Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Con chó Từ Tâm Nguyễn- Bà lão vui tính- Hơn cả yêu thương lộ rõ nguyên hình là con vật nuôi của bè lũ Phản động



Con chó Từ Tâm Nguyễn - Bà lão vui tính- Hơn cả yêu thương. blog đã buộc phải tạm ngưng Blog vì sợ bị nhốt vào chuồng nhưng sau một thời gian "thăm dò" núp ló chịu cảnh đói rách, không còn chịu được nên đành quay lại kiếm cháo.

Ngay lúc cả nước đang đau buồn trước sự ra đi của người anh hùng dân tộc: Đại tướng Võ Nguyên giáp, con chó mất dại này đã cho đăng bài " TƯỚNG GIÁP TIẾT LỘ 4 BÍ MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM " , nhưng thấy không ổn liền tháo xuống ngay.Nhưng ngay sau khi mở blog trở lại, hắn lại cho đăng ngay bài này.

. Có lẽ các bạn cũng không lạ gì " nhà văn Trần Khải Thanh Thủy "này nhưng tôi cũng đưa lại một số thông tin để bạn đọc biết cụ thể hơn:

Trần Khải Thanh Thuỷ: Suy đồi đạo đức, làm tay sai cho phản động lưu vong : http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tran-Khai-Thanh-Thuy-Suy-doi-dao-duc-lam-tay-sai-cho-phan-dong-luu-vong/65090022/157/.

Cần xử nghiêm hành vi phạm pháp của Trần Khải Thanh Thủy :http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/4/42/13132/Default.aspx

Và đây là một bài viết web hải ngoại về Trần Khải Thanh Thủy: Vài dòng về Trần Khải Thanh Thủy :http://baochivn.com/topic/889-vai-dong-ve-tran-khai-thanh-thuy với kết luận : Một phần bộ mặt thật của bồi bút gian manh Trần Khải Thanh Thủy và Hội Dân Oan Việt Nam rởm do thị "sáng lập" !

CHÚ TỄU VÀ LÀNG RỐI NƯỚC VIỆT TÂN : http://treonline.com/chu-teu-va-lang-roi-nuoc-viet-tan.htm
Cộng đồng mạng phẫn nộ trước kẻ 'lập đàn cầu TQ đánh VN' : http://reds.vn/index.php/ban-doc/1684-bui-hang-lap-dan-cau-tq-danh-vn

Những kẻ lầm đường muốn kích động hận thù : http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20070518000119

Thiết nghĩ, đã đến lúc cơ quan an ninh việt nam nên nhốt đầu con chó tay sai này rồi

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Bahrain - 808 năm án tù giam cho 95 người biểu tình




Biểu tình tại Bahrainvài năm 2011


Một lần nữa thế giới lại được thưởng thức vở hài kịch được diễn tại một nước được cho là đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung đông. Gia đình những kẻ tự phong vua chúa tại đất nước này vì lo sợ trước sự đoàn kết của người dân mọi tầng lớp xuống đường biểu tình nên họ luôn sẵn sàng ra tay đàn áp mọi cuộc đấu tranh trong biển máu.

Phiên tòa mới đây nhất xử những người biểu tình bị bắt vào hôm tháng trước đã kết án 95 người biểu tình với án tổng cộng lên tới 808 năm. Trong số họ người chịu án thấp nhất là ba năm, người cao nhất tới 15 năm, tù giam. Lý do mà gia đình vua chúa của Bahrain đưa ra là họ tổ chức đánh bom và kêu gọi biểu tình chống chính phủ.

Vô cảm ngày càng “già hóa”



Lâu nay chúng ta thường nói hiện tượng vô cảm chủ yếu xảy ra ở giới trẻ (bỏ mặc người bị nạn, trơ lỳ tâm lý, không biết yêu thương…). Nhưng nếu nhặt nhạnh, tổng kết các vụ việc trong những năm gần đây thì có thể tạm thời nhận định: Hiện tượng vô cảm không chỉ diễn ra ở giới trẻ mà có xu hướng lại đang “già hóa”. Trẻ vô cảm đôi khi vì không biết, không hiểu dẫn đến thiếu kỹ năng, không biết xử lý… Còn người lớn, những tình huống vô cảm trong thời gian gần đây hoàn toàn có ý thức. Chuyện đó không phải bắt nguồn từ quá trình phát sinh cá thể, hay đúng hơn là người lớn đã được trải nghiệm (hiểu biết, va chạm cuộc sống) không như giới trẻ. Vậy thì sự vô cảm từ đâu? Có lẽ đều do lợi ích cá nhân - làm tha hóa con người. Xã hội Việt Nam vốn dĩ phát huy được những giá trị nhân văn cao đẹp, thương người như thể thương thân... Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận được gọi là người lớn lại không thể làm tấm gương cho lớp trẻ học tập. Phải chăng vì hai chữ “lợi ích” mà dẫn đến quan hệ người - người có những kiểu hành xử thiếu tính người - tình người! Có người sợ bị liên đới trách nhiệm, họ sợ lợi ích cá nhân bị đe dọa, họ sợ mang họa vào thân để rồi thờ ơ, lãnh đạm… Phải chăng những cụm từ hy sinh, trách nhiệm với đồng loại khó đến mức vậy sao?
Hiện nay, một số người được gọi là hiện đại đã bị cái lợi lích cá nhân đớn hèn phủ lấp cái tinh thần cộng đồng, tập thể hay nói khác đi là trách nhiệm với đồng loại bị mờ nhạt. Những hình ảnh như bỏ mặc người bị nạn, hôi của… đó là bằng chứng của cái vô cảm ở một số người mà xã hội phải lên án. Có nên cho rằng, người lớn hiện đại phải ươm lại mầm hướng thiện, phải học lại bài học nhân tâm, đừng để người hiện đại có nhà lầu, xe hơi, học hành đàng hoàng mà lại thua xa một người nhặt rác bình thường.
Vô cảm là con đường ngắn đến tội ác. Mỗi người chúng ta hãy độ lượng hơn, hãy sống đúng với bản chất “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” của người phương Đông. Đó mới là bản chất của con người mới.
Nguyễn Văn Công

Lấy gì chế ngự lòng tham?



 Con người không ai có thể vỗ ngực tự hào “tôi không có chút tham lam nào”. Trong ba điều huý kỵ “tham – sân – si”, chữ “tham” được đặt ở vị trí đầu tiên. Ai trong chúng ta cũng có những tham vọng cho riêng mình, vấn đề là tham vọng đó tích cực hay tiêu cực mà thôi. Có người muốn kiếm thật nhiều tiền, có người khát khao thành công, có người đam mê quyền lực, có người muốn có vốn tri thức hơn người...

Câu hỏi từ trại giam








Cách đây ít hôm, tôi vào trại giam thăm một thân chủ để chuẩn bị cho phiên toà phúc thẩm sắp tới. Giữa cuộc chuyện trò, chị bất ngờ hỏi: “Khi lòng tham trong con người mình bất ngờ xuất hiện, làm sao để chế ngự hả luật sư?” Câu hỏi gọn lỏn mà ám ảnh tôi suốt chặng đường về. Phải chi trước cái ngày thực hiện hành vi tham ô tài sản nhà nước, chị đã có những lúc cật vấn chính mình như thế, tự răn mình đừng tham lam, thì hẳn bây giờ đã không ngồi trong bốn bức tường của trại giam.

Nhưng chị vẫn còn may mắn vì đời vẫn bao dung, vẫn cho chị cơ hội làm lại. Còn một thân chủ khác của tôi thì mãi mãi không còn đường về. Tôi nhớ hoài cái dáng người quỵ xuống trước mắt chủ toạ phiên toà khi nghe tuyên án “Tử hình về tội cướp tài sản và giết người…” Là người bào chữa cho anh, đến giờ tôi vẫn không thể lý giải được, can cớ gì mà một người được ăn học đàng hoàng, được nuôi dạy tử tế, thở bằng không khí sư phạm trong gia đình từ lúc còn bé thơ, vậy mà lại có kết cục đó. Hình ảnh người mẹ run run chìa ra trước toà những bằng cấp con trai bà đạt được trong hơn 34 năm làm người, cả cái danh hiệu nhà giáo ưu tú của chồng bà, tuy không thể giảm án nhưng kịp lúc làm con trai bật khóc trong từng câu chữ của lời nói cuối cùng: “Tôi mong quý toà cho tôi cơ hội làm lại cuộc đời. Tôi đã bị đồng tiền làm mờ mắt, không còn đủ lý trí nhận biết điều gì…” Chỉ tiếc sự tỉnh thức đó quá muộn màng.

Biết dừng là biết sống

Khi kinh tế phát triển, người trẻ không chỉ muốn có cuộc sống no ấm nữa mà họ muốn “giàu và đẹp”. Thế nên, rất nhiều người sẵn sàng làm tất cả để có nhà lầu, xe hơi, tiện nghi đầy đủ. Họ sẵn sàng thực hiện những phi vụ làm ăn bất minh, sẵn sàng hy sinh người khác để mưu cầu lợi ích riêng mình. Hơn 20 năm đứng trước toà bào chữa, tôi từng gặp nhiều người là con ngoan, hiếu thảo, từng là những mẫu mực để người khác ngưỡng mộ nhưng rồi chỉ vì lòng tham, họ biến mình thành người khác hẳn: mưu mô, gian xảo và tìm mọi cách để đoạt được điều mình muốn dù phải dẫm đạp lên người khác. Họ đánh mất lòng nhân, sự trắc ẩn bởi sức mạnh đồng tiền. Tàn nhẫn và lạnh lùng.

Sinh ra không ai không có lòng tham. Đứa trẻ biết được đâu là mẹ của mình để níu chặt vòng tay, không san sẻ cho những đứa trẻ bên cạnh. Rồi khi lớn lên vì lòng tham, sự ích kỷ của bản thân mà người ta trở thành kẻ thù của nhau, sẵn sàng dùng thủ đoạn để có được thứ mà mình muốn. Khi chưa có gì, chúng ta mong mỏi mình có cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn, lúc ấy sẽ mãn nguyện. Nhưng đến khi có được sự ổn định đó, ta lại muốn giàu có hơn, sung túc hơn nữa. Cứ thế, lòng tham lớn dần với những nhu cầu vô hạn. Chúng ta ngày càng có nhiều ham muốn, nhưng điều không may là bản năng của chúng ta không phân biệt được đâu là ham muốn tích cực hay tiêu cực. Chạy đua với thời gian để kiếm tiền, nhưng mấy ai nghĩ xem mình có cần thiết phải kiếm nhiều tiền như vậy không? Dùng mọi thủ đoạn, toan tính để có được những thứ phi pháp, mấy ai nghĩ cái giá mà mình phải trả sau đó là gì? Tiền đâu thể mua được sự tử tế làm người.

Lòng tham là một trong những bản năng của con người. Nếu như có những ham muốn thúc đẩy chúng ta sống vươn lên, thì cũng có những ham muốn tiêu cực là nguyên nhân của hầu hết những đau khổ trong cuộc đời. Nhiều khi chúng ta có thể nhận thức được ham muốn nào cần phải từ bỏ, nhưng lại không đủ sức mạnh, ý chí để từ bỏ nó. Bác sĩ khuyên bệnh nhân đừng hút thuốc, nhưng chính họ không sao từ bỏ được ham muốn này. Người nghiện rượu, mê cờ bạc... càng khó bỏ hơn nữa. Điều này cho thấy, tự thắng được những ham muốn của chính mình không phải dễ. Nhưng chỉ có chế ngự được những ham muốn thì mới có thể hé mở được cánh cửa bước vào một cuộc sống hạnh phúc. Ngay từ lúc con còn nhỏ, các gia đình cần giáo dưỡng con cái để bản thân trẻ hình thành thói quen tự tìm kiếm những gì mình muốn có chứ không nhen nhóm ý định đánh cắp của người khác. Một khi lòng tham không được tiết chế, nó sẽ nảy sinh rất nhiều điều xấu xa trong bản thân mỗi người.

Đừng sống một cuộc đời bất chấp pháp luật và luân thường đạo lý. Hãy làm giàu một cách chính đáng, hãy leo lên vị trí mong muốn bằng chính khả năng thực sự của mình. Dù chúng ta có làm gì, bí mật đến nhường nào, rồi cũng có lúc sự thật được phơi bày ra ánh sáng. Từng người phải luôn luôn đối diện với chính mình, luôn luôn tỉnh thức để không bị ngũ dục – tài, sắc, danh, thực, thuỳ lôi cuốn. Đừng đánh mất cuộc đời bởi tham vọng không có điểm dừng. Đừng tham những thứ không thuộc về mình. Hãy sống và hài lòng với cuộc sống hiện tại và không ngừng tìm kiếm những gì tốt đẹp ở tương lai.

Chỉ khi biết tiết chế lòng tham, hoá giải sự cố chấp trong lòng và vơi bớt đi niềm si mê của bản thân, khi đó cuộc sống mới nhẹ nhàng hơn.

THẠC SĨ – LUẬT SƯ VÕ THỊ KIM NGA

Tổ chức minh bạch thế giới (TI) yêu cầu tổng thống Đức vào cuộc chống tham nhũng






Trong vòng một ngày duy nhất, gia đình Quand, cổ đông lớn nhất của BMW đã chuyển cho đảng CDU số tiền lên tới 690.000 Euro, được chia thành ba lần, mỗi lần 230 ngàn. (chi tiết về tiền ủng hộ các đảng công bố trên quốc hội Đức:http://www.bundestag.de/bundestag/parteienfinanzierung/fundstellen50000/2012/index.html)

Tờ Sueddeutsche Zeitung đưa tin theo phán đoán của giới truyền thông rằng, số tiền đó được đổi lại bằng việc CDU sẽ bỏ phiếu không cho thông qua luật nghiêm ngặt về môi trường của EU dành cho xe hơi bắt đầu từ năm 2020. Việc luật đó không được thông qua, hưởng lợi đầu tiên cũng chính là những dòng xe hạng sang của BMW, Audi. (nguồn:http://www.sueddeutsche.de/politik/quandt-grossspende-an-cdu-verdacht-der-kaeuflichkeit-1.1795522) Nhưng sự trùng hợp giữa thời điểm khoản tiền đó được chuyển cho CDU và luật về khí thải khiến cho người ta không thể nào không nghi ngờ.

Bà Edda Müller, đại diện tổ chức minh bạch thế giới đã lên tiếng và yêu cầu ông Gauck, tổng thống Đức phải vào cuộc. Ngoài ra bà yêu cầu giới hạn số tiền mà cá nhân, tập đoàn ủng hộ cho các đảng phái tối đa 50 ngàn Euro mỗi năm.
Phía đảng xanh (Bündnis 90/ Die Grüne) yêu cầu số tiền hạn chế mỗi năm, mỗi cá nhân tối đa ở mức 100 ngàn Euro, cùng quan điểm với lãnh đạo của đảng SPD.

Phía CDU đưa ra lời phản bác lại các quan điểm kể trên rằng, tất cả các đảng phái của Đức đều phải cần sự hỗ trợ tài chính từ các cá nhân, tập đoàn, SPD cũng vậy. Nhưng số tiền 690 ngàn không thể mua hay gây sức ép lên bà thủ tướng Merkel.

Bà Edda Müller sau đó đã phản biện lại trên tờ Die Zeit (nguồn:http://www.zeit.de/wirtschaft/2013-10/parteispende-transparency) "nguồn tài chính của quốc gia đủ để hỗ trợ các đảng phái chứ không thể dựa vào những nguồn hỗ trợ tài chính khác bên ngoài." Bà nói tiếp "Đây là dấu hiệu cho sự suy thoái đạo đức chính trị, do những đối tượng "quyền lực ảo" đang ngày càng nhúng tay sâu vào chính trường."

Bế tắc chính trị không lối thoát đẩy nước Mỹ tới miệng vực vỡ nợ



(Dân trí) - Hôm qua, nước Mỹ đã trải qua thêm một ngày chờ đợi trong lo âu khi những bất đồng chính trị giữa Quốc hội và Nhà Trắng tiếp tục không có lối thoát. Nước Mỹ chỉ còn cách thời điểm vỡ nợ ít giờ.




Thượng nghị sỹ Harry Reid phát biểu bên ngoài trụ sở quốc hội kêu gọi chấm dứt bế tắc





Cho đến thời điểm này, hai đảng trong Quốc hội Mỹ vẫn chưa thể tìm được sự đồng thuận cho dù thời hạn chót để nâng trần nợ công đã cận kề. Nếu không có biện pháp nào được thông qua trước nửa đêm ngày thứ Tư theo giờ địa phương, tức 4 giờ 00 GMT ngày thứ Năm, Bộ tài chính Mỹ sẽ bắt đầu cạn ngân sách để thực hiện các nghĩa vụ chi trả. Khi đó, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ sẽ vỡ nợ.

Trong ngày hôm qua, cả hai viện của Quốc hội Mỹ đã tiến hành thảo luận các đề xuất để thông qua ngân sách mới cho chính phủ và nâng trần nợ công 16.700 tỷ USD. Tuy nhiên, sự chia rẽ giữa các nghị sỹ đảng Dân chủ của Tổng thống Obama và đảng Cộng hòa, những người kiểm soát Hạ viện đã khiến mọi thương thảo đi vào ngõ cụt.

Lãnh đạo phe Cộng hòa đã liên tục tìm cách thuyết phục một nhóm nhỏ các nghị sỹ theo tư tưởng bảo thủ trong đảng mình, thông qua một dự thảo luật cho phép nâng trần nợ và mở cửa lại chính phủ nhưng thất bại.

Trong khi đó, các cường quốc trên thế giới theo dõi tình hình trong e ngại khi chứng kiến những sự đổ lỗi qua lại tại Quốc hội Mỹ, và khả năng những nền kinh tế vốn đã suy yếu của nước mình có thể bị tác động tiêu cực do ảnh hưởng từ Washington.

“Tại thời điểm này chúng tôi vẫn còn cách một thỏa thuận rất xa”, Jay Carney người phát ngôn Nhà Trắng thừa nhận.

Giữa lúc sự lo lắng trên thị trường ngày một lên cao, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cảnh báo về khả năng hạ bậc xếp hạng tín nhiệm nợ của Mỹ từ mức cao nhất AAA hiện nay.

Dù tình hình bế tắc ngày càng sâu sắc, Tổng thống Obama tuyên bố ông vẫn kỳ vọng vấn đề cuối cùng sẽ được giải quyết. “Tôi hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết, nhưng chúng ta không còn nhiều thời gian”, ông Obama phát biểu với kênh ABC tại New York.

“Điều tôi muốn đề xuất đó là các cuộc họp kín của quốc hội không nên làm điệu bộ thêm nữa…hay làm những gì đúng đắn, mở cửa lại chính phủ và đảm bảo rằng chúng ta sẽ thanh toán các hóa đơn”.

“Không hành động, không bỏ phiếu”

Những hy vọng trong đêm về một thỏa thuận giữa các thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa và Dân chủ đã tan biến khi nhóm nghị sỹ bảo thủ của đảng Cộng hòa tại Hạ viện phản bác các sáng kiến được đưa ra.

Nhóm hạ nghị sỹ này đã nhiều lần tìm cách vô hiệu hóa đạo luật Obamacare, đi ngược lại yêu cầu của Nhà Trắng đó là nâng trần nợ công mà không kèm theo bất kỳ điều kiện gì.

Trước đó các đề xuất mới nhất của đảng Cộng hòa đã chấp thuận gia hạn khả năng đi vay của chính phủ tới 7/2/2014 và tái mở cửa chính phủ đến 15/12.

Đổi lại họ yêu cầu chấm dứt trợ cấp chăm sóc sức khỏe cho các thành viên quốc hội, các phụ tá, Nhà Trắng và quan chức trong nội các, đồng thời tước bỏ khả năng của Bộ tài chính Mỹ trong việc đưa ra các biện pháp đặc biệt để thực hiện nghĩa vụ nợ.

Đến cuối ngày thứ Ba, lãnh đạo của phe Cộng hòa đã rút lại đề xuất này sau khi không nhận được số phiếu cần thiết từ nội bộ đảng mình.

“Sẽ không có hành động nào, không bỏ phiếu và ủy ban pháp luật sẽ không tham gia trong đêm nay”, nghị sỹ đảng Cộng hòa Pete Sessions thông báo với phóng viên.

Các cuộc đàm phán tại Thượng viện, vốn bị trì hoãn suốt ngày hôm qua để chờ diễn biến tại Hạ viện, được nhanh chóng nối lại trong tối thứ Ba theo giờ địa phương. Lãnh đạo cả hai đảng đều cho biết họ “lạc quan” rằng một thỏa thuận đã trong tầm tay.

Trước đó, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Harry Reid đã giận dữ cáo buộc Chủ tịch Hạ viện, nghị sỹ đảng Cộng hòa John Boehner là đang tìm cách cứu lấy sự nghiệp chính trị của mình bằng cách bỏ mặc nước Mỹ.

“Có một điều rõ ràng đó là: dự thảo luật của Hạ viện sẽ không được thông qua tại Thượng viện”, ông Reid nói. “Tôi rất thất vọng với John Boehner, người sẽ một lần nữa tìm cách bảo toàn vị trí của mình bất chấp thiệt hại cho đất nước”.

Ông Boehner đang đứng giữa những lựa chọn khó khăn, giữa một bên là ngả theo phe bảo thủ trong đảng Cộng hòa để giữ được chiếc ghế của mình, nhưng khiến nước Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử vỡ nợ. Ngược lại ông có thể “cứu” nước Mỹ bằng cách thông qua một bản kế hoạch mà Thượng viện và Tổng thống Obama chấp nhận được, nhưng cũng đồng nghĩa với sự ủng hộ trong đảng của mình bị lung lay, thậm chí có thể mất chức.

Trung Quốc và Nhật, những nước đang nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ nhất, với tổng cộng khoảng 2400 tỷ USD đã lên tiếng cảnh báo về hậu quả của khủng hoảng.

Bộ trưởng tài chính Nhật Taro Aso khẳng định nhiều chính trị giá Mỹ “dường như không hiểu rõ mức độ tác động quốc tế mà vấn đề này có thể tạo ra”.

Thứ trưởng tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao tại Bắc Kinh thì tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ, với tư cách nước phát hành đồng tiền dự trữ chính...cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình”.

Thanh Tùng
Theo AFP

CƠN MÊ



Thái Bảo-Dương Đỳnh
(hội vhnt Quảng nam)








Chiều không nghiêng về phía bên em thì cũng nghiêng về phía bên tui chứ
còn có đi mô được nữa
Em bẻ hai cuộc tình vứt vội xuống sông sâu
Tui lặn hụp một đời tui cũng làm chi vớt được
Tình trôi đi lấy lại được răng chừ.

Đành gánh cả buổi chiều nặng nề về chất kín tâm tư
Tiếng mọt gỗ đùn nát ngày kỷ niệm
Rồi em sẽ đi và buồn sẽ đến
Tui biết làm gì sương khói vốn mong manh

Ve vuốt con tim trong tiếc nuối dỗ dành
Cơn co thắt nghẹn một dòng tình sử
Em bước xuống đò ngang tui bên bờ đất lở
Nghe con tim vỗ những nhịp không dều

Cái vẫy tay cuối cùng giọt nước mắt gieo neo
Lận đận đời nhau trắng màu trên sợi tóc
Tui lang bạc em chừ xa lăng lắt
Biết khi mô dành dụm để quay về

Tui dùng dằng.
Em tiếc nuối...
Cơn mê!

Epaint : Sexus 2012

Cảm nhân một bài thơ tình hay của Phạm Ngọc Thái


Hoàng Thị Thảo


ANH VẪN Ở BÊN HỒ TÂY


Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan.

Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
Nông nỗi đời người để đâu cho hết
Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây…

Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm
Giờ ở đâu, người con gái xa xôi?

Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi...


2012 - trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai"
Phạm Ngọc Thái





"Anh vẫn ở bên hồ Tây" là bản tình ca viết về mối tình của nhà thơ với một cô nữ sinh sư phạm, dù mối tình đó đã trở thành dĩ vãng:

Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm 

Người ta thường nói tình yêu có giác quan thứ sáu, bởi vậy nhìn thấy hình bóng người yêu từ xa đã nhận đã nhận ra ngay, cũng là điều dễ hiểu. Thế mà:


Giờ ở đâu, người con gái xa xôi?

Anh thổn thức vọng gọi em xưa trong nỗi vắng, cô đơn! Tôi đã đọc nhiều thơ Phạm Ngọc Thái, không ít bài anh đã nhắc đến hình ảnh người nữ sinh này, bài nào cũng da diết, nhớ thương. Liệu đây có phải cũng chính là cô sinh nữ trường Sư phạm Ngoại ngữ trong bài thơ Em Về Biển của tập "Rung động trái tim"?... mà ở tựa đề
của bài anh có ghi:
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái - Kỉ niệm K.A. người sinh nữ trường SPNN năm xưa, quê hương thành phố biển.
Em Về Biển cũng là một bài thơ tình sâu sắc và khá hay. Ở bài đó có một đoạn tác giả cũng nhắc đến việc đón người yêu bên cổng trường:

Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây, em hỡi! Anh còn đây
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...


Nhưng Em Về Biển anh đã viết từ năm 1993, khi mái tóc mới bạc nửa phần (như lời thơ) - Còn bài "Anh vẫn ở bên hồ Tây" này thì tác giả lại vừa sáng tác trong năm 2012, khi đã qua cái tuổi lục tuần. Sau gần 20 năm, chắc nay tóc nhà thơ đã phải bạc gần hết rồi? Thế mới biết tâm hồn thi nhân trẻ mãi không già.
Hồ Tây chẳng phải chỉ là nơi nhà thơ sinh sống, ở đó còn ghi nhận bao nhiêu kỉ niệm tình yêu của đời anh. Mỗi khi qua lại bên hồ, không tránh khỏi những giây phút tác giả chạnh nhớ về tình cũ, lòng xa xót. Bởi vậy vừa mới vào thơ anh đã thốt lên:

Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian


Và hình ảnh người con gái lại hiện về làm xao động trái tim anh:
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết 

Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan


Hình ảnh "hoá khói sương tan" đó chính là một biểu tượng về cát bụi cuộc đời. Tình yêu thiêng liêng vậy, hình ảnh cô sinh nữ cũng hiền dịu và anh tha thiết đến thế, vậy mà giờ đây tất cả chỉ còn là sương khói. Ngôn ngữ thi ca của Phạm Ngọc Thái sử dụng thuộc loại ngôn ngữ hình tượng hội hoạ, tuy bình dị nhưng vẫn thanh thoát và hàm súc.
"Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình cảm động. Vết thương tình dẫu chỉ là vô hình, nhưng nó lại có thể khoét sâu vào trái tim, tâm hồn làm cho nhà thơ đau đớn như không bao giờ lành lại được. Lòng anh lưu luyến cả một thời tuổi trẻ đã qua đi. Sang đoạn thứ hai, tình thơ càng được khắc sâu hơn về tình yêu:

Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
Nông nỗi đời người để đâu cho hết
Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây…


Tôi nghĩ, người con gái kia khi nghe được những lời thơ này của anh chắc phải xúc động lắm! Nhà thơ đã trải nghiệm qua gần trọn một đời mình nên cái "nông nỗi đời người" - ở đây ý muốn nói về những mất mát trong tình yêu cũng như cuộc sống con người, càng thấy quí những hạnh phúc đã trôi đi. Cô gái ấy giờ đây đâu còn trẻ? nhưng trong kí ức nhà thơ, em vẫn trong trắng tươi mát như thuở nữ sinh - Câu thơ "Tình thơ ngây... tình sao mãi thơ ngây" là vậy. Trong tình yêu có biết bao sự ly tan chẳng ra đâu vào đâu, có khi cả hai người cùng yêu tha thiết với nhau suốt đời, ấy vậy mà cũng tan vỡ. Chính thế nên vào đoạn thơ thứ hai này lòng tác giả mới thổn thức: Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt/- Nghĩa là những năm tháng yêu em là thời gian hạnh phúc của đời anh. Đó là sự luyến tiếc cuộc sống và tình yêu tuổi trẻ, ngỡ đã vụt trôi như một cánh chim bay...
Sau đó tác giả có nhắc lại về những buổi đón em bên cổng trường như đã nói ở trên, để cuối cùng anh kết:

Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi...


Hình ảnh gió hồ Tây thổi cùng những làn mây trôi... là biểu tượng những tháng năm tiếp nối và cuộc sống heo hút của nhà thơ. Đó là hai câu thơ hay nhất bài, lời thơ sinh động đầy hàm ý. Nhờ hai câu kết này mà bài thơ được viên mãn và tầm vóc hay lên, để nói tình yêu cuộc đời vừa cát bụi vừa mãi mãi...
Như lời Nguyễn Đình Chúc trong một bài bình luận về chân dung thơ Phạm Ngọc Thái, khi nói về tình thơ này đã có nhận xét:
- "Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình hay của tập Hồ Xuân Hương Tái Lai, hình ảnh thơ rất chân thực nhưng vẫn cô đúc, dường như trên mỗi dòng thơ đều có máu tim của nhà thơ đang rỏ xuống...
Rồi nhà bình luận khái quát:
- Bài thơ chỉ có 16 câu với 4 khổ thơ, được viết vào lúc cuộc đời tác giả đã về chiều khi nhớ lại mối tình với một người sinh nữ.
Đứng bên bờ hồ Tây gió thổi, mây bay... tác giả bồi hồi nghe tiếng của lòng mình đang trỗi dậy thưở còn tình yêu tuổi trẻ. Hình tượng thơ khắc họa trong câu cuối cùng: Anh ở đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi.../- ý nói, những làn mây trôi kia không chỉ là cảnh vật thiên nhiên hoang vu mà nó còn biểu thị cho cả khoảng thời gian trôi. Như câu: Hạnh phúc qua như một cánh chim bay/- Nói lên niềm vui ngắn ngủi, thoảng chốc đã không còn. Hoặc khi tả về hình bóng người con gái xa xưa nay chỉ còn trong ký ức, anh viết:
Người con gái anh yêu nay hoá khói sương tan
Để biểu thị cho sự chìm lấp của thời gian đã trôi vào quá khứ" - Đó chính là thứ ngôn ngữ thi ca rất hàm súc và giàu tính biểu tượng.
Theo cảm nhận của tôi: "Anh vẫn ở bên hồ Tây" là một bài thơ tình vô giá của nhà thơ Phạm Ngọc Thái. Chẳng những bài thơ cảm hoá được lòng người, đồng thời còn có khả năng tồn tại với đời. Rất có thể thi phẩm sẽ trở thành một viên ngọc thi ca của văn đàn hôm nay và mai sau!







.

Mùi


Giang Kiều




Cái gì cũng có mùi của nó. Đồng cỏ có mùi của đồng cỏ, đại dương có mùi của đại dương, thú có mùi thú, người có mùi người … và tuỳ lúc tuỳ nơi mà mùi này có thể thay đổi.

Ngọn gió có khi mang mùi của đại dương, có khi lại bay mùi se lạnh của núi rừng phương bắc nhưng có lúc lại đậm đặc mùi ký ức tuổi thơ …

Bạn hẳn đã từng nghe mùi tết quyện trong hương hoa vạn thọ, mùi tổ tiên trong nghi ngút khói trầm, mùi chết chóc trong tiếng đạn bom gào rít …

Con chó có mùi của lòng trung thành, con chuột bốc mùi đục khoét, con chim bay mùi tự do …

Ngay cả những đồ vật chung quanh mỗi thứ đều có mùi riêng của mình. Bộ bàn ghế làm từ gốc cây bốc mùi cánh rừng khô cháy, con thú nhồi bông bay mùi của tìm và tận diệt, phiến gỗ hoá thạch mùi thời gian, bức hoạ mùi đam mê …

Một chiếc xe de luxe, một bữa tiệc thịnh soạn, một cao ốc sang trọng có thể bốc lên mùi của bất công, của đói rét đồng loại …

Âm thanh cũng có mùi. Tiếng pháo bay mùi lễ hội, tiếng vỗ tay mùi hân hoan, tiếng khóc mùi đau khổ …

Sắc màu cũng có mùi. Sắc đỏ có mùi của lòng hăng hái, mùi của chiến chinh, sắc xanh có mùi của hoà bình, của hy vọng, sắc vàng mùi của vinh quang, sắc tím mùi của thương tiếc …

Phức tạp nhất là mùi người, vì nó thường được che đậy bằng những thứ giả trá, nhưng thực ra làm sao mà dấu hết được. Có người bốc lên mùi tàn ác, như mùi tàn ác của lão Javert mà Victor Hugo mô tả, nó đậm đặc tới độ loài chó hoang cũng ngửi thấy. Có người bay mùi dâm đảng, có kẻ lại bốc mùi giả dối tham lam nhưng cũng không thiếu người toả hương nhân ái, độ lượng ...

Chẳng những cá nhân mà đến từng tập thể, từng dân tộc cũng có mùi riêng. Có dân tộc bay mùi hiếu hoà nhưng cũng có những dân tộc nồng nặc mùi hiếu chiến. Có tập thể bay mùi can đảm trung thực nhưng cũng có những tập thể bốc lên mùi nhát đảm, xảo trá …

… Nếu để ý ta sẽ nghe được rất nhiều mùi đang toả lan từ cuộc sống quanh mình .