Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Chuyện Thạch Sanh và Khái Niệm Thiện - Ác



Đỗ Minh Hòa




Đỗ Minh Hòa (ĐMH): Cảnh báo, với những gì mà lịch sử chứng minh, em thường là con quạ mang tin chẳng lành hơn là bồ câu ngây thơ trong trắng :) và có xu hướng gây mất đoàn kết nội bộ nên em sẽ cố gắng viết thật đầy đủ và rõ ràng (nên hơi dài). Nếu thấy quá dài và nhức đầu sau mỗi đoạn, tốt nhất chị nên đọc qua từng La Mã một và sau đó dừng lại. Cũng thành thật xin lỗi nếu như vì lời văn ý vẽ của em không hay mà khiến cho chị bị khó khăn trong việc hiểu nó. Và cuối cùng, có gì ảnh hưởng đến tư tưởng thì tự chịu trách nhiệm nha :D

Em thấy trong thư của chị, chị đề cập đến một số vấn đề em xin được trích lại, có thể nhóm một số ý thành 1 nên có thể không theo thứ tự trong thư của chị và sau đó cùng thảo luận về các ý này, sau đó biện luận thêm một ý kiến của em vào đó. Chúng ta sẽ thảo luận trên tinh thần trong sáng và học hỏi, được chứ ạ :D

...

Đạo đức là thiện đức:
Chị Bạn:

4/ Còn đạo đức đúng nghĩa hay còn gọi là "con đường thiện đức", là con đường đưa đến một cuộc sống giải thoát vì muốn có "thiện đức", trước hết phải có " thiện tâm".

5/ "Thiện đức" là kết quả sự tích tụ, tích luỹ của "thiện tâm" mà có.

6/ Người có thiện đức thì đã bao hàm luôn cả những đức tính công bằng, bình đẳng, vì công bằng, bình đẳng chính là trạng thái của tâm.

7/ Từ đó mà suy thì "ác đức" đương nhiên sẽ được tạo nên từ "ác tâm" và đương nhiên sẽ không thể có những mỹ từ "công bằng" hay "bình đẳng" mà chỉ có những thứ ngược lại, khiến cho con người ta luôn phải bất an, bồn chồn, lo sợ và ngay nơi những trạng thái tâm đó là "địa ngục hiện tiền".

ĐMH:

4/ "Đạo đức là thiện đức" là một câu tối nghĩa, thành thật mà nói là như thế, nếu vậy sẽ cần thêm một định nghĩa "Thiện đức" là gì?

(- Và em cũng không chấp nhận đạo đức là vệc làm tất cả điều tốt, vì định nghĩa này không những bất toàn mà còn phi lý và không thể đạt được, chỉ là thứ của những kẻ ảo tưởng hoặc thấp hèn nhằm dùng nó hạ nhục người khác {em sẽ giải thích phần này ở Lật ngược thiện ác ở dưới}.

- Em cũng không chấp nhận một đạo đức kiểu Khổng giáo thuộc ngũ đức: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín vì nó xung đột lẫn nhau và dẫn đến việc vi phạm tính công bằng giữa các cá nhân trong việc đối nhân, lễ, nghĩa và tín)

Vậy đạo đức nó là gì? Phải có tính chất ra sao? Đạo đức là đối với ai?
Với em đạo đức không thể là dùng để đối xử với chính bản thân mình (với bản thân chỉ có tự do tuyệt đối của bản thân như một con người có suy nghĩ và có khả năng hành động độc lập để tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình, giới hạn của sự tự do đó là đừng vi phạm lợi ích chính đáng của người khác, nếu vượt qua nó thì cần một pháp luật vững vàng đứng ở cửa, đó là tính công bằng và em sẽ đề cập đến ở dưới "Công bằng lớn hơn đạo đức"), chẳng ai nói "Tôi đạo đức với chính bản thân tôi". Vậy nó sẽ là đạo đức đối với người khác (hoặc rộng lớn như Phật là với vạn vật chứ không riêng con người).

- Em chỉ có một định nghĩa duy nhất về đạo đức: "Bằng sự tự nguyện tuyệt đối, giúp một người trong hoàn cảnh khó khăn hơn mình, đạt được cuộc sống tốt hơn, với sự đồng ý của người đó". (Với người bằng hoặc hơn mình thì tính công bằng sẽ quyết định chứ không phải là đạo đức, giải thích ở dưới)

Điều quan trọng ở đây đó là sự tự nguyện (Chính nó vừa là điểm mạnh nhất vừa là điểm yếu nhất của đạo đức để người khác lợi dụng) và đây là điều mà em thấy ở bất kỳ nền tảng và định nghĩa đạo đức nào khác cũng có:

-- Người thiên chúa xem hành động tốt của họ là phương tiện để họ lên thiên đường, vậy thì cái tốt đó có khác gì một kẻ chuyên đi ăn bánh trả tiền? Anh bỏ ra một ít để mong đến được một nơi giàu sang phú quý hơn, vậy thì anh chỉ là một con buôn kiếm lời, kẻ ngụy đạo đức! Thế thì hành động của họ, dù có tốt cũng không thể nào là đạo đức và nới Thiên đường đó cũng chỉ toàn kẻ đạo đức giả mà thôi nếu họ vẫn giữ câu kinh là vinh danh thiên chúa bằng những hành động đạo đức.

-- Còn về Phật tử, nếu họ xem cái hành động thiện của bản thân chỉ là để "chứng" và "ngộ", liệu hành động đó có được gọi là đạo đức? Bởi vì họ đang dùng một người khổ sở nào đó để thực nghiệm cho việc chứng, ngộ và từ đó họ có thể chứng ngộ được không khi họ cần cái khổ của người khác để đạt mục đích của bản thân? Họ nghĩ sự khổ của người khác là công cụ để bản thân chứng và ngộ. Chắc chắn là không thể. Vậy những người Phật tử như vậy (một phần chứ không phải tất cả) có khác với người thiên chúa không? khi họ đều xem điều tốt là phương tiện để mưu lợi chứ không phải vì bản thân thấy sự khổ đau của người khác mà lên tiếng và đi đến hành động

-- Vậy thì chỉ khi nào người phật tử thực hành đạo Phật mà không mong chứng ngộ cho bản thân thì chỉ khi đó họ mới có đạo đức, vậy thì nếu thiếu mong muốn chứng ngộ này, chẳng phải họ đã không thể chứng ngộ được hay sao, nhưng nếu mong chứng ngộ thì họ lại không thiện đức và lúc đó cũng chẳng thể chứng ngộ? Vậy thì ta có một sự bất toàn và chúng ta luẩn quẩn trong các tri giác của mình. Càng muốn ngộ, liệu có phải con người càng luẩn quẩn trong cái bóng của mình hay không? Hay liệu chúng ta chỉ ngộ khi dẹp đi cái mong muốn chứng ngộ của mình?

-- Hoặc điều đơn giản hơn đó là chị có một định nghĩa đạo đức khác đá văng được định nghĩa đạo đức của em với yêu cầu bắt buộc là phải có tính tự nguyện trong đó, hành động đạo đức chỉ là giống đạo đức chứ không phải là đạo đức nếu nó không có sự bắt buộc, đạo đức phải có 1000% tự nguyện trong đó. Và chính vì thế nên đạo đức là thứ dễ bị lợi dụng vì bản thân ta chẳng ai có thể chui vào đầu người khác để biết họ có tự nguyện hay không. Vậy điều gì để những điều tốt đẹp này trở nên hiển nhiên?

5/ Vậy theo chị, Thiện là gì? và Ác là gì?
- Bây giờ chúng ta sẽ đi xuống 5,6 để thấy vòng luẩn quẩn của chị. Chị nói: muốn có "thiện đức", trước hết phải có " thiện tâm" nhưng liền sau đó là "Thiện đức" là kết quả sự tích tụ, tích luỹ của "thiện tâm" mà có.

- Vậy theo câu này, cái nào có trước? Cứ cho là thiện tâm có trước, vậy đây là sự ngẫu nhiên?

-- Không chơi chiêu tu từ kiếp trước nhé :), thứ nhất, em vô thần nên điều này là không thể tưởng tượng nổi, thứ hai, nó cũng không công bằng nốt, giống như thi một 100m mà 1 người cách vạch xuất phát -50 m còn người khác thì cách vạch đích có 1 m, vậy thì tu với luyện gì nữa :D, mà cũng không nên có cái kiểu Marathon từ đời này qua đời khác như thế, thật kỳ cục vì em không biết mình đang cách vạch có bị âm không mà bỗng dưng một ngày từ hữu thần trở nên vô thần thế này :D (đó là sự thật, em vốn hữu thần, không biết tu thế nào mà chạy ngược đường mất rồi :)) )

-- Nếu chấp nhận điều đó, "tất cả chúng ta" (chứ không phải lỗi của một cá nhân nào) đang chơi trò đổ lỗi cho hoàn cảnh, khiến một thứ tốt trở nên ngẫu nhiên bất định không thể chịu nổi, đặc biệt là trong đối xử với con người vì con người khởi điểm vinh nhục giàu sang khác nhau, khỏe mạnh hoặc khuyết tật, thông minh hoặc bị thiểu năng, bằng việc đổ lỗi kiếp trước thì chính chúng ta lại đang đổ lỗi cho người khác, những người tật nguyền, nghèo khổ không phải chính họ đã khổ lắm rồi sao, giờ lại nói: "Tại mày kiếp trước thất đức nên bị vậy" thì chúng ta còn ác cỡ nào nữa?

-- Và chấp nhận điều đó còn có một rủi ro nữa đó chính là câu hỏi "Chúng ta bắt đầu quá trình này từ đâu?", từ khi nào chúng ta bắt đầu có thiện tâm để tu ngộ? Vậy lúc này thiện có trước? Vậy tại sao nó không bắt đầu ngay kiếp này và chỉ một kiếp này thôi?

6/ Tâm có phải là tất cả?

Công bằng, bình đẳng chính là trạng thái của tâm.

- Vậy bình đẳng nào, công bằng nào khiến một người mới sinh ra đã mất tay chân? Về cơ bản hình như em thấy chẳng ai mới sinh đã muốn mình tật nguyền chơi cả, phải không ạ? Chị đang thực hiện ác khẩu đấy :)

- Theo em nghĩ công bằng, bình đẳng là trạng thái hỗn hợp giữa cách đối xử của con người với nhau, hiện trạng thể chất của cơ thể và các liên kết xã hội (hệ thống chính quyền, luật pháp...), 3 mối kết có liên quan mật thiết đến nhau để từ đó tạo nên công bằng (rất tiếc rằng chưa một đất nước nào tạo nên sự công bằng như vậy, các nước tiên tiến nhất họ cũng chỉ đang có thể tạo nên sự bình đẳng chỉ ở mức tương đối, giữ dân họ trong nền pháp trị và có đầy đủ quyền con người theo John Locke như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc thì môi trường xã hội khởi đầu của họ cũng không đạt được sự công bằng này, nhất là sự chênh lệch về thể chất giữa các cá nhân, đồng thời cái nền của pháp luật là gì? Pháp trị chỉ là công cụ chứ không phải là nền tảng).

- Nếu nói công bằng, bình đẳng chính là trạng thái của tâm thì em xin lỗi phải nói thẳng, đó là sự nhảm nhí và chị đang duy tâm, và điều đó chẳng giải quyết được vấn đề gì vì bất công bắt đầu từ trạng thái sự vật, sự việc, chỉ bằng hành động chứ không thể cầu hay mong là nó sẽ đến hoặc biến mất.

-- Trừ khi chị nói tâm dẫn đến hành động thì nó lại phát sinh câu hỏi hành động như thế nào? Dựa vào gì để hành động này biết chắc là đúng? Thì nó lại được giải quyết bằng câu trả lời bằng đạo đức ở trên và tính công bằng khi hành động, lúc này thì có phải công bằng là sự tách biệt khỏi tâm hay chưa?

7/ Cái ác từ đâu mà có?

- "ác đức" đương nhiên sẽ được tạo nên từ "ác tâm". Vậy ác này từ đâu mà có, cũng chẳng phải là mong muốn có được cái không phải của mình, làm ra một đồng nhưng lại muốn 2,3, muốn cái lợi mình mà đi hại người khác nên sinh ra ác đấy thôi, từ cái mong muốn lấy điều bất chính, bất công mà sinh ra ác đó? Và vì không ai có biện pháp đủ mạnh lúc đó để duy trì tính công bằng nên sinh ra điều ác, bất thiện, chẳng phải như vậy sao, đó là cái ác của hành động.

- Còn một cái ác nữa, đó là ác của lời nói, tâm tính nhưng cái ác này cũng là sự xuất phát từ bất công mà ra, như một người không được ăn học đầy đủ thì nguy cơ họ trở nên ác mồm ác miệng, văng tục chửi thề sẽ nhiều hơn so với người khác, không phải thế sao. Hoặc nghi kỵ, oán hận, ganh ghét cũng từ việc con người thấy cuộc sống bản thân so với người khác có những khởi đầu bất công mà sinh ra những điều đó, không phải vậy sao?

- Nếu chúng ta giữ vững được lẽ công bằng, môi trường sống minh bạch, mọi người đều thấy được người khác hơn mình đều là do lẽ phấn đấu và đáng kính phục, thì lúc này lòng ác liệu còn không?

Dẫn rõ: Một số hình ảnh về thiện hay cái thiện là bất toàn? (quan trọng, nên nghĩ chút trước khi đọc tiếp)

- Khi em trò chuyện với người Phật tử, họ luôn nói đến đức thiện làm chủ đạo, em hoàn toàn không có bất kỳ một sự thù hằn nào với đức thiện cả (tất nhiên rồi :D), nhưng đức và thiện là cái chi mô?

-- Hôm trước trong thư em nêu ra một số hình ảnh đạo đức mà em rất ghét bị người khác so sánh mình với những hình ảnh đó hoặc lấy đó làm tiêu chuẩn trong cuộc sống, đó là Thạch Sanh và Cô Tấm, em nêu ra vì nghĩ có thể chị sẽ nói về thiện tâm và ác tâm và với nhiều Phật tử, những điều mà các chị nói hằng ngày về thiện ác thật ra chỉ là thói quen của chính chúng ta mà thôi, qua hình ảnh của những nhân vật này là ta sẽ thấy hình ảnh của cái thiện bất toàn, thực dụng, thậm chí là cái ác của họ và quan trọng là thói quen xem những gì được nhắc đi nhắc lại là chuẩn chỉ, thậm chí nếu đặt bản thân vào vai vế của một người như Lý Thông thì em cảm thấy cảm thông cho anh ta nhiều hơn nữa.

-- Nhưng có vẻ như lúc đó em viết hơi khó hiểu (hôm đó có việc nên hơi vội và không kiểm kỹ, chính em tự đọc lại còn bị vấp nghĩa chỗ đó), giờ thì em nêu rõ hơn để chị có thể thấy rõ việc dùng Thiện để dẫn dắt có thể dẫn đến sai lầm.

a/ Thạch Sanh, đạo đức hay hoàn cảnh ép buộc? (để dễ hiểu dẫn chứng, em lấy 2 bản khác nhau để đối chứng, một ở E-cadao, một ở Vietarch (Vietarch đỡ các tình tiết miêu tả tính khí nhân vật lúc đầu làm lệch suy nghĩ của người đọc hơn E-cadao) và tóm tắt của Wiki.)

Về nhân vật Thạch Sanh:



Ảnh http://tieuhoctranquoctuanquynhon.com

- Mở đầu câu chuyện về nhân vật Thạch Sanh này, ta thấy anh ta có đủ mọi tài năng thao lược, được thần thánh thương tình dạy cho tài phép và rồi sau đó anh ta làm gì?

- Chằng làm gì cả quan trọng cả, chỉ làm việc bình thường (đến mức tầm thường) đó là đi chặt cũi kiếm sống qua ngày và chẳng có điều gì khác biệt, đó là tất cả những gì mà anh ta làm với tài năng được trời phú cho, thậm chí với tài năng đó anh ta không thể kiếm được một cái gì đó cho ra hồn để kiếm sống.

- Và sau đó thì anh ta làm gì? Một chuyện đơn giản khác, đó là anh ta bị dụ làm mồi cho chằn tinh, và hết sức lucky, anh ta trở thành anh hùng :(. Không phải bởi vì anh ta tự đi kiếm chằn tinh để giết mà là bởi bị dụ đi thí mạng thay cho người khác.

-- Không thể tin nổi, người có khả năng kinh bang tế thế như thế mà lại chỉ làm nghề đốn củi bao năm, chuyện lớn cả vùng ai cũng biết đó là có con chằn tinh đang gây ác hàng mấy năm trời, mà người hùng của chúng ta lại "I don't know", chẳng lẽ hình ảnh lúc ban đầu, một người chuyên đi giúp người này người nọ như trong chuyện lại không có khả năng bẩm sinh để nghe hiểu những chuyện mà dân ở chợ đang nói với nhau? đến khi bị Lý Thông lừa lần 2 anh ta vẫn không biết điều này, thông minh nhỉ :O

-- Thật ngạc nhiên là anh ta lại còn làm một điều khác nữa (việc tồi bại của tồi bại), đó là khi Lý Thông kêu con đó là của vua nuôi và "em trốn đi, để anh chịu tội thay cho", và rồi người hùng của chúng ta làm gì? Trốn mất mất xác! Thạch Sanh thậm chí không cần biết điều gì sẽ xảy ra với anh kết nghĩa của mình (ai trong chúng ta cũng biết giết vật yêu của vua là bay đầu cả nhà) và con người lương thiện, người hùng của chúng ta theo chủ nghĩa "I don't care" và biến mất dạng. Nếu anh ta là người tốt thì anh ta đã không làm vậy và đã đạt được quan vị, chức tước, nhưng hình như anh ta chẳng tốt đẹp gì. =/

- Lại đến chuyện Thạch Sanh bắn cung trúng đại bàng, anh ta lần theo con đại bàng, đến hang của nó...........và đánh dấu cái hang đó, Holly Shit :), nếu cứu thì cứu ngay đi chứ đợi gì nữa, thật xui xẻo cho ông nào mà chết đuối gặp Thạch Sanh, chàng ta sẽ đánh dấu chỗ có người chết đuối và 3 ngày sau sẽ chỉ người nhà đến lượm xác lên chôn :D.

- Thậm chí Thạch Sanh không nghĩ đến cả chuyện cứu người lâm nguy, đến 10 ngày sau mới bắt đầu việc này (nếu đại bàng là cái giống 35 thì công chúa đã ở trong tình trạng "chẳng còn gì để mất", còn là loài ăn thịt thì chỉ có nước hốt cốt về, mà chẳng biết có còn cốt để hốt hông nữa và nếu hang có vài ba con đại bàng khác thì sao?) và chỉ khi biết đó là công chúa, vậy ta có thể tự hỏi rằng nếu đó là một người bình thường thì anh ta sẽ làm gì?

- Nãy giờ ta chỉ thấy Thạch Sanh là người vụ lợi (cứu khi biết đó là công chúa), phản bạn (bỏ chạy trốn tội), ngu dốt (ai cũng biết Lý Thông làm quan vì có công giết chằn tinh mà Thạch Sanh lại không biết, không hỏi) chứ chẳng thấy một điều tốt gì từ anh ta

- Đọc đến cuối truyện và thứ mà ta thấy được lại là tổng hợp của những sự may mắn, từ cây rìu, cây cung, cái đàn, niêu cơm... Điều hiển nhiên nữa là anh ta chẳng xứng đáng, không phải do luyện tập mà có, không phải do trí tuệ, không phải do nhân đức (người nhân đức không trốn chạy kiểu đó), không tự nguyện (giết chằn tinh là tự vệ trước cái chết, bắn chim mà không lập tức cứu người ngay, cho quân giặc ăn cơm từ niêu thần, thứ mà anh ta cũng chẳng mất gì).

- Và chúng ta mặc nhiên gọi đây là người tốt? Vậy là ta xem anh ta là đại diện của tính thiện của văn hóa dân gian Việt Nam nhưng đó có phải là con người thiện hay không? Tư cách đó là thiện?

b/ Về nhân vật Lý Thông, biểu hiện của tính ác?

- Có rất nhiều miêu tả về tính cách của nhân vật này như xấu xa, bỉ ổi, vụ lợi..., nhưng chúng ta không biết được nó là đúng hay sai phải không?

-- Ok, chính vì lý do đó nên ta cần một hành động khác đỡ gây cãi vã hơn, hãy tự hỏi?

-- Chị có xấu xa không? Bởi vì chị biết rõ mình nhất mà, phải không ạ?

-- Hỏi điều đó để ta đặt bản thân vào vị trí của Lý Thông, hoàn cảnh của anh ta, chị sẽ làm gì?

- Nếu:

-- Chị có một mẹ già (tức là hết khả năng lao động, không còn khả năng tự nuôi thân, đang sống dựa vào con và đó là truyền thống ngàn năm của Việt Nam, cũng chẳng có gì chứng tỏ Lý Thông giàu có gia tài kết xù ngoài cái quán rượu, tức cũng có thể là dạng tay làm hàm nhai)

-- Con duy nhất trong gia đình để thừa tự ông bà

-- Sự sống của chị có ý nghĩa hơn Thạch Sanh (em nói điều này trên duy lý thuần túy), vì lúc này Thạch Sanh chưa thể hiện bất kỳ một điều gì tốt đẹp và xét về giá trị xã hội, chắc chắn Lý Thông hơn hẳn Thạch Sanh lúc này.

-- Đủ thông minh để nghĩ ra một cách để cứu thoát bản thân theo nguyên lý cơ bản như sau: "Mạng ta hay mạng nó". Vậy chị sẽ lựa chọn như thế nào???

- Em tự hỏi câu này đã vài năm và thật sự không đưa ra được lựa chọn thực sự tốt đẹp và hoàn mỹ cho tình thế như vậy, sẵn sàng chết để người mẹ của mình cũng chết đói theo sao? Đây là tình huống mà chúng ta chỉ có thể gọi là lựa chọn giữa xấu và rất xấu và thậm chí chúng ta không thể phân định được cái nào là rất xấu, trọng nghĩa thì bất hiếu mà có hiếu thì bản thân lại như kẻ giết người. Không có chuỗi sự kiện nào trước đó chứng tỏ chị là người ác cả, nhưng khi sự kiện như vậy xảy đến, ta có ác không??? Vậy ta có trở thành biểu tượng của cái ác bởi vì lý do bất ngờ khiến ta lâm vào tình trạng như vậy?

- Lựa chọn giữa điều tốt và điều xấu là quá dễ, thằng ác nhất thế giới cũng sẽ lựa chọn điều tốt đó, nhưng nếu chỉ có 2 con đường xấu như vậy, chọn sao đây?

- Chuỗi sự kiện tiếp theo chỉ là nỗi sợ hãi bị trả thù, với cái "nhân cách" của Thạch Sanh thì sự đề phòng là đáng lắm chứ? Sẽ có một số câu hỏi được đặt ra ở đây:

-- Tại sao phiên của mình mà người khác lại đi?

-- Quan lại sẽ hỏi Thạch Sanh đi có tự nguyện không? Nếu không thì lại can tội âm mưu cố ý giết người.

-- Thạch Sanh có quay lại báo thù không?

-- Mai này mình còn có thể sinh sống ở xứ này?...

Rồi với sự kiện đại bàng sẽ là:

-- Vua sẽ hỏi: Tại sao lúc trước giết được chằn tinh giờ lại không giết được đại bàng?

-- Công chúa sẽ hỏi: Người cứu ta là ai? Võ công ngươi và chàng, ai hơn? Sao đích thân ngươi không cứu?...

- Rồi nếu mọi chuyện sẽ lộ ra, dối vua lúc này sẽ là bay đầu cả 3 họ chứ không phải chỉ là cả nhà nữa. Lúc này, lựa chọn sẽ là sao đây?

- Như em đã nói ngay từ ban đầu, làm điều ác thì lòng bất an và chuỗi sự kiện sẽ ngày càng tích tụ, càng lớn, nhưng chính chúng ta, những con người ở ngoài lại tạo ra điều đó với mong muốn trả thù và không khoan thứ của mình, bằng chứng cho việc đó ư? Thạch Sanh (theo chuyện, không biết có bị sửa với chỉnh như lời đề nghị vừa rồi với Tấm cám không) dù có nói tha mạng thì câu chuyện với Lý Thông cũng là sét đánh chết cả 2 mẹ con Lý Thông, bằng việc tự cho mình đứng trên vị thế của kẻ tốt lành, chúng ta cho phép mình cái quyền để phán xét người khác, nhưng nếu đặt vào vai của họ, chắc gì ta đã tốt hơn?

- Vì vậy em ít nhất cũng có một sự cảm thông đối với nhân vật Lý Thông nhưng với kẻ như Thạch Sanh thì chỉ có sự căm ghét sâu sắc đối với hình tượng này. Và xã hội chúng ta, đáng buồn thay lại ca ngợi con người đó và hiện nay có quá nhiều Thạch Sanh, những kẻ có năng lực làm nhiều điều tốt lành hơn cho cuộc sống nhưng đã không làm điều gì cả, chỉ đứng đó ngắm nhìn và chờ đợi!

- Xét về mặt đạo đức sao? Đây là một nghịch lý mà đạo đức chẳng thể giải quyết nỗi và rất nhiều lần trong cuộc sống chúng ta đã và sẽ thấy sự bất toàn của thứ được gọi là đạo đức. Chúng ta không sinh ra trong hoàn cảnh của một kẻ cướp, vậy làm sao chị biết rằng khi mình ở vị thế đó, chị sẽ không làm như kẻ cướp, và chắc chắn em cũng hoàn toàn không ủng hộ một kẻ cướp thực hiện hành vi của mình, mà chắc gì kẻ cướp đó không mong muốn một cuộc sống tốt đẹp, không cướp bóc nữa, vậy đâu là giải pháp?

Vậy đâu là bến bờ của Thiện Ác trong chuyện này? Và người đứng ngoài như ta liệu cũng đã góp phần vào ác không?

c/ Cô Tấm, ta thay đổi khi đời thay đổi?



Ảnh http://yume.vn/

Chuyện Tấm Cám thì xã hội ta cũng đã chỉ trích quá nhiều rồi nên em không nhắc lại nữa mà chỉ bắt đầu tự hỏi, liệu khi cuộc đời thay đổi, một con người có được phép thay đổi theo tính ác hay không? Hình ảnh cô Tấm ngàn năm nay được xem là hình ảnh của người ngoan hiền đức độ, người phụ nữ nào được khen là cô Tấm thì chắc cũng hãnh diện với hình ảnh công dung ngôn hạnh đủ đầy, dung mạo tuyệt vời.

- Nhưng liệu đó có phải là điều mà ta thấy nó đã thật sự xảy ra? Chỉ cần đọc qua truyện từ đầu đến cuối, ta sẽ thấy hình ảnh thay đổi của cô Tấm một cách kịch liệt, từ ngoan hiền nhu mỳ lúc đầu, xưng chị em tử tế với Cám thì sau đó là gọi mày tao dân hàng chợ, nói chuyện đòi rạch mặt như Hoạn Thư, chẳng lẽ hình ảnh tốt đẹp ban đầu đó lại xuống cấp đến thế ư, liệu chúng ta có thể biện bạch là vì lý do hoàn cảnh mà con người có thể thay đổi hay không? Và chúng ta sẽ chấp nhận nó đến mức nào?

- Với cái hình ảnh ghê rợn cuối cùng luôn thuộc về phe chiến thắng như là một sự kết thúc của tất cả, cô Tấm hiền từ đổ nước sôi nấu chín em mình, hãy nghĩ về cảnh đó, khi ta phỏng bàn tay thì đó đã là sự đau đớn lắm rồi và cô nàng "nhân từ" của chúng ta muốn đem đến sự đau đớn tận cùng cho kẻ thù của mình (dù đó là em của cô ta đi nữa) bằng cách cho chín từ ngoài vào trong như thế, thà chặt đầu người đó còn đỡ man rợ hơn cái hành động "luộc chín" rồi đến dằm mắm của "cô nàng nhân hậu" (tự làm luôn mới tởm chứ) và rồi đem mắm đó cho mẹ kế ăn; để người khác ăn thịt con mình thì trên đời chỉ có loại đại ác như Trụ Vương bắt Chu Văn Vương ăn thịt con, kẻ đã bị chúng dân nổi loạn mà diệt trừ đi, còn chúng ta lại tôn thờ cô Tấm làm biểu hiện của tính Thiện và em tin chắc rằng chị (cả em nữa) đều đã từng có giây phút ngợi ca cô Tấm (không ca ngợi là O điểm môn văn đó, thậm chí nếu em nhớ thì cái bài văn mẫu mà em chép còn ca ngợi công lý được thực thi nữa kìa :D)

- Còn một hình ảnh đó nữa mà em thấy rất nhiều nhân vật trong chuyện cổ tích (cả Việt Nam và nước ngoài) thường làm, đó là khóc nhè, khóc một hồi thì bà tiên ông bụt hiện ra, từ cô Tấm, cây tre trăm đốt đến nàng Lọ Lem xứ Tây, thế giới thực đã chứng minh khi nào con người yếu đuối thì những kẻ ưa bạo lực sẽ lên ngôi và những nhân vật thiện hảo này chẳng làm gì khác ngoài khóc nhè, yếu đuối đến đáng thương hại.

- Nhưng điều quan trọng đặt ra ở đây, vậy ta có thể chấp nhận hình ảnh cô Tấm không? Nếu chấp nhận cô ta thì ta cũng phải chấp nhận luôn Cám vì nếu ta nói tại vì hoàn cảnh đã thúc đẩy Tấm làm những chuyện như vậy thì ta cũng phải chấp nhận là vì hoàn cảnh nên Cám, bởi sự giáo dục từ nhỏ mà Cám đã làm như vậy và biết đâu mẹ của Cám cũng được giáo dục như thế? Vậy ta có thể chấp nhận cả 2?

-- Câu trả lời hoàn toàn rõ ràng là không. Lý Thông có thể thông cảm được vì anh ta bị hoàn cảnh ép vào thế tiến thoái lưỡng nan nhưng cả Tấm Cám đều không ở vị thế đó, họ có thể kiềm chế được bản thân nhưng lại không làm điều đó, Cám có thể tự kiềm chế cái ác của bản thân để không giết chị, không một điều gì ép buộc cô ta làm vậy cả, chỉ cô ta tự tạo nghiệt; Tấm thì cũng có thể kiềm chế bản thân (nếu cô ta thực sự hướng thiện) để không trả thù mà đi luộc em mình cho mẹ kế ăn. Và đó là điều đáng trách cả 2 người và nên dẹp bỏ cả 2 đi là vừa vì chẳng có bên nào là biểu hiện của cái thiện, chỉ là giết nhau suốt lượt và cô Tấm may mắn chiến thắng vì có phép hồi sinh, đập hoài hổng chết :)

Chỉ 2 câu chuyện thôi thì chúng ta đã thấy thiện là bất toàn nếu miệng ta chỉ suốt ngày thiện, thiện và thiện. Chỉ khi xét đoán và lật ngược nó lại, để bản thân vào hoàn cảnh của cả người tốt và người xấu thì chúng ta mới thấy được nó có thiện hay không.

Con người tự tạo vật

Chị Bạn:

- Đạo Phật có câu: "Vạn pháp do tâm tạo" và tâm lại do chính ta tạo nên

- Sẽ cùng thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề trên tinh thần học hỏi.

ĐMH:

- Vạn pháp thì do tâm, đó là điều đúng nếu chị xét Pháp là việc đối xử con người với nhau, và như em đã nói trong thư được trích dẫn trên trang web, em xem đạo Phật là cách con người đối xử với nhau chứ không phải là đạo nói về thần thánh hoặc khởi thủy của tạo vật và cũng không có một tôn giáo nào trên thế giới này nên hoặc có thể là đạo của tạo vật, bởi vậy, "Vạn pháp do tâm tạo" chứ không phải là "Vạn vật do tâm tạo", càng không phải là do một ông thượng đế hoặc chúa trời nào tạo ra cả.

-- Chắc chắn có khởi thủy (chỉ có điều chúng ta chưa biết nó bắt đầu từ đâu, Bigbang của chúng ta là lần 1 hay do 1 sinh vật siêu thông minh nào đó, khi tìm về khởi thủy vũ trụ của họ thì họ cũng thấy 1 cái Bigbang khác và tạo ra một vụ nổ giống y như vậy, nhưng xui cái là cái đám đó cũng chết hết trong vụ nổ :D) nhưng không có điểm dừng (vì biết đâu chúng ta có thể lặp lại sai lầm tương tự như người siêu thông minh hoặc đơn giản là toán học không có số tận cùng).

- Như chị nói, chúng ta sẽ cùng làm sáng tỏ mọi vấn đề trên tinh thần học hỏi, chỉ có điều là em thì lấy mọi thứ mà mình xem là chân lý ra bắn phá nó, đặt ra rất nhiều câu hỏi và em sẵn sàng loại bỏ bất kỳ điều gì nếu thấy nó không phù hợp. Nếu chân lý là một thứ cứng như graphene thì dù viên đạn của kẻ địch có làm bằng kim cương cũng chẳng nghĩa lý gì, chân lý đó sẽ bảo vệ ta suốt con đường đời, nhưng nếu nó là tờ giấy vụng thì giữ nó cũng chẳng ít chi, vứt đi cho đỡ gánh nặng, vướng tay bận chân ta đi tới . Chỉ bằng thảo luận ngay thẳng và không để mình vướng bận chuyện hơn thua được mất thì ta mới có thể đạt được nó.

Một thiểu số người tu hành đang tự làm xấu hình ảnh đạo Phật.

Chị Bạn:

1/ - Những vấn đề mà tự người tu hành trong đạo Phật ... làm xấu hình ảnh của đạo Phật

2/ - Điều khiến chị chạnh lòng chính là vì những bất cập trong giới tu hành của đạo Phật đã khiến các bạn trẻ có những cảm nhận không tốt chứ không phải vì những lý luận của em

ĐMH:

- Người xấu thì đâu đâu cũng có, đó là điều chắc chắn, nhưng điều quan trọng đó chính là số người xấu đó tỷ lệ là bao nhiêu, có những kẻ lợi dụng hình ảnh của những kẻ tồi bại đó để làm xấu hình ảnh của đạo Phật như những kẻ điên cuồng thiên chúa giáo, ngu muội, hám lợi nhưng chúng không bao giờ làm được điều mà chúng muốn nhất, đó là đả kích Kinh Phật giáo vì Phật giáo luôn dạy phải hướng đến con người và tự con người phải là người tự tạo ra bản thân, hướng đến tự do suy nghĩ và hành động của mình trước khi hướng ra ngoài để làm điều lợi cho thế nhân, điều đó khác hoàn toàn với cái thứ suy nghĩ nô lệ, gọi dạ bảo vâng của con chiên thiên chúa, những kẻ nô lệ có thể làm suy đồi những hình ảnh hướng thượng nhưng chính họ cũng đã tự làm suy đồi bản thân, khi đưa ra điều xấu của kẻ khác thì họ cũng có được tốt đẹp hơn đâu để mà có quyền đả kích, còn kinh thánh thiên chúa thì bị chỉ trích khắp nơi, một thứ rác rưởi mà em đã đem quẳng thùng rác không hơn không kém (tiếc thật, không thể trích kinh để chửi cừu, biết vậy giữ lại rồi :D).

- Sự xấu xí của đạo Phật hiện nay không chỉ là do tự người tu Phật như những sư thầy hổ mang mà điều quan trọng hơn hết, đó chính là từ phía những người Phật tử, đạo Phật hướng đến người khác, hướng đến cộng đồng và xem chỉ điều đó khi người khác thoát khổ, cùng vui sướng như ta thì ta mới đoạt được cảnh thoát khổ, và điều đó khiến đạo Phật trở thành tôn giáo đáng ngưỡng mộ nhất trên đời, nhưng người tu Phật lại suốt ngày chỉ mong được chứng và ngộ, điều đó chẳng phải là hướng lợi vào tự thân để từ đó lại vướng cái khổ của tham ái sân si hay sao? Càng mong thoát khổ thì càng nghĩ về nó và càng vướng khổ. Và khi tâm đã mong cho thân thì làm sao thoát khổ được nữa?

- Em không đi tu, học Phật hoặc bất kỳ tôn giáo nào một cách chính thức nữa chỉ vì em không thích những nơi thờ cúng thần thánh đủ thứ, những thứ mà em tin là không hiện tồn, nhưng điều đó không có nghĩa rằng em không thấy giáo lý Phật giáo là hay, chỉ là muốn mình có nhiều đường khác nhau để chọn, không còn vướng vào một thứ hoặc một tập thể nào tự gọi là chân lý, không bị ràng buộc vào bất kỳ điều gì, dù đạo đó có hay cách mấy đi chăng nữa vì nó dù hay cũng chỉ là một phần của tri thức nhân loại chứ không phải là tất cả, chỉ khi không vướng vào những chuyện phức tạp thì con người mới có thể vô vi, nhân ái, "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh"

- Mong rằng những lý luận của em ở trên không làm chị bực bội, nếu có điều gì vì sự ngu dốt của em mà gây nên trích dẫn sai hoặc bậy bạ thì bà chị với tấm lòng bồ tát vui lòng bỏ quá cho, đừng làm diêm vương đầy em xuống 18 tầng địa ngục :) (mà sao lại 18 nhỉ? Con người bây giờ cũng xây được hơn 100 tầng rồi, địa ngục cần nâng cấp thôi :D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét