" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014
Một số “cái ngu” của những kẻ gọi là “dân chủ”
Rùa cạn
Hàng ngày tôi dành khá nhiều thời gian cho mạng xã hội facebook, nhưng sử dụng facebook càng nhiều, tôi lại phải nhìn thấy những bài viết ngớ ngẩn của những kẻ vỗ ngực là dân chủ và dĩ nhiên những câu nói hàm hồ và hết sức "nhăng cuội" ấy làm tôi ngày càng bức xúc hơn. Bởi vì vậy hôm nay rùa tôi đây sẽ viết lên những sự phẫn nộ trong lòng mỗi khi đọc những câu từ “bốc mùi” trên mạng xã hội của chúng mà tôi đã đọc được.
Ảnh minh họa
Sau một thời gian, nhìn chung bác nào tự vỗ ngực tự xưng là “dân chủ” đều có một số điểm ngu dốt như sau:
Thứ nhất, cái ngu dốt đầu tiên mà rùa tôi muốn nói tới đó là việc chúng xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Bác Hồ kính yêu của chúng ta trong khi cả thế giới và thậm chí là cả những kẻ thù đều phải kính trọng và ca ngợi, nó đi ngược lại hoàn toàn với những gì mà UNESCO đã công nhận. Theo tôi, đây là việc làm thể hiện sự ngu dốt của chúng.
Thứ hai, cái ngu dốt kinh tởm nhất, chúng gân cổ cho rằng chiến tranh Việt Nam là “nội chiến” trong khi lờ đi việc lúc cao điểm có tới nửa triệu lính Mỹ ở Việt Nam, bom pháo Mỹ nã vào thành cổ Quảng Trị thôi đã bằng những quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Và cho đến nay, tội ác của Mỹ vẫn còn đang reo rắc dọc dài đất nước với di chứng của chất độc màu da cam và hàng nghìn quả bom, mìn còn nằm trong lòng đất mà chúng ta chưa phát hiện ra. Cái thiện và cái ác đã phân minh trắng đen rõ ràng nhưng chúng đã thể hiện chúng là những kẻ ăn gian nói dối bậc nhất, tội ác của Mỹ phơi bày ra trước mắt rõ một một, cả thế giới lên tiếng phản đối Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam nhưng không hiểu chúng mặt dày cỡ nào mà có thể nói ra những quan điểm như thế. Có lẽ do chạy theo Mỹ, ăn cơm Mỹ nhiều năm nay nên chúng mới ngờ nghệch phát biểu như thế. Và rõ ràng những lời nhăng cuội của chúng không thể xóa nhòa, thay đổi sự thật lịch sử. Dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam có đủ tình cảm và trí tuệ để nhận rõ những điều đó.
Thứ ba, đó là bè lũ chúng đòi phủ nhận sạch trơn mọi công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta thường nói Đảng là “mặt trời chân lý” quả không sai, từ trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, con đường giải phóng dân tộc gần như bế tắc, các phong trào cách mạng đều đi đến ngõ cụt trước sự đàn áp của kẻ thù và sự mịt mù trong đường lối cứu nước. Chỉ đến khi có Đảng, những yêu cầu, đòi hỏi của lịch sử cách mạng dân tộc đó mới được đáp ứng đầy đủ, và chỉ sau 15 năm lãnh đạo dân tộc, đến năm 1945 Đảng đã cùng nhân dân lấy lại chính quyền, nhân dân ta từ địa vị nô lệ nhờ có Đảng đã trở thành những người chủ thực sự của đất nước, và cho đến ngày nay, Đảng thực sự vẫn là đội tiên phong của đất nước. Công lao to lớn của Đảng vẫn là điều không thể phủ nhận ở nước ta và điều đó đã được chứn minh bằng cả lý luận và thực tiễn lịch sử cách mạng. Ấy vậy mà đâu đó vẫn có kẻ tỏ vẻ ngu ngơ khi lớn tiếng cho rằng cần xóa bỏ công lao và sự lãnh đạo của Đảng. Đúng là ngu thật!
Thứ tư, chúng nguỵ tạo, bịa đặt chứng cứ để xuyên tạc vu khống. Từ văn bản “chặn Facebook” đến clip “đảo chính ở Việt Nam”, những hình ảnh, bang rôn, khâu hiệu, những hành động gây rối, mất trật tự xã hội, chống người thi hành công vụ… xong quay ngoắt 180 độ kêu gào công an đánh người. Thiết nghĩ đầu óc của chúng chắc có trí tưởng tượng vô cùng phong phú và tài diễn xuất ở mức thượng thừa thì mới có thể bịa ra những văn bản, hay video, hình ảnh như vậy. Đây thực sự là sự ngu dốt đáng khinh bỉ.
Một sự ngu dốt khác là cái ngu siêu phi phàm. Hễ ai chửi Đảng, chửi Nhà nước một câu thì suy tôn ngay thành “anh hùng”, “nữ hào kiệt”, thành “người con của sông núi”, thành “nhân sỹ”, còn những kẻ phạm tội bị bắt giam thì được phong tặng danh hiệu “tù nhân lương tâm”… bất kể đó là thành phần bệnh hoạn như Lý Tống hay giang hồ như Chí Đức, máu trên máu dưới như Bùi Hằng. Thậm chí là những kẻ u mê như Phương Uyên, và nói xạo như Điếu cày Nguyễn Văn Hải. Đối với chúng, những ai cầm cờ ba que, chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam mới là yêu nước, còn những ai đứng dưới là cờ đỏ sao vàng thì là những người không yêu nước. Đó là một tư tưởng không thể ngu xuẩn hơn.
Không chỉ thế, một cái ngu “buồn cười” nữa mà tôi muốn nói ở đâu đó là tất cả tội lỗi to nhỏ chúng đều đổ cho Đảng và Nhà nước mà không cần quan tâm tìm hiểu đến ngọn nguồn, nguyên nhân. Từ tai nạn đến thiên tai chúng cũng tìm cách quy chụp trách nhiệm cho Đảng và Nhà nước. Thiết nghĩ chắc có lẽ vài hôm nữa 1 cọng lông không mọc thẳng cũng quy trách nhiệm cho Đảng và Nhà nước.
Nhưng có một cái ngu đáng buồn cười là chúng tự xưng là người đại diện cho dân chủ, nhân quyền, cả ngày ăn ngủ với dân chủ nhưng hỏi dân chủ là gì thì câm như hến, có kẻ thì trả lời dài dằng dặc nhưng tổng kết lại “dân chủ nó giống như là Mỹ ấy”. Vậy câu hỏi đặt ra “nó giống như là Mỹ ấy” nó là như thế nào? Câu trả lời ấy đặt ra dấu hỏi lớn về trình độ học vấn và hiểu biết của những người “dân chủ”. Đến cái đích, cái mục tiêu đấu tranh của chúng mà còn không nắm rõ thì chúng đang đấu tranh cái gì đây? Nếu cho chúng cầm quyền và thực hiện cái gọi là dân chủ thì không biết các nhà “dân chủ” này sẽ lãnh đạo đất nước dân chủ ấy thế nào.
Cái ngu tiếp theo mà tôi muốn cho các bạn thấy đó là chúng tìm cách chia rẽ tình đoàn kết giữa hai nước xã hội chủ nghĩa bằng cách kích động chiến tranh Việt – Trung, … một hành động thể hiện cái ngu dốt đáng chết của chúng. Để có thể làm được những việc ngu dốt như vậy thì chắc chắn chúng có một dã tâm biến quê cha đất tổ của chúng thành đống hoang tàn đổ nát do chiến tranh chắc chúng mới vừa lòng.
Người xưa có cấu “biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe” nhưng với bọn “dân chủ” này thì hoàn toàn ngược lại. Thiết nghĩ chúng ngu nhưng luôn “tỏ ra nguy hiểm” cũng chính là một cái ngu của chúng – ngu mà không biết mình ngu.
Những cái ngu của chúng thì nhiều lắm, và nếu kể ra hết có thể viết nên một cuốn sách dài tương đương một cuốn tiểu thuyết. Trên đây mới chỉ là “một số” cái ngu mà rùa tôi nhìn nhận thấy trong quãng thời gian qua trên facebook và các mạng xã hội khác, còn rất nhiều cái ngu nữa cho các bạn phát hiện ra để vạch ra bộ mặt thật của chúng.
NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRONG NGÔI NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ
Hai bàn tay níu vào khoảng không
Một hạnh phúc chưa hề nhìn thấy
Hạt bụi rơi,
Rơi…
Ký ức hao gầy.
Bông hoa trên tường hương đã tàn phai
Sắc vẫn thắm mà tình xưa xao xác
Con bướm đa tình,
Nồng nàn đuôi mắt
Hư ảo trong đêm khuya khoắt lạnh lùng.
Bóng trăng gầy lặng lẽ vô chừng
Tiếng vạc bay ngang đánh rơi giấc ngủ
Chăn chiếu buồn hiu,
Chiếc giường lạnh lẽo
Người xưa đâu rồi tóc lệch đường yêu.
Người đàn ông một mình,
Bóng ngã liêu xiêu,
Ngóng mãi cô đơn bên thềm gió úa
Cánh lan vô tình tỏa hương bên song cửa
Chạm chiếc lá khô buông tiếng thở dài.
Hai ngã đường trần ai đó buông tay
Ai nắm níu bàn tay không,
Tội nghiệp!
Đêm nắm đêm,
Mùa trăng ngâu thất tịch.
Người đàn ông níu khoảng không này thương một nửa trăng xa!
Trúc Linh Lan
Những chiếc bình vôi hải ngoại
Theo dõi, quan sát, tìm hiểu những tranh cãi ồn ào mấy tuần qua ở hải ngoại chung quanh đề tài Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH trước năm 1975, tôi không thể không liên tưởng, so sánh những diễn biến với truyên Ông Bình Vôi của cụ Phan Khôi cùng với bài thơ của cụ Lê Đạt cách đây gần 60 năm .
Tôi không muốn lập lại những bài viết, những lời tố cáo, buộc tội hoặc bênh vực, bào chữa cho ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hãi vì tất cả hình ảnh, âm thanh cuộc đón tiếp ông Điếu Cày ở phi trường Los Angeles, các cuôc họp báo, gặp gỡ đồng hương ở Orange County , ở Washington D.C… đã được ghi nhận qua các video có thể tìm thấy dễ dàng trên intenet. Mỗi người sau khi coi kỹ các video đó có thể có nhận định, suy nghĩ, kế luận cho riêng mình.
Bình vôi là biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt Nam, thường làm bằng đất sét nung, sau này cũng có thứ làm bằng kim loại như nhôm, đồng, dùng để đựng vôi ăn trầu.
Trước khi kim loại được dùng để chế tạo thành đồ gia dụng ở Việt Nam, bình vôi có hai loại, loại thường và loại sang. Dù cả hai đều làm bằng đất nung nhưng hình dạng có khác nhau ( chút đỉnh ). Mỗi khi cho vôi vào bình người ta thường nói là cho ông ăn bởi người ta dùng cái chìa quẹt vôi, nhét vào miệng bình và dùng vôi đắp cho nó cao lên.
Bình vôi dùng lâu ngày, vôi trong bình khô cứng dần, dung tích càng ngày càng nhỏ, khi không dùng được nữa vì vôi đã đóng kín trong bình, không cạy, nạo ra được thì phải mua bình khác.
Bình vôi dù loại sang hay thường, giá trị không có bao nhiêu, thời gian dùng tùy theo người, có khi đến cả chục năm mới trở nên vô dụng khi vôi đóng kín miệng bình phải đem phế thải ( Thời gian đó chưa có ai nghĩ đến chuyện recycle, mà có thì cũng không biết xếp ông bình vôi vào loại vất liệu nào để có thể tái chế? ).
Bình vôi
Truyện Ông Bình Vôi của cụ Phan Khôi có những đoạn diễn tả về cái bình, cách thức cho vôi vào bình cũng như lý do tại sao chiếc bình vôi đó ( có thời ) được tôn thờ trang trọng như sau:
„Nhà tôi, hồi bà nội tôi còn sống; có cái bình vôi hạng sang ấy. Mỗi khi mua vôi ở chợ về, bà tôi ngồi tỉ mỉ lấy cái chìa quệt vôi nhét vào miệng nó, gọi là ‘cho Ông Bình ăn’. Và lâu lâu lại tắp thêm cái miệng nó một lần, hóa nên cái miệng càng ngày càng chêu vêu ra.
Thứ bình vôi thường, dùng chìa bằng tre, những thứ bình vôi sang, bao giờ cũng dùng chìa bằng sắt, ở thân cái chìa đôi khi lại có đeo một lưỡi dao để rọc trầu.
Nhà khác thế nào tôi không biết, còn nhà tôi, tối lại, bà tôi cứ rút cái chìa ra để ra một nơi khác. Làm như thế, bà tôi cắt nghĩa rằng ‘Ông’ sẽ mách cho mình, mà nếu để cái chìa lấp cái miệng thì không mách được.
Lúc đó nhà tôi có một cái trang thờ Tam vị; ở giữa là Phúc đức chính thần, hai bên là Thổ công và Táo công. Hễ cái bình vôi nào bị thải ra thì bà tôi bảo đem đặt trên cái trang ấy, thờ nhân thể.
Sự thờ phượng như thế, không phải chỉ riêng một nhà tôi đâu. Cả làng, nhà nào có bình vôi thải ra, cũng đều đem đặt trên các tường thành đình hoặc chùa; như thế, người ta cho rằng thờ ‘Ông Bình’ đó.
Cái bình vôi, tại sao lại gọi bằng ‘Ông’? Đọc từ đầu đến đây, bạn đọc đã biết. Ở vùng quê chúng tôi, mà có lẽ cả nước Việt Nam cũng vậy, vật gì nó có thể hại mình được thì gọi bằng ‘ông’, vật gì nó to hay sống lâu năm thì cũng gọi bằng ‘ông’.
Con cọp ăn thịt mình được, gọi bằng ‘Ông cọp’, con khỉ phá hoa màu mình được, gọi bằng ‘Ông trưởng’, con chuột, cắn quần áo của mình được, gọi bằng ‘Ông tí’. Cái đầu rau, dùng năm mười năm mới thay cái khác, gọi bằng ‘Ông núc’, cái che, đường kính của nó có khi gần đến một mét, gọi bằng ‘Ông che’. Người Việt Nam về sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ, vật gì sống lâu và to xác thì gọi bằng ‘Ông’ để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.“
Khi ánh sáng Mác-Lê chưa soi rọi tới những vùng sâu, vùng xa, các ngõ ngách đen tối đầy dẫy những áp bức, bất công, nhân loại còn chửa thành người, một số người theo tập tục mê tín, dị đoan của ông bà, không vứt bình vôi đi mà đem vào để chung trong bàn thờ, bởi đơn giản họ chỉ nghĩ cái gì sống lâu, to lớn thì được gọi là ông, mà hễ là ông thì phải thờ, phải tôn kính… Số này không phải là ít.
Đến năm 18 tuổi, tuổi trưởng thành của nhận thức, thấy được sự vô lý, nhảm nhí trong việc thờ cúng các Ông Bình Vôi, cụ Phan Khôi và các bạn cùng tuổi đã đi qua các chùa, đình nơi có các thờ ông bình vôi, hất tất cả các ông này xuống đất như ông kể dưới đây:
„Năm tôi mười tám tuổi, tôi không tin nữa. Một đêm mùa hè, gió Nam như bão, sáng trăng mờ mờ, tôi rủ mấy thằng bạn cùng lứa tuổi với tôi đi chơi dọc đường cái làng, đi qua đình và chùa, bao nhiêu ‘Ông bình vôi’ thờ trên tường thành chúng tôi đều hất một loạt xuống đất cả. Sao lại làm như thế? Chúng tôi cứ làm như thế, không cần có lý luận. Nhưng, vài hôm sau, trở lại xem, không biết là do tay ai, thấy đều đặt lại tề chỉnh trên tường thành“.
Điều này chứng tỏ rằng trong một một thời gian nào đó, khi sự kém hiểu biết, u mê còn bao trùm xã hội, con người dễ dàng tin theo những điều nhảm nhí, phản khoa học.
Ngày hôm nay, chiếc bình vôi, những tưởng đã đi vào quá khứ, chìm trong quên lãng vì ở hải ngoại không còn mấy ai ăn trầu nữa, ai ngờ người ta vẫn thấy những chiếc bình vôi xuất hiện đây đó, tuy không nhiều nhưng đặc biệt vẫn khuấy động được sinh hoạt của người Việt, nhất là ở Hoa Kỳ.
Nguyên do những xáo động đó là do những cái bình vôi, những vật có óc, không bao giờ hiểu được giá trị thật sư của mình nhưng chỉ muốn người ta tôn thờ, quý trọng và nghe lời mách của mình.
Ở vào thời đại mà mọi sinh hoạt, biến động, tin tức của thế giới được truyền đi với tốc độ nhanh như ánh sáng qua điện thoại, internet…, mọi hình ảnh, âm thanh được thu thập , chuyển tải, lưu giữ khắp mọi nơi thì những lời mách với những suy nghĩ khô cứng, những ảo tưởng về giá trị cao quý của ông bình vôi đã trở thành lố bịch, kệch cỡm nếu không muốn nói là gây nên những tác động ngược làm cho bình vôi càng trở nên thừa thãi, vô ích.
Nhà thơ Lê Đạt trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã sáng tác một bài thơ nói về ông bình vôi như sau:
“Ông bình vôi”
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại…
Những chiếc bình vôi không còn giá trị như thế chỉ nên đem vứt đi, không đáng bàn tới.
© Thạch Đạt Lang
Bạo loạn được dẹp yên ở Ferguson nhưng phản đối lan tràn khắp Hoa Kỳ
Khoảng 2,000 Vệ Binh Quốc Gia đã giúp đắc lực trong việc trấn áp các cuộc biểu tình bạo động qua đêm thứ nhì ở Ferguson, nhưng trong nhiều thành phố khác khắp Hoa Kỳ, tình hình vẫn chưa yên tĩnh.
Vệ Binh Quốc Gia đã giúp trong việc trấn áp các cuộc biểu tình bạo động ở Ferguson. Photo Courtesy:Reuters
TT Obama đã lên tiếng kêu gọi phải có đối thoại và Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Eric Holder hứa sẽ có một cuộc điều tra liên bang trong việc thanh niên da đen Michael Brwon bị cảnh sát viên Darren Wilson bắn chết ngày 9 tháng 8.
Tuy lực lượng quân sự được giàn ra ở Ferguson, một xe cảnh sát vẫn bị đốt cháy gần Tòa Thị Sảnh thành phố và cảnh sát vẫn phải dùng hơi cay và bom khói để giải tán các đám đông biểu tình.
Sau đó đám đông tiến về trụ sở của Sở Cảnh Sát và đánh nhau với nhân viên công lực và đập phá cửa kính khi tháo chạy trước khói cay của cảnh sát.
Tình hình giảm cuồng nhiệt so với đêm đầu tiên, khi có trên một chục tòa nhà bị đốt và cảnh cướp bóc tràn lan, cùng hàng trăm tiếng súng vang dội. Qua đêm thứ nhì vẫn có 44 người nữa đã bị cảnh sát bắt giữ.
Jon Belmar, Giám Đốc Sở Cảnh Sát St.Louis, cho báo chí hay: “Một cách tổng quát thì đêm nay khá hơn hôm qua, ít có đốt phá và hôi của, tình trạng vô luật pháp đã giảm đi rất nhiều, chỉ còn một số nhỏ ra tay mà thôi”
Nhưng biểu tình lan rộng ra trong nhiều thành phố khác như ở New York City và Los Angeles. Tại Oakland, người biểu tình đốt vỏ xe và tràn ra xa lộ I-980 khiến lưu thông bị đình lại. Có 4 người bị bắt ở Denver.
Trần Vũ (Reuters)
Nhà công vụ và chuyện người bán vé số 'chê' tiền tỷ
Hồi đó tới giờ tôi bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ dù không trúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa![3]. Không một chút đắn đo, ngay lập tức chị đưa ra quyết định: 6,6 tỉ đồng không mua được lòng tự trọng ở con người chị.
Khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu số 61 Trần Quang Diệu,
quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ảnh: Hoàng Vân/ PLO
1. Mới đây nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng yêu cầu rà soát lại những trường hợp các quan chức đã về hưu nhưng vẫn quyết "bám trụ", chưa hoặc không chịu trả lại nhà công vụ. Liên quan đến vấn đề này, báo Tuổi trẻ số ra ngày 30/11 có bài viết "Vì sao các quan chức chưa trả nhà công vụ?". Theo đó, thật bất ngờ khi tất cả những người "người trong cuộc" đều khẳng định sẵn sàng trả lại nhà khi có yêu cầu.
Điều đáng chú ý, các vị quan chức trong khi phân trần nguyên do chưa chịu trả nhà công vụ cho Nhà nước là vì lỗi của... "cơ chế". Ví như một vị đã nói:
Tôi khẳng định đến giờ này chưa thấy cơ quan nào đưa cho tôi quyết định thu hồi lại nhà, cũng chưa có ai ở cơ quan nhà nước lên tiếng đòi nhà, và nhiều nhà công vụ cũng không ai đòi, vậy thì nói không trả nhà công vụ thì đâu hẳn đã đúng.
Với căn hộ tôi được phân ở, có phải đã có quyết định thu hồi, đòi lại nhà mà tôi không trả đâu. Gần đây họ vẫn thu tiền thuê nhà của tôi, vậy tức là vẫn công nhận quyền được thuê nhà, tức là họ đâu có đòi lại nhà. Tôi cũng đồng ý nguyên tắc nhà công vụ là phải trả, nhưng bây giờ trả cho ai. Cứ có quyết định thu hồi lại nhà, đòi lại nhà thì tôi sẵn sàng trả ngay, chứ có phải mình cố tình chây ỳ để được ở đó mãi đâu [1].
Hay như phát biểu của một vị khác:
Nếu quy kết những người từng giữ các vị trí lãnh đạo, được Nhà nước phân nhà công vụ, sau khi nghỉ công tác vẫn chưa trả nhà không có tự trọng là không đúng. Việc chưa trả nhà chủ yếu do cơ chế chưa rõ ràng(...)Thật ra, bản thân mình rất tự trọng. Trong quyết định phân nhà công vụ mà tôi còn giữ không hề ghi thời hạn phải trả nhà và khi tôi nghỉ hưu cũng không thấy ai nói gì. Chỉ cần có công văn yêu cầu những người đã thôi công tác quản lý phải trả lại nhà công vụ thì ai cũng sẵn sàng trả lại hết. [1]
2. Đúng là trong cuộc sống chúng ta không nên chỉ nhìn qua một vài biểu hiện bên ngoài của một sự việc, một con người nào đó để rồi đi đến kết luận về cái bản chất thật của sự việc hay con người ấy. Tuy nhiên, qua sự việc cụ thể này, nhất là qua những lời phần trần trên, có cảm giác phải chăng các vị đang "mặc cả". Bởi lẽ:
Nếu thật sự ý thức về lòng tự trọng của bản thân, thiết nghĩ không cần đợi Nhà nước ra văn bản đòi thì mới trả lại nhà công vụ? Có lẽ nào, vì "trong quyết định không hề ghi thời hạn phải trả nhà và khi nghỉ hưu cũng không thấy ai nói gì" nên các vị đã không trả? Có lẽ nào trong thâm tâm rất muốn trả nhưng vì "cơ chế" chưa có nên thôi? Nói như vậy thì có khác gì đang cố tình lợi dụng kẽ hở của "cơ chế" pháp luật để mà chiếm hữu nhà công vụ?
Vì cho dù chưa có văn bản thu hồi của cơ quan chức năng nhưng ai cũng biết nhà công vụ chỉ cấp tạm thời cho những người đang còn đương chức và thực thi nhiệm vụ công do Nhà nước và nhân dân giao phó.
Ngoài ra, một khi có người nào đó chưa chịu trả lại chìa khóa nhà công vụ cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước không thể cấp lại cho những người đang tại vị từ nơi khác đến. Chẳng lẽ, sau mỗi nhiệm kỳ, Nhà nước lại phải xây cất nhà công vụ mới để cấp riêng cho từng quan chức ở đến suốt đời?
Với tư cách của những người từng là quan chức, hiện tuy về hưu nhưng vẫn là Đảng viên, thử hỏi những người chưa chịu trả nhà công vụ có suy nghĩ gì về tinh thần trách nhiệm, ý thức về sự tự giác, tự nêu gương như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau"? Nói cho cùng đây thật ra cũng là một cơ chế kiểm soát rất quan trọng của Đảng nhưng không ít người đã cố tình quên?
Khi nói rằng sẵn sàng trả nhà công vụ khi Nhà nước đòi, điều này cho thấy nhiều người không thuộc diện bức xúc về nhà ở, chỗ ở. Mà điều này thì các đại biểu Quốc hội đã nhìn thấy từ lâu. Như phát biểu của ông Lê Như Tiến, đó mới chỉ là phần nhỏ, chứ chưa phải "tảng băng chìm"của vấn đề nhà công vụ [2].
Từ đây, nếu so với hàng ngàn công chức hay hàng triệu người dân đang có nhu cầu bức thiết về chỗ ở nhưng phải tự bươn chải với đồng lương ba cọc ba đồng thì có công bằng không? Nếu nói về lòng tự trọng thì các vị chưa trả nhà công vụ nghĩ gì trước đa phần những người dân phải tự thân vận động, có khi làm việc cả đời cũng chưa chắc đã mua được một căn nhà để ở?
3. Người viết bài lại nhớ đến câu chuyện liên quan đến chị Phạm Thị Lành cách đây ba năm mà báo Thanh Niên đã phản ánh bằng cái tít: "Người bán vé số "chê" 6,6 tỉ đồng" [3]. Là một phụ nữ ít được học hành, nhà lại nghèo từ Hồng Ngự, Đồng Tháp chị Lành phải trôi dạt mưu sinh bằng việc bán vé số đến tận Bến Lức, Long An. Ngày 15/11/2011 chị Lành đã bán thiếu "bằng miệng" cho anh Đỗ Ngọc Tuấn 10 tờ vé số.
Bất ngờ, 10 tờ vé số chị Lành hứa bán cho anh Tuấn đều trúng lô đặc biệt với tổng trị giá 6,6 tỉ đồng. Theo như lời anh Tuấn kể lại thì về mặt luật pháp giao dịch bán thiếu vé số của chị Lành và anh Tuấn "chưa hoàn thành", nếu chị Lành có giữ lại hết không đưa anh Tuấn thì anh Tuấn cũng không biết và cũng không làm gì được. Ấy vậy mà, người phụ nữ nghèo và ít học ấy đã "mặc cả"... lòng tự trọng của mình với anh Tuấn bằng việc hẹn anh Tuấn để đưa 10 tờ vé số và lấy lại 200 ngàn tiền bán thiếu.
Trên báo Thanh niên năm ấy, những lời phát biểu chị Lành đẹp lung linh như những câu chuyện cổ tích (theo tôi rất xứng đáng để những người biên soạn sách giáo khoa đưa vào chương trình giáo dục đạo đức công dân về lòng tự trọng cho các em học sinh):
Hồi đó tới giờ tôi bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ dù không trúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa![3].
Dẫu biết trong cuộc sống mọi sự so sánh ít nhiều đều khập khiễng, tuy vậy, qua câu chuyện này và chuyện các quan chức chưa trả nhà công vụ sau khi đã nghỉ hưu, tôi tự hỏi: Nhờ đâu mà người phụ nữ nghèo Phạm Thị Lành lại có cái nhìn rất linh động khi tự thiết lập cho riêng mình một cái "cơ chế" để ứng xử với anh Đỗ Ngọc Tuấn?
Phải chăng chị Phạm Thị Lành tuy nghèo nhưng ở chị lúc nào cũng luôn thủ sẵn bên mình cái "cơ chế" làm người phải sống cho lương thiện; làm người phải sống cho đàng hoàng và tử tế?
Hay nói cách khác, cái "cơ chế" này là chính nguyên tắc tối thượng của chị Lành trong cuộc sống, nó vượt lên trên tất cả mọi cái "cơ chế" hữu hình khác. Nhờ vậy mà không một chút đắn đo, ngay lập tức chị đưa ra quyết định: 6,6 tỉ đồng không mua được lòng tự trọng ở con người chị.
Đúng vậy, nếu không có quyết định này thì tuy có thể không ai biết nhưng lương tâm của chị Lành sẽ không bao giờ được thanh thản bởi lẽ- nếu"không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!"?
Đó là cái "cơ chế" của một người lương thiện, và biết ứng xử một cách tự trọng.
Nguyễn Trọng Bình
[1] "Vì sao các quan chức chưa trả nhà công vụ?", Tuổi trẻ, 30/11/2014.
[2] Công bố tên người đã rời chức mà không trả nhà công vụ, Tuổi trẻ, 30/11/2014.
[3]. "Người bán vé số "chê" 6,6 tỉ đồng", Thanh niên, 29/12/2011.
Liệu tiền có mua tiên được không?
Michael J. Sandel
Đỗ Kim Thêm dịch
Ngày nay, có rất ít những thứ mà tiền không thể mua được. Nếu bạn đang bị kết án phạt tù ở Santa Barbara, California, và không thích những phòng giam theo đúng tiêu chuẩn, bạn có thể trả thêm khoảng $90 cho mỗi đêm để mua một sự nâng cấp cho phòng giam.
Mỗi năm có hàng nghìn trẻ sơ sinh từ những bà mẹ nghiện ma túy. Nếu bạn muốn giúp đở ngăn chặn sự kiện bi thảm này, bạn có thể đóng góp cho một tổ chức từ thiện mà họ cải thiện những vấn đề này bằng cách sử dụng một cơ chế thị trường: bất kỳ người phụ nữ nghiện ma túy nào nếu họ sẵn sàng chịu triệt sản, thì họ sẽ nhận một số tiền mặt tài trợ là $300.
Hoặc, nếu bạn muốn tham dự một buổi điều trần của Quốc hội Mỹ, nhưng không muốn phải sắp hàng chờ hàng giờ, bạn có thể sử dụng dịch vụ của một công ty chuyên lo chuyện đứng sắp hàng thay cho bạn. Công ty này thuê người không nhà và những người khác cần tìm việc, họ sẽ đứng chỗ chờ thế - nếu cần thiết, họ đứng cả đêm. Ngay trước khi buổi điều trần bắt đầu, khách hàng trả tiền có thể đến chiếm chổ đứng trong hàng đợi, và có quyền yêu cầu có một chỗ ngồi hàng phía trước trong phòng điều trần.
Có điều gì sai trái với việc mua bán những thứ này không? Một số người sẽ nói là không; người ta phải được tự do tiêu tiền của mình để mua bất cứ cái gì mà người khác sẵn sàng bán. Có những người khác tin rằng có vài thứ mà tiền không phải dùng để mua.
Nhưng tại sao? Vậy có gì đích thực là sai trái với việc bán sự nâng cấp trong nhà tù cho những ai có khả năng chi trả, hoặc trả tiền mặt cho việc triệt sản, hoặc thuê người sắp hàng đợi thay cho mình?
Để trả lời câu hỏi như vậy, chúng ta cần phải đặt ra một vấn đề bao quát hơn: vai trò của tiền và thị trường là gì cho một xã hội tốt đẹp?
Đặt câu hỏi này và tranh luận nó trong ý nghĩa chính trị, đó là việc quan trọng hơn bao giờ hết. Ba thập niên qua đã chứng kiến một cuộc cách mạng thầm lặng: các thị trường và tư duy định hướng cho thị trường đã thâm nhập vào các lĩnh vực của cuộc sống, và chi phối các giá trị không liên quan gì đến thị trường: đó là cuộc sống gia đình và các mối quan hệ cá nhân; y tế và giáo dục; bảo vệ môi trường và pháp luật hình sự; an ninh quốc gia và đời sống dân sự.
Chúng ta hầu như không ai nhận ra một điều là đã có sự thay đổi từ một nền kinh tế thị trường trở thành một xã hội thị trường. Sự khác biệt giữa hai hình thức này là: Một nền kinh tế thị trường là một công cụ - một công cụ có giá trị và hiệu quả - để tổ chức cho hoạt động sản xuất. Ngược lại, một xã hội thị trường là một nơi mà gần như tất cả mọi thứ là để đem ra bán. Đó là một lối sống, trong đó giá trị thị trường thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội và chi phối mọi lĩnh vực.
Chúng ta nên lo âu về xu hướng này vì hai lý do. Thứ nhất, tiền trở nên quan trọng trong xã hội của chúng ta, sự sung túc - và không sung túc - có ý nghĩa quan trọng hơn. Nếu những lợi điểm chính của sự giàu có là ta có khả năng để mua du thuyền và các kỳ nghỉ hè tốn kém, thì tình trạng bất bình đẳng sẽ ít tạo ra vấn đề hơn so với hiện nay.
Nhưng, khi tiền định đoạt cho khả năng tiếp cận cơ hội giáo dục, chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng chính trị, và khu gia cư an toàn, thì cuộc sống trở nên khó khăn hơn đối với những người có phương tiện khiêm tốn. Khi tất cả mọi quy luật đều trở thành quan hệ tiếp thị, nó làm cho sự bất bình đẳng trầm trọng hơn.
Lý do thứ hai để chống lại một loại bảng giá đặt ra cho tất cả các hoạt động của con người, vì làm như vậy có thể gây tác haị hư hỏng. Mãi dâm là một ví dụ điển hình. Một số người chống lại vấn đề này với lý do vì nó thường khai thác nơi những người nghèo, đó là những người mà sự lựa chọn việc bán thân của họ không thực sự là tự nguyện. Nhưng những người khác phản đối với lý do đó là vì xem thường tình dục như là một mặt hàng, vốn đã là một quan điểm hạ thấp nhân phẩm.
Ý tưởng cho rằng quan hệ thị trường có thể làm hư hỏng cho các mặt hàng hàng cao cấp hơn, nó không giới hạn trong các vấn đề về tình dục và thể xác. Ý tưởng này cũng áp dụng đối với đức hạnh và bổn phận công dân. Chúng ta hãy xem xét vấn đề đầu phiếu. Chúng ta không cho phép có một thị trường tự do trong việc mua bán lá phiếu, mặc dù người ta lập luận là có một thị trường như vậy thì có "hiệu quả", trong ý thức của nhà kinh tế học về thuật ngữ này. Nhiều người không sử dụng lá phiếu của mình, vậy tại sao họ để cho lãng phí? Tại sao không để cho những người không quan tâm về kết quả của cuộc bầu cử bán một lá phiếu của mình cho những người có quan tâm? Cả hai bên tham gia vào việc giao dịch này sẽ đều hưởng lợi.
Lập luận thuyết phục nhất để chống lại một thị trường cho lá phiếu là vì bỏ phiếu bầu không phải là một phần của tài sản tư nhân; đúng hơn, đó là một trách nhiệm công cộng. Xem việc đầu phiếu là một công cụ để tìm lợi nhuận sẽ đánh giá thấp việc này, làm băng hoại ý nghĩa của nó như là một biểu hiện của nghĩa vụ công dân.
Nhưng, nếu thị trường đầu phiếu là vấn đề có thể phản đối, bởi vì nó làm băng hoại nền dân chủ, thế thì hệ thống của các việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử (kể cả hệ thống này đang có trong hiện tại ở Hoa Kỳ) mà nó tạo cho các nhà tài trợ hằng sản một tiếng nói không cân xứng trong các cuộc bầu cử là sao? Lý do để từ chối việc mua bán lá phiếu - giữ gìn sự liêm khiết của nền dân chủ - có thể là để hạn chế những quyên góp tài chính cho các ứng cử viên chính trị.
Tất nhiên, chúng ta thường không đồng ý về những gì được tính là "băng hoại" hay "xuống cấp". Để quyết định xem mãi dâm là có suy đồi không, chúng ta phải quyết định xem tình dục của con người được đánh giá như thế nào cho phù hợp. Để quyết định xem cách bán việc nâng cấp nhà tù có làm băng hoại ý nghĩa của công lý hình sự không, chúng ta phải quyết định xem những mục đích trừng phạt tội phạm nào cần phải phục vụ.
Để quyết định xem chúng ta có nên cho phép chuyện mua bán nội tạng trong việc cấy ghép cho con người hoặc tìm lính đánh thuê để chống lại chiến tranh, chúng ta phải suy nghĩ đến những câu hỏi khó khăn về phẩm giá con người và trách nhiệm công dân. Đây là những câu hỏi gây tranh cãi, và chúng ta thường cố gắng tránh việc giải quyết vấn đề trong công luận. Nhưng đó là một sai lầm.
Chúng ta miễn cưỡng tham gia vào các vấn đề gây tranh cãi về mặt đạo đức trong chính trị đã làm cho chúng ta không trang bị đủ lập luận để bàn thảo về một trong những vấn đề quan trọng nhất của thời đại chúng ta: Nơi nào thị trường phục vụ lợi ích công cộng, và nơi nào mà thị trường không thuộc về lợi ích này?
* * *
Michael J. Sandel, Giáo sư Triết học, Đại học Harvard. Tác phẩm nổi danh của ông là What Money Can’t Buy: The Moral Limits of Markets.
Nguyên tác: The Moral Limits of Markets
Người dịch đặt tựa chính cho bản dịch
Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014
Thú vị khác nhau giữa ngôn ngữ Bắc Kỳ, Nam Kỳ
Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ)
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi
Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc làm Lấy Lệ
Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắc Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre
Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng
Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê
Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh
Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo!
Bắc bảo: cứ véo! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy
Bắc quậy Sướng Phê, Năm rên Đã Quá!
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng
Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa
Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam: Thơm Thơm đậu phọng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn
Nam toe toét “hổng chịu đèn”, Bắc vặn mình “em chả”
Bắc giấm chua “cái ả”, Nam bặm trợn “con kia”
Nam mỉa “tên cà chua”, Bắc rủa “đồ phải gió”
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan
Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực!”,
Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê!”
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu…
https://www.facebook.com/cuoi1010/posts/624010184276773
Dịch là bất biến
Dịch bao quát cả hai phần thể dụng, biến hằng của đất trời. Như trên đã nói: Sự biến thiên chỉ diễn biến trên bình diện hiện tượng, còn Bản Thể vẫn thường hằng.
Nếu vậy thì trong biến thiên, luôn hàm ngụ Bất Dịch, bất biến, vì thế nên Dịch còn có nghĩa Bất Dịch. Nếu biến thiên là tương đối, thì Bất Dịch ắt phải là Tuyệt đối. Có Tuyệt đối rồi Tương đối mới sinh, có Bất Dịch rồi Biến thiên mới hiện, như vậy thì Tuyệt đối, Bất Dịch chính là Bản Thể của trời đất vậy.
Nếu Dịch có nghĩa là Bất Dịch, là Tuyệt đối, là Bản Thể hằng cửu, là Căn nguyên của vũ trụ, thì ta có thể dùng chữ Dịch viết hoa để chỉ Tuyệt đối, hay nguyên lý của vũ trụ. Ta viết: Dịch là Tuyệt đối thể, Nguyên lý vũ trụ, Bản Thể hằng cửu
Dịch bất biến, muốn phát huy quyền năng mình, lại dùng sự biến dịch. Vậy muốn tìm Dịch bất biến, phải từ lòng Dịch biến thiên mà suy ngược lại.
Tiên Hiền, Lão cũng Chư Nho, đã nhận được Dịch là căn nguyên vũ trụ, là Tuyệt đối:
Liệt tử viết: Dịch vô hình liệt Dịch không có hình tướng bến bờ. Ông cũng còn dùng chữ Thái Dịch để chỉ Bản nguyên vũ trụ.
Tạ Vô Lượng khi biên khảo về Vũ trụ luận của các Đạo gia đã viết: Căn nguyên sinh ra mọi sự biến hóa trong vũ trụ, gọi là Không sinh, Không hóa, Nghi Độc, Cốc Thần, Huyền tẫn, Thái Dịch, Vô Vi.
Chung qui đều là một thứ vậy.
Lại suy ra đến cái mà Dịch gọi là Thái Cực, hay Chu tử đời Tống gọi là Vô Cực rồi Thái Cực, Lão tử gọi là Vô Danh, hay Empédocle gọi là To Apiron, tất cả đều là Một vậy. Thiên Ẩn tử viết: Kiêm tam tài gọi là Dịch, quán Vạn Vật gọi là Đạo. Có một tính thuần nhất gọi là Chân như... cho nên Thiên Ẩn tử sinh trong Dịch, mà chết cũng trong Dịch...!
Về phía Nho gia ta thấy Thái Tiết Trai tiên sinh (Thái Uyên) cho rằng: Dịch thời vô tư, vô vi, tịch nhiên bất động, còn Thần thì cảm là lập tức thông suốt lý do trong thiên hạ... Nói Dịch tức là nói khi chưa hiển dương, nói Thần tức là nói khi bắt đầu hiển dương, bởi vì Dịch là căn bản của Thần; Thần là ứng dụng của Dịch
Ông lại viết: Dịch có trước Lưỡng Nghi nên không hình thể. Cho nên học Dịch đối với Ông, là một phương pháp tiến tới Thần minh. Hiểu Dịch là Tuyệt đối, còn Vạn Hữu là tượng trưng, là biểu dương, là hình tượng của Tuyệt đối, thì mới hiểu tại sao Dịch vừa bất biến, vừa biến thiên. Bất biến nếu xét về phương diện tuyệt đối, biến thiên nếu xét về phương diện tương đối Vạn Hữu.
Ngô Khang giải: Bất dịch là tên của Bản Thể hằng cửu. Lý Chứng Cương gọi Bất dịch là Đạo lý tuyệt đối vĩnh cữu. Nguyễn Ấn Trường cho rằng: Bất dịch là Bản thể. Với những lời giải thích ấy, ta có thể trở về Dịch Kinh, và nhận định rõ ràng rằng theo Dịch Kinh, thì trời đất, Vạn Vật là bóng hình, là ảnh tượng của Tuyệt đối thể vô hình, của Dịch. Hệ Từ viết: Trời đất hàm ngụ Tuyệt đối; Cho nên hễ trời đất phân trình thành liệt, thì Tuyệt đối ở ngay trong.
Nếu trời đất bị hủy diệt, thì Tuyệt đối không được biểu dương, thì trời đất cũng không còn lý do tồn tại. Hệ Từ lại viết: Dịch không nghĩ, không làm, tịch nhiên bất động, hễ cảm ứng là biết ngay căn cơ của thiên hạ. Nếu không tuyệt đối thần diệu thì làm sao có thể như vậy được? ...Dịch bao quát mọi sự biến hóa của trời đất, tác thành muôn vật mà chẳng bỏ sót cái chi; thông tỏ lối đuờng của ngày đêm. Cho nên Thần thì vô phương sở, mà Dịch thì vô hình thể. Tất cả những lời lẽ trên đã phơi bày tâm tư của Thánh Hiền tự ngàn xưa: Trong cái biến, có cái thường; trong tương đối, có tuyệt đối. Như vậy học Dịch cốt là băng qua biến thiên để trở về với bất biến, bất Dịch.
Quẻ Hằng có lời Tượng rằng: Sấm gió thành quẻ Hằng, quân tử phải tìm phương vị bất biến mà ở
Câu này nào có khác gì câu Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm của Kinh Kim Cương?
Họ Vương bình Tượng truyện trên như sau:
Tìm được Hằng Cửu nên không đổi thay. Dịch đạo biến hóa vô thường, nhưng trong biến ảo có tìm ra được nơi bất biến, thời mới có thể nói chuyện Dịch được.
Tìm ra được Bản Thể bất dịch trong lòng vũ trụ, cũng như trong lòng con người, là điều kiện thiết yếu cho công cuộc tu thân, thành Thánh, thành Tiên, thành Phật. Kinh Lăng Nghiêm viết: Phật bảo A Nan: Từ muôn kiếp tới nay chúng sinh bị lao lung điên đảo, các nghiệp chướng sinh ra đầy dẫy như trái ác xoa. Còn những người tu hành chẳng thành được Vô Thượng Bồ Đề, lại thành ra bực Thanh Văn, Duyên Giác và các thứ Ngoại Đạo, các Trời và Ma vương, Ma quyến, đều là vì không biết hai thứ căn bản, tu luyện cuồng xiên, thác loạn y như đòi nấu cát thành cơm thì có đến ngàn muôn kiếp cũng chẳng được.
Thế nào là hai thứ căn bản? Hỡi A Nan: một là căn bản tử sinh từ muôn kiếp, y như nay ngươi và chúng sinh lấy tâm vọng tưởng (tâm phan duyên) làm tự tính. Hai là căn bản Vô thủy Niết Bàn nguyên thanh tịnh thể đó ở nơi người, chính là thức tinh nguyên minh có thể sinh ra vạn duyên, vạn sự mà đã bị trần duyên làm mất bỏ. Cũng vì chúng sinh đã làm mất cái căn nguyên sáng láng ấy cho nên hằng ngày tuy vẫn luôn dùng mà chẳng tự biết được nó, rồi lăn lộn đắm đuối vào các thú vui, uổng phí cả đời.
Thủ Lăng Nghiêm còn viết: Đánh mất căn nguyên trường tồn, vĩnh cữu, nên bị luân chuyển.[
Héraclite cũng cho rằng học biến dịch cốt để tìm ra Logos (Thái Cực) bất biến. Ông viết đại khái như sau: Logos là Thiên chân thường tại, mà người đời nào biết vân mòng là chi, mặc dầu đã được hay chưa được nghe bàn tới. Tuy mọi sự biến thiên đều do Logos (Thái Cực), nhưng họ y thức như những người vụng dại si ngốc mặc dầu đã trải qua và đã thực hiện nhiều biến thiên hoặc bằng lời nói, hoặc bằng việc làm...
Logos (Thái Cực) là phổ quát mà mọi người lại thích ý kiến riêng tư. Thái Cực có liên lạc thường xuyên với mọi người mà mọi người lại bất hòa, bất hợp với Thái Cực. Cái mà họ gặp thường ngày lại trở nên xa lạ đối với họ.
Như vậy, ta thấy rằng các bậc thượng trí, thượng nhân bất phân đạo giáo, đều đi tìm Hằng Cửu và Bất biến.
Theo Kinh Dịch, trong vũ trụ chỉ có Thái Cực, có Đạo là Tuyệt đối, là Hằng Cửu, Bất biến. Cho nên người quân tử học Dịch, lúc nào cũng phải cương quyết tìm cho ra Đạo, ra Tuyệt đối giữa mọi biến thiên, tương đối, lúc nào lòng cũng phải khế hợp với Thái Cực với Đạo.
Muốn tượng trưng Bản Thể Hằng Cửu hay Thái Cực lồng trong lòng Vạn Vật biến thiên, cổ nhân đã vẽ ra vòng Dịch, trong đó tâm điểm tượng trưng cho Bất biến, Hằng Cửu, còn các vòng Hào Quải bên ngoài tượng trưng cho Vạn Hữu biến thiên. Và nếu ta coi vòng Dịch như là một bánh xe biến hóa, thì tâm điểm bất biến, hay Thái Cực chính là cái bầu, cái trục ở giữa bánh xe.
Trục bánh xe, hay tâm điểm bất biến chính là Thiên tâm, là Chân tâm sinh xuất mọi biến thiên.
Lão tử viết:
Bánh xe ba mươi tai hoa,
Cái bầu giữa trống, nó nhờ nó quay
Văn Đạo Tử giảng luận như sau:
Nhân Đạo, Thiên Đạo đều là tác dụng nhiệm màu của một khí Thái Cực. Và sự tác dụng huyền diệu ấy, sự tuần hoàn vãng phục luân chuyển ấy tất phải có trục. Cổ nhân gọi trục ấy là trung tâm thiên địa, là cùng cực của Thái Cực.
Thiên Đạo cư trung ngự cực nên vận chuyển muôn đời mà không sai thất, cũng như trong bánh xe, các vành xe và tai hoa xe vận chuyển không ngừng là nhờ ở trục xe. Nếu ta giữ vững được trung điểm, tận dụng được Thái Cực, thì có thể chuyển vần với Vạn Vật mà vẫn có thể góp phần được với trời đất trong công trình hóa dục.
Cho nên người quân tử tu Nhân đạo để hợp Thiên Đạo. Hợp Thiên Đạo tức là vào được trục của vòng Dịch, thoát ra ngoài vòng kiềm chế của hiện tượng, hỗ trợ muôn vật mà không tơ vương, dính bén muôn vật, xoay chuyển vòng biến dịch, mà chẳng chuyển dịch với bánh xe biến thiên, luân lạc.
Hoàng đế nói: Vũ trụ ở trong tay, vạn hóa sinh trong mình. Phật nói: Thu bể khơi vào trong sợi lông, đem núi Tu Di lồng trong hạt cải đâu phải là thuật lạ. Bất quá các ngài đã nắm được trục của pháp luân. Ôi vi diệu thay, trục của pháp luân (trục của vòng biến thiên, hay trục của Vạn Hữu), hỏi mấy ai đã biết? Chẳng rõ được trục mà chỉ biết nói pháp luân luôn vận chuyển, thì chóng chày cũng bị vận chuyển theo pháp luân, làm sao thoát vòng sinh tử được.
Đầu sách Tính Mệnh Khuê Chỉ có hình Lão tử cầm vòng Thái Cực, ý nói học Dịch cốt là tìm ra được Thái Cực, đắc đạo tức là đắc Thái Cực. Thế là cùng lý trí tri nói trong Đại học vậy. Ở nơi con người thì cái trục, cái bất biến, bất dịch chính là cốt cách tinh hoa, chính là lương năng, lương tri hằng cửu.
Nhận ra cốt cách thần minh của mình, lướt thắng được sự hỗn mang của các cảm giác, phân biệt được cái thần diệu bất biến trong một thế giới biến thiên, đạt được tới Bản Thể qua các lớp lang hiện tượng ảo hóa, đó mới là vấn đề chính yếu. Thế tức là áp dụng được khoa Dịch học vào cuộc đời mình:
Có biến mới hay có cửu trường,
Trung tâm tĩnh lãng, ngoại nhiễu nhương.
Nhiễu nhương, biến hóa sinh luân lạc,
Học Dịch cốt tìm Bất Dịch phương.
Ngoài nghĩa bất Dịch là Tuyệt đối bất biến, Hằng Cửu, các nhà bình giải còn cho rằng bất dịch là những ngôi vị bất dịch, nhũng định luật bất dịch.
Sách Càn tạc độ giải bất dịch là địa vị bất dịch: Như trời trên đất dưới, vua quay mặt về Nam, thần quay quay mặt về Bắc, cha ngồi, con phục.
Nhưng những sự kiện nói trên chẳng có gì là bất biến, bất dịch cả; ví dụ trái đất tròn lơ lửng giữa bầu trời, thì vừa có trời ở trên, trời ở ngang, và trời ở dưới; quẻ Bĩ thì trời trên, đất dưới mà quẻ Thái thì lại đất dưới, trời trên . Vả Hệ Từ cũng viết: Thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch (Hệ Từ hạ, VIII)
Vấn đề quân Nam diện, thần Bắc diện, chỉ có giá trị với một thời đại nào ở Trung hoa, chứ như ở Âu châu thì nào họ có kể chi là phương hướng. Hơn nữa đến thời dân chủ thì đâu là vua? Ngay đến như vấn đề phụ tử, ta cũng đã thấy có những trường hợp, vì chủ nghĩa, người ta cũng có thể đảo lộn được cả cương thường v.v...
Muốn cho chính xác hơn, ta phải nói rằng tuy thế giới đảo điên, biến hóa nhưng vẫn dược chi phối bằng nhưng định luật bất dịch những định luật ấy có thể xác định được, ví dụ như:
- Định luật tụ tán,
- Định luật điên đảo,
- Định luật thăng trầm,
- Định luật sinh, trưởng, thu, tàng hay sinh, trưởng, lão, tử.
- Định luật tuần hoàn v.v...
Tổng kết lại, chữ Dịch là Bất Dịch gợi cho chúng ta 2 ý niệm:
1.- Trong vũ trụ có một Bản Thể tuyệt đối.
2.- Vũ trụ được chi phối bằng những định luật bất dịch.
Dịch Kinh Yếu Chỉ- chương 3
Tự sự cho tết Giáp Ngọ
Thi Li
Thấy đài báo đang sắp có gió mùa Đông Bắc tràn về nghĩa là Tết cũng rồi sắp đến! Chợt nhớ là Tết vừa rồi lại cũng đã đi một chuyến đi như vậy, muốn ghi lại chút gì khi đã qua để sau này già đi và nhớ về, lại nhớ về một năm với đầy ắp những kỷ niệm như thế, năm 2014. Đọc lại để tự nhắc nhở mình, những gì đã qua là bài học kinh nghiệm cho tương lai đang tới!
***********
Viết cho những năm tháng thanh xuân đang còn chờ đợi tôi…
Hôm nay chính thức hết Tết, mồng 4 Tết và gia đình đang sửa soạn đón Ông Táo về nhà, hạ cây nêu….
Có những giá trị cũ mòn mà bản thân thấy nó cũ thật, nhưng sao vẫn đúng thế. Chuyến về quê vừa rồi, học được cũng chả phải là ít, trải nghiệm và cũng nhìn thấy rất nhiều. Tự bản thân cũng biết là mình còn nhiều khiếm khuyết, nhưng khắc phục và thay đổi nó ra sao lại là cả một vấn đề.
Còn nhớ sáng mồng 2 về quê, cả con đường vắng có vài chiếc xe máy đi trước, ba không dám vượt tay lái đi lên trên, cho dù ba là người cực kỳ ghét đi sau xe máy, huống hồ xe mình vừa to vừa dài, có đi lên trên thì chỉ tụi nó là thiệt. Trên xe là 3 thanh niên ngồi, không đội mũ bảo hiểm, xe đi dặt dẹo như kiểu người say rượu, lạng bên nọ lạng bên kia. Thoáng thấy thế ba bảo tụi này vừa hút cỏ hoặc ma túy đá xong nên còn phê. Đứa ngồi ở giữa thì dặt dẹo sang 2 bên rồi thỉnh thoảng dứ dứ những cánh tay, làm những hành động khó hiểu. Ba cũng bực lắm, nhưng con biết ba rất cố gắng điềm tính để cho xe chạy rề rề bên lề đường ngay sau cái xe máy đó, sau đó ba mới từ từ một lúc sau cố gắng vượt lên thật nhanh. Lúc xe ra đến đường lớn, con mới dám thở phào… Tết nhất thật là sợ hãi quá!
Về quê, chuyện nhà thờ họ được đem ra “buôn bán” tận tình, những mổ xẻ, phân tích. Con người là đổi thay và nhiều di chuyển. Hồi ba yêu mẹ, ông bà ở Thanh Hóa, rồi ông bà về Bỉm Sơn, ba cũng vì thế mà nhất quyết xin về công an thị xã làm để ở với mẹ, dù hồi đó ba đang thực tập ở quận Hai Bà, có thể nếu ba ở lại thì mọi chuyện bây giờ đã khác. Có thể gia đình rồi sẽ có một cơ ngơi khác hơn. Nhưng con cũng không dám và cũng không muốn trách cha về điều đó. Con xem phim người ta nói “Everything happens for a reason.” – Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó. Có thể nếu ba không chuyển về thì lại cũng khó có gia đình này, khó có con. Lúc con hỏi thì ba chỉ bảo là không phải, vì ba mẹ sinh ra là dành cho nhau nên chắc chắn sẽ gặp nhau, lúc đó con bật cười thực vì thấy ba mẹ sến y như ngôn tình vậy! Rồi sau khi cha mẹ ra Thanh Hóa, ông bà lại chuyển ra, thấm thoắt cũng gần chục năm. Giờ thì ông lại về lại Bỉm Sơn để có thể có người, các cô dì chú bác chăm sóc cho ông. Nhìn cảnh ông hôm đứng trước di ảnh của bà, tần ngần mà con lại sợ, có cảm giác cái gì đó vỡ vụn, cái gì đó còn xúc động mãnh liệt hơn cả phim Up. Lúc đó con trải nghiệm một điều là người ta đi đám tang, không hẳn là khóc thương cho người đã chết, mà là sự chia sẻ, khóc cho người còn sống mất đi người thân của họ.
Chuyến về quê lần này, vào thăm gia đình nhà bác có nhà sau này ông sẽ ra ở đó, lại thấy nhớ năm xưa, khi con còn bé, cha mẹ hay đem con ra gửi nhà ông bà ngoại. Ông làm thuốc, bà cho con 1 tí bột rồi con cũng viên viên nặn nặn rồi được bỏ vào 1 cái mẹt riêng, rồi được đem đi nung riêng. Lúc bỏ ra riêng viên thuốc con nặn bao giờ cũng cái to cái bé, không được đều tay như ông và bà làm. Cái nhà ông bà hồi ấy ở mặt đường và có giếng khoan, nước giếng trong và ngọt, mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Giờ ở chỗ nhà mới của ông cũng có một cây xoài, sân rộng và mát y như xưa vậy.
Về quê nội, nhìn thấy gia đình với rất nhiều những điều đau lòng, những anh chị em và vô vàn những chuyện thị phi khác, bất giác lòng không nén được tiếng thở dài. Cũng biết con người ta có rất nhiều chuyện có thể thay đổi được. Chỉ riêng có số kiếp là khó tránh. Nghe bác cả nói về chị mà đau lòng lắm. Nhưng có những thứ không tài nào thay đổi được. A Di Đà cho dù có bị vua cha cho chìm đắm trong không biết bao nhiêu tửu sắc, chìm say trong thất tình lục dục để tận hưởng lạc thú nhân gian, thì cuối cùng ông vẫn đi tu, từ bỏ ngai vàng. Thực tình mà nói, khi chìm đắm trong những cái ấy, người có tâm sẽ càng nhận ra rằng thế giới thật lắm thị phi, bản thân lại sẽ càng muốn thoát ra hơn.
Chuyến đi này đã nảy nòi được nhiều ý nghĩ về cuộc sống, cảm giác như đi một bước chân, cũng là những con người cũ mà ta đã từng gặp, nhưng nếu tinh ý thì có thể thấy, vạn sự luôn biến đổi, càn khôn luôn dịch dời, có khi ở chỗ này, có khi ở chỗ kia. Vậy nên nếu không chịu tự mình cố gắng, tự mình tiến lên thì khắc sẽ có lúc bị hao tán, bị thua thiệt.
Biết trước được là để tránh, để tìm cách hóa giải, không phải là biết trước vậy để chịu đầu hàng số phận. Mỗi con người cũng nên tự thân có hoài bão và cố gắng như vậy.
Tự thấy bản thân chưa xứng với cuộc sống này. Vài dòng dạo nhạc cho năm mới. Mong là mọi người bỏ quá cho nếu cảm thấy nó quá vơ vẩn.
Cám ơn tất cả!
Hà Nội, ngày 3-2-2014
Liên minh Việt-Sô đánh bại liên minh Trung-Mỹ Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979
Tóm tắt sơ lược về chiến tranh biên giới Việt Trung từ: 17-2-1979 đến đầu năm 1990, hay còn gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương lần 3.
Có một nhà văn Nga đã nói : " Một dân tộc có quá nhiều anh hùng là một dân tộc bất hạnh" , và Việt Nam có lẽ cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong thế kỉ 20 vừa rồi, nếu không tính các cuộc khởi nghĩa vũ trang để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Nhật thì thời gian Việt Nam nằm trong khói lửa chiến tranh để bảo vệ quyền được sống của dân tộc là ngót nghét nửa thế kỉ (1945-1990).
Về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Trung 1979-1990, cao trào của chiến tranh Đông Dương lần thứ 3, xuất phát sâu xa từ nhiều phía.
Nguyên nhân và hoàn cảnh:
Nguyên nhân khách quan nằm ở sự đổ vỡ của quan hệ Liên Xô - Trung Quốc, vốn là 2 đồng minh CS thân cận của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống Mĩ 1946-1975. (Đông Dương : 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia).
Năm 1953, lãnh tụ Liên Xô Stalin qua đời, Mao Trạch Đông là người lão làng nhất trong thế giới CS nên muốn tranh giành ảnh hưởng vị trí Anh cả Đỏ với Liên Xô.Mao cũng là người tiên phong chống lại phe "Chủ nghĩa xét lại" đứng đầu là Bí thư thứ nhất Nikita Khrubshev của Đảng CS Liên Xô.Căng thẳng dần dần lên cao dẫn tới việc đến đầu những năm 1960, Liên Xô đã rút hết hoàn toàn các chuyên gia của họ từ Trung Quốc về nước và chấm dứt trợ giúp mọi mặt cho Trung Quốc.Hai bên cũng đồng thời đồn trú quân suốt dọc tuyến biên giới dọc từ East Turkestan đến Vladivostok với số lượng đến hàng chục sư đoàn mỗi bên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Mặc dù vẫn viện trợ đều đặn cho Việt Nam suốt giai đoạn chống Mĩ nhưng đồng thời với việc nhóm lãnh đạo có khuynh hướng thân Nga trong Đảng CS Việt Nam giai đoạn những năm 60,70 ngày càng lớn mạnh và củng cố quyền lực thì viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cũng ngày một lớn dần so với viện trờ từ phía Trung Quốc. Đồng thời với tình đồng chí gọi là "môi hở răng lạnh" Việt-Trung cũng ngày càng nhạt dần, nhất là sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969.
Căng thẳng Xô-Trung lên cao đến đỉnh điểm khi đầu tháng 3 năm 1969, Trung Quốc bất ngờ tấn công hòng chiếm đảo Damanski ( Trân Bảo) thuộc vùng Amour viễn Đông của Nga, làm khoảng 80 lính biên phòng của Liên Xô thiệt mạng. Cuộc đánh chiếm thất bại và Trung Quốc tổn thất khoảng 600 trăm lính chết và bị thương.
(Năm 1972 chuyến thăm của tổng thống Mỹ Nixon, tới Bắc Kinh và thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc được Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa là một sự phản bội. Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩnt hẳng thừng từ chối đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc, phủ nhận quan niệm của Trung Quốc rằng chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô là mối đe dọa đối với các nước cộng sản Châu Á. Ông rời Trung Quốc mà không tổ chức tiệc đáp lễ theo truyền thống, cũng không ký thỏa thuận chung….NDVN)
Cùng thời gian này cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc tháng 4 năm 1975, mối bất an nghi kị trong ban lãnh đạo Việt Nam với người "đồng chí" Trung Quốc càng lớn.
Dù viện trợ to lớn cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng song song với đó là số lượng Hoa Kiều có mặt tại Hải Phòng, Hà Nội tham gia buôn bán, tiểu thương ngày càng lớn mà người Trung Quốc ở đâu, tai mắt họ ở đó.
Tại mạn biên giới phía bắc thì lấy danh nghĩa giúp Việt Nam làm tuyến đường sắt Lạng Sơn - Nam Ninh, Trung Quốc cũng cho xê dịch nhiều cột mốc biên giới trên toàn tuyến lùi về phía Việt Nam.Các công nhân đường sắt Trung Quốc cũng cho chôn trong mộ giả những thứ mà sau này ít ai ngờ đến: Các loại tiểu liên AK47, đạn cối, đạn 12ly 7 mà đến năm 1979, khi xâm lược Việt Nam. họ đào lên lấy ra dùng.
Ngay trong năm 1956 thì lợi dụng quân đồn trú Pháp rút đi theo hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung Quốc đã cho quân đổ bộ lên nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa ( nhóm An Vĩnh) trước khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà (Nam Việt Nam) kịp đổ bộ lên đóng giữ nhóm phía Tây ( nhóm Nguyệt Thiềm), trong sự bất ngờ và bất lực của cả hai chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Hòa (nam Việt Nam).
Càng về giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Mỹ càng lại gần và tìm cách thỏa hiệp với người "đồng chí" Trung Quốc.Cho đến năm 1972, lần lượt ngoại trưởng Kissinger rồi Tổng thống Mỹ Nixon đến thăm Trung Quốc.Các cuộc gặp được thế giới gọi là "Ngoại giao bóng bàn này" đã làm thế đối đầu Trung-Mỹ trong chiến tranh lạnh được dần dần dịu bớt và Mỹ cũng ngầm đạt được thoả hiệp với Trung Quốc trên lá bài Việt Nam vế việc rút quân Mỹ ra khỏi nam Việt Nam.
Sự đề phòng của Việt Nam với Trung Quốc càng có cơ sở khi tháng 1 năm 1974, sau khi đi đêm với Mỹ và chắc chắn được biết Mỹ sẽ không can thiệp giúp đồng minh (Mỹ thay Pháp đô hộ Nam Việt Nam đã thỏa thuận ngầm cho Trung quốc chiếm trọn nốt Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, Click đọc Ô. Trần Phong Vũ Phỏng Vấn Ô. Nguyễn Văn Ngân...Chính Quyền VNCH Bù Nhìn Của Mỹ Việt Nam khẳng định không hợp tác quốc phòng với Mỹ hay bất cứ nước nào để.... , NDVN) Việt Nam Cộng Hoà, Trung Quốc đã đổ quân, khiêu khích và chiếm trọn nốt nửa phía tây của quần đảo Hoàng Sa chỉ trong 2 ngày, hơn 40 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tử trận.Một lần nữa, chính phủ cả hai miền nam và bắc Việt Nam khi đó đang trong giai đoạn cuối của cảnh nồi da nấu thịt lại cay đắng bất lực. (sic) (toàn dân Bắc Nam đang trên đà thắng lợi “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, thống nhất đất nước. [Ngụy là VNCH], NDVN)
Sau khi hai miền nam-bắc Việt Nam thống nhất, mục đích của Trung Quốc đối với Việt Nam như "chia để trị" giống như hai miền Triều Tiên và "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng" , viện trợ cho Việt Nam để "đánh cho Mỹ chảy máu" đã không thành.Trung Quốc ấm ức nhìn hai miền Việt Nam thống nhất dù sau khi thoả hiệp với Mỹ năm 1972 và sau khi Mỹ hoàn toàn rút khỏi miền nam Việt Nam tháng 5 năm 1973, viện trợ của Trung Quốc cho bắc Việt Nam hầu như đã không còn.
Nhìn lại cuốn Hồi kí về chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp mới thấy được sự thực rằng Trung Quốc đã đi đêm với thực dân Pháp để nghĩ ra cái Hiệp Định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước, đưa nước ta vào thành một cái cối xay thịt mới theo đũng ý đồ "chia để trị" của chúng, dù Trung Quốc đã biết trước Mĩ sẽ chủ tâm phá hoại Hiệp định và không tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.Thay vì vĩ tuyến 13 chia hai miền theo đúng thực tế chiến trường tại thời điểm sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trung Quốc kéo lên thành vĩ tuyến 17.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trung Quốc sử dụng con bài mới tại Đông Dương là tên đồ tể khát máu Polpot đứng đầu chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia giai đoạn 1975-1979.Sau khi lợi dụng sự ủng hộ của quốc vương Shianuk, Polpot chính thức cùng Đảng CS Campuchia nắm quyền tại Phnompenh tháng 5 năm 1975.
Sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương ( chống Pháp và chống Mĩ), chính thức chấm dứt ngày 30-4-1975 thì chỉ vài ngày sau, ngày 4-5-1975 quân du kích Khmer Đỏ bất ngờ đánh chiếm đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc của Việt Nam.Với sự hậu thuẫn và ủng hộ triệt để về khí giới của Trung Quốc, quân Khmer Đỏ liên tiếp đánh phá, tràn sâu vào khu vực biên giới phía Tây Nam Việt Nam, gây nên các vụ thảm sát, đốt nhà, tàn phá nặng nề các thị trấn làng mạc của Việt Nam trong suốt giai đoạn tháng 5-1975 đến cuối năm 1978, khi Việt Nam phản công lại.Có nơi như thị xã Tây Ninh, quân Khmer Đỏ tràn sâu tới 40km trước khi rút đi, tàn sát hàng ngàn thường dân vô tội.Điển hình nhất là trong tuần cuối cùng tháng 4 năm 1978, quân đội Khmer Đỏ bất ngờ tràn vào xã Ba Chúc, tỉnh An Giang, và thảm sát hơn 3000 dân thường Việt Nam chỉ trong vài ngày chiếm đóng.
Cũng trong giai đoạn này thì khoảng 2 triệu người Campuchia (1/3 dân số) dưới bàn tay sắt của Polpot đã bỏ mạng vì bị tra tấn, thủ tiêu, bỏ đói ... Với sự dập khuôn 100% cuộc Đại Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông, đuổi trí thức về nông thông làm ruộng, coi công nông là giai cấp tiên phong, tập thể hoá đến cực đoan tất cả các tư liệu sản xuất, thủ tiêu tất cả các thành phần chống đối và những người hết khả năng lao động, thảm sát tất cả các kiều dân không có dòng máu Khmer ... Camphuchia chỉ trong 3 năm thực sự trở thành một "Cánh đồng chết" theo cách gọi của những nhà sử học sau này và thủ đô Phnompenh hoang tàn được thế giới gọi là Thành phố Ma vì trí thức, tiểu tư sản, người dân trung lưu đều bị dồn về nông thôn làm ruộng , làm thuỷ lợi trong nông trang tập thể.
Trên bình diện quốc tế thì sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tổng thống mới đắc cử của Mỹ là Jimmy Carter đã có chủ trương ban đầu ngay trong năm 1977 là bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.Một loạt các cuộc gặp gỡ cấp ngoại trưởng đã được tiến hành tại Paris và New York, tuy vậy do chủ trương của Bộ chính trị Đảng CS Việt Nam không chấp nhận điều kiện bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ do Mỹ đưa ra là "Vô điều kiện" mà ngược lại, muốn có điều kiện : Bồi thường chiến phí, cam kết tái thiết đất nước v.v.... Nên các cuộc đàm phán Việt Mỹ trong năm 1977,1978 gặp nhiều khúc mắc khó giải quyết.Ngay giữa lúc đó, tại Trung Quốc, Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, đến vụ án Bốn tên và đến năm 1978 thì Đặng Tiểu Bình hoàn toàn khôi phục quyền lực tối cao trong Đảng CS Trung Quốc.Lập tức trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ trong năm 1978, Đặng gọi Việt Nam là "Cuba của Đông Dương" , rằng Việt Nam âm mưu "tiểu bá" và muốn thay mặt Liên Xô xâm lược toàn cõi Đông Dương.
Một loạt các cuộc vận động hành lang do Đặng thực hiện trong năm 1978 với Mỹ, Nhật, các nước phương Tây và các nước Đông Nam Á.Đến lúc này thì cố gắng bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ đến vòng đàm phán cuối cùng tại New York tháng 11 năm 1978 hoàn toàn đổ vỡ.Mỹ chính thức coi Trung Quốc là đối tác cần phải bắt tay tại khu vực.Cùng với việc Việt Nam gia nhập khối COMECON ( khối tương trợ kinh tế gồm Liên Xô và các nước khối CS Đông Âu) cuối năm 1978, tại Đông Dương hình thành hai cực mới : Việt Nam, Lào với đồng minh thân cận là Liên Xô và các nước CS Đông Âu , bên kia là chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ của Polpot tại Campuchia do Trung Quốc hậu thuẫn, đứng sau là Mỹ và phương Tây mới bình thường hoá quan hệ hoàn toàn với Trung Quốc.
Cũng phải nói thêm rằng sau năm 1975, nền kinh tế của Việt Nam bị lũng đoạn khá nặng bởi lực lượng Hoa Kiều đông đảo từ Hà Nội, Hải Phòng đến TP HCM.Những người Hà Nội sống tại khu 36 phố phường hẳn đều biết cả dãy phố hàng Ngang hàng Đào ngày các "đồng chí" Trung Quốc sang giúp Việt Nam đào hầm phòng không những năm 60,70 đông người Hoa làm ăn sinh sống như thế nào.
Lo sợ một nước Việt Nam giờ đây thống nhất rồi sẽ thoát ra khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc, Hoa Nam Tình báo Cục của Bắc Kinh liên tiếp tuyển mộ gián điệp từ lực lượng Hoa kiều đông đảo này, nhằm thu thập tình hình, địa hình, bố trí quốc phòng để lo trước một cuộc xâm lược mới.Ngay từ cuối năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc đã chấm dứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở hai nước bị đóng cửa.Đây là đỉnh điểm của chính sách đánh tư sản mại bản nhằm trực tiếp vào Hoa kiều sau tháng 4 năm 1975 và chủ trương trục xuất Hoa Kiều trở lại Trung Quốc trong năm 1978.
Cuối tháng 12 năm 1978, sau hơn 3 năm chịu đựng các cuộc quấy phá và thảm sát suốt dọc biên giới do Khmer Đỏ gây ra với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của đại tướng Lê Trọng Tấn chính thức phản công và nhanh chóng giành chiến thắng ngay trong tháng 1 năm 1979.Tàn quân Khmer Đỏ rút chạy và ẩn náu tại biên giới Thái Lan, đằng sau là các cố vấn Trung Quốc cùng sự trợ giúp triệt để về khí tài để Khmer Đỏ tiếp tục chiến tranh du kích trong suốt thời gian quân đội Việt Nam đóng tại Campuchia để đánh gục đến cùng tàn quân Khmer Đỏ của Polpot.
Nhận thấy đồng minh Polpot bị lật đổ, đồng thời với việc Việt Nam đang tìm cách đưa hoàng thân Shianuk trở lại nắm quyền để xây dựng một Campuchia Dân Chủ, cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc lập tức lu loa "Việt Nam xâm lược Campuchia" và Việt Nam "vong ân bội nghĩa" và (bọn Việt gian tỵ nạn Ngụy VNCH tại Mỹ rất hồ hởi viết báo và phát thanh chưởi rũa nhà nước và đảng CSVN là những con người “vong ân, ăn cháo đá bát, phản bội… Trung Quốc giúp đỡ kinh viện và quân viện để đánh thắng Mỹ…, NDVN) vì đã nhận 20 tỷ đô-la viện trợ Trung Quốc trong chiến tranh chống Mỹ v.v...
Cuối tháng 1 năm 1979, Đặng tuyên bố trên truyền thông Trung Quốc cần phải "dạy cho Việt Nam một bài học".Viện cớ điều khoản trong Hiệp định tương trợ Việt-Xô 1978 có ghi "một trong hai bên sẽ sử dụng các biện pháp có thể để trợ giúp nước kia trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công", Đặng lu loa Việt Nam âm mưu tiểu bá Đông Dương, cấu kết với Liên Xô hình thành thế bao vây Trung Quốc.
Lấy cớ là "phản công tự vệ", Đặng huy động hai Đại quân khu Quảng Tây và Đại quân khu Côn Minh với quân số tổng cộng lên đến 600.000 người lúc đó trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.Mục đích là để trực tiếp buộc quân chính quy của Việt Nam đang đóng tại Campuchia phải rút về phòng thủ tuyến biên giới phía bắc để cứu nguy cho chính quyền diệt chủng Polpot, đồng thời trong khả năng có thể sẽ tiến chiếm Hà Nội để dựng lên một chính quyền thân Trung Quốc do tên phản động Hoàng Văn Hoan lúc này đang tị nạn ở Trung Quốc đứng đầu, thay cho chính quyền của TBT Lê Duẩn.Đặng huênh hoang tuyên bố trên truyền thông trước khi mở màn chiến dịch : " Trung Quốc sẽ ăn sáng tại Hà Nội, ăn trưa tai Huế và ăn tối tại Sài Gòn"
Diễn biến:
Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc huy động tổng cộng khoảng 25 sư đoàn chính quy ( từ 200.000 đến 250.000 quân) bất ngờ đánh chiếm toàn tuyến biên giới dài 1.400 km tại 6 tỉnh biên giới của Việt Nam, khoảng 600 xe tăng và cơ số pháo tương đương, Hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cùng lực lượng không quân Trung Quốc cũng sẵn sàng nếu chiến tranh tổng lực lan rộng.
Dù đã được đồng minh Liên Xô cảnh báo trước về nguy cơ bị tấn công từ biên giới Trung Quốc nhưng Việt Nam đã rất bất ngờ trước mức độ và thời gian nổ súng.Do các lực lượng chính quy và tinh nhuệ nhất của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tại Campuchia nên để chống trả lại cuộc xâm lược này của Trung Quốc chủ yếu là các dân quân, địa phương quân, du kích và công an biên phòng cùng một số sư đoàn như sư đoàn 338, 346, sư đoàn 3 Sao Vàng.Tổng cộng phía Việt Nam chỉ có từ 100.000 đến 120.000 quân, chủ yếu là dân quân cho công cuộc phòng thủ này.Cuộc chiến tuy ngắn ngày: chỉ từ sáng 17-2 đến 5-3 năm 1979, và từ 5-3 đến 16-3 cho giai đoạn Trung Quốc rút quân về nước nhưng vô cùng đẫm máu.Ngoài việc đánh chiếm các tỉnh biên giới Việt Nam hòng mở đường tiến về Hà Nội qua hướng Bắc Giang, Trung Quốc còn thực hiện việc phá huỷ đến mức hoàn toàn tất cả các cơ sở hạ tầng, nhà máy, cầu cống, nhà ở, trường học, trạm xá, bệnh viện v.v.... của các tỉnh biên giới Việt Nam.
Ác liệt nhất là trận đánh với Sư đoàn 3 Sao Vàng của Việt Nam tại hướng Lạng Sơn, với quân số đông vượt trội, cùng với sự bất ngờ và chiến thuật biển người thường áp dụng, Trung Quốc cũng chiếm được thị xã Lạng Sơn nhưng tổn thất lớn đến mức ngoài dự kiến.Cũng giống như các cuộc xâm lược phi nghĩa khác, quân Trung Quốc cũng gây ra rất nhiều các tội ác chiến tranh, thảm sát thường dân, hãm hiếp, giết chóc phụ nữ trẻ em.Điển hình như vụ quân Trung Quốc dùng rao chặt tay chân hơn 40 phụ nữ trẻ em tại xã Tổng Chúp, tỉnh Cao Bằng rồi vứt ra bờ suối, quẳng xuống giếng.
Với lợi thế quen thuộc địa hình và kinh nghiệm trong chiến tranh chống Mỹ cùng tinh thần chiến đấu dũng cảm đã thành truyền thống, các lực lượng địa phương quân và du kích Việt Nam đã gây cho phía Trung Quốc những tổn thất rất lớn khiến chúng không tràn xuống được vùng đồng bằng Bắc Bộ, trừ hướng Lạng Sơn.
Đồng minh Liên Xô cũng có những hành động hết sức kịp thời : Hạm đội Thái Bình Dương lập tức phong toả bảo vệ toàn bờ biển Việt Nam, 40 sư đoàn Hồng quân Liên Xô áp sát biên giới Xô-Trung, các máy bay vận tải A-26 bay liên tục từ Nam ra Bắc để chuyển các sư đoàn thuộc quân khu 3 và 4 đang chiến đấu tại Campuchia ra Hà Nội để tiến chiếm các mục tiêu đang trong tay Trung Quốc.Lệnh tổng động viên được ban bố, khắp Hà Nội các hào chiến đấu, hầm chống bom được đào nhanh chóng. Phòng tuyến sông Cầu chốt chặn thị xã Bắc Giang được gấp rút xây cất bởi Quân Đoàn 1, chờ đợi tặng cho bọn xâm lược Trung Quốc những quả đấm thép nếu chúng dám tràn xuống đồng bằng để đánh chiếm Hà Nội.
Với những tổn thất to lớn do quân số trang bị kém, ít kinh nghiệm chiến đấu, phương án tác chiến đạt hiệu quả thấp trong địa hình đồi núi, cộng với sức ép từ biên giới Xô-Trung và từ cộng đồng quốc tế, ngày 5-3 , Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân.Các đơn vị quân chính quy của Việt Nam được tiếp vận từ Campuchia lên hoàn toàn chưa kịp tham chiến.
Đến 16-3, Trung Quốc đã gần như hoàn toàn rút khỏi các tỉnh biên giới Việt Nam.Tuy vẫn chiếm một số cao điểm sát biên giới để leo thang các cuộc tấn công sau này.
Cuộc chiến chớp nhoáng gần 1 tháng này do Trung Quốc châm ngòi và phát động để "dạy cho Việt Nam một bài học" đã mạng lại cho Trung Quốc thiệt hại nặng về quân số.Theo một số tài liệu phương Tây, Trung Quốc có thể đã mất đến 45.000 quân chỉ trong 1 tháng chiến sự.Theo phía Việt Nam ước tính thì Trung Quốc có thể đã mất 30.000 quân, số bị thương cũng khoảng 30.000 , 300 xe tăng T-55 của Trung Quốc bị bắn cháy.Không có sự tham gia của không quân và hải quân của cả hai phía.
Quân Trung Quốc rút về nước nhưng đó cũng mới chỉ là khúc dạo đầu cho cuộc chiến biên giới dai dẳng, âm ỉ kéo dài suốt từ đó đến tận đầu năm 1990 mới thực sự chấm dứt.Cùng với việc rút đi và phá hủy đến mức hoang tàn tất cả những gì do bàn tay con người làm nên tại các tỉnh biên giới, Trung Quốc còn để lại vô số các bãi mìn sát thương, bỏ thuốc độc xuống nhiều giếng nước, đập nát hoặc xê dịch hầu như tất cả các cột mốc biên giới có từ thời Pháp-Thanh về phía Việt Nam.Tại chiến trường Campuchia thì các cuộc đánh phá du kích lẻ tẻ của Khmer Đỏ do Trung Quốc trợ giúp cũng gây cho bộ đội Việt Nam rất nhiều thương vong.Theo số liệu của ông Bùi Tín thì khoảng 52.000 bộ đội Việt Nam đã hi sinh trong tròn 10 năm quân Việt Nam làm nhiệm vụ tại Campuchia.Số bị thương lên đến hơn 200.000, chủ yếu là do mìn sát thương do Trung Quốc cung cấp cho tàn quân Khmer Đỏ.
Song song với việc chiếm giữ các điểm cao trên nằm sát biên giới Việt Nam đã làm cho tình hình biên giới Việt-Trung không ngày nào là ngớt tiếng súng, các vụ xung đột lẻ tẻ, thả biệt kích gián điệp, khiêu khích bộ đội biên phòng Việt Nam, xê dịch cột mốc biên giới hàng đêm, bất ngờ bắn pháo vào các làng mạc thị trấn biên giới của Việt Nam vẫn nổ ra liên tục.Nhận thấy sự yếu kém và kĩ thuật tác chiến lạc hậu sau cuộc chiến mở màn năm 1979, Đặng Tiểu Bình quyết định hiện đại hoá quân đội Trung Quốc, các sĩ quan được gửi đi Mỹ huấn luyện, hệ thống ra đa định vị phát hiện pháo binh được nâng cấp ... Chính điều này đã làm cho Việt Nam đổ thêm nhiều xương máu trong những năm còn lại.
Những tháng giữa năm 1984 cho đến năm 1985, Trung Quốc bất ngờ đánh chiếm dữ dội các cao điểm ( mỏm núi) suốt dọc tuyến biên giới huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.Ác liệt nhất là trận đánh cao điểm 1509 mà phía Trung Quốc gọi là núi Lão Sơn (Lao Shan) tháng 4 năm 1984.Đây là một cao điểm rất quan trọng vì từ đó nhìn ra bao quát được tất cả các vùng xung quanh đến tận thị xã Hà Giang.Sau khi bị Trung Quốc sử dụng lực lượng lớn bất ngờ đánh chiếm, Việt Nam đã điều động quân tái chiếm lại nhưng riêng tại cao điểm 1509, thiệt hại to lớn nhất nhưng lại không thành công.Có đến khoảng gần 2000 liệt sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam đã bỏ mình dưới chân cao điểm 1509 và các cao điểm lân cận trong mùa hè năm 1984 cho đến năm 1985.
Ngoài biển khơi cũng không im tiếng súng, sau khi đổ quân chiếm một số bãi đã không người thuộc khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988, giữa tháng 3 năm đó, 4 tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc vô cớ đồng loạt tấn công 3 tàu vận tải của Việt Nam đang canh giữ 3 bãi đá: Gạc Ma, Cô Lin, Len đao, bắn chìm 2 tàu vận tải, phá huỷ nặng nề tàu còn lại.Hơn 70 cán bộ, chiến sĩ hải quân Nhân Dân Việt Nam đã hi sinh chỉ trong ngày hôm đó.Bãi đã Gạc Ma bị mất vào tay Trung Quốc.Đến đầu năm 1990, tình hình tại biên giới Việt-Trung mới chính thức im tiếng súng.
Chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn cuối, với việc Liên Xô tan rã, đồng thời Việt Nam rút hết 200.000 quân khỏi Campuchia năm 1989 sau khi Khmer Đỏ đã tan rã hoàn toàn, đất nước Campuchia với sự trợ giúp của những người lính Hồng quân Đông Nam Á, quân đội nhân dân Việt Nam đã thoát khỏi nạn diệt chủng tàn bạo không kém gì các KZ của phát xít Đức.
Quan hệ Việt-Trung chính thức trở lại bình thường năm 1992 với cuộc gặp gỡ của đại tướng Lê Đức Anh với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
Vì những lí do địa chính trị rất tế nhị nên cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3 này hầu như không được nhắc tới trong sách vở và trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Rất nhiều chiến công và tấm gương chiến đấu và hi sinh anh dũng của quân và dân Việt Nam do vậy cũng phải vì nghiệp chung của đất nước mà phải đi vào quên lãng.Như chiến công của tiểu đoàn đặc công 45, đã luồn sâu vào tận tỉnh Côn Minh của Trung Quốc để quấy phá đường tiếp vận của địch, hay một nữ dân quân du kích của ta chỉ cần một khẩu AK47 nhưng đã tiêu diệt nhiều lính lái xe tăng Trung Quốc qua lỗ châu mai trong từng khúc cua, trước khi bị bọn chúng bao vây lùng bắt và giết hại ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)