Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Một Trà , Một Rượu, Một Đàn Bà







Trong đời sống con người, nhất là nam giới thường mắc phải vài thói hư tật xấu. Tứ đổ tường thường dính phải một, hai. Có nhiều người còn tự hào về những thói hư tật xấu của mình. Xin đọc câu chuyện vui sau đây: “Một người đàn ông đi làm việc về thấy một gã lạ mặt, quần áo rách rưới đứng trước sân nhà, liền hỏi: - Ông là ai mà đứng trước nhà tôi? Gã lạ mặt trả lời: - Thưa ông, tôi lỡ đường, lại đói quá, xin ông vui lòng giúp tôi ít tiền để tôi có được buổi ăn chiều. Người đàn ông từ chối: - Tôi có thể giúp anh nhưng tôi biết cho anh tiền anh sẽ đi uống rượu hoặc đánh bạc. Gã lạ trả lời: - Tôi thề với ông, đời tôi chẳng biết tứ đổ tường là gì, thì khi nào tôi lại đi uống rượu hay đánh bạc. Mắt người đàn ông sáng lên, vui vẻ nói: - Vậy thì mời anh bước vào nhà uống miếng nước rồi tôi giúp anh chút tiền ăn cơm chiều Gã lạ mặt ngạc nhiên: - Sao lại phải bước vào nhà, áo quần tôi rách rưới, dơ bẩn. Người đàn ông nói: - Tôi chỉ muốn vợ tôi nhìn thấy một người không có thói hư tật xấu nó như thế nào. Vậy thôi! Như ông Tú Vị Xuyên: “Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ. Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh.” Thế mà ông Tú chẳng ngại miệng đời, ngông nghênh làm thơ nói ra cho thiên hạ biết. Ðời người có tứ khoái: Ăn, ngủ, ấy, ể. Những cái khoái của ông Tú là: “Một trà, một rượu, một đàn bà Ba cái lăng nhăng nó quấy ta Chừa được thứ nào hay thứ nấy Hoạ chăng chừa rượu với chừa trà.” Vậy ta hãy tán gẫu về những thứ mà ông Tú là Vị Xuyên vướng phải cho vui:
 
1- MỘT TRÀ: Trà là thức uống thanh nhã của người Á Ðông. Trà, tiếng miền Bắc gọi là chè. Có cặp vợ chồng, chồng Bắc, vợ Nam, cưới nhauchẳng được bao lâu. Một lần sau buổi cơm chiều, bà vợ đang rửa chén sau nhà thì nghe chồng gọi: “Bà nó ơi! Vào xơi chè với tôi.”
Bà vợ ngạc nhiên la lên: “Mới ăn cơm xong no muốn chết, bụng dạ đâu ăn chè cho nổi.” Ba miền Bắc, Trung, Nam có nhiều tiếng khiến dân ba miền hiểu lầm nhau. Có lần người viết bài nầy đến thăm cô bạn gái người Huế, thuộc dòng hoàng tộc, cũng là người trong giới cầm bút. Vừa mở cổng, có hai con chó chạy ào ra sủa toáng lên làm tôi sợ hãi. Lúc đó, người bạn từ trong nhà chạy ra vừa xua đuổi hai con chó vừa trấn an tôi: “Không răng mô! Không răng mô!” Tôi vừa sợ vừa giận, nói lớn: “Chó nhà em răng chơm
chởm thế kia, sao bảo không răng?”

Trở lại chuyện uống trà. Uống trà tinh thần sảng khoái, quên cả mệt nhọc.Trong trà có chất thebaine, giống như chất cafeine có tác dụng giúp cho tỉnh ngủ. Thuở xưa các dân du mục bên Tàu, mỗi lần đi săn hay chinh chiến về, thấy loài ngựa mệt nhọc, thường hay tìm một thứ lá cây để ăn. Ăn xong loài ngựa như khoẻ ra. Loài người thấy vậy bèn lấy lá nấu nước, uống thử, thấy nước có vị hơi đắng và chát nhưng hậu ngọt. Uống vào một lát sau thấy người khoẻ khoắn. Từ đó người ta tìm ra được một thức uống mới và mỗi ngày một cố gắng cải tiến để trà uống được ngon hơn.
Trà uống có nhiều cách. Có người tính tình giản dị, đun nước cho sôi, bỏ trà vào bình rồi châm nước vào. Ðợi một lúc cho ra trà, rót vào chén lớn uống ừng ực đến đã thì thôi. Uống như vậy gọi là “ngưu ẩm.”
Có nhiều người cách uống cầu kỳ. Họ không nấu trà bằng nước mưa mà bằng nước giếng khơi ở trên núi hoặc bằng nước suối. Các cụ bảo: “Tuyền dĩ trà vi hữu.” Suối là bạn của trà. Còn nước giếng thì phải trong, ngọt và không có phèn. Bậc vua chúa uống trà còn cầu kỳ hơn nữa. Mỗi sáng các cung phi ra vườn, hứng những giọt sương đêm đọng trên lá sen rồi đem đước đun sôi trên cái lò than
nhỏ. Than phải đốt đến lúc đỏ rực để không còn khói mới bắc ấm nước lên. Nước sôi, châm nước vào cái bình bằng đất nung màu đồng vỏ cua để tráng ấm. Rồi mới châm nước vào trà. Nước đầu tiên cốt để rửa trà cho sạch, gọi là nước Khất Cái. Kế đó châm nước lần thứ hai, đậy nắp bình lại giữ nóng cho ra trà. Nước nầy gọi là nước Hoàng Ðế. Xong đổ ra chén tống rồi chuyên sang chén quân,
mới uống. Loại bình trà tốt có màu như gan gà. Thứ nhứt Thế Ðức gan gà, thứ nhì Lưu Bội thứ ba Mạnh Thần. Uống trà phải uống thong thả để tận hưởng hương vị trà. Nhiều người chỉ uống một mình vào buổi sáng tinh mơ, vừa uống vừa suy nghĩ chuyện đời. Uống như vậy gọi là độc ẩm. Nếu có thêm một tri kỷ ngồi uống với mình gọi là đối ẩm.
Trà có nhiều loại không sao biết hết. Loại trà Bạch Mao Hầu, trà Thiết Quan Âm, trà Trảm Mã thường thấy ở Việt Nam. Vùng Thái Hồ, huyện Bích La bên Tàu có trà Bích La Xuân nước trà màu xanh biếc, rất thơm có vị đắng nhưng hậu ngọt. Vùng Vân Nam có thứ sơn trà danh tiếng được mệnh danh là Ðiền Trà, màu vàng sậm. Ðắc tiền nhất là trà Mạn Ðà. Trà nầy chỉ có bậc vua chúa hoặc rất giàu có mới dùng nổi. Ngoài ra còn trà Mãn Nguyệt, trà Hồng Trang Tố Lý, trà Thập Bát Học Sĩ có mười tám bông màu sắc đều khác nhau. Trà Phong Trấn Tam Hiệp có ba bông. Trà Nhị Kiều có hai bông và còn nhiều nữa.
Người Tàu và người Việt Nam, không ai không biết uống trà. Miếng trà đậm đà câu chuyện. Có lẽ vì vậy, mỗi lần khách đến, chủ nhà vội vàng nấu nước pha trà ngay. Có một ông khách đến thăm ngay lúc nhà bà bạn đang sửa ống nước. Ống nước chính dẫn vào nhà bị khoá. Trong nhà không còn nước để nấu trà. Bà chủ hoảng quá, chạy vội vào phòng tắm vét hết số nước còn lại trong một cái xô” đem nấu trà đãi khách. Khi khách uống, bỗng thấy ở cổ vương vướng một vật gì, cố gắng khạc ra thì là một sợi lông. Ông khách là người thiếu tế nhị, đưa sợi lông ra hỏi: “Sao trong trà lại có lông?” Bà chủ nhà đỏ mặt, ấp úng đáp: “Thưa, đó là trà Ô Long.” Ông khách thầm nghĩ Ô Long là con rồng đen đâu phải sợi lông đen nhưng ông khách im lặng. Lúc ra về ông ghé qua khắp các tiệm trà trong phố, hỏi xem thì không có loại trà nào là Ô Lông cả.. Còn một thứ trà rất rẻ tiền, người nghèo cũng có thể uống được. Hương trà rất thơm ngon, tên là trà Thái Ðức. Uống
vào thức đái suốt đêm.
 
II- MỘT RƯỢU:
Rượu chữ nho gọi là tửu. “Nam vô tửu như kỳ vô phong.” Cờ không gặp gió, lá cờ rũ xuống, xem chẳng oai hùng chút nào. Ðàn ông thiếu rượu, giống như lá cờ rũ, kim đồng hồ thường chỉ sáu giờ, trông phát nản. Rượu cất bằng gạo nếp, nấu
xong, dùng men ủ, vài ngày sau mới đem ra cất. Rượu ngon hay dở còn tuỳ vào bí quyết và kinh nghiệm nấu. Rượu là lộc Trời cho.
Bậc vua chúa ngày xưa, đã biết dùng rượu để di dưỡng thiên hạ, dùng vào việc tế Trời, lễ Ðất, cầu phúc, cầu lợi. Vô tửu bất thành lễ.
Các bậc thánh nhân ngày xưa không ai không uống rượu. Lưu Bang Hán Cao Tổ nhân lúc rượu say, cầm gươm chém rắn bạch, khởi nghĩa, lập nên cơ đồ nhà Hán. Phàn Khoái dự tiệc Hồng Môn Phàn, lấy cao cắt thịt, uống rượu, thi đua múa gươm,mưu đồ đại sự. Khổng Tử lúc hứng uống cả ngàn chung. Tử Lộ uống như hũ chìm. Lý Bạch càng uống, làm thơ càng hay. Nhiều người không quen mùi rượu, đọc xong thơ của Lý Bạch cũng lăn quay ra say khước. Một lần Kinh Kha rượu đã ngà ngà, uống thêm một chén rượu tiễn đưa, rút gươm chỉ xuống dòng sông Dịch chửi thề: - Mẹ kiếp! Chuyến nầy không thành công thì ông đíu thèm
qua sông nầy nữa. Và lần đó Kinh Kha đã hát bài nhạc Pháp “Aller Sans Retour,” mua tấm vé tàu suốt rong chơi miền tiên cảnh.
Người tài hoa phải biết đủ cầm, ky,ø thi, hoạ, nhưng chưa sành sõi về rượu thì chưa trọn vẹn. Người sành rượu không phải chỉ biết vị, biết hương của rượu mà còn phải nhập vào linh hồn của rượu nữa.
Rượu giúp con người thêm can đảm. Nếu không say rượu thì có cho kẹo, Lưu Bang cũng không khi nào dám chơi dại cầm gươm chém rắn. Chỉ nhờ lúc có rượu làm liều mà dựng nên sự nghiệp. Rượu gây thêm hào hứng cho kẻ anh hùng. Ðàn ông có rượu vào,khí thế oai mãnh, thái độ hùng dũng như cờ gặp gió, như lân gặp pháo.
Thứ nhứt rượu đã ngà ngà,
Thứ nhì chàng ở phương xa mới về.
Chàng ở phương xa mới về thì phải biết. Ðá liên tu bất tận nhưng nói nào ngay đá chẳng được bền. Còn rượu đã ngà ngà thì không thể chê vào đâu được. Ðá mạnh, đá bền bĩ, đá đến lúc các bà ngả nón chào thua mới thôi.
Lờ rằng lờ chẳng sợ ai Sợ thằng say rượu ấy dai đau lờ.
Ðấy, thằng say rượu nó hung hăng đến như thế. Vì vậy các bà có kinh nghiệm sống lại thích có một ông chồng say. Thấy chồng đôi ba ngày không uống rượu thì tìm cách làm thức ăn ngon bày ra trước mắt. Dân nhậu thấy thức ăn ngon thì chém chết cũng đòi rượu mà đòi rượu coi như sụp bẫy các bà.
Ðốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng nhậu chơi.
Dân nhậu có tính thảo ăn. Có thức ăn ngon thì nghĩ ngay đến bạn hiền. Nếu trong lòng tâm sự đa mang, có được người bạn
hiền để chén chú, chén anh, nỉ non tâm sự thì còn gì bằng:
Một ly nhâm nhi tình bạn Hai ly uống cạn lòng sầu Ba ly mũi chảy tới râu Bốn ly ngồi đâu gục đó Năm ly cho chó ăn chè Sáu ly vợ đè cạo gió.
Thời gian Bác Hồ còn chui rúc trong hang Pắc Bó, đời sống đôi lúc thật kham khổ. Mờ sáng, Lê Duẩn phải thức dậy, tìm nơi vắng vẻ, ị một bãi, tay cầm que củi, núp vào một nơi, chờ chuột đến ăn. Ðập được con nào, Lê Duẫn cố gắng làm sạch sẽ, nướng cho vàng rồi dâng lên Bác Hồ. Một lần Lê Duẫn rình suốt cả ngày chỉ đập được hai con chuột, đem làm đồ nhậu dâng lên Bác. Lê Duẫn moi đâu ra được một xị rượu. Hai thầy trò hỉ hả ngồi xuống, chưa kịp chén chú, chén anh thì thình lình Phạm văn Ðồng vác mặt đến. Phạm văn Ðồng với đôi môi thâm dầy, răng mọc thiếu trật tự, trông như cái hàng rào ấp chiến lược, thuộc tướng người ăn tạp và láo ăn nên Hồ già ghét lắm. Bên ngoài Bác vẫn thơn thớt nói cười nhưng trong lòng rất cay cú. Bác cầm xị rượu rót vào ly Phạm văn Ðồng, Lê Duẫn ngồi bên cạnh mặt mày tái mét.Tiệc rượu tàn, Phạm văn Ðồng phú lĩnh. Lê Duẫn hỏi cáo Hồ:- Ðồng chí chủ tịch có thể nói cho em biết trong tiệc rượu vì lý do gì đồng chí giận đến như vậy?” Hồ già ngạc nhiên hỏi: - Tôi vẫn nói vẫn cười, sao chú biết tôi giận? Lê Duẫn đáp: Lúc nãy đồng chí chủ tịch rót rượu cho đồng chí Ðồng, tiếng rượu rơi bình bịch nghe như tiếng bò đá nên em biết đồng chí đang giận. Có phải đồng chí chủ tịch giận vì đồng chí Ðồng ăn bớt phần ăn của hai thầy trò mình không? Ðến lúc đồng chí chủ tịch rót rượu cho em, tiếng rượu rơi tí tách nghe như lời than thở. Có phải đồng chí buồn vì thầy trò mình ăn nhậu không được thoả tình chăng? Hồ già thích chí vỗ đùi cười ha hả:
- Hiểu Bá Nha có Tử Kỳ, hiểu Khổng Tử có Nhan Hồi. Hiểu rõ lòng ta chỉ có chú ha...ha...ha... Nghe tiếng rượu rơi mà chú hiểu lòng ta đang giận hay buồn thì quả tình khâm phục, khâm phục. Sau khi tôi nằm xuống để theo ông Các Mác thì chức Chưởng môn đảng Cộng Sản nhất định phải về tay chú ha.. ha...ha...”
Vì vậy không ai ngạc nhiên khi thấy cáo Hồ du địa ngục thì đã có cáo Duẫn lên thay để trị vì thiên hạ.”
Giai thoại về rượu rất nhiều, không sao kể xiết. Mỗi quốc gia có vài thứ rượu đặc biệt. Rượu Pháp nổi tiếng nhất thế giới như rượu vang Champagne. Ai cũng biết Champange là loại rượu sủi bọt (Sparkling wine) thường dùng trong các cuộc vui như đám cưới, sinh nhật v...v... Napoléon, Hoàng đế nước Pháp đã nói một câu để đời về rượu Champange: - Khi thắng trận ta uống Champange để mừng chiến thắng. Khi bại trận ta càng cần phải uống Champange để giải sầu. Nho để làm rượu Champange phải là loại Chardonnay (chát trắng) và loại Pinot noir (chát đỏ) của vùng Bourgonge mới số dzách. Mở Champagne cũng là một nghệ thuật. Mở thế nào cho rượu nổ một tiếng pop khá lớn mà rượu không vọt ra ngoài do áp suất của khí carbonique trong chai. Lan man về Champange đã hơi nhiều, người viết xin nói tiếp về rượu Pháp. Ngoài Champange còn rượu khai vị như Cointreau, Grand Marnier, rượu mạnh có Martell, Hennessy, Courvoisier, Remy Martin, thứ nào cũng hết xảy nhưng phải loại XO mới tuyệt cú mèo.Ðó là rượu Tây.
Người Tàu coi trọng vấn đề ăn uống. Gặp nhau câu hỏi đầu tiên là: - Lứ chía pừng bòi? hay Nị xực phàl mì? hoặc Nị sứ phál mĩ dầu? có nghĩa là Anh ăn cơm chưa? Vì quý trọng miếng ăn nên người Tàu chủ trương miếng ăn, thức uống phải ngon và bổ nên người Tàu nghĩ ra rượu thuốc như: Nhứt dạ lục giao sinh ngũ quỷ. Một đêm lâm trận với sáu bà sinh ra năm thằng quỷ sống, hoặc nhứt long quần ngũ hổ, một con rồng quần với năm chị cọp cái. Ngoài ra còn Mai Quế Lộ, Ngũ Gia Bì. Thứ nào cũng cường dương, cũng số dzách. Nhật bản có Sa-kê. Nga có Vodka, Việt Nam có Whiskyson. Nói lái hai âm ky-song là công xi Rượu công xi Bạc Liêu thì hết xảy. Rượu đế Phước Long rất nổi tiếng. Chất rượu trong như nước mưa, rót ra, bọt nổi vòng quanh miệng ly, uống vào nóng muốn cháy cổ. Thở ra nếu ngồi gần vách lá có thể làm cháy nhà như chơi. Ngoài ra còn rượu Bình tây, rượu nếp than. Sau năm 1975, Việt Cộng mang vào Nam loại rượu cà-phê, rượu chanh, uống như đồ bỏ. Tôi có một người bạn là Công tử Bạc Liêu, tự pha chế một loại rượu thuốc và đặt tên là Phu ẩm phụ hoà hài tửu. có nghĩa là rượu chồng uống vợ khen. Nếu có văn thi hữu nào viếng nhà Công tử Bạc-liêu, nếm thử vài chung xem đức phu nhân có khen không cho biết. Rượu ngon, thức nhấm ngon, chỗ ngồi nhậu thoải mái, lại có thêm bạn hiền thì uống ngàn chung cũng còn quá ít.
“Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua là tại không tiền không mua.”
 
 III- MỘT ÐÀN BÀ:
Như trên đã nói, thời tiết có bốn mùa, con người có tứ khoái. Người ta thắc mắc không hiểu tại sao cái khoái thứ ba thường làm người ta điên đảo thần hồn, khốn khổ đến chết lên chết xuống mà vẫn muốn tìm hưởng cho bằng được lại bị xếp vào hàng thứ ba, sau ăn và ngủ? Thật ra cũng chẳng khó khăn gì để thắt mắc. Ca dao có câu:
Còn ăn, còn ngủ, còn gân, Hết ăn, hết ngủ, có mần được chi?
Ăn không được, ngủ không được làm gì có xí quách mà hưởng cái khoái thứ ba. Ăn không được thì thác, ngủ không được cũng đi đong. Không hưởng được cái khoái thứ ba tuy có buồn nhưng vẫn sống phây phây, lại không bị đau lưng nhức mỏi. Ðôi khi thèm quá thì làm bạn tình với chị của nữ chiến sĩ cách mạng Võ thị Sáu cũng xong hay nói nôm na là chơi trò năm thằng bóp cổ một thằng cũng tới La Mã như thường.
Con người vốn yếu đuối, thường làm nô lệ cho thói quen. Nghiện rượu, nghiện trà muốn bỏ không phải chuyện dễ nhưng theo cụ Tú Xương nghiện rượu, trà gì cũng có thể bỏ được, còn món đàn bà thì vô phương: Hoạ chăng chừa rượu với chừa trà. Thế mới biết món đàn bà khó mà thiếu được.
Trà, rượu là sản phẩm của con người. Ðàn bà là tác phẩm của Thượng Ðế: Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời làm cho Adam ngủ mê bèn lấy xương sườn rồi lắp thịt thế vào. Giê-hô-va Ðức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Adam làm nên một người nữ, đưa đến cùng Adam. (Sáng Thế Ký 2: 21, 22.)
Từ lúc Adam có thêm bà Eve để đêm đêm đem gà ra chọi chơi cho đỡ buồn thì bao nhiêu chuyện khốn nạn xảy ra cho Adam và cũng từ đó bọn đàn ông thất điên bát đảo luôn cho tới bây giờ. Thế mà cũng không ai tởn.
Nhìn lại đời xưa, nụ cười của Ðắc Kỷ làm sụp đổ nhà Thương, Bao Tự làm tiêu tan nhà Chu, Dương Quý Phi chỉ mỉm cười cũng đủ làm Ðường Huyền Tôn són đái. Ðó là chuyện xưa. Còn ngày nay, xếp Edward Kennedy cũng vì nàng Mary Jo mà thân bại danh liệt. Chú nhỏ Gary Hart cũng vì cái “lima” của chị Donna Rice mà tiêu tùng sự nghiệp. Cả đến các bậc tu hành Jim Baker, Oral Robert, Marvin Gorman và Jimmy Swaggart cũng vì “cái sự đời” mà sự nghiệp tiêu ma. Thế mới biết, cổ nhân ngày xưa đã nói: Sắc bất ba đào dị nịch nhân. Nhan sắc đàn bà không có
sóng mà đánh chìm được con người. Nhưng cứ đem đàn bà ra tố khổ là điều bất công. Ðàn bà cũng trăm thứ đàn bà. Ðàn bà của cụ Tú Xương thuộc loại: “Ðàn
bà lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non” nên Tú Xương không bỏ được, lại còn được sống trong chế độ ba nuôi: Nhỏ cha mẹ nuôi, lớn vợ nuôi, già con nuôi.
“Nhỏ thì nhờ mẹ nhờ cha, Lớn lên nhờ vợ về già nhờ con.”
Ðàn bà như vậy ngu sao mà bỏ. Cái đau là gặp phải loại đàn bà cột tìm trâu, tối ngày mò tới đàn ông, chằn ăn, trăn quấn:
“Chữ trinh đáng giá ngàn vàng Từ anh chồng cũ đến chàng là năm Còn như yêu vụng nhớ thầm Họp chợ trên bụng có trăm con người.”
Gặp loại đàn bà như vậy mà vẫn không sao bỏ được mới là tai hoạ. Ðời sống tị nạn gặp phải cảnh gái thiếu trai thừa, cộng thêm cái hoạ là phong tục xứ người nữ trọng nam khinh. Lộ trình của các ông cứ dần dần đi xuống cực tiểu, trong khi lộ trình của các bà thênh thang như xa lộ không đèn. Nếu may mắn chớp được một bà dù đẹp, dù xấu, dù hư, dù nên chắc cũng phải khư khư giữ lấy và cũng bắt chước cụ Tú Xương mà ngâm nga: Hoạ chăng chừa rượu với chừa trà !
QUÁCH TỐ VƯƠNG

chúng ta sẽ chẳng nhận ra nhau vào một ngày không xa



Chiều về. Lòng thành phố nhiều bụi và tiếng ồn
Mình chẳng nghe nổi tiếng trái tim mình
đập
cốc cốc cốc, trái tim mình ơi 
thổn thức - rộn ràng hay lơ đãng …
cho một người xa ?
có đôi khi nhìn trân trối mình trong gương nét mặt rầu rầu
ngắm giọt nước mắt mình rơi
chạm vào khóe môi 
chần chận
mặn – nóng – chát và xót xa
nụ cười trong cơn mơ bao giờ cũng đẹp
nụ cười khi người nhìn người ta chầm chậm
tay tìm bàn tay – môi tìm bờ môi – trăng chao nghiêng - sóng lặng đứng chờ
niềm kiêu hãnh vụng về
chớp mắt hồn nhiên …
nước mắt người ta đã có một thời
như mưa chiều đổ ướt vai của một người không dám khóc
(chỉ để người ta nghĩ mình mạnh mẽ. Có đâu !?)
như hy vọng gieo vào miền cổ tích
chẳng hiện thực nào mọc ra từ câu chữ
chẳng ai chết chẳng ai đau chẳng ai cô độc
chẳng ai phải tìm kiếm trên thế gian một nơi để ngồi lặng 
chẳng ai phải nằm khóc một mình
chẳng ai phải đói chẳng có ai lạc nhau chẳng có nỗi nghi ngờ không lối thoát
chẳng có ai phải đớn đau đến tận cùng 
phép màu nào rũ bụi thần tiên lên hiện thực
từ trong cổ tích
để thấy người khóc trên vai người
có một thời người đã đong đầy mắt những nụ cười
đong đầy nhớ nhung đong đầy hờn giận
đong xúc động
đong hoài niệm
đong những ước ao
phải chăng điều đó đã làm cho cuộc sống của người chật chội ?
người rũ bỏ người đi khi không còn nghe tiếng trái tim mình đập 
giữa lòng thành phố nhiều bụi và tiếng ồn
Blue Blog


Tập thơ VAY TRẢ



1. 

2. 

3. MƯA ĐÊM

Vầng trăng muộn chưa kịp mơ màng
Mây đã đến phũ tròn bóng tối
Mưa bất chợt đỗ ào lầm lỗi
Gió cồn cào hất lạnh vào song.

Mưa rền rả bước chân áp đặt
Ran rát tình dẫm nát bình yên
Bước lên  thềm vẫy vung nỗi nhớ
Vũng ngực em  nước mắt đầy vơi.

Giọt lệ rơi dỗi đời khinh bạc
Khoác áo trung thành cay đắng ái ân
Hạnh phúc dần lâng chơi trò cam phận
Khao khát xé từng mảnh vụn tin yêu

Em yếu đuối giữa dòng xiết nợ
Chìm vào trong ảo ảnh mơ yêu
Liêu xiêu thức cùng đêm chờ đợi
Một bàn tay đưa nắng vào chiều

Hương yêu tỏa ngọt ngào quyến rũ
Cháy trong tôi góc nhỏ hiền lương
Mưa úp lạnh thẳng thừng góc cạnh
Nỗi nhớ cắt từng thớ thịt hiến dâng





8. EM LÀ CỘI MAI VÀNG


Lặng thầm chắt lọc vắt khô cằn
Mặc mùa đông lạnh lùng hun đốt nắng
Uống từng hạt sương buông lãng đãng
Hút mạch nước ngầm tinh khiết trời ban
Dòng nhựa sống dịu dàng qua gian nan
Hội tụ trên cành những nụ hoa tươi tắn
Cội mai già khỏa thân khỏe khoắn
Đợi Xuân về rực rỡ hiến dâng.

Hạnh phúc nở vàng trên từng cánh hoa ngân
Khe khẽ rơi trong vòng ôm bè bạn
Hương thơm ngát trên môi cười con trẻ
Đêm nồng nàn em mở cửa hồn Xuân


9. MÊ KHÚC THU

Lang thang nửa cuộc đời
Chơi quá nửa cuộc chơi
Môi em ướt gọi mời
Mùa thu về lã lơi

Bàn tay em xa vời
Vẫy lên mừng cuộc chơi
Hạnh phúc còn chưa tới
Vết thương khâu rã rời

Hương ái ân rười rượi
Giật mình lũ chim dơi
Lồng ngực bung phơi phới
Cô đơn sầu trắng phơi

Mượt mà dối trá ngươi
Đường trơn bóng ngã đời
Cơn mê cười đứng đợi
Thật thà lá vàng rơi

Tim yêu nhỏ giọt tươi
Dấu thời gian tả tơi
Độc hành bước đầy vơi
Chập choạng vào cuộc chơi

Thu buông trọn kiếp người
Vàng ươm lấp lối đời
Em có vào cuộc chơi?


10.


11.



14.  Biển vắng bến đơn côi




Tôi đi mình tôi
Trên đường độc đạo
Bước chân lạo xạo nhát nhàu sỏi đá
Run rẩy đêm đen
Một vì sao rơi rụng
Cuối chân trời biển khơi

Tôi đi tìm tôi
Giữa biển đời tăm tối
Kiếm tìm một bến đợi
Neo con thuyền sám hối

Em ngồi bên bến đơn côi
Khép cửa dòng sông khát vọng
Con thuyền tôi mỏi mòn vô vọng
Lênh đênh biển động tội lỗi đếm đong

Tôi đi tìm lấy nỗi đau
Giữa dòng xoáy đợi chờ hấp hối
Góc giáo đường em thẹn thùng xưng tội
Chúa nghe chăng? 
Biển vắng bến đơn côi


15.   QUÊN ĐI LỜI ĐÃ HỨA


Tôi vẫn luôn nhủ lòng
Tìm mọi cách đừng yêu
Nhưng mỗi khi mặt trời bỏ chiều
Tôi lại trông chờ dòng tin nhắn của em

Tôi vô thức thả hồn lêu lổng
Phơi trần mình dưới cái lạnh của ánh trăng non
Con đường em về hẳn gió cũng héo hon
Nên bên tôi lá vẫn xót cành đeo vàng không chịu rớt

Úp mặt vào ngực mùa Thu
Tôi buông đời dung tục
Nỗi nhớ em sôi sục trong lòng chảo trăng treo
Rớt xuống tôi giọt tình nóng bỏng
Cháy xém tóc đen bạc trắng chiều tan

Tôi hồ đồ ngoạm câu thơ lắm bụi
Thả vào đêm vũng ngực thanh tân
Và tự nhủ yêu em lần cuối
Tiễn mùa Thu đi dỗ giấc ngủ Đông


16.   S
ÂN GA THỀ HẸN


Trên mảnh đất tình yêu
Em rơi những giot nước mắt
Mọc lên một mái vòm
Đủ để tôi trú mưa tránh nắng

Trong mái vòm nước mắt

Em thả nụ cười hồn nhiên
Xây  băng ghế dịu êm tôi ngồi
Chờ đợi
Và em bỏ lại lời thề hẹn
Hóa một sân ga

Trên băng ghế nụ cười

Dưới mái vòm nước mắt
Sân ga thề hẹn
Tôi lặng lẽ đợi chờ một con tàu.

Thỉnh thoảng

Từ xa
Một con tàu thấp thoáng hiện ra
Ẩn hiện trong màn sương buồn vui lãng đãng
Chưa đến gần đã biến mất
Như một con tàu ma

Mỗi một đời người chỉ có một sân ga

Đợi chờ con tàu duy nhất
Con tàu đưa người yêu trở lại
Sân ga của lời hẹn thề

Nơi tôi đến và chỉ ra đi khi viên mãn một kiếp người


17.   


18.   


19. CÂU CHUYỆN DÒNG SÔNG



Thời gian bên em đêm buồn tịch mịch
Thời gian nơi tôi ngồi nắng nhảy bum xum
Khoảng cách giữa tôi và em là chiếc đồng hồ trống rỗng
Nên tôi ngồi chờ em vẫn mãi xa.

Tôi ngồi bên này đọc " Câu chuyện dòng sông" (*)
Mặc đôi tình nhân ngã trần quấn quít
Quả lắc thời gian im thin thít
Lẫn trốn nhịp tình toan tính vỡ toang

Em ở bên kia thời gian đóng cọc
Neo yên bình cô độc giữa dòng sông
Quả lắc khát khao vẫy  vùng chết ngộp
Hơi thở cuối cùng cũng chỉ là bong bóng co ro

Khoảng cách giữa tôi và em là chiếc đồng hồ trống rỗng
Nên tôi ngồi chờ em vẫn mãi xa
Có chăng là nỗi nhớ
Chung một đường phôi pha...

Dẫu sao cũng cám ơn Hermann Hesse
Cho cô độc một dòng sông để mang về bên ấy.

(*)Hermann Hesse , sinh ngày 2/7/1877 tại Calw ( Đức ), mất ngày 9/8/1962 tại Montagnola ( Thụy Sĩ ).Ông là nhà văn, nhà thơ, và là một họa sĩ. Ông từng đoạt giải thưởng Goethe và giải Nobel Văn Học.“ Câu Chuyện Dòng Sông “ là một trong những tập truyện của ông.



20.   


21. 

23.  





  

28.   Ốc đảo



Tôi vẫn luôn đi tìm câu trả lời
Và dường như chưa bao giờ tìm được
Bởi câu trả lời chưa kịp đến
Câu hỏi trong tôi đã vội sinh ra!


Tôi lại tiếp tục bước đi
Tìm câu trả lời độc đạo
Và vướng lại nơi khô cằn ốc đảo
Đợi chờ cơn mưa rào

Nhùng nhằng khát khao
Định mệnh ân sũng
Những hạt mưa ngọt ngào
Như tình yêu em trao

Cơn mưa đến vội và ra đi cũng thật vội
Trái tim tôi chảy máu hóa vôi
Sỏi đá kết tinh hằn in khuôn mặt
Sa mạc chôn vùi hạt tình nào có thể sinh sôi?



29.  


30.   Nửa dấu son môi



Đêm băng lạnh vỡ quên thành nhớ
Dưới ánh trăng tàn tôi đỡ lá rơi
Sương bịn rịn ru đời lá ngủ
Lá chao mình nhỏ từng giọt mồ côi.

Em nghiêng tình sầu lăn vũng ngực
Nước mắt mặn mòi lệ thấm phai phôi
Tôi mềm dĩ vãng ướt mồ hôi ký ức

Mơ vẽ lên trời nửa dấu son môi

Em với tôi đêm và ngày xa vợi
Hò hẹn chưa về đã bạc như vôi
Đêm rượu nhạt thương đời lá ngủ
Đợi trăng tàn uống cạn giọt đơn côi





31. Nụ hôn muối lòng


Con gió nô đùa xô biển cát
Bóng em tan tác nắng chiều tan
Hồn lang thang nhặt tình trôi giạt
Thật thà về đâu cho ai hỏi đi đâu?

Cánh bườm đã rách trông chờ cơn gió lạc
Con chim mỏi cánh đậu cột cô đơn
Bóng tan trên cát dỗi hờn
Người tan trên biển nụ hôn muối lòng




33. Nửa buồn run rẫy



Bàn tay nhỏ nhắn xinh gầy
Chạm vào anh nửa buồn run rẩy
Sợi vô tình em nào có thấy
Cột anh vào nỗi nhớ làn hương

Cánh đồng thân thương bầy cò quần ổ
Gió phơi mình trên sóng nước nhẹ tênh
Quên bộn bề rủi may khập khiểng
Khép ngày hoang anh mở cửa chiều mơ

Xinh gầy nhỏ nhắn bàn tay
Nửa buồn run rẩy tựa vai em về...







35. Con đường em đi



Em bước vào con đường cô độc
Đôi vai gầy gánh nặng ngày mai
Đêm thêm dài
Tiếng trẻ con ngây dại
Phấn son ngần ngại nhàn nhạt môi khô

Khoảng trống trong tim thượng đế nào bồi đắp
Thoi thóp thở đều gầy guộc bàn tay
Bước chân dài hằn dấu tương lai
Em đi mãi trên con đường cô độc

Người lướt đi chưa lần dừng lại
Kiếm tìm chi bóng ngã về sau...


36. Con bấc non trở mình...




Con bấc non se hồn gọi nắng
Xuân chàng ràng nở một bông mai
Ngày lại ngày tuổi rớt trên tay
Nụ cười chưa tắt trông đời đổi thay

Giọt rượu say lấp dòng đen bạc
Nắng gọi sầu trăng nhạt tìm mơ
Vung vẫy câu thơ chợ tình nhếch nhác
Gánh chữ rơi đầy mộ lá vàng tơ

Ta vẫn đi trên con đường tim vỡ
Nhặt sợi tơ lòng vá áo phong lưu
Cơn bấc non trở mình ru ngủ
Bóng hãy còn ôm vạt nắng ngàn thu…






38. Tự do


MƯỜI NĂM BỎ NGHIỆP BÚT NGHIÊN
RUỘNG VƯỜN TA Ở MỘT MIỀN TỰ DO
LÔI DANH NÀO CÓ PHẢI LO
TRẢ VAY -VAY TRẢ CÂN ĐO LÀM GÌ
TÌNH CỨ ĐẾN TÌNH CỨ ĐI
THỰC HƯ ĐƯỢC MẤT CÒN CHI CUỐI ĐỜI...


39. 

TA VẪN CÒN DU MIÊN

Không còn những cơn mưa để nhớ
mái tóc dài bết dính lưng ong
không còn hạt nước phanh phông
đôi vai nhỏ co ro chờ đợi
không còn...


Chỉ có những ngọn roi gió lạnh lùng
cắt làn da căng phồng nắng đốt
mái tranh khô trăng dột nát vàng
xẻ khô mảnh khốc trái tim tang...


Ngày tháng hất môi cười cô độc
giấc ngủ Đông thôi thúc Xuân về
cái chết mân mê
mầm sinh tái hiện


Sao ta vẫn còn du miên ..


40. Đi mãi trong vầng thơ


Những người đi mãi trong vầng thơ
họ tìm kiếm niềm tin rơi ra từ con chữ
mệt lữ vì con chữ sinh sôi, nảy nở không dừng
mà niềm tin vẫn dửng dưng không rơi rụng
trú yên bình trong con chữ khôn cùng

những người đi mãi trong vầng thơ
cô độc và sợ hải như lữ khách lang thang sa mạc bão cát
khát vọng khô rát
nhặt từng con chữ rời rạc
chút niềm tin trôi dạt
hy vọng cỗi cằn

Tôi đi trong vầng thơ
tìm kiếm niềm tin rơi ra từ con chữ
nơi ốc đảo của riêng mình
như đứa trẻ con vẫy vùng
trong dòng sông định mệnh

Tôi nhặt niềm tin vui vẻ gieo trên nhúm đất tình yêu
có hạt chưa nẩy mầm đã chết
có hạt đâm chồi lá chưa ra đã héo
có hạt thành cây rồi trổ hoa

Bao lần hoa nở hoa tàn
nơi ốc đảo tôi lặng lẽ buồn vui ngồi đợi...


4



43. Có một giấc mơ



Có một giấc mơ lặp đi ,lặp lại trong giấc ngủ của tôi
trong mơ, tôi thấy mình đi trên một con đường hoang vắng
hai bên là hàng cây cộ thụ già cỗi đã trụi lá trơ cành hứng chịu cái giá lạnh của đêm đông.

Tôi không nhận ra bóng của mình
cũng không nhận ra sự gập ghềnh sỏi đá
tôi không cảm thấy lạnh, không có cảm giác cô độc hay bất an
bởi, xa xa trước mặt tôi là một vầng trăng tỏa ra thứ ánh sáng huyễn hoặc
tôi bị cuốn hút theo vầng trăng ấy và tôi đã đuổi theo

Có những lúc tôi tưởng chừng như bắt kịp
nhưng tiếng động cơ từ bên ngoài đường phố vọng vào kéo tuộ tôi rời khỏi giấc mơ
và khi đó, tôi đón ánh sáng của mặt trời bằng cái cảm giác tiếc nuối.

Tôi tự hỏi, nếu tôi bắt kịp vầng trăng ấy tôi sẽ làm gì?
tôi mĩm cười nhớ đến em.
tôi sẽ tặng vầng trăng cho em
chắc chắn là vậy!



44. Chạng vạng



"Gần mực thì đen
gần đèn thì sáng"
Ta hoài chạng vạng
chẳng sáng chẳng đen

Em với ta chẳng lạ chẳng quen
chẳng quên chẳng nhớ
chẳng đi chẳng ở
xin em đừng chờ

Đời ta mù mờ
"gần mực chẳng đen
gần đèn chẳng sáng"
chỉ là chạng vạng

45. Đêm truy hoang


Đêm truy hoan uể oải tình
sáng tỉnh giấc bên bờ đông giá
con chim lạ hót lời giả trá
chói chang đời xa quá thằng tôi

Phố vẫn thế
em vẫn cười chừng mực
nỗi buồn nào rơi qua được vành môi
bóng lại đè bước chân độ lượng
thương làm sao sợi tóc lẻ loi

Con đường cô độc qua mùa ẩm mốc
gió khô khan đánh đĩ tình tang
nghe nằng nặng gánh tình tiền kiếp
đôi vai gầy nghiêng ngả vì ai...







49.Em về thăm lại ngày xưa






Em về thăm lại
ngày xưa
cánh đồng cỏ dại đợi mưa khô cằn
dòng sông
em đứng băn khoăn
cánh bèo trôi dạt
mỏng manh đôi bờ
hoa lục bình tím bồng nỗi nhớ
câu thơ dang dỡ ai mở cửa lòng

Qua mất rồi
một mùa đông
lóng ngóng đợi mong
người say thả bóng
men tình lay động giấc mộng nửa đêm

Bờ đông phẳng lặng. Im lìm
khăn tang trắng cả bến tính
ngày xưa






Phôi pha



Ôm lòng đêm 

Nhìn vầng trăng mới về
 nhớ chân giang hồ
 Ôi phù du 
Từng tuổi xuân đã già 
một ngày kia đến bờ 
Đời người như gió qua .....

Đi” và “về” là con đường mà mỗi người phải trải qua, như một mặc định của kiếp người, như sinh kí tử quy- sống gửi thác về.Trịnh Công Sơn là người hiểu biết điều đó từ rất trẻ. Thân phận và cái chết luôn là nỗi ám ảnh trong ông… và phả vào nhiều nhạc phẩm: Cát bụi, một cõi đi về, Chiếc lá thu phai,…, Phôi pha.

Trong “Phôi pha”, chủ yếu là thời gian tâm lý, thời gian của nhân vật. Thời gian hiện tại, có lẻ chi xuất hiện một lần ở câu:

Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về.

Đó là cảm xúc khơi nguồn, là tâm trạng, là thời khắc tác giả muốn vượt lên cái cao rộng của thiên nhiên, vượt lên cái hữu hạn nhỏ bé của con người, kiếp người bằng động thái “ôm lòng đềm” và hòa vào sự vận động, chuyển biến của vầng trăng ký ảo. Trăng đi rồi, biến mất rồi xuất hiện, đó là sự tuần hoàn của một quy luật.

Tiếp theo sau đó, cho đến hết bài thơ ca là thời gian hồi niệm, liện tưởng và dự cảm tương lai. Con người, thơ ca cố bức phá, cố vượt qua cái cố định, cái khuôn khổ bằng những lần ra đi, rong chơi vô định… nhưng rồi cũng hiểu ra rằng: mọi thứ đều phù du, đều thoáng qua, đều sẽ phải đi đến bờ tịch diệt.

Ôi phù du
Từng tuổi xuân đã già
Một ngày kia bến bờ
Đời người như gió qua.


Trên con đường “về” phải đi một mình, đường bỗng trở nên dằn vặt trong nỗi trống trải, cô độc. Nhớ cuộc đời, nhớ con người, nhớ những mối tình đã qua đi; rượu uống tràn môi cũng không làm nguôi ngoai nỗi buồn trần thế! “Trời cao đất rộng một mình tôi đi,một mình tôi đi. Trời như vô tận một mình tôi về với tôi”-TCS.

Không còn ai
Đường về ôi quá dài!
Những đêm xa người
Chén rượu cay
Một đời tôi uống hoài…


Chỉ tồn tại riêng mình nỗi buồn nhân thế. Bao nhiêu điều hạnh phúc, tươi vui, đằm thắm xin gửi lại cho nhân gian.

Trả lại từng tin vui
Cho nhân gian chờ đợi.

Tâm tưởng trải dài trong hoài niệm: những ngày tháng đã trôi qua, tươi đẹp, buồn phiền, mỏng manh, thoáng chốc.

Nhìn từng khi nắng ngời
Nhìn từng hạt mưa bay.


Tất cả, bây giờ như ở tận cùng cuộc sống, như đang dần dần tan biến khói mây.

Về lại nơi cuối trời
Làn mây trôi…


Không gian trong “Phôi pha” vượt khỏi không gian ba chiều thông thường, nó vươn tới chiều thứ tư: chiều tâm tưởng, không gian của cảm xúc, của tâm trạng, của nhân sinh quan, thẩm mỹ quan của tác giả.

“Phôi pha” thấm đượm không gian lữ thứ. Những lần ra đi, những bước chân giang hồ, những lần gặp gỡ, chia xa; nhiều hôm uống rượu một mình, nhiều hôm lặng lẽ trong vườn khuya…sống hết mình trong từng khoảnh khắc hiện tại. Bởi vì, trước sau cũng phải “Một ngày kia bến bờ, đời người như gió qua”.

Trịnh Công Sơn cũng từng nói về mình: “ Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”.

Do vậy, không gì sáng suốt hơn, thanh thản hơn là sự trở về!

Về ngồi trong những ngày
………………………….
Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời.


Đó thật sự là đích đến, là giới hạn cuối cùng của kiếp nhân sinh. Không có gì phải thản thốt, lo âu, luyến tiếc…

Bởi vì:
Đường trần đâu có gì.
Chỉ có :
Tóc xanh mấy mùa
Từng tuổi xuân đã già.


Phải biết quên đi những ám ảnh của tuổi tác và chuẩn bị tinh thần cho cái phút sau cuối của đời người. Hãy bình thản bước vào vườn khuya, tìm lại mình, tìm về với thiên nhiên cao rộng, nhẹ nhàng, êm ái…như người đi trước đã từng như vậy.

Có nhiều khi
Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa.


Không gian vũ trụ được thể hiện sinh động trong cách nhìn của người nghệ sĩ hết sức cao rộng như: lòng đêm, đường trần,cuối đời, đời người; vĩnh viễn bất tận như thời gian, thời tiết: trăng về, nắng ngời, mưa bay, gió qua -(thiên nhiên). Nhưng cũng hết sức ngắn ngủi, hữu hạn, loay xoay, không thoát ra được: Bao nhiêu năng rồi còn mãi ra đi/ Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt Rọi xuống trăm năm "một cõi đi về"(con người)

Ôi phù du
Từng tuổi xuân đã già
Một ngày kia bến bờ
Đời người như gió qua.


Chính vì thế, người-thơ-ca giục giã: Về! có đến bảy lần từ “về” được lặp đi lặp lại trong “Phôi pha”. Khi nhẹ nhàng, khi hối thúc, lúc thanh thản: mới về, đường về, thôi về đi, bước về, quay về, về lại, về ngồi… tất cả chỉ để khẳng định một điều: mọi thứ rồi sẽ phôi pha, chỉ còn lại một trái khác sống, biết sống, bình tĩnh đón nhận những biến thiên của cuộc đời với tấm lòng yêu thương tha thiết

Tác giả bài viết: Từ Quang


 

Văn hóa tranh luận và ngụy biện (5)



Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kỳ nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kỳ kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người trong chúng ta tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều càn rỡ về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho chúng ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, chúng ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và (hay) đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Chúng ta cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bình. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, chúng ta phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất [*]. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kì 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.

Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.



Bàn Tân Định

—————————-
Chú thích:

[*] Đơn cử về câu chuyện “Mèo chúa, mèo dân”, chuyện kể như sau: Chúa Trịnh có một con mèo mà Chúa rất đỗi yêu quí. Mỗi bữa ăn của mèo Chúa đều cho mèo ăn cơm thịt cá. Muốn chơi khăm Chúa, Quỳnh bèn bắt trộm con mèo của Chúa đem về nhà mình. Đến bữa ăn, Quỳnh đem ra hai đĩa thức ăn, một đĩa cơm rau, một đĩa cơm thịt, và Quỳnh cầm chiếc roi chờ đấy. Do quen ăn thịt cá nên con mèo của Chúa chạy ngay sang đĩa thức ăn quen thuộc của mình. Mỗi lần như vậy thì Quỳnh dùng roi quất cho con mèo rõ đau. Chừng vài lần thì con mèo thôi không dám bén mảng đến đĩa cơm thịt nữa, đói quá rồi cũng ăn cơm rau ngon lãnh. Tin Quỳnh ăn cắp mèo rồi cũng đến tai Chúa. Chúa sai Quỳnh đến hỏi cho ra cớ sự. Quỳnh lí lẽ: Mèo của chúa là mèo cao sang đài các, nên bữa ăn cũng sang trọng; còn tôi nhà nghèo, nên mèo tôi cũng chỉ ăn cơm rau. Bây giờ nếu Chúa bảo tôi đánh cắp mèo của Chúa, hãy thử đem ra đây hai đĩa thức ăn, một đĩa có thịt một đĩa chỉ cơm rau. Nếu mèo ăn cơm thịt là mèo của chúa, mà nếu nó ăn cơm rau thì là mèo của tôi”. Chúa ưng thuận bèn sai y truyền. Con mèo của Chúa vẫn theo bản năng của mình, nhưng khi thấy Quỳnh nhấp nhấp cái roi, nó sợ quá, bèn bước qua đĩa cơm rau ăn ngon lành. Quỳnh mới vỗ tay reo lên :”Đấy mèo của Chúa thì phải ăn thịt cá, còn mèo dân của tôi chỉ ăn cơm rau, thì rõ là mèo của tôi chứ tôi có đánh cắp mèo của Chúa bao giờ!”. Nói rồi Quỳnh đắc thắng ôm con mèo của Chúa đi thẳng, để mặc cho Chúa tức giận, biết bị Quỳnh chơi khăm mà không làm gì được.

Ở đây lí luận của Trạng Quỳnh phạm phải lối nguỵ biện “loại bỏ tiền đề” như đã nêu ở trên.

Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện(4)

Nhóm 7. Phạm trù sai

35. Hỗn hợp. Loại ngụy biện này thường dùng những đặc tính bề ngoài để suy luận cho một điều gì cá biệt. Ví dụ: “Xe đạp được làm bằng những dụng cụ nhẹ kí, do đó, xe đạp rất nhẹ”, hay “Xe hơi dùng ít xăng dầu và không gây ra ô nhiễm môi trường bằng xe bus. Do đó, xe hơi không gây hại cho môi trường bằng tác hại của xe bus.”

36. Tùy tiện, phi thể thức (ad hoc). Giải thích và lí lẽ là hai điều khác nhau. Nếu muốn xác minh A, và dùng B làm bằng cớ, thì câu phát biểu “A xảy ra bởi vì B xảy ra” là một lí lẽ. Tuy nhiên, nếu muốn xác minh một sự thật về B, thì câu phát biểu “A xảy ra bởi vì B xảy ra” không phải là một lí lẽ mà là một lời giải thích. Ngụy biện theo kiểu phi thể thức là hình thức dùng giải thích sau khi đã có sự thật mà sự thật không ứng dụng vào một bối cảnh khác. Thông thường ngụy biện phi thể thức được khoác vào chiếc áo lí lẽ. Chẳng hạn như nếu chúng ta giả định rằng Thượng đế đối xử công bằng với mọi người, thì những phát biểu sau đây là những lời giải thích phi thể thức: “Tôi mới hết bệnh ung thư”, “Cầu nguyện với Thượng đế đi, Ngài là đấng toàn năng”, “Nhưng Ngài có chữa trị cho những bệnh nhân ung thư khác không”, “À, Thượng đế rất huyền bí.”

Nhóm 8. Phi logic (non sequitur) và nhầm lẫn trong tam đoạn luận

37. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

38. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sài Gòn thì tôi đang ở Việt Nam. Tôi hiện không ở Sài Gòn, do đó, tôi không ở Việt Nam”.

39. Giả định hư. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kỹ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”

40. Ngụy biện bốn ngữ. ( Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

41. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 9. Các nhầm lẫn khác

42. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

43. Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

44. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”

45. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

46. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

47. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể là quái dở thế nào, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa.

48. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bặ bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên. Có khi nào anh thấy hai thú vật cùng giới tính giao phối với nhau không?”

49. Ngụy biện “Tu quoque”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

50. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác. Tuy nhiên, những ai thích tìm hiểu vấn đề ngụy biện thống kê có thể tìm đọc cuốn sách rất nổi tiếng của Darrell Huff, có tựa đề là “How to lie with statistics” (tạm dịch: “Làm thế nào để lừa dối bằng thống kê”).( còn tiếp)

Bàn Tân Định

Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện(3)

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Jim Baker là một tay đạo đức giả. Do đó, các tín đồ Cơ đốc giáo là giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người Phật giáo là vô thần. Anh là phật tử, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi ứng dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ Martin Luther King,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng người da đen hay sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường lẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”

Nhóm 5. Nguyên nhân giả

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.

30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Nhập nhằng

32. Lí lẽ mơ hồ. Dùng những chữ và lí lẽ mơ hồ, tối nghĩa là một hình thức ngụy biện, nhất là khi một chữ hay câu phát biểu được dùng với hai (hay nhiều hơn hai) ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, chữ “miễn phí” trong câu sau đây có thể có nhiều nghĩa khác nhau: “Có loại nhu liệu nào rẻ hơn nhu liệu miễn phí? Nhưng để duy trì tình trạng miễn phí, chúng ta cần phải có một hệ thống đăng kí và cung cấp giấy phép cho người dùng.” Một ví dụ khác về cách nói lập lờ là “Các hành động hình sự là bất hợp pháp, và tất cả các phiên tòa xử tội giết người là hành động hình sự, vì thế tất cả các phiên tòa này bất hợp pháp”.

33. Chơi chữ (Amphiboly). Ngụy biện bằng chơi chữ dựa vào những giả thuyết mơ hồ, nhập nhằng, do bất cẩn thận hay cách phát biểu sai văn phạm. Chẳng hạn như một phát biểu kiểu như “Giả thuyết: tin vào Thượng đế sẽ lấp đi khoảng trống tinh thần” là ngụy biện, vì người “lấp đi khoảng trống tinh thần” là một điều trừu tượng, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

34. Trọng âm (accent). Đây là một hình thức ngụy biện bằng cách dùng thay đổi ý nghĩa của một câu văn qua nhấn mạnh. Ví dụ như câu phát biểu “Chúng ta không nên nói xấu về bạn bè” khác với “Chúng ta không nên nói xấu về bạn bè” chỉ ở chỗ nhấn mạnh (gạch dưới). Người thờ ơ có thể hiểu sai điểm nhấn mạnh của câu phát biểu.( còn tiếp)


Bàn Tân Định

VĂN HOÁ TRANH LUẬN VÀ VẤN ĐỀ NGUỴ BIỆN(2)

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào Kinh thánh sẽ bị thiêu cháy dưới đáy địa ngục”, hay “Thôi được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi có giấy phép mang súng chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Thượng đế, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu Thượng đế hiện hữu!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.” Liên hệ với loại ngụy biện này là hình thức tranh thủ sự ủng hộ của đám đông để cố gắng cho thấy luận điểm của mình là đúng. Ví dụ: “Ai cũng biết Bộ Y tế làm là đúng, sao anh dám nói là sai? Hay là anh muốn nói chúng tôi là những kẻ ngu xuẩn?”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”, hay “Đối với Mỹ, anh chỉ có hai lựa chọn: thương hay ghét, trả lời đi!”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngờ nghệch. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của John Howard “Hiến pháp Úc đã tồn tại cả trăm năm nay, và xã hội ổn định, không có lí do gì phải thay đổi hiến pháp”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa marijuana, công chúng sẽ bắt đầu hút á phiện, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỷ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”

16. Đơn giản hóa vấn đề. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”( còn tiếp)


Bàn Tân Định

VĂN HOÁ TRANH LUẬN VÀ VẤN ĐỀ NGUỴ BIỆN(1)





Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các thể chế dân chủ và văn minh. Ở nhiều nước Tây phương, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này. Thành ra, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp. Chỉ cần xem qua những lần tranh luận trên các đài truyền hình (ở Úc chẳng hạn), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận (nhất là các quan chức) thay vì đương đầu với lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số lớn chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia, được xuất hiện trên ti-vi để bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một lần đóng kịch không hơn không kém. Nó là một kịch bản ngớ ngẩn đã được dàn xếp sẵn. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn. Thực ra, họ xuất hiện để được ghi nhận, để được [nói theo tiếng Anh] là “to be seen”. Đối với các chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia loại này, “to be seen” là một phương tiện sống còn của họ trong xã hội, là một cách nói “Tôi vẫn còn đây”. Điều này có nghĩa là càng xuất hiện nhiều trên ti-vi nhiều chừng nào càng đem lại lợi ích cá nhân cho họ. Thành ra, ti-vi ngày nay đã trở thành một tấm gương cho những anh chàng bảnh trai Narcissus hiện đại phô bày bộ mặt của họ, chứ không cống hiến gì nhiều cho một xã hội dân chủ.

Mà cũng chẳng riêng gì ở Úc, tình trạng nghèo nàn về tranh luận này đã và đang xảy ra ở Âu châu. Trong mấy tháng gần đây, giới khoa học Âu châu đang lên cơn sốt “Holocaust” (cuộc tàn sát người Do thái, trước và trong thế chiến thứ II). Bất cứ một nhà khoa học nào, nghệ sĩ nào dám chất vấn những quan điểm “chính thống” về thực phẩm, về bệnh AIDS, về cuộc xung đột ở Kosovo, về sự kiện hôm 11/9 ở Mĩ, hay về môi trường đều bị dán cho một nhãn hiệu là bạn của Nazi. Giáo sư Bjorn Lomborg mới lên tiếng chất vấn những con số thống kê về môi trường liền bị gắn cho nhãn hiệu “giống như Nazi”. Những ai dám chất vấn mối liên hệ giữa vi khuẩn HIV và bệnh AIDS liền bị tố cáo là “muốn cho thế giới này có một Holocaust thứ hai”. Thật vậy, ở Âu châu ngày nay xuất hiện một xu hướng mà những quan điểm đã được xem là “chính thống” thì không ai được chất vấn. Cái xu hướng này nó đang ăn sâu vào xã hội và giới truyền thông đến nổi một nhà trí thức Anh phải than phiền là nếu không ngăn chận, nó có cơ đem xã hội Âu châu quay trở lại thời Trung cổ, thời mà không ai dám chất vấn những gì Vatican phán.

Trong cộng đồng người Việt, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn. Rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận trong cộng đồng đã trở thành những cuộc chửi lộn, mà trong đó người tham gia tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là bản thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Một đơn cử, mới đây, những bài viết liên quan đến biên giới, thay vì bàn luận thẳng vào vấn đề, người ta có khuynh hướng công kích vào cá nhân người viết. Những danh từ, tính từ hết sức vô văn hóa được mang ra dùng cho tác giả. Thay vì dùng những chữ như Holocaust, Nazi, người Việt có những cụm từ đánh vào chỗ nhạy cảm của quần chúng. Trong hầu như những tranh luận liên quan đến Việt Nam, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo đức cao cả bằng cách gắn cho đối phương một trong hai cụm từ trên, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc. Tại sao anh dám nói chúng tôi sai? Anh là một tên phản bội dân tộc. Tức là, thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những luật lệ hay qui tắc quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Từ nhiều thế kỉ qua, giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lí lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lí luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể nhận dạng ra chân-giả.

Nhóm 1. Thay đổi chủ đề

1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông ta đang làm ăn với phía Việt Nam, tất nhiên ông ta phải nói tốt về Việt Nam”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu mà là logic của lời phát biểu. Một cách ngụy biện khác cũng dựa vào cách nói này là dùng một nhân vật khác, chẳng hạn như “Vậy thì chúng ta hãy đóng cửa nhà thờ cả đi. Hitler đã chắc hẳn sẽ đồng ý với anh.”
Hình thức ngụy biện thứ hai trong loại này là người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó. Ví dụ: “Anh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất ngưởng cả năm qua.”

Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh theo học trong một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế.” Đây không hẳn là một lí lẽ hư, nó có thể có liên hệ đến một nhân vật có uy tín trong một lĩnh vực nào đó, nếu người ta thảo luận về lĩnh vực đó. Chẳng hạn như phải phân biệt giữa hai phát biểu “Ông Hawking (Stephen Hawking, nhà Vật lí Lí thuyết đương đại nổi tiếng người Anh) kết luận rằng những lỗ đen (black holes) có thể phát ra phóng xạ”, và “Ông Penrose cho rằng xây dựng một cái máy điện toán thông minh là một điều có thể làm được.” Nếu ông Hawking là một nhà vật lí thì chúng ta có thể tin vào ý kiến của ông về những lỗ đen. Nhưng nếu ông Penrose là một nhà toán học, thì chúng ta có quyền chất vấn ông ta có đủ thẩm quyền để bàn về đề tài thông minh nhân tạo hay không?

3. Lợi dụng quyền lực nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Ví dụ như “Một viên chức tình báo trong chính phủ Úc cho rằng chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về sự hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách di chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ thuật giới ngụy biện hay dùng. Chẳng hạn như trong câu này “Được rồi, vậy anh không tin là có người ngoài hành tinh đã từng chi phối đến chính phủ Mỹ, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không,” đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!( còn tiếp)

Bàn Tân Định
 

Đặc khu ân ái

"Đặc khu ân ái" chính là những phòng được trang bị đầy đủ công cụ hỗ trợ "chuyện yêu", giúp các cặp vợ chồng nhanh chóng thụ thai được dành riêng cho các bệnh nhân VIP mắc chứng hiếm muộn tại Trung Quốc.




Bên trong một "phòng tân hôn thứ 2" thuộc "đặc khu ân ái" hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn quan hệ tình dục đúng cách để có khả năng thụ thai, sinh con của bệnh viện Trung Quốc.
Một bệnh viện tên là Songziniao ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung,Trung Quốc gây sốc cho dư luận khi gần đây mở cửa một đặc khu dành riêng cho bệnh nhân VIP bao gồm các cặp vô sinh hoặc gặp khó khăn trong việc thu thai. Đặc khu này gồm nhiều phòng được trang bị rất nhiều công cụ cần thiết để hỗ trợ “chuyện yêu” của các cặp đôi.
Những căn phòng như vậy được ví von là “phòng tân hôn thứ 2” với cách bài trí sang trọng và tất cả các đồ đạc trong phòng đều rất “gợi dục” nhằm kích thích và tăng “cảm hứng làm chuyện ấy” cho các cặp vợ chồng. Tất cả những nỗ lực này nhằm gia tăng khả năng thụ thai cho bệnh nhân.
Truyền thông Trung Quốc mô tả, đặc khu sang trọng, xa xỉ và có một không hai này là “đặc khu ân ái” bao gồm các phòng có diện tích khoảng 50 m2. Nội thất bên trong bao gồm đồ chơi tình dục, giường đôi và ghế băng có khả năng điều chỉnh giúp “chuyện yêu” của các cặp vợ chồng được trọn vẹn nhất. Ngoài ra, trong phòng còn treo nhiều tranh ảnh minh họa cấu trúc của bộ phận sinh dục của con người. Chưa hết, trong phòng cũng không thiếu các video dạy kỹ năng “yêu” – cung cấp các “bí kíp” giúp cải thiện đời sống tình dục các cặp vợ chồng hiếm muộn.
“Mục đích thành lập các phòng tân hôn thứ 2 là để tạo ra một môi trường thoải mái và tăng cảm hứng “yêu đương” cho các cặp vợ chồng mắc chứng vô sinh. Ngày nay do sự suy thoái của môi trường sinh thái ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều người mắc chứng vô sinh, hiếm muộn hoặc khó thụ tinh. Nói cách khác, việc thụ tinh, mang thai thực tế không còn là một chuyện dễ dàng đối với nhiều cặp vợ chồng. Trong khi đó, nhiều người Trung Quốc không biết rằng, việc mang thai cũng là công việc mang tính kỹ thuật. Tinh trùng chỉ có vòng đời từ 3 đến 5 ngày trong cơ quan sinh dục của người phụ nữ, trong khi đó, thời gian trứng chín chỉ diễn ra trong một ngày. Việc thụ tinh thành công để tạo ra một sinh linh mới khỏe mạnh phụ thuộc vào thời giạn, địa điểm và môi trường tinh trùng gặp trứng”, ông Wang Shengdong, Giám đốc bệnh viện Songziniao giải thích lý do và mục đích việc thành lập “đặc khu ân ái”.
Tuy nhiên, chi tiết gây sốc nhất phải kể đến là việc các chuyên gia trong quan hệ tình dục sẽ đến tận giường của các cặp vợ chồng hiếm muộn và đưa ra những lời khuyên cho họ về “các kỹ năng yêu” hiệu quả nhất để tăng xác suất mang thai. Theo các chuyên gia, một cuộc yêu thành công mỹ mãn sẽ giúp các cặp đôi dễ dàng thụ thai hơn. Cha đẻ của sáng kiến “phòng tân hôn thứ 2” cho các cặp hiếm muộn ở Trung Quốc cho biết, chi phí để trang trí và mua sắm đồ nội thất đặc biệt cho mỗi phòng lên tới 200.000 nhân dân tệ.
Do đó, khoản phí mà các cặp vợ chồng phải trả để được “qua đêm” tại đây cũng không hề rẻ. Theo đó, mỗi cặp sẽ phải trả ít nhất 880 nhân dân tệ cho một đêm “yêu đương” trong căn phòng đặc biệt thuộc “đặc khu ân ái”.
Một vị giáo sư về quan hệ tình dục tên là Peng Xiaohui của Đại học Huazhong Normal, người góp mặt trong chương trình “đặc khu ân ái” cho biết, họ từng nhận chữa trị cho một trường hợp hiếm muộn đặc biệt và đáng nhớ. Đó là một cặp vợ chồng có trình độ tiến sĩ sau 3 năm kết hôn mà vẫn chưa một lần thụ thai để có khả năng em bé. Nguyên nhân dẫn đến chuyện hiếm muộn của cặp đôi này thực sự khó tin và gây sốc với nhiều người.
Theo tiết lộ của Giáo sư họ Peng, sự thật oái ăm đó chính là, người chồng đã nhầm rốn của vợ mình là âm đạo. Trong một trường hợp khác, Giáo sư Peng cho biết, họ từng gặp một cặp vợ chồng công chức nhà nước hiếm muộn “hùng hục” quan hệ tới 7 đến 8 lần một đêm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và đau đớn, chỉ vì cho rằng, càng quan hệ nhiều lần thì khả năng thụ tinh và mang thai càng tăng cao hơn.
Tuy nhiên, vị giáo sư này từ chối xác nhận chuyện, các chuyên gia về tình dục sẽ đến tận giường của các cặp vợ chồng trong khi họ đang “ái ân” để đưa ra các lời khuyên thích hợp và bổ ích cho quá trình thụ thai của họ.
“Sinh một em bé khỏe mạnh chẳng khác nào một trận chiến và chúng ta không thể dấu giếm, ngại ngùng cũng như tránh xa chủ đề này như trước. Tuy nhiên, việc nói rằng, các chuyên gia tình dục tới tận giường trong khi các cặp vợ chồng “ân ái” để đưa ra lời khuyên rõ ràng đã được phóng đại lên. Hành vi này không phù hợp với đạo đức và văn hóa của người Trung Quốc. Chương trình của chúng tôi chỉ nhằm đưa ra các lời khuyên liên quan đến các kỹ năng yêu cũng như cung cấp các hình ảnh và video hỗ trợ các cặp vợ chồng quan hệ tình dục, chuẩn bị cho việc thu thai”, ông Peng khẳng định.
Ngoài ra, bệnh viện Songziniao cũng tự hào rằng, họ đã thành công trong việc giúp cặp vợ chồng một nhà văn có tên là Zhang Yiyi thụ tinh thành công. Theo đó, với chỉ một đêm “ân ái” trong “phòng tân hôn thứ 2” của bệnh viện, nhà văn Zhang đã làm vợ mang thai sau nhiều năm kết hôn và vận đủ cách mà vẫn chưa có tin vui.
Ngày nay, trong bối cảnh ngày càng nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc mắc chứng vô sinh hoặc hiếm muộn do ô nhiễm môi trường, áp lực công việc bận rộn cũng như do lối sống không lành mạnh trước khi kết hôn, các trung tâm điều trị chứng bệnh này đã mọc lên "như nấm sau mưa" ở khắp đất nước.
Dù chưa có bất cứ cuộc điều tra chính thức trên phạm vi toàn quốc nào được tiến hành nhưng theo các báo cáo của các chuyên gia, trong khi tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng thường xuyên quan hệ tình dục trong vòng một năm ở Trung Quốc rơi vào khoảng 3% vào đầu những năm 1980 thì nay đã tăng lên tới 14%. Người ta ước tính, ngày nay cả Trung Quốc có khoảng 10 triệu cặp vợ chồng cần các hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật để tăng khả năng thụ tinh, mang thai.

PHƯƠNG ĐĂNG Theo Infone