Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Bản sắc tập thể hay Bản sắc xã hội của cá nhân?


Jerzy Szacki, Lê Hải dịch

Bản sắc và đặc biệt là bản sắc dân tộc là khái niệm được nhắc nhiều tại Việt Nam trong 20 năm qua nhưng hầu như chưa có định nghĩ rõ ràng nào về nội dung mà nó đề cập lẫn mối quan hệ ngữ nghĩa và phạm vi áp dụng hay ranh giới học thuật. Thực ra bản sắc hay bản sắc văn hóa được hình thành và phát triển trong quãng thời gian các ngành xã hội và nhân văn của Việt Nam tạm thời không có cơ hội tiếp cận với nguồn tri thức phương Tây. Giai đoạn mở cửa lại là lúc khái niệm bản sắc một lần nữa thay đổi và cùng lúc mở rộng ra nhiều ngành học, sau thời điểm mà giới chuyên gia gọi là khủng hoảng bản sắc. Khái niệm bản sắc dân tộc trong các ngành xã hội và nhân văn rất khác với khẩu hiệu chính trị và nhận thức của đại chúng. Bản dịch tiếng Việt này là một phần bài viết khoa học của giáo sư Jerzy Szacki về bản sắc dân tộc đăng trên tạp chí nghiên cứu "Kultura i Społeczeństwo" năm thứ XLVIII, số 3, 2004, các tiêu đề nhỏ[1] do người dịch đặt.

Khi đem khái niệm bản sắc vào "thế giới cuộc sống" - tức là nói theo cách khác, đồng nhất bản sắc với nhận thức của người mang nó - thì đã tạo ra gút mắc quan trọng về lý thuyết, nếu bàn về bản sắc của một tập thể chứ không phải của cá nhân. Tất nhiên ở đây không cần bàn tới khái niệm không tưởng đã bị gạt bỏ từ lâu về "linh hồn của tập thể", không còn mấy ai quan tâm và không còn lập luận nào để bênh vực. Có nghĩa là ngay từ đầu cần loại trừ kiểu gán cho tập thể một nhận thức - không theo cách hiểu thậm xưng - cũng giống như là nhận thức được ghép với cá nhân.

Không tồn tại bản sắc tập thể

Tiên đề mà Antonina Kłoskowska[2] đã đưa ra không cần thiết phải chứng minh. "Không có một tập thể xã hội nào, mà có thể đề cập về khái niệm bản sắc với nó, lại có được một thực thể biết tư duy sản sinh ra cái mà người ta có thể coi như phiên bản của cá nhân ý thức được về bản thân"[3]. Như vậy khi nói rằng dân tộc (hoặc bất kỳ một tạp thể nào khác) có bản sắc được hiểu như nhận thức, tức là tự "định nghĩa" được mình, thì khi đó hoặc là chúng ta đã đi tắt rất nhiều trong tư duy, mà trên thực tế là coi như đa số thành viên, hoặc chỉ một nhóm nào đó - mà theo chúng ta là các đại diện (ví dụ lãnh đạo chính trị hay chẳng hạn như nhà thơ), hoặc đơn giản nói cố, nói theo cảm tính bất chấp thực tế hơn là tư duy logic. Lối lập luận như vậy có thể rất thuyết phục, cho nên thường được dùng trong giáo dục và tuyên truyền, nơi không cần thiết phải chứng minh xem nội dung đó có giá trị ứng dụng như thế nào. Tất nhiên ở đây ý muốn nhắc đến cả từ khái niệm bản sắc tập thể, cho đến ý thức tập thể[4] hay kể cả ký ức tập thể, vấn đề không hiếm khi được đem ra phân tích và, ít ra là bề ngoài, mổ xẻ công bằng. Khó có thể tranh cãi rõ ràng với lối lập luận này, nói chung đáng khâm phục các cố gắng ẩn đằng sau đó nhằm loại trừ các giả thiết xác đáng.

Không có gì lạ, trong các đầu sách khoa học xuất hiện ngày càng thêm rõ nét quan điểm được xây dựng theo hướng cho rằng nói chung không nên nhắc tới bản sắc tập thể, hoặc cần phải xem nó hoàn toàn khác với bản sắc cá nhân[5], không giống với tập thể của những cá nhân có suy nghĩ và có cảm giác. Vì thế cần phải hỏi xem thành viên của nhóm tự nhận dạng mình như thế nào, hơn là bản sắc của tập thể là như thế nào, vì làm như vậy mới có thể chạm được vào thực tế ứng dụng, hơn là nhận được một kết cấu lý thuyết rất đáng ngờ.

Không có gì khó chú ý là cách nhìn như vừa nêu kéo theo nhu cầu phải tái xác nhận quan điểm mà trên thực tế đã quá phổ biến của phương pháp cá nhân luận (methodological individualism - ND), mà theo đó "phần tử cơ bản nhất của thế giới xã hội chính là những con người cá thể, hoạt động ít nhiều theo tính tình và hiểu biết về hoàn cảnh của mình. Tất cả mọi trạng thái phức tạp của xã hội, cơ chế hoặc hiện tượng đều là kết quả từ một tổ hợp cá nhân cùng tính tình của họ, hoàn cảnh, lòng tin, sức lực và môi trường[6].

Có thể nhận thấy sự lặp lại tiên đề trên - trong các nghiên cứu về bản sắc - qua định lý rằng "chỉ có cá nhân mới có thể hình thành bản sắc, chứ nhóm người thì không thể. Xã hội (hoặc 'dân tộc') cũng vậy, không có bản sắc riêng". Tập thể ở bất kỳ mức độ nào, từ nhỏ nhất như các nhóm hội không chính thức, cho đến dân tộc hay nhân loại, chắc chắn đều có thể "thể hiện như một nhân vật tập thể và thậm chí trở thành tư cách pháp nhân với quan hệ pháp lý với các cá nhân bình thường. Nhưng lại không thể sở hữu 'cá tính tập thể' riêng hay 'hồn của nhóm'. Khi đề cập rằng dân tộc có 'bản sắc' riêng thì chúng ta đã chạm vào khu vực ngôn từ của hệ tư tưởng". Do vậy cần loại trừ mọi phương thức áp dụng khái niệm bản sắc cá nhân sang cho tập thể một cách thiếu cân nhắc, đem lý do "khủng hoảng hệ tư tưởng" vào mọi cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề "bản sắc tập thể"[7] cụ thể.

Bản sắc được nhiều cá nhân công nhận

Hệ quả từ xuất phát điểm như vừa mô tả tức là hoặc chúng ta phải bỏ hẳn khái niệm "bản sắc tập thể" và "bản sắc của nhóm" (collective identity và group identity - ND), hoặc xét các khái niệm này trong mối quan hệ như định luật cho rằng tại một thời điểm cá nhân sẽ tương ứng với một chuẩn về số lượng hoặc chất lượng - mà chúng ta tạm đặt ra - đại diện cho tập thể mà cá nhân đã chọn là của mình. "Bản sắc quần thể - như Jan Assmann viết - là vấn đề tự xác định sự lệ thuộc của mình từ cá nhân đang tham gia. Bản sắc đó không , mà chỉ tồn tại ở mức độ số lượng các cá nhân công nhận nó"[8]. Theo cách nhìn này thì khái niệm "bản sắc tập thể" có thể được hiểu cùng lắm là tên chung của một số lượng nhất định các hoạt động tự xác định của các cá nhân, chứ không phải là tên đặt cho cá tính của một tập thể. Mà nếu đã như vậy thì tốt nhất là nên từ bỏ cách dùng từ đó. Tất nhiên là có thể nói đến bản sắc xã hội (social identity - ND), nhưng với điều kiện là phải nói rõ là dùng theo cách hiểu không phải là nhắc tới bản sắc của một nhóm, mà chỉ là một góc độ của bản sắc của một cá nhân, tự xác định mình thuộc về nhóm đó; chỉ là một giá trị định nghĩa cấu trúc không hơn không kém, đơn giản là "[...] cái phần khái niệm về bản thân, mang theo mình tấm căn cước định nghĩa cá nhân là thành viên của một nhóm xã hội nhất định"[9].

Lối tiếp cận từ góc độ cá thể kiểu như vậy (mang tính đề cập hơn là kéo theo các ứng dụng thực tiễn cho người nghiên cứu) chắc chắn mang nhiều ưu điểm, không chỉ cho phép loại trừ cách hiểu "hồn của nhóm", mà còn khiến chúng ta phải cân nhắc xem cái bản sắc nhóm nào đó sẽ được gán cho nhóm này hay nhóm nào khác, đồng thời tại một thời điểm ai là người lưu trữ nó[10]: "tất cả" thành viên của nhóm đó, hay đa số, hay chỉ có một nhóm trung tâm này hay nhóm trung tâm khác, tự nhân danh tuyên bố và rồi cố gắng "đánh thức" đám đông hiện tại vẫn còn xa mới ý thức được về vai trò tham gia của mình. Có thể thấy trong trường hợp bản sắc dân tộc tình huống như vậy không phải là hiếm, do bản sắc nhóm được gắn với một dân tộc thường mang tính ý thức hệ hoặc qui chuẩn ở mức độ cao.

Phương pháp luận cá thể

Tôi không tìm thấy lập luận nào lên tiếng đòi loại bỏ phương pháp luận cá thể, nhất là trong cách trình bày như vừa rồi, mà Watkins[11] đã từng giới thiệu. Nhưng khó có thể chỉ giới thiệu đơn giản mà không bình luận thêm, hay cảnh báo thêm[12], đặc biệt khi vấn đề không đơn giản như người ta tưởng. Ví dụ như Stanislaw Ossowski từng cảm nhận, giải thích trong tác phẩm của mình về "ý thức xã hội", rằng dụng ý nghĩ về một thứ gì đó rộng hơn "ý thức của cá nhân thuộc về một nhóm nào đó", tức là "[..] những khái niệm, hình ảnh, lòng tin và đánh giá, ít nhiều trở thành điểm chung cho những người trong một môi trường nhất định, mà bên trong ý thức của mỗi cá nhân góp phần làm gia tăng ảnh hưởng hỗ tương, gia cố lòng tin là tất cả thành viên trong cùng nhóm đều chia sẻ điểm chung đó"[13].

Nói ngắn gọn, vấn đề cơ bản của chúng ta không chỉ là có chấp nhận hay không giả thiết về sự hiện hữu của một thể tâm lý của tập thể - vấn đề mà những ai suy nghĩ nghiêm túc đã loại trừ từ lâu - mà còn là làm thế nào hiểu được "con người cá thể", đối tượng có thể được coi là datum duy nhất của khoa học xã hội, cũng như nên suy nghĩ thế nào trước lập luận cho rằng có thể giản lược mọi định luật về các hiện tượng xã hội xuống thành định luật chỉ đơn thuần là tâm lý trên đơn vị một con người. Đây cũng chính là cốt lõi của vấn đề, mà có vẻ như thường bị bỏ qua từ phía những người được coi là đại diện nổi bật trong nhóm ủng hộ phương pháp luận cá thể.

Trước hết, vấn đề quan trọng là chúng ta tưởng tượng cá nhân như là "người không có cá tính (xã hội)", hay chấp nhận giả thiết là suy nghĩ đó chỉ là tưởng tượng và đồng ý với lập luận của Mác, rằng "[...] bản chất con người đó không phải là trí tưởng tượng lưu trú trong một cá nhân cụ thể. Trên thực tế nó là toàn bộ các mối quan hệ xã hội"[14]. Nếu sử dụng vế thứ hai của mệnh đề thì cũng đồng nghĩa với lập luận "thành phần cơ bản nhất của thế giới xã hội chính là những con người cá thể", mà hệ quả thực tế lại không được bao nhiêu, vì lại phải đồng thời giả thiết - như Étienne Balibar đã làm - "[...] mọi bản sắc đều là của cá nhân, nhưng không có bản sắc cá nhân nào lại không mang tính lịch sử, tức nói cách khác - được xây dựng trong không gian giá trị xã hội, chuẩn mực cuộc sống và các biểu tượng chung"[15]. Đây cũng chính là xuất phát điểm cho phần quan trọng nhất dành cho nhà xã hội học, không lệ thuộc vào ngôn ngữ hay ngành học lẫn phương pháp sử dụng trong nghiên cứu.

Kết cấu xã hội

Nhà xã hội học không thể tự đặt ra bất kỳ một "hoàn cảnh sơ khai" nào để mô tả cá nhân chỉ là loài động vật có chức năng nhận biết và cảm xúc, không hề biết gì về chuyện mình thuộc về xã hội - có vị trí như thế nào trong đó, cần phải tự điều chỉnh theo một mong đợi giả thiết nào đó - mà cá nhân đã được xã hội hóa, tự nguyện có quan hệ hoặc bắt buộc bị lệ thuộc. Trên thực tế cá nhân nằm giữa nhiều tầng quan hệ trong hoàn cảnh "nguồn gốc" xã hội - tức là "kết cấu" riêng biệt, mà Elias đã từng mô tả bằng hình ảnh liên tưởng đến đội múa, vốn không thể tồn tại nếu không có từng vũ công một, nhưng mỗi người đều phải thích nghi với bạn múa lẫn những qui tắc lâu đời[16]. Tương tự như vậy cũng có thể nói về ngôn ngữ, bản thân tồn tại thông qua các cá nhân sử dụng nó, nhưng là hiện tượng tập thể một cách tự nhiên đồng thời tồn tại bền vững hơn tập thể. Nói ngắn gọn, đối với nhà xã hội học theo một nghĩa nhất định không thể nào thoát khỏi tư duy tập thể theo kiểu Durkheim, bất kể ông đã đặt dấu hỏi rất xác đáng về bản chất xã hội (social ontology - ND), tức phạm vi hoạt động của khái niệm này.

Để xét chân trị của các mệnh đề loại này không nhất thiết phải dùng đến chính thể luận siêu hình học (holistic metaphysic - ND), nhưng cần phải từ bỏ hoàn toàn lối nhìn cá nhân qua chức năng đơn tử (monad - ND), chẳng hạn như homo clausus, mà các triết gia siêu hình đã làm đúng khi phản biện, nhưng bằng cách không được hưởng ứng cho lắm.

"Tại đây không chỉ cần phải hiểu rằng - như Alasdair MacIntyre chứng minh - con người sống trong môi trường xã hội luôn thay đổi, mà còn phải hiểu là tất cả chúng ta coi môi trường sống chung quanh như là vật thể mang theo mình một giá trị bản sắc nhất định [...]. Trong tư cách cá nhân được định nghĩa thông qua cách hiểu này, tôi tiếp thu từ quá khứ gia đình, thành phố, sắc tộc, dân tộc những món nợ và gia tài khác nhau, cùng với những mong đợi và chuẩn mực đã được định sẵn. Tất cả đó áp đặt những gì trong cuộc sống tôi được coi là đã có sẵn..."[17].

Không quan trọng lắm chuyện dùng từ "bản sắc xã hội" để diễn giải, mà đơn giản là "con người cá thể" mà nhà xã hội học dùng chỉ nhắc tới tư cách thành viên trong một xã hội nhất định, kéo theo hệ quả quan trọng, là cần phải xét không chỉ khả năng và cá tính, mà còn cả nguồn gốc của cá thể trong môi trường xã hội mà cá thể đó đang tồn tại. Điều đó buộc nhà xã hội học giữ khoảng cách ví dụ như đối với lý thuyết về bản sắc xã hội do các nhà tâm lý học xây dựng nên, tại vì đối với anh ta thuyết đó quá rộng và không cân nhắc đến tận cùng rằng trong đời thường bản sắc cá nhân (riêng tư và xã hội) được hình thành chủ yếu là dưới ảnh hưởng của các mô hình và hoạt động văn hóa[18] hay là - như một số người khác thích dùng - thể chế[19]. "Tự nhận dạng [..] - Brubaker viết - luôn tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với quá trình nhận dạng và phân loại, thường được các thể chế chuyên quyền áp dụng"[20].

Billig có lý khi lập luận rằng "[...] các nhà tâm lý xã hội đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu một cách không cần thiết. Quan trọng không chỉ là cá nhân phân loại bản thân như thế nào, mà còn là các phạm trù được phân chia như thế nào. Trong trường hợp bản sắc dân tộc thì cá nhân không chỉ tưởng tượng về dân tộc của mình như là một tập thể, mà còn phải đồng thời mường tượng xem bản thân biết gì về dân tộc đó, cùng lúc nhận dạng bản sắc của dân tộc của chính mình"[21]. Khi nói đến bản sắc dân tộc, thì không chỉ hàm ý rằng cá nhân tự xếp mình vào làm thành viên của dân tộc, mà còn là tin tưởng vào thực thể nằm ngoài tầm cá nhân, và được học lòng tin này từ khi còn nhỏ.

Tập thể bị nhân cách hóa

Nói cách khác, người nghiên cứu cuộc sống xã hội không thể không nhận thấy là những người tham gia trên thực tế suy luận theo lối chính thể về thế giới xã hội, góc nhìn - mà chính nhà nghiên cứu đã bác bỏ rất xác đáng[22]. Họ sẵn sàng nhân cách hóa tập thể, coi như "con người" đó đòi họ phải làm điều này chứ không phải điều kia. Suy nghĩ của đời thường đầy những giả định sẵn như vậy, và mặc dù người nghiên cứu dù có ý thức về việc đó chỉ là giả thiết, vẫn phải chấp nhận là lối tư duy đó ảnh hưởng tới hành động của con người. Nó cũng chính là một phần thực tại mà nhà xã hội học nghiên cứu. Vấn đề là nếu một phạm trù nào đó "trống rỗng về bản thể" không làm mất bớt ý nghĩa xã hội của nó[23].

Tổng kết lại những luận điểm đã nêu, cần phải xác nhận như sau. Một là, thay thế chỗ của bản sắc tập thể bằng các nhận dạng của cá thể không hề loại trừ được vấn đề của sự lệ thuộc của chúng vào các tính chất tập thể bất kể thế này hay thế khác. Hai là, phạm trù đã bị loại trừ dứt khoát ra khỏi phương pháp phân loại dùng trong phân tích vẫn quay trở lại không cách gì ngăn cản được trong vai trò thành phần của thực tại được nghiên cứu, như là bào thai tạo thành từ quá trình được các cá nhân công nhận trong lúc trở thành thành viên của nhóm đang được nghiên cứu, và coi như là một thể thực tại mà các cá nhân đó là thành phần. Rõ ràng là có thể thay từ ngữ gây bất ổn bằng các tên khác và/hoặc xác định rõ là đang làm việc với trường ảo. Tuy nhiên giải pháp về mặt ngôn ngữ không thay đổi được gì mấy. Tương tự vậy, Antonina Kłoskowska đã rất xác đáng khi viết rằng " nhìn từ góc độ bản sắc chỉ là [...] lý thuyết không tưởng, hoặc sản phẩm tưởng tượng do hệ tư tưởng tạo ra, hoặc một đồng thuận về mặt chính trị"[24], nhưng cách nhìn đó không hề kết thúc các tranh luận của người Ba Lan về tính cách Ba Lan, cũng như không hề ảnh hưởng gì tới tác động của "ảo tưởng" này lên hành động của con người. Điều đó có nghĩa là không thể chấp nhận chủ nghĩa nhóm, lẫn chủ nghĩa cá nhân theo lối nguyên tử hoặc thiếu liên kết xã hội[25].

----------------------------------------------------------------------

[1] ND - Các chú thích của tác giả được dịch theo nguyên bản tiếng Ba Lan, kể cả nguồn sách mà tác giả truy cứu nếu từ bản đã được dịch sang tiếng Ba Lan. Chú thích của người dịch sẽ được chú thêm ND. Độc giả có thể liên hệ qua email với người dịch bantinphuongdong@yahoo.com hoặc tác giả szacki@elektron.pl. Giáo sư Jerzy Szacki là nhà xã hội học và cũng là sử gia tư tưởng xã hội học hàng đầu Ba Lan, từng được trao giải thưởng cao quí nhất trong khoa học năm 2003, góp phần đặt nền móng cho nền khoa học xã hội Ba Lan trong và sau thời gian bị chính quyền cộng sản dẹp bỏ hoặc giới hạn vì liên kết với văn hóa tiểu tư sản.
[2] ND - Chuyên gia hàng đầu của Ba Lan về dân tộc và bản sắc dân tộc (1919-2002)
[3] Theo Antonina Kłoskowska, Tożsamość i identyfikacja narodowa w perspektywie historycznej i psychologicznej, "Kultura i Społeczeństwo" 1992 số.1, trang 132. Cùng tác giả, Kultury narodowe u korzeni, Warszawa, trang 99. Hoặc theo Jurgen Straub, Personal and Collective Identity, trong Heidrun Briese (biên tập), Identity, trang 69
[4] Ví dụ theo Marek Ziółkowski, Wiedza, jednostka, społeczeństwo. Zarys concepcji socjologii wiedzy, Warszawa 1989 trang 141 trở đi. Jadwiga Koralewicz, Marek Ziółkowski, Mentalność Polaków, tái bản Warszawa 2003, trang 222 trở đi.
[5] Ví dụ quan điểm của Kłoskowska, định nghĩa bản sắc dân tộc như là "văn bản chung của văn hóa dân tộc".
[6] Theo John W.N.Watkins, bản dịch tiếng Ba Lan của Adam Chmielewski, Wyjaśnienie historii. Indywidualizm metodologiczny i teoria decyzji w naukach społecznych, Wrocław 2001 trang 56.
[7] Theo Jurgen Straub, Personal and Collective Identity, trang 69, các khái niệm trong ngoặc lấy từ Reinharda Kreckela, Soziale Integration und nationale Identitat, "Berliner Journal fur Soziologie" 1994, số 4.
[8] Jan Assmann, được trích lại trong Straub, Personal and Collective Identity, trang 71.
[9] Trích từ Krzystof Kosela, Polak i katolik, trang 53, 55.
[10] Xem Rogers Brubaker, Frederick Cooper, Beyond "Identity", trang 14.
[11] ND - Lý thuyết gia cho ngành nhân học John Watkins, tư tưởng cá nhân luận về phương pháp (methodological individualism - để phân biệt với cách hiểu cá nhân chủ nghĩa như thông thường ở phương Tây) được trình bày lại trong bộ sách Triết học khoa học (The Philosophy of Science) của đại học MIT trong thập niên 1990s, bên cạnh trên 40 triết gia từ các ngành học khác cùng ủng hộ và đóng góp cho trường phái logical positivism trong suốt 60 năm thăng trầm và phát triển đến điểm chung.
[12] Ví dụ như Ernest Nagel, bản dịch của Jerzy Giedymin, Bozydar Massalski, Helena Einstein, Structura nauki. Zagadnienia logiki wyjaśnien naukowych. Warszawa 1961, trang 58 và tiếp theo. Về khủng hoảng của phương pháp luận cá thể (individualism methodology) có thể đọc thêm với Steven Lukes, Essays in Social Theory, London 1977, trang 177-186.
[13] Stanisław Ossowski, Struktura klasowa w społecznej świadomości, Toàn tập, tập 3, Warszawa 1968, trang 89.
[14] Karol Marks, Tezy o Feuerbachu, Toàn tập, tập 3, Warszawa 1961, trang 7.
[15] Etienne Balibar, Immanuel Wallerstein, Race, Nation, Class. Ambiguous Identities, London-New York 1991, trang 94.
[16] Xem thêm Johan Goudsblom, Stephen Mennell (biên tập), The Norbert Elias Reader, Oxford-Malden MA 1998, trang 130-131.
[17] Alasdair MacIntyre, bản dịch của Adam Chmielewski, Dziedzictwo cnoty. Studium z teorii moralności, Warszawa 1996, trang 293-393.
[18] Lập luận của Billig (đặc biệt không phải là nhà xã hội học, mà là tâm lý học xã hội) trong quyển Banal Nationalism, chương 4.
[19] Xem Richard Jenkins, Social Identity, London - New York 1996, trang 13-14.
[20] Rogers Brubaker, Neither Individulism nor Groupism, "Ethnicities" 2003, số 3(4), trang 556.
[21] Xem Billig như đã dẫn.
[22] Theo Ernest Gellner, Holizm versus Individualism, trong May Brodbeck (biên tập), Readings in the Philosophy of the Social Sciences, New York - London 1968, trang 259.
[23] Theo John L. Comaroff, Ethnicity, Nationalism, Politics of Difference, trong John L. Comaroff và Paul C. Stern (biên tập), Perspectives on Nationalism and War, Amsterdam 1995, trang 250. Hay Ruth Wodak, Rudolf de Cillia, Martin Reigigl, Karin Liebhart, The Discursive Construction of National Identity, Edinburgh 2003, trang 23.
[24] Antonina Kłoskowska, Kultury narodowe u korzeni, Warszawa, trang 103
[25] Zygmunt Bauman, Dwa szkice o moralności ponowoczesnej, Warszawa 1994, trang 7.

Bão lớn vào miền trung Việt Nam






Nhiều nhà bị tốc mái tại những nơi bão đi qua.

Bão Nari (bão số 11) đổ vào các tỉnh từ Huế tới Quảng Ngãi tại miền trung Việt Nam vào hôm thứ Ba với khả năng có lũ lớn.

Truyền thông trong nước cho hay tại Tam Kỳ (Quảng Nam) bão đổ bộ từ 3 giờ sáng ngày 15/10 với sức gió tới 133 km/giờ.


Nhiều nhà dân tại đây bị tốc mái, cây cối ngã đổ ngổn ngang và toàn thành phố Tam Kỳ đã bị mất điện.

Có tới 120 ngàn người được sơ tán vào nhà tạm thời để tránh bão vào đêm hôm thứ Hai trong khi nhiều người dân tại những khu vực ít ảnh hưởng hơn đóng kín cửa ở trong nhà để tránh bão.

Được biết tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, có cây cối ngã đổ đầy đường và nhà bị tốc mái hàng loạt.

''Hiện tại, ở đây đang có mưa rất to kéo dài từ 18 giờ chiều qua đến giờ không dứt. Điện cúp từ 15 giờ chiều 14.10 đến giờ khiến mọi thứ đều bị tê liệt'' báo Thanh Niên cho biết.

Đã Nẵng cũng bị ảnh hưởng và nhiều trường học phải đóng cửa.


Vietnam Airlines vào hôm thứ Hai thông báo hủy 22 chuyến bay đến/đi từ hai sân bay miền Trung gồm Đà Nẵng, Huế, trong các ngày 14 - 15/10 do ảnh hưởng của cơn bão số 11, làm ảnh hưởng tới hàng ngàn hành khách.



Chống lũ sau chống bão



"Dự báo đêm nay, lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam và Kon Tum có khả năng lên mức báo động hai và báo động ba hoặc cao hơn"
Bùi Đức Long, Dự báo thủy văn khu vực Trung và Nam bộ

Được biết sau khi đi vào vùng bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi, cơn bão này đã suy yếu và lúc 10 giờ sáng ngày hôm nay vị trí tâm bão ở trên khu vực biên giới Việt-Lào.

Ông Bùi Đức Long, trưởng phòng dự báo thủy văn khu vực Trung và Nam bộ được báo Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết trước khi bão đổ bộ đất liền các hồ thủy điện miền Trung đã tiến hành xả lũ.

''Các hồ vẫn tiếp tục xả (vì dung tích phòng lũ thấp) cộng hưởng với mưa sẽ làm cho lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên tiếp tục lên nhanh.

''Dự báo đêm nay, lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam và Kon Tum có khả năng lên mức báo động hai và báo động ba hoặc cao hơn''.

Báo Thanh Niên cho hay giao thông hoàn toàn bị tê liệt do nước tràn qua cầu ở sông Đắk Rông (xã Ba Lòng) vượt mặt đường 3 m.

Chủ tịch UBND huyện .Đắk Rông, Hoàng Nam cho biết địa hương đang phải chuyển từ phương án chống bão sang phương án chống lũ.

''Trước mắt, Đắk Rông sẽ phải di dời ngay 1.200 hộ dân ở các vùng trọng yếu, có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề nếu xảy ra lũ, như khu vực hạ lưu thủy điện Đắk Rông 3, xã Ba Lòng...'', báo Thanh Niên cho biết.

Cơn bão Nari làm 13 người thiệt mạng tại Philippines trên đường bão đi qua vào cuối tuần qua.

Ít nhất 40 người thiệt mạng tại Việt Nam do lũ lụt kể từ tháng Chín năm nay, AFP dẫn số liệu trong nước.

Nghiên cứu của Harvard trong 75 năm đã tiết lộ những bí mật của hạnh phúc





Nguồn: globalscience.ru



Nghiên cứu này là một trong những công trình dài hạn nhất trong lĩnh vực phát triển con người.

Dự án này bắt đầu vào năm 1938. Trong suốt 75 năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu cuộc sống của 268 sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard, theo dõi một phạm vi rất rộng các biểu hiện tâm lý, nhân chủng học, và thể lực, bắt đầu từ kiểu cá tính và chỉ số IQ, kết thúc bằng các mối quan hệ trong gia đình, thái độ đối với bia rượu, và thậm chí cả "bìu dái dài" để xác định các yếu tố quyết định đến hạnh phúc của con người.

George Vaillant, người phụ trách nghiên cứu này trong suốt thời gian hơn ba thập kỷ qua, đã xuất bản một cuốn sách Triumf of Experience, trong đó tóm tắt tất cả các thông tin thu được. Bao gồm: "Nghiện rượu - đó là sự rối loạn với sức mạnh tàn phá". Rượu là nguyên nhân chính của các vụ ly hôn, cũng như tương liên với chứng loạn thần kinh và trầm cảm. Cùng với hút thuốc lá, đồ uống mạnh đã trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với tử vong sớm và bệnh tật.

Đã phát hiện khoảng cách đáng kể trong thu nhập giữa những người đàn ông với chỉ số IQ trong khoảng 110-115 và những người đàn ông có chỉ số IQ cao hơn 150 điểm.

Những mối quan hệ ấm áp bất ngờ trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất, tương liên chặt chẽ hơn cả với sức khỏe và hạnh phúc, cho đến tuổi già.

58 người đàn ông có "mối quan hệ ấm áp" hơn cả, thu nhập trung bình mỗi năm hơn $ 141,000 khi so sánh với 31 người đàn ông có những mối quan hệ lạnh lùng.

Sự ấm áp trong mối quan hệ qua lại với mẹ tiếp tục là một yếu tố quyết định ngay cả ở tuổi trưởng thành.

Đặc biệt, những người đàn ông với mối quan hệ "ấm áp" với các bà mẹ, kiếm mỗi năm nhiều hơn $ 87,000, rất hiếm khi bị mắc bệnh mất trí nhớ ở tuổi chín muồi và làm việc có hiệu quả hơn. Mối quan hệ ấm áp với cha trong thời thơ ấu có liên quan với mức độ thấp của sự lo lắng, với sự hài lòng lớn trong kỳ nghỉ và với sự nâng cao "cảm giác hài lòng với cuộc sống" ở tuổi 75 năm.

Bản gốc (tiếng Anh): Businessinsider.com

Những tư tưởng kiệt xuất nảy sinh sau sự nhàm chán kéo dài






Nguồn: kp.ru



Hóa ra rằng công việc nhàm chán kích thích những khả năng sáng tạo.

Cho đến nay người ta nghĩ: công việc tẻ ngắt và đơn điệu làm ngu muội và nguội lạnh não đến mức con người sẽ thoái hóa một cách tự nhiên. Hãy tưởng tượng rằng bạn ngày này qua ngày khác suốt vài tiếng đồng hồ xếp đi xếp lại những cuốn sách từ ngăn tủ này sang ngăn tủ khác. Hoặc đào đường hào, như thường nói trong quân đội, từ hàng rào cho đến bữa ăn trưa. Hoặc in đi in lại một đống tài liệu. Chỉ vì một ý nghĩ rằng cần phải hoàn thành công việc của một robot, thì có thể hóa điên.

Và các nhà khoa học quả quyết rằng thực tế những hoạt động đơn điệu biến con người thành cái máy. Não của chúng ta dường như bắt đầu hoạt động ở chế độ bay tự động, tức là tiết kiệm hơn và ít nỗ lực hơn để hoàn thành một và chỉ một nhiệm vụ. Trong khi đó sự tích cực tăng lên ở một phần khác của não mà nó thường hoạt động vào thời gian nghỉ ngơi.

Kết quả là, như các chuyên gia giải thích, con người trở nên ngu ngốc hơn. Và việc quyết định những vấn đề thậm chí đơn giản nhất cũng gây nên ở con người những khó khăn.

Nhưng mới đây, các nhà tâm lý học từ Đại học Lancashir (Vương quốc Anh) đã bác bỏ “giả thiết nhàm chán”. Trong thí nghiệm của mình một nhóm những người tình nguyện bao gồm bốn mươi người trong 15 phút đã ngây ngô chép ra những số điện thoại của các thuê bao từ danh bạ. Sau đó các nhà khoa học yêu cầu những người tham gia thí nghiệm thực hiện một nhiệm vụ sáng tạo: nghĩ ra cách rằng có thể làm bằng tay…. từ hai cái cốc nhựa. Mệt mỏi vì công việc nhàm chán và buồn nãn thực sự, những người tình nguyện đơn giản đã phun ra hết những tư tưởng này đến những tư tưởng khác tuyệt vời hơn.

Còn những người tình nguyện từ nhóm kiểm tra tránh được số phận của những người sao chép và họ ngay lập tức được đề nghị sáng tạo và tự thể hiện mình, đã không thành công. Những tư tưởng sáng tạo ở họ ít hơn nhiều.

Các nhà khoa học cho rằng công việc nhàm chán kích thích những khả năng sáng tạo, bởi vì nó cho chúng ta thời gian để xao lãng, bay bổng trong mây. Như vậy, nó giảm bớt gánh nặng của não để nghĩ ra những tư tưởng tuyệt vời. Và không loại trừ, ví dụ, rằng một người đếm các bức thư, nhân viên thu ngân hoặc kế toán nào đó, ngồi hết giờ của mình nơi làm việc, trở về nhà nhanh hơn để viết cho xong tác phẩm mới của mình hoặc vẻ nốt bức tranh mới.

CÒN VÀO THỜI GIAN NÀY

Và từ chuyện tán gẫu có lợi ích

Không chỉ bay bổng trong mây, mà thậm chí tán gẫu và suy nghĩ chẳng về vấn đề gì cả cũng thúc đẩy tạo nên sự sáng tạo. Các chuyên gia từ đại học Bắc Caliphornia (Hoa Kỳ) đã đi đến kết luận như vậy.

- Khi nhận thức mất tập trung, thì các phần thái dương của não, chịu trách nhiệm về ký ức lâu dài, sẽ tăng tính tích cực hoạt động của mình, - tiến sĩ sinh học Mikl Kane đã giải thích bản chất của hiện tượng được khám phá. – Như vậy khi con người chìm vào trong những ý nghĩ riêng của mình hoặc tham gia một câu chuyện rỗng tuếch, về thời tiết, chẳng hạn, nó không chỉ khởi động trong não cơ chế sàng lọc thông tin, mà còn tìm kiếm một ngăn mới trong thư viện của trí nhớ. Và sử dụng các nguồn lực của võ não trước – của khu vực được thu hút vào việc giải quyết các nhiệm vụ.

Như vây, được tự do khỏi sự căng thẳng, não, chắc chắn, thực hiện hoạt động sáng tạo sâu sắc.

Theo lời của các nhà khoa học, nhận thức được thư giản – trong thực tế là trạng thái rất phức tạp. Khi bạn tách rời một vị trí và thời gian hiện thực và chuyển vào một thế giới xa xôi nào đó, thì đối với não điều này thậm chí là một trạng thái còn phức tạp hơn sự căng thẳng bình thường. Chúng ta đã quen tập trung chú ý vào bản chất của các vấn đề, và cần phải bay cao hơn chúng. Và lúc bấy giờ những yếu tố thăng hoa sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

- Hôm nay nhiều chủ thuê lao động áp dụng những công nghệ thông tin cường suất ngày càng lớn hơn để những người lao động luôn phải làm việc, ít được nghỉ ngơi hơn để không tụt hậu với các đối thủ cạnh tranh, - tiến sĩ Kane phàn nàn. – Tuy nhiên, để não hoạt động hết công suất, cần phải xao lãng. Thậm chí làm những việc lặt vặt như xem những cập nhật trong blog của bạn bè hoặc xem các rolic trên YouTube.

"Gần 1 triệu người làm nô lệ trên toàn khối EU"



Tờ Spiegel dẫn nguồn từ báo cáo của ủy ban CRIM (Ủy ban đặc biệt của hạ viện châu Âu) về vấn đề tội phạm có tổ chức, rửa tiền và tham nhũng tại châu Âu. Theo đó lợi nhuận từ việc buôn người tại EU lên tới 25 tỷ Euro mỗi năm, gây ảnh hưởng kinh tế tới hàng trăm tỷ Euro. Công việc đó được điều hành bởi 3600 tổ chức tội phạm. Bên cạnh việc thu lợi nhuận từ buôn người, chúng còn buôn bán nội tạng người cũng như là buôn thú hoang kiếm lời từ 18 tới 26 tỷ Euro. Trên khắp khối EU có vào khoảng 880.000 người trong tình trạng đang phải làm nô lệ, trong đó nô lệ tình dục chiếm trên 1/4.

Bản báo cáo lên tiếng yêu cầu bảo vệ những người phát hiện ra các trường hợp kể trên. Đồng thời cũng cảnh báo về nguy cơ đe dọa tham nhũng lan tràn khắp nơi, đặc biệt trong khu vực công đã ghi nhận được 20 triệu trường hợp. Thiệt hại về kinh tế khoảng 120 tỷ Euro.

Nguồn: http://www.spiegel.de/wirtschaft/unternehmen/fast-eine-million-sklavenarbeiter-leben-in-der-eu-a-927563.html

Điều 86 bộ luật hình sự CHLB Đức: Tuyên truyền bất hợp pháp




(1) Ai phát tán các tài liệu tuyên truyền
1. của một đảng phái, một hội đoàn hoặc một tổ thức, mà theo quyết định của tòa án hiến pháp công bố là bất hợp pháp
2. hoặc của một hội hoặc một nhóm của hội đó vì lý do vi phạm trật tự hoặc thuần phong mỹ tục của nhân dân mà bị cấm tuyệt đối
3. hoặc của lãnh đạo, hội đoàn hoặc cơ sở không nằm trong diện cấm nhưng để nhằm hỗ trợ các tổ chức, đảng phái, hội đoàn ghi trên 1. và 2.
4. hoặc tài liệu tuyên truyền có nội dung nhằm vận động cho việc phục hồi các tổ chức dân tộc xã hội cũ ở trong nước hoặc làm ra các tài liệu dù trong hay ngoài nước, lưu trữ, mang về nước hoặc mang ra khỏi nước, lưu trữ trong dữ liệu khiến người khác truy cập được, sẽ bị phạt tù tới 3 năm hoặc phạt tiền.

(2) Tài liệu tuyên truyền theo (1) là những tài liệu chiếu theo điều 13, khoản 3, nội dung chống lại trật tự căn bản của nền tự do dân chủ hoặc đi ngược lại thuần phong mỹ tục của nhân dân

(3) Khoản (1) không có giá trị khi sử dụng các tài liệu tuyên truyền nhằm mục đích định hướng dư luận và phòng ngừa các hành động bất hợp pháp, hoặc sử dụng cho nghệ thuật, cho nghiên cứu hoặc cho giáo dục, cho báo chí với mục đích mô tả lại sự kiện hoặc các mục đích tương tự.

(4) nếu phạm tội ở mức nhẹ thì tòa án không cần thiết phải áp dụng điều luật này.

Nguyên văn tiếng Đức:
(1) Wer Propagandamittel
1. einer vom Bundesverfassungsgericht für verfassungswidrig erklärten Partei oder einer Partei oder Vereinigung, von der unanfechtbar festgestellt ist, dass sie Ersatzorganisation einer solchen Partei ist,
2. einer Vereinigung, die unanfechtbar verboten ist, weil sie sich gegen die verfassungsmäßige Ordnung oder gegen den Gedanken der Völkerverständigung richtet, oder von der unanfechtbar festgestellt ist, dass sie Ersatzorganisation einer solchen verbotenen Vereinigung ist,
3. einer Regierung, Vereinigung oder Einrichtung außerhalb des räumlichen Geltungsbereichs dieses Gesetzes, die für die Zwecke einer der in den Nummern 1 und 2 bezeichneten Parteien oder Vereinigungen tätig ist, oder
4. Propagandamittel, die nach ihrem Inhalt dazu bestimmt sind, Bestrebungen einer ehemaligen nationalsozialistischen Organisation fortzusetzen, im Inland verbreitet oder zur Verbreitung im Inland oder Ausland herstellt, vorrätig hält, einführt oder ausführt oder in Datenspeichern öffentlich zugänglich macht, wird mit Freiheitsstrafe bis zu drei Jahren oder mit Geldstrafe bestraft.

(2) Propagandamittel im Sinne des Absatzes 1 sind nur solche Schriften (§ 11 Abs. 3), deren Inhalt gegen die freiheitliche demokratische Grundordnung oder den Gedanken der Völkerverständigung gerichtet ist.
(3) Absatz 1 gilt nicht, wenn das Propagandamittel oder die Handlung der staatsbürgerlichen Aufklärung, der Abwehr verfassungswidriger Bestrebungen, der Kunst oder der Wissenschaft, der Forschung oder der Lehre, der Berichterstattung über Vorgänge des Zeitgeschehens oder der Geschichte oder ähnlichen Zwecken dient.
(4) Ist die Schuld gering, so kann das Gericht von einer Bestrafung nach dieser Vorschrift absehen.

Đảng lao động Áo chính thức ra đời







Ngày 12 tháng 10 là ngày đảng lao động Áo (viết tắt PdA ) chính thức thành lập sau nhiều năm chuẩn bị. Đảng lao động Áo lấy mục tiêu là đại diện chân chính cho tầng lớp công dân lao động của Áo và lấy mục tiêu đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp lao động.

Đúng 10 giờ sáng, ngày 12 tháng 10, tại số nhà 41 phố Schwendergasse 41, thành phố Wien, khoảng 100 người đại diện đã có mặt để đặt ra các vấn đề dành cho đảng trong thời kỳ tới, bầu ra lãnh đạo và ngay sau đó sẽ tổ chức đại hội đảng lần đầu tiên.



Trang web của đảng lao động Áo cũng được công bố: parteiderarbeit.at

Đại diện một số đảng phái, kể cả nước ngoài cũng có mặt, như: đảng cộng sản Hy lạp, đảng lao động cộng sản Hungary, đảng cộng sản Đức, Đảng cộng sản nhân dân Tây ban nha, đảng cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn thanh niên cộng sản Áo, đại diện tổ chức sinh viên cộng sản Áo, thư ký chính trị đại sứ quán Cuba tại Áo.

Địa chỉ liên hệ:
Partei der Arbeit Österreichs (PdA)
parteiderarbeit.at
pda@parteiderarbeit.at
Facebook: facebook.com/ParteiDerArbeit
Twitter: twitter.com/PdA_Austria
Google+: plus.google.com/104692072197706650861
Youtube: www.youtube.com/user/ParteiDerArbeit
Postanschrift: Rankgasse 2/5, A-1160 Wien

Đừng biến Việt Nam thành Chí Phèo!



Đọc nhiều bài trên mạng có liên quan tới ngoại giao, tôi có cảm giác rằng, người Việt cho rằng trong ngoại giao chúng ta không có nhiều lựa chọn, chủ yếu là:
- Thân Trung quốc hoặc thân Mỹ
Tại sao lại như vậy? Dù muốn hay không muốn thì Trung quốc vẫn là hàng xóm của chúng ta. Yêu ghét họ có làm cho chúng ta giàu lên hay chăng?

Tôi chỉ có thể nhận xét về những ai có tư tưởng đó rằng "Họ là những kẻ thiển cận!"
Quan hệ với Mỹ làm sao không để cho nó can thiệp vào công việc nội bộ, đó mới là khéo trong ngoại giao.
Quan hệ với Trung quốc làm sao mà nó không thể phá hoại được Việt Nam, đó mới là khôn trong ngoại giao.
Đành rằng trong ngoại giao giữa một bên là nước nhỏ với bên kia là một cường quốc, kiểu gì cũng sẽ có bên thiệt bên thua. Nhưng thua một bước để mà tiến lên đã rồi mới nói tới chuyện xa vời. Chuyện nhỏ không nhịn được thì làm sao đủ sức làm việc lớn?

Xét về nước Đức đây, thân với Mỹ được gì, mất gì?
Căn cứ quân sự Heidelberg từng là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ bên Đức. Dự kiến mở rộng qui mô thành phố, với 30.000 cư dân Mỹ mà phải đóng cửa. Lý do Mỹ khủng hoảng chỉ là một góc của vấn đề. LÝ do chính là sức ép của dân và giới lãnh đạo hiện thời, đặc biệt bà thủ tướng Merkel là người sinh ra lớn lên dưới thời đông Đức cũ, ít nhiều cũng hiểu cái giá khi quân đội nước ngoài có mặt trên đất nước của họ.
Nhưng nước Đức phải chấp nhận sự có mặt của người MỸ, Anh, Pháp trong một thời gian dài như vậy. Chẳng những thế còn phải chu cấp tiền cho các căn cứ quân sự đó. Chỉ nói riêng về việc căn cứ quân sự đó lấy đất của nông dân, khiến cho hậu quả là hàng ngàn người nông dân mất ruộng đất, mất nhà cửa. Nước Đức là nước giàu có, cho nên những người nông dân đó không phụ thuộc quá vào ruộng đấ tổ tiên để lại nên họ không tới mức chết đói.
Nhưng câu hỏi: Họ có phải là công dân Đức hay không?

Giàu có như Đức, mạnh như Đức còn phải thua thiệt trong ngoại giao với Mỹ, mang tiếng là đồng minh, cùng trong khối NATO. Hay ai đó nghĩ rằng những căn cứ đó mang lại lợi lộc gì cho nước Đức? Hoàn toàn không!
Người dân Đức quan điểm sao về sự có mặt của những căn cứ đó? Hầu hết đều phản đối!

Huống hồ Việt nam là một nước nghèo!
Nghèo đủ đường!
Mới thoát được bom đạn vài thập niên, bao nhiêu liệt sĩ ngã xuống còn chưa có nổi một nấm mồ. Chẳng lẽ bây giờ lại muốn đâm đầu vào cuộc chiến mới hay sao mà thân với ghét?

Bọn cường quốc chúng nó tranh chấp nhau, dựa vào nước nhỏ để lôi kéo bè phái, làm lợi cho bản thân chúng nó chứ lợi lộc gì cho Việt Nam?
Ai đó nghĩ rằng thân Mỹ thì Trung quốc không dám tấn công à? Mơ hồ! Đừng biến Việt Nam thành Chí Phèo!

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Máy phệt








Bukowski, Charles
Bản dịch của Thận Nhiên




CHARLES BUKOWSKI

(1920-1994)



một đêm oi bức ở quán rượu của Tony. quý vị không tơ tưởng gì đến chuyện đụ đéo nổi đâu, mà chỉ khoái lai rai bia lạnh thôi. Tony đẩy nhẹ hai ly đến phía tôi và Indian Mike, Mike xuỳ tiền ra. tôi để cho gã trả tiền vòng đầu. Tony tính tiền, chán ngán, ngó quanh — 5 hay 6 mạng đang ngó mê mải vào những ly bia của họ. bọn đần. Tony bước tới hai thằng tôi.

“có trò gì mới không hả, Tony?” tôi hỏi.

“ui, cứt.” Tony đáp.

“đếch có khỉ gì mới à.”

“cứt.” Tony nói.

“a, cứt.” Indian Mike nói.

chúng tôi nốc bia.

“mày nghĩ gì về mặt trăng?” tôi hỏi Tony.

“cứt.” Tony đáp.

“đúng là cứt.” Indian Mike nói, “thằng nào là đồ khốn nạn trên mặt đất thì hắn cũng là đồ khốn nạn trên mặt trăng, đếch có chó gì khác.”

“người ta cho rằng chắc không có sự sống trên sao Hoả.” tôi nói.

“thì sao nào?” Tony hỏi.

“ồ cứt, cho hai ly nữa đi.” tôi nói.

Tony lại đẩy ra hai ly, rồi đi tới tính tiền. bước trở lui. “trời nóng bỏ mẹ. ước gì tao chết ngắc, tiêu mẹ nó đi như miếng băng vệ sinh cũ hôm qua.”

“khi chết ngắc rồi thì người ta đi về đâu, hả Tony?”

“cứt, ai quan tâm đéo?”

“mày không tin vào Linh Hồn Con Người à?”

“cục cứt!”

“vậy Che thì sao? thánh nữ Joan of Arc thì sao? Billy the Kid thì sao? tất cả mấy mạng đó thì sao?”

“cục cứt!”

chúng tôi nhậu bia, nghĩ về chuyện đó.

“nè, tao đi đái à.” tôi nói.

tôi đi ra phòng vệ sinh đằng sau, và như thường khi, thằng Petey Mặt Cú đứng láng cháng ở đó.

tôi móc cu ra đái.

“chắc như đinh đóng cột là cha nội có con cu bé xíu xiu.” hắn cà khịa.

“khi tao đái hay ngồi thiền, thì đúng vậy, nó bé. nhưng tao sẽ là cái thứ mà mày phải gọi bằng siêu-cụ. khi mà tao sẵn sàng phệt thì mỗi lóng tay bây giờ sẽ cương lên tới gấp sáu lần à nghen.”

“nếu cha nội không nổ ì xèo thì nghe gồ ghề thiệt. vì bi giờ tui thấy chỉ có hai lóng tay ló ra à.”

“tao chỉ mới khoe cái đầu buồi thôi đó.”

“tui sẽ tính cha một đô để bú cu cha.”

“nhiêu đó nhiều nhặng gì mạy.”

“cha ló ra nhiều hơn cái đầu. cha chìa ra hết cỡ rồi đó cha nội à.”

“má mầy, Pete.”

“tui cá là cha nội sẽ quay lại khi hết xu uống bia.”

tôi bước trở ra.

“cho 2 ly nữa đi.” tôi gọi.

Tony lặp lại cái quy trình chán ngắt, bước tới.

“trời nóng bỏ mẹ. chắc tao lên cơn khùng mất.” hắn nói.

“cái nóng làm cho mày nhận ra cái con người thật của mình.” tôi nói với Tony.

“ê, nè. mày cho rằng tao là thằng khùng à?”

“hầu hết tụi mình khùng. nhưng giữ kín như điều bí mật.”

“nghe được, giả sử cái cứt mày nói là đúng đi, thì có bao nhiêu đứa tỉnh táo trên địa cầu này? liệu có đứa nào không?”

“vài đứa.”

“mấy đứa?”

“chỉ mấy đứa tính trong cả triệu đứa à?”

“ờ, tính vậy đi.”

“chà, tao cho là có chừng 5 hay 6 đứa.”

“5 hay 6 à?” Indian Mike nói. “mẹ, bú cặc tao đây nè!”

“nè,” Tony nói, “làm sao mày biết là tao khùng? làm sao mình thoát khỏi cái điều đó chứ?”

“ờ, vì tất cả tụi mình đều khùng nên chỉ có vài đứa kềm chế, kiểm soát được tụi mình, thậm chí còn ít hơn vài đứa nữa kìa, cho nên chúng mặc kệ mình lên cơn khùng, lúc này thì chúng chỉ có thể làm được vậy thôi. có thời tao nghĩ là có khi chúng tìm ra nơi nào đó để sống ở ngoài không gian trong lúc chúng tiêu diệt tụi mình. nhưng giờ thì tao biết rằng bọn điên cũng chiếm ngự cả bầu trời ngoài vũ trụ luôn rồi.”

“sao mày biết?”

“vì chúng đã dựng cờ Mỹ trên mặt trăng.”

“giả sử bọn Nga dựng cờ Nga trên mặt trăng thì sao?”

“cũng vậy thôi.” tôi đáp.

“vậy thì mày không thiên vị cho bên nào à?” Tony hỏi.

“tao công bằng với mọi mức độ của sự điên loạn.”

chúng tôi ngồi im. nốc tì tì. Tony cũng vậy, hắn tự rót cho mình một ly scotch pha nước. hắn có thể chơi vậy. hắn là chủ quán mà.

“trời ơi, nóng quá.” Tony nói.

“cứt, nóng thiệt.” Indian Mike nói theo.

rồi Tony ca cẩm. “điên loạn. tụi mày biết chưa, có một điều gì rất điên đang xảy ra ngay lúc này!”

“đúng vậy.” tôi nói.

“không, không, không... tao muốn nói là ngay TẠI ĐÂY, ngay quán này!”

“sao?”

“thiệt vậy. thiệt là điên quá xá, có lúc tao phát sợ luôn.”

“kể tao nghe đi, Tony.” tôi nói, tôi luôn sẵn sàng đón chờ những trò khỉ của chúng sinh.

Tony chồm tới gần. “tao biết một thằng cha có cái máy phệt. hổng phải cái thứ cứt khùng điên trên mấy tạp chí đâu. hay như thứ bọn mày thấy trên quảng cáo. mấy cái chai nước nóng với mấy cái hĩm làm bằng thịt bò muối, thứ thịt mà lâu lâu có thể thay được, mấy thứ đó toàn là nhảm nhí. thằng cha này biết cách kết hợp và chế ra nó. một cha khoa học gia người Đức, mà mình thộp cổ được, ý tao là chính phủ mình thộp cổ thằng chả trước khi bọn Nga ra tay. giờ thì giữ bí mật nghen.”

“chắc chắn, Tony, phải bí mật chứ...”

“Von Brashlitz là tên chả. chính phủ mình cố làm cho chả khoái trong KHÔNG GIAN sống. để chả đừng bỏ đi. thằng già lỗi lạc trời đánh, nhưng trong đầu chả có chứa cái MÁY PHỆT này. cùng lúc chả nghĩ rằng chả là một thứ nghệ sĩ con mẹ gì đó, nhiều khi tự xưng là Michelangelo... người ta chu cấp cho chả 500 đô một tháng, giữ chả đủ sống qua ngày để khỏi vào nhà thương điên. họ canh chừng chả một thời gian, rồi phát chán hay quên mẹ chả rồi, nhưng họ vẫn tiếp tục gởi checks, và thảng hoặc trong tháng thì có một tay đặc vụ tới nói chuyện với chả chừng hai mươi phút, viết một bản tường trình rằng chả còn khùng, rồi chuồn, cho nên chả cứ đi rong hết thành phố này qua thành phố khác, lôi theo chiếc xe tải to đùng màu đỏ. sau cùng, một đêm nọ chả tới đây nhậu. tâm sự với tao rằng chả chỉ là một lão già hết gân, muốn có một nơi yên tĩnh để làm nghiên cứu con mẹ gì đó. nghe vậy thì tao cứ câu giờ xem sao. tụi mày biết đó, quán này có vô số thằng khùng lai vãng mà.”

“đúng vậy.” tôi nói.

“rồi, nghe nè, chả cứ nhậu tì tì tới xỉn, rồi chả phun ra hết với tao. chả đã chế ra một mợ người máy có thể tặng cho bất cứ gã đàn ông nào một cú phệt phê ngất trời, hơn bất cứ mợ đàn bà nào suốt trong nhiều thế kỷ qua! thêm nữa, không băng vệ sinh, không ỉa đái, không cãi cọ xì xằng!”

“lâu nay tao truy tìm một mợ y như vậy trong suốt đời mình.”

Tony bật cười ha hả, “thằng nào mà hổng tìm. tất nhiên, tao nghĩ rằng cha này khùng, cho tới một đêm nọ tao theo chả mò xuống tận nơi chả ngụ, và chả lôi cái MÁY PHỆT trong chiếc xe đỏ ra cho tao xem.”

“rồi sao nữa?”

“cứ như thể là lên tới thiên đường trước khi mày ngủm.”

“để tao đoán phần còn lại nghen.” tôi nói.

“đoán đi.”

“Von Brashlitz và cái MÁY PHỆT của chả giờ đang nằm trên lầu quán này.”

“hê hê...” Tony cười nhăn nhở.

“nhiêu?”

“hai mươi tì một phùa.”

“hai mươi tì để phệt một cái máy?”

“chả qua mặt bất cứ thứ gì mà Tạo Hoá đã mần ra. mày sẽ chứng kiến tận mắt.”

“thằng Petey Mặt Cú sẽ bú tao mà chỉ đòi có một tì thôi.”

“Petey mặt cú cũng được đấy. nhưng nó không phải là thứ phát minh hạ đo ván mọi thứ thánh thần.”

tôi xuỳ ra tờ 20.

“vậy thì giúp tao cú này, Tony, nếu đây chỉ là trò đểu cho qua cái ngày nóng hừng hực này thì mày đi tong tay khách hàng tuyệt vời nhất đó nghen!”

“như mày mới nói đó, cách gì thì tụi mình đều là những thằng điên hết. phệt hay không thì tuỳ mày thôi.”

“phệt tới đi.” tôi nói.

“tao nữa. 20 tì của tao nè.” Indian Mike tham gia.

“tụi mày nên hiểu điều này, tao chỉ ăn 50% tiền cò thôi. phần còn lại là vô túi của Von Brashlitz. 500 tì tiền trợ cấp đéo nhằm nhò gì với lạm phát và thuế má, vả lại, cha Von B. này nhậu schnapps [*] như điên.”

“nào, lên đường.” tôi nói, “mày thu 40 tì rồi đó. cái MÁY PHỆT bất tử kia ở đâu?”

Tony nhấc tấm phên ngăn lên, nói, “đi qua đi. theo cầu thang lên phía sau. lên đó, gõ cửa, nói, ‘Tony bảo lên đây’.”

“có số ở cửa không?”

“cửa số 69.”

“ờ, con số nghe ngầu lắm.” tôi nói, “còn gì nữa không?”

“ngầu, tất nhiên là ngầu rồi...” Tony nói, “chuẩn bị súng ống cho ngon đi.”

chúng tôi mò tới cầu thang. leo lên. “thằng Tony chẳng từ chuyện gì để chơi mình một cú đểu.” tôi nói.

chúng tôi bước theo hành lang. đây rồi: cửa số 69.

tôi gõ cửa: “Tony bảo lên đây.”

“a, xin chào quý ông, mời vào.”

một lão trông rất quái với vẻ mặt nghênh nghênh, ly schnapps trên tay, kính hai tròng, y như trong những cuốn phim thời xưa cú đế. có vẻ như lão đang có khách, một thứ tươi trẻ, hầu như quá trẻ, trông vừa mỏng manh vừa chắc lụi.

nàng bắt chéo chân, khoe hàng một tí: đầu gối trong vớ ny-lon, đùi vớ ny-lon, và cái phần nhỏ tí ngay đó, nơi đôi vớ dài giao nhau chỉ hở cho một xíu thịt phô ra. nàng mông vú ngồn ngộn, đôi chân cũng vớ ny-lon, đôi mắt ánh nét cười xanh biếc, trong veo...

“thưa quý ông, — con gái tôi, Tanya...”

“cái gì?”

“à, vâng, tôi biết, tôi thì quá... già... nhưng như là cái huyền thoại về gã da đen có cái củ lẳng to khổng lồ, thì cũng có huyền thoại về những lão già người Đức chẳng bao giờ ngừng phệt. các ông có thể tin vào những điều các ông muốn. đây là con gái tôi, Tanya, thế nào đi nữa...”

“chào các anh.” nàng bật cười, cắt lời.

bất giác mọi người cùng nhìn về phía cánh cửa có đề dòng chữ: PHÒNG CHỨA MÁY PHỆT.

lão già nốc hết ly schnapps.

“ra là... các ông đến để thưởng thức cú PHỆT sướng tê chim, phải không nào?”

“bố ơi!” Tanya nói, “bố có phải cứ thô lỗ như thế mãi đâu?”

Tanya lại gác chân lên, lần này cao hơn lúc nảy, làm tôi phê ngất ngư. lão giáo sư nốc thêm một lyschnapps nữa, đứng dậy bước tới cánh cửa có đề PHÒNG CHỨA MÁY PHỆT. lão quay lại, mỉm cười với chúng tôi, rồi từ từ mở cánh cửa. lão đi vào rồi trở ra ngay, tay đẩy ra một vật trông như cái giường bệnh viện có gắn bánh xe.

Nó, cái vật ấy, TRẦN TRỤI, một cục kim loại.

lão giáo sư đẩy cái vật quái quỷ ra ngay trước mắt chúng tôi, rồi bắt đầu ư ử một bài hát bốc mùi thối tha nào đó, hẳn là bằng tiếng Đức.

cục kim loại có cái lỗ ngay chính giữa. lão giáo sư cầm một lon dầu, dí nó vào cái lỗ, rồi xịt vào đó một lượng dầu kha khá trong lúc miệng vẫn ư ử cái khúc ca tiếng Đức.

lão mải miết bơm dầu vào, rồi ngoái đầu nói, “ngó dễ thương quá, phải không quý ông?”, rồi quay lại với công việc đang làm.

Indian Mike ngó tôi, cười gượng, nói, “mẹ kiếp... mình lại bị chúng lừa nữa rồi!”

“ra vậy.” tôi nói, “gần cả 5 năm rồi tao đếch đụ đéo gì, nhưng có mà trời đày thì tao mới đút cu vào trong cái đống chì cứng ngắt đó!”

Von Brashlitz cười rộ. bước tới tủ rượu, lấy chai thứ 5, rót một ly tràn trề, ngồi xuống đối diện chúng tôi.

“khi chúng tôi ở Đức, hiểu rằng cuộc chiến đã thất bại, và tấm lưới đang siết chặt dần — xuống tới trận đánh cuối cùng ở Berlin — thì chúng tôi hiểu rằng cuộc chiến đã lái qua một tính chất mới — cuộc chiến thật lúc đó trở thành việc ai vồ được những khoa học gia người Đức nhiều nhất. nếu ai trong Nga hay Mỹ vồ được nhiều khoa học gia người Đức nhất — thì kẻ đó là người sẽ lên mặt trăng trước nhất, lên sao Hoả trước nhất... bất cứ điều gì cũng trước nhất. chà, tôi không biết thật sự chuyện xảy ra như thế nào... tính bằng số hay tính trong nghĩa quyền lực trí tuệ của khoa học. tôi chỉ biết rằng người Mỹ dớt được tôi trước, họ vồ ngay lấy tôi, nhét lên xe chở đi, cho tôi uống một liều, dí súng vào đầu tôi, hứa hẹn với tôi, nói khùng nói điên. tất nhiên, lúc đó họ đưa cái mẹ rượt gì thì tôi cũng ký hết...”

“thôi được rồi.” tôi nói, “dài dòng lịch sử quá, cha nội. nhưng dù gì đi nữa thì tôi cũng không nhét cu, con cu bé bỏng tội nghiệp của mình, vào trong cái bướu bằng kim loại lát mỏng hay là cái cục quái gì đó đâu! Hitler rõ là một gã khùng mới chăm bẵm, nuôi nấng cha nội. tôi ước gì bọn Nga tóm cổ cha nội trước! trả lại tôi 20 tì đây!”

Von Brashlitz cười khì, “hehehehehe... tớ chỉ là đùa chút thôi mà, phải không nào? heheheheheheeee!”

lão đẩy cái đống kim loại ấy trở vào phòng, xô cửa đóng sầm lại. “ui chu choa, hehehehehee!”, rồi chơi thêm một ngụm rượu.

Von B. rót thêm một ly schnapps. lão ngửa bài. “thưa quý ông, tôi là một nghệ sĩ và một nhà phát minh! MÁY PHỆT của tôi chính là cô con gái của tôi, là Tanya...”

“cha nội lại đùa nữa hả, Von?” tôi hỏi.

“không đùa! Tanya! tới ngồi lên đùi quý ông đó đi nào!”

Tanya cười nhẹ, đứng dậy, ngúng nguẩy bước tới, ngồi lên đùi tôi. cái MÁY PHỆT kỳ diệu đây ư? Tôi không thể tin nổi! da của nàng là da, hay thứ gì dường như vậy; và lưỡi nàng, nó ngọ nguậy trong miệng tôi khi chúng tôi hôn nhau, chẳng có vẻ gì là máy móc cả — mỗi cử động đều khác thường, hưởng ứng nhịp nhàng với các cử động của tôi.

tôi cuống cuồng lên, kéo rách áo nàng ra khỏi đôi vú, sờ soạng trong quần lót, tôi nóng hừng hực hơn chính mình trong nhiều năm qua, rồi chúng tôi quấn lấy nhau; cách nào đó chúng tôi phải đứng lên — rồi tôi dựng nàng lên, hai tay tôi níu lấy mái tóc dài óng ánh hoàng kim của nàng, bẻ ngược đầu nàng ra sau, rồi vươn xuống, vạch mông nàng ra, lúc tôi đâm vào, nàng tới — tôi thấy được sự thắt bóp, và tôi tan loãng vào cơn hoan lạc.

quả là trận tình tuyệt nhất mà tôi từng được hưởng!

Tanya vào phòng vệ sinh, tắm rửa, chỉnh sửa lại nhan sắc, cho phiên của Indian Mike. Tôi đoán vậy.

“phát minh vĩ đại nhất của loài người đấy.” Von Brashlitz nghiêm nghị phát biểu. lão hoàn toàn đúng.

rồi Tanya trở ra, và đến ngồi lên đùi CỦA TÔI.

“KHÔNG PHẢI! KHÔNG PHẢI! TANYA! TỚI PHIÊN CỦA QUÝ ÔNG KIA! CON VỪA PHỆT TAY ĐÓ XONG MÀ!”

dường như nàng chẳng nghe lão nói gì. và thật lạ, bởi vì, thật sự thì tôi chưa bao giờ là người tình giỏi giang gì lắm, ngay cả với cái MÁY PHỆT.

“anh yêu em không?” nàng hỏi.

“yêu.”

“em yêu anh. em hạnh phúc quá, và... em không có quyền được sống. anh biết điều đó, phải không?”

“anh yêu em, Tanya. anh chỉ biết vậy thôi.”

“thật khốn kiếp!” lão già gào lên, “cái MÁY PHỆT này!” lão bước tới cái hộp được đánh vẹc-ni, có in chữ TANYA bên thành hộp. cái hộp có những sợi dây điện thò ra ngoài; có đĩa số để bấm, những cây kim rung rung, và nhiều màu sắc, bóng đèn chớp tắt, tiếng tích tắc... Von B. là gã ma cô quái nhất mà tôi từng gặp. lão cứ mải mê bấm số, rồi ngước lên nhìn Tanya:

“25 NĂM TRỜI! mẹ kiếp, mất gần cả đời để chế tạo ra mày! Thậm chí tao còn phải giấu mày với HITLER nữa kìa! mà giờ thì... mày đang cố biến thành một con đĩ chó tầm thường!”

“tôi không phải 25 tuổi.” Tanya nói, “tôi 24 thôi.”

“mày thấy chưa? mày thấy chưa nào? đúng y như là một con đĩ tầm thường!”

lão lại loay hoay bấm số.

“em mới tô màu son mới hả?” tôi hỏi Tanya.

“anh có thích màu này không?”

“à, thích lắm!”

nàng chồm tới hôn tôi.

Von B. cứ loay hoay bấm số. tôi cảm thấy rằng lão sẽ thắng.

Von B. quay sang Indian Mike. “chỉ là chút sai sót nhỏ trong máy thôi. tin tôi đi. tôi sẽ sửa xong trong giây lát thôi.”

“tôi hi vọng như vậy.” Indian Mike nói, “tôi có cái cù lẳng dài 14 lóng tay đang háo hức, và đã đặt cọc 20 tì rồi.”

“em yêu anh.” Tanya thì thầm với tôi. “em sẽ không bao giờ phệt với đứa nào khác nữa. nếu em không thể có anh thì em sẽ không thèm bất kỳ ai khác.”

“Tanya, anh sẽ tha thứ cho em, dù em làm bất cứ điều gì.”

lão giáo sư nổi nóng. lão loay hoay bấm bấm xoay xoay nhưng không có kết quả gì. “TANYA! tới lúc mày phải PHỆT thằng cha KIA! tao... tao... mệt quá rồi... phải làm một ngụm schnapps thôi... rồi dẹp hết đi ngủ... Tanya...”

“á à...” Tanya nói, “cái thằng già thối xác kia! mày với thói rượu chè của mày, rồi bú vú tao suốt đêm, làm tao không ngủ nghê gì được! mà cu mày có ngỏng được chút nào đâu! mày thật là gớm ghiếc!”

“CAIII GIII?”

“TAO NÓI LÀ, ‘MÀY CÓ NGỎNG CON CU ĐƯỢC CHÚT NÀO ĐÂU!’”

“mày... mày... Tanya, mày sẽ trả giá cho chuyện này! mày là tạo vật của tao, và tao không phải là đồ chơi của mày!”

lão cứ cố xoay xoay vặn vặn mấy cái nút kỳ dị. ý tôi là mấy cái nút trên máy. lão điên tiết lắm rồi, và bạn hiểu mà, một cách nào đó, cơn giận lại cho lão sự sáng suốt không ngờ. “chờ chút nhé Mike, tôi chỉ cần điều chỉnh mấy mạch điện tử là êm ngay! chờ chút! một chút thôi! tôi thấy nó rồi.”

rồi lão nhảy dựng lên. cái thằng cha mà người ta đã cứu thoát khỏi tay bọn Nga. lão nhìn Indian Mike. “giờ thì nó ổn rồi! cái máy chạy ngon lành rồi! chúc quý ông vui vẻ!”

rồi lão đi lấy chai schnapps, rót một ly, ngồi xuống quan sát.

Tanya xuống khỏi đùi tôi, bước tới với Indian Mike. tôi nhìn Tanya và Indian Mike ôm ghì lấy nhau thắm thiết.

Tanya kéo dây kéo quần Indian Mike xuống, móc cu hắn ra. quả là thằng này có con cu trời thần đất lở! hắn nói là 14 lóng tay thôi nhưng ngó kỹ thì nó gần như 20 lóng tay lận.

Tanya ôm con cu của Mike bằng cả hai bàn tay.

hắn mê tơi, rên lên thống khoái.

bất ngờ, nàng giật toạc nguyên con cu ra khỏi người hắn. ném qua một bên.

tôi thấy cái vật ấy lăn trên thảm như một súc xúc-xích động cỡn, dây một vệt máu buồn đến nao lòng. nó lăn tới chân tường. rồi nằm lại đó như một vật có đầu mà không có chân, và không nơi chốn để đi... thiệt đúng là vậy.

kế tiếp, là hai HÒN DÁI bay tưng trong không, một cảnh tượng nặng nề, vòng vèo. chúng chỉ rớt xuống giữa tấm thảm mà không biết làm gì hơn là từ từ nhỏ máu.

thế đấy, chúng nhỏ máu.

Von Brashlitz, vị anh hùng của cuộc xâm lược Mỹ-Nga, thất thần ngó những gì còn lại của Indian Mike, tay bạn nhậu ngày xưa của tôi, đỏ lòm một đống trên sàn nhà, máu tuôn chảy từ giữa phòng — Von B. dọt lẹ như ma đuổi, xuống cầu thang...

phòng 69 chấm dứt mọi chuyện, ngoại trừ một chuyện.

tôi hỏi nàng: “Tanya, nhà chức trách sẽ đến trong giây lát, chúng ta có nên dâng hiến cái số phòng này cho tình yêu của mình không?”

“tất nhiên, anh yêu của em!”

chúng tôi mần điều đó với nhau, chỉ vừa kịp, và bọn chức trách ngu xuẩn xông vào.

một tay trong bọn có vẻ uyên bác liền tuyên bố Indian Mike đã ngủm.

và vì Von B. là một thứ sản phẩm của chính phủ Mỹ, nên có cả đống người lu bu lại quanh — đủ thứ viên chức lăng nhăng — lính cứu hoả, phóng viên, cớm, nhà phát minh, C.I.A, F.B.I, và đủ thứ hình thái cứt đái khác của nhân loại.

Tanya bước tới ngồi lên đùi tôi. “chúng sẽ giết em thôi anh ạ. anh đừng đau buồn quá nghen.”

tôi không trả lời nàng.

Von Brashlitz gào lên, chỉ tay vào mặt Tanya — “NGHE TÔI NÓI VỚI CÁC VỊ NÀY, CON QUỶ ĐÓ NÓ KHÔNG CÓ CẢM XÚC GÌ ĐÂU! TÔI ĐÃ CỨU NÓ KHỎI TAY HITLER! nghe tôi nói này, nó chỉ là một CÁI MÁY thôi!”

bọn họ đứng trơ trơ, chẳng ma nào tin lời Von B.

chỉ đơn giản vì đây là một cỗ máy xinh đẹp vô ngần, cái-được-gọi-là-đàn-bà, mà họ từng được thấy.

“cứt thiệt! mấy cha đần kia! mỗi mợ đàn bà là một cái máy phệt, mấy cha không hiểu vậy sao? chúng vận hành cho kẻ trả giá cao nhất! CHẲNG CÓ CÁI CHÓ GÌ LÀ TÌNH YÊU CẢ! ĐÓ CHỈ LÀ ẢO VỌNG HOANG ĐƯỜNG NHƯ THỨ ẢO VỌNG VỀ LỄ GIÁNG SINH THÔI!”

họ vẫn không tin lão.

“ĐÂY chỉ là một cái máy! nó chẳng biết SỢ gì cả! XEM NÀY!”

Von Brashlitz chộp lấy một cánh tay của Tanya.

giật phăng nó ra khỏi thân thể nàng.

và bên trong — bên trong cái lỗ của vai nàng — ai cũng thấy — chẳng có gì khác ngoài dây điện và đủ thứ ống xoắn xít, và mọi thứ lăng nhăng khác đang hoạt động — với một thứ chất lỏng gì đó có vẻ tượng trưng cho máu.

tôi nhìn Tanya đứng đó với đủ thứ dây nhợ lòng thòng trên vai nàng, nơi đã từng có một cánh tay, nàng nhìn lại tôi:

“anh yêu, hãy vì em! em đã bảo là anh đừng có quá đau buồn cơ mà.”

tôi ngó bọn chúng xô lại quanh nàng, cấu xé nàng, cưỡng hiếp nàng.

tôi không thể chịu nổi cảnh đó. tôi gục xuống rồi thổn thức khóc...

không khác con mẹ gì cả, có hơn gì Indian Mike đâu, hắn không bao giờ được hưởng cái giá của 20 tì.

nhiều tháng trôi qua. tôi không hề quay lại quán rượu. có một phiên toà nhưng chính phủ tha bổng cho Von B. và cái máy của lão. tôi dời qua thành phố khác sống. một nơi xa lắc. một hôm nọ đang ngồi trong tiệm cắt tóc, tôi nhặt lên tờ tạp chí tình dục, thấy mẩu quảng cáo thế này: “Hãy bơm phồng nàng búp-bê bé bỏng của bạn lên! giá chỉ $29.95. chất liệu cao-su đàn hồi, rất bền bỉ. Bao gồm luôn dây xích và roi da trong gói hàng. Một bộ bikini, nịt vú, quần lót, 2 bộ tóc giả, son môi và lọ chứa dung dịch thuốc-yêu. Công ty Von Brashlitz.”

tôi gởi cho lão một ngân phiếu. đến một số hòm thư ở bang Mass. thì ra lão cũng đã dời nhà.

gói hàng đến trong khoảng 3 tuần. thiệt là kẹt, tôi không có cái ống bơm xe đạp nào, và tôi nổi cơn hứng tình khi lôi nó ra khỏi hộp. tôi phải xuống trạm xăng ở góc phố để dùng cái vòi bơm bánh xe của họ.

nó trông hấp dẫn hơn nhiều khi được bơm lên. vú mông ngồn ngộn.

“có cái gì ngộ vậy, hả ông thầy?” tay nhân viên trạm xăng hỏi tôi.

“nè, cha nội, tớ chỉ mượn cái vòi bơm chút hơi thôi. ngày nào mà tớ không đổ xăng ở đây, phải không nào?”

“được mà, có gì đâu. chuyện nhỏ mà ông thầy. ông thầy cứ bơm thoải mái. tui chỉ thắc mắc ông thầy có cái gì ngó ngộ quá thôi...”

“quên nó đi!” tôi nói.

“TRỜI ƠI! ngó cặp TI kìa!”

“tao đang ngó, đồ khốn!”

tôi để hắn đứng le cái lưỡi dài thoòng ra vì kinh ngạc, rồi vác nàng lên vai, quày quả về nhà. tôi vác nàng vào phòng ngủ.

nỗi thắc mắc lớn đã đến chưa nào?

tôi dang đôi chân nàng ra, cố tìm một thứ khe lỗ nào đó.

Von B. đã không sai sót gì nhiều lắm.

tôi leo lên nàng rồi hôn đôi môi cao-su. thỉnh thoảng tôi sờ soạng xoa vuốt một trong hai cái núm ti khổng lồ và mút nó chùn chụt. tôi đã đội cho nàng mái tóc giả màu vàng và thoa thứ dung dịch thuốc-yêu lên khắp cu mình. chẳng hao phí nhiều thuốc lắm đâu. có lẽ lão đã gởi cho tôi đủ xài cả năm cũng không hết.

tôi hôn nàng say đắm ở sau vành tai, nhét ngón tay vào đít nàng, rồi thúc liên tục. rồi tôi nhảy xuống, dùng dây xích trói tay nàng ra sau lưng, có một cái ổ khoá bé tí và chìa, rồi tôi quất nàng một trận tơi bời xí quách bằng cái roi da.

trời ạ, chịu hết xiết! chắc mày lên cơn khùng quá rồi! tôi nghĩ thầm.

tôi lật nàng lại, nhét nó vào, chồm hổm, thúc dồn dập. thiệt tình mà nói, chẳng hứng thú chi mấy, tôi bắt đầu chán. tôi hình dung ra cảnh mấy con chó đực quậy với mấy con mèo cái; tôi tưởng tượng ra cảnh hai kẻ phệt nhau qua không khí khi họ nhảy ra từ toà nhà Empire State. Tôi tưởng tượng một cái hĩm to tướng như một con bạch tuộc, bò về phía tôi, ướt mem và thối hoắc và kêu đòi khao khát cho một cơn tới đỉnh. tôi nhớ lại tất cả các thứ quần lót, đầu gối, chân, vú, hĩm mà tôi từng có lần chiêm ngưỡng. cục cao-su đang đổ mồ hôi; tôi cũng đang tuôn mồ hôi như tháo.

“yêu dấu ơi, anh yêu em quá xá!” tôi thì thầm vào vành tai cao-su của nàng. tôi ghét phải thừa nhận điều này, nhưng tôi tự buộc mình tới trong cái dề cao-su cà chớn đó. nó chẳng giống một em Tanya chút nào.

tôi lấy lưỡi dao lam, cắt rạch cái con quỷ đó tan tành cho đã cơn bực. mang vất vào bồn rác cùng với mớ lon bia.

có bao nhiêu trự đàn ông Mẽo bỏ tiền mua cái thứ đần độn đó?

hay là rồi đây bạn có thể bước qua cả năm chục cái máy phệt trong 10 phút đi bộ trên hầu hết các vỉa hè chính của nước Mỹ — cái hiện hữu khác biệt duy nhất mà chúng giả vờ rằng chúng thuộc về loài người.

tội nghiệp cho Indian Mike. với con cu 20 lóng tay chết ngắc.

tất cả những thằng khốn khổ Indian Mike. tất cả mọi kẻ leo vào không gian. tất cả những cô điếm của Việt Nam và bang Washington.

Tanya khốn khổ, bụng của nàng đã là bụng của một con cừu non, mạch máu là mạch máu của một con chó. hiếm khi nàng ỉa đái, nàng chỉ phệt — trái tim, giọng nói và cái lưỡi mượn từ những kẻ khác — vào thời đó chỉ có 17 vụ giải phẫu ghép nội tạng có thể thực hiện. Von B. đã đi trước thời đại xa lơ xa lắc.

Tanya đáng thương, nàng chẳng ăn gì, chỉ liếm láp tí chút gọi là — phần lớn là phô-mai rẻ tiền và nho khô. nàng chưa từng khao khát tiền bạc hay bất động sản hay xế xịn hay nhà cửa sang trọng đắt tiền. nàng chưa bao giờ đọc báo buổi chiều. chưa từng ham muốn ti-vi màu, mũ mới, giày ống đi mưa, những cuộc ngồi lê đôi mách với những mụ vợ đần độn; nàng cũng không ao ước có một gã chồng là bác sĩ, là đại gia chứng khoán, là chính khách hách-xì xằng hay là cớm gộc.

thằng nhân viên ở trạm xăng cứ hỏi tôi hoài, “nè, ông thầy! cái em mà hôm nọ ông thầy vác tới đây để bơm phồng lên giờ sao rồi?”

nhưng gã hết cơ hội để thắc mắc. tôi đổ xăng ở trạm khác. thậm chí tôi cũng không còn cắt tóc ở cái tiệm mà tôi thấy tờ tạp chí có mẩu quảng cáo búp-bê cao-su của lão Von B. nữa. tôi cố quên hết mọi chuyện.

còn bạn, nếu là tôi thì cha nội tính sao nào?
_________________________

[*]schnapps: rượu mạnh, xuất phát từ chữ “Schnaps” trong tiếng Đức.


---------------
Dịch từ nguyên tác “The Fuck Machine”, trong Charles Bukowski, The Most Beautiful Woman in Town & Other Stories (San Francisco: City Lights Books, 1988) 35-46.





NGỬA CHIỀU KHẤT THỰC







Ngày em ngược dòng sông trôi ngang mùa
Con mắt thức mở choàng lên ngực phố
Cơn co thắt của chiều
Rụng trắng bờ mi.

Em, thôi khát về những sóng mắt cơ cực
ngàn năm còn sám hối
Tung tẩy môi son
hất tiếng nấc trượt mình vào con đường
lát thảm quá khứ đời nhau.

Anh, thôi lướt trên ngõ hẹp đồng bằng
đang chia mùa nức nở
Nụ hôn rát lòng
Đeo khoen chiều trống rỗng
Dòng sông mủi lòng đứng hát giữa ngày rơi.

Có choán hết được lòng nhau
Khi con đường tắc nghẹn nơi ta không một lần hò hẹn
Cố tình không đan lát những hạt mưa cuối ngày
bào mòn phút giây em ngước mặt lên hỉ hả trái tim mình.

Phố lách muộn màng thăm thẳm vào tâm đường trú ngụ
Bợt những nụ cười đang thắc thỏm
không thật thà
Về ngày hôm qua.

Em, không còn yêu cánh đồng anh giáp hạt
thổi bung những ráng chiều úa tàn
Phe phẩy lúc hòang hôn
Bàn tay trốn tìm
Thong thả đuổi cánh diều trơ trụi những phù du.

Vết chân buồn ẩn ức
loang cái giật mình giữa mềm mại em
Tóc mai giật những chiều sóng đổ
Cơ hồ anh thắt bóng đời mình

Sầm sập những ảo giác
Phủi bụi mình năm tháng hóa sao khuya
Anh - cố lát trường ca về một loài cỏ dại
Em - nằng nặc ngủ vùi khóc vụn đam mê

Nhưng, trời ạ!
Dẫu cố đốt hết những màu hoa dại dột
Em, vẫn không ngừng khao khát
Về những buổi chiều đầy gió
lộng tim mình
trong những ngày
ta vội vã qua nhau.....


Hoàng Thanh Trang