Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Soạn sách giáo khoa Lịch sử phản… lịch sử!





SGK lịch sử đã “bỏ quên” vị Đại tướng tài ba thay đổi vận mệnh dân tộc
Là một vị tướng tài ba, tên tuổi vang danh khắp trong và ngoài nước nhưng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại bị… bỏ quên trong chương trình sách giáo khoa lịch sử ở tất cả các cấp học, dù chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu vẫn luôn được nhắc đến!

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, để lại sự xúc động mạnh mẽ đối với hàng triệu đồng bào. Với dân tộc, ông không chỉ là một vị tướng tài mà còn là một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Ông chính là những bài học lịch sử gần gũi và sinh động nhất. Đối với tất cả người dân Việt Nam, Đại tướng đã được tôn lên hàng Thánh nhân!

Nhìn dòng người lặng lẽ nối tiếp nhau, chờ đợi hàng giờ đồng hồ và bàn tay chắp lại đầy thành kính để cúi mình trước di ảnh Đại tướng, nhìn những người già, người trẻ, những người không quen biết nhau … đều rơi nước mắt đưa tiễn Người… Chỉ chừng ấy thôi đã đủ khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con người vĩ đại đến nhường nào.

Thế mà, nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông. Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng!

Cụ thể, trong SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không một dòng nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp.

Thậm chí, ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu… nhưng cái tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng hoàn toàn vắng bóng?

Có thể khẳng định đây là thiếu sót lớn của đội ngũ soạn và thẩm định SGK của Bộ GD-ĐT và tạo ra “lỗ hổng” nghiêm trọng trong chương trình kiến thức phổ thông. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử, cho thấy một lối biên soạn SGK có nhiều khiếm khuyết, xa rời thực tế, vô trách nhiệm

Cho dù có biện hộ rằng những người tham gia công tác soạn và thẩm định chương trình sách giáo khoa lịch sử “thiếu hiểu biết” về lịch sử, “quên” việc tôn vinh một nhân vật vĩ đại, toàn đức toàn tài của lịch sử Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thế nhưng, nếu họ “thiếu hiểu biết”, thì nhẽ ra những vị giáo sư đầu ngành “đầu râu tóc bạc” phải sửa sai, hoặc chí ít các vị lãnh đạo của Bộ cũng phải nhìn ra “lỗ hổng” đấy. Nhưng tiếc thay, họ lại có “tư duy” giống hệt nhau, cũng chỉ là những người có chữ, chứ không hề có tầm nhìn văn hóa, không chịu khó tư duy!

Thiết nghĩ, qua những thiếu sót mang tính phản lịch sử này, Bộ GD-ĐT cần phải xem lại “chất lượng” đội ngũ soạn và thẩm định SGK của mình. Chúng ta cần lắm những con người có đức, có tâm khi đưa kiến thức lịch sử đến với giới trẻ, để tình trạng “biết sử Tàu nhiều hơn sử Việt” không còn, để giới trẻ Việt Nam thêm hiểu, thêm thấm thía sự đấu tranh, hi sinh của cha anh đi trước và để những con người làm nên lịch sử không bị lãng quên… Và nếu có ai đó vẫn cứ thản nhiên trước sự thiếu sót này thì cũng chỉ là một loại… phản động mà thôi.


Phó GS Lê Mậu Hãn: Việc SGK lịch sử cấp phổ thông không nhắc đến chiến công và cuộc đời sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tổng tư lệnh tài ba xuất chúng của Quân đội nhân dân Việt Nam, người làm nên lịch sử, thay đổi vận mệnh lịch sử dân tộc là một sai lầm rất lớn. Có lẽ các nhà làm sử, viết sử ở ta quen với việc viết về quá khứ mà bỏ quên mất những con người ở thì hiện tại. Ngoài đại tướng ra, sách sử cũng đã bỏ quên một vài vị tướng tài đáng được nêu danh nữa. Cá nhân tôi cho rằng, nên và cần sửa sai ngay lập tức. Chúng ta cần đưa những thông tin về tài thao lược của đại tướng cũng như lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để mọi thế hệ học sinh đều được học. Sách giáo khao sẽ được đổi mới vào năm 2015, đây là cơ hội tốt để các nhà viết sách lịch sử có thể sửa chữa sai lầm…

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ: Quả là thiếu sót lớn và cần bổ sung trong thời gian sớm nhất. Chúng ta cần đưa những thông tin về tài thao lược của đại tướng cũng như lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để mọi thế hệ học sinh đều được học. Đó là tấm gương lớn mà thế hệ trẻ Việt Nam cần học và làm theo.

Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Đinh Xuân Lâm: Việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng lịch sử. Bởi đứng về mặt khoa học lịch sử thì nhiệm vụ và mục tiêu cần làm là nêu đúng, nêu đủ những nhân vật lịch sử quan trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn, những người có công lao và sự đóng góp to lớn vào vận mệnh lịch sử. SGK càng cần phải có trách nhiệm làm rõ sự kiện lịch sử, khôi phục tái hiện sự kiện lịch sử một cách chân thực nhất, không được nói sai, bóp méo sự kiện. Mục tiêu dạy lịch sử cũng là nhắc lại những tấm gương lớn, có ảnh hưởng lớn tới vận mệnh lịch sử, từ đó giáo dục thế sau cần phải sống và làm việc ở hiện tại sao cho xứng với xương máu của những người đã ngã xuống, làm nên lịch sử dân tộc.

Cô Nguyễn Thị Hồng Thanh – giáo viên Sử trường chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương: Trong SGK không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng hầu hết nhưng giáo viên dạy Sử trong các bài giảng về những chiến công lẫy lừng của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên Phủ – chấn động địa cầu đều nhắc đến Đại tướng. Cuộc đời, sự nghiệp cũng như tài thao lược của Đại tướng đều được các cô đưa vào bài giảng truyền dạy tới các em học sinh.

Theo PetroTimes

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

NGƯỜI TÌNH ĐẮM ĐUỐI



Người tình đắm đuối





Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn


RAFAEL PÉREZ ESTRADA
(1934-2000)

Rafael Pérez Estrada là một trong những đại biểu của văn chương tiền vệ Tây-ban-nha thế kỷ 20. Thơ và truyện của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, và thường được so sánh với tác phẩm của Federico García Lorca và Rafael Alberti. Những tác phẩm chính gồm có: La bañera (‘Chậu tắm’, 1982); Libro de las Horas (‘Sách của những giờ’, 1985); Conspiraciones y Conjuras (‘Âm mưu và thủ đoạn’, 1986); Libro de los Espejos y las Sombras (‘Sách của gương và những chiếc bóng’, 1988); Bestiario de Livermoore (‘Ngụ ngôn cầm thú của Livermoore’, 1989); Libro de los Reyes (‘Sách của những ông vua’, 1990); Tratado de las Nubes(Chuyên luận về mây’, 1990); Los Oficios del Sueño (‘Những văn phòng của chiêm bao’, 1991); La Noche nos persigue (‘Đêm ngược đãi’, 1992), La Sombra del Obelisco (“Bóng tối thạch trụ’, 1993); El Domador(1995); Ulises o libro de las distancias (‘Ulises, hay sách của những khoảng cách’, 1997); El viento vertical(‘Ngọn gió thẳng đứng’, 1998); El ladrón de atardeceres (“Kẻ trộm những hoàng hôn’, 1998); Cosmología esencial (‘Vũ trụ luận tinh yếu’, 2000),


___________



NGƯỜI TÌNH ĐẮM ĐUỐI


Bất ngờ, trong khi trao một nụ hôn vào lúc tàn đêm, nàng cảm thấy tiếng nói của người tình trôi qua cổ họng nàng và rơi vào bên trong nàng, nơi đó những con chữ loay hoay rụt rè tìm chỗ ẩn núp. Nàng muốn ho ra, để nhanh chóng trả lại cái tiếng nói mà nàng yêu thích — cái tiếng nói mà nếu tách rời ra khỏi chàng thì không còn ý nghĩa gì nữa. Người tình của nàng, đang đắm đuối vì nụ hôn, không hề biết điều gì đã xảy ra. Còn nàng thì càng lúc càng lo lắng, thấy khó chịu trong họng, muốn khạc ra, để thực hiện sự bất khả là hoàn trả tiếng nói cho chàng trước khi chàng nhận ra trạng huống này.

“Sao mình lại sơ ý đến thế nhỉ?” Nàng tự hỏi. “Sao mình lại nuốt chửng tiếng nói của một người tình đầy những động từ và tính từ nóng bỏng như thế nhỉ?”

Bình minh chậm rãi đến, một bình minh xa xôi và mờ ảo như khói thuốc lá lãng đãng tan vào mây trời, và một lần nữa chàng lại đắm đuối trong niềm khao khát. Nhưng nàng, bị ám ảnh bởi tai nạn ấy, không thể đáp ứng với chàng. Nàng tự nhủ: “Rồi chàng sẽ làm gì, khi chàng khám phá ra rằng chàng đã mất tiếng nói?” Nàng không bao giờ biết được.

Chàng mặc quần áo vào chậm rãi như thể đang cởi quần áo ra, như thể chàng mong đợi mọi sự lại bắt đầu một lần nữa. Trước nét mặt lãnh đạm rõ rệt của nàng, chàng đứng chải tóc, nhìn nàng một lần nữa với vẻ hiên ngang của sự im lặng khứng chịu, một sự im lặng mà chàng không nhận ra rằng đó chính là cách diễn tả duy nhất còn lại trong lúc ấy, và chàng bước nhanh ra khỏi cửa.

Nàng không bao giờ gặp lại chàng.

Khi nghe câu chuyện này, tôi quên hỏi: “Còn tiếng nói ấy thì thế nào? Nàng đã làm gì với cái tiếng nói còn ở lại trong nàng mãi mãi?”


--------------
Nguyên tác tiếng Tây-ban-nha, “El amante absorto” của Rafael Pérez Estrada, in trong tuyển tập Cuentos maravillosos de América Latina, ed. Pedro Pernambuco (Bahia: Arco Iris, 1999) 31.

Tôi & dấu cộng




Huỳnh Lê Nhật Tấn



Tôi & dấu cộng


Ra đời là một cộng sinh...
Sau lưng tôi phía núi là chân trời rực thắp vàng da thịt & máu mủ, nơi khai sinh tên gọi con người (x) mang hình hài dã thú bắt đầu âm mưu sự sống - sự chết
Có tiếng nói trôi... Như dòng sông chảy toả vòng sóng, tròn dâng dáng đá mòn phát lên tiếng kêu thời gian.
Từ thị giác bất động nỗi ám ảnh vô thức hình- âm-chữ liên tục trăn trở trông vào một đời sống hư thực.
Điểm kết nối duy nhất là “Dấu nối sinh tồn” mang thân phận loài người tạo tác làm sự vật hiện diện. Tôi nghiệm sinh dấu nối thành bức tranh muôn sắc, xoay chuyển bố cục không giống nhau.
Giấc mơ thụ hưởng chỉ thấy từ trong giấc mơ... Tôi mang bên mình dấu cộng đi tìm sau khi thêm dấu trừ (màu sắc). Và âm dương cộng hưởng cuộc sống sinh sôi...
Tâm cảm trong thế giới ấm áp lạnh lẽo mùa mang ánh màu pha trộn - Tôi tìm thấy mình thế giới nhân bản đã đánh mất từ vật chất và bản năng.
Tôi hướng về con người luôn bị bám víu cần giải thoát sự sống hàng ngày tác động bản thể.
Tôi vẽ khi biết mường tượng liên tưởng





Nhựa dục
Trên đầu người chảy dài cây sự sống của tôi
vòng xoay đổi chiều nóng lạnh
mười ngón tay năm tay em quái đản
nuốt cạn tò vò thoi qua màu trắng đục

Anh thân cây khô hắc căng mùi vòng cung
vắt từng sợi lông trắng đen tù mù mọc khắp nơi

Con giống cái phẳng hiến dâng nằm thinh hứng
thú hình trụ lăn lóc chảy trào
nhựa sống kìa bát cơm khô héo
mùa đông cứng kỹ xảo

Đời con đực đếm từng hột lấp lánh ào xuống
một vùng ẩm thấp mưa nhỏ nhột thân thể em
trắng toát biến hình khoái trá
la hét bản giao hợp khắp thính phòng

Em nhô thẳng gấp khúc cuộn tròn
nhục dục anh cây măng tre
sự hồi sinh vẫy gọi giọt tinh trùng cạn
và đường ray mải miết cọ cạ bật sướng hú lên tiếng rên

Gầm gừ điên loạn khi anh con tàu không bến
chảy rơi


 

Lưới nắng



Tú Trinh
Lưới nắng [1]





Tú Trinh
Lưới nắng [2]





Tú Trinh
Lưới nắng [3]





Tú Trinh
Lưới nắng [4]










Cái chết của một nhà thơ



Lê Minh Phong



sơn dầu trên bố, 60x80cm, 2013


Phán xét



Khi nhìn các vì tinh tú đang lấp lánh ở phía chân trời ta luôn nghĩ đó là vì sao của giây phút hiện tại. Nhưng ta có thể lầm. Cái lấp lánh mà chúng ta nhìn thấy chỉ là phần ánh sáng của vì sao đang trên đường đi về phía ta, tại vì đoạn đường phải mất hàng triệu năm mới tới, còn vì sao ấy có thể đã lặn khuất từ lâu lắm rồi. Đó là khám phá của khoa học. Nếu không có nền văn minh khoa học ta sẽ còn lầm lẫn rất nhiều thứ trên thế gian này khi sử dụng con mắt của mình với tầm nhìn rất giới hạn.

Nhưng khoa học cũng vẫn còn lầm lẫn, khoa học vẫn luôn tiếp tục làm mới chính mình để điều chỉnh lại một cách hoàn hảo về những nhận xét trước đây và tìm tòi thêm những phát hiện mới. Cho nên mới có khoa học tiến bộ ngày nay và chắc chắn sẽ có khoa học tiến bộ trong tương lai. Nếu khoa học bám chặt những hiểu biết của mình, không chịu mở lòng ra để tiếp tục khám phá về những đối tượng mà mình đã từng đưa ra nhận xét thì đó là một nền khoa học cũ kỹ, lạc hậu và đầy nguy hiểm.

Trên thực tế khoa học cũng đang cố gắng ngày đêm để không ngừng cung cấp cho con người những hiểu biết về bản chất thật của vạn vật, nhưng số lượng vẫn còn quá ít so với những gì đang hiện hữu trong vũ trụ bao la này. Nghĩa là ta vẫn còn phải chịu vướng kẹt vào vô số cái nhìn sai lầm về thế giới vật chất chung quanh mỗi ngày.

Trái tim con người còn kỳ bí và mênh mông hơn cả vũ trụ, nếu không có một công trình nghiên cứu miệt mài và tinh xảo hơn cả khoa học thì làm sao ta có thể thông đạt? Những dòng cảm xúc tuôn chảy bất tận, những ngõ ngách tâm ý sâu kín hay những khúc mắc chập chùng trong nhận thức luôn tạo nên những hành động bất ngờ mà ta hoàn toàn không chủ động được. Tại vì ta không hiểu biết bao nhiêu về chúng cả. Mà trái tim của ta thì ta phải tự tìm tòi khám phá chứ đâu thể trông mong vào công trình nghiên cứu nào của ai khác. Một khi ta vẫn chưa hiểu thấu được chính mình thì ta sẽ không bao giờ hiểu thấu được kẻ khác. Ước muốn đó chỉ là ảo tưởng.

Vậy mà ta vẫn thường hay tuyên bố những câu xanh rờn: Ta đã biết hết, đã hiểu hết rồi! Tại vì ta luôn có thói quen nhìn mọi thứ bằng kinh nghiệm có sẵn. Ta lười biếng quan sát bằng tất cả sự khám phá về một vấn đề hay một đối tượng trong giờ phút hiện tại, bởi ta nghĩ mình đã từng có kiến thức và trải nghiệm về chuyện ấy, nhìn sơ qua là có thể biết ngay. Thái độ chấp chặt định kiến của ta đã khóa kín cánh cửa nhận thức, vì lẽ đó mà không biết bao nhiêu lần trong cuộc đời ta đã có những phán xét sai lầm đáng tiếc.

Trong khi bản chất của mọi sự mọi vật luôn vận hành biến đổi không ngừng, không có cái nào hoàn toàn giống cái nào, cái trước cũng không bao giờ giữ nguyên phẩm chất như cái sau. Nó có thể tươi tốt hơn, cũng có thể héo tàn hơn. Chỉ có con mắt chưa vẩn đục, nhìn như chưa từng nhìn thấy lần nào, bằng tất cả sự tinh khiết trong nhận thức thì ta mới có thể tiếp xúc được sự thật về đối tuợng ấy ngay bây giờ và ở đây.

Còn nhớ câu chuyện của thiếu phụ Nam Xương. Khi chàng Trương từ chiến trận trở về đã không được đứa con công nhận là cha, vì nó được biết cha của nó chỉ xuất hiện trên vách nhà vào ban đêm. Trong cơn cảm xúc hờn ghen, chàng Trương đã không chịu hỏi han hay lắng nghe một lời giài thích tận tường của vợ.

Chàng đã không sử dụng con mắt trong để nhìn vào người vợ vói những nỗi vất vả khổ đau và chung thủy trong những ngày nuôi con trong chiếc bóng. Chàng đã tin lời người khác mà đó lại là kiến thức của đứa bé thơ. Để rồi chàng phải nhận lấy kết cục bi thương sau những phán xét sai lầm của mình, người vợ đã nhảy xuống sông tự vẩn như để rửa sạch oan ức cho chính mình và cả trái tim mù quáng của người bạn đời chăn gối.

Tổ tiên ta đã từng nhắc nhở “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Khi nào cái hiểu biết hay kinh nghiệm của ta còn hạn chế thì ta vẫn phải mở lòng ra để học hỏi suốt đời. Lắng nghe, quan sát, khám phá, thắc mắc đều là những hành động tích cực cần phải có của một người không bị kẹt vào những kiến thức mà mình cho là đủ. Đâu phải chuyện gì mình cũng biết, đâu phải cái gì mình cũng thấy được nguồn cơn. Thông minh nhạy bén mà thiếu sự tỉnh táo và sâu sắc thì nó sẽ trở thành năng lực nguy hại, đẩy ta ra khỏi cái nhìn đúng đắn về thực tạỉ.

Kinh nghiệm vốn rất hữu ích nếu ta biết dùng nó đúng lúc đúng nơi và cả sự chọn lọc tinh tế nữa. Nhưng ta không làm được điều đó. Vì bản ngã ích kỷ mà ta luôn có khuynh hướng áp đặt vào đối tượng đang rất mới trong giờ phút hiện tại bằng những gì mình đã rút tỉa được ở đối tượng khác trong quá khứ. Đặc biệt trong tình yêu luôn cần đến cái nhìn trong suốt ấy hãy yêu như chưa yêu lần nào, thì ta mới tiếp xúc trọn vẹn được con người đang có mặt bên ta hôm nay. Ta đừng để nhữug vết thương quá khứ làm trở ngại công trình khám phá và hòa nhập giữa ta và con người đang hiện hữu. Ta sẽ không bao giờ có được họ.

Tất nhiên bản năng tự vệ đề phòng là cần thiết nhưng nếu đi quá xa thì nó sẽ trở thành nghi kỵ và hiểu lầm. Người yếu đuối, thiếu tự tin, chỉ đặt quyền lợi của mình lên trên mọi liên hệ nên lúc nào cũng có thái độ phòng thủ, lúc nào cũng nghĩ rằng người kia sẽ phản bội hay hãm hại mình. Chính trí tưởng tượng phong phú kết hợp với cái tôi nhút nhát đã dựng lên trong tâm ta những hình ảnh sai lệch về người kia. Một cử chỉ hay lời nói bất cẩn của người kia cũng dễ dàng trở thành bản án chung thân mà ta trao cho họ.

Dù người kia tìm từng mắc phạm sai lầm, nhưng trong giây phút hiện tại này đây họ đã hoàn toàn chuyển hóa, đứng trước ta đó là một con người không còn chút tì vết lỗi lầm. Nhưng ta có nhìn thấy họ như là họ đang là không? Hay những hình ảnh xấu xa mà ta có về họ vẫn còn in khắc nguyên vẹn trong tâm. Như vậy ta sẽ không thể ghi nhận và sẽ đánh mất họ. Một người cố ngoi lên từ vũng lầy mà không được đón nhận ít nhất từ đôi mắt tin tưởng của người thương yêu thì còn đâu nghị lực để mà đi tới chỗ hoàn thiện

Ở bên Tây trong các phòng bán thuốc của bệnh viện người ta hay treo câu “Ngay cả khi bạn đã chắc rồi, thì cũng xin vui lòng kiểm tra lại một lần nữa” . Một liều thuốc lầm lẫn có thể đưa người ta lập tức đi vào cõi chết. Cho nên ta phải rất cẩn trọng trong khi đưa ra lời phán xét về một vấn đề hay một đối tượng mà mình chưa hiểu rõ sự thật. Nếu cần ta hãy pán ba chữ “Có chắc không?” thật lớn ngay chỗ làm việc hay cắt thành một mẫu giấy nhỏ bỏ ba chữ ấy vào trong túi, để trước khi mở miệng phán xét thì ta lấy ra đọc như niệm thần chú mà không dễ dàng sập vào bẫy của nhận thức sai lầm.

Nhiều lần luyện tập dừng lại để nhìn rõ vào đối tượng rước khi phán xét sẽ giúp ta có cái nhìn đúng đắn hơn. Nếu ta đã dùng con mắt không thành kiến của mình để nhìn mà vẫn không thấy được sự thật thì hãy tìm cách nhờ bên kia giúp đỡ. Ta phải sẵn sàng lắng nghe người kia bằng tất cả sự chú tâm và thành khẩn thì mới hiểu được những góc khuất trong tâm hồn của họ. Chừng ấy ta sẽ không còn lên án hay buộc tội nữa, trái lại ta sẽ có thái độ cảm thông và thương xót.

Cho nên một người vững chãi sẽ không bao giờ căn cứ trên vài hành động bâng quơ hay vài thông tin chưa rõ ràng mà vội vàng kết luận một điều gì. Có khi người kia hành xử như vậy cũng vì hoàn cảnh bất đắc dĩ hay vì một mục đích cao cả nào đó mà họ chưa có cơ hội để trình bày cho ta rõ. Hãy thực tập im lặng chờ đợi và không rời sự qua sát. Khi hai tâm hồn tự tìm tới để hiểu nhau mà không cần phải dù tới ngôn từ để giải thích hay chất vấn thì nó mới là đỉnh cao nhất của tình cảm linh thiêng và bền vững.

Rút kinh nghiệm từ những lần phán xét sai lầm đã chôn ta vào những vũng lầy đen tối, ta hãy khôn ngoan mỗi khi mở lời nhận xét: “Tôi thấy như thế này không biết có đúng không?” hay “Đó là suy nghĩ của tôi, nếu thấy có chỗ nào sai sót thì xin nói cho tôi biết, tôi rất biết ơn”. Đừng vì tự ái hay tổn thương mà ta tự đóng bít lối thoát cho mình bằng những lời tuyên bố chắc ăn như đinh đóng cột. Bởi hiểu biết của ta chưa đủ lớn thì nhận xét sẽ mãi còn sai.

Một trong những điều kiện căn bản của hạnh phúc là ta phải hiểu được bản chất thật của chính mình. Hãy buông bỏ bớt những bận rộn lo toan trong lối sống tích góp vật chất và danh dự, để lòng thanh thản và bình an mà trở về tìm hiểu chính mình để vén lên những bức màn định kiến đang che phủ những góc sáng trong tâm hồn. Ở đó ta sẽ thấy mình rất khác, một con người chân thật sau những tấn tuồng đời đầy kịch tính.

“Đừng vội vàng phán xét
Nhận thức hay sai lầm
Tập lắng nghe, ái ngữ
May ra lòng hiểu lòng”

♥Minh Niệm

Chiếc thùng mẻ



Một người đàn bà gánh hai thùng nước trên vai. Một thùng có vết nứt, con thùng kia luôn chứa đầy nước. Đến cuối đoạn đường dài từ suối đến nhà, thùng mẻ chỉ còn nửa lượng nước.

Hai năm dài với mỗi ngày người đàn bà chỉ gánh về một thùng rưỡi nước. Chiếc thùng đựng đầy nước luôn hảnh diện về thành quả của mình. Còn chiếc thùng bị vết nứt bên kia buồn bã và xấu hổ vì mình không toàn hảo nên chỉ làm được một nửa công việc mình được tạo ra để làm. Sau hai năm sống trong sự đau khổ vì không làm tròn nhiệm vụ. Một ngày kia bên bờ suối chiếc thùng bị nứt bèn nói với người đàn bà:

– Tôi rất xấu hổ về chính mình vì một vết nứt phía thùng của tôi đã làm cho nước chảy ra ngoài suốt đoạn đường bà gánh nước về nhà.”

Người đàn bà mỉm cười: “Bạn có nhìn thấy rất nhiều hoa bên đường phía bạn đi ngang qua nhưng không có hoa nào ở phía bên kia không? Bởi vì tôi luôn nhận biết khuyết điểm của bạn, nên tôi đã gieo những hạt giống của bông hoa phía bạn đi qua, để mỗi ngày trên đường về bạn đã tưới nước cho những hạt mầm. Suốt hai năm qua tôi đã hái những bông hoa đẹp để chưng trên bàn. Nếu không có bạn với những gì của bạn thì đã không có những nét đẹp trang điểm cho ngôi nhà đẹp thêm”.

Mỗi người chúng ta đều có những khuyết điểm. Nhưng qua những vết rạn nứt và những khuyết điểm đó làm cuộc đời mỗi người thêm phong phú.

Mỗi người cần chấp nhận người chung quanh và tìm những điều tốt nơi người đó.

(Ngạn ngữ Trung Hoa)

TỪ CHỐI


Có hơn một cách nói lời chối từ. Cách dễ nhất là có người thứ ba. Cách dễ nữa là nhận hết tội lỗi về mình hay đổ hết tội lỗi cho người kia. Cách khó hơn cả là mắc bệnh ung thư và đau đớn một cách sang trọng như trong những bộ phim Hàn Quốc. Nhưng cô và anh lại là hai con người tự trọng, mạnh khỏe và yêu đời. Cuộc đời còn dài lắm trước mắt họ.

Nên anh loay hoay tập dượt mãi. Cảm ơn cũng sẽ không và xin lỗi cũng sẽ không nốt. Anh không muốn phải tỏ ra tiếc nuối cho những giây phút êm đềm đã chia sẻ cùng cô. Quan trọng hơn cả, với cô anh không thể nói dối. Nói dối cô sẽ là một cực hình với chính bản thân anh.

Cuối cùng anh chọn cách nói thật. Anh chỉ cảm động thôi chứ không phải yêu. Do dự mãi, anh nói thêm điều lẽ ra phải nói đầu tiên. Nhận lời yêu cô hay bất kỳ ai khác lúc này đồng nghĩa với việc trốn chạy vô điều kiện những mớ bòng bong nhùng nhằng anh vẫn lảng tránh bấy lâu. Anh sẽ phải tự bơi vào bờ. Anh sẽ phải làm điều ấy cho chính mình.

Anh không sợ cô sẽ không hiểu, hoặc không muốn hiểu. Anh chỉ sợ một ngày kia, có thể là sẽ rất lâu sau này, khi tóc anh và tóc cô đã ngả màu muối tiêu, khi lốc nhốc giữa hai người có thể đã là cả một bầy bé con, cô sẽ bàng hòang nhận ra rằng tình yêu chỉ trọn vẹn khi nó đến từ cả hai phía. Và rằng giữa cảm thông với rung động là một khỏang cách vô bờ.

Thế đấy. Có hơn một cách để nói lời chối từ, nhưng chẳng có cách từ chối nào không mang lại nỗi đau cả.

Giống những bước chân ngập ngừng dẫm lên tuyết lấp lánh. Những bước chân khẽ đi thật chậm còn tuyết cứ lấp lánh , ngập tràn, êm dịu, và tinh khiết trắng, tinh khiết tỏa lan những hạt sao li ti đẫm sương như những giọt nước mắt trong một đêm tối đầy trăng.


Nguyễn Thị Hồng

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

BÀI THƠ VỀ THỜI ĐẠI NÀY, BẤT KHẢ TÍN



HÀ QUANG MINH


Anh không còn tin vào bất kỳ điều gì nữa
Cuộc sống lầy lội này, ta biết tin ai
Những nói cười thế thôi
Nhưng cảm thông thế thôi
Những yêu đương thế thôi
Tất cả
Cuối cùng
Chỉ là trò hề lộ liễu

Thành phố này ngổn ngang
Bụi
Khói
Và mùi mồ hôi của những kẻ chạy đua vì lý do gì chính họ cũng không biết
Những màu hoa ngày xưa bây giờ thành mỏi mệt
Bởi nỗi ám ảnh mơ hồ về một thời đại rất đẹp
Đã đi qua rất xa

Đôi khi ước ao một buổi chiều về nhà
Bình yên và hạnh phúc
Nhưng cuối cùng,
Ngay cả căn nhà
Cũng là địa ngục
Bởi nỗi cô đơn của một kẻ lạc loài
Nhìn lại mình chẳng thấy giống ai
Nhìn lại mình chẳng có ai là đồng loại
Chúng ta chỉ đồng lõa thôi
Để dựng nên một thời đại
Hối hả không thể tin nổi bất kể điều gì

Những dối trá
Hỡi ôi không chút khả nghi
Chúng ta cũng dối trá khi giả vờ tin vào chúng
Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng màn kịch này quá vụng
Để rồi hềnh hệch cười
Tất cả chỉ là trò chơi

Vết thương này
Thực sự khó ngoai nguôi
Vết thương này
Ngày nào cũng ứa máu
Một thời đại
Không biết đi đâu
Làm gì
Và từ đâu ta tới
Quẩn quanh
Hoang mang
Giả trá và lọc lừa

Ngay cả những điều em nói cùng anh mới lúc ban trưa
Cuối cùng cũng là lời nói dối
Nó ngọt ngào khiến anh nghĩ anh mới là thằng có lỗi
Nhưng chỉ cần bình tĩnh một phút thôi
Anh hiểu em đang trong vở kịch của chúng mình
Nhưng tốt nhất là anh cứ làm thinh
Cứ giả vờ như anh đang tin
Cứ giả vờ kiểu như anh cũng đang đóng kịch

Anh chẳng còn tin bất kỳ ai
Cả em nữa đấy “em yêu” ạ
Thời đại này tin ai cũng là khờ dại
Và nếu không tin, cũng cố phải ra vẻ dại khờ…
SG chiều mưa không ra mưa, nắng chẳng ra nắng


Bài Hát Đĩ



黎文鄧





排喝�� Bài Hát Đĩ
��天下包��朱���� Trong thiên hạ, bao giờ cho hết đĩ?
��生��本底麻制 Trời sinh ra vốn để mà chơi!
朱��坦竜��歐買適 Cho lở đất long trời, âu mới thích
��胞子芸制强歷 Đĩ bao tử, nghề chơi càng lịch,
他胡朱曲��姉㛪唭 Tha hồ cho khúc khích chị em cười:
������������ Người ba đấng, của ba loài,
嗷喭��如埃辰��沐 Ngao ngán nhẽ như ai, thì đĩ mốc.
固殘固傘固香案固盘讀 Có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc
意買别浪��固宗 Ấy mới biết rằng đĩ có tông
江湖拯趣芾空 Giang hồ chẳng thú nào không
泣南北西東調㘃㗂 Khắp Nam Bắc Tây Đông đều nức tiếng
����方����朱���� Đĩ mười phương, đĩ cho đủ chín,
群殳方底����重 Còn một phương, để nhín lấy chồng
劍吒丐��桃紅 Chém cha cái số đào hồng
撰殳仉英䧺朱當�� Chọn một kẻ anh hùng cho đáng số.
��姂重官停亊妬 Vợ bợm, chồng quan, đành sự đó,
枚����杜固文喃 Mai sau ngày giỗ có văn Nôm.
Nguồn: Tam Nguyên Yên Đỗ Thi Ca, Liễu Văn Đường, t. 7b-8a