Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

6 đêm bên trong Sơn Đoòng - ‘không có ở bất cứ đâu trên hành tinh’


Sâu trong vùng hẻo lánh bậc nhất Việt Nam, nơi đó được các nhà khoa học phát biểu trên tạp chí lừng danh National Geographic là “không có ở bất cứ đâu trên hành tinh này”. Nó thuộc về hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới ở Quảng Bình. Tour chinh phục hang động này cho các du khách toàn cầu trong năm 2015 đã được UBND tỉnh này cấp phép và giá vé của nó là 3.000USD mỗi khách.


Một buổi đêm trong Hang Én đầy lung linh huyền ảo.Để tham gia được tour du lịch đẳng cấp này, không chỉ đảm bảo tài chính mà bạn phải có sức khỏe dẻo dai để đương đầu với các trải nghiệm đẩy tới giới hạn. Bên trong tour du lịch này là những hình ảnh tuyệt đẹp cần chiêm ngưỡng. Được sự đồng ý của nhiếp ảnh gia Ryan Deboodt, Một Thế Giới xin gửi đến độc giả bộ ảnh khám phá tour du lịch 3.000USD ở Sơn Đoòng.

Ngày đầu tiên, hướng dẫn viên sẽ đón bạn từ Đồng Hới lên Phong Nha và nghe chuyên gia phổ biến nội quy an toàn, bảo vệ môi trường, cách sử dụng các trang thiết bị trong quá trình đi tour.

Ngày thứ hai du khách trả lời các câu hỏi về thể lực trước chuyên gia. Nếu đáp ứng tốt những kiểm tra nghiêm ngặt, bạn được cấp các trang thiết bị an toàn để sử dụng trong quá trình và xe đưa đến điểm xuất phát trên đường Hồ Chí Minh tuyến Tây, sau đó là hành trình đi bộ từ đó đến bản Đoòng 4km.

Hết đường dốc trong rừng, du khách đến bản và nghỉ ăn trưa. Sau đó tiếp tục lội suối, băng rừng đến Hang Én với cung đường đi 5km. Trời đã về chiều, mọi người được chuyên gia hướng dẫn cắm trại tại bãi cát trong hang Én.

Qua một đêm, sau bữa sáng sẽ tiến hành khám phá Hang Én theo lối đi đã được kiểm tra trước, chọn những điểm có thể ngắm hang và chụp ảnh. Tiếp tục đi bộ 2km để tới của hang Sơn Đoòng, nhận các thiết bị leo núi, nón bảo hộ, đai an toàn cùng những thiết bị khác để đi xuống hang, từ miệng hang đến đáy hang có độ sâu là 80m, dốc cao trơn trượt phải dùng bằng dây và khóa an toàn.

Khách phải vượt qua con suối và thác nước trong hang để đến khu vực chính của hang, ngắm ánh sang từ hố sụt 1 (Doline1). Bữa tối và nghỉ qua đêm trong các căn lều nhỏ được dựng lên ở đây.

Hôm sau nữa, rời điểm cắm trại, xuyên qua hố sụt thứ nhất (doline 1) ngắm “vọng khủng long” trải nghiệm hệ thống thời tiết đặc biệt thay đổi liên tục trong mỗi 10-15 phút của Sơn Đoòng tại Doline 1.

Di chuyển qua “Vườn địa đàng”, buổi chiều đi thuyền (khi có nước) hoặc đi bộ đến chân bước tường Việt Nam, nghỉ đêm tại điểm cắm trại thứ 2 gần vườn địa đàng.

Tiếp tục một ngày trong hang động tuyệt vời này bạn sẽ được quan sát vườn địa đàng vào sáng sớm, di chuyển quay lại doline 1 để xem hóa thạch san hô có độ tuổi gần 300 triệu năm. Di chuyển ra cửa hang để quay lại hang Én. Ăn tối, cắm trại và nghỉ ngơi tại Hang Én.

Ngày cuối cùng, đi bộ từ Hang Én, vượt qua nhiều dòng suối và dốc 3 giàn để lên đường Hồ Chí Minh, xe đón đưa về Phong Nha.

Bên trong tour du lịch này là những hình ảnh tuyệt đẹp cần chiêm ngưỡng. Được sự đồng ý của nhiếp ảnh gia Ryan Deboodt, Một Thế Giới xin gửi đến độc giả bộ ảnh khám phá tour du lịch 3.000USD ở Sơn Đoòng.


Đoàn khuân vác bên trong tour du lịch đắt giá nhất Việt Nam có gương mặt quen thuộc, Hồ Khanh người phát hiện hang động Sơn Đoòng.


Mỗi du khách ngoài tiềm lực tài chính phải dẻo dai sức khỏe để đi bộ sâu trong rừng mưa nhiệt đới.


Sự hấp dẫn của tour du lịch này đã gây sốt với du khách ở mức độ toàn cầu đặt chỗ trước nhưng năm 2015 chỉ có hơn 500 khách có cơ hội.


Khi đi sâu vào rừng mưa hẻo lánh Kẻ Bàng, bạn sẽ lội qua suối Rào Thương để vào hang động lớn thứ 3 thế giới. Hang Én.


Có một mô đất cao trong nền hang được dùng để cắm trại.


Một buổi đêm trong Hang Én đầy lung linh huyền ảo.

Khi trời tảng sáng, mọi người đi ra cửa sau của Hang Én để đi đến Sơn Đoòng.


Sơn Đoòng là một hang động được các nhà khoa học đánh giá là một thế giới bị thất lạc che giấu trong đó hệ sinh thái độc đáo. Du khách khắp nơi trên thế giới dồn về nhưng mỗi năm chỉ có 500 người có cơ hội vào sâu bên trong Sơn Đoòng.


Sự vĩ đại của Sơn Đoòng là chén thánh của giới khoa học.





Vườn thiên đàng-rừng trong lòng hang động. Ở trong khu rừng dưới mặt đất này các nhà khoa học nói là không có bất cứ nơi nào trên hành tinh. Sự đặc biệt của rừng trong hang đã làm ngỡ ngàng thế giới.



Bầu trời qua góc nhìn bên trong vườn thiên đàng.



Những hình thù của các loài thực vật rất phong phú.


Những hình thù của các loài thực vật rất phong phú. Thạch nhũ rủ xuống từ trần hang khổng lồ và thần kỳ.



Bức ảnh ngọc hang động đã được hãng Yahoo đưa lên trang tìm kiếm Bing của mình để phổ biến vẻ đẹp của Sơn Đoòng ở mức độ toàn cầu.



Thạch nhũ vĩ đại bên trong tour du lịch đắt giá.



Đủ các kiểu kiến tạo của tự nhiên trong hang động này.



Dòng suối và con nước bên trong hang càng tô điểm vẻ lộng lẫy của Sơn Đoòng.


Không gian bên trong đó khổng lồ kỳ vĩ.


Du khách vãn cảnh trong thế giới từng bị thất lạc.




Điểm cắm trại trong Sơn Đoòng.



Đi theo du khách là những người khuân vác và phục vụ.


Tất cả họ là người bản địa từng đi rừng mưu sinh và nay họ mưu sinh bằng cách phục vụ.

Bài: Quốc Nam, Ảnh: Ryan Deboodt

Fansipan — Đi và trưởng thành



Tôi vừa chinh phục đỉnh Fansipan cách đây ba tuần, sau tất cả những dự tính, ấp ủ, háo hức, mong chờ một chuyến đi… vào năm sau. Có nghĩa là tôi đã đi sớm hơn dự định. Và cho đến giờ, mọi thứ vẫn như một giấc mơ.
Fanxipan mơ mộng

Cho đến khi đặt chân lên “nóc nhà” đó, Fansipan đối với tôi vẫn luôn là một giấc mơ khó thực hiện (chứ không phải là không thực hiện được). Hãy nhìn những điều mà nó đem lại: Niềm kiêu hãnh, sự tự hào. Kiêu hãnh lắm chứ, tự hào lắm chứ, vì đã vượt qua chính mình để thực hiện ước mơ không chỉ của bản thân mà còn của hàng trăm, hàng triệu con người khác trên thế giới. Rồi những bức ảnh để đời lưu lại khoảnh khắc bản thân đứng giữa mây trời mênh mông, giữa thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp. Mọi thứ đều có cái giá xứng đáng của nó. Phải nỗ lực, cố gắng thế nào người ta mới có thể thành công như vậy.

Chuyến đi của tôi bắt đầu một cách đầy tình cờ và ngẫu hứng. Một ngày trời không đẹp lắm, dưới áp lực của cơ số việc khác nhau, tôi ngồi than thở với đứa bạn rằng “giá như được đứng ở một chỗ nào đó thật cao, hét thật to để xả ra hết mọi thứ thì tốt” – “Thích thì đi leo Fan.” Câu nói bâng quơ của bạn đã đưa tôi đến chuyến đi vào hai tuần ngay sau đó. Càng đến gần ngày xuất phát, tôi càng nhiều thời gian suy nghĩ, mơ mộng về khoảnh khắc đứng trên đỉnh núi, chạm vào chóp kim loại huyền thoại, chạm vào giấc mơ của bản. Tôi đã mường tượng ra, sau khi vượt qua mọi khó khăn nơi núi rừng hoang vu, tôi cùng những người bạn của mình sẽ chụp lại vài bức ảnh kỷ niệm với những nụ cười rạng rỡ nhất, lá cờ Tổ quốc được giương cao nhất có thể. Và tất nhiên, không thể thiếu những bức ảnh đẹp vô cùng về biển mây cuồn cuộn và bầu trời xanh thẳm. Rồi chúng tôi sẽ dành một chút thời gian để ngồi lại, cố gắng gom lấy những hình ảnh biết rằng có thể là những hình ảnh chỉ nhìn thấy một lần duy nhất trong đời, tận hưởng cảm giác được thoát khỏi khói xe bụi bặm, khỏi bon chen xô bồ, tận hưởng sự yên an và nói dăm ba câu triết lý về cuộc sống… Đó sẽ là những khoảnh khắc bình yên lộng lẫy, đầy tự hào trong cuộc đời của chúng tôi.

Ôm trọn giấc mơ đẹp đẽ đó, tôi đi.

Tỉnh mộng

Giấc mộng của tôi tan vỡ một phần khi biết số người sẽ chinh phục Fansipan cùng với mình ngày hôm đó. Chỉ riêng đoàn tôi đã khoảng 30 người. Con số đó còn phải nhân lên vài lần nữa. Điều này có nghĩa là, sẽ không có khoảnh khắc “ta với ta” hay những khoảnh khắc “tận hưởng niềm vui chiến thắng thầm lặng” hay bất cứ thứ gì đại loại như vậy. Nhưng tôi vẫn cố gắng dùng chút hi vọng mà an ủi bản thân rằng: “ Chắc họ chỉ xuất phát cùng mình thôi, chứ thời gian lên đó sẽ không bị trùng nhau. Mà đi như thế này nhỡ có bị làm sao còn có nhiều người giúp đỡ.”

Thêm một mẩu giấc mơ tan vỡ khi tôi được biết porter sẽ không mang nước hay bất cứ đồ đạc gì giúp mình. Nếu muốn họ mang đồ của bạn, bạn phải bỏ tiền ra thuê. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi hiểu được sức nặng của 4 chai nước. Những chai nước khoáng Lavie nửa lít ấy, bình thường cho không chưa chắc tôi đã lấy. Nhưng ở hoàn cảnh phải di chuyển liên tục mà chỉ có 2 chỗ bán nước với số lượng hạn chế và mức giá đúng giá “trên trời”, thì 4 chai nước còn hơn cả báu vật. Vì vậy sống chết cũng phải giữ lấy nó.

Những mảnh vụn vặt đó không đủ để đạp vỡ lòng quyết tâm của chúng tôi. Sức lực tràn trề, giấc mơ vẫy gọi, chúng tôi khoác balo và bắt đầu bước những bước đầu tiên.

Mọi người thường nói “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Bước qua những viên đá đầu tiên, vượt qua những rễ cây đầu tiên, leo lên những con dốc đầu tiên, chúng tôi vẫn nghĩ rằng mọi thứ thật đơn giản và hăm hở bước đi. Chỉ đến khi qua vài con dốc tiếp theo, và khi chứng kiến một vài người phải bỏ cuộc để quay lại, chúng tôi đã cảm nhận rõ sự mệt mỏi đang ập tới. Mọi người liên tục hỏi porter để biết còn bao xa sẽ tới điểm dừng đầu tiên. Các anh poter thì thật thà chất phác, không bao giờ đưa cái gọi là động viên an ủi vào trong câu trả lời. Chúng tôi chỉ biết kêu trời mỗi lần nghe các anh nói.

Trong suốt quá trình di chuyển, chúng tôi liên tục phải uống C, nhấm nháp socola để giữ sức và hồi phục sức lực. Những câu chuyện phiếm, tiếng cười, thậm chí là cả tiếng hú hét như bầy khỉ hoang giữa núi rừng gọi nhau cũng phần nào giúp chúng tôi quên đi mệt mỏi mà tiến về đích. Cho đến khi nhìn thấy điểm dừng chân ở độ cao 2.200m, chúng tôi đứa nào cũng mừng rỡ như điên, lao như tên bắn đáp vào bãi đất, đặt mông xuống và tận hưởng cảm giác được hồi sinh sau hành trình dài mệt mỏi vô cùng tận.

Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chúng tôi chỉ có một chút thời gian để ăn uống và nghỉ ngơi, bởi trời sẽ tối rất nhanh. Bữa trưa đơn giản với thịt gà rang, trứng luộc, cơm nắm, xôi ngũ sắc, dưa chuột và chuối được chúng tôi đánh bay, giải quyết gọn gẽ và nhanh chóng. Ngay sau đó, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình của mình, với áp lực về thời gian thúc giục phía sau.

Đoạn đường từ 2.200m lên 2.800m thực sự khiến chúng tôi bị sốc. Chúng tôi phải đi qua những đoạn vách đá bị cây chắn ngang, cheo leo hiểm trở. Chỉ cần sơ sảy trượt chân, chuyến đi này sẽ vĩnh viễn thành chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời, và tên chúng tôi sẽ được xướng trên báo đài, chúng tôi sẽ trở thành người quá cố nổi tiếng bất đắc dĩ…

May mắn là đã không có bất trắc gì xảy ra. Điểm dừng chân tại 2.800m được chào đón chúng tôi một cách thuận lợi cả về thời gian và sự an toàn. Nhưng những hạt sạn trong chuyến đi cũng bắt đầu từ đây. Vì số phòng ngủ trong nhà có hạn, mọi người bắt đầu đố kỵ, tranh giành, mâu thuẫn lẫn nhau. Sự ồn ào của các phòng trong thời gian ngủ của mọi người cũng đã khiến một số thành viên nổi khùng, gây hấn, dọa nạt đánh nhau. Tuy cuối cùng mọi việc cũng được giải quyết êm xuôi và chúng tôi được ngủ một giấc yên lành đến sáng, nhưng rõ ràng những việc đó đã khiến mọi người thêm phần ức chế, và hình thành bóng đen không đáng có giữa những điều tốt đẹp.

Ở chặng cuối của cuộc hành trình, con đường còn đáng sợ hơn trước gấp nhiều lần. Có hẳn một quả núi để mọi người vượt qua. Ngoảnh đầu nhìn lại, ai cũng khiếp đảm khi nhìn thấy những con người bé xíu đang cố gắng vượt qua đoạn đường đó. Lại có những đoạn dốc thẳng đứng, cách duy nhất để lên là bám vào dây và leo như những nhà leo núi chuyên nghiệp thực thụ. Rồi có những đoạn dốc đất thoai thoải lèn lẫn đất đá, chúng tôi vừa bò vừa lo một hòn đá vui tính nào đó sẽ tìm đúng đầu mình mà đáp xuống. Nhưng sau tất cả những khó khăn đó, cuối cùng chúng tôi cũng lên tới đỉnh.

Cảm giác đầu tiên của tôi là choáng ngợp vì… người quá đông. Phải nói rằng tôi đã thất vọng rất nhiều chút chứ không phải đôi chút. Tôi không hề có cảm giác mình là người chiến thắng khi đứng giữa gần trăm con người đang chen chúc, tranh giành nhau để chụp với cái chóp kim loại huyền thoại, và càng không có được sự yên tĩnh mong mỏi bấy lâu. Phải khó khăn và mất thời gian lắm, tôi mới tìm được vài chỗ vắng người để lưu lại cho mình những tấm ảnh kỷ niệm hiếm hoi.

Hành trình chinh phục đỉnh Fansipan đã giúp tôi tỉnh mộng.

Trưởng thành

Sau những giấc mơ đẹp đẽ và những hòn đá tảng đè bẹp giấc mơ đó, tôi vẫn thấy rằng mình đã thu được khá nhiều điều đáng yêu: Những porter tận tâm, nhiệt tình, luôn theo sát đoàn để chắc chắn rằng không có ai trở thành nhân vật đi lạc thứ hai trên đường chinh phục đỉnh Fansipan; những người bạn vui tính, hài hước, thân thiện từ khắp mọi miền Tổ quốc; anh tour guide vô cùng đẹp trai, nam tính, giỏi giang hiểu biết; phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và biển mây đúng như mong đợi; và vô số những điều nho nhỏ nhặt nhạnh từ chuyến đi…

Nhưng thứ đáng giá hơn cả mà tôi thu được, đó chính là sự TRƯỞNG THÀNH. Sau khi hoàn tất chuyến đi (cả lên và xuống), tôi hiểu rằng chiến thắng không phải là khi ta đứng trên đỉnh, mà là khi đã trải qua tất cả và hoàn thiện điều mình mong mỏi một cách trọn vẹn. Thành công không phải là khi đến đích mà là cả một quá trình với sự nỗ lực không ngừng nghỉ.

Thành công mà tôi có được giúp tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ, tự tin rằng mình có thể làm được mọi thứ và sẵn sàng đương đầu cho bất kỳ điều gì sắp tới. Chỉ cần cố gắng, tôi sẽ làm được.

Niềm vui không ít, thất vọng cũng nhiều, nhưng đó là một hành trình đáng giá. Và bất cứ cuộc hành trình nào cũng đều đáng giá cả. Cho sự trưởng thành, lớn lên từng ngày của mỗi chúng ta.

Tôi tin như vậy.

Có những day dứt không gọi thành tên





1. Nhớ mãi một lần, có đứa bạn ngồi bàn sau bị băng ghế dài đổ vào chân. Đau quá, nó không kêu nhưng nước mắt trào ra. Ngày ấy cách nghĩ của tôi rất đơn giản và ngu ngốc là dẫu mình có hỏi han nó thì cũng chẳng làm nó bớt đau đi, vì thế không cần phải hỏi, một lúc cơn đau sẽ tự qua thôi. Bao nhiêu năm qua đi, đứa bạn bị đau là nó có lẽ đã quên chuyện ấy từ lâu rồi, còn người không bị đau là tôi thì vẫn ân hận, day dứt mãi vì cách suy nghĩ thiển cận của mình. Ngày ấy, tôi không nghĩ được rằng, nó khóc không chỉ vì đau mà còn vì có những đứa bạn thờ ơ, lãnh cảm như tôi.

2. Một lần khác, khi tôi đã laà sinh viên rồi mà vẫn còn cư xử hời hợt, vô tâm không kém. Đó là ngày lễ noel, có một đứa bạn cũ hồi cấp 3 gửi buư thiếp chúc mừng cho tôi qua đường bưu điện. có lẽ nó định gây bất ngờ và thêm chút lãng mạn cho cuộc sống của tôi nên không trao thư tay dù hai đứa đang học cùng trường, ở cùng một khu kí túc xá. Thế mà đáp lại nó là sự im lặng tuyệt đối của tôi, không một lời cảm ơn, không một câu hồi đáp rằng” tao đã nhận được món quà của mày.” Chẳng là dạo ấy xung quanh tôi có nhiều bạn mới quá, nhiều người yêu quý tôi quá nên thêm một món quà của người bạn cũ cũng chỉ là chuyện bình thường, không có gì phải xúc động cho lắm. Nỗi ân hận cứ theo tôi mãi đến gần đây mới có dịp được bộc bạch lòng mình với nó để xua đi cảm giác có lỗi năm nào.

3. Một đứa bạn thân của tôi rất thích làm thơ. Thơ của nó không hẳn là hay nhưng có nhiều hình ảnh mới lạ và độc đáo đến khó hiểu. Nó thường hay giấu diếm bạn bè cho tôi đọc đầu tiên. tôi không nhớ rõ lúc đó mình có nói gì không, chỉ biết chắc là tôi chưa bao giờ tin tưởng vào tài làm thơ của nó nên cũng chưa bao giờ khích lệ hay truyền cảm hứng cho nó tiếp tục sáng tác. Bây giờ khi tập tành viết lách tôi mới hiểu được cảm giác của người thích viết là như thế nào. Tôi muốn nói với nó một câu động viên, khích lệ quá chừng nhưng nó đã chẳng còn trên đời để nghe những lời “vàng ngọc” của tôi nữa rồi. Ôi thật đáng thương cho cái sự tự nhận thức quá đỗi muộn màng của tôi.

4. Chưa hết, có một sai lầm ám ảnh tôi ghê gớm nhất. Đó là chuyện bố đứa bạn của tôi bị bệnh hiểm nghèo và qua đời. Tôi với nó thân nhau vô cùng nên khi nó gặp chuyện buồn bã, đau lòng như thế, tôi không thể đứng ngoài được. Đêm ấy, tôi rủ mấy đứa nữa ở lại nhà nó để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ. Nhà có đám, không ngủ được, nên thỉnh thoảng mấy đứa tôi lại quay ra trò chuyện với nhau mà không hề nghĩ rằng đứa bạn đang thiêm thiếp trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê nằm kia cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu về điều đó. Sau này khi mọi chuyện đã qua đi, nó nói với tôi rằng “thà đêm ấy mày đừng ở lại thì hơn.” Một câu trách móc nhẹ nhàng hay là một lời kết án đanh thép cho sự vô tâm, nông cạn của tôi.

Kết. Tất cả, tất cả những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt, đơn giản ấy, đủ sức góp thành một nỗi ân hận lớn trong tôi. Bất cứ khi nào cũng có thể biến thành đám mây đen kéo về đầy tâm trí. Nếu không tự nhận ra để sửa chữa có lẽ chẳng mấy chốc tôi sẽ là người dửng vô cảm trong mắt hết thảy mọi người. Nhờ vậy, tôi cũng thấm thía một điều: khi mình đối tốt với một ai đó thì rất dễ để quên đi nhưng khi mình cư xử không phải với người khác thì sẽ ân hận mãi, thậm chí là suốt đời.

Phương Liên

"Không phải tôi về hưu nói cho sướng miệng"


"Nhà nước phải đi kèm theo cơ chế gắn trách nhiệm cụ thể. Ai không làm được phải từ chức hoặc bãi miễn để cho người khác có năng lực làm. Không thể để trì trệ kéo dài, khổ dân, khổ nước" - ông Nguyễn Minh Nhị nhận định.


Ông Nguyễn Minh Nhị. Ảnh: Duy Chiến

Tuần Việt Nam giới thiệu phần cuối Bàn tròn Một phần tư thế kỷ VN xuất khẩu lúa gạo, với sự tham gia của các khách mời: GS.TS Võ Tòng Xuân, nhà nông học, Hiệu trưởng ĐH Tây Đô; PGS.TS Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp; ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Kỳ 1: Chậm cởi trói, cái giá phải trả rất đắt / Kỳ 2: Vì sao những người tạo kỳ tích cho VN vẫn nghèo? / Kỳ 3: Những 'bàn tay' thao túng chẳng chừa chiêu trò nào

Xây dựng nền SX công nghệ cao
Trừ thị trường châu Phi, hiện nay các nước mua gạo của VN đều là các quốc gia có GDP bình quân trên đầu người cao hơn VN rất nhiều. Một trong những nguyên nhân ta phải bán gạo giá rẻ cho họ là vì ta SX ra quá nhiều, chiếm tới ¼ sản lượng giao dịch trên thế giới.
Xin GS Võ Tòng Xuân và TS Vũ Trọng Khải chia sẻ những giải pháp để giải quyết nghịch lý này?


GS Võ Tòng Xuân. Ảnh: DNSG

GS.TS Võ Tòng Xuân: Để cây lúa VN đem về lợi tức cho người trồng lúa và danh tiếng cho đất nước, chúng ta cần đổi mới cách sản xuất mặt hàng có ảnh hưởng đến đời sống của gần 80% dân số VN.
Trước tiên, chúng ta phải chủ động về đầu ra. Một Tổng Công Ty Lương thực (TCTLT) được cải tổ sẽ gồm những doanh nhân lão luyện trên thị trường quốc nội và quốc tế tranh thủ lấy đơn đặt hàng của khách hàng tiềm năng tại các thị trường thiếu gạo. Phải biết năm tới người ta cần bao nhiêu gạo, loại nào. TCTLT sẽ kết nối công ty con của mình ở các tỉnh với các khách hàng quốc tế đó.
Công ty con này có vùng nguyên liệu đã được qui hoạch, có nông dân trong các hợp tác xã được huấn luyện kỹ năng trồng lúa theo qui trình Việt GAP hoặc Global GAP sẽ sản xuất đúng loại nguyên liệu mà CTy con cần để chế biến ra gạo có thương hiệu để cung cấp cho khách hàngđúng khối lượng và chất lượng, đúng thời điểm, và đúng giá.
Nông dân sẽ không còn tự phát trồng linh tinh nhiều loại lúa như trước nữa. Và họ cũng sẽ dồn điền lại để có thể cơ giới hóa nhiều khâu canh tác, nhất là khâu thu hoạch, để có thể hạ giá thành sản xuất lúa. Với khối lượng lúa vừa phải, không thặng dư, thì qui luật cung cầu sẽ ấn định giá lúa tăng lên. Giá lúa sẽ do một "Ủy ban Giá lúa" ấn định gồm có đại diện Bộ NN&PTNT (TCTLT), Bộ Công Thương, đại diện DN lưu thông gạo (VFA), đại diện nông dân trồng lúa.
PGS.TS Vũ Trọng Khải: Đã có nhiều ý kiến đưa ra như thay đổi cơ cấu cây trồng, đưa lúa gạo vào làm thức ăn cho gia súc, gia cầm v.v... Hàng năm nước ta xuất gạo được khoảng trên dưới 3 tỷ USD thì cũng phải dành chừng ấy tiền để nhập nguyên liệu làm thức ăn gia súc.
Còn với việc tăng hiệu quả cho hạt gạo, theo tôi phải xét hai yếu tố. Trước hết là người nông dân, họ đã có kỹ năng để chuyển đổi chưa? Kỹ năng chính của nông dân vùng ĐBSCL, nơi làm nguồn gạo xuất khẩu chính cho cả nước, chỉ là ba sản phẩm chính: Lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thuỷ sản.
Thứ hai là điều kiện tự nhiên của ĐBSCL có cho phép chuyển đổi không? Theo tôi biết là rất khó, nếu không nói là không thể.
Cho nên, muốn thay đổi cơ cấu SX trong khu vực ĐBSCL thì phải xét tới hai yếu tố trên, chứ không phải thích thì nói rồi không làm được.
Tiếp theo chúng ta phải xây dựng thành chuỗi sản xuất cho sản phẩm, chứ không phải cứ làm ra rồi không biết bán cho ai, hoặc làm ra mà giá cao hơn giá nhập khẩu thì cũng chết nông dân. Như mặt hàng bắp chẳng hạn.

PGS.TS Vũ Trọng Khải. Ảnh: Duy Chiến

Kể cả phương án chuyển lúa gạo sang làm thức ăn cho gia súc, gia cầm thì cũng phải xây dựng thành chuỗi. Phải nghiên cứu tất cả các điều kiện thị trường trong và ngoài nước để hình thành chuỗi SX. Và chuỗi bây giờ là chuỗi toàn cầu chứ không phải chuỗi quốc gia. Rất nhiều nước xây dựng chuỗi phải mất vài năm chứ không phải có ngay được.
Tôi đã nhiều lần nói chúng ta không cần xây dựng các khu công nghệ NN cao mà cần xây dựng nền SX NN công nghệ cao. Đó chính là nội dung của hiện đại hoá NN. Hiện đại hoá trong quản lý là chuỗi; hiện đại hoá về kỹ thuật là giống, kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản và tiêu thụ... Cả thế giới đi lên đều phải làm như vậy.
Không thể chậm trễ hơn
Để "giải cứu" kịp thời cho nông dân trồng lúa cũng như hạt gạo xuất khẩu của VN, theo các ông, về mặt cơ chế, chính sách... chúng ta cần có những giải pháp nào?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Như tôi đã nhấn mạnh nhiều lần là không thể chậm trễ hơn nữa. Phải xuất phát từ cơ chế. Đây là việc lớn, phải có vai trò của Chính phủ, nếu không tính hoặc tiếp tục tính sai thì hệ quả sẽ tệ hơn nhiều.

Phải tái cấu trúc bộ máy quản lý ngành NN từ "dàn hàng ngang", "phân khúc cắt đoạn", không ai chịu trách nhiệm đầu tiên và sau cùngnhư hiện nay. Nếu không thì không nên bàn thêm tái "cơ cấu sản xuất" làm chi cho rối rắm, mất thời giờ. Tôi nói vậy vì tôi từng chịu trách nhiệm đầu tiên và sau cùng trước Tỉnh ủy An Giang đối với ngành NN An Giang từ tháng 3/1988 đến 1992 nên có kinh nghiệm, chứ không phải hưu rồi nói cho "sướng miệng"!
Phải thiết kế mô hình quản lý thế nào làm cho các thành phần tư nhân yên tâm mà cạnh tranh lương thực nói riêng, nông-lâm-thủy sản nói chung. Để cho họ không sợ bị thành phần quốc doanh lấn lướt, chi phối và cũng không dựa vào quốc doanh để chia quota thì họ mới tự tin và trưởng thành.
Kiểu quản lý vừa qua của ta làm cho họ "đứt dây thần kinh cảm hứng" này rồi. Mười năm tôi về hưu, lao động sản xuất trong nông nghiệp tôi thấy các DNNN trong nông nghiệp lúc đầu có vai trò "bà đỡ", nhưng càng về sau vai trò này càng mờ. Còn các CTy CP mà vốn Nhà nước chi phối thì cũng là quốc doanh.
GS.TS Võ Tòng Xuân: Bộ Nông Nghiệp&PTNT đã ban hành một số dự án tái cơ cấu NN (ví dụ, cây lúa) nhưng vẫn theo vết cũ: phân công cho các ngành, rồi mạnh ai nấy làm. Một chuỗi giá trị nếu để nguyên thì sau cùng sẽ đến đích đúng. Nhưng nếu tháo ra mỗi ngành phụ trách một khoen, thì khi ráp lại chắc sẽ không suôn sẻ... Tôi rất đồng tình và nhấn mạnh rằng, SX và tiêu thụ phải đi vào chuỗi. Và chính sách cũng phải đi theo chuỗi.
PGS.TS Vũ Trọng Khải: Tôi lại cho rằng dứt khoát phải tạo ra nhân tố mới cho NN thì mới thoát được tình cảnh hiện nay. Nhân tố mới là những yếu tố mới hoàn toàn chứ không phải tái cấu trúc hay tái cơ cấu. Hai việc khác nhau cơ bản.
Tái cấu trúc thì cũng giống như có sẵn cái nhà tranh, nay muốn xây dựng lại thành nhà lầu, biệt thự mà vẫn sử dụng những vật liệu cũ sẵn có. Cần xây dựng lại dựa trên các yếu tố mới.
Các yếu tố mới ở đây chính là nông dân lớn và các HTX, DN chế biến sâu đủ sức tạo ra giá trị gia tăng lớn. Ví dụ hiện nay có công ty đã thí điểm thành công và đã đưa ra thị trường gạo mầm bán tại TP.HCM giá 60.000 đồng/kg và xuất khẩu qua Nhật được 6-7 USD/kg. Phải chế biến sâu có chất lượng cao thì mới bán được giá cao, nhờ đó thu lợi nhuận cao.
Chính sách của Nhà nước phải theo sát và hỗ trợ kịp thời. Trước đây tôi đã nói về chính sách thuế với gạo chất lượng cao xuất khẩu, người ta mới mở được thị trường lập tức đánh thuế ngay là triệt tiêu động lực phát triển của doanh nhân.
Ai không làm được thì phải thay
Thưa ông Nguyễn Minh Nhị, từng là Giám đốc Sở NN&PTNT, rồi Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông nhìn nhận ra sao về nguyên nhân gốc rễ của sự tụt hậu trong ngành NN?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Nguyên nhân bắt đầu từ con người! Vì vậy, muốn xây dựng lại hoặc tái cấu trúc như cách thường gọi, thì phải bắt đầu từ con người, tức khâu tổ chức và quản lý Nhà nước phải đi kèm theo cơ chế gắn trách nhiệm cụ thể. Ai không làm được phải từ chức hoặc bãi miễn để cho người khác có năng lực làm. Không thể để trì trệ kéo dài, khổ dân, khổ nước.
Tôi được biết, hồi đầu năm nay, Chủ tịch nước đã mời ông cùng nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, nguyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đến để lắng nghe "hiến kế" về nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có lúa gạo. Ông đã gửi đến cuộc gặp những ý kiến gì?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi gửi đến các kiến nghị về đất đai, sản xuất - kinh doanh, về tổ chức và quản lý Nhà nước:
Về đất đai, nếu Luật đất đai giữ nguyên khái niệm Quyền sử dụng thì trong mục "Nhà nước thu hồi đất" phải sửa lại là "Nhà nước mua lại đất". Như vậy đất mới của nông dân và người nông dân yên tâm đầu tư vào đất; Bỏ hạn điền 3 ha đi đôi với buộc phải trực canh, không cho phát canh thu tô; phạt nặng đất bỏ hoang, hóa.
Về SX - KD, cần khuyến khích hình thức trang trại quy mô lớn hàng trăm ha trồng lúa, cây CN dài ngày như mía đường, cao su, cà phê... Hàng chục ha nuôi tôm, cá... Có chính sách hỗ trợ nông dân ít đất bán đất cho chủ trang trại để chuyển nghề.
Nhà nước thu hồi (MUA) đất của nông dân thì phải bảo đảm cho nông dân được chuyển đổi nghề cụ thể, không nói chung chung làm bần cùng hóa thêm cho nông dân nghèo;
Bỏ quốc doanh lúa gạo, nếu còn cục dự trữ quốc gia. Nếu còn Vinafood 1, Vinafood 2 thì họ phải bình đẳng với các DN tư nhân và DN cổ phần khác về cấp vốn, quota, thuế;
Bỏ các trợ cấp mà WTO cấm, nhưng kiên quyết giảm thiểu các đóng góp gọi là nghĩa vụ đối với nông dân, nhất là cho xây dựng nông thôn mới, các loại thuế VAT, thuế thu nhập đối với các sản phẩm NN, trước hết là lương thực -thủy sản... Phải công bằng với mặt bằng chung giữa các ngành SX và trong ngành NN trên phạm vi toàn quốc. Thà đói thì cứu trợ.
Đặc biệt tôi nhấn mạnh đến vai trò người đứng đầu các cơ quan đơn vị với cơ chế trách nhiệm rõ ràng và phải thực hiện quyết liệt thì mới thúc đẩy vai trò kiến tạo, quản lý và điều hành của Nhà nước. Các cơ sở viện trường phục vụ nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi cần được đầu tư, nâng cấp. Cơ sở nào không có sản phẩm thì thay người, thay người 3 lần trong 3 năm mà không lên thì giải thể cho nhẹ ngân sách Nhà nước.
Sản phẩm trí tuệ của nhà khoa học, của nông dân phải có cơ quan, có người biết để công nhận và mua bán. Cơ quan có chức năng này mà không làm được thì phải thay người đứng đầu cho đến khi làm được. Hiện nay người có học, có chức, có nhiệm vụ mà làm không ra sản phẩm trí tuệ, ăn cắp ý tưởng lòng vòng, nhất là của nông dân là một hiện tượng sa đọa về đạo đức xã hội và triệt tiêu sản xuất.
Xin cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian chia sẻ cùng Tuần Việt Nam những vấn đề rất cấp bách trong phát triển nông nghiệp VN hiện nay. Hẹn gặp lại quí vị tại các toạ đàm tiếp theo của Tuần Việt Nam.
Duy Chiến
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/205847/-khong-phai-toi-ve-huu-noi-cho-suong-mieng-.html

Văn phòng chính phủ trả lời về vụ hối lộ quan chức 2,2 triệu USD


Chiều tối 7-11, ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đã trao đổi với PV về thông tin công ty Bio-Rad của Mỹ bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc giả mạo chứng từ để che giấu các khoản thanh toán và đã trả 2,2 triệu USD để hối lộ quan chức tại Việt Nam từ năm 2005 đến 2010 để giành hợp đồng trúng thầu thiết bị y tế.



Ông Nên cho biết: “Sau khi nhận được thông tin qua báo chí nước ngoài và trong nước về vụ Bio-Rad, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo ngay Bộ Y tế và Bộ Công an xác minh làm rõ thông tin liên quan để có hướng xử lý”. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết như vậy về thông tin công ty Bio-Rad của Mỹ hối lộ quan chức Việt Nam 2,2 triệu USD.




.Thưa bộ trưởng, vậy quan điểm của Chính phủ trong vụ việc công ty Bio-Rad cụ thể như thế nào?


+ Trước mắt do chưa có cơ sở cụ thể nên Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế làm việc và đề nghị phía đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cùng phối hợp với các cơ quan liên quan của Mỹ hỗ trợ Việt Nam điều tra làm rõ thông tin trên. Bộ Công an đang khẩn trương làm rõ việc có hay không thông tin “lại quả” này. Quan điểm của Thủ tướng là kiên quyết xử lý nghiêmnếu việc hối lộ quan chức ngành y tế Việt Nam 2,2 triệu USD là có thật.


Trong vụ công ty Nhật hối lộ một số lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam đã làm việc trực tiếp với Thủ tướng Nhật để đề nghị hỗ trợ chứng cứ. Sau đó, tháng 5-2014, Bộ Công an đã khởi tố sáu lãnh đạo, cán bộ của Tổng Công ty Đường sắt. Chính phủ rất kiên quyết xử lý những trường hợp như thế bởi vi phạm của cán bộ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, lợi ích nhân dân.


. Mặc dù Chính phủ quyết liệt xử lý sai phạm nhưng có một thực tế là những vụ “bôi trơn”, đưa hối lộ của các công ty nước ngoài cho một số quan chức Việt Nam đều do cơ quan chức năng nước ngoài chứ không phải do cơ quan chức năng của ta phát hiện?


+ Thực ra cơ quan chức năng nước ngoài phát hiện được là do họ nắm được sai phạm từ gốc của công ty đó tại nước họ thông qua kiểm toán, thuế… Các công ty thực hiện hành vi “lại quả’ đã bị cơ quan chức năng nước ngoài giám sát ngay từ đầu, từ nguồn nên phát hiện ngay sai phạm ở điểm nào. Không phải cơ quan chức năng ta không phát hiện được mà do hoạt động của các công ty nước ngoài thường do nước đó giám sát, kiểm tra từ gốc nên mới phát hiện. Hiện phải chờ kết luận điều tra cụ thể vụ Bio-Rad rồi từ đó mới xem xét mình yếu chỗ nào, sơ hở điểm nào để làm rõ nguyên nhân, đưa ra giải pháp đề phòng.


Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo để phòng ngừa, ngăn chặn việc thiếu minh bạch trong đấu thầu, đầu tư kinh doanh để môi trường đầu tư thuận lợi, đảm bảo ngân sách sử dụng đúng, đảm bảo tiền thuế của nhân dân không bị sử dụng sai. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ việc vi phạm xảy ra, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường giám sát, rà soát để xử lý nghiêm cán bộ vi phạm.


. Cáo buộc của cơ quan chức năng Mỹ cho rằng phía Bio-Rad đã “lại quả”, đưa hối lộ cho các quan chức trong ngành y tế, hiện tại phía Việt Nam đã làm rõ được các cán bộ liên quan chưa, thưa ông?


+ Như tôi đã nói, tại thời điểm này chưa có cơ sở cụ thể để đưa ra kết luận. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Công an và các cơ quan liên quan khẩn trương xác minh, điều tra để có báo cáo Thủ tướng và công bố cho công luận, nhân dân biết. Theo đó, việc điều tra phải khách quan, công tâm, nếu có sai phạm thì xử lý nghiêm cán bộ để làm trong sạch bộ máy hành chính công.


. Xin cám ơn bộ trưởng.


Nguyễn Đức
Bộ trưởng Bộ Y tế: “Chờ cơ quan điều tra làm rõ”


Bên lề Quốc hội ngày 7-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao đổi với báo chí xoay quanh vụ Bio-Rad.


. Đã xác định công ty Bio-Rad làm ăn với ai ở Việt Nam hay chưa, thưa bà?


+ Chưa, bây giờ phải chờ các cơ quan công an, thanh tra đang làm. Phía thanh tra cũng có văn bản cho biết phải chờ kết quả.


. Trong quá trình vào Việt Nam, chắc công ty này cũng phải qua Bộ Y tế?


+ Họ phải có giấy phép nhập khẩu hàng.


. Đơn vị nào từng làm ăn với họ?


+ Vì từ 2005 đến 2009 nên phải có rà soát, không thể có số liệu ngay được.


. Vậy mình nhập khẩu qua Bio-Rad những mặt hàng nào?


+ Chờ cơ quan điều tra, chờ các báo cáo của các đơn vị theo công văn của Bộ. Hiện không có số liệu nào để nói cả.


. Sau khi có một số thông tin liên quan, Bộ có khảo sát hay tìm hiểu chưa?


+ Đã thành lập đoàn và đang làm.


. Phản hồi thư ngỏ thế nào, thưa bà?


+ Bộ có hiệp định hợp tác y tế song phương nên chắc chắn họ sẽ trả lời và họ sẽ phối hợp thôi. Nhưng thư mới gửi đi hai ngày nên chưa thể có trả lời.


. Đại biểu Nguyễn Văn Tiên cho rằng tiền hoa hồng, bôi trơn rất tinh vi, được đưa vào trong các hội thảo này kia....


+ Anh Tiên nói vậy cũng khó. Theo tôi thì phải chờ cơ quan điều tra. Mình đề nghị nhưng không có số liệu trong tay, không có chứng cứ, nói sao được. Bây giờ cứ phải chờ kết quả xong rồi phán xét.


THU NGUYỆT ghi

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Lê VĂN LANG MUỐN TREO CỔ





Lê Văn Lang sau một thời gian về Việt Nam ăn chực chạy chọt tìm kiếm cái giấy chứng nhận có công trình nghiên cứu Tiếng Việt để trở về Mẽo gỏ đầu đám con nít Da Vàng Việt kiếm tiền chống đói nhưng chẳng được. Cái Bản đồ Chính tả vốn chỉ là cái Bản đồ thổ tả được mữa ra bởi bộ óc vừa ngu vừa dốt vừa lú của Lê Văn Lang.
Bao nhiêu tiền dành dụm mua vé máy bay bay đi bay về mấy lượt đổ sông đổ biển; không còn hy vọng sống nơi thiên đường đô la xứ Mẽo; Lê Văn Lang nhà ta có ý định treo cổ tự sát.
Hội Đoàn Bắt Mấy Cụ Cộng Sản do con chó Chăn Dê Miền Nắng Lạnh thành lập nghe tin Lê Văn Lang treo cổ tự sát thì bàn tán
Tiếu Ngạo Giang Hồ nghe nói, cười nhạt:

- Hắn treo cổ à? Cứ đợi đấy, còn lâu nhé!

Huy Hoàng.Trân nghe thấy, bảo:

- Thật không? Nghe nó nói từ lâu rồi mà!

- Chắc hắn lại dở quẻ gì đây! Mình Lông nghi ngờ, thu hết cả đám lông lại.

- Thế thì tìm đến cái cây nó treo cổ ấy, xem thử có thấy gì không?

Hội đoàn Bắt Mấy Cụ Cộng Sản đua nhau bàn tán tranh cãi rất sôi nổi. Kẻ tin là thật, đứa bảo làm sao mà tin được!

Tin này đến tai Chó Chăn Dê Miền Nắng Lạnh liền đi tìm Lê Văn Lang để biết rõ thực hư. Thấy Lang đang ngồi dưới gốc cây, nước mắt giàn giụa, Chó Miền Nắng Lạnh vốn dĩ có tấm lòng Hơn Cả Yêu Thương cũng động lòng, quên đi chuyện nhiều lần Lang đã làm hỏng việc của nó mà ân cần hỏi:

- Anh làm sao thế? Vì sao lại định treo cổ tự sát?

- Tôi thật không muốn sống nữa. Muôn loài  không ai muốn gần tôi. Ai cũng thù hận, thậm chí chỉ vừa nghe tới tên tôi, người ta đã đua nhau chửi rủa, mắng nhiếc. Thực ra, tôi cũng có muốn làm điều ác đâu. Tôi phải làm thế chỉ vì để sống, vì khỏi chết đói. Trời ơi! Vì sao mọi người cứ nguyền rủa tôi như thế?

Nói xong, nước mắt Lang càng đầm đìa.

- Tôi không muốn sống nữa. Tôi biết anh là người yêu thương Hơn Cả Yêu Thương. Mong anh hãy giúp đỡ tôi, tìm giúp tôi một sợi dây thừng. Anh cứ tới chỗ chuồng dê ấy. Anh chẳng được mọi người rất tín nhiệm đó sao?

- Được rồi! Tôi sẽ đi tìm giúp anh!

- Vô cùng cám ơn anh. Nhân tiện, cùng với sợi dây thừng, anh bắt giúp tôi một con dê nhỏ, lâu lắm tôi chưa được ăn món này. Đây là mong ước cuối cùng của tôi đấy.
He he... Đố ai biết  Chó Chăn Dê Miền Nắng Lạnh yêu thương Hơn Cả Yêu Thương đã làm gì?

Đừng bận tâm những lộng ngôn/ Nhóm thơ Ngựa Trời trở lại?




Nhóm thơ Ngựa Trời trở lại?
Trình diễn thơ là một phong cách sống hiện đại để giải tỏa tức thì tâm trạng sống. Đọc thơ không còn thụ động, ê a, rề rà chữ nghĩa mà còn kết hợp các động tác như tay chân, thân thể, các hình thái cử chỉ. Nhóm thơ Ngựa Trờitrong chương trình Performance Poetry chủ đề 'Under Southern Sky – Dưới Vòm Trời Phương Nam' vừa qua đem lại nhiều thú vị cho khán giả...
Đời sống hiện đại có cần thơ? Xin trả lời ngay là: Có! Nhưng phải với một tinh thần khác, hình thái khác! Nói chung là tự do trong hình thức sáng tạo và biểu đạt! Tính tương tác với công chúng tức thì. Performance Poetry đã là chủ thể! Nếu không thay đổi thì sao? Thơ cáo chung! Thơ chết! Hay nhà thơ không còn tồn tại trong ký ức và trí nhớ của bạn đọc nữa! Bởi nó quá diêm dúa, màu mè và vô ích!...




Nhà thơ Nguyệt Phạm của nhóm thơ Ngựa Trời đang trình diễn thơ


Tôi nghĩ việc thu hồi tập thơ Dự báo phi thời tiết (Nxb.Hội Nhà văn 2005) củanhóm thơ Ngựa Trời cách đây chừng 1 thập kỷ nói lên sự bối rối của các tiếp nhận và quản lý. Tập thơ xuất hiện khá mới về thơ, trình bày và hình thức. Trong đó chỉ có một số hình ảnh các nhà thơ nữ vẽ mặt, dán thuốc ngừa thai lên mặt, hóa trang, bôi xanh đen đỏ... những phản chứng về tâm lý của họ trong đời sống, trong cơn sáng tạo đều bị quy kết suy diễn có vấn đề (!?)... Nhưng vấn đề lớn nhất của văn hóa và thi ca là gì? Hội nhập - Phát triển - Giữ được cá tính nghệ sĩ. Chúng ta không thể tắm mãi trong cái ao làng bẩn bùn và dơ dáy! Chúng ta không thể nhắm mắt theo kiểu "thế giới ở bên ngoài"; "thế giới không có trong tôi"; "Thế giới đã chết"! Thất vọng nhất trong tôi là hình ảnh ông Vương Trí Nhàn, nhà phê bình cũng là người biên tập tác phẩm không bảo vệ được chính kiến công việc ông! Vừa lộ ra ánh sáng, nhà phê bình mù lòa lại dẫn thơ vào mê lộ tối tăm... Hành trình văn học chuyển dạ trong đêm hay tiếp tục đi đêm với giấc mộng bao giờ Dự báo phi thời tiết?




Khương Hà đã xuất bản tập thơ Kim Tuyến Đỏ


Để gần mười năm sau tập thơ, nhóm Ngựa Trời mới chính thức trở lại trong chương trình Under Southern Sky – Dưới Vòm Trời Phương Nam tại Và cũng là nhóm cho thấy sự thiết thực của thơ với đời sống hiện đại. Ít ra là một Sài Gòn hiện đại. Thật khó hình dung một Sài Gòn - không - thơ? Nhưng rõ ràng thơ đang bị đào thải hay bị quên. Thứ thơ thẩn ba lăng nhăng, rên rỉ thê thảm không còn chỗ đứng! Thơ phải khác! Thơ cần trở về trạng thái chuyển động thẳng đứng của nó! Đó là cùng trục với đời sống! Chứ không phải đời sống đứng - Thơ nằm! Đời sống chết mệt - Thơ ru ngủ!




Phương Lan, thành viên chủ chốt của nhóm Ngựa Trời còn ký bút danh eL

Và cả thứ thơ tán gái vần vèo vớ vẩn nữa! Chắc cũng phải cho xuống cống! Thơ không còn trang điểm hay hang ổ di trú tuyệt vọng của tâm hồn! Thơ phải hú gào cùng nhạc Rap - Rock! Thơ lên đồng với nhạc remix, dance pop... Nói chung, nó phải có cuộc giao phối tưng bừng, tự do, nhịp điệu hoan vũ cùng chất sống thị dân bừa bãi, phức tạp và hỗn độn! Tôi thú vị nhận ra rằng, hơn ai hết, chính các nhà thơ nữ không còn ở thế thụ động, "nằm dưới", co duỗi theo ý thích của một ai đó hay điều lệnh mà họ đã đọc vị rất nhanh các phản xạ hiệu ứng mới của cơn bão tâm lý, thời cuộc và ngôn ngữ. Những bài thơ của Nguyệt Phạm, Khương Hà, Nguyễn Thúy Hằng, eLan... đưa khán giả từ thái độ miễn cưỡng với thơ sang việc đành chấp nhận tính Ngựa hay những bước đi mới của Ngựa trong thơ! Nữ tính nhanh nhạy phát hiện với những cơn trở dạ của chính mình để rà sóng, tìm thấy tín hiệu giữa cơn bão thay đổi chóng mặt và tình người phân tâm.




Những thi phẩm đã xuất bản của nhóm thơ Ngựa Trời gây chú ý, tranh luận suốt thời gian qua như Dự báo phi thời tiết (in chung 5 tác giả), Mắt giấy (Nguyệt Phạm), Kim tuyến đỏ (Khương Hà)...và nhiều cuốn khác

Buổi đọc thơ rất nhiều đối tượng tham gia. Từ trí thực, người trẻ tuổi, nghệ sĩ, nhân viên văn phòng, khách nước ngoài... ai cũng tìm thấy chính mình qua phần đọc - song ngữ và trình diễn - khá đắt địa. Rõ ràng Performance Poetry đã tìm thấy ưu thế giữa lòng Sài Gòn khi thơ không chối từ sự phức cảm, hung hiểm, hoang bạo, có phần độc tài gia trưởng trong cách nhìn khắc khe, gia trưởng của kiểm duyệt văn hóa. Nên chăng, cần một cái nhìn phản tỉnh và tri thức của một xã hội dân chủ. Thơ chính là những tiếng nói người nhất, nhân bản nhất cần nuôi dưỡng và nâng niu...







Kết thúc bài viết này tôi bỗng dội về tức thì trong trí nhớ hai hình ảnh khá bạo liệt, ấn tượng về người nghệ sĩ cùng sự trôi dạt muôn vẻ trong đời sống hiện đại.
Một lần nhà thơ Trần Nghi Hoàng kể, ông đã cầm một chiếc xe hơi cũ kỹ để lấy một số tiền ít ỏi du hí xuyên nước Mỹ cùng nhà nghiên cứu triết học Phạm Công Thiện.Ở Sài Gòn ai đã từng mê sách có lẽ không ai không biết cái tên Phạm Công Thiện. Dù sách viết nghiên cứu, triết học... của ông thuộc hạng "đỉnh" riêng tôi vẫn nghĩ ông thuộc về phạm trù thơ, một nhà thơ. Những cuốn Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực, Ngày Sinh Của Rắn... là thơ hay những ghi chú thơ. Cách viết miên man vào những tử lộ tâm hồn bất cần ngữ pháp, dấu câu... hay giải phóng tất cả những rào cản hòng đạt được mục đích duy nhất phơi bày trần trụi sexy ý nghĩ người Nghệ sĩ. Cuộc lữ bụi bặm của ông Thiện và ông Hoàng vừa cô đơn, vừa hào phóng...




Rất nhiều nghệ sĩ và khán giả nước ngoài đến tham dự đêm thơ. Đó cũng là một nét đặc thù của văn hóa Thi ca hiện đại



Tôi kể chuyện trên đề hỏi, phải chăng xã hội càng hiện đại nhà thơ càng cô đơn? Không, nhà thơ vẫn cô đơn mọi lúc, mọi nơi. Bởi giấu trong hồn và chữ nghĩa họ là những ngòi nổ của sự phản tỉnh! Những trái phá vào những khối u ác tính, xã hội ung nhọt. Mong chờ những thay đổi dự báo. Những cánh cửa mở!...
Nhưng càng cô đơn khi các thi sĩ trong các tác phẩm của mình viết ở dưới tầm mức kêu đòi, thao thức của xã hội. Người viết chối từ không đi cùng thời đại của nó. Bỏ quên hay tiêu tùng tài năng của mình trong ánh xạ giả dối hình thức, cấu trúc, chữ nghĩa diêm dúa.
Và những tiếng hí của Ngựa vẫn làm giật mình ai đó...
Những bước hoang đàng, dậm dật, phiêu lộ của Ngựa trong mắt nhìn ai đó làm tôi hoang mang nhớ câu thơ "Những đôi mắt nhìn anh như họng súng"... Sạt lở, kinh hoàng dựng bờm tung vó ngay cả trong giấc ngủ!
Ngựa - Trở dạ - Đi hoang - Và nước mắt - Và máu....
Để Thơ!
Bar Saigon Ranger - Nguyễn Siêu - Sài Gòn, khuya 5.11.2014Nguyễn Hữu Hồng Minh - Ảnh & Video: Tiểu Vũ

TA CỨ TƯỞNG TRẦN GIAN LÀ CÕI THẬT



Thân như bóng chớp chiều tà 
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời 
Sá chi suy thịnh cuộc đời 
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành 




Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi,
Cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về .



Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường



Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không



Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du



Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui



Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh !



Ta về giữ mộng trinh nguyên
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài



Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành





Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ !


saigontimesusa.com/bai/giatricuocsong/index.shtml

Cần quét sạch nạn “phóng viên giả”



Tác giả: Như Thổ




Tại cuộc họp giao ban báo chí sáng thứ Ba, ngày 4/11 vừa qua, ông Trương Minh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã nêu ra hàng loạt vụ phóng viên giả nhưng dùng giấy tờ thật, rồi cộng tác viên lợi dụng danh nghĩa phóng viên đi viết bài tống tiền, hoạnh họe danh nghiệp, vòi vĩnh, bắt nộp quảng cáo…


Đáng sợ hơn, có những phóng viên còn cấu kết với thầy bói để móc túi nạn nhân. Rồi lại có “ông phóng viên” ký giấy giới thiệu cho người khác để thành “phóng viên” và đi ” tác nghiệp”.

Thậm chí, có ả từng là gái mại dâm, bị xử lý bằng pháp luật hẳn hoi, bỗng dưng trở thành “phóng viên” và ngang nhiên đi dự các cuộc họp quan trọng ở một tỉnh nọ.



(Minh họa: Pháp luật TP HCM).



Chuyện đám “phóng viên giả” hoặc cộng tác viên đi tác oai tác quái, gây bức xúc ở rất nhiều cấp chính quyền, đặc biệt doanh nghiệp đã diễn ra từ lâu rồi. Chí ít thì cũng phải từ khoảng 15 năm nay… Chỉ có điều, nếu cách đây vài năm còn là “hiện tượng” thì bây giờ đã trở thành “dịch” và đang gây nhiều nhức nhối cho xã hội. Có lãnh đạo tỉnh đã gửi công văn cho Bộ TT&TT đề nghị Bộ phải “quét sạch đám nhà báo giả” – nghe mà đau đớn cho những nhà báo tử tế.

Gần đây nhất, lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã phải kêu giời lên khi mà một tờ báo kinh tế đòi công ty phải “tham gia bảo trợ thông tin” với số tiền vài trăm triệu. Khi PV Gas không đồng ý, lập tức, tờ báo này “oánh” ngay. Và dĩ nhiên là với những thông tin suy diễn, một chiều và điều tệ hại nhất là chẳng có phóng viên nào đến làm việc với lãnh đạo PV Gas. Đăng bài xong, phóng viên lại gọi điện và đề nghị “thôi, không bảo trợ thì… cho quảng cáo”.

Rồi ngân hàng B cũng bị phóng viên một tờ báo gọi điện và yêu cầu nộp quảng cáo, còn nếu không thì “sẽ phanh phui những tiêu cực”. Người phụ trách truyền thông của ngân hàng này lục tìm gần chết mới tìm thấy tên tờ báo nọ.

Rồi lại có gã phóng viên một đài truyền hình danh tiếng, vì gã trùng họ, lại cùng tỉnh với một đồng chí lãnh đạo cao cấp, thế là gã nghiễm nhiên trở thành “cháu”. Với cái danh “cháu ông X” này, gã hù dọa được không ít người và không chỉ bắt doanh nghiệp nộp quảng cáo, gã còn nhảy vào làm đủ thứ, mà tất nhiên chỉ là chân gỗ… Lãnh đạo các đơn vị thì cũng hãi gã, vì cứ mở miệng ra là gã lại khoe “Tôi vừa đi với bác… về”.

Nhưng rồi chịu không nổi, nhiều doanh nghiệp gửi đơn tố cáo với lãnh đạo đài truyền hình nọ. Lúc đầu, lãnh đạo đài cũng “ngài ngại” vì nghĩ gã là “cháu ông X” thật. Vì thế, trước khi xử lý kỷ luật gã, lãnh đạo đài đến hỏi ông X. Ai ngờ, ông cũng nói luôn là đã nghe nhiều người nói gã nọ mạo danh cháu ông để làm bậy và ông yêu cầu, nếu đủ chứng cứ, cứ yêu cầu công an xử lý ngay. Kết quả, mấy ngày sau, gã không được đi làm phóng viên kinh tế nữa…

Rồi lại có chuyện phóng viên, cộng tác viên câu kết với lưu manh để tống tiền… mà điển hình là vụ Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Giám đốc một công ty mới bị bắt gần đây.

Rồi lại có chuyện báo (mà chủ yếu là báo điện tử) đăng bài “choang” người ta rồi cho người đi “ngã giá”. Và sau đó cho đăng bài viết lại… Đưa bài lên xong, gọi điện cho “khổ chủ” thông báo là “đã viết lại rồi nhé”. Chờ cho “khổ chủ” copy xong, lập tức, cho gỡ ngay…

Rồi lại có báo đã phải dùng biện pháp “phát canh thu tô” – nghĩa là giao khoán cho phóng viên, hàng tháng phải nộp một khoản tiền quảng cáo. Và nếu nộp đủ, thì sẽ được nhận lương…

Gần đây, lại có không ít vụ báo chí đăng sai, đến khi bị phản ứng thì Tổng biên tập chối phắt và đổ tại cho cấp phó hoặc trưởng ban… Có thể khẳng định rằng, nhiều tờ báo hay cao giọng phê phán người này, người khác không “dũng cảm nhận trách nhiệm, khi để ra sai sót, tiêu cực trong đơn vị mình”. Trong khi đó, rất, rất hiếm Tổng Biên tập dám đứng ra nhận trách nhiệm “sai này là do tôi”.

Làm loạn nhất và đòi doanh nghiệp nộp quảng cáo trắng trợn nhất thường lại là những tạp chí phát hành nội bộ, hoặc những tờ báo mà cơ quan chủ quản “hữu sinh vô dưỡng”.

Rồi nữa, không ít trang thông tin điện tử mà không có chức năng xuất bản báo chí cũng tung “phóng viên” đi khắp nơi khắp chốn và hễ nơi nào có hội nghị là xông đến.

Rồi lại có những nhóm phóng viên chuyên “phím” cho nhau những nơi tổ chức hội nghị, hội thảo và dù giấy mời chỉ mời 1 phóng viên, nhưng có khi đi 2 hoặc 3 người. Mà mục đích chỉ là đến… nhận phong bì.

Ngượng nhất là ở nhiều cuộc họp báo của các bộ, ngành hoặc các doanh nghiệp… không hiếm cảnh phóng viên đến lúc đầu để nhận tài liệu và phong bì thì rất đông, những sau đó là “chuồn chuồn có cánh thì bay”. Danh sách mời thì rõ đông, nhưng khi kiểm lại xem phóng viên nào đã đưa tin, thì có khi không được một phần mười.

Nói không quá, thì nạn “phóng viên đen, cộng tác viên dỏm”, đang làm tổn hại đến danh dự của nhiều tờ báo tử tế và nhà báo tử tế. Đặc biệt, đám “phóng viên đen” này còn làm cho người dân nghi ngờ về tính chân thực của báo chí, giảm lòng tin vào báo chí cách mạng… Rất nhiều doanh nghiệp sợ nhà báo đến mức…”tránh xa chúng nó ra”.

Nói chuyện này, tôi lại nhớ chuyện Thiếu tướng Phạm Chuyên, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội, một người viết bình luận, đàm luận sắc sảo và giao du rất rộng với cánh phóng viên báo chí, nhà văn và các nghệ sĩ… Ông từng phải thốt lên rằng “Đừng dây với bọn nhà báo”.

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo Bộ TT& TT nói về việc nhiều cơ quan báo chí đã buông lỏng quản lý phóng viên, cộng tác viên, để cho đám “phóng viên đen” này tác oai, tác quái, gây ra nhiều tiếng xấu cho báo giới. Đã nói rất nhiều trong các cuộc họp giao ban báo chí vào sáng thứ Ba hàng tuần, rồi Bộ TT&TT cũng đã có nhiều chỉ thị, quy định về công tác quản lý phóng viên, cộng tác viên, và cũng xử lý không ít, nhưng xem ra, tình hình có chiều hướng xấu đi.

Vậy tại sao có chuyện buồn này?

Rất đơn giản.

Thứ nhất là báo chí đang “sống mòn” – nhất là báo in. Những tờ báo nào mà bị cơ quan chủ quản bỏ rơi, hoặc cấp kinh phí theo kiểu “gọi là cho có” thì chuyện phóng viên phải kiếm sống bằng viết bài PR, bằng xin quảng cáo và dĩ nhiên là bằng cả “đâm thuê chém mướn”… là chuyện thường tình.

Thứ hai là rất nhiều lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp… “nể” báo chí và thường nín nhịn cho qua. Cũng lại bởi nghĩ rằng “làm doanh nghiệp không sai nhiều thì cũng sai ít, cho nên tốt nhất là… cho họ ít tiền để đừng bị quấy nhiễu”. Từ suy nghĩ này, nên họ thường nghĩ cách thỏa hiệp với những kiểu vòi vĩnh, sách nhiễu của đám “phóng viên đen, cộng tác viên dởm”.

Hầu như rất hiếm người lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp dám thẳng thừng từ chối “yêu cầu quảng cáo” hoặc có thái độ sòng phẳng với những phóng viên đến dọa dẫm, hoạnh họe… Nhưng cũng có điều lạ, không hiếm vị lãnh đạo không phân biệt nổi thế nào là một cơ quan báo chí và cứ thấy ấn phẩm truyền thông nào được in, được phát sóng, được đưa lên Internet thì nghĩ đấy là “báo chí” “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Muốn “quét sạch” nạn “phóng viên giả” này, thật ra không khó? Bởi lẽ, mỗi báo chỉ có 1 Tổng biên tập. Và để cho đám phóng viên, công tác viên này làm bậy, trách nhiệm đầu tiền thuộc về Tổng biên tập. Bởi lẽ, chính họ dung túng cho những kiểu làm liều, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của phóng viên.

Cho nên, muốn trị thì hãy “túm thằng có tóc”. Đơn giản vậy thôi.

———–

http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/can-quet-sach-nan-phong-vien-gia.html