Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

NƠI TRÚ ẨN AN TOÀN


Một người vì quá sợ hãi đã quyết định đào một cái hố nhảy xuống để trốn. Ban đầu chỉ là một cái lỗ nhỏ đủ cho y giấu hai tay mình cốt không ai biết y làm gì. Sau đó là một cái hốc lớn vùi hai chân để không ai thấy y đi đâu. Vẫn chưa an toàn. Y quyết định chôn toàn thân. Đất phủ rào rào lên mặt y. Thân thể y đã lọt thỏm bất động dưới cái hố.
Nhưng nỗi sợ hãi cứ tiếp tục dâng lên. Y thấy một họng súng vô hình đang ngắm vào giữa trán và đỉnh ót y. Thế là y quyết định chôn luôn gương mặt. Đất xé ào ào, từ từ ngập lên cổ, lên cằm, lên miệng, lên mũi và lên mắt. Rồi y không còn nhìn thấy. Cả người y khuất vùi trong lòng đất.
Nhưng khi đã ở trong đất, y vẫn không hết sợ. Y tiếp tục đào loằng ngoằng những đường hầm liên thông ngoắt ngoéo để chạy trốn. Y đào đến đâu nỗi sợ hãi theo ngự trị đến đó. Không bao giờ y thoát ra phía bên trên hay bên ngoài nó cả.
Khi y chết bạn bè chỉ biết và chỉ thấy một miệng hố sâu thăm thẳm nơi y bắt đầu đào xuống. Nhưng không ai đủ cam đảm thử thách độ sâu của cái hố sợ hãi để xác định biết y đang nằm ở cái ngách nào trong cái hố của mình mà móc xác y lên.

Nguyễn Hữu Hồng Minh

BỤI TRÍ THỨC, BỤI VỈA HÈ






Bà giả bán quạt - Bút sắt vỉa hè của họa sĩ Phan Ngọc Minh


Không biết từ bao giờ, ngạn ngữ hiện đại có câu “Bụi trí thức, bụi vỉa hè”. Trí thức mà lại so sánh với vỉa hè ư?

Thực ra không phải vậy! “Trí thức bụi” có nghĩa trí thức… dễ hòa nhập. Trí thức không sa-lông, kính cận, có thể đi làm bằng xe hơi nhưng vẫn cà phê ở… vỉa hè vì thích không khí “văn nghệ quần chúng” ở đây. Cũng có nhiều trí thức, đặc biệt là văn nghệ sĩ, mặc quần jeans, áo pun, mũ nồi trông hầm hố… bụi bặm hết sức! Nhìn bề ngoài kẻ không biết có thể kết luận “bụi quá”, “phủi quá”. Nhưng tài năng và tri thức của “anh bụi” đó nếu người biết chuyện thì đã phải tâm phục khẩu phục. Như vậy, hình như xoay câu nói trên thì anh trí thức nào đó vẫn muốn cộng vào mình một chút ít bình dị, dân dã. Nói cách khác, "tính vỉa hè", "tính bụi" ở đây cũng giống như hai món ăn quen và ghiền: mắm tôm, cá kho. Với hai món này, từ hạ đẳng đến thượng lưu cỡ nào cũng dùng được!

Nhưng ở cái câu ngỡ “trí thức = bụi” đó theo tôi còn tồn lưu một nghĩa khác. Nghĩa này cần một cái "nhìn nghiêng" mới thấm được chất ý vị. Đó là "bụi" mà "không bụi" hay "chưa hẳn bụi". Vẫn còn chút gì như phẩm giá, lương tri, trung can của "cái bụi". Những hạt bụi ý thức được phận mình trong tương quan nhân sinh - trời đất. Vẫn muốn sống ngay thẳng và cương cường. Ví dụ trên vỉa hè thi thoảng ta vẫn gặp một thùng nước đá mát lạnh của một chị tiểu thương để bên đường cho những người cơ nhỡ, nắng rát ban trưa đến uống. Hay những bữa cơm độ nhật cho người qua đường rát mặt mưu sinh cơm áo. Một em bé bán vé số cương quyết gửi thối lại cho khách bởi "đói cho sạch, rách cho thơm". Tuyệt đối không nhận của “bố thí” vì chưa bao giờ “hạt bụi” đó là kẻ ăn xin.

Cũng có những tấm gương người tốt việc tốt ẩn dòng đời xuất hiện khi “giữa đường gặp việc bất bằng chẳng tha”. Những “bụi vỉa hè” như thế làm cuộc sống đáng yêu hơn, đáng sống hơn. Và khi cộng chất “trí thức” vào ấy như cộng vào một thái độ, một bản lĩnh. Không phân biệt nghèo hèn, sang cả.

Tôi cũng đã từng gặp trên vỉa hè Hà Nội một bác cắt tóc là kho chuyện kể từ "đêm trước bao cấp" qua "đổi mới". Ở Hội An, một ông già bán nước chè ngồi bên hè phố cổ gần suốt cuộc đời mình như một chứng nhân năm tháng. Bao nhiêu bức ảnh của ông cùng gánh nước của mình chu du khắp thế giới còn cụ thì chưa bao giờ rời lề vỉa hè của mình.

Họa sĩ Phan Ngọc Minh kể cho tôi nghe những chuyến đi vẽ vỉa hè của ông. Gần như ông say mê trước những "nghệ nhân lam lũ" khi họ say mê làm việc mưu sinh trên vỉa hè. Đó là một anh thương binh vá xe đạp, bác gánh hàng rong, người đàn bà và những con tò he bằng đất sét, chị gái quẩy gánh cá rong ruổi về chợ...Nghệ thuật đôi khi ẩn sâu trong dáng vẻ tất bật và lam lũ. Dưới con mắt biết khám phá, đôi khi "vỉa hè" đẹp như một sáng tạo mới của... thượng đế!

Nhưng rồi cũng có những kẻ nhân danh trí thức nhưng trình độ là vỉa hè, là bằng cấp giả, là "bụi thật". Bởi thế mới xuất phát thêm câu “lưu manh giả danh trí thức”. Ôi là cái ngạn ngữ hiện đại. Nó phù du, tếu táo nhưng thâm thúy, độc địa. Cứ trúng là trúng phăm phắp. Không sơ xuyển, không sai, không trốn đi đâu được cả. Bởi vậy mới biết nhân gian là những nhà thơ vĩ đại!...

Nguyễn Hữu Hồng Minh

BÀI HỒNG







Có lúc nước mắt hiếm
Như sa mạc
ngụm cuối cùng

Khi hai bờ môi nẻ khô vực thẳm
Những chiếc răng mộ bia dựng sẵn

Trắng góc trời
chờ tới lượt

Ta gọi tên mình
Lưỡi chết
Cứ bật nhầm tên ai đó...

Thì ra Em
Đóa hồng úa
Phơi cánh rã

Mười năm...
Hai mươi...
Ba mươi năm...

Mới chết
Trên ngực
Đêm qua...

Nguyễn Hữu Hồng Minh

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

GIẢI MÃ CHUYỆN NGƯỜI SÀI GÒN LÀM TỪ THIỆN




“Ở Hà Nội có 8% doanh nghiệp tham gia các hoạt động từ thiện, trong khi ở TPHCM, tỷ lệ này lên tới 66%”.

Dưới góc nhìn của một người nghiên cứu văn hóa lâu năm, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM) đã có những chia sẻ thú vị về văn hóa từ thiện của người Sài Gòn.

Xuất phát từ tính cách truyền thống của người Việt vùng Nam Bộ

Giáo sư có thể chia sẻ cảm nhận chung của mình về các hoạt động từ thiện tại TP.HCM?
Tôi thấy hoạt động từ thiện tại Nam Bộ nói chung và TP.HCM nói riêng nổi trội hơn hẳn so với khu vực phía Bắc cả về quy mô, mức độ và có những nét đặc trưng riêng rõ rệt. Điều này không chỉ thấy qua cảm nhận của nhiều người, mà còn được khẳng định bằng những số liệu điều tra. Nghiên cứu “Đóng góp từ thiện tại Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương ở Hà Nội thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Châu Á gần đây cho thấy tại thời điểm khảo sát, ở Hà Nội có 8% doanh nghiệp đang tham gia ít nhất vào một hoạt động từ thiện, trong khi ở TP.HCM tỷ lệ này lên tới 66%. Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp ở TP.HCM đóng góp cho hoạt động từ thiện số tiền nhiều hơn khoảng 8 - 9 lần so với các doanh nghiệp ở Hà Nội.



Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Vì có nguồn gốc từ những tính cách văn hóa như trọng nghĩa, hào hiệp, bao dung nên người Nam Bộ nói chung và người Sài Gòn nói riêng thường không hay tính toán”.

Theo Giáo sư, các hoạt động thiện nguyện tại TP.HCM xuất phát từ những yếu tố nào?

Theo tôi, những hoạt động này xuất phát từ những đặc trưng tính cách của người Nam Bộ. Trong cuốn sách “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” xuất bản gần đây, tôi đã chỉ ra rằng, do Nam Bộ vốn là một vùng đất giàu có, điều kiện tự nhiên phong phú, thời tiết không biến động nhiều nên người Nam Bộ không phải tích cốc phòng cơ, không phải quá lo lắng về miếng ăn chỗ ở, khác hẳn với vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có thời tiết khí hậu thất thường, lại thêm đất chật người đông. Ngay từ cách đây ba thế kỷ, tổ tiên của người Việt ở Nam Bộ, vốn đều là những di dân từ miền Trung, cho nên dù không quen biết nhau, nhưng ra đường họ vẫn tự nguyện giúp đỡ và bao bọc nhau ở nơi xứ người. Khi dân số đông lên, người Nam Bộ cũng không cần phải sống co cụm thành làng xã khép kín như ở miền Bắc, họ rất dễ di chuyển, dễ thay đổi chỗ ở, do vậy mà vẫn duy trì đức tính hào hiệp tương trợ giúp đỡ bất kỳ ai gặp khó khăn.

Từ những điều kiện tự nhiên và xã hội đó đã hình thành nên tính trọng nghĩa, tính hào hiệp, tính bao dung, tính mở thoáng như những đặc trưng tính cách của người Việt vùng Tây Nam Bộ. Tinh thần trọng nghĩa khinh tài thể hiện rất rõ qua “Lục Vân Tiên” của cụ Nguyễn Đình Chiểu, qua hàng loạt tiểu thuyết phong tục và thế sự của Hồ Biểu Chánh… Chỉ ở Tây Nam Bộ mới có truyền thống để những lu nước và những chiếc gáo ven đường cho khách bộ hành uống đỡ khát; để những bó lá dừa khô nhỏ trước ngõ cho người đi đêm hết đuốc lấy thắp sáng lối đi…

Các phong trào xóa đói giảm nghèo, làm nhà tình thương, xây nhà tình nghĩa… xuất phát từ Nam Bộ thời gian qua; văn hóa hoạt động từ thiện ở TP.HCM hiện nay chính là sự phát triển tất yếu từ những tính cách truyền thống của người Việt vùng Nam Bộ.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, cũng xuất hiện một bộ phận làm từ thiện để thông qua đó đánh bóng tên tuổi mình, quảng cáo cho công ty của mình. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng ở TP.HCM, những trường hợp này không nhiều.



Nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ tại Sài Gòn

Không chỉ là chuyện “con cá” với “cần câu”

Văn hóa hoạt động từ thiện ở TP.HCM có những biểu hiện như thế nào, thưa ông?

Biểu hiện như thế nào ư? Rất đa dạng. Từ những thùng trà đá miễn phí ven đường, những nồi cháo từ thiện trong các bệnh viện, những bữa cơm chay từ thiện, những quán cơm giá rẻ ở rải rác nhiều nơi cho đến những bộ quần áo, những cuốn sách, những ngôi nhà, những trại trẻ mồ côi, những lớp học chữ, những lớp học nghề…

Vì có nguồn gốc từ những tính cách văn hóa như trọng nghĩa, hào hiệp, bao dung nên người Nam Bộ nói chung và người Sài Gòn nói riêng thường không hay tính toán. Đặc tính của người Nam Bộ là cái gì không đáng lấy tiền thì giúp luôn. Ví dụ như khi vào một cửa hàng dịch vụ nào đó ở TP.HCM, những cái lặt vặt họ không tính tiền, dù mình có nài nỉ họ cũng không lấy. Người bất hạnh, người lạ, thường được giúp đỡ tận tình.

Gần đây, dư luận đang ồn ào quanh mô hình cơm từ thiện có mức giá 2.000 đồng. Có người nói rằng đây chỉ là “con cá” chứ không phải là “cần câu”. Giáo sư nghĩ sao về điều này?

Tôi nghĩ, hoạt động từ thiện cần phải rất đa dạng để đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác nhau. Với những người khỏe mạnh, có sức vóc nhưng chưa có công ăn việc làm thì cái họ cần là việc làm. Ở TP.HCM đã có không ít các lớp dạy nghề, dạy chữ được mở ra để trao cho họ cái “cần câu”; có những doanh nghiệp, công ty tư nhân sẵn sàng giúp đỡ bằng cách nhận vào làm việc hoặc giới thiệu việc làm. Có những doanh nghiệp giúp luôn cả chỗ ở, bữa ăn.

Với những người có việc làm rồi nhưng thu nhập không cao, họ phải dè xẻn chi tiêu thì những bữa cơm với mức giá 2.000 đồng có thể giúp họ tiết kiệm được thêm chút ít để chi tiêu vào việc khác hoặc gửi về giúp người thân.

Với những người không nơi nương tựa lại rơi vào cảnh ốm đau, cái họ cần là “con cá” chứ không phải “cần câu”. Hoặc với những người gặp tai nạn bất ngờ, gặp thiên tai, lũ lụt…, trong phút chốc mất trắng tất cả, cái người ta cần ngay tức thì là manh áo, gói mỳ. Khi bão qua rồi thì việc giúp dựng lại nhà, cung cấp cho họ dụng cụ để lao động mới là cấp thiết.

Như thế, vấn đề không phải là lựa chọn cứng nhắc “con cá” hay “cần câu”, mà là mọi thứ cần phải đúng lúc, đúng chỗ. Chỉ có đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ thì hoạt động từ thiện mới đem lại hiệu quả thiết thực.



“Nói cơm 2.000 đồng hay những hoạt động từ thiện khác khiến người ngoại tỉnh ỷ lại là không đúng” - Giáo sư Trần Ngọc Thêm (Ảnh: Thanh Phương)

Giáo sư có nghĩ rằng các hoạt động từ thiện tại Sài Gòn nói chung và mô hình cơm 2.000 đồng nói riêng có thể khiến cho dân ngoại tỉnh ỷ lại không?

Tôi nghĩ cơm 2.000 đồng là một mô hình hiệu quả vì những người tổ chức đã tính toán kỹ: họ không cung cấp cả 3 bữa cơm trong một ngày, cả 7 ngày trong một tuần. Một tuần chỉ có 3 bữa cơm 2.000 đồng vào những ngày nhất định (như thứ 2 - 4 - 6). Thành ra kẻ muốn lợi dụng cũng khó có thể lợi dụng được. Những bữa cơm như thế giúp người nghèo cảm thấy ấm lòng và tin tưởng hơn vào những điều tốt đẹp của cuộc sống, giúp họ thêm tinh thần và nghị lực để sống, để làm việc.

Nói cơm 2.000 đồng hay những hoạt động từ thiện khác khiến người ngoại tỉnh ỷ lại là không đúng. Bởi lẽ, dân ngoại tỉnh nhìn chung là những người có ý chí. Họ đến thành phố thường là với mục đích để kiếm tiền gửi về quê giúp gia đình chứ không phải đến vì bữa cơm 2.000 đồng. Những quán cơm xã hội này không làm thay đổi số lượng của dân nhập cư. Trước đó, họ vẫn tìm vào thành phố để mưu sinh. Hiện nay vẫn có rất nhiều người nhập cư không biết có những quán cơm được trợ giá trong thành phố.

Chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện

Giáo sư nhận thấy hoạt động từ thiện tại TP.HCM còn vướng phải khuyết điểm nào?

Tôi thấy bên cạnh những hoạt động thiện nguyện rất có ý nghĩa, song cũng có một số nhỏ lợi dụng danh nghĩa làm từ thiện để mưu lợi cho bản thân.

Ví dụ, một người đứng ra nấu một nồi cháo từ thiện, sau đó nhờ sinh viên tình nguyện mang vào bệnh viện để phát cho mọi người. Khi hoạt động này lớn mạnh thì sẽ có các mạnh thường quân muốn hỗ trợ, vì có nhiều người muốn làm từ thiện nhưng do bận việc nên không thể tham gia trực tiếp được. Trong trường hợp này, không loại trừ khả năng người nhận tiền đóng góp của các mạnh thường quân để trực tiếp đứng ra làm từ thiện có thể trục lợi. Thực hư thế nào không rõ, cách làm này tạo nên những ngờ vực không đáng có. Việc đóng góp “hòm công đức” ở nhiều nơi cũng rơi vào tình trạng như vậy.



Nhóm từ thiện đến phát cháo cho người vô gia cư

Vậy theo Giáo sư làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Chúng ta nên chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện. Cần có những quy chế và luật định. Nhà nước cần ban hành những quy định chặt chẽ để bắt buộc các tổ chức từ thiện phải minh bạch và công khai số tiền đóng góp của các mạnh thường quân cũng như những khoản thu chi trong quá trình hoạt động của mình.

Làm được như vậy thì mạnh thường quân và người dân mới không nghi ngờ. Chẳng hạn, khi bắt buộc công khai tên và số tiền đóng góp, nếu một mạnh thường quân nào không thấy tên họ xuất hiện đúng với số tiền đã đóng góp thì họ có thể sẽ lên tiếng hoặc sau đó sẽ không tiếp tục đóng góp vào địa chỉ này nữa.

Điều cuối cùng mà Giáo sư muốn chia sẻ về các hoạt động từ thiện tại TP.HCM là gì?
Về cơ bản các hoạt động từ thiện tại TP.HCM đang đi đúng hướng. Những đức tính tốt đẹp của người Nam Bộ cần được duy trì, những phẩm chất tốt đẹp của con người cần được phát huy. Những mô hình như “Hiệp sĩ đường phố” xuất hiện ở Bình Dương và TP.HCM (cũng là một dạng từ thiện – từ thiện bằng xương máu) cần được nhân rộng. Có rất nhiều mô hình từ thiện có ý nghĩa khác đang nảy sinh và trở thành phổ biến. Song cũng có thể có những hoạt động không đúng hướng gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Vì vậy, cần có Nhà nước can thiệp và định hướng để những hoạt động thiện nguyện được khuyến khích nhiều hơn, được lan tỏa và thu hút nhiều người hơn cùng tham gia.

Minh Vương

DÂN CHỦ “ ĐA NGUYÊN BA SỌC “ CỦA ĐỖ THÁI NHIÊN



xichloviet
Tôi chẳng biết Đỗ Thái Nhiên là ai cho đến khi đọc được bài viết về “bất tuân dân sự” của y và tôi có ấn tượng ngay với tay này.

Ấn tượng không phải bởi cái cái lý luận cùn luôn hướng vào cái đích chống cộng bằng mọi giá của y, ấn tượng không phải vì y có đặc điểm chống cộng nổi bật gì so với những tay tự nhận là trí thức ba sọc khác, mà ấn tượng bởi ngạc nhiên vì cái ngu dốt và hoang tưởng khó hiểu của một tay chống cộng chuyên nghiệp, là trí thức cờ vàng.

Trong bài viết về bất tuân dân sự, Đỗ Thái Nhiên (ĐTN) dẫn ra ý tưởng của một người Mỹ tên Henry David Thoreau viết ra trong luận án Civil Disobedience từ năm 1849 mô tả việc chống lại chính quyền nhưng trong phạm vi luật pháp, để ca tụng lời kêu gọi “ bất tuân dân sự” của Thích Quảng Độ, một thầy chùa ham hố quyền lực và thích làm chính trị đang bị quản chế tại VN.

Không cần biết bối cảnh và luật pháp VN, không cần biết cái uy tín của “lời kêu gọi “ đến đâu, chỉ cần phát hiện ra hơi hám tư tưởng của một người Mỹ là Đỗ Thái Nhiên vồ lấy mặc nhiên xem đó là khuôn vàng thước ngọc và viết một bài đưa Thích Quảng Độ lên trời xanh.

Y viết : “Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tích cực làm cho lịch sử Việt Nam hạnh thông bằng một chương trình hành động xây dựng trên hai yếu tố: Thế hành động và lực hành động” “ ….. Bất Tuân Dân Sự là một công trình tim óc tuyệt hảo được Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ mang cống hiến cho dòng sử Việt trong thời kỳ đất nước lâm nguy. “

Lời kêu gọi “bất tuân dân sự “ của Thích Quảng độ cụ thể là : Kêu gọi đồng bào cả nước trong suốt tháng 5/2009 thực hiện như sau :

- Đồng bào Quốc Nội: biểu tình tại gia, công nhân đình công, thương buôn bãi thị, sinh viên, học sinh bãi khóa…
- Đồng bào Quốc Ngoại: ngưng du lịch Việt Nam, ngưng gửi tiền về Việt Nam, ngoại trừ trường hợp khó khăn khẩn cấp.


Nếu thực hiện đúng theo lời kêu gọi của Thích Quảng Độ thì CS sẽ tự sụp đổ trong vòng 1 tháng mà không cần đến những biện pháp nào.

Đỗ Thái Nhiên đã vuốt đuôi Thích Quảng Độ bằng một bài viết dài và khẳng định “bất tuân dân sự sẽ thắng”:

“ …….Không thể có thắng lợi nếu không có ý chí phản kháng. Ý chí phản kháng là dấu hiệu mạnh mẽ nhất, cao cấp nhất của nhân cách. Ba suy nghĩ vừa trình bày là sự khẳng quyết Bất Tuân Dân Sự sẽ thắng. Bất Tuân Dân Sự là một công trình tim óc tuyệt hảo được Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ mang cống hiến cho dòng sử Việt trong thời kỳ đất nước lâm nguy. (trích bài bất tuân dân sự của ĐTN)

Không hiểu trong đầu của Đỗ Thái Nhiên, cái lý trí nó nằm ở đâu để cho ba cái sọc nó đè vào sợi dây thần kinh suy luận, cho nên y mới có thể viết lên được những điều hoang tưởng chính trị để bốc thơm Thích Quảng Độ trơ tráo đến như thế. Ý tưởng này chỉ có thể so sanh với ý tưởng “cách mạng đua xe” của tên võ biền tâm thần của Lỹ Tống mà thôi.

Hội chứng hoang tưởng cờ vàng không chỉ nằm trong đầu những kẻ mù quáng a dua chống cộng điên cuồng mà nó nhiễm cả vào giới trí thức cờ vàng chuyên nghề kích động như Đỗ Thái Nhiên.

Đọc một số bài biết của Đỗ Thái Nhiên ai cũng nhận thấy tay này là tay chống cộng sa lông có tư tưởng chống cộng chết bỏ, chống cộng lấy được, cho nên rất khéo dùng môi mép và ra sức sưu tầm những liều kích thích để “thuốc” những người thích khẩu vị cờ vàng.

Mới đây sau buổi họp hạ mình trần tình thành khẩn tha thiết “nhận lỗi” vô cùng hèn nhát của bộ sậu báo Người Việt, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Etcetera, Đỗ Thái Nhiên đã liên tục cổ vũ cho cái mà y gọi là “dân chủ đa nguyên không chấp nhận CS” để biện minh cho những thế lực cờ vàng đang áp lực lên tờ báo Người Việt buộc tờ báo này phải đi đúng lề và xác định “lằn ranh ba sọc” mà cờ vàng đã vạch ra.

Bài viết dưới đây ghi lại cuộc phỏng vấn để mọi người nhận xét cái tư tưởng và kiến thức của một “luật sư” cờ vàng nó như thế nào. Những chữ in nghiêng là bình luận và chú thích của XLV.

Xem video tại đây

Etcetera: Thưa ông Đỗ Thái Nhiên, ông đến tham gia nhưng ông không nêu ý kiến cá nhân lên cái buổi hội luận rất là đặc biệt ngày hôm nay. Xin ông cho biết sắp tới ông sẽ làm việc gì để bày tỏ suy nghĩ về vấn đề này?

ĐTN: Sắp tới tôi sẽ viết 1 bài vừa thuật lại cái phiên họp hôm nay của báo Người Việt vừa nói lên cảm nghĩ riêng của tôi. Cái cảm nghĩ quan trọng nhất là chúng ta đang đấu tranh cho dân chủ đa nguyên chúng ta phải hiểu biết rạch ròi thế nào là đa nguyên. Đa nguyên ở đây không có nghĩa là trung lập giữa thiện và ác , đa nguyên ở đây không có nghĩa trắng với đen trộn với nhau, đa nguyên ở đây phải là đa nguyên sinh hoạt trên căn bản lương hảo của người dân. Cho nên đa nguyên là đa ý kiến đa tư tưởng nhưng mà những tư tưởng đó phải là ý kiến lương hảo, chứ không phải ý kiến lương hảo pha trộn với tư tưởng trộm cướp trắng đen mà bảo như vậy là đa nguyên.

Đỗ Thái Nhiên muốn dạy cho mọi người hiểu thế nào là đa nguyên theo tiêu chuẩn cờ vàng. Y có ý giải thích gán ghép rằng phải đa nguyên mới là dân chủ, theo y, đa nguyên là đa tư tưởng đa ý kiến, nhưng Đỗ Thái Nhiên lại ra điều kiện ý kiến đó phải ”lương hảo “ theo đúng tiêu chuẩn ba sọc đã đề ra mới được.

Etcetera : Như vậy thì thưa ông ĐTN ông nghĩ sao về ý kiến của ông Nguyễn Gia Kiểng nó có vẻ đối lập lại với ý kiến của ý kiến của Song Hào hai ý kiến nó hoàn toàn trái ngược nhau ông có cho đó là đa nguyên hay không?

ĐTN: (phút 1.54 tỏ ra lúng túng ấm ớ rõ rệt ) Ô thì nếu… nếu… nếu …nếu… nếu … nếu (cà lăm tới 6 chữ nếu ) đa nguyên về mặt chính trị hiện nay thì rõ ràng đảng CS đã phạm quá nhiều tội ác với dân tộc VN đảng CS đã bị dư luận ghi nhận là tàn ác với quần chúng và thấp hèn với ngoại bang, với giặc, thì đó CS không thể nào là một nguyên trong sinh hoạt dân chủ đa nguyên.

Câu hỏi độc như nọc rắn hổ của Etcetera làm cho ĐTN ú ớ đến nghẹn họng phải cà lăm đến 6 chữ “nếu” mới phọt ra được ý tưởng nói lên bản chất của y như là một phản xạ hoang dã. Đối với y thì “đa” nhưng không được phép có “nguyên CS” . Nhưng chắc chắn phải có “nguyên cờ vàng” ( vì cờ vàng “lương hảo” phải không Đỗ Thái Nhiên? . )

Etcetera : Ông là 1 luật sư đồng thời ông có rất nhiều bài viết để phê bình bình luận nói chung. Trên diễn đàn của trang mạng nói chung có rất nhiều ý kiến phổ biến bên này hoặc bên khác . Trong trường hợp báo NV cũng phổ biến ý kiến của ông và ý kiến của người khác thì ông có muốn nghe những ý kiến khác của ông hay không?

ĐTN: Tôi lắng nghe mỗi ý kiến nhưng ý kiến nào bên vực cho tội ác thì tôi nghe và không chấp nhận.

Khỏi nói ai cũng biết y trả lời như thế nào, dân cờ vàng chuyên nghề chống cộng như Đỗ Thái Nhiên thì bất cứ ý kiến nào “có lợi cho CS” sẽ là “bênh vực tội ác. Mà cứ nói ngược với ý tưởng cờ vàng là có lợi cho CS rồi, thế nên Đỗ Tất Nhiên “không thể chấp nhận” chẳng có gì lạ .

Etcetera : Và ông phản biện lại?

ĐTN : Dạ

Etcetera : Và ông cần một diễn đàn để mà đăng hai cái đó để ông có cơ hội phản biện lại hay không ?

ĐTN: Tôi… tôi… tôi… tôi ( Lại nuốt nhằm hột bí, cà lăm ấp úng đến 4 chữ tôi ) nhắc lại trong diễn đàn của sinh hoạt dân chủ đa nguyên không có chấp nhận những ngôn ngữ. Những truyền bá của tội ác.

Có nghĩa là Đỗ Thái Nhiên không dám phản biện. Bởi vì có lý lẽ đâu mà phản biện khi trong đầu chỉ có ba sọc in những bài tố cộng thuộc lòng 37 năm qua thì lấy đâu thực tế và lý lẽ để phản biện. Không phản biện được thì cách dễ nhất để thoát thân là đổ cho nó là CS, là tội ác không thể chấp nhận, không thèm nói chuyện. Thế là xong.

Etcetera : Ai là người có thẩm quyền để đánh giá bài này tốt bài kia không tốt theo cái tiêu chuẩn nào ông có thể cho biết không?

ĐTN : Ồ, ở đây nói về cái tiêu chuẩn của thiện và ác trong dân chủ đa nguyên thì đây là… là… là …là …là …( lại ấp úng cà lăm đến 5 chữ “là” ) một vấn đề rộng lớn và bao la không thể trả lời một cách vắn tắt nhưng . . . . . một cách vắn tắt thì đảng CS đã gây quá nhiều tội ác đối với lịch sử VN cho nên đảng CS không thể chấp nhận như một nguyên trong sinh hoạt dân chủ đa nguyên.

Bố Đỗ Thái Nhiên và cả bầy cờ vàng cũng không thể giải thích được câu hỏi này được vì nó khó quá. Không thể giải thích vắn tắt nhưng ….. một cách vắn tắt là CS tàn ác – bó tay với tay này luôn. Ú ớ giải thích về cái “tiêu chuẩn” cờ vàng của đa nguyên ba sọc thuộc lòng bao năm qua mà khi bị truy vấn thì cứ rối như gà mắc tóc, cà lăm ấm a ấm ớ tìm đường chạy đạn .

Etcetera : Chúng ta nói về dân chủ đa nguyên và nói về dân chủ tự do rất nhiều nhưng ý tưởng tôi cho rằng nếu ngăn cản một tiếng nói trong một xã hội như thế này thì có phần nào đi ngươc lại với tự do ngôn luận hay không thưa ông?

ĐTN : Ồ, tất cả các lọai tự do, đều phải có giới hạn của nó, tự do của người này bị giới hạn bởi tự do của những người xung quanh. Tự do truyên bá tư tưởng, nói cụ thể đi, tự do truyền bá tư tưởng cộng sản nó đụng chạm đến quyền tự do sinh sống trong một xã hội tự do của những người nạn nhân của cộng sản.
Cho nên cứ không phải là tự do là mình có thể truyền bá bất kỳ loại tư tưởng nào.

Mọi vấn đề Đỗ Thái Nhiên đều phải vác CS vào mới có trớn trả lời. Đỗ Thái Nhiên đã quên phéng đi lời của chính mình trong bài viết dạy đời Tú Gàn rằng: ” Chế độ dân chủ là chế độ đối thoại. Đối thoại giữa người dân với người dân, giữa ngươi dân với cơ quan công quyền và giữa các cơ quan công quyền với nhau. Đối thoại dân chủ không chấp nhận mọi hình thức vu khống hay nhục mạ những người có ý kiến dị biệt. Đối thoại dân chủ có chủ đích giúp cho người dân tìm ra giải pháp tốt đẹp nhất cho từng tình huống xã hội. (Trích bài Tú Gàn tên đặc công truyền thông của ĐTN).

Kiểu ăn nói lươn lẹo, bất lương ( không lương hảo như cách nói của ĐTN) như thế này thì rao giảng về đa nguyên ba sọc thế nào được hả ông ĐTN?

Etcetera : trong trường hợp báo NV là một cơ quan ngôn luận thì họ nói rằng họ có thể tạo ra diễn đàn nhưng họ cũng bị phụ thuộc trong cái chính nghĩa quốc gia và những ý kiến của các hội đoàn chống cộng. Ông có nghĩ rằng họ đang ở trong một cái thế rất khó khăn để chọn lựa một thái độ nào hay theo ông thì có ý kiến báo NV nên chọn thái độ nào ?

ĐTN : Tôi . . .tôi. . . tôi. . .tôi.. ( ấp úng đến 4 cái tôi mới thành lời ) không nói rằng là, tôi không đặt vấn đề chống cộng hay không chống cộng nhưng tôi đặt vấn đề quyền lợi dân tộc. Trong rất nhiều thập niên vừa qua đảng CS đã có những hành động đi ngược lại với quyền lợi dân tộc vì vậy đảng CS bây giờ không xứng đáng sinh hoạt dân chủ đa nguyên để được truyền bá tư tưởng cộng sản, để được tung hô đảng cộng sản cho đến chừng nào họ quay về với quyền lợi dân tộc.

Lại một câu hỏi khó làm ĐTN né muốn chết, và trả lời. . . . “trớt quớt”, Câu hỏi làm cho Nhiên té chúi nhũi nhưng cố vịn vào cái “quyền lợi dân tộc” để ngồi dậy cho nó có chính nghĩa. Cứ bị truy vấn là cà lăm là sao vây ông Đỗ Thái Nhiên? Một cuộc phỏng vấn mà liên tục cà lăm chứng tỏ tay này hoặc là kém cỏi hoặc là tráo trở thiếu lương thiện.

Etcetera : Về mặt lý thuyết thì rất đúng nhưng trong cộng đồng hiện nay rất là khó mà có thể phân biệt ai là người cộng sản, ai là người không và chúng ta rằng cái sự giao thoavà HK nó cũng rất là mạnh mẽ. Do đó những vấn đề chụp mũ hay không biệt rõ đôi khi nó lại đi quá giới hạn hoặc là mình không đúng đắn trong việc đánh giá một con người, ông nghĩ sa về tình trạng cộng đồng?

ĐTN: Ồ cái điều anh nói vừa rồi là đúng tuy nhiên có những lời lẽ, có những hành động quảng bá tư tưởng CS, ủng hộ chế độ CS như bài viết của anh Sơn Hào là sự kiện hiển nhiên không thể chấp nhận được.

Một câu hỏi mà bất cứ cao thủ cờ vàng nào cũng bó tay đừng nói chi thợ chống cộng sa lông Đỗ Thái Nhiên. Có thể nói CS và tay sai nó tràn ngập hải ngoại dưới con mắt dân cờ vàng nhưng chẳng có ai chỉ ra được nó là ai và đang ở đâu. Nhưng nó cứ lởn vởn quấy nhiễu làm các bố mất ăn mất ngủ, biết nó ngồi đó rung đùi cười khểnh chọc tức nhưng không vạch mặt chỉ tên nó được. Chửi vu vơ thì không ăn thua, mà nói đích danh thì nó kiện tội “không vú”. Đúng là nỗi khổ mang tên cờ vàng.

Etcetera : Và câu hỏi cuối, trong tình hình này ông nghĩ rằng nếu phải góp ý với báo người Việt để rút kinh nghiệm thì ông sẽ đóng góp với họ như thế nào?

ĐTN : Tôi tha thiết muốn đóng góp với bào NV và đóng với tất cả các thành viên của cộng đồng VN tại hải ngoại đặc biệt là cộng đồng VN tại Hoa Kỳ. Chúng ta, những điều khó khăn của người Việt tại Hoa Kỳ và người Việt hải ngoại tức là chúng ta vừa phải quyết tâm loại trừ điều ác trong sinh hoạt chính trị vừa phải tôn trọng dân chủ đa nguyên, và dĩ nhiên biên giới giữa thiện và ác nó không phải dễ dàng phân biệt cho nên đó là điều mà trường hợp báo người việt và các hội đoàn khác đang gặp phải.

Chuyên gia chống cộng như Đỗ Thái Nhiên mà còn quá khó để phân biệt được “thiện ác” có nghĩa là khó xác định được lằn ranh ba sọc thì làm sao mà những thành viên ba sọc có thể phân biệt được đây? Báo người Việt cũng “lầm lỡ” không phân biệt được “ thiện ác “ thì trách gì nhau chứ ?

Đề nghị Đỗ Thái Nhiên viết một cuốn tự điển phân biệt “thiện ác” theo chuẩn ISO ba sọc để dân cờ vàng lấy đó là làm chuẩn khỏi tốn sức biểu tình.

Etcetera : Liên quan đến chúng tôi thì có thời gian ông cũng đã từng viết bài phê bình và tham gia việc chống báo vietweekly. Tuy nhiên là những người làm báo có tinh thần độc lập và tự do theo khuynh hướng báo chí của mình Tôi về VN tìm hiểu thông tin chính gốc chính nguồn theo ông cái khuynh hướng đó ông đồng ý hay là phản đối

ĐTN: Thứ nhất tôi không phản đối sự việc người Việt Hải ngoại về VN, họ có thể về VN thăm gia đình, thậm chí họ có thể về VN để du lịch, bởi vì tôi thấy rằng dù gì đi nữa người Việt hải ngoại vẫn còn duy trì cái bản chất văn hóa VN cao cấp hơn là văn hóa người Việt trong nước sau nhiều thập niên thui chột bởi chế độ giáo dục xuống cấp. Giáo dục ở đây là giáo dục học đường và giáo dục xã hội như là báo chí tuyên truyền và để để để nâng cao cái trình độ văn hóa, để nâng cao sinh hoạt văn hóa, để cho văn hóa VN về nguồn đây là một công việc lớn cấn một số người lớn lao và số người lớn lao theo tôi có thể phần nào vực dậy cái văn hóa tốt đẹp của VN xưa chính là người Việt Hải Ngoại.

Chưa thấy tay nào loạn ngôn như tay này. Không hiểu cái “văn hóa cao cấp hơn” của người Việt Hải ngoại theo Đỗ Thái Nhiên nó như thế nào. Văn hóa lai Mỹ chăng? Hay là văn hóa cờ vàng ? Hay là văn hóa cúi đầu nô lệ? . Mang về VN cái văn hóa cúi gập mình sì sụp vái lạy bức tượng lính Mỹ thành kính hơn cả lạy bố để cải tạo người dân trong nước chăng?

Làn sóng người Việt về VN ào ạt làm nhức nhối cờ vàng ghê lắm nhưng đúng là đánh không được tha làm phước. Ai cũng đã từng biết những ca sĩ, văn nghệ sĩ và những nhân vật nổi tiếng về VN bị cờ vàng phản ứng ra sao rồi. Đỗ Thái Nhiên cho rằng cần “Để cho văn hóa VN về nguồn” Nhưng cũng chỉ vì tội về nguồn mà ông Nguyễn Cao Kỳ chết cũng không yên. Ông Phạm Duy bị đào mồ cuốc mả cả họ và quá khiếp sợ cái chốn “gió tanh mưa máu” của cờ vàng.

Etcetera : Như vậy việc tiếp cận của các nhà báo, các nhà giáo dục, của tất cả người dân đối với vấn đề VN hiện nay theo ông không có cái gì……

ĐTN : (ngắt lời ) không có vấn đề miễn là trình bày một cách trung thực đâu là tội ác, đâu là tay sai trung quốc đâu là quyền lợi dân tộc đang bị xói mòn.

Khổ nỗi cái “trung thực” nào nó cũng chọt ngay vào cái “nỗi đau cờ vàng” thì làm sao các ngài ba sọc chịu nổi. Trung thực mà nó vượt qua “lằn ranh quốc cộng” thì làm sao đây hả ông luật sư ba sọc? Cờ vàng có can đảm nhìn nhận cái “trung thực” không?

Etcetera : Cá nhân ông có điều kiện ông có cơ hội ông có thể đối thoại và đi về VN để nhìn mắt thấy tai nghe sau đó trở về đây ông có cái đánh giá chính xác hơn là chưa từng biết hoặc chưa từng thấy hay không?

ĐTN : (ấp úng ) A…..

Etcetera : (hối thúc ) Có cần không?

ĐTN : Có những trường hợp cần có những trường hợp không cần, cái này là câu chuyện dài . Ví dụ vấn đề luật pháp mình phê bình VN là luật rừng thì mình phải lấy ra từng mảng một luật rừng chỗ nào hoặc là cái guồng máy giáo dục của VN là guồng máy giáo dục thoái hóa thì phải vô từng chương trình, phải vô từng môn học chúng ta mới nói rõ ràng thoái hóa ở điểm nào và làm thế nào để trở nên tiến hóa.

Đối với Đỗ Thái Nhiên mỗi lần bí, tịt ngòi thì nó trở thành “cái chuyện dài “ . Tố khổ vu vơ thì quá tầm thường hãy để cho Ngô Kỷ và Lý Tống tố đủ rồi. Xin mời Đỗ Thái Nhiên phân tích giùm giáo dục VN nó thoái hóa như thế nào và Đỗ Thái Nhiên biết gì hệ thống về giáo dục VN ? Có thể nói không sợ sai rằng nếu bê nguyên xi cái kiến thức cờ vàng trước 1975 của trí thức Đỗ Thái Nhiên về VN thì chắc chắn cái bằng luật sư của Nhiên cũng chỉ có nước đi bán vé số mà thôi. Điều chắc chắn rằng giáo dục VN không bao giờ dạy xem giặc như bố, chẳng có người Việt trong nước nào mọp người sì sụp vái lạy cầu xin dưới chân tượng thằng lính đã từng giết hại dân mình.

Etcetera : xin cám ơn LS Đỗ Thái Nhiên

XLV: Đỗ Thái Nhiên và dân cờ vàng nói chung dư biết rằng còn CS thì chẳng bao giờ có được cái “đa nguyên ba sọc”, do đó họ phải chống cộng đến cùng, chống cộng cho đến khi khô nước bọt, chống đến chết. Cái “đa nguyên ba sọc không có nguyên cộng sản “ vẫn là giấc mơ cờ vàng bấy lâu nay không bao giờ từ bỏ. Cờ vàng luôn mơ rằng: “ Con không làm được cháu ta thay” . Thế nhưng khốn khổ cho họ là các thế hệ cờ vàng đều “tre tàn măng lụi” mà Việt gian nó cứ càng ngày càng nhởn nhơ trêu ngươi ngay tại cái thủ đô tỵ nạn của cờ vàng.

Nỗi đau vẫn còn đó !






Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn- Nơi an nghỉ của 10 vạn Liệt sĩ

38 năm chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ám ảnh, ký ức, và mất mát đau thương còn đó. Vết thương chiến tranh tuy lành sẹo nhưng vẫn không ngừng âm ỉ, nhức nhối. 38 năm sau chiến tranh, đất nước và con người Việt Nam đã gắng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai để chung sống hòa bình. Nhắc lại những ký ức đau thương trong chiến tranh, chúng ta không nhằm khơi lại mối thù đã qua, mà chỉ nhằm khẳng định một điều: bạo lực và chiến tranh không phải là phương thức giải quyết các vấn đề của thế giới đương đại.Trên 58.325 quân nhân Mỹ tử trận tại chiến trường Việt Nam, nỗi đau ấy cũng lớn lao trong lòng người dân nước Mỹ, nhưng những người dân Mỹ có biết đâu chỉ riêng nghĩa trang Trường Sơn của Việt Nam đã có tới trên 10 vạn nấm mộ liệt sĩ của Việt Nam yên nghỉ. Người Mỹ đâu có biết dưới màu cỏ xanh của Thành cổ Quảng Trị, từng tấc đất đều có máu thịt của những người chiến sĩ, những người dân đã hy sinh vì nước, dưới lòng sông Thạch Hãn, Ba Lòng, còn bao nhiêu hài cốt của những người con yêu dấu của Đất Mẹ Việt Nam còn ở đó? Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, người đã chiến đấu và được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân ngay trên chiến trường Quảng Trị cũng đề nghị: “Có rất nhiều việc phải tiếp tục làm sau chiến tranh. Hiện ở Quảng Trị có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có hai nghĩa trang quốc gia nhưng vẫn còn rất đông đồng đội của chúng tôi nằm đâu đó nơi bìa rừng, cửa biển, lòng sông… Chúng tôi sẽ mở một cuộc hành quân mới, đó là cuộc hành quân của những cựu chiến binh Quảng Trị đi tìm hài cốt liệt sĩ và đưa các anh trở lại quê hương. Mấy chục năm rồi, các anh nằm lại ở mảnh đất xưa kia là chiến trường khốc liệt trong sự mòn mỏi đợi chờ của người thân để hôm nay, tất thảy nghẹn ngào xúc động khi điều mong mỏi lớn nhất là được tìm thấy và quy tập mộ các anh về đất mẹ . Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn dành sự quan tâm sâu sắc trong việc tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, Cần lắm những tấm lòng như thế dành cho những người đã ngã xuống cho bình yên của đất nước hôm nay!

Những Nghĩa trang liệt sĩ Phú Quốc, Hàng Dương, Bến Được… Khắp xã, huyện, tỉnh thành nào, cũng có nghĩa trang riêng. Vẫn chưa đủ, vẫn còn bao người mà phần mộ chưa được tìm thấy, quy tập sau 38 năm nước nhà đã thống nhất ,theo số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng, cả nước hiện vẫn còn gần 300.000 liệt sĩ chưa được quy tập và khoảng 330.000 liệt sĩ đã được quy tập nhưng chưa xác định danh tính. Chỉ riêng chuyện ấy thôi, thì nỗi đau của những người dân nước Mỹ vì chiến tranh Việt Nam, đâu có thấm gì. Không thể nói khác được từ tấc đất của sông núi Việt Nam, đều có máu xương của người Việt Nam đổ xuống trong cuộc chiến tranh giữ nước, ký ức đầy bi thương và hùng tráng. Tất cả mọi người dân Việt đều nhận ra rằng: phải biết nâng niu và quý trọng cuộc sống của ngày hôm nay. Đất nước được hoà bình là dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng một cái giá quá đắt, đó là sinh mạng của hàng triệu triệu người và cả những thanh niên ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi. Làm sao chúng ta không yêu Tổ quốc Việt Nam, làm sao chúng ta không mong muốn hoà bình cho đất nước Việt Nam và hoà bình trên trái đất này? Sau 30 năm chiến đấu hy sinh, qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại, hàng triệu người con ưu tú của tổ quốc Việt Nam đã ngã xuống hay mãi mãi chịu mang thương tật. Với tinh thần Uống nước nhớ nguồn, ơn trả nghĩa đền làm trọn nghĩa vụ với các Liệt sĩ đã hy sinh. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ: “… Săn sóc và giúp đỡ chu đáo thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Tích cực chữa bệnh và thương tật, bồi dưỡng sức khỏe cho thương binh, cung cấp phương tiện và dụng cụ chuyên dùng cần thiết, tổ chức tốt việc dạy nghề và bố trí công việc thích hợp cho thương binh, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với thương binh và gia đình liệt sĩ…” . Những người lính của chúng ta sau cuộc chiến trở về với ruộng đồng, về với những công việc quen thuộc, với gia đình thân yêu và luôn nhớ về cuộc chiến đầy hào hùng nhưng cũng đầy mất mát và đau thương. Sinh thời, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến thương binh, liệt sỹ. Người khẳng định: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người đã có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Người luôn nhắc nhở toàn đảng, toàn dân ta bất kể trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn ghi nhớ công ơn to lớn của các đồng chí thương binh, liệt sĩ, những người đã hy sinh tính mệnh hoặc bỏ lại một phần xương máu của mình trên chiến trường vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Bác Hồ đã nói về thương bệnh binh: “Tàn nhưng không phế”, tiếp tục phát huy truyền thống “Anh bộ đội cụ Hồ”, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Nhân dân ta, Tổ quốc ta đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ. “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống tốt đẹp và ngày càng tỏa sáng của dân tộc ta. Kế tục truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27-7 hằng năm là Ngày Thương binh – Liệt sĩ toàn quốc, để Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhớ, tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, các thương, bệnh binh và người có công với nước. phát động nhiều phong trào để đền ơn đáp nghĩa: Tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, xây dựng nhà tình nghĩa, lập quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ…Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những người cha, người mẹ, người chồng, người vợ và những người con đã mãi mãi không thể gặp lại được những người thân yêu nhất của mình. Những hy sinh và công lao to lớn đó đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ hy sinh cho tổ quốc mãi trường tồn. Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói, sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ: Trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và gia đình người có công với đất nước. Giai đoạn 2005 – 2011, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước đã dành trên 15 nghìn tỉ đồng, riêng năm 2011 là gần 25 nghìn tỉ đồng để thực hiện các chính sách ưu đãi, chăm lo cho trên 8,8 triệu người có công, trong đó có trên 1,4 triệu người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Đến nay, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên cả nước đã ủng hộ gần 2.600 tỉ đồng vào Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, cả nước đã có trên 400.000 căn nhà tình nghĩa được xây tặng các gia đình chính sách. Hàng ngàn vườn cây, ao cá, giếng nước tình nghĩa và trên 700.000 sổ tiết kiệm với hơn 500 tỉ đồng được trao tặng cho các gia đình chính sách.Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: “Chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công với nước còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương do chiến tranh để lại, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm chưa được chu đáo và vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta, nhiều trường hợp người có công chưa hoàn tất được hồ sơ để được hưởng chế độ và đến nay vẫn còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính… đang để lại nỗi thương đau khắc khoải trong lòng những người thân và trong mỗi chúng ta”. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu, thời gian tới, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các chính sách ưu đãi liên quan, thường xuyên quan tâm chăm lo tốt hơn công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước. Đặc biệt quan tâm chăm lo công tác giáo dục đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho những người có công và thân nhân.

Và… 38 năm sau chiến tranh, số phận của những người lính Mỹ trong quân đội gây chiến và xâm lược Việt Nam liệu có còn bị bóng ma chiến tranh ám ảnh? cuộc sống của họ ra sao sau thời gian tham chiến tại Việt Nam? Không có những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng, niềm vinh quang, lòng yêu nước hay bài học đạo đức thường thấy ở các đài tưởng niệm chiến tranh, Bức tường Chiến tranh Việt Nam chỉ là ký ức buồn đau của quá nhiều người Mỹ thời trai trẻ. Người ta có thể gặp lại những ký ức nhức nhối khi tới thăm Bức tường Chiến tranh Việt Nam tại Washington DC ghi Họ tên của hơn 58.000 lính Mỹ tử trận tại cuộc chiến tranh Việt Nam được khắc lên đá hoa cương.
Vào đầu năm 1988, lần đầu tiên Chính phủ Mỹ buộc phải chính thức thừa nhận rằng 15% cựu chiến binh Mỹ từ chiến tranh VN trở về, nghĩa là khoảng 50.000 người vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà nguyên nhân của căn bệnh này là do họ đã tham chiến ở VN và tất nhiên đã từng gây tội ác dù là trực tiếp hay gián tiếp. Ngày càng có nhiều hồi ký chiến tranh về “người thật, việc thật”, ghi chép lại cuộc chiến và những cơn ác mộng khủng khiếp từng ám ảnh những người lính viễn chinh Mỹ. Các nhà xã hội học Mỹ đã khẳng định bình quân mỗi ngày có ba cựu chiến binh Mỹ tự sát bằng những cách thức ghê rợn, có lẽ để xóa đi mặc cảm tội lỗi.




Trong cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tháng 3-2007 tại tiểu bang Texas, các học giả Mỹ đã phân tích những nguyên nhân thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh này, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa. Cuộc hội thảo này đã đi đến kết luận: sự thiếu hiểu biết của Hoa Kỳ về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của Mỹ trên chiến trường. Không ai phủ nhận sức mạnh số một về kinh tế, quân sự, kỹ thuật của Mỹ. Nhưng, đó không phải là sức mạnh vô địch.
Lịch sử chiến tranh đã chứng minh, sức mạnh của đồng đô-la và bom đạn Mỹ không khuất phục được tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Học giả Giêm Bru-tơn phát biểu, những nỗ lực của Hoa Kỳ ở Việt Nam phản ánh sự thiếu chuẩn bị về văn hóa cho chiến trường. Đây chính là một phần của văn hóa Mỹ, vốn không chú trọng tới yếu tố văn hóa trong các cuộc xung đột quốc tế. Còn học giả Vê-rôn nhận xét, từ cuộc chiến Việt Nam, có thể rút ra một trong những bài học quí giá là cần phải hiểu rõ kẻ thù của mình… Điều đó người Mỹ đã không làm được ở Việt Nam nên phải gánh chịu nhiều thương tổn. Bao nhiêu năm sau chiến tranh, những người lính Mỹ trở lại thăm Việt Nam, họ vui mừng trước những thay đổi tích cực của Việt Nam. Họ thấy người Việt Nam không chỉ là những người anh hùng trong chiến đấu bảo vệ đất nước mà còn là những người nỗ lực hết mình vì sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh. John Merson đã tự thú nhận “Tôi biết tôi vẫn không phải là một người anh hùng. Nói cho cùng, tôi chỉ là một người sống sót.” Trước khi tham gia chiến tranh Việt Nam, anh hùng trong ý tưởng của ông là sự chiến đấu cho Tổ quốc mình. Nhưng suy nghĩ ấy đã khác khi ông gặp và âm thầm giúp người dân Việt Nam. Hành động đó có thể đi ngược lại với lí tưởng sống, có thể trái với những điều một lính Mỹ được huấn luyện nhưng nó lại khiến ông có cảm giác “mình như một người anh hùng”.
Vết thương chiến tranh Việt Nam vẫn len lỏi tới từng gia đình Mỹ, che phủ hành lang quyền lực tại Oa-sinh-tơn và chia rẽ xã hội Mỹ. Cựu phóng viên chiến trường G.Gan-lô-guây (J.Galloway) nói: hãy hỏi chuyện các gia đình vừa đón hài cốt cha anh họ trở về, hãy gặp những người ngày đêm đến đứng trước bức tường tưởng niệm lính Mỹ tại Oa-sinh-tơn, hãy đến thăm những cựu binh bị thương tật, bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam để xem chiến tranh đã thực sự chấm dứt hay chưa?
Cái chết không phải là địa ngục, địa ngục chỉ thực sự bắt đầu khi người lính trở về nhà. Hội chứng chiến tranh VN đã khiến họ không hòa nhập được với cuộc sống bình thường, bị ám ảnh bởi cuộc chiến, về cái chết và cả những gì họ đã làm, họ mang tâm hồn bị tổn thương bởi chiến tranh. Những người lính Mỹ sau khi trở về mang một thân thể tàn tạ, ý chí mệt mỏi, mất lòng tin vào đất nước, sống không có mục đích. Họ rơi vào bế tắc với nỗi đau không thể bù đắp được. Cái chết về thể xác không đáng sợ bằng cái chết của tâm hồn, của lương tâm và ý chí.Thất bại của Mỹ trong cuộc chiến VN vào mùa xuân năm 1975 đã làm phá sản sự phản kích lớn nhất của Mỹ vào các lực lượng cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quan trọng ở Đông Nam Á mà Mỹ đã đổ nhiều công sức tạo dựng, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn về nhiều mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, Và nói như tướng Taylor – một nhà chiến lược quân sự Mỹ: “Trong suốt cả cuộc chiến tranh này, chúng ta (người Mỹ) không có một anh hùng nào cả, chúng ta chỉ là những lũ ngốc… Giá như người Mỹ sớm nhận thức ra vấn đề này thì…”.
Cựu binh Jim Doyle và David Curry chỉ là hai trong số hàng chục nghìn người bị dằn vặt trong cảm giác tội lỗi. Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn”, và, “Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”. Cũng giống như Jim Doyle, cựu nhân viên tình báo Mỹ David Curry cũng không thể thoát khỏi những sợ hãi, căng thẳng về tâm lý khi hồi tưởng về quá khứ chiến tranh. Đến nay, ông vẫn không tin mình đã từng tham chiến tại Việt Nam. Nó như một giấc chiêm bao, chợt đến, chợt đi. Ông nói: “Tất cả những hồi tưởng của quá khứ vẫn còn nguyên vẹn trong tôi cho đến ngày nay và nó khiến tôi thực sự xúc động. Không một người nào ở thế hệ chúng tôi từng sống những ngày tháng đó lại không xúc động, dù có nhiều khi tôi không tin rằng chúng tôi từng có thời gian ở đó”.
Sau khi chiến tranh kết thúc, ngày càng có nhiều hồi ký chiến tranh Việt Nam với những lời thú tội và sám hối thật lòng xuất hiện ở Mỹ. Nhiều cựu binh Mỹ đã trở lại chiến trường xưa để tìm cách làm vơi đi những mặc cảm tội lỗi. Trường hợp của hai anh em nhà Frederic Whitehurst (còn gọi là Fret) với hành trình 35 năm lưu giữ cuốn nhật ký của liệt sỹ bác sỹ Đặng Thùy Trâm và cuộc hành trình 39 năm lưu giữ kỷ vật của liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm của cựu binh Hom-mơ Xtet-đi chỉ là những ví dụ điển hình về sự sám hối tội lỗi. Nhiều tờ báo ở Mỹ đánh giá, đối với những người Mỹ, việc phổ biến quyển nhật ký Đặng Thùy Trâm do cựu sỹ quan Hoa Kỳ Frederic Whitehurst từng tham chiến tại Việt Nam lưu giữ trong mấy chục năm qua và những cuộc hội ngộ đầy cảm động giữa ông và gia đình bác sỹ Đặng Thùy Trâm tại Hà Nội ”đã giúp khép lại một phần nào đó nỗi đau của một thế hệ người Mỹ mang trên mình vết thương chiến tranh”. Còn Hom-mơ, sau khi bắn chết và chôn cất chiến sỹ giải phóng quân Hoàng Ngọc Đảm trong một vụ đụng độ giáp lá cà (ngày 18-3-1969 tại chiến trường Gia Lai) đã đem kỷ vật của người chiến sỹ này về nước Mỹ và gìn giữ suốt 39 năm. Sau những năm sống trong nỗi ám ảnh, người cựu binh này đã quay lại Việt Nam, tìm về gia đình chiến sĩ Đảm để tạ tội và xin được đi tìm hài cốt chiến sĩ Hoàng Ngọc Đảm. Và, ông ta đã khóc bên nấm mồ của người chiến sỹ giải phóng quân. Những giọt nước mắt thành thật và đầy hối hận giữa rừng núi âm u thật thê thảm, nhưng nó đã giúp người cựu binh già này phần nào vơi đi những ám ảnh tội lỗi hành hạ ông bấy lâu nay.
Những người lính Mỹ mang trong mình khát vọng được trở thành anh hùng nhưng lại vô tình làm mất đi cảnh yên vui, hạnh phúc của bao gia đình, bao người dân Việt Nam vô tội. Khát vọng anh hùng mù quáng ấy đã làm cho họ như điên như dại và chính John Merson cũng nhiều lần đặt câu hỏi “Tại sao những người trên chiến trường lại trở nên điên dại như vậy?”. Ông cũng chỉ ra những sai lầm trong chiến lược của Mỹ khi “lấy thân thể của chúng tôi để làm suy yếu lượng địch”. Cho tận tới về sau này khi trở về nước, những người lính Mỹ tham gia chiến đấu tại Việt Nam cũng sống trong dày vò và tâm lí rối loạn nặng nề. Họ dễ cáu giận và cô độc. Manus Campell được lệnh gọi nhập ngũ. Thuộc lực lượng Tiểu đoàn 1, binh đoàn Thủy quân lục chiến 4 của quân đội Hoa Kỳ, năm 1966, tân binh Manus sang Việt Nam, đóng quân ở chiến trường Quảng Trị, Đông Hà “Tôi muốn gửi thông điệp đến các bạn về sự khủng khiếp của chiến tranh. Toàn mất mát, đổ vỡ và nỗi đau. Sẽ chẳng có chiến thắng thực sự cho bất kỳ một cuộc xâm lược nào. Đặc biệt, những người dân vô tội luôn là nạn nhân của các cuộc chiến. Cả những gia đình của những cựu chiến binh Việt Nam hay gia đình của cựu chiến binh Mỹ cũng đều phải gánh chịu những nỗi đau”. Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, nhiều cựu binh Mỹ không thể sống nổi và họ tự sát bởi sự ám ảnh bắn giết, chết chóc. Có hàng ngàn trường hợp tự tử. Nhiều cựu chiến binh đã dùng đến rượu và ma túy vì họ không còn muốn sống và chịu đựng thêm được nữa. Họ không muốn kể bất cứ câu chuyện nào về chiến tranh cho bất cứ ai. Tôi chỉ muốn làm điều gì đó nơi chính mảnh đất Việt Nam để có thể khắc phục lầm lỗi của mình và cuộc chiến tranh phi nghĩa và nhắn gửi thông điệp hòa bình của mình. Năm 2009, Manus thành lập tổ chức phi chính phủ gọi là HIVOW (Helping Invisible Victims of War) nhằm giúp đỡ những nạn nhân bị tác động bởi chiến tranh. Từ đó, ông gắn bó hầu hết thời gian Huế, và tới Hội An. Merson viết “Sự tổn thương về tinh thần của người lính là việc dễ nhận thấy sau mỗi cuộc chiến tranh”. Vậy, những người lính Mỹ ngày xưa đã sợ hãi điều gì? Họ có thực sự mạnh như nhiều người nghĩ? Họ sợ hãi chính không khí nơi họ sống, chính mặt đất họ nằm, nước họ uống, nỗi sợ ấy len lỏi trong những đường làng, ngõ xóm, thôn ấp mà họ đi qua. John Merson cho rằng chính họ, những người lính Mỹ đã “kế thừa” của quân đội Pháp việc đem nỗi sợ hãi sang đất nước Việt Nam. Họ đã làm cho cả những người mẹ, những em bé nhìn họ với ánh mắt sợ hãi. Nhưng nếu nỗi sợ đó luôn bám đuổi theo họ thì những con người Việt Nam chân chất, hiền lành kia lại có thể vượt qua được nỗi sợ hãi và trở lại làm những công việc thường ngày.
Hình ảnh chiếc trực thăng đưa những người Mỹ cuối cùng rời khỏi nóc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn buổi trưa ngày 30-4-1975 vẫn ám ảnh nước Mỹ cho đến hôm nay. Đối với họ, cuộc chiến tranh này vẫn còn chưa thực sự kết thúc vì những hậu quả nó để lại thật sâu sắc và dai dẳng.Thế giới đã bước sang giai đoạn mới của lịch sử, trong đó, hòa bình, hợp tác và phát triển đã trở thành xu thế chủ yếu của thời đại, tư duy sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các vấn đề quốc tế đã trở nên lỗi thời. Lịch sử chiến tranh khẳng định với nhân loại một điều: chiến tranh và bạo lực cường quyền không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc khoét sâu hận thù giữa các dân tộc và chia rẽ thế giới. Tuy nhiên, các thế lực hiếu chiến không nghĩ như vậy, họ vẫn đang xoay xở mọi cách để gây ra các cuộc chiến tranh nhằm trục lợi từ những cuộc chiến đó. Vì thế, những bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam vẫn còn giữ nguyên giá trị, bởi nó không chỉ lý giải về sự thất bại của cường bạo trước sức mạnh chính nghĩa mà còn cảnh tỉnh những người vẫn mơ hồ tin vào cái gọi là sứ mệnh “mở rộng dân chủ” như vẫn thường được tuyên truyền. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình vẫn luôn là mục tiêu và khát vọng cháy bỏng của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới./.

Hoa Kỳ một ngày tháng 7
AMARI TX

Nghe lời Khổng Tử



Hai vợ chồng nhà nọ ngồi dưới đèn đọc sách. Một con muỗi cứ vo ve xung quanh ông chồng. Anh chàng này luôn giơ tay đập muỗi, vợ thấy vậy thì dè bỉu: “Anh đúng là đồ dơ bẩn, không bao giờ chịu tắm rửa gì hết nên đến đâu cuốn muỗi theo đến đó. Anh ngồi chỗ nào muỗi cũng toàn chích anh không”. Chồng cười:

- Bởi vì con muỗi nó nhớ lời Khổng Tử đấy.

- Lời gì?

- Phải “gần quân tử, xa tiểu nhân”!

Hệ lụy thực từ “thế giới ảo”




Trong khoảng mười năm trở lại đây ở Việt Nam, internet đã có sự phát triển mang tính bùng nổ, tạo nên một “thế giới ảo”, mà đối với không ít người, thế giới đó đã trở thành một nhu cầu thực. Nhưng, xét từ những hệ lụy mà internet đưa tới, liệu có nên coi đó chỉ là “thế giới ảo” hay không, nhất là với văn chương – nghệ thuật?

1. Cách đây khoảng 10 năm, nhiều người mới chỉ hình dung về internet như một môi trường để trao đổi thông tin bằng thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, truy cập để đọc các website, tra cứu thông tin bằng các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên trong những năm gần đây, với việc áp dụng các tiến bộ công nghệ, đã giúp internet phát triển không chỉ ở phạm vi ngày càng lan rộng, tạo điều kiện để mỗi người có thể chiếm lĩnh và tạo lập không gian cá nhân một cách dễ dàng, mà với những sản phẩm như blog, mạng xã hội, trang mạng cá nhân, internet còn tạo dựng nên một “không gian ảo” với sự hỗ trợ của các công cụ internet đã làm tăng tính giao tiếp giữa người chủ các website và “công chúng ảo”. Ðặc biệt từ các blog, mạng xã hội đến website đều cung cấp khả năng nhận được phản hồi và bình luận (feedback, comment) từ người đọc. Tất nhiên, ở phương diện này, người làm chủ các blog, mạng xã hội, website có thể kiểm soát các phản hồi bằng cách kiểm duyệt hoặc xóa các phản hồi ngoài tầm kiểm soát, hoặc ngoài ý muốn…

Có thể nói sự phát triển, phổ biến của internet tại Việt Nam đã đem lại một phương thức mới, tạo nên một không gian mới của văn chương – nghệ thuật. Nói cách khác, các thành tựu của công nghệ đã tạo điều kiện và tác động mạnh mẽ đến đời sống văn chương – nghệ thuật. Nếu chỉ giới hạn trong không gian phổ biến bằng tiếng Việt, trong khoảng mười năm vừa qua, đã có không ít website văn chương của một nhóm người hoặc một cá nhân đã được thực hiện tại Việt Nam và ở nước ngoài. Không chỉ là thú chơi nhất thời, một số website văn chương đã có quy mô, sự phong phú gần như là một sản phẩm báo chí, có thời gian tồn tại kéo dài trong nhiều năm (trước Cách mạng Tháng Tám 1945, một số tờ báo có giá trị văn học – văn hóa cũng chỉ tồn tại khoảng dưới 5 năm). Ðiều đó cho thấy, đến một thời điểm nào đó, những website này cũng sẽ có thể trở thành một loại hiện tượng cần đề cập trong văn học sử. Và trong khi ở một website chuyên về văn học đầu tiên đã phải đóng cửa do sự thay đổi chính sách của cơ quan chủ quản thì nhiều website của các nhà văn hoặc nhóm nhà văn khác vẫn tiếp tục tồn tại với bài vở được cập nhật hằng ngày. Ðấy là chưa kể đến các blog và trang mạng xã hội của một số người cầm bút, mà căn cứ vào tác phẩm đã công bố, có thể thấy có người đã hoặc sẽ trở thành nhà văn chuyên nghiệp.

2. Với những biểu hiện mang tính hiện tượng đó, nhiều người đã nói về một “nền văn học ảo”, một “nền văn học mạng”. Nhưng liệu việc sự phổ biến của văn học trên mạng internet là một sự thay đổi mang tính bản chất hay chỉ là sự mở rộng phương thức phổ biến văn chương? Một điều dễ thấy là rất nhiều văn bản các loại lúc đầu chỉ xuất hiện và tồn tại dưới dạng “ảo”, nhưng rốt cuộc lại chinh phục thế giới thực dưới dạng sách giấy. Ðó là con đường của không ít tác giả mới viết hoặc các bloger, lúc đầu tạo lập nên tên tuổi và công chúng trên internet, sau đó xuất bản tác phẩm dưới dạng sách giấy, để rồi cuối cùng chinh phục công chúng thực bằng doanh số thực. Ðó cũng là trường hợp của một số nhà văn mở rộng hoạt động sang “thế giới ảo”, rồi sau đó thu thập các văn bản “ảo” xuất bản thành sách giấy, tạo nên những hiện tượng “best-seller” (sách có nhiều độc giả). Bản thân điều đó đã cho thấy cái đích cuối cùng của các “công dân mạng viết văn” vẫn là thế giới thực với công chúng và doanh số thực.

Có thể nói “thế giới ảo” đã cung cấp một phương thức tồn tại mới cho văn chương. Nhìn từ bản chất, một trong các quy luật tồn tại mang tính phổ biến cho mọi cộng đồng người và mọi thời đại chính là sự xung đột giữa những nhu cầu cá nhân và những chế định mang tính xã hội (là xã hội nói chung chứ không riêng lĩnh vực văn chương). Những chế định xã hội là các chuẩn mực tồn tại dưới dạng quy ước, cao nhất là đã được luật hóa để áp dụng trong toàn xã hội nhằm bảo đảm khả năng chung sống và tính văn minh của xã hội. Ðơn cử như việc ở bất cứ xã hội nào, kể cả ở các quốc gia được cho là tự do nhất, đều có các điều luật liên quan đến việc hạn chế những sản phẩm mang tính khiêu dâm, trừng phạt những hành vi xâm hại tới an ninh quốc gia, cũng như an ninh và sự an toàn của mỗi cá nhân. Tất nhiên, xem xét một cách biện chứng, các chế định này thường “đi sau” nhu cầu cá nhân và nhu cầu cá nhân luôn có khuynh hướng phát triển theo hướng đa dạng hóa, vượt ra ngoài khuôn khổ của các chế định xã hội. Trong giới hạn nhất định, có thể nói sự phổ biến trên mạng là một lối thoát cho xung đột, hay đó là một cách thức giải tỏa một số “nút thắt” trong thế giới thực. Với thế giới thực, khả năng công bố tác phẩm và giới thiệu tác giả là có hạn, trong khi nhu cầu viết của người cầm bút lại vô cùng phong phú, internet cung cấp một không gian cho người viết, tự do và đơn giản hơn nếu xuất hiện trong môi trường thực. Họ có thêm không gian cho thể nghiệm mới và những cách tân cả về nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh đó, internet còn giúp gia tăng khả năng giao tiếp giữa người viết và công chúng, giúp người viết có thể nhận được phản hồi tức thời từ phía độc giả để kịp thời điều chỉnh hoạt động sáng tác.

3. Vậy là với ý nghĩa nhất định, “thế giới ảo” đã bù đắp được một số phương diện của thế giới thực; đặc biệt, nó đem tới cho người tham gia vào thế giới đó một cảm giác về sự tự do khi nó giúp người viết vượt ra khỏi một số chế định về xã hội. Trong thế giới thực, khi đề cập những vấn đề như quan hệ tình dục, đánh giá những hiện tượng xã hội hoặc một số vấn đề lịch sử,… cả người viết văn lẫn người biên tập và xuất bản đều phải có sự cân nhắc, trong khi đó, trong thế giới của internet, những rào cản đó dường như là không còn tồn tại. Chính vì vậy, sự tồn tại của “thế giới ảo” luôn đi kèm với những mặt trái, chạm đến những cái ngưỡng. Trước hết, đó là cái ngưỡng mang tính bản chất của sáng tạo. Nói gì thì nói, một sáng tạo nghệ thuật vẫn cần (phải) là một sáng tạo mang tính cá nhân trong một hình thức hoàn chỉnh. Cộng đồng văn chương mạng từng chứng kiến không ít “cái chết” của những dự án cách tân theo kiểu biến tất cả mọi thứ trao đổi trên internet thành một tiểu thuyết vô tận, không có hồi kết. Bên cạnh đó là cái ngưỡng của các chuẩn mực văn hóa. Công chúng đã chứng kiến không ít hành động “cách tân” của văn chương mạng (chính xác hơn của những thứ văn chương không thể công bố ở đâu khác ngoài mạng!) bằng cách đưa những lớp ngôn ngữ tục tĩu, thậm chí đưa cả tên tuổi của các nữ đồng nghiệp vào những sáng tạo thơ ca đầy tục tĩu đó.

Như vậy, “văn chương ảo” đang chơi một trò chơi hai mặt. Một mặt, “thế giới ảo” tạo nên tâm thế ở người tham gia các mức độ khác nhau của sự vô trách nhiệm. Người ta có thể núp dưới một tên giả, một biệt hiệu. Người ta cũng có thể thực hiện một website về bản chất là một tờ báo nhưng lại không hề bị kiểm soát của luật báo chí như những sản phẩm báo chí khác. Nhiều người đã có ảo tưởng về tính dân chủ của không gian ảo nhưng quên rằng, thực chất mỗi nhận xét, mỗi phản hồi đều có thể được người chủ trang web hoặc bloger kiểm duyệt, định hướng giữ lại những gì có lợi cho mình và loại bỏ những gì khác biệt, từ đó tạo nên hiệu ứng đám đông và thực hiện các toan tính cá nhân. Cũng không khó để nhận ra rằng, những tranh luận trong môi trường văn học ảo đang bị biến thành một cái chợ, khi mà người ta có thể thoải mái moi móc đời tư với những câu chuyện vô bằng cớ và tận dụng hiệu ứng tâm lý đám đông để triệt hạ đối thủ. (Có thể coi trường hợp một hiện tượng sáng tác thơ mới được tổ chức hội thảo gần đây là một thí dụ. Ðành rằng, thơ của tác giả này có vấn đề về nội dung, nghệ thuật cũng như cách mà ông ta thần bí hóa công việc viết lách của mình. Dẫu vậy, cách mà các công dân mạng phê phán cũng hết sức có vấn đề, đậm mầu sắc “bỏ bóng đá người”). Quan trọng hơn nữa, một số công dân mạng lợi dụng hình thức “ảo” để vô trách nhiệm về mặt phát ngôn nhưng nạn nhân của họ lại là những con người thật và hệ lụy của những cuộc “tấn công” cũng lại là rất thật. Nguy hại hơn, không chỉ giới hạn trong phạm vi văn chương, những blog và website cá nhân này còn vươn cả sang những lĩnh vực khác như đời sống kinh tế, chính trị. Lợi dụng danh nghĩa những nhận xét, bình luận, cảm nhận cá nhân; đánh vào tâm lý “thích chuyện lạ” của con người, họ thậm chí còn đề cập thiếu trách nhiệm vào những quyết sách lớn của Nhà nước hoặc uy tín của những con người cụ thể trong bộ máy quyền lực. Khi đó, những hệ lụy của “thế giới ảo” sẽ là khôn lường. Ðiều đó cho thấy, đã đến lúc cần có một phương thức quản lý theo hướng “thực hóa thế giới ảo”, buộc các chủ thể của “thế giới ảo” phải “giải ảo” và chịu trách nhiệm về các phát ngôn – thông tin của mình. Ðồng thời mỗi người khi tham gia vào “thế giới ảo” cũng cần phải trở thành những “người tiêu dùng thông tin thông thái”.
LÊ ANH



Ơi cái sự thậm xưng…


Thời gian gần đây, một nhóm người tự nhận là “đại diện giới bloger Việt Nam” đưa ra cái gọi là “tuyên bố 258″. Qua ngôn từ đã sử dụng, có thể thấy nhóm người làm ra “tuyên bố” này dường như muốn áp dụng hình mẫu tự do ngôn luận kiểu phương Tây vào Việt Nam? Tuy nhiên, “hình mẫu” mà họ muốn mô phỏng lại có những chế tài hết sức nghiêm ngặt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về tự do ngôn luận trong giới hạn của pháp luật đã được quy định trong Công ước nhân quyền châu Âu (European Convention on Human Rights) và giới hạn của tự do ngôn luận tại Pháp.

Công ước nhân quyền châu Âu (Công ước) có hiệu lực từ ngày 3-9-1953. Công ước đưa ra các quy định về các quyền cơ bản của con người, trong đó quyền tự do ngôn luận được ghi trong Ðiều 10 của Công ước, theo đó: “1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm việc được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận được bất kỳ việc cho phép nào từ phía cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới. (Tuy nhiên) điều luật này không có nghĩa ngăn cấm các quốc gia thành viên đưa ra các biện pháp kiểm soát đối với các doanh nghiệp kinh doanh phát thanh, truyền hình, điện ảnh. 2. Việc thực hiện các quyền nói trên, bao gồm cả các nghĩa vụ và trách nhiệm, hình thức, điều kiện, các hạn chế hoặc các biện pháp trừng phạt cần phải được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có cân nhắc đến việc cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích đối với an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật hoặc để bảo đảm quyền lực vàtính độc lập của các cơ quan tư pháp”. Như vậy, nếu khoản 1 của Ðiều luật này quy định nguyên tắc chung về tự do ngôn luận, theo đó ai cũng có quyền được bày tỏ, trao đổi quan điểm của mình mà khôngphân biệt địa vị xã hội, giới tính, biên giới, thì khoản 2 lại quy định việc thực thi các quyền đó và các hạn chế được cụ thể hóa trong pháp luật của mỗi quốc gia. Vì mỗi quốc gia đều cân nhắc tình hình thực tế của mình để đưa ra các đạo luật nhằm cụ thể hóa việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

Khi nói đến quyền tự do của con người, phần lớn các luật gia ở châu Âu đều chịu ảnh hưởng của học thuyết cho rằng con người rất dễ lạm dụng quyền của mình được hưởng, sự lạm dụng đó rất dễ gây phương hại cho người khác (summum jus, summa injuria – tạm dịch: tự do quá trớn sẽ tạo ra sự bất công). Vì vậy, không thể có tự do không giới hạn. Xuất phát từ quan điểm đó mà Liên minh châu Âu (gồm 28 quốc gia) cho phép các nước thành viên cân nhắc lợi ích của mỗi quốc gia để đưa ra các quy định cụ thể, nhằm hướng dẫn các công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ðó là quyền tự do ngôn luận phải nằm trong nguyên tắc bảo đảm “an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật, bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”.

Nước Pháp là một trong những quốc gia tham gia soạn thảo bản Công ước và là một trong những nước được coi là hình mẫu trong việc tôn trọng tự do ngôn luận. Trên thực tế, trước khi có Công ước, nước Pháp đã xây dựng cho mình một hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ nhằm bảo đảm đến mức tối ưu quyền tự do ngôn luận của người dân thông qua Luật tự do báo chí 1881 (Luật 1881). Luật này được coi như là bộ luật gốc điều chỉnh các hành vi bày tỏ ngôn luận của mọi người.

Pháp luật về tự do ngôn luận của nước Pháp đưa ra các giới hạn, các chế tài nghiêm khắc trừng trị người nào lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Và cần chú ý, vì Bộ luật Hình sự không thể ghi hết các tội danh phát sinh trong thực tế, do đó nhiều văn bản luật không phải là Bộ luật Hình sự vẫn quy định các hình phạt mang tính hình sự. Trước hết đó là việc bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ (Ðiều 29 Luật 1881), bảo vệ, chống lại việc xâm phạm đời tư (Ðiều 9 Bộ luật Dân sự), chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo (Ðiều 32 Luật 1881), kích động bạo lực, gây hận thù (Ðiều 24 Luật 1881). Ngoài ra pháp luật nước Pháp cũng đưa ra các quy định nhằm bảo vệ một số lợi ích cơ bản của quốc gia, như cấm xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia (Ðiều 413 – 9 Luật hình sự), hoặc các tài liệu liên quan đến vụ án đang trong quá trình xét xử, ca ngợi tội phạm chiến tranh và tội ác chống lại loài người (Ðiều 24 Luật 1881). Sau đây là một số thí dụ cụ thể:

Ðiều 29 Luật 1881 quy định: “tất cả những nhận định hoặc quy kết cho một sự kiện gây thiệt hại đến danh dự hoặc nhân phẩm của cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến sự kiện đó đều bị coi là hành động vu khống”. Ðiều luật này đưa ra định nghĩa về bôi nhọ là: “tất cả những phát ngôn có tính chất lăng nhục, sử dụng thuật ngữ miệt thị hoặc chưa được kiểm chứng”. Phạm vi áp dụng của Ðiều 29 rất rộng, vì không chỉ áp dụng để bảo vệ uy tín, danh dự cho một cá nhân, mà cho cả các cơ quan, tổ chức. Án lệ đưa ra hàng loạt cơ quan, tổ chức cần phải được bảo vệ trước hành vi vu khống, đó là: các cơ quan nhà nước (án lệ Tòa phá án hình sự ngày 26-4-1952), Quốc hội, trường đại học, Hội đồng nhân dân (án lệ Tòa phá án hình sự ngày 23-5-1955), bệnh viện công (án lệ Tòa dân sự ngày 30-9-1998; tòa hình sự ngày 3-7-1996), cơ quan cảnh sát (án lệ Tòa phá án hình sự ngày 3-12-2002).

Bản án của Tòa phá án hình sự ngày 3-12-2002 là một thí dụ về việc trừng phạt hành động vu khống cơ quan nhà nước. Tóm lược sự việc: một luật sư bị kết án hình sự sau khi được nhận định đã viết một bài phản đối các hành vi của cảnh sát; vì vị luật sư đó cho rằng các hành động của cảnh sát giống như bọn “Gestapo” (mật vụ của Ðức Quốc xã trước đây), hoặc cho rằng các hành động của cảnh sát là “dã man”. Tòa án nhận định: “nếu việc thực hiện các quyền tự dongôn luận được bảo đảm bằng khoản 1 Ðiều 10 của Công ước thì theo quy định tại khoản 2 của Công ước, việc thực hiện đó phải tuân thủ các giới hạn và các chế tài được quy định tại Luật 1881; đây chính là mục đích của Ðiều 30 Luật 1881 khi đưa ra các chế tài cần thiết trong một xã hội dân chủ nhằm bảo vệ trật tự công và uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước và trong trường hợp này là cơ quan cảnh sát”. Một thí dụ khác cho thấy, người đưa tin có thể bị kiện về tội vu khống đối với cá nhân, đó là việc nêu cụ thể danh tính của một người nào đó trong một vụ việc mang tính hình sự hoặc cần có kết luận cuối cùng của tòa án hay cơ quan chức năng, như ai đó chỉ cần nói câu “Nicolas đã ăn cắp 10.000 euros của mẹ” thì sẽ bị coi là hành động vu khống.

Về các vi phạm trên mạng internet, trước hết cần khẳng định internet cũng chỉ là một trong các phương tiện để mỗingười thể hiện ý kiến của mình. Do đó việc bày tỏ quan điểm trên internet cũng chịu sự điều chỉnh của Luật 1881. Án lệ của Pháp đã đưa ra rất nhiều vụ việc lạm dụng internet để vu khống, bôi nhọ. Mới đây nhất là việc tòa án công nhận nhiều quyết định sa thải nhân viên do đã lạm dụng facebook để vu khống, nói xấu người khác. Vụ việc đầu tiên là vào năm 2010, một số nhân viên của một công ty viết trên “tường” của facebook các câu chê bai doanh nghiệp của mình. Họ đã bị cho nghỉ việc. Các nhân viên này kiện ra tòa với lý do facebook chỉ là nhật ký mang tính đời tư (cá nhân) cho nên họ có quyền viết lên đó các suy nghĩ của mình. Tuy nhiên Tòa lao động vùng Boulogne-Billancourt đã chứng minh rằng “bức tường” facebook đã không còn mang tính riêng tư khi mọi người đều vào và đọc được. Do đó tòa đã công nhận quyết định sa thải của công ty (báo Le Monde ngày 19-11-2010).

Mới đây nhất liên quan đến lĩnh vực hình sự: là việc Tòa hình sự Paris xử phạt số tiền 500 euros và phạt án treo đối với một nhân viên trực tổng đài vùng Caen do đã viết trên facebook của mình một số câu, trong đó có câu “một ngày chết tiệt, thời gian chết tiệt, công việc chết tiệt, văn phòng chết tiệt, sếp chết tiệt” (“Journée de merde, temps de merde, boulot de merde, boite de merde, chefs de merde”). Tòa án nhận định: “việc phát ngôn một cách xúc phạm đã vượt quá giới hạn của một sự chỉ trích thông thường” để ra phán quyết trừng phạt nhân viên này. Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự, nhân viên kể trên còn phải bồi thường thiệt hại cho các nguyên đơn dân sự (cơ quan nơi người này làm việc và cán bộ phụ trách trực tiếp của nhân viên này) mỗi người là 1 euro (báo Le Monde ngày 17-1-2012). Phần lớn các ý kiến ủng hộ quyết định của Tòa án đều cho rằng mạng xã hội không phải là không gian riêng tư vì người sử dụng internet không thể kiểm soát được lượng người truy cập vào tài khoản của mình. Quan điểm này cũng được Công tố viên tuyên bố trước Tòa phúc thẩm Versailles: “Facebook là một không gian công cộng và việc tự do ngôn luận phải bị giới hạn” (trang web của Ðại học Cezanne tại địa chỉ http://junon.univ-cezanne.fr)


Ths, LS Vũ VĂN TÍNH
(NCS Ðại học Paris 2 – CH Pháp)

Việt nữ từ - Lý Bạch


Trường Can Ngô nhi nữ
Mi mục diễm tinh nguyệt
Kỷ thượng túc như sương
Bất trứ nha đầu miệt

Ngô nhi đa bạch tích
Hảo vị đãng chu lịch
Mãi nhãn trịch xuân tâm
Triết hoa điều hành khách

Dạ khê thái liên nữ
Kiến khách trác ca hồi
Tiếu nhập hà hoa khứ
Dương tu bất xuất lai


Lời cho gái Việt

Nam Dao dịch

Trường Can gái đất Ngô
Mắt như sao trăng sáng
Chân dẫm sương, trên guốc
Tất lệch chẳng sửa sang

Gái đất Ngô trắng nõn
Ca ríu rít trên thuyền
Xuân đi kèm, liếc mắt
Hoa bẻ, vẫy khách lên

Trên thuyền, hoa sen hái
Gặp khách hát, chèo lui
Miệng cười, sau hoa trốn
Giả thẹn, chẳng ra chơi