MỘT ĐỜI THỰC - HƯ

" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Cãi nhau không phải để tìm ra chân lý




*Featured Image: Denis2



Tự nhận mình là một trong những huấn luyện viên tranh biện ít ỏi tại Việt Nam, tôi luôn phải đối mặt với những khó khăn trong việc có một cách hiểu tốt hơn về bộ môn này. Định nghĩa, dù tốt đến mấy cũng chỉ là một cách diễn đạt được đưa ra bởi con người, vốn chẳng bao giờ là luôn đúng. Sau thời gian dài suy ngẫm, tôi muốn chia sẻ một chút với các bạn một vài suy nghĩ và kiến giải của tôi về tranh biện.

Tranh biện là gì?

Tranh biện vốn không phải là một hoạt động xa lạ đối với mỗi người chúng ta. Khi ai đó nói rằng cô Hoàng Thùy Linh chỉ là một cô gái đáng thương, không may mắn còn những người khác không cho là như vậy, đó là tranh biện. Khi ai đó nói K-pop chẳng có gì hay ngoài mấy tên ẻo lả và một lũ fan cuồng để rồi đối mặt với hàng loạt phản kích, đó là tranh biện. Hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất, tranh biện diễn ra khi có một điều gì đó nhận được sự ủng hộ của một bộ phận, còn bộ phận kia thì không. Họ nói ra quan điểm của mình, phản bác quan điểm của đối phương, ấy là tranh biện.

Những niềm tin thường gặp về mục đích của tranh biện

Trong một cuộc tranh biện giữa hai phe, chẳng bao giờ có kẻ thắng hay người thua nếu không có sự xuất hiện của một thế lực thứ 3: Trọng tài. Bạn không thể dùng tranh biện để chứng minh một điều là đúng, điều đó giống như chứng minh vật nặng rơi nhanh còn vật nhẹ rơi chậm vậy, nếu không làm thì nghiệm, mọi lý thuyết đều chỉ là lý thuyết. Theo tôi thì đây là một sự hiểu nhầm nghiêm trọng của mọi người về tranh biện. Không một tòa án nào có thể đưa ra phán quyết mà chỉ dựa trên các lập luận, suy đoán và giả thiết. Không có nhân chứng và bằng chứng, sẽ chẳng thể kết luận được điều gì. Và kể cả khi có bằng chứng hay nhân chứng, phán quyết được đưa ra không phải bởi công tố viên hay luật sư bào chữa, phán quyết ấy phụ thuộc vào ý thức công lý (sense of justice) của quan tòa – một con người.

Thuyết phục đối phương không phải là mục đích chính của một cuộc tranh biện, dù rằng đôi khi mục đích này cũng được thực hiện. Nếu bạn có thể dùng một cuốn băng ghi hình để chứng minh cô Hoàng Thùy Linh là một cô gái xấu xa, bạn đã chẳng cần dùng đến các lập luận, khi đó không còn gọi là tranh biện nữa. Khó có thể dùng tranh biện để cô Huyền Chip đồng ý rằng cô ấy là một kẻ dối trá, hay Ngọc Trinh thừa nhận rằng cô ấy chỉ là một người hám tiền và ích kỷ.

Bất cứ ai cũng có niềm tin của mình, và đúng hay sai phụ thuộc vào niềm tin ấy. Người ta không cần dùng tới tranh biện trong những điều mà ai cũng tin là nó đúng ví như trái đất tròn và quay quanh mặt trời. Người ta dùng tranh biện trong những trường hợp mà ủng hộ hay phản đối rốt cục cũng chỉ là vấn đề niềm tin hay quan điểm. Thế nên, trong mọi cuộc thi đấu tranh biện chính thức, người thắng hay kẻ thua phụ thuộc vào sự phán quyết của trọng tài – một người trung lập, chứ không phải khi có một bên dừng lại và nhận thua.

Vậy mục đích của tranh biện là gì?

Karl Popper coi tranh biện là một công cụ để ta hướng tới chân lý. Kết quả của bất cứ cuộc tranh biện nào đều không phải chân lý, nhưng quá trình phủ nhận lẫn nhau của các quan điểm đối lập cho phép chúng ta tiến gần hơn tới chân lý, bằng việc phủ nhận dần những thứ không chính xác, ta tiến gần hơn tới thứ mà chúng ta mong muốn.

Tôi là người theo thuyết bất khả tri, tin vào khả năng hữu hạn của con người. Cho dù chúng ta có là con của Chúa, chúng ta cũng vẫn không phải là Chúa. Thế nên, tôi không theo đuổi chân lý tối thượng – điều luôn đúng. Đối với tôi thì tranh biện là một công cụ hỗ trợ ra quyết định.

Có nên thay đổi chim Vàng Anh thành Hoàng Anh trong truyện Tấm Cám?
Có nên đập cầu Long Biên đi và xây một cây cầu mới?
Có nên tăng giá điện?

Đó là những lựa chọn mà tranh biện có thể giúp chúng ta đưa ra được một quyết định. Những quyết định vốn không có đúng sai, hoặc cho dù có thì cũng khó mà có ai chắc chắn được tính đúng sai của mỗi quyết định đó. Dù thế nào đi nữa, việc đưa ra một quyết định là tất yếu, và cho dù dự báo thời tiết có thể chẳng chính xác, mang theo áo mưa như dự báo cũng vẫn tốt hơn là ra đường với sự cầu nguyện trời sẽ nắng.

Khẩu phục, tâm không phục

Con người không phải lúc nào cũng hành động một cách có lý trí, và suy nghĩ bằng lý tính. Bất cứ người mẹ chồng cay nghiệt nào cũng từng là một cô con dâu, bất cứ một ông bố bạo hành với con cái cũng đã từng là một đứa con, sự thật đó lại chẳng hề khiến vòng lặp của những hành vi đó chấm dứt. Thế nên, trong các cuộc thi đấu tranh biện, thắng thua lúc nào cũng là do trọng tài. Trong các giải đấu tranh biện, chẳng hiếm trường hợp các đội thua đều không phục với kết quả của trọng tài, trong thực tế, lại càng không thể trông đợi một người cam tâm chấp nhận khuất phục trước các lập luận của bạn. Cũng như chính tôi biết một cô gái xăm toàn thân hay hút thuốc lá thường xuyên không thể nói lên nhân cách của cô ấy là tồi tệ thì vẫn chẳng lập luận nào có thể thuyết phục tôi lấy một cô gái như vậy.

Đối với tôi, tranh biện thường không có giá trị cao khi chỉ có hai bên đối lập. Giống như hai kẻ tử thù gặp nhau, hoặc phân thắng thua, hoặc cá chết lưới rách chứ chẳng bao giờ có chuyện một bên cúi đầu nhận sai. Thậm chí, người ta càng dễ bị đẩy về phía cực đoan của vấn đề khi tham gia vào một phe trong cuộc tranh biện, kết quả là thay vì hiểu nhau hơn, người ta lại ngày càng xa nhau.

Kinh nghiệm của tôi là nên tránh sử dụng tranh biện trong các vấn đề có hàm chứa nhiều cảm xúc cá nhân, đồng thời cũng không nên tranh biện với những người không có tinh thần tranh biện. Người tranh biện, trọng lập luận, trọng bằng chứng, còn người không có tinh thần tranh biện, chỉ coi trọng thắng thua, bắt bẻ câu chữ mà thôi.

Tranh biện, cần đẩy mạnh trong giáo dục

Trong bối cảnh Việt Nam, tôi nghĩ cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng tranh biện. Tăng cường tư duy phản biện của học sinh cũng chính là cách đẩy lùi những định kiến, những lối mòn trong suy nghĩ của các thế hệ tương lai. Ngụy biện, vốn được hiểu là những cách lập luận nghe thì có vẻ logic và hợp lý, nhưng thực chất thì lại vô lý, ví như công kích cá nhân, viện dẫn số đông, dựa vào lòng trắc ẩn… Nhưng dễ có thể nhận thấy là những ngụy biện kiểu này lại dường như đang được coi là hiển nhiên, là hợp lý trong cộng đồng. Chúng ta bảo vệ, giải thích cho một hành vi chỉ đơn giản vì “là con trong gia đình thì phải thế” cho tới “xã hội này nó phải thế” vì “là người Việt Nam thì phải thế” “văn hóa Việt Nam là thế” “có ai mà không thế”.

Tranh biện không phải là một công cụ toàn năng, cũng giống như mọi công cụ khác, hiệu quả của nó phụ thuộc vào cách của người sử dụng. Nhưng nếu được dùng đúng cách, tranh biện là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc giảm thiểu thực trạng “thầy đọc trò chép”; là gia vị tuyệt hảo cho những bộ môn vốn bị coi là nhàm chán, thiếu hiệu quả như lịch sử hay văn học; là kẻ thù của định kiến “thầy nói gì cũng đúng, sách viết chẳng bao giờ sai”. Trong tranh biện, người ta nói lên quan điểm của mình, bảo vệ quan điểm của mình, thách thức chính những định kiến của bản thân chứ không phải lặp lại những gì người khác bảo.

Mong sao, sẽ có càng nhiều người tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực đầy thú vị này.



Hoàng Đức Minh

8/4/2014
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 21:36
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: phiếm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • Bài 2 : MAI TRONG THI CA
    Nhat chi mai 1./ Thi ca trung quốc Từ ngàn năm trước, hoa mai đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Hoa mai được nhắc ...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU TẬP ĐOÀN "LỪA ĐẢO " TRẦN ANH LONG AN.
    A.ĐÔI ĐIỀU VỀ CÔNG TY HỒNG ĐẠT VÀ TRẦN ANH LONG AN 1/ Công ty Hồng Đạt Công ty Hồng Đạt Long An chỉ là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động c...
  • (không có tiêu đề)
     **Thực hư nghề làm báo: Sự thật và những thách thức** **Sự thật không có đúng sai, chỉ có người sử dụng đúng hay sai!** Bài báo này sẽ mở đ...
  • Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?
    Phong kiến vốn là gọi tắt lại của “phong tước kiến địa” (ban tước hiệu và đất đai). Chữ này bắt nguồn từ chế độ ban đất Trung Quốc thời Chu ...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Bảng chữ cái hình người Nude (18+)
    Bảng chữ cái hình người Nude (18+) Baron Trịnh A B C D E F G H I J K ...
  • NGÔN NGỮ CỜ VÀNG
    Xichloviet Các anh cờ vàng luôn lải nhải rằng CSVN là tay sai Tàu cộng, luồn cúi bọn Tàu để giữ đảng , ai cũng thấy rằng đó chỉ là những ...
  • Điệp viên giỏi nhất của CIA ở VN
    Quân đội Mỹ sử dụng nhiều tình báo trong cuộc chiến Việt Nam Tiếp theo phần một loạt bài về các điệp viên ít được biế...
  • Đi tìm di sản Đà Lạt - Kỳ 3: Bản sắc không gian “kiểu Đà Lạt”
    Có hai mảng chính kiến tạo nên diện mạo di sản kiến trúc Đà Lạt: mảng công trình thời thuộc địa (xây dựng từ 1916(1) đến giữa thập niên 194...

NHÓM

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Danh sách Blog của Tôi

Nhãn

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Lưu trữ Blog

  • tháng 12 2012 (114)
  • tháng 1 2013 (4)
  • tháng 3 2013 (6)
  • tháng 4 2013 (27)
  • tháng 5 2013 (54)
  • tháng 6 2013 (61)
  • tháng 7 2013 (55)
  • tháng 8 2013 (40)
  • tháng 9 2013 (145)
  • tháng 10 2013 (271)
  • tháng 11 2013 (123)
  • tháng 12 2013 (130)
  • tháng 1 2014 (11)
  • tháng 2 2014 (34)
  • tháng 3 2014 (109)
  • tháng 4 2014 (135)
  • tháng 5 2014 (107)
  • tháng 7 2014 (73)
  • tháng 8 2014 (55)
  • tháng 9 2014 (43)
  • tháng 10 2014 (79)
  • tháng 11 2014 (113)
  • tháng 12 2014 (112)
  • tháng 1 2015 (53)
  • tháng 2 2015 (35)
  • tháng 3 2015 (85)
  • tháng 4 2015 (102)
  • tháng 5 2015 (97)
  • tháng 6 2015 (113)
  • tháng 7 2015 (157)
  • tháng 8 2015 (193)
  • tháng 9 2015 (4)
  • tháng 10 2015 (29)
  • tháng 11 2015 (67)
  • tháng 12 2015 (120)
  • tháng 1 2016 (20)
  • tháng 2 2016 (25)
  • tháng 3 2016 (45)
  • tháng 4 2016 (70)
  • tháng 5 2016 (94)
  • tháng 6 2016 (130)
  • tháng 7 2016 (78)
  • tháng 8 2016 (140)
  • tháng 9 2016 (119)
  • tháng 10 2016 (102)
  • tháng 11 2016 (54)
  • tháng 12 2016 (34)
  • tháng 1 2017 (8)
  • tháng 2 2017 (8)
  • tháng 3 2017 (26)
  • tháng 4 2017 (8)
  • tháng 5 2017 (20)
  • tháng 6 2017 (27)
  • tháng 7 2017 (33)
  • tháng 8 2017 (20)
  • tháng 9 2017 (16)
  • tháng 10 2017 (28)
  • tháng 11 2017 (25)
  • tháng 12 2017 (17)
  • tháng 1 2018 (20)
  • tháng 2 2018 (10)
  • tháng 3 2018 (15)
  • tháng 4 2018 (7)
  • tháng 5 2018 (12)
  • tháng 6 2018 (14)
  • tháng 7 2018 (11)
  • tháng 8 2018 (4)
  • tháng 9 2018 (23)
  • tháng 10 2018 (4)
  • tháng 11 2018 (7)
  • tháng 12 2018 (1)
  • tháng 1 2019 (1)
  • tháng 2 2019 (3)
  • tháng 3 2019 (4)
  • tháng 4 2019 (1)
  • tháng 5 2019 (1)
  • tháng 6 2019 (5)
  • tháng 7 2019 (2)
  • tháng 9 2019 (1)
  • tháng 11 2019 (1)
  • tháng 1 2020 (4)
  • tháng 2 2020 (3)
  • tháng 3 2020 (4)
  • tháng 4 2020 (1)
  • tháng 5 2020 (2)
  • tháng 7 2020 (2)
  • tháng 8 2020 (2)
  • tháng 9 2020 (6)
  • tháng 10 2020 (6)
  • tháng 11 2020 (3)
  • tháng 1 2021 (3)
  • tháng 2 2021 (1)
  • tháng 4 2021 (1)
  • tháng 5 2021 (4)
  • tháng 6 2021 (2)
  • tháng 7 2021 (1)
  • tháng 8 2021 (4)
  • tháng 9 2021 (2)
  • tháng 10 2021 (1)
  • tháng 11 2021 (1)
  • tháng 2 2022 (1)
  • tháng 3 2022 (2)
  • tháng 4 2022 (1)
  • tháng 7 2022 (4)
  • tháng 8 2022 (2)
  • tháng 10 2022 (4)
  • tháng 11 2022 (2)
  • tháng 12 2022 (3)
  • tháng 1 2023 (4)
  • tháng 3 2023 (3)
  • tháng 5 2023 (1)
  • tháng 8 2023 (3)
  • tháng 9 2023 (2)
  • tháng 10 2023 (3)
  • tháng 11 2023 (7)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 7 2024 (1)
  • tháng 10 2024 (2)

Tổng số lượt xem trang

Giới thiệu về tôi

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • CHUYỆN " QUÝ BÀ" MUA DÂM- PHẦN 1
    Trước đây tôi đã nghe rất nhiều chuyện lạ ở VN: nào là chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem”, nào là "Hội những máy bay bà già thích thị...
  • Cách chăm sóc cây bông trang nở hoa tuyệt đẹp
    Bông trang trong trang trí và nghệ thuật Bonsai Mọc thành từng bụi to và cao hơn hai mét. Bông trang lá to nhiều màu hơn như màu hồng, cam, ...
  • Phọt phẹt và "bựa"
    *  Phọt phẹt Người mẹ cứ "vạch vú" ra bắt con bú, thằng con không chịu cứ khóc. Ông nội ngồi bên dỗ cháu: "Bú ngoan đi cháu...
  • “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”
    Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Sự Thật Về Đại Học Fulbright
    TS Nguyễn Kiều Dung Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nh...
  • (không có tiêu đề)
    1 - NHƯ NHỮNG DẤU YÊU 2- TA GỌI TÊN EM “DỊU DÀNG NGỰC BỰ 3- MÁNG CŨ  4-NỤ TÌNH E ẤP SƯƠNG MAI  5- THƯƠNG  6-NGƯỜI ĐÀN BÀ NGÂY THƠ 7- EM HỌC...
Chủ đề Đơn giản. Hình ảnh chủ đề của luoman. Được tạo bởi Blogger.