Nghệ sĩ Samantha Lo bị tuyên phạt 240 giờ lao động công ích vì vẽ một thông điệp mà một số người nói rằng xúc phạm tới người sáng lập đất nước, ông Lý Quang Diệu.
Xét về nhiều mặt, Singapore là một xã hội hết sức hiện đại - vận hành trơn tru, giàu có và an toàn, nhưng cái giá phải trả như thế nào? Các phiên tòa gần đây xét xử một nghệ sĩ graffiti trẻ tuổi và một nghệ sĩ vẽ tranh hoạt họa bị điều tra về các cáo buộc nổi loạn đã khiến một số người Singapore cho rằng đã đến lúc cho phép sáng tạo nghệ thuật và ngôn luận không theo khuôn khổ chính trị.
Cô Samantha Lo là một nghệ sĩ đường phố từng sáng tác các tờ giấy dán biếm họa xuất hiện trên khắp Singapore hồi năm ngoái. Cô cũng vẽ một thông điệp mà một số người nói rằng đề cập một cách xúc phạm tới người sáng lập đất nước, ông Lý Quang Diệu. Một số người thấy rằng các tác phẩm của Lo có tính chất hài hước và phù hợp, nhưng giới hữu trách lại quy cho người nghệ sĩ 27 tuổi này 8 tội danh về quấy nhiễu và phá hoại nơi công cộng.
Cô Samantha Lo có lẽ đã phải đối mặt với án tù 3 năm, nhưng thay vào đó, cô bị tuyên phạt 240 giờ lao động công ích. Cô nói cô không biết là mọi chuyện sẽ còn dẫn tới đâu, nhưng cô không tin là cần phải kiểm duyệt nghệ thuật.
“Trước đây, kể cả khi tôi bắt đầu thực hiện các tác phẩm giấy dán, tôi biết là nó trái luật nhưng tôi không thể cho chuyện đó giới hạn tự do của tôi. Tôi vẫn muốn làm và đã làm. Đó là quyền tự do, tự do bày tỏ. Đó mới là nghệ thuật, phải không?
Tại một quốc gia mà các luật lệ được áp dụng một cách nghiêm ngặt, nghệ thuật đường phố đầy táo bạo của Lo đã gây ra một cuộc tranh luận về giới hạn tự do ngôn luận.
Cô Samantha Lo có lẽ đã phải đối mặt với án tù 3 năm, nhưng thay vào đó, cô bị tuyên phạt 240 giờ lao động công ích. Cô nói cô không biết là mọi chuyện sẽ còn dẫn tới đâu, nhưng cô không tin là cần phải kiểm duyệt nghệ thuật.
“Trước đây, kể cả khi tôi bắt đầu thực hiện các tác phẩm giấy dán, tôi biết là nó trái luật nhưng tôi không thể cho chuyện đó giới hạn tự do của tôi. Tôi vẫn muốn làm và đã làm. Đó là quyền tự do, tự do bày tỏ. Đó mới là nghệ thuật, phải không?
Tại một quốc gia mà các luật lệ được áp dụng một cách nghiêm ngặt, nghệ thuật đường phố đầy táo bạo của Lo đã gây ra một cuộc tranh luận về giới hạn tự do ngôn luận.
Cô không phải là người Singapore duy nhất vượt ra khỏi các khuôn khổ chính trị.
Giới hữu trách đang điều tra Leslie Chew, 37 tuổi, vì tội xúi giục nổi loạn sau khi ông công bố trên mạng internet những bức tranh hoạt họa có tính chất khiêu khích xét về phương diện kỳ thị chủng tộc.
Ông Chew cho đăng tải truyện tranh trên trang Facebook có 24.000 người theo dõi. Nếu bị kết tội xúi giục nổi loạn, Chew có thể bị phạt vạ và bị ngồi tù 3 năm.
Ông M.Ravi, luật sư về nhân quyền bào chữa cho người vẽ hoạt họa, nói rằng vì phần lớn nền báo chí Singapore do nhà nước quản lý nên những lời chỉ trích và châm biếm mới nảy nở trên mạng. Ông nói đó là một xu hướng mà một số chính trị gia đang tìm cách ngăn chặn.
“Trong những tháng gần đây, chỉ mới năm ngoái thôi, đã có đe dọa kiện tụng về tội phỉ báng khi có sự dính líu của các nhân vật chính trị. Rồi văn phòng Bộ trưởng Tư pháp còn ra lệnh giới hạn thảo luận ở nơi công cộng về một số trường hợp hiện được xử tại tòa. Có nhiều phản ứng khác nhau từ nhà nước và đặc biệt, các blogger bị cáo buộc về tội phỉ báng hay khinh miệt tòa án. Đặc biệt ngày càng có nhiều blogger bị kiện dân sự về tội phỉ báng . Vì thế, đó là một xu hướng đáng lo ngại”.
Ông Terence Chong là một nhà xã hội học tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore. Ông gần đây đã giúp thảo ra một ‘Tuyên ngôn nghệ thuật’, một tài liệu đệ lên nhà nước, kêu gọi cho dân chúng có thêm quyền tự do nghệ thuật.
Giới hữu trách đang điều tra Leslie Chew, 37 tuổi, vì tội xúi giục nổi loạn sau khi ông công bố trên mạng internet những bức tranh hoạt họa có tính chất khiêu khích xét về phương diện kỳ thị chủng tộc.
Ông Chew cho đăng tải truyện tranh trên trang Facebook có 24.000 người theo dõi. Nếu bị kết tội xúi giục nổi loạn, Chew có thể bị phạt vạ và bị ngồi tù 3 năm.
Ông M.Ravi, luật sư về nhân quyền bào chữa cho người vẽ hoạt họa, nói rằng vì phần lớn nền báo chí Singapore do nhà nước quản lý nên những lời chỉ trích và châm biếm mới nảy nở trên mạng. Ông nói đó là một xu hướng mà một số chính trị gia đang tìm cách ngăn chặn.
“Trong những tháng gần đây, chỉ mới năm ngoái thôi, đã có đe dọa kiện tụng về tội phỉ báng khi có sự dính líu của các nhân vật chính trị. Rồi văn phòng Bộ trưởng Tư pháp còn ra lệnh giới hạn thảo luận ở nơi công cộng về một số trường hợp hiện được xử tại tòa. Có nhiều phản ứng khác nhau từ nhà nước và đặc biệt, các blogger bị cáo buộc về tội phỉ báng hay khinh miệt tòa án. Đặc biệt ngày càng có nhiều blogger bị kiện dân sự về tội phỉ báng . Vì thế, đó là một xu hướng đáng lo ngại”.
Ông Terence Chong là một nhà xã hội học tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore. Ông gần đây đã giúp thảo ra một ‘Tuyên ngôn nghệ thuật’, một tài liệu đệ lên nhà nước, kêu gọi cho dân chúng có thêm quyền tự do nghệ thuật.
Ông Chong nói rằng Singapore hiện đối mặt với một tình thế nan giải. Một mặt, nước này muốn tiếp thị hình ảnh một thành phố nghệ thuật mang tính toàn cầu, nhưng mặt khác lại có các vấn đề vẫn còn nằm ngoài giới hạn như chủng tộc, tôn giáo và đồng tính luyến ái.
“Chúng ta làm sao có thể tuyên bố với thế giới rằng chúng ta là một nơi sáng tạo và sôi động về mặt nghệ thuật, sẵn sàng xóa bỏ các giới hạn và đồng thời lại đề ra những lĩnh vực nhất định không thể đề cập. Tôi nghĩ rằng đó là mấu chốt của vấn đề chính sách hiện nay. Ý tôi là chúng ta sẽ phát triển như thế nào? Và tôi nghĩ không ai thực sự có câu trả lời. Tôi nghĩ chính phủ cũng nghĩ như vậy và các nghệ sĩ cũng thế”.
“Chúng ta làm sao có thể tuyên bố với thế giới rằng chúng ta là một nơi sáng tạo và sôi động về mặt nghệ thuật, sẵn sàng xóa bỏ các giới hạn và đồng thời lại đề ra những lĩnh vực nhất định không thể đề cập. Tôi nghĩ rằng đó là mấu chốt của vấn đề chính sách hiện nay. Ý tôi là chúng ta sẽ phát triển như thế nào? Và tôi nghĩ không ai thực sự có câu trả lời. Tôi nghĩ chính phủ cũng nghĩ như vậy và các nghệ sĩ cũng thế”.
Ông Chong tin rằng Singapore hiện ở trong một thời khắc quan trọng trong quá trình phát triển, khi cân nhắc về hình thái xã hội tương lai mà nước này muốn xây dựng. Nhưng ông tin rằng đã có tiến bộ quan trọng. Ông nói nếu 10 năm trước Samantha Lo có lẽ đã bị bỏ tù và các tranh biếm họa của Leslie Chew có lẽ đã không thể ra mắt công chúng.
Kate Lamb
Kate Lamb
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét