất phát từ đâu và từ bao giờ, người VN gọi chúng ta là “Ba Tàu”, là “thằng chệt” với hàm ý phân biệt đối xử và miệt thị. Có lẽ họ còn hận cha ông chúng ta ngày xưa đã đặt ách thống trị cả ngàn năm lên đất nước này. Và cũng có thể họ ghen tức với sự thành công của chúng ta tại miền Nam trước đây.
Dù cho ngày nay hai nước có 16 chữ vàng để vuốt ve nhau, dù cho người ta hát lên những bài ca hữu nghị núi liền núi sông liền sông để ca ngợi nhau, dưới mắt người dân VN, chúng ta vẫn là là “Chệt Ba Tàu ăn rau sình bụng”
Hoa Kiều Saigon chúng ta ở Chợ Lớn từng có một thời hoàng kim, từng có tiếng tăm lẫy lừng trước ngày 30.4.1975. Ngày xưa cha ông chúng ta qua đây để chạy loạn và cũng để kiếm sống. Đất nước VN đã nối tiếp bao thế hệ chúng ta kể từ những người di cư đầu tiên vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Người Hoa Chợ Lớn của chúng ta chỉ mới định cư từ thế kỷ 19 khi người Pháp tuyển mộ hàng loạt phu đồn điền. Năm 1949 khi Tưởng Giới Thạch thua ở lục địa, một số người Hoa chúng ta di cư sang VN chẳng khác gì những người Mỹ gốc việt ra đi năm 1975.
Ảnh minh họa
Cha ông chúng ta tha phương cầu thực đến đây lấy sức làm phu, bán mồ hôi cho chủ đồn điền để kiếm sống, hay oằn vai với gánh ve chai trên lưng, và cũng từ gánh ve chai đó mà hôm nay thế hệ chúng ta đã thành đạt trên đất nước này. Dù chúng ta nói tiếng Việt rành hơn là tiếng mẹ đẻ nhưng chúng ta vẫn luôn tự hào và hãnh diện rằng ta là người Trung Hoa vì tổ quốc Trung Hoa chúng ta đã vươn lên hàng đầu thế giới về nhiều mặt.
Đất nước chúng ta có rất nhiều điểm giống với VN. Cũng da vàng mũi tẹt cũng văn hóa Á Đông, cũng tương đồng về tập quán tín ngưỡng, giống nhau về thể chế chính trị và ta cũng có một bộ phận không chấp nhận CS sống riêng biệt ở ĐàiLoan.
► NGƯỜI VIỆT Ở MỸ cũng bỏ nước ra đi như chúng ta, nhưng có điều lạ là trong số họ có những nhóm người rất ồn ào không hề tự hào về đất nước họ dù rằng VN ngày nay đang được cả thế giới khen ngợi. Họ đến Mỹ cũng y như cha ông chúng ta ngày xưa chỉ với bộ quần áo trên người, nhưng họ sướng hơn cha ông chúng ta rất nhiều vì nước Mỹ có những chính sách an sinh xã hội rất tốt cho nên họ không phải quảy trên lưng gánh ve chai. Tuy nhiên họ không dám cam đảm như chúng ta để nhận rằng họ bỏ nước ra đi vì nạn đói kém sau chiến tranh ở VN mà họ cho rằng họ bỏ nước ra đi không phải vì đói mà vì tị nạn CS, nói như thế nó mới chính trị, nó mới sang. Thừa nhận chạy trốn đói tha phương cầu thực thì quá tầm thường.
Phải chăng cuộc sống tốt ở Mỹ đã làm thay đổi nhân cách của họ. Phải chăng không phải quảy gánh ve chai, không phải lo mưu sinh cho nên họ mới có thì giờ tụ tập nhau lại để cùng nhau đốt lửa hận thù. Họ chống lại đất nước họ thậm tệ, họ không muốn nước họ giàu lên, họ chống lại bất cứ điều gì làm cho nước họ phát triển và thật khó hiểu là họ còn muốn nước chúng ta phải xâm lăng nước họ cho dân họ lầm than thì họ mới hả dạ.
Người Tàu Chung sức làm một chảo cơm chiên lớn nhất thế giới
đón chào năm mới tại Costa Rica
Cha ông chúng ta tha phương cầu thực rồi định cư ở VN vì đây là đất lành, chúng ta lập ra những bang hội để giúp nhau, sự đoàn kết giúp chúng ta tồn tại và giàu có. Chúng ta ra sức làm ăn cần mẫn để phát triển và hướng đến tương lai con cháu, chúng ta đã thành công nhưng bao đời nay chúng ta vẫn luôn mơ về tổ quốc.
Phải nói rằng thời cực thịnh của chúng ta là thời trước 30.4.1975. Chúng ta cám ơn chế độ VNCH, chế độ mà những người Việt chống cộng ở Mỹ đang tôn vinh. Chế độ này đã giúp cho chúng ta ăn nên làm ra và nắm giữ một tỷ lệ rất quan trọng của nền kinh tế. Nhờ chế độ này mà từ gánh ve chai của tiền nhân, chúng ta đã nắm giữ và kiểm soát hầu như toàn bộ các vị trí quan trọng của nền kinh tế miền Nam VN đặc biết trong 3 lãnh vực, sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, chúng ta đã kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện…và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập cảng. Ỏ miền Nam VN Hoa kiều chúng ta gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Người Việt cứ khen rằng chúng ta giỏi thương mại nhưng không hẳn thế. Chính cái chế độ VNCH đã quá ưu đãi chúng ta và trong chế độ này bất cứ điều gì chúng ta cũng có thể mua được bằng tiền.
► TRƯỚC 30/4/1975 CHÚNG TA MUA ĐỨT suốt mọi thời kỳ cái ghế quận trưởng quận 5 là cái chức quyền lực cai quản vùng Chợ Lớn. Chúng ta mua thông tin từ các bộ, từ các tướng lãnh quân đội, từ các tỉnh trưởng, quận trưởng, tiểu khu trưởng để nắm thời cơ. Chúng ta mua đứt những gói thầu béo bở , thâu tóm vật liệu chiến tranh, và hầu hết những mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế.
Chính vì vậy Chợ Lớn, thủ phủ Hoa Kiều tại VN của chúng ta là nơi kiểm soát nền kinh tế miền Nam. Những ông cán bộ nằm vùng CS cư trú trong địa bàn Chợ Lớn an toàn hơn bất cứ nơi nào ở SaiGon. Ngô Đình Diệm cũng chọn Chợ Lớn để ẩn náu khi bị quân đảo chính truy lùng.
Trong những ví dụ cho sinh viên kinh tế, những người giảng dạy thường nêu hình ảnh một con đường có 2 tiệm tạp hóa, một của người VN và một của người Tàu. Một thời gian sau, tiệm của người VN chết trước, cuối cùng chỉ còn tiệm của người Tàu. Người ta lý giải rằng, nếu một thùng dầu lửa mua 20 đồng người VN chỉ bán 20 đồng rưỡi thì người Tàu bán có 20 đồng xem như không có lãi. Dĩ nhiên người VN chẳng thể hiểu được tại sao và phải dẹp tiệm. Chẳng phải chúng ta có vốn liếng, chẳng phải chúng ta có tài giảm chi phí. Bí quyết nằm ở chỗ chúng ta đục một lỗ kim ở đáy thùng rôì rút bớt ra nửa lít thế thôi. Sau khi tiệm người VN đóng cửa thì chúng ta bán 21 đồng thậm chí 22 đồng mà vẫn chẳng có ai phàn nàn.
Phố Tàu tại Washington DC
► NGƯỜI VIỆT KHÔNG THỂ CẠNH TRANH thương mại với chúng ta vì chúng ta đoàn kết, vì chúng ta thừa khả năng làm hàng nhái, hàng giả, thừa ma giáo trong thương trường. vì thế mới có câu nói của người Việt là “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”. Và điều quyết định nhất là chúng ta có cái ô dù rất lớn của chế độ VNCH. Những ông vua lúa gạo, vua sắt thép, những ông trùm hàng quân tiếp vụ đều là người Tàu chúng ta. Chúng ta có khả năng biến hóa giá cả bất cứ mặt hàng nào, chỉ cần một tin đồn chúng ta có thể giải quyết xong hàng tồn kho một sớm một chiều. Chúng ta có khả năng tích trữ rất lớn những mặt hàng khan hiếm để tung ra thị trường khi cần.
Khi ông tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ông đã nhận ra mối đe dọa từ khả năng thống trị và lũng đoạn của chúng ta về thương mại, ông ra lệnh tử hình ông Tạ Vinh, một tay trùm lúa gạo người Tàu để răn đe, nhưng một ông Tạ Vinh chết chằng ảnh hưởng gì đến Chợ Lớn, một mình ông Kỳ chẳng thể đội đã vá trời, với đồng tiền chúng ta vẫn phây phây tồn tại.
► NẾU NÓI ĐẾN THÙ HẬN thì phải nói dân Chợ Lớn chúng ta cùng chung mối thù với những người Việt đang chống cộng tại Mỹ. Ngày xưa, chúng ta có thể mua được ông bộ trưởng, chúng ta có thể mua đứt cái ghế quận trưởng có thể làm mưa làm gió thương trường ở miền Nam nhưng chúng ta vẫn phải cay đắng bóp bụng đóng thuế đều đặn cho các ông giải phóng nằm vùng mà không thể báo cho cảnh sát và cũng không có cách nào khác, không thể làm gì được nếu muốn yên thân.
Sau 30.4.1975 họ mở chiến dịch đánh tư sản mại bản mà nạn nhân hầu hết là Hoa kiều Chợ Lớn. Với chế độ này chúng ta chỉ biết tích trữ vàng bạc chờ thời cơ tuy nhiên thời hoàng kim của chúng ta đã thực sự chấm dứt rồi. Năm 1979 khi Trung Quốc tấn công VN, một bầu không khí nặng nề bao trùm cộng đồng Hoa kiều chúng ta. Tất cả những viên chức có chút chức vụ trong chính quyền đều bị phế truất, Hoa kiều bị phân biệt đối xử và giám sát nghiêm ngặt. Vào những năm này, VN chưa mở cửa thị trường với thế giới nên chúng ta không thể phát huy sở trường của mình là thương mại. Họ cài cắm những cán bộ Hoa vận vào cộng đồng chúng ta để giám sát. Hoa kiều và Thiên Chúa Giáo là hai đối tượng không thể kết nạp đảng.
Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế.
Áp lực nặng nề lên người Hoa chúng ta đến nỗi nhiều người đã sống mấy đời ở VN phải bỏ lại tài sản để về Trung Hoa làm lại từ đầu. 250 ngàn người Hoa đã chạy sang TQ năm 1979 qua biên giới phía Bắc chúng ta gọi sự kiện này là nạn kiều.
Họ cảnh giác với chúng ta là lẽ đương nhiên vì dòng máu Trung Hoa vẫn chảy trong huyết quản chúng ta,nếu xung đột lan rộng giữa nước chúng ta và VN thì chúng ta là mối nguy hiểm tiềm tàng. Những người Việt chống cộng ở Mỹ thường hay nói rằng VN khiếp nhược trước Trung Cộng, là tay sai của người Tàu. Họ chẳng hiểu tí gì về chúng ta, chẳng hiểu gì về chính dân tộc của họ, họ chẳng hiểu tí gì về CS đối tượng mà họ đang chống.
So với chế độ VNCH trước đây, trong chế độ CSVN Hoa Kiều chúng ta như những con hổ bị vặn hết nanh, con cua bị bẻ hết càng. Tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Việt rất ghê sợ, nếu có chủ trương của chính quyền để kích động bài Hoa thì chắc chắn chúng ta không còn đất sống. Những người lãnh đạo VN hiểu rất rõ vũ khí từ tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Họ đã sử dụng vũ khí đó đánh bại người Mỹ mà họ gọi là chiến tranh nhân dân.
► THÁI ĐỘ MỀM DẺO CỦA CHÍNH QUYỀN VN đối với những tranh chấp căng thẳng với chúng ta ở biển Đông nằm trong sách lược ngoại giao rất khôn ngoan của họ. Họ tự tin vì đằng sau họ là cả một dân tộc anh hùng.
Những nhà lãnh đạo Trung quốc hiểu rõ và rất e ngại một khi tinh thần dân tộc ở VN được phát động thì làn sóng bài Hoa sẽ không thể ngăn cản được và mối nguy hiểm cho Hoa Kiều sẽ gấp nhiều lần năm 1979. Thế nên mới có chuyện các nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau để giảm nhiệt làn sóng chống Trung Quốc trong nước. Những người Mỹ gốc Việt chống cộng hiểu rõ điều này cho nên họ luôn tìm cách kích động bài Hoa để gây xáo trộn trong nước gây khó khăn cho chính quyền, thỏa mãn khát vọng trả thù..
Những năm tháng VN gọi Trung Quốc là “bọn bành trướng Bắc Kinh” là những năm tháng khổ nạn cho Hoa Kiều chúng ta. Chúng ta phải cố giấu đi cái gốc gác của mình. Con cháu chúng ta mang họ Tàu bị kỳ thị, công chức bị sa thải, bị phân biệt đối xử, hàng hóa chúng ta bị tẩy chay.
Xưa nay người Việt vẫn không ưa thích người Tàu vì nhiều lý do như ta đã biết. Chính yếu tố này được những người Việt chống cộng ở Mỹ khai thác để kích động lòng dân. Họ kích động dân không phải họ yêu nước mà chống chúng ta. Họ chỉ muốn làm khó cho nhà cầm quyền VN, càng gây rối được họ càng thỏa mãn. Họ nói chính quyền VN cho chúng ta vào khai thác Bô Xít ở Tây Nguyên là mắc bẫy âm mưu người Tàu, sau này ta sẽ sinh con đẻ cái rồi thôn tính VN. Họ nói cho chúng ta trúng được những gói thầu lớn vì chính quyền VN là tay sai người Tàu, khiếp nhược Tàu, phải dành ưu ái cho người Tàu v.v… Họ đánh lừa và kích động được rất nhiều người Việt yêu nước hải ngoại bằng chiêu bài này.
Nếu là người Hoa sống ở VN ai cũng thấm thía rằng những nhà lãnh đạo VN luôn xem chúng ta là đối tượng cảnh giác số 1. Mỹ tuy đã gây biết bao thảm họa chiến tranh trên đất nước VN, Trung Quốc bỏ biết bao của cải để yểm trợ VN trong cuộc chiến này. Thế nhưng nhân dân và những nhà lãnh đạo VN ngày nay chẳng ai còn xem Mỹ là kẻ thù mà ngược lại, TQ lại bị xem là mối đe dọa nguy hiểm, là kẻ thù tiềm tàng số 1.
Những chính sách của VN về ngoại giao và quốc phòng đã cho thấy càng ngày họ càng xích gần đến Mỹ và cảnh giác cao độ với chúng ta. Chợ Lớn ngày nay không còn thời hoàng kim cũ, hàng hóa xuất xứ từ TQ bị kỳ thị, dù có tốt đến đâu vẫn bị xem là hàng kém chất lượng chỉ được giới bình dân sử dụng vì giá rẻ.
Chúng ta đang sống khá bình đẳng với người Việt trong nước nhưng chúng ta vẫn có cảm giác rằng chúng ta là công dân loại 2 vì họ vẫn cảnh giác chúng ta, không tin tưởng chúng ta, vẫn không xếp chúng ta vào các chức vụ quan trọng, không cho chúng ta làm việc trong những ngành liên quan đến an ninh quốc phòng. Tuyệt đối không có dây mơ rễ má huyết thống người Tàu khi làm trong những lãnh vực bí mật quốc gia. Còn nhớ những năm chiến tranh, khi họ còn nhận viện trợ của chúng ta nhưng Miền Bắc họ không bao giờ cho người Hoa chúng ta đi nghĩa vụ quân sự. Bởi vì họ không muốn có người Tàu tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của riêng họ và lý do lớn nhất là vì họ rất cảnh giác với chúng ta. Thế mà những người Việt chống cộng cứ rêu rao rằng VN đang khiếp nhược và phục tùng TQ. Nói được như thế vì họ không phải là người Tàu để có thể hiểu và thấm thía nỗi niềm cư dân loại 2 như chúng ta và họ cũng không phải là người Việt để có những cảm xúc tự hào của người Việt.
Họ luôn nói rằng chế độ CS ở VN là lệ thuộc là tay sai Tàu, là bán nước cho Tàu, là nhu nhược v.v… nhưng họ không biết hoặc cố tình bịt mắt để không thấy rằng chính những người CS luôn tìm cách loại trừ những tàn tích văn hóa, ngôn ngữ ảnh hưởng từ người Tàu chúng ta. Họ giảm thiểu đến mức có thể để hạn chế tối đa những từ ngữ Hán Việt làm cho nó thuần Việt, bình dân, trong sáng và dễ hiểu. Họ không nói “quốc gia“ mà họ gọi là “nhà nước”; họ nói “nhà máy nước Saigon” chứ không nói “Saigon thủy cục“ như những người VNCH.
Những từ ngữ dịch từ nước ngoài như sofware chẳng hạn họ dịch là “phần mềm” chứ không dịch là “nhu liệu” như những người Việt hải ngoại thích dùng từ Hán Việt. Họ dùng từ “làm sáng tỏ” chứ không dùng từ “bạch hóa” họ dùng từ “người cao tuổi” chứ không nói “niên trưởng” .
Họ nói máy bay chứ không nói phi cơ, họ nói xe bọc thép chứ không nói thiết vận xa v.v … Bất cứ từ ngữ nào nếu Việt hóa được là họ làm, không như những người Việt chống cộng ở Mỹ cứ cho rằng sử dụng càng nhiều ngôn ngữ Hán Việt mới thể hiện ta là người có học.
Những người chống cộng luôn chê Việt Cộng là dốt nát vì không biết sử dụng những từ Hán Việt mà họ cho rẳng như thế mới có học, mới sang. Họ đâu biết rằng chính mình mới là đầu óc bã đậu. Họ đâu biết rằng chính những người CS đang cố bóc ra những tàn tích văn hóa ngôn ngữ ngoại bang. bảo tồn bản sắc đặc thù của dân tộc họ. Chính những người chống cộng mới là người vọng ngoại và tôn vinh chúng ta.
Như vậy chúng ta có thể thấy tinh thần dân tộc của những người CS mới là đáng sợ. Những người chống cộng ở Mỹ đối với chúng ta rất tầm thường nhưng họ lại là bạn ta vì cùng chung với chúng ta một kẻ thù. Họ biểu tình chống TQ nhưng mặt trái là họ chống chính đất nước mình. Họ chẳng có gì đáng sợ cho chúng ta, ngược lại ta cần khuyến khích họ. Họ bài hàng Việt, chống hàng Việt nhưng chẳng bao giờ họ chống hàng hóa chúng ta, có chống cũng chỉ giới hạn ở cái mồm hô khẩu hiệu. Nếu có xung đột cần đến nội công ngoại kích thì chính họ là lực lượng chúng ta cần.
Chế độ VNCH là ân nhân của chúng ta, là bệ phóng cho chúng ta một thời, chế độ này tạo ra thời hoàng kim của Hoa Kiều Chợ Lớn. Chế độ này chết đi kéo theo sự chết thảm của chúng ta. Nguyên nhân tận cùng cũng là bởi những người CSVN. Chúng ta hận họ nhưng chúng ta không cô độc vì chúng ta có bạn là chính những ngưởi Việt chống cộng ở Mỹ cũng hận họ như chúng ta. Với người Tàu chúng ta, họ là bạn, là đồng minh.
Chúng ta đang ở VN, chống lại nhà cầm quyền là điều dại dột, dường như chẳng có Hoa Kiều thứ thiệt nào chơi dại chống lại nhà cầm quyền, chỉ những anh VN chống cộng ngựa non háu đá hay những anh chẳng hiểu gì về CS mới dại dột tự dẫn mình vào tù.
Còn nhớ những năm đầu sau chiến tranh, chúng ta treo hình Mao Trạch Đông và cờ Trung Quốc ở Chợ Lớn, chúng ta chống lại việc nhập quốc tịch VN ngỡ rằng người Tàu chúng ta đã giúp họ làm nên chiến thắng thì người Hoa Chợ lớn cũng phải có những ưu tiên và được nể nang, nhưng chúng ta đã lầm to. Chính lầm lẫn đó đã dẫn đến sự kiện “nạn kiều”.
► NGƯỜI VIỆT CHỐNG CỘNG Ở MỸ ĐANG LÀM THAY NHỮNG GÌ CHÚNG TA MONG MỎI. Giả dụ rằng tương lai VN có nghèo đi bởi những người Việt chống cộng này cố vận động, thỉnh nguyện Mỹ ngưng giao thương với nước họ thành công thì cái công làm nghèo đất nước của họ sẽ rất đáng được chúng ta ghi nhận, đáng được chúng ta vinh danh và biết ơn. Một nước VN hùng mạnh sẽ là trở ngại lớn nhất chúng ta vấp phải trên con đường Nam tiến.
Biểu tình chống Trần Trường - Chống báo Người Việt - Chống báo Việt Weekly ....
Người Việt chống cộng ở Mỹ tự hào rằng họ có một thủ phủ người Việt ở Mỹ như thủ Phủ Hoa Kiều Chợ Lớn một thời. Nhưng không bao giờ họ có được sức mạnh như chúng ta vì ngoài việc chống cộng họ còn bận chống nhau suốt 37 năm rồi. Chính họ làm tổn thương và suy yếu lẫn nhau. Họ không thể có những bang hội đoàn kết giúp nhau tạo sức mạnh như chúng ta mà chỉ có những hội đoàn chỉ chú tâm việc phô trương thanh thế và đầy ảo vọng. Họ thích được phô truơng, thích được khen, được nịnh mà thiếu trầm trọng cái thực chất. Thậm chí họ ảo tưởng họ đang sở hữu một quyền lực khả dĩ có thể làm thay đổi chế độ chính trị ở VN. Họ tâng bốc nhau, vinh danh nhau, gắn lon cho nhau và tự xem đó là … quân lực của họ.
Họ chưa bao giờ là một thế lực, chưa bao giờ là một tổ chức có quy củ và kỷ luật có thể gây áp lực gì với chính quyền VN, nhưng ít ra họ với ta là bạn, Chế độ VNCH của họ với ta là ân nhân, ta với họ có chung những mất mát và hận thù.
Điểm duy nhất chúng ta hoàn toàn khác biệt với họ là chúng ta không có khái niệm về “người Tàu Quốc Gia” và “người Tàu Cộng Sản” dù rằng nước ta có hoàn cảnh chẳng khác họ bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một tổ quốc Trung Hoa vĩ đại và đó chính là niềm tự hào của dân tộc chúng ta .
Arjen Nguyen
LẠI THÊM MỘT VỤ ĐẠO THƠ
Mai Văn Hoan
QTXM- Tôi nghe nhà thơ Mai Văn Hoan kể về việc thơ anh Hoàng Bình Trọng bị ăn cắp, rồi được giải thưởng, được tuyển vào tập thơ viết về chiến tranh chống Mỹ của NXB Thanh Niên mà uất ức không ngủ được. Liền bấm máy cho Mai Văn Hoan bảo hãy viết để đưa ngay việc này lên mạng. Nhà văn Hoàng Bình Trọng năm nay U80 rồi, phải bảo vệ tác phẩm của anh đến cùng. Mời bạn đọc cùng sẻ chia câu chuyện
Bài thơ Về với mẹ in trong tập Những miền ký ức của nhà thơ Hoàng Bình Trọng, NXB Văn học – 2002. Lời bình của tôi về bài thơ Về với mẹ được đăng ở báo Quân đội Nhân dân ct, ra ngày 02-8-2007. Mới đây, tôi lại thấy bài thơ này xuất hiện ở trang 64, trong tuyển tập Bài ca bất tử, do NXB Thanh Niên ấn hành, năm 2014, nhưng tên tác giả được đổi thành Phạm Lễ Hùng và câu “Chẳng bao giờ mẹ xa cách chúng con” gần cuối bài bị lược bỏ.
Tôi hết sức ngạc nhiên, bèn điện hỏi nhà văn Hoàng Bình Trọng (hiện đang nghỉ hưu tại Quảng Hòa, Quảng Trạch, Quảng Bình). Nhà văn Hoàng Bình Trọng vô cùng bức xúc: “Cái thằng Phạm Lế Hùng nào đó nó ăn cắp thơ tớ, cậu ạ! Tớ đang định viết thư cho ông Giám đốc NXB Thanh Niên và Ban biên tập làm rõ chuyện này. Nghe đâu họ còn tặng giải cho bài thơ mà hắn ta ăn cắp của tớ nữa”. Tôi nói đùa an ủi anh: “Bị ăn cắp như thế thì cũng đáng mừng. Vì những người trong Ban biên tập và Chấm giải đã đã khẳng định sự “bất tử” của bài thơ Về với mẹ. Chỉ đáng buồn là những người trong Ban biên tập và Chấm giải không chịu khó truy tìm xem tác giả bài thơ Về với mẹ có phải của Phạm Lễ Hùng không. Mà với những bài thơ hay như Về với mẹ thì sự truy tìm đâu có khó.
Tôi đề nghị Ban Giám đốc NXB Thanh Niên phải đứng ra làm rõ vụ việc ăn cắp trắng trợn này; trả lại tên tác giả của bài thơ Về với mẹ; tước bỏ giải thưởng của kẻ mạo danh và truy tố trước pháp luật về tội ăn cắp bản quyền. Có như vậy may ra mới phần nào ngăn chặn được vấn nạn đạo thơ đang lâylan như một nạn dịch trên văn đàn nước ta hiên nay.
Để độc giả hiểu thêm về sự vụ đạo thơ trắng trợn này, xin các bạn vào mạng internet và gõ Google, sẽ nhận được thông tin sau đây:
Đến với bài thơ hay: Về với mẹ ( QĐND - Thứ Năm, 02/08/2007, 19:55 (GMT+7)
Về với mẹ
Không về ư? Ai bảo không về?
Bốn chúng con hôm nay đều có mặt
Thằng cả: Hương Điền, thằng hai: Ấp Bắc
Thằng ba: Đồng Xoài, thằng út: Núi Thành
Chúng con về tất cả vẫn đầu xanh
Như buổi ra đi vẫn thích làm nũng mẹ
Vẫn thích giọng ầu ơ... như hồi tấm bé.
Chúng con vui, sao mẹ lại buồn?
Mẹ dọn bàn thờ, mẹ đốt lò hương
Mẹ vái lạy. Trời ơi! Sao lại thế?
Đúng đạo lý con phụng thờ cha mẹ
Can cớ gì mẹ cúng thờ con?
Ôi thời gian! Sắt đá vậy thời gian
Không cho mẹ quên nỗi đau se thắt,
Thuở chúng con ngực găm đạn giặc
Không đau bằng nghe mẹ nức hôm nay.
Mấy chục năm rồi, đau ngày một, ngày hai
Đừng khóc nữa, mẹ ơi! Đừng khóc nữa!
Chúng con biết quay về khi mẹ hiền đợi cửa
Trong khói hương, trong gió lay rèm...
Chúng con về đủ mặt bốn anh em
Dù có phải ngăn sông, cách núi
Dù thân thể đã pha hòa gió bụi
Hồn vẫn về... mẫu tử tình thâm.
Chẳng bao giờ mẹ xa cách chúng con
Đừng khóc nữa
Mẹ ơi
Đừng khóc nữa!
(Rút trong tập Những miền ký ức,NXB Văn học - 2002)
Lời bình của nhà thơ Mai Văn Hoan:
Về với mẹ là một bài thơ viết về đề tài thương binh-liệt sĩ của Hoàng Bình Trọng. Điều làm cho Về với mẹ gây được sự chú ý là bởi tác giả đã hóa thân, nhập thân một cách rất tự nhiên vào linh hồn những người con hy sinh vì Tổ quốc trở về an ủi mẹ. Đó là cách thể hiện khá độc đáo, góp phần tạo nên sự khác biệt giữa Về với mẹ và những bài thơ cùng viết về một đề tài.
Hoàng Bình Trọng đã chọn được chất giọng tâm tình vừa chân thật vừa sâu lắng. Chất giọng đó rất phù hợp với tình cảm của bốn đứa con đối với người mẹ đã phải gánh chịu sự mất mát quá lớn. Cả bốn đứa con của mẹ đều nằm lại ở chiến trường trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước: Thằng cả: Hương Điền, thằng hai: Ấp Bắc/Thằng ba: Đồng Xoài, thằng út Núi Thành... Và mặc dù chiến tranh trôi qua đã mấy chục năm rồi nhưng khi trở về thăm mẹ tất cả các anh tóc vẫn đang xanh. Bởi vì cuộc đời của các anh đã dừng lại “mãi mãi tuổi hai mươi”. Điều làm cho các anh hết sức ngạc
nhiên là: Chúng con vui sao mẹ lại buồn?/Mẹ dọn bàn thờ,mẹ đốt lòhương/Mẹ vái lạy. Trời ơi! Sao lại thế? Và các anh thắc mắc: Đúng đạo lý con phụng thờ cha mẹ/Can cớ gì mẹ cúng thờ con? Bằng cách đặt liên tiếp những câu hỏi tu từ kết hợp với những câu cảm, Hoàng Bình Trọng đã diễn tả khá tinh tế tâm trạng của bốn người con trước những cử chỉ lạ lùng của mẹ. Phải hóa thân, phải nhập thân đến mức nào tác giả mới viết được những
câu: Ôi thời gian!Sắt đá vậy thời gian/Không cho mẹ quên nỗi đau se thắt/Thuở chúng con ngực găm đạn giặc/Không đau bằng nghe mẹ nức hôm nay... Và cũng phải hiểu tình thương của các anh đối với mẹ đến mức nào tác giả mới có cách so sánh đầy bất ngờ như vậy.
Thời gian lưu giữ mái tóc xanh của các anh nhưng thời gian cũng không thể nào làm nỗi đau của mẹ nguôi ngoai: Mấy chục năm rồi, đâu ngày một ngày hai/Đừng khóc nữa, mẹ ơi!Đừng khóc nữa!Chúng con biết quay về khi mẹ hiền đợi cửa/Trong khói hương, trong gió lay rèm... Lời an ủi của các anh mới cảm động biết bao! Nghe được những lời an ủi này chắc lòng mẹ sẽ nhẹ đi đôi chút. Tôi cho rằng đó là những câu thơ được viết bằng tâm linh. Nếu không có sự giao cảm với hương hồn những người con hysinh vì Tổ quốc,
Hoàng Bình Trọng khó lòng viết được những câu thơ xúc động và sâu lắng như vậy.
MVH
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015
Vài hình ảnh gian hàng Chợ hoa tết Ất Mùi
Năm nay, mấy thằng em một hai lôi ra bán chợ hoa. Không từ chối được bởi người ta phải chạy đôn chạy đáo mới tìm được một lô để bán tết, còn mình thì được lo tất tật chỉ việc đóng tiền là xong. Âu cũng là cái duyên nên gặp Hòa, anh chàng họa sĩ miệt Đồng Tháp lưu lạc về Tây ninh sinh sống lại có thêm nghề tay trái là Viết Thư Pháp. Thế là lần đầu chợ hoa Tây ninh có một ông đồ. Chủ nhân gian hàng vốn bị mang tiếng là quái nhân nên gian hàng cũng quái dị. Chuyện quái dị nhất không phải là có ông đồ, hay có chim chóc mà là ở cái bảng giá niêm yết ở mỗi chậu khiến lắm người bực mình. Giá 50.000 đ chỉ ghi 5k, 200.000 đ ghi 20k...làm nhiều người cứ bảo sao rẻ quá. Mấy chú nhóc niềm tin ngây thơ nghĩ là thật nhưng buồn cười nhất là mấy bà mấy ông cũng tin là rẻ nên móc túi mua ngay. Khi chủ nhân trả lời hơn gấp 10 lần số tiền thì tỏ ra bực bội. Thôi thì chỉ biết cười trừ bởi con người vốn là vậy. Cứ bị hút ngay vào mà không kịp suy nghĩ xem cái giá chưa bằng tiền một cái chậu. an ủi là có nhiều cô cậu thanh niên chẳng tin đoán ra ngay cái giá của chủ nhân muốn bán. 5k ai cũng cho K là ngàn bởi đó là qui ước mới đây của việc mua bán qua mạng. Có anh bị hố, chất vấn chủ nhân sao ghi kỳ vậy. Chủ nhân cũng chỉ biết trả lời k là o chứ không phải là ngàn.
Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
YÊU NGƯỜI NGÓNG NÚI
Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần… bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ.
Quê luôn ngọt như vị đường mía ngày xưa anh hay lén má giở nắp hủ lấy ngón tay chấm mút. Cả cái nghèo ngày đó cũng chẳng đến nỗi quắt quay, không có bánh kẹo ngon thì cây trái đã sẵn giành. Không có đồ chơi đẹp nhưng đã có thiên đường đồng bãi cho trẻ con chạy nhảy. Cho đến ngày anh đi khỏi, quê vẫn chưa làm anh tổn thương, hờn giận chút nào.
Nên trong anh còn nguyên vùng ký ức ngọt ngào và đằm thắm, mộng mị và êm đềm. Thành phố biết hết, nhưng thành phố không buồn tủi, dù nó chật và ngột ngạt, bức bối trong khoảng không nhỏ hẹp mịt mù khói bụi. Yêu anh, chấp nhận anh nghĩa là phố chấp nhận mình sẽ mất thêm một phần duyên dáng ít ỏi còn lại. Thêm rác, thêm bụi, thêm một chỗ ngồi, thêm một hơi thở…Chật chội hơn, ồn ả hơn, chen chúc hơn. Những ngày Tết, phố đẹp, thanh thản và nhàn tản nhất, thì anh lại không nhìn thấy, anh đã hớn hở sum vầy với quê.
Đón anh trở lại, vẫn là một nhan sắc mệt mỏi nhưng khao khát sống và yêu. Những lúc anh chán chường, thành phố xấu xí ngồi vỉa hè nướng những củ khoai thơm, trồng vài bụi chuối, hàng cau, qua một quán cafe nào, thấy bày biện những khung dệt chiếu, chiếc xuồng con, cái gàu dai, cây rơm nhỏ… Đôi lúc ở một góc đường, anh gặp bầy cào cào, chim sẻ thắt bằng lá dừa non. Đôi lúc ngang qua ngã tư, có bà già đầu đội khăn rằn xách cái bị bàng luống cuống trước dòng xe xuôi ngược. Không có tham vọng biến mình thành một chốn quê, nhưng thành phố đủ rộng lượng để anh công khai sự hoài nhớ của mình.
Và hồn nhiên sống như một người vọng núi kia núi nọ. Hàng me trút lá bên đường khiến anh nhớ mấy cây me già ở quê, giờ chắc thôi ra trái. Ánh đèn đường làm anh nhớ ngọn đuốc lá dừa cháy rập rờn những khuya tan hát ra về. Qua cầu anh nhớ sông quê. Cái kẹp tóc của cô vợ phố làm anh nhớ những mái tóc thả dài xuống tận thắt lưng xưa. Nhìn nhan sắc này để nhớ về một nhan sắc khác.
Mà anh thì cũng không chắc là miền nhớ còn nguyên nỗi quay quắt trong lòng. Anh có thật sự nhớ hay chỉ là cảm giác mặc cảm mình đã phụ rẫy, đã chạy trốn mà anh buột miệng nói nhớ cho quê đỡ tủi, cho mình đỡ thấy áy náy, như một niềm an ủi gửi lại nơi chân trần xối nắng. Má anh, Bé Ba Bé Sáu vẫn còn ở đó, mà anh bảo là không nhớ thì anh tệ. Anh có thật sự nhớ hay chỉ muốn giữ một lời hứa vu vơ hồi thẹn thò nhón ngón tay cô em nào ở bên rào, “làm gì làm tôi cũng không quên em đâu. Thiệt, tui thề…”. Có phải vì hình bóng quê quá sống động trong trẻo nên anh không thể yêu thành phố?
Bởi thành phố có gì đáng yêu đâu, ngay cả lúc dịu dàng nền nả nhất, thành phố lúc nửa đêm cũng không ngọt ngào như hoa nắng rụng lẫn trong hoa dừa rụng. Có lẽ thành phố xấu xí từ trước khi anh tới, và sau đó vì yêu anh mà xấu xí hơn. Những con đường nghẹn vì người đông. Những dòng sông nghẹn vì rác rưỡi. Những ngọn gió nghẹn vì khói bụi. Những ban mai nghẹn trong tiếng còi xe. Bầu trời nghẹn vì những khối nhà cứng nhắc và khô khốc. Va chạm và cãi vã. Chen chúc và cáu kỉnh.
Anh không thể yêu một cô vợ chỉ biết nấu ăn và giặt giũ, anh tìm kiếm một tâm hồn. Nhưng thành phố đã bày tỏ ngay khi anh mới gặp lần đầu, một tâm hồn rộng lượng, bao dung. Yêu cho đi mà không đòi hỏi nhận lại.
Đó chẳng phải là một vẻ đẹp sao, không đáng yêu, không đáng được đáp lời sao?
Thơ vui về phái yếu
Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn
(Xuân Quỳnh)
Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn
Vượt qua ô cửa cỏn con, vǎn phòng hẹp hàng ngày
Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Tới thǎm dò những hành tinh mới lạ
Tài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụ
Các anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâu
Chính phục đại dương bằng các con tàu
Đi tới tương lai trên con đường ngắn nhất
Mỗi các anh là một nhà chính khách
Các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.
Biết bao điều quan trọng được đề ra
Những hiệp ước xoay vần thế giới
Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa
Đối với Nít và Kǎng, những siêu nhân nay và xưa
Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhất
Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt
Sắm cho con đôi dép tới trường
Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh rǎng
Lo đan áo cho chồng con khỏi rét...
Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất.
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trǎng lên, như hoa nở mỗi ngày...
Nếu không có ví dụ chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát.
Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học... hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên
Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi,
Lời rong rêu chưa ai biết bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo
Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Chắc chắn buổi chiều anh không có cơm ǎn.
Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày xuân
Đùa một chút xin các anh đừng giận
Thú thực là chúng tôi cũng không sống được
Nếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.
Là bác học... hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên
Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi,
Lời rong rêu chưa ai biết bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo
Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Chắc chắn buổi chiều anh không có cơm ǎn.
Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày xuân
Đùa một chút xin các anh đừng giận
Thú thực là chúng tôi cũng không sống được
Nếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.
Cựu Nhân Viên Hảng Tin Fox Đã Tự Vẫn, Tuyên Bố Ông Đã Bị Sa Thải Vì Bài ‘Giật Gân’ Đăng Trên Facebook
Former Fox employee commits suicide, claims he was fired over ‘sensational’ Facebook post
Người đàn ông, được xác định là Phillip Perea, đã phân phát tờ rơi phía trước trụ sở chính của News Corporation sáng thứ Hai (26 tháng Giêng) nói rằng chủ nhân cũ đã "kết thúc sự nghiệp của tôi" và rằng kênh tin tức đã hủy hoại đời mình, một quan chức cảnh sát đã nói với tờ Wall Street Journal. Người đàn ông 41 tuổi đã từng làm việc tại một chi nhánh của Fox ở Austin, Texas.
Khoảng một giờ trước khi ông qua đời, Perea đã phổ biến trên tweet những lời chỉ trích chủ cũ của mình, và liên kết với một trong 35 cuộn YouTube videos của ông xỉ vả Fox News. Trong loạt phim liên kết, cuộn có tựa “The American Workplace Bully: How FOX News Ended My Career” (Sự Bắt Nạt Tại Nơi Làm Việc Ở Mỹ: FOX News Đã Kết Thúc Sự Nghiệp Của Tôi Như Thế Nào) "vẽ lên bức tranh của một cựu nhân viên bất bình đã cho rằng ông bị đuổi việc là một phần của một âm mưu to lớn chống lại ông," AOL News đưa tin.
Cuộn video tám phút Perea liên kết đến bản tweet vừa qua của ông đã đưa ra các khiếu nại của mình chống lại kênh tin tức, mà ông tin rằng đã bất công sa thải anh chỉ vì một bài quảng cáo trên Facebook. Ông Perea là một nhà sản xuất khuyến mãi tại chi nhánh KTBC của hãng tin Fox, và trêu đùa một câu chuyện trên Facebook trong tháng hai liên quan đến một đoạn thu hình tràn lan về việc bắt giữ một người chạy bộ phạm luật.
Người chạy bộ Amanda Jo Stephen đã đeo loa bịt tai khi cảnh sát Austin chận cô lại vì Ði Ẩu (jaywalking). Họ yêu cầu cô cung cấp căn cước, mà cô không mang theo. Một sinh viên lân cận ghi hình cô bị bắt, và các cảnh quay nhanh chóng lan truyền. Sau đó, tại một cuộc họp báo không liên quan, cảnh sát trưởng Art Acevedo của Austin nói, "Cảnh sát đã phạm lỗi tấn công tình dục khi làm nhiệm vụ vì vậy tôi cảm ơn Chúa rằng đây là điều trở thành một cuộc tranh cãi ở Austin, Texas."
Trong bài viết trên Facebook, ông Perea kết hợp một hình ảnh của Stephen khóc lóc với một tấm của Acevedo phản ứng với các câu hỏi về cuộn thu hình đã lan tràn.
Các ông chủ của Perea tại trụ sở cho rằng hình ảnh của Acevedo đã "gây cảm xúc hơn là thông tin" - một phần là do cảnh sát trưởng đã không thích bức ảnh, tờ Austin Chronicle đưa tin. Họ cũng tin rằng Acevedo đã không đồng ý một cuộc phỏng vấn cá nhân với hãng thông tin Fox kể từ khi Perea đăng bức ảnh, mà KTBC đã xóa.
"Ông ta đã phật lòng bởi điều đó, (và) chúng ta đang bị cho ra rìa, " Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc của KTBC (như Perea đã xác định) dường như đã nói với Perea trong một cuộc trò chuyện có ghi băng. "Ông ta sẽ không còn đến với trụ sở của chúng ta nữa."
[LND: Ai mà không biết Cảnh sát ở Mỹ là cha thiên hạ. Đụng đến là tiêu đời. Biết bao nhiêu cuộc biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát Mỹ trên toàn quốc đều được các tổ hợp truyền thông phối hợp – trong đó có Fox – cho chìm xuồng. Nước đổ đầu vịt. Mọi sự đều vẫn như cũ. Không biết mấy ông bà “hoạt động rân chủ” Mít ở đâu không kêu gào nhân quyền hộ; mà chỉ chuyên chỉa mũi về Việt Nam quậy phá?]
Lewis nói rằng Acevedo đã để cho Fox ngồi chung trong nhóm các cuộc phỏng vấn truyền thông, nhưng tránh phỏng vấn từng người - và nói thêm rằng bức ảnh đã làm cho ông Acevedo "trông giống như một anh hề."
Nhà sản xuất (Perea) đã bị đình chỉ ba tháng sau đó do sự cố, cũng như hành vi bị cho là cách cư xử không phù hợp và nói chung thiếu khả năng làm theo sự hướng dẫn, theo tờ Chronicle.
Perea đã bị sa thải vào tháng Sáu, theo một thông báo của các kênh TV của hãng Fox. Cuộn video đầu tiên trong danh sách đã được xuất bản ngày 2 tháng 7 (2014). Các video YouTube được bí mật ghi lại, bao gồm cuộc hội thoại với Lewis rằng các nhân viên khác "sợ" Perea và rằng ông đã làm họ khó chịu, theo tờ Daily Kos. Cuối cùng ông bị sa thải vì "hành vi thiếu chuyên nghiệp", mặc dù ông tin rằng thực sự đó là vì sự xung đột do các bài trên Facebook về ông Acevedo, cảnh sát trưởng của Austin, bang Texas.
H.A. dịch
Tiếng Việt quá nhiều tiếng Lóng và Ngôn Ngữ Chợ Búa
Văn chương và ngôn ngữ là di sản do tổ tiên để lại, là con cháu chúng ta phải chung lưng xây đắp sao cho mỗi ngày mỗi phong phú và sáng đẹp. Do đó, tôi xin tất cả những người đang cầm bút, đánh máy (trên máy điện tử) để truyền đi những bản tin hay viết một đề mục quảng cáo, bài bình luận hãy hết sức thận trọng.
Đào Văn Bình –Tiếng lóng (slang) là ngôn ngữ của các băng đảng, lưu manh côn đồ, cờ bạc, đĩ điếm, hoặc bọn du thủ du thực nói chuyện với nhau để không cho người ngoài biết hoặc che mắt cảnh sát, lực lượng an ninh, hoặc để tỏ ta đây “anh chị”, “hơn đời”. Trước năm 1975 cũng đã có khá nhiều tiếng lóng, chẳng hạn như:
- Cớm = cảnh sát. Cớm gộc = cảnh sát trưởng hoặc quan to.
- Ghế = gái
- Choạc = Chục
- Bò = Trăm
- Khứa = khách. Khứa lão = khách già, lớn tuổi
- Nhí (nhỏ) = Bồ nhí tức già rồi mà còn “chơi trống bỏi” tức cặp với cô gái/cậu trai nhỏ tuổi bằng con mình.
- Biến = Chạy đi
- Bỉ vỏ = Dân bỉ vỏ là dân cờ bạc
- Thổi = Lấy cắp
- Thuổng = Lấy cắp
- Khoắng = Vào nhà lấy trộm, trộm
- Cuỗm = Lấy đi. Thí dụ: Hắn cuỗm vợ của bạn hắn.
- Chôm/chôm chĩa= Lấy cắp. Chôm chĩa credit = Ăn cắp/cầm nhầm thành tích của ai.
- Xế hộp = Xe mới đắt tiền
- Ngầu = Hay, giỏi, đẹp, bảnh bao
- Chì: Gan lì
Ngay trong đại học, chẳng hạn như Đại Học Havard của Mỹ, cũng có rất nhiều tiếng lóng do sinh viên chế ra để nói chuyện với nhau, vừa nghịch ngợm (Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò) vừa để tỏ ra đây là “sinh viên” hay “Havard”. Dù do sinh viên hay Havard chế ra, tiếng lóng không bao giờ được coi là ngôn ngữ chính của đất nước. Quý vị cứ mở bất cứ cuốn từ điển Việt Ngữ – dù xuất bản trước hay sau 1975 xem có tiếng lóng nào không?
Thế nhưng không hiểu sao ngày nay, báo chí trong nước, tiếng Việt xuất hiện quá nhiều tiếng lóng. Nếu không phải là tiếng lóng thì lại là loại ngôn ngữ “ đường phố” hay “chợ búa” của những người ít học. Đọc những bài báo có loại tiếng lóng hoặc ngôn ngữ “đường phố” chúng ta nhận ra ngay phần lớn xuất phát từ Miền Bắc chứ không phải Miền Nam.
Hiện nay, mạng lưới truyền thông của cả nước đều do những người “nói tiếng Bắc” nắm giữ. Có thể nói không sợ sai lầm rằng tiếng Việt bây giờ bị thống ngự bởi “tiếng Bắc” và giết chết loại ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lịch sự, dễ hiểu mà Miền Nam xây dựng trong 20 năm.
Xin nhớ cho ngôn ngữ, dù ở Đàng Trong hay Đàng Ngoài thời Trịnh – Nguyễn Phân Tranh và ngày nay Miền Nam hay Miền Bắc trong cuộc chiến “VietnamWar” thì cũng đều là tài sản chung của đất nước. Dù chính quyền có khả năng tác động tới ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ của một đất nước không phải hoàn toàn do một chế độ hoặc chính quyền áp đặt hoặc chế ra. Ngôn ngữ của một dân tộc là sản phẩm đi lên từ cuộc sống – xây dựng bởi các học giả, khoa học gia, các giáo sư đại học, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà văn hóa, tiểu thuyết gia, các nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo lỗi lạc cống hiến cho cuộc sống chung rồi được công chúng và hệ thống giáo dục chấp nhận rồi trở thành khuôn thước cho cả nước. Chúng ta không nên úy kỵ, dị ứng hay kỳ thị bất cứ ngôn ngữ của vùng, miền nào nếu nó hay, đẹp, giản dị, dễ hiểu. Đất nước càng phát triển thì ngôn ngữ càng phong phú thêm. Và chúng ta cũng phải có can đảm loại bỏ loại ngôn ngữ thô lỗ, chợ búa, lai căng, xúc phạm, bát nháo, bất lịch sự và thấp kém (do ít học)… ra khỏi gia tài ngôn ngữ Việt Nam… dù là trên bảng quảng cáo, các trang báo điện tử v.v…
Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng cần phải trong sáng, dễ hiểu. Sự tường thuật một biến cố không những trung thực mà còn phải đúng mức (decent) nữa. Khi quần chúng đọc một bản tin là muốn biết một sự kiện diễn ra như thế nào, chứ không phải đọc chuyện tiếu lâm hay nghe anh hề diễu cợt trên sân khấu. Việc dùng tiếng lóng trong các bản tin làm người đọc khó chịu và liên tưởng tới tác giả có thể xuất thân từ giai cấp chợ búa hay băng đảng mới gia nhập làng báo. Xin nhớ cho: “Văn tức là người”.
Nói như thế không có nghĩa là cấm không được sử dụng tiếng lóng. Trong các tác phẩm văn chương, chẳng hạn khi mô tả một mụ tú bà gọi điện thoại nói chuyện với một tên ma-cô giắt mối, hoặc băng đảng nói chuyện với nhau… thì việc sử dụng tiếng lóng là hợp lý và làm tăng tính hiện thực của tác phẩm. Thế nhưng để cho độc giả dễ hiểu, nhà văn cũng cần cước chú vì không phải ai cũng hiểu hết tiếng lóng.
Nghe một nhóm người nói chuyện với nhau bằng tiếng lóng mình đã khó chịu rồi. Nhưng không có gì kinh hoảng cho bằng nghe một cô hoa hậu, người mẫu hay một sinh viên mở miệng nói ra toàn tiếng lóng hay ngôn ngữ “đường phố” chứ không phải “Cửa Khổng sân Trình” tức ngôn ngữ của người được cắp sách đến trường. Xin nhớ cho ngôn ngữ biểu lộ trình độ giáo dục và tư cách của con người. Nhà đạo đức nói lời xâu xa nghĩa lý. Nhà giáo nói lời bảo ban nhỏ nhẹ. Mẹ hiền nói lời nhẹ như ru. Nhà tu hành nói lời cứu độ. Kẻ trí thức nói lời lịch sự. Người hiền lành nói lời chân chất. Bọn côn đồ nói lời dao búa. Bọn trộm cướp, xã hội đen nói với nhau bằng tiếng lóng. Bọn trọc phú nói lời kênh kiệu. Kẻ ác tâm nói lời cay nghiệt. Kẻ buôn gánh bán bưng giành giật miếng cơm manh áo từng ngày nói lời “đường phố”.
Dưới đây là một số những minh chứng cho việc sử dụng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ “chợ búa” của tiếng Việt trong nước bây giờ:
- Cà- phể đểu = Đây là loại ngôn ngữ “chợ búa”. Tại sao không nói “Cà- phê giả” cho đứng đắn và rõ nghĩa?
- Bôi trơn sổ đỏ = Hối lộ, đút lót để được cấp sổ đỏ. “Bôi trơn” là một loại tiếng lóng.
- Bảo kê sòng bài, bảo kê xe quá tải qua mặt trạm cân = Đỡ đầu/bao che cho sòng bài, đỡ đầu/bao che cho xe quá tải vượt trạm cân. Hai chữ “bảo kê” ảnh hưởng từ phim bộ loại đâm chém, bắn giết của Hồng Kông như: Bảo kê, bảo tiêu.
- Nhập viện = Có rất nhiều “viện”, nào là: Viện Kiểm Sát Nhân Dân, Viện Hàn Lâm, Viện Uốn Tóc, Kỹ Viện, Viện Ung Bướu, Viện Bào Chế, Viện Dưỡng Lão, Viện Mồ Côi, …vậy “nhập viện” là nhập “viện” nào? Do đó, một cách rõ ràng và đầy đủ nhất phải nói, “vào bệnh viện” hay “đưa vào bệnh viện”. Thí dụ: “Ông Nguyễn Văn A đã phải vào bệnh viện” hoặc “Người ta đã đưa nạn nhân vào bệnh viện.” hoặc “Tối qua cháu bé lên cơ sốt nặng cho nên gia đình đã phải đưa cháu vào bệnh viện.”
- Trạm trung chuyển: Nghe có vẻ cầu kỳ, khó hiểu. Tại sao không nói, “trạm chuyển tiếp” vừa giản dị vừa dễ hiểu?
- Tuyển quốc gia: Có biết bao nhiêu thứ “tuyển” như: Tuyển quân, tuyển phu, tuyển mỹ nhân, tuyển thủ, tuyển chọn, tuyển lựa tài tử, tuyển cử…vậy “tuyển quốc gia” là gì? Là tuyển chọn xem quốc gia nào tốt, đẹp… chăng? Xin thưa đây là lối viết tắt rất “bát nháo” ở trong nước bây giờ của đội tuyển quốc gia. Hầu như trong nước bây giờ các chữ: đội tuyển thanh niên, đội tuyển Việt Nam, đội tuyển Bình Dương… đều viết thành: tuyển thanh niên, tuyển Việt Nam, tuyển Bình Dương. Thật bừa bãi quá sức tưởng tượng!
- Phượt, dân phượt: Tôi đố bạn ở hải ngoại hiểu “phượt” là gì ? Xin thưa bây giờ nó có nghĩa là “du lịch” đó. Tôi có cảm tưởng chữ này dịch từ tiếng Miên mà ra?
- Chuyên cơ: Nghe có vẻ cầu kỳ, làm dáng và khó hiểu. Chữ “cơ” có nghĩa là máy móc. Vậy “chuyên cơ” có nghĩa là “máy móc đặc biệt” chứ hoàn toàn không có nghĩa “phi cơ” hay “máy bay” gì cả. Tại sao không dùng: Phi cơ đặc biệt, phi cơ riêng đã có từ lâu ở Miền Nam cho giản dị và dễ hiểu?
- Các họa sĩ biếm lo ngại sau vụ Charlie Hebdo: Đây lại là một lối viết tắt vô cùng cẩu thả. “Họa sĩ biếm” là họa sĩ gì? Đúng đắn nhất nên viết: “Các họa sĩ vẽ tranh châm biếm lo ngại sau vụ Charlie Hebdo”
- Điều tra hợp tác xã chi khống tiền hỗ trợ nông dân: Chi khống là gì? Hai chữ này có vẻ địa phương hay đường phố hay là một loại tiếng lóng? Tại sao không nói “lập hồ sơ giả” cho rõ nghĩa? Nếu đúng thế thì tiêu đề sẽ là, “Điều tra hợp tác xã lập hồ sơ giả để lấy tiền hỗ trợ nông dân.”
- Mercedes- Benz trình làng mẫu xe tự lái cực “chất”: Cực chất là gì? Đúng là muốn viết gì thì viết và coi thường độc giả quá mức. Tại sao không viết, “Mercedes- Benz trình làng mẫu xe tự lái thật tối tân”, “Mercedes- Benz trình làng mẫu xe tự lái thật tiện nghi”. Đây là hậu quả của việc thiếu kiến thức cho nên bạ đâu viết đó.
- Huyền thoại đấm bốc Muhammad Ali đã được “giải bệnh”: Đây là một tiêu đề vừa chen tiếng Tây “ba rọi” (đấm bốc) vừa chế chữ, đùa giỡn một cách lố bịch. Được bệnh viện cho về sao có thể gọi là “giải bệnh” được? Giải bệnh có nghĩa là chữa bệnh. Do đó tiêu đề đúng đắn phải là, “Huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali đã rời bệnh viện” hoặc “Tay đấm huyền thoại Muhammad Ali đã rời bệnh viện”.
- “Đại ca” mang súng “làm cỏ” đối thủ, bố bị chém chết, con nhận án tù”: Khi tường thuật một biến cố, phóng viên hay ký giả không được phép đùa giỡn mà phải dùng chữ cho đứng đắn. Hai chữ “làm cỏ” ở đây là tiếng lóng không nghiêm túc. Hơn thế nữa hai chữ “đại ca” cũng thừa thãi, vô bổ. Tiêu đề đứng đắn nên là, “Đem súng định thanh toán chủ nợ, bố bị chém chết, con nhận án tù”.
- Xét xử gã choai hiếp dâm trẻ em: Chữ “choai” ở đây không đứng đắn (có tính cách mỉa mai) cho một bản tường thuật về một sự kiện xã hội. Phóng viên hay ký giả không phải là “quan tòa”, “nhà đạo đức” hay một “anh hề” để phê phán, chế riễu bất cứ ai. Bổn phận của phóng viên là tường thuật – tức mô tả lại một cách đầy đủ, không thiên kiến, không nhận định riêng tư và bằng giọng văn mẫu mực. Không biết ông ký giả này có tốt nghiệp trường báo chí nào không và trường này dạy những gì?
- “Á hậu dính nghi án đập đá.” Thú thực, đọc tựa đề này tôi không hiểu ra làm sao. Tôi cũng thử đoán xem có phải cô này dính vào vụ “đập” hay “đá” ai đó (bạo hành). Thế nhưng khi đọc phần tin chi tiết mới biết cô á hậu này bị nghi là có cuộc sống trụy lạc, uống rượu và hút xì- ke ma túy nhưng đã được tác giả tường trình bằng loại tiếng lóng. Ngoài ra hai chữ “nghi án” hoàn toàn lạc điệu. Cô á hậu này có dính vào một vụ án nào đâu, mà có thể chỉ có cuộc sống bê tha thôi, sao gọi là “nghi án” được? Có thể nói, trình độ Việt ngữ của ông phóng viên này quá thấp đến nỗi không phân biệt được thế nào là “nghi ngờ” và thế nào là “nghi án”. Thật đáng buồn cho một nền báo chí như vậy!
- “Lương tiếp viên hàng không “khủng”hay “bèo?” Đây là lối nói của mấy tay mánh mung, buôn lậu đang ngồi ở một quán nhậu vỉa hè chứ không phải ngôn ngữ của báo chí “dòng chính” (mainstream).
- Kết cục buồn của bà nữ ĐBQH Châu Thị Thu Nga: Trời đất ơi! Đã “bà” rồi còn “nữ”. Đúng là loại tiếng Việt cẩu thả. Không biết tờ báo này có chủ nhiệm, chủ bút không? Hay có bài vở nào là cứ đăng bừa lên để chạy đua với báo khác mà chẳng để ý câu văn, nội dung ra sao? Đối với các hãng thông tấn quốc tế, các bản tin- dù do thông tín viên chuyên nghiệp gửi về, vẫn được chủ bút coi và duyệt lại trước khi phổ biến. Việc duyệt lại này được cước chú dưới bản tin. Có thể đây là một câu văn “để đời” cần đem vào sách giáo khoa để dạy học sinh. Nhưng cũng có thể ông nhà báo này quá cẩn thận. Đã dùng chữ “bà” rồi còn sợ người ta không hiểu và ngộ nhận là “đàn ông” cho nên phải thêm chữ “nữ” cho chắc ăn!
- Mồm không biết ngượng: Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chỉ nghe nói “Nói không biết ngượng” chứ chưa bao giờ nghe nói, “Mồm không biết ngượng”. Đúng là loại ngôn ngữ “đường phố” và vô cùng thô lỗ.
- Quan chức Việt Nam “xạc” nhà thầu Trung Quốc (VOA tiếng Việt): Đây cũng là một loại tiếng lóng để chỉ “khiến trách”, “la mắng” xuất xứ từ tiếng Pháp “charge” nếu nói chuyện riêng tư với nhau thì được, nhưng thiếu đứng đắn khi loan tin về một biến cố liên quan đến hai quốc gia.
- Việt Nam hạ giá tiền đồng (VOA tiếng Việt): Không biết người dịch bản tin này ra Việt Ngữ có phải là người Việt Nam không? Hay ông ta là một ông Tàu hay ông Mỹ cho nên nó ngây ngô làm sao ấy. Cả 90 triệu dân Việt Nam không ai nói”tiền đồng” cả, mà họ chỉ nói “đồng bạc”. Do đó tiêu đề đúng là tiếng Việt phải là , “Việt Nam hạ giá đồng bạc”. Xin tác giả tiêu đề này nhớ cho: 1000 đồng là trị giá (mệnh giá) của đồng bạc. Tên của nó không phải là “đồng” mà tên của nó là “tờ giấy bạc Việt Nam” hay “đồng bạc Việt Nam”.
“Rất ít xã hội ngày nay tin vào tôn giáo hơn 40- 50 trước” (BBC tiếng Việt): Đây là câu văn dịch theo kiểu “mot à mot” cho nên làm người đọc nhức đầu. Câu văn bớt nhức đầu là, “Khác với 40, 50 năm trước, ngày nay xã hội tin vào tôn giáo ngày càng ít hơn.”
- “Năm 2015 sẽ kiểm tra về chất cấm trong thức ăn chăn nuôi”: Trời đất quỷ thần ơi! Các chữ “thực phẩm nuôi gia súc” đã có từ lâu lắm rồi sao không đem ra dùng mà lại còn chế ra “thức ăn chăn nuôi” nghe nó dị hợm làm sao ấy.
- “Chính thức chốt phương án nghỉ Tết Nguyên Đán dài 9 ngày”: Đây chỉ là quyết định của chính phủ cho phép nghỉ chín ngày trong dịp Tết Nguyên Đán mà dùng toàn những danh từ đao to búa lớn như “chốt”, “phương án” giống như một kế hoạch hành quân, phục kích. Muốn đơn giản và tránh nhức đầu, chỉ cần viết, “Thủ tướng chính thức quyết định Tết Nguyên Đán nghỉ 9 ngày ”.
- “Sao Barca khiêm tốn mừng chiến thắng không tưởng” và “Chiến thắng không tưởng của đội bóng Chelsea”: Với tiêu đề này, người viết thực sự không hiểu nghĩa của hai chữ “không tưởng” và “không thể tưởng tượng được”. Không tưởng (utopian) là một ảo tưởng không thể xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra. Thí dụ:
“Hắn là con của một gã ăn mày lang thang giữa chợ nhưng lúc nào cũng mơ kết hôn với công chúa. Đúng là chuyện không tưởng.”
“Trung cộng mơ chiếm hết Biển Đông, đánh gục nước Mỹ rồi trở thành siêu cường thống trị thế giới. Đúng là giấc mơ hão huyền, không tưởng.”
Còn “không thể tưởng tượng được” (unbelievable,unimaginable) có nghĩa là chuyện đã xảy ra nhưng ngoài dự liệu, ước mơ hay tiên đoán của mình. Thí dụ:
“Thật không thể tưởng tượng được một em bé sáu tuổi có thể nhảy xuống nước cứu người chị sắp chết đuối.” “Thật không thể tưởng tượng được một vị sư ở Ấn Độ nhịn ăn sáu tháng mà vẫn khỏe mạnh.”
“Thật không thể tưởng tượng được đội Đức hạ đội Ba Tây 5- 1 trong trận chung kết 2014.”
Do đó, hai tiêu đề trên chính ra phải viết như sau:
“Danh thủ Barca khiêm tốn mừng chiến thắng mà chính anh cũng không ngờ.”
“Chiến thắng không thể tưởng tượng nổi của đội bóng Chelsea.”
Tóm lại người viết tiêu đề này hoàn toàn không phân biệt được nghĩa của hai chữ “không tưởng” và “không thể tưởng tượng nổi” nhưng lại cố “sáng chế”, làm ra vẻ rành tiếng Việt lắm nhưng thực tế trái ngược.
- “Cuộc đua xe đạp Xuyên Việt 2014 Cúp Quân Đội diễn ra đầy kịch tính.”: Đọc tiêu đề này tôi có cảm tưởng cuộc đua diễn ra một cách tếu và hài hước như trên sân khấu. Nhưng khi đọc kỹ nội dung thì thấy cuộc đua đã diễn ra sôi nổi, nhiều màn bứt phá, bám đuổi với kết quả thật bất ngờ… nhưng đã được ông phóng viên nào đó phang cho một câu “đầy kịch tính” giống như chuyện đùa ở trên sân khấu.
- “Trận bóng đá giữa Than Quảng Ninh và Đồng Tháp diễn ra đầy kịch tính.”: Là ngươi mê đá bóng từ nhỏ, tôi thật sự không hiểu một trận đá banh đầy kịch tính là trận đá banh như thế nào? Phải chăng đó là một trận đấu đầy diễu cợt, trình diễn lộ liễu, có pha chút khôi hài, tếu nữa? Chẳng hạn như thủ môn nhào ra bắt bóng nhưng thực tế chỉ là biểu diễn và cố tình để bóng lọt lưới? Hoặc hàng hậu vệ cố tình đốn ngã trái phép một cầu thủ đối phương trong vòng cấm địa dù bóng không có gì nguy hiểm để phải chịu phạt đền… rồi nhe răng cười? Hoặc hàng hậu vệ đứng nhìn không chịu truy cản đối phương để họ dẫn bóng khơi khơi và ghi bàn? Nếu đúng thế thì đây là một trận đấu có sắp xếp trước giống như kiểu bán độ chứ làm gì có “kịch tính”? Do đó tiêu đề đúng đắn nhất nên là, “Trận đấu giữa Than Quảng Ninh và Đồng Tháp giống như được dàn xếp trước.” hoặc: “Quảng Ninh – Đồng Tháp: Một trận cầu hết sức lạ lùng.“ Hiện nay tại Việt Nam bất cứ sự kiện thể thao nào có cái gì là lạ như quá hào hứng, thắng đậm, thua đau, nhiều màn đi bóng hấp dẫn đều được “phang” cho một câu “ đầy kịch tính”. Đúng là một sự “sáng tạo” chữ nghĩa vô cùng bừa bãi. Xin hãy đọc:
- “Solo và Bolero đêm chung kết 4 đầy kịch tính.”
- “Đua xe đầy kịch tính theo phong cách ‘Fast &Furious’.”
- “Hai vụ bắt cóc con tin đầy kịch tính đang diễn ra tại Pháp.” (Nếu người Pháp đọc được bản tin này chắc họ sẽ vô cùng phẫn nộ vì đã diễu cợt nỗi đau của họ)
- Giá vàng kịch tính ngay những ngày đầu năm mới: (Tôi thật sự không hiểu giá vàng lên xuống có kịch tính hay không? Giá vàng lên- xuống cũng giống như thị trường chứng khoán, thời tiết – sáng nắng chiều mưa, làm sao tiên đoán được và làm sao có kịch tính? Các cụ ngày xưa nói không sai, “Đã dốt thường hay nói chữ.”
- “Mặt mộc mới nhất của sao Việt.”: Thật không thể tưởng tượng nổi là người ta có thể gọi mặt cô gái chưa trang điểm là “mặt mộc”. Đồng ý “gỗ mộc” là gỗ chưa sơn phết gì cả. Nhưng khi ứng dụng cho con người cũng cần phải nên ý nhị. Tại sao lại không thể nói, “Da mặt chưa trang điểm/da mặt tự nhiên của cô A, cô B…”
- “Soi da xấu-đẹp của kiều nữ Hàn khi để mặt mộc.”: Ngoài vấn nạn “mặt mộc”, trong nước bây giờ, khi chú ý đến người nào, phân tích , tìm hiểu chuyện gì, đồ vật gì… cũng đều dùng chữ “soi’ hay ‘săm soi’ ”. Chẳng hạn như “Săm soi chuyên cơ của Tổng Thống Obama.” Đây là một loại Việt ngữ thật quái đản. Tại sao không nói, “Thử ngắm nhìn làn da của các kiều nữ Đại Hàn khi chưa trang điểm.” hoặc, “Tìm hiểu phi cơ riêng của Tổng Thống Obama.” hoặc “Phi cơ riêng của Tổng Thống Obama có gì đặc biệt?” Hai chữ “săm soi” làm người ta liên tưởng tới một người cầm cái que chọc chọc vào đâu đó. Còn chữ “soi” làm chúng ta liên tưởng tới một người cầm chiếc đèn pin chiếu vào mặt người ta.
- “2 bé trai sành điệu ăn mặc cực ngầu gây sốt.”: Chữ “ngầu” là tiếng lóng ý chỉ “đẹp,bảnh bao” chỉ nên xử dụng trong lúc nói chuyện thân tình, riêng tư. Còn khi phổ biến trên báo chí là thiếu nghiêm túc.
- “Lác mắt xem người Nhật gói quà đẹp từng chi tiết.”: Hai chữ “lác mắt” là ngôn ngữ “hơi thấp”. Một cách đứng đắn và lịch sự, nên viết, “Ngạc nhiên trước nghệ thuật gói quà đẹp, tỉ mỉ của người Nhật.”
- “Phát cuồng siêu xe sang chảnh tựa ngôi nhà di động.”: Tôi tự hỏi không biết câu văn này có phải là tiếng Việt hay không? Đây là một tiêu đề quái dị, xử dụng ngôn từ “đường phố” văn bất thành cú.
- “Để sở hữu eo thon.”: Tức cười thật! “Để có eo thon” vừa giản dị, vừa thuần tiếng Việt không chịu nói, lại chen vào hai chữ “sở hữu” để chứng tỏ ta đây giỏi chữ Nho. Đúng là lối viết rởm đời. Ngoài ra lại còn “mục sở thị” nữa chớ! “Chính mắt nhìn/tận mắt nhìn” không chịu nói, lại bắt chước tiếng Tàu lạ hoắc!
- “Công an phát hiện trên xe có một cá thể hổ đã chết.”: Trời đất quỷ thần ơi! Một con hổ không chịu nói mà lại nói “một cá thể hổ”. Đúng là loại tiếng Việt điên khùng. Nếu loại tiếng Việt điên khùng này phổ biến rộng rãi thì sẽ có loại ngôn ngữ như sau:
- “Mẹ tôi vừa đi chợ mua một cá thể gà.”
- “Nhà tôi hôm qua mới ăn một cá thể cá.”
- “Bữa tiệc thật linh đình, có tới cả chục cá thể heo quay.”
- “Sân Long An bùng nổ, hơn 10.000 vé bị thổi bay”: Ý của người viết muốn nói, sân vận động Long An như muốn nổ tung. Mười ngàn vé bán hết trong chớp nhoáng. Nhưng khi dùng chữ “bị thổi bay” khiến người đọc có cảm tưởng 10,000 tấm vé bị ai lấy cắp. Chữ “thổi” trong chốn giang hồ là “ăn cắp”, chẳng hạn bọn trộm cắp nói chuyện với nhau, “Tao vừa “thổi” được một chiếc xế hộp” tức “Tao vừa ăn cắp được một chiếc xe đắt tiền.”
- “Top quán lẩu, nướng vỉa hè giới trẻ Hà Nội thích nhất”: Tôi đố các bạn hiểu câu văn chen tiếng Mỹ “ba rọi”, lủng củng và trình độ rất thấp này. Một cách rõ nghĩa và đứng đắn, tiêu đề nên viết, “Giới trẻ Hà Nôi ưa chuộng lẩu, thịt nướng vỉa hè.”
- “Món ngon Đà Nẵng tại Hà Nội, quán nào ổn?”: “Ổn” ở đây là ổn định, xong rồi hay cũng khá ngon? Không ai hiểu nổi câu văn bí hiểm này.
- “Toàn cảnh Sapa tuyết rơi lãng mạn qua ống kính dân phượt”: Tuyết, hoặc phong cảnh không thể “lãng mạn”. Lãng mạn là tình cảm ướt át của trai gái. Nhưng cảnh tuyết rơi có thể “gợi cảm” cho người ngắm, nhiếp ảnh gia… Ngoài ra giọng văn đang có không khí “lãng mạn” nhưng tác giả lại thêm vào chữ “phượt” làm người đọc cụt hứng. Chúng ta có thể góp ý với tác giả với vài câu như sau:
- Tuyết Sapa vô cùng gợi cảm trước ống kính của lãng tử.
- Tuyết rơi êm đềm trên đỉnh Sapa.
- Tuyết Sapa làm tâm hồn du lịch trở nên lãng mạn.
- “Thay mới vũ khí trên tuần dương hạm hạt nhân Nakhimov”: Thay vì viết, “Thay vũ khí mới trên tuần dương hạm Nakhimov”. Hiện nay, do dịch thuật từ báo chí ngoại quốc, trong nước đã xuất hiện loại tiếng Việt “đổi đời” phá hủy ngôn ngữ truyền thống Việt như: “Nga vừa đóng mới bốn tàu ngầm”, “xây mới mấy căn hộ”. Đúng văn phạm phải viết, “Nga vừa đóng thêm bốn tàu ngầm” và “Vừa xây thêm mấy căn nhà.” Viết như thế đương nhiên người đọc hiểu là đóng thêm tàu chiến mới, xây thêm căn nhà mới rồi. Xin nhớ cho, xây thêm hoặc đóng thêm đương nhiên là nhà mới, tàu mới. Không ai đóng tàu cũ, xây thêm nhà cũ cả. Do đó, thêm chữ “mới” là thừa. Tuy nhiên câu văn dưới đây, chữ “mới” không có nghĩa là “mới hay cũ” mà là “vừa mới”, ý chỉ thời gian. Thí dụ: “Mẹ mới mua cho anh em chúng tôi mấy bộ quần áo.”
- “Ngỡ ngàng với cô gái bán kẹo hát hay hơn ca sĩ…”: Ngỡ ngàng là tình cảm rất bất ngờ, không ưng ý, không đúng như dự đoán hay ước vọng của mình. Thí dụ: “Sau 25 năm xa cách, từ Mỹ trở về, tôi thật ngỡ ngàng không nhận ra cô nữ sinh khả ái năm xưa nay trở thành một bà già tiều tụy.” hay, “Tôi thật ngỡ ngàng và xấu hổ khi cô ta tự xưng là á hậu nhưng mở miệng nói ra toàn tiếng lóng và ngôn ngữ thô tục “. (Vì tôi cứ ngỡ rằng cô ta đẹp đẽ như thế thì lời ăn tiếng nói phải lễ độ và lịch sự)
Còn ở đây, thấy một cô gái bán kẹo mà hát hay hơn ca sĩ, chúng ta ngạc nhiên hoặc thích thú – tự hỏi sao có chuyện lạ như vậy chứ chẳng “ngỡ ngàng” gì cả. Xin tác giả bài này đọc thêm các tiểu thuyết giá trị của Việt Nam hoặc kiếm thày/cô dạy Việt Ngữ hỏi, lúc đó sẽ hiểu rõ nghĩa của hai chữ “ngỡ ngàng”.
Ngoài ra, trong nước bây giờ, để kiếm sống, các tờ báo thường xuyên cho đăng những hình ảnh quảng cáo cho các cô người mẫu, hoa hậu với những lời chú thích rất ngây ngô hoặc rẻ tiền như: đẹp hút hồn, đẹp ngỡ ngàng, đẹp khó cưỡng, đẹp gây sốt… Qua văn chương, báo chí, tôi đã từng học, từng biết về những vẻ đẹp như: đẹp mê hồn, đẹp não nùng, đẹp liêu trai, đẹp quyến rũ, đẹp yêu kiều, đẹp lả lơi, đẹp hấp dẫn, đẹp chết người, đẹp như chim sa cá lặn, đẹp như tiên nga giáng thế, đẹp như tiên, đẹp khuynh quốc khuynh thành (sau khôi hài thành đổ nước nghiêng thùng), đẹp như Tây Thi, đẹp kiêu sa, đẹp lộng lẫy, đẹp quý phái, đẹp thiên kiều bá mỵ, đẹp mặn mà, đẹp phúc hậu, đẹp thanh tao, đẹp tự nhiên, đẹp ngây thơ, đẹp mảnh mai, đẹp như búp- bê…nhưng chưa thấy… đẹp hút hồn, đẹp khó cưỡng, đẹp gây sốt, đẹp ngỡ ngàng. Có thể tại Việt Nam bây giờ có những cô gái “đẹp kinh khủng” như thế mà thế giới chưa biết chăng? Bạn nào gặp một cô gái có vẻ đẹp “gây sốt” chắc về nhà phải uống Aspirin hay Tylenol. Còn bạn nào gặp một cô có vẻ “đẹp khó cưỡng” chắc vào tù quá?
Tạm Kết Luận:
Chiến tranh đã qua rồi 40 năm. Đây là thời kỳ xây dựng con người, xây dựng tình cảm và xây dựng đất nước. Xin bỏ lại sau lưng tất cả những ngôn ngữ của thời kỳ chiến tranh. Chiến tranh nặng về tuyên truyền, căm thù, tranh thắng mà ngôn ngữ là khí cụ cho nên ngôn ngữ bị biến dạng. Thời bình không cần những loại ngôn ngữ đó nữa mà cần nhân ái, giản dị, hiền hòa, dễ hiểu, cảm thông, xây dựng. Xin đừng kéo lê những di sản nhức nhối của quá khứ để truyền cho những thế hệ mai sau.
Âm thanh hòa lòng người. Ngày xưa Khổng Tử đi qua nước Trần thấy âm nhạc nước này ủy mị quá ngài than chắc nước này diệt vong quá. Quả nhiên nước Trần sau bị xóa tên trên bản đồ. Âm nhạc, tiếng nói biểu hiện lòng người. Chẳng hạn như tại Iraq, Afghanistan, Ukraina, Yemen, Nigeria, Lybia bây giờ chắc chắn âm thanh sát phạt và nặng mùi tử khí. Âm nhạc kích động biểu hiện một xã hội cuồng loạn dễ đi tới cực đoan, quá khích. Âm nhạc hiền hòa là dấu hiệu của một xã hội êm đềm “Trăm họ âu ca”. Ngôn ngữ hiền hòa, lễ độ thể hiện một xã hội an lành, mọi người thương yêu tin tưởng nhau. Ngôn ngữ tràn đầy tiếng lóng và “đường phố” biểu hiện một xã hội bất ổn, mánh mung.
Ngoài ra, ngôn ngữ còn phản ảnh trình độ giáo dục của con người.
Còn văn chương, chữ nghĩa lại phản ảnh trình độ văn học của một quốc gia. Khi một đất nước tiến lên không phải chỉ nhà chọc trời, xa lộ, cầu cống, đập thủy điện, các khu thương xá lộng lẫy, truyền hình, phim ảnh, thi hoa hậu, người mẫu, thời trang, đá bóng, son phấn, ipad, iphone, ăn mặc giống Mỹ là đủ… mà cần cử chỉ, cách đối xử với nhau, với người ngoại quốc và nhất là cách ăn nói sao cho lễ phép, nhã nhặn. Tôi cho rằng muốn có một sự thống nhất về mặt ngôn ngữ cho Việt Nam thì phải làm sao tổng hợp được nét văn chương, ý nhị, bóng bẩy của Miền Bắc với tính giản dị, trong sáng, dễ hiểu của Miền Nam.
Người Miền Bắc do đồng bằng nhỏ hẹp, kinh tế khó khăn cho nên trong quá khứ hễ có một tí của thì khoe khoang và thường hay ngoa ngôn, cường điệu và tính tình cay nghiệt. Còn người Miền Nam, do thiên nhiên ưu đãi, ruộng lúa bạt ngàn, cây trái đầy vườn cho nên tính tình cởi mở, hiền hòa, giản dị, chân chất…và không ưa kiểu nói dóc, một tấc lên trời hoặc viết hay nói theo kiểu “khó khăn” nhức đầu nhức óc.
Văn chương và ngôn ngữ là di sản do tổ tiên để lại, là con cháu chúng ta phải chung lưng xây đắp sao cho mỗi ngày mỗi phong phú và sáng đẹp. Do đó, tôi xin tất cả những người đang cầm bút, đánh máy (trên máy điện tử) để truyền đi những bản tin hay viết một đề mục quảng cáo, bài bình luận hãy hết sức thận trọng.
Muốn viết giỏi, ngoài năng khiếu còn phải đọc sách thêm rất nhiều. Nếu chưa tin vào trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học các lớp văn chương Việt Nam ở các đại học hoặc tham khảo các tác phẩm văn chương lớn như Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, các tác phẩm văn học của Cao Bá Quát, Hàn Thuyên, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bình Khiêm, Ngô Gia Văn Phái… các tiểu thuyết của Thời Tiền Chiến, các cuốn biên khảo về lịch sử, triết học, xã hội học, tôn giáo, luật học…không ngoài mục đích trang bị cho mình thêm kiến thức hầu cống hiến cho độc giả những bài viết, bài bình luận, bản tin vừa hài lòng người đọc vừa làm mẫu mực cho các thế hệ mai sau. Đó chính là gia tài văn hóa quý báu của một quốc gia. Mong lắm thay!
Đào Văn Bình
(California ngày 14 Tháng 1, 2015)
Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015
BÀI THƠ THẦN NĂM ẤT MÙI
Tôi chào đón năm Ất Mùi này (2015) với bài thơ Thần đã ra đời vào năm Ất Mùi 1655, đúng 360 năm trước. Lịch xưa tính đúng chẵn sáu hội (mỗi hội 60 năm).
Đây là bài thơ đã được ghi lại trong Đại Nam Thực Lục – một bộ sử biên niên ghi lại thời kỳ các Chúa Nguyễn rồi Nhà Nguyễn trị vì đất nước.
Bấy giờ, Chúa Hiền, Nguyễn Phúc Tần, một đêm nằm mộng thấy thần nhân hiện lên đọc cho nghe bài thơ. Hôm sau nhà Chúa đã đọc lại cho đình thần nghe, và cho rằng đó là lời mách bảo của thần linh (xem ĐNTL TI, NXB Giáo Dục, tr63).
Nguyên văn :
Tiên kết nhân tâm thuận.
Hậu thi đức hóa chiêu.
Chi diệp kham tồi lạc.
Căn bản dã nan dao (diêu)
Dịch nghĩa:
Trước hết phải cố kết nhân tâm cho thuận.
Sau là thi hành (chính trị) đạo đức để quy tụ mọi người.
Dẫu cành lá có gãy rụng.
Gốc rễ chẳng hề lung lay.
Trong văn học Việt Nam, người ta cho rằng đây là bài thơ thần thứ hai. Bài đầu là bài thơ “Nam quốc sơn hà”, tương truyền đã vang lên trong đền thờ hai vị thần Trương Hống, Trương Hát, ở ven sông Như Nguyệt, nơi phòng tuyến chống quân nhà Tống xâm lược, thời Lý Thường Kiệt.
Nếu bài thơ trước (Nam quốc sơn hà) là tinh thần, ý chí của dân Việt quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Đất Nước, quyết đánh bại mọi kẻ thù xâm lăng, được coi như một tuyên ngôn Độc lập, thì bài thơ sau là một “minh triết” chính trị. Bài thơ góp vào, làm nên sự phong phú sâu sắc của tư tưởng, đạo trị nước của Việt Nam. Cũng nên lưu ý một tình tiết tế nhị. Đó là bài thơ xuất hiện lúc đất Nước còn phân ly. Lực lượng nào muốn thắng, gồm thâu thiên hạ, đều phải chú ý đến những vấn đề cốt tử: Thi hành đức hóa, cố kết lòng người…
Ngoại trừ hoàn cảnh xuất hiện, phân tích kỹ 20 chữ của bài ngũ ngôn tứ tuyệt này, có thể rút ra được nhiều điều bổ ích, thú vị. Điều ấy, không những có ích cho những người lãnh đạo quốc gia ở tầm vĩ mô, mà còn có lợi cho cả công việc ứng xử ở tầm cơ sở, vi mô, của một gia đình, một doanh nghiệp, một cộng đồng xã hội, một chính đảng…
Chữ tiên, (trước hết) là nói tầm quan trọng của vấn đề. Câu đầu, đưa ra ba triết lý quan trọng: kết, nhân tâm và thuận. Ba chữ này, là ba phạm trù rất cơ bản để nhận thức và ứng xử xã hội. Ngẫm về chữ kết, đã có điều thú vị, nó có vẻ dễ hiểu, thậm chí người ta nghe đã nhàm tai, nào kết đoàn ta là sức mạnh trong một bài hát Tàu, nào đoàn kết, đại đoàn kết…Chữ kết, người xưa viết với bộ “mịch”, có ý nói về sự bó bện cho bền chặt.Ý nghĩa là sự tập hợp cái nhiều (đa) thành cái một (nhất). Người ta phải “kết” cái nhiều lại để thành một cho mạnh cho bền chắc…nhưng không bao giờ lại thủ tiêu các thành viên, thành tố. Nếu hiểu kết mà chỉ nhăm nhăm coi trọng cái một mà bỏ cái nhiều, chỉ chú ý đến cái chung, mà bỏ cái riêng, thì chẳng còn ý nghĩa kết gì nữa. Đó là quy luật tự nhiên, huống chi là quy luật xã hội! Không thấy ý nghĩa “kết”, không thể gắn bó con người được. Phải hiểu và làm chữ kết trong thế vừa đề cao cái một, mà phải coi trọng cái đa, những thành tố riêng rẽ, để tạo thành cái “Kết”. Trong tự nhiên, người ta dễ hiểu và làm theo quy luật ấy. Như cái máy tính điện tử, nếu không coi trọng từng chi tiết, từng linh kiện, làm sao có thể có được chất lượng cao của bộ máy! Nhưng trong ứng xử xã hội, con người lại tầm thường đến độ ngu xuẩn, là muốn kết mà không muốn làm cho mọi thành tố mạnh lên!
Hai chữ nhân tâm cũng nên luận. Không nên chỉ hiểu đơn giản là lòng người. Phải thấy nhân là con người và cả cái tâm của nó. Nếu không biết nuôi dưỡng con người bằng một “politique” nhân văn, con người sẽ đói, sẽ khổ, sẽ méo mó bất thành nhân dạng, có thể thành quái thai, chỉ có phần con mà mất đi phần người.Trong trường hợp ấy, không thể có cái tâm đúng nghĩa.Tâm không chỉ là lòng người, nó là tổng hòa của cái trí, cái biết cái thức, thiếu tâm hồn, thiếu tri thức không thành người. Như vậy vấn đề nhân tâm không chỉ thuần túy là tinh thần, ý thức, tình cảm, tâm hồn. Phải tính cả những giá trị vật chất của con người cho con người, vì con người. Những thể chế, thiết chế, chế độ phản bội lại con người không thể gọi là nhân văn, lại có thể cố kết con người, làm mạnh con người. Còn chữ “Thuận”. Minh triết Việt biết đánh giá cao ý nghĩa chữ thuận – thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn. Nhưng thuận không chỉ có nghĩa là cùng nhau, còn có cái nghĩa là theo quy luật, theo thiên tính, nhân tính, nhân tình. Con người từng đánh mất chữ thuận, nên đã làm cho con người, cho xã hội không hòa, địa không lợi, thiên không còn thời.
Vì thế, sau cái tiên kết, là nói hậu thi. Những điều phải thi hành, phải làm tiếp theo để thể hiện cho được sự cố kết, làm vững mạnh con người, làm cho nhân tâm thuận, nghĩa là làm cho tiến hóa nhân cách, nhân vị, nhân sinh làm cho tiến hóa xã hội.
Thi hành “đức hóa”, nghĩa là thi hành một nền chính trị đạo đức, nhân văn, một nền kinh tế đạo đức, nhân văn; một nền văn hóa giáo dục đạo đức nhân văn. Mọi sự tuyên bố chủ nghĩa, lý thuyết này nọ mà không theo tiêu chí ấy, đều là lừa dối, chỉ đạt tới dự nhất thời, nửa vời, đẩy con người và xã hội đi tới ngày càng suy đồi, tan rã. Không phải ngẫu nhiên, mà ngày nay đang xuất hiện nhiều những cảnh báo về cái ác tràn lan*, và đang đề xuất những tư duy lành mạnh, cổ vũ cho một tinh thần, một thái độ, một tâm thức “minh triết” trong đời sống. Bruce Lloyd**(Anh quốc) tha thiết đề nghị hãy kiến tạo xã hội minh triết, kinh tế minh triết. Còn Gandhi (Ấn) từ 1934, đã hô hào xây dựng nền giáo dục minh triết.
Thi hành đức hóa còn có nghĩa là thực hiện một đường lối, một phương thức quản trị, điều khiển, tổ chức, quản lý có nhân văn, đạo đức, coi trọng con người hơn là coi trọng giá trị vật chất gia tăng. Những cộng đồng, những xã hội vĩ mô và vi mô chỉ nhăm nhăm lợi ích giá trị vật chất gia tăng, bỏ rơi, bỏ quên con người, xã hội của con người đều không thể biện hộ cho tính “phản động” của mình. Người ta đang phải nói nhiều về nền chính trị có khuôn mặt người, kinh tế có tính người, văn hóa có tình người…
Đó là sự nuôi dưỡng, vun trồng, bồi đắp cho cái gốc, cái rễ (căn và bản) của con người, của xã hội, của Đất Nước, của nhân loại. Đó chính là bài học, là triết lý, là phương châm để một gia đình, một doanh nghiệp, một chính đảng, một nhà nước vận hành đạt tới nhân văn, tiến hóa. Nhãn tiền sự thoái hóa trông thấy trên Đất Nước ta và cả trên thế giới đều có thể chiêm nghiệm từ ý nghĩa bài thơ Thần này.
Xin chép lại bài thơ Thần đã xuất hiện đúng năm Ất Mùi (1655) và đôi lời thô thiển, nói lên cảm nghĩ của mình để hầu chuyện ban đọc bên chén rượu, chén trà xuân, năm này, cũng là một năm Ất Mùi của Dân tộc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)