MỘT ĐỜI THỰC - HƯ

" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

CUỘC ĐOÀN VIÊN BẤT NGỜ


Tác giả Johan Peter Hebbert (1760-1828) là tiểu thuyết gia nước Đức.Truyện ngắn Cuộc đoàn viên bất ngờ này đã được B.L. Franz Kafka, nhà tiểu thuyết Áo ca ngợi là “Truyện ngắn hay nhất trên thế giới”. Rất nhiều nhà văn nổi tiếng đều ca tụng truyện ngắn này là “Hạt ngọc hiếm thấy trên thế giới”. Bản dịch sang tiếng Trung của dịch giả Uất Thông, đã đươc đăng trên tạp chí “Thanh niên tham khảo”, số ra ngày 25-2-2011, là bản Trung văn đầu tiên của tác phẩm này xuất hiện ở Trung Quốc... Chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt từ bản Trung văn trên để bạn đọc tham khảo.


Sau 50 năm, một bộ thi thể đàn ông như đang ngủ, đã được khai quật nguyên vẹn lên từ một hầm lò, nhưng không có người đón nhận anh ta, bởi vì tất cả thân bằng cố hữu đều đã quá cố. Chỉ có một bà lão già, bỗng quỳ mọp xuống trước quan tài…

50 năm trước, tại Fallon (Thuỵ Điển), một thợ mỏ trẻ hôn vợ chưa cưới trẻ trung xinh đẹp của anh ta, nói: “Trong Lễ hội tôn giáo Saint Lucia, linh mục sẽ chúc mừng hạnh phúc cho tình yêu của chúng mình, chúng mình sẽ trở thành vợ chồng, bắt đầu xây dựng gia đình hạnh phúc của chúng mình.”

“Mong muốn tình yêu hoà mục sẽ vĩnh viễn ở bên chúng mình!” Vị hôn thê đáng yêu của chàng tươi cười nói ngọt lịm như mật ong: “Anh là tất cả của em, không có anh, em sẽ không sống nổi.”

Ngày hôm sau, chàng trai trẻ mặc lên người bộ đồng phục màu đen của thợ mỏ (mỗi người thợ mỏ đều phải chuẩn bị sẵn tươm tất tang phục của mình). Khi đi qua nhà của vợ chưa cưới, chàng trai lại gõ nhè nhẹ vào cửa sổ của nàng như mọi lần trước, chào nàng chúc nàng buổi sáng ngủ ngon. Nhưng đến chiều tối, nàng lại không nghe thấy lời chúc buối tối ngủ ngon của chàng, bởi vì ngày hôm ấy chàng không từ hầm lò lên và trở về nhà. Buổi sáng hôm ấy, nàng đã cẩn trọng thêu rua viền đỏ lên chiếc khăn choàng màu đen, đấy là công việc chuẩn bị của nàng cho bộ quần áo mà chàng sẽ mặc trong lễ cưới. Thấy chàng hôm ấy không trở về nhà, nàng bèn cất giữ chiếc khăn choàng ấy lại.

Cũng chính vào ngày hôm ấy, thành phố Lisbon ở Tây Ban Nha xẩy ra động đất, cả thành phố bị động đất thiêu huỷ. Từ đó về sau, cuộc chiến tranh dài đến 7 năm mới kết thúc, hoàng đế Francis đệ nhất băng hà, Giáo hội Gia Tô bị giải tán, Ba Lan bị chia cắt, hoàng hậu Maria Theresa cũng qua đời, Shitelinze bị xử quyết, nước Mỹ độc lập, liên quân Pháp và Tây Ban Nha đánh chiếm Gibaraltar thất bại. Người Thổ Nhĩ Kỳ tống giam tướng Stan vào hang động Witte Rani, hoàng đế Gustav cũng quy tiên. Quốc vương Thuỵ Điển Joseph đánh chiếm Phần Lan, Cách mạng Pháp nổi lên, chiến tranh liên miên bắt đầu, hoàng đế Leopald đệ nhị bị chôn sống. Napoleon đánh bại nước Phổ, người Anh oanh tạc Copenhagen. Nhưng nông phu vẫn cầy cấy ngoài ruộng như thường, chủ các phường xay xát vẫn xay xát ngô như thường, những người thợ rèn vẫn quai búa rèn rũa công cụ, những người thợ mỏ vẫn đào xúc khai thác dưới hầm lò như thường.

Nhưng vào năm 1809, sau 50 năm, trong thời gian Lễ hội tôn giáo Saint Lucia, những thợ mỏ tại một mỏ than Fallon (Thuỵ Điển) đã ra sức khai thông một đường giữa các hầm thông gió, đã từ trong đá vụn và nước acid Sun-fua-rích dưới độ sâu 275 mét tìm kiếm được một bộ thi thể chàng trai trẻ, không biết đã ngâm trong bao nhiêu năm, mà thi thể vẫn chưa thối rữa, vẫn giữ được hoàn hảo, tất cả đặc điểm nhận dạng và tuổi tác vẫn phân biệt được rất rõ ràng, giống như vừa chết trước đó một giờ hoặc đang ngủ gật sau khi làm việc quá mệt.


Song khi đưa chàng lên mặt đất, cha mẹ của chàng, thân bằng cố hữu của chàng đã đã từ trần từ lâu, không có ai đứng ra nhận chàng trai trẻ “đang ngủ” này, cũng không có người còn nhớ vụ tai nạn của chàng. Cho đến khi một bà già đã từng thệ hải minh sơn với người thợ mỏ đến, mọi người mới biết chàng là ai. Bà cụ già tóc bạc như cước, lưng còng chống gậy, tập tễnh từng bước đi đến gần thi thể đang nằm. Bà cụ bỗng nhận ra chàng là chú rể năm xưa của bà. Không hề bi thống, mà rất chi là vui mừng, bà quỳ mọp xuống trước quan tài quàn ý trung nhân mà ngày nhớ đêm mong. Mãi sau, bà mới khôi phục lại những tình cảm xúc động mãnh liệt.

“Anh là chồng chưa cưới của tôi” - Cuối cùng bà nói: “Trong suốt 50 năm qua, tôi luôn luôn lặng lẽ cầu nguyện cho anh ấy. Bây giờ, Thượng đế rủ lòng thương tôi, cho tôi được tận mắt nhìn thấy anh một lần nữa trước khi tôi chết. Một tuần lễ trước khi chúng tôi cử hành hôn lễ, anh đã xuống dưới hầm lò, từ lúc ấy không bao giờ lên nữa.”

Khi trông thấy bà già dung nhan phôi pha, không còn sức lực nữa, chính là cô dâu trẻ trung xinh đẹp năm xưa, mọi người có mặt tại chỗ đều vô cùng cảm động trước bi kịch của bà.

50 năm sau, ngọn lửa tình yêu mãnh liệt thời trẻ lại đốt cháy trong lòng bà, song chàng không nhoẻn miệng cười một cái với bà, cũng không mở to mắt nhìn bà một cái. Là người thân duy nhất của chàng trai trẻ và là người duy nhất đón nhận chàng, được sự giúp đỡ của những người thợ mỏ khác, cuối cùng bà già đã đưa thi thể của chồng chưa cưới về nhà bà. Những người thợ mỏ ngay trong đêm đã xây dựng cho chàng một ngôi mộ tai nghĩa địa nhà thờ.

Ngày hôm sau, ngôi mộ được xây xong. Những người thợ mỏ đến nhà bà lão khiêng thi thể của người chết. Khi ấy, bà mới mở quan tài, đưa chiếc khăn màu đen rua chỉ đỏ chung quanh, choàng lên thi thể, tiếp theo, bà mới mặc lễ phục ngày lễ đẹp nhất đến nghĩa trang, đây không giống lễ tang của chồng chưa cưới, nghiễm nhiên giống như hôn lễ của bà.

Đúng vào lúc những người thợ mỏ đưa quan tài xuống mộ an táng, bà nói: “Một mình anh đã nằm yên trên chiếc giường cưới lạnh lẽo ngủ thêm một ngày, một tuần lễ, hoặc lâu hơn nữa đi! Em vẫn còn mấy việc chưa làm xong, sau khi làm xong, em sẽ rất nhanh chóng đến tìm anh. Ngày hôm ấy rất nhanh sẽ đến, chịu khó đợi chờ em đi, anh thân yêu!”

“Khi từ giã trần thế, tất cả những gì trần thế đã từng cho anh sẽ không tồn tại nữa.” Bà lẩm bẩm nói một mình, rồi từ từ rời khỏi nghĩa trang, lưu luyến không muốn rời, ngoảnh đầu lại nhìn ngôi mộ mai táng ý trung nhân, mấy lần nữa.

VŨ PHONG TẠO
giới thiệu và dịch
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 22:20 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Truyện hay

Yêu là một động từ – “Just Do It”



Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ viết gì đó về tình yêu, chưa bao giờ tôi biết phải trả lời như thế nào mỗi khi “bị” hỏi như thế này có phải là yêu chưa? Hay thế kia đã là yêu chưa? Cái này có phải nhầm lẫn không? Cái kia có phải thực sự không? Nhiều lắm. Có lần thầy giáo hỏi tôi gì đó về đề tài tình yêu tôi trả lời rằng tôi không biết yêu, tôi chưa từng yêu. Đó không phải là câu trả lời trốn tránh, tôi đã trả lời rất chân thành. Tôi đã từng có người yêu nhưng điều đó không có nghĩa là tôi biết yêu. Sau này mỗi khi nghĩ lại những người tôi đã từng thề non hẹn biển cùng, tôi đều nhận ra rằng tôi không yêu họ, tôi chỉ yêu cái cảm giác khi tôi ở cùng họ mà thôi.

Quay trở lại việc tôi không muốn nói về tình yêu, đối với tôi chủ đề này còn cấm kị hơn cả chủ đề tình dục. Tôi lớn rồi, dĩ nhiên có đôi lần đùa tếu với bạn bè bằng những câu chuyện “mặn” cũng là điều bình thường nhưng tôi chưa từng kể ai nghe tôi thực sự yêu ai trong số những người tôi đã gặp. Tôi chưa từng nghĩ lời nói có thể diễn tả được tình yêu là gì và tôi cũng không tin lời nói có thể làm được điều đó, lời nó chỉ có thể diễn tả được cảm giác tình yêu mang lại như thế nào mà thôi. Với tôi, yêu phải là một động từ, nó nên được diễn tả bằng hình ảnh hơn là bằng ngôn ngữ, nhưng rốt cuộc tôi cũng ráng lê lết mà viết ra bài này. Vì nó giày vò tôi suốt hai ngày nay rồi, không phải tôi nghĩ về nó mà nó ám lấy tôi, nó bám riết lấy tôi khiến tôi không tập trung làm việc gì cho ra hồn được.

Nếu tôi không biết gì về tình yêu thì có tư cách gì viết để các bạn đọc? Nếu tôi không biết gì về tình yêu thì tôi có tư cách gì khẳng định tình yêu không phải thế này mà phải thế kia? Ừ, tôi không biết tí gì về tình yêu nhưng tôi biết thế nào không phải là tình yêu. Qua đó tôi cũng có thể nói tí ti về tình yêu chứ. Chỉ là một tí xíu thôi, một góc rất nhỏ trong chủ đề tình yêu của cả nhân loại, tình yêu đôi lứa. Và với tình yêu này, riêng tôi cho rằng không thể diễn tả bằng ngôn ngữ hay bằng ý thức (tức là sự lập luận, biện giải).


Nó giống như một lời tiên tri, nếu tôi nói với anh ngày mai anh sẽ bị xui xẻo nếu anh ra ngoài thì dĩ nhiên anh sẽ làm sao cố sống cố chết để được ở trong nhà. Còn nếu như tôi không nói (tức là chẳng có lời tiên tri nào xuất hiện) thì điều tiên nghiệm đó lại đúng. Cũng giống như tình yêu, hôm nay tôi có cảm giác yêu anh vô cùng, muốn sống muốn chết cùng anh, muốn sinh con cho anh nhưng ngày mai tôi lại yêu người khác. Điều đó không có nghĩa là tôi chưa từng có cảm giác với anh, không có nghĩa là tôi đã giả dối với anh, tất cả những gì tôi trải qua cùng anh, tại thời điểm đó, đều là thật lòng nhưng bằng cách nào đó tôi và anh không còn cảm giác như xưa nữa, tôi cũng không còn nhớ nhung gì đến anh nữa. Tôi nhìn lại quá khứ và tự cười chính mình, tự nghĩ ngày đó mình thật là khờ. Nếu ngày đó tôi nói yêu anh thì bây giờ lại không còn đúng nữa, và khi nhìn lại ta mới biết đó không phải là tình yêu. Ta ngộ nhận.

Ta ngộ nhận vì ta lập luận rằng ta phải yêu mẫu người như thế này, ta ngộ nhận vì ta lập luận rằng ta đã yêu vì anh ấy như thế kia, luôn có chữ “vì” đằng sau sự giải thích. Ta ngộ nhận vì ta… yêu đại, lâu ngày thành ra quen hơi. Ta lập luận quá nhiều, để biết thì có thể cần phải lập luận nhưng để hiểu thì không, lập luận là sự quấy rối của ý thức ngăn cho ta đi đến cốt lõi vấn đề. Lập luận và biện minh, với tôi, cũng gần giống như nhau. Chúng ta còn chưa hiểu một góc nhỏ xíu của bản thân mình cho nên đừng nghĩ ta hiểu được tình yêu cho trọn vẹn. Ta chỉ có thể cảm được nó, nhận ra nó khi ta thấy nó mà thôi. Đó là giới hạn của ngôn ngữ, là giới hạn của ý thức.

Mỗi khi tôi đọc sách, tôi có thói quen nghe nhạc. Hoặc là nhạc thật tình cảm hoặc là thật sôi động để làm nhiễu ý thức của mình, tức là làm lay động suy nghĩ của mình, phá bỏ hàng rào định kiến của mình, đập bỏ cái lọc cá nhân của mình để tác phẩm đi thẳng tuột vào trong vô thức. Tôi cảm nhận cuốn sách chứ không còn cố gắng hiểu cuốn sách nữa. Tôi nhận ra rằng có những cuốn sách, khó hiểu, càng cố gắng hiểu lại càng không thể hiểu nổi, có lần tôi đọc sách mà đau đầu vì suy nghĩ nhưng nghĩ mãi cũng không thông. Càng nghĩ càng thấy kì quặc, rõ ràng có gì đó không ổn, rõ ràng tôi đang tự suy bụng mình ra bụng tác giả.

Chuyện đọc sách kiểu này còn dài lắm nhưng tôi chỉ đề cập một phần nhỏ liên quan đến “thế nào thì không phải là yêu” thôi. Suy bụng ta ra bụng người. Có thể hiểu đơn giản là bạn không yêu con người của ai kia, bạn chỉ yêu hình bóng phản chiếu của chính mình. Bạn đang tự yêu mình mà bạn không biết, bạn yêu những nét tương đồng của hai người, hoặc tệ hơn là những nét tính cách mà bạn tưởng tượng ở ai kia. Một kiểu yêu thần tượng, yêu thú nuôi hay yêu đứa con nhỏ còn chưa biết nói (vì khi chúng biết nói rồi bạn sẽ rất sốc đấy).

Quay trở lại chủ đề ngôn ngữ có thể giúp ta hiểu được bản chất tình yêu hay không, theo quan điểm của tôi thì không. Càng nói nhiều ta lại càng sa vào cái bẫy ngôn ngữ, nó đẩy ta ngày một xa hơn cái cốt lõi của vấn đề. Tình yêu và hạnh phúc, với tôi giống nhau ở chỗ không nên tìm kiếm, không nên biện minh, không nên giãi bày. Hãy để nó được yên. Khi mặt hồ lặng tự khắc nó sẽ trong. Khi bạn có yêu thương tự khắc sẽ hiểu được yêu thương, bạn không thể chỉ cho người cái mà bạn chưa thấy, và bạn cũng không thể chỉ cho người không muốn thấy cái mà bạn đã thấy, họ sẽ thấy điều mà họ muốn thấy, và cái thấy đó có thể rất khác nhau.

Đối với tôi yêu thương không phải là điều khó khăn, vì ta đã dám yêu thì không có lí do gì lại không có người để ta trao đi tình yêu. Thật ra, không mong chờ điều gì từ người mà mình yêu thương mới chính là vấn đề, phần lớn người ta đau khổ vì điều này. Vì đau khổ mà họ đi tìm kiếm bản chất của tình yêu, mục đích là đối phó với nó. Thế là trong khi tìm kiếm, họ vô tình đọc được bài viết này, và khó chịu vì sự lòng vòng của nó.

Tôi viết thật là dài dòng nhưng rất muốn nói với ai đó, một cách chân thành, rằng tình yêu nằm ở hành động, không nằm trong tiểu thuyết, không nằm trong lập luận. Muốn biết tình yêu là gì thì cứ yêu thôi, yêu đi rồi bạn sẽ tìm thấy những thứ na ná như tình yêu, những thứ đó chính là nền tảng để rồi một ngày nọ, ai kia bước vào cuộc đời bạn và bỗng nhiên bạn sẽ hiểu được lí do vì sao những kiểu tình cảm loại đó chỉ là na ná mà thôi. Yêu đi (dù cho đó là tình đơn phương đi chăng nữa), có thể bạn sẽ đau vì tình cảm của mình bị chà đạp, nhưng bạn đã dám yêu thì phải dám chịu trách nhiệm.



Quyên Quyên


Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 21:40 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: TẠP VĂN

Cãi nhau không phải để tìm ra chân lý




*Featured Image: Denis2



Tự nhận mình là một trong những huấn luyện viên tranh biện ít ỏi tại Việt Nam, tôi luôn phải đối mặt với những khó khăn trong việc có một cách hiểu tốt hơn về bộ môn này. Định nghĩa, dù tốt đến mấy cũng chỉ là một cách diễn đạt được đưa ra bởi con người, vốn chẳng bao giờ là luôn đúng. Sau thời gian dài suy ngẫm, tôi muốn chia sẻ một chút với các bạn một vài suy nghĩ và kiến giải của tôi về tranh biện.

Tranh biện là gì?

Tranh biện vốn không phải là một hoạt động xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Khi ai đó nói rằng cô Hoàng Thùy Linh chỉ là một cô gái đáng thương, không may mắn còn những người khác không cho là như vậy, đó là tranh biện. Khi ai đó nói K-pop chẳng có gì hay ngoài mấy tên ẻo lả và một lũ fan cuồng để rồi đối mặt với hàng loạt phản kích, đó là tranh biện. Hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất, tranh biện diễn ra khi có một điều gì đó nhận được sự ủng hộ của một bộ phận, còn bộ phận kia thì không. Họ nói ra quan điểm của mình, phản bác quan điểm của đối phương, ấy là tranh biện.

Những niềm tin thường gặp về mục đích của tranh biện

Trong một cuộc tranh biện giữa hai phe, chẳng bao giờ có kẻ thắng hay người thua nếu không có sự xuất hiện của một thế lực thứ 3: Trọng tài. Bạn không thể dùng tranh biện để chứng minh một điều là đúng, điều đó giống như chứng minh vật nặng rơi nhanh còn vật nhẹ rơi chậm vậy, nếu không làm thì nghiệm, mọi lý thuyết đều chỉ là lý thuyết. Theo tôi thì đây là một sự hiểu nhầm nghiêm trọng của mọi người về tranh biện. Không một tòa án nào có thể đưa ra phán quyết mà chỉ dựa trên các lập luận, suy đoán và giả thiết. Không có nhân chứng và bằng chứng, sẽ chẳng thể kết luận được điều gì. Và kể cả khi có bằng chứng hay nhân chứng, phán quyết được đưa ra không phải bởi công tố viên hay luật sư bào chữa, phán quyết ấy phụ thuộc vào ý thức công lý (sense of justice) của quan tòa – một con người.

Thuyết phục đối phương không phải là mục đích chính của một cuộc tranh biện, dù rằng đôi khi mục đích này cũng được thực hiện. Nếu bạn có thể dùng một cuốn băng ghi hình để chứng minh cô Hoàng Thùy Linh là một cô gái xấu xa, bạn đã chẳng cần dùng đến các lập luận, khi đó không còn gọi là tranh biện nữa. Khó có thể dùng tranh biện để cô Huyền Chip đồng ý rằng cô ấy là một kẻ dối trá, hay Ngọc Trinh thừa nhận rằng cô ấy chỉ là một người hám tiền và ích kỷ.

Bất cứ ai cũng có niềm tin của mình, và đúng hay sai phụ thuộc vào niềm tin ấy. Người ta không cần dùng tới tranh biện trong những điều mà ai cũng tin là nó đúng ví như trái đất tròn và quay quanh mặt trời. Người ta dùng tranh biện trong những trường hợp mà ủng hộ hay phản đối rốt cục cũng chỉ là vấn đề niềm tin hay quan điểm. Thế nên, trong mọi cuộc thi đấu tranh biện chính thức, người thắng hay kẻ thua phụ thuộc vào sự phán quyết của trọng tài – một người trung lập, chứ không phải khi có một bên dừng lại và nhận thua.

Vậy mục đích của tranh biện là gì?

Karl Popper coi tranh biện là một công cụ để ta hướng tới chân lý. Kết quả của bất cứ cuộc tranh biện nào đều không phải chân lý, nhưng quá trình phủ nhận lẫn nhau của các quan điểm đối lập cho phép chúng ta tiến gần hơn tới chân lý, bằng việc phủ nhận dần những thứ không chính xác, ta tiến gần hơn tới thứ mà chúng ta mong muốn.

Tôi là người theo thuyết bất khả tri, tin vào khả năng hữu hạn của con người. Cho dù chúng ta có là con của Chúa, chúng ta cũng vẫn không phải là Chúa. Thế nên, tôi không theo đuổi chân lý tối thượng – điều luôn đúng. Đối với tôi thì tranh biện là một công cụ hỗ trợ ra quyết định.

Có nên thay đổi chim Vàng Anh thành Hoàng Anh trong truyện Tấm Cám?
Có nên đập cầu Long Biên đi và xây một cây cầu mới?
Có nên tăng giá điện?

Đó là những lựa chọn mà tranh biện có thể giúp chúng ta đưa ra được một quyết định. Những quyết định vốn không có đúng sai, hoặc cho dù có thì cũng khó mà có ai chắc chắn được tính đúng sai của mỗi quyết định đó. Dù thế nào đi nữa, việc đưa ra một quyết định là tất yếu, và cho dù dự báo thời tiết có thể chẳng chính xác, mang theo áo mưa như dự báo cũng vẫn tốt hơn là ra đường với sự cầu nguyện trời sẽ nắng.

Khẩu phục, tâm không phục

Con người không phải lúc nào cũng hành động một cách có lý trí, và suy nghĩ bằng lý tính. Bất cứ người mẹ chồng cay nghiệt nào cũng từng là một cô con dâu, bất cứ một ông bố bạo hành với con cái cũng đã từng là một đứa con, sự thật đó lại chẳng hề khiến vòng lặp của những hành vi đó chấm dứt. Thế nên, trong các cuộc thi đấu tranh biện, thắng thua lúc nào cũng là do trọng tài. Trong các giải đấu tranh biện, chẳng hiếm trường hợp các đội thua đều không phục với kết quả của trọng tài, trong thực tế, lại càng không thể trông đợi một người cam tâm chấp nhận khuất phục trước các lập luận của bạn. Cũng như chính tôi biết một cô gái xăm toàn thân hay hút thuốc lá thường xuyên không thể nói lên nhân cách của cô ấy là tồi tệ thì vẫn chẳng lập luận nào có thể thuyết phục tôi lấy một cô gái như vậy.

Đối với tôi, tranh biện thường không có giá trị cao khi chỉ có hai bên đối lập. Giống như hai kẻ tử thù gặp nhau, hoặc phân thắng thua, hoặc cá chết lưới rách chứ chẳng bao giờ có chuyện một bên cúi đầu nhận sai. Thậm chí, người ta càng dễ bị đẩy về phía cực đoan của vấn đề khi tham gia vào một phe trong cuộc tranh biện, kết quả là thay vì hiểu nhau hơn, người ta lại ngày càng xa nhau.

Kinh nghiệm của tôi là nên tránh sử dụng tranh biện trong các vấn đề có hàm chứa nhiều cảm xúc cá nhân, đồng thời cũng không nên tranh biện với những người không có tinh thần tranh biện. Người tranh biện, trọng lập luận, trọng bằng chứng, còn người không có tinh thần tranh biện, chỉ coi trọng thắng thua, bắt bẻ câu chữ mà thôi.

Tranh biện, cần đẩy mạnh trong giáo dục

Trong bối cảnh Việt Nam, tôi nghĩ cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng tranh biện. Tăng cường tư duy phản biện của học sinh cũng chính là cách đẩy lùi những định kiến, những lối mòn trong suy nghĩ của các thế hệ tương lai. Ngụy biện, vốn được hiểu là những cách lập luận nghe thì có vẻ logic và hợp lý, nhưng thực chất thì lại vô lý, ví như công kích cá nhân, viện dẫn số đông, dựa vào lòng trắc ẩn… Nhưng dễ có thể nhận thấy là những ngụy biện kiểu này lại dường như đang được coi là hiển nhiên, là hợp lý trong cộng đồng. Chúng ta bảo vệ, giải thích cho một hành vi chỉ đơn giản vì “là con trong gia đình thì phải thế” cho tới “xã hội này nó phải thế” vì “là người Việt Nam thì phải thế” “văn hóa Việt Nam là thế” “có ai mà không thế”.

Tranh biện không phải là một công cụ toàn năng, cũng giống như mọi công cụ khác, hiệu quả của nó phụ thuộc vào cách của người sử dụng. Nhưng nếu được dùng đúng cách, tranh biện là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc giảm thiểu thực trạng “thầy đọc trò chép”; là gia vị tuyệt hảo cho những bộ môn vốn bị coi là nhàm chán, thiếu hiệu quả như lịch sử hay văn học; là kẻ thù của định kiến “thầy nói gì cũng đúng, sách viết chẳng bao giờ sai”. Trong tranh biện, người ta nói lên quan điểm của mình, bảo vệ quan điểm của mình, thách thức chính những định kiến của bản thân chứ không phải lặp lại những gì người khác bảo.

Mong sao, sẽ có càng nhiều người tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực đầy thú vị này.



Hoàng Đức Minh

8/4/2014
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 21:36 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: phiếm

Báo Nga: Hành khách MH370 còn sống và đang bị giam ở Afghanistan




(TNO) Nhật báo Moskovskiy Komsomoles (Nga) hôm 7.4 dẫn nguồn tin mật từ Cơ quan tình báo Nga cho biết chiếc máy bay số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị những kẻ khủng bố khống chế và hiện đang ở khu vực đông nam thành phố Kandahar, Afganistan, gần biên giới với Pakistan.


Ảnh chụp màn hình bản tin của nhật báo Nga Moskovskij Komsomolets nói chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị không tặc và đã bay sang Afghanistan

Moskovskiy Komsomoles, hay còn gọi là MK, được thành lập hồi năm 1919, cho biết tờ này đã nhận được thông tin nói trên từ một nguồn tin "đáng tin cậy" thuộc Cục tình báo Nga và được "một số cơ quan tình báo các nước khác" xác nhận.
Nhân vật bí ẩn được cho là đã khống chế hai phi công bắt đổi đường bay đến Afganistan có mật danh là "Hitch". Chưa có thông tin gì về đồng phạm của "Hitch".

Sau khi thông tin "sốc": máy bay số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị những kẻ khủng bố khống chế và hiện đang ở khu vực đông nam thành phố Kandahar, Afganistan, gần biên giới với Pakistan do nhật báo Moskovskiy Komsomoles (Nga) đăng tải, trên mạng xã hội Việt Nam đã xuất hiện nhiều thông tin trái chiều.
Theo đó, có ý kiến đặt nghi vấn, đây là tin "Cá tháng Tư".
Theo thông tin mà Thanh Niên Online nắm được, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có cơ quan thẩm quyền nào của Nga đưa ra bình luận về thông tin gây sốc này.
Moskovskij Komsomolets (tiếng Nga là Московский комсомолец), gọi tắt là MK, được thành lập năm 1919, là nhật báo có trụ sở đặt tại Moscow với số lượng phát hành lên đến gần 1 triệu bản, chuyên đưa các tin tức tổng hợp, cả trong nước lẫn quốc tế.

Nguồn tin trên xác nhận các phi công không có lỗi trong việc máy bay mất tích và họ bị những kẻ khủng bố lạ khống chế.
Tất cả các hành khách trên máy bay đều còn sống, họ bị chia thành 7 nhóm khác nhau với tình trạng sức khỏe "không tốt", MKtường thuật. Ngoài ra, có 20 chuyên gia châu Á trong số 227 hành khách đã bị những kẻ khủng bố mang đến một địa điểm không rõ ở Pakistan. Trong số 20 chuyên viên có 1 người Nhật, nguồn tin giấu tên của MK nói.
Tờ MK khẳng định thông tin họ có được hoàn toàn bí mật và chưa có bất kỳ phương tiện truyền thông nào tiếp cận. Thông tin này khác hoàn toàn với kênh thông tin chính thức của chính phủ Malaysia và các cuộc tìm kiếm đang diễn ra trên Ấn Độ Dương, nhật báo Nga thừa nhận.
Ngoài ra, MK còn dẫn lời nguồn tin cho hay chiếc máy bay đang nằm tại một con đường nhỏ ở Afghanistan, với một cánh bị gãy có thể là do một cú hạ cánh gấp nguy hiểm.
Hiện động cơ của vụ cướp MH370 là gì vẫn chưa rõ, nhưng theo phỏng đoán của nguồn tin của MK, có thể người này muốn bắt giữ số chuyên viên châu Á nói trên để ra điều kiện thương thuyết với Mỹ và Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn MK, chuyên gia về các tai nạn hàng không Evgenny Kuzminov cho biết máy bay Boeing-777 "hoàn toàn có thể hạ cánh trên một con đường bình thường với độ dày bề mặt tương đối và có chiều dài khoảng 2.000m".
Tuy nhiên, để thực hiện cú hạ cánh cũng đòi hỏi một địa hình thông thoáng, không có cây hay núi, ông Kuzminov giải thích.
Một cú hạ cánh "xấu" có thể làm vỡ khung máy bay hoặc làm gãy cánh, vị chuyên gia lưu ý.

Hoàng Uy

Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=450173
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 21:30 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Báo chí

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

GIÁ NHƯ ANH CHẲNG TRỞ VỀ

[Nhân đọc "NGÀY ANH TRỞ VỀ" của Nồng Nàn Phố]

Một ngày trời Hà nội ẩm ương, nắng không nắng, mưa không mưa, lạnh nóng hếch hai viền, tôi nằm ì dương mắt vào desktop, lướt hững hờ những tin tức đẫn đờ trôi. Rồi, như một bức tường sừng sững chắn đứng vòm mắt, một bức tường tua tủa gai, tua tủa xơ, tua tủa những điều gan ruột, găm trầy trật lên khoé mắt kẻ rất ít khi đọc thơ văn mậu dịch, của những người tên tuổi vang bóng hơn tác phẩm của họ. Bức tường chắn ngang tầm mắt, chặn đứng mọi nghĩ suy mông lung khác đang lởn vởn trong đầu tôi, đó chính là một bài thơ với cái tựa đề vô cùng giản dị của Nồng Nàn Phố: “Ngày anh trở về”. Một bài thơ chứa thông tin và sự thật nhiều hơn ngàn vạn dòng lịch sử đã từng ghi. Một bài thơ khía vào ruột gan người đọc những vết lằn bom đạn, rắc vào sống mũi người đọc có lương tri hàng vạn tấn sa tế cay xè vì cảm động. Một bài thơ. Một-bài-thơ.

Anh trở về với một chiếc nạng gỗ trên tay
Gặp con trâu mất một hàm cúi gằm mặt ko nói
Những bước chân khuyết làm loét đường sỏi
Làm loét cả chiếc nón quai nhung

Anh trở về với một nửa cặp mắt trừng
Dây thần kinh méo xệch méo xụa
Bàn tay sáu ngón ngắt một bông lúa
Bông lúa thương anh... cong vuốt lòng đồng

Anh trở về với đầy ắp bi đông
Toàn đất là đất
Anh bảo đó là đồng đội, là bạn anh, là được mất
Có đôi lúc khát lòng, anh lại ngửa cổ, dốc và đau


Mọi câu từ tác giả sử dụng đều giản dị đến trong ngần. Giản dị như những người lính chân chính. Không hề diêm dúa, không hề lên gân, không hề kỹ xảo hay luyến láy phô diễn sự rối rắm. Nhưng những câu thơ cứ mọc ra chan chứa hình ảnh, chan chứa nỗi niềm. Mỗi vần thơ mang tải một sự thật. Mỗi câu thơ hằn chứa một câu chuyện. Mỗi điệp ngữ là cả một sự xát muối vào tim người đọc.

Người lính trở về sau cuộc tranh, mang trên mình những vết thương bom đạn. Cây nạng gỗ khua xuống đường sỏi như những con dấu của tội ác chiến tranh đóng lên văn bản cuộc đời. Vết chân tròn làm rách cả trái tim người thương ẩn dụ sau hình ảnh chiếc nón quai nhung, đến con vật gần gũi nhất của nhà nông là con trâu cũng u hoài như chẳng nói. Hình ảnh tàn tật, giằng xé tan nát cõi lòng người đọc, có lẽ là hình ảnh “bàn tay sáu ngón ngắt một bông lúa | Bông lúa thương anh… cong vút lòng đồng”. Hiếm có hiếm có hình ảnh nào đẹp mà đau đến vậy.

Người lính trở về mang theo những chiếc bi đông không còn dùng đựng nước để uống, thay vào đó là những nắm đất của đồng đội còn sót lại sau một chiến tranh. Ngỡ như mình là người hạnh phúc vì sống nhiều hơn đồng đội. Nhưng hay đâu, “Có những lúc khát lòng, anh lại ngửa cổ, dốc và đau”…

Anh trở về lật lại kí ức nát nhàu
Mẹ chết sau ngày anh đi lính
Cha bị bắt, đứa em gái cũng ngã bệnh
Hàng xóm chặt ngọn cúc tần đắp mả cho người hàng xóm khác ... rồi đi!


Những ký ức dội về trong trái tim người lính nơi cố thổ. Mẹ chết, cha bị bắt, em gái cũng ngã bệnh… Những hàng xóm chết không còn xác, phải chặt cành cúc tần làm giả xương phong mộ cho nhau… Những ký ức điêu tàn, những ký ức thê lương, những ký ức chẳng thà đừng trôi về làm gì nữa...

Anh trở về co nhúm đám lông mi
Vắt giọt nước mắt cuối cùng để khóc cho ngày trở về... ngày anh biết tên mình ko nằm trong danh sách liệt sỹ
Ngày người yêu anh thủ thỉ
Vào tai chồng rằng : anh ấy đã trở về với vô số vết thương


Người lính trở về quắt lòng thấy mình không tên trong danh sách của những người được “Tổ quốc ghi công” [Tổ quốc luôn sẵn giấy để ghi tên cho những người nằm dưới mộ]. Nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau nào. Đồng đội ngày ra đi hồ hỡi tay bắt mặt mừng, đồng đội ngày trở về nhìn nhau qua danh sách… Người ấy năm xưa giờ đã có chồng, đêm ôm chồng thủ thi bên tai về người lính trở về với vô số vết thương… Câu thơ chíu lòng độc giả. Nhà thơ như nhà phân tâm học, xỏ dây thừng vào mũi người đọc dắt đi hết nỗi đau này qua niềm đau khác…

Anh trở về dúi mảnh thân khuyết ngược khuyết xuôi nhìn lũ cá nhảy dưới mương
Chắc lẽ chúng chưa quen cuộc đời ko tiếng súng
Con gà mái đến tuổi dậy thì rặn toét mông mà ko rớt trứng
Mà rớt toàn nỗi buồn cục tác cục ta

Có lẽ, trong cả bài thơ, đây là khổ thơ nên thơ nhất. Nghẹn một nỗi nghẹn rất thơ, nấc một niềm nấc rất thơ, nhói một sự nhói rất thơ. Đến bầy cá dưới mương cũng như đã quen tiếng bom tiếng đạn, nay im ắng bình hoà, chúng cũng ngơ ngác tựa như người lính ghim mắt xuống mương kia. Con gà mái chắc có lẽ quen cảnh vừa đẻ trứng vừa chạy bom chạy đạn, nay thinh im rặn mãi chỉ rặn được nỗi buồn trong cục ta cục tác. Khổ thơ đẹp đến lay lắt, đẹp đến cắt cứa.

Anh trở về... với những kí ức bị vò nát nhàu trong hai chữ "hai ta"
Chiếc nhẫn cưới mẹ dành anh ko kịp đeo cho chị
Tay anh dư một ngón... ngón co quắp, ngón cụt, ngón "lẹo" nên chỉ
Đủ sức đeo giùm chị chiếc nhẫn cầu hôn

Anh trở về với nỗi tủi hờn
Của một người ko được nằm trong danh sách liệt sỹ
Của một người chết cha, chết mẹ, chết em, chết hàng xóm, chết luôn người tri kỉ
Của người... chỉ còn sống mỗi ngón tay thừa, ngón tay lẹo mà thôi

Đọc những câu thơ này, tôi nhớ cha thắt quặn. Cha tôi cũng là một người lính đặc công trở về với những mảnh đạn pháo găm vĩnh viễn nơi thành sọ, với 2/3 bánh chè chân trái gửi nơi dòng kinh Xẻo Rán. Ngón tay mọc nhẫn kinh thề bị đạn CKC bắn xuyên qua báng súng AK lấy gọn… Mấy câu thơ nhức nhói đến bồn chồn. Ngón tay thừa ra do bị lẹo. Những nỗi đau và nỗi buồn đâu đó mọc ra thêm…

Anh trở về rụt cổ im ngồi
Gạt nước mắt vào ống điếu
Hít một hơi thật dài vạch lên sân những điều đời, đất nước, hậu thế còn thiếu
Những điều... anh chẳng đòi lại bao giờ
Những điều chưa chắc còn lại trong thơ.

Nỗi buồn chiến tranh có trong hang triệu người dân nước Việt. Khép lại đau thương ai chả muốn làm. Nhưng còn đó những sự thật cắt cứa gan lòng, còn đó những “im ngồi” không thưa thốt. Thốt ai nghe?! Thưa ai biết?! Thì đành “Hít một hơi thật dài vạch lên sân những điều đời, đất nước, hậu thế còn thiếu | Những điều... anh chẳng đòi lại bao giờ | Những điều chưa chắc còn lại trong thơ”...

Chu Giang Phong Arts
Hình ảnh: GIÁ NHƯ ANH CHẲNG TRỞ VỀ
[Nhân đọc "NGÀY ANH TRỞ VỀ" của Nồng Nàn Phố]

Một ngày trời Hà nội ẩm ương, nắng không nắng, mưa không mưa, lạnh nóng hếch hai viền, tôi nằm ì dương mắt vào desktop, lướt hững hờ những tin tức đẫn đờ trôi. Rồi, như một bức tường sừng sững chắn đứng vòm mắt, một bức tường tua tủa gai, tua tủa xơ, tua tủa những điều gan ruột, găm trầy trật lên khoé mắt kẻ rất ít khi đọc thơ văn mậu dịch, của những người tên tuổi vang bóng hơn tác phẩm của họ. Bức tường chắn ngang tầm mắt, chặn đứng mọi nghĩ suy mông lung khác đang lởn vởn trong đầu tôi, đó chính là một bài thơ với cái tựa đề vô cùng giản dị của Nồng Nàn Phố: “Ngày anh trở về”. Một bài thơ chứa thông tin và sự thật nhiều hơn ngàn vạn dòng lịch sử đã từng ghi. Một bài thơ khía vào ruột gan người đọc những vết lằn bom đạn, rắc vào sống mũi người đọc có lương tri hàng vạn tấn sa tế cay xè vì cảm động. Một bài thơ. Một-bài-thơ.

Anh trở về với một chiếc nạng gỗ trên tay
Gặp con trâu mất một hàm cúi gằm mặt ko nói
Những bước chân khuyết làm loét đường sỏi
Làm loét cả chiếc nón quai nhung

Anh trở về với một nửa cặp mắt trừng
Dây thần kinh méo xệch méo xụa
Bàn tay sáu ngón ngắt một bông lúa
Bông lúa thương anh... cong vuốt lòng đồng

Anh trở về với đầy ắp bi đông
Toàn đất là đất
Anh bảo đó là đồng đội, là bạn anh, là được mất
Có đôi lúc khát lòng, anh lại ngửa cổ, dốc và đau

Mọi câu từ tác giả sử dụng đều giản dị đến trong ngần. Giản dị như những người lính chân chính. Không hề diêm dúa, không hề lên gân, không hề kỹ xảo hay luyến láy phô diễn sự rối rắm. Nhưng những câu thơ cứ mọc ra chan chứa hình ảnh, chan chứa nỗi niềm. Mỗi vần thơ mang tải một sự thật. Mỗi câu thơ hằn chứa một câu chuyện. Mỗi điệp ngữ là cả một sự xát muối vào tim người đọc. 

Người lính trở về sau cuộc tranh, mang trên mình những vết thương bom đạn. Cây nạng gỗ khua xuống đường sỏi như những con dấu của tội ác chiến tranh đóng lên văn bản cuộc đời. Vết chân tròn làm rách cả trái tim người thương ẩn dụ sau hình ảnh chiếc nón quai nhung, đến con vật gần gũi nhất của nhà nông là con trâu cũng u hoài như chẳng nói. Hình ảnh tàn tật, giằng xé tan nát cõi lòng người đọc, có lẽ là hình ảnh “bàn tay sáu ngón ngắt một bông lúa | Bông lúa thương anh… cong vút lòng đồng”. Hiếm có hiếm có hình ảnh nào đẹp mà đau đến vậy. 

Người lính trở về mang theo những chiếc bi đông không còn dùng đựng nước để uống, thay vào đó là những nắm đất của đồng đội còn sót lại sau một chiến tranh. Ngỡ như mình là người hạnh phúc vì sống nhiều hơn đồng đội. Nhưng hay đâu, “Có những lúc khát lòng, anh lại ngửa cổ, dốc và đau”…

Anh trở về lật lại kí ức nát nhàu
Mẹ chết sau ngày anh đi lính
Cha bị bắt, đứa em gái cũng ngã bệnh
Hàng xóm chặt ngọn cúc tần đắp mả cho người hàng xóm khác ... rồi đi!

Những ký ức dội về trong trái tim người lính nơi cố thổ. Mẹ chết, cha bị bắt, em gái cũng ngã bệnh… Những hàng xóm chết không còn xác, phải chặt cành cúc tần làm giả xương phong mộ cho nhau… Những ký ức điêu tàn, những ký ức thê lương, những ký ức chẳng thà đừng trôi về làm gì nữa...

Anh trở về co nhúm đám lông mi
Vắt giọt nước mắt cuối cùng để khóc cho ngày trở về... ngày anh biết tên mình ko nằm trong danh sách liệt sỹ
Ngày người yêu anh thủ thỉ
Vào tai chồng rằng : anh ấy đã trở về với vô số vết thương

Người lính trở về quắt lòng thấy mình không tên trong danh sách của những người được “Tổ quốc ghi công” [Tổ quốc luôn sẵn giấy để ghi tên cho những người nằm dưới mộ]. Nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau nào. Đồng đội ngày ra đi hồ hỡi tay bắt mặt mừng, đồng đội ngày trở về nhìn nhau qua danh sách… Người ấy năm xưa giờ đã có chồng, đêm ôm chồng thủ thi bên tai về người lính trở về với vô số vết thương… Câu thơ chíu lòng độc giả. Nhà thơ như nhà phân tâm học, xỏ dây thừng vào mũi người đọc dắt đi hết nỗi đau này qua niềm đau khác…

Anh trở về dúi mảnh thân khuyết ngược khuyết xuôi nhìn lũ cá nhảy dưới mương
Chắc lẽ chúng chưa quen cuộc đời ko tiếng súng
Con gà mái đến tuổi dậy thì rặn toét mông mà ko rớt trứng
Mà rớt toàn nỗi buồn cục tác cục ta

Có lẽ, trong cả bài thơ, đây là khổ thơ nên thơ nhất. Nghẹn một nỗi nghẹn rất thơ, nấc một niềm nấc rất thơ, nhói một sự nhói rất thơ. Đến bầy cá dưới mương cũng như đã quen tiếng bom tiếng đạn, nay im ắng bình hoà, chúng cũng ngơ ngác tựa như người lính ghim mắt xuống mương kia. Con gà mái chắc có lẽ quen cảnh vừa đẻ trứng vừa chạy bom chạy đạn, nay thinh im rặn mãi chỉ rặn được nỗi buồn trong cục ta cục tác. Khổ thơ đẹp đến lay lắt, đẹp đến cắt cứa.

Anh trở về... với những kí ức bị vò nát nhàu trong hai chữ "hai ta"
Chiếc nhẫn cưới mẹ dành anh ko kịp đeo cho chị
Tay anh dư một ngón... ngón co quắp, ngón cụt, ngón "lẹo" nên chỉ
Đủ sức đeo giùm chị chiếc nhẫn cầu hôn

Anh trở về với nỗi tủi hờn
Của một người ko được nằm trong danh sách liệt sỹ
Của một người chết cha, chết mẹ, chết em, chết hàng xóm, chết luôn người tri kỉ
Của người... chỉ còn sống mỗi ngón tay thừa, ngón tay lẹo mà thôi

Đọc những câu thơ này, tôi nhớ cha thắt quặn. Cha tôi cũng là một người lính đặc công trở về với những mảnh đạn pháo găm vĩnh viễn nơi thành sọ, với 2/3 bánh chè chân trái gửi nơi dòng kinh Xẻo Rán. Ngón tay mọc nhẫn kinh thề bị đạn CKC bắn xuyên qua báng súng AK lấy gọn… Mấy câu thơ nhức nhói đến bồn chồn. Ngón tay thừa ra do bị lẹo. Những nỗi đau và nỗi buồn đâu đó mọc ra thêm…

Anh trở về rụt cổ im ngồi
Gạt nước mắt vào ống điếu
Hít một hơi thật dài vạch lên sân những điều đời, đất nước, hậu thế còn thiếu
Những điều... anh chẳng đòi lại bao giờ 

Những điều chưa chắc còn lại trong thơ.

Nỗi buồn chiến tranh có trong hang triệu người dân nước Việt. Khép lại đau thương ai chả muốn làm. Nhưng còn đó những sự thật cắt cứa gan lòng, còn đó những “im ngồi” không thưa thốt. Thốt ai nghe?! Thưa ai biết?! Thì đành “Hít một hơi thật dài vạch lên sân những điều đời, đất nước, hậu thế còn thiếu | Những điều... anh chẳng đòi lại bao giờ | Những điều chưa chắc còn lại trong thơ”...

Chu Giang Phong Arts, 28.3.2014
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 21:36 2 nhận xét:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Chân dung

Ngôn ngữ nghệ thuật, mã và phê bình văn học



 Trần Đình Sử


Ngôn ngữ nghệ thuật,
mã và phê bình văn học hôm nay

Quá trình văn học có một quy luật phổ biến như sau : Văn học muốn đi sâu phản ánh hiện thực thì phải đổi thay hệ quy chiếu quan sát và đánh giá, và cùng với hệ quy chiếu ấy, nó đổi thay luôn cả ngôn ngữ  mã nghệ thuật, bởi vì rất giản đơn, nghệ sĩ không thể nói được điều gì mới về cuộc sống nếu không có cái nhìn mới và ngôn ngữ mới. Những sáng tác mới mang mã với cái nhìn mới thường không được nhiều bạn đọc hiểu ngay, vì họ đã quá quen với cách nhìn cũ và mã cũ. Đó chính là lý do chủ yếu làm cho nhiều tác giả và tác phẩm nghệ thuật độc đáo thường không được đánh giá cao hoặc nhất trí ở thời của mình. Chính ở đây có vai trò quan trọng không thể thiếu của phê bình, nghiên cứu văn học, bởi nó giúp cho việc điều tiết mối quan hệ “bên trong” giữa văn học và bạn đọc, nó nhận ra ngôn ngữ nghệ thuật mới, giúp bạn đọc làm quen với nó. Vai trò này càng tỏ ra bức thiết ở những thời, khi các quy phạm nghệ thuật cũ mất địa vị độc tôn và thay vào đó là cá tính sáng tạo độc đáo của nghệ sĩ.

Hiển nhiên, việc điều tiết mối quan hệ “bên ngoài” giữa văn học và chính trị, đạo đức, lịch sử,… cũng rất quan trọng, nhưng không thay thế được mối quan hệ nói trên. Thời gian qua, phê bình văn học([1]) Việt Nam nặng về tham gia điều tiết các mối quan hệ “bên ngoài” trên cơ sở các quy phạm văn học có sẵn, mà nhẹ về phát hiện cái mã riêng mang đậm cá tính của nghệ sĩ. Chính vì vậy một số tác giả, như Xuân Diệu, phải đứng ra tự điều tiết mối quan hệ giữa thơ mình và bạn đọc bằng hàng trăm cuộc bình thơ. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu lúc đầu cũng không được hiểu, bởi phê bình lúc ấy đã quen với ngôn ngữ nghệ thuật quy phạm. Nhờ có sự đổi mới tư duy trong giới phê bình mà sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được hiểu và đánh giá cao. Cùng với đà ấy, Thời xa vắng của Lê Lựu được tiếp nhận một cách dễ dàng. Hiển nhiên là nhận ra một ngôn ngữ nghệ thuật mới, đánh giá đúng về nó là một điều rất khó, bất cứ ai cũng có thể rơi vào tình trạng không hiểu hoặc hiểu lầm.

Cuộc tranh luận về một số tác phẩm của vài tác giả trong thời gian qua cho thấy, một mặt, giới phê bình học thuật đang cố gắng phân tích, đánh giá tiếng nói nghệ thuật mới đang hình thành, mặt khác, thói quen phê bình cũ đang tìm cách áp đặt, quy kết, quy chụp cho tác giả đủ các thứ tội danh : “xuyên tạc lịch sử”, “thiếu cái tâm”, “hạ bệ thần tượng”,… Thực chất vụ “xì căng đan” này là sự lệch kênh giữa sáng tác và người đọc. Nó đang nêu ra vấn đề : cần phải đổi mới phê bình cho ngang tầm với giai đoạn văn học mới.

Để đổi mới phê bình văn học, ở đây ít nhất phải giải quyết hai vấn đề : nghệ thuật và lịch sử, ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ đời thường.

Về vấn đề thứ nhất, có lẽ ai cũng thừa nhận : sự thật lịch sử phải là cơ sở của sự thật nghệ thuật. Nhưng xác định sự thật lịch sử như thế nào ? Sẽ là ngây thơ nếu xem “sử liệu” và “kết luận sử học” của một thời nào đó là sự thật lịch sử. Trước hết và trực tiếp nhất đó mới chỉ là những sự thật của tư tưởng, và chừng nào chưa ý thức được cái hệ quy chiếu tư tưởng đằng sau “sử liệu” và “kết luận khoa học” ấy thì chớ vội nói đến một sự thật lịch sử duy nhất làm khuôn thước cho nhận thức. Huống nữa, văn học có “sự thật lịch sử” của riêng nó. ý này L. Tônxtôi đã nói tới trong truyện Luzern (1857). Nhà văn kể về trường hợp hơn một trăm nhà quyền quý xúm lại nghe một nghệ nhân hát rong biểu diễn trong nửa tiếng đồng hồ, đến khi người hát rong ngửa mũ xin tiền thì họ chẳng những không ai bố thí cho một xu, mà lại còn chế nhạo anh ta nữa. L. Tônxtôi viết “biến cố đó quan trọng hơn, nghiêm chỉnh hơn và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc hơn tất cả các sự kiện đã được ghi chép lại trên các báo và trong các pho sử…” bởi vì “nó liên quan tới một thời đại nhất định trong sự phát triển xã hội. Đó là một sự kiện không phải dành cho lịch sử hoạt động của con người, mà để cho lịch sử của tiến bộ và văn minh”. Điều nhà văn nói liên quan tới sự thật lịch sử của tiến bộ và văn minh, lịch sử của trạng thái nhân cách và tâm hồn con người, một sự thật lịch sử không dễ tìm thấy trong các pho sử chuyên ghi chép về chiến tranh, bang giao, các nhân vật lịch sử, các triều đại, các cuộc cách mạng. Nghệ sĩ buộc phải viện tới sự tưởng tượng, chiêm nghiệm, giả định để lĩnh hội lịch sử, giống như Mạnh Tử đã nói : “Tận tâm, tri tính, tri thiên” (Sống hết lòng mình thì biết được tính và biết được trời). Như vậy quy chiếu của nghệ thuật và sử học đã khác nhau rất nhiều.

Vấn đề thứ hai liên quan tới ngôn ngữ nghệ thuật. Bước vào thế giới nghệ thuật là bước vào thế giới của ngôn ngữ, chứ không phải bước vào hiện thực của khách quan hay miếu thờ lịch sử. ở đây “cốt truyện, tính cách, hoàn cảnh, thể loại, phong cách và các yếu tố khác vẫn chỉ là “ngôn ngữ”, chỉ “tác phẩm mới là một phát ngôn”. Thừa nhận điều này có nghĩa là thừa nhận nghệ thuật, một điều không dễ đối với ý thức “văn sử bất phân” có truyền thống lâu đời. Napoléon và Cutudốp trong Chiến tranh và hoà bình, Pugátsốp trong Người con gái viên đại uý trước hết là ký hiệu. Chính vì đều là ký hiệu cả nên Ngô Thị Vinh Hoa, vua Quang Trung, vua Gia Long trong tác phẩm Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp mới có quan hệ với nhau trong truyện. Không thừa nhận các nhân vật là ngôn ngữ thì người ta sẽ phân tích nhân vật như “kiểm điểm” một con người của thực tế. Chẳng hạn, chê Ngô Thị Vinh Hoa là một nhân vật xây dựng theo lối cổ tích, truyền thuyết đã không cưu mang ai lại còn ác, ai trót “đo vải thừa, trả tiền thiếu” khi về nhà sẽ bị trừng phạt, hoặc nhận dạng cô “giống cô đồng hơn là nhân cách chính trị được chuẩn bị để tham dự vào tiến trình lịch sử Việt Nam”(! ?). Nhưng thiết tưởng đó là cách đọc của “chủ nghĩa hiện thực ngây thơ”. Thật ra, những bịa đặt của nhà văn trong phần giới thiệu nhân vật chỉ nhằm cho thấy hai điểm : một là nhân vật có tài tiên tri rất linh nghiệm, hai là ghét lũ gian tham như kẻ thù, ghét một cách tuyệt đối, dù một cắc bạc cũng không dung tha. Phân tích như trên chính là xã hội học dung tục, là lặp lại cách phân tích căn bệnh “uỷ hoàng” ở nàng Kiều cách đây mấy chục năm ! Xã hội học dung tục suy cho cùng chỉ là một sự lệch kênh trong khi đọc. Trong truyện ngắn Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, điều gây sóng gió nhất là nó đề cập tới anh hùng dân tộc Quang Trung. Nhưng cũng vì thế mà đáng bàn nhất để nhận rõ sự khác biệt giữa sử học và nghệ thuật. Trước hết chuyện không miêu tả Quang Trung từ phía anh hùng dân tộc đại phá quân Thanh, thống nhất đất nước, mà từ phía đời thường của con người, có yêu, có ghét, có lầm lỡ, hối hận,… Không chấp nhận điều này là sự kìm giữ ý thức xã hội trong trình độ tư duy thờ cúng cổ xưa. Những ý kiến lên án tác phẩm là “phạm thượng” đã không giấu giếm một lập trường phong kiến. Thứ hai, là nhân vật chính, Vinh Hoa thể hiện cho tư tưởng “Phẩm tiết” : Không yêu thì không để “thành thân”, dù đối tượng có uy danh như thế nào. Để “thờ hai Vua”, việc gì Vinh Hoa cũng làm : đàn, hát, tiên tri, dự bàn triều chính. Nhưng để không rơi vào địa vị gà vịt cô không cho ai thành thân, vì không yêu ai. Về mặt này nhân vật Quang Trung tỏ ra rất người, rất cao thượng, khác hẳn vua Gia Long. Vinh Hoa chỉ thoát khỏi tay vua Gia Long nhờ một phép mầu. Vậy dựa vào đâu mà nói tác giả “đánh đồng Quang Trung và Nguyễn ánh, muốn nhấn mạnh vua nào cũng muốn làm vua gà vua vịt cả” ?

Trong truyện Phẩm tiết chi tiết ngón tay út dính chàm gây khó hiểu cho nhiều người. Theo tôi, hàm nghĩa của nó rất rõ ràng. Như đã nói trên, nguyên tắc của Vinh Hoa là không yêu thì không thể thành thân. Nhưng cô không đáp ứng nhân vật Quang Trung khi lâm chung là bất nghĩa, mà đáp ứng thì vi phạm nguyên tắc phẩm tiết của mình. Trong thế giới mà nguyên tắc “nam nữ thụ thụ bất thân” được xem là yêu cầu tuyệt đối của trinh tiết, mà Vinh Hoa lại chẳng có quan hệ máu mủ, gia thuộc nào với vua, cô buộc phải chọn ngón tay út là nơi mà diện tích tiếp xúc “thân” nhỏ nhất. Tuy vậy, cô cũng đã vi phạm nguyên tắc tuyệt đối của chính mình, nên để lại vết chàm không rửa được. Ngón tay út và vết chàm chẳng nói gì về Quang Trung, mà chỉ nói về ý thức phẩm tiết của nhân vật nữ. Những người sống có nhân cách, biết xấu hổ, ai mà chẳng thấy có những vết chàm không rửa được trong đời mình ? Chàm chỉ là chất đánh dấu chứ không hề là chất bẩn. Căn cứ vào đâu mà dám kết luận là nhân vật nữ dám khinh ghét vua, không thèm vuốt mắt bằng tay, sợ “mó vào bẩn tay” ! Không một lô gích nào của truyện cho phép hiểu như vậy. Phải chăng dùng ngón tay út như vậy sẽ phạm tội “khi quân” ? Nếu cứ suy diễn loanh quanh mãi như thế thì còn gì là đọc nghệ thuật nữa ! Nhưng câu hỏi ấy cũng chẳng khó trả lời. Nguyên tắc “khi quân” không hoạt động trong tác phẩm này, bởi vì “quân sử thần tử, thần bất tử bất trung”, bản thân việc không cho thành thân là “khi quân” nhất, do đó, nếu thừa nhận nó thì truyện này sẽ không có được. Ngược lại, truyện này có được là nhờ đã bỏ qua nguyên tắc “khi quân” như một điều ước lệ. Các nhân vật của truyện đều tỏ ra “điếc” với nguyên tắc này. Vì thế nên khi vua Quang Trung hỏi nhỏ : “Vận Tây Sơn được mấy đời ?”, Vinh Hoa bảo : “Sao không hỏi được bao nhiêu ngày”. Vinh Hoa không hề sợ khi hỏi lại, mà Quang Trung cũng không hề giận với một câu trả lời “sái” đến như thế. Sau này khi Vinh Hoa nói với vua Gia Long : “Bệ hạ muốn làm vua gà, vua vịt hay sao ?” Gia Long cũng không hề tức giận với câu trả lời xấc xược đến như thế. ở đây “vô kỵ huý” mới là nguyên tắc then máy của truyện. Nó là một ước lệ, cũng như phẩm tiết trên hết cũng là một ước lệ.

Chúng tôi buộc phải dừng lại phân tích một số khía cạnh của ngôn ngữ nghệ thuật của Phẩm tiết cốt để chứng tỏ rằng trong phê bình văn học có vấn đề cách đọc, cách giải mã, không thể tuỳ tiện suy diễn, gán ghép thế nào cũng được. Suy diễn là cách “đọc” bất chấp ngôn ngữ nghệ thuật và các hệ quy chiếu của văn bản. Và muốn đọc có căn cứ thì phải học và nghiên cứu. Vấn đề đọc còn bao gồm một nội dung thứ ba nữa là ý thức tôn trọng người khác, có quyền tồn tại bình đẳng, độc lập như một giá trị Đ. X. Likhachép nhận xét rằng “thời trung đại không hề biết đến ý nghĩ và tư tưởng của người khác” như là một đối tượng khách quan, “ý thức người khác, niềm tin người khác về thực chất bị phủ định và không hề có tình cảm tôn trọng nó”. Có thể nhận thấy trong phê bình văn học Việt Nam hiện nay vẫn còn mang đặc điểm trung đại ấy.

Nền tảng của giai đoạn văn học mới là đối thoại, đòi hỏi xem ý thức khác là một giá trị, không được đánh giá, phán xét tuỳ tiện như đối với đồ vật (Xem : Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépxki). Phải chăng trong phê bình văn học hôm nay đang còn thiếu một tinh thần nhân văn như thế ?

Suy cho cùng mọi luận chiến, tranh cãi, áp đặt trong phê bình văn học đều sẽ chẳng có giá trị gì. Chỉ có thái độ đối thoại có tình, có lý thì mới giúp ta tiếp cận chân lý. Phê bình văn học cần góp phần tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật mới, giúp bạn đọc chiếm lĩnh các sáng tác nghệ thuật mới, hình thành cái nhìn nghệ thuật mới đối với cuộc đời.

Hà Nội, 5 – 1990
(Văn học và thời gian, Sđd)







([1]) Theo nguyên nghĩa Hy Lạp hiểu là phán đoán về tác phẩm, hoặc theo nguyên nghĩa tiếng Hán là phẩm bình về tác phẩm, chứ không nên hiểu một cách “dân gian” là phê phán và bình luận, khen và chê.
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 20:48 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH

TIẾP TỤC VẠCH TRẦN SỰ DỐI TRÁ TRONG CUỐN SÁCH BÊN THẮNG CUỘC CỦA HUY ĐỨC





Khoai@:




Các bài phê phán nhà báo Huy Đức được đăng trên Tạp Chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. Đây là những góc nhìn khác nhau của người đọc về "Bên thắng cuộc". Tre Làng đưa về để rộng đường dư luận.

1.
Kính gửi: Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Để tham gia viết bài nhằm phê phán sách Bên thắng cuộc của Huy Đức, tôi xin gửi đến đồng chí bài viết của tôi. Kính chào trân trọng.

Sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức bắt nguồn từ đâu?
Sau khi đọc sách Bên thắng cuộc của Huy Đức, không ít người băn khoăn tự hỏi: “Vì sao một cậu bé ngay trong lứa tuổi thiếu thời, được sinh ra, lớn lên, được đào tạo dưới chế độ xã hội chủ nghĩa và được sống trong tình cảm yêu thương đùm bọc của đồng bào Nam bộ giàu lòng nghĩa hiệp, nay lại lội ngược dòng để quay lưng lại với chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong triết học Phật giáo, Đức Thích Ca đã lý giải thấu đáo vấn đề này. Người nói: “Nhân nào quả nấy”.


Thật vậy, nguyên nhân sự tha hóa về chính trị và tư tưởng của Huy Đức là hệ quả tất yếu của việc xuống cấp về quan điểm đạo đức và nhân sinh quan cách mạng, nhưng không được chính bản thân mình và cơ quan quản lý cán bộ ở những đơn vị tổ chức cơ sở ngành báo chí thường xuyên đấu tranh để giáo dục và ngăn chặn. Do vậy, giờ đây “lươn đã biến thành chồn”, “cáo đã lột xác thành tinh”. Trong sách Bên thắng cuộc Huy Đức đã hiện nguyên hình là tên “hàng thần lơ láo” đi theo vết xe đổ của Bùi Tín, Dương Thu Hương. Anh ta đã viết: “Từ năm 1950, biên giới phía Bắc được mở cửa với phe xã hội chủ nghĩa và từ đây bỏ ngõ để cho các “nguyên lý cách mạng” của Mao và Xta-lin mặc sức tràn sang”.


Thật là ngốc nghếch về lý luận. Không thể định nghĩa một cách bá xàm bá láp rằng học thuyết Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng “Xta-lin-nít” hay “Mao-ít”. Vả chăng, điều cực kỳ quan trọng là, nếu không có sự du nhập và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào đất nước ta trong những năm 20 của thế kỷ trước (chứ không phải từ năm 1950) để làm động lực nhân lên sức mạnh gấp bội về nhân tố chính trị và tinh thần, thì làm sao quân dân ta có thể giành được chiến thắng lẫy lừng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Chiến dịch HồChí Minh lịch sử trong mùa xuân đại thắng 1975. Nếu không có cái gọi là “mặc sức tràn sang” của kho tàng lý luận chiến tranh nhân dân và nghệ thuật đấu tranh vũ trang của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng nhuần nhuyễn trên chiến trường Việt Nam, thì làm sao đất nước ta có thể đánh bại được hơn 460.000 tên lính Pháp và trên 540.000 quân xâm lược Mỹ. Huy Đức còn khờ khạo quá. Tuy nhiên sự đời là vậy, bởi sau khi nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh tới 17 năm, Huy Đức mới được mở mắt trên cõi đời này.


Là một tên bồi bút đang hăng máu, Huy Đức còn viết nhiều câu bạt mạng để công kích sự lãnh đạo của Đảng ta như: “Ý thức hệ không chỉ tồn tại như một đức tin của những nhà cầm quyền mà còn trở thành công cụ chính trị phục vụ cho quyền lực”. Huy Đức còn lớn tiếng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đã được toàn dân nhất trí ghi trong Hiến pháp. Anh ta viết: “Ý thức hệ không phải là tương lai dân tộc đã được lựa chọn, vì thế Hiến pháp năm 1992 đã không tiếp cận được những mô hình Nhà nước tiến bộ để trở thành nền tảng cho Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyền”. Cái quái thai về tư tưởng của Huy Đức đã được bộc lộ đầy đủ trong câu nói huỵch toẹt này: “Giá như không phải ý thức hệ là nền tảng hình thành chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì người dân tránh được biết bao binh đao xung đột trong nội bộ dân tộc và gia đình”.


Nhiều người không thể nào hiểu nổi vì sao cho đến tận giờ phút này, Huy Đức vẫn còn mê muội tung hô vạn tuế cái thây ma chính trị đã bị thối rữa của Goóc-ba-chốp - tên tội đồ trời không dung, đất không tha của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nhà nước Xô Viết, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong sách Bên thắng cuộc, Huy Đức đã không biết nhục khi hạ bút viết câu này: “Ngày 13-3-1985, ngày Goóc-ba-chốp lên nhậm chức, đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho lịch sử thế giới”. Tệ hại hơn nữa, anh ta còn công khai tán tụng việc “làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa” của Goóc-ba-chốp. Huy Đức viết: “Chính những cải cách mà Goóc-ba-chốp tiến hành vào tháng 2-1986 tại Đại hội 27 của Đảng Cộng sản Liên Xô như gladnost (mở cửa), perestroika (cải tổ)… đã dẫn đến chấm dứt hoàn toàn chiến tranh lạnh và làm sụp đổ căn bản hệ thống xã hội chủ nghĩa trong một nhiệm kỳ của Goóc-ba-chốp”. Rồi anh ta phán rằng, đó là “cuộc cách mạng diễn ra trong cuối thập niên 1980 đã làm thay đổi bộ mặt chính trị thế giới”.

Không dừng lại ở đây, Huy Đức còn tiếp tục leo thang để công kích Đảng ta. Anh ta rêu rao rằng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong những năm tháng ấy chần chừ, “chưa đủ nhạy cảm” để nhanh chóng tiếp cận với tư tưởng Goóc-ba-chốp, nên đã “bỏ lỡ cơ hội” để hòa nhập vào trào lưu “giải phóng Đông Âu”.

Những điều tôi dẫn chứng trên đây, được chép từ trong sách Bên thắng cuộc. Đó chính là bức tranh chân dung tự họa của Huy Đức để trình làng, với câu chú thích nguyền rủa của bạn đọc khắp bốn phương: “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”.

CHÂU AN
Nhà giáo ưu tú
413/113 chung cư Chu Văn An, P. 26, Q. Bình Thạnh, TP.HCM


2.
Kính gởi: Báo Văn Nghệ TP.HCM


Tôi tên Lê Công Uẩn, Trưởng ban Quản lý di tích lịch sử tỉnh Cà Mau. Mấy tuần nay đọc nhiều bài viết của bạn đọc phê phán sự cẩu thả của nhà báo Huy Đức trong việc sử dụng tài liệu để viết sách Bên thắng cuộc, tôi phát hiện thêm một số chỗ sai trong sách của Huy Đức viết về đồng chí Lê Duẩn trong thời gian hoạt động bí mật tại tỉnh Cà Mau năm 1955. Huy Đức viết: “Ở trong đất liền một thời gian, Lê Duẩn chuyển ra Hòn Khoai. Xung quanh ông lúc đó có Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Xô, có thuyền, ghe, có mấy chiếc xe ngựa đảm bảo giao thông từ U Minh Hạ. Ông Phạm Văn Xô, một Ủy viên Trung ương, được người dân quen gọi là “ông Hai xe ngựa”. Viết như vậy, có mấy chỗ sai.

- Cái sai thứ nhứt là: Ở quê hương chúng tôi rừng ngập mặn bao la, sông rạch chằng chịt, người dân đi lại chủ yếu bằng phương tiện đường thủy, làm gì có “mấy chiếc xe ngựa đảm bảo giao thông từ U Minh Hạ” cho đồng chí Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn hoạt động.

- Cái sai thứ hai là: Năm 1955 hoạt động bí mật ở Cà Mau cùng với đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Văn Xô chưa phải Ủy viên Trung ương Đảng mà là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam bộ. Đến 5 năm sau đó, đồng chí mới được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương trong cuộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).

- Cái sai thứ ba là: Tại vùng đất Mũi này, chẳng bao giờ đồng chí Phạm Văn Xô “được người dân quen gọi là “ông Hai xe ngựa”. Bởi, ở đây đâu có xe ngựa và đồng chí Phạm Văn Xô cũng không có liên quan gì đến xe ngựa cả.


Thật ra, đồng chí Phạm Văn Xô được đặt cho cái biệt danh là “anh Hai xe ngựa”, “Chủ tịch xe ngựa”. Nhưng không phải do người dân đặt, mà do các đồng chí trong Xứ ủy đặt tại thành phố Phnôm Pênh (Campuchia) năm 1957, sau khi các cơ quan của Xứ ủy Nam bộ chuyển địa điểm từ thành phố Sài Gòn lên đây hoạt động. Vì sao đồng chí Phạm Văn Xô mang cái biệt danh “Hai xe ngựa” hoặc “Chủ tịch xe ngựa”, đã được đồng chí Võ Văn Kiệt nói rõ trong bài hồi ký: Ấn tượng sâu sắc về đồng chí Phạm Văn Xô… viết trong năm 2006. Vì không thuộc phạm vi của bài này, nên tôi không chép ra đây.

Tôi có điều nhận xét là, nhà báo Huy Đức rất vô trách nhiệm và thiếu sự tôn trọng độc giả trong khi viết sách. Thế mà ông ta quảng cáo ầm ĩ rằng mình đã dành tới hơn 20 năm để sưu tầm tư liệu.

LÊ CÔNG UẨN
Trưởng ban Quản lý di tích lịch sử tỉnh Cà Mau
(22 Trưng Trắc, P.2, TP. Cà Mau)
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 20:22 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: BLOGGER

Tình yêu đích thực




*Ảnh: Nextchurch.com



Tôi tin vào câu chuyện tình trong Titanic, sự nồng cháy và hy sinh cao cả của tình yêu ấy. Điều ấy hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng vì đã trưởng thành hơn một chút, chúng ta biết rằng câu chuyện Titanic trở nên vĩ đại vì nó chỉ kéo dài 3 ngày. Trên mạng cũng từng xuất hiện nhiều bức ảnh chế nói về “hiện thực” cuộc sống của Jack và Rose sau nhiều năm chung sống – giả sử họ còn sống sau tai nạn (nói cách khác, đó là bộ phim “Revolutionary Road” mà họ đóng chung sau này).

Tình yêu trong Titanic vĩ đại mà không vĩ đại. Đó không phải là tình yêu đã được thử thách qua thời gian, với những gian khó, mệt mỏi, bấp bênh của cuộc sống. Cuộc đời đâu chỉ toàn màu hồng. Có lẽ, nếu hai người ấy yêu nhau từ 3 năm về trước, trước khi lên con tàu, câu chuyện sẽ khác hẳn.

Khi mới chập chững bước vào đời, thiếu niên thường mơ mộng về tình yêu. Đối với nhiều người trong số họ, tình yêu là tất cả. Nó đẹp vô ngần, hoàn toàn không có tì vết, tới mức họ sẵn sàng hy sinh vì nó. Có lẽ, trong những vụ tự tử vì tình, thanh thiếu niên chiếm đa số. Họ tự sát không phải vì đã tìm thấy tình yêu đích thực, mà vì họ ngộ nhận về tình yêu đích thực. Một số khác quyết định cùng người yêu bỏ nhà ra đi. Khi nhận ra đời không như là mơ thì tình yêu của họ cũng đã tan vỡ, với đầy sẹo cứa trong tim. Rồi họ quay về nhà trong ê chề, hoặc tiếp tục trôi và bị dòng đời cuốn theo những hướng kinh hoàng nhất.

Tình yêu đích thực không thể chỉ xảy ra trong ba ngày, không thể được nuôi dưỡng trong sự bao bọc của gia đình, cũng không thể nở hoa chỉ bằng cảm xúc. Đó là cả một quá trình cùng nhau vượt qua những sóng gió, gian truân, sẵn sàng thay đổi và sống vì nhau. Đó là một tình yêu thực tế. Nếu không soi tình yêu qua lăng kính của đời sống hàng ngày, người ta sẽ sớm bị vỡ mộng… Tình yêu đích thực nằm ở sau những điều bình thường và vớ vẩn nhất của cuộc đời.

Không phải người mà bạn từng mơ mộng trong tuổi 17, người mà bạn ham muốn nhưng chẳng bao giờ có được… mà chính người vợ, người chồng chia sẻ cuộc sống cơm áo gạo tiền hàng ngày, nhưng vẫn yêu thương bạn, mới chính là tình yêu đích thực của bạn. Để tình yêu ấy bền vững, người ta cần phải cố gắng suốt cả cuộc đời, mà cũng không dễ gì thành công.

Việc yêu một người chỉ đơn thuần qua sự háo hức cảm xúc đã dễ, nhưng sẽ còn dễ hơn nữa nếu người đó và bạn không bao giờ gặp nhau. Yêu một bóng hình dễ hơn yêu một con người, vì bạn chẳng bao giờ phải va chạm với họ. Những bạn trẻ cuồng thần tượng tới mức quên ăn quên ngủ đã vướng vào cái bẫy đó. Đúng là thần tượng cho họ thỏa mãn quyền được yêu, thần tượng gần như không bao giờ làm tổn thương họ, nhưng, thần tượng cũng chẳng thực sự yêu họ theo cách mà một con người yêu một con người. Thần tượng yêu tất cả bọn họ, và hầu như không yêu ai cụ thể, trong số họ.

Những câu chuyện gần đây về việc con trẻ và cha mẹ gây hấn vì thần tượng thực sự đau lòng. Câu chuyện người cha phải bán nội tạng cho con được thỏa mãn niềm đam mê đến nhìn thấy thần tượng một lần, cho thấy một thứ tình yêu bị rượt đuổi. Người cha đem tình yêu của ông rượt theo đứa con, còn đứa con lại đem tình yêu của mình rượt theo thần tượng. Bi kịch xảy ra và người khó xử cuối cùng chính là thần tượng.

Tình yêu với thần tượng của cô gái đẹp hơn tình yêu của cô với cha. Không có sự giao tiếp lâu dài, không phải đối mặt với những cơn khó chịu trong tính cách của nhau, không phải băng qua khác biệt và sự nhàm chán trong đời sống thường nhật để yêu thương nhau hơn tất cả… Một tình yêu không tì vết.

Một tình yêu không tì vết không bao giờ là một tình yêu đích thực. Có thể, nó cũng chẳng phải là tình yêu.



Đèn Phố
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 20:00 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: TẠP VĂN

Quan chức không giàu khác nào "trên trời rơi xuống"?





Với đồng lương như thế, thu nhập như thế giàu sao được. Vậy mà chúng ta lại nhìn một quan chức không giàu có như một cha nào đó từ trên trời rơi xuống?


Hẹn gặp Bí thư Nguyễn Sự của TP. Hội An trong một quán café cóc ven đường. Ông Bí thư phố Hội ăn mặc giản dị, đi xe đạp đến, gọi 3 ly trà đá và rất nhẹ nhõm khi nói về chuyện nghèo của mình giữa sự giàu có của nhiều quan chức khác.

DN tiếp cận lãnh đạo là chuyện thường
Tôi đã rất tò mò về ông, thậm chí là thấy khó tin, khi mọi người kể rằng gia đình ông sống trong một ngôi nhà lợp mái gianh rất bình thường?
Đó là chuyện sáu năm trước đây. Bây giờ gia đình tôi ở trong một ngôi nhà cấp 4. Nhưng tôi thấy điều đó cũng bình thường thôi chứ không có gì khó tin cả.

Nhưng Hội An là một mảnh đất kiếm ra tiền thực sự bằng du lịch. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào đây. Mà chúng ta đều không lạ gì cơ chế bôi trơn đã trở thành một thứ "văn hoá" ở đất nước ta. Lẽ nào các doanh nghiệp đến Hội An đầu tư họ không tìm cách tiếp cận ông?
Ở Hội An, doanh nghiệp cũng tìm cách gặp tôi. Họ tiếp cận tôi khi tôi ngồi uống cafe chẳng hạn. Nhưng không chỉ có doanh nghiệp, ai cũng có thể ngồi uống café cùng tôi, kể cả anh xe ôm.

Tôi có thể không giải quyết được vấn đề của họ ở quán café, nhưng tôi lắng nghe họ, hướng dẫn họ cách giải quyết. Thậm chí có khó khăn gì, doanh nghiệp có thể tìm đến nhà tôi.

Nhưng có một điều rất rõ ràng chúng tôi quy định với doanh nghiệp: Thứ nhất, khi anh đến Hội An đầu tư, có những điều kiện bắt buộc mà chúng tôi đặt ra với anh, anh buộc phải tuân theo: môi trường, mật độ xây dựng, cây xanh, kiến trúc đô thị, hay chuyện anh được kinh doanh cái gì và không kinh doanh cái gì theo luật của Hội An.

Nếu anh chấp nhận những cái đó, anh cứ vô Hội An làm. Nếu vi phạm, anh không thể tiếp tục tồn tại ở Hội An nữa. Chúng tôi không bao giờ dùng quyền lực của mình để làm khó doanh nghiệp. Vì thế, ở Hội An không có văn hoá phong bì giữa doanh nghiệp với các quan chức. Nếu có cũng chỉ rơi rớt vài trường hợp cá biệt.

Có những doanh nghiệp mới đến Hội An, chưa biết cách làm việc của chúng tôi cũng đến gặp tôi và tìm cách đưa phong bì. Tôi rất thẳng thắn với họ: nếu anh đến Hội An mà giữ cách làm việc này thì người đầu tiên không đồng ý cho anh đầu tư vào Hội An là tôi. Chúng tôi không chấp nhận anh. Bất cứ người lãnh đạo, quản lý nào có tự trọng thì sẽ đều làm như vậy, tôi tin thế.

Cũng phải nói thêm rằng doanh nghiệp tiếp cận lãnh đạo là chuyện bình thường. Cơ chế của chúng ta khiến cho nhiều doanh nghiệp muốn được việc hay không là do ông lãnh đạo ở địa phương đó, chứ không phải luật pháp quyết định. Một ông doanh nghiệp muốn xây khách sạn, luật pháp không cấm, nhưng ông ấy cần đất đai, mà ông chính quyền ở đó không kí thì doanh nghiệp chịu. Doanh nghiệp tiến cận quan chức cũng vì muốn được việc cũng là lẽ đương nhiên, chúng ta không có lý do gì trách họ.

Nhưng cách ứng xử của người lãnh đạo là cái cần quan tâm. Khi doanh nghiệp tiếp cận anh, nếu anh hướng dẫn để doanh nghiệp làm đúng luật pháp thì mọi chuyện sẽ rất minh bạch - tốt! Nhưng nếu anh để doanh nghiệp đi cửa sau, cửa trước, làm chuyện dấm dúi này nọ - không tốt!

Ông Nguyễn Sự. Ảnh: Lan Hương
"Ông Sự không vì cái nhà mà... to hơn"

Con người luôn có ham muốn: ham muốn về vật chất, về dục vọng. Là quan chức, xung quanh luôn có rất nhiều sự cám dỗ, ông kiểm soát sự ham muốn của mình thế nào?
Tôi luôn tâm niệm hai chữ "tri túc" - biết thế nào là đủ. Cái này tôi không học từ đâu cả, mà học từ chính gia đình mình. Nhà tôi nghèo, mẹ tôi mù chữ. Nhưng bà làm lụng vất vả, cố gắng cho tôi đi học, chỉ mong tôi nuôi được thân mình, chứ không phải mơ tôi làm quan chức này nọ. Cha tôi cũng có chữ nghĩa, học hành, cũng chỉ là người lao động.

Tôi thường ngẫm nghĩ khi tôi nghèo khổ, tôi ở nhà tranh, tôi không thấy mình hèn. Đến hôm nay, đồng lương cải thiện, biết tiết kiệm, tôi đã xây được cái nhà cấp 4, tôi cũng không thấy mình sang hơn. Bản thân ông Sự cũng không vì cái nhà mà trở nên to hơn. Ngay cả lúc dù cuộc sống đụng đâu thiếu đó, tôi cũng vẫn thấy mình đủ. Đó là tri túc.

Tôi nghĩ "quan không thanh liêm" mới là sự bất thường, vậy mà giờ đây chúng ta dùng từ "quan thanh liêm" để nói về một sự bất thường.

Cha mẹ tôi lúc còn sống không dễ để có một bộ đồ mới, một miếng ăn ngon, nhưng đến lúc tôi có điều kiện làm được điều đó, thì cha mẹ tôi đã nằm xuống. Tôi cứ nghĩ mãi vậy thì chuyện nhiều tiền hay không có quan trọng nữa không? Mẹ tôi không biết chữ, nhưng không có nghĩa bà để cho con cái hư hỏng. Cũng không phải vì chúng tôi nghèo mà hèn. Không ai tự hào mình nghèo. Nhưng chúng tôi biết thế nào là đủ. Và tôi luôn đặt chữ Tri Túc trước mặt để răn mình.

Ai thấy tiền cũng ham, nhưng nếu anh từ chối được một lần thì sẽ từ chối được những lần sau. Nếu anh đã lỡ nhận lần đầu tiên, thì những lần sau anh sẽ vi phạm. Mọi thứ đều do mình cả.

Lẽ nào trong suốt mấy chục năm qua, không có lúc nào đó ông cảm thấy mình đứng ở ranh giới lựa chọn giữa việc làm một "ông quan thanh liêm" và những cơ hội khác về vật chất?
Tôi không thích cái từ "quan thanh liêm". Bởi tôi nghĩ Đảng đặt mình vào vị trí đó, dân đặt mình vào vị trí đó đâu phải để mình không thanh liêm, đâu phải để mình không đàng hoàng, ngay thẳng?

Tôi nghĩ "quan không thanh liêm" mới là sự bất thường, vậy mà giờ đây chúng ta dùng từ "quan thanh liêm" để nói về một sự bất thường.

Khi nói bản thân một quan chức không giàu có, nhiều người sẽ không tin, coi đó là chuyện bất thường. Nhưng thực tế chuyện không giàu có là bình thường vì với đồng lương như thế, thu nhập như thế giàu sao được. Vậy mà chúng ta lại nhìn một quan chức không giàu có như một thằng cha trên trời rơi xuống?
Phố cổ Hội An. Ảnh: Chudu


Sự ngay ngắn đáng lẽ là điều bình thường giờ lại trở thành cái không bình thường trong con mắt chúng ta. Đó chính là sự "bất thường" trong tư duy của chúng ta hôm nay, kể cả báo chí cũng mắc lỗi đó.

Nếu có ai hỏi tại sao ông làm quan mà lại ở cái nhà như thế này? Tôi chắc sẽ hỏi lại tại sao ông làm quan chức mà lại ở cái nhà to như thế kia?
Tôi chống lại sự cám dỗ một cách đơn giản: tôi nhớ một điều rằng cái gì không phải của tôi thì tôi không xài. Người ta đưa cho tôi cái phong bì dày hay mỏng không quan trọng, nhưng tôi biết số tiền trong cái phong bì đó không phải của tôi.

Trong khi gia đình ông sống trong một ngôi nhà cấp 4, thì nhiều quan chức khác có xe hơi, có biệt thự; vợ con họ đi du lịch nước trong nước ngoài, du học này nọ.... Vậy vợ ông có bao giờ chạnh lòng về việc mình cũng có một ông chồng quan chức mà cuộc sống lại chỉ như đơn giản như lâu nay không?
Vợ tôi sinh ra trong một gia đình khá cơ cực. Cái cơ cực bây giờ so với cái cơ cực những năm tháng đó chẳng là gì. Cũng có thể vì vợ tôi hiểu chồng nên không bao giờ đòi hỏi, trách móc chồng về chuyện đó. Đó cũng là niềm vui, là may mắn của tôi.

Có thể vợ tôi cũng có suy nghĩ, cũng có mơ ước, nhưng vợ tôi ủng hộ và có chung quan điểm với tôi: cái gì không phải của mình đừng có xài.

Nhận tiền của người ta như nhận lấy món nợ vào đời mình. Tôi nghĩ, món nợ ân tình thì đời mình trả không xong, đời con mình sẽ trả. Nhưng món nợ vật chất, trả bao nhiêu cũng sẽ mãi mang tiếng. Mà không có cái đó chúng tôi đâu có chết.

Tôi chống lại sự cám dỗ một cách đơn giản: tôi nhớ một điều rằng cái gì không phải của tôi thì tôi không xài. Người ta đưa cho tôi cái phong bì dày hay mỏng không quan trọng, nhưng tôi biết số tiền trong cái phong bì đó không phải của tôi.

Không có biệt thự, không có ô tô, không đi nước ngoài, chúng tôi vẫn sống bình thường. Dĩ nhiên nghèo đến mức ra đường mà không có đồng bạc trong túi uống café, hay không có tiền sửa xe thì không được. Nhưng đồng lương của tôi đủ để tôi không nghèo đến mức đó. Như ở Hội An này chẳng hạn, tôi chỉ cần vài ba trăm trong túi là yên tâm.

Xin tò mò một chút là trong ví ông thường có bao nhiêu tiền?
Đôi khi có vài ba triệu, đôi khi chẳng có đồng xu nào cả. Nhưng nói thật là tôi không bận tâm điều đó. Khi tôi cần mua gì đó, lục ví ra không còn đủ tiền thì tôi không mua.

Nhưng ông không sợ người dân Hội An nhìn thấy, họ cười vì "ô.. ông bí thư mà lại không có đủ tiền mua một món đồ hay sao"?
Tôi không ngại, vì tôi chưa có, thì để lúc có tôi sẽ mua. Người dân thậm chí bảo tôi chưa đủ tiền thì cứ lấy, bao giờ có thì trả. Đó là chuyện bình thường thôi, sao phải ngại?


"Tôi tin cuộc đời không cho không ai cái gì cả. Chuyện Nhân - Quả cha ông ta đã dạy. Các cụ dạy "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", nhưng giờ tôi nghĩ, gieo nhân nào sẽ gặt ngay quả đó, đời cha ăn mặn chưa kịp bỏ đũa có thể đã khát nước rồi", ông Nguyễn Sự tiếp tục chia sẻ.



Nhân nào, quả đó
Có vẻ ông rất tâm đắc với chuyện “tri túc” của người làm quan. Nhưng có bao giờ ông so sánh thế này không: ông là một ông bí thư đương chức ở Hội An, ông có khả năng kiếm được rất nhiều tiền nếu chịu đi đêm với doanh nghiệp đến làm ăn ở đây, nhưng ông lại lựa chọn cho mình cuộc sống trong một ngôi nhà cấp 4, đi xe đạp đi làm, ăn mặc xuề xoà, uống café vỉa hè và trong túi chỉ có vài trăm bạc. Vậy khi đọc báo, thấy những quan chức có biệt thự nọ, xe hơi kia, có đất đai bạt ngàn, ông có thấy tủi thân hay giận dữ không?
Tôi không giàu có, nhưng nhìn người khác giàu có, tôi sẽ nghĩ họ giàu có từ đâu? Nếu họ giàu có là do ông cha để lại, do gia đình họ giỏi kinh doanh, thu vén, làm giàu chính đáng thì tôi không bàn. Việc làm giàu bằng trí tuệ thì tôi khâm phục.

Nhưng việc làm giàu không phải do sức mình, ô tô nhà lầu không phải do trí tuệ của anh mà do anh lợi dụng chức quyền của mình, thì đó là điều đáng giận dữ. Thứ nhất, dân nhìn vào quan chức như thế sẽ nghĩ quan chức ai cũng vậy. Đó là nỗi buồn của người làm quan chức. Thứ hai, quan trọng hơn là dân sẽ mất lòng tin, mà khi dân không tin, thì nói dân không nghe. Hình ảnh người cán bộ trong dân không còn trong sáng, dân sẽ không còn tin chính quyền nữa.

Chuyện tủi thân thì không. Tôi tin cuộc đời không cho không ai cái gì cả. Chuyện Nhân – Quả cha ông ta đã dạy. Các cụ dạy “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, nhưng giờ tôi nghĩ, gieo nhân nào sẽ gặt ngay quả đó, đời cha ăn mặn chưa kịp bỏ đũa có thể đã khát nước rồi.

Tôi tin tiền bạc là thứ dễ kiếm nếu mất đi. Nhưng danh dự, nhân phẩm thì không. Nếu tôi không làm quan chức một cách ngay ngắn, con cháu tôi sau này sẽ phải chịu tiếng xấu cả đời. Tôi muốn để lại cho con mình lòng tự hào, chứ không phải tiếng xấu để đời đó. Mà trong đời mình tôi sợ nhất là con mình khinh mình. Đó là bi kịch.

Những đứa con là người biết rõ hơn ai hết cha nó là người ngay ngắn hay không. Tôi dạy con mình sống đàng hoàng, không uống rượu, không đánh bạc, thì tôi phải là tấm gương đã. Nếu để con tôi về nói với tôi: bố ơi, bố dạy con như thế nhưng bố vẫn nhận tiền thiên hạ thì bố dạy con cái gì?

Phố cổ Hội An. Ảnh: Chudu



Toàn lời khen chưa chắc đáng mừng

Trước khi đến gặp ông, tôi đã ở Hội An vài ngày và có thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ về ông trong mắt người dân Hội An. Cũng có nhiều ý kiến lắm: có người nói ông là người có trách nhiệm với Hội An; có người nói ông Bí thư Hội An tốt chứ chưa phải là có tài, đáng lẽ Hội An phải giàu hơn mới phải; có người chê ông dân dã quá. Họ muốn ông phải ăn mặc chỉn chu hơn, phải comple cà-vạt; có người khen ông là một ông quan thanh liêm – dù ông không thích từ này. Nhưng cũng có người nói họ không tin ông nghèo?

Nếu người dân khen tôi 70% hay khen 100%, đó chưa chắc đã phải là đáng mừng, mà có khi lại là nỗi lo. Vì họ không biết hết về mình. Và họ cũng kỳ vọng về mình nhiều quá, như vậy có thể tôi sẽ dễ làm họ thất vọng hơn.

Nếu dân chê tôi, tôi sẽ điều chỉnh, nhưng tôi cũng biết tỉnh táo giữa những lời chê bai đó. Khen chê là câu chuyện đầy cảm tính. Tôi cho đó là chuyện bình thường. Dân có thể nghi tôi “giả chết”, vì các ông cán bộ khác giàu, chẳng có lý do gì ông Sự không giàu. Nhiều bạn bè ở Sài Gòn về Hội An đến nhà chơi cũng không tin tôi nghèo.

Nhưng tôi cứ sống là mình. Tôi tin thời gian sẽ là câu trả lời rõ nhất. Có điều sẽ không ai dám nói là ông Sự tham ô, vì chắc chắn tôi không làm thế để có điều tiếng đến họ.


Và ông có dám thách thức ai đó tìm kiếm bằng chứng, nếu họ nghi ngờ ông có của chìm, của nổi?

Làm điều đó để làm gì? Tôi cho là người dân có quyền thắc mắc. Nếu tôi là dân tôi cũng có quyền thắc mắc về cuộc sống của ông quan chức nơi tôi sống. Những gì dân đặt dấu hỏi về mình là động lực để tôi sống và làm việc, sao cho để những dấu hỏi đó không còn tồn tại nữa.

Ông có nói cơ chế minh bạch của chúng ta chưa đến nơi đến chốn. Ông có ủng hộ việc công khai tài sản của quan chức với dân?

Tôi ủng hộ công khai, nhưng công khai không chưa đủ, phải cả minh bạch nữa.

Ông Sự công khai 5 lô đất. Nhưng tiền nào để mua 5 lô đất đó, đó chính là cái thực sự phải công khai, minh bạch. Hiện nay chúng ta mới chỉ dừng lại ở kê khai. Chúng ta chưa xác minh được tài sản đó từ đâu ra, làm chưa tới…

Không có một cơ chế kiểm soát rõ ràng về vấn đề quyền lực, về minh bạch về tài sản thì sẽ tiếp tục còn tham nhũng. Còn cơ chế xin – cho thì cũng sẽ còn tham nhũng. Quyền lực và tiền bạc là thứ dễ khiến cho con người tha hoá hơn cả nếu chúng ta không có cách kiểm soát hiệu quả.

Nếu nói về tài sản của mình, ông có thể khẳng định gì?
Tôi ngẩng cao đầu nói rằng tôi không lợi dụng vị trí này, chức vụ nọ để thu lợi cá nhân. Tôi là lãnh đạo của Hội An, nhưng không hề có một milimet đất của thành phố. Đất đai tôi có là do cha mẹ để lại. Con cái tôi lấy vợ, làm nhà, cũng đều trên mảnh đất do ông bà để lại.

Ở Hội An có thể cấp đất cho người nghèo, cho gia đình chính sách, còn cán bộ muốn có nhà thì phải đi mua. Tôi cũng tự hào là dù không dám khẳng định 100%, nhưng ở Hội An, chuyện quan chức gây khó cho doanh nghiệp, cho người dân, chuyện tham ô, tham nhũng là rất hiếm.

Có khi nào ông đắn đo: mình chấp nhận du di một chút thôi, thì cuộc sống vật chất sẽ thoải mái hơn?
Quan niệm giàu nghèo của tôi khá đơn giản: tôi giàu bạn bè, giàu ân nghĩa. Tôi giàu vì khi ra đường gặp dân, họ mỉm cười với tôi, đó là giàu có. Ai đó có thể ghét mình, có thể chưa trọng mình về kiến thức, trình độ, nhưng không khinh mình – đó là giàu.

Ở vị trí của mình, ông tâm niệm điều gì?

Tri bỉ – tri chỉ – tri túc. Biết mình là ai – biết giới hạn đến đâu là vừa – biết thế nào là đủ.

Và ông hạnh phúc….

Tôi trở về nhà mỗi ngày, biết rằng mọi quyết định mình đưa ra đều vì nghĩ đến lợi ích cho người dân Hội An; và biết rằng mình vẫn giữ được sự tôn kính trong lòng con cái.

————


http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168982/su–giau-co–cua-bi-thu-hoi-an.html

Lan Hương(thực hiện)
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 19:57 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Tham nhũng

Chỉ có những thằng " chấy thức " mới biết " Lý do dân trí Việt Nam còn chưa biết chào?!"



Ngạn ngữ Việt Nam có câu : " Lời chào cao hơn mâm cỗ " cho thấy người Việt rất coi trọng lời chào hỏi. Nhắc đến "mâm cỗ" là nhắc đến sự cao sang, quí giá vì chỉ khi có sự kiện trọng đại người Việt mới làm mâm cỗ ( đãi khách quý, cúng gia tiên, mừng hỉ sự...). Mâm cỗ đã cao sang, quý giá lời chào lại càng cao sang, quý giá hơn. Chính sự sự cao sang, quý giá ấy mà lời chào hỏi của người Việt hết sức phong phú, đa dạng ứng với từng hoàn cảnh, từng đối tượng nhưng đều quan trọng nhất chính là cái " lễ " được thể hiện ngay trong cách chào hỏi ( đi đôi với lời chào là cử chỉ : chấp tay, khoanh tay,xá,bắt tay, nở nụ cười thân thiện...).Do vậy, một câu chào hỏi của người Việt phải đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Người nhỏ tưổi phải chào người lớn trước và người lớn đáp lại, cả hai đều trang trọng, với cởi mở và thân thiện

" Cháu ( con, em) chào Bác ạ"_ " Cô chào cháu", " Chào cháu ". Tiếp theo đó là sự thăm hỏi nhau, tùy theo hoàn cảnh và đối tượng ( mức độ quen biết và thân thiết).

Mâm cỗ có đầy, có sang trọng mới thể hiện được sự no đủ và hiếu khách của chủ nhà. Lời chào có nồng nhiệt, thân thiện mới chứng tỏ phẩm chất một ngưới có phép tắc, lễ nghĩa với một nền giáo dục tốt, và đậm chất văn hóa của dân tộc. Mâm cỗ là sự no đủ về vật chất, lời chào thể hiện cho sự thân thiện giữa người với người. Lời chào là “phương tiện” tình cảm mang hơi thở của xã hội.

Ngày xưa, đầu làng hay đầu xóm cũng hay dựng cổng chào trên đường đi để chào mừng một nhân vật hoặc một ngày lễ lớn. Đây là một công trình, cái cổng cao và lớn, gọi là cổng Chào. Đến nay truyền thống này vẫn được giữ gìn.

Ca dao Việt nam còn có câu :

" Đến đây trước lạ sau quen
Chào nhau một tiếng thì nên bạn bè"


Và cái chuyện chào hỏi như thế của người Việt vẫn diễn ra mỗi giờ, mỗi ngày chỉ có những thằng " mù" nhà nghiên cứu " tự phong" Nguyễn Hoàng Đức mới dám hùng hồn phán " Việt Nam còn chưa biết chào?" 

Lý do dân trí Việt Nam còn chưa biết chào?!
http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/04/07/ly-do-dan-tri-viet-nam-con-chua-biet-chao/

"Tại sao dân Việt chưa có lời chào chính thức, nói chính xác hơn, những lời chào được truyền thống hóa để thành kinh điển?"

Xem ra cái nhà nghiên cứu này không hiểu cái quái gì về cái "lễ chào hỏi " của người Việt mà chỉ muốn người Việt gặp nhau chỉ cần " Hello" như thằng Mẽo, hoặc " Ăn cơm chưa?" như thằng Tàu.
Thật không ngửi nổi luận điệu của mấy thằng mất gốc " chấy thức"
Có lẽ không cần phải nói nhiều vì cái "Lễ chào hỏi" của người Việt đến mấy đứa con nít cũng hiểu, cũng biết.

" Chính thức, truyền thống hóa để thành kinh điển" cái mả mẹ nó thì có!
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 07:00 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Báo chí
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • Bài 2 : MAI TRONG THI CA
    Nhat chi mai 1./ Thi ca trung quốc Từ ngàn năm trước, hoa mai đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Hoa mai được nhắc ...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU TẬP ĐOÀN "LỪA ĐẢO " TRẦN ANH LONG AN.
    A.ĐÔI ĐIỀU VỀ CÔNG TY HỒNG ĐẠT VÀ TRẦN ANH LONG AN 1/ Công ty Hồng Đạt Công ty Hồng Đạt Long An chỉ là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động c...
  • (không có tiêu đề)
     **Thực hư nghề làm báo: Sự thật và những thách thức** **Sự thật không có đúng sai, chỉ có người sử dụng đúng hay sai!** Bài báo này sẽ mở đ...
  • Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?
    Phong kiến vốn là gọi tắt lại của “phong tước kiến địa” (ban tước hiệu và đất đai). Chữ này bắt nguồn từ chế độ ban đất Trung Quốc thời Chu ...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Bảng chữ cái hình người Nude (18+)
    Bảng chữ cái hình người Nude (18+) Baron Trịnh A B C D E F G H I J K ...
  • NGÔN NGỮ CỜ VÀNG
    Xichloviet Các anh cờ vàng luôn lải nhải rằng CSVN là tay sai Tàu cộng, luồn cúi bọn Tàu để giữ đảng , ai cũng thấy rằng đó chỉ là những ...
  • Điệp viên giỏi nhất của CIA ở VN
    Quân đội Mỹ sử dụng nhiều tình báo trong cuộc chiến Việt Nam Tiếp theo phần một loạt bài về các điệp viên ít được biế...
  • Đi tìm di sản Đà Lạt - Kỳ 3: Bản sắc không gian “kiểu Đà Lạt”
    Có hai mảng chính kiến tạo nên diện mạo di sản kiến trúc Đà Lạt: mảng công trình thời thuộc địa (xây dựng từ 1916(1) đến giữa thập niên 194...

NHÓM

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Danh sách Blog của Tôi

Nhãn

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Lưu trữ Blog

  • tháng 12 2012 (114)
  • tháng 1 2013 (4)
  • tháng 3 2013 (6)
  • tháng 4 2013 (27)
  • tháng 5 2013 (54)
  • tháng 6 2013 (61)
  • tháng 7 2013 (55)
  • tháng 8 2013 (40)
  • tháng 9 2013 (145)
  • tháng 10 2013 (271)
  • tháng 11 2013 (123)
  • tháng 12 2013 (130)
  • tháng 1 2014 (11)
  • tháng 2 2014 (34)
  • tháng 3 2014 (109)
  • tháng 4 2014 (135)
  • tháng 5 2014 (107)
  • tháng 7 2014 (73)
  • tháng 8 2014 (55)
  • tháng 9 2014 (43)
  • tháng 10 2014 (79)
  • tháng 11 2014 (113)
  • tháng 12 2014 (112)
  • tháng 1 2015 (53)
  • tháng 2 2015 (35)
  • tháng 3 2015 (85)
  • tháng 4 2015 (102)
  • tháng 5 2015 (97)
  • tháng 6 2015 (113)
  • tháng 7 2015 (157)
  • tháng 8 2015 (193)
  • tháng 9 2015 (4)
  • tháng 10 2015 (29)
  • tháng 11 2015 (67)
  • tháng 12 2015 (120)
  • tháng 1 2016 (20)
  • tháng 2 2016 (25)
  • tháng 3 2016 (45)
  • tháng 4 2016 (70)
  • tháng 5 2016 (94)
  • tháng 6 2016 (130)
  • tháng 7 2016 (78)
  • tháng 8 2016 (140)
  • tháng 9 2016 (119)
  • tháng 10 2016 (102)
  • tháng 11 2016 (54)
  • tháng 12 2016 (34)
  • tháng 1 2017 (8)
  • tháng 2 2017 (8)
  • tháng 3 2017 (26)
  • tháng 4 2017 (8)
  • tháng 5 2017 (20)
  • tháng 6 2017 (27)
  • tháng 7 2017 (33)
  • tháng 8 2017 (20)
  • tháng 9 2017 (16)
  • tháng 10 2017 (28)
  • tháng 11 2017 (25)
  • tháng 12 2017 (17)
  • tháng 1 2018 (20)
  • tháng 2 2018 (10)
  • tháng 3 2018 (15)
  • tháng 4 2018 (7)
  • tháng 5 2018 (12)
  • tháng 6 2018 (14)
  • tháng 7 2018 (11)
  • tháng 8 2018 (4)
  • tháng 9 2018 (23)
  • tháng 10 2018 (4)
  • tháng 11 2018 (7)
  • tháng 12 2018 (1)
  • tháng 1 2019 (1)
  • tháng 2 2019 (3)
  • tháng 3 2019 (4)
  • tháng 4 2019 (1)
  • tháng 5 2019 (1)
  • tháng 6 2019 (5)
  • tháng 7 2019 (2)
  • tháng 9 2019 (1)
  • tháng 11 2019 (1)
  • tháng 1 2020 (4)
  • tháng 2 2020 (3)
  • tháng 3 2020 (4)
  • tháng 4 2020 (1)
  • tháng 5 2020 (2)
  • tháng 7 2020 (2)
  • tháng 8 2020 (2)
  • tháng 9 2020 (6)
  • tháng 10 2020 (6)
  • tháng 11 2020 (3)
  • tháng 1 2021 (3)
  • tháng 2 2021 (1)
  • tháng 4 2021 (1)
  • tháng 5 2021 (4)
  • tháng 6 2021 (2)
  • tháng 7 2021 (1)
  • tháng 8 2021 (4)
  • tháng 9 2021 (2)
  • tháng 10 2021 (1)
  • tháng 11 2021 (1)
  • tháng 2 2022 (1)
  • tháng 3 2022 (2)
  • tháng 4 2022 (1)
  • tháng 7 2022 (4)
  • tháng 8 2022 (2)
  • tháng 10 2022 (4)
  • tháng 11 2022 (2)
  • tháng 12 2022 (3)
  • tháng 1 2023 (4)
  • tháng 3 2023 (3)
  • tháng 5 2023 (1)
  • tháng 8 2023 (3)
  • tháng 9 2023 (2)
  • tháng 10 2023 (3)
  • tháng 11 2023 (7)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 7 2024 (1)
  • tháng 10 2024 (2)

Tổng số lượt xem trang

Giới thiệu về tôi

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • CHUYỆN " QUÝ BÀ" MUA DÂM- PHẦN 1
    Trước đây tôi đã nghe rất nhiều chuyện lạ ở VN: nào là chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem”, nào là "Hội những máy bay bà già thích thị...
  • Cách chăm sóc cây bông trang nở hoa tuyệt đẹp
    Bông trang trong trang trí và nghệ thuật Bonsai Mọc thành từng bụi to và cao hơn hai mét. Bông trang lá to nhiều màu hơn như màu hồng, cam, ...
  • Phọt phẹt và "bựa"
    *  Phọt phẹt Người mẹ cứ "vạch vú" ra bắt con bú, thằng con không chịu cứ khóc. Ông nội ngồi bên dỗ cháu: "Bú ngoan đi cháu...
  • “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”
    Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Sự Thật Về Đại Học Fulbright
    TS Nguyễn Kiều Dung Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nh...
  • (không có tiêu đề)
    1 - NHƯ NHỮNG DẤU YÊU 2- TA GỌI TÊN EM “DỊU DÀNG NGỰC BỰ 3- MÁNG CŨ  4-NỤ TÌNH E ẤP SƯƠNG MAI  5- THƯƠNG  6-NGƯỜI ĐÀN BÀ NGÂY THƠ 7- EM HỌC...
Chủ đề Đơn giản. Hình ảnh chủ đề của luoman. Được tạo bởi Blogger.