Khoai@:
Các bài phê phán nhà báo Huy Đức được đăng trên Tạp Chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. Đây là những góc nhìn khác nhau của người đọc về "Bên thắng cuộc". Tre Làng đưa về để rộng đường dư luận.
1.
Kính gửi: Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Để tham gia viết bài nhằm phê phán sách Bên thắng cuộc của Huy Đức, tôi xin gửi đến đồng chí bài viết của tôi. Kính chào trân trọng.
Sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức bắt nguồn từ đâu?
Sau khi đọc sách Bên thắng cuộc của Huy Đức, không ít người băn khoăn tự hỏi: “Vì sao một cậu bé ngay trong lứa tuổi thiếu thời, được sinh ra, lớn lên, được đào tạo dưới chế độ xã hội chủ nghĩa và được sống trong tình cảm yêu thương đùm bọc của đồng bào Nam bộ giàu lòng nghĩa hiệp, nay lại lội ngược dòng để quay lưng lại với chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong triết học Phật giáo, Đức Thích Ca đã lý giải thấu đáo vấn đề này. Người nói: “Nhân nào quả nấy”.
Thật vậy, nguyên nhân sự tha hóa về chính trị và tư tưởng của Huy Đức là hệ quả tất yếu của việc xuống cấp về quan điểm đạo đức và nhân sinh quan cách mạng, nhưng không được chính bản thân mình và cơ quan quản lý cán bộ ở những đơn vị tổ chức cơ sở ngành báo chí thường xuyên đấu tranh để giáo dục và ngăn chặn. Do vậy, giờ đây “lươn đã biến thành chồn”, “cáo đã lột xác thành tinh”. Trong sách Bên thắng cuộc Huy Đức đã hiện nguyên hình là tên “hàng thần lơ láo” đi theo vết xe đổ của Bùi Tín, Dương Thu Hương. Anh ta đã viết: “Từ năm 1950, biên giới phía Bắc được mở cửa với phe xã hội chủ nghĩa và từ đây bỏ ngõ để cho các “nguyên lý cách mạng” của Mao và Xta-lin mặc sức tràn sang”.
Thật là ngốc nghếch về lý luận. Không thể định nghĩa một cách bá xàm bá láp rằng học thuyết Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng “Xta-lin-nít” hay “Mao-ít”. Vả chăng, điều cực kỳ quan trọng là, nếu không có sự du nhập và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào đất nước ta trong những năm 20 của thế kỷ trước (chứ không phải từ năm 1950) để làm động lực nhân lên sức mạnh gấp bội về nhân tố chính trị và tinh thần, thì làm sao quân dân ta có thể giành được chiến thắng lẫy lừng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Chiến dịch HồChí Minh lịch sử trong mùa xuân đại thắng 1975. Nếu không có cái gọi là “mặc sức tràn sang” của kho tàng lý luận chiến tranh nhân dân và nghệ thuật đấu tranh vũ trang của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng nhuần nhuyễn trên chiến trường Việt Nam, thì làm sao đất nước ta có thể đánh bại được hơn 460.000 tên lính Pháp và trên 540.000 quân xâm lược Mỹ. Huy Đức còn khờ khạo quá. Tuy nhiên sự đời là vậy, bởi sau khi nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh tới 17 năm, Huy Đức mới được mở mắt trên cõi đời này.
Là một tên bồi bút đang hăng máu, Huy Đức còn viết nhiều câu bạt mạng để công kích sự lãnh đạo của Đảng ta như: “Ý thức hệ không chỉ tồn tại như một đức tin của những nhà cầm quyền mà còn trở thành công cụ chính trị phục vụ cho quyền lực”. Huy Đức còn lớn tiếng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đã được toàn dân nhất trí ghi trong Hiến pháp. Anh ta viết: “Ý thức hệ không phải là tương lai dân tộc đã được lựa chọn, vì thế Hiến pháp năm 1992 đã không tiếp cận được những mô hình Nhà nước tiến bộ để trở thành nền tảng cho Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyền”. Cái quái thai về tư tưởng của Huy Đức đã được bộc lộ đầy đủ trong câu nói huỵch toẹt này: “Giá như không phải ý thức hệ là nền tảng hình thành chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì người dân tránh được biết bao binh đao xung đột trong nội bộ dân tộc và gia đình”.
Nhiều người không thể nào hiểu nổi vì sao cho đến tận giờ phút này, Huy Đức vẫn còn mê muội tung hô vạn tuế cái thây ma chính trị đã bị thối rữa của Goóc-ba-chốp - tên tội đồ trời không dung, đất không tha của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nhà nước Xô Viết, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong sách Bên thắng cuộc, Huy Đức đã không biết nhục khi hạ bút viết câu này: “Ngày 13-3-1985, ngày Goóc-ba-chốp lên nhậm chức, đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho lịch sử thế giới”. Tệ hại hơn nữa, anh ta còn công khai tán tụng việc “làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa” của Goóc-ba-chốp. Huy Đức viết: “Chính những cải cách mà Goóc-ba-chốp tiến hành vào tháng 2-1986 tại Đại hội 27 của Đảng Cộng sản Liên Xô như gladnost (mở cửa), perestroika (cải tổ)… đã dẫn đến chấm dứt hoàn toàn chiến tranh lạnh và làm sụp đổ căn bản hệ thống xã hội chủ nghĩa trong một nhiệm kỳ của Goóc-ba-chốp”. Rồi anh ta phán rằng, đó là “cuộc cách mạng diễn ra trong cuối thập niên 1980 đã làm thay đổi bộ mặt chính trị thế giới”.
Không dừng lại ở đây, Huy Đức còn tiếp tục leo thang để công kích Đảng ta. Anh ta rêu rao rằng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong những năm tháng ấy chần chừ, “chưa đủ nhạy cảm” để nhanh chóng tiếp cận với tư tưởng Goóc-ba-chốp, nên đã “bỏ lỡ cơ hội” để hòa nhập vào trào lưu “giải phóng Đông Âu”.
Những điều tôi dẫn chứng trên đây, được chép từ trong sách Bên thắng cuộc. Đó chính là bức tranh chân dung tự họa của Huy Đức để trình làng, với câu chú thích nguyền rủa của bạn đọc khắp bốn phương: “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”.
CHÂU AN
Nhà giáo ưu tú
413/113 chung cư Chu Văn An, P. 26, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
2.
Kính gởi: Báo Văn Nghệ TP.HCM
Tôi tên Lê Công Uẩn, Trưởng ban Quản lý di tích lịch sử tỉnh Cà Mau. Mấy tuần nay đọc nhiều bài viết của bạn đọc phê phán sự cẩu thả của nhà báo Huy Đức trong việc sử dụng tài liệu để viết sách Bên thắng cuộc, tôi phát hiện thêm một số chỗ sai trong sách của Huy Đức viết về đồng chí Lê Duẩn trong thời gian hoạt động bí mật tại tỉnh Cà Mau năm 1955. Huy Đức viết: “Ở trong đất liền một thời gian, Lê Duẩn chuyển ra Hòn Khoai. Xung quanh ông lúc đó có Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Xô, có thuyền, ghe, có mấy chiếc xe ngựa đảm bảo giao thông từ U Minh Hạ. Ông Phạm Văn Xô, một Ủy viên Trung ương, được người dân quen gọi là “ông Hai xe ngựa”. Viết như vậy, có mấy chỗ sai.
- Cái sai thứ nhứt là: Ở quê hương chúng tôi rừng ngập mặn bao la, sông rạch chằng chịt, người dân đi lại chủ yếu bằng phương tiện đường thủy, làm gì có “mấy chiếc xe ngựa đảm bảo giao thông từ U Minh Hạ” cho đồng chí Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn hoạt động.
- Cái sai thứ hai là: Năm 1955 hoạt động bí mật ở Cà Mau cùng với đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Văn Xô chưa phải Ủy viên Trung ương Đảng mà là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam bộ. Đến 5 năm sau đó, đồng chí mới được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương trong cuộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).
- Cái sai thứ ba là: Tại vùng đất Mũi này, chẳng bao giờ đồng chí Phạm Văn Xô “được người dân quen gọi là “ông Hai xe ngựa”. Bởi, ở đây đâu có xe ngựa và đồng chí Phạm Văn Xô cũng không có liên quan gì đến xe ngựa cả.
Thật ra, đồng chí Phạm Văn Xô được đặt cho cái biệt danh là “anh Hai xe ngựa”, “Chủ tịch xe ngựa”. Nhưng không phải do người dân đặt, mà do các đồng chí trong Xứ ủy đặt tại thành phố Phnôm Pênh (Campuchia) năm 1957, sau khi các cơ quan của Xứ ủy Nam bộ chuyển địa điểm từ thành phố Sài Gòn lên đây hoạt động. Vì sao đồng chí Phạm Văn Xô mang cái biệt danh “Hai xe ngựa” hoặc “Chủ tịch xe ngựa”, đã được đồng chí Võ Văn Kiệt nói rõ trong bài hồi ký: Ấn tượng sâu sắc về đồng chí Phạm Văn Xô… viết trong năm 2006. Vì không thuộc phạm vi của bài này, nên tôi không chép ra đây.
Tôi có điều nhận xét là, nhà báo Huy Đức rất vô trách nhiệm và thiếu sự tôn trọng độc giả trong khi viết sách. Thế mà ông ta quảng cáo ầm ĩ rằng mình đã dành tới hơn 20 năm để sưu tầm tư liệu.
LÊ CÔNG UẨN
Trưởng ban Quản lý di tích lịch sử tỉnh Cà Mau
(22 Trưng Trắc, P.2, TP. Cà Mau)
1.
Kính gửi: Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Để tham gia viết bài nhằm phê phán sách Bên thắng cuộc của Huy Đức, tôi xin gửi đến đồng chí bài viết của tôi. Kính chào trân trọng.
Sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức bắt nguồn từ đâu?
Sau khi đọc sách Bên thắng cuộc của Huy Đức, không ít người băn khoăn tự hỏi: “Vì sao một cậu bé ngay trong lứa tuổi thiếu thời, được sinh ra, lớn lên, được đào tạo dưới chế độ xã hội chủ nghĩa và được sống trong tình cảm yêu thương đùm bọc của đồng bào Nam bộ giàu lòng nghĩa hiệp, nay lại lội ngược dòng để quay lưng lại với chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong triết học Phật giáo, Đức Thích Ca đã lý giải thấu đáo vấn đề này. Người nói: “Nhân nào quả nấy”.
Thật vậy, nguyên nhân sự tha hóa về chính trị và tư tưởng của Huy Đức là hệ quả tất yếu của việc xuống cấp về quan điểm đạo đức và nhân sinh quan cách mạng, nhưng không được chính bản thân mình và cơ quan quản lý cán bộ ở những đơn vị tổ chức cơ sở ngành báo chí thường xuyên đấu tranh để giáo dục và ngăn chặn. Do vậy, giờ đây “lươn đã biến thành chồn”, “cáo đã lột xác thành tinh”. Trong sách Bên thắng cuộc Huy Đức đã hiện nguyên hình là tên “hàng thần lơ láo” đi theo vết xe đổ của Bùi Tín, Dương Thu Hương. Anh ta đã viết: “Từ năm 1950, biên giới phía Bắc được mở cửa với phe xã hội chủ nghĩa và từ đây bỏ ngõ để cho các “nguyên lý cách mạng” của Mao và Xta-lin mặc sức tràn sang”.
Thật là ngốc nghếch về lý luận. Không thể định nghĩa một cách bá xàm bá láp rằng học thuyết Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng “Xta-lin-nít” hay “Mao-ít”. Vả chăng, điều cực kỳ quan trọng là, nếu không có sự du nhập và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào đất nước ta trong những năm 20 của thế kỷ trước (chứ không phải từ năm 1950) để làm động lực nhân lên sức mạnh gấp bội về nhân tố chính trị và tinh thần, thì làm sao quân dân ta có thể giành được chiến thắng lẫy lừng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Chiến dịch HồChí Minh lịch sử trong mùa xuân đại thắng 1975. Nếu không có cái gọi là “mặc sức tràn sang” của kho tàng lý luận chiến tranh nhân dân và nghệ thuật đấu tranh vũ trang của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng nhuần nhuyễn trên chiến trường Việt Nam, thì làm sao đất nước ta có thể đánh bại được hơn 460.000 tên lính Pháp và trên 540.000 quân xâm lược Mỹ. Huy Đức còn khờ khạo quá. Tuy nhiên sự đời là vậy, bởi sau khi nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh tới 17 năm, Huy Đức mới được mở mắt trên cõi đời này.
Là một tên bồi bút đang hăng máu, Huy Đức còn viết nhiều câu bạt mạng để công kích sự lãnh đạo của Đảng ta như: “Ý thức hệ không chỉ tồn tại như một đức tin của những nhà cầm quyền mà còn trở thành công cụ chính trị phục vụ cho quyền lực”. Huy Đức còn lớn tiếng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đã được toàn dân nhất trí ghi trong Hiến pháp. Anh ta viết: “Ý thức hệ không phải là tương lai dân tộc đã được lựa chọn, vì thế Hiến pháp năm 1992 đã không tiếp cận được những mô hình Nhà nước tiến bộ để trở thành nền tảng cho Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyền”. Cái quái thai về tư tưởng của Huy Đức đã được bộc lộ đầy đủ trong câu nói huỵch toẹt này: “Giá như không phải ý thức hệ là nền tảng hình thành chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì người dân tránh được biết bao binh đao xung đột trong nội bộ dân tộc và gia đình”.
Nhiều người không thể nào hiểu nổi vì sao cho đến tận giờ phút này, Huy Đức vẫn còn mê muội tung hô vạn tuế cái thây ma chính trị đã bị thối rữa của Goóc-ba-chốp - tên tội đồ trời không dung, đất không tha của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nhà nước Xô Viết, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong sách Bên thắng cuộc, Huy Đức đã không biết nhục khi hạ bút viết câu này: “Ngày 13-3-1985, ngày Goóc-ba-chốp lên nhậm chức, đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho lịch sử thế giới”. Tệ hại hơn nữa, anh ta còn công khai tán tụng việc “làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa” của Goóc-ba-chốp. Huy Đức viết: “Chính những cải cách mà Goóc-ba-chốp tiến hành vào tháng 2-1986 tại Đại hội 27 của Đảng Cộng sản Liên Xô như gladnost (mở cửa), perestroika (cải tổ)… đã dẫn đến chấm dứt hoàn toàn chiến tranh lạnh và làm sụp đổ căn bản hệ thống xã hội chủ nghĩa trong một nhiệm kỳ của Goóc-ba-chốp”. Rồi anh ta phán rằng, đó là “cuộc cách mạng diễn ra trong cuối thập niên 1980 đã làm thay đổi bộ mặt chính trị thế giới”.
Không dừng lại ở đây, Huy Đức còn tiếp tục leo thang để công kích Đảng ta. Anh ta rêu rao rằng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong những năm tháng ấy chần chừ, “chưa đủ nhạy cảm” để nhanh chóng tiếp cận với tư tưởng Goóc-ba-chốp, nên đã “bỏ lỡ cơ hội” để hòa nhập vào trào lưu “giải phóng Đông Âu”.
Những điều tôi dẫn chứng trên đây, được chép từ trong sách Bên thắng cuộc. Đó chính là bức tranh chân dung tự họa của Huy Đức để trình làng, với câu chú thích nguyền rủa của bạn đọc khắp bốn phương: “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”.
CHÂU AN
Nhà giáo ưu tú
413/113 chung cư Chu Văn An, P. 26, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
2.
Kính gởi: Báo Văn Nghệ TP.HCM
Tôi tên Lê Công Uẩn, Trưởng ban Quản lý di tích lịch sử tỉnh Cà Mau. Mấy tuần nay đọc nhiều bài viết của bạn đọc phê phán sự cẩu thả của nhà báo Huy Đức trong việc sử dụng tài liệu để viết sách Bên thắng cuộc, tôi phát hiện thêm một số chỗ sai trong sách của Huy Đức viết về đồng chí Lê Duẩn trong thời gian hoạt động bí mật tại tỉnh Cà Mau năm 1955. Huy Đức viết: “Ở trong đất liền một thời gian, Lê Duẩn chuyển ra Hòn Khoai. Xung quanh ông lúc đó có Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Xô, có thuyền, ghe, có mấy chiếc xe ngựa đảm bảo giao thông từ U Minh Hạ. Ông Phạm Văn Xô, một Ủy viên Trung ương, được người dân quen gọi là “ông Hai xe ngựa”. Viết như vậy, có mấy chỗ sai.
- Cái sai thứ nhứt là: Ở quê hương chúng tôi rừng ngập mặn bao la, sông rạch chằng chịt, người dân đi lại chủ yếu bằng phương tiện đường thủy, làm gì có “mấy chiếc xe ngựa đảm bảo giao thông từ U Minh Hạ” cho đồng chí Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn hoạt động.
- Cái sai thứ hai là: Năm 1955 hoạt động bí mật ở Cà Mau cùng với đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Văn Xô chưa phải Ủy viên Trung ương Đảng mà là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam bộ. Đến 5 năm sau đó, đồng chí mới được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương trong cuộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).
- Cái sai thứ ba là: Tại vùng đất Mũi này, chẳng bao giờ đồng chí Phạm Văn Xô “được người dân quen gọi là “ông Hai xe ngựa”. Bởi, ở đây đâu có xe ngựa và đồng chí Phạm Văn Xô cũng không có liên quan gì đến xe ngựa cả.
Thật ra, đồng chí Phạm Văn Xô được đặt cho cái biệt danh là “anh Hai xe ngựa”, “Chủ tịch xe ngựa”. Nhưng không phải do người dân đặt, mà do các đồng chí trong Xứ ủy đặt tại thành phố Phnôm Pênh (Campuchia) năm 1957, sau khi các cơ quan của Xứ ủy Nam bộ chuyển địa điểm từ thành phố Sài Gòn lên đây hoạt động. Vì sao đồng chí Phạm Văn Xô mang cái biệt danh “Hai xe ngựa” hoặc “Chủ tịch xe ngựa”, đã được đồng chí Võ Văn Kiệt nói rõ trong bài hồi ký: Ấn tượng sâu sắc về đồng chí Phạm Văn Xô… viết trong năm 2006. Vì không thuộc phạm vi của bài này, nên tôi không chép ra đây.
Tôi có điều nhận xét là, nhà báo Huy Đức rất vô trách nhiệm và thiếu sự tôn trọng độc giả trong khi viết sách. Thế mà ông ta quảng cáo ầm ĩ rằng mình đã dành tới hơn 20 năm để sưu tầm tư liệu.
LÊ CÔNG UẨN
Trưởng ban Quản lý di tích lịch sử tỉnh Cà Mau
(22 Trưng Trắc, P.2, TP. Cà Mau)