Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

ANH SẼ LẠI YÊU KHI MÙA THU..



Rồi một ngày thu anh sẽ lại yêu
Nhưng người yêu anh - là một người con gái khác
Và rồi một ngày anh sẽ lại bắt đầu bài hát
Đã lâu lắm rồi anh chưa hát cho ai..

Chuyện ngày xưa rơi theo giấc mơ dài
Em không còn là bé con trước cửa
Anh chẳng còn bắt những chú ve sầu nữa
Để ngận ngùi tiễn mùa hè qua ta

Chuyện áo trắng một thời chưa gần đã xa
Anh chôn dấu một tình yêu thầm lặng
Đốt cháy lòng mình qua bao nhiêu mùa nắng
Để đến mùa mưa thành nỗi nhớ riêng em..

Tuổi trẻ một thời giấc mơ thật êm
Mối tình đầu anh chưa một lần nói
Em tan biến trong dòng đời mây khói
Và anh rồi phải học cách để quên..

Những bài thơ anh chẳng dám đặt tên
Những bài hát cũ anh không bao giờ hát nữa
Vì bài thơ, và lời ca vô tình chất chứa
Tiếng ve mùa hè - thổn thức trái tim anh

Bao mùa trôi với trái tim chưa lành
Anh tự nhủ mình sẽ yêu lần nữa
Người con gái sau em- tình yêu mầu hoa sữa
Và bản tình ca ru khúc với mùa thu


Phượng Vỹ

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Đất đai và lòng người





Leo Tolstoy
Nguyễn Văn Sâm chuyển ngữ



1.
Cô chị đến thăm cô em ở vùng quê. Chồng cô chị bán tạp hóa ở thành phố, chồng cô em là một nông phu trong làng. Khi hai chị em chuyện trò bên tách trà, cô chị bắt đầu khoe khoan về tiện lợi của đời sống thị thành, về quần áo đẹp của gia đình mình và con cái, chuyện ăn ngon uống sướng, chuyện đi coi hát hò, dạo chơi, giải trí… Cô em bị chọc tức nên phỉ báng cuộc đời bán tiệm và biện hộ cho đời sống của người ở thôn quê:

- Em không đổi cách sống của em lấy cách sống của chị đâu. Có thể em sống kham khổ đó, nhưng ít ra em không vướng bận lo âu. Chị có cuộc sống khá hơn đó, nhưng phải bon chen nên thường để mất những gì đã có. Chị biết mà, tục ngữ nói “vào lỗ hà ra lỗ hóng” cho nên kẻ giàu “nức đố đổ vách” hôm nay ăn mày từng hột cơm ngày mai xảy ra hà rầm. Đời chúng em an toàn hơn. Làm nghề nông thì không giàu, chỉ đủ đút lổ miệng thôi, nhưng mang chữ thọ. Tụi em không thể giàu xụ, giàu hú được, nhưng bao giờ cũng đầy đủ, có ăn có để.

Người chị khinh khỉnh:

- Đầy đủ à? Ứ! Tụi bây ở chung ở lộn với heo với bò thì có. Mầy đâu có biết lịch sự sang trọng là cái giống gì đâu? Mặc dầu thằng chồng mày làm quần quật cách mấy đi nữa, tụi bây cũng sẽ chết theo cách sống của tụi bây, dơ dáy bẫn thỉu, và lũ con của tụi bây sau này cũng vậy mà thôi.

- Ừ! Vậy thì có sao? Cô em trả lời. Dĩ nhiên công chuyện ở đây cực nhọc khó khăn đó, nhưng mà bù lại nó chắc chắc. Chồng em không phải quy lụy ai hết. Trong khi đó anh chị ở thành phố biết bao nhiêu là cám dỗ, bây giờ thì có thể mọi chuyện đều tốt đẹp đó, nhưng mà biết đâu ngày mai ma đưa lối quỷ dẫn đường anh sa vô tứ đổ tường thì tất cả sẽ tan tành hết. Chị biết mà, mấy chuyện đó xảy ra như cơm bữa.

Pahom người chồng, nằm trên nóc lò sưởi, lắng tai nghe mấy người đàn bà nói tầm xàm tầm đế, nghĩ thầm:

- Phải. Từ nhỏ tới lớn đầu tắt mặt tối cày sâu cuốc bẩm tụi tui đâu có thì giờ nghĩ tới mấy chuyện trời ơi đất hởi đó. Chỉ lo là không có đủ đất đai để trồng trọt thôi. Nếu mà có nhiều hả, chấp luôn Quỉ Sứ – Biệt cửa sợ!

Mấy người đàn bà uống xong tuần trà, nói thêm ba điều bốn chuyện về quần áo, giày dép rồi dọn dẹp đi ngủ.
Nhưng có một con Quỷ Sứ đang núp ở ngoài sau cái lò sưởi nghe tất cả những điều Pahom vừa nói. Nó khoái chí khi thấy bà vợ của Pahom đã dẫn dắt ông chồng vào câu nói phách lối rằng là nếu anh có thật nhiều đất đai anh sẽ không sợ chính ngay cả quỷ sứ. “Được rồi!” con quỷ sứ nói thầm, chúng ta làm một cuộc thách đấu. Ta sẽ cho nhà ngươi đất đai đầy đủ và bằng số đất đai này, ta sẽ đặt mi dưới quyền lực của ta.

2.
Cạnh làng có một người đàn bà, làm chủ một mảnh đất trung trung khoảng 300 mẫu. Bà sống hòa thuận với nông dân trong vùng cho tới khi bà đặt một người lính giải ngũ vô vai trò quản lý cơ sở của mình. Lão này phạt vạ dân chúng luôn. Mặt dầu Pahom cố gắng cẩn trọng nhưng mà khi thì con ngựa của anh đạp lên đám lúa kiều mạch của bà ta, khi thì một con bò lạc chân vô vườn, khi thì cả đàn bò băng ngang đồng cỏ khiến anh ta luôn bị phạt vạ.

Pahom đóng tiền phạt, nhưng anh ta càu nhàu rồi về nhà với bộ mặt cáu kỉnh, gắt gỏng vợ con. Suốt trong mùa hè, Pahom gặp rắc rối vô cùng với lão quản lý nầy cho nên khi mùa đông đến thì anh vui vẻ với việc bầy súc vật đã có chuồng đàng hoàng. Mặc dầu anh phải thêm công việc cho súc vật ăn khi chúng không thể thảnh thơi gặm cỏ trên đồng nhưng ít ra anh cũng đã thoát khỏi những lo âu bận bịu.

Mùa đông có tin đồn về bà chủ đất sắp bán miếng đất và một người chủ quán trọ miền trên đang trả giá. Khi các nông dân trong vùng nghe chuyện, họ đã vô cùng lo lắng. Họ nghĩ. Nếu mà anh chàng chủ quán tậu được miếng đất, chúng mình sẽ bị phạt vạ còn nặng hơn cái lão quản lý của bà chủ cũ nữa. Chúng ta tùy thuộc miếng đất này mà.

Vì vậy, tất cả nông dân, nhân danh Hội Đồng Làng yêu cầu bà chủ đất đừng bán cho lão chủ quán, họ đề nghị mua đất với một giá cao hơn. Bà ta đồng ý chuyện này. Họ, kế đó, cố gắng dàn xếp Hội Đồng Làng mua nguyên miếng đất để toàn thể nông dân cùng làm chủ. Họ hội họp hai lần để thảo luận điều đó, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề. Con quỷ sứ gieo rắc mối bất hòa giữa mọi người nên dân làng không đi đến được một thỏa thuận nào. Cuối cùng họ quyết định mạnh ai nấy mua phần mình tùy theo túi tiền. Bà chủ đất cũng đồng ý với chương trình nầy.

Mới đây Pahom nghe rằng lão láng giềng đang mua năm mươi mẫu, bà chủ đất đã đồng ý nhận một nửa tiền mặt, cho chịu phần còn lại tới sang năm.

Pahom cảm thấy tức tức. Anh nghĩ thầm: Bỏ mẹ, đất bị lấn lần mòn, rồi ta không có miếng nào cho coi! Anh bàn với vợ:

Họ mua đất, mình cũng phải mua độ 20 mẫu chớ! Cuộc sống trở nên khó khăn rồi. Lão quản lý đang làm bầm làm giập mình với mấy cái vụ phạt vạ.

Vợ chồng cùng nhau bàn thảo cách mua. Họ đã để dành được một trăm rub. Họ bán một con ngựa con, nửa số ong mật, đợ một thằng con lấy tiền trước, mượn phần còn lại từ người anh em cột chèo, tất cả góp lại được nửa số tiền mua đất.

Xong, Pahom lựa một miếng đất độ 40 mẫu, một phần có nhiều cây cối, anh tới thảo luận với bà chủ đất. Hai đàng cuối cùng đồng ý nhau, anh bắt tay bà ta để giao kết, đặt một số tiền cọc rồi cùng nhau ra tỉnh ký bằng khoán. Theo khế ước, anh trả phân nửa tiền trước, phần còn lại trả trong vòng hai năm.

Bây giờ Pahom đã có đất đai của riêng mình rồi, anh vay hạt giống, gieo trồng trên mãnh đất đã mua. Mùa màng thu hoạch khá, trong vòng một năm thì Pahom trả được tất cả nợ nần cả cho chủ đất lẫn người anh cột chèo… Giờ đây Pahom nghiễm nhiên thành chủ đất, cày xới, gieo trồng trên đất mình, cắt rơm trên ruộng mình, chặt cây trên đồng cỏ mình. Khi ra đồng vỡ đất hay nhìn luống bắp đang lên hoặc ngó thảm cỏ xanh trên đồng, lòng anh rộn rã sung sướng. Cỏ mọc, hoa nở nơi đây đối với anh có vẽ gì khác với cỏ hoa nơi khác. Trước đây khi đi ngang qua cũng mãnh đất này, tâm trạng anh dửng dưng như khi đi qua bất cứ mãnh đất nào khác, nhưng nay lòng anh khác hẵn…..

3.
Cho nên Pahom rất bằng lòng, và mọi chuyện sẽ tiếp tục tốt đẹp nếu người ta chỉ việc đừng đi băng qua ruộng lúa hay đồng cỏ của anh. Phần lớn anh phản đối họ lễ phép, nhưng mà họ chứng nào tật nấy: bữa thì tụi chăn bò để bò của làng đi thơ thẩn trong đồng cỏ, bữa thì ngựa dẫm nát rẫy bắp, Pahom lần nào cũng đuổi súc vật đi và bỏ qua, trong một khoảng thời gian thật dài anh nhẫn nhịn không truy tố ai. Nhưng sau cùng anh mất kiên nhẫn và kiện ở Tòa Án địa phương. Anh biết rằng chuyện này xảy ra vì mấy người nông dân đó cần đất, và không có ý xấu xa trong vụ này, nhưng rồi anh nghĩ: “Không thể bỏ qua vụ này được, nếu không họ sẽ phá nát hết cơ nghiệp của mình sao?. Họ phải được dạy cho một bài học chớ!” Vì vậy anh mời họ đến, giải thích cho họ, một lần, hai lần, rồi thì vài người bị phạt vạ. Sau một thời gian, những người láng giềng của Pahom ác cảm với anh về chuyện đó, thỉnh thoảng họ cố ý để cho súc vật dẫm vào đất của anh. Ngay cả một người nào đó đêm đến xông vào rừng của anh đốn ngã năm cây chanh còn non. Một hôm Pahom đi qua rừng, nhận thấy có khoảng trống. Anh đến gần hơn và thấy mấy thân cây đã tróc vỏ nằm lăn lóc dưới đất cạnh đó trơ trơ mấy cái gốc còn sót lại. Pahom nổi cơn tam bành:

- Nếu chỉ đốn rải rác thì cũng được đi, đằng này thằng đểu đó đốn cả một lùm. Tao mà biết được thằng nào hã, tao trả đũa liền, không nhịn đâu.

Anh nặn óc nghĩ coi người nào. Sau cùng anh quyết định, chỉ có cái thằng Simon thôi, hỏng ai vô đó được. Rồi anh đến trại của Simon để quan sát, nhưng không thấy gì, lại thêm gây ra cãi vã đôi co. Tuy nhiên bây giờ thì anh chắc như một với một là hai là Simon đã làm chuyện này và anh đưa đơn khởi tố. Simon bị mời ra hầu tòa. Vụ kiện xử tới lui nhưng rốt cuộc Simon cũng được trắng án vì không có đủ yếu tố buộc tội. Pahom còm cảm thấy bất bình hơn, anh trút nổi giận hờn của mình lên đầu mấy vị bô lão và các quan tòa. “Tụi bây ăn xôi chùa nên ngậm miệng, anh cằn nhằn, nếu tụi bây thanh khiết thì đâu có để cho thằng ăn trộm được tự do đâu”.

Và Pahom cãi vã cả mấy ông quan tòa lẫn mấy người hàng xóm. Có lời hăm dọa nhà anh sẽ bị đốt. Cho nên mặc dầu Pahom có nhiều đất đai hơn nhưng mà địa vị của anh trong cộng đồng còn tệ hơn trước nhiều.

Khoảng thời gian này có tin đồn rằng nhiều người sửa soạn di chuyển tới vùng khác.

Pahom nghĩ: “Tao không cần đi đâu hết. Thằng nào đi đở thằng nấy, rộng chỗ, tao mua lại đất, nới rộng trang trại ra. Sống dễ thở hơn. Bây giờ còn tù túng quá, chưa được thoải mái”.

Một hôm Pahom đang ngồi ở nhà một người nông dân đi qua làng tình cờ ghé lại nhà hắn. Anh ta được cho ngủ qua đêm và đãi cơm tối. Pahom tiếp chuyện anh ta, hỏi từ đâu tới. Người lạ cho biết đến từ bên kia bờ sông Volva. Chuyện này dẫn qua chuyện kia, người lạ tiết lộ có rất nhiều người sống ở đó. Anh cho biết lý do tại sao người làng anh đến đó. Ở đây họ gia nhập cộng đồng mới, mỗi đầu người được tặng 25 mẫu đất. Đất đai rất trù phú tốt đến nỗi lúa mạch cao khỏi đầu người, dầy đặc quơ chừng vài liềm là đầy một bó. Có một người nghèo rớt mồng tơi đến đó, tay không chưn đất mà bây giờ có tới sáu con ngựa, hai con bò.

Lòng ham muốn của Pahom được khêu gợi.

“Tại sao mình lại chịu khổ sở ở cái xó xỉnh nầy trong khi có thể sống khá hơn ở chỗ khác? Mình sẽ bán đất đai và trang trại ở đây. Với số tiền đó mình lại bắt đầu một lần nữa ở chỗ mới, mua mọi thứ lại. Ở cái chỗ động tiên phải tới tận mắt coi xem sao cái đã”.

Khoảng hè thì anh ta đã sẵn sàng ra đi. Anh đi về phía hạ lưu sông Volva trên một chiếc tàu, tới Samara rồi lội bộ 300 dặm nữa mới tới chỗ. Đúng như lời người lạ cho biết, nông dân ở đây có rất nhiều đất: 25 mẫu công điền cấp cho mỗi người để cày cấy, ngoài ra có tiền cũng có thể mua thêm đất ngoài với giá một rub rưỡi một mẫu, mua bao nhiêu cũng có.

Biết được tất cả những điều cần thiết, Pahom trở về nhà khi mùa thu tới, bắt đầu bán đi những gì anh sở hữu. Anh bán đất có lời, bán trại ấp, bán trâu bò, rút chân hội viên làng, chỉ còn chờ đến mùa xuân để cùng gia đình lên đường thực hiện một cuộc định cư mới.

4.
Sau khi Pahom và gia đình đến chỗ cư ngụ mới anh liền xin gia nhập hội đồng của một ngôi làng to lớn. Anh ta bợ đỡ các vị Bô Lão và được cấp những giấy tờ cần thiết. Năm phần đất công của làng được cắt cho các con anh sử dụng: nghĩa là 125 mẫu (không phải một miếng lớn mà là những mãnh nhỏ tách rời nhau). Ngoài cánh đồng cỏ của làng được sử dụng chung cho mọi người, nhiều đất trồng trọt cũng như đồng cỏ nên có thể nuôi bao nhiêu trâu bò tùy ý. Ban đầu, trong tình trạng lộn xộn của việc xây dựng trang trại mới và ổn định chỗ ăn ở, Pahom vừa lòng với tất cả mọi chuyện, nhưng sau khi đã quen nước quen cái, anh bắt đầu nghĩ rằng chỗ này cũng không đủ đất cho hắn. Năm đầu anh trồng lúa mì trên đất công được chia, mùa màng thu hoạch rất khả quan. Anh muốn tiếp tục trồng lúa mì nữa, nhưng lại không đủ đất công, đất năm ngoái không thể sử dụng lại được liền vì lúa mì phải gieo trồng trên đất mới hay trên đất hưu canh. Một hai năm thì phải để đất nghỉ cho đến khi cỏ hoang mọc phủ tràn mới có thể trồng lại được. Ai cũng thích đất mới nên đất không đủ cho mọi người, người ta cãi nhau loạn xạ. Những người được mùa đòi được đất để lại trồng lúa mì, kẻ thất mùa đòi giao đất cho người trung gian để có thể lấy tiền trả thuế. Pahom muốn trồng lúa mì thiệt nhiều và mùa màng phải thiệt là tốt tươi. Nhưng đất lại ở quá xa làng, lúa mì phải chở về xa cả chục dặm. Sau một thời gian, Pahom nhận chân rằng mấy người nông dân trung gian sống ở các trang trại rải rác dần dần trở nên giàu có. Anh nghĩ bụng:

“Nếu ta mua vài miếng đất ngoài và cất trang trại trên đó, chuyện đời sẽ khác hẵn. Không cần phải chở tới chở lui xa xôi”.

Chuyện mua đất ám ảnh anh ta thường trực. Anh tiếp tục cách làm ăn cũ trong 3 năm, mướn đất và trồng lúa mì. Mùa màng tốt tươi, huê lợi dồi dào cho nên anh bắt đầu để dành tiền. Anh có thể sống một đời thoải mái nhưng anh lại chán chuyện phải mướn đất của thiên hạ hằng năm, chán luôn chuyện tranh giành để được mướn đất. Ở đâu có đất tốt thì nông dân đổ xô về chộp lấy ngay, cho nên phải đánh hơi thiệt giỏi, nếu không thì không được miếng nào. Năm thứ ba anh và một người trung gian chung nhau mướn một cánh đồng cỏ của vài người nông dân, xong vụ cầy xới đất thì chuyện cãi vã xãy ra và mấy người nông dân đem tới tụng đình. Tất cả chuyện làm ăn đó dẹp bỏ luôn, bao nhiêu công sức bỏ ra trở thành công cóc. Pahom nghĩ, nếu được đất của mình, thì đâu có bị lệ thuộc ai, đâu có mấy chuyện bực mình bực mẫy này. Rồi Pahom bắt đầu lùng kiếm đất để mua. Anh ta đến một người đã có 1300 mẫu, giờ đang gặp khó khăn nên muốn bán rẻ. Pahom trả giá lên xuống với ông ta, sau cùng hai bên ngã giá 1500 rub, trả trước bằng tiền mặt một phần, phần còn lại trả sau. Tất cả mọi chuyện thu xếp xong, chỉ còn chờ kết thúc bằng giấy tờ thì một người con buôn mễ cốc đi ngang qua làng tình cờ ghé lại nhà Pahom một ngày để cho ngựa ăn. Anh ta dùng trà với Pahom và hai bên chuyện vãn với nhau. Người thương nhân cho biết anh ta vừa mới trở về từ vùng đất của người Bashkirs, rất xa, ở đó anh ta mua 13 ngàn mẫu đất chỉ với giá một ngàn rub. Pahom hỏi tới thì thương nhân đáp: “Chỉ cần làm bạn với thủ lãnh của họ. Tôi bỏ ra vài món hàng như quần áo bằng tơ, thảm, trị giá khoảng 100 rub, kiếm thêm một thùng trà, một số rượu cho mấy tay ham uống, và tôi mua được miếng đất, tính ra không tới 3 kopeck mỗi mẫu. Anh ta đưa tấm bằng khoán cho Pahom xem, nói:

- Đất nằm gần sông, tất cả là một thảo nguyên chưa hề được khai thác trồng trọt gì.

Pahom hỏi đi hỏi lại nhiều câu, thương nhân nói:

- Đất ở đó hằng hà sa số, anh đi một năm cũng không hết, tất cả đều thuộc về người Bashkirs. Họ hiền như đất cục, ta có thể mua đất với giá rẻ mạt.

Pahom nghĩ thầm. Hùm! Với một ngàn rub tại sao mình chỉ tậu được có 1300 mẫu mà lại còn gánh nợ. Nếu tới đó mua đất, mình có thể có hơn mười lần, cũng với số tiền đó…

5.
Pahom hỏi kỹ lưỡng về cách tới chỗ đó. Liền sau khi thương nhân mễ cốc từ giã, anh ta sửa soạn ra đi. Anh để vợ ở nhà lo chuyện nông trại lên đường với một người giúp việc. Trên đường đi, họ ngừng lại một thành phố mua thùng trà, mớ rượu, thêm vài món quà theo lời chỉ dẫn của gã buôn bán mễ cốc.

Họ đi, đi mãi, hơn 300 dặm, đến ngày thứ bảy của cuộc hành trình họ đến chỗ người Bashkirs dựng lều. Đúng nhu người kia nói, dân ở đây sống trên một thảo nguyên, cạnh sông, trong những túp lều phủ nỉ. Họ không trồng trọt cũng không ăn những thứ làm bằng bột mì. Mục súc và ngựa của họ ăn cỏ trên đồng hoang. Ngựa con được cột sau lều, ngựa cái được dẫn đến cho bú một ngày hai lần. Họ vắt sữa ngựa cái làm kumiss. Đàn bà làm kumiss, họ cũng làm phó-mát nữa. Đàn ông chỉ việc uống kumiss, uống trà, ăn thịt cừu, hút thuốc. Họ rất cường tráng và vui vẻ. Trong suốt mùa hè họ không bao giờ bận tâm làm bất cứ chuyện gì. Họ thất học, không biết chữ nghĩa nhưng vốn là những kẻ tốt bụng.

Khi thấy Pahom, từ trong lều họ chạy túa ra vây quanh. Một người thông ngôn được mời tới. Pahom cho biết anh đến đây vì chuyện đất đai. Người Bashkirs tỏ vẻ vui thích, dẫn anh ta vào cái lều đẹp nhất, mời ngồi xuống một cái gối đặt trên thảm, họ ngồi vây quanh. Pahom được đãi kumiss và trà. Họ cũng giết cừu mời anh nữa. Pahom lấy quà và trà ra chia cho mọi người. Họ vô cùng hứng khởi, nói chuyện với nhau liền miệng, sau cùng biểu người thong ngôn dịch lại phần cần thiết.

- Họ muốn nói với ông họ thích ông, phong tục của chúng tôi là làm tất cả những gì có thể làm được để vui lòng khách và đáp lại những món quà đã nhận. Ông đã cho chúng tôi, bây giờ ông nói đi, ông thích nhất những gì của chúng tôi, nói đi, có thể chúng tôi sẽ tặng cho ông.

Pahom trả lời: “Món làm tôi thích nhất ở đây là đất đai của các ông. Đất đai ở vùng tôi đông đúc quá và đã cằn cỗi, đất của các ông thì cò bay thẳng cánh, dòm mút mắt, thêm nữa lại phì nhiêu. Tôi chưa từng thấy đất nào như vậy”.

Người thông ngôn nói lại với người Bashkirs những gì Pahom đã nói. Họ bàn cãi với nhau một chập. Pahom không thể hiểu họ nói gì, chỉ thấy họ quá vui và nghe họ reo hò, cười giởn. Rồi thì họ yên lặng ngó chăm chăm Pahom khi người thông ngôn nói:

- Họ bảo tôi nói với ông, để đáp lại quà cáp của ông, họ rất vui lòng tặng ông đất, ông muốn bao nhiêu cũng được. Ông cứ việc chỉ ra, đất đó sẽ thuộc về ông.

Dân chúng Bashkirs lại nói chuyện với nhau một lúc thì bắt đầu bàn cãi. Pahom hỏi xem họ bàn cãi chuyện gì, người thông ngôn cho biết có người muốn hỏi ý ông xếp, không nên quyết định trong lúc ông ta vắng mặt trong khi một số khác cho rằng không cần thiết phải đợi ông ta trở về.

6.
Trong khi người Bashkirs bàn luận, một người đội một cái nón da chồn rất lớn xuất hiện. Mọi người yên lặng đứng dậy. Người thong ngôn nói:” Đây chính là ông xếp của chúng tôi đó”.

Pahom liền lục ra bộ quần áo đẹp nhất và 5 cân trà dâng tặng cho ông ta. Ông xếp nhận tặng phẩm và ngồi xuống ở chỗ danh dự. Người Bashkirs tức thì bắt đầu kể cho ông ta điều gì đó. Ông xếp lắng nghe một lúc, bắt đầu ra hiệu bảo họ im rồi nói với Pahom bằng tiếng Nga:

- Chuyện đó được mà. Chọn bất cứ miếng đất nào anh muốn, chúng tôi có hằng-hà-sa-số.

“Sao mình lại có thể lấy bao nhiêu cũng được cà?” Pahom nghĩ thầm, “mình phải đòi cho được một bằng khoán để chắc ăn, nếu không bây giờ họ nói của anh đó sau này họ lại lấy lại thì cũng như không.”

Pahom nói lớn: “Rất cám ơn về lòng tử tế của ngài. Ngài có nhiều đất, tôi chỉ muốn ít thôi, nhưng tôi muốn chắc chắn miếng nào là của tôi. Ngài có thể cho đo và đặt dưới quyền sử dụng của tôi không? Con người sống nay chết mai. Quí vị tử tế cho tôi, nhưng con cái của quí vị biết đâu lại muốn đòi lại sau nầy?”

Người xếp nói: “Anh nói rất chí lý. Chúng tôi sẽ đặt đất đai dưới quyền sử dụng của anh”.

Pahom tiếp tục: “Tôi nghe trước đây Ngài đã cho một người bán buôn mễ cốc một số, và đã ký bằng khoán đàng hoàng. Tôi xin được Ngài làm giống như vậy”.

Người xếp đã hiểu.

- Được, ông ta đáp: Chuyện đó thì được thôi, dễ dàng. Chúng tôi có một bản mẫu, chúng tôi sẽ đi ra thành phố với anh và làm bằng khoán theo đúng thủ tục.

Pahom hỏi: “Nhưng mà giá cả ra sao?”.

- Giá cả của chúng tôi thì trước sao sau vậy: Một ngàn rub một ngày.

Pahom không hiểu.

- Một ngày? Đo đạc theo kiểu gì vậy? Một ngày là bao nhiêu mẫu?

- Chúng tôi không biết tính ra là bao nhiêu, người xếp đáp. Chúng tôi bán theo ngày. Anh đi bộ vòng quanh trong một ngày. Bao nhiêu đất trong đó sẽ thuộc về anh, và giá là một ngàn rub.

Pahom ngạc nhiên hết sức.

- Nhưng mà một ngày đi vòng quanh thì nhiều lắm.

Người xếp cười: “Tất cả sẽ thuộc về anh. Nhưng với một điều kiện. Nếu anh không trở về trong ngày nơi chỗ anh khởi hành, anh sẽ mất tiền.”

- Nhưng mà làm sao ghi đoạn đường tôi đi qua?

- Này nhé! Chúng tôi sẽ đến chỗ anh chỉ định, đứng ở đó, anh phải bắt đầu từ đó và đi một vòng, mang theo một cái xuổng. Chỗ nào anh thấy cần, thì đánh dấu. Mỗi chỗ quẹo đào một cái lỗ và chất một đống cỏ làm dấu. Sau đó chúng ta sẽ đi một vòng với cái cày vạch lằn nối từ lỗ một. Anh vạch cái vòng lớn bao nhiêu kệ anh, nhưng mà trước khi mặt trời lặn anh phải trở về điểm khởi hành. Vùng đất trong vòng anh đã đi qua sẽ thuộc về anh.

Pahom thích thú không cùng. Cuộc đi được ước định vào sáng sớm ngày mai. Họ nói chuyện một chập, và sau khi uống xong một chút kumiss, ăn thêm vài miếng thịt trừu, họ lại dùng trà. Trời tối. Họ đưa cho Pahom một tấm nệm lót lông để ngủ.

Người Bashkirs giải tán, hứa sẽ hội lại sáng hôm sau ngay khi trời mờ sáng để đến chỗ được chọn trước khi mặt trời mọc.

7.
Pahom êm ấm trên nệm lông nhưng không thể dỗ giấc. Anh miên man nghĩ về đất đai.

“Rồi đây mình sẽ đánh dấu một miếng đất thật là bự. Mình đi bộ một ngày 35 dặm dễ dàng. Mùa này ngày lại dài nữa. Trong một cái vòng 35 dặm thiệt là khối đất. Nhượng lại hay là cho tụi nông dân khoảng nào xấu, giữ miếng đất tốt để khai thác. Mua cặp bò đực, mướn thêm vài người phụ. Bỏ ra khoảng 150 mẫu làm đất ruộng, phần còn lại làm đồng cỏ nuôi mục súc.”

Pahom nằm trao tráo cả đêm, chỉ chợp mắt chút đỉnh trước bình minh. Khó ngủ ngon khi nằm mơ. Anh mơ thấy mình nằm trong cái lều nầy, nghe tiếng ai đó cười vui ở ngoài. Anh không biết là ai nên ngồi dậy đi ra, thấy ông xếp của dân Bashkirs đang ngồi trước lều ôm bụng cười ngặt nghẹo. Đến gần ông ta. Pahom hỏi:
“Ông cười gì vui vậy?. Nhưng anh thấy ngay đó không còn là ông xếp nữa mà là người buôn mễ cốc mới đây đã từng ở nhà anh, đã mách cho anh về chuyện đất đai. Trước khi Pahom kịp hỏi ông ta đến đây lâu chưa thì đã không còn là ông ta nữa mà là người nông dân đến từ sông Volga từ lâu lắm, ở nhà cũ của anh. Rồi thì anh thấy đó cũng không phải là người nông dân đó nữa, bây giờ lại là con quỷ sứ với đủ cả móng chân và sừng, ngồi cười vui, và trước mặt nó, nằm phủ phục trên mặt đất một người đi chân không, chỉ bận mỗi cái quần và cái áo thung lá. Vía của Pahom nhìn kỹ hơn để xem coi ai nằm đó, anh thấy người này đã chết, mà chính lại là anh.

Giựt mình kinh hãi, anh thức dậy.

“Chiêm bao kỳ cục thiệt!”. Anh càu nhàu trong bụng.

Nhìn quanh quất, qua cánh cửa mở anh thấy bình minh đang ló dạng. Anh nghĩ thầm: “Tới giờ đánh thức tụi nó dậy rồi. Phải bắt tay vào việc”. Anh đứng dậy, đánh thức người làm (đương ngủ trong xe) biểu họ thắng yên cương và gọi người dân Bashkirs dậy:

- Đã tới giờ đến chỗ đo đất.

Người Bashkirs thức dậy, tụ tập. Cả ông xếp cũng đến. Họ bắt đầu uống Kumiss, mời Pahom dùng trà, nhưng Pahom không thể đợi được, anh nói: “Đi! Tới giờ rồi. Trễ quá rồi!”.

8.
Những người Bashkirs đã sẵn sàng, tất cả cùng lên đường: người đi ngựa, kẻ lên xe. Pahom lái chiếc xe nhỏ với người giúp việc, đem theo một cái xuổng. Khi họ đến khu đất, mặt trời đỏ bình minh chiếu rọi những tia nắng đầu tiên. Họ leo lên cái đồi nhỏ (người dân Bashkirs gọi là Shikkan), xuống xe, xuống ngựa tụ lại một địa điểm.

Người xếp đến gần Pahom dang tay về phía cánh đồng thẳng tắp nói:

- Coi nè, tất cả ở đây, xa tới mút mắt anh, đều thuộc về anh. Anh có thể chọn phần nào anh muốn.

Mắt Pahom ngời sáng, tất cả thảo nguyên, bằng phẵng như lòng bàn tay, đen như hạt dẻ, trong những chỗ đất lòng chảo nhiều loại cỏ mọc cao ngang tới ngực.

Người xếp lột cái nón bằng da chồn xuống, đặt trên mặt đất nói:

- Đây làm dấu chỗ nầy. Bắt đầu từ đây và trở lại đây. Tất cả vùng đất bao gồm ở trong đường anh đi qua sẽ thuộc về anh.

Pahom lấy tiền bỏ vô nón. Anh cởi áo khoác, chỉ để lại cái áo thung lá không tay. Anh mở dây nịch cột chặt phía dưới bụng, bỏ vô trong áo một gói nhỏ bánh mì, cột một chai nước vô dây nịch, kéo đôi ủng lên cao, giựt lấy cái xuổng từ tay người làm, đứng trong tư thế sẵn sàng khởi hành. Anh dòm quanh quất một lúc để coi đi về phía nào cho có lợi – bốn phía đều có vẽ hấp dẫn, mời gọi.

- Không cần, anh quyết định, mình đi về phía mặt trời mọc.

Anh quay mặt về hướng đông, làm vài động tác dản gân cốt trong khi chờ mặt trời nhú lên khỏi chân trời.
“Đừng mất thì giờ” anh nghĩ. “Khi trời còn mát, đi là tốt nhất”. Những tia nắng lóa lên khỏi chân trời lúc Pahom vác xuổng trên vai đi xuống đồi về phía thảo nguyên.

Pahom bắt đầu đi thong thả. Sau khi đi được khoảng 1000 yard, anh ngừng lại đào một cái lỗ, chất cỏ lên thành đống cho dễ thấy, rồi lại tiếp. Bây giờ thì anh đã quen, nên đi mau hơn. Sau một chập anh lại đào một cái lỗ khác. Anh dòm về phía sau, ngọn đồi thấy rõ ràng trong ánh nắng, người lố nhố lấp lánh những vành sắt bánh xe. Anh ước lượng mình đã đi được 3 dặm. Trời ấp áp hơn. Anh lột áo thung ra, vắt ngang vai tiếp tục đi nữa. Trời ấm. Anh ngó mặt trời – đến lúc phải ăn sáng.

Phần thứ nhất thực hiện suôn sẻ, nhưng mà còn 3 phần nữa. Còn quá sớm. Pahom ngồi xuống, lột giày, móc vô giây nịt, tiếp tục đi. Bây giờ thì đi dễ dàng. Mình phải đi thêm 3 dặm nữa, anh nghĩ thầm rồi quẹo trái, chỗ này đất tốt quá, bỏ uổng. Càng đi sâu vào đất dường như càng tốt hơn. Anh đi thẳng một chập và khi anh nhìn quanh, ngọn đồi đã khó thấy, người trên đó chẳng khác nào như đàn kiến đen, anh chỉ thấy mấy cái cây gì đó lấp lánh dưới mặt trời.

A há! Pahom nghĩ: Phía này như vậy là đủ rồi. Quẹo được rồi. Hơn nữa, mồ hôi ra nhiều quá. Khát nước rát cổ họng.

Anh ngừng lại đào một cái lỗ lớn. Chất cỏ lên thành đống. Mở cái chai, uống miếng nước, quẹo gắt về phía trái. Anh đi mãi miết, trong cỏ cao dưới trời nóng cháy da.

Pahom bắt đầu thấm mệt, anh ngó trời. Mặt trời đúng ngọ. Nghĩ cái đã.

Anh ngồi xuống, ăn vài miếng bánh mì, uống mấy hớp nước, nhưng không dám nằm sợ ngủ quên. Ngồi được một chập, anh tiếp tục đi nữa. Ban đầu anh đi dễ dàng, thực phẩm tăng thêm sức mạnh, nhưng trời nắng kinh khủng khiến anh buồn ngủ. Anh vẫn tiếp tục lê bước, nghĩ bụng ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Về hướng nầy anh cũng đi một đoạn đường dài, khi định quẹo trái nữa thì anh thấy một vùng đất trủng ẩm thấp. Bỏ khu này cũng uổng, trồng cây đai ở đây thì hết sẩy. Anh đi qua luôn chỗ đất đó và đào một cái lỗ ở bờ bên kia trước khi quẹo gắt phía trái. Về phía đồi, hơi nóng làm cho không gian mập mờ như giao động; qua cái lờ mờ đó, anh thấy người trên đó mờ nhạt, hư ảo.

Cha! Mình đi mấy cái chiều trước có bộ hơi dài, chiều này phải cho ngắn lại bớt. Anh đo theo chiều thứ ba, bước nhanh hơn. Anh ngó mặt trời: đang xeo xéo về phía chân trời mà anh thì chưa đi được 2 dặm của chiều thứ ba nầy của cái hình chữ nhật. Còn 10 dặm nữa mới tới đích. Không được, kiểu này miếng đất của mình méo ốm mất, phải đi thẳng đường mới được. Mình có thể đã đi quá xa đó, nhưng mà được nhiều đất cũng đở.

Vì vậy Pahom đào một cái lỗ và quẹo thẳng về phía ngọn đồi.

Pahom thẳng về phía ngọn đồi nhưng mà bây giờ anh đi một cách khó khăn. Nắng vật anh mệt lã, hai bàn chân không giày bị cắt nát, đùi cẳng rã rời. Mong muốn được nghỉ ngơi, nhưng anh sợ trở về không kịp trước khi mặt trời lặn. Mặt trời không đợi chờ ai, đang càng lúc chìm xuống thấp dần.

Bậy, mình đã ham đi quá. Nếu trễ thì hư bột hư đường hết.

Anh ngó về phía ngọn đồi rồi ngó mặt trời. Vẫn còn xa đích quá và mặt trời thì đã gần chơn trời rồi.
Pahom tiếp tục đi, đi khó nhọc nhưng anh đi càng lúc càng mau. Tuy vội vã, nhưng anh còn quá xa chỗ phải tới. Anh bắt đầu chạy, liệng cái áo, vất đôi ủng, quăng chai nước, bỏ cái nón, chỉ giữ lại chiếc xuổng làm nạn để chống.

Làm sao bây giờ? Mình chộp quá nhiều cho nên hư chuyện. Không thể nào về kịp trước khi mặt trời lặn được rồi.

Điều lo ngại làm cho anh càng hụt hơi hơn. Pahom tiếp tục chạy, Áo quần ướt đẩm mồ hôi dính đeo vô người anh. Miệng anh khô khốc khô rang. Ngực anh phồng lên xẹp xuống như ống thụt lò rèn, tim anh đập mạnh như búa nện, chân anh xiêng xẹo, như không thuộc về anh nữa. Pahom kinh hãi e rằng mình sẽ bị chết vì cố gắng quá sức.

Mặc dầu sợ chết, anh vẫn không thể ngừng lại.
Mệt ứ đừ từ sáng tới giờ, bây giờ bỏ cuộc thì có là ngu.
Anh tiếp tục chạy mãi, đến gần ngọn đồi, anh đã có thể nghe người Bashkirs reo hò cổ võ; những tiếng ồn ào này kích thích anh hơn.
Anh gom tàn hơi chạy tiếp.
Mặt trời xuống gấp gần chân trời, ẩn dưới lớp sương mù, trông to lớn và đỏ như máu. Bây giờ, vâng bây giờ, mặt trời gần lặn rồi.

Mặt trời thấp thật đó, nhưng anh cũng đã gần tới đích rồi. Pahom có thể ngó thấy người ở trên đồi vẫy hối. Có thể thấy rõ rang cái nón da chồn của người xếp trên mặt đất, ông ta đương ôm bụng cười. Và Pahom nhớ lại giấc mơ. Quá nhiều đất, nhưng mà trời có để cho hưởng không? Mình chết mất! Mình chết mất! Mình không bao giờ tới đó được rồi.

Pahom ngó mặt trời đã chạm tới mặt đất, một phần đã bị che khuất. Với tất cả sức lực còn lại anh rấn tới, chồm người tới trước để cho khỏi ngã. Khi anh vừa tới chân đồi thì thình lình trời sụp tối. Anh ngó lên, mặt trời đã lặn.

Anh kêu lên công cốc cả và định dừng lại, nhưng anh nghe người Bashkirs vẫn còn reo hò nên nhớ lại là anh đang ở dưới thấp cho nên tưởng mặt trời đã lặn trong khi họ ở trên đồi nên vẫn còn thấy được. Anh hít một hơi dài và chạy lên đồi. Vẫn còn ánh sáng ở đó. Anh đến đỉnh đồi và thấy cái nón. Trước nón người xếp ngồi ôm bụng cười. Một lần nữa Pahom nhớ tới giấc mộng, anh kêu lên, chân anh hụt hẫng, anh ngã về đằng trước, hai tay với chộp cái nón. Người xếp kêu lên thật lớn:

- Thằng cha này giỏi thiệt, được thiệt là nhiều đất ha!

Người giúp việc của Pahom chạy lên cố đỡ anh dậy, nhưng miệng anh đã trào máu. Anh đã trút linh hồn.
Dân chúng Bashkirs thương hại chắc lưỡi hít hà.
Người giúp việc lượm cái xuổng lên, đào một lỗ huyệt dài vừa đủ chứa Pahom, chôn anh trong đó.
Thước mấy, từ đầu tới gót là tất cả số đất anh cần.

Leo Tolstoy
Nguyễn Văn Sâm dịch từ bản tiếng Anh How Much Land Doe a Man Need?
Nguồn: Dịch giả gửi



Phận con người huyền hoặc có như không






Lâm Hảo Dũng



Hạt tiêu nồng có làm cay hốc mắt ?
Muối tẩm lòng mặn đắng tế bào không?
Trong góc khuất của ngày ôm chiếc bóng
Nhện giăng giăng mạng lưới ngã nghiêng buồn

Bàn vẫn trơ gỗ nằm phơi chết đuối
Ly đã mòn tiếng nói vụt bay xa
Trong hơi hướm mệt nhoài không ảnh tối
Đi quên về đi chỉ mới hôm qua

Những nắm bắt vô ơn sầu bỏ lại
Một ngày trôi cầm gởi xác thay hồn
Khi gió quạt trăng, chiều mây bay mãi
Đốt bình minh, thiêu cháy cả hoàng hôn

Và nghiêng xuống bên vai đời bỏ trống
Thuốc màu xanh hay màu trắng cô đơn
Và cúi xuống hoang vu nhìn kiếp sống
Phận con người huyền hoặc có như không…

Cánh vạc đêm Sàigòn



Chu Thụy Nguyên




Bói cho ai ?
hay cánh vạc chỉ mong
bói cho ra cá ?
Chẳng ham sắc thanh, vạc chỉ cần mật ngọt.

Đêm lượn lờ
nghiêng dọc dòng lao xao thô thiển
Lắm khi bói toàn búp tím tái xù gai
khiến dạ lòng nổi điên (xù lông nhím).

Các nường vạc lắm khi cố bói
cho ra khuôn mặt đêm
dẫu bóng tuyền nửa người
nửa chung đụng thú hoang.

Bói cho cạn
mụn thời gian hợt
hời lao vằng vặc
Bói đầu nguồn hắt hiu tép ruốc rạm còng

Bói cuối bãi nhái bén chàng hiu chem chép
Ta ngụm rượu
Ngại ngần chi chẳng nuốt vội
Khi từng bóng đêm vàng vọt lướt khỏa thân.

Nhìn từng cánh vạc sinh viên đói đêm
Sài Gòn hở rốn, phanh vú, trễ mông
Chẳng cần phải cậy nhờ chi xa lắc
gió lọt khe đêm quá thải thừa …

Lời của dòng sông



Nguyễn An Bình




Con nước lớn đưa tình anh ra biển
Mưa chợt về bong bóng vỡ trên sông
Em hồn nhiên trong ngăn đời ký ức
Nghe xôn xao tiếng sóng vỗ trong lòng.

Ngọn gió nào đem lời anh đi mất
Người qua sông sao chân bước ngập ngừng
Bờ lau lách con chim buồn thôi hót
Nhớ vô cùng một nỗi nhớ người dưng.

Chẳng biết em có về ngang bến cũ
Để áo bay theo vạt nắng cuối ngày
Cánh bèo trôi theo từng cơn sóng nhỏ
Chim vịt kêu khắc khoải bến sông đầy.

Em đừng hỏi sông về đâu mấy ngã
Bởi thời gian như chiếc lá vô tình
Gió cuốn đi về phương nào rất lạ
Lỡ sang sông nên mất bóng biệt hình.

Chuyến phà cũ phải đâu là chuyến cuối
Đợi ai về đợi suốt một mùa mưa
Lòng vẫn biết cánh chim bay đã mỏi
Sao thương hoài ngọn cỏ bến sông xưa?

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Những người rơi



Từ Huy





Cảm tác từ bức tranh “Ngồi rơi” của chị Ng H




những đàn bà đứng rơi
cạnh một đàn bà ngồi rơi
vực thẳm có đáy?
có gì
hay có ai
đỡ họ?

những người đàn bà rơi
dù ngồi dù đứng
họ rơi
đất ở đâu đó sau kia
thẳng và nghiêng và ngang và dọc
thì rơi là rơi và không ngừng rơi

những người sinh ra
để rơi
là đàn bà

những người sinh ra
là đàn bà
phải rơi

dù đứng dù ngồi
họ rơi
bầu trời ở dưới đầu
thời gian sâu
không gian chậm

đỏ đen trắng và không có xanh da trời
những người rơi không cánh
mắt không nhìn
vạt áo giấu tiếng thở
căng và chùng

đường rơi vô hướng
cánh tay rơi giang ra bàn tay rơi nắm lại
khuôn mặt rơi biến mất trên lộ trình rơi không điểm cuối

ngả sang phải xuôi sang trái
nhào lên lộn xuống và quay vòng bất định
thì rơi là rơi và không ngừng rơi...

Sài Gòn, 6/3/2014




Con chó đói không màu








Lê Vũ Trường Giang







Một buổi chiều đầy ung nhọt.

Tôi đi qua những hè phố ngập tràn quán cóc. Người ngồi lố nhố, khói thuốc như sương. Những bãi nước bọt vấy tung đường, đôi bước tôi dẫm lên đó với sự đay nghiến cho tan đi cái chiều vất vưởng. Tôi tìm đến những con đường vắng rải đầy lá mục. Không một bóng người giữa con đường xưa kia là công sở một thời của một vương triều. Nguyễn. Nguyễn. Nguyễn. Kí ức thành ma. Lục Bộ. Tôi cố nhớ. Nhặt một nhúm rác lá đã hoai, tôi đưa lên mũi ngửi. Tôi nghe tiếng thầm thì của những phế tích trên bàn tay qua ánh nắng thanh khiết như thủy tinh rọi từng gân lá. Tôi muốn gọi tên mình. Tôi. Tôi. Tôi. Rút cuộc đó có phải là mình không. Tôi thả đống rác lá xuống, có cảm giác buồn nôn vì cái tên trần trụi không họ, không chữ lót mà thuở lọt lòng đã gợi ý cho mẹ gọi vậy rồi. Một tiếng chuông đâu đó va vào buổi chiều mục, ngân vỡ giữa những tường gạch loang màu rêu xanh. Một con chó đói gầm gừ bước ra từ bức tường nát. Nó nhìn tôi như một kẻ thù cần khuất phục. Tôi nhìn nó, trợn trợn mắt. Nó nhìn tôi và đột nhiên nó không màu. Con chó đói không màu đi xuyên qua bức tường nát không một cái vẫy đuôi. Tôi nhìn cái đuôi cho đến khi bức tường chỉ còn lại màu rêu xanh buồn thảm. Tôi muốn đi về phía tiếng chuông tìm nơi trú ngụ cho đôi chân chực quỳ xuống trước những con đường xa thẳm. Đâu đó là quê hương, đâu đó là mẹ hiền.

Tôi đi miết ra đến tận bờ sông xanh phẳng lặng. Tôi thấy sợ con sông không đáng sợ. Tôi hét lên cho vơi bớt tuổi tên với những đeo mang vớ vẩn. Tôi. Tôi. Tôi. Đêm rớt xuống như một lời tỉ tê tội lỗi. Khoảng lặng rơi trên đầu con chó không màu đang bơi trên sông. Xa xa tiếng hò trên một chiếc noốc tê buốt thấm theo từng con sóng gợn. Tôi thèm giết mình như vị sư thích để tóc húi cua, từng ba lần nhảy xuống dòng sông đầy thép nhọn, ngày người ta trùng tu cây cầu theo văn bản và làm mới theo cái quyền ngu xuẩn của họ. Tôi nhúng một chân xuống dòng nước. Nước lạnh tanh. Tôi nhúng hai chân xuống nước rồi bước đi. Tao sẽ giết mày, thằng sát nhân muôn đời tanh tưởi. Đôi bàn tay tôi vung vẩy trong màn đêm đen rồi sờ lên mặt, lần xuống cổ. Chết đuối hay chết ngạt. Tôi đưa tay bóp cổ mình và thầm thì gọi tên. Tôi... ôi... ôi... Những thế kỉ chờ đợi mỏi mòn trong bàn tay. Đường sinh tồn còn dài lắm, chưa đến ngày tận mạng. Mặc. Tôi lấy hết sức siết đôi bàn tay vào một khúc tròn của sự sống. Nó mềm và da diết. Tiếng thở là kinh cầu đầy van lơn, rên rỉ. Cái tên đi qua cuộc bể dâu, lấm lem bùn đất và những vũng lầy của những cái lỗ đàn bà. Tôi muốn giết thằng bệnh hoạn. Những thế kỉ vang lừng tiếng chuông. Tôi ham chết như ham sống, thích sống như thích chết. Ngực tôi bốc lửa giữa hơi thở giao thoa. Ngọn lửa rất xanh và rất lạnh. Tôi gọi tên nàng, mong chờ một lần mở cửa để bước vào ngôi nhà có ngọn lửa ấm. Nàng đứng trên bờ, im lìm trắng. Con chó đói không màu ve vẩy đuôi sau lưng nàng. Tôi bối rối buông tay ra khỏi cổ. Đôi chân bì bõm dẫm lên làn nước đen sẫm và rất ấm bây giờ. Con chó đói không màu nhe hàm răng sắt của nó, thách thức nhìn tôi. Tôi chạy rất nhanh băng qua suối nguồn trẻ thơ nơi người đàn bà năm xưa khoả thân tắm dưới trăng già. Nàng tắm một mình và lên bờ khóc một mình cho những mối tình dang dở. Gió bay bay hong khô tóc nàng, ru nàng vào giấc mơ màng suối khe.

Cánh cửa vẫn còn mở. Tôi chạy mãi, chạy mãi giữa dòng nước.

Ngọn lửa sẽ thiêu chết con chó đói không màu kia. Hãy đợi!

Và nàng cười.

Chưa bao giờ con tim tôi được một phen đập rộn ràng như thế.

Tôi. Tôi. Tôi.

Sự thật chưa một lần vấy bẩn.

Tôi. Tôi. Tôi.

Đó không phải là tên anh! Nàng hét.

Tên tôi!?

Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử






Nguồn: Marc F. Plattner (2012). “Media and Democracy: The Long View”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 4 (October), pp. 62-73.
Biên dịch: Bùi Thị Hoàng Hà 
 Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang



Ngày nay tất cả chúng ta đều ý thức được là mình đang sống trong cuộc cách mạng thông tin liên lạc. Trong suốt hai thập kỉ qua, chúng ta đã được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền thông và trong cách áp dụng chúng – cách đây chỉ một vài năm không ai có thể tiên đoán được sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook hay Twitter. Hơn nữa, những sự đổi mới (công nghệ) đó dường như vẫn đang tiếp diễn với một nhịp độ phát triển mau lẹ. Giới trẻ ngày nay được sinh ra trong một thế giới đầy biến đổi – họ khó có thể tưởng tượng nổi cuộc sống trước kia khi chưa có mạng Internet và điện thoại di động. Ngay cả ở các nước kém phát triển hơn, nơi mà Internet vẫn bị hạn chế, điện thoại di động đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Theo nhiều cách, phương tiện truyền thông kĩ thuật số mới rõ ràng đang làm thay đổi cuộc sống thường ngày của con người. Đối với cá nhân tôi, mặc dù tôi không cho đó là ví dụ điển hình, thói quen hằng ngày của tôi đã được cách mạng hóa hoàn toàn bởi sự ra đời của thư điện tử. Nhờ có thư điện tử, những công việc từng được gọi là “công việc văn phòng” giờ đây có thể đi theo chúng ta đến khắp mọi nơi, thậm chí ngay trong kì nghỉ. Không nghi ngờ gì nữa, thành tựu này đã mang lại lợi ích rất lớn trong quá trình xử lý công việc kịp thời và hiệu quả, nhưng nó cũng đã thay đổi nhịp điệu cuộc sống của chúng ta một cách triệt để. Không còn nữa những ngày tháng khi ta phải tới văn phòng làm việc từ sáng sớm, nhâm nhi một tách cà phê trong khi đọc báo và chờ đợi thư từ dịch vụ bưu chính. Có thể dễ dàng liệt kê một loạt những khía cạnh đời sống chịu sự tác động của mạng Internet, từ các hoạt động mang tính chuyên nghiệp như báo chí và nghiên cứu học thuật đến các vấn đề cá nhân trong cuộc sống như tình bạn hay tình yêu.

Phương tiện truyền thông đại chúng mới cũng đang tác động đến nền chính trị và dân chủ, tuy nhiên tôi phải nói rằng vẫn còn quá sớm để biết được ảnh hưởng đó sẽ là cơ bản hay chuyển biến như thế nào. Trong suốt thập kỉ 1990 hậu Chiến tranh Lạnh, những người đam mê mạng đã cho rằng mạng Internet sẽ thay đổi đáng kể tính chất của đời sống chính trị, nó sẽ mở ra một “thế giới vô biên”, trong đó các cộng đồng ảo nối mạng sẽ lật đổ các quốc gia – dân tộc kiểu cũ và kết nối mạng theo chiều ngang sẽ phá hủy hoàn toàn tất cả các mô hình tổ chức có thứ bậc theo chiều dọc. Tuy nhiên, không bao lâu sau đó, thực tế đã chứng minh tính bất khả thi của sự biến đổi sâu rộng này, bởi các quốc gia – dân tộc đã thể hiện rằng họ hoàn toàn có khả năng áp đặt những giới hạn thực tế đối với việc sử dụng Internet. Cho đến nay, trên thực tế, tác động của phương tiện truyền thông mới lên đời sống chính trị không nghiêm trọng bằng những tác động nảy sinh từ sự xuất hiện và ảnh hưởng rộng rãi của truyền hình. Thật vậy, ngay trong những năm gần đây, sự phát triển của truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp (một chủ đề tôi sẽ đề cập sau) đã tác động tới chính trị nhiều hơn bất kì sự tiến bộ nào trong phương tiện truyền thông kĩ thuật số.

Điều này không hề phủ nhận những tác động chính trị quan trọng mà các phương tiện truyền thông mới đem lại, hay phủ nhận tầm ảnh hưởng của chúng trong tương lai. Việc sử dụng phương tiện truyền thông mới trong suốt các cuộc nổi dậy Ả Rập gần đây đã chứng minh rằng những tiến bộ khoa học đó rõ ràng là một loại vũ khí mới hữu ích đối với những người đang thách thức chế độ độc tài – thậm chí ngay cả giới cầm quyền cũng đang gồng mình tìm cách sử dụng các công cụ tương tự để ngăn chặn họ.

Các công nghệ mới cũng tạo ra những thay đổi trong một vài khía cạnh chính trị của các nước theo chế độ dân chủ, đáng chú ý là công tác vận động chính trị và gây quỹ. Tóm lại, các phương tiện truyền thông mới đang ảnh hưởng đến cách thức hình thành và lan truyền dư luận. Sự phổ biến ngày một rộng rãi của phương tiện truyền thông trực tuyến trong các nền dân chủ lâu đời là nguyên nhân chính khiến cho lượng độc giả và lợi nhuận của báo viết bị sụt giảm. Trong khi các ấn phẩm in ấn đang cố gắng duy trì vai trò chủ chốt có phần suy yếu của mình bất chấp ảnh hưởng gia tăng từ phương tiện truyền thông phát sóng, thì giờ đây dường như người ta đã bắt đầu nghi ngờ khả năng tồn tại lâu dài của chúng. Tuy nhiên, sẽ rất vội vàng nếu chúng ta dự đoán sự sụp đổ của báo viết tại thời điểm này, đặc biệt khi tổng số báo phát hành vẫn tiếp tục tăng tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở các nước như Ấn Độ và Brazil.

Thật vậy, không ai có thể đoán trước được các công nghệ viễn thông mới nổi sẽ tác động đến truyền thông như thế nào trong những năm tới. Nhưng chính vì sự thay đổi đang diễn ra quá nhanh chóng và tương lai thì lại không hề chắc chắn, đây là thời điểm đặc biệt thích hợp để chúng ta mở một cuộc điều tra lớn hơn về mối quan hệ giữa dân chủ và truyền thông. Đây là một vấn đề không nhận được nhiều sự chú ý như mong đợi từ giới học thuật, đặc biệt từ phía các nhà khoa học chính trị và các nhà nghiên cứu dân chủ khác.1 Trong những trang tiếp theo, tôi sẽ cung cấp một số phản ánh ban đầu về mối quan hệ giữa dân chủ và truyền thông, những cách thức mà mối quan hệ ấy được giải quyết bởi một số nhà tư tưởng chính trị hàng đầu trong quá khứ và những thay đổi mà nó đã phải trải qua cùng với sự tiến bộ của nền dân chủ hiện đại và công nghệ.

Chính phủ đại diện và báo chí

Nền dân chủ được sinh ra trong các thành phố Hy Lạp cổ đại, những nơi không hề có phương tiện truyền thông được hiểu như trong ngữ cảnh này. Nhưng chắc chắn rằng những thành phố đó có các nhà thơ, người hát rong, nhà viết kịch, nhà hùng biện, và tại đây, nghệ thuật biểu diễn và thuyết phục được tinh lọc ở trình độ cao. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận và tranh cãi mang tính chính trị trong các thành bang (polis) Hy Lạp được diễn ra trực tiếp trong các hội đồng (ekklesia), cơ quan vừa có quyền lập pháp vừa có quyền ra quyết định đối với tất cả các vấn đề về chính sách cộng đồng, trong đó có vấn đề chiến tranh và hòa bình. Một phần vì dân chủ được hiểu là việc yêu cầu đích thân công dân nhóm họp lại và bàn bạc trực tiếp – địa điểm đặt hội đồng thành Athens là sườn đồi Pnyx – nên trong một thời gian dài, hình thức chính phủ này được cho rằng chỉ có tính khả thi trong các thành bang. Đến tận giữa thế kỉ 18, các triết gia chính trị lỗi lạc như Montesquieu và Rousseau cho rằng chỉ có những chính thể rất nhỏ mới có thể hoạt động theo chế độ dân chủ.2

Trái lại, nền dân chủ hiện đại được dựa trên nguyên tắc mới “các đại biểu do chính nhân dân bầu chọn sẽ là đại diện của nhân dân trong cơ quan lập pháp”.3 Dân chủ đại diện được sinh ra trong thời đại truyền thông in ấn. Tất nhiên, bản thân thuật ngữ “phương tiện truyền thông” đã không được sử dụng cho đến mãi sau này. Trong nhiều thế kỉ, thay vì nói “báo chí” (the press), con người đã sử dụng một thuật ngữ mô tả công nghệ in ấn để đề cập tới các phương tiện giao tiếp khác nhau dựa trên các ấn phẩm. Ngày nay chúng ta nghĩ về thuật ngữ lỗi thời này chủ yếu đề cập tới báo chí và tạp chí xuất bản định kì. Nhưng ban đầu thuật ngữ này cũng bao gồm cả sách, như chúng ta thấy nó được phản ánh trong tên của các nhà xuất bản hiện đại như Nhà xuất bản Đại học Oxford hay Harvard (Oxford/Havard University Press).

Ở Anh, những trận chiến lớn hồi thế kỉ 17 nhằm ủng hộ tự do báo chí, do các nhân vật xuất chúng như John Milton và John Locke tiến hành, đã tập trung vào việc cấp giấy phép cho máy in. Cả hai cuốn sách nhỏ mang tựa đề Areopagitica của Milton viết về bảo vệ “quyền tự do in ấn không cấp phép” được xuất bản năm 1644 và bản ghi nhớ cá nhân năm 1695 của Locke bày tỏ thái độ chống lại việc gia hạn Luật Cấp phép đều chỉ ra rằng kẻ thù của tự do xuất bản là các nhà chức trách của Giáo hội và nhà nước.4 Luật Cấp phép, thực tế đã được Quốc hội sửa đổi vào năm 1692 sau cuộc Cách mạng Huy hoàng nhưng ngay sau đó lại mất hiệu lực vào năm 1695, được xây dựng để ngăn chặn trước việc xuất bản các tác phẩm dị giáo và ly giáo cũng như những tác phẩm nổi loạn hay phản nghịch. Cuộc đấu tranh ủng hộ quyền tự do xuất bản có sự liên kết mật thiết với công cuộc đại tự do của thời kỳ Khai sáng.

Mặc dù sự ủng hộ định hướng Khai sáng về quyền tự do báo chí không có nghĩa ngụ ý kêu gọi quyền tự do cá nhân không hạn chế, huống hồ là nền dân chủ. Trong số các nhà triết học nổi danh của thời đại Khai sáng, chỉ có Spinoza mới nối kết được một cách rõ ràng sự tự do ngôn luận với dân chủ: Chương cuối của Luận thuyết Thần học Chính trị (Theologico-Political Treatise) có tựa đề “Trong một Quốc gia Tự do, mỗi người có thể Nghĩ điều họ Muốn và Nói điều họ Nghĩ,” và Spinoza chỉ rõ rằng dân chủ, với tư cách là “hình thức tự nhiên nhất của việc cai trị” cũng là chế độ phù hợp nhất để đạt được mục tiêu này.5 Ngược lại, David Hume, trong bài luận “Về Tự do Báo chí” (“Of the Liberty of the Press”) năm 1742 của mình, lập luận rằng việc tự do “thông tin cho công chúng bất kì điều gì chúng ta muốn” là đặc biệt phổ biến ở những nước có chính quyền hỗn hợp như của Anh, trái ngược với những quốc gia “hoàn toàn theo chế độ quân chủ” hay “hoàn toàn theo chủ nghĩa cộng hòa”.6

Việc sự ủng hộ quyền tự do báo chí được tách biệt hẳn với sự ủng hộ nền dân chủ đã đạt tới mức độ rõ ràng trong văn bản nhìn chung được coi là đạo luật đầu tiên quy định một cách rành mạch về tự do báo chí – một pháp lệnh hoàng gia của Thụy Điển năm 1766 có tên gọi “Pháp lệnh Liên quan tới Quyền tự do Viết lách và Báo chí.” Pháp lệnh mở đầu bằng lời ghi nhận “những lợi thế lớn bắt nguồn từ sự tự do hợp pháp của việc viết lách và báo chí”, thể hiện ở chỗ “một sự khai sáng lẫn nhau không giới hạn trong các chủ đề hữu ích khác nhau không chỉ thúc đẩy sự phát triển và phổ biến của khoa học và nghề thủ công hữu ích mà còn tạo ra những cơ hội lớn hơn cho các thần dân trung thành của Chúng ta được nâng cao kiến thức và nhận thức đầy đủ về một hệ thống chính quyền được tổ chức khôn khéo.” Mặc dù việc kiểm duyệt trước đó đã bị bãi bỏ, nhưng Pháp lệnh hoàng gia này vẫn xác nhận những hình phạt pháp lý nghiêm khắc đối với những ấn phẩm “phạm thượng chống lại Thiên Chúa” hay “xem thường quan điểm của chúng ta và Hoàng gia.”7

Tuy nhiên, nếu chuyển sang những xác nhận chính thức đầu tiên của Bắc Mỹ về nguyên tắc tự do báo chí, chúng ta sẽ tìm thấy thứ ngôn ngữ chính trị rất khác và một vài mục tiêu chính trị bên cạnh mục tiêu của thời kỳ Khai sáng, thể hiện trong một bức thư vào tháng 10 năm 1774 của Đệ Nhất Quốc hội Lục địa (First Continental Congress) gửi tới người dân Quebec. Bức thư liệt kê ra năm quyền “mà không có những quyền ấy con người sẽ không thể sống tự do và hạnh phúc”, mở đầu là quyền của con người có tiếng nói trong chính quyền của họ thông qua các đại biểu mà họ bầu chọn. Việc kể đến quyền thứ năm, “quyền tự do báo chí”, được giải thích như sau:


Tầm quan trọng của điều này không chỉ bao gồm việc thúc đẩy chân lý, khoa học, đạo đức và nghệ thuật nói chung trong việc truyền bá những quan điểm tự do dưới sự quản lí của chính phủ, mà còn cả sự sẵn sàng trao đổi tư tưởng giữa các đối tượng và vì vậy thúc đẩy tình đoàn kết giữa họ, qua đó các quan chức hay áp bức cảm thấy xấu hổ và sợ hãi, khiến họ chuyển sang những cách thức tiến hành công việc công bằng và có danh dự hơn.8

Các chức năng chính trị đặc biệt của báo chí ở đây không chỉ bao gồm việc truyền bá “các quan điểm tự do” về chính phủ, mà ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông cũng như sự hợp nhất giữa nhân dân, đồng thời phơi bày và hạn chế hành vi của quan chức nhà nước. Trong các thành bang cổ đại, người ta không cần đến các phương tiện truyền thông viết tay hay in ấn nào để thực hiện những chức năng sau cùng đó. Tuy nhiên, nếu một dân tộc muốn cai quản và tự trị một lãnh thổ rộng lớn thì việc có được một thứ giống như tự do báo chí là điều cần thiết.

Ý tưởng về một nước cộng hòa được mở rộng hoặc có quy mô lớn là một sự đổi mới chính trị của Mỹ hồi thế kỷ 18, vốn được làm rõ một cách toàn diện lần đầu tiên trong tập bài viết Federalist (gồm 85 bài viết của Alexander Hamilton, James Madison và John Jay nhằm kêu gọi phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ – NBT). Lập luận chống lại truyền thống gắn các nước cộng hòa với các chính thể nhỏ, các tác giả của tập Federalist cho rằng bằng cách “mở rộng phạm vi” của chính phủ cộng hòa, người ta có thể khiến nó ít bị tổn thương hơn trước những mối đe dọa bè phái và do đó có thể đảm bảo các quyền công dân tốt hơn: Như James Madison đã nói trong tờ Federalist 51, ​​“xã hội càng rộng lớn, miễn là nằm trong một không gian thực tế, thì chính phủ sẽ càng có nhiều khả năng tự quản hơn.” Phạm vi mà Madison đề xuất mở rộng theo như bản chất tự nhiên của nó phải là “không gian công cộng” – không phải theo ý nghĩa lý tính – phê phán mang tính giai cấp nhưng có vẻ mỹ miều là “không gian công cộng tư sản”9 như lời của Jurgen Habermas, mà chỉ đơn giản là một đấu trường trong đó các công dân tự quản có thể thảo luận về các vấn đề chính trị mà họ đối mặt. Chính vì điều này, vai trò của báo chí là không thể thiếu được.

Điều kỳ lạ là mặc dù ban đầu tờ Federalist, được công bố dưới dạng một loạt các bài tiểu luận báo chí, nhưng bản thân tờ báo lại hầu như chẳng nói gì về vai trò của báo chí. Thậm chí trong một chương dành để bác bỏ phản đối cho rằng Liên bang sẽ là quá rộng lớn đối với chính phủ cộng hòa, Madison đã nhấn mạnh tới các yếu tố địa lý như khả năng tập hợp các đại biểu tại thủ đô và chỉ ra những cải thiện sắp tới về giao thông vận tải hơn là thảo luận về vai trò của báo chí trong việc tạo điều kiện thông tin liên lạc thuận lợi giữa các vùng miền trong nước.

Một trong những tác phẩm đầu tiên chỉ ra mối liên kết rõ ràng giữa tự do báo chí với quy mô lớn của các quốc gia hiện đại, đó chính là cuốn “Các nguyên tắc chính trị có thể áp dụng cho tất cả chính phủ (Principles of Politics Applicable to All Governments) (1810)” của tác giả Benjamin Constant – một nhà tư tưởng chính trị lỗi lạc. Constant không hạn chế tranh luận của mình vào chỉ các chính phủ dân chủ hoặc thậm chí là các chính quyền tự do. Như ông đã nói: “Trong các chính thể quy mô lớn của thời kì hiện đại, tự do báo chí là phương tiện duy nhất đảm bảo tính công khai, và vì vậy dưới bất cứ loại chính phủ nào cũng là biện pháp đặc biệt để bảo vệ các quyền của chúng ta.” Ông lưu ý rằng trong thời La Mã cổ đại, nạn nhân của sự bất công có thể trình bày ở quảng trường công cộng về những oan trái mà anh ta gặp phải. Ông nói thêm, “Tuy nhiên trong thời đại của chúng ta, việc bành trướng các quốc gia lại là một trở ngại đối với hình thức phản kháng này. Những bất công nhỏ vẫn luôn ít được biết đến đối với hầu hết tất cả người dân trong những quốc gia rộng lớn.”10 Chỉ có sự tự do báo chí mới giúp con người nhận biết được những sự lạm dụng mà chính phủ của họ có thể gây ra.

CÁI ĐUÔI VÀ CON CHUỘT










TRẦN HUY QUANG



Không hiểu sao tôi thích nhất các truyện mà có biến hóa, như con hồ li tinh chớp mắt đã biến thành một cô gái tuyệt thế giai nhân, một công chúa cành vàng lá ngọc, một quan đại thần đức cao vọng trọng, vân vân… Thế nhưng có cái điều oái oăm là thành cái gì thì thành, hoàng đế hay thảo dân được cả, mà không thể biến hóa hết, khéo đến mấy, thành công đến mấy, vẫn còn cái đuôi. Tôn Ngộ không cũng vậy, phù một cái thành đại vương này đại vương khác, song cứ vậy, vẫn còn cái đuôi. Con mèo đã biến thành tiểu thư Jupite, xinh đẹp, đài các, kiêu sa, trong vũ hội, nghĩ rằng đã thành đến 99,99 phần trăm là người của giới quí tộc nhưng vẫn còn một phần ngàn có tý hơi băn khoăn. Các vị thần muốn cho chắc ăn liền nghĩ đến phép thử, họ bèn cho một con chuột chạy ra. Jupite đã là một tiểu thư quí tộc hay còn là mèo là lúc này. Nhưng thoáng thấy bóng chuột, Jupite liền tung người vồ ngay bỏ vào mồm cắn xé máu me nhoe nhoét dính ra cả xiêm y lỗng lẫy… Hóa ra tất cả các phép biến hóa cuối cùng đều thất bại.
Tôi chợt nghĩ đến các phép biến hóa thời nay. Rất nhiều người được nhà nước và nhân dân cho một cuộc biến hóa (như cơ cấu chẳng hạn) từ một người bình thường, người được học hành có người mới học bổ túc vài năm bỗng chốc trở thành người quan trọng(VIP), leo dần lên, đến khi trong tay tập trung bao nhiêu quyền hành, bao nhiêu ngân sách, bao nhiêu địa giới hành chính hoặc là ngành nghề, nhân lực. Ăn nói có gang có thép. Một quyết định của họ có thể ảnh hưởng (xấu hoặc tốt) đến một sinh mạng hoặc hàng chục triệu sinh mạng con người. Hàng chục năm lên xe xuống ngựa, da dẻ ở tuổi năm mươi sáu mươi mà vẫn nõn nà trắng bóng vì ăn uống đủ chất, sức khỏe được chăm sóc cực kỳ chu đáo, nếu gan trời cần ăn cũng mua được, giao tiếp họp hành trong nước ngoài nước, với toàn những người quan trọng và giải quyết cũng toàn những vấn đề quan trọng của ngành, của địa phương hoặc của quốc gia. Nghĩ rằng phép biến hóa như thế cũng đã hoàn tất, đạt đến độ tuyệt hảo, nhân dân đã làm được một phép thần thông.
Nhưng lại không phải.
Nhiều người và rất nhiều người, mới chỉ biến hóa được bề ngoài, sang trọng bề ngoài, ăn nói hùng hồn đó nhưng lại ăn bẩn, tham nhũng, làm sai không chịu nhận trách nhiệm, không có tiết tháo và lòng tự trọng để từ chức khi thấy mình bất tài vô hạnh, ăn lộc của dân mà làm hại đất nước. Đó là vì còn cái cốt hạ lưu của gốc gác không biến hóa được, là cái đuôi của con hồ ly tinh.
Có nhiều ngài thứ trưởng, tỉnh trưởng, vụ trưởng, tổng giám đốc, chủ tịch Hôi đông quản trị tập đoàn nhà nước, vân vân… quyền cao chức trọng, ô tô nhà lầu, vẫn tham nhũng và chơi điếm, đó cũng là vì cái cốt hạ đẳng của tổ tông chưa biến hóa kip, mà cũng có thể là không biến hóa được.
Có những kẻ đã rất giàu có nhưng kinh doanh thì chụp giật, lừa đảo, có quyền thì vòi tiền, làm bậy, cậy quyền coi thường dân, – đó cũng là vì cái đuôi lưu manh hạ lưu chưa biến hóa được, nó cứ lòi ra, không lúc này thì lúc khác.
Tôi nghĩ ngày nay muốn xem ai tử tế, mọi người hãy đem con chuột “Dự án” như Vinashin chẳng hạn, ra làm phép thử thì biết. Con chuột Vinashin liền bị các nàng Jupite lộng lẫy vồ một phát, dân mất một trăm mười ngàn tỷ đồng, thiệt hại bằng mười trận lũ miền Trung.
Cho nên, người xưa nói, phú quí giả trang được, bần hàn giả trang được, quàn áo giả trang được nhưng cốt cách không giả trang được. Cái cốt cách con người là cái gien, cái đuôi con hồ ly tinh, ai sao thì vẫn thế. Cho dù biến hóa khéo đến mấy, ví dụ như học hàm học vị rồi địa vị cao chót vót thì một lúc nào đó có cơ hội là cái đuôi lưu manh hạ đẳng, nó lộ ra ngay. Con mèo đã thành tiểu thư lộng lẫy bao nhiêu năm tưởng đã thành người quí tộc nhưng chỉ cần thoáng thấy bóng chuột liền ăn tươi nuốt sống. Cho nên con số thất thoát đưa ra là 30 đến 45 phần trăm của bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào, nó chứng minh sự tồn tại “cái đuôi”.. Mà rất phổ biến, ngành nào cũng có: hàng không, tàu biển, đường bộ, dầu khí, ngân hàng, tài chính, tư pháp, hành pháp, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp,vân vân…

YÊU MỌI NGƯỜI VÔ ĐIỀU KIỆN THẾ NÀO?



TRẦN ĐÌNH HOÀNH


Chào các bạn,

Ba ký tự bên trên đọc à Ayin Hey Hey. Là cổ ngữ Do Thái (Hebrew). Có nghĩa là unconditional love – tình yêu vô điều kiện.

Yêu mọi người vô điều kiện rất dễ nói, vì đó là trừu tượng. “Mọi người” thường chỉ là hình ảnh của một đám đông mờ ảo. Nhưng hành động thì làm thế nào?

Chúng ta phải yêu những người gần ta trước—gia đình, chồng vợ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp…

Vô điều kiện tức là dù các người này làm gì thì ta cũng vẫn yêu họ.

Đến đây thì kinh nghiệm chúng ta đã cho thấy yêu “mọi người” vô điều kiện dễ hơn yêu “mấy người” vô điều kiện rất nhiều.

Nhưng sự thật luận lý vẫn là nếu ta không thể yêu mấy người gần ta vô điều kiện thì đương nhiên là ta không thể yêu mọi người vô điều kiện.

Người gần ta thì có dịp thường xuyên làm ta nổi xung thiên, nóng giận, không tha thứ được. Hoặc đôi khi trong lòng ta không nóng giận, ta cũng phải làm các quyết định đau lòng, tạo ra xa cách.

Trong những trường hợp như thế, làm sao ta yêu người ấy được?

Các bạn, khi ta đau lòng, khi ta nóng giận, khi ta thương tiếc ai… có một điều chúng ta có thể làm và luôn làm được là cầu nguyện cho họ. Cầu nguyện cho họ được tin yêu, được Chúa Phật ôm ấp vào lòng, được Chúa Phật yêu thương nâng đỡ, được mọi phước lành từ trời, được Chúa Phật chở che khỏi mọi tai họa bệnh tật, được Chúa/Phật ban hạnh phúc…

Nếu bạn đang giận ai, bực tức ai, cầu nguyện tốt lành cho người đó có lẽ là hơi khó khăn cho bạn. Nhưng hãy tập làm như thế, rồi bạn sẽ làm được dễ dàng với những lời tốt lành với trái tim chân thật, và bạn sẽ thấy bạn thực sự yêu người bạn cầu nguyện cho.

Và yêu mọi người vô điều kiện trở thành rất dễ.

Chúc các bạn luôn yêu thương.

Mến,

Hoành