Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Việt Nam đoạt giải ảnh báo chí thế giới 2013





Nhiếp ảnh gia Maika Elan, tên thật Nguyễn Thanh Hải (Hà Nội), đoạt giải nhất hạng mục “Vấn đề đương đại” tại cuộc thi Ảnh báo chí thế giới (World Press Photo) 2013.





Nguyễn Thanh Hải

Nguyễn Thanh Hải sinh năm 1986, tốt nghiệp ngành xã hội học tại Đại học Khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội. Tác phẩm mang lại vinh dự cho cô tại cuộc thi World Press Photo là bộ ảnh The pink choice, giới thiệu cuộc sống riêng tư của người đồng tính tại Việt Nam. Bộ ảnh từng ra mắt công chúng trong cuộc triển lãm ở Hà Nội vào tháng 11-2012. Bộ ảnhThe pink choice từng được nhiều tạp chí, báo in và báo mạng của các nước Mỹ, Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc... đăng tải.

Năm 2010, Quỹ Tưởng niệm báo chí Đông Dương từng trao giải "phóng sự ảnh xuất sắc nhất" cho bộ ảnh The pink choice. Bộ ảnh này cũng giúp Thanh Hải vào vòng chung kết cuộc thi Nữ nhiếp ảnh gia châu Á năm 2012.

Bức ảnh được giới thiệu tại trang chủ cuộc thi:






* Ảnh báo chí thế giới năm 2012 về tay người Thụy Điển

Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Paul Hansen được trao giải Ảnh báo chí thế giới cho tấm ảnh hai em bé người Palestine thiệt mạng trong cuộc không kích ở Gaza.

Tấm ảnh của anh Hansen, làm việc tại báo Dagens Nyheter, chụp tại Gaza vào ngày 20-11-2012 cho thấy một nhóm người Palestine ẵm trên tay thi thể của hai trẻ em thiệt mạng trong một góc phố chật hẹp ở Gaza.

Nạn nhân được xác định là hai anh em, bé gái Suhaib Hijazi (2 tuổi) và anh trai của bé là Muhammad (3 tuổi). Hai bé mất mạng khi nhà của các em bị tên lửa Israel bắn trúng trong đợt không kích dữ dội ở Gaza hồi tháng 11-2012. Cha của các em, ông Fouad, cũng thiệt mạng trong vụ tấn công, còn người mẹ tuy sống sót nhưng phải được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện địa phương.

Bức ảnh thắng giải cao nhất được lựa chọn từ hơn 100.000 tấm ảnh do 5.666 nhiếp ảnh gia trên 124 quốc gia gửi về.

Thành viên hội đồng giám khảo Mayu Mohanna (người Peru) cho biết sức mạnh của tấm ảnh "nằm ở cách nó phản ánh sự giận dữ và nỗi đau của người lớn trước cái chết của những trẻ em vô tội". Giải Ảnh báo chí thế giới lần thứ 56, một trong các giải thưởng dành cho ảnh báo chí danh giá nhất, ngày 15-2 công bố các giải thưởng ở chín hạng mục dành cho 54 nhiếp ảnh gia đến từ 32 nước. Các ảnh dự thi và đoạt giải đều chụp trong năm 2012.

TTO

Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ"



Nhiều năm trở lại đây, một số tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, nấp dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", thường đưa ra nhận xét, đánh giá xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; đáng tiếc là việc làm của các tổ chức, cá nhân này lại được một số nhân vật tự nhận là "nhà dân chủ" ở trong nước phụ họa theo.

Bức xúc trước vấn đề này, từ Hoa Kỳ, tác giả Trần Mai gửi tới Báo Nhân Dân bài Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ". Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tôi muốn bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi một số tổ chức phản động cực đoan của người Việt ở nước ngoài và một số phần tử cơ hội ở trong nước được sự "bảo kê" của một số cơ quan truyền thông, một số tổ chức nhân danh "dân chủ, nhân quyền" hỗ trợ tài chính qua các loại "giải thưởng"; từ đó xuyên tạc, bóp méo sự thật, rồi tung hô nhau là "nhà dân chủ" nhằm dễ bề lôi kéo dư luận khi bị pháp luật Việt Nam trừng phạt. Trước đây, tôi từng tranh luận với một người bạn là nhà báo tại Hoa Kỳ về đề tài dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Khi đó, người bạn tôi đang bị cái vòng "kim cô" chống cộng cực đoan (CCCÐ) siết chặt, dù các luận điểm anh đưa ra đều bị bẻ gãy, nhưng anh vẫn "không phục". Tôi nói với anh: "Theo tôi, khi viết bằng tất cả niềm tin vào sự thật thì chắc chắn không ai buộc tội mình được. Không chỉ nhà báo mới có cơ hội tiếp cận sự thật, nhà báo cũng không hẳn phải là người duy nhất vạch ra chân lý. Nhưng lương tâm của người cầm bút là biết hướng dư luận đi tới chân lý, sự thật". Anh bạn tôi lắng nghe, không nói gì.

Tuy sinh sống ở nước ngoài, nhưng là người con của dân tộc Việt Nam nên tôi biết, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đôi khi có cá nhân, tổ chức đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, thậm chí có người cam tâm phản bội. Gần đây, có người vì bất mãn, hoặc mờ mắt khi được các thế lực thù địch tâng bốc, hứa hẹn, đã bị các tổ chức xấu ở hải ngoại lợi dụng để chống lại Nhà nước Việt Nam, v.v. Tiếc thay, trong đó lại có một vài người được coi là trí thức. Từ việc họ làm, từ lời lẽ họ đưa ra, tôi thấy dường như họ đã trút bỏ những thứ mà gần như cả cuộc đời họ theo đuổi, rồi sám hối về một số việc họ cho là "lỗi lầm". Trong đó có người như là con kỳ nhông, sẵn sàng đổi màu để trở thành "nhà dân chủ", để được các thế lực thù địch ngợi ca, đưa ảnh lên in-tơ-nét như là "anh hùng", được nhắc tới tên trong thông báo hay lời kêu gọi của các tổ chức chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam. Theo dõi trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại, những người Việt luôn hướng về Tổ quốc như chúng tôi đã thấy họ chỉ là những con người cơ hội. Ðối với họ, quá khứ đau thương của dân tộc đã không còn ý nghĩa, mà tương lai cuộc "đấu tranh" của họ thì lại mơ hồ và ảo vọng; nếu thời thế đổi thay, có khi họ lại biến hình thành người khác!


Trước tiên, xin điểm qua mấy "nhà dân chủ, nhân quyền" ở hải ngoại, đó là người mà dân thường như chúng tôi vẫn gọi là các ông bà "mặt trơ trán bóng". Họ là người có bề dày "thành tích bất hảo", thành thạo trong việc vu khống, chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có người mấy chục năm nay chỉ làm cái việc xấu xa là lập ra các "tổ chức ma" để lừa bịp và quyên góp tiền bạc của người Việt không có điều kiện tìm hiểu hiện tình đất nước. Có thể kể ra Nguyễn Ngọc Bích, Võ Văn Ái, Nguyễn Tường Bách, rồi Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Hữu Lễ, Phạm Ngọc Lũy, Nguyễn Quốc Quân,... Những người này đã hợp bè kết đảng với nhau, tự xưng là "mạng lưới nhân quyền Việt Nam". Họ tiến hành vô số hoạt động CCCÐ, hằng năm trao "giải thưởng nhân quyền" cho các phần tử chống đối ở quốc nội. Các giải này được trao theo kiểu "anh trước em sau", người nào rồi cũng có. Người nhận giải là các nhân vật có hành vi vi phạm pháp luật đã bị Tòa án Nhân dân tuyên án, như Trần Anh Kim, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,... Không phải bà con ở hải ngoại không biết họ là ai, chúng tôi biết họ chỉ là mấy "nhà dân chủ cuội" và đã có rất nhiều ý kiến vạch rõ bản chất của họ, cùng những lời phê phán họ trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại.

Theo chỗ tôi được biết, hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận quyền con người: thứ nhất, nhân quyền là quyền tự nhiên, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người; thứ hai, quyền con người không phải là bẩm sinh và vốn có, mà phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây là quan điểm đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong khi thực thi quyền con người. Ðiều này là đúng đắn, cần thiết, bởi đối với các chế độ chính trị - xã hội đề cao quyền con người, ngoài yêu cầu về tính văn hóa, mà trước hết và trực tiếp là các chuẩn mực đạo đức, việc mỗi người thực thi quyền của mình như thế nào để không làm ảnh hưởng tới quyền của người khác, việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, việc hạn chế các cơ quan hành pháp, cá nhân có trách nhiệm có thể vi phạm quyền con người,... phải được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Về vấn đề này, ngài Sérgio Vieira De Mello, nguyên Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, người đã tử nạn khi đang làm việc tại Iraq năm 2003, từng phát biểu: "Văn hóa nhân quyền có được sức mạnh lớn nhất từ những mong muốn và hiểu biết của mỗi cá nhân. Trách nhiệm bảo vệ nhân quyền thuộc về các nhà nước. Nhưng chính những hiểu biết, tôn trọng, mong muốn về nhân quyền của mỗi cá nhân là điều mang lại kết cấu và sức bật hằng ngày cho nhân quyền".

Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, nhân quyền luôn là vấn đề được các chế độ chính trị - xã hội quan tâm, song không phải chế độ chính trị - xã hội nào cũng thật sự quan tâm bảo đảm về nhân quyền. Các "nhà dân chủ" trong nước thử nhìn sang những nước khác, bên một số ít quốc gia ở Bắc Âu có sự quan tâm nhất định, thì tại nhiều nước khác, việc vi phạm nhân quyền, chà đạp lên quyền con người,... vẫn khá phổ biến. Ngay tại Mỹ, nơi chúng tôi đang sống, nhân quyền nhiều khi cũng chỉ là câu khẩu hiệu, bởi tình trạng phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực trong trường học, việc xả súng bừa bãi,... vẫn tồn tại trong thời gian dài. Chẳng hạn theo số liệu của FBI, mỗi năm ở Mỹ có tới 30 nghìn người bị chết do các vụ bạo lực liên quan đến súng. Các "nhà dân chủ" ở quốc nội nên hiểu rằng, quốc gia có mô hình xã hội mà họ muốn mô phỏng và xây dựng ở Việt Nam, lúc nào cũng sử dụng trò chơi hai mặt, họ chỉ bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi. Hình như các "nhà dân chủ" ở quốc nội không thật sự hiểu được những lời ban tặng từ hải ngoại, để rồi biến mình thành con rối đáng thương. Vâng, nếu đất nước không có dân chủ và nhân quyền, người gốc Việt từ khắp năm châu đã không trở về nước làm ăn, sinh sống. Bản thân tôi cũng vậy, vì công việc và gia đình nên tôi không thể như người khác, nhưng hằng năm tôi vẫn trở về, và được tận mắt chứng kiến bao sự đổi thay trên quê hương, đất nước. Ðể nhìn rõ tính khách quan của vấn đề, tôi dẫn lại kết quả nghiên cứu của Viện Phát triển quốc tế Harvard thuộc Ðại học Harvard (Hoa Kỳ) sau khi khảo sát Việt Nam, nhà nghiên cứu Dam Fforde đánh giá: "Việt Nam có được những lợi thế chính trị quan trọng. Lên nắm quyền qua chiến tranh và cách mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt, năm 1975, Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp không bị ai thách thức. Sau ba thập kỷ đấu tranh, Ðảng đã loại mọi đối thủ và khôi phục Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Ðảng nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, đảng viên của Ðảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động sự ủng hộ của quần chúng".

Ðương nhiên, chúng tôi cũng hiểu rõ những thách thức mà Ðảng Cộng sản Việt Nam có thể gặp phải trong vai trò là đảng cầm quyền. Một vấn đề khách quan luôn có thể đặt ra với bất kỳ đảng cầm quyền nào, là khả năng bị tha hóa bởi lạm quyền và quan liêu hóa. Ở hải ngoại, theo dõi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gần đây là Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), chúng tôi thấy Ðảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục chứng tỏ sự nghiêm túc khi nhìn thẳng vào sự thật, không che giấu khuyết điểm và hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp cấp bách và cơ bản để khắc phục, đưa đất nước đi lên. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi thấy rất rõ sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước khi Ðảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm tiến hành các giải pháp cấp bách, cơ bản để xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Nhiều hành động công khai và minh bạch đã được tiến hành, thể hiện quyết tâm lớn trong chống tiêu cực, tham nhũng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Ðó là thông điệp rõ ràng, báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ vì quyền lực và lợi ích của nhân dân, vì một nền dân chủ rộng rãi cho mọi người. Chúng tôi hiểu, việc một số tổ chức, cá nhân đặt vấn đề Việt Nam vi phạm quyền con người và đàn áp người bất đồng chính kiến, cần thực hiện "tam quyền phân lập",... thực chất là vu khống, xuyên tạc, thiếu thiện chí, không phản ánh đúng đắn tình hình trong nước thời gian qua. Trước sự thật không thể bác bỏ ấy, chúng tôi nghĩ, nếu các "nhà dân chủ" ở trong nước thực tâm mong muốn xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước được giữ vững, mọi người đều được tạo điều kiện để phát triển,... thì nên làm những việc ích nước, lợi dân. Hãy cống hiến và cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng cường. Hãy là người Việt Nam chân chính để chúng tôi có thể học hỏi và noi theo.

TRẦN MAI (Hoa Kỳ)

Phố Wall có tỷ phú gốc Việt

Vụ tranh nhau quyền kiểm soát Tập đoàn Dell làm nước Mỹ xôn xao còn bởi có sự đạo diễn của Chính Chu, một tỷ phú gốc Việt nổi tiếng.

Mấy tháng nay, nước Mỹ xôn xao với vụ giới đầu cơ tranh nhau quyền kiểm soát Tập đoàn Máy tính Dell. Dù thương vụ mua bán Dell của Tập đoàn Đầu tư tài chính Mỹ Blackstone đã tạm ngưng nhưng trước đó, vụ làm ăn này rất được dư luận chú ý.

Mối quan tâm tập trung quanh vụ việc không chỉ bởi bản hợp đồng có giá trị lên đến 25 tỷ USD mà đặc biệt nó có bàn tay đạo diễn của Chính Chu, một tỷ phú gốc Việt nổi tiếng. Là một trong hai "viên tướng" được Blackstone giao trọng trách đàm phán nhằm mua lại hãng máy tính đình đám này, Chính Chu hiện giữ chức Giám đốc điều hành cao cấp và là đồng Chủ tịch Ủy ban đầu tư vốn cổ phần của Blackstone với những khoản đầu tư từ 250 triệu đến 1,5 tỷ USD. Ở tuổi 47, Chính Chu có tổng tài sản hơn 1 tỷ USD. Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là người thành công nổi bật nhất trong cộng đồng. Hơn thế, người ta còn biết đến ông trong vai trò là em rể của ca sĩ Cẩm Ly khi ông kết hôn với ca sĩ Hà Phương (cô em út trong 3 chị em nổi tiếng làng ca nhạc trong nước và hải ngoại: Cẩm Ly, Minh Tuyết, Hà Phương).



Doanh nhân Chính Chu và vợ trong một lần về Việt Nam



Chính Chu sinh năm 1966, tại Việt Nam, trong một gia đình có 6 anh em. Năm 1975, cả gia đình ông đã sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Cuộc sống vô cùng khó khăn khiến cả gia đình đều quyết tâm phải nỗ lực để thành công. Tại xứ người, vừa đi học, Chính Chu vừa đi bán sách lẻ và giao hàng tận nhà. Ông có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ). Vì tốt nghiệp một trường đại học không danh tiếng nên 15 lá đơn xin việc của Chính Chu gửi đi đều bị từ chối. Nhưng thất bại càng khiến ông thêm hứng thú với lĩnh vực này và chính lòng kiên trì đã tạo dựng được tên tuổi một Chính Chu tại phố Wall. Ông chia sẻ, khi còn đi học, ông không bao giờ nghĩ có thể tham gia lĩnh vực tài chính ở phố Wall. Với ông, đây là chỗ của những cá nhân xuất sắc, được đào tạo căn bản về tài chính trong các trường đại học tên tuổi như Harvard, Cornell, Wharton, Yale... Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của Công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Với sự tư vấn của Chính Chu, Tập đoàn Đầu tư tài chính Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)... Năm 2004, Blackstone thực hiện vụ mua lại lớn nhất lịch sử Châu Âu khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Celanese của Đức với giá 3,8 tỷ USD chỉ sau vài cú điện thoại. Theo đánh giá, bản hợp đồng có hời được lập nhờ những nỗ lực thương thảo và hiểu biết của vị tỷ phú gốc Việt.

Đi lên từ những khó khăn, Chính Chu cho mình là người may mắn và ông không quên những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn xung quanh. Gia đình ông hiện có hai quỹ từ thiện là "Vietnam Relief Effort" và "Ha Phuong Foundation". Bận rộn với công việc kinh doanh nhưng Chính Chu luôn song hành cùng vợ trong các hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Ông cho biết, người Việt Nam có ba đức tính đáng quý: Chăm chỉ, nỗ lực và hy sinh. Cả ba đức tính đó đã giúp ông có được thành công ngày hôm nay.

Theo VOV

Đức Phật dưới cái nhìn của các nhà khoa học




"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].




1. Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật:
Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức].

Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. [- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan].

Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta"].

Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình.

Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh. [- H.G. Wells].

Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống. [- Giám mục Milman].

2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [- Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Ðộ giáo"].

Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [- George Grimm, "Giáo Lý của đức Phật"].

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư Rhys Dadis].

Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. [- Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Ðức].

Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi". [Anatole France].

Sự khác biệt giữa đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí. [- Một Văn Hào].

Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18.[J.Robert Oppenheimer].

Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật. [- Tổng thống Nehru].

3. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại:

Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Nehru].

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương].

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. [- Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"].

Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. [- Một học giả Hồi Giáo].

Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan,"Ðức Phật Cồ Ðàm"].

Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. [- Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo"].

4. Giáo pháp của Đức Phật:

Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời.[- Tiến Sĩ Graham Howe].

Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới hình thức nào - hoặc ép buộc ý tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, hầu đoạt được thắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không bao giờ thi đua để dành người quy nạp vào Ðạo như nơi chợ búa. [- Tiến sĩ G. P. Malasekara].

Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo thì sao? Ðức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này. [- Giáo Sư Lakshmi Nasaru, "Tinh Hoa của Phật giáo"].

Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, vì Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cố định chưa bao giờ bị sửa đổi. [- Gertrude Garatt].

Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người ta chỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo này thông qua đời sống của chính mình từ ngày này qua ngày khác. [- Tiến Sĩ Edward Conze, Một học Giả Phật giáo Tây Phương].

Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nó đã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy. [- Tiến sĩ W.F.Jayasuriya, "Tâm lý và Triết lý Phật giáo"].

Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó. [Giáo sư Rhys Davids].

Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của Ðức Cồ Ðàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnh nhân loại. [- H.G.Well].

Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết nầy không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng. [- Francis Story, "Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới"].

Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe.[- Một Văn Hào Tây Phương"].

"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học".

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].

Theo SÁCH HIẾM

BẠN HAY BÈ ?



Kim Thoa

Trong cuộc sống, ai cũng có bạn bè. Bạn bè lúc tuổi thời thơ ấu thật là một tìnhbạn thơ ngây hồn nhiên. Còn bạn bè ở tuổi trưởng thành thì tình bạn ra sao? Chắc khónói lắm phải không? Bởi vì nó còn ảnh hưởng bởi những tác động dòng đời của cuộcsống ...

Từ “bạn bè” ở đây gồm có hai chữ. Theo tôi nghĩ: Chữ “bè” đứng liền sau chữ“bạn” không phải là tiếng đệm nói cho suông. Mỗi chữ đều có nghĩa riêng của nó. Nghĩtới đây tôi chợt nhớ đến quá trình dạy học, truyền thụ kiến thức cho học sinh vì tôi làmột giáo viên. Khi tôi dạy các em học sinh lớp 1 cách ghép âm, cách phát âm tiếng bècho đúng và hiểu nghĩa chữ “bè”, thì tôi phải dùng hình ảnh trực quan một bức tranh vẽhình cái bè đang trôi trên dòng sông cho học sinh xem. Chính hình ảnh này nay lại làmcho tôi càng chợt nhớ, chợt nghĩ thêm và nghĩ tiếp về đoạn văn sưu tầm sau: “Ngàytrước, muốn đưa nước vào ruộng, người ta dùng guồng xe nước để lấy nước từsông lên. Để có thể dùng sức nước làm quay được các bánh xe, người ta đã đóngmột hàng cừ ngăn ngang dòng sông, gọi là “ bạn”. Còn “bè” là những thân câyđược kết lại thả trôi theo dòng nước chảy. “Bạn” lúc nào cũng đứng yên một chỗ“bè” thì lại luôn luôn trôi xuôi theo dòng nước”.

Đồng thời, bài hát BẠN TÔI của nhạc sĩ Hà Chương với tiếng hát chính tácgiả (tiếng hát ca sĩ Hà Chương) có lặp đi, lặp lại cụm từ “Tôi có người bạn” và chỗ đoạn hát như sau :

Tôi có người bạn yêu người hơn ta
Cảm thông với đời bằng tình bao la
Ôi những người bạn thân thương hiền hòa
Hãy đến với nhau bằng lòng bao dung .

làm tôi rất thích, nhận ra thêm một điều: chữ “bạn” và chữ “ bè” ghép lại thành từ “bạn bè” không những để chỉ tình nghĩa kết giao giữa người này với người nọ, mà còn hàm ý phân biệt giữa tốt và xấu .

Quả thật trong cuộc sống nếu chúng ta đối xử với nhau bằng sự chân tình, lúcgiàu sang cũng như khi nghèo hèn, khi sung sướng cũng như lúc hoạn nạn đều biết nghĩđến nhau, giúp đỡ nhau trong tầm tay của chính mình thì đó mới thật là bạn. Trái lại,lúc giàu sang thì theo bưng bợ, khi tai nạn lại ngoảnh mặt làm ngơ… hoặc khi giúp đỡ người khác bằng tính cách mua bánh phải trả tiền liền thì đó chỉ là bè, chẳng mang một chút ý nghĩa gì về tình nghĩa bạn với nhau cả . Vì thế muốn có bạn tốt, chính mình phải chứng tỏ được mình là bạn. Đối xử nhau chân tình ,từ bè cũng có thể trở nên bạn. Đối xử nhau bằng sự lợi dụng thì bạn cũng sẽ hóa ra bè. Vì vậy trong cuộc sống hằng ngày,tìm được một người bạn không phải là dễ, nhưng muốn có bè thì thật vô khối .

Hình như trong đời sống, cửa miệng ở đời thường hay có câu: “Chúng ta (màyvà tao) là chỗ bạn bè với nhau mà...” Câu nói này đa số trong cuộc sống ai cũng dùng nó để giao tiếp trong quan hệ bạn bè khi giúp đỡ lẫn nhau . Dường như nó in vào trong trí nhớ của mỗi con người chúng ta mãi mãi không quên.

Viết tới đây làm tôi nhớ lời khuyên của cha mẹ tôi: “Sống ở đời tiền mất rồi thì còn kiếm lại được, làm ra được, nhưng cái tình cái nghĩa khó kiếm lắm các con ơi!”

Con chó Từ Tâm Nguyễn- Bà lão vui tính- Hơn cả yêu thương lộ rõ nguyên hình là con vật nuôi của bè lũ Phản động



Con chó Từ Tâm Nguyễn - Bà lão vui tính- Hơn cả yêu thương. blog đã buộc phải tạm ngưng Blog vì sợ bị nhốt vào chuồng nhưng sau một thời gian "thăm dò" núp ló chịu cảnh đói rách, không còn chịu được nên đành quay lại kiếm cháo.

Ngay lúc cả nước đang đau buồn trước sự ra đi của người anh hùng dân tộc: Đại tướng Võ Nguyên giáp, con chó mất dại này đã cho đăng bài " TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM " , nhưng thấy không ổn liền tháo xuống ngay.Nhưng ngay sau khi mở blog trở lại, hắn lại cho đăng ngay bài này.

. Có lẽ các bạn cũng không lạ gì " nhà văn Trần Khải Thanh Thủy "này nhưng tôi cũng đưa lại một số thông tin để bạn đọc biết cụ thể hơn:

Trần Khải Thanh Thuỷ: Suy đồi đạo đức, làm tay sai cho phản động lưu vong : http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tran-Khai-Thanh-Thuy-Suy-doi-dao-duc-lam-tay-sai-cho-phan-dong-luu-vong/65090022/157/.

Cần xử nghiêm hành vi phạm pháp của Trần Khải Thanh Thủy :http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/4/42/13132/Default.aspx

Và đây là một bài viết web hải ngoại về Trần Khải Thanh Thủy: Vài dòng về Trần Khải Thanh Thủy :http://baochivn.com/topic/889-vai-dong-ve-tran-khai-thanh-thuy với kết luận : Một phần bộ mặt thật của bồi bút gian manh Trần Khải Thanh Thủy và Hội Dân Oan Việt Nam rởm do thị "sáng lập" !

CHÚ TỄU VÀ LÀNG RỐI NƯỚC VIỆT TÂN : http://treonline.com/chu-teu-va-lang-roi-nuoc-viet-tan.htm
Cộng đồng mạng phẫn nộ trước kẻ 'lập đàn cầu TQ đánh VN' : http://reds.vn/index.php/ban-doc/1684-bui-hang-lap-dan-cau-tq-danh-vn

Những kẻ lầm đường muốn kích động hận thù : http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20070518000119

Thiết nghĩ, đã đến lúc cơ quan an ninh việt nam nên nhốt đầu con chó tay sai này rồi

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Bahrain - 808 năm án tù giam cho 95 người biểu tình




Biểu tình tại Bahrainvài năm 2011


Một lần nữa thế giới lại được thưởng thức vở hài kịch được diễn tại một nước được cho là đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung đông. Gia đình những kẻ tự phong vua chúa tại đất nước này vì lo sợ trước sự đoàn kết của người dân mọi tầng lớp xuống đường biểu tình nên họ luôn sẵn sàng ra tay đàn áp mọi cuộc đấu tranh trong biển máu.

Phiên tòa mới đây nhất xử những người biểu tình bị bắt vào hôm tháng trước đã kết án 95 người biểu tình với án tổng cộng lên tới 808 năm. Trong số họ người chịu án thấp nhất là ba năm, người cao nhất tới 15 năm, tù giam. Lý do mà gia đình vua chúa của Bahrain đưa ra là họ tổ chức đánh bom và kêu gọi biểu tình chống chính phủ.

Vô cảm ngày càng “già hóa”



Lâu nay chúng ta thường nói hiện tượng vô cảm chủ yếu xảy ra ở giới trẻ (bỏ mặc người bị nạn, trơ lỳ tâm lý, không biết yêu thương…). Nhưng nếu nhặt nhạnh, tổng kết các vụ việc trong những năm gần đây thì có thể tạm thời nhận định: Hiện tượng vô cảm không chỉ diễn ra ở giới trẻ mà có xu hướng lại đang “già hóa”. Trẻ vô cảm đôi khi vì không biết, không hiểu dẫn đến thiếu kỹ năng, không biết xử lý… Còn người lớn, những tình huống vô cảm trong thời gian gần đây hoàn toàn có ý thức. Chuyện đó không phải bắt nguồn từ quá trình phát sinh cá thể, hay đúng hơn là người lớn đã được trải nghiệm (hiểu biết, va chạm cuộc sống) không như giới trẻ. Vậy thì sự vô cảm từ đâu? Có lẽ đều do lợi ích cá nhân - làm tha hóa con người. Xã hội Việt Nam vốn dĩ phát huy được những giá trị nhân văn cao đẹp, thương người như thể thương thân... Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận được gọi là người lớn lại không thể làm tấm gương cho lớp trẻ học tập. Phải chăng vì hai chữ “lợi ích” mà dẫn đến quan hệ người - người có những kiểu hành xử thiếu tính người - tình người! Có người sợ bị liên đới trách nhiệm, họ sợ lợi ích cá nhân bị đe dọa, họ sợ mang họa vào thân để rồi thờ ơ, lãnh đạm… Phải chăng những cụm từ hy sinh, trách nhiệm với đồng loại khó đến mức vậy sao?
Hiện nay, một số người được gọi là hiện đại đã bị cái lợi lích cá nhân đớn hèn phủ lấp cái tinh thần cộng đồng, tập thể hay nói khác đi là trách nhiệm với đồng loại bị mờ nhạt. Những hình ảnh như bỏ mặc người bị nạn, hôi của… đó là bằng chứng của cái vô cảm ở một số người mà xã hội phải lên án. Có nên cho rằng, người lớn hiện đại phải ươm lại mầm hướng thiện, phải học lại bài học nhân tâm, đừng để người hiện đại có nhà lầu, xe hơi, học hành đàng hoàng mà lại thua xa một người nhặt rác bình thường.
Vô cảm là con đường ngắn đến tội ác. Mỗi người chúng ta hãy độ lượng hơn, hãy sống đúng với bản chất “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” của người phương Đông. Đó mới là bản chất của con người mới.
Nguyễn Văn Công

Lấy gì chế ngự lòng tham?



 Con người không ai có thể vỗ ngực tự hào “tôi không có chút tham lam nào”. Trong ba điều huý kỵ “tham – sân – si”, chữ “tham” được đặt ở vị trí đầu tiên. Ai trong chúng ta cũng có những tham vọng cho riêng mình, vấn đề là tham vọng đó tích cực hay tiêu cực mà thôi. Có người muốn kiếm thật nhiều tiền, có người khát khao thành công, có người đam mê quyền lực, có người muốn có vốn tri thức hơn người...

Câu hỏi từ trại giam








Cách đây ít hôm, tôi vào trại giam thăm một thân chủ để chuẩn bị cho phiên toà phúc thẩm sắp tới. Giữa cuộc chuyện trò, chị bất ngờ hỏi: “Khi lòng tham trong con người mình bất ngờ xuất hiện, làm sao để chế ngự hả luật sư?” Câu hỏi gọn lỏn mà ám ảnh tôi suốt chặng đường về. Phải chi trước cái ngày thực hiện hành vi tham ô tài sản nhà nước, chị đã có những lúc cật vấn chính mình như thế, tự răn mình đừng tham lam, thì hẳn bây giờ đã không ngồi trong bốn bức tường của trại giam.

Nhưng chị vẫn còn may mắn vì đời vẫn bao dung, vẫn cho chị cơ hội làm lại. Còn một thân chủ khác của tôi thì mãi mãi không còn đường về. Tôi nhớ hoài cái dáng người quỵ xuống trước mắt chủ toạ phiên toà khi nghe tuyên án “Tử hình về tội cướp tài sản và giết người…” Là người bào chữa cho anh, đến giờ tôi vẫn không thể lý giải được, can cớ gì mà một người được ăn học đàng hoàng, được nuôi dạy tử tế, thở bằng không khí sư phạm trong gia đình từ lúc còn bé thơ, vậy mà lại có kết cục đó. Hình ảnh người mẹ run run chìa ra trước toà những bằng cấp con trai bà đạt được trong hơn 34 năm làm người, cả cái danh hiệu nhà giáo ưu tú của chồng bà, tuy không thể giảm án nhưng kịp lúc làm con trai bật khóc trong từng câu chữ của lời nói cuối cùng: “Tôi mong quý toà cho tôi cơ hội làm lại cuộc đời. Tôi đã bị đồng tiền làm mờ mắt, không còn đủ lý trí nhận biết điều gì…” Chỉ tiếc sự tỉnh thức đó quá muộn màng.

Biết dừng là biết sống

Khi kinh tế phát triển, người trẻ không chỉ muốn có cuộc sống no ấm nữa mà họ muốn “giàu và đẹp”. Thế nên, rất nhiều người sẵn sàng làm tất cả để có nhà lầu, xe hơi, tiện nghi đầy đủ. Họ sẵn sàng thực hiện những phi vụ làm ăn bất minh, sẵn sàng hy sinh người khác để mưu cầu lợi ích riêng mình. Hơn 20 năm đứng trước toà bào chữa, tôi từng gặp nhiều người là con ngoan, hiếu thảo, từng là những mẫu mực để người khác ngưỡng mộ nhưng rồi chỉ vì lòng tham, họ biến mình thành người khác hẳn: mưu mô, gian xảo và tìm mọi cách để đoạt được điều mình muốn dù phải dẫm đạp lên người khác. Họ đánh mất lòng nhân, sự trắc ẩn bởi sức mạnh đồng tiền. Tàn nhẫn và lạnh lùng.

Sinh ra không ai không có lòng tham. Đứa trẻ biết được đâu là mẹ của mình để níu chặt vòng tay, không san sẻ cho những đứa trẻ bên cạnh. Rồi khi lớn lên vì lòng tham, sự ích kỷ của bản thân mà người ta trở thành kẻ thù của nhau, sẵn sàng dùng thủ đoạn để có được thứ mà mình muốn. Khi chưa có gì, chúng ta mong mỏi mình có cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn, lúc ấy sẽ mãn nguyện. Nhưng đến khi có được sự ổn định đó, ta lại muốn giàu có hơn, sung túc hơn nữa. Cứ thế, lòng tham lớn dần với những nhu cầu vô hạn. Chúng ta ngày càng có nhiều ham muốn, nhưng điều không may là bản năng của chúng ta không phân biệt được đâu là ham muốn tích cực hay tiêu cực. Chạy đua với thời gian để kiếm tiền, nhưng mấy ai nghĩ xem mình có cần thiết phải kiếm nhiều tiền như vậy không? Dùng mọi thủ đoạn, toan tính để có được những thứ phi pháp, mấy ai nghĩ cái giá mà mình phải trả sau đó là gì? Tiền đâu thể mua được sự tử tế làm người.

Lòng tham là một trong những bản năng của con người. Nếu như có những ham muốn thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, thì cũng có những ham muốn tiêu cực là nguyên nhân của hầu hết những đau khổ trong cuộc đời. Nhiều khi chúng ta có thể nhận thức được ham muốn nào cần phải từ bỏ, nhưng lại không đủ sức mạnh, ý chí để từ bỏ nó. Bác sĩ khuyên bệnh nhân đừng hút thuốc, nhưng chính họ không sao từ bỏ được ham muốn này. Người nghiện rượu, mê cờ bạc... càng khó bỏ hơn nữa. Điều này cho thấy, tự thắng được những ham muốn của chính mình không phải dễ. Nhưng chỉ có chế ngự được những ham muốn thì mới có thể hé mở được cánh cửa bước vào một cuộc sống hạnh phúc. Ngay từ lúc con còn nhỏ, các gia đình cần giáo dưỡng con cái để bản thân trẻ hình thành thói quen tự tìm kiếm những gì mình muốn có chứ không nhen nhóm ý định đánh cắp của người khác. Một khi lòng tham không được tiết chế, nó sẽ nảy sinh rất nhiều điều xấu xa trong bản thân mỗi người.

Đừng sống một cuộc đời bất chấp pháp luật và luân thường đạo lý. Hãy làm giàu một cách chính đáng, hãy leo lên vị trí mong muốn bằng chính khả năng thực sự của mình. Dù chúng ta có làm gì, bí mật đến nhường nào, rồi cũng có lúc sự thật được phơi bày ra ánh sáng. Từng người phải luôn luôn đối diện với chính mình, luôn luôn tỉnh thức để không bị ngũ dục – tài, sắc, danh, thực, thuỳ lôi cuốn. Đừng đánh mất cuộc đời bởi tham vọng không có điểm dừng. Đừng tham những thứ không thuộc về mình. Hãy sống và hài lòng với cuộc sống hiện tại và không ngừng tìm kiếm những gì tốt đẹp ở tương lai.

Chỉ khi biết tiết chế lòng tham, hoá giải sự cố chấp trong lòng và vơi bớt đi niềm si mê của bản thân, khi đó cuộc sống mới nhẹ nhàng hơn.

THẠC SĨ – LUẬT SƯ VÕ THỊ KIM NGA

Tổ chức minh bạch thế giới (TI) yêu cầu tổng thống Đức vào cuộc chống tham nhũng






Trong vòng một ngày duy nhất, gia đình Quand, cổ đông lớn nhất của BMW đã chuyển cho đảng CDU số tiền lên tới 690.000 Euro, được chia thành ba lần, mỗi lần 230 ngàn. (chi tiết về tiền ủng hộ các đảng công bố trên quốc hội Đức:http://www.bundestag.de/bundestag/parteienfinanzierung/fundstellen50000/2012/index.html)

Tờ Sueddeutsche Zeitung đưa tin theo phán đoán của giới truyền thông rằng, số tiền đó được đổi lại bằng việc CDU sẽ bỏ phiếu không cho thông qua luật nghiêm ngặt về môi trường của EU dành cho xe hơi bắt đầu từ năm 2020. Việc luật đó không được thông qua, hưởng lợi đầu tiên cũng chính là những dòng xe hạng sang của BMW, Audi. (nguồn:http://www.sueddeutsche.de/politik/quandt-grossspende-an-cdu-verdacht-der-kaeuflichkeit-1.1795522) Nhưng sự trùng hợp giữa thời điểm khoản tiền đó được chuyển cho CDU và luật về khí thải khiến cho người ta không thể nào không nghi ngờ.

Bà Edda Müller, đại diện tổ chức minh bạch thế giới đã lên tiếng và yêu cầu ông Gauck, tổng thống Đức phải vào cuộc. Ngoài ra bà yêu cầu giới hạn số tiền mà cá nhân, tập đoàn ủng hộ cho các đảng phái tối đa 50 ngàn Euro mỗi năm.
Phía đảng xanh (Bündnis 90/ Die Grüne) yêu cầu số tiền hạn chế mỗi năm, mỗi cá nhân tối đa ở mức 100 ngàn Euro, cùng quan điểm với lãnh đạo của đảng SPD.

Phía CDU đưa ra lời phản bác lại các quan điểm kể trên rằng, tất cả các đảng phái của Đức đều phải cần sự hỗ trợ tài chính từ các cá nhân, tập đoàn, SPD cũng vậy. Nhưng số tiền 690 ngàn không thể mua hay gây sức ép lên bà thủ tướng Merkel.

Bà Edda Müller sau đó đã phản biện lại trên tờ Die Zeit (nguồn:http://www.zeit.de/wirtschaft/2013-10/parteispende-transparency) "nguồn tài chính của quốc gia đủ để hỗ trợ các đảng phái chứ không thể dựa vào những nguồn hỗ trợ tài chính khác bên ngoài." Bà nói tiếp "Đây là dấu hiệu cho sự suy thoái đạo đức chính trị, do những đối tượng "quyền lực ảo" đang ngày càng nhúng tay sâu vào chính trường."