Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Tự ngã trong năm uẩn giống như “lõi” cây chuối








Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, tất cả những nỗi sợ hãi, thất vọng, vấp ngã và tai nạn đều do ngu si mà sanh khởi”(Kinh Đa giới, Trung bộ kinh). Đức Phật khuyên mọi người hãy trở thành kẻ hiền trí bằng cách suy tư quán chiếu để nhận chân được bản chất của nhân sinh và vũ trụ, qua đó giập tắt ngọn lửa ngu si, thành tựu trí tuệ và đoạn diệt khổ đau.

Chúng ta cần suy tư quán chiếu về cái gì và như thế nào để có trí tuệ và đoạn diệt khổ đau? Đối tượng mà chúng ta cần suy tư quán chiếu là đời sống của chính chúng ta. Đạo Phật đã phân tích, hệ thống và khái quát hóa những cái tưởng như phức tạp ấy thành những điều có thể nắm bắt được, đó là Uẩn, Xứ, Giới. Biết rõ về các lãnh vực này là biết rõ về bản chất con người và thế giới.

Đức Phật đã dạy các pháp đều vô ngã, nghĩa là vạn vật hữu tình hay vô tình - tất cả không có bản ngã hay thực thể. Vô ngã là một đề tài đặc sắc của Phật giáo, ngoại đạo thường cho tự ngã là một thực thể cố định, còn đạo Phật thì tận lực quán sát nó về phương diện lưu động, coi nó cũng như “dòng thác”. Để loại bỏ mọi quan niệm cố định, thuyết vô ngã có hiệu lực làm tăng thêm giá trị của con người, đó là lý do thực tiễn. Những tội ác của con người phát xuất từ ngã chấp, lấy cái tôi làm trung tâm. Nên phủ định cái tôi thì sẽ ngăn ngừa được mọi tội ác, vì thế đạo Phật chủ trương thuyết vô ngã. Để diệt trừ ngã chấp, trước hết cần hướng đến thiết lập đạo đức và tình thương. Tâm lý và luân lý là cơ sở của thuyết vô ngã, thiếu một trong hai sẽ dẫn ta dễ đi đến hữu ngã, tức là sẽ có khổ đau.

Một con người hiện hữu là “hiện hữu tùy thuộc vào một tràng nhân duyên”. Mọi hiện hữu đều do nhân duyên và nó sẽ tan biến khi những tác dụng của tràng nhân duyên đó chấm dứt. Như vậy, một người không thể xem hạt nhân hay hồn của người đó là một thực ngã. Thí dụ những làn sóng trên mặt nước quả là hiện hữu, nhưng có thể gọi mỗi làn sóng đều có tự ngã không? Sóng chỉ có khi gió lay động. Mỗi làn sóng đều có riêng đặc tánh tùy theo sự phối hợp của những nhân duyên, cường độ của gió và phương hướng của gió… Nhưng khi những tác dụng của nhân duyên đó chấm dứt, sóng sẽ không còn nữa. Cũng vậy, không thể nào có cái ngã biệt lập với nhân duyên được (Tinh hoa Triết học các Tông phái Đạo Phật, Tuệ Sỹ dịch).

Đối với người muốn tìm cầu tự ngã trong năm uẩn thì cũng giống như tìm cầu lõi cây trong thân cây chuối vậy. Để tìm lõi của thân cây chuối thì ta sẽ không bao giờ thấy được, từ cây nhỏ cho đến cây lớn. Vì thân cây chuối do những bẹ chuối kết hợp lại, không bẹ chuối nào là bẹ chủ đạo làm nên thân cây chuối. Nếu tách ra từng bẹ, ta sẽ thấy cuối cùng là số không, cho nên muốn tìm lõi cây chuối thì sẽ không bao giờ thấy được.

Năm uẩn là gì? Tiếng Pàli là Panca Khandha. Panca là năm, Khandha là nhóm, là yếu tố tích tụ, ngài Huyền Trang dịch là ngũ uẩn; ngài La Thập dịch là ngũ ấm, ấm là ngăn che, chướng ngại (che mất chân tánh). Năm uẩn (ngũ uẩn) được dùng phổ biến hơn. Năm uẩn là năm nhóm kết hợp lại tạo thành con người. Nói cách khác, con người là một hợp thể của năm yếu tố: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Theo Duy thức học thì có tám thức, thức là tâm vương; thọ, tưởng, hành là tâm sở. Trong Kinh tạng Nikàya và A-hàm thường dùng từ năm thủ uẩn, nghĩa là năm uẩn, là đối tượng của sự chấp thủ, của tâm tham ái, là nguyên nhân của khổ đau. Để dễ hiểu, có thể phân tích sâu hơn về năm uẩn như dưới đây.

Sắc là yếu tố vật chất, bao gồm vật lý và sinh lý. Có bốn yếu tố vật chất căn bản là địa (chất rắn), thủy (chất lỏng), hỏa (nhiệt độ), phong (chất khí). Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm. Đức Phật dạy: “Phàm sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là sắc uẩn” (Kinh Đại mãn nguyệt, Trung bộ kinh). Như vậy, yếu tố vật chất là thân thể hay ngoài thân thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian hay không gian đều bao hàm trong sắc uẩn. Thân thể là sắc uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến động và mâu thuẫn, thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố trợ duyên. Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sanh, nghĩa là trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân ly giữa các yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên gồm môi trường, hoàn cảnh,… Bản chất của sắc uẩn là vô thường, vô ngã và chuyển biến bất tận theo duyên sanh. Vậy bản chất của chúng là không, không tự ngã. Sự chấp thủ, tham ái thân thể hoặc bất cứ đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ.

Thọ là cảm giác, do sự tiếp xúc giữa các giác quan và đối tượng mà sanh ra thọ. Đức Phật dạy có sáu thọ: mắt tiếp xúc với hình sắc mà sinh thọ, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật cứng - mềm, ý với đối tượng tâm ý. Cảm giác có ba loại: cảm giác khổ, cảm giác vui, cảm giác không khổ không vui. Đức Phật dạy: “Phàm cảm thọ gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy gọi là thọ uẩn” (Sđd). Như vậy, những loại cảm giác về thời gian không gian, cảm giác sâu sắc bên trong tâm như thiền định chẳng hạn hay cảm giác bên ngoài qua các giác quan, cảm giác cường độ mạnh hay yếu đều nằm trong thọ uẩn. Phân tích ta sẽ thấy có những cảm giác đến từ thân thể như: ăn uống, khoái khẩu hay bị thương tích đau đớn, những cảm giác đến từ tâm lý như thiền định hay tưởng tượng; có những cảm giác đến từ tâm lý và vật lý như thưởng thức một bản nhạc hoặc ngắm một bức tranh,…tất cả những cảm thọ ấy tạo thành một dòng sông cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, chúng sinh khởi biến hiện thay đổi vô thường, chúng chuyển biến vô tận, vô thường, vô ngã và hiện hữu có điều kiện. Vì vậy, chấp thủ vào cảm thọ bao giờ cũng sai lầm và gặt hái khổ đau.

Tưởng uẩn là nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan. Sự nhận biết đối tượng có hai loại: một là nhận biết đối tượng bên ngoài như: mắt thấy sắc nhận biết đó là hoa hồng,..; hai là khả năng nhận biết đối tượng bên trong như: những khái niệm, hồi tưởng ký ức… Như vậy, tưởng uẩn là cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự kiện. Đức Phật dạy: “Phàm tưởng gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy gọi là tưởng uẩn” (Sđd). Như vậy, những tri giác về các đối tượng bên ngoài, bên trong thuộc thời gian, không gian, đơn giản hay phức tạp đều gồm trong tưởng uẩn. Sự có mặt của tri giác là sự có mặt của kinh nghiệm. Tri giác tùy thuộc vào những kinh nghiệm đã qua, như khi thấy hoa hồng biết đây là hoa hồng, cái tri giác về hoa hồng đã có sẵn nên cái kinh nghiệm đã cho biết đó là hoa hồng. Vì vậy, tri giác dễ bị đánh lừa bởi kinh nghiệm do vì thực tại thì luôn sinh động. Tri giác tồn tại có điều kiện. Vì vậy, chúng vô thường, trống rỗng và do duyên sinh nên tri giác đầy hư vọng mà thường gọi là vọng tưởng.

Hành là mọi hiện tượng sinh diệt như trong câu kệ:“Chư hành vô thường”. Hành uẩn ở đây có nghĩa là các hiện tượng tâm lý mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đến quả báo của nghiệp, nói cách khác hành tạo động lực cho tái sinh. Hành uẩn cũng có sáu loại do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng, hành còn gọi là tư. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thinh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư. Đây gọi là hành” (Sđd). Tư là động lực quyết định, là ý chí, ý muốn, tâm sở này tạo động lực dẫn dắt tâm theo xu hướng thiện và bất thiện. Hành uẩn tồn tại nhờ các điều kiện do duyên sinh nên chúng vô thường, trống rỗng và biến động bất tận.

Thức có khả năng rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thức nhận biết sự có mặt của đối tượng, thức không nhận ra đối tượng ấy là gì, là cái gì, màu gì,… Thức chỉ nhận biết sự hiện diện của đối tượng giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. Thức là nền tảng của thọ, tưởng, hành, thức. Thức là nền tảng của các hiện tượng tâm lý, còn gọi là yếu tố căn bản của tâm lý, và căn cứ để các hiện tượng phát khởi. Mặc dù, thức uẩn là nền tảng của tâm lý nhưng nó không thể tồn tại độc lập, chúng hiện hữu do duyên sinh, cụ thể là do sắc, thọ, tưởng, hành; mối quan hệ giữa chúng với nhau là bất khả phân ly. Đức Phật dạy trong kinh Tương ưng: “Thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng, sắc làm nơi nương tựa…Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc. Thức tồn tại nhờ thọ… nhờ tưởng… nhờ hành làm điều kiện, làm đối tượng, hành làm nơi nương tựa… Nếu có ai nói tôi sẽ chỉ ra sự đi, sự đến, sự sinh, sự diệt của thức biệt lập với sắc, thọ, tưởng, hành thì người ấy đã nói một điều không thực”. Như vậy, thức là một hợp thể của bốn uẩn kia, không chấp nhận có một thức nào đó độc lập, tự chủ như khái niệm về một linh hồn bất tử chẳng hạn. Thức vô thường, lưu chuyển, vô ngã và do duyên sinh.

Con người dưới sự phân tích năm nhóm trên thì thân thể thuộc một nhóm là vật lý, sinh lý; tâm lý thì chia thành bốn nhóm: cảm giác, tri giác, động lực (hay ý chí) và thức. Mỗi nhóm là một tập hợp của các yếu tố, đồng thời mỗi nhóm đều nương tựa vào nhóm kia mà tồn tại, nhóm này có trong nhóm kia và ngược lại. Nói cách khác, trong sắc có thọ, trong thọ có sắc, chúng nương vào nhau mà có mặt. Năm nhóm là các khía cạnh khác nhau của một thể thống nhất là con người. Thể thống nhất ấy mới nhìn qua tưởng như độc lập, bất biến được điều khiển bởi một chủ thể nhưng thật ra chúng chỉ là một hợp thể vô ngã, vô thường và rất tạm bợ. Đức Phật dạy trong Tiểu kinh Saccaka: “Này các Tỳ-kheo, sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Này các Tỳ-kheo, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là vô ngã, thức là vô ngã. Tất cả hành là vô thường, tất cả pháp là vô ngã”.
Con người có thói quen hay tư duy về cái ngã, về cái tồn tại, cái chủ động đằng sau cái biến động, nên mọi sự rối loạn từ đó mà sinh. Mặt khác, chúng ta thường bị dính mắc, bị cột chặt vào một cái gì đó như thân thể, tình cảm hay tư tưởng… Nếu bị mất mát, bị lấy đi, tâm tư chúng ta sẽ trống rỗng, bị khủng hoảng ngay. Mục đích phân tích năm uẩn là để nhìn thấy rõ bản chất của con người và thế giới hiện tượng. Những đau khổ của con người là do vô minh, là không thấy rõ bản chất của sự sống, do vô minh nên chấp ngã, chấp vào cái chủ thể bất biến, do chấp ngã mà có tham ái, có sân hận, có si mê, có sợ hãi, thất vọng, vấp ngã, tai nạn, đau khổ và có sanh tử triền miên. Cho nên, người học Phật phải luôn tu tập và quán chiếu sâu sắc về năm uẩn là không thường hằng bất biến, mọi sự vật đều do duyên sinh duyên diệt. Bản chất năm uẩn vốn không có tự ngã, nếu chúng ta đi tìm cái tự ngã trong thân năm uẩn của con người và vũ trụ thì cũng giống như đi tìm lõi cây trong thân cây chuối vậy. 

Diệp Thiên

Cảnh báo từ khảo sát bất ngờ của một thầy giáo


Nền giáo dục lại chạy theo nhu cầu giả tạo của dân (học để thoát li lao động) bằng cách mở thêm các trường CĐ và ĐH đào tạo nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… mà không có công việc cho họ sau khi ra trường, sẽ dẫn đến cảnh thất nghiệp tràn lan. “Đây thực sự là tiếng nói cảnh tỉnh đến học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Nền giáo dục VN đang đi lạc hướng, nặng kiến thức, nhẹ dạy kỹ năng sống”.


Thầy giáo Trần Đình Trợ.
Khảo sát nhanh ở quy mô nhỏ của thầy giáo dạy toán tại Hà Tĩnh về hiểu biết của trò về các kỹ năng sống đưa ra một lát cắt đáng suy ngẫm về giáo dục. “Mình thử làm một điều tra "xã hội học" nhỏ về học sinh một lớp chọn 12 của trường", thầy Trần Đình Trợ, giáo viên dạy Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) chia sẻ.

1. Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.

2. Có 41/45 em, thường đi qua sông suối. Trong đó, chỉ có 4 em biết bơi, kiểu bơi "chó ngoi nác lụt" (Chó ngoi nước lụt - PV). Số còn lại, chỉ biết lặn, kiểu lặn "xuống nước, ba ngày sau mới nổi".

3. Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ có 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ có 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng có rửa bát.

4. Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ có 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.

5. Có 45/45 em đọc sách, (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó có 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng kí mượn sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.

6. Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước. Chắc các em sẽ toại nguyện.”

Lời cảnh tỉnh

Trao đổi với VietNamNet, thầy Trợ chia sẻ thêm: Hiện nay phụ huynh muốn dành hết thời gian cho con học. Thậm chí, học sinh lớp 12 bố mẹ vẫn phải đưa đi đón về vì lo con sa vào những cám dỗ khác. Khi mà các địa điểm như sân bóng, ao hồ, bãi cỏ để các em vui chơi dần bị thu hẹp, thì các nhà hàng, quán nét, hay thậm chí là nhà nghỉ lại trở thành nơi lui tới của nhiều học sinh.

Tại trường, các thầy cô và nhà trường chạy theo bệnh thành tích và vì vụ lợi muốn có tiền dạy thêm nên tìm mọi cách nhồi kiến thức cho học sinh. Điều này đã “cướp” mất gần như toàn bộ thời gian vui chơi, thời gian sống với xã hội, sống với gia đình của các em.

Thầy Trợ chia sẻ một câu chuyện nhỏ: “Khi giáo viên chúng tôi lập tổ sách, truyện cho học sinh. Những cuốn như Chiến tranh và hòa bình, Ba người lính ngự lâm,... rất hay nhưng chính phụ huynh nhờ thầy cô không cho con mượn sách để tập trung vào học”.

Chuyện học sinh lớp 12 không hoặc chưa từng biết đến rửa bát, lau nhà, đến bộ phận của xe đạp dù đơn giản theo thầy Trợ đã không phải hiếm.

Nhà trường nhẹ kĩ năng sống, lo dạy thêm dạy văn hóa chính áp lực nhiều phía vừa chủ quan khách quan làm mất thời gian học sinh. “Ngày lễ tết, đi tảo mộ, đi nhà thờ,…nhiều ông bố bà mẹ cũng thay con đảm nhiệm. Trẻ chỉ biết đến học và học. Những quy tắc ứng xử trong gia đình, phép xã giao bình thường không ít em cũng không biết. Điều đó thật nguy hiểm” – thầy Trợ tâm sự.

Nền giáo dục lại chạy theo nhu cầu giả tạo của dân (học để thoát li lao động) bằng cách mở thêm các trường CĐ và ĐH đào tạo nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… mà không có công việc cho họ sau khi ra trường, sẽ dẫn đến cảnh thất nghiệp tràn lan.
Thầy Trợ nói: “Đây thực sự là tiếng nói cảnh tỉnh đến học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Nền giáo dục VN đang đi lạc hướng, nặng kiến thức, nhẹ dạy kỹ năng sống”.

Văn Chung
(VNN)
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/206297/canh-bao-tu-khao-sat-bat-ngo-cua-mot-thay-giao.html

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

RỖNG VÀ NHỮNG NGÀY RỖNG



Rỗng - những ngày rỗng
Muốn lang thang mà sợ lang thang
Sợ đối diện khuôn mặt quen,
Sợ khuôn mặt lạ xa lạnh lùng rơi như đá sỏi.

Muốn cafe chạm khuôn mặt cafe
Muốn rượu chạm phải làn môi ai mớm cho vài ngụm rượu
Ừng ực - buồn.

Rỗng - những ngày rỗng
Muốn ngồi ở ngả bảy ngả ba,
Ngắm dòng người cưỡi lên nhau
Những khuôn mặt non chẹt, những khuôn mặt lừa lọc,
Những khuôn mặt hồng đáng yêu, những khuôn mặt xạm đen mờ đục
Để nhớ một thời đi qua, để nhớ một thời gần lại.

Rỗng – những ngày rỗng
Muốn ngồi một mình cắn quản bút suy nghĩ
Mộng tưởng những vần thơ bay bổng,
Những vần thơ lục cục nặng nề, nhấn chìm xuống vực sâu, xô xuống biển.
Ngồi ngắm những trang giấy trắng thiếu những con chữ, trống hơ vô cảm.
Sợ nuốt nhầm cục tẩy, nhỡ tẩy không sạch làm lem nhem ý nghĩ.

Rỗng – những ngày rỗng
Thôi về nằm ngửa mà cắn lấy gót chân của mình
Không thèm đi, không thèm xa xôi,
Rồi khèn khẹt cười, cười dài, cười vô tư như đứa trẻ.


Lê Văn Hiếu

Cái Dũng của Thánh Nhân Chương 10 Đừng Nói Sai





Thu Giang Nguyễn Duy Cần



Nói thật, và chỉ biết nói thật mà thôi, là tập cho mình có một tinh thần bất uý.
Trong đời, nhất thiết việc gì, phải tập tánh nói cho đúng với sự thật.
Ấy là một tánh, cần phải tập luyện từ nhỏ mới đặng, đừng để bị phải thói quen mà sau này không dễ gì sửa đổi cho được.
Washington, lúc còn trẻ, một hôm đẽo cây quý của cha trồng. Lúc cha của ông đang hầm hầm giận dữ, ông vẫn có đủ can đảm thú tội của mình, không sợ hình phạt gì cả. Cha thấy con như thế, đổi giận làm vui, ôm con và nói: "Tất cả tài sản của cha không quý bằng cái tánh ngay thật của con". Thật vậy, cái tinh thần ấy làm cho ông sau này trở nên một bậc anh hùng cái thế.
Người ta sở dĩ nói láo là vì sợ mà nói. Sợ oai quyền, sợ hình phạt, sợ thất lợi, sợ chê cười... Mỗi khi ta thấy bị hoàn cảnh lôi cuốn phải nói dối, hãy bình tâm suy nghĩ, tìm xét căn nguyên, ta sẽ thấy không ngoài những nguyên nhân đã nói trên. Nói dối là tỏ ra mình bị kẻ khác khu sử.
Nhiều khi nói dối lại được thiên hạ ban cho cái tên rất tốt đẹp là người nhã nhặn. Kỳ thật, là người nhút nhát, chỉ biết vì mình chớ không phải vì người. Nói sự thật thì mất lòng, thà vừa nói vừa theo, có phải lợi được người ta ưa mình không? Đó là xu nịnh. Người như thế là người mà ai ai cũng ưa, nhưng ai ai cũng ngờ... Còn cầu đến sự thương yêu của người, là còn sợ người chê bai, người như thế không phải là người điềm đạm được.
Phải tập cái tánh ưa sự thật, ghét sự dối. Đừng có nói: "Một lần, đâu phải thói quen". Không! "Kẻ trộm một hột gà, sẽ trộm một con bò". Nói dối một lần lương tâm cắn rứt, nhưng rồi bỏ qua. Nói dối nhiều lần sẽ lần lần thành thói quen, lương tâm không cắn rứt nữa, người ta sẽ nói dối như ăn cơm bữa, không chút ái ngại gì cả.
Ta phải thật nghiêm khắc với ta về vấn đề này. Ta phải xem lời nói ta như một lời viết ra ngoài mặt giấy, như một danh dự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Thà là không nói gì hết. Mà hễ nói ra là lời đúng với sự thật. Không có một quyền thế nào, không có một lợi danh nào bắt buộc ta phải nói sai sự thật được.
Không nói dư, mà nhất là không bao giờ nên nói sai với sự thật. Chỉ có được như thế, tinh thần ta mới được vững vàng, không phải bị một lực lượng ngoại giới nào làm lay chuyển được.
Thôi Tử là quyền thân nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thề.
Thôi Tử bảo Án Tử: "Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước thì chia cho một nửa, Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức".
Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những muốn đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử không biến sắc mặt, ung dung nói rằng: "Lấy lợi mà nhử người ta, bảo người ta phản bội quân thượng là bất nhân; lấy binh khí hiếp đáp người ta, mà làm cho người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm".
Thôi Tử nghe nói, không dám làm gì Án Tử. Án Tử đứng dậy, khoan thai bước ra.
Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý.
Nước Tề bắt phải đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.
Vua Tề bảo: "Phải có Nhạc Chính Tử đem cái đỉnh sang nói, ta mới tin".
Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến bảo đi.
Nhạc Chính Tử hỏi: "Sao không đưa cái đỉnh thật?".
Vua Lỗ nói: "Ta quý nó lắm". Nhạc Chính Tử thưa: "Nhà vua quý đỉnh ấy thế nào, tôi quý cái đức "Tín" của tôi cũng như thế".
Sau Vua Lỗ phải đưa đỉnh thật. Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
Như xem hai câu chuyện trên đây, Án Tử nếu không phải là người khí dũng, thì không bao giờ dám nói sự thật giữa đám quân binh kiếm kích.
Có đủ can đảm để nói sự thật, phải chăng là biểu hiện của một tấm lòng điềm đạm chí lực. Hay là nói một cách khác, chỉ có kẻ nào có được một tinh thần bất uý mới có thể đủ can đảm nói sự thật mà thôi. Còn Nhạc Chính Tử nhất sinh không bao giờ chịu nói dối, dẫu vì lợi cho vua nước mình cũng vậy. Người như thế, chẳng những cho vua Tề mà chính vua của ông ta cũng phải nể mặt. Dầu là lệnh vua cũng không sao khiển nổi Nhạc Chính Tử nghe theo mà nói dối với vua Tề. Thế thì, có phải vì hằng ngày Nhạc Chính Tử không bao giờ chịu nói dối mà tinh thần bất uý của ông được kiên cố, mạnh mẽ thêm lên mãi, đến nổi không còn biết sợ một thế lực nào cả nữa không?
Mỗi một khi ta nói dối, tinh thần ta giảm bớt dũng khí đi một ít. Càng nói dối chừng nào thì cái dũng khí của mình càng suy nhược chừng ấy. Cho nên những kẻ ham nói dối là những người khiếp nhược. Mỗi khi ta nói dối là mỗi khi ta nuôi dưỡng tánh hèn nhát của ta.
Muốn tập tánh ăn ngay nói thật, cần phải khởi từ hồi con người đang còn thơ ấu. Tập cho chúng nó biết sùng bái sự ngay thẳng cương trực, và biết khinh bỉ sự dối trá dua bợ. Lâu ngày cái tinh thần hiếu ố ấy ăn sâu vào tinh tuỷ, biết đâu sau này trong đám con trẻ ấy không có người như Nhạc Chính Tử. Trái lại ngày mai, chuộng sự hư trá hơn là người ngay thật. Rủi đứa con nó làm một lỗi gì, mình chịu thấy nó sợ mình mà nói dối, hơn là thấy nó can đảm nhận tội. Vì, họ cho như thế là đứa trẻ tỏ ra không biết oai họ.
Họ lại còn cho những sự dối láo là những cách khôn khéo ở đời. Đứa nào môi miệng lanh lợi là đứa khôn ngoan sắc sảo. Về sau thế nào cũng đắc thắng trên trường đời. Còn những đứa ăn ngay nói thẳng, thật là ít nói lại cho là đứa ngu si đần độn không ra gì.
Một xã hội như thế, thì làm gì có được những bực đại dũng biết quý lời nói thật thà như Nhạc Chính Tử.
Thánh Gandhi là người thứ nhất dám tự hào: "Tôi không bao giờ biết nói dối". Thật vậy, mặc dầu ông là một nhà chính trị, đối với phe nghịch ông, ông cũng không bao giờ nói dối để được việc cho mình. Lời nói ông là một bảo đảm chắc chắn hơn tất cả những hiệp ước. Hễ ông hứa một điều gì, thì việc ấy kể là đã được ông thi hành rồi. Theo luật Võ sĩ đạo (Bushido) của người Nhật cũng vậy. Họ lấy sự giữ lời hứa là một danh dự riêng của người đại dũng. Nói dối, theo họ, là một khiếp nhược.
Truyền rằng Gandhi sở dĩ có được một tinh thần như thế là nhờ sự khéo léo dạy dỗ của bà mẹ. Một hôm Gandhi đi học về. Lúc ấy ông còn nhỏ. Vì sợ bị quở trách, ông dối mẹ. Bà mẹ biết, liền nhất định không ăn cơm. Ông khóc lại cầu khẩn mẹ ăn, nhưng bà mẹ kiên quyết không chịu thay đổi ý kiến. Gandhi là người con chí hiếu, khóc lóc xin mẹ cho rõ vì đâu mẹ giận. Bà nói: "Mẹ thà thấy con chết hơn là thấy con nói dối. Vì nói dối là tỏ ra mình có một tâm hồn khiếp nhược. Có con như thế là một cái nhục cho mẹ. Mẹ không muốn sống nữa". Gandhi bèn quả quyết đứng lên, đi thẳng lại chỗ nấu ăn, lấy một cục lửa than để trên bàn tay và nói: " Con thề với mẹ, suốt đời con không bao giờ nói dối". Bà mẹ mừng quá, ôm con vào lòng khóc: "Được vậy, thời mẹ mới đủ can đảm sống nữa với con". Về sau Gandhi không bao giờ thất hứa với mẹ. Ông thường bảo với kẻ khác: "Cái vết trên bàn tay tôi đây là hình bóng của mẹ tôi không bao giờ rời khỏi tôi. Đấy là vị thiên thần phò hộ tôi mãi ở trong vòng thành thực và danh dự".
Nếu muốn làm đệ tử của Điềm đạm, phải có đủ can đảm hy sinh cả cái lợi vật chất của cá nhân, cái lợi được người yêu kẻ mến, cái lợi "phì gia vinh thân", cái lợi "nhất bổn vạn lợi". Không phải bảo kẻ Điềm đạm luôn luôn phải nói thật. Không. Sự thật không phải luôn luôn nên nói: chấp kinh, âu cũng phải biết tùng quyền. Nhưng, nếu vì hoàn cảnh không nên nói, thì thà đừng nói gì cả. Còn nếu cần phải nói, thì lời nói mình phải cho ngay thật. Nếu vì lợi cho mình mà nói dối, đó là vì khiếp nhược mà nói, nhất định không nên làm. Nhược bằng vì lợi cho người mà nói dối, thì cái dối ấy có khi chỉ ở trong những trường hợp như thầy thuốc với bệnh nhân, hoặc gặp phải những sự nguy hiểm của kẻ khác, mình cần phải giấu để cứu họ thoát khỏi tai hạn, là có thể làm được mà không phải giảm đến cái dũng khí của mình thôi.
Ở bên Ấn Độ, các nhà đạo sĩ tịnh tâm thường hay dùng sự "cấm khẩu" làm diệu pháp. Trong lúc "cấm khẩu" họ không bị một lực lượng gì bắt buộc họ phải nói trái với ý nghĩ họ. Họ tha hồ muốn nghĩ thì nghĩ theo sự thật. Lâu ngày, họ mất cái thói quen nói dối. Đó là một cách tu luyện tinh thần bất uý rất hay. Ở trong đời, ta không thể cấm khẩu đặng như các đạo sĩ ấy, thì hãy "cấm khẩu" ngay những lúc hoàn cảnh bó buộc ta không thể nói ngay sự thật.
Trong ngũ giới của nhà Phật thì cấm Vọng ngữ làm đầu. Phải chăng đó là bước đầu tiên để được đi sâu vào cái tinh thần Đại Hùng, Đại Lực của Thích Ca?
Nếu không phải vì sợ oai thế hình phạt, vì muốn ăn mày ăn xin sự yêu thương của kẻ khác, hoặc vì muốn "ngọt mật chết ruồi" thì chắc chắn là không có cái lợi gì khác buộc ta phải nói dối ta. Cho nên, chỉ khi nào ta diệt được ngay cái nguyên nhân của sự nói dối đi, thì tấm lòng mới vững vàng mà thờ phụng sự ngay thật. Đành rằng chỉ vì có được một tấm lòng bất uý mới có đủ can đảm nói luôn luôn sự thật; nhưng cũng vì nhờ hằng nói mãi sự thật mà dũng khí ta hằng được tăng gia kiên cố.

NGÔN NGỮ CỜ VÀNG



Xichloviet

Các anh cờ vàng luôn lải nhải rằng CSVN là tay sai Tàu cộng, luồn cúi bọn Tàu để giữ đảng , ai cũng thấy rằng đó chỉ là những luận điệu vu vạ tầm thường nhằm phản pháo trả đũa vụng về gỡ gạc cái nhục làm tay sai đế quốc của các anh.

Lịch sử cho thấy đâu có ai vu oan cho các anh, các anh làm là tay sai, làm lính đánh thuê cho đế quốc là thực tế quá rõ ràng không cần bàn cãi vì chẳng có ai chụp cái mũ lên đầu các anh mà chính các tướng lãnh cao cấp của các anh và ngay cả tổng thống và phó tổng thống các anh đều đã thừa nhận rồi.

Các anh lãnh lương của ai? Tổng thống các anh tuyên bố xanh dờn rằng Bu bóp hầu bao thì không phải đến 3 năm hay ba tháng mà chỉ cần 3 ngày là ông ta tẩu khỏi đinh Độc lập. Các anh nghĩ sao? Các anh đánh đấm tùy thuộc vào cái hầu bao của Bu thì không gọi là đánh thuê thì gọi là cái gì đây? Bu các anh cũng thừa nhận rồi, ai cũng biết rồi chỉ có các anh bịt tai bịt mắt cố tình lờ đi mà thôi.

Việc CSVN có làm tay sai cho Tàu hay không thì chẳng bõ công tranh cãi với các anh làm gì, tốt nhất xin mời các anh hãy hỏi BU các anh thì rõ trắng đen ngay. Các anh cứ nhìn Bu các anh đang o bế CSVN như thế nào để các anh mở mắt ra chứ có khó gì đâu. Chỉ riêng việc bắt tay với CSVN để trở thành “quan hệ đối tác toàn diện” thì các anh có dám cho rằng Bu quá ngu bắt tay và hỗ trợ với thằng tay sai Tàu cộng không? Hai mươi tỷ đô la BU trao đổi thương mại với VN và còn tăng lên nữa, làm lợi cho CS đến thế lại là thằng CS tay sai Tàu thì các anh nghĩ sao đây ? Bu ngu hay các anh ngu?

Trong khi đa số dân Mỹ được hỏi trả lời rằng kẻ thù số 1 của Mỹ không phải là Iran không Phải là Bắc Hàn mà chính là Tàu thì chính phủ Mỹ ăn nói làm sao khi bắt tay thân thiết với thằng tay sai Tàu ? Quả là ngu và liều thật các anh nhỉ !

Các anh tố cộng cho nó bõ ghét, chửi cho sướng mồm thôi chứ các anh bới gần bốn chục năm rồi cũng chẳng tìm đâu ra được cái lý để thuyết phục người dân tin theo các anh.

Thế nhưng nếu người ta bảo chính các anh mới là những kẻ ái mộ Tàu thì sao nhỉ ? Chắc chắn các sẽ nhảy dựng lên mà phản đối rồi. Khoan nói đến chuyện các anh mừng húm hả hê khi Tàu nó đánh VN năm 79 và lập đàn cầu cho nó đánh chiếm Hà Nội vì điều đó chưa cho thấy rõ là các anh khoái Tàu. Trước năm 75 , ở ngay thủ đô các anh , các anh đã giang rộng vòng tay ưu ái cho Tàu nó chiếm gọn 90% xuất nhập cảng, 80% bán buôn và 50% bán lẻ, ưu ái để cho Tàu nó nắm gọn trong tay nền kinh tế, thao túng lũng đoạn hoàn toàn thị trường, làm chủ giá cả, thì rõ là các anh thương nó quá rồi còn gì.

Cũng chính vì quá ái mộ Tàu nên các anh bị Tàu hóa rất nặng nề thể hiện rõ nhất trong ngôn ngữ các anh dùng mà tôi xin được gọi là ngôn ngữ cờ vàng. Anh cờ vàng nào cũng ra sức chêm vào những bài viết hay những câu nói của mình từ ngũ Hán Việt càng nhiều càng tốt, càng khó hiểu càng tốt, như thế các anh mới cho là có học, là sang, là trí thức, không gọi các anh quá ái mộ Tàu là gì?. Tiếng mẹ đẻ có sẵn các anh không dùng các anh dùng cái tiếng lai căng Tàu phù mà các anh cứ ngoác mồm ra chửi CS các anh tưởng mọi người mù hết rồi sao?

Bỏ chạy thì các anh giọi là giải tán nhiệm sở tác chiến

Vũ khí hư hại các anh nói nó bất khiển dụng

Tuột quần tháo chạy các anh nói hành quân triệt thoái

Tụ tập nhau lại để chạy các anh gọi là tái phối trí lực lượng

Bỏ chạy mất hết súng ống các anh gọi là tản thất quân dụng

Súng bắn không nổ các anh gọi là trở ngại tác xạ

Người ta đặt tên cho tờ báo trùng với một cái tên ờ vàng các anh bảo tiếm danh

Nhà máy nước các anh gọi là Saigon thủy cục

Trường đại học khoa học các anh gọi khoa học đại học đường

Làm cho sáng tỏ thì các anh gọi là bạch hóa

Sao thế nhỉ? tiếng ta có không xài cứ lấy tiếng lai Tàu phù ra mà khoe lại còn hãnh diện khoác lác nữa thì chống Tàu cái nỗi gì?

Thời gian đầu khi CS tiếp quản Saigon các anh mỉa mai chê người miền Bắc là “lúa” là “rừng “ khi gọi thủy quân lục chiến của các anh là lính thủy đánh bộ, gọi trực thăng là máy bay lên thẳng. Người CS họ nói kế hoạch 5 năm chứ không nói “ngũ niên kế họach như các anh. Họ nói hạm đội số 7 chứ không nói đệ thất hạm đội. Họ nói tòa nhà trắng chứ không nói tòa bạch ốc, họ nói lầu năm góc chứ không nói ngũ giác đài. Họ nói năm thứ hai chứ không nói đệ nhị chu niên.

Các anh chê bai khinh miệt cho rằng người CS đốt nát rừng rú mà không biết rằng họ đang cố gắng Việt hóa tất cả những từ ngữ Hán Việt có thể được, chính họ đang cố thanh lọc những tàn dư văn hóa Tàu bị tiêm nhiễm từ cả ngàn năm, chính họ mới là những người có lòng tự tôn dân tộc, chính họ đang nỗ lực phát huy nền văn hóa bản sắc Việt, sàng lọc những tàn dư phong kiến của Tàu còn sót lại, chính các anh mới là những người vọng ngoại, chính các anh mới ưu ái cái văn hóa Tàu để cho nó ngự trị, lại còn khinh miệt văn hóa Việt. Anh và họ ai là người yêu nước ai là người ái mộ Tàu phù?

Cho đến nay các anh vẫn duy trì ngôn ngữ cờ vàng rất riêng của các anh cho nên nếu đọc một bài viết của các anh sẽ không lẫn vào đâu được, những từ ngữ các anh dùng đặc sệt Tàu phù thế mà các anh cứ lên giọng dạy đời chống Tàu cứu nước, thối không chịu được.

Có thể nói cộng đồng cờ vàng của các anh đã hình thành một loại văn hóa cờ vàng rất đăc trưng, mà các anh cờ vàng vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của văn hóa đó. Vì thế cho nên các anh nói láo y như nhau, bịp bợm giống hệt nhau và thô lỗ chẳng khác gì nhau.

Cờ vàng luôn xem mình là một “thế lực” đối trọng với CS. Cái “lực”ấy chỉ là món võ nói láo và chửi. Thoạt đầu khi truyền thông còn hạn chế thì nó cũng gây được hiệu ứng nhưng dần dà nó trở nên quá hài hước và trẻ con đến nỗi trên các diễn đàn nhiều người cố chọc cho cờ vàng chửi để nghe chơi cho vui. Thưở niên thiếu dường như nhiều người còn nhớ đến thú vui chọc chó cho nó sủa , nó không sủa thì lấy đá ném nó, chủ nó ra thì bỏ chạy, chọc cho nó không còn sủa được mới thôi, nghiệm lại sao nó giống với hoàn cảnh cờ vàng ngày nay trên các diễn đàn quá xá.

Dưới đây tôi xin mời quý độc giả bỏ chút thời giờ tham dự một buổi họp cờ vàng để thấy cái ngôn ngữ cờ vàng nó đặc sệt mùi xì dầu như thế nào. Những từ tô đậm là ngôn ngữ đặc sệt Tàu phù họ thường xuyên sử dụng hoặc là ngôn ngữ đặc sản cờ vàng. Nếu quý vị chép những từ ngữ này để tìm kiếm trên google thì tôi bảo đảm rằng nó sẽ dẫn quý vị đến đúng ngay môt ổ cờ vàng thứ thiệt bởi vì chỉ có cờ vàng mới dùng đến nó.



Một ngày tháng tư, tại một hội trường ở “thủ đô tị nạn” người ta thấy cờ vàng treo rợp từ ngoài đường vào trong, cờ nhiều hơn người, người hiếu kỳ mới sực nhớ ra rằng thì ra các cụ lại sắp kỷ niệm “tháng tư đen”.

Đã từ rất lâu lá cờ vàng gắn liền với những sự kiện của cộng đồng những người chống cộng ở hải ngoại. Bất cứ cuộc tụ tập nào đều phải cắm lá cờ này, đó là một thứ luật bất thành văn để xác định lập trường chống cộng và xác định “lằn ranh quốc cộng” của những người tham dự. Lá cờ vàng là biểu tượng không thể thiếu của băng nhóm họ. Dù bản chất của lá cờ vàng chỉ là biểu tượng của một hội đoàn hay một câu lạc bộ, không khác gì những hội, câu lạc bộ chơi chó chơi chim, nhưng điều rất khác biệt ở đây là nó được “chào “ và “mặc niệm” .

Để giải thích cho lý do nó được “chào”, họ gán cho nó cái nhãn hiệu “hồn thiêng sông núi” Bất kỳ cuộc tụ tập nào của họ cũng đều có nó. Họ cắm nó ở bất cứ nơi đâu, sơn nó lên xe, vẽ nó lên áo lên mũ, treo nó trên cây… và cho dù nó được cắm ở ven đường, ở khu chợ Tàu hay ở trước tiệm phở họ vẫn nổ rằng hồn thiêng sông núi của họ đang “ngạo nghễ tung bay”.

Không biết họ hiểu như thế nào về ngạo nghễ tung bay nhưng có vẻ họ sướng thật, Thế nên ta có thể hình dung họ tức giận như thế nào khi lá cờ “ngạo nghễ “của họ bị nhân viên bảo vệ của một buổi trình diễn văn nghệ ném vào thùng rác, nhưng đau nhất là nó ngạo nghễ trong cái nhậu rửa chân của báo Người Việt. Thế là họ phản ứng quyết liệt để vớt nó lên , dĩ nhiên chỉ có một chiêu cổ điển là biểu tình, để rồi hôm nay nó lại tiếp tục ngạo nghễ trong cuộc họp cờ vàng

Trong hội trường các cụ đang bắt tay nhau hỏi han tíu tít, cụ thì khoe thằng cháu mới đõ đại học, cụ thì khoe đứa con dâu có chửa sắp đẻ cho cụ thằng cháu trai, cụ thì khoe con chó cái chihuahua đang rượng đực, những câu chuyện quá tương phản với bộ quần áo lính si đa thẳng nếp, lủng lẳng các huy chương mà các cụ đang mặc trên người.

Ở cuối phòng, vài cụ đang đỏ mặt tía tai lớn tiếng phản đối về việc ban tổ chức để cho mấy thằng việt gian vào phòng với điệu bộ hung hăng như muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ để rồi sau đó móc túi lấy ra ực vài viên thuốc.

Góc phòng họp một phụ nữ khoảng 6 bó đang vung tay tố cộng, tố khổ Việt gian sùi bọt mép cho làm cho nàng đã xấu lại còn xấu thêm.

Gần bón chục năm rồi, dù cho các cuộc tụ tập cờ vàng bàn bạc bất cứ đề tài gì người ta cũng vẫn đoán ra được kết luận rằng “ cộng sản vẫn còn ta chưa chết” và nhiệm vụ sắp tới là tiếp tục đấu tranh “giải thể CS” Chỉ có thế.

Có tiếng micro gõ lộp bộp tiếp theo là một tiếng tằng hắng rõ to. Người ta có thể nghe rõ tiếng rè của đờm trong họng một cụ ông rồi có tiếng người cất lên :

Kính thưa các bậc trưởng thượng

Kính thưa quý huynh trưởng

Kính thưa quý đồng hương

Kính thưa các vị thức giả

Kính thưa các vị trong hội đồng liên tôn

Tôi là một sĩ quan không trợ biệt phái của quân lực VNCH, anh dũng bội tinh với nhành dương liễu . Cũng như quý vị ở đây, chúng ta chưa hề có lệnh giải ngũ, tôi cũng vậy, cho nên chúng ta vẫn là quân nhân của quân lực VNCH ( vỗ tay)

Sắp đến ngày quốc hận, hôm nay gặp mặt nơi này chúng ta cùng ôn lại những tháng năm lịch sử và củng cố tinh thần quốc gia chống cộng. Tôi xin thay mặt cácchiến hữu để điều hợp cuộc hội thảo về đề tài “Những phương thúc giải thể cộng sản ở VN trong tình hình mới” xin mạo muội đạo đạt đến các bậc trưởng thượng quý huynh trưởng và đồng hương những ý kiến mong được quý vị nhiệt thành đóng góp để chúng tôi được lãm tường.

Nhớ lại từ những tháng năm chúng ta phải giải tán nhiệm sở tác chiến, rút lui trong danh dự để bảo toàn quân số đến nay đã gần bốn chục năm. Quân lực của chúng ta là quân lực hùng mạnh hạng tư thế giới tuy nhiên chúng ta không giữ được đất nước không phải vì chúng ta hèn nhát, không phải chúng ta bất tài mà chính là bởi sự phản bội của đồng minh chúng ta với việc nhẫn tâm cắt viện trợ làm cho những vũ khí của ta trở nên bất khiển dụng dẫn đến những đơn vị của quân lực chúng ta buộc phải giải tán nhiệm sở tác chiến.

Không có quân viện buộc chúng ta phài tái phối trí lực lượng Việc rút lui chiến thuật với quy mô lớn của chúng ta cũng đã làm tản thất quân dụng rất nhiều, đó cũng là lý do chúng ta phải tổn thất dẫn đến Saigon rơi vào tay CS. Chúng ta không có lỗi trong việc làm mất nước, quân đội chúng ta chiến đấu rất anh dũng nhưng bất lực, chúng ta mất nước vì chính đồng minh của chúng ta đã phản bội bỏ rơi chúng ta không làm gì khi CS xé bỏ hiệp định Paris. ( vỗ tay)

Việc cộng quân tấn công Ban Mê Thuột là một bất ngờ lớn cho chúng ta khiến chúng ta phải di tản chiến thuật. Tuy nhiên chúng ta cũng đã gây bất ngờ lớn cho chúng đó là chúng ta đã dùng con đường số 7 để ….rút chạy khiến cho cộng quân hoang mang phải mất mấy ngày mới phát hiện ra ta thì ta đã cao bay xa chạy rồi, những người bị cộng quân truy kích chỉ toàn là thường dân vô tội. Đường số 7 là con đường bỏ hoang từ thời pháp thuộc, hiểm trở và nhỏ hẹp. Tuy nhiên ta đã đánh lừa được địch bằng cách dùng chính con đường chiến lược này để rút lui chiến thuậtkhiến địch hoang mang không kịp trở tay. Đây là nghệ thuật quân sự của quân lực VNCH mà ngay cả cố vấn Mỹ cũng nghĩ không ra.

Trên đường di tản chiến thuật quân ta đã có sáng kiến cởi quần áo, vứt đi những gìbất khả dụng để cho gọn nhẹ, giúp chúng ta cơ động trong việc tái phối trí lực lượng. Việc mặc quần tà lỏn hành quân là kế sách dĩ độc trị độc rất sáng tạo của quân lực VNCH. Bọn đặc công CS cũng chỉ mặc trên mình cái quần tà lỏn để xâm nhập đánh phá ta, cho nên chúng không ngờ được rằng ta cũng không hề thua kém, Ta rũ bỏ xiêm y để hành quân tà lỏn . Chiến thuật này đã gây bất ngờ lớn cho đối phương làm đối phương không biết đâu mà lần, không biết đâu là quan là lính không biết đâu là dân là quân nên chúng vô cùng hoang mang.

Trút bỏ quần áo cho gọn nhẹ chỉ giữ lại một thứ khả dụng duy nhất là cái quần tà lỏn là binh pháp đã được áp dụng sáng tạo trong cuộc hành quân tái phói trí lực lượng của quân lực VNCH. Tuy nhiên cái sáng suốt của chúng ta là cho vợcon ta cùng di tản chiến thuật cho nên quân CS không thể lấy vợ con chúng ta làm con tin, không còn biết đâu là dân đâu là lính làm cho tình báo của chúng sa vào mê hồn trận. Đây cũng là sáng tạo của quân lực chúng ta đã được ghi vào quân sử.

Chúng ta những người có mặt hôm nay là những quân nhân quân lực VNCH phục vụ cho chế độ tự do trải qua hai nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa, phục vụ cho một chính thể dân chủ pháp trị có quốc hội lưỡng viện , có tam quyền phân lập, cóchính nghĩa quốc gia, để đương đầu với thảm họa CS âm mưu cưỡng chiếm nhuộm đỏ miền Nam. Do đó mục tiêu của chúng ta hôm nay và sau này vẫn là làphục hoạt chính thể quốc gia tiêu diệt CS.

Gần bốn chục năm qua dù mất nước chúng ta vẫn luôn luôn mang bên mình trọng trách “tổ quốc, danh dự, trách nhiệm” và truyền thống huynh đệ chi binh. Là những người quốc gia chân chính không chấp nhận cộng sản, những năm qua chúng ta đã đạt dược những thành quả khích lệ làm cho bọn việt gian nằm vùng, bọn bưng bô, hôn đít bạo quyền phải hoảng sợ và thất điên bát đảo.


Cờ vàng lá cờ của chính nghĩa quốc gia đang ngạo nghễ tung bay khắp nơi trên thế giới nơi có người Việt sinh sống chứng minh rằng người Việt quốc gia chúng ta luôn nuôi ý chí quang phục quê hương, quang phục lá cờ vàng chính nghĩa gầnbốn chục năm qua không hề thay đổi. Chúng ta đã làm đầy đủ trách nhiệm quốc tế vậntố cáo vi phạm nhân quyền ở VN trên các diễn đàn quốc tế làm cho CSVN vô cùng khiếp sợ, không làm gì được chúng ta, để trả đũa chúng đã đàn áp dã man người dân trong nước để trả thù.

Cuộc vận động kiện CSVN ra tòa án quốc tế về những tội ác của chúng được đồng hương nhiệt liệt hưởng ứng , cuộc vận động kiện CSVN xé bỏ hiệp định Paris gây được tiếng vang lớn, cuộc vận động thỉnh nguyện thư được hàng trăm ngàn đồng hương ký tên là cuộc diễn tập lịch sử của chúng ta như một hội nghị Diên Hông thể kỷ 21 chứng tỏ sức mạnh của chính nghĩa quốc gia . Cuộc vận động thỉnh nguyện thư đã di vào lịch sử đấu tranh hào hùng của chúng ta ( vỗ tay)



Thưa quý đồng hương

Thưa quý vị tôn trưởng

CSVN đang giẫy chết, cho nên chúng đang ra sức tiêu diệt phong trào dân chủ trong nước. Biết bao nhiêu nhà dân chủ, blogger, bao nhiêu anh thư đang bị CS giam hãm tù đày, quốc nội đang ngùn ngụt căm hờn, quằn quại trong cái nhà tù vĩ đại, chỉ cần một mồi lửa nhỏ sẽ bùng lên thành ngọn lửa cách mạng lật đổ bè lũ CS mà chính chúng ta là những người có trách nhiệm thắp lên ngọn lủa ấy. ( vỗ tay)

Hơn bao giờ hết , lúc này là lúc chúng ta phải đoàn kết lại để phục hoạt sức mạnh từ tinh thần chống cộng để lật đổ CS, trước hết là vạch mặt bọn Việt Gian bưng bô hôn đít bạo quyền đang nỗ lực đánh phá cộng đồng . Kế đến là tiếp tục vận động đồng hương không gửi tiền về VN không mua hàng VN không du lịch về VN. Nếu chúng ta thực thi những điều thượng dẫn CSVN sẽ mất đi mười hai tỷ đô la kiều hối và chắc chắn rằng chúng sẽ sụp đổ ( vỗ tay)

Sau đây mời quý vị phát biểu ý kiến và chúng tôi cũng thông báo luôn là quý vị hãy bày tỏ tấm lòng ủng hộ chính nghĩa quốc gia bằng cách đóng góp tùy lòng hảo tâm vào quỹ mua cờ để tạo khí thế duyệt binhh nhân dịp ngày quốc hận sắp tới. Tiện đây chúng tôi cũng thông báo là khi tham dự lễ duyệt binh ngày quốc hận các chiến hữu quân lực VNCH cần mặc quân phục chỉnh tề, các binh chủng hải lục không quân liên lạc với binh chủng của mình để được hướng dẫn. Ai có huy chương thì đeo huy chương ai có xe jeep cũ thì ủng hộ, ai có súng nhựa của các cháu thì đóng góp dùng xong các cụ hứa sẽ trả lại các cháu.

CHIẾN DỊCH TỔNG TẤN CÔNG CÁC CHÙA ĐÊM 20-8-1963 VÀ CÁC HỆ QUẢ




Hồ Sơ Mật Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về Cuộc Chiến Việt Nam
Giải Mật Ngày 13-6-2011







Dịch theo bản văn từ trang nhà của Đại Học Mount Holyoke College:
https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon2/pent7.htm


(LỜI NGƯỜI DỊCH: The Pentagon Papers là tên gọi tắt một hồ sơ tối mật về Cuộc Chiến Việt Nam; theo Wikipedia, hồ sơ này tên chính thức là “United States – Vietnam Relations, 1945–1967: A Study Prepared by the Department of Defense” (Quan Hệ Mỹ-Việt, 1945--1967: Cuộc Nghiên Cứu Thực Hiện Bởi Bộ Quốc Phòng). Hồ sơ này được giải mật và phổ biến công khai năm 2011.


Sau đây là bản dịch về tình hình diễn biến sau khi ông Ngô Đình Nhu chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt và cảnh sát dã chiến tổng tấn công các chùa đêm 20-8 rạng ngày 21-8-1963, bắt giam hơn 1,400 Tăng Ni Phật Tử.



Một số ghi nhận về hồ sơ này như sau:
· Mỹ bất mãn vì ông Diệm không hòa giải với Phật Giáo, và trận tổng tấn công các chùa đã xé bỏ bản Thông Cáo Chung 16-6-1963 mang chữ ký Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

· Quân đội VNCH bất mãn vì bị dân chúng đổ tội tấn công các chùa, trong khi thực tế quân đội không biết gì về việc ông Ngô Đình Nhu ra lệnh cho Đại TáLê Quang Tung dẫn Lực Lượng Đặc Biệt bất ngờ tấn công các chùa.

· Tự ý các tướng lãnh, đầu tiên là Tướng Lê Văn Kim, cụ thể dò ý người Mỹ về nhu cầu loại trừ ông bà Nhu ra khỏi chính phủ. Tướng Kim nói quân đội không muốn bị dân chúng đổ tội là đàn áp Phật Giáo và nói quân đội sẵn sàng đoàn kết để đảo chánh.

· Về phía dân sự, Bộ Trưởng Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần và Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống Võ Văn Hải đều nói với Mỹ là cần loại ông bà Nhu ra khỏi chính phủ.

· Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu từ chức Ngoại Trưởng, và cạo đầu như một nhà sư để phản đối tấn công chùa.

· Thân phụ bà Nhu là LS Trần Văn Chương từ chức Đại sứ VN ở Hoa Kỳ, thân mẫu bà Nhu là bà Thân Thị Nam Trân từ chức Quan sát viên VNCH ở Liên Hiệp Quốc để phản đối chế độ ông Diệm.

· Sinh viên và học sinh từ đệ nhất cấp trở lên đã biểu tình, xuống đường đông đảo, phản đối chế độ ông Diệm.

· Ông Cabot Lodge tới VN, nhận chức Đại sứ Mỹ tại VN, tiến hành kế hoạch đảo chánh, muốn giữ ông Diệm trong khi loại trừ ông bà Nhu.

· Phật Giáo hoàn toàn đứng ngoài các kế hoạch đảo chánh; trong khi cả ngàn vị sư bị giam, một số vị lãnh đạo thoát được, trong đó Thầy Thích Trí Quang vào được Tòa Đại Sứ Mỹ để tỵ nạn.

 Cư Sĩ Nguyên Giác.


BẢN VIỆT DỊCH



III. LODGE vs. DIEM: Từ 20-8-1963 tới 2-10-1963



Chỉ giây lát sau nửa đêm rạng sáng 21-8-1963, vừa sáu ngày sau khi Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting bực dọc rời Việt Nam, ông Ngô Đình Nhu, đập vỡ tan bất kỳ ảo vọng còn lại nào về phương cách hòa giải của chính phủ ông Diệm với người Phật Tử và cũng phản bội lời ông Diệm cam kết với Nolting khi ông đại sứ này rời VN, đã tổ chức một trận tổng tấn công các ngôi chùa Phật Giáo. Tại Sài Gòn, Huế và các thành phố ven biển khác, các chiến binh bị biến thành quân nhà của chế độ -- Lực Lượng Đặc Biệt do Hoa Kỳ huấn luyện – và cảnh sát dã chiến đã xông vào các ngôi chùa và bắt hàng trăm vị sư, và như thế đã phá hủy chính sách Hoa Kỳ và ghi dấu màn khởi đầu của sự kết thúc chế độ của ông Diệm.

[Ba ngày trước đó,] Vào ngày 18-8-1963, mười vị tướng lãnh cao cấp đã họp với nhau và quyết định rằng họ sẽ yêu cầu ông Diệm tuyên bố thiết quân luật để cho phép họ đưa các vị sư từ ngoại ô Sài Gòn trở về lại tỉnh và chùa riêng của họ, với hy vọng giảm căng thẳng ở thủ đô. Trong những tướng dự buổi họp có Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô và là Tư Lệnh Quân Khu 3, và Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Quân Khu 4, cả hai tướng này được giữ các chức vụ đó vì trung thành với chế độ. Hoặc là một trong hai, hoặc là cả hai tướng này, có lẽ đã báo cáo kết quả buổi họp lên ông Diệm và Nhu.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Nhu đã quyết định xóa sổ đối lập Phật Giáo, và để đặt Mỹ trước chuyện đã rồi khi tân Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge tới; Nhu tin là Mỹ sẽ phải bực dọc chấp nhận, như đã luôn luôn làm thế trong quá khứ. Vào chiều ngày 20-8-1963, Nhu gặp một số ít tướng lãnh, trong đó có các TướngTrần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm và Tôn Thất Đính, những người đã đề nghị thiết quân luật với ông. Ông Nhu, với kế hoạch tấn công chùa đã chuẩn bị xong xuôi, nói với các tướng này là hãy đề nghị lên ông Diệm. Trong buổi họp sau đó trong đêm đó, ông Diệm chấp thuận kế hoạch của các tướng lãnh, và vào nửa đêm sắc lệnh ban hành với chữ ký của Tướng Đôn, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH.

Trong khi đó, trong khi các tướng lãnh không hề biết gì hết, Nhu đã chực sẵn Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Lê Quang Tung và cảnh sát dã chiến. Ngay khi có lệnh thiết quân luật, như thế là quân đội sẽ mang tiếng về chiến dịch tấn công chùa, Nhu ra lệnh xuất trận và chiến dịch tấn công chùa khởi sự. Để đổ tội thêm cho quân đội, một số cảnh sát dã chiến còn mặc quân phục lính nhảy dù. Các chùa bị lục soát, quậy phá ở tất cả các thành phố lớn ở Nam VN, và hơn 1400 Phật Tử, chủ yếu là các vị sư, đã bị bắt.

Trong trận tấn công vào Chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, có khoảng 30 vị sư bị thương, và nhiều vị sau đó đưa vào danh sách mất tích; chính xác số thương vong không bao giờ được thiết lập. Ông Diệm đã chấp thuận sắc lệnh thiết quân luật mà không tham khảo nội các của ông, nhưng vẫn không rõ là ông có biết và chấp thuận kế hoạch của ông Nhu tấn công các chùa hay không. Một cách có ý nghĩa, ông Diệm sau đó không bao giờ tự tách rời ông ra khỏi ông Nhu hay là các trận tấn công chùa.

Trong khi sắc lệnh thiết quân luật cho phép Tướng Đôn quyền chỉ huy tất cả chiến binh, nhưng thực tế thì Tướng Đính và Đại Tá Tung nhận lệnh tực tiếp tử Dinh Tổng Thống. Do vậy, khi trận tấn công chùa xảy ra, Tướng Đôn ở văn phòng Tham Mưu Trưởng không biết gì hết. Trong một cuộc nói chuyện dài hôm 23-8-1963 với một viên chức CAS (ND: chữ viết tắt của trụ sở tình báo CIA tại Sài Gòn), Tướng Đôn nói rằng sắc lệnh thiết quân luật chỉ là giai đoạn một của một kế hoạch lớn hơn của các tướng lãnh. Tuy nhiên, họ bị trượt bất ngờ vì trận tấn công chùa và vì việc Tướng Đính nhanh chóng kiểm soát địa phương Sài Gòn theo thiết quân luật.

Trong khi sửa soạn trận tấn công chùa, Nhu đã cực kỳ cẩn trọng, không để lộ ra lời nào cho các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ (mặc dù các vị sư và truyền thông Hoa Kỳ trước đó đã được báo trước bởi những người cho tin thân tín của riêng họ). Vào buổi sáng sau trận tấn công, Richardson, trưởng phòng CIA và là dân sự Hoa Kỳ cao cấp ở Sài Gòn, nói rõ và nhấn mạnh với phóng viên Halberstam (ND: của báo New York Times) rằng ông không hề biết trước trận tấn công chùa.

Để cô lập thêm phía Hoa Kỳ trong việc lượng định chính xác trong khi chiến dịch tiến hành, ông Nhu cắt đường dây điện thoại nối Tòa Đại Sứ Mỹ và nhà của tất cả các viên chức Mỹ cao cấp một thời gian ngắn sau khi trận tấn công khởi sự. Nỗ lực của Nhu đã có hiệu quả như ông muốn. Phải nhiều ngày sau đó, các viên chức ngoại giao Mỹ tại Sài Gòn và các viên chức ở thủ đô Washington mới có thể ráp các thông tin lại để xem chuyện gì xảy ra.

Tại Washington, Harriman (ND: lúc đó là Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ về Chính Trị Vụ) và Michael Forrestal, một thành viên trong ban tham mưu của McGeorge Bundy (ND: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ) tại Tòa Bạch Ốc, soạn thảo một bản tuyên bố để Bộ Ngoại Giao sẽ phổ biến vào lúc 9:30AM sáng hôm sau. Bản văn lên án trận tấn công chùa là “một vi phạm trực tiếp từ phía chính phủ VN đối với các bảo đảm rằng họ đang thực hiện chính sách hòa giải với người Phật Tử.”

Nhưng các bản tin tình báo Mỹ đầu tiên, dựa vào thông tin từ phía Nhu, đã cho rằng quân đội VNCH có trách nhiệm về tấn công chùa, và xem việc trùng hợp với sắc lệnh thiết quân luật như, một cách hiệu quả, một cú đảo chánh quân sự. Trong bản ghi nhớ ngày 21-8-1963 gửi lên Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Giám Đốc Sở Quân Báo DIA, Tướng Carroll, viết, “Mặc dù hành động của quân đội VNCH dựa vào sắc lệnh của Tổng Thống (Diệm), nhưng các tướng lãnh nắm toàn quyền kiểm soát.”

Khi trận tấn công xảy ra, Lodge (ND: người sẽ là tân Đại sứ Mỹ), Nolting (cựu Đại sứ Mỹ), và Roger Hilsman, Phụ Tá Ngoại Trưởng về Viễn Đông, trước đó đã họp nhau ở Honolulu. Lodge tức khắc được lệnh tới Sài Gòn. Sau một ngừng chân ngắn ở Tokyo, Lodge tới Sài Gòn vào lúc 9:30 giờ tối ngày 22-8-1963, trong bầu không khí căng thẳng và và mù mờ thông tin về phía Mỹ. Chờ đợi ông là một điện văn từ Hilsman hỏi là cần thông tin rõ ràng về tình hình. Hỏi xem có phải quân đội VNCH đã đảo chánh và bắt giam ông Diệm không; hay có phải ông Diệm củng cố được vị trí khi triệu tới quân đội phải không; hay có phải ông bà Nhu nắm toàn quyền? Trong vòng 24 giờ đồng hồ, Lodge gửi điện văn trả lời sơ khởi: không có đảo chánh, nhưng có vẻ như ông bà Nhu đang bị giảm quyền lực, mặc dù các vai trò quyền lực trong chế độ không rõ ràng.

Cùng ngày đó, những phản ứng đầu tiên lộ ra từ phía các tướng lãnh VN để cho thấy cái mà phản ứng phía Hoa Kỳ xem như là một cú đảo chánh quân sự. Tướng Đôn, Tư Lệnh Quân Lực VNCH theo sắc lệnh thiết quân luật, có một cuộc nói chuyện dài với một viên chức CAS. Đôn trước tiên nói sơ lược về vai trò thực của quân đội trong các sự kiện ngày 20-21 tháng 8-1963, và rồi hỏi tại sao người Mỹ lại đổ trách nhiệm cho quân đội VNCH trong chiến dịch tấn công các chùa.

Bản thân Tướng Đôn có nghe dân chúng VN đổ trách nhiệm cho quân đội trong việc tấn công các ngôi chùa. Ông nói rằng chính phủ Mỹ có lỗi về ngộ nhận đó vì đài VOA loan tin rằng quân đội VNCH tấn công chùa. Đôn hỏi tại sao đài VOA không nói rằng Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung và cảnh sát tấn công chùa. Đôn tin như thế sẽ giúp cho quân đội vào giây phút đó. Đôn nói rằng Mỹ nên nói rõ lập trường cho minh bạch.

Trong một cuộc nói chuyện cùng ngày với Rufus Phillips của USOM, Tướng Lê Văn Kim, Tham mưu phó của Tướng Đôn, đã cay đắng chỉ trích ông Nhu, nói rằng Nhu chịu trách nhiệm về trận tấn công chùa, và chỉ trích vai trò khống chế của Nhu trong chính phủ. (ND: cuộc nói chuyện của Tướng Kim ghi lại đầy đủ ở ĐIỆN VĂN 274: http://tinyurl.com/TVHS-DV274). Kim nói rằng ấn tượng của dân chúng rằng quân đội tấn công chùa, nếu không được cải chánh, thì quân đội sẽ bị bó tay trong cuộc chiến chống Việt Cộng.

Kim nói rằng nếu Mỹ biểu lộ quan điểm cứng rắn là phải dẹp bỏ ông bà Nhu, quân đội VNCH sẽ đoàn kết được và sẽ hành động chống lại ông bà Nhu. Hai đòi hỏi trực tiếp và minh bạch muốn Mỹ hỗ trợ hành động quân sự để lật đổ Nhu đã ghi dấu khởi đầu chính thức cho sự Mỹ can dự vào việc soạn kế hoạch lâu dài chống lại chế độ ông Diệm.

Hai nhân vật dân sự cao cấp trong chính phủ, Chánh Văn Phòng Tổng Thống Phủ Võ Văn Hải và Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần đồng thời nói với phía người Mỹ rằng loại bỏ ông Nhu ra khỏi chính phủ là cần thiết và rằng Mỹ nên có lập trường cứng rắn chống lại ông Nhu.

Vào ngày 24-8-1963, Lodge gửi điện văn ghi ước lượng tình hình về Washington, dựa trên những cuộc nói chuyện này. Lodge viết, “Nhu, có lẽ có sự ủng hộ toàn lực từ Diệm, đã chủ động phần lớn việc lập kế hoạch tấn công người Phật Tử, nếu không phải là Nhu đã toàn bộ soạn kế hoạch này. Ảnh hưởng của Nhu cũng tăng nhiều hơn.” Nhu đã đơn giản thừa cơ các quan ngại của một số tướng lãnh, có thể đã không đầy đủ thông báo cho quân đội về chiến dịch tấn công chùa.

Tuy nhiên, không có tư lệnh quân sự nào quan trọng trong khu vực Sài Gòn (Đôn, Đính và Tung) hiện nay bất mãn với chế độ. Thêm nữa, tình hình không có lãnh đạọ quân sự minh bạch nào và thiếu sức mạnh quân đội tại Sài Gòn cho một hành động chống ông bà Nhu, sẽ làm cho việc Mỹ ủng hộ một hành động như thế sẽ là một “phát đạn bắn vào bóng đêm.” [shot in the dark = nhiều rủi may]

Đối với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vấn đề làm sáng tỏ trước công chúng về trận tấn công chùa và quy trách nhiệm về tấn công chùa đã trở nên gay gắt thêm vào ngày 24-8-1963. Các bản tin báo chí từ Sài Gòn bắt đầu quy trách nhiệm ông Nhu về tấn công chùa, nhưng đài VOA, với lượng thính giả đông tại Việt Nam, tiếp tục loan tin rằng lập trường chính thức Hoa Kỳ là quân đội VNCH đã là thủ phạm tấn công chùa. Chứng cớ nhiều thêm cho thấy Nhu chủ mưu và nhiều phần sẽ thiệt hại lớn cho tinh thần quân đội nếu VOA không loan tin cho minh bạch chỗ đang cần cải chánh.

Vấn đề thứ nhì cho Washington là Nhu. Các tướng VN đã yêu cầu, một cách hiệu quả, ngọn đèn xanh để họ lật đổ Nhu, nhưng Lodge dè dặt chỗ này. Hilsman báo cáo rằng trong khi ông ta, Harriman, Forrestal, và Ball bàn về việc thảo ra bản trả lời vào sáng Thứ Bảy đó, về tuyên bố của Thuần nói với Phillips rằng “trong mọi trường hợp, Mỹ không nên chấp thuận những gì ông bà Nhu đã làm,” đã được cân nhắc cẩn trọng. Đô Đốc Felt điện thoại về Hoa Kỳ từ CINCPAC (Phòng Tư Lệnh Quân Lực Mỹ Thái Bình Dương) để ủng hộ lập trường cứng rắn của Mỹ chống lại ông bà Nhu. Tất nhiên, câu hỏi chưa giải đáp là gỡ bỏ ông bà Nhu ra khỏi chính phủ có sẽ hy sinh cả ông Diệm hay không, và nếu không, sự bất ổn chính trị có sẽ gây ra hậu quả tai hại thêm cho nỗ lực chiến tranh hơn là giữ ông Diệm.

Điện văn ngày 24-8-1963 ghi những hướng dẫn cho Lodge, kết quả từ những suy tính vạch ra một hướng đi chính sách mới (quan trọng và cả gây tranh cãi) cho Hoa Kỳ tại Nam VN. Đoạn văn đầu tiên nêu ra cách nhìn mới từ phía Mỹ:

Bây giờ thấy rõ rằng, cho dù thiết quân luật có do quân đội đề nghị hay do Nhu lừa gạt họ để đưa ra, Nhu đã lợi dụng cơ hội đó để tấn công các chùa bằng cảnh sát và bằng Lực Lượng Đặc Biệt của Tung trung thành với Nhu, do vậy đặt trách nhiệm quân đội trước mắt thế giới và dân chúng VN. Cũng thấy rõ rằng Nhu tự sắp xếp để giữ vị trí chỉ huy tấn công chùa.

Chính phủ Mỹ không thể chấp nhận tình hình mà quyền lực nằm trong tay Nhu. Diệm phải được cơ hội để gạt bỏ Nhu và bè phái này ra, và thay thế họ bằng các cá nhân chính trị và quân sự xuất sắc nhất có thể.

Trường hợp ông [Lodge] đã tận lực thuyết phục, mà Diệm vẫn cứng rắn không đổi, rồi chúng ta phải đối diện khả thể rằng cũng không thể giữ ông Diệm được nữa. [Hồ sơ 126]

Lodge được chỉ thị nói với chính phủ VNCH rằng người Mỹ không chấp nhận đàn áp Phật Tử, và như thế cần có những bước điều chỉnh tình hình. Các lãnh đạo quân sự [Hoa Kỳ] chủ yếu được thông báo riêng rằng,

...Hoa Kỳ sẽ thấy không thể tiếp tục ủng hộ chính phủ VNCH về mặt quân sự và kinh tế nếu không có những bước thay đổi tức khắc, mà chúng tôi nhận thấy là phải đẩy ông bà Nhu ra khỏi chính trường. Chúng tôi ước mong cho Diệm cơ hội hợp lý để gạt bỏ ông bà Nhu, nhưng nếu Diệm vẫn cứng rắn, thì chúng tôi sẵn sàng chấp nhận diễn biến hiển nhiên là chúng tôi không hỗ trợ Diệm nữa. Quý vị cũng có thể nói với các tư lệnh quân sự thích nghi rằng chúng tôi sẽ cho họ hỗ trợ trực tiếp trong thời kỳ chuyển tiếp khi gỡ bỏ cơ chế chính phủ trung ương VNCH. [Hồ sơ 126]

Cuối cùng, điện văn công nhận cần phải công khai cho thấy quân đội VNCH không liên hệ gì với cuộc tổng tấn công các chùa, và yêu cầu Lodge chấp thuận loan một bản tin VOA như thế. Cũng do vậy, Lodge được yêu cầu thăm dò khẩn cấp tìm xem dàn lãnh đạo thay thế.

Nhưng việc chấp thuận bản thảo thông điệp lại bị phức tạp hóa vì trùng hợp vào cuối tuần, nên hầu hết giới chức cao cấp trong chính phủ vắng mặt ở thủ đô Washington. Tổng Thống lúc đó ở Hyannis Port; Rusk đang ở New York; còn McNamara và McCone đang nghỉ hè. Tuy nhiên, cả Tổng Thống và Ngoại Trưởng đều tiếp cận được, cả hai đều chấp thuận bản thảo thông điệp.

Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Roswell Gilpatric cũng chấp thuận từ phía Quốc Phòng, và Tướng Taylor cũng chấp thuận từ phía JCS (Phòng Tổng Tham Mưu). Còn Schlesinger, khi kể chuyện này, nói rằng điện văn được xem là viết vội vã và chưa khéo, và Tổng Thống thoạt tiên đã khựng lại.

Lodge trả lời ngày kế tiếp là ủng hộ lập trường cứng rắn nhưng đề nghị tiếp cận trở lại với Diệm theo phương cách cũ, và công bố lập trường của Mỹ thay vì chỉ nói với các tướng lãnh VNCH, nghĩa là Mỹ dốc toàn lực cho một cuộc đảo chánh.

Bức điện văn viết:

Hãy tin rằng cơ hội để Diệm đáp ứng với đòi hỏi của chúng ta kể như là số không. Cùng lúc, bằng cách làm như thế, chúng ta cho Nhu cơ hội để chận trước hay ngăn cản hành động từ phía quân đội. Chúng ta tin rằng, cơ nguy là không đáng để nhận lấy trong khi Nhu kiểm soát lực lượng tác chiến ở Sài Gòn. Do vậy, đề nghị là chúng ta tới thẳng với các tướng lãnh với các đòi hỏi từ phía chúng ta, mà không báo cho Diệm biết. [Tôi] sẽ nói với họ [các tướng lãnh] rằng chúng ta sẵn sàng giữ ông Diệm trong khi loaị trừ ông bà Nhu, nhưng khả thi hay không là tùy vào họ có giữ ông ta [Diệm] hay không. [Hồ sơ 127]

Hilsman khẳng định rằng điện văn cũng cho thấy quan điểm của Lodge rằng bởi vì ai cũng biết việc chúng ta không chấp thuận hành động của chính phủ VNCH [đàn áp Phật Giáo], nên sẽ không thích nghi để Mỹ tới với ông Diệm, mà rằng chính Diệm phải tới với Hoa Kỳ.

Trong một điện văn của trụ sở CIA Sài Gòn trong cùng ngày, Richardson, Trưởng Phòng CIA ở Sài Gòn, báo cáo rằng trong một buổi gặp gỡ với Lodge và Harkins, mọi người đồng ý rằng Diệm sẽ không chịu loại trừ Nhu, và do vậy, trong tinh thần bản điện văn hướng dẫn ngày 24-8-1963 [Hồ sơ 126] của Bộ Ngoại Giao Mỹ, đồng thuận là sẽ tức khắp liên lạc với các tướng như Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh để đánh giá mức độ đoàn kết và quyết tâm của các sĩ quan cao cấp.

Minh được xem là lãnh tụ tốt nhất trong thời chuyển tiếp, với Phó Tổng Thống Thơ là ứng viên nổi bật nhất trong nhóm dân sự để làm Tổng Thống. Điện văn kết luận với cái nhìn rằng một nhóm quân sự sẽ có thể điều hành sau hậu trường trong tường hợp đảo chánh thành công, và Mỹ nên để chiến thuật đảo chánh cụ thể cho các tướng lãnh quyết định. Có một khoảng ngưng trong lưu lượng điện văn vào lúc đó, nhưng Hilsman nói rằng Hoa Kỳ đã quyết định vào hôm Chủ Nhật 25-8-1963 là hoãn tiếp cận trực tiếp tới Diệm cho tới khi tình hình rõ hơn.

Trong phần trả lời của Lodge, ông cũng cho thấy chấp thuận bản tin đề nghị đưa lên đài VOA để nói rằng quân đội VNCH không liên hệ trận tổng tấn công các chùa. Hilsman nói với giới truyền thông dựa vào bản thảo đã chấp thuận trước đó vào ngày 25-8-1963. Bản văn bày tỏ lập trường Hoa Kỳ chống mạnh mẽ việc tấn công chùa do Nhu thực hiện.

Khi tường thuật bản tin, giới truyền thông suy đoán rằng bản văn chống mạnh mẽ như thế có thể ám chỉ sẽ có biện pháp, nhưng hoãn viện trợ đang được suy tính. VOA được chỉ thị loan tin chỉ về nội dung bản tuyên bố của Mỹ như đã cung cấp trong bản thông cáo báo chí và không nói thêm gì.

Chỉ thị lại bị quên đi một cách nào đó; và vào sáng Thứ Hai 26-8-1963, nhiều giờ đồng hồ trước khi Lodge trình ủy nhiệm thư [đại sứ] lên Diệm, đài VOA loan bản tin đầy đủ từ thông tấn UPI trong đó nói thẳng thừng rằng “Mỹ có thể giảm nhiều trợ giúp đối với VN trừ phi Tổng Thống Diệm dẹp bỏ các viên chức cảnh sát mật vụ trách nhiệm trận tổng tấn công nhà chùa.”

Lodge thấy rõ là lúng túng, và đã gửi một điện văn bực dọc, hỏi rằng có phải ông thực sự là người chỉ huy các chiến thuật nhưng ông được cho quyền như thế. Rusk mới gửi điện văn riêng để xin lỗi Lodge, và VOA tức khắc loan tin bác bỏ ý định của Mỹ về cắt viện trợ, nhưng thiệt hại sơ khởi đã thấy xong rồi.

Phản ứng từ phía VN đối với trận tổng tấn công chùa đã rất xúc động. Tại Hoa Kỳ, cha và mẹ của bà Nhu – cha [bà Nhu] là Đại sứ VN tại Mỹ, mẹ [bà Nhu] là quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc (ND: thân phụ của bà Nhu là LS Trần Văn Chương, lúc đó là Đại sứ VN tại Mỹ và thâm mẫu của bà Nhu là bà Thân Thị Nam Trân, quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc) – cùng từ chức, đưa ra những tuyên bố công khai lên án trận tổng tấn công các chùa.

Tại Nam VN, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu từ chức và cạo đầu y như một vị sư để phản đối [tấn công chùa].

Vào ngày 23-8-1963, sinh viên các đại học Y và Dược tổ chức những cuộc biểu tình đông đảo để ủng hộ Phật Giáo. Chính phủ phản ứng bằng cách duy nhất là bắt giam tập thể. Nhưng những cuộc biểu tình vẫn diễn ra liên tục, và khi đại học bị đóng cửa, những cuộc biểu tình được tham dự từ phía các học sinh trung học đệ nhị cấp và đệ nhất cấp.

Đó là những chứng cớ xúc động cho thấy mức độ bất mãn chế độ, bởi vì hầu hết sinh viên học sinh này là từ các gia đình trung lưu, thành phần làm nên giới lãnh đạo quân đội và công chức.

Sinh viên học sinh ở VN không có truyền thống hoạt động chính trị như ở các phần khác tại Châu Á, như ở Đại Hàn. Thêm nữa, một số vị lãnh đạo Phật Giáo đã thoát được các trận tấn công chùa, đã biến vào bí mật và rồi đi rải truyền đơn trên đường phố.

Vào ngày của trận tổng tấn công, hai vị sư đã vào tỵ nạn trong tòa nhà USOM kế bên Chùa Xá Lợi. Vào ngày kế tiếp, ba vị sư khác, trong đó có vị sư lãnh đạo trẻ Thích Trí Quang, vào tỵ nạn trong Tòa Đại Sứ Mỹ, nơi họ được tiếp đón nồng ấm bởi Lodge và ở lại nơi đó cho tới cuộc đaỏ chánh tháng 11-1963 thành công.


NGUYÊN VĂN



The Pentagon Papers
Gravel Edition
Volume 2
Chapter 4, "The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963," pp. 201-276.

Lê Văn Lang xin về hưu sớm


Nhân dịp Điếu Cày được Mẽo rước. Hội Đoàn Bắt Mấy Cụ Cộng Sản tổ chức ăn mừng sự kiện như một thắng lợi to lớn. Dù sao kể từ ngày thành lập đến giờ ; hội đoàn chưa chưa Bắt Được Cụ Cộng Sản nào; cơn thèm khát lên đến đỉnh điểm . Bây giờ thì có thể Bắt Được Anh Cụ Bộ Đội  Cộng Sản Điếu Cày cũng Vinh mặt được chút
Đang lúc say sưa chén thù chén tạc tự sướng cùng Chị Năm; bổng Chinh Ngô Pê Đê lên tiếng
- Mấy Bác cho em về hưu sớm được không? Thú thật em nhìn mấy bác tự sướng em chịu hổng nổi. Hu hu...Phải chi em cũng có ...như mấy bác

Lập tức nhiều tiếng nhao nhao phản đối


Miền Nắng Lạnh vớ lấy lá cờ Ba Que dõng dạc tuyên bố


- Ngày tôi ra đời nó cũng ra đời.Bây giờ tôi còn làm việc thì bàn tay tôi củng làm việc. Nếu tôi về hưu sớm thì lá cờ này dùng làm gì nữa.


Lập tức có nhiều tiếng hoan hô

. Đột nhiên có tiếng nhỏ nhẹ:

- Thưa các anh chị, ngày lá cờ này ra đời thì em cũng ra đời. Nhưng đến năm 18 tuổi em mới sang Mẽo "làm việc", ngày hôm nay em cũng xin các anh chị cho em được nghỉ hưu vì bao nhiêu vốn liếng của em Chi Năm xài hết rồi. Mấy bác xem thân thể em giờ gầy nhom thế này

- Không được, không được - Mọi người nhao nhao phản đối:

Victo Phạm nạt nộ "Mày là thằng nào NGÓC ĐẦU lên cho bọn tao xem. Láo lếu 18 tuồi mới làm việc chưa 60 tuổi lại đòi về hưu. Làm trễ, nghỉ sớm, không công bằng. Không được. Mày là ai?

- Dạ em tên là Công Ngủ Lê Văn Lang đây. Em xin các anh chị thông cảm, nếu mà em "NGÓC ĐẦU" lên được thì em đâu xin về hưu làm gì?
Huy Hoàng.Trân lên tiếng : Bây giờ Bác không cần phải Ngóc đầu nữa. Chúng ta có thể Bắt Được Anh Cụ bộ đội Cộng Sản Điếu Cày rồi
Tất cả Hội Đoàn Bắt Mấy Cụ Cộng Sản vỗ tay tán thưởng
Riêng Chị Năm ngồi buồn xo
- Vậy chỉ có em phải về hưu sớm!!!

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Trẻ em Úc được dạy về dân chủ như thế nào?



Dân chủ là gì? Chúng ta hiểu nôm na là Dân làm chủ. Dân chủ có 2 hình thức: trực tiếp – mọi công dân đều có quyền tham gia vào các quyết định chính trị và đại diện – sử dụng người đại diện thông qua bầu cử. Ở 1 quốc gia rộng lớn thì việc thực hiện dân chủ trực tiếp là không thể, vì thế mà việc thực hiện dân chủ sẽ thông qua bầu cử gọi là dân chủ đại diện.


Theo GS Patrick, trường Đại học Indiana trình bày trong cuốn sách Những triết lý và thực tiễn về giáo dục dân chủ cho công dân, năm 1999 thì: “Nếu chính phủ là của dân, do dân và vì dân, thì phải có giáo dục của người dân trong các nguyên tắc, thông lệ và cam kết dân chủ”

Nếu dân chủ là tiếp tục chiếm ưu thế tại Úc, học sinh phải được dạy để đánh giá nền dân chủ là một khái niệm và cách sống. Dạy dân chủ cũng có nghĩa là chuẩn bị cho con cái của chúng ta là những công dân, những người sẽ tham gia tích cực giữ gìn dân chủ. Chúng ta phải dạy về dân chủ để trẻ em trải nghiệm bản thân mình. Nếu người dân Úc được để trở thành các công dân tích cực, thì nhà trường có một vai trò sống còn trong việc nuôi dưỡng sự phát triển đạo đức và đạo đức của những người trẻ tuổi và năng lực của họ để tham gia vào đời sống dân sự.

Các hoạt động về giáo dục dân chủ gì mà chính phủ Úc đã dạy trẻ em từ khi còn học lớp 5:

1. Các em tham gia xuất bản 1 tạp chí Zine.

Mục đích:
Trình bày các kiến thức và niềm đam mê của trẻ
Tìm hiểu các lựa chọn thay thế cho phương tiện truyền thông và nghệ thuật đương đại
Khám phá hình thức nghệ thuật để thể hiện ý kiến của trẻ
Chia sẻ ý tưởng với một nhóm nhỏ, như gia đình và bạn bè
Kinh nghiệm xây dựng văn bản
Thêm vào một folio để viết, nhiếp ảnh, thiết kế đồ họa
Đưa ra tiếng nói cho các nhà văn và các nghệ sĩ nổi trội

2. Tham gia chương trình WHO IS BOSS? – Ai là chủ?

Mục đích:

Học sinh sẽ được trải nghiệm một cái nhìn tổng quan về sự phát triển và thực hành dân chủ Úc, quá khứ, hiện tại và tương lai bằng cách:
Khuyến khích học sinh suy nghĩ nghiêm túc về vai trò của công dân và chính phủ trong một nền dân chủ
Tìm hiểu các kết quả của các quyết định dân chủ trong quá khứ đến sự tương tác
Khám phá thủ tục nghị viện tại các phòng ban, nơi mà Chính phủ đã thực hiện tại Úc từ 1927-1988.



3. Cuộc tranh cãi về con sông Franklin 1983 - Case study

Mục đích:

Học sinh có cơ hội:
Phát triển sự hiểu biết của họ về vai trò của Quốc hội và Hiến pháp dân chủ ở Úc.
Khám phá cách mà người Úc có thể chủ động tham gia vào việc ra quyết định trong nền dân chủ của họ
Làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của họ về các vấn đề xung quanh việc bảo tồn và phát triển môi trường.
Xem xét việc phân chia quyền lực giữa nhà nước và các lĩnh vực liên bang.
Trải nghiệm di sản và lịch sử của Tòa nhà Quốc hội cũ

4. Vị trí của bạn trong cộng đồng

Mục đích:

Học sinh sẽ được trải nghiệm một cái nhìn tổng quan về sự phát triển và thực hành dân chủ Úc, quá khứ, hiện tại và tương lai bằng cách:
Khuyến khích học sinh suy nghĩ nghiêm túc về vai trò của công dân và chính phủ trong một nền dân chủ
Trẻ em phát triển các giá trị dân chủ bằng cách kiểm tra cộng đồng; chia sẻ, công bằng, có tiếng nói, các quy tắc và trách nhiệm.
Trẻ em khám phá ra những người làm cho các quy tắc ở nhà, trong cộng đồng của họ và cho toàn nước Úc.
Để khám phá cách môi trường hình thành một cộng đồng.
Hiểu rằng trẻ em là một phần của một cộng đồng và khuyến khích sự tham gia tích cực của họ là thành viên của một cộng đồng.
Trẻ em sẽ phát triển sự hiểu biết về thời gian và địa điểm.



5. Tôi có thể tạo sự khác biệt?

Mục đích:

Học sinh sẽ được trải nghiệm một cái nhìn tổng quan về sự phát triển và thực tiễn của công dân năng động trong nền dân chủ của Úc, trong quá khứ, hiện tại và tương lai bằng cách:
Khám phá những quyền lợi và trách nhiệm của trẻ em có theo Công ước về Quyền trẻ em.
Sự hiểu biết và đánh giá cao vai trò của họ như những công dân tích cực trong nền dân chủ của nước Úc, và nhấn mạnh đến như thế nào họ có thể tạo sự khác biệt trong cộng đồng của họ.
Được khuyến khích để suy nghĩ nghiêm túcvề vai trò của công dân và chính phủ trong một nền dân chủ.
Khám phá thủ tục nghị viện trong các phòng ban lịch sử mà Chính phủ đã được thực hiện tại Úc 1927-1988.



6. Tiếng nói của chúng tôi, lựa chọn của chúng tôi

Mục đích:

Trong chương trình sinh viên sẽ được trải nghiệm một cái nhìn tổng quan về sự phát triển và thực hành dân chủ Úc, quá khứ, hiện tại và tương lai.

Học sinh sẽ được khuyến khích phản ánh về những ý tưởng dân chủ và thực hành theo:
Khuyến khích học sinh suy nghĩ nghiêm túc về vai trò của công dân và chính phủ trong một nền dân chủ
Tìm hiểu các kết quả của các quyết định dân chủ trong quá khứ đến sự tương tác
Tái tạo một cuộc tranh luận của quốc hội trong các phòng ban từ nơi Chính phủ đã thực hiện tại Úc 1927-1988.



7. Sự kiện sa thải Thủ tướng năm 1975

Mục đích:

Học sinh sẽ tìm hiểu về việc thủ tướng Whitlam bị sa thải vào năm 1975 và sẽ phát triển sự hiểu biết về:
Tại sao và làm thế nào Chính phủ Whitlam đã bị sa thải
Sức mạnh của Hạ viện và Thượng viện
Môi trường lịch sử và bản chất của cuộc điều tra lịch sử
Những người và những nơi liên quan đến vấn đề quốc gia quan trọng này

Vai trò của cá nhân và nhóm trong quá trình dân chủ

Đỗ Thủy dịch


Sách đọc thêm:



Who's in Charge?
(Ai là người dẫn dắt?)
Tác giả: Andrew Marr
Xuất bản: Dorling Kindersley
Năm: 2014
Lời Tựa:

"Nếu bạn xem tin tức hoặc nghe mọi người nói chuyện về thời sự, chính trị dường như khá thú vị và hữu ích tương tự khi bạn tự đập đầu vào một cái cây. Bản tin tràn ngập các nhà chính trị mắc phải những lỗi đáng xấu hổ, hoặc tranh luận về phần nào đó của thế giới ở một nơi xa thật xa, hoặc không thể thống nhất với nhau về những vấn đề lớn như trái đất nóng lên toàn cầu. Vì vậy, sẽ rất tự nhiên khi bạn tự hỏi: "Tại sao phải bận tâm đến chính trị? Chính trị thì liên quan quái gì đến mình?"

Thực tế, nó liên quan đến bạn về mọi mặt. Và tất cả mọi người. Hầu như mọi nơi - ở nhà, ở trường, và thậm chí ngay khi bạn chơi một trò chơi - ai đó sẽ phải ra lệnh. Ở nhà, bố mẹ bạn sẽ ra lệnh cho bạn phải làm việc này, việc kia. Ở trường, giáo viên sẽ ra lệnh cho bạn. Đôi khi, cả ở sân chơi, đơn giản chỉ là chuyện bị bắt nạt. Vậy thì, trong thế giới của người lớn, đó chính là các chính trị gia.

Và khi bạn lớn thêm chút nữa, bạn sẽ thấy có rất nhiều quy luật phải làm theo. Khi bạn bắt đầu kiếm tiền, bạn sẽ phải trà lại một phần cho chính phủ - và không, bạn không có sự lựa chọn nào khác! Từ việc bạn được phép lái xe với tốc độ nào, đến việc ngày nào bạn cần phải đổ rác, đến việc bạn có thể nhận lại tiền nếu điện thoại của bạn ngưng hoạt động - những luật này sẽ đeo bám bạn trong suốt cuộc đời.

Có ai đó đã tạo ra những luật này. Nhưng đó là ai? Và với quyền gì? Những người chịu trách nhiệm không ở đó, bởi họ là cha mẹ hoặc giáo viên hoặc họ là những người thông minh nhất hoặc tốt nhất. Bởi vị họ muốn thay đổi sự việc.

Một nửa dân số thế giới sống ở những nước có nền dân chủ. Nhiều người cho rằng đây là kiểu chính phủ tốt nhất, bởi vì nếu bạn không thích quy định/luật lệ, bạn có thể thay đổi bằng cách bỏ phiếu để lựa chọn ra một ban những người điều hành khác hoặc tạo ra hoặc thay đổi luật theo cách mà bạn đồng thuận. Nhưng ngay cả ở trong một đất nước dân chủ, hàng triệu người cũng không có tiếng nói có hiệu lực chút nào. Có thể họ không bỏ phiếu, hoặc có quan điểm bất thường, hoặc không theo dõi tin tức và như vậy, đơn giản là họ không biết đang có chuyện gì xảy ra.

Sự thật là, chính trị chỉ có hiệu lực khi người dân động não (một chút) cần thiết đủ để tham gia vào. Nó thật lộn xộn, nhưng thường nhộn nhịp và mục đích là đạt được những điều tốt nhất có thể. Nếu bạn đứng lên và đưa ra quan điểm của mình thì bạn đã tạo ra một sự khác biệt. Cuốn sách này sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Nó sẽ giúp nói cho bạn biết chính trị hoạt động thế nào và nó có thể giúp bạn thế nào. Một số các bạn có thể là những lãnh đạo trong tương lai; những bạn khác, chúng ta hãy hy vọng, lãnh đạo sẽ khó khăn hơn - đặt câu hỏi & tranh luận. Chính trị của tương lai sẽ chính là ý kiến của bạn và sự lãnh đạo. Bạn có muốn tham gia không, hay chỉ muốn làm theo luật lệ của người khác?

(Trần Thị Hà dịch)



Nguồn:
1. Bảo tàng Dân chủ của Úc: http://moadoph.gov.au/learning/onsite-school-programs/

Tôi Đã Gặp Kẻ Ăn Thịt Người




Nguyễn Hồng Hải



Hồi còn ở trại tị nạn Ft Chaffee, tôi ở khu B, cạnh giường một ông thượng sĩ già, quen gọi là thượng sĩ Của. Họ thì tôi không biết, ông cho biết hồi ông Diệm còn sống ông là lính của Lê Quang Tung, phòng vệ phủ Tổng Thông. (xem thêmChân Dung NVQG Chương 13 - Tiếp Tục Sứ Mạng Truyền Thống Của Catô Giáo ở Hải Ngoại)

Ông kể chuyện cho chúng tôi nghe, khi ông về làm việc ở Bến Tre, ông bắt được một người du kích VC , sau đó mổ bụng người này lấy gan và mang đến một quán nhậu mà chủ quán là con gái ông VC kia , nhờ cô chủ quán xào nấu.

Sau khi đưa lên bàn nhậu, ông và các chiến hữu chia nhau ăn gan người và không quên mời cô chủ quán một miếng và còn hỏi "gan có ngon không"? Sau khi tính tiền ra đi ông mới cho cô con gái biết là cô vừa ăn thịt cha mình.

Cô gái nghe xong chết giấc.



Một trong những cảnh ăn thịt người. http://www.charonboat.com/

Tôi nghe câu chuyện thì vô cùng bất nhẫn , tôi biết ông ThS Của nói thật,(1) vì mắt ông đỏ ngầu , đôi mắt của những kẽ sát nhân mà tôi đã từng gặp trong đời,

Người đi đạo Ca-tô Rô-ma giáo thực tập ăn thịt uống máu người từ khi còn rất trẻ ở trong nhà thờ. Về nhà họ ăn tiết canh gần như là mọi lúc mọi nơi.

Qua tới Mỹ các LM và giáo dân ăn tiết như điên. La Mã giáo ăn Cannibal (ăn thịt đồng loại) là truyền thống bí mật lâu đời. Các giáo sĩ người Bồ mang theo chó Phú Quấc (2) cùng văn hóa thịt cầy tới Đại hàn và VN và lưu truyền đến ngày nay.

Khi bò ăn thịt bò thì có bệnh bò điên, người ăn thịt người thì sẽ phát cuồng nên mới có thánh chiến, mất hết lương tâm nghe theo giặc cướp giết hại người mình, cho nên mới có văn minh thịt chó và văn hóa tay sai.

Còn quái từ Quốc Cộng là chuyện bên Tàu, Quốc là Quốc Dân Đảng của Tàu Tưởng, còn Cộng là CS đảng của tàu Mao, không ăn nhậu gì tới VN. Ta dùng từ của Tàu mà không hề hay biết cứ nhận vơ làm sứ mạng quốc tế làm tiền đồn chống cộng.

Rõ là một chuyện hồ đồ xấu hổ nhất trong giòng lịch sử VN...



Nguyễn Hồng Hải

________________

(1) Ngày tôi rời khỏi trại Ft Chaffee đi đến Kansas City mùa noel 75 , còn nghe tin ông thượng sĩ Của cùng với 1 số anh em cựu quân nhân khác đi làm trại gà ở Oklamoha. Nếu ông còn sống thì cũng cở ngoài tuổi 80, lâu không liên lạc sống chết chưa rõ, nhưng câu chuyện kể rùng rợn này, có 2 anh KQ khác cũng được nghe. Đó là Lê thanh Nghiệp ở Lafayette , Nguyễn trí Tựu sau lấy con gái nhà báo Đạm phong ở Baton Rouge.

(2) Chó Phú Quốc là một giống chó rất đặt biệt do các LM người Bồ đưa sang VN nuôi lấy thịt.

Tôi là nhân chúng thật nghe chính miệng ông sát thù kễ lại nên cứ ghi tên thật của tôi.

__________________

Những trận chiến bất bình đẳng




Sự bất bình đẳng thu nhập đang tăng lên trên thế giới, và nó dẫn đến hàng loạt những vấn đề khác. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Inequality Battles" của tác giả John White để biết thêm chi tiết.


Những trận chiến bất bình đẳng


Kết quả đây! – bất bình đẳng trở nên tồi tệ hơn. Hay ít nhất một số người có quyền lực đang xì xầm bàn tán về nó, từ chủ tịch Fed Janet Yellen tới thống đốc Ngân Hàng Anh Quốc Mark Carney. Không chỉ là Thomas Piketty, phong trào Chiếm Đóng khắp thế giới hay Oxfarm, đã tóm lược sự bất bình đẳng trong thế giới mới cũ kĩ của chúng ta bằng dải âm thanh quyến rũ nhất: 85 = 3.5 tỷ. Vâng, đó là 85 như trong 85 người.


Bất bình đẳng không khó để thấy trong quá khứ, nhưng có thể là thêm vài người có quyền lực đang nhận thấy sự nguy hiểm của một thế giới thường xuyên mắc nợ. Nhưng tại sao hiện nay là sự chú ý hàng đầu? Dường như bất bình đẳng lớn hơn có thể báo hiệu suy thoái, và đẩy kinh tế vào tình trạng đình đốn. Không bao giờ lòng vị tha hay phép tắc nhân đạo cơ bản khiến chính quyền lo lắng, đó là kinh tế và theo đuổi không ngừng tăng trưởng với bất kỳ giá nào.


Nhưng chúng ta phải quan ngại bởi vì sự thống khổ và kinh hãi thực sự trong cuộc sống của nhiều người.


Dĩ nhiên thống kê kinh khủng nhất là Bảng Báo Cáo 12 của UNICEF, ghi nhận rằng “2,6 triệu trẻ em đã tụt xuống dưới mức nghèo khổ tại các quốc gia có thịnh vượng nhất thế giới kể từ năm 2008, dẫn đến tổng số trẻ em sống trong nghèo khổ ở thế giới phát triển vào khoảng 76,5 triệu”. Đó mới chỉ là thế giới phát triển. Ai đó không cần phải nhìn lại sân sau để thấy sự tàn phá của hệ thống kinh tế rất ít quan tâm tới những người nghèo yếu thế nhất trong chúng ta.


Một cái nhìn sâu hơn đối với báo cáo của UNICEF cho thấy sự nghèo khổ ở trẻ em đang gia tăng ở đa số các quốc gia OECD được khảo sát. Tại Ireland và Hy Lạp, các quốc gia có chương trình thắt lưng buộc bụng, sự nghèo khổ ở trẻ em đã tăng hơn 50% kể từ năm 2008. Ở Hoa Kỳ, từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, sự nghèo khổ ở trẻ em đã gia tăng ở 34 bang, hơn 24 triệu trẻ em sống dưới mức nghèo khổ. Dĩ nhiên không phải là cuộc “khủng hoảng” với tất cả mọi người, khi sự giàu có của nhóm Forbes 500 đo bằng đơn vị nghìn tỷ hay nhóm Dow Jones đã tăng gấp đôi so với khi “khủng hoảng” bắt đầu. Về sự gia tăng nghèo khổ ở Hoa Kỳ, Chery và Mercier đã ghi nhận ngắn gọn rằng “Tầng lớp trung lưu trở thành nghèo khổ, và người nghèo khổ thì hiện giờ cùng cực” (Sống với 2 dollar/ngày, ngày 9 tháng 9).


Nếu ai đó ngại nhìn, chúng ta cũng có thể thấy Ebola không phải là vấn đề thể chất mà là vấn đề của nghèo đói. Các cơ sở chăm sóc y tế cơ bản vốn thiếu thốn ở một trong những khu vực bần cùng nhất thế giới, lại tiếp tục bị cướp đoạt bởi nhiều năm nội chiến. Nếu virus kiểu như Ebola xuất hiện ở Hoa Kỳ vào năm 1865, nó sẽ cướp đi số sinh mạng nhiều hơn bốn năm chiến tranh và làm cho sự thịnh vượng ngày nay bất khả thi. Quả thực, thể chất tốt là một chức năng của mã bưu chính.


Khối lượng lớn dữ liệu đã định lượng được tương quan giữa thiếu sức khỏe và năng suất. Liệu có ngạc nhiên khi số sinh viên từ các khu vực nghèo đói đến trường đại học ít hơn (Schofield, 2006); kỹ năng đọc của trẻ em có bố mẹ thất nghiệp kém hơn trung bình (Hill, 2005); tỷ lệ tử vong của người nghèo cao hơn ba lần (Burke, Kenaghan, O’Donovan, & Quirke, 2004)? Hay nghèo đói gia tăng trực tiếp liên quan đến gia tăng ung thư và đột quỵ, một tương quan không thay đổi từ cuối thế kỷ 19 (Dorling, Mitchel, Shaw, Orford, &Smith, 2000)? Dữ liệu đã có nhiều năm, nếu không nói là quá lâu.


Một lần nữa, chúng ta thấy sự phát triển là đáp ứng những nhu cầu cơ bản, và hạnh phúc, một kết quả bình đẳng và tiếp cận tài nguyên. Paul Krugman đã thống kê sự nghèo khổ trong nhiều thập kỷ, và đưa ra sự phàn nàn trung thực về 1%. Trong một bài bình duyệt cuốn sách đột phá của Thomas Piketty về bất bình đẳng, ông ta viết rằng Thời Đại Thịnh Vượng mới đã phát triển từ những năm 1980 và người ta chỉ cần nhìn vào báo cáo thuế để thấy lý do. Đó là toán học căn bản khi người giàu kiếm được nhiều hơn (hay trả ít hơn) và người nghèo kiếm được ít hơn (hay trả nhiều hơn). Bạn có xoay theo bất cứ hướng nào thì người giàu vẫn giàu hơn, hơn bất cứ sự cần thiết hợp lý nào.


Rất dễ dàng để trích dẫn con số nhưng cũng dễ dàng như thấy lý do: lợi ích bản thân và quy tắc chủ nghĩa cá nhân thái quá, khi cuộc sống trở thành một trò chơi phân chia ra thành người thắng và kẻ thua. Có một số nguyên nhân rõ ràng, như lương thấp, luật thuế không công bằng, hệ thống người sử dung thanh toán hai tầng. Cho vay nặng lãi kiểu cũ được áp dụng quá mức trong ngân hàng hiện đại, điều tồi tệ nhất là các công ty cho vay qua mạng Internet ngày càng nảy nở trên các địa chỉ IP, sử dụng công nghệ smart-phone để cung cấp các khoản vay trong vài phút với lãi suất lên đến 5.000%/năm. Cho vay cắt cổ, theo kiểu peer-to-peer. Hiện nay, họ có một cái tên đẹp cho việc cho vay cắt cổ.


Giải pháp tín dụng tốt hơn là có, nhưng người nghèo khó có thể tiếp cận. Theo chủ nghĩa tư bản cổ điển, chênh lệch lợi nhuận được kỳ vọng giảm xuống khi cạnh tranh gia tăng. Quá tệ khi gã bình thường không thể thu lợi từ lãi suất gần bằng không của Fed! Chênh lệch lãi suất nhỏ nhân với hàng triệu khách hàng được một số ít người khai thác. Chủ ngân hàng thân thiện đáng yêu của mọi nhà, George Bailey, đang xoay tròn trong mộ.


Hơn nữa, khi người nghèo bị nghèo hơn, khoản nợ cũng tệ hơn. Được ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ khai sinh vào những năm 1920, tín dụng dường như là một giải pháp rõ ràng để xóa bỏ gánh nặng thanh toán giá cả nằm ngoài tầm với của hầu hết người mua – khoảng 20% thu nhập của hộ gia đình theo ghi nhận của Daniel Boorstin trong phân tích về văn hóa tiêu dùng mới, “Người Mỹ: Kinh Nghiệm Dân Chủ”. Được GM, Ford, và các thẻ cho vay thích hợp khác tạo điều kiện, tín dụng nhanh chóng bén rễ trở thành phương tiện thanh toán trong thời đại chúng ta, và hiện giờ tăng lên hơn 3 nghìn tỷ dollar, hơn một phần tư của chúng là “quay vòng”, có nghĩa là kiểu thẻ tín dụng đang hoạt động. Theo Cục Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ, gần 1,5 tỷ thẻ tín dụng được lưu hành vào năm 2008. Đáng chú ý hơn, một số hộ gia đình của những người trẻ tuổi chi tới 25% thu nhập của họ cho trả nợ. Và sau đó các thẻ khách hàng “trung thành” với lãi suất cắt cổ tới 30% và được gọi là trò lừa đảo “thuê để sở hữu” (thứ sẽ dẫn đến phí tổn gấp 3 lần giá mua). Rất khó để chơi khi bạn luôn tụt lại phía sau.


Nhưng sao xã hội được gọi là khai sáng của chúng ta lại rơi vào trò chơi bóc lột tiền bạc? Đó là vấn đề của tất cả mọi người khi chúng ta nợ quá nhiều, câu cách ngôn đó đập vào lưng những người tiêu dùng đang chen vai thích cánh. Theo như phép tu từ của ngân hàng truyền thống do John Maynard Keynes đặt ra, “Nếu bạn nợ ngân hàng một trăm bảng thì bạn có vấn đề. Nhưng nếu bạn nợ một triệu thì họ có vấn đề”. Khi nào bất bình đẳng là vấn đề của tất cả mọi người?


Không may là bạn sẽ không thấy bất bình đẳng trong các vấn đề tranh cử gần đây. Như Krugman đã ghi nhận tiếp theo trong “Lương tâm của người tự do: Không phục Hoa Kỳ từ cánh hữu”, “người bỏ phiếu đặc trưng có một thu nhập tương đối cao hơn cá nhân đặc trưng, đó là lý do các chính khách có khuynh hướng thiết kế các chính sách của họ với sự giàu có tương đối trong suy nghĩ”. John Kenneth Galbraith nói nhiều điều tương tự trong “Xã hội thịnh vượng”, ghi nhận sự phân tách lớn dần giữa sự giàu có và xã hội trong những năm 1950. “Pháp luật hiện nay phục vụ các cá nhân giàu có cũng như đối đầu với các cá thể chỉ có thu nhập ít ỏi”. Khó có thể đối mặt với vấn đề tiền bạc của người nghèo trong khi bầu cử tiêu tốn hàng tỷ dollar.


Nực cười thay, kết quả bầu cử và đặc biệt những người thân cận có thể chiến thắng là nhờ người giàu, khi thời tiết xấu cũng phục vụ cho giai cấp lắm tiền, những người có tiếp cận tốt hơn với giao thông vận tải.


Đây là lúc để mặt trời tỏa sáng và tạo ra sự khác biệt. Một sự khác biệt thật sự trong cuộc sống của những người khác. Bất bình đẳng là VẤN ĐỀ của thời đại chúng ta.


JOHN K. WHITE, là trợ giảng ở trường Vật Lý, Đại Học Dublin College, và tác giả của Do The Math!: On Growth, Greed, and Strategic Thinking (Sage, 2013). Do The Math! Cũng có phiên bản cho Kindle. Có thể liên hệ với tác giả qua hòm thư điện tử: john.white@ucd.ie.