" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014
Quyền " Tự do Chó luận"
Lâu nay trên làng mạng xuất hiện " Quyền Tự Do Chó Luận" và hẳn nhiên là do lũ Chó khởi xướng. Thế là chúng tha hồ sủa. Chó Mẽo sủa theo kiểu Tự do Mẽo. Chó Châu âu sủa theo kiểu tự do của Châu âu. Chó chống Cộng sản sủa theo kiểu Tự do Tư bản ..Tự do mà nên con nào cũng tự do tha hồ mà sủa mà đòi lại cái "Khuyển quyền". Mà chúng ta biết là Khuyển quyền cơ bản chỉ có " ĂN UỐNG- ĐỤ- ỈA".
Căn bệnh " thờ ơ" với Chủ nghĩa cá nhân đã khiến thế giới loài người ngày càng thoái hóa. Có lẽ lũ chó cho rằng đây là cơ hội để chúng giành lại Khuyển quyền thoát khỏi sự " nuôi dạy " của loài người và chúng có thể " Tư do Chó luận" thự hiện ĂN UỐNG- ĐỤ- ỈA thoải mái. Hiện tại chúng ta cũng đã thấy chúng tranh Ăn- tranh ĐỤ và tranh ỈA vào mặt nhau. Có bạn nào thích chỉ ra không vậy?
Cũng may ở Việt Nam Chính phủ đã bắt đầu thực hiện " Bắt Chó" kịp thời không thì có lẽ không bao lâu người Việt Nam hẳn phải sống với cái môi trường đầy phân Chó. Lũ Chó vốn luôn ỉa bậy kia mà! a ha...
SỰ IM LẶNG CAO QUÍ
Triết gia người Đức Karl Japers cho rằng, thời kỳ 500 năm từ 750 đến 250 trước công nguyên là một giai đoạn hi hữu của lịch sử loài người, đó là một thời kỳ “đột biến”, là thời đại của một “trục tư tưởng”. Trong thời kỳ này có nhiều thiên tài về triết học và tư tưởng ra đời mà ta có thể kể vài vị như Zarathustra (660-583), giáo chủ Vardhamana Mahavira (599-527), Phật Thích-ca Mâu-ni (566-486), Khổng Tử (551-497), Socrates (470-399), Plato (427-347), Aristotle (388-322).
Đó là thời kỳ của những thánh nhân vĩ đại mà hệ tư tưởng của họ trở thành cội nguồn tư duy, triết học cho cả loài người trong hàng ngàn năm sau. Socrates và những triết gia Hy Lạp sau ông vẫn còn đóng một vai trò ưu việt trong quan niệm về vũ trụ, con người và thế giới hiện tượng. Khổng Tử vẫn là vị “vạn thế sư biểu” của nền văn minh Đông Á.
Phật Thích-ca là người sáng lập đạo Phật, ngày nay là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Thế nhưng ta sẽ sớm thất vọng nếu muốn tìm nơi Đức Phật một nền triết học hoàn chỉnh về nhận thức, một vũ trụ quan hẳn hoi, một lời giải thích tường tận về thế giới hiện tượng. Lý do là, Đức Phật đến với đời không phải là để lý luận về vũ trụ về thế giới. Ngài không trình bày những nhận thức triết lý như những nhà triết học Hy Lạp. Mục đích của Đức Phật là tuyên bố cho thế gian biết cuộc đời này là “khổ”, là “phiền não”, thế nhưng có những cánh để thoát khổ, để diệt phiền não.
Vì những lẽ đó, Đức Phật không hề là một vị “Thượng đế” toàn năng sáng tạo ra thế giới như nhiều người lầm tưởng. Con đường Ngài chỉ dạy - ở đây gọi là Đạo – cũng không có nghĩa là một “tôn giáo” hay thần quyền theo nghĩa của phương Tây. Theo tinh thần phương Đông, Đạo không hề đối lập với khoa học. Nói một cách chính xác, đạo Phật là “đạo diệt khổ”. Đức Phật chỉ là một người đã “giác ngộ” về con đường dẫn đến sự diệt khổ và muốn chỉ dạy cho chúng ta. Trong ý nghĩa đó, Đức Phật chỉ là một người thầy giáo. Có người ví Đức Phật như một y sĩ, là người tuyên bố rằng chúng ta đang có bệnh và bệnh đó có thể chữa lành. Dù thầy giáo hay y sĩ, Đức Phật không hề xưng là Thượng đế, thần linh, cũng không có dáng dấp của một triết gia nêu lên những nhận thức hay kết luận về vũ trụ và tìm cách chứng minh hay bào chữa cho chúng.
Một điểm nữa làm Đức Phật khác với các vị hiền triết Đông-Tây khác là chỉ trình bày giáo pháp của mình sau một thời gian bản thân Ngài phải khổ công rèn luyện những phép tu học tâm linh và chứng đạt một trạng thái mà ta có thể gọi là thăng hoa của ý thức. Vì lẽ đó nhiều người gọi Ngài là bậc “giác ngộ” và đạo Phật có khi cũng được mệnh danh là đạo giác ngộ.
Được mệnh danh là Buddha – người giác ngộ- nên thời xưa, khi Ngài còn tại thế, nhiều đạo sĩ, hiền triết đã tìm Ngài để hỏi về những vấn đề liên quan đến vũ trụ như thế giới này có thực hay không; về siêu hình như sinh mạng con người là còn hay mất. Trước các câu hỏi đó, Đức Phật đều giữ im lặng. Người đời sau gọi đó là một sự “im lặng cao quí”. Thay vì nói lên quan điểm của mình như các nhà hiền triết Đông-Tây, Ngài cho rằng, trả lời những câu hỏi đó là vô ích, nó không giải thoát khỏi khổ đau, không dẫn đến “chính kiến”. Ngài kiên trì chỉ nói về cái khổ và con đường thoát khổ.
Thế nhưng, ta cũng đừng nghĩ Đức Phật không bao giờ phát biểu về một thế giới quan. Ngài chỉ nói đến nó khi cần phải trình bày hay minh họa giáo pháp thoát khổ của mình. Và muốn kết luận cuộc đời là “khổ”, dĩ nhiên Phật phải có một tầm nhìn quán triệt về tự tính của thế giới, về tính chất của con người, về mọi sự tồn tại trên thế gian. Phật không muốn đi vào các câu hỏi triết học hay siêu hình, không phải vì Ngài không có sẵn những câu trả lời mà Ngài biết quá rõ, người nghe sẽ không hiểu hay hiểu sai về những điều mà con người chỉ thông qua một sự rèn luyện tâm thức mới giác ngộ được. Trả lời cho những câu hỏi đó hiển nhiên là hoàn toàn không ích lợi, thậm chí có thể làm cho người nghe bị lạc hướng.
Vì những lẽ đó, khi đến với Phật Thích-ca để tìm một quan điểm về thế giới hiện tượng, thế giới vật lý, ta cần phải cẩn trọng. Một mặt, ta có thể tìm nơi Ngài những nhận định sâu xa nhất về thế giới, mặt khác ta đừng vội tin rằng mình có thể tiếp thu ngay những thế giới quan đó. Lý do là chúng không xuất phát từ lý luận của đầu óc mà từ những nhận thức của một trí tuệ đã được nâng cao và mở rộng bằng phép thiền quán.
Triết lý đạo Phật có thể vừa rất bao quát, có giá trị không những cho thế giới loài người mà cho cả loài “hữu tình” của các thế giới khác. Đồng thời triết lý đó lại nhắm vào từng người, rất riêng biệt mang tính cá thể. Một mặt, những nhận thức của Phật là có tính chất chung nhất cho toàn vũ trụ. Mặt khác giáo pháp của Ngài cũng có tính “tùy bệnh cho thuốc” nên đọc trong kinh sách, người ta cũng thấy có nhiều nơi nhiều chỗ dường như mâu thuẫn lẫn nhau.
Một lý do nữa mà ta cần phải rõ là đạo Phật đã phát triển từ 25 thế kỷ qua và triết học của nó đã trở thành một hệ thống đồ sộ mà không mấy ai nắm vững được hết. Từ những phát biểu của Phật Thích-ca mà ngày nay người ta còn giữ lại trong kinh sách của Phật giáo Nguyên thủy, đạo Phật đã nhanh chóng phát triển thành một hệ tư tưởng vô cùng phong phú, được gọi là tư tưởng Đại thừa. Giữa hệ Nguyên thủy và Đại thừa có nhiều khác biệt lớn về tư tưởng và giữa bản thân các hệ phái trong Đại thừa cũng có nhiều nhận thức luận khác nhau. Điều đặc biệt là kinh sách Đại thừa, tuy phát triển sau khi Phật nhập diệt, nhưng vẫn được xem là lời của Phật Thích-ca giáo hóa trong những “pháp hội” đặc biệt.
Ngoài Đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, lịch sử Phật giáo còn ghi lại các vị luận sư xuất chúng. Nhờ các vị đó, đạo Phật được phát triển trong nhiều thế kỷ qua mà tác phẩm của họ được gọi là “Luận” để phân biệt với “Kinh”, là tên chỉ dành cho những lời Phật dạy. Ba hệ Kinh, Luận, Luật trở thành ba tạng kinh điển đồ sộ của đạo Phật.
Hiển nhiên, từ kinh điển đạo Phật, người ta có thể rút ra nhiều kết luận về nhận thức luận của Phật giáo nói về thế giới hiện tượng.Vấn đề khó ở đây là vì kinh sách đạo Phật quá phong phú, vì lịch sử tư tưởng của Phật và của các vị luận sư quá mênh mông, luận đề triết học này không thề đươc tóm gọi trong vài ba chương sách. Thậm chí tư tưởng của một vị luận sư suy nhất trong vô số nhà tư tưởng của đạo Phật đã là đề tài của những biên khảo công phu. Ngày nay trên thế giới, người ta thường đi vào những biên khảo chuyên môn như những công trình nói về các trường phái tư tưởng Phật giáo như Thắng luận, Trung quán, Duy thức, Thiền tông, Mật tông…
Trích Lưới Trời Ai Dệt của Nguyễn Tường Bách
Cá không ăn muối thì... ăn đá tủ lạnh
Con không phải là cuộc đời nối dài của Mẹ...Cá không ăn muối chưa chắc đã ươn vì thời nay đã có tủ lạnh. Mẹ luôn thua con cũng là một điều TỐT. Và khi chạm tay vào tuổi già, mẹ phải buông tay con ra để tập đi, để sau này không là gánh nặng....
1.
Tối qua, trước khi đi ngủ, mẹ bảo: Có bác lại vừa gọi điện phàn nàn về cậu con trai không chịu vào làm Nhà nước, mà bác ấy chạy chọt mãi mới được “suất” ấy. Bác ấy khóc bảo: “Cá không ăn muối...”.
Con cười phá lên, ngắt lời: Cá không ăn muối chưa chắc cá đã ươn đâu. Các bố, các mẹ thời có tủ lạnh không nói thế được nữa đâu mẹ ơi...
Rồi con kể: Hôm nọ con đi hội thảo hướng nghiệp của một trường đại học lớn, ngồi cạnh một cô nhờ con tư vấn xem cậu con trai lớp 11 học khối A của cô nên thi ngành nào. Cô ca cẩm: “Nó không quan tâm mà cũng chẳng biết ngành nào với ngành nào đâu. Đây, ngay hội thảo này này cô rủ mãi nó chẳng đi. Nên cô phải tự tìm hiểu hết rồi chỉ đâu nó đánh đấy thôi. “Cá không ăn muối cá ươn”, người xưa nói cấm có cái gì sai.
Buồn cười quá mẹ nhỉ. Cô có chắc là cô biết nhiều hơn con mình? Mà tìm hiểu thông tin cũng là cô, quyết định cũng là cô, thế rốt cuộc là ai thi đại học? Nhưng con chẳng dám bảo thế, vì bố mẹ nào cũng có niềm tự ái mặc định rằng con cái mình luôn bé bỏng và cần định hướng của mình. Bố mẹ nào cũng luôn là chân lý, không là chân lý nghĩa là chưa làm tròn vai.
Mà cũng chính vì bố mẹ luôn là chân lý nên bọn trẻ như con đã rút kinh nghiệm từ các phim Hàn Quốc, Hồng Kông lâm li: Tiền xử hậu tấu, đừng bao giờ hỏi ý kiến phụ huynh. Vì không thể cãi nhau với chân lý.
Cá không ăn muối thì cá ăn đá. Vâng, giờ có tủ lạnh rồi mà mẹ!
2.
Khi con còn bé, mẹ hay kể với con về những ước mơ, dự định không thành của mình. Bao giờ, trước khi ngủ, kết thúc câu chuyện mẹ thường bảo: Con gắng học để thực hiện những dự định mà đời mẹ chưa làm được. Con hãy là cuộc đời nối dài của mẹ! Có thể mẹ nói như đang viết truyện, nói như thói quen chữ nghĩa, hình như cũng chưa nghĩ nhiều lắm.
Khi chọn trường Đại học để làm hồ sơ thi, con bảo mẹ một cách nghiêm túc:
Mẹ này, con không phải là cuộc đời nối dài của mẹ. Con phải sống cuộc đời của con chứ! Mẹ hãy để cho con lựa chọn đường đi của con!
Bây giờ nghĩ lại, đôi lúc mẹ cười thầm: May mà con đã ”thỏa thuận” lại. Nếu con mà là cuộc đời nối dài của mẹ thì hóa ra mọi thứ không chuyển động à?
3.
Hôm nay, thứ 7, như rất nhiều buổi sáng, đúng 6 giờ sáng mẹ choàng dậy, ôm máy tính hoặc iPhone, iPad. Con như thường lệ, giấc ngủ đang rất nồng, chưa có dấu hiệu thức giấc.
8 giờ sáng, con hết ngái ngủ, vừa ngồi dậy, đã thấy mẹ mặt thiểu não.
Con: Sao thế mẹ?
Mẹ: Định hỏi mấy thứ, nhưng sợ con mất ngủ...
Con: Mẹ lại thế rồi! Mẹ xem mỗi ngày mẹ gọi hỏi con bao nhiêu lần về những thứ mà thực ra mẹ đều có thể tự làm được. Hoặc là mẹ cố lên một chút xíu là xong thôi. Tại mẹ cứ thích phụ thuộc vào con thôi.
Mẹ: Con thấy đấy, mẹ của bác Văn đến cô giúp việc dùng cái khăn lau cửa sổ để lau nhà mà gọi ông con giám đốc về xử lý.
Con (bật cười nhưng giọng hơi ngẹn): Mẹ ơi, mẹ có biết đó là bệnh lệ thuộc con hoặc thích “hành” con của các mẹ không? Mẹ không tập đi rồi đến 80 tuổi mẹ còn quá bà cụ nhà bác Văn. Năm nay mẹ mới 50 tuổi, không cố lên thì làm sao về hưu các “cụ” còn có thể rủ nhau xách túi đi du lịch khắp thế giới. Nếu du học, hoặc con lấy chồng xa thì mẹ làm thế nào? Hôm trước mẹ vừa viết trên FB là là con phải mau buông tay ra để mẹ tự lực, mẹ trưởng thành mà. Đúng đấy, sao các mẹ tập đi chậm thế? Mẹ nói, hồi trước con tập đi mất có một tuần thôi mà. Nào cố lên, bắt đầu từ hôm nay, mẹ tự săn vé máy bay giá rẻ qua mạng đi...
Vẫn nhớ, khi con 16 tuổi, sau mấy lần tranh luận thắng, con hỏi: “Mẹ ơi, sao lúc nào mẹ cũng thua con?” Mẹ bảo: “Các con phải thắng thì đất nước mới phát triển. Nếu thế hệ trước luôn thắng thế hệ sau thì cuộc sống không chuyển động con ạ...”.
Hôm nay, khi con sắp trưởng thành và mẹ chạm tay vào cõi già, chúng ta lại phải chuẩn bị cho một hành trình mới. Nếu không buông tay con ra để tập đi, để lành mạnh, vững chãi bước tiếp chặng đường còn lại của hành trình làm người, cha mẹ sẽ lại là gánh nặng của con cái. Nhiều gánh nặng như thế cộng lại, có thể sẽ lại làm chậm lại bước chân vươn về phía trước của cả đám đông người Việt trong một hành trình mới.
Cuộc đối thoại hôm nay, mẹ lại vui vì con vẫn thắng. Con thắng, có nghĩa là mẹ phải kiên quyết tự lập, không lệ thuộc nữa, dù con là con của mẹ. Dù chúng ta là một gia đình!
Lương Thị Bích Ngọc
Chương 5. Dịch là nghịch số
Dịch gồm 2 chiều thuận, nghịch. Từ Vô Cực, Thái Cực xuống tới Âm Dương, sinh hóa Vạn Vật, đó là chiều thuận. Đó là chiều từ Thái Cực ra đến 64 quẻ của Phục Hi hoành đồ. Đạo gia gọi thế là giáng bản lưu mạt. Từ Vạn Vật, trở ngược về Bản thể, hay nói cách khác từ 64 quẻ trở về Tứ Tượng, Âm Dương, Thái Cực gọi là chiều nghịch. Đạo gia gọi thế là từ ngọn trở về gốc, là tự mạt phản bản
Như vậy chiều thuận sẽ sinh nhân, sinh vật, chiều nghịch sẽ sinh Thánh, sinh Thần.
Vẽ ra đồ bản, ta thấy hai chiều thuận nghịch như sau:
Nhìn vào Tiên Thiên Bát Quái ta thấy hai chiều thuận nghịch như sau;
a)- Chiều thuận:
(Chiều thuận: từ Thái Cực tới Vạn Vật, từ khinh thanh (Càn) tới trọng trọc (Khôn)
b)- Chiều nghịch.
(Chiều nghịch, từ Vạn Hữu trở về Thái Cực, từ trọng trọc (Khôn) trở về khinh thanh (Càn), từ khinh- thanh trở về Thái Cực,)
Hoàng Cực Kinh Thế giải:
Từ trên xuống dưới gọi là thuận:
Bốn tả ( trái) thì từ Càn đến Đoài Ly Chấn, 1, 2, 3, 4 vậy. Bốn hữu (phải) thì Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, 5, 6, 7, 8 vậy.
Trần Đoàn theo gương các lão tổ tiền bối như Hà Thượng Công, Ngụy Bá Dương, Hán Chung Ly, Lã Nham (Lã Động Tân) đã đề ra năm giai đoạn để trở về Vô Cực.
1.- Tìm cho ra Thái Cực tức Huyền Tẫn Chi Môn;
2.- Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần.
3.- Ngũ hành định vị, ngũ khí triều nguyên.
4.- Âm Dương phối hợp Thủ khảm điền Ly.
5.- Luyện thần hoàn hư, phục qui Vô Cực
Chu Nguyên Công (Chu Hối Am) giải Dịch theo chiều thuận. Thái Cực đồ của Ông cũng có 5 tầng từ trên xuống dưới:
1.- Vô Cực hay Thái Cực;
2.- Âm Dương phối hợp, Âm động, Dương tĩnh.
3.- Ngũ Hành định vị, Ngũ Hành đều có tính chất riêng.
4.- Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ.
5.- Vạn Vật hóa sinh
Trong Tính Mệnh Khuê Chỉ cũng giải rõ hai chiều thuận nghịch và áp dụng vào con người như sau:
a)- Chiều thuận:
Tính —> Tâm —> Ý —> Tính —> Vọng
Ngày nay ta gọi thế là hướng ngoại.
b)- Chiều nghịch:
Vọng —> Tình —> Ý —> Tâm —> Tính
Trở về Tính tức là được Hoàn Đơn
Ngày nay ta gọi thế là hướng nội.
Trong quyển Tượng Ngôn Phá Nghi có 14 bức họa xác định 2 chiều nghịch thuận của cuộc đời, cũng như của vòng Dịch. Ta có thể giải thích các hình vẽ đó một cách đại khái như sau:
a)- Chiều thuận: Từ hình I đến hết hình VIII.
Con người vốn từ Thái Cực sinh nhưng càng ngày càng lạc lõng vào trần hoàn, quên mất cả bản tâm bản tính. Đó là chiều thuận của vòng Dịch Tiên Thiên Phục Hi, từ Trung cung đến quẻ Cấu rồi đến quẻ Khôn.
b)- Chiều nghịch: Từ hình IX đến hết hình XIV.
Nhưng Âm cực thì Dương sinh; tuy lạc lõng trong trần cấu, con người vẫn có thể tìm ra được Thiên tâm. Nhờ đó, con người biết cải thiện, hướng nội dần và cuối cùng phục hồi lại được bản tâm bản tính, Thái Cực nguyên thủy. Đó là chiều nghịch của vòng Dịch Tiên Thiên, từ quẻ Phục đến quẻ Càn, vào đến trung cung Thái Cực
Nhìn sang phía Trời Âu, ta thấy nhiều Triết gia cũng đã đề cập đến hai chiều thuận nghịch của cuộc tiến hóa.
Hegel mô tả đại khái như sau: Tinh thần thoạt kỳ thủy xuất phát để phá tán vào Vạn Vật, rồi qua nhiều thời kỳ văn minh, nhiều chặng đường lịch sử vất vả, lại phục hồi được Chân thể
Các Triết gia Alexandrins và Thomistes cũng chủ trương một vòng tuần hoàn từ Thượng Đế xuống, rồi lại dần dần quay lại.
Denis Aréopagite, một Triết gia và một nhà Huyền Học Âu châu thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên cũng chủ trương vũ trụ vận chuyển theo hai chiều: chiều sinh hóa từ Thượng Đế phát ra, và chiều phản bản qui nguyên, trở về Thượng Đế
Gần đây Claude Tresmontant cũng viết: Có một vấn đề siêu hình vẫn thường ám ảnh tư tưởng Âu châu: đó là sơ đồ một vòng tuần hoàn từ Nhất xa đọa xuống Vạn, rồi từ Vạn lại phản hoàn về Nhất
Hai chiều thuận nghịch của vũ trụ cũng đã được các Khoa Học gia dần dần xác định.
Chiều thuận tức là chiều Dương tiêu Âm trưởng đã được Carnot Clausius chứng minh. Quan niệm này được gọi là nguyên lý thứ 2 của Nhiệt Động Học, hay nguyên lý Carnot Clausius. Nguyên lý này đại khái như sau:
1.- Năng lực trong vũ trụ có một số lượng nhất định.
2.- Năng lực có thể phân tách thành hoạt lực, và tiềm lực.
3.- Khi tác dụng, hoạt lực sẽ tiêu hao, suy giảm dần và không thể phục hồi nguyên trạng được.
4.- Rốt cuộc hoạt lực tiêu hao dần và có một lúc nào sẽ triệt tiêu.
5.- Khi ấy tiềm lực sẽ lên đến mức độ tối đa (entropie maxima) nhưng vô dụng, và thế giới sẽ tận số trong im lìm, lạnh lẽo.
Mới đầu các Khoa Học gia tưởng thế giới chỉ chuyển động theo một chiều nói trên. Dần dà, các nhà Sinh Lý học (biologistes) và các nhà Sáng Tạo máy móc tự động (cybernéticiens) đã nhận thấy rằng nguyên lý Carnot - Clausius chỉ áp dụng cho vật chất vô tri, chứ không áp dụng cho sinh vật, nhất là con người.
Trong con người, rõ ràng là có 2 chiều biến chuyển: Tiêu- (Catabolisme), Tức - (Anabolisme).
Tổng kết lại các quan niệm của:
-Dịch, Đạo gia, Triết gia, Khoa Học gia, ta thấy vũ trụ có hai chiều, hai hướng vận chuyển.
Theo chiều thuận, tinh thần ngày một suy, vật chất ngày một thịnh. Theo chiều nghịch, vật chất ngày một suy, tinh thần ngày một thịnh.
Chiều thuận được chi phối bởi luật nhân duyên (loi de causalité). Chiều nghịch được hướng dẫn bởi luật cứu cánh (loi de finalité).
Theo chiều thuận, thì nhân dục thắng, thiên lý vong. Theo chiều nghịch, thì nhân dục vong, thiên lý thắng.
Ta đúc kết lại các nhận xét trên bằng đồ bản sau:
Chiều nghịch:
Âm tiêu
Dương trưởng
Vật chất thoái
Tinh thần tiến
Thiên lý thắng
Nhân dục vong
Định luật cứu cánh (Từ quẻ Phục đến quẻ Kiền để trở về Trung cung Thái Cực)
Chiều thuận:
Âm trưởng
Dương tiêu
Vật chất tiến
Tinh thần thoái
Nhân dục thắng
Thiên lý vong
Định luật nhân duyên chi phối (Từ Trung cung ra quẻ Cấn đến quẻ Khôn)
Lưu Nhất Minh bàn về thuận nghịch đại khái như sau:
Đi theo chiều thuận của Tạo Hóa tức là sinh người, sinh vật, lâm vòng Sinh, Bệnh, Tử, Lão luân hồi không dứt; đi theo chiều nghịch của Tạo Hóa sẽ thành Tiên, thành Phật, bất sinh, bất diệt, thọ cùng trời đất.
Đi theo chiều thuận, trong thì bị thất tình lục dục làm mê muội, ngoài thì bị trăm điều, nghìn việc quấy đảo tâm thần, lấy
Đi theo chiều thuận, hướng ngoại, hoạt động bên ngoài là đi theo đời, Đi Đời. Đi theo chiều nghịch, hướng nội, sống một đời sống tinh thần súc tích bên trong đó là đi theo đạo, Đi Đạo.
Chạy theo đời, Đi Đời mà ngỡ mình Đi Đạo là lầm lỡ lớn. Từ trên sấp xuống, đã giải xong mục đích cao siêu của Dịch là dạy con người biết chèo ngược dòng đời lên tới căn nguyên.
Áp dụng vào con người, chèo ngược dòng đời lên tới căn nguyên là đi sâu vào chiều hướng tâm linh, thu thần định trí, sống một đời sống siêu nhiên, phối hợp với Tuyệt Đối. Thế tức là dừng chân nơi chí thiện (Đại học) ở nơi bất Dịch (Dịch, quẻ Hằng), đắc kỳ hoàn trung theo lời Trang tử tức là về được tâm điểm của vòng Dịch nơi mà sự biến thiên của vũ trụ không vào tới được.
Phải chăng, thế là Hưu hồ Thiên quân, yên nghỉ trong Thượng Đế theo lời Trang Tử?
Đi theo chiều thuận, trong thì bị thất tình lục dục làm mê muội, ngoài thì bị trăm điều, nghìn việc quấy đảo tâm thần, lấy
giả là chân, lấy tà làm chính, lấy khổ làm vui, cứ bị lôi cuốn theo dục vọng của mình mãi mãi, cho đến tiêu hao hết tinh thần.
Người đại trí, đại tuệ, đi theo chiều nghịch sẽ thoát vòng kiềm tỏa của các định luật Tạo hóa, sẽ không còn bị Âm Dương nung nấu, không còn bị Vạn Vật cuốn lôi, Vạn Duyên biến dịch... dùng đời để tu đạo, lấy Nhân Đạo để chu toàn Thiên Đạo...
Nghịch đây là trở về với Tuyệt Đối Thể, y như một kẻ bỏ nhà ra đi thật xa xôi, nay trở lại nhà. Tuy gọi là nghịch hành, nhưng thực là đi theo đúng lẽ Trời, đó là cái đại thuận trong cái nghịch, nghịch đây bất quá là ngược với đường lối thế nhân thông thường.
Sau khi đã trình bày xong hai chiều thuận nghịch, ta thấy rằng: chiều nghịch là chiều quan trọng, là chiều giúp ta tiến tới Thần Minh, Qui Nguyên Phản bản. Dịch trọng chiều nghịch, và dạy người quân tử đi theo chiều nghịch, vì thế gọi Dịch là nghịch số.
Lão tử trọng chiều nghịch, vì thế mới nói:
Người đại trí, đại tuệ, đi theo chiều nghịch sẽ thoát vòng kiềm tỏa của các định luật Tạo hóa, sẽ không còn bị Âm Dương nung nấu, không còn bị Vạn Vật cuốn lôi, Vạn Duyên biến dịch... dùng đời để tu đạo, lấy Nhân Đạo để chu toàn Thiên Đạo...
Nghịch đây là trở về với Tuyệt Đối Thể, y như một kẻ bỏ nhà ra đi thật xa xôi, nay trở lại nhà. Tuy gọi là nghịch hành, nhưng thực là đi theo đúng lẽ Trời, đó là cái đại thuận trong cái nghịch, nghịch đây bất quá là ngược với đường lối thế nhân thông thường.
Sau khi đã trình bày xong hai chiều thuận nghịch, ta thấy rằng: chiều nghịch là chiều quan trọng, là chiều giúp ta tiến tới Thần Minh, Qui Nguyên Phản bản. Dịch trọng chiều nghịch, và dạy người quân tử đi theo chiều nghịch, vì thế gọi Dịch là nghịch số.
Lão tử trọng chiều nghịch, vì thế mới nói:
Phản giả đạo chi động Các Đạo gia hết sức trọng chiều nghịch. Các ngài chủ trương cần phải băng qua Hào, Quải trở ngược về Thái Cực, băng qua hiện tượng trở về với Tuyệt Đối. Các ngài chủ trương muôn loài rồi ra cũng trở về với Thái Cực.
Ngộ Chân Trực Chỉ có thơ:
Vạn Vật vân vân các phản côn,
Phản côn, phục Mệnh, tức trường tồn
Tri thường Phản Bản nhân nan hội,
Vọng tác chiêu hung vãng vãng văn.
Tạm dịch:
Vạn Vật rồi ra cũng phản côn
Phản côn, phục Mệnh, sẽ trường tồn
Tri thường, Phản bản, người đâu rõ,
Nên mới chiêu hung, sống mỏi mòn.
Tiên Hiền cho rằng học nghĩa các quẻ để biết đường trở về nguyên sơ Thái Cực.
Tôn Bất Nhị viết:
Tâm tâm thủ linh được,
Tức tức phản Càn Sơ
Tạm dịch:
Ôm ấp linh đơn quyết một lòng,
Trở về Chân thể, dạ hằng mong.
Và giải Càn sơ là nơi xuất phát của quẻ Càn, tức là Chân không, là Đạo tâm
Lưu Nhất Minh có thơ:
Nguyên quan nhất khiếu thiểu nhân tri,
Hoảng hốt yểu minh hàm lưỡng nghi
Thuận khứ qui lưu phiền não lộ.
Nghịch lai tiện thị Thánh Hiền ki
Tạm dịch:
Huyền quan một khiếu ít người tri,
Phảng phất mơ mòng đủ lưỡng nghi.
Đưa đẩy xuôi dòng, vương khổ não
Ngược chiều, Hiền Thánh tạo căn ki.
Trên đây đã:
1.- Minh xác hai chiều thuận nghịch, cùng ý nghĩa và mục đích của hai chiều thuận nghịch.
2.- Đề cao chiều nghịch và nhận chân chiều nghịch là chiều sinh Tiên, sinh Thánh, sinh Thần.
Tuy nhiên con người sinh ra đời không phải lúc nào cũng theo được chiều nghịch, mà cũng có lúc phải theo chiều thuận. Theo thiển ý tôi, một cuộc sống lý tưởng nhất của con người sẽ gồm cả hai chiều thuận nghịch. Lúc tuổi trẻ, theo chiều thuận, chiều hướng ngoại, từ tinh thần tiến ra vật chất, ra ngoại cảnh ra xã hội để mưu sinh, cải tạo hoàn cảnh, góp phần xây dựng giang sơn đất nước. Nửa đời sau khi đã công thành danh toại, sẽ đi chiều nghịch, từ vật chất ngoại cảnh, tiến sâu về phía tâm linh, để thần thánh hóa bản thân, phối hợp với Thái Cực. Sách Đạo Nguyên Tinh Vi Ca cho rằng: Trước xuống, sau lên, hợp tự nhiên.
Như vậy là biết hồi hướng đúng lúc phải thời, theo đúng lẽ tuần hoàn, vãng lai, phản phúc của Dịch Kinh và của trời đất. Lúc trở vào nội tâm, lúc đi theo chiều nghịch, thì mọi sự đều nghịch đảo hết:
Cái gì xưa kia cho là quan trọng, nay trở thành tầm thường; cái gì xưa cho là tầm thường, nay trở nên quan trọng.
Con người thực tế (le moi empirique) nhường bước cho con người lý tưởng (le moi idéal).
Ngay cả đến vấn đề tín ngưỡng cũng chuyển hướng đảo điên. Thượng Đế ngoại tại trở thành Thượng Đế nội tại. Thượng đế xưa kia xa cách, nay trở thành thân mật gần kề. Ngưòi ngoài tưởng ta bỏ thực, cầu hư. Ngược lại ta biết chắc mình đã bỏ hư, cầu thực.
Ngộ Chân Trực Chỉ có thơ:
Vạn Vật vân vân các phản côn,
Phản côn, phục Mệnh, tức trường tồn
Tri thường Phản Bản nhân nan hội,
Vọng tác chiêu hung vãng vãng văn.
Tạm dịch:
Vạn Vật rồi ra cũng phản côn
Phản côn, phục Mệnh, sẽ trường tồn
Tri thường, Phản bản, người đâu rõ,
Nên mới chiêu hung, sống mỏi mòn.
Tiên Hiền cho rằng học nghĩa các quẻ để biết đường trở về nguyên sơ Thái Cực.
Tôn Bất Nhị viết:
Tâm tâm thủ linh được,
Tức tức phản Càn Sơ
Tạm dịch:
Ôm ấp linh đơn quyết một lòng,
Trở về Chân thể, dạ hằng mong.
Và giải Càn sơ là nơi xuất phát của quẻ Càn, tức là Chân không, là Đạo tâm
Lưu Nhất Minh có thơ:
Nguyên quan nhất khiếu thiểu nhân tri,
Hoảng hốt yểu minh hàm lưỡng nghi
Thuận khứ qui lưu phiền não lộ.
Nghịch lai tiện thị Thánh Hiền ki
Tạm dịch:
Huyền quan một khiếu ít người tri,
Phảng phất mơ mòng đủ lưỡng nghi.
Đưa đẩy xuôi dòng, vương khổ não
Ngược chiều, Hiền Thánh tạo căn ki.
Trên đây đã:
1.- Minh xác hai chiều thuận nghịch, cùng ý nghĩa và mục đích của hai chiều thuận nghịch.
2.- Đề cao chiều nghịch và nhận chân chiều nghịch là chiều sinh Tiên, sinh Thánh, sinh Thần.
Tuy nhiên con người sinh ra đời không phải lúc nào cũng theo được chiều nghịch, mà cũng có lúc phải theo chiều thuận. Theo thiển ý tôi, một cuộc sống lý tưởng nhất của con người sẽ gồm cả hai chiều thuận nghịch. Lúc tuổi trẻ, theo chiều thuận, chiều hướng ngoại, từ tinh thần tiến ra vật chất, ra ngoại cảnh ra xã hội để mưu sinh, cải tạo hoàn cảnh, góp phần xây dựng giang sơn đất nước. Nửa đời sau khi đã công thành danh toại, sẽ đi chiều nghịch, từ vật chất ngoại cảnh, tiến sâu về phía tâm linh, để thần thánh hóa bản thân, phối hợp với Thái Cực. Sách Đạo Nguyên Tinh Vi Ca cho rằng: Trước xuống, sau lên, hợp tự nhiên.
Như vậy là biết hồi hướng đúng lúc phải thời, theo đúng lẽ tuần hoàn, vãng lai, phản phúc của Dịch Kinh và của trời đất. Lúc trở vào nội tâm, lúc đi theo chiều nghịch, thì mọi sự đều nghịch đảo hết:
Cái gì xưa kia cho là quan trọng, nay trở thành tầm thường; cái gì xưa cho là tầm thường, nay trở nên quan trọng.
Con người thực tế (le moi empirique) nhường bước cho con người lý tưởng (le moi idéal).
Ngay cả đến vấn đề tín ngưỡng cũng chuyển hướng đảo điên. Thượng Đế ngoại tại trở thành Thượng Đế nội tại. Thượng đế xưa kia xa cách, nay trở thành thân mật gần kề. Ngưòi ngoài tưởng ta bỏ thực, cầu hư. Ngược lại ta biết chắc mình đã bỏ hư, cầu thực.
Đi theo chiều thuận, hướng ngoại, hoạt động bên ngoài là đi theo đời, Đi Đời. Đi theo chiều nghịch, hướng nội, sống một đời sống tinh thần súc tích bên trong đó là đi theo đạo, Đi Đạo.
Chạy theo đời, Đi Đời mà ngỡ mình Đi Đạo là lầm lỡ lớn. Từ trên sấp xuống, đã giải xong mục đích cao siêu của Dịch là dạy con người biết chèo ngược dòng đời lên tới căn nguyên.
Áp dụng vào con người, chèo ngược dòng đời lên tới căn nguyên là đi sâu vào chiều hướng tâm linh, thu thần định trí, sống một đời sống siêu nhiên, phối hợp với Tuyệt Đối. Thế tức là dừng chân nơi chí thiện (Đại học) ở nơi bất Dịch (Dịch, quẻ Hằng), đắc kỳ hoàn trung theo lời Trang tử tức là về được tâm điểm của vòng Dịch nơi mà sự biến thiên của vũ trụ không vào tới được.
Phải chăng, thế là Hưu hồ Thiên quân, yên nghỉ trong Thượng Đế theo lời Trang Tử?
Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014
Đi tìm sự thật hay là “đánh”?
Tác giả: Danh Đức
Tháng 5 năm nay, nhà báo Thomas Friedman đến Việt Nam. Ông cho biết mọi chi phí là của tờ The New York Times, nơi ông làm việc, chớ không từ phía mời bên Việt Nam. Điều mà nhà báo Friedman hôm đó kể lại và xem là “đương nhiên” đã gây ngạc nhiên cho một số người có mặt, có lẽ do đã quen với chuyện “mời từ A đến Z”, không chỉ trong nghề báo hay các cơ quan nhà nước mà còn nhiều ngành khác.
Còn đối với Thomas Friedman, đó là quy tắc của báo ông nhằm giữ gìn tính khách quan cần thiết. Một sự khách quan “có môn bài” của báo The New York Times mà nhờ đó, ông có viết gì từ/về Việt Nam, lúc đó đang sôi sục vụ giàn khoan HD 981, cũng chẳng ai có thể thắc mắc về tính khách quan!
Câu chuyện trên nhằm cho thấy sự khác biệt giữa các làng báo. Còn nhiều khác biệt khác, tỉ như quy định sau cũng của tờ L.A. Times: “Một độc giả khách quan, khi đọc tin tức mà tờ The Times đã đăng tải, sẽ không tài nào nhận ra bất cứ ý kiến cá nhân nào của những người đã góp phần vào bài báo hoặc có thể cho rằng tờ báo đang tuyên truyền một nội dung nào đó. Một trong những mục tiêu trọng tâm của bổn báo là phải khách quan không theo một chủ kiến nào – ngoại trừ các bài xã luận, bình luận, phê bình và những nội dung khác vốn nhằm bảo vệ ý kiến riêng”.
Viết khách quan, không vì một chủ kiến có sẵn, đó là nguyên tắc mà làng báo các nước đang theo đuổi. Trong khi đó ở ta, tại một số tòa soạn lại thường nghĩ đến “đánh” thay vì dò hỏi nhau “sự thật trong vụ này như thế nào”? Trở lại với Thomas Friedman: trong tháng 5 sục sôi đó, ông có nể lời vài thân hữu người Việt mà qua Việt Nam, song không vì thế mà phải bênh Việt Nam càng không phải để “đánh” ai. Sang để tìm hiểu thực tế(fact-finding), nghe xem quan chức Việt Nam nghĩ gì, cảm nhận xem dân tình Việt Nam thế nào. Đúng với quy tắc: “Khách quan không theo một chủ kiến nào… là một mệnh lệnh tối thượng”.
Qui tắc đó của L.A. Times chưa dừng ở đó: “… Chúng ta phải tự nhận thức ra được những thành kiến chủ quan của chúng ta, và tránh xa điều đó. Đồng thời đòi hỏi chúng ta xem xét môi trường chủ quan nơi chúng ta đang làm việc, những yếu tố có thế bóp méo tính khách quan của chúng ta”. Tại sao nhắc “phải tự nhận thức ra được những thành kiến chủ quan của chúng ta” và “xem xét môi trường chủ quan nơi chúng ta đang làm việc”?
Đơn giản là khi một cá nhân đã chủ quan rồi, mà lại còn chìm trong một bầu không khí hừng hực “đánh”, thì tính chủ quan sẽ càng được đẩy lên đến tột cùng! Khi đặt mục tiêu “đánh” như thế, tức đã ấn định sẵn một kết luận “tối đen” về đối tượng muốn “đánh” rồi và sẽ chỉ nhằm “phanh phui” cái gì muốn, cần trưng ra, dấu biến đi những chi tiết ngược lại với chủ kiến có sẵn!
Một thái độ như thế, người Pháp gọi là “prendre parti”, có nghĩa đã “chọn phe” nào đó rồi! Chính vì thế, làng báo Mỹ có nguyên tắc sau nêu trong bảng Quy tắc đạo đức của Hội các nhà báo chuyên nghiệp: “Hãy phân biệt giữa biện luận cho một điều gì và tường thuật tin tức”. Càng cấm kỵ việc dựng cả một kịch bản tấn công: “Tránh những cảnh diễn lại hay dàn dựng tin – sự kiện nhằm lôi kéo lạc hướng”. Đọc các quy định đó, sẽ thấy khác với việc chọn sẵn một “con mồi”, dàn dựng đủ chiêu trò và nã đạn!
Làng báo Mỹ chặt chẽ là như thế, làng báo Pháp cũng khắt khe không kém khi bị chi phối bởi Luật Tố tụng hình sự sửa đổi tháng 1-1993. Khi một người đang bị cảnh sát điều tra, báo chí không thể tung hê hết về người đó lên mặt báo được, huống hồ là chưa bị cảnh sát điều tra! Còn tự mình điều tra theo chủ kiến có sẵn, thì luật Guigou của Pháp ngày 15-6-2000 gọi đó là “xúc phạm nhân phẩm”.
Báo chí Việt Nam quả thật còn không ít điểm khác biệt với thiên hạ.
————–
http://www.thesaigontimes.vn/123511/Di-tim-su-that-hay-la-danh.html
Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014
Cánh Chim Báo Bình Yên
Trương Hoàng
Tuổi thơ tôi dòng sông bãi cát
Vắt vẻo lưng bò nghe chim hát trên cao
Dồng dộc mùa vàng mắc võng tàu cau
Gió thổi nam non cu gù yên ả
Giữa ngàn lau, cỏ may. gò mả
Chiền chiện vút lên khúc hát tuyệt vời
Từ giã quê hương suối nhạc không lời
Tôi ra đi... Miền Đông rướm máu
Rừng già, rừng thưa cháy thiêu loang lổ
Hố bom rải đầy làng xóm xác xơ
Tiếng cuốc kêu khắc khoải từng giờ
Chim đa đa ẩn mình chờ sáng
Những con chim thủy chung bầu bạn
Con sáo sang sông con sáo bay về
Chim chơ rao từ đỉnh Ban Mê
Báo tin vui: Quê hương mình giải phóng
Tôi trở về biển xanh cưỡi sóng
Thương cái cò, cái vạc bên sông
Suốt một đời lặn lội nuôi con
Cũng như em một đời lận đận
Để cho anh làm hải âu tung cánh
Bay giữa trùng khơi theo những con tàu
Rừng đước lên xanh, xanh ngắt một màu
Báo bình yên chim về tụ hội
Ở nơi nào đất với người hồn hậu
Lại rộn ràng khúc hát loài chim
“Hòa thượng Thích Học Toán” -GS Ngô Bảo Châu: “Tính vô thường giúp tôi cân bằng”
THÍCH NHẬT TỪ
Sự nhận thức về tính vô thường của thế giới và của cả con người đã giúp tôi rất nhiều để có một sự cân bằng trong cuộc sống”. GS Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn TT. Thích Nhật Từ
TT. Thích Nhật Từ: Sau khi được bổ nhiệm là giám đốc khoa học của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán từ ngày 9-3-2011, được biết đây là mùa hè đầu tiên, GS làm việc tại Việt Nam. Với cương vị này, trách nhiệm và chiến lược của GS trong việc phát triển toán học tại nước nhà ra sao? Những khó khăn nếu có?
GS Ngô Bảo Châu: “Tính vô thường giúp tôi cân bằng”
NBC: Chào thầy Thích Nhật Từ. Vâng thưa thầy, hè năm nay Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) đã có những hoạt động khoa học đầu tiên. Bên cạnh việc cùng nhau tìm hiểu một số vấn đề toán học ít được nghiên cứu ở Việt Nam, chúng tôi cố gắng tạo ra một nếp làm việc cho những hoạt động khoa học khác của VIASM sau này. Tất nhiên là vạn sự khởi đầu nan, nhưng tôi rất hy vọng VIASM sẽ là một nguồn sức sống mới cho toán học Việt Nam.
TNT: GS có phải là Phật tử? Việc tìm hiểu về đạo Phật của GS thế nào?
NBC: Gia đình tôi theo Phật nhưng tôi không phải là phật tử theo nghĩa toàn vẹn nhất, mặc dù có lẽ văn hóa Phật giáo có thấm sâu vào con người tôi như nhiều người Việt nam khác.
TNT: Đạo Phật đã ảnh hưởng thế nào đối với cuộc sống của GS?
NBC: Có lẽ đó là sự nhận thức sâu sắc về giá trị của cuộc sống của con người cũng như của mọi sinh linh từ đó dẫn đến sự trân trọng cuộc sống của người khác và của chính mình.
Có lẽ đó còn là một thái độ tương đối bình thản trước mọi biến cố của cuộc sống. Thường thì người ta đạt được sự bình thản này sau khi một phần lớn của đời mình đã trôi qua, văn hóa Phật giáo có thể giúp ta bình thản ngay cả khi một phần lớn của cuộc đời có lẽ còn ở phía trước.
Có lẽ sự nhận thức về tính vô thường của thế giới và của cả con người đã giúp tôi rất nhiều để có một sự cân bằng trong cuộc sống. Một bên ta không thể buông xuôi trách nhiệm với xã hội, với những người thân thiết, với bản thân mình, một bên ta vẫn hiểu rằng cái quan trọng ngày hôm nay, ngày mai có thể sẽ không còn quan trọng nữa.
TNT: Giáo sư đã từng đọc kinh Phật? Nếu có thì đó là kinh gì? Ảnh hưởng của bài kinh đó đối với cuộc sống của giáo sư thế nào?
NBC: Tôi được đọc kinh phật mỗi lần đến thăm bà ngoại tôi. Ngoại tôi tụng kinh hàng ngày. Khi còn là sinh viên tôi có đọc một số sách về lịch sử Phật giáo.
Trải nghiệm quan trọng nhất của tôi với Phật giáo là lần đi thăm di tích Ajanta bên Ấn độ. Đó là những hang đá nơi những người tu hành đã sống từ thế kỷ thứ sáu. Những bức bích họa rất lớn trên vách hang miêu tả cuộc đời của Thích Ca Mầu Ni đã làm tôi xúc động đến ứa nước mắt.
TNT: Là một nhà khoa học toán, giáo sư đánh giá thế nào về các điều minh triết Phật dạy về con người và vũ trụ?
NBC: Triết lý Phật giáo cho con người một nhân sinh quan rộng rãi, giải phóng nhiều định kiến. Đấy là một tố chất cơ bản của nhà khoa học.
Có những nhà khoa học có uy tín đi tìm những điểm chung giữa triết lý tôn giáo trong đó có Phật giáo và Cơ đốc giáo và khoa học hiện đại. Cá nhân tôi thấy những cố gắng này có phần khiên cưỡng.
TNT: Khi tự đặt cho mình biệt hiệu “Hòa thượng Thích Học Toán” hẳn giáo sư đã thể hiện phần nào thiện cảm với Phật giáo, cụ thể hơn là tu sĩ Phật giáo? Ý tưởng của việc chơi chữ này là gì?
NBC: Công việc nghiên cứu khoa học có nhiều điểm chung với cuộc sống của những nhà tu hành. Nghiên cứu khoa học cơ bản cũng có tính thoát ly khỏi cuộc sống trần tục. Tôi chọn biệt danh “Hòa thượng Thích Học Toán” để cho trò chuyện toán học trên blog được thân thiện hơn, để câu chuyện toán học thoát ra khỏi hình thức phổ biến khoa học. Sau khi một số Phật tử có nhắn với tôi không nên đùa với chức danh Hòa thượng, tôi cũng không dùng nó nữa. Tôi cũng không có ý tạo thêm những sự bực bội không cần thiết.
TNT: Gần đây, Giáo sư đặt trang blog cá nhân (thichhoctoan.wordpress.com) ở chế độ riêng tư, một hình thức của đóng cửa đối với độc giả quý mến giáo sư? Đâu là lý do cho việc này?
NBC: Sau sự kiện giải thưởng Fields, blog của tôi có khá nhiều người đọc. Tôi nhận ra rằng cách viết hài hước mà tôi chọn cho blog cũ nay không còn phù hợp nữa. Tôi vẫn giữ ý định mở lại một trang blog mới và viết lại nhiều bài theo một phong cách nghiêm túc và có hệ thống hơn.
TNT: Là người sống và làm việc tại Pháp, trung tâm của văn minh châu Âu và hiện nay giảng dạy tại đại học Chicago, Hoa Kỳ, giáo sư có suy nghĩ gì về mô hình giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa?
NBC: Có một khoảng cách khá lớn về chất lượng giữa giáo dục đại học ở Việt Nam và ở các nước phát triển. Vì dư luận xã hội đã quá tiêu cực với chất lượng giáo dục cho nên tôi thấy không cần phân tích thêm. Cái cần và khó hơn nhiều là tìm ra giải pháp. Có lẽ giải pháp tốt nhất là để cho mỗi ngôi trường, mỗi người thầy tìm ra giải pháp riêng cho mình. Nói cách khác là trường đại học và các giáo sư đại học cần được chủ động hơn trong chương trình và qui chế tuyển sinh.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần làm thêm nhiều điều tra để so sách chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các trường để dựa vào đó mà có chính sách đầu tư hỗ trợ. Những thông tin này cũng cần được công bố rộng rãi để học sinh sinh viên cũng như phụ huynh có thông tin chính xác hơn cho việc chọn trường học.
Việc nới quản lý từ trung ương để tăng tính chủ động cho những người trực tiếp làm công việc đào tạo và nghiên cứu có thể dẫn đến bất cập ở chỗ này chỗ khác, nhưng tôi tin vào khả năng tự điều chỉnh của cuộc sống. Sự tự điều chỉnh sẽ nhanh hơn nếu thông tin được rộng đường.
TNT: Toán học có thể giúp gì cho việc quy hoạch đô thị Việt Nam? Kinh nghiệm của Pháp và Mỹ trong lãnh vực này thế nào?
NBC: Ở nước ta, việc quy hoạch giao thông trong các đô thị vẫn dựa nhiều vào cảm tính, nên hay thay đổi. Những hệ thống có độ phức tạp cao như giao thông đô thị thực ra rất cần được thử nghiệm và thiết kế dựa trên những mô hình toán học.
TNT: Là người lập gia đình và có con ở tuổi đôi mươi, đâu là bí quyết duy trì “hạnh phúc gia đình” của giáo sư sau gần 20 năm chung sống?
NBC: Thưa thầy, cuộc sống gia đình nào cũng có lúc sóng gió. Để sống với nhau, mỗi người cần hiểu những người mình yêu để mà sống vui với chính con người họ. Mỗi gia đình còn có một động lực rất lớn để tồn tại đó là con cái và việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
TNT: Tháng bảy trong Phật giáo là mùa báo hiếu công ân sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như hai vị Phật trong nhà, Gs có thể chia sẻ vài kỷ niệm đẹp mà hai đấng sinh thành đã dành cho GS thời trẻ?
NBC: Cha mẹ tôi luôn dành hết cho tôi mọi sự yêu thương, ưu tiên việc nuôi dưỡng giáo tục tôi hơn tất cả. Vợ chồng tôi cũng cố gắng làm như vậy với các con, nhưng chắc chắn là không thể được như ông bà.
Khi còn nhỏ, mẹ tôi dậy tôi rằng xấu nhất là nói dối. Bây giờ tôi vẫn tin và cũng dậy các con tôi như thế.
TNT: Với vai trò làm cha của ba đứa con hiếu thảo và thành công, xin GS chia sẻ kinh nghiệm làm cha của mình?
NBC: Tôi không nghĩ các con tôi đặc biệt thành công hoặc là mình là một người bố kiểu mẫu để có thể tự tin chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Công việc bận rộn không cho tôi có nhiều thời gian để gần gũi với con cái như tôi mong muốn mà thời gian là cái mà trẻ nhỏ cần nhất ở cha mẹ. Có lẽ người lớn nên bớt thời gian xem TV, lướt web, tụ tập bạn bè để có thêm thời gian chơi với con, học với con, cùng đọc sách với con. Những cái đó có ích cho trẻ hơn là việc bỏ tiền ra cho con đi học thêm hay những khóa rèn luyện “kỹ năng sống”.
TNT: Theo GS, hạnh phúc là gì? Và đâu là cách thức giáo sư giữ gìn và phát triển hạnh phúc có được?
NBC: Đối với tôi, cái hạnh phúc lớn nhất là cảm giác mình đang sống. Cảm giác đó bao gồm cả vị ngọt và vị đắng. Nó xuất phát quan hệ với những người thân thiết, bạn bè, công việc và xã hội, từ miếng cơm ta ăn, từ miếng nước ta uống, từ không khí ta đang thở.
Để có hạnh phúc, có lẽ không có cách nào khác là yêu cuộc sống như chính nó. Để bất hạnh, có lẽ không có cách nào tốt hơn là đi đuổi theo những ảo ảnh.
TNT: Theo GS, “để sống một cuộc sống có ý nghĩa,” người ta phải làm gì?
NBC: Tôi e mình không đủ thông tuệ để trả lời câu hỏi này của thầy một cách đầy đủ. Phần nhỏ của câu trả lời mà tôi biết là để sống một cuộc sống có ý nghĩa, ta nên tránh làm những việc vô nghĩa.
Bee.net.vn
Tiết lộ chấn động: Hàng chục nghìn lính Mỹ bị làm vật thí nghiệm.
Những trang tư liệu mật tiết lộ những thí nghiệm vô nhân tính được quân đội và tình báo Mỹ tiến hành trực tiếp trên cơ thể binh sĩ của họ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Ngày 7/2, Báo Tin tức Pháp đình, cơ quan ngôn luận của Tòa án Tối cao Mỹ đã công bố những trang tư liệu mật tiết lộ những thí nghiệm vô nhân tính được quân đội và tình báo nước này tiến hành trực tiếp trên cơ thể binh sĩ của họ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Thông tin này đã khiến nhân dân Mỹ choáng váng và vô cùng phẫn nộ.
Hàng chục nghìn binh sĩ trở thành “vật thí nghiệm Chiến tranh lạnh”
Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Claudia Wilken đã ra phán quyết yêu cầu lãnh đạo quân đội Mỹ phải nhanh chóng báo cáo thông tin về những cựu binh đã và đang chịu bất kỳ ảnh hưởng gây nguy hiểm đến sức khỏe xuất phát từ những thí nghiệm về các loại thuốc và sức khỏe (sức bền, độ dẻo dai, khả năng chịu đựng khi bị thương hoặc bị đối phương bắt và tra tấn) được tiến hành trực tiếp trên cơ thể của họ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Theo thông tin từ trang điện tử của báo Tin tức Pháp đình thì phán quyết của tòa án Mỹ nhằm mục đích ủng hộ 78.000 binh sĩ đã phải tham gia vào các cuộc thí nghiệm. Không nêu rõ thời gian cụ thể, nhưng tờ báo cho biết: sau khi các nhà khoa học Đức Quốc xã (một số đào tẩu, số khác ủng hộ phe Đồng minh) giúp tuyển lựa “vật thí nghiệm” thông qua chương trình có tên gọi “Dự án Dao xén giấy” quân đội và tình báo Mỹ (CIA) đã tiêm 250- 400 loại thuốc cho binh sĩ để tăng “sức mạnh” chiến đấu của quân Mỹ.
Trong nhiều loại thuốc đã tiêm vào cơ thể binh sĩ Mỹ có cả Sarin, amphetamine, LSD, khí mù tạt, THC, hợp chất gây mất hoàn toàn sức lực, phosgene, và một loại hoạt chất đã được sử dụng trong Thế chiến I. Bằng cách tiêm những loại thuốc này cho binh sĩ, quân đội Mỹ hy vọng sẽ khám phá ra phương pháp mới để kiểm soát hành vi, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu, thôi miên con người và tăng khả năng cầm cự của một cá nhân khi bị tra tấn.
Những thí nghiệm vô nhân tính này được tiến hành trong những năm 1950 – thế kỷ 20 và tiếp tục trong những năm sau đó, cho đến khi Tổng thống Richard Nixon ra lệnh ngừng nghiên cứu vào năm 1969. Mặc dù binh lính Mỹ đã ký vào giấy chấp thuận đồng ý cho quân đội và tình báo thực hiện thí nghiệm, nhưng họ tuyên bố tại tòa rằng về cơ bản, họ không còn sự lựa chọn nào khác trong quá trình huấn luyện theo lệnh của các chỉ huy.
Các cựu chiến binh cũng lập luận rằng, những hình thức thí nghiệm này hoàn toàn vi phạm pháp luật quốc tế và lợi dụng Nguyên tắc Wilson (bộ quy tắc y đức của Mỹ) để lừa họ “tự nguyện” được tiêm các chất độc vào người.
Sau khi Thẩm phán Tòa án Tối cao Claudia Wilken ra phán quyết cho quân đội Mỹ phải thông báo cho các cựu chiến binh về các vấn đề sức khỏe liên quan đến các cuộc thí nghiệm “Tháng Mười một” quân đội Mỹ đã đề nghị kéo dài thời gian đối với quá trình này, vì họ cho rằng thông báo này sẽ phải tốn chi phí gần 9 triệu USD. Yêu cầu này đã bị từ chối. Sau khi thẩm phán Claudia Wilken tuyên bố chi phí phát sinh liên quan cao hơn 9 triệu USD, quân đội Mỹ đã xanh tái mặt.
“Bất kỳ chi phi phát sinh do bị cáo tiến hành nghiên cứu và cung cấp thông tin cho những đối tượng bị ảnh hưởng thí nghiệm gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí nếu bị cáo không nhận được lệnh để những chi phí này xảy ra thì vẫn phải tính cả. Tuy nhiên, phải mất nhiều thời gian cho các đối tượng bị ảnh hưởng thí nghiệm gây nguy hiểm đến sức khỏe có thể dẫn đến những hậu quả về sức khỏe không thể đảo ngược”, thẩm phán Claudi Wilken cho biết thêm.
“Toàn bộ hành vi này đều bốc mùi ghê tởm, và nếu nhân dân Mỹ biết được thì họ sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Loại hành vi này đối với các cựu chiến binh của chúng ta sẽ không được phép xảy ra nữa”, luật sư Gordon Erspamer trả lời phỏng vấn báo chí Mỹ.
Mong manh hy vọng chiến thắng pháp lý của cựu chiến binh Mỹ
Những ảnh hưởng kéo dài của các thí nghiệm đã trở thành lý do cho cuộc tranh chấp giữa cựu chiến binh và Bộ Cựu chiến binh Mỹ. Nhiều cựu chiến binh tin rằng họ mắc nhiều bệnh là do bị tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại thuốc mà họ phải “tuân lệnh” chính phủ hàng chục năm trước. Tuy nhiên, Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã từ chối trang trải chi phí y tế cho đại đa số những người nộp đơn xin bảo hiểm.
Trả lời phỏng vấn Hãng tin CNN, cựu binh Tim Josephs cho biết, nếu ngày đó ông không đồng ý với các điều khoản được nêu trong giấy “tự nguyện” thí nghiệm, ông sẽ phải ngồi tù.
“Có lần người ta chích thuốc, lần khác thì người ta cho uống thuốc. Nhiều loại thuốc chỉ có 1 hoặc 2 dược chất”, ông Josephs giọng cay đắng kể lại.
Cũng như các đồng đội, khi đó Josepths luôn nhận được lời trấn an trước khi được dùng thuốc: “Không có gì có thể gây hại cho anh”. Mới đây, Josephs được chẩn đoán bị mắc bệnh Parkinson và buộc lòng phải nghỉ hưu sớm. Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã cung cấp cho ông 40% tiền hỗ trợ khuyết tật. Nhưng những người khác đã không có được may mắn như vậy: khoảng 84/86.000 cựu binh Mỹ tuyên bố sức khỏe của họ suy kiệt vì bị ảnh hưởng trực tiếp của các thí nghiệm vũ khí hóa học và sinh học.
Chuyện Thạch Sanh và Khái Niệm Thiện - Ác
Đỗ Minh Hòa
Đỗ Minh Hòa (ĐMH): Cảnh báo, với những gì mà lịch sử chứng minh, em thường là con quạ mang tin chẳng lành hơn là bồ câu ngây thơ trong trắng :) và có xu hướng gây mất đoàn kết nội bộ nên em sẽ cố gắng viết thật đầy đủ và rõ ràng (nên hơi dài). Nếu thấy quá dài và nhức đầu sau mỗi đoạn, tốt nhất chị nên đọc qua từng La Mã một và sau đó dừng lại. Cũng thành thật xin lỗi nếu như vì lời văn ý vẽ của em không hay mà khiến cho chị bị khó khăn trong việc hiểu nó. Và cuối cùng, có gì ảnh hưởng đến tư tưởng thì tự chịu trách nhiệm nha :D
Em thấy trong thư của chị, chị đề cập đến một số vấn đề em xin được trích lại, có thể nhóm một số ý thành 1 nên có thể không theo thứ tự trong thư của chị và sau đó cùng thảo luận về các ý này, sau đó biện luận thêm một ý kiến của em vào đó. Chúng ta sẽ thảo luận trên tinh thần trong sáng và học hỏi, được chứ ạ :D
...
Đạo đức là thiện đức:
Chị Bạn:
4/ Còn đạo đức đúng nghĩa hay còn gọi là "con đường thiện đức", là con đường đưa đến một cuộc sống giải thoát vì muốn có "thiện đức", trước hết phải có " thiện tâm".
5/ "Thiện đức" là kết quả sự tích tụ, tích luỹ của "thiện tâm" mà có.
6/ Người có thiện đức thì đã bao hàm luôn cả những đức tính công bằng, bình đẳng, vì công bằng, bình đẳng chính là trạng thái của tâm.
7/ Từ đó mà suy thì "ác đức" đương nhiên sẽ được tạo nên từ "ác tâm" và đương nhiên sẽ không thể có những mỹ từ "công bằng" hay "bình đẳng" mà chỉ có những thứ ngược lại, khiến cho con người ta luôn phải bất an, bồn chồn, lo sợ và ngay nơi những trạng thái tâm đó là "địa ngục hiện tiền".
ĐMH:
4/ "Đạo đức là thiện đức" là một câu tối nghĩa, thành thật mà nói là như thế, nếu vậy sẽ cần thêm một định nghĩa "Thiện đức" là gì?
(- Và em cũng không chấp nhận đạo đức là vệc làm tất cả điều tốt, vì định nghĩa này không những bất toàn mà còn phi lý và không thể đạt được, chỉ là thứ của những kẻ ảo tưởng hoặc thấp hèn nhằm dùng nó hạ nhục người khác {em sẽ giải thích phần này ở Lật ngược thiện ác ở dưới}.
- Em cũng không chấp nhận một đạo đức kiểu Khổng giáo thuộc ngũ đức: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín vì nó xung đột lẫn nhau và dẫn đến việc vi phạm tính công bằng giữa các cá nhân trong việc đối nhân, lễ, nghĩa và tín)
Vậy đạo đức nó là gì? Phải có tính chất ra sao? Đạo đức là đối với ai?
Với em đạo đức không thể là dùng để đối xử với chính bản thân mình (với bản thân chỉ có tự do tuyệt đối của bản thân như một con người có suy nghĩ và có khả năng hành động độc lập để tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình, giới hạn của sự tự do đó là đừng vi phạm lợi ích chính đáng của người khác, nếu vượt qua nó thì cần một pháp luật vững vàng đứng ở cửa, đó là tính công bằng và em sẽ đề cập đến ở dưới "Công bằng lớn hơn đạo đức"), chẳng ai nói "Tôi đạo đức với chính bản thân tôi". Vậy nó sẽ là đạo đức đối với người khác (hoặc rộng lớn như Phật là với vạn vật chứ không riêng con người).
- Em chỉ có một định nghĩa duy nhất về đạo đức: "Bằng sự tự nguyện tuyệt đối, giúp một người trong hoàn cảnh khó khăn hơn mình, đạt được cuộc sống tốt hơn, với sự đồng ý của người đó". (Với người bằng hoặc hơn mình thì tính công bằng sẽ quyết định chứ không phải là đạo đức, giải thích ở dưới)
Điều quan trọng ở đây đó là sự tự nguyện (Chính nó vừa là điểm mạnh nhất vừa là điểm yếu nhất của đạo đức để người khác lợi dụng) và đây là điều mà em thấy ở bất kỳ nền tảng và định nghĩa đạo đức nào khác cũng có:
-- Người thiên chúa xem hành động tốt của họ là phương tiện để họ lên thiên đường, vậy thì cái tốt đó có khác gì một kẻ chuyên đi ăn bánh trả tiền? Anh bỏ ra một ít để mong đến được một nơi giàu sang phú quý hơn, vậy thì anh chỉ là một con buôn kiếm lời, kẻ ngụy đạo đức! Thế thì hành động của họ, dù có tốt cũng không thể nào là đạo đức và nới Thiên đường đó cũng chỉ toàn kẻ đạo đức giả mà thôi nếu họ vẫn giữ câu kinh là vinh danh thiên chúa bằng những hành động đạo đức.
-- Còn về Phật tử, nếu họ xem cái hành động thiện của bản thân chỉ là để "chứng" và "ngộ", liệu hành động đó có được gọi là đạo đức? Bởi vì họ đang dùng một người khổ sở nào đó để thực nghiệm cho việc chứng, ngộ và từ đó họ có thể chứng ngộ được không khi họ cần cái khổ của người khác để đạt mục đích của bản thân? Họ nghĩ sự khổ của người khác là công cụ để bản thân chứng và ngộ. Chắc chắn là không thể. Vậy những người Phật tử như vậy (một phần chứ không phải tất cả) có khác với người thiên chúa không? khi họ đều xem điều tốt là phương tiện để mưu lợi chứ không phải vì bản thân thấy sự khổ đau của người khác mà lên tiếng và đi đến hành động
-- Vậy thì chỉ khi nào người phật tử thực hành đạo Phật mà không mong chứng ngộ cho bản thân thì chỉ khi đó họ mới có đạo đức, vậy thì nếu thiếu mong muốn chứng ngộ này, chẳng phải họ đã không thể chứng ngộ được hay sao, nhưng nếu mong chứng ngộ thì họ lại không thiện đức và lúc đó cũng chẳng thể chứng ngộ? Vậy thì ta có một sự bất toàn và chúng ta luẩn quẩn trong các tri giác của mình. Càng muốn ngộ, liệu có phải con người càng luẩn quẩn trong cái bóng của mình hay không? Hay liệu chúng ta chỉ ngộ khi dẹp đi cái mong muốn chứng ngộ của mình?
-- Hoặc điều đơn giản hơn đó là chị có một định nghĩa đạo đức khác đá văng được định nghĩa đạo đức của em với yêu cầu bắt buộc là phải có tính tự nguyện trong đó, hành động đạo đức chỉ là giống đạo đức chứ không phải là đạo đức nếu nó không có sự bắt buộc, đạo đức phải có 1000% tự nguyện trong đó. Và chính vì thế nên đạo đức là thứ dễ bị lợi dụng vì bản thân ta chẳng ai có thể chui vào đầu người khác để biết họ có tự nguyện hay không. Vậy điều gì để những điều tốt đẹp này trở nên hiển nhiên?
5/ Vậy theo chị, Thiện là gì? và Ác là gì?
- Bây giờ chúng ta sẽ đi xuống 5,6 để thấy vòng luẩn quẩn của chị. Chị nói: muốn có "thiện đức", trước hết phải có " thiện tâm" nhưng liền sau đó là "Thiện đức" là kết quả sự tích tụ, tích luỹ của "thiện tâm" mà có.
- Vậy theo câu này, cái nào có trước? Cứ cho là thiện tâm có trước, vậy đây là sự ngẫu nhiên?
-- Không chơi chiêu tu từ kiếp trước nhé :), thứ nhất, em vô thần nên điều này là không thể tưởng tượng nổi, thứ hai, nó cũng không công bằng nốt, giống như thi một 100m mà 1 người cách vạch xuất phát -50 m còn người khác thì cách vạch đích có 1 m, vậy thì tu với luyện gì nữa :D, mà cũng không nên có cái kiểu Marathon từ đời này qua đời khác như thế, thật kỳ cục vì em không biết mình đang cách vạch có bị âm không mà bỗng dưng một ngày từ hữu thần trở nên vô thần thế này :D (đó là sự thật, em vốn hữu thần, không biết tu thế nào mà chạy ngược đường mất rồi :)) )
-- Nếu chấp nhận điều đó, "tất cả chúng ta" (chứ không phải lỗi của một cá nhân nào) đang chơi trò đổ lỗi cho hoàn cảnh, khiến một thứ tốt trở nên ngẫu nhiên bất định không thể chịu nổi, đặc biệt là trong đối xử với con người vì con người khởi điểm vinh nhục giàu sang khác nhau, khỏe mạnh hoặc khuyết tật, thông minh hoặc bị thiểu năng, bằng việc đổ lỗi kiếp trước thì chính chúng ta lại đang đổ lỗi cho người khác, những người tật nguyền, nghèo khổ không phải chính họ đã khổ lắm rồi sao, giờ lại nói: "Tại mày kiếp trước thất đức nên bị vậy" thì chúng ta còn ác cỡ nào nữa?
-- Và chấp nhận điều đó còn có một rủi ro nữa đó chính là câu hỏi "Chúng ta bắt đầu quá trình này từ đâu?", từ khi nào chúng ta bắt đầu có thiện tâm để tu ngộ? Vậy lúc này thiện có trước? Vậy tại sao nó không bắt đầu ngay kiếp này và chỉ một kiếp này thôi?
6/ Tâm có phải là tất cả?
Công bằng, bình đẳng chính là trạng thái của tâm.
- Vậy bình đẳng nào, công bằng nào khiến một người mới sinh ra đã mất tay chân? Về cơ bản hình như em thấy chẳng ai mới sinh đã muốn mình tật nguyền chơi cả, phải không ạ? Chị đang thực hiện ác khẩu đấy :)
- Theo em nghĩ công bằng, bình đẳng là trạng thái hỗn hợp giữa cách đối xử của con người với nhau, hiện trạng thể chất của cơ thể và các liên kết xã hội (hệ thống chính quyền, luật pháp...), 3 mối kết có liên quan mật thiết đến nhau để từ đó tạo nên công bằng (rất tiếc rằng chưa một đất nước nào tạo nên sự công bằng như vậy, các nước tiên tiến nhất họ cũng chỉ đang có thể tạo nên sự bình đẳng chỉ ở mức tương đối, giữ dân họ trong nền pháp trị và có đầy đủ quyền con người theo John Locke như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc thì môi trường xã hội khởi đầu của họ cũng không đạt được sự công bằng này, nhất là sự chênh lệch về thể chất giữa các cá nhân, đồng thời cái nền của pháp luật là gì? Pháp trị chỉ là công cụ chứ không phải là nền tảng).
- Nếu nói công bằng, bình đẳng chính là trạng thái của tâm thì em xin lỗi phải nói thẳng, đó là sự nhảm nhí và chị đang duy tâm, và điều đó chẳng giải quyết được vấn đề gì vì bất công bắt đầu từ trạng thái sự vật, sự việc, chỉ bằng hành động chứ không thể cầu hay mong là nó sẽ đến hoặc biến mất.
-- Trừ khi chị nói tâm dẫn đến hành động thì nó lại phát sinh câu hỏi hành động như thế nào? Dựa vào gì để hành động này biết chắc là đúng? Thì nó lại được giải quyết bằng câu trả lời bằng đạo đức ở trên và tính công bằng khi hành động, lúc này thì có phải công bằng là sự tách biệt khỏi tâm hay chưa?
7/ Cái ác từ đâu mà có?
- "ác đức" đương nhiên sẽ được tạo nên từ "ác tâm". Vậy ác này từ đâu mà có, cũng chẳng phải là mong muốn có được cái không phải của mình, làm ra một đồng nhưng lại muốn 2,3, muốn cái lợi mình mà đi hại người khác nên sinh ra ác đấy thôi, từ cái mong muốn lấy điều bất chính, bất công mà sinh ra ác đó? Và vì không ai có biện pháp đủ mạnh lúc đó để duy trì tính công bằng nên sinh ra điều ác, bất thiện, chẳng phải như vậy sao, đó là cái ác của hành động.
- Còn một cái ác nữa, đó là ác của lời nói, tâm tính nhưng cái ác này cũng là sự xuất phát từ bất công mà ra, như một người không được ăn học đầy đủ thì nguy cơ họ trở nên ác mồm ác miệng, văng tục chửi thề sẽ nhiều hơn so với người khác, không phải thế sao. Hoặc nghi kỵ, oán hận, ganh ghét cũng từ việc con người thấy cuộc sống bản thân so với người khác có những khởi đầu bất công mà sinh ra những điều đó, không phải vậy sao?
- Nếu chúng ta giữ vững được lẽ công bằng, môi trường sống minh bạch, mọi người đều thấy được người khác hơn mình đều là do lẽ phấn đấu và đáng kính phục, thì lúc này lòng ác liệu còn không?
Dẫn rõ: Một số hình ảnh về thiện hay cái thiện là bất toàn? (quan trọng, nên nghĩ chút trước khi đọc tiếp)
- Khi em trò chuyện với người Phật tử, họ luôn nói đến đức thiện làm chủ đạo, em hoàn toàn không có bất kỳ một sự thù hằn nào với đức thiện cả (tất nhiên rồi :D), nhưng đức và thiện là cái chi mô?
-- Hôm trước trong thư em nêu ra một số hình ảnh đạo đức mà em rất ghét bị người khác so sánh mình với những hình ảnh đó hoặc lấy đó làm tiêu chuẩn trong cuộc sống, đó là Thạch Sanh và Cô Tấm, em nêu ra vì nghĩ có thể chị sẽ nói về thiện tâm và ác tâm và với nhiều Phật tử, những điều mà các chị nói hằng ngày về thiện ác thật ra chỉ là thói quen của chính chúng ta mà thôi, qua hình ảnh của những nhân vật này là ta sẽ thấy hình ảnh của cái thiện bất toàn, thực dụng, thậm chí là cái ác của họ và quan trọng là thói quen xem những gì được nhắc đi nhắc lại là chuẩn chỉ, thậm chí nếu đặt bản thân vào vai vế của một người như Lý Thông thì em cảm thấy cảm thông cho anh ta nhiều hơn nữa.
-- Nhưng có vẻ như lúc đó em viết hơi khó hiểu (hôm đó có việc nên hơi vội và không kiểm kỹ, chính em tự đọc lại còn bị vấp nghĩa chỗ đó), giờ thì em nêu rõ hơn để chị có thể thấy rõ việc dùng Thiện để dẫn dắt có thể dẫn đến sai lầm.
a/ Thạch Sanh, đạo đức hay hoàn cảnh ép buộc? (để dễ hiểu dẫn chứng, em lấy 2 bản khác nhau để đối chứng, một ở E-cadao, một ở Vietarch (Vietarch đỡ các tình tiết miêu tả tính khí nhân vật lúc đầu làm lệch suy nghĩ của người đọc hơn E-cadao) và tóm tắt của Wiki.)
Về nhân vật Thạch Sanh:
Ảnh http://tieuhoctranquoctuanquynhon.com
- Mở đầu câu chuyện về nhân vật Thạch Sanh này, ta thấy anh ta có đủ mọi tài năng thao lược, được thần thánh thương tình dạy cho tài phép và rồi sau đó anh ta làm gì?
- Chằng làm gì cả quan trọng cả, chỉ làm việc bình thường (đến mức tầm thường) đó là đi chặt cũi kiếm sống qua ngày và chẳng có điều gì khác biệt, đó là tất cả những gì mà anh ta làm với tài năng được trời phú cho, thậm chí với tài năng đó anh ta không thể kiếm được một cái gì đó cho ra hồn để kiếm sống.
- Và sau đó thì anh ta làm gì? Một chuyện đơn giản khác, đó là anh ta bị dụ làm mồi cho chằn tinh, và hết sức lucky, anh ta trở thành anh hùng :(. Không phải bởi vì anh ta tự đi kiếm chằn tinh để giết mà là bởi bị dụ đi thí mạng thay cho người khác.
-- Không thể tin nổi, người có khả năng kinh bang tế thế như thế mà lại chỉ làm nghề đốn củi bao năm, chuyện lớn cả vùng ai cũng biết đó là có con chằn tinh đang gây ác hàng mấy năm trời, mà người hùng của chúng ta lại "I don't know", chẳng lẽ hình ảnh lúc ban đầu, một người chuyên đi giúp người này người nọ như trong chuyện lại không có khả năng bẩm sinh để nghe hiểu những chuyện mà dân ở chợ đang nói với nhau? đến khi bị Lý Thông lừa lần 2 anh ta vẫn không biết điều này, thông minh nhỉ :O
-- Thật ngạc nhiên là anh ta lại còn làm một điều khác nữa (việc tồi bại của tồi bại), đó là khi Lý Thông kêu con đó là của vua nuôi và "em trốn đi, để anh chịu tội thay cho", và rồi người hùng của chúng ta làm gì? Trốn mất mất xác! Thạch Sanh thậm chí không cần biết điều gì sẽ xảy ra với anh kết nghĩa của mình (ai trong chúng ta cũng biết giết vật yêu của vua là bay đầu cả nhà) và con người lương thiện, người hùng của chúng ta theo chủ nghĩa "I don't care" và biến mất dạng. Nếu anh ta là người tốt thì anh ta đã không làm vậy và đã đạt được quan vị, chức tước, nhưng hình như anh ta chẳng tốt đẹp gì. =/
- Lại đến chuyện Thạch Sanh bắn cung trúng đại bàng, anh ta lần theo con đại bàng, đến hang của nó...........và đánh dấu cái hang đó, Holly Shit :), nếu cứu thì cứu ngay đi chứ đợi gì nữa, thật xui xẻo cho ông nào mà chết đuối gặp Thạch Sanh, chàng ta sẽ đánh dấu chỗ có người chết đuối và 3 ngày sau sẽ chỉ người nhà đến lượm xác lên chôn :D.
- Thậm chí Thạch Sanh không nghĩ đến cả chuyện cứu người lâm nguy, đến 10 ngày sau mới bắt đầu việc này (nếu đại bàng là cái giống 35 thì công chúa đã ở trong tình trạng "chẳng còn gì để mất", còn là loài ăn thịt thì chỉ có nước hốt cốt về, mà chẳng biết có còn cốt để hốt hông nữa và nếu hang có vài ba con đại bàng khác thì sao?) và chỉ khi biết đó là công chúa, vậy ta có thể tự hỏi rằng nếu đó là một người bình thường thì anh ta sẽ làm gì?
- Nãy giờ ta chỉ thấy Thạch Sanh là người vụ lợi (cứu khi biết đó là công chúa), phản bạn (bỏ chạy trốn tội), ngu dốt (ai cũng biết Lý Thông làm quan vì có công giết chằn tinh mà Thạch Sanh lại không biết, không hỏi) chứ chẳng thấy một điều tốt gì từ anh ta
- Đọc đến cuối truyện và thứ mà ta thấy được lại là tổng hợp của những sự may mắn, từ cây rìu, cây cung, cái đàn, niêu cơm... Điều hiển nhiên nữa là anh ta chẳng xứng đáng, không phải do luyện tập mà có, không phải do trí tuệ, không phải do nhân đức (người nhân đức không trốn chạy kiểu đó), không tự nguyện (giết chằn tinh là tự vệ trước cái chết, bắn chim mà không lập tức cứu người ngay, cho quân giặc ăn cơm từ niêu thần, thứ mà anh ta cũng chẳng mất gì).
- Và chúng ta mặc nhiên gọi đây là người tốt? Vậy là ta xem anh ta là đại diện của tính thiện của văn hóa dân gian Việt Nam nhưng đó có phải là con người thiện hay không? Tư cách đó là thiện?
b/ Về nhân vật Lý Thông, biểu hiện của tính ác?
- Có rất nhiều miêu tả về tính cách của nhân vật này như xấu xa, bỉ ổi, vụ lợi..., nhưng chúng ta không biết được nó là đúng hay sai phải không?
-- Ok, chính vì lý do đó nên ta cần một hành động khác đỡ gây cãi vã hơn, hãy tự hỏi?
-- Chị có xấu xa không? Bởi vì chị biết rõ mình nhất mà, phải không ạ?
-- Hỏi điều đó để ta đặt bản thân vào vị trí của Lý Thông, hoàn cảnh của anh ta, chị sẽ làm gì?
- Nếu:
-- Chị có một mẹ già (tức là hết khả năng lao động, không còn khả năng tự nuôi thân, đang sống dựa vào con và đó là truyền thống ngàn năm của Việt Nam, cũng chẳng có gì chứng tỏ Lý Thông giàu có gia tài kết xù ngoài cái quán rượu, tức cũng có thể là dạng tay làm hàm nhai)
-- Con duy nhất trong gia đình để thừa tự ông bà
-- Sự sống của chị có ý nghĩa hơn Thạch Sanh (em nói điều này trên duy lý thuần túy), vì lúc này Thạch Sanh chưa thể hiện bất kỳ một điều gì tốt đẹp và xét về giá trị xã hội, chắc chắn Lý Thông hơn hẳn Thạch Sanh lúc này.
-- Đủ thông minh để nghĩ ra một cách để cứu thoát bản thân theo nguyên lý cơ bản như sau: "Mạng ta hay mạng nó". Vậy chị sẽ lựa chọn như thế nào???
- Em tự hỏi câu này đã vài năm và thật sự không đưa ra được lựa chọn thực sự tốt đẹp và hoàn mỹ cho tình thế như vậy, sẵn sàng chết để người mẹ của mình cũng chết đói theo sao? Đây là tình huống mà chúng ta chỉ có thể gọi là lựa chọn giữa xấu và rất xấu và thậm chí chúng ta không thể phân định được cái nào là rất xấu, trọng nghĩa thì bất hiếu mà có hiếu thì bản thân lại như kẻ giết người. Không có chuỗi sự kiện nào trước đó chứng tỏ chị là người ác cả, nhưng khi sự kiện như vậy xảy đến, ta có ác không??? Vậy ta có trở thành biểu tượng của cái ác bởi vì lý do bất ngờ khiến ta lâm vào tình trạng như vậy?
- Lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu là quá dễ, thằng ác nhất thế giới cũng sẽ lựa chọn điều tốt đó, nhưng nếu chỉ có 2 con đường xấu như vậy, chọn sao đây?
- Chuỗi sự kiện tiếp theo chỉ là nỗi sợ hãi bị trả thù, với cái "nhân cách" của Thạch Sanh thì sự đề phòng là đáng lắm chứ? Sẽ có một số câu hỏi được đặt ra ở đây:
-- Tại sao phiên của mình mà người khác lại đi?
-- Quan lại sẽ hỏi Thạch Sanh đi có tự nguyện không? Nếu không thì lại can tội âm mưu cố ý giết người.
-- Thạch Sanh có quay lại báo thù không?
-- Mai này mình còn có thể sinh sống ở xứ này?...
Rồi với sự kiện đại bàng sẽ là:
-- Vua sẽ hỏi: Tại sao lúc trước giết được chằn tinh giờ lại không giết được đại bàng?
-- Công chúa sẽ hỏi: Người cứu ta là ai? Võ công ngươi và chàng, ai hơn? Sao đích thân ngươi không cứu?...
- Rồi nếu mọi chuyện sẽ lộ ra, dối vua lúc này sẽ là bay đầu cả 3 họ chứ không phải chỉ là cả nhà nữa. Lúc này, lựa chọn sẽ là sao đây?
- Như em đã nói ngay từ ban đầu, làm điều ác thì lòng bất an và chuỗi sự kiện sẽ ngày càng tích tụ, càng lớn, nhưng chính chúng ta, những con người ở ngoài lại tạo ra điều đó với mong muốn trả thù và không khoan thứ của mình, bằng chứng cho việc đó ư? Thạch Sanh (theo chuyện, không biết có bị sửa với chỉnh như lời đề nghị vừa rồi với Tấm cám không) dù có nói tha mạng thì câu chuyện với Lý Thông cũng là sét đánh chết cả 2 mẹ con Lý Thông, bằng việc tự cho mình đứng trên vị thế của kẻ tốt lành, chúng ta cho phép mình cái quyền để phán xét người khác, nhưng nếu đặt vào vai của họ, chắc gì ta đã tốt hơn?
- Vì vậy em ít nhất cũng có một sự cảm thông đối với nhân vật Lý Thông nhưng với kẻ như Thạch Sanh thì chỉ có sự căm ghét sâu sắc đối với hình tượng này. Và xã hội chúng ta, đáng buồn thay lại ca ngợi con người đó và hiện nay có quá nhiều Thạch Sanh, những kẻ có năng lực làm nhiều điều tốt lành hơn cho cuộc sống nhưng đã không làm điều gì cả, chỉ đứng đó ngắm nhìn và chờ đợi!
- Xét về mặt đạo đức sao? Đây là một nghịch lý mà đạo đức chẳng thể giải quyết nỗi và rất nhiều lần trong cuộc sống chúng ta đã và sẽ thấy sự bất toàn của thứ được gọi là đạo đức. Chúng ta không sinh ra trong hoàn cảnh của một kẻ cướp, vậy làm sao chị biết rằng khi mình ở vị thế đó, chị sẽ không làm như kẻ cướp, và chắc chắn em cũng hoàn toàn không ủng hộ một kẻ cướp thực hiện hành vi của mình, mà chắc gì kẻ cướp đó không mong muốn một cuộc sống tốt đẹp, không cướp bóc nữa, vậy đâu là giải pháp?
Vậy đâu là bến bờ của Thiện Ác trong chuyện này? Và người đứng ngoài như ta liệu cũng đã góp phần vào ác không?
c/ Cô Tấm, ta thay đổi khi đời thay đổi?
Ảnh http://yume.vn/
Chuyện Tấm Cám thì xã hội ta cũng đã chỉ trích quá nhiều rồi nên em không nhắc lại nữa mà chỉ bắt đầu tự hỏi, liệu khi cuộc đời thay đổi, một con người có được phép thay đổi theo tính ác hay không? Hình ảnh cô Tấm ngàn năm nay được xem là hình ảnh của người ngoan hiền đức độ, người phụ nữ nào được khen là cô Tấm thì chắc cũng hãnh diện với hình ảnh công dung ngôn hạnh đủ đầy, dung mạo tuyệt vời.
- Nhưng liệu đó có phải là điều mà ta thấy nó đã thật sự xảy ra? Chỉ cần đọc qua truyện từ đầu đến cuối, ta sẽ thấy hình ảnh thay đổi của cô Tấm một cách kịch liệt, từ ngoan hiền nhu mỳ lúc đầu, xưng chị em tử tế với Cám thì sau đó là gọi mày tao dân hàng chợ, nói chuyện đòi rạch mặt như Hoạn Thư, chẳng lẽ hình ảnh tốt đẹp ban đầu đó lại xuống cấp đến thế ư, liệu chúng ta có thể biện bạch là vì lý do hoàn cảnh mà con người có thể thay đổi hay không? Và chúng ta sẽ chấp nhận nó đến mức nào?
- Với cái hình ảnh ghê rợn cuối cùng luôn thuộc về phe chiến thắng như là một sự kết thúc của tất cả, cô Tấm hiền từ đổ nước sôi nấu chín em mình, hãy nghĩ về cảnh đó, khi ta phỏng bàn tay thì đó đã là sự đau đớn lắm rồi và cô nàng "nhân từ" của chúng ta muốn đem đến sự đau đớn tận cùng cho kẻ thù của mình (dù đó là em của cô ta đi nữa) bằng cách cho chín từ ngoài vào trong như thế, thà chặt đầu người đó còn đỡ man rợ hơn cái hành động "luộc chín" rồi đến dằm mắm của "cô nàng nhân hậu" (tự làm luôn mới tởm chứ) và rồi đem mắm đó cho mẹ kế ăn; để người khác ăn thịt con mình thì trên đời chỉ có loại đại ác như Trụ Vương bắt Chu Văn Vương ăn thịt con, kẻ đã bị chúng dân nổi loạn mà diệt trừ đi, còn chúng ta lại tôn thờ cô Tấm làm biểu hiện của tính Thiện và em tin chắc rằng chị (cả em nữa) đều đã từng có giây phút ngợi ca cô Tấm (không ca ngợi là O điểm môn văn đó, thậm chí nếu em nhớ thì cái bài văn mẫu mà em chép còn ca ngợi công lý được thực thi nữa kìa :D)
- Còn một hình ảnh đó nữa mà em thấy rất nhiều nhân vật trong chuyện cổ tích (cả Việt Nam và nước ngoài) thường làm, đó là khóc nhè, khóc một hồi thì bà tiên ông bụt hiện ra, từ cô Tấm, cây tre trăm đốt đến nàng Lọ Lem xứ Tây, thế giới thực đã chứng minh khi nào con người yếu đuối thì những kẻ ưa bạo lực sẽ lên ngôi và những nhân vật thiện hảo này chẳng làm gì khác ngoài khóc nhè, yếu đuối đến đáng thương hại.
- Nhưng điều quan trọng đặt ra ở đây, vậy ta có thể chấp nhận hình ảnh cô Tấm không? Nếu chấp nhận cô ta thì ta cũng phải chấp nhận luôn Cám vì nếu ta nói tại vì hoàn cảnh đã thúc đẩy Tấm làm những chuyện như vậy thì ta cũng phải chấp nhận là vì hoàn cảnh nên Cám, bởi sự giáo dục từ nhỏ mà Cám đã làm như vậy và biết đâu mẹ của Cám cũng được giáo dục như thế? Vậy ta có thể chấp nhận cả 2?
-- Câu trả lời hoàn toàn rõ ràng là không. Lý Thông có thể thông cảm được vì anh ta bị hoàn cảnh ép vào thế tiến thoái lưỡng nan nhưng cả Tấm Cám đều không ở vị thế đó, họ có thể kiềm chế được bản thân nhưng lại không làm điều đó, Cám có thể tự kiềm chế cái ác của bản thân để không giết chị, không một điều gì ép buộc cô ta làm vậy cả, chỉ cô ta tự tạo nghiệt; Tấm thì cũng có thể kiềm chế bản thân (nếu cô ta thực sự hướng thiện) để không trả thù mà đi luộc em mình cho mẹ kế ăn. Và đó là điều đáng trách cả 2 người và nên dẹp bỏ cả 2 đi là vừa vì chẳng có bên nào là biểu hiện của cái thiện, chỉ là giết nhau suốt lượt và cô Tấm may mắn chiến thắng vì có phép hồi sinh, đập hoài hổng chết :)
Chỉ 2 câu chuyện thôi thì chúng ta đã thấy thiện là bất toàn nếu miệng ta chỉ suốt ngày thiện, thiện và thiện. Chỉ khi xét đoán và lật ngược nó lại, để bản thân vào hoàn cảnh của cả người tốt và người xấu thì chúng ta mới thấy được nó có thiện hay không.
Con người tự tạo vật
Chị Bạn:
- Đạo Phật có câu: "Vạn pháp do tâm tạo" và tâm lại do chính ta tạo nên
- Sẽ cùng thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề trên tinh thần học hỏi.
ĐMH:
- Vạn pháp thì do tâm, đó là điều đúng nếu chị xét Pháp là việc đối xử con người với nhau, và như em đã nói trong thư được trích dẫn trên trang web, em xem đạo Phật là cách con người đối xử với nhau chứ không phải là đạo nói về thần thánh hoặc khởi thủy của tạo vật và cũng không có một tôn giáo nào trên thế giới này nên hoặc có thể là đạo của tạo vật, bởi vậy, "Vạn pháp do tâm tạo" chứ không phải là "Vạn vật do tâm tạo", càng không phải là do một ông thượng đế hoặc chúa trời nào tạo ra cả.
-- Chắc chắn có khởi thủy (chỉ có điều chúng ta chưa biết nó bắt đầu từ đâu, Bigbang của chúng ta là lần 1 hay do 1 sinh vật siêu thông minh nào đó, khi tìm về khởi thủy vũ trụ của họ thì họ cũng thấy 1 cái Bigbang khác và tạo ra một vụ nổ giống y như vậy, nhưng xui cái là cái đám đó cũng chết hết trong vụ nổ :D) nhưng không có điểm dừng (vì biết đâu chúng ta có thể lặp lại sai lầm tương tự như người siêu thông minh hoặc đơn giản là toán học không có số tận cùng).
- Như chị nói, chúng ta sẽ cùng làm sáng tỏ mọi vấn đề trên tinh thần học hỏi, chỉ có điều là em thì lấy mọi thứ mà mình xem là chân lý ra bắn phá nó, đặt ra rất nhiều câu hỏi và em sẵn sàng loại bỏ bất kỳ điều gì nếu thấy nó không phù hợp. Nếu chân lý là một thứ cứng như graphene thì dù viên đạn của kẻ địch có làm bằng kim cương cũng chẳng nghĩa lý gì, chân lý đó sẽ bảo vệ ta suốt con đường đời, nhưng nếu nó là tờ giấy vụng thì giữ nó cũng chẳng ít chi, vứt đi cho đỡ gánh nặng, vướng tay bận chân ta đi tới . Chỉ bằng thảo luận ngay thẳng và không để mình vướng bận chuyện hơn thua được mất thì ta mới có thể đạt được nó.
Một thiểu số người tu hành đang tự làm xấu hình ảnh đạo Phật.
Chị Bạn:
1/ - Những vấn đề mà tự người tu hành trong đạo Phật ... làm xấu hình ảnh của đạo Phật
2/ - Điều khiến chị chạnh lòng chính là vì những bất cập trong giới tu hành của đạo Phật đã khiến các bạn trẻ có những cảm nhận không tốt chứ không phải vì những lý luận của em
ĐMH:
- Người xấu thì đâu đâu cũng có, đó là điều chắc chắn, nhưng điều quan trọng đó chính là số người xấu đó tỷ lệ là bao nhiêu, có những kẻ lợi dụng hình ảnh của những kẻ tồi bại đó để làm xấu hình ảnh của đạo Phật như những kẻ điên cuồng thiên chúa giáo, ngu muội, hám lợi nhưng chúng không bao giờ làm được điều mà chúng muốn nhất, đó là đả kích Kinh Phật giáo vì Phật giáo luôn dạy phải hướng đến con người và tự con người phải là người tự tạo ra bản thân, hướng đến tự do suy nghĩ và hành động của mình trước khi hướng ra ngoài để làm điều lợi cho thế nhân, điều đó khác hoàn toàn với cái thứ suy nghĩ nô lệ, gọi dạ bảo vâng của con chiên thiên chúa, những kẻ nô lệ có thể làm suy đồi những hình ảnh hướng thượng nhưng chính họ cũng đã tự làm suy đồi bản thân, khi đưa ra điều xấu của kẻ khác thì họ cũng có được tốt đẹp hơn đâu để mà có quyền đả kích, còn kinh thánh thiên chúa thì bị chỉ trích khắp nơi, một thứ rác rưởi mà em đã đem quẳng thùng rác không hơn không kém (tiếc thật, không thể trích kinh để chửi cừu, biết vậy giữ lại rồi :D).
- Sự xấu xí của đạo Phật hiện nay không chỉ là do tự người tu Phật như những sư thầy hổ mang mà điều quan trọng hơn hết, đó chính là từ phía những người Phật tử, đạo Phật hướng đến người khác, hướng đến cộng đồng và xem chỉ điều đó khi người khác thoát khổ, cùng vui sướng như ta thì ta mới đoạt được cảnh thoát khổ, và điều đó khiến đạo Phật trở thành tôn giáo đáng ngưỡng mộ nhất trên đời, nhưng người tu Phật lại suốt ngày chỉ mong được chứng và ngộ, điều đó chẳng phải là hướng lợi vào tự thân để từ đó lại vướng cái khổ của tham ái sân si hay sao? Càng mong thoát khổ thì càng nghĩ về nó và càng vướng khổ. Và khi tâm đã mong cho thân thì làm sao thoát khổ được nữa?
- Em không đi tu, học Phật hoặc bất kỳ tôn giáo nào một cách chính thức nữa chỉ vì em không thích những nơi thờ cúng thần thánh đủ thứ, những thứ mà em tin là không hiện tồn, nhưng điều đó không có nghĩa rằng em không thấy giáo lý Phật giáo là hay, chỉ là muốn mình có nhiều đường khác nhau để chọn, không còn vướng vào một thứ hoặc một tập thể nào tự gọi là chân lý, không bị ràng buộc vào bất kỳ điều gì, dù đạo đó có hay cách mấy đi chăng nữa vì nó dù hay cũng chỉ là một phần của tri thức nhân loại chứ không phải là tất cả, chỉ khi không vướng vào những chuyện phức tạp thì con người mới có thể vô vi, nhân ái, "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh"
- Mong rằng những lý luận của em ở trên không làm chị bực bội, nếu có điều gì vì sự ngu dốt của em mà gây nên trích dẫn sai hoặc bậy bạ thì bà chị với tấm lòng bồ tát vui lòng bỏ quá cho, đừng làm diêm vương đầy em xuống 18 tầng địa ngục :) (mà sao lại 18 nhỉ? Con người bây giờ cũng xây được hơn 100 tầng rồi, địa ngục cần nâng cấp thôi :D
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)