Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

So Sánh Vui Vui Sài gòn - Hà nội


nguồn: ttvnol .com

Cà phê
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
Sài Gòn: Ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá \... + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng \... chan vào cafe uống \???? hết lại có thêm (kô cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai

Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Cơn mưa
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng

Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Trà đá
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

Ăn phở
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

Giầy vớ
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày

Con đường:
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm

Đụng hàng: Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?"
Con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác"

Dao dĩa: Khi bạn nói: "Cho tôi thêm một cái dĩa" với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa

Tỏ tình: Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì saỏ"
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!"

Ca ve: Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave...
Cave Hà Nội: "Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?"
Cave Sài Gòn: "Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nhạ.."

Ăn sáng: Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!

Dạ vâng: Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!"
Ở Sài Gòn:! Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"

Chào hỏi: Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"
Ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dzìa!"

Giàu có: Bạn được coi là giàu có khi...
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Giữ xe hàng quán:
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"

Uống bia
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khua dzìa

Karaoke:
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ

Xôi:
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)

Siêu thị:
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình

Nhà sách:
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Chùa chiền:
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh

Tào phớ:
Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài

Chè:
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút

Cắt chanh:
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa

Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước
Hà Nội: Fẹc đoẹ mịa @%$^&*
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi... chờ đèn xanh tiếp

Cây xanh:

Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai

Nước canh rau muống:
Hà Nội: Sấu, chanh
Sài Gòn: Me, chanh

Tán gái:
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Cuối tuần:
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm

Chất chơi và chất chiến
Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có\.
Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???

Chợ tình
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca

Xe
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

SG: chả ram , chả giò
HN: nem rán

Vá xe
Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm... em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho

Hồ
Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại

Xe khách
Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) kô đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

- Sadeyes Sưu tầm-

Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhung dễ hiểu!

Tiệm Internet
Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa:
Hà-nội: rộng và sâu
Sài-gòn: nhỏ và ngắn

Chào hỏi:
Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

allhighgod

Cơn mưa
Mưa Sài Gòn giống tình yêu các cô gái Sài Gòn - nhanh đến nhưng nhanh đi
Mưa Hà Nội giống tình yêu các cô gái Hà Nội - âm ỉ nhưng dai dẳng
cái đó hợp với cái dưới:


Người Hà-nội nói, người Sài-gòn khó hiểu!
Người Sài-gòn nói, người Hà-nội dễ hiểu!

quocnhat

Cách sống:

- Hà Nội: Làm nhiều tiêu ít
- Sài Gòn: Làm ít nhưng tiêu ... vẫn nhiều!

Toni_Guy

Tỏ tình: Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì saỏ"
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!"

aivoges

Sài gòn : làm nhiều ,không có thời gian nói.
Hà nội : nói nhiều , không còn thời gian làm.

tieuquetu

Phải sửa thế này: Doanh nghiệp nhỏ SG làm nhiều, không còn thời gian nói
Quan chức lớn Hà Nội ăn nhiều, nghẹn không nói được.

Hà Nội: chỗ nào cũng thấy khẩu hiệu của Đảng
Sài gòn: ??????????????????????????????

Gọi điện về việc kinh doanh:

Hà Nội: chú là con ai đấy?
SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!

Phát triển dự án:
SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?
Thôi không nói chuyện chính trị nữa vậy.

HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn

Giục người bán hàng gói nhanh lên:
SG: Vâng em làm ngay đây
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!

ftuguard
Người Hà Nội nói, người Sài Gòn dễ hiểu,
Người Sài Gòn nói, người Hà Nội khó hiểu.
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã (cứ như là cưới nhau rùi ý )

Ga`_CoN


Hà Nội : Chỗ nào cũng thấy khẩu hiệu của Đ
Sài Gòn : Chỗ nào khẩu hiệu của Đ cũng giăng đầy

Sài Gòn : Website mấy trường đại học tự làm ra
Hà Nội : Tự lấy mấy website của người ta về làm

Sài Gòn: Ra đường đầu tóc chỉnh tề
Hà Nội: Đội nón tai bèo tà rề rề dạo phố

medabong


HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi ko để còn đốt vía nào!
SG: Cám ơn a(n. Lần sau lại ghe'' em nha.

Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):

HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch

Hài:

HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.


HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi

2 người bạn nói chuyện với nhau :

HN: Tớ nói cho cậy nghe cái này nhé
SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè

Khi ai cho mình cái gì

HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông

Khen đồ ăn ngon

HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bò chét
masktuxedo

- Con gái Hà Nội: anh mặc sao quê thế
- Con gái Sài Gòn: trông chững chạc quá.

spirou


Về đồ ăn:
Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn đồ ngọt

Phong cách sống:
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn

Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá

Thuốc lá:
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai

Biển quảng cáo:
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài ước càng thu hút mọi người

HN có bún chả
SG có cơm tấm

PEMFC

HN: rủ bạn gái ăn thịt chó, chuyện nhỏ
HCM: rủ bạn gái ăn thịt chó, chuyện lớn

nguoix


Khen vật gì to:

Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki

ConVitCo


Mắng thằng ngu

Hà Nội : ngu trên cả tuyệt vời
Sài gòn: ngu thấy mẹ

XuanS


Người SG nói: dễ hiểu
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu.

Nói về ngu:
Hà nội: ngu hết phần chó
Sài gòn: ngu như heo.

Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp.

I_love_troubles


Uống bia

Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

Uống rượu:

Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh
Hà nội: Bắc cạn và không được ...giảm sóc

Khách sạn:

Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu

Sinh viên và cave:

Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên

Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ:
Sông kim ngưu ở hà nội
Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn

bami



Hà nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất
HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất

Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.

Ban_Nuoc


Sài gòn; Ăn phở (hay uống cà phê ) xong được mời trà loãng miễn phí.
Hà Nội: ghé bên uống trà đặc mất tiền

Sài gòn; Mua 10 được 12.
Hà Nội: Mua 10 có khi được 8.

Sài gòn : Nghe tiếng Bắc không có cảm giác gì
Hà Nội: Vang giọng Nam giật mình vì lạ.

Sài gòn: Mình sập tiệm vì ngu quá.
Hà Nội: tao vỡ nợ vì cơ chế.

lomo1


Khách đến nhà ăn cơm :

SG : chạy đi vay tiền mua đồ ngon cho khách ăn ( ngay cả khi bình thường không dám ăn ) cái này thì xưa nhiều lắm, bây giờ ít hơn nhưng vẫn còn
HN : Không bao giờ mời khách khi nhà không có sẵn đồ ngon

Phân công rửa chén
SG : lúc nãy tao nấu cơm, rửa chén mày
HN : Cậu cứ để đấy, tớ rửa cho ( nhưng vừa rửa vừa : DM thằng này lười như lợn )
---> kinh nghiệm bản thân, không phải tất cả nhá

Ăn món có nước :
SG : tương đen đâu em gái, quán xá gì chả để sẵn tương đen gì cả
HN : Chị ơi, lấy cho em ít mỳ chính ạ ạ ạ .....

Xôi :
SG : 5000 được có tẹo, bé hơn cả nắm tay
HN : 1000 ăn còn phải mứa

Ăn cơm
SG : mời qua loa rồi tự ai nấy chiến
HN : gắp cho khách bát đầy như cúng, có khi quên cả mình

caidiaCD Người dùng dĩa CD để đựng cá
sài gòn uống bia chai
hà nội uống bia hơi
sài gòn nhậu buổi chiều
hà nội nhậu buổi trưa

backy

Dân Sài Gòn ghét dân Hà Nội
Dân Hà Nội thích dân Sài Gòn

danaboy

- Cách gọi:
+ Dân Hà Nội : Thành phố Hồ Chí Minh
+ Dân Sài Gòn : Sài Gòn
- Tính cách :
Dân SG : chân thật,dễ gần
Dân HN : nhìn bên ngoài chân thật hơn dân SG nhưng bên trong thì lờ tờ mờ,đặc biệt dân HN hay nịnh.
-Dân SG có 1 thì khoe 1, còn dân HN có 1 khoe 1000 ===> khoe mã cực giỏi là dân HN

presidentphl

Năm 74 khi Ghẻ đánh Hoàng Sa

SG : đánh trả cho dù lực lượng yếu hơn, trang bị vũ khí, quân số kém hơn.
HN : im lặng giương mắt nhìn, không phản ứng, không ý kiến ý cò gì!

Năm 79 khi Ghẻ xâm lược VN.
Những người cha bảo con như sau.

HN: Con à! Ra trận đánh giặc giữ nước đi con!
TPHCM: Con à! sống với CS thì còn sống được. Chứ với Ghẻ thì không được đâu. Ra trận giữ nước đi con.

Quake3Arena


Tiếp chuyện khác biệt hai miền:
- HN: Vứt "mother" nó đi.
- SG: Dzục "grandmother" nó đi.

masktuxedo


Chửi bậy
SG: Đu` má ...
HN : đ..mẹ , tổ ..s ... cụ kị, ông vải 3 đời , cả lò ... (phong phú và ghê rợn hơn nhiều)

Ăn Phở :
HN : ăn phở với quẩy
SG : ăn với rau sống

Rau muống:

HN: ăn cả cọng lẫn lá
SG : ăn cọng bỏ lá

Khen hay chê em nào :
HN : Em này nhìn hơi bị nhà vệ sinh (xinh)
Em này nhìn hơi bị hố xí (xấu)
SG : xấu i.. ra quần
Xinh quá ta

Đi xe:
HN : bô tiếng nhỏ ----> xe tốt
SG : bô nổ càng to -----> xe càng tốt

Đón đưa nhau :

HN : anh qua đón em nhé
SG : anh qua rước em nha

Xổ số - đánh giầy:

HN: đánh giầy nhiều như người bán vé số ở SG
SG : người bán vé số nhiều như người đánh giầy ở HN

HN : Hôm nay đề về bao nhiêu ??

Goodbye2romance

Trốn học đi chơi
HN : bùng
Sg :cúp
bình loạn về sự xấu đẹp
HN : cá sấu.chị em thị nở
Sg: sai lầm của tạo hoá
chửi người khác ngu :
HN : dồ óc quả nho
SG: thiếu iod (có thể sai
-----
HN : chuối
SG :củ mì,hai lúa
-----
HN :cậu tinh vi quá!!
SG: ?????
------
gái hn vòng 1 to hơn gái sg
đi đường gặp mấy em HN cách xa 10 thước vẫn nghe oang oang tán chuyện
-------
con trai HN ra dường mặc áo chim cò loè loẹt
ỏ SG : mài bị sao jị???
---------------
ra đường quẹt xe trúng thằng nhỏ :
HN:" dm thằng ranh,mắt mũi để đâu ,trầy mẹ nó xe bố có khi kèm theo là cái bạt tai !!
SG : " có sao hông em? sao chạy xe kì dzậy ? "
------------------
ở HN đi mua đồ nói giọng nam : thể nào cũng bị nhại : " anh hai sài gòong mới ra chơi hả ? "
ỏ sg thì anh nói tiếng dân tộc cũng nhận dược một nụ cưởi niềm nở của người bán
-------------------
bắn counter strike :
HN : dm ! thằng nào chết rồi soi bọn cảnh (hoặc cướp ) hộ bố với!!
SG : ..ụ má!! bắn dừng có địa tao nha mài!!!

alsou


Vui vẻ đi các bác. NQ thấy cái này đã ai nới chưa nhỉ:

Con gái SG người đẹp hơn mặt.
Con gái HN mặt đẹp hơn người.

quocnhat

Chàng trai ngồi ngầm chê 1 cô gái trang điểm "tệ" quá :"Hôm nay trông em xinh quá" .
Con gái SG : Thiệt hả anh ? (lòng nghĩ sung sướng)
Con gái HN : cũng bình thường thôi anh à . (Lòng tự nghĩ : thằng cha này định chửi cái gì đây ?)

mail2522002

Heheheh
Mặc dù là con gái Hà Nội nhưng nếu là nam tui cũng ưa mấy cô ở trỏng à

- Giọng mấy cô SG (mà miền Nam nói chung) ngọt ngào hơn, giọng Hà Nội chỉ lịch sự thôi chứ ứ dễ thương tí nào, và khi cần thì sẵn sàng chua loen loét.

- Mấy cô SG dễ gần hơn, thân thiện hơn, nhiệt tình hơn. Con gái HN bề ngoài có thể vui vẻ, nhưng trong đầu đã xác định tầng ranh giới thân sơ rồi, trong ranh giới nào thì ứng xử theo chừng mực ấy, mà mỗi lần muốn qua 1 ranh giới thì tốn sức lắm.

- Mấy cô SG thấy không vui nữa thì có thể chia tay. Mấy cô HN dùng dằng mãi không dứt.

- Mấy cô SG biết chiều chồng hơn. Mấy cô HN toàn cãi bướng.

vân vân và vân vân

Thế mới biết tại sao mấy anh chàng HN lại cứ thích vợ Nam *sigh*

À, nhân tiện về thức ăn:

HN: vị thanh, ít ngọt, ít chất béo, ăn nhiều món mỗi món 1 ít.
SG: ngọt hơn, đặm hơn, dùng nhiều dầu mỡ hơn, mỗi món là 1 đĩa tổ chảng.

Vào quán ăn SG: cho 1 đĩa bắp cải luộc. Được bưng cho 1 đĩa bắp cải xào
Vào quán ăn HN, tự dưng nhớ lại chuyện đó: cho 1 đĩa bắp cải xào. Trả lời: quán em không có, chị có ăn cải luộc không ?

SG: mấy cậu bé cũng gọi mình là em --> về soi gương xem mình có con nít quá không.
HN: mấy anh lớn cũng gọi mình là chị --> về soi gương xem mình có già quá không.
Kết luận: con trai SG hay HN đều không tốt, heheheh

kuro_ai


Tiếng lóng đệm vô câu mỗi khi khen/chê cái gì đó.
SG: ngon bà cố luôn
mắc thấy mồ hà .
đẹp ve sầu luôn , (hay "đẹp ve kêu luôn" cũng như nhau)

HN: ngon cực (kì)
đắt vật (vã), đắt vãi lúa
đẹp dã man

SG: hay nói "di vô (zô) nhà"
HN : hay nói "đi vào nhà"


HN: Đứt tay # đứt tai
SG: phát âm thành "đứt tai" hết

Cũng như: đích và đ...i...t
SG: phát âm thành "đích" hết.

"hôn" hay là "không"

SG: Em thích hôn? = Em thích không?
HN: Em thích hôn? = Em thích anh hun em hay không...hehe

Mũ nón

HN: Nón, mũ là hai khái niệm khác nhau.
Nón = vật đội đầu bắng lá, chóp nhọn nhọn.
Mũ = vật đội đầu may bằng vải , theo đủ kiểu.

SG: Tất cả những gì đội đưọc trên đầu gọi chung là nón.

HN : Ly, cốc khác nhau
SG: Chỉ có khái niệm ly thui.

HN: Chè đồng nghĩa với trà
SG: Chè là chè mà trà là trà. Chè là đồ ăn, còn trà là đồ uống


HN: Sông, hồ, ao
SG: Sông, kênh, rạch

Khí hậu
SG: Hai mùa mưa nắng, như tính con gái SG cũng đen trắng rõ ràng.
HN: 4 mùa, giống tính con gái HN .. phong phú chẳng biết đường nào mà chiều...hehe

Tiệm gội đầu
HN: Dịch vụ gội bằng nước nóng
SG: Không

Hoa hồng
SG: 2000 được một bông
HN: 2000 được một bó

Đơn vị tiền
HN: nghìn chứ không phải ngàn
SG: ngàn chứ không phải nghỉn

Ruốc thịt
HN: gọi là ruốc
SG: gọi là chà bông

Xa lộ
SG: Có xa lộ Hà Nội
HN: Hình như chỉ có quốc lộ thôi.

Đi chùa
HN: Có dịch vụ đổi tiền lẻ 200/500 cúng chùa (tại sao vậy ta)
SG: Có đồng nào cúng đồng đó , khỏi đổi chi mắc công

U18


Hà Nội

Ăn phở : nặn chanh vào thìa, dùng đũa gạt hột chanh đi rồi cho vào tô phở .
Ăn bánh cuốn : chấm bánh cuốn vào chén nuớc mắm mà ăn

Sài gòn

Ăn phở: cạy hột ra rồi vắt chanh thẳng vào tô phở .
Ăn bánh cuốn : chan nuớc mắm vào dĩa bánh cuốn mà ăn

XuanS
Vườn yêu:
Hà Nội: Cà phê vườn
Sài Gòn: Cà phê máy lạnh, karaoke

Đường yêu:
Hà Nôi: Quanh các bờ hồ
Sài Gòn: Quanh các công viên, sân bay

Giường yêu:
Hà Nội: Nhà nghỉ
Sài Gòn: Khách sạn

Giá phòng:
Hà Nội: 50k/3h
Sài Gòn: 50k/1h plus 10k/1h

Dụng cụ tránh thai:
Hà Nội: Cho không (anh có lấy thêm không anh?)
Sài gòn: 10 ngàn 2 cái ok

Abeautifulnight

Tiếng lóng mới ở Việt Nam.





nguồn: thanhda.com

- Chảnh : kênh kiệu
- Tám : nhiêù chuyện
- Vô tư (từ ngoài Bắc) : nhiêù (?), thoải mái (?). VD : Ăn uống vô tư nhé!
- Huệ (phát âm : "quệ" mới đúng : cải lương, "sến".

- Vi tính (computer) : làm như hay lắm, ra vẻ ta đây. VD : Thằng ấy vi tính lắm cơ , lúc nào cũng đệm tiếng Anh khi nói chuyện.
- Tinh vi : ra vẻ ta đây.

- trắng phớ : nói thẳng ra đi
- Không hề : không sợ, không bi.
- Bập: Bố mày mới bập ( lấy) của ông bà già một con deam( còn gọi là dem)
- Ứ chịu : không chịu
- Cực kỳ : rất đẹp
- Rước : Mua Về
- Oách : trông

- Hơi bị : diễn tả mức độ hơn trung bình và dưới múc quá cỡ 1 chút. VD : Cái này hơi bị khó hiểu à nghen
- Xiềng: khi muốn khẳng định một sự việc gì mà người nói tin là chắc chắn 100%. vd: - Mi có chắc là như vậy không?
- Xiềng.

- "Phơ" là "phê"

- bà cố: có nghĩa là nhiều, quá, thí dụ như : con nhỏ đó đẹp bà cố luôn, thằng đó nói chuyện xạo bà cố

- Củ chuối : (tiếng bắc) có nghĩa là "đểu" ví dụ: thằng đó củ chuối chết mẹ (tức là thằng đó đểu chết mẹ)

- NATO = never action talk only. Ví dụ: thằng đó nằm trong khối NATO (chỉ biết nói chứ không biết làm)

- Chuồn chuồn là chỉ đàn ông, còn bươm bướm là chỉ đàn bà. Giữa giữa là hi-fi /hai-fai/.

- Lác: ba xạo

- Dẹo : có nghĩa là mồi chài ai được món đồ gì đó
vd : Con nhỏ đó mới dẹo được thằng bồ nó chiếc xe honda

- Nhão : ỏng ẹo, điệu đàng, làm dáng, không được tự nhiên
vd: Nhỏ đó nói chuyện nhão quá trời

- Bèo: rẻ mạt, rẻ thí dụ như thằng đó mới mua được cái xe giá thiệt là bèo.
- Không có cửa: (thường chỉ áp dụng trong tình cảm only) có nghĩa của từ này là không thể nào, thí dụ như thằng đó muốn cua tao hả, không có cửa đâu mày.
- Rối: no way out, tình cảm của tụi nó dạo này hơi bị rối??

- MBA = Married but available! Ví dụ: cha nội đó hả, khoái làm MBA !

- Cháy IC: nghĩa là, chịu không nổi. Ví dụ: thôi hổng giám đâu! đi xa như dzậy "cháy IC sao"?



Chuyện nói năng ở Hà Nội - Quốc Việt

...

Cô gái trẻ tay cầm mảnh sắt tam giác khều ốc, mồm cứ chì chiết về một lão "quái thai ngâm giấm" nào đó là nhân tình cũ. "Cái lão ầy dở hơi không thể nào tin nổi, cứ chăm chăm buộc tao phải làm bu của mấy đứa con lão. Nhưng bọn mày xem tao có điên mới chịu làm vợ lẽ cái lão quái thai ngâm giấm dặt dẹo ấy..."

Tôi trợn mắt suýt nuốc cả vỏ ốc vào mồm khi nghe cô gái Hà Nội trẻ đẹp kể chuyện "người yêu". Anh bạn chính gốc trai phố Hàng Bông chỉ chép miệng cười với tôi "Ba hoa bốc phét ! Rượu vào lời ra ấy mà. Cái ngữđỏ vỏ đen lòng như con ranh ấy thì mấy thằng "củ chuối" yếu choèn choẹt dễ chảy thành nước lắm". Rồi anh ta nhổ toẹt các đuôi ốc đang nhai trong mồm, giải thích cho cái thằng miền Nam là tôi nghe ấy là bốn "cave" đi ăn đêm "Tình bướm đêm tanh như cá ! Gặp giai nào bao được cũng ti tỉ yêu thương trẹo cả mỏ, nhưng quay lưng đi là chửi vãi cả tiên sư người ta"...

Tốp "cave" vừa lên xe "a còng" vọt về bãi đáp khách sạn thì lại thế ngay vào đó một nhóm học sinh đi chơi khuya. Các em chỉ trạc lớp 11, 12. Giọng véo von dễ thương như chim hót. Nhưng thú thật nếu không có anh bạn dân Hà thành làm thông dịch, thì với vốn ngôn ngữ "lúa" của mình, tôi chỉ có nước giơ tay chào thua. Các em đang say sưa bàn tán về một chàng ca sĩ miền Nam nào đó đang Bắc tiến "Anh chàng trông cũng hầm hố nhỉ. Ít ra cũng quần bò, áo phông, tóc mui rùa bụi bặm chứ không đến nỗi ẻo lả như mấy lãoxăng nhớt gì cũng chơi tất tần tật..."

...

Cô bạn cứ mải mê hỏi chuyện Năm Cam trong Nam, nhưng khi tôi hỏi lại tiếng đồ các cô cậu ấm Hà thành dám vung đô la mua một chúc cả chục chiếc "a còng" thì cô ta chỉ bình luận "Cái đồ voi đú chuột chù cũng đú ấy mà". Nhìn ánh mắt người ngoài hành tinh của tôi, anh bạn phì cười "Trong ông thì đại loại gọi là đua đòi học làm sang đấy"

Đầu giớ sáng, tôi ngoắc xe ôm, mới mở miệng vài câu, nghe giọng miền Nam đặc tương trúng mánh lạnh băng toang tác giá 50 nghìn đồng. Tôi chưa kịp trả giá hết câu đã ù cả lỗ tai vì mấy câu gắt gỏng "DM! Mới mở mắt đi cuốc đầu tiên đã vớ phải mặt hãm tài đành đạch như quả táo tàu khô. Đi không đi ngoác cái mồm nhanh lên cho người ta nhờ. Đồ dở hơi!" Sự việc có lẽ sẽ không dừng lại mấy lời đôi co nếu tôi không kịp nghe những bạn xe ôm của anh ta nói chuyện với nhau cũng những lời như vậy ...

RẮN ĐÃ TRỐN KHỎI VƯỜN ĐỊA ĐÀNG



tháng hai thân thể bùng vỡ ra
những con rắn bò đi xa
tôi sống nổi, nổi, nổi
trôi như những đám mây loang…

(lê thị huệ, Tạp chí Văn số 87)





Truyện cổ ghi: Rắn đu thân trên cây, lè lưỡi nhọn hoắc ra thủ thỉ, xúi dục đôi nam nữ ăn lông ở lỗ vô công rỗi nghề đứng xớ rớ bên dưới: Thử xơi qua trái táo này đi, cắn ngập răng vào, ngon hết biết, trái cây đặc sản đấy, ngậm mà nghe. Apple nầy đời thường hổng có đâu, hàng hiệu chính gốc, chẳng có phun tẩm hóa chất như mấy anh Tẩu bụng chứa cả bồ dao găm ưa chơi khăm thiên hạ.



Người nhẹ dạ cả tin hay rắn lươn lẹo tà đạo? Chẳng biết mèo nào cắn miêu nào, nhưng hiệp một thì người thất cơ. Big boss không ưa bị vi phạm chủ quyền, bộ luật chưa kịp soạn thảo nhưng thiên đường là nơi hãy nghe thượng đế nói và hãy nhìn những gì thượng đế làm. Hai đứa tham ăn, bên thua cuộc, bị xua đuổi, dắt díu vượt biên xuống trần gian từ độ ấy. Rắn còn phục mình trên cây hay bị chịu hình phạt nào thì không nghe sách xưa nói năng chi (cũng thừa).



Tự khởi thủy, rắn là con vật có lí lịch xấu như thế đó. Là mầm mống gây chia rẽ, đâm thọc người này kẻ nọ, xúi dục hận thù. Chưa nghe ai thử khen nó một tiếng, ngoại trừ dân-nhậu-thấy-con-gì-nhúc-nhích-là-xơi. Lẫu thập cẩm đấy, ninh đủ ngũ xà, nhiều chất đạm, phòng chống cảm mạo uể oải tứ chi (nghe tựa bác sĩ thú y), chưa kể điều hệ trọng từng ghi trong bí kíp: Đêm về trả bài cho tới sáng, dứt khoát làm bà xã hài lòng. Và từ hài lòng vượt quá giới hạn của nhăn nhó để càm ràm suốt năm canh. Bình sanh hổng ra gì sao hổm rày phổng phao trở chứng. Chị không tin hả? Sao tui đâm nghi ngờ thằng chả quá. Mẹ rượt! Đồ ó đâm. Ôn hoàn dịch vật gì đâu không! Phá giấc mộng lành riu riu giấc điệp của tui. Đau vô hạn, từ nửa người, khúc dưới.



Người ở vùng miền xài tiếng Pháp rắc rối xếp rắn vào giống đực. Le serpent, mà không “La” con rắn. Người nói tiếng Việt thì đề huề chẳng chia phe đảng, nhưng trong ngôn ngữ tuồng như có ý kì thị đờn bà, bao xấu xa phản trắc cứ đổ riết vào mình họ cả, thứ mình mẩy mà Tây phương luôn ga-lăng, nịnh đầm, coi trọng: Chớ đánh đàn bà dẫu chỉ bằng một cành hoa hồng. Này nhé: đồ đái không qua đầu ngọn cỏ, đồ thứ mình xà chuyên cắm sừng lên đầu chồng, đồ con mẹ lòng dạ rắn rít đẻ con không có lỗ đít… Những cụm từ “lăng loàn, mất nết” đều vấy lên đầu bù tóc rối của họ cả. Đờn ông vô can, chẳng dây dưa? Hoặc bất quá người đời chỉ nhẹ phán: Lũy có bồ nhí. Lão gần xuống lỗ rồi mà bày đặt có mèo! Ức hiếp phụ nữ quá chăng? Hỡi cánh mày râu, bộ tính độc quyền chuyện mèo mả gà đồng ư? Đồ rắn mắt!



Vô hình trung, rắn lần lượt bò về phía mỹ nhân cả, đích thị là giống cái; giống đực thì chỉ biết ăn nhậu và nói phét: “Nam vô tửu như nữ vô kinh”. Đừng hiểu lẩm kinh ấy là kinh sách để má nó khinh! Kinh nguyệt đó tía, dậy đi nghen. Lạnh gáy chưa? Sao không bảo đàn ông mà chẳng ực ngụm rượu thì ủ rủ khác gì cờ xí thiếu gió thổi phất? Chữ nghĩa cứ lung tung cả lên. Đồ phường bán trời không văn tự!



Năm rắn đang lừ đừ bò lại gần. Khi nhà nước Canada biến từ tâm làm bến đậu, thâu nhận kiếp trôi sông lạc chợ, mình khoác áo khinh cừu ở trại tị nạn Cửu long nghe giang hồ đồn: Gia-nã-đại là xứ tuyệt không có rắn rít. Ừ nhỉ, cũng phải, băng tuyết thế này thì chủng tộc giòng họ loài bò sát kia phải mang phận di dân thôi, tìm tới đất hứa chứ láng cháng xứ này mần răng chịu đời cho thấu thứ âm độ lạnh cắt da kia. Muốn ngó thấy nường rắn, mãn nhãn và thưởng thức thì phải chơi bảnh, bỏ ra hơn 50 Gia kim để xực một chén bát bửu do đầu bếp chính hiệu Quảng đông hầm lửa riu riu với nồi đất nung made in Hồng-kông. Nường mang tên hổ mang, (La) thị cạp nong hay (Le) văn rung chuông, và tô bát bửu công phu nọ chỉ lềnh bềnh đôi ba khúc trắng hếu mình hạc xương mai đã lột da co quắp của nường. Theo lời đồn, húp xong nó, hơi tanh tưởi một chút, nhưng người bạn nóng rần từ đan điền lên, tợ hồ vừa đả thông hai huyệt nhâm đốc, cơ hồ như mới nằm xuội lơ mang thân hứng chịu qua màn mát-xa mùi mẩn trong tiệm hớt tóc Thanh Nữ (thanh chứ không phải Thánh). Cho hay rắn đã chết vậy mà thịt thà nó cũng gây tê mê kịch độc cho đứa ưa thử của lạ. Nếu độc thân tại chỗ, chưa vợ con, nguồn lửa chí dương chạy rậm rật trong huyết quản sẽ xúi nó chong đèn xả óa mần thơ diết dăn từ đầu hôm tới gà gáy sáng mà tứ chi không hề bải hoải, đau lưng hoặc run tay mỏi gối. Thực đơn (dấu diếm) của nhà hàng Tàu có nhiều món siêu khủng, thế mới biết do đâu ngày xưa vua chúa hoàng hậu vương phi cung tần ăn chơi tới bến sau màn che trướng rủ, nhất dạ lục giao sanh ngũ tử là chuyện nhỏ như con thỏ. Và bây giờ, rắn đã trở lại, lợi hại hơn xưa.



Tuyết xuống đầy, mới bôi xóa màu thềm bẩn, phút chốc trông ra chẳng còn nhận dạng hình khối của chiếc xe câm tiếng chịu đựng đứng yên bên lề. Cây cối, nhà cửa, con đường đồng loạt mặc chung một chiếc áo cộm trắng, nhìn và phát hiện ra cái im sững, như cảnh giới kia đang biến đổi thành một tấm thiệp Mừng Giáng sinh và chúc khỏe năm mới. Yên bình tới độ phát hoảng. Lạnh lẽo đến mức phải tự kiếm tìm một ngọn lửa nhỏ nhoi, thắp sáng vào trí óc ngầy ngật luôn tưởng nhớ luồng gió hung hãn xứ nhiệt đới đã thôi thổi qua đời mình nực nội, ngoại trừ một tìm về, điều bất khả.



Nhã Ca ở Huế hay tìm vào Sài-gòn khi làm ra bài thơ rất được ngợi ca: Này anh, em cũng tựa sương mù, khi về tay nhỏ che trời rét, nghe giá băng mòn hết tuổi thơ. Nếu sang xứ tuyết, e có lúc lời thơ phải ắp đầy một bỏng rát của nắng nôi, của gió Lào, của biển lửa trầm luân để cân bằng một trạng thái tâm lý chăng? Mình quay lưng đoạn tuyệt với thứ sắc màu cảm mạo giăng bủa ngoài kia, đến kệ sách và làm rơi vương vãi xuống nền lạnh, xao xác thứ hình ảnh ấm cúng nhòe mờ. Tạp chí Văn số 87, nhặt lên, mở ngọn đèn vàng để thầm đọc tên vai kề vai trên trang bìa đóng khung tháng 9 năm Một Chín đã cũ Tám Chín. Ngày tháng đó, em ở đâu? Người khuất mặt luôn bồi đắp vào lòng ta một suối nguồn ân sũng. Đi vật lộn với đời sống bên ngoài ú ớ ngôn ngữ lạ bở hơi tai và đêm về lai tỉnh chong đèn mộng cuồng tới em để hàng tháng gửi vào cõi ta bà những hư hao tâm sự. Em là ai mà cho ta niềm mê muội chẳng cưỡng chống? Rồi ta bị đày ra khỏi vườn địa đàng với lòng tin sắc son em không hề là thanh xà bạch xà chuyên rù quến dụ khị ta, kẻ lầm lạc dẫm chân vào sạn đạo. Lầm lạc và lầm lỡ cũng một nghĩa như nhau. Khi ta chết đừng mang ta ra biển, hồi sinh từ sóng bạc đầu há chẳng sợ sao? Phải biết ke chớ. Phải đợi vết thương khép miệng chớ. Ưa rỉ rả chảy máu kiếp này sang tới kiếp sau ư? Sao không trùng điệp núi đồi thiếu gì chỗ chơi vui? Đà-lạt Pleiku chẳng hạn, Buôn Mê hay một đỉnh cao so với bình nguyên hoang mạc.

Làm ơn đưa em lên núi cao
Ngó ra hạnh phúc ở nơi nào
Ngó ra những phương trời viễn mộng
Đi với em em tìm cho coi

Làm ơn coi em như con riêng
Em buồn bỏ ăn năm bữa liền
Em buồn em đói vì trông đợi
Làm ơn nuôi em đâu bao nhiêu

Em nằm xuống giữa mấy lần ván mỏng
Giữa mấy lần gối mộng tiếc phù hoa
Giữa đêm thâu tang chế khóc trăng tà
Giữa đôi bờ sinh tử đón người qua…


Thơ ai thế? Của một người nữ hình như bằng tuổi mình và vượt trội hơn mình giữa những lằn ranh suy tưởng. Kinh nghiệm hơn, từng trải hơn, dịu dàng hơn, đớn đau hơn, đằm thắm hơn… Những thứ hơn ấy làm nên tên người: Vũ Quỳnh Hương. Bài “Khi Em Nằm Xuống” dài hơn những trích đoạn lộn xộn của mình, nhưng chỉ ngần ấy cũng đủ mang mình tới tiếp cận thứ cảnh giới của bạt ngàn cảm xúc, cái sự “ngộ” mượt mà chẳng nói nên lời. Cám ơn ngọn lửa sưởi ấm tự phương xa. Sao không dưng, một đêm trở trời nào lửa kia vụt tắt để bóng tối vật vã tiếc nuối. Mình biết người chưa “nằm xuống giữa mấy làn ván mỏng” nhưng cái im tiếng kia là thứ cáo phó muôn đời không nên yết thị. Hãy là đốm sáng, những con đom đóm vẫn điểm xuyết cho màn đêm chút hư ảo đầy quyến rũ. Hãy ví mình là con rắn truyền thuyết chuyên xúi dại người ăn trái cấm. Người đã hơn một lần nuốt trôi, có nhớ không?

Làm ơn cho em vin cánh tay
Đi vào những lối đã an bài
Có khi em khóc vì trắc trở
Làm ơn cho em xin bờ vai


Làm ơn hãy đờn ca xướng hát
Hãy bạn bè cạn chén đầy vơi
Hãy cười khóc quên niềm đau xót
Làm ơn đưa em đi nhậu chơi…


Hình như trong thơ của mỗi người nữ luôn váng vất chút buồn. Chút thôi, chẳng vật vã lớn tiếng. Là khói sương trên mặt hồ trở lạnh, cứ nhẹ tỏa lan. Trần Mộng Tú cũng vậy, thơ chị rất dễ đi vào lòng mình bởi thứ tâm sự gần kề với thành khẩn, dễ làm mình đón nhận, sẻ chia với một mở lòng của kẻ đồng cảm. Vũ Quỳnh Hương còn cài đặt vào chữ, còn biết tự trấn an mình bằng chút khôi hài đen nhưng Trần Mộng Tú không vậy, chị mẫu mực trong cách trình bày, dù khi đớn đau ta có thể xé rào, phá lệ. Chữ buồn của tiếng thơ Trần Mộng Tú thực sự nguyên chất, không pha chế gì khác, tinh ròng, đậm đặc. Mình lại mạn phép tác giả bằng lối trích dẫn cóc nhảy, bài “Chuông Gọi Hồn Ai” có những câu đẹp vì sự giản đơn mà tác giả như muốn dụng tâm tìm tới:

Mai em về Người có lòng rộng mở
Tay bao dung ôm nhẹ chút dư hương
Em bé nhỏ đời cuốn đi trong gió
Trái tim hồng sót lại một giọt sương

Mai em về tìm thăm ngôi nhà nhỏ
Bên thềm trăng Người có đón em vào
Em sẽ úp mặt lên chăn gối cũ
Tìm hương xưa trong tóc rối ngọt ngào
Khi em về mắt nâu Người khép kín
Gối chăn xưa bầy bán giữa chợ đời
Trăng thơ mộng vỡ tan trên thềm cũ
Chuông giáo đường rộn rã gọi hồn ai.
Hơi cổ điển trong cách trình bày, một vài từ hơi sáo mòn, nhưng cốt lõi nằm ở chỗ lời than van ấy có rót được vào tai bạn không. Thứ chuông kinh cong mãi đồng vọng giữa lòng sầu. Mà tại sao chúng ta ưa vặn vẹo như rắn bò thế kia? Mình có chút kinh nghiệm này e có khi bạn từng trải nghiệm qua, đó là cùng một bài thơ có khi sự lãnh hội của ta bị biến đổi khi thấy hay, khi thấy chẳng đạt. Ngay chính tác giả làm ra bài thơ ấy cũng sẽ có lúc tâm đắc, lại có khi đọc lên bèn đỏ mặt những muốn độn thổ. Cái sự cố nọ chẳng biết giải thích sao cho chín mùi, cho vỡ lẽ. Luật biến thiên của trời đất cũng ảnh hưởng tới cõi lòng ta chăng?







Văn số 87 còn có sự góp mặt của hai người nữ nữa: Nguyễn Thị Long An và Cao Bình Minh. Nhưng sáng tác của nhị vị ấy rơi vào thể loại truyện ngắn. Có Ý Ngôn (chắc nam nhi?). Có bạn Trần Vũ với truyện Đầm Lầy Hạnh Phúc. Và mình, vụng dại với Niệm Tình Tha Thứ…



Xin hãy thứ tha khi mình đặt ra đây một dấu hỏi: Giờ này quý vị đang làm gì? Điều bất thường nào biến thành đá tảng chận lối giữa đàng, khiến quý vị dậm cẳng rồi thầm lặng quay lưng. Mực in chưa hoen mờ trang sách có tên quý vị, những Vũ Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Long An, Cao Bình Minh, Ý Ngôn… Những dàn trãi mà có thời quý vị bỏ công chia sẻ, với mình, giờ này vẫn lay lắt một đốm lửa chưa tàn lụi. Không ngoa ngôn, nó làm mình ấm, ít nhất, vào cái buổi chiều tơi bời gió tuyết chốn đây. Cái buổi bất minh như đón đợi một giao thừa. Vũ Quỳnh Hương, cho mình mượn tạm “chiếc áo ngự hàn” để khoác thân:

“Em cố xếp đời nhau ngay thẳng
Làm ơn đừng băng qua giữa đường
Em chở trăng sao về tới cửa
Làm ơn đừng nổi cơn ngang xương
Để em đi kiện với hư không
Để em mua bảo hiểm cõi lòng
Để em treo giá từng giấc mộng
Làm ơn trả lại em tình yêu”.
Có thi sĩ nói, đại loại như: Của cho đi ai lấy lại bao giờ. Thơ văn là khu vườn trưng bày kì hoa dị thảo, là “mực viết ra ai gôm tẩy được bao giờ”. Hiện trạng, nó xác xơ quá, tựa hồ chẳng ai buồn tay cắt tỉa tưới nước nhặt lá lượm hoa. “Em đã theo chồng bỏ cuộc chơi?”. Không, đời nào. Em theo chồng thì em nên bạch hóa niềm hạnh phúc ấy, nhân đôi lên, cho một kẻ buồn nhưng vạn người vui, bởi em lỡ phận là tằm ăn dâu. “Người về ta chẳng cho về, ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”. Được không? Có bị mang tội sách nhiễu tình dục chăng? Eo ôi, cuộc chơi nào cũng găm ở đấy một lề luật cả. Khó khăn quá. Lầy lội một vũng tuyết ngập gối, bước e dè.

Số báo Văn mình đang cầm trên tay tựa một tờ lịch cổ xưa vàng ố. Giam giữ thứ quá khứ mà mỗi một nhớ về là mỗi một tiếc nuối. Là vườn xưa chập chờn ong bướm, và hoa, mang từ bốn phương lại nở rộ mỗi hạn kỳ, để trong phần sổ tay, người chăm sóc vườn Mai Thảo bao giờ cũng thủy chung một lời: “Cám ơn sự hợp tác quý báu của văn hữu”. Văn hữu, giờ này người đang ở đâu? Computer, internet đã giết người rồi ư? Người bỏ vườn xưa, đi không để lại một âm hao. Trần Mộng Tú còn viết, nhưng thưa lại, lơi đi. Trần Vũ thì co thân, trùm chăn phủ đầu, chưa tỉnh thức. Chỉ một người nữ dựng bảng hiệu Gió O Chấm Còm và mình lẻ loi phương này buốt giá còn buồn miệng tỉ tê chuyện vãn, thoạt ngắn thoạt dài. Tiền nhân nói: Rượu ngon phải có bạn hiền. Quả không sai, nhưng hà cớ gì phải là rượu, thơ văn cũng vậy thôi. Anh viết, chị viết, tôi viết, nhà nhà đều viết. Ngó qua ngó lại, thúc đẩy, xúi giục, hổ tương và hậu vận là tất thảy đều chen vai một giấn liều. Thập niên 1980 là cả một lên đường đầy hưng phấn. Tiếc nuối, mình dùng chữ ấy e còn thiếu. Sự hoài tưởng bao giờ cũng bần thần, kéo theo nỗi thất vọng cho cái đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, ung thư niềm tin của dòng văn chương hải ngoại.

Tuyết đã ngưng, thôi làm nát tan khung trời hẹp. Mình xếp bút nghiên, rủ bạn hiền đi nhậu “cạn chén đầy vơi” một phen. Dộng, mặc, cài, phủ, choàng, trùm… ngoài thân một đống quần này áo nọ tựa thằng người nộm, biến tướng. Mình tắt đèn, đóng ập lại cánh cửa, nơi có treo cuốn lịch chết sững những con số đen đỏ, và hàng chữ đóng ngập đinh, in mực xanh (dờn) câu nói của Che Guevara: “Live your life as though you were already dead”.

Hồ Đình Nghiêm

BẤT BÌNH ĐẲNG TÍNH DỤC: ĐI TÌM CỰC KHOÁI NỮ


Rhiannon và Holly
Nhật báo New Statesman
Hồ Liễu dịch



Sự rối chức năng tính dục ở nam giới là một công cuộc kinh doanh trị giá nhiều triệu bảng Anh, trong khi đàn bà được dạy rằng những cây nến thơm và hoa dilăng ắt đưa họ vào tâm thái đó. Phải có một phương pháp khác.


Cực khoái nữ đã luôn luôn bị phủ choàng trong đồ lót giá cao và sự huyền bí. Tại sao nó lại không diễn xảy ra cùng cách như với đàn ông? Tại sao sinh học không thể chỉ cần công bằng hơn chút xíu và gắn âm hạch[1] bên trong âm đạo (vagina), để cho tất cả chúng ta đều có một khoảng thời gian huy hoàng trong sự thâm nhập thẳng tiến? Điểm G[2] là cái chết tiệt gì và nó đóng góp như thế nào? Và, có lẽ ác độc nhất, đâu là sự cần thiết chút nào cho sự hiện hữu của nó?

Dĩ nhiên, đã có một thời khi những người gọi là chuyên môn y khoa chân thực nghĩ rằng đàn bà có những đỉnh cực khoái, hơn là thiếu điểm G, khi họ nói về những trải nghiệm cực khoái. Phải mất nhiều năm những quyền-lực-đương-thời mới chấp nhận rằng đàn ông và đàn bà trải qua những cảm giác rất tương tự, được phát sinh do những co thắt cơ bắp rất tương tự, khi ở đỉnh điểm của một trò chơi vui đặc thù của thụt-vào-và-kéo-ra. Nhưng sự cực khoái nữ khó minh chứng, xác nhận, và định lượng hơn nhiều so với bằng chứng rất thấy được của một cực đỉnh nam. Điều này đã làm nảy sinh một vấn đề kép: về mặt y khoa, hầu hết các nghiên cứu vào kinh nghiệm tính dục nữ trở thành cố định về việc phát triển thuốc “Viagra cho nữ” và những thứ khác hái ra tiền như vậy, dù tốt nhất chúng cũng mang tính giảm trừ. Và về mặt xã hội, chúng ta bình thường hoá ý tưởng rằng xuất tinh-nữ thì rất huyền bí, rất khuất lấp, và rất hiếm hoi đến nỗi tất cả chúng ta nên chấp nhận sự vắng mặt hoặc khan hiếm của nó giữa những tấm mền, và đưa nó xuống một trường hợp bất hạnh về sinh học.

Nhưng sự cực khoái nữ có thực là khó nắm bắt thế không? Đối với hầu hết đàn bà, nó không xảy ra một cách có thể tin cậy hoặc máy móc như trong trường hợp của hầu hết nam giới (đồng thuận chung: gắn một loại khí cụ xuống đó và một điều gì đó sẽ xảy ra.) Nhưng rốt ráo, mô âm hạch căn bản là quy đầu (đầu của dương vật), bởi nó vốn là một nền tảng của sự hình thành dương vật trong sự phát triển bào thai. Nói cách khác, chúng ta đã có một sự thiết kế tốt nào đó tiếp diễn phía dưới. Và vì vậy chúng ta không nên nằm xuôi để chấp nhận nó (chơi chữ có chủ định) khi một bạn tình hoặc một tờ báo bảo chúng ta – như đôi lúc họ thường làm – rằng chúng ta nên thấy xuất tinh như một phần thường, chứ không phải một sự trông chờ.

Trong cuốn sách phân tích gây kinh ngạc về lịch sử tính dục của bà, Làm tình (Bonk), Mary Roach ghi nhận rằng nếu âm hạch của một người đàn bà cách xa nhiều hơn một ngón tay cái so với lối vào âm đạo của chị, nó ắt khiến không thể nào cho chị lên đến tuyệt đỉnh chỉ riêng qua sự xâm nhập. Sự tự thuật gợi ý rằng số ít may mắn này chỉ gồm khoảng 25% dân số nữ, vì vậy điều dễ xảy ra nhiều nhất là chúng ta chẳng bao giờ có thể giải quyết những nỗi buồn rối chức năng tính dục ở nữ giới bằng máy rung uốn cong hoặc những áo mưa sần sùi. Những cực khoái của chúng ta có thể hầu như đồng nhất với của đàn ông về cảm xúc, nhưng con đường tới đó thì khác. Và sự khác biệt ấy không nên là một cái cớ để gạt bỏ: lãnh thổ không quen thuộc nên được thăm dò và thấu hiểu trong khung cảnh của chính nó, hơn là chặn đứng như “có lẽ là không thể dò được”.

Nếu chúng ta bắt đầu nhìn thế giới theo cách sự cực khoái bí-hiểm-như-nhân-sư và cái mòng không thể biết được, nó chỉ báo hiệu không tốt cho đời sống tính dục của bất cứ ai. Nếu, như được báo cáo tuần này tại địa chỉ mạng Jezebel, hàng loạt đàn bà đang báo cáo rằng họ ít có bao giờ đạt được chữ O lớn[3] trong những cuộc gặp gỡ tính dục thông thường, vậy thì một điều gì đó về văn hoá của chúng ta đã đi sai trật. Đây là một văn hoá đã can đảm bước đi nơi đàn ông trước đây sợ bước: chúng ta đã thảo luận sự phóng tinh sớm, sự rối chức năng về cương cứng, và những sa sút của thời kì mãn kinh trong động năng tính dục với một sự nhận thức và nhạy cảm gia tăng, trong khi vẫn thừa nhận rằng hầu hết tất cả chúng ta sẽ gặp phải những chướng ngại tính dục trong đời mình.

Chúng ta sống trong một thế giới nơi những giải pháp cho việc đánh mất sự cương cứng được phủ bồi qua những ống phóng, và Viagra là thứ thuốc nổi tiếng như thuốc kháng sinh Paracetamol. Nhưng khi tới chuyện đàn bà không thể đạt cực khoái, tất cả chúng ta quá thường khi bị bán cho luận điệu rằng nó chỉ là một phần của thân phận đàn bà, rất có thể là lỗi tại chính chúng ta vì không giống đàn ông tới như vậy. Thông điệp là rằng sự xuất tinh, nếu bạn là phụ nữ, là một sự cho thêm hơn là một đòi hỏi chính đáng.

Khi đàn bà nói với đàn bà trong những phương tiện truyền thông về những u buồn không đạt tới cực khoái, việc này cũng chẳng khá hơn bao nhiêu. Bí quyết trên các tạp chí về thủ dâm nữ luôn gợi ý đốt nến hoặc tự đãi ngộ một màn tắm bọt ưa thích nhất trước một toan tính đạt cực điểm thăng hoa không phải quay về, như thể âm hộ của bạn được lập trình về mặt di truyền để nhận ra và đáp ứng với một khung cảnh lãng mạn (với người bạn tình thực sự được coi là một phụ tuỳ không cần thiết.) Những thứ lá cải cho các cô gái dậy thì gợi ý rằng bạn phải rắc những cánh hoa hồng trên chăn bông và mở nhạc thật lớn hơn là chỉ hoà nhịp vào căn cước tính dục của bạn khi tới điểm thủ dâm (mặc dầu tạp chí J-17(Tuổi mười bảy) đã có lần dành cả một bài chủ điểm để xử lí đề xuất này trực diện, những bí kíp về việc chồng gối và tất cả những trò đó, là một sự phá cách khỏi lễ hội truyền thông mà trong đó vài giọt tinh dầu di lăng được giả thiết khiến bạn nhìn thấy những ngôi sao). Tất cả cái đó dường như hơi thuộc một trò xạo. Ngày nay, hầu hết đàn ông thậm chí không cần phải chi trả cho buổi ăn tối để mong đợi một chầu làm cho nhau hứng thú về việc cưng nựng tới bến trong bãi đậu xe, vì vậy ý tưởng rằng bạn phải ve vãn âm hạch của chính mình như một công chúa da thịt hồng hồng thực sự đẩy xa ranh giới của mùi mẫn.

Khỏi cần phải nói là hầu hết bạn tình nhắm tới việc làm vui lòng; vào thuở 2003 khi ca sĩ Outkast hát trong bài “Này em ơi” (Hey Ya), với sự trung thực đặc trưng, rằng bọn đó “không muốn gặp má em đâu, chỉ muốn khiến em xuất thôi”. Trong khi điều ấy có thể dường như không phải là thông điệp sâu sắc nhất của thời đó, nó đã nói lên đủ về loại giải phóng tính dục mà tất cả chúng ta đều cần thiết: một thứ nơi thân thể chúng ta không bị xem như gắn liền bằng sợi dây cuống rốn long lanh nào đó với sự tán tỉnh kiểu cổ, những chú gấu bông ôm chặt những trái tim cưng, và những hộp sôcôla hiệu Thornton. Thay vì thế, chúng là những biểu lộ bằng thịt da máu mủ của dục tính con người xứng đáng với sự tham gia bình đẳng trong một hội ngộ tình ái.

Người tình gần nhất của bạn chẳng bao giờ nên gạt bỏ sự thiếu hụt của bạn về cực khoái vì “cho dù cách nào thì đàn bà cũng chẳng bao giờ xuất tinh cả, và chúng ta không có một ngọn nến thơm”, và cả bác sĩ hoặc nhà nghiên cứu xã hội học gần nhất của bạn cũng không nên gạt đi như vậy. Mọi người xứng đáng có một người bạn tình quan tâm hơn là chỉ thoảng qua trong việc bảo đảm rằng sự hội ngộ là cả đôi bên – và khoa học về dục tính cần trở nên ít mang khuynh hướng về dược liệu học hơn nếu chúng ta muốn nhìn thấy sự xuất hiện của lời khuyên hữu ích chân thực. Trong khi chúng ta có thể đã tiến bộ nhảy vọt kể từ những ngày đen tối khi màng trinh của chúng ta bị xem như là tài sản toàn quyền của chồng, thì cảnh quan tính dục vẫn còn bất bình đẳng. Và mọi người xứng đáng hưởng một cực khoái hết sức tốt lành, vậy nên chúng ta hãy cứ thử nghiệm đi.

[1] Âm hạch: clitoris, còn gọi là mồng đóc, hột le, hoặc ghe lồn. Từ gốc tiếng Việt gọi là đách và trại âm thành đếch. (ND)

[2] Điểm G: G-spot– điểm khoái lạc, tức điểm Grafenberg [đặt theo tên vị bác sĩ Đức phát hiện ra vào năm 1940], là một khu vực bên trong âm đạo, cách lối vào từ 2,5 đến 7,5 cm và ở thành trên, có hình bầu dục và nhạy cảm, dẫn tới cực khoái, tương đương với tuyến tiền liệt (prostate) ở đàn ông. Năm 2009, một cuộc nghiên cứu y khoa ở Anh kết luận rằng điểm này không được chứng minh và mang tính chủ quan. Người ta cũng giả thiết rằng điểm này chỉ là sự nối dài của âm hạch và đó mới là nguyên nhân cho cực khoái. (ND)

[3] Tức Orgasm: cực khoái, để phân biệt với O nhỏ tức hình dạng cửa mình của phụ nữ. (ND)

QUÊN MẤT MẶT NGƯỜI











ĐẶNG MỸ DUYÊN



THƠ RƠI TRÊN GIẤY NHÁP



Thơ cứ vội trào ra chi cho ướt
Những cánh hoa mỏng mảnh tím màu chiều
Ta đã dặn từ hôm người đi khuất
Rằng từ nay thôi đã hết dấu yêu

Thơ cứ lẻn vào từng đêm tóc rối
Những bông hoa nở trắng dậy hương sầu
Ta đã khóc từ bữa người biệt núi
Ly cà phê thiếp ngủ - đắng gì đâu!

Thơ cứ nhảy từng câu trên giấy nháp
Hành hạ nhau xào xạc những canh dài
Bàn phím khóc, cong mình rên lách cách
Ối người ơi, xin hãy nhẹ bàn tay...

Chiều nắng quái, thơ trở mình, chớp mắt
Giọt mồ hôi mặn đắng phía đuôi mày
Ta ngồi xếp những tờ giấy nháp
Nghe hững hờ vừa thoáng ghé qua đây...



QUÊN MẤT MẶT NGƯỜI


Rồi một bữa gánh gồng ngang quá khứ
Nét mày cong thoáng hiện một cung đường
Sau bóng lá ai ngồi nhóm bếp
Bụi tro bay nhắc nhớ buổi cơ hàn.

Ngồi ngơ ngác giữa ngả ba ngả bảy
Vai xô nghiêng cõng nước mắt nhân tình
Bàn tay mỏng cày trên đồng chữ nghĩa
Suốt một đời gặt miết những linh đinh.

Bữa ôm siết tóc mình trong gió nổi
Thấy hình như sương khói đã la đà
Nghe đâu đó mơ hồ ai đó gọi
Mà hình như người quên mất mặt người…

Tây Ninh - 2013

AI CŨNG GIẾT ĐIỀU MÌNH YÊU



Oscar Wilde
Hồ Liễu dịch



Ai cũng giết điều mình yêu,
Xin mọi người hãy nghe,
Kẻ thì làm với vẻ chua cay,
Kẻ thì làm với lời nịnh hót,
Kẻ hèn nhát làm với một nụ hôn
Người can trường làm bằng kiếm!
Có kẻ giết tình khi còn trẻ,
Lại có kẻ khi đã già;
Kẻ xiết cổ với đôi tay Nhục dục,
Kẻ lại với đôi tay bằng Vàng:
Người tử tế nhất dùng dao, bởi
Kẻ chết lạnh ngay.
Có kẻ yêu quá ít, có kẻ lại quá lâu,
Kẻ thì bán, và người thì mua;
Có kẻ làm việc ấy đẫm lệ,
Lại có kẻ không tiếng thở dài:
Vì ai cũng giết điều mình yêu,
Nhưng chẳng ai chết cả.



Yet each man kills the thing he loves


Yet each man kills the thing he loves
By each let this be heard,
Some do it with a bitter look,
Some with a flattering word,
The coward does it with a kiss,
The brave man with a sword!
Some kill their love when they are young,
And some when they are old;
Some strangle with the hands of Lust,
Some with the hands of Gold:
The kindest use a knife, because
The dead so soon grow cold.
Some love too little, some too long,
Some sell, and others buy;
Some do the deed with many tears,
And some without a sigh:
For each man kills the thing he loves,
Yet each man does not die.




SỰ ĐA DẠNG CỦA NHỮNG CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀO SỰ BÌNH ĐẲNG GIỚI





Judith Lorber


Judith Lorber, sinh năm 1931, là giáo sư hưu giảng các môn Xã hội học và Phụ nữ học tại Trung tâm Tốt nghiệp thuộc Đại học Thành phố New York và Học viện Brooklyn. Bà là nhà lí thuyết nền tảng của kiến thiết xã hội về giới tính và đóng một vai trò then chốt trong việc tạo dựng và chuyển hoá ngành giới tính học. Gần đây bà lên tiếng kêu gọi việc phải phân định thế giới xã hội. Kể từ đầu thập niên 1970 bà đã tích cực hoạt động trong Hiệp hội những nhà Khoa học Xã hội vì Phụ nữ trong xã hội. Bà khai triển và dạy một số những giảng khoá đầu tiên về xã hội học giới tính, phụ nữ học, và lí thuyết nữ quyền tại những trường kể trên nơi bà đã là Điếu hợp viên đầu tiên về Chương trình chứng nhận về Phụ nữ học từ 1988 đến 1991. Năm 1992 – 1993 bà là Chủ tịch phân bộ Tính dục và Giới tính của Hiệp hội Hoa Kì về Tiêu chuẩn và được Tặng thưởng Jessie Bernard năm 1996 “cho công cuộc hàn lâm của bà đã mở rộng những chân trời của xã hội học để bao gồm trọn vẹn vai trò của phụ nữ trong xã hội”.

Chủ nghĩa nữ quyền là một phong trào xã hội mà mục đích căn bản là sự bình đẳng giữa đàn bà và đàn ông. Ở nhiều thời và nhiều nơi trong quá khứ, người ta từng kiên quyết rằng đàn bà và đàn ông có những khả năng tương tự nhau và đã cố gắng cải thiện địa vị xã hội của tất cả đàn bà, cũng như các địa vị của những đàn ông. Tuy nhiên, như một phong trào có tổ chức, nữ quyền trỗi dậy trong thế kỉ mười chín ở châu Âu và châu Mĩ để đáp ứng những bất bình đẳng lớn lao giữa những vị thế pháp lí của những công dân nữ và nam ở những xứ sở phương Tây đã công nghệ hoá.

Lược sử về chủ nghĩa nữ quyền có tổ chức
Những nhà nữ quyền thuộc đợt sóng thứ nhất của thế kỉ mười chín và đầu thế kỉ hai mươi đã chiến đấu cho những quyền mà ngày nay chúng ta coi là đương nhiên. Thật khó để tin rằng những quyền này đã nằm trong số những quyền từng bị từ khước cho đàn bà thuộc mọi giai cấp xã hội, phạm trù chủng tộc, sắc tộc, và tông giáo – các quyền bỏ phiếu (đầu phiếu), sở hữu tài sản và tư bản, thừa kế, giữ tiền kiếm được, đi học cao đẳng, trở thành một y sĩ chuyên nghiệp được chứng nhận, tranh cãi những vụ án tại toà, và phục vụ trong bồi thẩm đoàn.

Lí thuyết về sự bình đẳng mà những nhà nữ quyền của thế kỉ mười chín đã sử dụng trong cuộc tranh đấu của họ cho những quyền của đàn bà đã xuất phát từ triết học chính trị tự do, vốn cho rằng tất cả đàn ông phải bình đẳng trước luật pháp, rằng không ai nên có những đặc quyền hoặc những quyền đặc biệt. Dĩ nhiên, khi Hoa Kì của châu Mĩ được thành lập, quan niệm về sự bình đẳng đó loại trừ những đàn ông trong vòng nô lệ và những đầy tớ nam theo khế ước, bởi vì họ không phải là những công dân tự do, cũng như tất cả đàn bà, bất kể vị thế xã hội của họ ra sao, bởi vì họ cũng không tự do thực sự. Vị thế pháp lí của họ giống như vị thế pháp lí của trẻ em – lệ thuộc kinh tế và vay mượn vị thế xã hội từ cha hoặc chồng. Trong vở kịch nổi tiếng Ngôi nhà búp bê (A Doll’s House) của Ibsen, Nora nguỵ tạo chữ kí của người cha quá cố vì cô không thể kí một cách pháp lí tên riêng của mình cho khoản vay cô cần để cứu mạng người chồng đau ốm.

Mục đích của nữ quyền đợt sóng thứ nhất là đạt được quyền bình đẳng về pháp lí cho đàn bà, đặc biệt quyền bỏ phiếu, hay đầu phiếu. (Những nhà nữ quyền thường được gọi là những người tranh đấu đầu phiếu/ suffragists). Ở Hoa Kì, đàn bà không được quyền bỏ phiếu mãi tới năm 1919. Nhiều quốc gia ở châu Âu cũng chỉ cho đàn bà quyền bỏ phiếu sau Thế chiến I, để đền đáp cho những nỗ lực của họ trong chiến tranh. Tuy nhiên, đàn bà Pháp không được quyền đầu phiếu mãi tới sau Thế chiến II, khi tướng Charles de Gaulle biết ơn đã cho họ quyền bỏ phiếu vì công sức của họ trong cuộc chiến đấu ngầm chống lại Quốc xã và chính phủ hợp tác của nước Pháp bị chiếm đóng.

Cách mạng Nga trong đầu thế kỉ hai mươi [1917] đã cho đàn bà những quyền bình đẳng, mặc dù những người Bolshevik phê phán chủ nghĩa cá nhân của “nữ quyền tư sản”. Họ nhấn mạnh về công cuộc trong kinh tế tập thể, với việc chăm sóc bà mẹ trước khi sanh và việc chăm sóc trẻ em được nhà nước cung cấp để cho đàn bà có thể vừa làm công nhân vừa làm mẹ.

Quyền đầu phiếu là mục đích chính của sự giải phóng đàn bà trong đợt sóng thứ nhất của nữ quyền ở những xứ sở phương Tây, nhưng những quyền liên quan tới tài sản, thu nhập, giáo dục cao đẳng – tới cuối thế kỉ mười chín, nhiều quyền trong số đó đã được trao – cho đàn bà một cơ may độc lập kinh tế. Những quyền này thiết yếu cho việc nâng cao vị thế của đàn bà đã kết hôn khỏi sự lệ thuộc giống như trẻ con vào ông chồng, và cho những quả phụ và phụ nữ độc thân cách sống tự lực nào đó thay vì như một người bà con nghèo nàn trong căn hộ của cha hoặc anh em hoặc con trai họ. Đàn bà được giải phóng trong nửa đầu thế kỉ hai mươi bao gồm những cô gái đi làm ở xưởng máy độc lập đã làm việc cả ngày và đi khiêu vũ ban đêm, và đàn bà có học thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu đã có “những hôn nhân kiểu Boston” (là những đồng cư cả đời nhưng không làm hôn thú).

Có một nhánh khác của nữ quyền thế kỉ mười chín không tập trung vào những quyền bình đẳng mà vào quyền “sở hữu” thân thể của một đàn bà và quyền đặt kế hoạch cho những lần thai nghén của chị. Cuộc tranh đấu của những nhà nữ quyền thế kỉ hai mươi cũng gay go tranh đấu trong những xứ sở phương Tây như cuộc tranh đấu cho quyền đầu phiếu, cho những phương tiện hợp pháp để ngừa thai mà đàn bà có thể kiểm soát. Đàn bà không thể tự do để làm mẹ và vợ tốt, đặc biệt là khi họ nghèo, khi họ có đứa con này đến đứa con khác. Nhưng những bác sĩ bị cấm đặt cho đàn bà màng tránh thai hoặc mũ ở xương chậu (những thứ đi trước của vòng tránh thai và thuốc ngừa thai [tới những năm 1960 mới có]). Ở Hoa Kì, thậm chí gửi thông tin về những hiểu biết này qua đường ranh tiểu bang là bất hợp pháp. Việc đàn bà đã kết hôn sử dụng phổ biến biện pháp ngừa thai đã gây lo sợ cho những người theo truyền thống, vì họ thấy trong đó sự suy sụp của gia đình. Những nhà nữ quyền lo sợ rằng đàn ông sẽ khai thác tính dục những người đàn bà không kết hôn nếu họ được bảo vệ không mang thai. Còn đối với chính đàn bà, hậu quả tích cực của trận chiến dài lâu này cho việc tránh thai do đàn bà kiểm soát được hợp pháp hoá đã là sự tự do tính dục lớn hơn trước hôn nhân và việc làm cha mẹ có kế hoạch sau hôn nhân.

Như hiển nhiên ta thấy qua việc nhìn bao quát ngắn gọn này, phong trào nữ quyền đợt sóng thứ nhất có nhiều dị biệt về lí thuyết và chính trị với phong trào nữ quyền kế tục nó. Câu hỏi về những dị biệt giữa đàn ông với đàn bà, và vậy là họ có nên được đối xử bình đẳng (equally) vì họ là sự giống nhau hoặc công bằng (equitably) một cách thiết yếu vì họ dị biệt một cách thiết yếu, hiện vẫn còn được tranh luận. Câu hỏi về nơi nào chính trị nữ quyền nên đặt sự nỗ lực nhất – bầu khí quyển công cộng (công việc và chính phủ) hoặc bầu khí quyển riêng tư (gia đình và tính dục) – vẫn còn đặt ra với chúng ta.

Đợt sóng thứ hai của nữ quyền

Phong trào nữ quyền hiện hành được gọi là đợt sóng thứ hai. Là một phong trào hậu Thế chiến II, nó bắt đầu với sự xuất bản ở Pháp trong năm 1949 cuốn Giới tính thứ hai (Le deuxième sexe/ The Second Sex) của Simone de Beauvoir. Kết toán bao trùm này về vị thế lịch sử và hiện hành của đàn bà trong Thế giới phương Tây lập luận rằng đàn ông thiết lập những tiêu chuẩn và giá trị và rằng đàn bà là Kẻ Khác (Tha Nhân/ the Other), là những người thiếu những phẩm chất mà những kẻ thống trị phô bày. Đàn ông là những kẻ hành động, đàn bà là những kẻ phản ứng. Vì vậy đàn ông là giới tính thứ nhất, đàn bà luôn là giới tính thứ hai. De Beauvoir kiên quyết rằng sự thống trị của đàn ông và sự tuân phục của đàn bà không phải là một hiện tượng sinh học mà là sự sáng tạo của xã hội:

"Người ta không sinh ra làm đàn bà mà đúng hơn trở thành đàn bà...; chính toàn thể nền văn minh đã sản sinh ra tạo vật này... cái được mô tả như nữ tính". (theo bản Anh ngữ năm 1953, trang 267)

["One is not born, but rather becomes, a woman...; it is civilization as a whole that produces this creature... which is described as feminine". (1953, 267)]

Mặc dù cuốn Giới tính thứ hai được đọc một cách rộng rãi, đợt sóng nữ quyền thứ hai không thành hình như một phong trào chính trị có tổ chức mãi cho đến thập niên 1960, khi những người trẻ tuổi công khai phê phán nhiều phương diện của xã hội phương Tây. Trong những năm từ đó, chủ nghĩa nữ quyền đã đóng góp nhiều vào sự thay đổi xã hội bằng cách tập trung chú ý vào những cách tiếp tục trong đó đàn bà vẫn bị thất thế về mặt xã hội hơn là đàn ông, bằng cách phân tích những áp chế tính dục mà đàn bà phải gánh chịu, và bằng cách đề nghị những giải pháp liên cá nhân cũng như về chính trị và pháp lí. Tuy nhiên, quan điểm nữ quyền về điều khiến đàn bà và đàn ông bất bình đẳng ngày nay ít thống nhất so với trong nữ quyền đợt sóng thứ nhất, và có vô vàn giải pháp nữ quyền cho bất bình đẳng giới. Nếu những tiếng nói nữ quyền dường như mang tính phần mảnh nhiều hơn ở thế kỉ mười chín, nó là kết quả của một sự hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc của bất bình đẳng giới. Nó cũng là hiệu ứng mâu thuẫn của sự thành công không đều. Những nhà nữ quyền ngày nay là thành viên của các tập đoàn, giới đại học, hoặc chính phủ, là những luật sư hoặc bác sĩ hoặc nghệ sĩ và giới cầm bút được tôn kính, nhận thức tốt về những hạn chế do những địa vị của họ, vốn có những trần nhà bằng kiếng (glass ceilings) và sự quấy rối tính dục. Nhưng quan điểm của họ thì khác với quan điểm của những phê bình nữ quyền chống cơ chế cấp tiến hơn, là những người tố giác sự áp chế tính dục được định chế hoá và sự hạ giá bao trùm về đàn bà.

Mặc dù phần lớn phong trào nữ quyền của thế kỉ hai mươi đã xảy ra trong những xứ sở công nghiệp hoá, nhưng vẫn có những cuộc tranh đấu thiết yếu và quan trọng về tài nguyên cho những cô gái và đàn bà ở những xứ sở châu Phi và Nam và Trung Mĩ. Khi những xứ sở ở châu Phi, châu Á, và Trung và Nam Mĩ thoát ra khỏi sự kiềm chế thực dân sau Thế chiến II và thiết lập những chính phủ độc lập, họ, cũng, cho những công dân đàn bà của mình quyền bỏ phiếu. Nhờ các phong trào đàn bà mạnh mẽ, nhiều trong những quốc gia mới đã viết ra sự bình quyền cho đàn bà vào trong những hiến pháp của họ, và một số nơi thậm chí còn đặt định sự đại diện chính trị có bảo đảm. Rwanda, một nền dân chủ mới, trong năm 2004 có 48,8% đàn bà trong hạ viện và 30% trong thượng viện. Tương phản lại, Hoa kì có 60 người đàn bà (14,5%) trong Viện Dân biểu và 14 người đàn bà (trong số 100 người) trong Thượng nghị viện.

Ở mút kia của cán cân chính trị, trong những xứ sở Hồi giáo, đàn bà tới nay vẫn không thể bỏ phiếu, vẫn không được rời bỏ xứ sở nếu không có sự cho phép của chồng, hoặc không được lái xe hơi. Ở Trung Đông, đàn bà và đàn ông đã tranh đấu để hoà giải những quyền của đàn bà với những giáo luật truyền thống của Hồi giáo và Do thái giáo. Ở châu Á, những vấn đề nghèo khó và quá đông dân, mặc dù chúng tác động hơn một cách trái ngược lên đàn bà và những cô gái, cần những phương thuốc chữa trị tác động lên mọi người. Những phong trào chính trị của đàn bà trong những xứ sở này hẳn không được gọi là “mang tính nữ quyền”, tuy vậy chúng vẫn dựa trên cơ sở giới tính.

Xa hơn dòng chủ lưu là những chủ nghĩa nữ quyền thách thức “điều mọi người đều biết” về tính dục (sex), dục tính (sexuality), và giới tính (gender) – sự song hành và đối nghịch của nữ và nam, đồng tính và dị tính, đàn bà và đàn ông. Chúng lập luận rằng có rất nhiều tính dục, dục tính và giới tính, và nhiều cách để biểu lộ nam tính và nữ tính. Một số trong những lí thuyết nữ quyền này bây giờ đang được gọi là đợt sóng thứ ba của nữ quyền. Nếu những ý tưởng này dường như xa lắc hoặc lạ lẫm, hãy nhớ rằng vào lúc khởi đầu của đợt sóng thứ hai, khi những nhà nữ quyền sử dụng “anh hoặc chị” (he or she) cho từ “anh” chủng loại (the generic “he”), “Ms.” (cô hoặc bà) thay thế cho “Miss” (Cô) hoặc “Mrs.” (Bà), và “những người làm việc toàn thời gian ở nhà” thay cho “nội trợ”, họ bị gọi là những kẻ gây rối. Thay đổi xã hội sẽ không diễn ra nếu không có sự chạm trán, và điều quan trọng là biết điều những nhà nữ quyền đang lên tiếng mà không được nghe thấy trong những phương tiện truyền thông đại chúng họ đang nói về bất bình đẳng giới và nó có thể bị bài trừ như thế nào.

Bất bình đẳng giới

Mục đích của nữ quyền như một phong trào chính trị là làm cho đàn bà và đàn ông bình đẳng hơn về pháp lí, xã hội và văn hoá. Bất bình đẳng giới mang nhiều dạng thức khác nhau, tuỳ theo cấu trúc kinh tế và sự tổ chức xã hội của một xã hội đặc thù và tuỳ theo văn hoá của bất cứ nhóm đặc thù nào bên trong xã hội đó. Mặc dù chúng ta nói về bất bình đẳng giới, nhưng thường là đàn bà, bị kém thế so với đàn ông ở tình thế tương tự vậy.

Đàn bà thường nhận được tiền lương thấp hơn cho công việc giống vậy hoặc tương đương, và họ thường xuyên bị ngăn chặn trong những cơ may thăng tiến, đặc biệt là tới những địa vị cao nhất. Thường có một sự thiếu cân bằng trong số lượng việc nội trợ và chăm sóc trẻ mà một người vợ làm so với chồng mình, thậm chí khi cả hai cùng sử dụng lượng thời gian lớn bằng nhau trong công việc được trả tiền bên ngoài tổ ấm. Khi những người chuyên nghiệp đàn bà đối chọi với đàn ông cùng hiệu suất có thể so sánh được, đàn ông vẫn được thừa nhận lớn lao hơn cho công việc của họ và leo thang nghề nghiệp mau hơn. Trên một nền tảng tổng thể, bất bình đẳng giới có nghĩa rằng công việc thường được đàn bà làm nhất, như là dạy con trẻ và nuôi dưỡng chúng, được trả lương ít hơn các công việc đàn ông thường làm nhất, như là xây dựng và khai mỏ.

Bất bình đẳng giới có thể cũng mang dạng thức là những cô gái được sự giáo dục ít hơn các chàng trai thuộc cùng tầng lớp xã hội. Gần hai phần ba người mù chữ của thế giới là đàn bà, nhưng ở những xã hội phương Tây, khoảng cách giới tính trong việc giáo dục đang khép gần ở tất cả bậc học. Trong nhiều xứ sở, đàn ông được ưu tiên hơn đàn bà trong việc phân phối những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Việc sử dụng biện pháp ngừa thai lên cao trong những xứ sở công nghiệp, nhưng trong những xứ sở đang phát triển, rắc rối trong việc sinh con vẫn là một nguyên nhân hàng đầu của cái chết cho những phụ nữ trẻ. Bệnh AIDS thậm chí còn làm tử vong đàn bà kinh khủng hơn so với đàn ông trên toàn cầu, vì nguy cơ của đàn bà về việc lây nhiễm với HIV trong tính dục không được bảo vệ thì cao hơn từ hai tới bốn lần so với đàn ông. Trong tháng Năm năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới của Liên hiệp quốc (World Health Organization, viết tắt là WHO) đã báo cáo rằng cho đến cuối năm 2003 khoảng bốn mươi triệu người đang sống với HIV/ AIDS, và trong đó hơn một nửa là đàn bà. Chính trị tính dục ảnh hưởng việc lan truyền của HIV/ AIDS. Nhiều phụ nữ mắc HIV/ AIDS bị lây bệnh qua sự khai thác tính dục, hoặc qua những người chồng có lắm bạn chơi tính dục nhưng lại từ chối sử dụng bao cao su.

Sự khai thác và bạo hành tính dục đối với đàn bà cũng là một phần của bất bình đẳng giới trong nhiều cung cách khác. Trong chiến tranh và các cuộc khởi nghĩa dân tộc, đàn bà thuộc một nhóm chủng tộc sắc tộc thường bị đàn ông của nhóm chủng tộc sắc tộc đối lập cưỡng hiếp như một vũ khí chủ ý của việc làm xấu hổ và làm nhục. Trong nhà, đàn nhà dễ bị đánh đập, cưỡng hiếp, và giết chết – thường bởi chồng hoặc bạn trai họ, và đặc biệt là khi họ cố rời bỏ một mối quan hệ bị lạm dụng. Thân thể của các cô gái và đàn bà bị sử dụng trong công việc tính dục – dâm thư và mại dâm. Họ bị phô bày trong phim ảnh, truyền hình, và quảng cáo trong những văn hoá phương Tây. Trong một số văn hoá châu Phi và Trung Đông những bộ phận sinh dục của họ bị cắt xẻo theo nghi lễ và thân thể họ bị phủ kín từ đầu tới ngón chân nhân danh sự trinh khiết. Họ có thể bị cưỡng bức để sinh con mà họ không muốn hoặc phải phá thai hoặc bị triệt sản ngược với ý chí của họ. Trong một số xứ sở có nạn nhân mãn, những bé gái sơ sinh thì thường bị bỏ rơi trong các cô nhi viện nhiều hơn so với các bé trai sơ sinh. Trong những xứ sở khác, nếu giới tính của bào thai có thể được xác định, hễ bé gái là bị nạo phá.

Bất bình đẳng giới cũng có thể bất lợi cho đàn ông. Trong nhiều xứ sở, chỉ đàn ông là phục vụ trong lực lượng quân đội, và trong hầu hết những xứ sở chỉ đàn ông bị gửi vào trong những cuộc giao tranh trực tiếp. Hầu hết là đàn ông làm công việc nguy hiểm hơn, như là cứu hoả và cảnh sát. Mặc dầu đàn bà đã từng tham chiến trong chiến tranh và đang gia nhập vào những lực lượng cảnh sát và những sở cứu hoả, những sự sắp xếp giới tính của hầu hết các xã hội đều cho rằng đàn bà sẽ làm công việc về sinh đẻ và chăm sóc con trẻ trong khi đàn ông sẽ làm công việc bảo vệ và hỗ trợ họ về mặt kinh tế.

Sự phân công lao động theo giới tính này được bắt rễ trong sự sống còn của những nhóm nhỏ sống ở mức độ tự túc, nơi những em bé được cho bú và thức ăn cho những đứa trẻ lớn hơn và người lớn đạt được bằng hái lượm và săn bắt. Những người chăm sóc trẻ (hầu hết là đàn bà) thu lượm trái cây và rau cỏ và săn bắt những con thú nhỏ, trong khi em bé được địu theo và những đứa con lớn hơn là người phụ giúp. Những kẻ không chăm sóc con trẻ (hầu hết là đàn ông, nhưng cũng có cả đàn bà chưa kết hôn) có thể đi xa trong việc đuổi theo những con thú lớn – là công việc nguy hiểm hơn. Kẻ săn bắt trở về với thịt và da thú thì rất được tán thưởng, nhưng nếu cuộc săn không thành công, họ vẫn có cái gì đó để ăn khi họ trở về mái lều, nhờ vào sự hái lượm đáng trông cậy hơn của những kẻ chăm sóc trẻ.

Hầu hết đàn bà trong những xứ sở công nghiệp và hậu công nghiệp không trải đời mình để sanh đẻ và chăm sóc con cái, và hầu hết đàn bà trên toàn thế giới làm những công việc được trả lương và không được trả lương để cung cấp thực phẩm, quần áo, và nơi trú ẩn cho gia đình họ, thậm chí ngay cả khi họ đang chăm sóc con trẻ. Những dạng thức hiện đại của bất bình đẳng giới không phải là một sự trao đổi bổ túc về những trách nhiệm nhưng là một hệ thống tinh vi, trong đó như bản báo cáo của Liên hiệp Quốc trong năm 1980 ước tính rằng, đàn bà làm hai phần ba công việc của thế giới, nhận 10% thu nhập của thế giới, và sở hữu 1% tài sản của thế giới. Khoảng cách giới tính trong công việc được trả lương đang được thu hẹp dần, nhưng đàn bà vẫn làm hầu hết công việc trong nhà và chăm sóc trẻ, và cùng lúc làm lao động nông nghiệp, điều hành kinh doanh nhỏ, và làm số lớn công việc được trả lương đặt cơ sở tại nhà, tất cả những việc đó đều là lao động lương thấp.

Những thiết chế chủ yếu về xã hội và văn hoá đều chống đỡ cho hệ thống về bất bình đẳng giới này. Những tông giáo hợp thức hoá những sự sắp xếp xã hội sản sinh ra sự bất bình đẳng, biện minh rằng chúng là đúng và phải lẽ. Luật pháp chống đỡ tình trạng hiện hành và cũng thường khiến không thể chấn chỉnh những hậu quả – truy tố những ông chồng vì đánh đập vợ, hoặc bạn trai vì cưỡng hiếp bạn gái mình. Trong các ngành nghệ thuật, những sản phẩm của đàn bà thì quá thường bị làm ngơ đến nỗi chúng gần như vô hình, điều này dẫn tới việc Virginia Woolf kết luận rằng Vô danh thị (Anonymous) hẳn phải là một phụ nữ. Những khoa học bị kết tội là đặt những câu hỏi thiên vị và làm ngơ những điều tìm thấy mà không hỗ trợ những niềm tin theo quy ước về những khác biệt giới tính.

Ngoại trừ những xứ sở Bắc Âu, vốn có sự tham gia của đàn bà trong chính phủ lớn nhất và những luật lệ và những chính sách nhà nước bình đẳng giới nhất, hầu hết những chính phủ đều do đàn ông thống trị xã hội điều hành, và chính sách của họ phản ánh những quyền lợi của chính họ. Trong mọi giai đoạn thay đổi, bao gồm những giai đoạn chuyển biến cách mạng, những quyền lợi của đàn ông, chứ không phải của đàn bà, đã thắng thế, và nhiều đàn ông, nhưng ít đàn bà, đã được hưởng lợi từ những chính sách xã hội tiến bộ. Bình đẳng và công lí cho tất cả thường chỉ có nghĩa cho đàn ông. Đàn bà chưa bao giờ có cuộc cách mạng của họ vì cấu trúc giới tính như một thiết chế xã hội chẳng bao giờ bị thách thức một cách nghiêm túc. Vì vậy, tất cả đàn ông đều hưởng lợi từ “cổ tức chế độ phụ quyền” – công việc không được trả lương của đàn bà trong sự duy trì tổ ấm và nuôi dưỡng con cái; công việc được trả lương thấp của đàn bà phục vụ những bệnh viện, trường học, và vô vàn những chốn làm việc khác; và sự vun bồi và chăm sóc cảm xúc của đàn bà.

Điểm chính mà những chủ nghĩa nữ quyền gần đây từng nhấn mạnh về bất bình đẳng giới là rằng nó không phải là vấn đề cá nhân, nhưng bị ăn sâu vào cấu trúc của những xã hội. Bất bình đẳng giới được xây dựng thành tổ chức về hôn nhân và gia đình, công việc và kinh tế, chính trị, những tông giáo, những nghệ thuật, và những sản phẩm văn hoá khác và chính ngôn ngữ chúng ta nói. Vì vậy, làm cho đàn bà và đàn ông bình đẳng cần thiết những giải pháp xã hội chứ không phải cá nhân. Những giải pháp đã được đặt khung thành chính trị nữ quyền. Chúng hiện xuất từ những lí thuyết nữ quyền về cái sản sinh bất bình đẳng giới.

Những lí thuyết nữ quyền

Bức chân dung phía trên về một thế giới bất bình đẳng giới là một tổng kết về công việc của những thế hệ những nhà nghiên cứu và các học giả nữ quyền. Những lí thuyết nữ quyền được khai triển để giải thích những lí do cho sự bất bình đẳng giới bao trùm này. Những nhà nữ quyền không hài lòng với sự giải thích rằng điều đó là tự nhiên, Chúa đã ban cho, hoặc cần thiết vì đàn bà mang thai và sinh con còn đàn ông thì không. Với sự khai phá sâu hơn vào trong sự bao trùm của bất bình đẳng giới, những nhà nữ quyền đã sản sinh những quan điểm đa phức hơn về giới tính, tính dục, và dục tính. Mặc dầu có sự trùm lấp đáng kể giữa các từ này, vẫn là hữu ích khi ta tách biệt những khái niệm về giới tính, tính dục, và dục tính để minh hoạ sự phân định giới tính đã biến cải thân thể và hành vi tính dục như thế nào. Bài này sử dụng những định nghĩa và từ vựng sau đây:

Giới tính (Gender): một vị thế xã hội, một chỉ danh pháp lí, và một căn cước nhân thân. Qua những tiến trình xã hội của sự phân định giới tính, những sự phân chia giới tính và những quy củ đi kèm của chúng và những mong đợi về vai trò gắn liền trong những thiết chế xã hội chính yếu của xã hội, như là kinh tế, gia đình, nhà nước, văn hoá, tông giáo, và luật pháp – trật tự xã hội theo giới tính. Những từ đàn bà (woman) và đàn ông (man) được sử dụng khi quy chiếu về giới tính.

Tính dục (Sex): một sự giao thoa đa phức của những chủng tử, môi trường, và hành vi, với những hiệu quả hồi dưỡng giữa những thân thể và xã hội. Những từ nam (male), nữ (female), và trung tính (intersex) được sử dụng khi quy chiếu về tính dục.

Dục tính (Sexuality): dục vọng tham luyến, dính líu cảm xúc, và giả tưởng, như đã diễn ra trong một sự đa dạng của những quan hệ thân thiết dài hạn và ngắn hạn. Những từ đồng tính (homosexuality), dị tính (heterosexuality) và lưỡng tính (bisexuality) được sử dụng khi quy chiếu về dục tính.

Những lí thuyết nữ quyền gần đây đã phân tích sự giao thoa đa phức của tính dục, dục tính, và giới tính. Những lí thuyết này nói về những giới tính, những tính dục, và những dục tính. Những cặp “đối lập” trong mỗi trường hợp – đàn bà và đàn ông, nữ và nam, đồng tính và dị tính – đã trở thành đa phương. Vì nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sinh lí học nữ và nam đã được sản sinh và duy trì do cả hai nội tiết nữ và nam, những lí thuyết mới biện luận rằng tính dục nhiều phần là một trường liên tục hơn một sự phân li bén nhọn. Tương tự như thế, những nghiên cứu về định hướng tính dục đã chỉ ra rằng cả đồng tính và dị tính đều không phải luôn luôn cố định suốt đời, và rằng lưỡng tính, trong những cảm xúc và trong những quan hệ tính dục, là phổ biến.

Hiện tượng chuyển giới tính (transgendering) làm phức tạp hơn sự giao thoa của tính dục, dục tính, và giới tính. Chuyển giới tính bao gồm chuyển y phục (transvestism) – sống trong một giới tính khác với giới tính được chỉ định lúc sinh ra nhưng không biến cải thân thể bằng giải phẫu – và chuyển dục tính (transsexuality) – chuyển hoá thân thể bằng giải phẫu và nội tiết để thay đổi giới tính. Mục đích của nhiều người chuyển giới là “thông qua” như một người có giới tính “bình thường”, một mục đích cần thiết để giải quyết những vấn đề của đời sống hàng ngày, nhưng không phải mục đích xáo trộn trật tự xã hội theo giới tính. Những người bẻ giới tính triệt để đôi khi tự nhận là “những người bóng” (queers), không tuyên xưng căn cước là đàn ông hay đàn bà, dị tính hay đồng tính. Những người bóng công khai lật nhào giới tính nhị phân và những phạm trù tính dục thông qua những hoà trộn cố tình của họ về quần áo, trang điểm, trang sức, kiểu tóc, hành vi, tên gọi, và việc sử dụng ngôn ngữ. Bằng cách không kiến thiết giới tính và dục tính trong những cung cách được mong đợi, họ làm hiển hiện, theo từ ngữ của Judith Butler, tính trình diễn (performativity) theo đó toàn bộ trật tự giới tính tuỳ thuộc. Họ giễu nhại và giỡn chơi với giới tính, xé rào những quy củ, những trông mong, và hành vi giới tính.

Nhiều nhà khoa học xã hội nữ quyền bây giờ thích nói về những giới tính hơn, vì những vị thế xã hội của đàn ông và đàn bà, những căn cước nhân nhân, và những cơ may của đời sống bị cột chặt một cách rắc rối vào những nhóm chủng tộc, sắc tộc, và tông giáo, giai cấp xã hội, nền tảng gia đình, và nơi cư trú của họ. Tuy thế, những nhóm người khác nhau rất xa này phải phù hợp vào hai và chỉ hai giới tính được thừa nhận về mặt xã hội trong những xã hội phương Tây – “đàn ông” và “đàn bà”. Những thành viên của hai phạm trù vị thế chính yếu này được giả thiết là khác nhau, và những thành viên của cùng phạm trù được giả thiết là có những tương tự thiết yếu. Công việc và những vai trò gia đình, cũng gần như mọi khía cạnh khác của đời sống xã hội đều được xây dựng trên hai sự phân chia chính yếu về con người. Sự phân định giới tính này sản sinh ra trật tự xã hội theo giới tính (gendered social order). Bất bình đẳng giới cũng được xây dựng vào trong cấu trúc của trật tự xã hội theo giới tính vì hai vị thế – đàn bà và đàn ông – được đối đãi khác nhau và có những cơ may đời sống khác nhau một cách ý nghĩa. Những tiến trình xã hội này đã xảy ra và tiếp tục hoạt động như thế nào và tại sao còn là chủ đề của những lí thuyết nữ quyền. Ta phải làm gì với chúng là mục tiêu của chính trị nữ quyền.

Chính trị nữ quyền

Chính trị nữ quyền không chỉ quy chiếu về đấu trường của chính phủ hoặc luật pháp; nó có thể là những sự phản đối chạm trán, như là những cuộc biểu tình mang tên là Đòi lại Đêm (Take Back the Night), hoặc làm việc thông qua những tổ chức với một nền tảng rộng lớn, như là Tổ chức Toàn quốc về Phụ nữ (National Organization of Women/ viết tắt là NOW) và Tổ chức Toàn quốc cho Đàn ông chống kì thị với phụ nữ (National Organization for Men against Sexism/ viết tắt là NOMAS). Nó có thể là những trung tâm dịch vụ, như là nơi tạm trú của những đàn bà bị đánh đập, và những hoạt động phục vụ, như là những buổi nói chuyện về tính nhạy cảm giới tính và chống cưỡng bức cho nam sinh viên.

Hoạt động xã hội nữ quyền trong lối xóm hoặc ở cơ sở có khuynh hướng tập trung vào đàn bà và quan tâm tới những vấn đề địa phương, trong khi những tổ chức chính phủ xuyên quốc gia (non-governmental organizations/ viết tắt là NGOs) và những cơ cấu và cơ quan điều hành quốc gia và quốc tế là những địa điểm cho hoạt động chính trị đặt cơ sở trên sự đa dạng. Một số nhà nữ quyền đã tuyệt vọng khi những phong trào của phụ nữ tan rã vì chính trị căn cước dựa trên chủng tộc, sắc tộc, tông giáo, và quốc gia. Quan điểm “những miền biên cương” cống hiến khả tính về những viễn kiến mới và chính trị mới dựa trên những kết đoàn và những liên minh toàn sắc tộc, xuyên chủng tộc, và chuyển giới.

Thay đổi những cách giới thiệu về ngôn ngữ và truyền thông để tháo gỡ những miệt thị về kì thị tính dục xem khinh đàn ông cũng như đàn bà đều là chính trị nữ quyền. Những cách chữa trị khác cho việc chấn chỉnh bất bình đẳng giới, như là sáng tạo văn hoá và tri thức từ một quan điểm của đàn bà, xem ra không có vẻ mang tính chính trị, nhưng đối với những nhà nữ quyền, chúng mang tính chính trị sâu sắc vì chủ đích của họ là thay đổi cung cách người ta nhìn vào thế giới.

Nữ quyền và trật tự xã hội theo giới tính
Thành tựu về lí thuyết chủ yếu của nữ quyền đợt sóng thứ hai đã làm hiển hiện cấu trúc, những sự thực hành, và những bất bình đẳng của trật tự xã hội theo giới tính. Nó đưa giới tính vượt qua những thuộc tính và căn cước cá nhân và chỉ ra rằng giới tính, giống như giai cấp xã hội và những phạm trù chủng tộc, bị áp đặt hơn là phát triển từ những cá nhân. Sự phân định giới tính phân chia cõi xã hội thành hai tập hợp người bổ túc cho nhau nhưng bất bình đăngt – là “đàn bà” và “đàn ông”. Sự lưỡng phân này ban cho một vị thế pháp lí, xã hội và nhân thân nó lấn lướt những khác biệt của cá nhân và đan bện với những vị thế xã hội chủ yếu khác – sự phân loại chủng tộc, phân nhóm sắc tộc, giai cấp kinh tế, tuổi tác, tông giáo, và định hướng tính dục. Mặc dù chúng ta diễn ra những quy củ và những mong đợi thuộc giới tính thường xuyên trong những tương tác với kẻ khác, sự thôi thúc của giới tính mang tính cấu trúc (structural) trong việc nó sắp đặt những tiến trình và những hành xử của những phân bộ chủ yếu trong một xã hội – công việc, gia đình, chính trị, luật pháp, giáo dục, y tế, quân đội, tông giáo, và văn hoá. Giới tính là một hệ thống về quyền lực trong đó nó ban đặc quyền cho một số nhóm người và gây thất thế cho những nhóm khác đồng bộ với những hệ thống quyền lực khác (những phạm trù chủng tộc, sắc tộc, giai cấp xã hội, và định hướng tính dục).

Giới tính hoặt động cùng lúc và tức thời để ban cho những cá nhân cái vị thế và những căn cước và để hình thành hành vi hàng ngày của họ, và cũng như một nhân tố tạo nghĩa trong những quan hệ mặt đối mặt và những hành xử trong tổ chức. Mỗi bình diện lại hỗ trợ và duy trì các bình diện khác, nhưng – và đây là khía cạnh then chốt của giới tính – những hiệu quả của giới tính tác động từ trên xuống. Những quy củ và những mong đợi theo giới tính định dạng cho những hành xử của người ta trong nơi làm việc, trong gia đình, đoàn thể và những quan hệ mật thiết, và trong việc tạo ra những căn cước và những sự tự thẩm định cá nhân. Sự đồng bộ giới tính của các dân tộc hỗ trợ cho những hành xử theo giới tính; sự đa phức và phản thường giới tính (deviance, còn dịch là biến thái) của các dân tộc thách thức nó.

Tuy nhiên, trật tự xã hội theo giới tính thì rất đề kháng với thách thức cá nhân. Quyền lực của nó mạnh mẽ đến nỗi mà người ta hành động trong những cung cách theo giới tính dựa trên địa vị của họ bên trong cấu trúc giới tính mà không suy tư hoặc chất vấn gì cả. Chúng ta “làm giới tính” và tham gia vào việc xây dựng của nó một khi chúng ta đã học cách an vị như một thành viên của một trật tự xã hội theo giới tính. Những hành xử theo giới tính của chúng ta xây dựng và duy trì trật tự xã hội theo giới tính. Những sự hành xử của chúng ta cũng thay đổi nó. Khi trật tự xã hội thay đổi, và khi chúng ta tham gia vào những định chế và những tổ chức xã hội khác nhau suốt đời, hành vi theo giới tính của chúng ta cũng thay đổi.

Về mặt chính trị, những loại chủ nghĩa nữ quyền chủ yếu đã đối đầu với trật tự xã hội theo giới tính một cách khác nhau.

· Những chủ nghĩa nữ quyền cải cách giới tính/ Gender reform feminisms (tự do, chủ nghĩa Marx, xã hội chủ nghĩa, hậu thuộc địa) – muốn thanh lọc trật tự xã hội theo giới tính khởi những hành xử kì thị chống đàn bà.

· Những chủ nghĩa nữ quyền đề kháng giới tính/ Gender resistance feminisms (triệt để, đồng tính nữ, phân tâm học, lập trường) – muốn những tiếng nói và viễn kiến của đàn bà tái định hình trật tự xã hội theo giới tính.

· Những chủ nghĩa nữ quyền nổi dậy giới tính/ Gender rebellion feminisms (những nghiên cứu nữ quyền, đa văn hoá về đàn ông, lí thuyết kiến thiết xã hội, hậu hiện đại, đợt sóng thứ ba) – muốn tháo rời trật tự xã hội theo giới tính bằng cách nhân lên những giới tính hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

Những sự kế tục trong chủ nghĩa nữ quyền đợt sóng thứ hai
Những chủ nghĩa nữ quyền cải cách giới tính đặt nền tảng về lí thuyết cho nữ quyền đợt sóng thứ hai bằng cách làm hiển hiện những hạ tầng cấu trúc về trật tự xã hội theo giới tính. Chính trị của họ về quân bình giới tính thì thực tiễn và có lẽ là đường lối tốt nhất để chấn chỉnh bất bình đẳng giới ở thời điểm hiện tại. Tranh đấu cho vị thế pháp lí bình đẳng và sự đại diện chính trị cho đàn bà và đàn ông, và cho sự tự chủ cho đàn bà trong việc làm những chọn lựa về sinh sản, tính dục, và hôn nhân, vẫn chưa đạt được thắng lợi trong hầu hết những xứ sở trên thế giới. Sự cách biệt giới tính ở nơi làm việc và việc trả lương thấp cho công việc của đàn bà vẫn trùm khắp trong tất cả những loại kinh tế. Nền kinh tế toàn cầu bóc lột đàn bà và đàn ông nghèo khó như lao động rẻ tiền, và việc tái cấu trúc kinh tế trong những nền kinh tế công nghiệp hoá và hậu công nghiệp đã thu hẹp những tiện ích về dịch vụ xã hội đối với các bà mẹ và trẻ em. Những vấn đề kinh tế này là một đấu trường khác cho chính trị giới tính nữ quyền.

Mặc dù chính trị của những chủ nghĩa nữ quyền cải cách giới tràn lan vào chính trị cho mọi cá nhân kém thế, những trận chiến của những chủ nghĩa nữ quyền đề kháng giới tính là riêng cho đàn bà. Đấu tranh để bảo vệ thân thể đàn bà chống lại những lần mang thai và triệt sản ngoài ý muốn, những nạo phá thai nhi gái, cắt xẻo bộ phận sinh dục, cưỡng hiếp, đánh đập, và hạ sát đã là một cuộc tranh đấu khổng lồ và chẳng bao giờ kết thúc. Sự toàn vẹn tính dục của đàn bà và con gái cần sự bảo vệ khỏi việc bán dâm cưỡng bách, khỏi công việc tính dục bóc lột trong những sản phẩm dâm ô và hộp đêm, và những hôn nhân không tình yêu. Cả đàn bà và đàn ông đồng tính cần có thể sống thoát khỏi sự kì thị và những tấn công bạo lực, nhưng nhiều đồng tính nữ cũng muốn có không gian vật lí và những cộng đồng văn hoá riêng của mình, nơi đó họ có thể sống thoát khỏi sự quấy rối tính dục và sự thống trị của đàn ông, nuôi nấng những cuộc tình và tình bạn của họ, và sản sinh những cuốn sách, âm nhạc, hội hoạ, và kịch nghệ phản ánh những cung cách khác biệt của họ về suy nghĩ và cảm xúc. Những nhà nữ quyền Lập trường biện luận rằng những kinh nghiệm và tầm nhìn chuyên biệt về đời sống của đàn bà phải được bao gồm trong sản phẩm của tri thức, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chỉ thêm những chủ đề phụ nữ vào những thiết kế về nghiên cứu là không đủ; những vấn đề phải được đặt ra câu hỏi từ một viễn kiến nữ quyền phê phán, dữ liệu phải bao gồm những tiếng nói của đàn bà, và việc phân tích phải phản ánh những quan điểm của những người bị gạt sang bên lề và bị câm tiếng.

Nhắm vào tầm quan trọng của địa vị xã hội và những lập trường chuyên biệt, những chủ nghĩa nữ quyền nổi dậy giới tính phá nổ những phạm trù về đàn bà và đàn ông thành mọi loại đa phức. Những chủ nghĩa nữ quyền đa văn hoá, đa chủng tộc, và đa sắc tộc là thành phần của một phong trào chính trị mạnh mẽ để chấn chỉnh sự kì thị về pháp lí và xã hội trong quá khứ và hiện tại với những nhóm kém thế trong rất nhiều xã hội và để bảo tồn những văn hoá của họ.

Những nghiên cứu nữ quyền về đàn ông đã phân tích những khía cạnh chủng tộc sắc tộc và giai cấp xã hội của nam tính và sự giao thoa giữa quyền lực và đặc quyền, giữa vô quyền và bạo động. Chúng đã mô tả những đẳng cấp của đàn ông trong một xã hội và những cung cách mà đám đàn ông kém lợi thế vẫn giữ sự kiểm soát phụ quyền trên đàn bà trong nhóm vị thế của họ.

Lí thuyết về kiến thiết xã hội, những chủ nghĩa nữ quyền hậu hiện đại và thuộc đợt sóng thứ ba chỉ vừa mới bắt đầu chuyển dịch sự phá bình ổn trật tự xã hội của chúng thành chính trị hoặc thực tiễn. Sự phá phân định giới tính cần phải được chuyển dịch vào trong tương tác hàng ngày, như thế cũng có thể đủ tính chất cách mạng. Nhưng để làm tròn tiềm năng chính trị của họ, những chủ nghĩa nữ quyền nổi dậy cần nêu rõ điều gì chính xác phải được làm trong mọi định chế và tổ chức của một xã hội – gia đình, nơi làm việc, chính phủ, các ngành nghệ thuật, tông giáo, luật pháp, và vân vân – để đảm bảo sự tham gia và cơ hội bình đẳng cho mọi người trong mọi nhóm. Những nhà nữ quyền nổi dậy giới tính đã nói rằng có những tiếng nói đa phức trong thế giới này; bây giờ họ phải hình dung ra cách nào để đảm bảo rằng mọi tiếng nói có thể được nghe thấy trong sự sản xuất về tri thức và văn hoá và trong những hệ thống quyền lực của những xã hội.

Gợi ý về đọc thêm – tổng quan và lịch sử
· Bem, Sandra Lipsitz. 1993. Lenses of Gender: Transforming the Debate on Sexual Inequality. New Haven, CT: Yale University Press.

· Bernard, Jessie. 1981. The Female World. New York: Free Press.

· Butler, Judith. 1990. Gender Trouble: Feminism and the Subversion of Identity. (10th Anniversary Edition, 1999). New York: Routledge.

· Butler, Judith. 1993. Bodies That Matter: On the Discursive Limits of “Sex.” New York: Routledge.

· Butler, Judith. 2004. Undoing Gender. New York: Routledge.

· Chafetz, Janet Saltzman, and Anthony Gary Dworkin. 1986. Female Revolt: Women’s Movements in World and Historical Perspective. Totowa, NJ: Rowman & Allanheld.

· Clough, Patricia Ticineto. 1994. Feminist Thought: Desire, Power, and Academic Discourse. Cambridge, MA: Blackwell.

· Collins, Patricia Hill. [1990] 2000. Black Feminist Thought: Knowledge, Consciousness, and the Politics of Empowerment, 2nd ed. New York: Routledge.

· Connell, R. W. 1987. Gender and Power. Stanford, CA: Stanford University Press.

· Connell, R. W. 1995. Masculinities. Berkeley: University of California Press.

· Cott, Nancy F. 1987. The Grounding of Modern Feminism. New Haven, CT: Yale University Press.

· de Beauvoir, Simone. [1949] 1953. The Second Sex. Translated by H. M. Parshley. New York: Knopf.

· De Lauretis, Teresa. 1987. Technologies of Gender. Bloomington: Indiana University Press.

· Epstein, Cynthia Fuchs. 1988. Deceptive Distinctions: Sex, Gender and the Social Order. New Haven, CT: Yale University Press.

· Evans, Judith. 1995. Feminist Theory Today: An Introduction to Second-Wave Feminism. Thousand Oaks, CA: Sage.

· Evans, Sara M. 2002. “Re-viewing the Second Wave.” Feminist Studies 28:259–267.

· Fausto-Sterling, Anne. 2000. Sexing the Body: Gender Politics and the Construction of Sexuality. New York: Basic Books.

· Ferree, Myra Marx, Judith Lorber, and Beth B. Hess, eds. 1999. Revisioning Gender. Thousand Oaks, CA: Sage.

· Firestone, Shulamith. 1970. The Dialectic of Sex: The Case for Feminist Revolution. New York: William Morrow.

· Ginzberg, Lori D. 2002. “Re-viewing the First Wave.” Feminist Studies 28:419–434.

· Gordon, Linda. 1990. Woman’s Body, Woman’s Right: Birth Control in America. Rev. ed. Baltimore, MD: Penguin.

· Harrison, Wendy Cealey, and John Hood-Williams. 2002. Beyond Sex and Gender. Thousand Oaks, CA: Sage.

· hooks, bell. [1984] 2000. Feminist Theory: From Margin to Center. Boston: South End Press.

· Hrdy, Sarah Blaffer. 1999. Mother Nature: A History of Mothers, Infants, and Natural Selection. New York: Pantheon.

· Hull, Gloria T., Patricia Bell Scott, and Barbara Smith, eds. 1982. All the Women Are White, All the Blacks Are Men, But Some of Us Are Brave: Black Women’s Studies. New York: Feminist Press.

· Jackson, Robert Max. 1998. Destined for Equality: The Inevitable Rise of Women’s Status. Cambridge, MA: Harvard University Press.

· Jaggar, Alison M. 1983. Feminist Politics and Human Nature. Totowa, NJ: Roman & Allanheld.

· Joseph, Gloria I., and Jill lewis, eds. 1981. Common Differences: Conflicts in Black and White Feminist Perspectives. Garden City, NY: Doubleday Anchor.

· Kessler, Suzanne J., and Wendy McKenna. 1978. Gender: An Ethnomethodological Approach. Chicago: University of Chicago Press.

· Kraditor, Aileen S. 1981. The Ideas of the Woman Suffrage Movement/ 1890–1920. New York: W. W. Norton.

· Lerner, Gerda. 1986. The Creation of Patriarchy. New York: Oxford University Press.

· Lorber, Judith. 1994. Paradoxes of Gender. New Haven, CT: Yale University Press.

· Lorber, Judith. 2005. Breaking the Bowls: Degendering and Feminist Change. New York: W. W. Norton.

· Marks, Elaine, and Isabelle de Courtivron, eds. 1981. New French Feminisms. New York: Schocken.

· McCann, Carole R., and Seung-Kyung Kim, eds. 2002. Feminist Theory Reader: Local and Global Perspectives. New York: Routledge.

· Mernissi, Fatima. 1987. Beyond the Veil: Male-Female Dynamics in Muslim Society. Bloomington: Indiana University Press.

· Millett, Kate. 1970. Sexual Politics. Garden City, NY: Doubleday.

· Moi, Toril. 1985. Sexual/Textual Politics: Feminist Literary Theory. New York: Methuen.

· Oakley, Ann. 2002. Gender on Planet Earth. New York: The New Press.

· Richards, Amy, and Jennifer Baumgardner. 2000. Manifesta: Young Women, Feminism, and the Future. New York: Farrar, Straus, and Giroux.

· Riley, Denise. 1988. Am I That Name? Feminism and the Category of Women in History. Minneapolis: University of Minnesota Press.

· Rossi, Alice S., ed. 1973. The Feminist Papers: From Adams to de Beauvoir. New York: Columbia University Press.

· Rowbotham, Sheila. 1973. Women’s Consciousness, Man’s World. New York: Penguin.

· Rowbotham, Sheila. 1974. Woman, Resistance and Revolution: A History of Women and Revolution in the Modern World. New York: Vintage.

· Rowbotham, Sheila. 1976. Hidden from History: Rediscovering Women in History from the 17th Century to the Present. New York: Vintage.

· Rowbotham, Sheila. 1989. The Past Is Before Us: Feminism in Action Since the 1960s. Boston: Beacon Press.

· Sanday, Peggy Reeves. 1981. Female Power and Male Dominance: On the Origins of Sexual Inequality. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

· Scott, Joan Wallach. 1988. Gender and the Politics of History. New York: Columbia University Press.

· Showalter, Elaine, ed. 1985. The New Feminist Criticism: Essays on Women, Literature, and Theory. New York: Pantheon.

· Smith, Barbara. [1983] 2000. Home Girls: A Black Feminist Anthology. New York: Kitchen Table, Women of Color Press.

· Snitow, Ann, Christine Stansell, and Sharon Thompson, eds. 1983. Power of Desire: The Politics of Sexuality. New York: Monthly Review Press.

· Stites, Richard. [1978] 1990. The Women’s Liberation Movement in Russia: Feminism, Nihilism, and Bolshevism, 1860–1930. Princeton, NJ: Princeton University Press.

· Thompson, Becky. 2002. “Multiracial Feminism: Recasting the Chronology of Second Wave Feminism.” Feminist Studies 28:337–355.

· Tong, Rosemarie. 1989. Feminist Thought: A Comprehensive Introduction. Boulder, CO: Westview Press.

· Warhol, Robyn R., and Diane Price Herndl, eds. 1991. Feminisms: An Anthology of Literary Theory and Criticism. New Brunswick, NJ: Rutgers University Press.

· Whittle, Stephen. 2002. Respect and Equality: Transsexual and Transgender Rights. London: Cavendish Publishing.

· Wing, Adrien Katherine, ed. 2000. Global Critical Race Feminism: An International Reader. New York: New York University Press.

· Woolf, Virginia. 1929 [1957]. A Room of One’s Own. New York: Harcourt, Brace & World.

Trích Phần Một cuốn “Bất bình đẳng giới: những lí thuyết và chính trị nữ quyền, Gender Inequality: Feminist Theories and Politics, 5th Ed. New York: Oxford, 2012, biên tập lần 3, Judith Lorber, Ấn quán Đại học Oxford, 2005.

Hồ Liễu dịch

tìm tình giữa chợ



Nguyễn Thị Hải Hà



Từ xưa đến nay, chợ búa vẫn là chuyện của phụ nữ, và binh đao vẫn là chuyện của nam nhi. Trai khôn tìm vợ chợ đông. Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân. Người miền núi có những phiên chợ tình để trai gái gặp nhau. Muốn thành công trong việc lập gia đình phải tìm người yêu ở đúng chỗ. Trịnh Công Sơn viết: “Tìm tình, tìm tình trong nắng em gặp cơn mưa. Ô hay tìm tình giữa ngọ buồn lưa thưa về. Tìm tình, tìm tình trên núi em gặp mây bay. Ô hay, tìm tình giữa chợ tình phai mất rồi.” Té ra, chàng nghệ sĩ này, tài hoa nhưng lận đận, cũng phải đi tìm tình giữa chợ.

Thế tìm tình trên blog thì sao?

Bắt đầu viết blog bởi vì rình rập con mình tôi đi lạc vào cộng đồng của những người trẻ tuổi. Một số bằng tuổi con tôi; một số người chỉ bằng nửa tuổi của tôi, và một vài người thuộc loại già trong blog thua tôi hằng chục tuổi. Tôi thấy mình già cỗi và xấu hổ mình là người già “chơi” với trẻ con. Bây giờ nghĩ lại, có lẽ cậu bé Fantasy đã không đáp lại lời khuyên can của tôi bởi vì cậu cho rằng cái bà này sao mà “creepy” quá. Cẩn thận kẻo lại gặp mẹ mìn thì chết.

Dân cư mạng luôn được nhắc nhở là trên internet có nhiều kẻ dụ dỗ trẻ em và lường gạt người lớn. Hễ có người đi lường gạt tất có người bị lường gạt. Trong chín năm “nuôi” blog tôi học được nhiều bài học, nếu không đến độ lường gạt thì cũng là chuyện dối trá. Cả tình lẫn tiền. Nói chuyện tình trước rồi nói chuyện tiền sau.

Nhiều nhà văn nhà thơ đã khai thác khía cạnh dối trá của những cuộc tình trên mạng. Đó là những người ngồi phía sau computer tự tô vẽ hình dáng, tăng cường sự giàu sang cũng như địa vị của họ. Khi họ xuống mạng rồi mới nhận ra người kia bị sứt tai gãy gọng. Thật ra, có thể người ta thất vọng không phải vì bị lừa dối mà bởi vì hình ảnh người này không xứng đáng với sự kỳ vọng cộng thêm sức tưởng tượng của người kia. Tôi thấy giới blogger không phải ai cũng là người dối trá. Trái lại có nhiều người giàu lòng nhân ái đến độ nhẹ dạ, cả tin. Bạn muốn biết có bao nhiêu người yêu mến bạn? Hãy thử bằng cách loan tin bạn chán đời muốn tự tử.

Sau vụ cậu bé Fantasy tôi gặp một trường hợp đòi tự tử khác, khá buồn cười. Chuông Nguyện bày tỏ tình yêu với Yến Thu (hay Xuân Oanh, Hạ Chuồn Chuồn tùy ý bạn muốn, tất cả những tên tôi dùng trong phần Blog và Tôi và trong bài này đều là do tôi phịa ra). Hai người ở hai tiểu bang khác nhau. Chuông Nguyện viết một blog bảo rằng cậu sẽ lái xe đến một nơi vắng vẻ và sẽ chết vì Yến Thu không nhận làm người yêu của cậu. Cứ mười lăm hai mươi phút cậu lại cho biết cậu đã đưa họng súng ngậm vào mồm. Ôi Giời. Cả cái xã hội mạng vừa Mỹ vừa Việt, ngay cả tôi là một người thường chỉ lặng lẽ đọc, xúm vào khuyên can. Cậu được rất nhiều lời bình trong một thời gian ngắn nên cậu được “featured” (1) lên trang nhất của nhóm blog này. Trong một hai ngày cậu được chú ý như O. J. Simson lái xe Bronco trên xa lộ và cảnh sát hú còi sắp hàng chạy sau lưng. Mọi người, trong đó có tôi phập phồng lo ngại dùm nên cứ vào blog của cậu xem cậu đã chết chưa. Blog cậu im ắng vài ngày sau đó cậu đăng ảnh của cậu trên blog và chụp chung với người yêu. Một cô khác. Sau đó cậu tuyên bố đính hôn với cô này. Không mấy lâu sau đó cậu từ hôn vì có người yêu khác. Cô gái bị từ hôn, ngày nào cũng than thở khóc lóc đến độ có người nổi nóng mắng cô là đồ ngu. “Cái thằng y tá ấy vừa mập vừa lùn; là một thằng nói phét để câu views, làm gì mà phải khóc dai đến thế? Bitch!” Chuông Nguyện về sau còn làm vài cú giật gân nhưng chẳng ai buồn chú ý đến cậu nữa.

Không phải mối tình trên blog nào cũng đi đến chỗ tan vỡ. Cùng trong nhóm blog và cùng tiểu bang với tôi có một cô bé xinh đẹp, học giỏi, nết na. Cô quen trên blog một chàng cao ráo đẹp trai. Họ gặp nhau, đi chơi chung, chụp ảnh với nhau. Đang đằm thắm bỗng dưng chàng lặng lẽ quay lưng. Cô bé buồn rầu một thời gian nhưng lại gặp một chàng khác cũng đẹp trai không kém. Chàng này ở tiểu bang lân cận, con nhà giàu, học giỏi không kém gì cô. Rồi cả hai lấy nhau, đám cưới thật to, những bạn bè trên blog đi dự đám cưới của hai người. Lấy nhau rồi cả hai đều dẹp blog. Rõ ràng, trong họa có phước. Nếu không bị anh bồ cũ guốt-bai thì chắc gì cô đã gặp anh chàng dược sĩ này để thành vợ chồng.

Qua blog tôi có dịp chứng kiến hai cuộc tình, một thành công, một thất bại. Xác suất thế là năm mươi phần trăm. Xã hội blog là tấm gương phản chiếu của xã hội thật. Ở đâu có người là ở đó có những cuộc tìm kiếm tình yêu. Sự dối trá lường gạt lẫn nhau là chuyện muôn đời, có trước khi internet và blog ra đời. Tìm tình trên blog thì cũng như tìm tình giữa chợ hay giữa chốn ba quân. Người ta có thể tìm cái này nhưng gặp cái khác. Như Trịnh Công Sơn tìm tình trong nắng thì gặp mưa, tìm tình giữa ban trưa thì không thấy người yêu chỉ thấy nỗi buồn lưa thưa trong hồn.

Còn tìm tiền trên blog thì chờ lúc khác. Ai muốn đọc phải trả tiền. Vì đây là cơ hội làm giàu hợp pháp ./.

(1) Một hình thức khen ngợi như featured article của Wikipedia.

CHÚNG MÀ Y CỨ LIỆU HỒN!

Chồng bạn có ngón tay cái thần thánh không?


Một trong số những điều thường làm tôi buồn phiền nhất là mỗi ngày mở hòm thư ra, đọc thư của độc giả. Mỗi lá thư đều chứa một bi kịch, một số phận,thường là câu chuyện của một gia đình hay một con người. Khi nghĩ đến những niềm vui trong cuộc sống, ta thấy một ngày thật thảnh thơi trọn vẹn. Còn mỗi khi đọc những tâm sự ẩn ức, ta thấy cuộc sống này thật là rã rời, nặng nề. Tôi chẳng bao giờ vui được khi thấy người khác buồn.

Có người phụ nữ gửi thư cho tôi mà như chửi bới tình địch. Vì cô ấy vừa bị chồng bỏ, chẳng biết chửi ai, thôi chửi Trang Hạ cho nó lành. Cô Trang Hạ chẳng biết mình là ai, cô ấy sẽ chẳng đến đập vào mặt mình được.

Có người vợ trẻ gửi thư cho tôi cầu cứu như thể tôi là thượng đế, xin hãy cho cô ấy một lời khuyên như một phép lạ, khiến người đàn ông của cô ấy quay trở lại với gia đình của họ.

Có đứa con gửi thư cho tôi như thể tôi là chìa khóa vạn năng của mọi cánh cửa gia đinh, cô ấy kể, bố mẹ cháu ngoại tình, theo cô, cháu phải làm gì? Tất nhiên trong cái chữ “làm gì” kia ẩn chứa cả một mệnh đề được soạn sẵn mà tôi buộc phải đọc ra: Làm gì thì làm, cũng phải với mục đích để cho gia đình cháu trở thành cái gia đình mà cháu muốn có trong tâm tưởng!

Vấn đề là, tất thảy chúng ta đều thấy ngoại tình là một thứ phân bò dính trên đôi giầy của mình, hẩy ra càng chóng càng tốt. Chúng ta đều muốn thế giới xoay theo chiều chúng ta muốn, người khác sống theo cách ta thích, người khác phải yêu người mà chúng ta chỉ định, ví dụ, bố phải yêu mẹ, chồng phải yêu Trang Hạ và Trang Hạ chỉ được phép yêu chồng, còn những thằng những con lởn vởn bên ngoài hôn nhân kia, chúng mày cứ liệu hồn!

Vấn đề cũng là, thường những gì chúng ta muốn, chúng ta lại chẳng có khả năng làm được!

Những gì chúng ta thèm khát, lại chưa hẳn là những thứ chúng ta cần! Thế nhưng chúng ta vẫn cứ nằng nặc đòi phải có bằng được! Ví dụ, giấy chứng nhận chung thủy, giấy chứng nhận trinh tiết, giấy chứng nhận công đức, giấy chứng nhận vợ đẹp con khôn.

Hẳn bạn sẽ nói tôi là một kẻ báng bổ đời sống, ngạo mạn trên những giọt nước mắt bị phản bội. Còn tôi chỉ hỏi lại: Khi bạn ngoại tình, bạn sẽ đăng status cho cả thế giới biết, hay bạn giấu còn kỹ hơn tất cả những kẻ khác? Kỹ đến mức, bạn ở một vùng an toàn, vùng sạch ngoại tình, nên trở thành vùng có quyền ném đá người khác?

Tôi có quen một anh bạn, kể từ khi ngoại tình, anh ấy đã rèn luyện để mình có được một ngón tay cái thần thánh. Tức là ngồi bên vợ, thấy bồ nhắn tin đến máy di động với chức năng rung đặc biệt chỉ dành riêng cho số thuê bao đó, anh vẫn ung dung ngồi bên vợ, một tay thò vào túi quần, chỉ cần một ngón cái để nhấn những phím cần thiết xóa ngay cái tin nhắn đó. Ngón tay cái thần thánh của anh ấy như có mắt, không nhấn sai bao giờ. Mọi chuyện tính sau, còn vợ ngồi bên vẫn thấy anh ấy chẳng đổi sắc mặt.

Một người giấu kín đến thế, thì ngoại tình có ảnh hưởng đến gia đình anh ấy không? Nói một cách tàn nhẫn thì: Thực ra là không, ngoại trừ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Nói một cách Đài truyền hình Việt Nam thì: Thực ra là không, mắt không nhìn thấy thì tim không đau! Nói một cách sống sượng theo mốt gái bao chân dài bây giờ thì: Kẻ nào không được yêu, kẻ ấy mới là kẻ thứ ba chen ngang cuộc tình!

Vậy sao không nghĩ rằng, bản thân mình luôn có nguy cơ trở thành một thứ phân bò đang được kẻ khác cố sức hẩy ra khỏi mối quan hệ của họ? Vậy thay bằng việc lên án ngoại tình, hãy coi nó là một thứ có thể làm tổn thương bạn, nhưng không hề làm bạn mất đi bất kỳ thứ gì cả.

Hãy cảm ơn kẻ thứ ba, bởi vì có kẻ thứ ba xuất hiện, ta mới biết ta thực ra là ai của... người ấy! Chẳng cần sự xuất hiện của ngoại tình, mối quan hệ của chúng ta cũng đã tổn thương từ lâu rồi. Và vì ta đã mất nhau, tình yêu đã đi vắng, thì ngoại tình mới xuất hiện. Chứ không phải là vì kẻ thứ ba xuất hiện, thì tình yêu của bạn mới mất đi!

Ngón tay thần thánh của chồng bạn không chỉ biết làm mỗi một việc là xóa tin nhắn tội lỗi che mắt vợ, nó còn biết làm nhiều việc khác mà không có kẻ thứ ba, không có ngoại tình, nó vẫn nghe lệnh của bán cầu não của anh ấy. Lúc người đàn ông của bạn suy nghĩ bằng nửa người dưới, thì lúc đó, dù bạn hãnh diện bạn là người đã chiếm hết cả trái tim của anh ấy, thì niềm kiêu hãnh đó cũng chẳng còn nghĩa lý gì.


Nếu bạn đang có một mối quan hệ tốt, một người đàn ông tuyệt vời, một tình yêu đẹp đẽ, thì chẳng kẻ thứ ba nào chen ngang được! Dù kẻ đó là hoàng đế hay công chúa, hay là hoa hậu Việt Nam! Còn nếu có kẻ chen được vào, chứng tỏ, những yêu thương bạn tưởng đang rất tốt đẹp, thực ra đã đi về một nơi nào xa lắc, không biết đã mất đi từ lúc nào!

Nên bạn tưởng ngoại tình đã cướp mất người đàn ông yêu thương của bạn, nhưng đâu có, ngoại tình chỉ cướp đi người đàn ông không yêu bạn mà thôi.

Nên, dù vui hay buồn, dù đang hạnh phúc hay bị phản bội, vẫn cứ phải mỉm cười. Những gì quý giá ta biết ta đang có, hãy để dành cho một người nào đó xứng đáng hơn.

Trang Hạ