Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Chỉ có những thằng " chấy thức " mới biết " Lý do dân trí Việt Nam còn chưa biết chào?!"



Ngạn ngữ Việt Nam có câu : " Lời chào cao hơn mâm cỗ " cho thấy người Việt rất coi trọng lời chào hỏi. Nhắc đến "mâm cỗ" là nhắc đến sự cao sang, quí giá vì chỉ khi có sự kiện trọng đại người Việt mới làm mâm cỗ ( đãi khách quý, cúng gia tiên, mừng hỉ sự...). Mâm cỗ đã cao sang, quý giá lời chào lại càng cao sang, quý giá hơn. Chính sự sự cao sang, quý giá ấy mà lời chào hỏi của người Việt hết sức phong phú, đa dạng ứng với từng hoàn cảnh, từng đối tượng nhưng đều quan trọng nhất chính là cái " lễ " được thể hiện ngay trong cách chào hỏi ( đi đôi với lời chào là cử chỉ : chấp tay, khoanh tay,xá,bắt tay, nở nụ cười thân thiện...).Do vậy, một câu chào hỏi của người Việt phải đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Người nhỏ tưổi phải chào người lớn trước và người lớn đáp lại, cả hai đều trang trọng, với cởi mở và thân thiện

" Cháu ( con, em) chào Bác ạ"_ " Cô chào cháu", " Chào cháu ". Tiếp theo đó là sự thăm hỏi nhau, tùy theo hoàn cảnh và đối tượng ( mức độ quen biết và thân thiết).

Mâm cỗ có đầy, có sang trọng mới thể hiện được sự no đủ và hiếu khách của chủ nhà. Lời chào có nồng nhiệt, thân thiện mới chứng tỏ phẩm chất một ngưới có phép tắc, lễ nghĩa với một nền giáo dục tốt, và đậm chất văn hóa của dân tộc. Mâm cỗ là sự no đủ về vật chất, lời chào thể hiện cho sự thân thiện giữa người với người. Lời chào là “phương tiện” tình cảm mang hơi thở của xã hội.

Ngày xưa, đầu làng hay đầu xóm cũng hay dựng cổng chào trên đường đi để chào mừng một nhân vật hoặc một ngày lễ lớn. Đây là một công trình, cái cổng cao và lớn, gọi là cổng Chào. Đến nay truyền thống này vẫn được giữ gìn.

Ca dao Việt nam còn có câu :

" Đến đây trước lạ sau quen
Chào nhau một tiếng thì nên bạn bè"


Và cái chuyện chào hỏi như thế của người Việt vẫn diễn ra mỗi giờ, mỗi ngày chỉ có những thằng " mù" nhà nghiên cứu " tự phong" Nguyễn Hoàng Đức mới dám hùng hồn phán " Việt Nam còn chưa biết chào?" 

Lý do dân trí Việt Nam còn chưa biết chào?!
http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/04/07/ly-do-dan-tri-viet-nam-con-chua-biet-chao/

"Tại sao dân Việt chưa có lời chào chính thức, nói chính xác hơn, những lời chào được truyền thống hóa để thành kinh điển?"

Xem ra cái nhà nghiên cứu này không hiểu cái quái gì về cái "lễ chào hỏi " của người Việt mà chỉ muốn người Việt gặp nhau chỉ cần " Hello" như thằng Mẽo, hoặc " Ăn cơm chưa?" như thằng Tàu.
Thật không ngửi nổi luận điệu của mấy thằng mất gốc " chấy thức"
Có lẽ không cần phải nói nhiều vì cái "Lễ chào hỏi" của người Việt đến mấy đứa con nít cũng hiểu, cũng biết.

" Chính thức, truyền thống hóa để thành kinh điển" cái mả mẹ nó thì có!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét