Rimbaud
Để trở thành thi sĩ
Giới thiệu
“Tiến lên! Đi, gánh nặng, sa mạc, chán chường và cuồng nộ.”
Câu thơ niên thiếu đó gói trọn cuộc sống Rimbaud. Cuộc sống tình cảm cũng như cuộc sống tâm linh, cuộc sống thực tế cũng như cuộc sống mộng tưởng, cuộc sống làm ăn cũng như cuộc sống sáng tạo. Đó là cuộc đi không mỏi, là làm việc không ngừng, là sa mạc không cùng, là chán chường không nguôi và là cuồng nộ không dứt. Và cũng là khám phá vô tận, kinh nghiệm vô biên. “Đây là một người mà một ngàn cuộc đời cũng không đủ để khám phá những kỳ diệu của trần gian”, Henry Miller viết trong một thiên nghiên cứu về Rimbaud, “một người đã cắt đứt với bạn bè và thân quyến từ lúc tuổi còn xanh để cảm nghiệm cuộc đời trong tất cả sự tròn đầy của nó.” [1]
Ở một thanh niên mà sự chín muồi của minh triết đã cho phép khẳng định rằng: “Cuối cùng tôi khám phá thấy sự hỗn loạn của tâm trí tôi là thiêng liêng” thì sự thái quá là một điều dễ hiểu. Nơi chàng, tất cả đều thái quá.
Trước hết là sự đi của chàng. Đây là lộ trình của hai chân chàng: Charleroi – Paris – Mazas – Charleville – Bỉ - Charleroi – Bruxelles – Douai – Charleville – Paris – Charleville – Paris – Charleville – Paris – Ardennes – Paris – Bỉ – Anh – Charleville – Roche – London – Roche – London – Charleville – Stuttgart - Milan – Charleville – Vienne - Hòa Lan – Batavia – Charleville – Brême – Hambourg – Thụy Điển –Đan Mạch – Marseille – Alexandrie – Civita – Vecchia – Rome – Charleville – Hambourg – Charleville – Vosges - Thụy Sĩ – Gênes – Alexandrie – Charleville - Chypre – Roche – Chypre – Aden – Hara – Choa – Harar – Babussa – Ongadine – Tadjourah – Harar – Abyssinie – Aden – Le Caire – Harar – Zeilah – Aden – Marseille – Roche – Marseille.
Chàng đi, đi hoài, lúc nào cũng ở trên đường như một gã du đãng có sao thiên mã cư mệnh mà nếu không đi thì ắt là ngọa bệnh và chỉ ngừng đi khi phải nằm xuống để người ta cưa chân đi. Mà trong cuộc đi như ma đưa quỉ dắt ấy nào phải được lên xe xuống ngựa gì. Chỉ rặt những đi bộ là đi bộ với đói và khát, cảnh sát với nhà giam. Chúng ta hãy nghe Henry Miller tả: “Ba lần trong thời gian dưới hai mươi tuổi, chàng đã tới Bruxelles và Paris: hai lần chàng tới London. Từ Stuttgart, sau khi đã thông thạo Đức ngữ đủ dùng, chàng lang thang đi bộ qua Wurtemberg và Thụy Sĩ tới Ý Đại Lợi. Từ Milan chàng khởi hành đi bộ tới Cyclades qua Brindisi, chỉ để bị trúng nắng và quay trở về Marseille qua ngả Leghorn. Chàng vượt qua bán đảo Scandinavine và Đan Mạch với một đoàn xiếc dạo; chàng đáp tầu từ Hambourg, Antwerp; Rotterdam: chàng đến Java bằng cách gia nhập đạo quân Hà Lan, chỉ để đào ngũ sau khi nếm qua mùi vị của nó. Một lần vượt qua đảo St. Hélène trên một con tầu Anh từ chối không ngừng lại đảo, chàng phóng qua lan can tầu xuống biển nhưng bị bắt trở lại trước khi chàng có thể tới đảo. Từ Vienne chàng bị cảnh sát dẫn độ về bến cảng Baravi vì tội du đãng; từ đó chàng lại bị áp giải về biên cảnh Lorraine. Trong tất cả những chuyến tẩu thoát và bỏ nhà ra đi đột ngột đó, chàng luôn luôn không một xu dính túi, luôn luôn đi bộ, và luôn luôn đi bộ với một cái dạ dầy lép kẹp. Tại Civita Vecchia chàng bị đưa xuống đất liền với chứng sốt đau dạ dầy mắc phải vì màng dạ dầy sưng lên bởi sự cọ xát của xương sườn vào bụng. Đi bộ thái quá. Ở Abyssinic là sự cưỡi ngựa thái quá. Tất cả mọi sự đều thái quá. Chàng bắt buộc mình một cách phi nhân. Mục đích thì bao giờ cũng ở phía bên kia.”
Năm mười chín tuổi, khi “Giã từ cõi mộng điêu linh, Anh về buôn bán với mình phôi pha” [2] thì chàng hoàn toàn là một tên lái buôn thực thụ, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi lợi lộc, bởi công việc. Chàng làm việc không ngừng, đầu tắt mặt tối quá mọi đen. Chàng đoạn tuyệt hoàn toàn với giới văn nghệ và thế giới văn chương để trầm luân miệt mài trong cõi làm ăn buôn bán. Trong những lá thư gửi về cho gia đình, chàng làm khổ mẹ và em gái không ít, thúc bách gia đình gửi cho chàng những chuyên thư, tự điển kỹ thuật, nông lâm, sách dậy tiếng địa phương man di mọi rợ. Chàng muốn trở thành một kỹ sư, chàng muốn con chàng, nếu chàng có con, cũng sẽ trở thành một kỹ sư nổi tiếng, “một người có thế lực và giầu sang vì khoa học.”
Chàng đi vào sa mạc, phiêu lưu vào những vùng chưa một người da trắng nào dám hẻo lánh tới, giao thiệp với mọi sắc dân, mọi quốc tịch. Văn chương chữ nghĩa bay đi đâu hết chỉ còn lại café, hương liệu, ngà voi, da thú, súng ống, nô lệ… và công việc, công việc, công việc mà chàng chán mứa, mà chàng xốc vác đến hụt hơi. Nhưng trên tất cả là chán chường và giận dữ: “Tôi luôn luôn chán nản vô cùng”, chàng viết cho gia đình ngày 1 tháng tám 1888; “tôi chưa từng biết có người nào phiền muộn hơn tôi. Và rồi, có khốn khổ không, cuộc sống gia đình; không công việc trí thức, bơ vơ lơ láo giữa đám mọi mà mình muốn cải thiện số phận chúng, trong khi chính chúng tìm cách lợi dụng mình và ngăn trở không cho mình giải quyết công việc một cách chóng vánh! Bắt buộc phải nói ngôn ngữ tạp loạn của chúng, ăn những món ăn bẩn thỉu của chúng, chịu đựng muôn ngàn phiền muộn do sự lười biếng, phản phúc, ngu ngốc của chúng đem lại!”.
Nhưng đó chưa phải là điều buồn bã nhất. “Điều buốn bã nhất là sự chính mình dần dần trở nên đần độn u mê vì cô độc và xa cách mọi xã hội văn minh.”
Đâu là ý nghĩa của tất cả những cái thái quá đó, hỡi chàng Rimbaud, kẻ “sinh ra dưới cung Thiên Xứng” lại chọn những cái thái quá “với đam mê của một kẻ đi đây (equilibrist)” kia? [3] Một trong những châm ngôn tinh yếu nhất của “Châm Ngôn của Địa Ngục” (The Proverbs of Hell) của Blake – một người anh em của Rimbaud là:
“Con đường thái quá dẫn tới lâu đài minh triết,” (The road of excess leads to the palace of wisdom).
Phải chăng Rimbaud muốn đi trên con đường đó? Đúng là chàng đã đi trên con đường đó và con đường mâu thuẫn. Suốt đời chàng, chàng đã đi ngược lại tất cả những gì chàng đã linh tưởng từ ấu thời. Suốt đời chàng, chàng đã phá hủy tất cả những gì chàng đã xây dựng tự ấu thời. Suốt đời chàng, chàng đã phản bội tất cả những gì chàng đã tin tưởng từ ấu thời. Để làm gì vậy? – Để biết mặt sau của mặt trăng, mặt trái của thiên đàng, để trở thành thi nhân theo quan niệm của chàng, nghĩa là trở thành một tiên tri thấu thị (voyant), có thể “thấy tất cả, cảm tất cả, tiêu thụ tất cả, thám hiểm tất cả, nói tất cả”. Vì chàng chủ trương rằng thi nhân cần phải “đi đến cái vị tri (hay mới lạ) bằng sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan” (“Thư cho Izambard”), “cần phải biến tâm hồn thành quái dị”, phải biết tất cả mọi hình thức tình yêu, mọi hình thức đau khổ, mọi hình thức điên cuồng, phải nuốt hết tất cả mọi chất ma túy để chỉ giữ lại tinh túy, phải biết “tất cả giày vò trong đó hắn cần tất cả mọi đức tin, cần tất cả mọi sức mạnh siêu nhân trong đó hắn trở thành một tên bệnh nhân vĩ đại, tên tội nhân vĩ đại, tên bị nguyền rủa vĩ đại, - và nhà Bác Học siêu phàm! – Vì hắn đi tới cái vị tri! (“Thư cho Paul Demeny”). Dù cho cuối cùng, điên cuồng, hắn mất tất cả mọi ý niệm về những viễn tưởng của hắn. Song le, hắn đã nhìn thấy chúng tận mắt. “Vậy hãy để hắn nổ tung trong cơn chấn động bởi những điều dị thường và vô danh; những nhân công khủng khiếp khác sẽ tới; họ sẽ bắt đầu lại những chân trời nơi hắn tắt nghỉ!” (Một Mùa Địa Ngục)
Như thế, thi nhân của Rimbaud đã tiếp nối truyền thống những thi nhân đầu tiên của nhân loại (bị gián đoạn bởi những thi sĩ): thi nhân đồng thời là một tiên tri, một Prométhée ăn cắp lửa cho con người. Rimbaud cũng chính là một Prométhée: chàng đã hy sinh cuộc đời chàng để thể hiện linh tưởng của chàng theo sứ mệnh của thi nhân: “Thi sĩ có ích lợi gì trừ khi hắn đạt tới một viễn tưởng về cuộc đời, trừ khi hắn sẵn sàng hy sinh cuộc đời để chứng minh chân lý và vẻ rực rỡ của thị kiến hắn?” (Henry Miller, Sđd, tr. 107) Rimbaud đã can đảm lao ra khỏi Thiên Đàng tuổi thơ, như Lucifer, để sống, không phải một mùa mà là tất cả những mùa còn lại của đời chàng trong chốn Địa Ngục Trần Gian. Chàng, - đứa con của mặt trời, chàng muốn biết thế nào là đêm tối địa ngục, Chàng, - kẻ mà định mệnh là hạnh phúc, “không hề nghĩ tới lạc thú đào thoát những đau khổ của thời đại mới”. Chàng, - kẻ mà cuộc đời là một bữa yến tiệc nơi tất cả mọi trái tim đều mở phơi, tất cả rượu ngọt tuôn trào” đã tự nguyện vùi dập đời mình trong sa mạc cát bỏng tịch liêu.
Những đau khổ thời đại mới là gì? – là máy móc, là bạc tiền. Chàng muốn trở thành kỹ sư – lý tưởng của thời hiện đại. Chàng đi làm tiền, lúc nào cũng quấn một cái ruột tượng đầy tiền quanh bụng – ám ảnh của thời đại mới.
Tất cả những kẻ chê bai khinh bỉ, chế giễu chàng đều sai lầm. Tất cả những kẻ tự nhận là hậu thân của chàng còn sai lầm hơn nữa. Không phải chàng bỏ làm thơ vì thấy rõ sự thất bại của thi ca. Bài hát chỉ được nghe với tất cả xúc động khi âm thanh đã dứt, người ca sĩ là ca sĩ thực thụ, sống bài hát, khi đã ngừng hát. Chàng là thi sĩ (Poète) khi chàng đang làm thơ, chàng là thi nhân (Poète) khi chàng không còn làm thơ nữa. Chàng thôi làm thơ để sống thơ. Chàng muốn “thủ đắc chân lý trong hồn và xác”. Chân lý ấy là gì? – là “tất cả đều có một định mệnh hạnh phúc” mà sự sợ hãi, đau khổ, sự hồ nghi hạnh phúc, sự thiếu tin tưởng ở thiên đàng - đã làm lạc lõng, mà sự tin tưởng và địa ngục, đã khuất lấp.
Trong cuộc sống người ta sợ gì nhất? – thất bại. Cuối cuộc đời người ta kinh hãi gì nhất? – địa ngục.
Rimbaud không phải là hiện thân của thất bại như những kẻ chê bai chàng nhận định. Chàng cũng không muốn là biểu tượng của sự thất bại như những kẻ ca ngợi chàng đề cao. Chàng muốn đeo đuổi ôm ghì sự thất bại; cách duy nhất để chiến thắng nó.
Tại sao chúng ta tin tưởng rằng, cuối cùng, tất cả đều thất bại mà chúng ta lại không dám chấp nhận thất bại, một cách tiên thiên, không dám nhận là sự thất bại, để cuộc đời chúng ta, với tất cả công nghiệp, đam mê dần dần trở thành thất bại? Tại sao chúng ta tin tưởng rằng cuộc sống là địa ngục, cuối cùng của cuộc sống cũng sẽ là địa ngục, tại sao chúng ta không dám chấp nhận địa ngục, một cách tiên thiên, không dám sống trong địa ngục, để địa ngục ám ảnh chúng ta? để cuộc đời chúng ta, với tất cả hân hoan, say đắm, dần trở thành địa ngục? Và quả thực cuộc đời chúng ta là địa ngục, chỉ bởi chúng ta tin ở nó. “Tôi tin vào địa ngục, vậy tôi đang ở địa ngục” (Je crois en enfer, donc j’y suis – “Nuit de l’enfer”). Con đường dẫn tới thiên đàng bao giờ cũng đi qua địa ngục. Ánh sáng của thiên đàng chỉ ở địa ngục, tôi khát vọng Thiên Đàng. Vậy…
Con người sẽ thất bại, ở mọi chiều hướng, người ta nói như thế. Con người sẽ đi tới sa mạc cô đơn, tới địa ngục, người đe dọa thế. Vậy tại sao ta không chấp nhận thất bại, sa mạc, địa ngục? Sao ta trở gót, quẩy lại gánh nặng và sống trong run sợ? Tại sao chúng ta không chấp nhận những điều kiện thiết yếu của cuộc đời? “Lý trí đã ra đời. Thế giới tốt lành. Tôi sẽ chúc phúc cuộc đời. Tôi sẽ yêu anh em tôi. Đây không phải là những lời hứa hẹn trẻ con nữa. Cũng không phải hy vọng thoát khỏi tuổi già và cái chết. Thượng Đế làm thành sức mạnh của tôi và tôi ca ngợi Thượng đế.”
“Chán chường không phải là tình yêu của tôi nữa. Những cuồng nộ, trác táng, điên dại, mà tôi biết tất cả xung động đẩy đưa và tác hại, - tất cả gánh nặng của tôi đều được đặt xuống – Hãy thẩm định không choáng váng vẻ mênh mông của lòng ngây thơ tôi – Une saison en enfer, “Mauvais sang” ). Với lòng ngây thơ ấy, người ta trở lại Thiên Đàng. Chính trong “cùng sa mạc đó, cùng đêm tối đó”, khi ý thức hóa thân: lạc đà trở thành sư tử, sư tử trở thành hài nhi ngây thơ, chàng giục giã chúng ta lên đường sáng tạo những giá trị hân hoan: “khi nào chúng ta sẽ lên đường, qua những đụn cát, qua núi đồi, đón chào sự ra đời của cần lao mới, minh triết mới, sự chạy trốn của những bạo chúa và quỉ dữ, sự chấm dứt của mê tín, và sùng bái – như những kẻ thứ nhất! – Giáng Sinh trên trần gian!”
Henry Miller thấu suốt ruột gan Rimbaud khi viết: “Điều tôi vô cùng quan tâm nơi Rimbaud là viễn tượng Thiên Đàng chiếm lại được của chàng. Thiên Đàng kiếm được.”.(That interests me extremely in Rimbaud is his vision of Paradise regained, Paradise earned).
Cuộc đời Rimbaud, sự tàn lụi tự ý, đầu độc tự ý, đánh mất Thiên Đàng tự ý, những gánh nặng, sa mạc, những chuyến đi vào cô đơn cuồng điên không mỏi đó chính là hình ảnh rực rỡ nhất, ngút lửa nhất, rõ rệt nhất của CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO.
Để trở thành thi sĩ
Giới thiệu
“Tiến lên! Đi, gánh nặng, sa mạc, chán chường và cuồng nộ.”
Câu thơ niên thiếu đó gói trọn cuộc sống Rimbaud. Cuộc sống tình cảm cũng như cuộc sống tâm linh, cuộc sống thực tế cũng như cuộc sống mộng tưởng, cuộc sống làm ăn cũng như cuộc sống sáng tạo. Đó là cuộc đi không mỏi, là làm việc không ngừng, là sa mạc không cùng, là chán chường không nguôi và là cuồng nộ không dứt. Và cũng là khám phá vô tận, kinh nghiệm vô biên. “Đây là một người mà một ngàn cuộc đời cũng không đủ để khám phá những kỳ diệu của trần gian”, Henry Miller viết trong một thiên nghiên cứu về Rimbaud, “một người đã cắt đứt với bạn bè và thân quyến từ lúc tuổi còn xanh để cảm nghiệm cuộc đời trong tất cả sự tròn đầy của nó.” [1]
Ở một thanh niên mà sự chín muồi của minh triết đã cho phép khẳng định rằng: “Cuối cùng tôi khám phá thấy sự hỗn loạn của tâm trí tôi là thiêng liêng” thì sự thái quá là một điều dễ hiểu. Nơi chàng, tất cả đều thái quá.
Trước hết là sự đi của chàng. Đây là lộ trình của hai chân chàng: Charleroi – Paris – Mazas – Charleville – Bỉ - Charleroi – Bruxelles – Douai – Charleville – Paris – Charleville – Paris – Charleville – Paris – Ardennes – Paris – Bỉ – Anh – Charleville – Roche – London – Roche – London – Charleville – Stuttgart - Milan – Charleville – Vienne - Hòa Lan – Batavia – Charleville – Brême – Hambourg – Thụy Điển –Đan Mạch – Marseille – Alexandrie – Civita – Vecchia – Rome – Charleville – Hambourg – Charleville – Vosges - Thụy Sĩ – Gênes – Alexandrie – Charleville - Chypre – Roche – Chypre – Aden – Hara – Choa – Harar – Babussa – Ongadine – Tadjourah – Harar – Abyssinie – Aden – Le Caire – Harar – Zeilah – Aden – Marseille – Roche – Marseille.
Chàng đi, đi hoài, lúc nào cũng ở trên đường như một gã du đãng có sao thiên mã cư mệnh mà nếu không đi thì ắt là ngọa bệnh và chỉ ngừng đi khi phải nằm xuống để người ta cưa chân đi. Mà trong cuộc đi như ma đưa quỉ dắt ấy nào phải được lên xe xuống ngựa gì. Chỉ rặt những đi bộ là đi bộ với đói và khát, cảnh sát với nhà giam. Chúng ta hãy nghe Henry Miller tả: “Ba lần trong thời gian dưới hai mươi tuổi, chàng đã tới Bruxelles và Paris: hai lần chàng tới London. Từ Stuttgart, sau khi đã thông thạo Đức ngữ đủ dùng, chàng lang thang đi bộ qua Wurtemberg và Thụy Sĩ tới Ý Đại Lợi. Từ Milan chàng khởi hành đi bộ tới Cyclades qua Brindisi, chỉ để bị trúng nắng và quay trở về Marseille qua ngả Leghorn. Chàng vượt qua bán đảo Scandinavine và Đan Mạch với một đoàn xiếc dạo; chàng đáp tầu từ Hambourg, Antwerp; Rotterdam: chàng đến Java bằng cách gia nhập đạo quân Hà Lan, chỉ để đào ngũ sau khi nếm qua mùi vị của nó. Một lần vượt qua đảo St. Hélène trên một con tầu Anh từ chối không ngừng lại đảo, chàng phóng qua lan can tầu xuống biển nhưng bị bắt trở lại trước khi chàng có thể tới đảo. Từ Vienne chàng bị cảnh sát dẫn độ về bến cảng Baravi vì tội du đãng; từ đó chàng lại bị áp giải về biên cảnh Lorraine. Trong tất cả những chuyến tẩu thoát và bỏ nhà ra đi đột ngột đó, chàng luôn luôn không một xu dính túi, luôn luôn đi bộ, và luôn luôn đi bộ với một cái dạ dầy lép kẹp. Tại Civita Vecchia chàng bị đưa xuống đất liền với chứng sốt đau dạ dầy mắc phải vì màng dạ dầy sưng lên bởi sự cọ xát của xương sườn vào bụng. Đi bộ thái quá. Ở Abyssinic là sự cưỡi ngựa thái quá. Tất cả mọi sự đều thái quá. Chàng bắt buộc mình một cách phi nhân. Mục đích thì bao giờ cũng ở phía bên kia.”
Năm mười chín tuổi, khi “Giã từ cõi mộng điêu linh, Anh về buôn bán với mình phôi pha” [2] thì chàng hoàn toàn là một tên lái buôn thực thụ, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi lợi lộc, bởi công việc. Chàng làm việc không ngừng, đầu tắt mặt tối quá mọi đen. Chàng đoạn tuyệt hoàn toàn với giới văn nghệ và thế giới văn chương để trầm luân miệt mài trong cõi làm ăn buôn bán. Trong những lá thư gửi về cho gia đình, chàng làm khổ mẹ và em gái không ít, thúc bách gia đình gửi cho chàng những chuyên thư, tự điển kỹ thuật, nông lâm, sách dậy tiếng địa phương man di mọi rợ. Chàng muốn trở thành một kỹ sư, chàng muốn con chàng, nếu chàng có con, cũng sẽ trở thành một kỹ sư nổi tiếng, “một người có thế lực và giầu sang vì khoa học.”
Chàng đi vào sa mạc, phiêu lưu vào những vùng chưa một người da trắng nào dám hẻo lánh tới, giao thiệp với mọi sắc dân, mọi quốc tịch. Văn chương chữ nghĩa bay đi đâu hết chỉ còn lại café, hương liệu, ngà voi, da thú, súng ống, nô lệ… và công việc, công việc, công việc mà chàng chán mứa, mà chàng xốc vác đến hụt hơi. Nhưng trên tất cả là chán chường và giận dữ: “Tôi luôn luôn chán nản vô cùng”, chàng viết cho gia đình ngày 1 tháng tám 1888; “tôi chưa từng biết có người nào phiền muộn hơn tôi. Và rồi, có khốn khổ không, cuộc sống gia đình; không công việc trí thức, bơ vơ lơ láo giữa đám mọi mà mình muốn cải thiện số phận chúng, trong khi chính chúng tìm cách lợi dụng mình và ngăn trở không cho mình giải quyết công việc một cách chóng vánh! Bắt buộc phải nói ngôn ngữ tạp loạn của chúng, ăn những món ăn bẩn thỉu của chúng, chịu đựng muôn ngàn phiền muộn do sự lười biếng, phản phúc, ngu ngốc của chúng đem lại!”.
Nhưng đó chưa phải là điều buồn bã nhất. “Điều buốn bã nhất là sự chính mình dần dần trở nên đần độn u mê vì cô độc và xa cách mọi xã hội văn minh.”
Đâu là ý nghĩa của tất cả những cái thái quá đó, hỡi chàng Rimbaud, kẻ “sinh ra dưới cung Thiên Xứng” lại chọn những cái thái quá “với đam mê của một kẻ đi đây (equilibrist)” kia? [3] Một trong những châm ngôn tinh yếu nhất của “Châm Ngôn của Địa Ngục” (The Proverbs of Hell) của Blake – một người anh em của Rimbaud là:
“Con đường thái quá dẫn tới lâu đài minh triết,” (The road of excess leads to the palace of wisdom).
Phải chăng Rimbaud muốn đi trên con đường đó? Đúng là chàng đã đi trên con đường đó và con đường mâu thuẫn. Suốt đời chàng, chàng đã đi ngược lại tất cả những gì chàng đã linh tưởng từ ấu thời. Suốt đời chàng, chàng đã phá hủy tất cả những gì chàng đã xây dựng tự ấu thời. Suốt đời chàng, chàng đã phản bội tất cả những gì chàng đã tin tưởng từ ấu thời. Để làm gì vậy? – Để biết mặt sau của mặt trăng, mặt trái của thiên đàng, để trở thành thi nhân theo quan niệm của chàng, nghĩa là trở thành một tiên tri thấu thị (voyant), có thể “thấy tất cả, cảm tất cả, tiêu thụ tất cả, thám hiểm tất cả, nói tất cả”. Vì chàng chủ trương rằng thi nhân cần phải “đi đến cái vị tri (hay mới lạ) bằng sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan” (“Thư cho Izambard”), “cần phải biến tâm hồn thành quái dị”, phải biết tất cả mọi hình thức tình yêu, mọi hình thức đau khổ, mọi hình thức điên cuồng, phải nuốt hết tất cả mọi chất ma túy để chỉ giữ lại tinh túy, phải biết “tất cả giày vò trong đó hắn cần tất cả mọi đức tin, cần tất cả mọi sức mạnh siêu nhân trong đó hắn trở thành một tên bệnh nhân vĩ đại, tên tội nhân vĩ đại, tên bị nguyền rủa vĩ đại, - và nhà Bác Học siêu phàm! – Vì hắn đi tới cái vị tri! (“Thư cho Paul Demeny”). Dù cho cuối cùng, điên cuồng, hắn mất tất cả mọi ý niệm về những viễn tưởng của hắn. Song le, hắn đã nhìn thấy chúng tận mắt. “Vậy hãy để hắn nổ tung trong cơn chấn động bởi những điều dị thường và vô danh; những nhân công khủng khiếp khác sẽ tới; họ sẽ bắt đầu lại những chân trời nơi hắn tắt nghỉ!” (Một Mùa Địa Ngục)
Như thế, thi nhân của Rimbaud đã tiếp nối truyền thống những thi nhân đầu tiên của nhân loại (bị gián đoạn bởi những thi sĩ): thi nhân đồng thời là một tiên tri, một Prométhée ăn cắp lửa cho con người. Rimbaud cũng chính là một Prométhée: chàng đã hy sinh cuộc đời chàng để thể hiện linh tưởng của chàng theo sứ mệnh của thi nhân: “Thi sĩ có ích lợi gì trừ khi hắn đạt tới một viễn tưởng về cuộc đời, trừ khi hắn sẵn sàng hy sinh cuộc đời để chứng minh chân lý và vẻ rực rỡ của thị kiến hắn?” (Henry Miller, Sđd, tr. 107) Rimbaud đã can đảm lao ra khỏi Thiên Đàng tuổi thơ, như Lucifer, để sống, không phải một mùa mà là tất cả những mùa còn lại của đời chàng trong chốn Địa Ngục Trần Gian. Chàng, - đứa con của mặt trời, chàng muốn biết thế nào là đêm tối địa ngục, Chàng, - kẻ mà định mệnh là hạnh phúc, “không hề nghĩ tới lạc thú đào thoát những đau khổ của thời đại mới”. Chàng, - kẻ mà cuộc đời là một bữa yến tiệc nơi tất cả mọi trái tim đều mở phơi, tất cả rượu ngọt tuôn trào” đã tự nguyện vùi dập đời mình trong sa mạc cát bỏng tịch liêu.
Những đau khổ thời đại mới là gì? – là máy móc, là bạc tiền. Chàng muốn trở thành kỹ sư – lý tưởng của thời hiện đại. Chàng đi làm tiền, lúc nào cũng quấn một cái ruột tượng đầy tiền quanh bụng – ám ảnh của thời đại mới.
Tất cả những kẻ chê bai khinh bỉ, chế giễu chàng đều sai lầm. Tất cả những kẻ tự nhận là hậu thân của chàng còn sai lầm hơn nữa. Không phải chàng bỏ làm thơ vì thấy rõ sự thất bại của thi ca. Bài hát chỉ được nghe với tất cả xúc động khi âm thanh đã dứt, người ca sĩ là ca sĩ thực thụ, sống bài hát, khi đã ngừng hát. Chàng là thi sĩ (Poète) khi chàng đang làm thơ, chàng là thi nhân (Poète) khi chàng không còn làm thơ nữa. Chàng thôi làm thơ để sống thơ. Chàng muốn “thủ đắc chân lý trong hồn và xác”. Chân lý ấy là gì? – là “tất cả đều có một định mệnh hạnh phúc” mà sự sợ hãi, đau khổ, sự hồ nghi hạnh phúc, sự thiếu tin tưởng ở thiên đàng - đã làm lạc lõng, mà sự tin tưởng và địa ngục, đã khuất lấp.
Trong cuộc sống người ta sợ gì nhất? – thất bại. Cuối cuộc đời người ta kinh hãi gì nhất? – địa ngục.
Rimbaud không phải là hiện thân của thất bại như những kẻ chê bai chàng nhận định. Chàng cũng không muốn là biểu tượng của sự thất bại như những kẻ ca ngợi chàng đề cao. Chàng muốn đeo đuổi ôm ghì sự thất bại; cách duy nhất để chiến thắng nó.
Tại sao chúng ta tin tưởng rằng, cuối cùng, tất cả đều thất bại mà chúng ta lại không dám chấp nhận thất bại, một cách tiên thiên, không dám nhận là sự thất bại, để cuộc đời chúng ta, với tất cả công nghiệp, đam mê dần dần trở thành thất bại? Tại sao chúng ta tin tưởng rằng cuộc sống là địa ngục, cuối cùng của cuộc sống cũng sẽ là địa ngục, tại sao chúng ta không dám chấp nhận địa ngục, một cách tiên thiên, không dám sống trong địa ngục, để địa ngục ám ảnh chúng ta? để cuộc đời chúng ta, với tất cả hân hoan, say đắm, dần trở thành địa ngục? Và quả thực cuộc đời chúng ta là địa ngục, chỉ bởi chúng ta tin ở nó. “Tôi tin vào địa ngục, vậy tôi đang ở địa ngục” (Je crois en enfer, donc j’y suis – “Nuit de l’enfer”). Con đường dẫn tới thiên đàng bao giờ cũng đi qua địa ngục. Ánh sáng của thiên đàng chỉ ở địa ngục, tôi khát vọng Thiên Đàng. Vậy…
Con người sẽ thất bại, ở mọi chiều hướng, người ta nói như thế. Con người sẽ đi tới sa mạc cô đơn, tới địa ngục, người đe dọa thế. Vậy tại sao ta không chấp nhận thất bại, sa mạc, địa ngục? Sao ta trở gót, quẩy lại gánh nặng và sống trong run sợ? Tại sao chúng ta không chấp nhận những điều kiện thiết yếu của cuộc đời? “Lý trí đã ra đời. Thế giới tốt lành. Tôi sẽ chúc phúc cuộc đời. Tôi sẽ yêu anh em tôi. Đây không phải là những lời hứa hẹn trẻ con nữa. Cũng không phải hy vọng thoát khỏi tuổi già và cái chết. Thượng Đế làm thành sức mạnh của tôi và tôi ca ngợi Thượng đế.”
“Chán chường không phải là tình yêu của tôi nữa. Những cuồng nộ, trác táng, điên dại, mà tôi biết tất cả xung động đẩy đưa và tác hại, - tất cả gánh nặng của tôi đều được đặt xuống – Hãy thẩm định không choáng váng vẻ mênh mông của lòng ngây thơ tôi – Une saison en enfer, “Mauvais sang” ). Với lòng ngây thơ ấy, người ta trở lại Thiên Đàng. Chính trong “cùng sa mạc đó, cùng đêm tối đó”, khi ý thức hóa thân: lạc đà trở thành sư tử, sư tử trở thành hài nhi ngây thơ, chàng giục giã chúng ta lên đường sáng tạo những giá trị hân hoan: “khi nào chúng ta sẽ lên đường, qua những đụn cát, qua núi đồi, đón chào sự ra đời của cần lao mới, minh triết mới, sự chạy trốn của những bạo chúa và quỉ dữ, sự chấm dứt của mê tín, và sùng bái – như những kẻ thứ nhất! – Giáng Sinh trên trần gian!”
Henry Miller thấu suốt ruột gan Rimbaud khi viết: “Điều tôi vô cùng quan tâm nơi Rimbaud là viễn tượng Thiên Đàng chiếm lại được của chàng. Thiên Đàng kiếm được.”.(That interests me extremely in Rimbaud is his vision of Paradise regained, Paradise earned).
Cuộc đời Rimbaud, sự tàn lụi tự ý, đầu độc tự ý, đánh mất Thiên Đàng tự ý, những gánh nặng, sa mạc, những chuyến đi vào cô đơn cuồng điên không mỏi đó chính là hình ảnh rực rỡ nhất, ngút lửa nhất, rõ rệt nhất của CON ĐƯỜNG SÁNG TẠO.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét