Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Con đường sáng tạo- Friedrich Nietzsche Ba biến thái con đường của kẻ sáng tạo



Friedrich Nietzsche



Giới thiệu

“Tôi là con người tiền định chỉ định những giá trị cho muôn ngàn năm. Một người ẩn khuất, bị thúc bách đủ trăm chiều, một người không hoan lạc, đã khước từ mọi tổ quốc, mọi nghỉ ngơi” (Der Wille zur Macht).

Nhận định trên thâu tóm cả cuộc đời và tư tưởng Nietzsche, một trong những triết gia vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng Tây phương, một khuôn mặt định mệnh, cưỡng bách ta phải có những quyết định tối hậu, một người mà tên tuổi một ngày kia sẽ nối kết với những kỷ niệm của một biến cố khủng khiếp, “kỷ niệm của một cơn khủng hoảng độc nhất trong lịch sử của trái đất, của cuộc xô xát sâu xa giữa những ý thức, một nghị quyết chống lại tất cả những gì đã được tin tưởng, yêu sách và thần thánh hóa từ xưa tới nay” (Ecce Homo). Biến cố đó, cơn khủng hoảng đó, cuộc xô xát đó là cuộc “Đảo hoán mọi giá trị” Nietzsche đã thực hiện. Và hiện thân lý tưởng của sự đảo hoán giá trị Nietzsche gọi là kẻ Sáng tạo (der Schaffende). Nietzsche đã khai chiến chống lại siêu hình học, chống lại tư tưởng trừu tượng về hữu thể. Nietzsche thay thế hữu thể học bằng giá trị học (axiologie). Ông khước từ khái niệm, chủ thuyết duy lý, sự áp chế thực tại của tư tưởng, sự đầu độc cuộc đời của luân lý, tôn giáo, sự nghèo nàn và bất lực hóa con người của Thượng Đế. Ông muốn đòi lại coi như sở hữu và sản phẩm của con người tất cả vẻ đẹp, tất cả sự cao quí mà con người đã cho những sự vật thực hay tưởng tượng vay mượn. “Con người trong vai trò thi sĩ, tư tưởng gia, Thượng Đế, tình yêu, sức mạnh – ôi! Hắn đã lạc quyên cho sự vật, để tự làm nghèo mình đi và cảm thấy khốn khổ với lòng đại lượng vương giả xiết bao! Sự khắc kỷ lớn lao nhất của hắn, cho đến giớ, khi hắn ngưỡng mộ hay tôn thờ, là biết giấu đi không cho mình hay rằng chính hắn đã sáng tạo cái mà hắn tôn thờ ngưỡng mộ” (Der Wille zur Macht). Vì “Con người đã cho sự vật giá trị, để tự bảo tồn; chính hắn đã cho sự vật một ý nghĩa – một ý nghĩa nhân loại. Vì lẽ đó hắn được gọi là người – kẻ thẩm định giá trị”.

Thẩm định giá trị là sáng tạo (Schätzen ist schaffen) (Also sprach Zarathustra). Nếu không có sự sáng tạo này “cuộc đời chỉ là một trái hồ đào rỗng ruột”. Vì cuộc sống không ngừng nên sự sáng tạo cũng phải không ngừng và triệt để. Cái mà chúng ta gọi là thế giới, là cuộc đời, chúng ta phải bắt đầu bằng cách sáng tạo nó: lý trí chúng ta, óc tưởng tượng của chúng ta, ý chí chúng ta, tình yêu chúng ta phải trở thành thế giới ấy, cuộc đời ấy! Trước hết những kẻ sáng tạo là những cá nhân. Luôn luôn kẻ tình nhân và kẻ khổ đau sáng tạo. Lửa yêu thương, lửa hận thù, lửa sưởi ấm tâm hồn cháy đỏ trong mọi giá trị. “Cái gì đã cho sự vật mượn một ý nghĩa, một giá trị, một ý vị?” Trái tim đã sáng tạo, đã khát vọng và đã sáng tạo bởi khát vọng. Nó đã tạo ra lạc thú và đau khổ. Nó muốn phiền não chán chê. Chúng ta phải cảm nghiệm và chấp nhận mọi khổ đau mà người và vật đã từng chịu đựng, và chúng ta phải có một mục đích để cho sự khổ đau có một ý nghĩa”. Không những thế chúng ta còn phải “Tạo khổ đau”. Cho mình và cho người khác để khiến họ “có thể vươn tới một cuộc sống cao cả, cuộc sống của kẻ chiến thắng”.

Con đường sáng tạo là con đường cô đơn, trắc trở; trải qua nhiều hóa thân.

Trước hết tinh thần trở thành lạc đà, lạc đà đi vào sa mạc và trở thành sư tử, sau cùng, sư tử trở thành hài nhi. Lạc đà là con vật chở đồ qua sa mạc, trên lưng nó gánh nặng của văn hóa, truyền thống giáo dục: những giá trị cũ. Sư tử là chúa tể sa mạc, con vật hung hăng đập phá những giá trị đã thiết định. Hài nhi là Trò Chơi, là sự hồn nhiên, là bước khởi đầu, là bánh xe quay trên chính mình, sáng tạo những giá trị mới. Ba biến thái trên tương ứng khít khao với sự tiến triển của tư tưởng và tác phẩm Nietzsche.

Năm 1871, Nietzsche viết Khởi nguyên của bi kịch. Ông diễn dịch, phục hồi nghệ thuật và văn minh Hy Lạp trong ánh sáng tư tưởng hai bậc thầy Schopenhauer và Wagner, theo thị quan nghệ thuật. Đó là thời kỳ lạc đà, thời kỳ thẩm mỹ - tâm lý (esthetico – psychologique) với những tác phẩm: Những suy tưởng phi thời; David Strauss, nhà văn và kẻ nhiệt tin (1873), Schopenhauer nhà giáo dục (1874), Richard Wagner ở Bayreuth (1876).

Năm 1878 bắt đầu giai đoạn sư tử, giai đoạn khoa học – lột mặt nạ (scientico - démystificatrice), phê phán mọi giá trị theo thị quan khoa học duy nghiệm, giai đoạn bất nhẫn, đau yếu, tàn bạo: “Không thể nào đọc được! Không thể nào viết được, trừ họa hoằn! Không giao thiệp với ai! không thể nào nghe được âm nhạc!” Đó là thời kỳ của những tác phẩm bút chiến dữ dội: Phàm phu – quá phàm phu (1878), Viễn khách và bóng hình mình (1880), Bình minh (1884).

Năm 1882, tác phẩm Tri thức hân hoan mở đầu cho giai đoạn cuối cùng: giai đoạn hài nhi, khẳng định mọi sự và sáng tạo giá trị mới theo thị quan Phục hồi vĩnh cửu với Zarathustra đã nói như thế (1883 - 85), Bên kia Thiện Ác (1886), Phổ hệ luân lý (1887), Trường hợp Wagner, Hoàng hôn của những thần tượng, Phản vương, Ecce Homo và Nietzsche chống Wagner (1888). Sau đó là mười năm im lặng câm nín cho đến ngày nhắm mắt. Như thế, trong khoảng thời gian gần hai mươi năm, Nietzsche đã tạo ra một tác phẩm tuyệt vời, gây một cơn chấn động bửa đôi lịch sử tâm linh Tây Phương.

Siêu sử bắt đầu.

La surhistoire commence.

Bắt đầu như thế nào, bắt đầu từ bao giờ? Hỡi kẻ sáng tạo hãy trả lời câu hỏi đó!



*



Về ba biến thể

Ta sắp thuyết minh cho các ngươi về ba biến thái của tinh thần: cách nào tinh thần trở thành lạc đà, cách nào lạc đà trở thành sư tử, và cuối cùng cách nào sư tử trở thành hài nhi.

Có biết bao gánh nặng dành cho tinh thần, cho tinh thần dũng mãnh và kiên trì mà sự kính trọng ngự trị: dũng lực của nó khẩn nài những gánh nặng nặng nề nhất.

Có gì nặng nề đâu? Tinh thần dũng mãnh hỏi: rồi nó quì xuống như con lạc đà và muốn người ta chồng chất nặng.

Đâu là gánh nặng nề nhất, hỡi người anh hùng? Tinh thần dũng mãnh hỏi, để ta chồng chất lên ta và để cho sức mạnh của ta thỏa nguyện.

Há chẳng phải thế này: tự hạ mình để làm đau nhức lòng kiêu hãnh mình? Làm lóe lên cơn cuồng điên của mình để hiến minh triết mình thành trò cười?

Hoặc phải chăng là thế này: bỏ rơi chính nghĩa vào lúc nó mừng chiến thắng? Trèo lên núi cao để cám dỗ ma vương?

Hay là thế này: dinh dưỡng bằng trái dẻ rừng vả cỏ rau trí thức và chịu đói khát trong tâm hồn vì tình yêu chân lý?

Hoặc là thế này: đau bệnh và đuổi về những kẻ chăm sóc, kết bạn với những kẻ điếc không bao giờ nghe thấy điều bạn muốn?

Hoặc là thế này: yêu kẻ khinh bỉ ta và chia tay cho ma quỉ lúc nó muốn nhát ta?

Tinh thần dũng mãnh gánh vác tất cả những gánh nặng đó; như con lạc đà ngay sau khi được chồng chất nặng vội vã hướng về sa mặc, cũng thế tinh thần vội vã hướng về sa mạc của mình.

Nhưng trong thẳm cùng sa mạc tịch liêu nhất viên thành biến thể thứ hai: nơi đây tinh thần trở thành sư tử; nó muốn chinh phục tự do và làm chủ sa mạc của chính mình.

Nó tìm kiếm nơi đây bậc thầy cuối cùng của nó; nó muốn kẻ thù của bậc thầy này và cũng như kẻ thù của thần thánh cuối cùng của nó; nó muốn tranh thắng với con rồng vĩ đại.

Con rồng vĩ đại mà tinh thần không muốn gọi là thần thánh cũng chẳng muốn tôn là thầy là gì? “Mi phải” là tên gọi của con rồng vĩ đại. Nhưng tinh thần của sư tử nói: “Ta muốn”.

“Mi phải” rình rập nó bên đường, lấp lánh ánh vàng dưới lớp vỏ hàng ngàn vẩy và trên mỗi cái vẩy chói sáng bằng những chữ rực vàng: “Mi phải!”.

Những giá trị ngàn đời chói sáng trên những vẩy này và con rồng mạnh mẽ nhất trong những con rồng nói thế này: “Giá trị của mọi sự chói sáng trên ta”.

Tất cả mọi giá trị đều đã được sáng tạo, và tất cả mọi giá trị đã được sáng tạo là ta. Quả thực, không được quyền có thêm “Ta muốn” nữa! Con rồng nói như vậy.

Hỡi anh em, tại sao lại cần sư tử của tinh thần? Con vật mạnh mẽ khắc kỷ và khuất phục chưa đủ sao?

Sáng tạo những giá trị mới, - ngay cả con sư tử cũng chưa đủ khả năng: nhưng trở nên thung dung cho sự sáng tạo mới, - đó là điều quyền năng con sư tử có thể.

Tự giải phóng, đối trị một tiếng “Không” thiêng liêng ngay cả với bổn phận: hỡi anh em, đó là chức phận thuộc sư tử.

Chinh phục quyền sáng tạo những giá trị mới, - đó là một cuộc chinh phục khủng khiếp cho một tinh thần kiên nhẫn và cung kính. Quả thực, đó là một hành động cướp bóc và việc thích hợp với một con vật săn mồi.

Ngày xưa nó yêu chuộng: “Mi phải” như tài sản thiêng liêng nhất của nó: bây giờ nó phải tìm ảo tưởng và sự chuyên chế, ngay cả trong cái thiêng liêng nhất, ngõ hầu bảo đảm tự do của nó nhờ vào tình yêu của nó: phải có một con sư tử cho một hành động cướp bóc này,

Nhưng hãy nói cho ta biết, hỡi anh em, đứa hài nhi có thế làm được điều gì mà con sư tử không làm được? Tại sao con sư tử tàn bạo phải trở thành hài nhi?

Hài nhi là hồn nhiên và quên lãng, một khởi đầu mới mẻ và một trò chơi, một bánh xe quay trên chính mình, một nguyên động đệ nhất, một tiếng “Ừ” thiêng liêng.

Vâng, để cho trò chơi sáng tạo, hỡi anh em, cần phải có tiếng “Ừ” thiêng liêng: chính ý chí nó là điều bây giờ tinh thần muốn, chính thế giới của nó là cái mà kẻ lạc lõng bơ vơ ở đời muốn tiếp thu.

Ta đã trần thuyết cho anh em ba biến thể của tinh thần: cách nào tinh thần trở thành lạc đà, cách nào lạc đà trở thành sư tử, và cách nào cuối cùng sư tử thành hài nhi.

Zarathustra đã nói như vậy. Và trong thời gian đó người tạm lưu lại một thành phố mà người ta gọi là Con Bò Cái nhiều mầu.


Von den drei Verwandlungen

Drei Verwandlungen nenne ich euch des Geistes: wie der Geist zum Kamele wird, und zum Löwen das Kamel, und zum Kinde zuletzt der Löwe.

Vieles Schwere gibt es dem Geiste, dem starken, tragsamen Geiste, dem Ehrfurcht innewohnt: nach dem Schweren und Schwersten verlangt seine Stärke.

Was ist schwer? So fragt der tragsame Geist, so kniet er nieder dem Kamele gleich, und will gut beladen sein.

Was ist das Schwerste, ihr Helden? So fragt der tragsame Geist, daß ich es auf mich nehme und meiner Stärke froh werde.

Ist es nicht das: sich erniedrigen, um seinem Hochmut wehe zu tun? Seine Torheit leuchten lassen, um seiner Weisheit zu spotten?

Oder ist es das: von unserer Sache scheiden, wenn sie ihren Sieg feiert? Auf hohe Berge steigen, um den Versucher zu versuchen?

Oder ist es das: sich von Eicheln und Gras der Erkenntnis nähren und um der Wahrheit willen an der Seele Hunger leiden?

Oder ist es das: krank sein und die Tröster heimschicken und mit Tauben Freundschaft schlieBen, die niemals hören, was du willst?

Oder ist es das: in schmutziges Wasser steigen, wenn es das Wasser der Wahrheit ist, und kalte Frösche und heiBe Kröten nicht von sich weisen?

Oder ist es das: die lieben, die uns verachten, und dem Gespenste die Hand reichen, wenn es uns fürchten machen will?

Alles dies Schwerste ninmt der tragsame Geist auf sich: dem Kamele gleich, das belanden in die Wüste, also eilt er in seine Wüste.

Aber in der einsamsten Wüste geschieht die zweite Verwandlung: zum Löwen wird hier der Geist, Freiheit will er sich erbeuten und Herr sein in seiner eignen Wüste.

Seinen letzten Herrn sucht er sich hier: Feind will er ihm werden und scinem letzten Gotte, um Sieg will er mit dem groBen Drachen ringen.

Welches ist der groBe Drache, den der Geist nicht mehr Herr und Gott heßen mag? "Du sollst" heiBt der große Drache. Aber der Geist des Löwen sagt “Ich will”.

“Du sollst" liegt ihm am Wege, goldfunkelnd, ein Schuppentier, und an jeder Schuppe glänzt golden "Du sollst!”.

Tausendjährige Werte glänzen an diesen Schuppen, und also spricht der mächtigste aller Drachen: “Aller Wert der Dinge – der glänzt an mir.”

“Aller Wert ward schon geschaffen, und aller geschaffene Wert – das bin ich. Wahrlich, es soll kein “Ich will” mehr geben!” Also spricht der Drache.

Meine Bruder, wozu bedarf es des Löwen im Geiste? Was genügt nich das lastbare Tier, das entsagt und ehrfürchtig ist?

Neuw Werte schaffen – das vermag auch der Löwe noch nicht: aber Freiheit sich schaffen zu neuem Schaffen – das vermag die Macht des Löwen.

Freiheit sich schaffen und ein heiliges Nein auch vor der Pflicht: dazu, meine Brüder, bedarf es des Löwen.

Recht sich nehmen zu neuen Werten – das ist das furchtbarste Nehmen für einen tragsamen und ehrfürchtigen Geist. Wahrlich, ein Rauben ist es ihm und eines raubenden Tieres Sache.

Als sein Heiligstes liebte er einst das “Du solls”: nun muß er Wahn und Willkür auch noch im Heiligsten finden, daß er sich Freiheit raube von seiner Liebe: des Löwen bedarf es zu diesem Raube.

Aber sagt, meinn Brüder, was vermag noch das Kind, das auch der Löwe nicht vermochte? Was muß der raubende Löwe auch noch zum Kinde werden?

Unschuld ist das Kind und Vergessen, ein Neubeginnen, ein Spiel, ein aus sich rollendes Rad, eine erste Bewegung, ein heiliges Ja–sagen.

Ja, zum Spiele des Schaffens, meine Brüder, bedarf es eines heiligen Ja–sagens: seinen Willen will nun der Geist, seine Welt gewinnt sich der Weltverlorene.

Drei Verwandlungen nannte ich euch des Geistes: wie der Geist zum Kamele ward, und zum Löwen das Kamel, und der Löwe zuletzt zum Kinde.

Also sprach Zarathustra. Und damals weilte er in der Stadt, welche genannt wird: Die bunte Kuh.



*



Về con đường của kẻ sáng tạo

Bạn muốn đi vào trong cô đơn, hỡi người anh em? Bạn muốn tìm đường dẫn về chính mình? Xin hãy dừng chân giây lát và lắng nghe ta.

“Kẻ nào tìm kiếm sẽ hư mất dễ dàng. Tất cả cô đơn đều lầm lỗi”: bầy thú vật nói như thế. Và lâu nay bạn đã thuộc về bầy thú.

Ngay chính trong bạn nữa, tiếng nói của bầy thú hãy còn vang vọng. Và khi bạn nói: “Ta không chia sẻ ý thức với người nữa,” thì đó sẽ là lời than thở và nỗi đớn đau.

Đây, chính cái ý thức cộng đồng ấy đã sinh ra niềm đau đớn này và ánh sáng cuối cùng của ý thức hãy còn soi tỏ nỗi phiền não bạn.

Nhưng bạn muốn đi theo con đường của nỗi phiền não bạn, con đường dẫn về chính mình. Vậy hãy cho ta thấy bạn có đủ quyền uy và sức mạnh.

Bạn có phải là một sức mạnh mới và một quyền uy mới? Một nguyên động đệ nhất? Một bánh xe quay trên chính mình? Bạn có thể cưỡng bức những vì sao châu tuần quanh bạn?

Than ôi! Biết bao tham muốn hướng về những đỉnh cao! Bao dao động của những kẻ nhiều xa vọng. Hãy cho ta thấy bạn không phải là kẻ tham lam cũng chẳng phải là kẻ nhiều xa vọng!

Than ôi! Biết bao tư tưởng vĩ đại của tác động không hơn bào ảnh bọt bèo. Chúng phồng lên và tan vỡ còn nhanh hơn hết nữa.

Bạn nói bạn giải thoát! Ta muốn biết tư tưởng chủ yếu của bạn chứ không muốn biết rằng bạn đã thoát khỏi một cái ách.

Bạn có phải là kẻ có quyền thoát khỏi ách không? Có những kẻ đánh mất giá trị cuối cùng của họ khi rũ bỏ ách phục tòng.

Giải thoát khỏi cái gì? Điều đó không liên quan gì tới Zarathustra! Nhưng con mắt sáng ngời của bạn phải báo gì cho ta biết: giải thoát để làm gì?

Bạn có kế hoạch định cho chính mình điều thiện ác của chính bạn, và treo ý chí của bạn trên đầu mình như một luật lệ chăng? Bạn có thể là phán quan của chính luật lệ bạn chăng?

Thật là khủng khiếp khi ở một mình với phán quan và kẻ hành hình của chính luật lệ mình. Bởi thế một vì sao lao vào thinh không và vào cơn gió lạnh của cô đơn.

Hôm nay bạn hãy còn đau khổ vì đám đông, bạn kẻ độc nhất: hôm nay lòng can đảm và hy vọng của bạn hãy còn nguyên vẹn.

Nhưng một ngày kia bạn sẽ chán nỗi cô đơn của bạn, lòng kiêu hãnh của bạn cúi đầu và lòng can đảm của bạn nghiến răng. Một ngày kia bạn sẽ la lên: “Ta cô đơn!”.

Một ngày kia bạn sẽ không nhìn thấy cái cao cả trong bạn nữa, và cái thấp hèn sẽ rất gần kề. Ngay cả điều trác tuyệt của bạn cũng khiến bạn sợ hãi như một bóng ma. Một ngày kia bạn sẽ la lên: “Tất cả đều sai lầm!”.

Có những tình cảm muốn giết chết kẻ cô đơn: nếu chúng không đạt mục đích, thì chính chúng phải hủy hoại nhau! Nhưng bạn có thể là kẻ sát nhân chăng?

Bạn ơi, bạn đã hiểu chữ “khinh bỉ” là thế nào chưa? Và nỗi giày vò của công lý bạn buộc bạn phải công bình đối với những kẻ khinh bỉ bạn?

Bạn ép buộc nhiều người phải đổi ý kiến về bạn quá; họ oán hận bạn vô cùng. Bạn lại gần họ và bạn đi qua; họ sẽ không bao giờ tha thứ bạn đâu.

Bạn vượt quá họ: nhưng bạn càng lên cao, con mắt của những kẻ tị hiềm càng nhìn thấy bạn nhỏ bé đi. Và, kẻ bay lên cao nhất chính là kẻ người ta khinh ghét nhất.

“Làm sao các người có thể thành công bình đối với ta! – bạn sẽ phải nói như vậy. – Ta chọn cho ta sự bất công của các ngươi, như phần dành cho ta vậy.

Bất công và rác rưởi, đó là những cái họ ném với theo kẻ cô đơn: tuy nhiên, bạn ơi, nếu bạn muốn là một vì sao, thì bạn phải soi sáng họ dù sao mặc lòng!

Và hãy coi chừng những kẻ tốt và những kẻ công chính! Họ muốn đóng đinh những kẻ sáng tạo ra đức hạnh mình, - họ ghét kẻ cô đơn.

Hãy coi chừng cả sự hồn nhiên thánh thiện nữa! Tất cả cái gì không đơn giản đối với nó đều trái luân thường đạo lý; nó cũng muốn đùa rỡn với lửa – lửa của những đống củi thiêu đốt tội nhân.

Và coi chừng những thái quá của tình yêu bạn! Vội vã thay kẻ cô đơn chìa tay về phía người đầu tiên gặp gỡ.

Có rất nhiều kẻ bạn không được chìa tay ra mà chỉ có thể giơ chân: và ta còn muốn chân bạn phải có móng vuốt nữa.

Nhưng kẻ thù nguy hiểm nhất bạn có thể gặp bao giờ cũng sẽ là chính bạn; bạn rình rập bạn trong tận cùng cốc thâm sơn.

Cô đơn, bạn đi theo con đường dẫn về chính bạn! và con đường của bạn vượt qua trước bạn và trước bầy quỉ của bạn.

Bạn sẽ dị đoan với chính bạn, phù thủy và thầy bói, điên cuồng và bất tín, trái luân thường và hiểm độc.

Bạn phải muốn tự thiêu trong chính ngọn lửa của bạn: làm sao bạn muốn đổi mới mà trước hết lại không hóa thành than!

Cô đơn, bạn đi theo con đường của kẻ sáng tạo: bạn muốn tạo ra một thần thánh và bảy con quỉ của bạn!

Cô đơn, bạn đi theo con đường của tình nhân: bạn yêu chính bạn, vì lẽ đó bạn khinh bỉ bạn, như chỉ những kẻ tình nhân biết khinh bỉ.

Kẻ tình nhân muốn sáng tạo, bởi hắn khinh bỉ! Biết gì về tình yêu, kẻ không biết khinh bỉ chính cái mình yêu cầu.

Hãy đi vào nỗi cô đơn của bạn, hỡi người anh em, với tình yêu của bạn và ý chí sáng tạo của bạn; vào buổi xế chiều công lý sẽ khập khễnh lết lê theo bạn.

Hãy đi vào nỗi cô đơn của bạn, với nước mắt ta, hỡi người anh em. Ta yêu kẻ muốn sáng tạo vượt quá mình và tàn tạ như vậy.”

Zarathustra đã nói như thế.

Cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 đã bắt đầu






Các nhà khoa học tuyên bố, cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 đã bắt đầu diễn ra trên trái đất, và “thủ phạm” không ai khác chính là con người.


Trong một cuộc khảo cứu mới được đăng tải trên tạp chí Science, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế cho biết, sự đa dạng sinh học hiện thời của Trái đất, sản phẩm của 3,5 tỉ năm tiến hóa “thử và sai”, là thành quả cao nhất trong lịch sử sự sống. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện cảnh báo, sự đa dạng này đã đạt đến điểm tới hạn.

Theo các chuyên gia, trong khi các cuộc đại tuyệt chủng trước đây bắt nguồn từ sự biến đổi tự nhiên của hành tinh hoặc những vụ tấn công thảm họa của thiên thạch, làn sóng chết dần chết mòn của các loài sinh vật hiện tại có thể liên quan đến hoạt động của con người.

Giáo sư sinh vật học Rodolfo Dirzo thuộc Đại học Stanford (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, đã đề cập tới một thời kỳ có tên gọi “Anthropocene defaunation”, ám chỉ sự suy giảm số lượng các loài động vật ăn cỏ và săn mồi hàng đầu trên hành tinh do tác động của con người tới môi trường.

Kể từ năm 1500, hơn 320 loài động vật có xương sống trên cạn đã lâm vào tình trạng tuyệt chủng. Các loài còn lại giảm 25% dân số so với trước. Tình trạng thảm khốc tương tự cũng đang xảy ra với các sinh vật không có xương sống.



Ở động vật có xương sống, 16 – 33% các loài khắp toàn cầu ước tính đang bị đe dọa hoặc trong tình thế cực kỳ nguy hiểm. Các thành viên trong quần thể động vật lớn và khổng lồ, bao gồm cả voi, hà mã, gấu bắc cực và vô số loài khác khắp thế giới, đang đối mặt với tỉ lệ suy giảm nhanh nhất, một xu hướng từng xuất hiện trong các cuộc đại tuyệt chủng trước kia.

“Nơi nào có mật độ người cư trú dày đặc, nơi đó sẽ có tỉ lệ suy giảm các động vật ăn cỏ và động vật săn mồi cao, đồng thời lại có sự xuất hiện đông đảo của những động vật gặm nhấm và mầm bệnh chúng mang theo”, giáo sư Dirzo cho biết.

Tương tự, trong khi dân số loài người tăng gấp đôi trong 35 năm qua thì số lượng động vật không có xương sống, chẳng hạn như ong, bướm, nhện và giun, lại suy giảm 45% cùng thời gian đó. Cũng như với các động vật lớn hơn, sự suy giảm số lượng các loài sinh vật không có xương sống này chủ yếu do mất nơi cư trú và sự biến đổi khí hậu toàn cầu, có liên quan đến hoạt động của con người.

Những sự suy giảm trên có thể đang ảnh hưởng ngược trở lại đời sống hàng ngày của con người vì vai trò của chúng. Chẳng hạn như, các con trùng đang thụ phấn cho gần 75% mùa màng của thế giới, ước tính tương đương 10% giá trị kinh tế của nguồn cung lương thực toàn cầu. Côn trùng cũng giữ vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dinh dưỡng và phân hủy vật liệu hữu cơ, giúp bảo đảm hiệu quả của hệ sinh thái.

Ông Dirzo nói, các giải pháp để đối phó với cuộc đại tuyệt chủng thứ sáu này khá phức tạp. Việc con người giảm ngay lập tức tốc độ thay đổi môi trường sống cũng như việc khai thác, bóc lột quá mức các loài động vật sẽ hữu ích, nhưng những giải pháp này cần phải được điều chỉnh phù hợp với từng vùng và từng tình huống cụ thể.

Ông Dirzo bày tỏ hy vọng, việc nâng cao nhận thức về cuộc đại tuyệt chủng đang tiếp diễn cũng như các hậu quả gắn liền với nó sẽ giúp tạo ra sự thay đổi thiết yếu.


5 cuộc đại tuyệt chủng từng xảy ra trên trái đất

1. Đại tuyệt chủng chấm dứt Đại cổ sinh

Sự cố đầu tiên trong 5 cuộc đại tuyệt chủng từng được ghi nhận xảy ra trên trái đất cách đây khoảng 440 triệu năm. Đây có thể là cuộc đại tuyệt chủng dữ dội thứ hai trong lịch sử. Gần như mọi sự sống trong biển vào thời điểm đó và khoảng 85% các loài biến mất.

2. Đại tuyệt chủng cuối kỷ Devon

Cách đây khoảng 359 – 375 triệu năm, các thay đổi lớn về môi trường đã gây ra xóa sạch các nhóm cá chủ chốt trên trái đất và ngăn chặn các dải san hồ ngầm mới hình thành suốt 100 triệu năm.

3. Đại tuyệt chủng chấm dứt kỷ Pecmi

Cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hệ sinh thái Trái đất diễn ra cách đây 252 triệu năm. Gần như 97% các loài biến mất vĩnh viễn và chỉ còn hóa thạch sót lại.

4. Đại tuyệt chủng chấm dứt kỷ Triat

Khủng long xuất hiện lần đầu tiên ở đầu kỷ Triat, nhưng các động vật lưỡng cư lớn và bò sát giống động vật có vú lúc này mới là những sinh vật thống trị trên cạn. Cuộc đại tuyệt chủng chớp nhoáng, diễn ra cách đây 201 triệu năm đã thay đổi điều đó.

5. Đại tuyệt chủng chấm dứt kỷ Phấn trắng

Một thiên thạch đã đâm vào trái đất cách đây 66 triệu năm và thường được coi là nguyên nhân làm chấm dứt sự thống trị của khủng long trên hành tinh chúng ta.

Giáo dục phương Tây có phải lựa chọn hoàn hảo?



Sau khi về nước, chị Nguyễn Thu Thảo làm Trưởng đại diện của Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam. Năm 2011, Thảo là người Việt đầu tiên tham gia chương trinh đào tạo toàn cầu của Tổ chức Rotary về Hòa giải và Gìn giữ Hòa bình, tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan, kéo dài bốn tháng. Năm 2013, Thảo là người Việt trẻ nhất trong số năm người Việt đầu tiên được mời tham gia Chương trình Lãnh đạo mang tên Tổng thống Eisenhower, kéo dài bảy tuần tại Hoa Kỳ.



Nguyễn Thu Thảo (giữa) và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông David Shear (phải) trong lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Ảnh nhân vật cung cấp
Thảo hiện sinh sống tại Úc cùng chồng Tiến sỹ Patrick Griffiths và hai con. Ngoài nghiên cứu chuyên môn về tác động của bom mìn vật nổ về đói nghèo ở Việt Nam, Thảo tiếp tục làm cố vấn cho Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam, tích cực đóng góp vào chương trình Fulbright và chương trình Lãnh đạo Eisenhower tại Việt Nam.

Thảo chia sẻ những trải nghiệm và quan điểm về phát triển giáo dục tại Việt Nam.
Không thay đổi, VN sẽ tiếp tục 'tị nạn giáo dục'

Cụm từ "tị nạn giáo dục" đã được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, cùng với làn sóng du học ở các nước tiên tiến. Là người may mắn được trải nghiệm học và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, chị nhìn nhận thế nào về xu hướng này?

Tôi không phải là nhà giáo dục, nên sự chia sẻ quan điểm chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Trong 15 năm làm việc cho các tổ chức của Hoa Kỳ, tôi cũng có dịp tham gia vào quá trình phỏng vấn chọn sinh viên đầu vào của một trong những trường tư thục cấp III nội trú hàng đầu của Hoa Kỳ và là thành viên của Hội đồng tuyển sinh cho học bổng thạc sỹ của Chương trình Fulbright năm 2013 và Hội đồng tuyển sinh của Chương trình Lãnh đạo Eisenhower năm 2014.

Tôi có hai con nhỏ hiện đang học cấp I và cấp II, đã từng học ở trường công Việt Nam và trường tư Singapore, và hai năm nay chuyển sang học ở trường công ở Úc.

Nhờ đó, tôi có cơ hội quan sát các hệ thống giáo dục khác nhau.

Hệ thống giáo dục phương Tây phát triển trên cơ sở gọi là "Đối thoại So-crat" bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, cách đây hơn 2000 năm, bởi nhà triết học So-crat. Vào năm 399 trước công nguyên (cách đây 2,515 năm), sau khi bị phán xử bởi hội đồng thẩm phán gồm 500 người, So-crat bị nhận án tử hình bởi 280 phiếu ủng hộ và 220 phiếu chống, vì tội tổ chức dạy học cho người dân rằng hãy tin vào lý trí của mỗi cá nhân, thay vì tin vào chính quyền hay những lời Chúa dạy. So-crat bị hành xử bằng cách uống một ly nước độc trước mặt những học sinh và bạn bè của mình.

Nhưng những gì So-crat đạt được là khởi đầu phương pháp dạy học mà tất cả các trường đại học tốt nhất trên thế giới đều áp dụng từ đó đến nay. Đó là dạy học sinh, sinh viên cách suy nghĩ độc lập, lập luận logic, trao đổi cởi mở, và tự tin với những nhận định của cá nhân trong quá trình suy nghĩ, lập luận để bảo vệ ý kiến cá nhân của mình. Các phương pháp luận khoa học phát triển ở thế kỷ 16, 17 cũng bắt nguồn từ truyền thống giàu tính lịch sử này, tập trung vào quá trình lập luận, trao đổi cởi mở để tìm ra câu trả lời.

Hệ thống giáo dục của VN cần phát triển cùng xu hướng của thời đại, của thế giới, nếu chúng ta muốn cạnh tranh với những nền giáo dục tinh túy nhất.

Quá trình học và dạy học tốt không nên đánh giá bằng khả năng nhắc lại những gì thầy cô giảng tại lớp. Thay vào đó, điều cốt lõi là học sinh, SV cần phải phát triển khả năng đặt câu hỏi với giảng viên.

Việc đi học của trẻ, và sau này là của SV, là một cả quá trình phát triển trí tuệ và trưởng thành kéo dài. Nếu hệ thống giáo dục trong nước không đáp ứng nhu cầu này của các bậc phụ huynh, thì tình trạng 'tị nạn giáo dục' sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới.


Nguyễn Thu Thảo tham gia Hội đồng Phỏng vấn của Việt Nam cho Chương trinh Lãnh đạo Eisenhower, tháng 6 năm 2014. Ảnh nhân vật cung cấp

Phương Tây có hoàn hảo?

Từng được học cả ở Úc, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam, chị có thể đưa ra vài so sánh về những hệ thống giáo dục này: quan điểm, phương pháp, cách tiếp cận và mục tiêu giáo dục? Có những vấn đề nào khiến chị chú ý, và những thay đổi nào, hoặc lối mòn nào tồn tại trong suốt mấy chục năm qua?

Chúng ta có thể đơn giản hóa vấn đề phức tạp này thành hay hệ thống giáo dục: Việt Nam >< phương Tây. Thời gian học một kỳ ở Thái Lan cho thấy, hệ thống giáo dục của Thái Lan đã học hỏi rất nhiều điều tốt đẹp của hệ thống giáo dục phương Tây để nâng cao chất lượng giáo dục của Thái Lan.

Sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục của Úc (thuộc khối Thịnh vượng chung) và hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ không đáng kể so với sự khác nhau rất lớn giữa giáo dục phương Tây (gồm cả Úc và Mỹ, cùng bị ảnh hưởng nhiều từ hệ thống giáo dục của Anh vì lý do lịch sử và văn hóa) và giáo dục của Việt Nam.

Tôi không nghĩ rằng: hệ thống giáo dục của phương Tây là hoàn hảo, và hệ thống giáo dục của VN cần phải áp dụng hệ thống giáo dục của phương Tây thì mới có thể giảm thiểu nạn 'tị nạn giáo dục' và đóng góp cho quá trình phát triển của đất nước, cho theo kịp các nước phương Tây.

Cả hai hệ thống đều có những điểm mạnh và điểm yếu. VD: hệ thống giáo dục ở những trường hàng đầu của Mỹ càng làm cho tình trạng phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Chỉ có 15% sinh viên của những trường hàng đầu của Mỹ là xuất thân từ các gia đình thuộc nửa thu nhập thấp... Còn ở Việt Nam, tính độc lập nghiên cứu khoa học của sinh viên vô cùng yếu.

Nếu học hỏi nhau thì cả hai hệ thống giáo dục đều trở nên tốt hơn hiện tại.

Những điểm chính cần điều chỉnh. Những người làm giáo dục Việt Nam có thể học hỏi được gì từ các nền giáo dục tiên tiến?

Trong khuôn khổ bài phỏng vấn này, tôi xin tập trung vào việc làm thế nào để giáo dục của VN được tốt hơn bằng cách tiếp thu kinh nghiệm giáo dục của phương Tây.

Thứ nhất, Giáo dục của phương Tây lấy học sinh làm trọng tâm. Giáo dục của Việt Nam lấy giáo viên làm trọng tâm. Điểm này, Việt Nam cần thay đổi và không nên đi ngược lại với xu thế của thế giới. Điều này cần thay đổi trước tiên.

Vì lấy giáo viên làm trọng tâm, học sinh/sinh viên tiếp thu kiến thức chủ yếu từ giáo viên, và tập trung vào việc học vẹt, hoặc nhắc lại những gì thầy cô dạy trong bài kiểm tra giữa/cuối kỳ. Đáng ra, học sinh cần phải học kỹ năng suy nghĩ phê phán (critical thinking), đọc sách, tham khảo các bài báo khoa học mới xuất bản, và kỹ năng tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề.

Khi học ở Úc hay ở Mỹ, thời gian học trên lớp giữa thầy và trò chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thời gian học tổng thể của học sinh. VD: một môn học có ba tiếng/một tuần học trên lớp với thầy thì sinh viên phải đọc khoảng 200 trang tài liệu ở thư viện hoặc ở nhà để chuẩn bị cho ba tiếng đó trên lớp với thầy, và tham gia tranh luận với các bạn cùng lớp.

Vì giáo viên là nguồn cung cấp thông tin chính cho học sinh/sinh viên, thay vì tập trung vào phương pháp luận, câu trả lời cho một vấn đề đưa ra được phân định rạch ròi: đúng và sai, và sinh viên được khuyến khích học thuộc lòng câu trả lời đúng.

Khi lấy học sinh, sinh viên làm trọng tâm trong giảng dạy thì điểm của sinh viên được đánh giá theo khả năng lập luận và giải quyết vấn đề, chứ không theo khả năng nhắc lại câu trả lời đúng mà giáo viên đã dạy. Còn nhớ, khi tôi học phổ thông, một lần tôi làm toán đúng, cô giáo làm sai, nhưng tôi bị điểm kém vì đáp án của tôi khác với đáp án của cô giáo. Bố tôi là giáo viên toán dạy giỏi, nên bố tôi biết và khẳng định là tôi làm đúng. Nhưng vì cô giáo là bạn bố, nên bố không muốn tôi thắc mắc về việc này, và chấp nhận bị điểm kém cho lần đó.

Thứ hai, khuyến khích sự độc lập và chịu trách nhiệm của trẻ. Nền giáo dục của VN chịu ảnh hưởng nhiều của Đạo Khổng, đem lại cho các thế hệ trẻ của chúng ta nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, như: kính trên nhường dưới, tôn trọng thầy cô giáo, tinh thần ham học cao ngay cả khi điều kiện trường lớp còn rất hạn chế như ở các tỉnh miền núi Hà Giang, và vùng Tây Nguyên. Các bạn trẻ được bố mẹ dành cho những điều kiện học hành tốt nhất có thể, ngay cả khi gia đình còn nhiều ưu tiên khác.

VD: Khi con tôi học ở VN, năm năm liền (2007-2012), tôi đã bỏ ½ thu nhập hàng tháng của mình chỉ để lo các chi phí về học hành cho hai con.

Ưu tiên về việc học của hai con được đặt cao hơn những ưu tiên khác của gia đình, như làm nhà, hay tích lũy lâu dài. Và đó không phải là một ngoại lệ đối với nhiều gia đình Việt Nam.

Ở Úc, giống nhiều gia đình người Úc khác, chồng tôi xác định khi hai con vào đại học thì các cháu sẽ phải tự vay tiền của nhà nước để đi học, chứ bố mẹ không còn sẵn sàng bỏ ra ½ thu nhập hàng tháng để chi trả việc học cho các con.

Thứ ba, tôn trọng tính chất cá nhân của học sinh. Cho dù có những phẩm chất như nói trên, nhưng một số quy tắc, thói quen bắt nguồn từ Đạo Khổng lại là cản trở lớn cho nền giáo dục hiện đại của Việt Nam. Học sinh, sinh viên không được dạy và khuyến khích tranh luận với thầy cô giáo, không được dạy cách suy nghĩ lập luận độc lập, ít tính đến các khả năng khác, ít đưa ra cách giải quyết vấn đề khác.

Nói một cách hình ảnh là học sinh được dạy rằng: chỉ có một con đường để đi từ A đến B và đó chính là đường thẳng. Học sinh ít được khuyến khích tìm hiểu liệu còn có cách nào khác để đi từ A đến B.

VD: con trai tôi là người thuận tay trái. Tại sao ở Việt Nam, cháu bị ép viết tay phải, với lý do rằng viết tay trái chữ xấu? Nếu điều quan trọng là cháu viết gì, và chữ cháu có đọc được hay không, thì việc cháu viết bằng tay phải hay tay trái có quan trọng gì? Chỉ vì chữ đẹp hay xấu, hệ thống giáo dục Việt Nam sẵn sàng ép những trẻ thuận tay trái chuyển sang viết tay phải, mà không quan tâm đến việc tay phải - tay trái có liên quan trực tiếp đến bán cầu não phải - trái của trẻ.

Do phát triển tính cá nhân của học sinh, sinh viên không phải là một ưu tiên, học sinh được dạy tuân theo khuôn mẫu của xã hội, của lề thói đã có từ nhiều đời nay, dù có những điểm không còn phù hợp với xã hội mới.

Khi trách nhiệm cá nhân không có điều kiện phát triển, vì tính cá nhân bị coi là ích kỷ, thì làm sao chúng ta có thể có được một xã hội vận hành hiệu quả nhất có thể trong điều kiện hạn chế hiện có?

(Còn nữa)

Hoàng Hường
(Tuần Việt Nam)
http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/188418/giao-duc-phuong-tay-co-phai-lua-chon-hoan-hao-.html

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Trong đêm tôi bật cháy



Hà Duy Phương




ôi những ngón tay ứa mềm da thịt
tôi vuốt tôi nghe đêm rất nồng nàn
cơn-xác-thân hun hút muộn màng
hồn sắp sáng nơi chân đời vỡ rạn

trôi về đâu cho hết những vội vàng
tôi thả tay khoảng trời chật chội
ước mơ thoát bay
mang sứ điệp linh hồn tôi xa mãi
nỗi yêu nào còn níu lại ?

ánh sáng khôn cùng nơi ấy nỗi đau chung
tôi vẫn yêu trên tháng ngày vỡ vụn
hàn gắn mình bằng nước mắt
tôi sát trùng vết thương trong bật lửa nụ cười

tôi bật tôi cháy đêm nay
ôi xác thân nóng mềm hơn sáp nến

Con đường sáng tạo - Đề tài tối thượng : Giải thoát



Henry Miller

Đề tài tối thượng: Giải thoát


Giới thiệu

Henry Miller coi thường văn chương nhưng ông hết sức ca ngợi một thứ “Bồ Tát nghệ sĩ” (Bodhisattva-artiste) [1]

Thế nào là một Bồ Tát? - Bồ Tát là người không những tự giải thoát nhưng còn khôn khéo tìm cách tạo và làm nẩy chổi những mầm mống tiềm ẩn của cây Bồ Đề nơi những kẻ khác. [2] Vậy một Bồ Tát nghệ sĩ là một người đã giải thoát và tìm cách giải thoát người khác bằng phương tiện nghệ thuật. Hiểu theo nghĩa ấy, Henry Miller chính là một Bồ Tát - nghệ sĩ. Henry Miller đã giải thoát cho biết bao người khỏi sự ám ảnh của thân xác, khỏi tiền bạc, danh vọng, sợ hãi và tuyệt vọng. Ông tự đã gỡ mình ra khỏi những bóng ma quá khứ, khỏi những trách nhiệm hời hợt, khỏi những ràng buộc giả tạo, khỏi những ám ảnh tội lỗi, khỏi những khả thể tiềm tàng trong con người và giải giáp, hân hoan chìm đắm vào lòng đời, hân hưởng tất cả những hương sắc trần gian.

Người giải thoát là người an nhiên tự tại, vô úy.

“Tôi không sợ hãi gì cả.”
(I fear nothing) [3]

Có gì mà phải sợ hãi? Chúng ta chỉ sợ hãi khi còn một cái ngã tranh chấp với những cái ngã khác, thù địch bới thế giới, đối nghịch với cuộc đời. Với Henry Miller,“Sự tranh chấp đã qua“ (The fight is over).“Tôi thực sự không còn tranh chấp với thế giới. Tôi chấp nhận thế giới, trong ý nghĩa tối hậu của danh từ”, (I really have no fight any longer with the world. I accept the world in the ultimate sense) [4]

Có gì mà phải sợ hãi? Chúng ta chỉ sợ khi chúng ta có một cái gì để có thể mất. Đằng này, tôi có gì đâu? “Tôi không tiền không bạc, không nguồn tài lợi, không có cả một chút hy vọng nào”.(I have no money, no resources, no hopes.) [5] Chẳng lẽ lại khoe: “Người ta hơn tớ cái phong lưu, Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo” thì chướng chết. Nhưng quả thực, tôi cũng phải có cái gì chứ! Vâng, tôi là một nghệ sĩ, tôi có tất cả những gì mà tôi không muốn, tôi có tất cả những gì mà người khác không thèm. Tôi có bơ vơ, cô đơn côi, có nhục nhã, ngu tối và một nỗi sầu to lớn. Có ai muốn không tôi cho đây!

“tôi là người sung sướng nhất sống trên đời.”
(I am the happiest man alive.) [6]

Tôi là một người sung sướng nhất sống trên đời bởi “trong lòng tôi không chút nghi ngại nào.” (I have no inner doubts about things. [7] “Suốt đời tôi, tôi chỉ có một vấn đề nghiêm trọng, vì tôi đến tuổi trưởng thành: đó là THỰC PHẨM. Và tôi rất sung sướng vì chỉ có vậy mà thôi.“(I have only had one serious problem all my life, you know, since I came of age: Food. And I am very glad it was only that.) [8] Tôi không cần một thứ gì khác. Tôi không thao thức, không tìm kiếm. “Tôi thấy Fraenkel, bạn tôi, lê lết đi kiếm và chẳng bao giờ tìm thấy. Cả Lowenfels, luôn luôn sục sạo tìm kiếm (always seeking, seeking). Họ khiến tôi buồn cười. Tôi cảm thấy thương hại họ.” [9] Có gì đâu mà phải khắc khoải, thao thức? Chỉ cần một giấc ngủ no đầy là đâu lại vào đấy cả… (just a good sleep puts thing right again). [10]

“Tôi không thích điều gì tốt lành hơn.”
(I’d like nothing better.) [11]

Đó là điều vô cùng quan trọng. Tôi không đả kích, không cổ võ. Tôi không muốn dựng lên một lý thuyết này để chống lại lý thuyết kia. Tất cả mọi vấn đề nghiêm trọng trên thế giới chỉ là những vấn đề cá nhân, có thể giải quyết từ nơi cá nhân. Tôi không muốn xây dựng lại trần gian, tôi không muốn cải tạo con người. Tôi biết rằng dù có một ngàn cuộc cách mạng xẩy ra, thế giới cũng vẫn vậy; dù một ngàn Chúa cứu thế thì cũng vẫn thế, con người, ồ cái con người! Còn thế giới? “Tôi đã nuốt thế giới vào trong tôi.” (I’ve got the world inside me) [12] . Tôi không có điều gì bất mãn với thế giới. Tôi cũng chẳng có điều gì chờ đợi ở cuộc đời. “Tôi là một người thực sự mãn nguyện, thực sự sung sướng điều hắn đang làm và không làm điều gì khác. “(I am a man who is really content, really happy to be doing what he’s doing and not doing something else.) [13]

Tôi không thắc mắc về mình và con người mình. “Hiểu gì chứ, tôi không mắc cỡ, không vụng về, cũng chẳng có những điều khó khăn đó. Tôi chỉ bằng lòng nơi tôi đang ỏ và con người hiện tại của tôi.“ (Understand, I am not timid, nor awkward nor any of those difficult things. But I am content where I am and how I am.) [14]

Bây giờ tôi ăn uống, ngủ nghê mỗi ngày một chút và do đó đời “hoàn toàn hoàn toàn diệu hồng.” – (and so things are quite quite rosy.) [15]

Ông khuyên bạn ông:

“Đừng lo lắng về tiền bạc!” (don’t worry about the money.) [16]
“Người ta thực sự cần rất ít.” (One needs so little really.) [17]

[18] “Không cần sách vở!” (No books!) [19] Tôi có thể sống đến ngày tận cùng của đời tôi mà không cần giở một cuốn sách nào khác.

“Đừng băn khoăn về văn chương.”
(Don’t worry about literature.)

Nếu chúng ta có thể làm được việc gì khác thay vì văn chương hãy làm việc gì khác ấy.

“Hãy viết với một nụ cười, dầu cho điều ta biết kinh khủng hay bi thảm. “(Write with a smile, even when it’s horrible or tragic.) [20]

Chúng ta chỉ tôn sùng người nghệ sĩ của cuộc đời the “artist of life” người giúp chúng ta sống “Cuộc Đời Toàn Diện” (“La Vie Intégrale”) một cuộc đời hân hoan sung sướng.

Sau đây là những người đã khơi mở dòng đời, khiến ta khao khát cuộc đời. Họ khuyến khích ta ý thức rằng ta có tất cả tự do trong ta, rằng ta chẳng nên can dự vào vận mệnh thế giới mà chỉ nên giải quyết vấn đề cá nhân của chúng ta. Đó là vấn đề giải thoát, vấn đề duy nhất trực thiết và khẩn thiết. Cho một nhà văn, như một con người, giữa lòng đời.



*



Nơi những ảnh hưởng đặc biệt bắt đầu là tại mép bờ tuổi chớm thành nhân, nghĩa là từ khi lần đầu tiên tôi mơ ước rằng chính tôi nữa một ngày kia cũng sẽ có thể trở thành “một nhà văn”. Vậy thì những tên tuổi kế tiếp theo đây có thể coi như tên tuổi của những tác giả ảnh hưởng tôi như một con người và như một nhà văn, hai kẻ càng ngày càng trở nên bất khả ly cách theo đà thời gian. Từ lúc tuổi chớm lớn khôn trên toàn thể hành vi nổi loạn của tôi, hay là được điều động bởi sự kiện rằng tôi nghĩ về chính tôi, thoạt đầu tiên một cách tiềm thế, sau đó một cách phôi thai và cuối cùng một cách minh bạch như một nhà văn. Và như thế, nếu trí nhớ của tôi trung thành với tôi, đây là dòng dõi huyết thống tôi: Boccaccio, Petronius, Rabelais, Whitman, Emerson, Thoreau, Maeterlinck, Romain Rolland, Plotinius, Heraclitus, Nietzsche, Dostoievsky (và những văn gia Nga đầu thế kỷ mười chín khác), những kịch tác gia Hy Lạp cổ điển, những kịch tác gia thời Elizabeth (gồm cả Shakespeare), Theodore Dreiser, Knut Hamsun, D.H. Lawrence, James Joyce, Thomas Mann, Élie Faure, Oswald Spengler, Marcel Proust, Van Gogh, trường Dada và Siêu Thực, Balzac, Lewis Carroll, Nijinsky, Rimbaud, Blaise Cendrars, Jean Giono, Céline, tất cả những điều tôi đọc về Thiền, tất cả những điều tôi đọc về Trung Hoa, Ấn Độ, Tây Tạng, Á rập, Phi châu, và dĩ nhiên Kinh Thánh, người viết nó và đặc biệt những người soạn bản dịch triều Vua James bởi chính ngôn ngữ của Kinh Thánh hơn là “thông điệp” của nó mà trước hết tôi thâu lượm và không bao giờ tôi rũ bỏ.

Đâu là những đề tài khiến tôi tìm kiếm những tác giả tôi yêu, đã cho phép tôi bị ảnh hưởng, đã tạo thành bút pháp tôi, cá tính tôi, cách vào đời của tôi? Nói rộng đây: chính lòng yêu đời, sự theo đuổi chân lý, minh triết và hiểu biết, huyền nhiệm, khả năng của ngôn ngữ, thái cổ và vinh quang của con người, vĩnh cửu, mục đích của cuộc sống, nhất thể của tất cả mọi sự, sự tự-giải thoát, tình huynh đệ con người, ý nghĩa của tình yêu, sự liên hệ của cái giống với tình yêu, sự thụ hưởng cái giống, sự khôi hài, những sự kỳ dị và quái gở trong mọi khía cạnh của đời, du lịch, phiêu lưu, khám phá, tiên tri, pháp thuật (ảo thuật và ma thuật), nghệ thuật, trò giải trí, những lời xưng tội, những sự phát lộ, chủ trương thần bí, những sự bất đồng của đức tin và sự thờ phụng, sự kỳ diệu trong mọi lãnh vực và dưới mọi khía cạnh, vì “chỉ có sự kỳ diệu và chỉ có sự kỳ diệu mà thôi.”

Tôi có bỏ ra ngoài một đề mục nào không? Xin bạn cứ tự tiện điền vào! Tôi đã và hãy còn đang quan tâm tới mọi sự. Ngay cả chính trị - khi nhìn từ “điểu khảm.” [21] Nhưng sự phấn đấu của con người để giải phóng mình nghĩa là, để giải thoát mình khỏi ngục tù của chính sự cấu tạo mình, đó là đề tài tối thượng đối với tôi. Có lẽ, đó là lý do tại sao tôi thất bại không hoàn toàn là “nhà văn”. Có lẽ đó là lý do tại sao, trong tác phẩm của tôi, tôi lại dành nhiều chỗ cho kinh nghiệm thuần túy của cuộc đời. Cũng có lẽ, dầu những nhà phê bình thường thất bại không thể nhận thấy, rằng đó là lý do tại sao tôi bị lôi cuốn một cách mãnh liệt về phía những người khôn ngoan, những người đã cảm nghiệm cuộc đời – nghệ sĩ, những nhân vật tôn giáo, những kẻ mở đường khai lối, những kẻ canh tân và những kẻ đạp phá thánh tượng đủ mọi loại. Và có lẽ - tại sao không nói lên điều này? – đó là lý do tại sao tôi rất ít kính trọng văn chương, rất ít coi trọng những tác giả được tín phục, rất ít tán dương những nhà cách mạng lâm thời. Đối với tôi những nhà cách mạng đích thực duy nhất là những kẻ khích động và kích động, những yếu nhân như Jesus, Lão Tử, Đức Phật Cồ đàm, Akhnaton, Ramakrishna, Krishnamurti. Tiêu chuẩn tôi dùng là cuộc đời: Những người đó đứng như thế nào trong tương quan với cuộc đời. Có lẽ chẳng phải vì họ đã thành công trong việc lật đổ một chính phủ, một trật tự xã hội, một nghi thức tôn giáo, một qui tắc luân lý, một hệ thống giáo dục, một bạo lực kinh tế. Đúng hơn, họ đã ảnh hưởng đến chính cuộc đời như thế nào? Vì chưng điều phân biệt những con người tôi có trong tâm trí là họ không cưỡng bách con người tuân theo quyền uy họ: trái lại, họ tìm cách phá hủy quyền uy. Cứu cánh và mục đích của họ là mở tung với cuộc đời, là khiến con người khao khát cuộc đời, là xiển dương cuộc đời – và là qui chiếu tất cả mọi vấn đề trở lại cuộc đời. Họ khuyến khích con người nhận thức rằng hắn có tất tự do trong chính hắn, rằng hắn không nên can dự vào với vận mệnh của thế giới (đó không phải là vấn đề của hắn) nhưng giải quyết vấn đề cá nhân của mình hắn, đó là vấn về giải thoát, chứ không phải là vấn đề gì khác.




[1]Cf. Remember to remember.
[2]Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật của Edward Conze, Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Tu Thư Vạn Hạnh xuất bản, 1969, tr. 221.
[3]Thư gửi Lawrence Durrell, ngày 20 tháng giêng 1937.
[4]Thư gửi Lawrence Durrell, ngày 20 tháng giêng 1937
[5]Tropic of Cancer, A Black Cat Book. P.1.
[6]Tropic of Cancer, A Black Cat Book. P.1.
[7]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[8]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[9]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[10]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[11]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[12]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[13]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[14]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[15]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[16]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[17]Thư cho Lawrence Durrell, ngày 5 tháng 4, 1937
[18]Thư cho Lawrence Durrell ngày 5 tháng 4 1937s
[19]Thư cho Durrell ngày tháng hai 1937
[20]Thư cho Durrell ngày tháng hai 1937.
[21]“the perspective of the bird”, N.H.H


Dương Quốc Định: Phương Đông huyền bí































Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Con đường sáng tạo - Để trở thành thi sĩ

Rimbaud

Để trở thành thi sĩ


Giới thiệu

“Tiến lên! Đi, gánh nặng, sa mạc, chán chường và cuồng nộ.”

Câu thơ niên thiếu đó gói trọn cuộc sống Rimbaud. Cuộc sống tình cảm cũng như cuộc sống tâm linh, cuộc sống thực tế cũng như cuộc sống mộng tưởng, cuộc sống làm ăn cũng như cuộc sống sáng tạo. Đó là cuộc đi không mỏi, là làm việc không ngừng, là sa mạc không cùng, là chán chường không nguôi và là cuồng nộ không dứt. Và cũng là khám phá vô tận, kinh nghiệm vô biên. “Đây là một người mà một ngàn cuộc đời cũng không đủ để khám phá những kỳ diệu của trần gian”, Henry Miller viết trong một thiên nghiên cứu về Rimbaud, “một người đã cắt đứt với bạn bè và thân quyến từ lúc tuổi còn xanh để cảm nghiệm cuộc đời trong tất cả sự tròn đầy của nó.” [1]

Ở một thanh niên mà sự chín muồi của minh triết đã cho phép khẳng định rằng: “Cuối cùng tôi khám phá thấy sự hỗn loạn của tâm trí tôi là thiêng liêng” thì sự thái quá là một điều dễ hiểu. Nơi chàng, tất cả đều thái quá.

Trước hết là sự đi của chàng. Đây là lộ trình của hai chân chàng: Charleroi – Paris – Mazas – Charleville – Bỉ - Charleroi – Bruxelles – Douai – Charleville – Paris – Charleville – Paris – Charleville – Paris – Ardennes – Paris – Bỉ – Anh – Charleville – Roche – London – Roche – London – Charleville – Stuttgart - Milan – Charleville – Vienne - Hòa Lan – Batavia – Charleville – Brême – Hambourg – Thụy Điển –Đan Mạch – Marseille – Alexandrie – Civita – Vecchia – Rome – Charleville – Hambourg – Charleville – Vosges - Thụy Sĩ – Gênes – Alexandrie – Charleville - Chypre – Roche – Chypre – Aden – Hara – Choa – Harar – Babussa – Ongadine – Tadjourah – Harar – Abyssinie – Aden – Le Caire – Harar – Zeilah – Aden – Marseille – Roche – Marseille.

Chàng đi, đi hoài, lúc nào cũng ở trên đường như một gã du đãng có sao thiên mã cư mệnh mà nếu không đi thì ắt là ngọa bệnh và chỉ ngừng đi khi phải nằm xuống để người ta cưa chân đi. Mà trong cuộc đi như ma đưa quỉ dắt ấy nào phải được lên xe xuống ngựa gì. Chỉ rặt những đi bộ là đi bộ với đói và khát, cảnh sát với nhà giam. Chúng ta hãy nghe Henry Miller tả: “Ba lần trong thời gian dưới hai mươi tuổi, chàng đã tới Bruxelles và Paris: hai lần chàng tới London. Từ Stuttgart, sau khi đã thông thạo Đức ngữ đủ dùng, chàng lang thang đi bộ qua Wurtemberg và Thụy Sĩ tới Ý Đại Lợi. Từ Milan chàng khởi hành đi bộ tới Cyclades qua Brindisi, chỉ để bị trúng nắng và quay trở về Marseille qua ngả Leghorn. Chàng vượt qua bán đảo Scandinavine và Đan Mạch với một đoàn xiếc dạo; chàng đáp tầu từ Hambourg, Antwerp; Rotterdam: chàng đến Java bằng cách gia nhập đạo quân Hà Lan, chỉ để đào ngũ sau khi nếm qua mùi vị của nó. Một lần vượt qua đảo St. Hélène trên một con tầu Anh từ chối không ngừng lại đảo, chàng phóng qua lan can tầu xuống biển nhưng bị bắt trở lại trước khi chàng có thể tới đảo. Từ Vienne chàng bị cảnh sát dẫn độ về bến cảng Baravi vì tội du đãng; từ đó chàng lại bị áp giải về biên cảnh Lorraine. Trong tất cả những chuyến tẩu thoát và bỏ nhà ra đi đột ngột đó, chàng luôn luôn không một xu dính túi, luôn luôn đi bộ, và luôn luôn đi bộ với một cái dạ dầy lép kẹp. Tại Civita Vecchia chàng bị đưa xuống đất liền với chứng sốt đau dạ dầy mắc phải vì màng dạ dầy sưng lên bởi sự cọ xát của xương sườn vào bụng. Đi bộ thái quá. Ở Abyssinic là sự cưỡi ngựa thái quá. Tất cả mọi sự đều thái quá. Chàng bắt buộc mình một cách phi nhân. Mục đích thì bao giờ cũng ở phía bên kia.”

Năm mười chín tuổi, khi “Giã từ cõi mộng điêu linh, Anh về buôn bán với mình phôi pha” [2] thì chàng hoàn toàn là một tên lái buôn thực thụ, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi lợi lộc, bởi công việc. Chàng làm việc không ngừng, đầu tắt mặt tối quá mọi đen. Chàng đoạn tuyệt hoàn toàn với giới văn nghệ và thế giới văn chương để trầm luân miệt mài trong cõi làm ăn buôn bán. Trong những lá thư gửi về cho gia đình, chàng làm khổ mẹ và em gái không ít, thúc bách gia đình gửi cho chàng những chuyên thư, tự điển kỹ thuật, nông lâm, sách dậy tiếng địa phương man di mọi rợ. Chàng muốn trở thành một kỹ sư, chàng muốn con chàng, nếu chàng có con, cũng sẽ trở thành một kỹ sư nổi tiếng, “một người có thế lực và giầu sang vì khoa học.”

Chàng đi vào sa mạc, phiêu lưu vào những vùng chưa một người da trắng nào dám hẻo lánh tới, giao thiệp với mọi sắc dân, mọi quốc tịch. Văn chương chữ nghĩa bay đi đâu hết chỉ còn lại café, hương liệu, ngà voi, da thú, súng ống, nô lệ… và công việc, công việc, công việc mà chàng chán mứa, mà chàng xốc vác đến hụt hơi. Nhưng trên tất cả là chán chường và giận dữ: “Tôi luôn luôn chán nản vô cùng”, chàng viết cho gia đình ngày 1 tháng tám 1888; “tôi chưa từng biết có người nào phiền muộn hơn tôi. Và rồi, có khốn khổ không, cuộc sống gia đình; không công việc trí thức, bơ vơ lơ láo giữa đám mọi mà mình muốn cải thiện số phận chúng, trong khi chính chúng tìm cách lợi dụng mình và ngăn trở không cho mình giải quyết công việc một cách chóng vánh! Bắt buộc phải nói ngôn ngữ tạp loạn của chúng, ăn những món ăn bẩn thỉu của chúng, chịu đựng muôn ngàn phiền muộn do sự lười biếng, phản phúc, ngu ngốc của chúng đem lại!”.

Nhưng đó chưa phải là điều buồn bã nhất. “Điều buốn bã nhất là sự chính mình dần dần trở nên đần độn u mê vì cô độc và xa cách mọi xã hội văn minh.”

Đâu là ý nghĩa của tất cả những cái thái quá đó, hỡi chàng Rimbaud, kẻ “sinh ra dưới cung Thiên Xứng” lại chọn những cái thái quá “với đam mê của một kẻ đi đây (equilibrist)” kia? [3] Một trong những châm ngôn tinh yếu nhất của “Châm Ngôn của Địa Ngục” (The Proverbs of Hell) của Blake – một người anh em của Rimbaud là:

“Con đường thái quá dẫn tới lâu đài minh triết,” (The road of excess leads to the palace of wisdom).

Phải chăng Rimbaud muốn đi trên con đường đó? Đúng là chàng đã đi trên con đường đó và con đường mâu thuẫn. Suốt đời chàng, chàng đã đi ngược lại tất cả những gì chàng đã linh tưởng từ ấu thời. Suốt đời chàng, chàng đã phá hủy tất cả những gì chàng đã xây dựng tự ấu thời. Suốt đời chàng, chàng đã phản bội tất cả những gì chàng đã tin tưởng từ ấu thời. Để làm gì vậy? – Để biết mặt sau của mặt trăng, mặt trái của thiên đàng, để trở thành thi nhân theo quan niệm của chàng, nghĩa là trở thành một tiên tri thấu thị (voyant), có thể “thấy tất cả, cảm tất cả, tiêu thụ tất cả, thám hiểm tất cả, nói tất cả”. Vì chàng chủ trương rằng thi nhân cần phải “đi đến cái vị tri (hay mới lạ) bằng sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan” (“Thư cho Izambard”), “cần phải biến tâm hồn thành quái dị”, phải biết tất cả mọi hình thức tình yêu, mọi hình thức đau khổ, mọi hình thức điên cuồng, phải nuốt hết tất cả mọi chất ma túy để chỉ giữ lại tinh túy, phải biết “tất cả giày vò trong đó hắn cần tất cả mọi đức tin, cần tất cả mọi sức mạnh siêu nhân trong đó hắn trở thành một tên bệnh nhân vĩ đại, tên tội nhân vĩ đại, tên bị nguyền rủa vĩ đại, - và nhà Bác Học siêu phàm! – Vì hắn đi tới cái vị tri! (“Thư cho Paul Demeny”). Dù cho cuối cùng, điên cuồng, hắn mất tất cả mọi ý niệm về những viễn tưởng của hắn. Song le, hắn đã nhìn thấy chúng tận mắt. “Vậy hãy để hắn nổ tung trong cơn chấn động bởi những điều dị thường và vô danh; những nhân công khủng khiếp khác sẽ tới; họ sẽ bắt đầu lại những chân trời nơi hắn tắt nghỉ!” (Một Mùa Địa Ngục)

Như thế, thi nhân của Rimbaud đã tiếp nối truyền thống những thi nhân đầu tiên của nhân loại (bị gián đoạn bởi những thi sĩ): thi nhân đồng thời là một tiên tri, một Prométhée ăn cắp lửa cho con người. Rimbaud cũng chính là một Prométhée: chàng đã hy sinh cuộc đời chàng để thể hiện linh tưởng của chàng theo sứ mệnh của thi nhân: “Thi sĩ có ích lợi gì trừ khi hắn đạt tới một viễn tưởng về cuộc đời, trừ khi hắn sẵn sàng hy sinh cuộc đời để chứng minh chân lý và vẻ rực rỡ của thị kiến hắn?” (Henry Miller, Sđd, tr. 107) Rimbaud đã can đảm lao ra khỏi Thiên Đàng tuổi thơ, như Lucifer, để sống, không phải một mùa mà là tất cả những mùa còn lại của đời chàng trong chốn Địa Ngục Trần Gian. Chàng, - đứa con của mặt trời, chàng muốn biết thế nào là đêm tối địa ngục, Chàng, - kẻ mà định mệnh là hạnh phúc, “không hề nghĩ tới lạc thú đào thoát những đau khổ của thời đại mới”. Chàng, - kẻ mà cuộc đời là một bữa yến tiệc nơi tất cả mọi trái tim đều mở phơi, tất cả rượu ngọt tuôn trào” đã tự nguyện vùi dập đời mình trong sa mạc cát bỏng tịch liêu.

Những đau khổ thời đại mới là gì? – là máy móc, là bạc tiền. Chàng muốn trở thành kỹ sư – lý tưởng của thời hiện đại. Chàng đi làm tiền, lúc nào cũng quấn một cái ruột tượng đầy tiền quanh bụng – ám ảnh của thời đại mới.

Tất cả những kẻ chê bai khinh bỉ, chế giễu chàng đều sai lầm. Tất cả những kẻ tự nhận là hậu thân của chàng còn sai lầm hơn nữa. Không phải chàng bỏ làm thơ vì thấy rõ sự thất bại của thi ca. Bài hát chỉ được nghe với tất cả xúc động khi âm thanh đã dứt, người ca sĩ là ca sĩ thực thụ, sống bài hát, khi đã ngừng hát. Chàng là thi sĩ (Poète) khi chàng đang làm thơ, chàng là thi nhân (Poète) khi chàng không còn làm thơ nữa. Chàng thôi làm thơ để sống thơ. Chàng muốn “thủ đắc chân lý trong hồn và xác”. Chân lý ấy là gì? – là “tất cả đều có một định mệnh hạnh phúc” mà sự sợ hãi, đau khổ, sự hồ nghi hạnh phúc, sự thiếu tin tưởng ở thiên đàng - đã làm lạc lõng, mà sự tin tưởng và địa ngục, đã khuất lấp.

Trong cuộc sống người ta sợ gì nhất? – thất bại. Cuối cuộc đời người ta kinh hãi gì nhất? – địa ngục.

Rimbaud không phải là hiện thân của thất bại như những kẻ chê bai chàng nhận định. Chàng cũng không muốn là biểu tượng của sự thất bại như những kẻ ca ngợi chàng đề cao. Chàng muốn đeo đuổi ôm ghì sự thất bại; cách duy nhất để chiến thắng nó.

Tại sao chúng ta tin tưởng rằng, cuối cùng, tất cả đều thất bại mà chúng ta lại không dám chấp nhận thất bại, một cách tiên thiên, không dám nhận là sự thất bại, để cuộc đời chúng ta, với tất cả công nghiệp, đam mê dần dần trở thành thất bại? Tại sao chúng ta tin tưởng rằng cuộc sống là địa ngục, cuối cùng của cuộc sống cũng sẽ là địa ngục, tại sao chúng ta không dám chấp nhận địa ngục, một cách tiên thiên, không dám sống trong địa ngục, để địa ngục ám ảnh chúng ta? để cuộc đời chúng ta, với tất cả hân hoan, say đắm, dần trở thành địa ngục? Và quả thực cuộc đời chúng ta là địa ngục, chỉ bởi chúng ta tin ở nó. “Tôi tin vào địa ngục, vậy tôi đang ở địa ngục” (Je crois en enfer, donc j’y suis – “Nuit de l’enfer”). Con đường dẫn tới thiên đàng bao giờ cũng đi qua địa ngục. Ánh sáng của thiên đàng chỉ ở địa ngục, tôi khát vọng Thiên Đàng. Vậy…

Con người sẽ thất bại, ở mọi chiều hướng, người ta nói như thế. Con người sẽ đi tới sa mạc cô đơn, tới địa ngục, người đe dọa thế. Vậy tại sao ta không chấp nhận thất bại, sa mạc, địa ngục? Sao ta trở gót, quẩy lại gánh nặng và sống trong run sợ? Tại sao chúng ta không chấp nhận những điều kiện thiết yếu của cuộc đời? “Lý trí đã ra đời. Thế giới tốt lành. Tôi sẽ chúc phúc cuộc đời. Tôi sẽ yêu anh em tôi. Đây không phải là những lời hứa hẹn trẻ con nữa. Cũng không phải hy vọng thoát khỏi tuổi già và cái chết. Thượng Đế làm thành sức mạnh của tôi và tôi ca ngợi Thượng đế.”

“Chán chường không phải là tình yêu của tôi nữa. Những cuồng nộ, trác táng, điên dại, mà tôi biết tất cả xung động đẩy đưa và tác hại, - tất cả gánh nặng của tôi đều được đặt xuống – Hãy thẩm định không choáng váng vẻ mênh mông của lòng ngây thơ tôi – Une saison en enfer, “Mauvais sang” ). Với lòng ngây thơ ấy, người ta trở lại Thiên Đàng. Chính trong “cùng sa mạc đó, cùng đêm tối đó”, khi ý thức hóa thân: lạc đà trở thành sư tử, sư tử trở thành hài nhi ngây thơ, chàng giục giã chúng ta lên đường sáng tạo những giá trị hân hoan: “khi nào chúng ta sẽ lên đường, qua những đụn cát, qua núi đồi, đón chào sự ra đời của cần lao mới, minh triết mới, sự chạy trốn của những bạo chúa và quỉ dữ, sự chấm dứt của mê tín, và sùng bái – như những kẻ thứ nhất! – Giáng Sinh trên trần gian!”

Henry Miller thấu suốt ruột gan Rimbaud khi viết: “Điều tôi vô cùng quan tâm nơi Rimbaud là viễn tượng Thiên Đàng chiếm lại được của chàng. Thiên Đàng kiếm được.”.(That interests me extremely in Rimbaud is his vision of Paradise regained, Paradise earned).

Cuộc đời Rimbaud, sự tàn lụi tự ý, đầu độc tự ý, đánh mất Thiên Đàng tự ý, những gánh nặng, sa mạc, những chuyến đi vào cô đơn cuồng điên không mỏi đó chính là hình ảnh rực rỡ nhất, ngút lửa nhất, rõ rệt nhất của CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO.

đêm yêu



Âu Thị Phục An








thầm thì cùng gió cuốn
bàn tay buông
ngày nắng lên
tình mộng

xếp lại trang thư
cuộc tình rồ dại
phấn hương bay

cuồng phong năm ngón
ngậm chặt đêm yêu
xuân thì trở dạ

hơi thở nồng nàn
bấu thinh không
thở, thở . . .


20.7.14 saigon

Tóc mây



Nguyễn Hoàng Anh Thư








Mái tóc nàng mọc từ nhiều loài cỏ dại. Dài quá lưng. Nhiều người trầm trồ, nhiều người dè bỉu:

- Như ma ấy, cắt đi.

Nàng chạy thật nhanh, về, mẹ nàng đang đợi nàng ở nhà.

- Gội đầu đi con, mẹ đã nấu cho con nồi bồ kết và nước sả tắm rồi đấy.

Nàng chạy ào ra phía sau ảng nước, ngồi chum hum xuống và dội, vuốt vuốt mái tóc dài của mình. Hình như nó ngắn hơn hôm qua. Nàng buồn, lo, sợ mẹ biết.

Hôm ấy, nàng đi tìm cây gai để bện tóc. Nàng thấy từng hạt bạch cầu xóc nhọn chảy qua mang tai.

Năm ấy, nàng tạm biệt mẹ để lên thành phố học đại học. Hành lí có vài bộ áo quần, và mái tóc rất nặng. Nàng quấn quanh nó bằng những mớ gai bọc kín.

Thành phố, thật mới, đối với nàng. Chấn động đầu tiên là những đôi mắt ngó nhìn nàng. Nàng thấy như nó chấn động cả mặt đất dưới chỗ nàng đang đứng. Nó đang nứt. Nàng thấy sự vị tha và cao thượng nàng mang lên từ quê bị tuột xuống những đường lằn hun hút.

Đêm mưa, nàng gào thật to, tiếng rơi theo mái tôn ào ạt trút. Những sợi tóc bất chợt rơi xuống sau mớ gai. Nàng hoảng hốt níu lại. Đôi tay xước trầy đỏ máu. Theo mưa mà trôi. Nàng thấy mưa im lặng. Nàng mỉm cười với mưa. Một bông hoa hàm tiếu nở, nó vẫn còn ươn ướt, run rẩy, lắc mình những cánh cho chóng khô.

Đêm ấy nàng mơ những cánh tay đầy những ngón nhọn của lũ quỉ đang giật mái tóc của nàng.

* * *

Một ngày nàng thấy ánh nắng mới hơn hôm qua. Hoàng hôn xanh lè những ánh chớp phía tây vòm trời. Nàng cất tiếng hát nho nhỏ trong vòm họng. Những khúc cầu nguyện cũ, nàng tụng ca cho một ngày đã qua, an bình với nàng. Nàng thấy mái tóc nàng đang múa với cơn xoáy bắt đầu vào hướng từ thành phố. Nơi nàng ở trọ là ngoại ô. Nàng gọi:

- Mẹ ơi mẹ ơi, mẹ nấu nước bồ kết và hương sả cho con đi, con muốn gội nó.

Mẹ nàng không nghe tiếng nàng. Ngoài cửa rít lên từng hồi gió.

Hôm sau, nàng thấy mái tóc mình bị ngắn lên nửa gang tay.

* * *

Ngày an phận trên những trang sách. Nàng muốn làm nghề dạy học. Mẹ nàng bảo thế. Đó là công việc phù hợp với tính cách nhu mì của con gái mẹ. Mẹ bảo, nàng giống mẹ nhiều hơn. Nếu giống ba, có lẽ nàng đã gào thét mà vỡ ra rồi trôi về nhanh với mẹ. Nàng tự phá nỗi sợ hãi để làm trò chơi lắp ghép. Nàng ít cười. Ai cũng bảo như vậy, như mẹ nàng. Có một ngày, nàng ghép được cả một ngôi nhà bằng thứ đất nâu nhão sệt mà nàng cướp của lũ tò vò. Có hôm nàng ngồi chăm chú nhìn chúng xây tổ. Nàng ngồi bất động nhìn hai cái vòi của chúng, thật chăm chỉ và khéo léo. Hôm ấy bàn tay của nàng sưng vù lên. Vài hôm nữa thôi, chúng sẽ tha về vài con nhện thả vào trong ấy. Nàng cảm thấy hài lòng và một khoái cảm từ sự nhức nhối trên đầu mười ngón tay. Nàng sờ lên đầu. Những chiếc gai đâm phọt. Những dòng máu ứ tuôn xuống ào ào. Nàng thấy thật an toàn về mái tóc. Nó vấn quanh màu đất sét như cái tổ của tò vò.

* * *

Nàng nhớ mẹ, mẹ đang ốm. Nàng hết tiền mua vé. Hôm ấy trời lại mưa, mưa dột ướt cả giá sách, tổ tò vò hôm qua đã ướt mềm. Có lẽ chúng sắp vỡ, nàng nghĩ vậy. Chúng nó đâu rồi nhỉ. Nàng nhìn quanh, những mảng tường vôi nứt nẻ. Có lẽ chúng đang đi tìm lũ nhện. Nàng đói, nàng xé gói mì tôm, ăn sạch không cần nước sôi. Mấy cái bình ga nhỏ kia đã hết sạch.

Nàng cất tiếng ngâm khe khẽ trong họng:

- Tò vò mà nuôi con nhện / đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi / tò vò ngồi khóc tỉ ti / nhện ơi! nhện hỡi! mày đi đằng nào?

* * *

- Này em, chúng tôi muốn mua tóc, em ghé thăm chỗ chúng tôi đi.

Nàng rảo bước, không thèm ngoảnh lại nhìn. Nàng thấy mùi hương bồ kết cứ thoang thoảng. Chúng có gai.

* * *

Lũ tò vò đã trở lại. Chúng xây thêm những ngôi nhà hình chum mới bên cạnh cái tổ bị vỡ. Chúng lần lượt thả vào đấy những xác nhện non tơ.

Nàng đã mở những mớ gai trên tóc. Bây giờ nó uốn bồng bềnh như mây, và lõa xõa ngang vai. Nàng thật quyến rũ.

* * *

Nàng ngồi đấy. Nàng nhìn lũ tò vò chui ra chui vô bên những chiếc tổ mọc trên cái giá sách. Nàng chuốt lại móng tay. Chúng thật sắc, tựa như cái vòi của tò vò. Nàng đang đợi lũ ấu trùng nở. Chúng sẽ xơi sạch những xác nhện đang hấp hối kia cho đến khi chúng không còn lại một sợi lông măng.

* * *

Đêm. Nàng nghe tiếng gió gọi:

- Dậy đi con, dậy gội đầu đi, mẹ đã nấu sẵn bồ kết và lá sả đấy.

Nàng mở mắt. Nàng nghe tiếng nhai ngấu nghiến. Lũ ấu trùng đã nở. Nàng mơ màng như đang nghe hợp âm của những thứ cỏ ngày xưa trên mái tóc dài phủ mượt. Chúng vi vu màu xanh, màu xanh nhạt, màu vàng úa, màu nâu hổ phách như cánh tò vò. Chúng đã nằm trong cái tổ đất. Đã lâu, chúng không có ánh sáng.

* * *

Nàng nhìn chúng, lũ ấu trùng, chúng li ti và có khuôn mặt như những đứa bé bầu bĩnh. Nàng khóc và đưa tay vuốt lại mái tóc.

Nàng thức dậy thấy mình nằm trong ngôi nhà có hình chum.

Con đường sáng tạo-Henry Miller Nói về sáng tạo





Henry Miller là một khuôn mặt độc đáo nhất của văn học hiện đại. Tên ông phải được đặt giữa Emerson và Whitman, Cendrars và Céline, Dostoievsky và Nietzsche, Élie Faure và Oswald Spengler, Rimbaud và D. H. Lawrence, Milarepa và Lewis Carroll, Thoreau và Trang Tử.

Tác phẩm Henry Miller đi giữa dòng văn chương và kinh thánh. Đó là sự phối hợp kỳ diệu giữa Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita) linh thánh và Dục Lạc Kinh (Kama Sùtra) nhầy nhụa. Bước vào tác phẩm Miller như bước vào một ngôi đền Ấn Độ: người ta thấy những bộ phận sinh dục vĩ đại ngổn ngang cạnh những thánh tượng uy nghi, những cảnh dâm loạn tiếp cận những nghi lễ tôn nghiêm tác động giao hợp được coi như tác động sùng thượng (acte d’adoration sublime), một phương tiện xuất thần nhập diện.

Henry Miller duy giác như những người duy linh, những nhà thần bí, những thi sĩ thế kỷ XVI, những đại thi sĩ có khuynh hướng tiên tri và đầy ắp viễn tưởng vũ trụ: Wiliam Blake, Cheikh el Nefzaoui, Omar Khayyam, Walt Whitman. Nhất là Whitman qua Lá Cỏ, xưng tụng một sự diễn tả tự do, một cuộc sống vũ trụ tràn trề ngây ngất không che giấu:

Qua tôi những tiếng nói bị cấm đoán,
Tiếng nói của giống đực giống cái và dâm đãng, tiếng nói bị che đậy và tôi vén mở,
Tiếng nói tục tĩu, bởi tôi được soi sáng và chuyển hóa.
(“Song of Myself”)

Toàn bộ tác phẩm Henry Miller là một bài Ngợi Ca Tôi (“Song of Myself”) trường thiên. “Với tôi sách vở là con người, và cuốn sách của tôi là chính con người tôi, nồng nhiệt, dâm đãng, hiếu động, trầm tư, thận trọng, dối trá và thành thực một cách quỉ quái.” (“Black Spring”). Ông muốn phát lộ ông “càng công khai, trần truồng và trâng tráo bao nhiêu càng hay bấy nhiêu”. (I wanted to reveal myself as openly, nakedly, and unshamedly as possible – Obscenity and Literature).

Có thể nói Henry Miller cũng là một “nhà thần bí ở trạng thái man rợ” như Rimbaud. Ông sinh năm 1891 tại New York từ một gia đình gốc Đức. Cha ông là thợ may. Cậu bé lớn lên trong lòng phố và phố xá mãi mãi là trường học của cậu và bối cảnh của những cuốn tiểu thuyết sau này.

Năm 1924, Henry Miller bỏ ngang Westers Union Telegraph Company, quyết định không làm gì hết, trừ sáng tạo, vì ông nhận định rằng: “Bổn phận của thiên tài (…) là giữ phép mầu sinh động, là luôn luôn sống trong phép mầu, là khiến cho phép mầu mầu nhiệm hơn nữa, là không thệ nguyện trung thành với bất cứ cái gì, nhưng chỉ sống một cách mầu nhiệm, suy tưởng một cách mầu nhiệm, chết một cách mầu nhiệm”. (The task of genius, and man is nothing if not genius, is to keep the miracle alive, to live always in the miracle, to make the miracle more and more miraculous, to swear allegiance to nothing but to live only miraculously, think only miraculously, die miraculousky – The Colossus of Maroussi, Penguin Books, p.88) và “Sự kỳ diệu và và huyền nhiệm của cuộc đời bị bóp nghẹt trong chúng ta khi chúng ta trở thành phần tử có trách nhiệm của xã hội!”.(The wonder and the mystery of life – which is throtted in us we become responsible members of society! – Tropic of Capricorn, SAS press. P.149). Thế giới chỉ có thể bắt đầu rút tỉa được đôi chút giá trị nơi tôi “kể từ lúc tôi chấm dứt là một thành phần trang nghiêm của xã hội và trở thành chính Tôi” (Sexus, Grove Press, p. 261) dù cái tôi ấy thế nào. Ít ra thế giới cũng sẽ bớt đi được một kẻ sẵn sàng dùng bạo lực để bắt người khác theo mình, bớt đi được một con cừu nô lệ. Ít ra thế giới cũng có thêm được cá thể sáng tạo và dám thể hiện mình, dám trở thành “cái tôi của chính tôi”.

Có hai điều Miller thành thực không tin, hai điều mà xã hội thành thực tin: đó là sự trang nghiêm và Làm việc. Trang nghiêm là một hình thức giả dối, cứng nhắc, chết chóc, còn làm việc là một hành động chỉ dành cho bọn ngốc nghếch. Nó hoàn toàn trái với Sáng tạo là một trò chơi, một hành động tối thượng, xứng đáng với con người. Henry Miller theo sát tư tưởng Nietzsche về sáng tạo. Theo Nietzsche, sáng tạo “là sự giải thoát thênh thang khỏi khổ đau, sự bay bổng của cuộc đời”. Nhưng để trở thành kẻ sáng tạo, cần phải có nhiều khổ đau và hóa thân.

“Vâng, Zarthustra nói, phải có nhiều cái chết đắng cay trong cuộc đời các ngươi, ôi, những kẻ sáng tạo! Như thế các ngươi, ôi, những kẻ sáng tạo! Như thế các ngươi sẽ trở thành những kẻ bảo vệ mà biện minh cho tất cả những gì hư mất phù du.” (Also seid ihr Fürsprecher und Rechtsfertiger Vergänglichkeit – Also sprach Zarathustra).

Bài “Nói về sáng tạo’’ dưới đây của Henry Miller, trích trong cuốn Sexus (The Rosy Crucifixion, book one) sẽ soi sáng tư tưởng trên của Nietzsche.



*



Thế giới chỉ bắt đầu rút tỉa được đôi chút giá trị từ nơi tôi kể từ lúc tôi ngừng là một thành phần trang nghiêm của xã hội và trở thành chính Tôi. Nhà Nước, quốc gia, liên hiệp quốc của thế giới không là gì khác hơn một tập thể rộng lớn gồm những cá nhân lập lại những lỗi lầm của ông cha họ. Họ đã bị cuốn hút vào bánh xe từ thuở sơ sinh và bị trói buộc ở đó cho tới chết – và sự nô lệ đó họ cố gắng làm cho ra vẻ đứng đắn bằng cách gọi nó là “cuộc đời”. Nếu ta hỏi bất cứ một người nào giải thích hay định nghĩa thế nào là cuộc đời, đâu là tất cả gốc gác ngọn ngành của nó, chúng ta sẽ nhận được một cái nhìn bỡ ngỡ thay câu trả lời. Cuộc đời là một cái gì mà triết gia đề cập tới trong những cuốn sách không ai đọc cả. Những kẻ ngụp lặn giữa dòng đời, “khuất mình làm thân trâu ngựa”, không có thì giờ cho những câu hỏi lẩn thẩn ấy. “Người ta phải ăn chứ, phải không?” Câu cật vấn này, một câu nói cho có chuyện, đã được giải đáp, nếu không phải bằng cách phủ định tuyệt đối thì ít ra cũng bằng cách phủ định tương đối khá lạ lùng bởi những người hiểu biết là một đầu mối cho một loạt những câu hỏi khác tiếp nối bằng một chiều rất ư là Euclide. Từ chút ít sách vở tôi đã học, tôi nghiệm ra rằng những người lặn lội sâu nhất trong cuộc đời, những người nhồi nặn cuộc đời, những người chính là cuộc đời, đều ăn ít, ngủ ít, thủ hữu ít hay không có gì cả. Họ không có bất kỳ một ảo tưởng nào về bổn phận, hoặc nối dõi tông đường hay duy trì quốc gia. Họ chỉ quan tâm tới chân lý và chân lý mà thôi. Họ chỉ chấp nhận một hình thức hoạt động: sáng tạo. Không một người nào có thể chỉ huy công việc họ, bởi vì họ tự nguyện tất cả. Họ cho không, bởi vì đó là cách duy nhất để cho. Đó là lối sống lôi cuốn tôi: nó làm thành thiên lương. Đó là cuộc đời – chứ không phải là sự giả đò mà những người xung quanh tôi thờ phụng.

Tôi hiểu tất cả những điều ấy – bằng tâm trí – trước tuổi thành nhân. Nhưng tôi phải trải qua cả một màn bi hài kịch vĩ đại của cuộc đời trước khi viễn ảnh này về thực tại có thể trở thành một nguyên động lực. Lòng khao khát cuộc đời dữ dội mà những người khác cảm thấy trong tôi tức động như một khối nam châm, nó lôi cuốn những người thiếu lòng khát khao đặc biệt của tôi. Lòng khát khao phóng đại lên một ngàn lần. Như thể những kẻ đeo dính vào tôi như mạt sắt cũng trở nên có từ tính khác. Cảm giác chín mùi thành kinh nghiệm và kinh nghiệm đẻ ra kinh nghiệm.

Điều tôi ngầm thèm muốn là gỡ mình ra khỏi tất cả những cuộc sống tự đan bện ngang dọc vào chính cuộc đời tôi và khiến định mệnh tôi trở thành một phần của họ. Để rũ mình khỏi những kinh nghiệm chồng chất chỉ thuộc về tôi này bởi nọa lực, cần phải có một nỗ lực tàn bạo: thỉnh thoảng tôi chọc thủng và xé rách lưới, nhưng chỉ trở nên vướng mắc thêm mà thôi. Sự giải thoát của tôi dường như thiết yếu gây ra đau đớn và phiền não cho những người gần kề và thân yêu đối với tôi. Mỗi vận động tôi làm cho lợi ích của cá nhân tôi đều mang lại khiển trách và lời buộc tội. Tôi bị coi là một kẻ phản bội hơn muôn ngàn lần. Tôi mất cả quyền trở nên đau ốm – bởi “người ta” cần tôi. Tôi không được phép ù lì. Tôi tin rằng nếu tôi có chết đi có lẽ họ cũng truyền điện vào tử thi của tôi để tạo cho nó một bề ngoài sống động.

“Đứng trước gương, tôi sợ hãi tự nhủ: Ta muốn nhìn trong gương xem ta giống cái gì với đôi mắt nhắm nghiền.”

Những chữ trên của Richter, khi tôi đọc lần đầu tiên, đã đi xộc vào con người tôi và gây nên một cơn chấn động không thể tả xiết. Cũng như câu tiếp theo, hầu như một hệ luận của câu trên - của Novalis:

“Chỗ của linh hồn là ở nơi mà nội giới và ngoại giới giao tiếp nhau. Và không ai hiểu mình, nếu hắn chỉ là mình và không đồng thời là một người khác.”

“Thủ đắc cái Tôi siêu việt của mình, đồng thời là cái Tôi của cái Tôi của mình” như Novalis nói tiếp.

Có một lúc khi người ta bị tư tưởng áp chế, khi người ta chỉ là một nạn nhân của tư tưởng khác. Sự “chiếm hữu” bởi những người khác dường như xẩy ra vào những thời kỳ mất cá tính, khi những tự ngã khác bong ra, nếu người ta có thể nói vậy. Thường thường người ta không thấu hiểu được tư tưởng; chúng đến và đi, được chấp nhận và bị khước từ, được khoác lên những tấm áo, bị cởi ra như những chiếc vớ dơ bẩn. Nhưng trong thời kỳ mà chúng ta gọi là khủng hoảng, khi tâm trí bị bể vỡ ra từng mảnh như một viên kim cương dưới những nhát búa dữ dội, những ý tưởng ngây thơ này của một kẻ mơ mộng bám víu lấy, trú ấn trong những kẽ nứt của óc não. Và bởi một vài tiến triển thẩm thấu tế nhị mang lại một sự biến đổi nhân cách rõ rệt, bất khả vãn hồi. Bề ngoài không có sự thay đổi lớn lao nào xẩy ra; đương sự không thình lình cư xử khác lạ; ngược lại hắn có thể cư xử một cách “bình thường” hơn trước kia. Vẻ bình thường bề ngoài đó càng ngày càng đảm trách tính chất của một phương sách phòng ngừa. Từ thất vọng bề ngoài hắn đi tới thất vọng bên trong. Tuy nhiên, với mỗi một cơn khủng hoảng mới, hắn càng trở nên ý thức mãnh liệt hơn về một sự đổi thay, đúng hơn không phải là đổi thay mà là một sự kiên cường hóa của một điều gì ẩn sâu trong hắn. Bây giờ trong khi nhắm mắt, hắn có thể thực sự nhìn thấy hắn. Hắn không thấy một cái mặt nạ nữa. Đúng hơn, hắn thấy mà không nhìn. Ảnh tượng không thị giác, một sự thấu hiểu uyển chuyển những cái không thể sờ mó được: sự hỗn hợp của hình tượng và âm thanh: trung tâm của màng lưới. Nơi tuôn trào những cá tính bí mật, thoát khỏi sự tiếp xúc thô sơ của giác quan; nơi đây những chủ âm của nhận thức kín đáo vỗ vào nhau trong những hòa điệu tươi sáng, rung động. Không có một ngôn ngữ nào được sử dụng, không một hình thể nào được phác họa hết.

Khi một con tầu đắm, nó thong thả chìm xuống, cột trụ, cột buồm, dây thừng, neo móc trôi theo sóng nước. Trên đáy biển, chết, chiếc vỏ tầu rỉ nước tự trang điểm bằng châu báu; cuộc sống cơ cấu lại bắt đầu một cách chẳng ăn năn. Cái gì là con tầu đang trở thành cái vô danh bất khả hủy diệt.

Tựa những con tầu, con người cũng nhiều phen chìm đắm. Chỉ có trí nhớ cứu con người khỏi cảnh tan tác phân ly. Thi sĩ gieo thoi trong khung cửi, trải rơm cho người chết đuối bám víu khi họ đang chìm vào hủy diệt. Ma quỉ trèo lên những cầu thang máy nước, làm những cuộc thăng hoa hư ảo, rơi ngã chóng mặt, ghi nhớ số lượng, ngày tháng, biến cố, trong khi đi từ thể hơi sang chất lỏng và ngược trở lại. Không có đầu óc nào có thể ghi nổi những cuộc dâu bể tang thương. Không có gì xẩy ra trong đầu óc ngoại trừ sự sét rỉ và hao mòn tiệm tiến của tế bào. Nhưng trong tâm trí, những thế giới không xếp loại, không định danh, không đồng hóa, thành hoại, kết hợp, tan vỡ không ngừng. Trong tâm giới, ý tưởng là những yếu tố bất khả hủy diệt tạo thành những chòm sao long lanh châu báu của đời sống nội tâm. Chúng ta di động trong những quĩ đạo của chúng, một cách tự do nếu chúng ta tuân theo những kiểu mẫu phức tạp của chúng, nô lệ hay bị chiếm hữu nếu ta cố gắng ức chế chúng. Tất cả mọi vật ngoại giới chỉ là hình ảnh do cơ tâm phóng chiếu ra.

Sáng tạo là trò chơi ngoại diện diễn ra ở mép rìa; nó tự phát và cưỡng bách, phục tùng luật lệ. Người ta dời khỏi gương soi và màn vén lên. Séance permanente. Chỉ có những kẻ điên bị loại trừ. Chỉ có những kẻ “mất trí” như chúng ta nói. Vì những người này không bao giờ ngừng mơ bằng họ đang mơ mộng. Họ đứng trước gương mắt mở lớn và ngủ mê mệt; họ niêm phong hình bóng họ vào trong nấm mộ kỷ niệm. Trong họ tinh tú rơi rụng để tạo thành cái mà Hugo gọi là “bầy thú mù quáng trong lồng của những mặt trời, bởi tình yêu, tự biến mình thành những con chó lông sù và những đảo Terre Neuve của vô cùng.”

Cuộc sống sáng tạo! Thăng thiên. Vượt qua chính mình. Phóng mình vào bầu trời xanh, nắm chắc những chiếc đu bay, leo lên, liệng bay, nắm đầu thế giới kéo lên, lay động những thiên thần từ những vòm trời thanh khí, đắm mình vào những vực sâu tinh tú, nắm chặt lấy đuôi sao chổi. Nietzsche đã viết một cách xuất thần về sáng tạo – và sau đó bất tỉnh trong gương để chết trong gốc rễ và hoa lá. “Cầu thang và những cầu thang trái ngược” ông viết, và rồi hốt nhiên không còn đáy sâu nào nữa hết; tâm trí như một phiến kim cương tan vỡ, bị nghiền nát bởi những nhát búa của chân lý.

Có một lúc tôi làm việc với tư cách quản lý của cha tôi. Người ta để tôi một mình hàng giờ, giam kín trong một căn nhà nhỏ mà chúng tôi dùng làm văn phòng. Khi cha tôi uống rượu với những người bạn chí thân thì tôi cũng đang uống dưỡng chất từ bình của đời sống sáng tạo. Bạn đường của tôi là những tinh thần tự do, những bậc chúa tể phi phàm của tâm hồn. Chàng thanh niên ngồi trong ánh đèn vàng vọt đây trở nên hoàn toàn phóng dật; chàng sống trong những kẽ nứt của tư tưởng vĩ đại, nép mình tựa một kẻ ẩn tu trong khe núi khô cằn của một rặng núi cao. Từ thực chàng chuyển qua mộng và từ mộng qua tưởng tượng. Tại cánh cửa cuối cùng này, qua đó không còn có nẻo về, sự sợ hãi bám riết chàng. Mạo hiểm xa xôi là phiêu du một mình, là hoàn toàn tin cậy vào chính mình.

Mục đích của kỷ luật là nâng đỡ tự do. Nhưng tự do đưa tới vô biên và vô biên thì khủng khiếp quá. Rồi phát hiện cái tư tưởng thoải mái là dừng lại tại mép rìa, ghi xuống thành từ ngữ những bí ẩn của rung động, thôi thúc, đẩy đưa, của sự tắm gội cảm thức trong hơi hướng nhân loại. Trở thành hoàn toàn nhân loại, quỉ quái yêu ma nhân từ nhập thể, kẻ gác những cánh cửa lớn dẫn tới bên ngoài và đi xa khuất và mãi mãi cô độc…

Con người chìm đắm như tầu bè. Trẻ con cũng vậy. Có những trẻ em đắm chìm vào lúc tuổi lên chín lên mười, mang theo với chúng niềm bí ấn của kẻ phản bội. Có những ác quỉ phản trắc nhìn ta bằng cặp mắt dịu dàng, thơ ngây của tuổi ngọc: tội ác của chúng không được ghi lại, bởi không có tên gọi.

Tại sao những khuôn mặt khả ái ám ảnh chúng ta nhường ấy? Những đóa hoa dị thường có chăng những gốc rễ độc địa?

Nghiên cứu nàng từng chút một, chân tay, tóc, môi, tai, ngực du hành từ rốn tới mắt người đàn bà mà tôi đã đâm bổ xuống như một con mãnh cầm, đã cào cấu, cắn xé, ngạt thở vì những chiếc hôn, người đàn bà trước kia là Mara và bây giờ là Mona, người đã có và có thể có những cái tên khác nữa, là những người khác nữa, những tập hợp gồm những vật bổ trợ khác, không còn có thể đạt tới, không còn có thể đi sâu vào hơn một pho tượng lạnh giá trong một khu vườn quên lãng của một lục địa đã mất. Vào lúc lên chín hay sớm hơn, với một khẩu súng lục mà nàng không có ý định kết liễu, nàng có thể bóp cái cò súng vọng tưởng và ngã xuống như một con thiên nga tử thương, từ đỉnh cao của giấc mơ màng. Có thể như vậy được lắm, vì trong da thịt, nàng tan tác, trong tâm trí nàng như hạt bụi phất phơ. Trong tim nàng một cái chuông ngân, nhưng ý nghĩ nó thế nào thì không ai biết được. Hình ảnh nàng tương đồng với hư vô mà tôi đã hình thành trong lòng. Nàng đã đưa nó vào, luồn nó vào tựa một màn tơ mỏng giữa những nếp gấp của óc não vào một giây phút thương vong. Và khi vết thương khép miệng, dấu vết hãy còn ghi, tựa dấu vết mong manh mà một chiếc lá để lại trên phiến đá.

Những đêm thao thức khi hồn đầy sáng tạo, tôi không thấy gì ngoài cặp mắt nàng và trong cặp mắt ấy, nổi lên như những vũng dung nham sôi sục, ma quái hiện trên mặt mờ nhạt, tan biến, tái hiện, mang lại kinh hoàng, lo âu, sợ hãi, huyền nhiệm. Một kẻ thường xuyên bị theo đuổi, một đóa hoa bị che khuất mà hương thơm bọn chó săn tài giỏi nhất cũng không bao giờ đánh hơi được. Sau những bóng ma, ló mình qua rừng rậm, một đứa trẻ nhỏ đứng đường như tựa hiến thân mình một cách dâm đãng. Rồi con thiên nga lặn, chậm rãi, như trong phim chiếu bóng, và tuyết đổ với thân thể sa xuống, kế đó bóng ma và nhiều bóng ma hơn nữa, cặp mắt lại trở thành mắt, sáng rực như than đá non, rồi đỏ chói như cục than hồng, rồi mềm như những đóa hoa; rồi mắt, mũi, miệng, má, tai lờ mờ hiện ra khỏi hỗn mang, nặng nề như vầng trăng một cái mặt nạ gỡ ra, xác thịt thành hình dáng, mặt mũi.

Đêm đêm, tôi từ bỏ ngôn từ để kiếm mộng mơ, xác thịt, bóng ma. Ám ảnh và lay tỉnh. Những đóa hoa của vầng trăng, những cây dừa thân rộng của rừng hoang mọc cao, tiếng bầy chó sủa ma, thân thể trắng mảnh mai của một đứa trẻ, những bọt sôi sục của phún xuất thạch, nhịp chậm dần của tuyết đổ, đáy sâu không cùng nơi khói sóng nở ra thành xác thịt. Và xác thịt là gì nếu không phải là vầng trăng? và vầng trăng là gì nếu không phải là đêm? Và đêm thì dài đằng đẵng, dài đằng đẵng, dài đằng đẵng, trên mọi sự chịu đựng.

“Hãy nghĩ tới chúng ta!” nàng nói cái đêm hôm đó khi nàng quay đi và lao vút lên thang như một cánh chim. Và có thể nói tôi không nghĩ đến điều gì khác. Hai chúng tôi là những cái cầu thang lên cao bất tận. Rồi “những cầu thang ngược dòng”; cầu thang trong văn phòng cha tôi, cầu thang dẫn tới tội ác, tới điên cuồng, tới những cửa chính của sáng tạo. Làm sao tôi có thể nghĩ tới điều gì khác?

Sáng tạo. Sáng tạo huyền thoại trong đó tôi có thể tra vừa chiếc thìa khóa mở tung cửa hồn nàng.

Một người đàn bà cố gắng phát lộ niềm bí ẩn của nàng. Một người đàn bà tuyệt vọng, qua tình yêu, tìm cách nối kết nàng với chính nàng. Đứng trước sự mênh mang của huyền bí, con người đứng như một con rết cảm thấy mặt đất trơn tuột dưới chân mình. Mỗi cánh cửa mở đều dẫn tới khoảng không trống trải hơn. Người ta phải bơi lội như một vì sao trong đại dương không vết tích của thời gian. Người ta phải có sự nhẫn nại của quặng radium chôn vùi dưới đỉnh Hy Mã Lạp Sơn.

Đến nay dễ đã đến hai chục năm qua kể từ ngày tôi bắt đầu nghiên cứu sự phát quang của linh hồn; trong thời gian đó tôi đã thực hiện hàng trăm cuộc thí nghiệm. Kết quả là tôi biết thêm đôi chút về chính tôi. Tôi nghĩ nó phải gần giống với những nhà lãnh tụ chính trị hay những viên tướng tài. Người ta không khám phá ra điều gì về sự bí ấn của vũ trụ, tốt hơn, người ta biết được vài điều về bản chất của định mệnh.

Lúc khởi đầu, người ta muốn đề cập tới mọi vấn đề một cách trực tiếp. Sự đề cập càng trực tiếp và cấp bách bao nhiêu, người ta càng mau mắn và chắc chắn thành công trong việc để mình mắc lưới bấy nhiêu. Không có một người nào đơn thương độc mã như người anh hùng. Và không một người nào có thể tạo ra nhiều bi kịch và rốt loạn như mẫu người ấy. Hoa gươm trên cái nút Gordian [1] , hắn hứa hẹn sự giải thoát mau lẹ. Ảo tưởng si mê kết thúc trong một đại dương máu me lai láng.

Nghệ sỹ sáng tạo có vài điểm tương đồng với người anh hùng. Dầu tác động trên một bình diện khác, chính hắn cũng tin tưởng rằng mình có thể đưa ra vài giải đáp. Hắn hiến đời mình để tựu thành những cuộc chiến thắng tưởng tượng. Chung cục của bất cứ một thí nghiệm nào, dù bởi chính khách, chiến sĩ, thi sĩ hay triết gia, thì những vấn đề của cuộc sống vẫn còn nguyên vẻ bí ấn phức tạp ấy. Những người hạnh phúc nhất là những người không có lịch sử, người ta nói vậy. Những kẻ có lịch sử, những kẻ là lịch sử, qua công nghiệp của họ, dường như chỉ có việc nhấn mạnh vào tính chất vĩnh cửu của nguyên lý đấu tranh. Chính họ cuối cùng cũng biến mất như những kẻ không cố gắng, những kẻ bằng lòng sống chỉ để mà sống và hưởng thụ.

Cá thể sáng tạo (trong khi vật lộn với môi vật) được coi như chứng nghiệm một nỗi hân hoan cân bằng, nếu không trầm trọng hơn, nỗi đau đớn và khắc khoải đi kèm theo sự đấu tranh biểu lộ mình. Hắn sống trong tác phẩm hắn, chúng ta nói vậy. Nhưng lối sống độc đáo ấy, thay đổi đến vô cùng, tùy theo từng cá nhân. Chỉ với điều kiện người ta ý thức về một cuộc sống phóng khoáng hơn, phong phú hơn, người ta mới có thể được kể như sống trong tác phẩm mình. Nếu không có sự thể hiện thì đâu là mục đích hay lợi ích hay lợi ích trong việc thay thế cuộc sống tưởng tượng bằng cuộc sống phiêu lưu thuần túy của thực tại? Bất cứ kẻ nào nâng mình lên khỏi những giao động của cái vòng quanh quẩn thường ngày không phải là chỉ làm vậy với hy vọng mở rộng kinh nghiệm trường, hoặc ngay cả làm giầu có nó, mà còn làm cho nó tốt tươi thêm. Chỉ trong ý hướng đó, cuộc đấu tranh mới có ý nghĩa. Khi đã chấp nhận quan điểm đó rồi thì tất cả mọi phân biệt giữa thành công và thất bại đều trở thành không. Đó là điều mà tất cả mọi nghệ sĩ vĩ đại đều học hỏi được giữa đường, rằng tiến trình mà trong đó hắn bị cuốn lôi vào có liên quan tới một chiều kích khác của đời sống, rằng trong khi đồng hóa mình với tiến trình đó hắn thăng tiến cuộc sống. Nhờ quan niệm đó, hắn thường trực được dời xa – và che chở - khỏi cái chết âm hiểm dường như đắc thắng khắp nơi quanh hắn. Hắn trực cảm thấy rằng niềm bí ẩn lớn lao sẽ không bao giờ thấu hiểu được nhưng có thể nhập vào trong chính bản chất hắn. Hắn phải khiến mình thành một phần của sự huyền nhiệm, sống trong nó cũng như với chính nó. Chấp nhận là giải pháp duy nhất. Chấp nhận là một nghệ thuật chứ không phải là sự thực thi ích kỷ của trí tuệ. Và chính qua cửa ngõ nghệ thuật mà cuối cùng người ta thiết lập được sự giao tiếp với thực tại: đó là một khám phá lớn lao. Ở đây tất cả đều là trò chơi và sáng tạo; không có chỗ đặt chân vững trãi nào để phóng xạ tiễn học thủng độc khí của tham, sân, si. Thế giới không cần phải đưa vào trật tự: thế giới chính là trật tự nhập thể. Chính chúng ta phải hòa điệu với trật tự đó, phải biết đâu là trật tự thế giới, khác biệt nào với trật tự mong muốn mà chúng ta tìm cách bắt nhau theo. Sức mạnh mà chúng ta khao khát thủ đắc ngõ hầu thiết định chân, thiện, mỹ, nếu chúng ta chiếm lãnh được, sẽ chứng tỏ đó là những phương tiện để tàn sát lẫn nhau. Chúng ta bất lực, thực là may mắn cho chúng ta. Trước hết chúng ta phải thủ hữu thị kiến, kế đó kỷ luật và cuối cùng đức nhẫn nại. Chừng nào mà chúng ta chưa nhẫn nhục nhận thức rằng có một thị kiến ở trên thị kiến của chúng ta, chừng nào chúng ta chưa tin tưởng và trông cậy vào những sức mạnh siêu việt thì kẻ mù vẫn còn dẫn dắt kẻ mù. Những kẻ tin vào sự toàn năng của công việc và trí thông minh mãi mãi sẽ chỉ gặp những thất bại do những biến cố hư ảo và khôn lường gây ra. Họ là những kẻ thường xuyên bất mãn, không còn có thể nguyền rủa thánh thần hay Thượng Đế, họ quay sang anh em họ và vừa đổ lên đầu những người cơn ấy thịnh nộ bất lực của họ, họ vừa la lên: “Phản bội! Ngu ngốc!” và những tiếng vô nghĩa khác.

Niềm hân hoan lớn lao của nghệ sĩ là ý thức được một trật tự cao viễn hơn, nhận thức được, bởi sự vận dụng thiết yếu và đột khởi của những xung lực của chính hắn, mối tương đồng giữa sự sáng tạo của con người và cái được gọi là “thiên” tạo. Trong những tác phẩm của tưởng tượng phóng túng, sự hiện hữu của luật tự biểu thị qua trật tự còn hiển nhiên hơn trong những tác phẩm nghệ thuật khác. Không có gì ít điên cuồng, ít hỗn loạn hơn một tác phẩm tưởng tượng phóng túng. Những sự sáng tạo này, không là gì khác hơn sự sáng tạo thuần túy, xâm nhập vào mọi mức độ, tạo tác mẫu mực riêng cho nó, như nước. Sự miễn dịch không cùng không đem lại điều gì mới mẻ cho nó, ngoại trừ nâng cao ý nghĩa của cái dường như bất khả lãnh hội. Một cách nào đó, cái bất khả lãnh hội này là mẹ đẻ của ý nghĩa sâu xa. Không một người nào bị cảm kích, ngay cả những người làm bộ không bị cảm kích. Trong tác phẩm tưởng tượng ngông cuồng có một cái gì hiển hiện mà tác dụng chỉ có thể so sánh với rượu trường sinh bất tử. Yếu tố bí mật này, thường bị gán cho nhãn hiệu “vô nghĩa” mang theo nó hương vị của cái thế giới rộng lớn và hoàn toàn hiểm hóc này trong đó chúng ta và tất cả những thiên thể khác tìm thấy thể hiện của mình. Từ ngữ vô nghĩa là một trong những danh từ mù mờ nhất trong từ vựng chúng ta. Nó chỉ có một tính chất tiêu cực, như cái chết. Không ai giải thích được vô nghĩa: nó chỉ có thể được chứng minh. Tuy nhiên, nói thêm rằng ý nghĩa và vô nghĩa có thể đắp đổi cho nhau là chẻ sợi tóc làm tư. Vô nghĩa thuộc về thế giới khác, những chiều kích khác, và thái độ mà đôi lúc ta bứt nó khỏi chúng ta, cứu cánh mà chúng ta bác bỏ nó, chứng tỏ bản chất lộn xộn của nó. Bất cứ điều gì chúng ta không thể bao gồm nổi trong cái khung chật hẹp của nhận thức chúng ta là chúng ta khước từ ngay. Do đó sự sâu sắc và vô nghĩa có thể được coi như có một vài điểm đồng thanh tương ứng bất ngờ nào đó.

Tại sao tôi không nhắm thẳng và sự vô nghĩa đích thực? Bởi vì cũng như những người khác, tôi sợ nó. Và sâu xa hơn thế nữa là sự kiện, không những đặt mình ra bên ngoài, tôi lại vướng mắc vào chính giữa lưới. Tôi phải duy trì trường phái Dada phá hoại của chính tôi: tôi phải tiến bộ nếu đó là chữ dùng đúng, từ học giả tới nhà phê bình, cuối cùng tới người sử dụng búa. Kinh nghiệm văn nghệ của tôi nắm trong đổ nát tựa những kinh thành cổ kính bị bọn Vendale [2] cướp phá. Tôi muốn xây dựng, nhưng những nguyên liệu thất thường không thể tin cậy được và họa đồ vẫn chưa bước qua giai đoạn tuyến đồ. Nếu chất liệu của nghệ thuật là tâm hồn người thì tôi phải thú thực rằng, với những tâm hồn chết, tôi không thể thấy hình ảnh nào nhen nhúm nẩy mầm trong vòng tay tôi.

Bị vướng mắc vào thảm kịch lớp lang chồng chất, bị bắt buộc tham gia không ngừng có nghĩa là người ta không ý thức về những nét đại dương của màn kịch lớn lao hơn đó, trong ấy hành động của con người chỉ là một phần rất nhỏ. Hành vi sáng tác chấm dứt mọi thứ hành động đã buông thả một thứ hành động khác. Khi một nhà sư, trầm tư lúc tụng niệm, thong thả và lặng lẽ kinh hành qua tiền đình một ngôi đền, và trong khi đi như vậy lần lượt làm chuyển động mạn đà la [3] , đã cho một hình ảnh sống động của hành động ngồi xuống bàn viết. Tâm trí nhà văn, không còn bận quan sát, nhận thức, tư lự, lang thang giữa thế giới của hình thể được làm quay tròn bởi sự vỗ cánh đơn thuần. Đó không phải bạo chúa nào phỉ chí tung hoành trên đám thần dân khuất phục của đế quốc chiếm lãnh phi nghĩa của hắn. Đúng hơn, một nhà thám hiểm, đánh động thiếp gọi những thực thể say ngủ của mộng mơ hắn trở về đời. Tác động mơ mộng như một luồng gió trong ngôi nhà hoang, xếp đặt đồ đạc của tâm trí trong một môi trường mới. Bàn ghế cộng tác, mùi xú uế bay hết, một cuộc chơi bắt đầu.

Hỏi mục đích của cuộc chơi này, nó quan hệ thế nào với đời, là lẩn thẩn. Chẳng khác nào hỏi Hóa Công tại sao sinh ra núi lửa đó? tại sao giông tố đó? Vì hiển nhiên chúng không đóng góp gì cả ngoại trừ tai họa [4] . Nhưng, vì tai họa chỉ tai hại cho những kẻ bị chìm đắm trong đó, trong khi chúng soi sáng cho những kẻ sống sót và nghiên cứu chúng trong thế giới sáng tạo cũng vậy. Kẻ mơ mộng trở về từ cuộc phiêu bạt giang hồ, nếu hắn không bị đắm tầu dọc đường, có thể và thường chuyển hóa sự sụp đổ của cơ cấu vi tế hắn vào chất liệu khác. Đối với một đứa trẻ, sự châm trích một cái bọt bóng không thể đem lại điều gì khác hơn ngoài sự kinh ngạc và thích thú. Học viên của mê vọng có thể phản ứng một cách khác.

Một khoa học gia có thể đem lại cho một bọt bóng cảm xúc phong phú của một thế giới tư duy. Hiện tượng tương tự khiến đứa trẻ kêu lên vì thích thú có thể phát sinh ra một viễn tượng chân lý chói lòa, trong đầu óc một thí nghiệm viên nhiệt thành. Trong nhà nghệ sĩ những phản ứng tương khắc này dường như hòa hợp hay hỗn hợp, tạo ra một phản ứng tối hậu, vật xúc tác lớn lao gọi là thực hiện. Nhìn, biết, khám phá, hưởng thụ - những khả năng hay năng lực này yếu đuối xanh xao hay vô sinh nếu không có sự hiện thực. Trò chơi của nghệ sĩ là dời chuyển vào thực tại. Chỉ khi nhìn bên kia khía cạnh “tai họa” hẹp hòi thì cảnh tượng một bãi chiến trường thảm bại mới biễu diễn trước con mắt trần. Vì, từ thời khởi thủy, cảnh tượng mà thế giới trình bầy cho con mắt trần của nhân loại dường như không là gì khác hơn một bãi chiến trường tan hoang gớm ghê. Nó đã như vậy và sẽ như vậy cho đến khi con người ngừng coi mình như một chỗ phân tranh. Cho đến khi hắn đảm nhận trọng trách mở thành “cái Tôi của cái Tôi của hắn”.




[1]Thần thoại Hy Lạp: nút Gordius là một cái nút được thắt bởi vua Gordius xứ Phrygia theo sấm truyền thì chỉ có vị chúa tể tương lai của châu Á mới cởi được. Alexandre đại đế, không cởi được bèn cắt phăng. Từ đó thành ngữ: Cắt cái nút Gordius có nghĩa: giải quyết vấn đề nan giải một cách thẳng thừng và hữu hiệu - N. H. H
[2] Người Vandale thuộc giống Nhật Nhĩ Man đã xâm lăng xứ Gaule Bắc Phi, Tây Ban Nha, La Mã phá hủy nhiều công trình văn học nghệ thuật. – N. H.H.
[3]Hay bánh xe Pháp luân hoặc trống trên có chép kinh Phật giáo Tây Tạng thường dùng – N. H. H.
[4]Cùng với tài hoa một vần – N. H. H.