Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bình an

      

Tâm an hay cảnh an?

Khi ý thức được giá trị hạnh phúc chỉ luôn có mặt trong thực tại, ta mới chấp nhận dừng lại cuộc dông ruỗi đi tìm kiếm và nắm bắt những gì thuộc về tương lai. Như ăn cơm mà cảm thấy ngon, ngắm bình hoa mà cảm thấy đẹp, ngồi bên người thương mà cảm thấy ấm áp là chứng tỏ tâm của ta đang an ổn, đang giữ được mức quân bình, đang ý thức rõ ràng những giá trị hạnh phúc mà mình đã từng nâng niu và gìn giữ. Mặc dù cuộc sống là luôn đi tới, ta cũng không ngừng vận động và sáng tạo, nhưng đó cũng vì nhu cầu thiết yếu để tồn tại, hoặc có thêm chút hương vị mới cho vui, hay để góp thêm bàn tay xây dựng cuộc đời, chứ những điều kiện của hạnh phúc thì ta đã có trong hiện tại rồi.

Vấn đề là ta có nhìn ra chúng là điều kiện của hạnh phúc hay không? Tại vì cũng có những lúc ta ăn cơm không cảm thấy ngon, ngắm bình hoa không cảm thấy đẹp, ngồi bên người thương không cảm thấy ấm áp, và ta hay có khuynh hướng đổ thừa tại thức ăn, bình hoa hay người ấy, chứ ít khi nào ta chịu nhìn lại mình để thấy tâm của mình đang có khó khăn, có thể nó đang rơi xuống một vị trí rất thấp nên không còn khả năng quan sát hay nhận xét giá trị thực tại một cách nhạy bén và đúng đắn nữa. Đó là tình trạng tâm bất an, đang bị vướng kẹt hoặc bế tắc ở vùng nào đó trong tâm chứ không phải tại hoàn cảnh.

Thông thường tâm ta gắn kết chặt chẽ với hoàn cảnh, dễ bị tác động bởi hoàn cảnh, khi hoàn cảnh có xảy ra vấn đề gì thì tâm ta đều bị lãnh đủ. Tại vì ta đặt quá nhiều niềm tin vào hoàn cảnh, ta cho rằng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi nắm bắt được cái này cái kia từ những điều kiện thuận lợi bên ngoài. Giờ phút nào ta chưa toại nguyện, hoàn cảnh xảy ra hoàn toàn trái ngược với những mong cầu thì tâm ta không thể nào an được. Cho nên ta thường mơ hồ về bản chất của hạnh phúc, không biết nó có thật hay chỉ là một thứ ảo ảnh, vì nó cứ chợt gần chợt xa, chợt hiện chợt ẩn, chợt có chợt không. Hạnh phúc mà còn bị điều kiện hóa, còn lệ thuộc vào sự may rủi của hoàn cảnh, còn nằm trong sự ảnh hưởng quá lớn của đối tượng khác thì hạnh phúc đó không thật sự là của ta, ta không thể kiểm soát hay giữ nó mãi được.Tuy hạnh phúc ấy có thật nhưng bản chất của nó là tạm bợ.

Mà làm sao ta có thể kiểm soát được mọi hoàn cảnh, làm sao ta có thể bắt mọi thứ phải theo ý của mình thì mình mới toại nguyện? Đó là một ý niệm rất ngây thơ, vì bất kỳ một sự vật hay sự việc nào trong trời đất này đều xảy ra theo nguyên tắc của duyên sinh và nhân quả, nghĩa là nó luôn nương tựa vào vô số điều kiện bên ngoài và theo tiến trình có gây nhân thì phải nhận quả, mà tâm thức chưa vượt tầm của con người sẽ không thể nào tiên đoán chính xác được. Người xưa hay nói muốn thành tựu việc gì cũng phải dựa vào ba điều kiện lớn: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thiên thời là năng lượng của vũ trụ có sẵn sàng hiến tặng cho ta để cùng ta làm nên việc ấy hay không? Địa lợi là tình trạng xã hội như kinh tế, văn hóa, an ninh chính trị… có thích hợp để ta thực hiện kế hoạch to tát ấy không? Nhân hòa là mọi người có chấp nhận và ủng hộ ta không, hay là chống đối?

Thiếu một trong ba điều kiện đó thì ta không thể thành công được. Có khi những điều kiện trong ta đã sẵn sàng rồi, tài năng và bản lĩnh có thừa, nhưng điều kiện bên ngoài không thuận lợi thì ta cũng đành chịu. Và cũng có khi điều kiện bên ngoài đã đầy đủ cho ta rồi nhưng chính trong ta lại thiếu thốn, thiếu đức thiếu tài, thì cũng không thể làm nên sự việc, hoặc thành tựu rồi thì lại sớm vỡ tan. Vậy mỗi khi ta đặt ra mong muốn gì thì cũng phải biết nhìn trong nhìn ngoài cho cẩn thận. Cái mà ta có thể kiểm soát được chỉ là chính ta thôi, còn hoàn cảnh thì ta phải dùng tới hai chữ “hên xui”.

Nhiều khi trong cái xui nó lại chứa cái hên, và nhiều khi trong cái hên nó lại mang theo cái xui. Điều này có liên quan đến cách ta sử dụng những điều kiện hên xui ấy như thế nào, nghĩa là chính năng lượng tốt hay xấu trong ta sẽ thích ứng và gắn kết với điều kiện tốt hay xấu của hoàn cảnh hay của đất trời. Cho nên khi sự việc bất thành thì ta đừng có lo lắng hay khổ tâm, đừng gắng gượng chạy tìm mọi phương cách để thay đổi nó, vì ta sẽ không bao giờ làm được hoặc nếu làm được thì cũng rất mong manh. Thái độ khôn ngoan nhất là hãy trở về kiểm tra lại năng lượng của mình, mà năng lượng tốt hay xấu của ta do chính tâm ta sản xuất ra, vậy thì, nuôi dưỡng và giữ gìn những phẩm chất trong tâm quan trọng hơn là nắm bắt hoàn cảnh. Khi tâm an thì cảnh sẽ an.

Như vậy trước nay những khi ta có được trạng thái tâm an chính là do hoàn cảnh rất thuận lợi hay những người chung quanh rất dễ thương với ta. Nói cách khác là ta được toại nguyện nên tâm không còn khắc khoải mong cầu hay ray rức kháng cự điều gì nữa. Ta hoàn toàn chấp nhận những gì mình đang có trong hiện tại. Nhưng một khi điều kiện may mắn ấy không còn nữa, nó suy giảm hay thay đổi đột ngột, nên ta dễ dàng hụt hẫng và trở thành nạn nhân của khổ đau. Vậy nên ta hãy thường xuyên kiểm tra lại thực chất tâm an mà mình đang có, coi chừng nó đang bị điều kiện hóa, nó không phải là của ta. Cũng như ta hãy nhìn lại tâm bất an của mình, có phải nó đang bị hoàn cảnh tấn công hay không làm cho ta thỏa mãn? Hãy tìm cách buông bỏ thái độ bám víu ấy đi. Nên nhớ cái gì mà do hoàn cảnh đem tới là có thể thay đổi được, nó chỉ có giá trị nhất thời mà thôi.

Tâm an cảnh sẽ an

Khi tâm bình an thì những hạt giống tốt lành trong ta mới có cơ hội phát triển. Tại vì thường ngày ta hay sống bằng cảm xúc, bằng những phản ứng bảo vệ cái tôi ích kỷ của mình, nên nó che khuất những hiểu biết sâu sắc mà ta vốn có. Khi mặt hồ tâm phẳng lặng và trong suốt thì ta mới thấy hết những gì đang ẩn tàng trong chiều sâu tâm thức, lúc ấy ta mới biết mình nên làm gì hay không nên làm gì để mình có thể chế xuất ra những năng lượng tốt. Nói cách khác, lý trí là thuộc tính của tâm an và cảm xúc là thuộc tính của tâm bất an. Nếu biết cách giữ cho tâm an thì ta sẽ luôn hài lòng và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi hành vi cử chỉ của mình. Và điều đó có nghĩa là khi tâm bất an thì ta đừng nên quyết định hay làm bất cứ điều gì, chắc chắn ta sẽ hối tiếc sau này.

Khi tâm an ta sẽ nhìn lại nhận vấn đề ở một tầng hiểu biết khác. Ta không còn thấy sự việc bất thành hay đổ vỡ kia là điều quá kinh khủng, không còn thấy thái độ khó chịu hay lầm lỗi của người kia là đáng phải trừng phạt nữa. Cho nên khi tâm an thì ta không còn muốn thay đổi hoàn cảnh, ta có một khả năng có thể chấp nhận mà không thấy khó khăn hay đau đớn gì. Ta đã từng thấy có những người trông rất an ổn và vui vẻ, mặc dù trong họ đang có những mất mát rất lớn lao. Không phải họ đang cố gắng che đậy để trình diễn trước mọi người, mà chính nhận thức và dung lượng trái tim của họ đã giúp họ ôm ấp được hoàn cảnh. Đó là những người không đặt hạnh phúc của mình quá nhiều vào sự toại nguyện từ bên ngoài, nên khi hoàn cảnh bất toại nguyện thì họ không bị dễ khổ đau.

Tổ tiên ta đã từng nói “Tâm bình thế giới bình”. Khi tâm ta bình an thì năng lượng đó sẽ lên đường để xâu kết với những năng lượng bình an khác trong những con người khác hay trong vũ trụ này, nó có thể trở thành một hiệu ứng dây chuyền nếu điều kiện đủ cho nó xảy ra. Và khi tâm an thì ta nhìn đâu cũng thấy an, tuy đối tượng kia hay cả thế giới này còn nhiều biến động và phiền toái, nhưng ta vẫn không bị dìm xuống hay khổ đau theo, dù ta vẫn ý thức rất rõ tình trạng đang xảy ra và có ý chí muốn giúp đỡ. Cho nên thái độ khôn ngoan của một người biết sống là ta hãy luôn ưu tiên giữ gìn tâm bình an của mình, thà chịu để cho hoàn cảnh hư hao chứ nhất định ta không rao bán linh hồn mình. Ai đã trải nghiệm nhiều năm trong cuộc đời đều cũng thấm thía rằng chỉ có sự thanh thản và bình an trong tâm hồn mới là khát khao lớn lao nhất của con người.

Trong quá khứ ta đã từng sống thiếu tỉnh thức và hiểu biết, vì để nắm bắt những nhu cầu hưởng thụ cao cấp từ vật chất đến sự công nhận của người đời mà ta đã coi rẻ tâm hồn mình, đem tâm hồn mình ra cho hoàn cảnh hay kẻ khác giày xéo. Ta sẵn sàng nổi giận, hờn ghen, nghi ngờ, kỳ thị, độc tài, hơn thua và cả thù hận để có được cái này cái kia mà thực chất chỉ là những thỏa mãn cảm xúc. Ta chưa bao giờ có cơ hội để nhìn kỹ lại tâm mình, trừ phi bị thất bại hay mất mát chua cay, nhưng đó là những lần quay về trong muộn màng và choáng ngộp với những đóng tàn tro. Kết quả thường là buồn chán và tuyệt vọng chứ chưa bao giờ có một chương trình thanh tịnh hóa tâm hồn cho nghiêm túc.

Thôi ta về đi, về thu xếp lại những bề bộn trong tâm hồn, đừng tiếp tục lao tới phía trước để nắm bắt hay chứng tỏ gì thêm nữa. Chỉ khi nào tâm hồn ta lắng dịu, không còn những khắc khoải mong cầu hay chống đối, biết chấp nhận và thuận theo hoàn cảnh, ý thức giữ tâm hơn là giữ cảnh, thì ta mới nếm được chất liệu thảnh thơi và hạnh phúc chân thật. Nếu trong giai đoạn ban đầu rất khó giữ tâm trước những hoàn cảnh trái ngang, ta hãy tạm thời tìm cho mình một không gian đủ an ninh để tịnh dưỡng tâm hồn. Một con thú khi bị trúng thương thì nó lập tức rút về hang để liếm láp vết thương vì nó biết cơ thể nó có khả năng tự chữa trị, nếu nó không kềm chế nổi cơn thèm khát mà tiếp tục ra ngoài săn mồi thì sẽ bị kẻ khác tấn công hay chính vết thương ấy sẽ hủy diệt nó. Vì vậy biết lúc nào cần phải quay về nuôi dưỡng hay chăm sóc tâm hồn mình, sẵn sàng rời xa những hào quang hấp dẫn từ cuộc sống thì đó mới đích thực là kẻ trí.

Tùy thuận theo hoàn cảnh
Không buộc theo ý mình
Giữ tâm không giữ cảnh
Tâm bình cảnh cũng bình.

Minh Niệm

SIÊU LÝ ĐÀN BÀ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỮ GIỚI


TS. Trần Huyền Sâm
Lịch sử của nữ giới là một lịch sử câm lặng và giông bão. Tính từ thời điểm mà nhà Nữ huyền học người Italia - Catherine de Sienne ở thế kỷ XIV, đã lên tiếng đòi nhân quyền cho nữ giới, bằng cách viết 381 bức thư gửi các nhân vật quyền lực nhất trong Giáo hội, đến thời điểm 1960, với phong trào giải phóng nữ giới ở phương Tây, đó là một hành trình dài để gắn vấn đề nữ quyền với nhân quyền.

Một khi mà nữ quyền là nhân quyền, thì luận điểm tôi vừa nêu, không cần phải tường minh gì thêm. Ở bài viết này, tôi sẽ đề cập đến một số phiếm luận của các triết gia về phụ nữ và những “siêu lý” đàn bà - nhìn từ góc độ nữ giới.




Những triết gia phiếm luận về phụ nữ: Đàn bà, thiên thần hay ác quỷ?

Femme - đàn bà, hay là phụ nữ, được Henri Bénac - nhà lý luận người Pháp định nghĩa như là một sự bí ẩn và phức tạp, có tính hai mặt. Phụ nữ, phải chăng: “Nàng là thiên thần, hay nàng vừa là ác quỷ?”(1). Nàng sáng tạo ra thế giới và cũng là nguyên cớ hủy diệt thế giới. Nàng thống ngự cuộc hành trình nhân loại bằng một vũ khí đáng yêu và cực kỳ nguy hại: TÌNH YÊU và CHIẾN TRANH. Từ thời tiền Adam và hậu Adam cho đến nay, phụ nữ luôn được/bị nhìn nhận như vậy:

Đàn bà có thể cao hơn cả quyền lực, trí tuệ và sức mạnh; nhưng đàn bà cũng có thể bị xem là sự tầm thường nhất trong mọi sự tầm thường.

Phụ nữ, vì vậy đã trở thành một chủ đề bàn luận khá sôi nổi trong nhiều lĩnh vực của nghệ thuật, triết học và mỹ học. Những triết gia lớn vào loại bậc nhất thế giới, họ thường lấy phụ nữ, như một luận đề tường minh cho lý thuyết của mình. Và không ít những công trình trở nên bất hủ, nhờ vào việc “triết luận về đàn bà”. Có thể kể đến:Nhật ký của Augustin, Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết của Athur Schopenhauer, Siêu lý tình yêu của V.Soloviev,Bên kia thiện ác của Nietzsche, Giới nữ của Simone de Beauvoir…

Không biết, những triết gia vừa kể trên, họ hiểu phụ nữ trên những kinh nghiệm giới tính, hay trên kinh nghiệm của “ký ức huyền thoại”, nhưng từ mỗi góc nhìn, cho chúng ta những luận đề khá thú vị, pha lẫn sự kinh ngạc.

Aristotle - triết gia cổ đại Hy Lạp đã nhìn phụ nữ từ phương diện không hoàn thiện của giới tính: “Phụ nữ chỉ là một người đàn ông khiếm khuyết”. Tư tưởng này ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu bền ở phương Tây. Còn J. Bruyère, nhà phê bình người Pháp, nhìn đàn bà ở sự cực đoan: “Đàn bà là cái gì đó vô cùng cực đoan, họ hoặc vượt trội hoặc thấp kém hơn so với đàn ông”. Nietzsche, với vẻ hoài nghi và cảnh giác: “Trước lúc đến với đàn bà, mi đừng quên mang theo một cây roi!”.

Tệ hơn nữa, thánh Jean Chrysostome còn tỏ thái độ miệt thị: “Trong tất cả các loài dã thú, không có con nào là hại bằng đàn bà”. Ngược lại, thánh Augustin thì nói về phụ nữ, như một chiều sâu mê đắm, vô tận: “Muốn khám phá thân thể của một người phụ nữ, đầu tiên, phải hiểu tâm hồn của họ”; hay “Điều bí ẩn lớn nhất là trong nụ cười của người phụ nữ”. Phụ nữ, được thánh Augustin đề cao dưới nhiều góc độ: tâm hồn tinh tế, nhạy cảm; là hiện thân cho sắc đẹp và sự đam mê khoái lạc.

Nhìn chung, dưới mắt của các triết gia, phụ nữ hiện lên từ hai mặt đối lập: dịu dàng và gai góc; yếu đuối và mạnh mẽ; khờ dại và khôn ngoan… Có thể ví như một chú mèo với bộ lông dịu dàng, mềm mại, nhưng sẵn sàng giương móng vuốt, bất kỳ lúc nào. Họ rất mảnh mai, yếu đuối, nhưng cũng có thể trở thành sức mạnh vũ bão; họ chung thủy vô cùng, nhưng cũng là giống phản bội siêu hạng…

Trong lĩnh vực văn học – hội họa, phụ nữ được ví như một Nàng thơ, là Nữ thần nghệ thuật. Phụ nữ được đồng nghĩa với Bà mẹ Tự nhiên vĩ đại nhất, người mẹ của Đấng toàn năng, mà mọi vật được sinh ra từ đó.

Không ít tác phẩm văn học đã tôn vinh đàn bà. Thậm chí, họ có “một tác động kép”: vừa là đối tượng, vừa là tác nhân kích thích cho sự sáng tạo nghệ thuật được thăng hoa. Đó là trường hợp của George Sand - nữ văn sĩ nổi tiếng của Pháp thế kỷ XIX. Điều kỳ diệu nhất của G.Sand, đó là sự thăng hoa tình yêu vào nghệ thuật. Bà là người tình của hai danh sĩ nổi tiếng vào loại bậc nhất thế giới: nhà thơ A.Musset và nhạc sĩ F.Chopin. Nhờ tình yêu đam mê của G.Sand đã khơi dậy “tính chất thiên tài” của hai danh sĩ này.

Những bài thơ tình tuyệt diệu của Musset (Đêm tháng năm, Đêm tháng mười), cũng như những bản nhạc mê đắm của Chopin (Mưa, Mưa đêm…) là kết quả của sự thăng hoa từ mối tình với nữ sĩ G.Sand. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ở G.Sand, không chỉ là năng lượng yêu đương vô tận của một người đàn bà, mà đặc biệt hơn, bà còn tiềm ẩn một tình yêu rất khó lý giải: tình yêu của một người đàn bà - người mẹ. Những người tình của nàng là những đứa con nhỏ yếu đuối, dễ thương, cần được che chở…

Siêu lý đàn bà - từ góc nhìn nữ giới.

Thực ra, đàn ông và đàn bà luôn là những đối âm và hợp âm. Trong Kinh Thánh, có hai thuyết về sự nảy sinh của đàn ông và đàn bà. Đàn bà sinh ra từ cái xương sườn của đàn ông, vì thế, họ luôn bị lệ thuộc. Đàn ông lại sinh ra từ đức hạnh thủ tiết của đàn bà. Đức mẹ Đồng trinh Maria một mình sinh ra Chúa Giê-su mà không cần giao phối với bất kỳ một người đàn ông nào.

Những sự tích huyền thoại trên cho thấy, bằng những cách khác nhau, đàn ông và đàn bà đều khẳng định nguồn gốc của mình với một niềm kiêu hãnh của sức mạnh giới tính.

Khởi thủy, đàn ông và đàn bà đồng đẳng. Nam nữ là sự phối kết tự nhiên của vũ trụ “Thượng đế đặt sự ham muốn trong nam và nữ, với mục đích: thế giới phải được duy trì sự hợp nhất của nó… Ngày mà Chúa trời tạo ra con người, Ngài tạo nó theo hình ảnh của Chúa, tạo ra chồng và vợ” (2).

Thậm chí, theo thuyết Đất mẹ (là-Gaie), đàn bà đã là chủ nhân thống ngự thế giới đầu tiên. Điều đó đã được chứng minh qua chế độ Mẫu quyền (Đàn bà được lấy nhiều chồng).

Vì sao có sự phân biệt về địa vị xã hội, về vấn đề nhân quyền giữa nữ giới và nam giới?

Tôi nghĩ, một trong những nguyên nhân, đó là sự khác biệt về đặc điểm giới tính. Và đàn ông đã lợi dụng những đặc điểm này, để xác lập chế độ Nam quyền, áp đặt “thống ngự” nữ giới qua các giai đoạn lịch sử và các chế độ khác nhau. Sau đây, tôi thử phác họa một vài sự khác biệt về nữ giới và lý giải những nguyên nhân áp chế của đàn ông.

Nhìn từ góc độ giới tính, đàn ông và đàn bà có những khác biệt sau:

- Về đặc điểm sinh sản: Đàn bà là giống sinh sản, nhưng một năm chỉ có thể sinh con một lần, không thể nhiều hơn, trừ những trường hợp đặc biệt (nhiều thai nhi trong một bào thai). Đàn ông dù không trực tiếp, nhưng họ lại là giống có khả năng sản sinh vô tận. Và so với đàn bà, tần suất sinh con có thể gấp trăm lần. Theo điều tra của các nhà khoa học, một người đàn ông khỏe mạnh trong một năm, có thể sinh hàng trăm đứa con. Và chẳng cần nói đâu xa, câu truyền tụng “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” của ông vua Minh Mạng đã thấy rõ “năng lực vô tận ấy” của giống đực.

Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chế độ đa thê, cũng như chuyện ngoại tình phổ biến của đàn ông hiện nay. Soloviev giải thích hiện tượng này, nằm ở nguyên nhân của giới tính. Đàn ông là giống hữu thể, giống luôn luôn tiềm ẩn một năng lượng, khó kiềm chế: vừa chiếm hữu vừa chiếm đoạt đàn bà. Gieo rắc giống nòi và sở hữu đàn bà, đó là bản năng của đàn ông từ khởi thủy. Bởi vậy, chuyện ngoại tình của đàn bà là “trọng tội”, còn đàn ông, “không trở thành vấn đề”!.

-Về quan niệm trinh tiết: Với nữ giới, trinh tiết là một phạm trù để đánh giá đạo đức, phẩm tiết của một người phụ nữ, nhất là những nước phương Đông. Còn đàn ông, chưa có bất kỳ một chế độ hoặc một chủng tộc nào qui vấn đề trinh tiết vào phạm trù phẩm tiết. Chẳng ai dặn con trai của mình “nên giữ gìn cái ngàn vàng”, mà câu khuyên răn ấy chỉ dành cho con gái. Điều này có căn nguyên từ đặc điểm cơ cấu bộ phận sinh dục giới tính của đàn ông và đàn bà. Làm sao có thể “kiểm tra” được “trinh tiết” của đàn ông”? Dẫu họ có phóng túng bao nhiêu đi nữa, họ vẫn làtrinh nguyên…

Và lợi dụng những đặc điểm “hạn chế” này của giới nữ, một số bộ tộc đã đề ra những hủ tục rất man rợ, nhất là các nước chậm phát triển ở vùng Trung Đông (hiến trinh tiết của phụ nữ cho cha xứ trước lúc lấy chồng, “khóa” âm hộ nếu có chồng ra trận lâu ngày, thủ tiết, hoặc thiêu chết theo chồng, nếu chẳng may chồng chết…)

-Về mặt tính dục: Nam giới là bản nguyên chủ động, nữ giới là bản nguyên thụ động. Tư thế giao hợp trên/dưới, về một mặt nào đó, đã cho thấy tính quyền uy của đàn ông từ khởi thủy. Đàn bà là giống phục tùng. Đàn ông là giống thống ngự.

Mặt khác, về sinh lý, đàn ông hoan lạc trong khoảnh khắc; đàn bà là sự kéo dài dai dẳng. Điều này đã được các nhà tính dục học chứng minh: “Phần cơ bắp phụ nữ mềm yếu hơn đàn ông, nhưng năng lượng tình dục của đàn bà thì mạnh hơn rất nhiều… Là vô tận…”.

Chính hai đặc điểm này, mà từ lâu trong lịch sử, đàn bà trở thành nô lệ tình dục của đàn ông. Mục đích giao hợp, phần lớn, chỉ xảy ra hai trường hợp: nhu cầu sinh sản hoặc thỏa mãn khoái cảm dục tính cho nam giới.

- Về tư duy: Ngoài những đặc điểm trên, đặc tính thiên về cảm tính của phụ nữ, cũng khiến đàn ông lấy đó để miệt thị. Trên thực tế, không ít phụ nữ đã có những đóng góp to lớn về các lĩnh vực như triết học, khoa học và nghệ thuật. Những tác phẩm văn học thuộc vào loại hay nhất, được đọc nhiều nhất, lại là của nữ giới. Có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu thuộc về nữ giới như: Ruồi trâu, Đồi gió hú, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Cuốn theo chiều gió, Người tình… Đây là những tác phẩm được xem là những kiệt tác của văn học, được bạn đọc say mê qua các thời đại.

Umberto Eco - nhà ký hiệu học người Ý, tác giả của tiểu thuyết Tên của đóa hồng, sau khi đã nghiên cứu kỹ các tư liệu lịch sử về lĩnh vực triết học và tôn giáo, ông chứng minh rằng: “Không phải không có phụ nữ làm triết học. Thật ra, các bậc triết gia nam tử đã muốn quên các bà đi, có thể sau khi đã chiếm hữu tư tưởng của họ” (3).

Thật kinh ngạc khi Eco đã dẫn ra vô số tác phẩm của các nhà huyền học, triết học nổi tiếng đã bị vùi lấp trong các ngăn khố tư liệu mục nát, hoặc đã bị phái Kytô giáo “sẻ ra từng mảnh”. Có thể dẫn ra một vài tên tuổi trong số danh sách dài về các nữ triết gia nổi tiếng: Hypatia (K.370-415) – nhà triết học, nhà toán học lớn nhất thế kỷ VI, được cử làm viện trưởng trường triết học Plato tại Alexandria. Aspasia- nổi tiếng về Tu từ học, được Socrate tôn là bậc thầy. Temistolea-pithagoras (TK IV.TCN), người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử phương Tây được thừa nhận là một nữ triết gia.

Và đặc biệt là Catherine de Sienne (1347-1380) – nhà huyền học Italia, được phong thánh năm 1461 – người có những tác động sâu sắc đến các thế lực quyền hành trong Giáo hội đương thời…

Nói tóm lại, lợi dụng đặc tính “khiếm khuyết” của giới nữ, đàn ông đã xác lập chế độ nam quyền. Và qua các thời đại lịch sử và các chế độ khác nhau, bằng cách này hay cách khác, nữ giới luôn bị đè nén, áp bức và bị khinh miệt.

Cuộc cách mạng làm thay đổi căn bản địa vị của nữ giới, đó là phong trào giải phóng nữ quyền vào thập niên 60 - thế kỷ XX ở phương Tây. Sau hàng loạt các phong trào tranh đấu, vị trí của nữ giới đã được thay đổi khá triệt để và đồng bộ trên các lĩnh vực của xã hội.

Phụ nữ Việt Nam trong tương quan với phụ nữ thế giới

So với các nước phát triển ở phương Tây, vị trí phụ nữ Việt Nam chưa thực sự được khẳng định. Tuy nhiên, theo tôi, đặt trong tương quan với các nước phương Đông, như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và một số nước Trung Đông nói chung, phụ nữ Việt Nam vẫn được đề cao hơn.

Nếu xét về quyền công dân, phụ nữ Việt Nam cũng được thừa nhận khá sớm. Tôi đơn cử, ngay cả phụ nữ Pháp, một nước văn minh vào loại bậc nhất thế giới, phụ nữ được đi bỏ phiếu chỉ sớm hơn Việt Nam một năm (Pháp: 1945; Việt Nam: 1946). Tất nhiên, trong quan hệ gia đình và phân công lao động, sự tiến bộ của phụ nữ Pháp bỏ xa phụ nữ Việt Nam hàng thế kỷ…

Theo quan sát của tôi, tại công viên Luxembourg ở Pháp, cứ 10 người mang theo con nhỏ dạo chơi, thì đàn ông đã chiếm 7 người. Còn ở công viên Cung văn hóa thiếu nhi Lê Lợi ở Huế, cứ 10 người thì phụ nữ đã chiếm 8 người (Một sự đối trọng trong trách nhiệm chăm sóc con cái).

Cũng vậy, tại Cư xá dành cho sinh viên quốc tế tại Paris (Gọi là La Cité Universitaire Internationale de Paris), một cặp vợ chồng trẻ người Tây Ban Nha, cạnh phòng tôi, họ có sự phân công rất bình đẳng và rõ ràng trong công việc. Nếu chồng nấu ăn thì vợ rửa chén, và ngược lại. Thậm chí họ còn bình đẳng trong vấn đề tài chính chi tiêu.

Trở lại mối tương quan với phụ nữ châu Á. Hiện nay, các phong tục áp chế dã man đối với phụ nữ, như: cắt âm vật, hủy diệt nhi nữ ngay từ lúc vừa sinh ra, luật hồi môn khắt khe đối với phụ nữ vẫn tồn tại ở một số nước, đặc biệt là các nước Hồi giáo. Ở Ấn Độ, luật hồi môn đã trở thành một nỗi ám ảnh và hà khắc nhất đối với phụ nữ. Bởi vậy, số mệnh của đàn bà được quyết định, không phải là trí tuệ hay sắc đẹp, mà trước hết, phải là của cải. Nạn giết thai nhi nữ phổ biến tràn lan khắp đất nước Ấn Độ, vô phương cứu chữa…

Ở Việt Nam, địa vị và quyền lợi của phụ nữ ngày càng được khẳng định, thậm chí, còn có xu hướng nữ thịnh nam suy ở một số lĩnh vực như giáo dục và nghệ thuật.

Tôi nghĩ, muốn thay đổi địa vị nữ giới, phải thay đổi quan niệm của đàn ông về tình yêu, hôn nhân và tình dục. Thử tự hỏi, liệu trong mỗi chúng ta, tình dục đã thực sự trở thành nhân quyền của nữ quyền chưa? Ở các nước phương Tây, điều này được xem là nhân bản và rất được coi trọng. Còn Việt Nam, e rằng, sẽ trở nên lố bịch, khi đề cập đến vấn đề này…

_________________________

1. Henri Bénac, Dẫn giải ý tưởng văn chương, NXB Giáo dục, 2005.

2. V.Soloviev, Siêu lý tình yêu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2005.

3. Umberto Eco, Triết lý kiểu phụ nữ, trong Đi tìm sự thật biết cười, NXB Hội Nhà văn, 2004.

VÌ SAO TÔI GHÉT PHẢN ĐỘNG, DÂN CHỦ CUỘI


(http://www.yeutoquoc.org/threads/23/)

A ghét B, B chống lại C, B cho rằng A ủng hộ C, ủng hộ luôn những cái xấu tồn tại trong C.

Đó là một phép troll kinh điển nhất mà chúng tôi từng thấy.

Chúng tôi ghét phản động, bọn phản động chống lại Đảng, Nhà Nước, Nước Nhà và thế là chúng cho rằng chúng tôi ủng hộ Đảng, Nhà Nước vô điều kiện, ủng hộ (bao che) tham nhũng, tiêu cực, yếu kém ...vân vân ..., chúng chụp mũ chúng tôi là những Hồng Vệ Binh bảo vệ Đảng, ... và nhiều cái m
ũ đầy màu sắc khác.
Thế đấy.
Vâng, tôi ủng hộ Đảng, Nhà Nước, vì những điều tốt đẹp, những chính sách hay, ủng hộ vì hiện nay họ là lực lượng duy nhất đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khách quan.
Nhưng, chúng tôi rất ghét tham nhũng, ghét những tiêu cực, những yếu kém, vậy phải chăng chúng tôi phải đổi tên page thành : "HỘI NHỮNG NGƯỜI GHÉT BỌN PHẢN ĐỘNG, GHÉT THAM NHŨNG, GHÉT PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN, GHÉT VỪA VIẾT BÀI MÀ THẰNG BÊN CẠNH MỞ NHẠC TO QUÁ, GHÉT TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐÁNG GHÉT ĐỂ KHỎI BỊ CHỤP MŨ LÀ KHÔNG GHÉT ." thì các "bạn" mới hết troll ?
Khi nói ghét phản động, không có nghĩa là chỉ ghét phản động, chốt hạ nhé !

Vì sao chúng tôi ghét phản động ?
Vì phản động ghét cộng sản, ghét XHCN, ghét nhà nước ? KHÔNG HỀ
Chúng tôi ghét họ vì - Đến đây, tôi xin đồng ý kiến với Mr.Tèo của lichsuvn, xin mượn những lời lẽ sắc bén của anh trong bài viết 10 lý do và 5 điều khôi hài để khinh bỉ và căm ghét bọn rân chủ (có bổ sung và tóm lược) :

MƯỜI LÝ DO GHÉT:
1. Đây là những kẻ không có một hành động nào thực sự vì dân vì nước mà chỉ vì những toan tính cá nhân . Hành động và lời nói của chúng chỉ xoay quanh mục đích phe phái và phá hoại sự lãnh đạo của Đảng CSVN.

-------> Miệng nam mô bụng bồ dao găm .

2. Cách thức của bọn này là xuyên tạc, thổi phồng, bịa đặt ... Suốt 10 năm qua kể từ khi internet trở nên phổ biến, những trò bịp bợm của chúng quá nhiều để có thể kể ra , chủ yếu tập trung khai thác những người cả tin, thiếu hiểu biết hoặc bàng quan nhưng hiếu kỳ , thích nghe hóng.

Bạn Kakazil bổ sung thêm : đám rân chủ rất hay giả mạo thành đảng viên này, đoàn viên nọ để "phản biện dân chủ" đối với chính quyền. Sau đó lại tự chúng lấy đó ra mà khoe: "thấy chưa, đã có người giác ngộ dân chủ rồi". Chỉ một ví dụ nhỏ . Đó là vừa qua , Trần Huỳnh Duy Thức , đồng bọn của Lê Công Định bị bắt , lòi ra hắn là tác giả của một loạt bài như "Lời bộc bạch của một Đảng viên" , "Cán bộ lão thành đóng góp văn kiện đại hội Đảng" , "Đồng tiền Việt Nam đi đâu về đâu" ... Thật là trơ trẽn vô liêm sỉ không đâu kể xiết !

-------> Ngậm máu phun người rồi hể hả "tự sướng"

3. Internet bị chúng lợi dụng , thay vì góp sức vào xã hội để hướng mọi người dùng internet lành mạnh, có ích , chúng lại dùng internet như là công cụ cho những trò bỉ ổi của chúng . Có thể nhìn thấy không chỗ nào trên internet mà bọn này "tha" . Ngay cả những trang với mục đích chính là để giải trí , vui vẻ như Youtube , chúng cũng flood tràn ngập những thứ video thể hiện sự cực đoan và thô bỉ của căn bệnh chống Cộng . Chúng còn "tận dụng" cả những scandal thô tục để "tiên chiền". Địa chỉ email của bạn mà và otay bọn khủng bố internet này thì thôi rồi , ngày đêm nhận toàn là những lời lẽ rác rưởi sặc mùi rân chủ . Dù bạn có email bảo "bạn ơi , tôi sống xa nhà chỉ có email làm phương tiện liên lạc với gia đình. Bạn làm ơn tha cho tôi , email này là tôi dùng để liên lạc với gia đình tôi mà , bạn bomb mail như vậy rồi tôi thất lạc hết email của gia đình tôi" , nhưng chúng cũng mặc kệ lời nói lịch sự nhã nhặn của bạn .

-------> Mặt dày mặt dạn cố đấm ăn xôi ,

4. Chúng luôn miệng lên án CSVN thế này thế nọ , nhưng bản thân chúng thì còn "quá cha" người ta . Trong bất cứ vấn đề nào mà chúng lên án CSVN , mà chủ yếu là vu cáo , xuyên tạc và thổi phồng , thì chúng lại là "sư phụ" của CSVN về vấn đề đó .

-------> Gái đĩ đứng đường nói chuyện trinh tiết

5. Lợi dụng và xúi bẩy những người thiếu hiểu biết để làm lung xung bung cho chúng đứng nơi an toàn vỗ tay .

-------> Xúi con nít ăn cứt gà

6. Luôn phủ nhận lịch sử và thực tế chỉ để che giấu bộ mặt nham nhúa của những kẻ luôn đã , đang và sẽ sẵn sàng làm tay sai cho giặc ngoại xâm để phá hoại Tổ Quốc hòng mưu toan chính trị . Ngược lại , chúng không hề ngượng mồm vu cáo cho những người Việt Nam yêu nước đã , đang và sẽ luôn luôn gắn bó cùng vận mệnh Dân tộc , nhịn nhục hoặc hiên ngang đấu tranh vì Tổ Quốc , dù chết không lui .

-------> Vừa ăn cướp vừa la làng

7. Sự vô văn hóa của bọn rân chủ là không thể chối cãi . Chúng luôn miệt thị và xúc phạm CSVN , thậm chí cả nhân dân Việt Nam chỉ vì nhân dân đã đi theo sự lãnh đạo của Đảng CSVN mà làm nên những kỳ tích chói lọi , khiến bọn phản bội luôn phải thất bại trong cay cú. Lẽ dĩ nhiên chúng luôn nhảy dựng lên khi có ai đó bực bội mà lên án chửi rủa bọn chúng .

-------> Chí Phèo

8. Một mặt chúng mai mỉa sự tự hào về cha ông của người Việt Nam là "gặm nhấm quá khứ" , mặt khác chúng thể hiện bản thân chúng là những tên háo danh đến bệnh hoạn , tự tâng bốc nhau khiến người có hiểu biết phải phát ngượng . Những cái danh hiệu tự phong lẫn nhau của chúng nghe mới cải lương làm sao chứ ! "Luật sư thiên tài" , "ngôi sao dân chủ" , "anh hùng tranh đấu" , "tù nhân lương tâm" ...

-------> Mẹ hát con khen hay

9. Bọn rân chủ còn là những tên chuyên gia chia rẽ gây mâu thuẫn cả đối nội lẫn đối ngoại của Việt Nam . Với người dân trong nước , chúng tìm cách hạ uy tín của các lãnh đạo , của chính quyền bằng những thủ đoạn đồn đãi , tung tin bịa đặt , thổi phồng những vụ việc chưa rõ ràng hoặc không thể kiểm chứng. Với đối ngoại , chúng luôn muốn Việt Nam phải lệ thuộc vào phương Tây chủ của chúng nên một mặt ca tụng những thế lực từng đem bom đạn DỌNG lên đầu người Việt Nam không thương tiếc , chặt đầu mổ bụng đàn bà con nít , đem hàng triệu tấn chất độc tàn phá nòi giống và đất nước con người Việt Nam ; mặt khác , chúng tìm đủ mọi cách để kích động mâu thuẫn Việt - Tàu để hai nước ngày càng lúc càng thù địch . Bọn rân chủ "dày công" xúc xiểm xuyên tạc chính sách cố gắng nhịn nhục "tránh voi không xấu mặt nào" , "bán họ hàng xa hòa láng giềng gần" trong chiến lược đối ngoại đấu tranh mềm dẻo nhưng kiên quyết của chính quyền Việt Nam , chúng rêu rao đó là làm tay sai của Trung Quốc , "cắt đất nhượng biển" (sic). Chúng muốn lợi dụng lòng yêu nước và căm thù bọn béo của người Việt Nam để chia rẽ chính quyền và nhân dân .

Eddyfosman cũng bổ sung : như vụ khai thác thí điểm thử nghiệm chiến lược bauxite Tây Nguyên, bọn rân chủ đọc bài viết thảo luận và phản biện dân chủ từ báo Đảng báo Đoàn rồi chế biến lại, có 1 nói thành 10 , chăm chăm khai thác khía cạnh hợp tác liên quan đến Trung Quốc (không đả động gì đến dự án này còn có Úc và Mỹ tham gia). Một công ty Trung Quốc đứng đầu thế giới về khai thác nhôm trúng thầu xây dựng nhà máy chế biến alumin , bọn rân chủ ra rả là "CSVN bất chấp dư luận phản đối, cho Trung Quốc vào lấy nhôm Việt Nam đem về nước phục vụ "Đảng anh" (sic). Vụ này đám rân chủ hải ngoại giao khoán cho nhóm "minh chủ chị Ba chị Tư" Lê Công Định , Trần Huỳnh Duy Thức (tức Trần Đông Chấn chuyên sáng tác các bài viết đóng vai "đảng viên" ,"cán bộ lão thành") tung tin đồn nhảm tuyên truyền kích động với chứng hoang tưởng "đây là tử huyệt của CSVN" để "năm 2010 CSVN sẽ sụp đổ".

Gingerbread thì bất bình phát biểu : VN nhẫn nhịn TQ thì bọn rân chủ lu loa lên chính phủ ta nhu nhược, đàn áp dân oan, làm tay sai của TQ. Còn khi Polpot tàn sát dân mình, quân và dân ta phải đổ máu bảo vệ biên giới Tây Nam , sát cánh cùng quân và dân Cambodia giải phóng nước bạn khỏi họa diệt chủng, thì chúng mồm ba mép bảy rằng Việt Nam làm "con cờ cho LX chống TQ", "mở một cuộc chiến vô nghĩa", tạo cớ cho TQ đánh qua, trực tiếp "giết hại hàng chục đến hàng trăm ngàn dân Việt+ Campuchia".....v.....v......

-------> Khuấy ao lên bùn để thừa nước đục thả câu

10. Bọn rân chủ vốn hiểu biết về lịch sử , kinh tế, chính trị ... thể hiện sự lệch lạc , thiếu hụt rõ rệt , đi ngược lại với kiến thức nhân loại . Nhưng chúng luôn tự cho mình là đúng và tìm mọi cách nhồi kiến thức đó vào xã hội . Sự ngu dốt của bọn rân chủ cùng thái độ cuồng nhiệt và trái tim đen thui của chúng là lý do để chúng bất chấp mọi lẽ phải , không thể nào đối thoại và thảo luận trên tinh thần khách quan xây dựng .

-------> Đàn gảy tai trâu , nước đổ đầu vịt


NĂM ĐIỀU KHÔI HÀI

Một : bọn rân chủ chống Cộng nên hay ví Đảng CSVN với các triều đại phong kiến . Trong khi đó ai sống ở Việt Nam cũng đều rõ , tuy cơ chế quản lý còn nhiều bất cập khiến nảy sinh nhiều tiêu cực, nhưng cũng như hàng trăm quốc gia khác trên thế giới, chính quyền và Đảng CSVN là tập hợp của những người được lựa chọn từ nhân dân.
Để làm cán bộ, bạn phải tham gia chính quyền từ cơ sở , sau đó nếu cố gắng thì tiến lên địa phương rồi mới có thể vào trung ương. Con đường đó rõ ràng là thử thách không phải ai cũng làm được nhưng cơ hội là đồng đều cho tất cả mọi người (trừ một số trường hợp nhạy cảm mà quốc gia nào cũng xem xét , ví dụ ngành an ninh.) Người làm cán bộ theo nhiệm kỳ, hết nhiệm kỳ phải thôi chức để bầu chọn người khác thay thế. Và trong quá trình tại chức, nếu sai phạm thì bị khiển trách, xử lý, cách chức, hoặc kể cả ra tòa và đi tù theo pháp luật .

Trong khi đó, chế độ phong kiến là chế độ tập quyền của giai cấp quý tộc. Thời phong kiến, pháp luật chỉ là công cụ bảo vệ cho quyền lực tuyệt đối của vua chúa, và tài sản , con người của quốc gia là tất nhiên thuộc quyền sở hữu cá nhân của vua chúa . Có câu ngạn ngữ thời trước "vua xử bề tôi chết, bề tôi phải chết".

Hai : ngược lại với điều khôi hài thứ nhất , bọn rân chủ lại luôn tự cho mình là những người làm cách mạng giống như lực lượng Việt Minh (thời chống Pháp, chống Nhật) hay Mặt Trận Giải phóng Dân tộc (thời chống Mỹ). Chúng ta đều biết đó chính là những tổ chức đi theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam để đánh đuổi thực dân đế quốc và bè lũ tay sai , dành lại Tổ Quốc Việt Nam cho nhân dân Việt Nam . Ngày nay, dù đất nước muôn vàn gian khó , chính quyền và nhân dân ta đều còn rất thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý xã hội, nhưng làm sao có thể nói là người Việt Nam lại không muốn Việt Nam tiến bộ !? Làm sao có thể xem việc phản loạn chống chính quyền Việt Nam của một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập , ngẩng cao đầu trên trường quốc tế , lại giống với việc quân và dân Việt Nam chống giặc ngoại xâm , chống ách thực dân thuộc địa !?

Vậy mà, bọn rân chủ lại luôn cấu kết cùng các thế lực bên ngoài để tìm cách lật đổ chính quyền Việt Nam , hòng cai trị nhân dân Việt Nam. Chúng khôi hài luôn ví mình với ... Việt Minh , với những người Cộng sản đấu tranh chống Pháp , rồi lại chống Nhật , rồi lại chống Pháp quay lại , vẫn chưa hết , lại phải chống Mỹ ... đổ bao nhiêu máu xương mới thống nhất giải phóng dân tộc như ngày nay. Sau năm 1975 , lại hàng vạn máu xương Việt Nam đổ xuống để bảo vệ Tổ Quốc trên các chiến trường biên giới Tây Nam , biên giới phía Bắc , hải chiến Trường Sa ...

Ba : bọn rân chủ luôn dùng chiến lược kêu gọi đa đảng đa nguyên . Lý do là chúng không thể lật đổ Đảng CSVN bằng bạo lực hay chính trị , nên chỉ có cách dễ dàng và nhanh nhất là Việt Nam có đa đảng thì chúng nghiễm nhiên tham gia chính trường . Hình ảnh những người có tiền ở phương Tây nếu thích làm chính trị thì cứ vận động để được nắm quyền quả là hình ảnh hấp dẫn bọn rân chủ . Chúng cho hình thức bầu cử kiểu PR marketing thị trường đó là "dân chủ" . Chúng ảo vọng là nếu cứ dẻo miệng , "thành thạo" những thủ đoạn to mồm "sở trường" thì nhân dân sẽ nghe theo và bầu chúng lên làm tổng thống , thủ tướng ...

Nực cười ở chỗ , ai cũng biết là như thế , nhưng bọn rân chủ thì lại có màn khóc lóc , năn nỉ CSVN "anh ơi , anh cho đa đảng để em có cơ được ngang hàng chơi với anh"
Cũng nói thêm , hình thức tham gia chính quyền ở Việt Nam không phải là cứ có tiền làm chiến dịch vận động bầu cử là được . Như đã nói , bạn phải trưởng thành chính trị từ cơ sở (phường, xã ) . Sau đó, bạn lại phải cạnh tranh để được bầu lên địa phương (quận , huyện , tỉnh , thành). Cuối cùng , muốn làm lãnh đạo cao cấp bạn phải cạnh tranh với những ứng cử viên địa phương khác để có tên trong danh sách cán bộ cấp trung ương. Và mỗi cấp có một hình tức bầu chọn dân chủ tương ứng , không phải bầu chọn theo mô hình mass-media như phương Tây .

Lại so sánh thêm một điểm nữa có thể thấy là ở phương Tây , bầu cử mass-media cho phép lựa chọn ra tổng thống , thủ tướng và những người này có toàn quyền bổ nhiệm những ông ... ABC XYZ ở đâu đó vào những chức vụ cao trong ekip chính phủ của mình . Điều này dĩ nhiên là giấc mơ của những kẻ muốn mình sáng sớm ngủ dậy đã nắm quyền lực trong tay .

thành viên là những đại diện của quần chúng nhân dân lao động chiếm đại đa số xã hội, trưởng thành đi lên từ cơ sở đến trung ương . Nhằm phục vụ cho mục tiêu đòi đa đảng, bọn rân chủ thường nập nuận rằng " đa đảng mới có cạnh tranh chính trị"

Thế nhưng , khi muốn xúc xiểm Đảng CSVN , chúng lại tự mâu thuẫn với mình khi Bốn : Mô hình chính trị tại Việt Nam : Đảng Cộng Sản - Quốc Hội - Chính Phủ mà vẽ ra những câu chuyện về "phe Nông Đức Mạnh" , 'phe Võ Văn Kiệt" , "phe Nguyễn Tấn Dũng" , "CS miền Bắc , "CS miền Nam" , nào là "dằn mặt" , "thủ tiêu" , "răn đe" ... lẫn nhau . Vậy như thế có nghĩa bọn rân chủ tự nhiên chứng minh rằng nền chính tri ở Việt Nam là có sự cạnh tranh rất quyết liệt . Và muốn đứng vào một cương vị lãnh đạo , bạn phải hết sức thận trọng để tránh bị đối thủ khai thác sơ hở, đồng thời phải thật sự có tài năng để thuyết phục số đông ủng hô.

Video : Đài truyền hình rân chủ SBTN hải ngoại thỉnh thoảng lén lút dùng những video quay cảnh ở Việt Nam rồi dựng thành phim xuyên tạc , bịa đặt . Trong video clip này, chúng lợi dụng tình hình người dân Hà Nội bị gián đoạn điện nước , internet vì trận lụt lịch sử để bịa ra câu chuyện hoang tưởng "phe CS thân Mỹ đảo chính phe CS thân Tàu" (sic) http://www.youtube.com/watch?v=AnWAmdB7B18 . STBN bình luận rằng sự tranh giành quyền lực giữa "CS Hà Nội" và "CS Sài Gòn" sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Đảng CSVN. Khôi hài chưa , nập nuận này khác gì nói rằng nếu VN có nhiều đảng phái tranh giành nhau thì nền chính trị Việt Nam sẽ sụp đổ hoặc lệ thuộc vào ngoại bang (!?)

Năm : bọn rân chủ bị mờ mắt bởi những kêu gào quyền lực nên thường nói và làm mâu thuẫn lẫn nhau . Một mặt , chúng cho rằng Việt Nam không có tự do báo chí , không có tự do tôn giáo , mặt khác , những hành động của chúng lại cho thấy báo chí Việt Nam rất cởi mở và tiến bộ , đồng thời đời sống tôn giáo của nhân dân là thực sự dễ chịu .

Những tiêu cực mà bọn rân vẫn ngày đêm "khóc mướn" cho nhân dân Việt Nam (dù không ai mướn) , lại hoàn toàn copy từ các báo Đảng , báo Đoàn , thậm chí ... báo Đội . Gingerbread bổ sung : đã vậy, bọn rân chủ rất lưu manh và vô đạo đức trong việc này, nói mâu thuẫn mà không biết ngượng. Chúng luôn bảo báo đài ở VN l-à được chỉ đạo, không có tự do. Nhưng nếu thấy báo đăng về tham nhũng thì chúng bảo chính phủ sẽ giấu nhẹm hết đi, cho "chìm xuồng". Còn nếu thấy ông A bà B nào bị bắt vì tham nhũng thì bảo là "chốt thí" rồi nặn ra cái ný nẽ là "quan lớn còn ăn nhiều hơn".

Thực ra , bọn rân chủ rất muốn phát hành riêng những tờ báo của riêng chúng để tha hồ mà bịp bợm người dân . Nhưng chúng ta cũng biết rằng , bọn này không hề tuân thủ pháp luật . Những khi bị xử lý theo pháp luật Việt Nam vì những thông tin sai trái , chúng thường bảo đó là không có "tự do" . Vậy thử hỏi , thứ "tự do" mà chúng đang "đấu chanh" đòi bằng được đó là thứ tự do gì ? Tự do theo cách của riêng chúng , phục vụ mục đích cá nhân và phe nhóm của chúng hay tự do vì lợi ich Tổ Quốc ?

- Những việc làm quá trớn bất chấp luật pháp của những thiểu số Cong giáo , Tin Nành , của cái gọi là Giáo Hội Phật giáo VN TN ... thường được chính quyền xử lý rất nhẹ nhàng với mục đích muốn cải hóa những kẻ cuồng tín hoặc núp bóng tôn giáo , phục vụ cho mục tiêu Đại Đoàn Kết Dân Tộc . Chúng đắc trí cho rằng "CSVN sợ" . Còn khi sự vi phạm pháp luật quá đáng bị ngăn chận thì chúng lại hô hoán bảo "bạo quyền khát maú", phải lên tiếng kêu gọi "cộng đồng quắc tế" can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Cái máu "rước voi mà giày mả tổ" , "cõng rắn cắn gà nhà" của Lê Duy Kỳ (tức Chiêu Thống) , Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Trần Thiểm Lại ... quả là chảy quá mạnh trong não bộ bọn rân chủ.

Bạn thử nghĩ xem , khôi hài hay đáng phỉ nhổ ?


Ban Admin HNNGBPĐ

NÓI THẬT VÀ NÓI DỐI


LâmTrực@


Mới nghe, tưởng như đùa về một câu hỏi: "Có nên lắp máy kiểm tra nói dối ở Việt Nam"? Nhưng tôi nghĩ, đây là câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc. Nói dối đã trở thành bệnh của chúng ta. Thật xấu hổ khi chúng ta giáo dục con cái phải trung thực, nhưng chính chúng ta lại làm ngược lại. Đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề.


Theo Soha.vn thì vừa có một điều tra về bệnh nói dối ở Việt Nam. Kết quả của nó làm chúng ta rùng mình. Trước khi bàn về bệnh nói dối, chúng ta hãy thử nghe những lời nói thật cay đắng:


1. Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ QH ngày hôm qua, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội đã công bố một chi tiết đặc biệt: "Có đồng chí Bí thư huyện uỷ phấn khởi báo cáo năm nay huyện em có thêm ba xã nghèo. Có gia đình được đưa ra khỏi danh sách nghèo liền phản đối quyết liệt". Rõ ràng, niềm vui của vị bí thư huyện uỷ kia là...rất thật, vì huyện của ông ta sẽ được cấp thêm kinh phí xoá đói giảm nghèo. Niềm vui được... ở trong diện nghèo của một số gia đình kia cũng rất thật, vì họ đã quen há miệng chờ... sung rụng. Tất nhiên, để có được niềm vui ấy, họ đã phải nói dối tới từng chi tiết.


2. Cũng lâu lắm rồi, ngay tại nghị trường Quốc hội, ông chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trịnh Hồng Dương, khi đề cập đến tình trạng bất cập của luật pháp, đã lỡ miệng nói thật: “Ở nước ta án dân sự xử thế nào cũng được”. Hơn 10 năm sau đó, câu nói “nổi tiếng” của ông vẫn được đưa lên “bàn mổ” vì nó rất thật.


3. Mới đây, ông Nguyễn Xuân Anh, Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng cũng nói rất thật: “Ở thành phố du lịch thì không thể không có mại dâm”. Lời nói thật nhưng thiếu đi sự khôn khéo của một người làm chính trị đã mang lại cho ông nhiều tấn gạch đá từ phía những người có kinh nghiệm, và chắc chắn là có con số "không nhỏ" từ bộ phận chuyên nói dối.


4. Ông Lê Khắc Ghi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Đắk Nông cũng được đưa lên trang nhất của nhiều tờ báo cùng những comment bực dọc của độc giả khi ông rất thật với câu: “Ngày xưa, mỗi tháng tôi còn đọc vài tờ báo, vài quyển sách chứ những năm gần đây, nói thật tôi không đọc, sách khoa học cũng không chứ đừng nói gì đến báo chí, hoàn toàn không đọc đâu các đồng chí ạ!”. Lẽ dĩ nhiên, ông Ghi trở thành hotboy bất đắc dĩ để thiên hạ dè bỉu.


Lời nói thật thì cay dễ gây cay đắng như thế, nhưng lời nói dối thì lại thì lại có dư vị rất ngọt ngào. Ngọt ngào đến nỗi nó có thể trở thành một trào lưu mới trong xã hội. GS.TS Khoa học Trần Ngọc Thêm, giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng (ĐHQG TP.HCM) vừa công bố một kết quả nghiên cứu rùng mình: Tỉ lệ nói dối cha mẹ của học sinh cấp 1 là 22%, cấp hai là 50%, cấp 3 là 64%, sinh viên là 80%. Như vậy, càng lớn, càng học cao càng nói dối khỏe.


Có một điều cần chú ý là bệnh nói dối không hề sợ độ cao. Những thông tin này toàn phát ra từ miệng những người có trách nhiệm cao và độ dối - thật của nó thì hẳn ai cũng biết: Không phát hiện mại dâm ở Quất Lâm, Đồ Sơn; Việc chạy chức ở Hà Nội chỉ là tin đồn thất thiệt; Chỉ phát hiện 1-2 vụ tham nhũng rất nhỏ ở mức xử lý hành chính sau khi tiến hành tới 804 cuộc thanh tra...


Nếu không lầm thì ông nghị Dương Trung Quốc đã từng khẳng định: “Tôi cho là trong sâu xa, nhiều cán bộ đã đánh mất một phẩm chất rất lớn của con người nói chung, đó là liêm sỉ. Với họ, nói dối, chối tội là việc rất đơn giản và có cảm giác như cơm bữa.” Cần nói thêm, nhận định đó không mới, chỉ là sự nhắc lại những gì mà dân gian đã nói: Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt/ Lọt luồn lươn lẹo lại lên lương.


Sự kiện mới nhất, xảy ra ở Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An, giáo dân Trại Gáo bị xúi bẩy đã tiến hành gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật, đả thương nhiều cán bộ của chính quyền, nhưng ông Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, thay vì phản ánh trung thực sự kiện để ổn định tình hình, đã lại nói dối tới mức trơ trẽn rằng "chính quyền đán áp dã man giáo dân". Lời nói dối ấy, ngay lập tức nhận được thái độ căm phẫn của những người dân lương thiện, bởi sự thật chỉ có một. Nhưng thật đáng tiếc, lời nói dối của ông Nguyễn Thái Hợp lại có vẻ bùi tai với những kẻ đang rắp tâm chống lại đất nước và những người bị mê hoặc bởi thần quyền giáo lý. Điều nguy hiểm là hành vi nói dối của vị giám mục này sẽ là tấm gương để những giáo dân nói theo, bất chấp luân lý, đạo đức và pháp luật.


Tờ SoHa đưa ra một ví dụ, viện Duma Quốc gia Nga mới đây, khi sửa đổi Luật Chống tham nhũng đã phải đưa vào điều khoản: Các quan chức chính phủ bắt buộc phải bị kiểm tra bởi máy phát hiện nói dối. Trước đó, một đợt kiểm tra quan chức nói dối từng diễn ra tại Kazan năm 2007 - kết quả là chính quyền thành phố đã sa thải 80 nhân viên. Vậy, có nên lắp máy phát hiện nói dối công suất lớn ở Việt Nam?
--------------
Bài có sử dụng tư liệu của SoHa

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Nhét một căn phòng vào hạt cát







Người đàn bà đó kể rằng bà đã ăn trứng kiến, trong chuyến du lịch những thành phố Mễ. “Họ dùng trứng kiến làm nhân bánh pa-tê-sô”, bà ta nói, “Nó ngon, nó ngon, ngon hết cái mặt.” Vừa nói bà ta vừa lấy tay xoa xoa hai gò má, xoa từ miệng lên thái dương, để diễn tả cái ngon hết biết, hết xiết đó. Trông bà ta thật hạnh phúc, vui sướng khi gợi nhớ lại cảm giác khoái khẩu. Cảm giác ngon ấy, ngon từ trong miệng ngon ra “hết cái mặt” hẳn là tuyệt vời, tôi chưa bao giờ biết đến cái ngon đó, cũng chưa bao giờ nghe nói về cái ngon với vẻ nồng nhiệt như thế. Trong nhiều năm tôi tò mò muốn thử một lần cho biết nhưng lùng không ra món pa-tê-sô trứng kiến đặc sản ấy. Hỏi những người bạn cũng không ai biết món này, tuy họ sinh trưởng ở Acapulco, Tabasco, Chihuahua, Mazatlan… Có người còn ngạc nhiên quá đỗi vì không nghĩ đến chuyện kiến đẻ trứng và không biết kiến có thể dùng làm thức ăn. Trứng kiến, chắc là nhỏ lắm, làm sao nhìn thấy được, để mà đủ một bữa? Họ nói vậy. Rồi họ hỏi cha mẹ họ và cũng chẳng ai biết món ăn này.

Lần nói chuyện đó tôi cứ tưởng ở Mễ đầy dẫy những nhà hàng bán món trứng kiến, cũng như ở Mỹ mỗi góc đường đều có tiệm bán hamburger. Giá như lần đó tôi chịu khó hỏi kỹ hơn, tên thành phố, tên quán ăn, địa chỉ và số điện thoại, hay email hay website. Bây giờ thì chịu! Người đàn bà kể câu chuyện ăn trứng kiến thì đã biến mất từ đó.

Vì vậy khi cơ hội đến một cách tình cờ nhất, hãy hình dung tôi phấn khích ra sao.

Những con kiến, vào những ngày mưa bão, chui vào nhà tôi. Chúng chui từ cống rãnh lên và xuất hiện đầy bồn tắm. Tôi hiểu rằng chúng đi lánh nạn và thường tôi để yên chúng vì tôi có cảm tình với những sinh vật nhỏ bé chăm chỉ và tôi khâm phục cách chúng tổ chức một mô hình xã hội ưu việt hơn hẳn loài người. Chỉ khi tắm gội thì bắt buộc tôi phải làm chúng kinh hoảng, thậm chí sát hại chúng ngoài ý muốn.

Chiều hôm đó tôi vào phòng tắm và thấy chúng đẻ trứng. Từ khoang bụng của những con kiến tuồn ra những viên trứng tròn. Những hạt trứng đen, tất nhiên, đen như kiến. Trứng khá to so với kiến mẹ. Thì ra cái mà tôi thấy là những cục dính chùm, không phải một mà cả trăm cái trứng, đùm vào nhau nhờ nước miếng của kiến mẹ. Một chùm trứng có kích cỡ bằng hạt cát, tương đương với thân thể một con kiến thợ. Thật kinh hoàng khả năng chứa đựng cưu mang của chúng.







Chúng đẻ liên miên trong bồn tắm của tôi. Đẻ trong bồn, trên vách tường, giữa khe cửa kéo… Tôi đứng im rất lâu nhìn chúng đẻ. Từ những chùm trứng nở ra những ấu trùng, những ấu trùng biến ra kén, rồi kén nở ra những con kiến li ti, như chúng chui ra từ hạt cát đen. Những con kiến nhỏ này lớn dần, tăng trưởng, mang thai, rồi chúng lại đẻ ra trứng nữa.

Mình phải ăn những cái trứng này trước khi chúng nở thành kiến và bò ngập tường. Tôi tự nhủ. Tôi bắt đầu gom trứng lại. Ngoài trời mưa bão và hệ thống cống rãnh có vấn đề. Nước trong bồn dâng ngược lên và tôi chỉ việc vớt những bọt trứng lềnh dềnh trên mặt. Tôi cũng cẩn thận gỡ chúng từ vách tường. Cũng có khi chúng rơi xuống nước và tôi khoắng tay vớt tiếp.

Trong khi tôi gom trứng thì kiến cũng tiếp tục đẻ tiếp.

Tôi nghĩ đến món bánh pa-tê-sô của người đàn bà kia, lời nói bà ta, hành động xoa xoa tay trên má của bà ta, miệng bà ta lúc đó ứa nước bọt ra sao, vẻ rạng rỡ ra sao, cái ngon lan ra hết mặt ra sao… Tôi ứa nước miếng. Tôi thèm cảm giác ngon của bà ta. Tôi không biết làm pa-tê-sô, tôi nghĩ mình có thể chế nó ra món nhậu gì đó để lai rai với rượu. Ăn sống như sushi trứng cá hoặc trộn vào cơm như chirashi của Nhật. Hay như caviar đen muối uống với champagne thì sang. Hay lăn bột như món dòi lúc nhúc chiên của Pháp? Nhưng chiên thì e mất đi mùi vị thật của trứng kiến, chỉ còn vị béo của dầu rán. Thật không gì bằng ăn sống, nhưng tôi không có saké ở đây, sẽ mất ngon đi. Nhưng gì thì gì, phải quyết định nhanh vì kiến không ngừng đẻ trứng và trứng không ngừng nở thành kiến. Đến độ tôi chóng mặt giữa kiến và trứng, không biết nên chọn, nên bắt, nên vớt cái nào.

Tôi khởi sự bắt tay vào việc: xắn tay áo, cho dầu ăn vào chảo, hành ta và tỏi bằm nhuyễn, chảo thật nóng, thả trứng kiến vào. Tôi đang làm món gì đây? Tôi cũng không biết. Chỉ làm theo linh cảm và quán tính. Đảo thật nhanh, trộn đều trứng kiến và tỏi bằm, mùi thơm bốc lên, mỡ bắn vào tay tôi. Có lẽ tôi đang rang muối? Vì vậy nên tôi rắc thêm muối tỏi lên, nêm chút bột ngọt. Trứng từ màu đen giờ chuyển sang vàng rộm. Đổ nhanh ra đĩa, cho vài giọt bơ dậy mùi, rắc thêm hành lá, ngò tiêu. Voilà. Một món nhậu nhanh, tân kỳ, hiện đại, trân quý, giàu chất đạm. Tôi sẽ nhậu với bia. Tôi tìm một trái ớt hiểm và nghĩ giá mà có cà cuống thì tuyệt vì côn trùng đi với côn trùng rất hợp.

Tôi ngồi xuống và chuẩn bị ăn.

Bây giờ tôi mới để ý đến nơi tôi đang ngồi ăn. Luôn luôn không gian quanh bữa ăn rất quan trọng đối với tôi. Thường trước khi ăn, tôi vẫn sắp xếp cho mình một góc ngồi ấm cúng, ngăn nắp, và thoải mái. Bàn ăn luôn phải có hoa tươi, dù chỉ là hoa dại hái ngoài đường, hoặc những nhánh lá xanh ngắt từ vườn. Ngoài bình hoa và thức ăn thức uống, tuyệt nhiên không vương vãi một vật gì khác. Trước khi ăn mà còn một cây bút, một tờ giấy, tôi cũng phải cất ngay. Trên bàn còn dính một vệt ố, một giọt nước thì cũng phải lau đi rồi mới dọn đồ ăn ra. Tôi thừa hưởng cái tính này từ gia đình. Trong nhà, chúng tôi coi việc ăn bằng mắt cũng quan trong không kém ăn bằng miệng. Có những nguyên tắc về cách trình bày một bữa ăn, như hình thức của một nội dung, mà mình không thể nào bỏ qua. Chẳng hạn như: ăn thức nào thì phải dùng đúng loại đĩa chén phù hợp; các thứ gia vị muối, tiêu, mù tạt, tương ớt dùng xong phải để lại ngay vào cái khay gỗ trên bàn, y như ngoài tiệm. Nếu có nhiều món, hễ ăn thứ nào xong thì phải mang ngay đĩa chén ấy vào bếp, để bàn ăn lúc nào trông cũng như mới dọn. Cha mẹ tôi còn kỹ tính đến độ, khi ăn mà lỡ tay nhểu một giọt nước mắm lên bàn, là phải đứng dậy lấy giấy thấm đi, vứt vào thùng rác, rửa tay, rồi mới ngồi ăn trở lại được. Nếu mà có phải nhằn xương, hay bỏ vỏ, thì xương ấy vỏ ấy phải bỏ ngay vào một cái chén, rồi lấy nắp úp đậy lại, thì mới nuốt trôi bữa ăn. Vì cái tính đó nên chúng tôi rất sợ cảnh tượng ăn uống trong các nhà hàng Việt Nam. Các loại tiệm bò bảy món thì khỏi nói: thực khách miệng nhai nhồm nhoàm; tay bốc lia lịa rồi thì nhúng, cuốn, chấm, chùi…; bàn ăn ngổn ngang các thức rau sống, nước, bánh tráng, và các loại nước chấm, mắm nêm, mắm me vương vãi; sàn nhà thì đầy rác và mỗi bước đi đều rin rít mỡ nơi gót giày. Vì vậy sau này chúng tôi chỉ thích ăn ở nhà, và thậm chí mỗi người ăn một mình, để mọi thứ chu đáo theo ý muốn, vì mỗi người lại khó theo một kiểu khác. Tôi nếu có mời ai đến ăn, thì cũng phải cố xuề xòa đi, để người ta đừng để ý hay cho là mình khó quá. Những lúc đó trong lòng tôi rất khổ tâm, vì chỉ ăn một mình thì mới thấy ngon, vừa ăn vừa nghe nhạc êm dịu, đọc một đoạn sách, thỉnh thoảng nhấp một ngụm rượu, ngắm hoa trong bình, và ngẫm nghĩ về toàn thể bữa ăn đang có. Địa điểm ăn và không khí ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong chuyện ăn của tôi, có lẽ cũng quan trọng như không gian viết của nhiều người viết chuyên nghiệp vậy.

Chính vì thế mà tình huống hiện nay làm tôi ngạc nhiên. Cái bàn tôi ngồi, cái phòng tôi ăn, cái bếp tôi nấu, tất cả đều không đạt tiêu chuẩn.

Tôi đang ăn trong một căn phòng rộng, rất rộng, và trơ trọi nữa. Sao lúc này tôi mới để ý. Hay là mãi sau này tôi mới để ý. Tường màu vàng xỉn, tôi tối, kiểu như những căn phòng trong cơ quan, hay trường học. Nói chung, khung cảnh này không có gì đặc biệt, ngoại trừ việc tôi đã rang trứng kiến, đã xào nấu trong đó, như nó là cái bếp- quả là một hành động thiếu suy nghĩ trong một công sở làm việc. Nó gần với không khí công sở hành chánh vì trần cao, tường trống trơn, có cửa lớn hai cánh mở toang ra ban công và hai cửa sổ cân xứng hai bên. Mọi thứ rất cân đối, và quen thuộc, như sự lập lại của những không gian đồng dạng, như tôi đang ngồi ngay chính giữa phòng, với đĩa thức ăn ngay chính giữa bàn, có món trứng kiến ngay chính giữa cái đĩa, và nhúm rau thơm nằm ngay tâm điểm của trứng kiến. Điều khó chấp nhận là tôi đã nấu nướng tại cái bàn này, với cái lò điện trên bàn. Chung quanh đó còn những giọt dầu ăn bắn lấm tấm, những lát tỏi vụn, những giọt nước mắm, vài vệt bơ chảy, và những viên trứng đen vụn vãi nữa chứ. Cảnh tượng ăn uống này thật là bừa bãi, xấu hổ, thiếu nghệ thuật biết mấy. Nó không xứng đáng với món ăn có một không hai này; và hơn nữa, nó không xứng đáng với chính tôi. Cứ như là ai khác chứ không phải tôi đang ngồi ăn ở đây. Tôi chỉ vô tình mà ghé vào ngồi ở cái bàn này. Chính vì thế mà tôi tưởng mình đang ăn.

Nhưng giải thích sao về cái bọng trứng đang tan chảy trong miệng tôi đây, đang trôi tuột vào bụng tôi cồn cào đây. Giải thích sao về chuyện tôi cắn một miếng ớt xé lưỡi và ngẫm nghĩ: Có phải khi chúng ta ăn một món gì mới lạ thì chúng ta hay liên tưởng đến một thứ khác đã ăn, đã quen thuộc, và làm một so sánh để xác định vị giác? Ví dụ như khi ăn thịt nai lần đầu chúng ta sẽ nghĩ đến thịt bò, ăn thịt chuột và nghĩ đến thịt gà, ăn thịt mèo và nghĩ đến thịt thỏ, ăn rắn độc và nghĩ là cá trê. Tôi đang nhai trứng kiến và tưởng đến các loại trứng cá, trứng cút, trứng ngỗng, trứng con cầu gai, trứng rắn, trứng rùa… Lúc món trứng kiến này còn nằm trong tưởng tượng, nhớ lời người đàn bà nói, ngon hết cái mặt, tôi đoán nó như cảm giác nhột ngứa lan tỏa từ một điểm sang những vùng khác. Nó như một thứ khoái cảm dục tính. Vị giác bùng vỡ rồi túa đi mê man khắp môi, mồm, lợi, và vòm miệng. Ngon lịm chân răng, tê điếng lưỡi, ngon bừng lên nơi cổ họng lúc nuốt xuống và chạy ran theo thực quản. Bất cứ chỗ nào chạm được vào trứng kiến thì chỗ đó đều cảm thấy ngon. Cái ngon sẽ còn đọng lại rất lâu, nó bám vào lớp cơ nhầy hai vách má, nó đóng vào thành ruột, nó chạy lên đầu làm rung động toàn bộ hệ thần kinh. Nó sẽ ghi trong bộ nhớ. Mỗi lần muốn cảm thấy ngon thì chỉ cần nghĩ đến lúc này đây, cái ngon sẽ quay trở lại.

Nhưng đó là chuyện của về sau, còn bây giờ tôi sẽ khó nói về mùi vị của nó. Nó có thể bùi bùi như lòng đỏ, tê ngầy ngậy như trứng bắc thảo, ngọt lịm như nước hột vịt lộn, vỡ tan giữa răng như hạt lựu, nổ lách tách trên lưỡi như những hạt trứng cá mọng nước li ti… Không hẳn, có thể là tất cả mà không là gì, cứ như tôi đang nhai bất cứ một thứ gì, vì quai hàm tôi đang chuyển động, lưỡi tôi lên xuống chạm vào răng, vòm họng tiết nước bọt. Vậy đó, và chỉ vậy thôi, chỉ đơn thuần là vận động cơ hàm, như một con bò ăn cỏ vì nó sinh ra chỉ biết ăn cỏ. Chuyện ăn là một hành vi lạ lùng trong một hoàn cảnh lạ lùng. Tôi hoàn toàn không thể nói thêm về hệ quả của hành động này trong khi có thể miêu tả tất cả mọi thứ chung quanh, mọi thứ dẫn đến hành động ấy.

Và ngay cả mọi thứ sau đó.

Một điều không diễn tả được nằm trong mọi điều hiển nhiên rành mạch khác. Một giọng nói cất lên.

“Ăn thật chậm nhé, nhai thật kỹ, càng lâu càng tốt, kéo dài thời gian thưởng thức đi, để còn nhớ suốt đời.”

Có ai ở trong phòng với tôi không nhỉ. Tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện này. Hình như họ bắt đầu xuất hiện lúc tôi đang rang bơ món trứng kiến. Họ đến từ cửa sau, đối diện với ban công là nơi tôi đang nhìn ra. Giọng nói nghe rất quen, của kẻ tâm tính vui nhộn, ưa hưởng thụ, biết sống. Giọng nói ngay sau lưng tôi, nồng nhiệt bình phẩm gì đó về cách tôi ngồi ăn uống, đúng là nói với tôi, trong tâm trạng của tôi. Qua âm lượng có thể đo lường khoảng cách giữa tôi đến họ. Người đó nói thêm một câu nữa:

“Kiến vẫn còn đẻ trong kia kìa, chỉ sợ ăn không kịp, ăn gấp gấp lên, kẻo chúng nở thành kiến mất.”

Chỉ trong chưa đầy một phút mà người này đã nói hai câu hoàn toàn trái ngược, phản nghĩa nhau, làm tôi không biết nên trả lời ra sao, phải có thái độ gì. Họ muốn phá đám chuyện ăn ngon của tôi chăng. Tôi tự nhủ, mình nên phớt lờ, cứ tiếp tục nghe tiếng nói mà không thèm quay lại xem kẻ đang nói hình dung ra sao. Như chuyện đương nhiên là chúng ta đã quá biết nhau, không cần ngoái lại nhìn, không cần nhận diện.

Bây giờ việc cần thiết là làm hai điều tương phản nhau, cùng lúc. Không phải do giọng nói đề nghị mà do mệnh lệnh của thời gian và hoàn cảnh, cùng lúc trùng hợp với đề nghị của họ. Bạn sẽ bảo điều này bất khả. Không đâu, nó hoàn toàn có thể thực hiện. Tôi đang làm đây. Tôi vừa ăn chậm rãi, nhai kỹ đến tan thành nước, rút mọi chất béo bổ vào người; vừa ăn nhanh trong tất cả khả năng tiêu thụ. Trứng đẻ đến đâu tôi ăn đến đó. Chỉ cần nhớ là kiến đang đẻ. Trước khi đẻ chúng mang thai. Trước khi mang thai chúng làm tình. Trong căn phòng này, tôi sẽ vừa ăn vừa nhìn chúng trong chu trình đó. Những con kiến đực rụng cánh lả tả. Những con kiến chúa bụng to ễnh lên, phềnh trương. Rồi chúng ì ạch quay vào bồn tắm để sinh nở tiếp. Chuyện ăn của tôi kích thích sinh sản của lũ kiến, làm chúng cật lực đẻ thêm, đẻ thêm nữa. Nhưng cũng không cần thiết phải thế. Ăn hối hả cho kịp tốc độ đẻ thì món này mất ngon. Ăn như thế hết còn là hưởng thụ mà biến ra nhiệm vụ. Đã đành rằng con người cứ phải tiếp tục ăn để chờ chết, nhưng tôi muốn chuyện ăn này có sự chấm dứt ẩn chứa đằng sau khoái lạc, biết rằng sẽ có cái chết của cảm giác, để cảm giác được kích thích hết mức.

“Ngon hết cái mặt chưa?”

Giọng nói đã quay trở lại và hỏi tôi liên tục.

“Ngon hết cái mặt chưa? Ngon hết cái mặt chưa? Ngon hết cái mặt chưa?”

Ôi. Ngon. Ngon lắm. Quá ngon. Tôi rên lên. Rên rỉ hết cỡ vì cái ngon hết xiết này. Muốn thét lên không kềm chế được. Cái ngon đã khống chế tôi, toàn bộ. Tôi bị khuất phục, tôi đầu hàng, tôi bật khóc. Ở ngay cực điểm của ngon.



Câu chuyện này có thể xảy ra với tất cả mọi người. Kiến đã có từ lâu, và chúng vẫn đẻ trứng, và chúng ta đều biết ăn, và chúng ta sẽ ăn món trứng kiến.

Theo các phương pháp định nghĩa sự thật, thì đây là sự thật từ các quan sát dữ kiện, từ sự cố-kết các mối liên hệ tự nhiên. Như sau khi đọc truyện Trailhead của E.O. Wilson, tôi biết một con kiến chúa sẽ sản xuất mười ngàn con kiến thợ trong vòng hai năm, và tốc độ đẻ trứng của nó là mười lăm phút một cái trứng, và nó sẽ đẻ trong suốt thời gian nó sống là hai mươi năm ròng. Sau này tôi còn biết Lào và Thái có món xúp trứng kiến, Mễ có món escamole là trứng kiến ăn với bánh tráng chiên dòn và sốt trái bơ. Người Lào và Thái lấy trứng kiến từ những chạc cây trong rừng, người Mễ lấy từ rễ cây agave là loại xương rồng dùng làm rượu tequila. Trứng kiến của họ màu trắng ngà, khi đang chuyển tiếp từ ấu trùng sang côn trùng, dưới dạng như kén nhộng. Và phải là loại kiến lửa to tướng, hung dữ, có nọc độc.

Không ai lấy trứng kiến từ phòng tắm như tôi. Từ những con kiến tầm thường trong cống rãnh.

Những ngày mưa, phòng tắm của tôi đen kịt màu kiến, màu trứng kiến. Câu chuyện là thế. Sẽ ngon hết cái mặt. Trứng sẽ đầy trong mồm. Kiến sẽ từ não bò xuống miệng và đẻ trứng trong đó. Và mình chỉ có việc nhai và nuốt, ăn sống, nuốt tươi, thưởng thức cho đến chán thì thôi.

Câu chuyện có thật như căn phòng này. Đừng nói rằng tôi đã nhét căn phòng này vào giấc mơ trong đầu.

Đặng Thơ Thơ

ẨN DỤ VÀ THƠ



Những nhà chủ trương ngữ học nhận thức thẳng thừng bài bác quan điểm cho rằng nguồn suối “thật sự” của ẩn dụ xuất phát từ trong văn chương và nghệ thuật. Theo họ, những thiên tài sáng tạo của giới nghệ sĩ không tạo ra hầu hết các ẩn dụ.

Trong lời tựa của cuốn More than Cool Reason: A Field Guide to Poetic Metaphor[1] tập trung bàn về thơ, hai tác giả Lakoff và Turner quả quyết: Dù ngôn ngữ thi ca là những gì hết sức đặc biệt với những thủ pháp và kỹ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tuy khác biệt và vượt ra ngoài ngôn ngữ thường ngày, nhưng những nhà thơ lớn, về căn bản, cũng sử dụng cùng một thứ thủ pháp như mọi người. Do đó, ẩn dụ không chỉ dành cho các nhà thơ. Nó nằm ngay trong ngôn ngữ thông thường và là phương cách chính yếu mà chúng ta có để ý-niệm-hóa những ý niệm trừu tượng như cuộc đời, cái chết, thời gian, tình yêu, vân vân.

Hầu hết những ẩn dụ ý niệm căn bản mà ta tìm thấy làm nền tảng cho những bài thơ cũng làm nền tảng cho các diễn đạt bình thường hàng ngày. Chúng vốn sẵn ở đó, nằm rải rác trong nền văn hóa, trong những tư tưởng hàng ngày, ngay cả ở trong những người ít học nhất cho đến những người thông thái. Chúng không phải là sáng tạo độc đáo của cá nhân nhà thơ mà dự phần vào cái mà những thành viên của một nền văn hóa đã ý niệm hóa kinh nghiệm của họ. Nhà thơ, như là một thành viên của cộng đồng văn hóa, tự nhiên sử dụng chúng để truyền đạt đến những thành viên khác. Đó là lý do tại sao người ta có thể hiểu một cách dễ dàng và tự nhiên ý nghĩa của một bài thơ. Cái khác biệt là tài năng và kỹ năng vận dụng chúng. Nhà thơ mở rộng, sáng tạo và cô đọng những ẩn dụ thông thường bằng những phương cách khác thường. Do đó, khác với cách sử dụng ẩn dụ một cách tự động và vô thức như những người bình thuờng, nhà thơ sử dụng ẩn dụ một cách có ý thức và đầy nỗ lực.[2] Mặt khác, do ẩn dụ là vấn đề tư tưởng, nằm ở trong tư tưởng chứ không nằm trong chữ, nên khi phân tích một bài thơ, Lakoff và Turner không quan tâm nhiều đến cách dùng chữ, ý nghĩa của từng câu, từng chữ mà chủ yếu đi tìm những ẩn dụ căn bản chứa đựng trong các câu thơ.

Nếu có một cái gì sai lầm trong truyền thống triết học Tây phương thì cái đó là Lý Thuyết Nghĩa Đen, theo hai ông. Trong hai thiên niên kỷ, lý thuyết đó làm mưa làm gió, định nghĩa ý nghĩa, định nghĩa chân lý, định nghĩa lý trí và loại trừ ẩn dụ và các khía cạnh khác ra khỏi cái mà Mark Johnson gọi là “lý tính tưởng tượng” (imaginative rationality). Nó biến ẩn dụ thành ra một cái gì chỉ để trang hoàng, chỉ thuộc về những nhà thơ và do đó, tác phẩm của các nhà thơ, ngoài việc giải trí, chỉ là một loại trốn chạy, vong thân khỏi đời sống bên ngoài.

Thơ hay ẩn dụ thơ (poetic metaphors), theo hai ông, không hề là một cái gì để trang hoàng mà liên hệ đến những khía cạnh quan trọng và cần thiết của hệ thống ý niệm. Xuyên qua cách sử dụng tài hoa những ẩn dụ, trên đó những hệ thống ý niệm được kiến tạo, nhà thơ chuyển đến những vấn đề sống động nhất của cuộc sống, bằng cách mở rộng, sáng tạo và ngay cả phê phán những ý niệm căn bản mà qua đó, chúng ta hiểu hiện thực. Họ soi sáng thêm những kinh nghiệm mà chúng ta vốn có, thách đố cách chúng ta suy nghĩ về đời sống.

Nhà thơ vừa tưởng tượng lại vừa chân thực, Lakoff và Turner kết luận.[3]



Một số ẩn dụ về Chết, Sống và Thời Gian trong thơ



Có nhiều ẩn dụ diễn tả ý niệm về cái chết và đời sống dựa theo nhiều ý niệm khác nhau: du hành, trò chơi, ngày tháng, cây cỏ, giấc ngủ… đưa ta đến nhiều nhiều hình ảnh, kiến thức, đặc tính, tương quan phức tạp. Sự khác biệt này có thể nhiều hơn, gợi ra rằng dường như bất cứ điều gì cũng có thể hiểu một cách ẩn dụ theo bất cứ điều gì.

Theo Lakoff, không phải vậy. Mặc dầu trí tưởng tượng con người rất phong phú, tưởng chừng như có thể tạo nên và hiểu được cả những kết hợp kỳ quặc nhất, thực ra, chỉ có những ẩn dụ tương đối căn bản về cái sống và cái chết như là một phần trong nền văn hóa. Và có những hạn chế nghiêm ngặt. Ví dụ ẩn dụ “NGƯỜI LÀ CÂY CỎ” (People Are Plants) cho ta biết cái chết có thể nhân cách hóa như cây, nhưng không phải tất cả những gì liên hệ đến cây đều có thể sử dụng được. Ta cứ tưởng là có đến hàng trăm cách khác nhau để làm nên ẩn dụ, nhưng con số những ý niệm ẩn dụ căn bản rất giới hạn. Điều này cho ta một nhận định quan trọng về bản chất của sự sáng tạo: nhà thơ phải sử dụng những nguồn ý niệm và ngôn ngữ họ được ban cho. Họ có thể sáng tác, diễn tả bằng những cách mới, nhưng họ phải sử dụng những gì có sẵn trong nền văn hóa. Nếu không như thế, họ không thể truyền đạt được, vì người đọc không hiểu.[4]

Sau đây là một số ẩn dụ căn bản về Chết, Sống và Thời Gian được tìm thấy trong một số câu thơ:



· CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH (Life Is A Journey)

In the middle of life’s road/I found myself in a dark wood (Dante)

(Tạm dịch: Ở giữa con đường đời/Tôi thấy mình ở trong một rừng tối)

· CHẾT LÀ RA ĐI (Death Is Departure)

You know how little while we have to say/And, once departed, may return no more. (Edward Fitzgerald)

(Bạn biết là chúng ta chẳng còn bao lâu nữa để nói/Và, một khi đã ra đi, có lẽ không còn trở lại)

· MỘT ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT NGÀY (A Lifetime Is A Day)

Suns can set and return again,/But when our brief light goes out,/There’s one perpetual night to be slept through (Catullus)

(Mặt có thể trời lặn rồi mọc lại/Nhưng khi ánh sáng ngắn ngủi của chúng ta tắt đi/Là ngủ một đêm dài vĩnh cửu)

· CHẾT LÀ ĐI ĐẾN TRẠM CUỐI CÙNG (Death Is Going To A Final Destination)

How gladly would I meet/Mortality, my sentence, and be earth/Insensible! How glad would lay me down/As in my mother’s lap (John Milton)

(Thú biết bao tôi được gặp/Bản án Chết của tôi, và về với đất/

Mê man! Thú biết bao được nằm xuống/Như đã từng nằm trong lòng mẹ)

· ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT NĂM; CHẾT LÀ MÙA ĐÔNG (A Lifeyime Is A Year; Death Is Winter)

When the snows begin, and the blasts denote/I am nearing the place. (Robert Browning)

(Khi tuyết bắt đầu, và gió trổi lên/Là lúc tôi gần đến nơi)

· CHẾT LÀ NGỦ (Death Is Sleep)

For what is Death but an eternal sleep? (Aristophanes)

(Chết là gì nếu chẳng là một giấc ngủ vĩnh cửu?)

· SỐNG LÀ CÒN CHẤT LỎNG TRONG CƠ THỂ; CHẾT LÀ MẤT CHẤT LỎNG (Life Is Fluid In The Body; Death Is Loss Of Fluid)

In headaches and in worry/Vaguely life leaks away (W.H. Auden)

(Trong những cơn đau đầu và trong nỗi lo/Đời âm thầm rò rỉ)

· ĐỜI LÀ MỘT VỞ KỊCH (Life Is A Play)

All the world’s a stage/And all the men and women merely players/They have their exits and their entrances/And one man in his time plays many parts.

(Shakespeare)

(Cả thế gian chỉ là một sân khấu/Và mọi người chỉ là những kịch sĩ/Họ ra họ vào/Và trong đời mình một người đóng nhiều vai)

· ĐỜI LÀ TÙ TỘI, CHẾT LÀ GIẢI THOÁT (Life Is Bondage; Death Is Deliverance)

Then, with no throbs of fiery pain/No cold gradations of decay/Death broke at once the vital chain/And freed his soul the nearest way (Johnson)

(Rồi chẳng còn những cơn đau buốt/Chẳng còn những đổi thay lạnh lùng của tàn tạ/Cái Chết phá tan ngay xiềng xích sống/Và giải thoát linh hồn hắn bằng lối đi gần nhất)

· THỜI GIAN LÀ THẰNG ĂN CẮP (Time Is A Thief)

Time bears away all things, even the mind (Virgil)

(Thời gian cuốn đi mọi thứ, kể cả linh hồn)

· THỜI GIAN LÀ TÊN PHÁ HOẠI (Time Is A Destroyer)

Does it really exist, Time, the destroyer?/When will it crush the fortress on the peaceful height? (Rainer Maris Rilke)

(Thời gian, tên phá hoại, có thực sự hiện hữu?/Khi nào thì hắn sẽ đè bẹp chiếc pháo đài trên đỉnh bình yên?)

· THỜI GIAN LÀ NGƯỜI ĐUỔI BẮT (Time Is A Pursuer)

But at my back I always hear/Time’s winged chariot hurrying near (Marvell)

(Nhưng tôi luôn nghe sau lưng tôi/Chiếc xe thời gian có cánh vội vã đến gần)

Để hiểu rõ hơn tài năng vận dụng những ẩn dụ thông thường về Chết và Sống vào thơ, Lakoff và Turner giới thiệu bài Sonnet 73 (ở đây chỉ xin trích hai khổ đầu gồm tám câu) và đi tìm những ẩn dụ căn bản chứa đựng trong đó.[5]



SONNET 73

That time of year thou mayst in me behold
When yellow leaves, or none, or few, do hang
Upon those boughs which shake against the cold,
Bare ruin’d choirs, where late the sweet birds sang.
In me thou seest the twilight of such day
As after sunset fadeth in the west,
Which by and by black night doth take away,
Death’s second self, that seals up all in rest. (Shakespeare)

(Tạm dịch: Trong tôi, bạn có thể nhìn thấy thời gian một năm/Khi chỉ còn ít lá vàng hay chẳng còn gì /Trên những cành cây, run rẩy vì giá lạnh/Nơi mới đây vang lên những tiếng hát ngọt ngào của dàn hợp xướng nhà thờ mà bây giờ chỉ là những đổ nát điêu tàn/Trong tôi, bạn có thể nhìn thấy chỉ còn sót lại chút ánh sáng tờ mờ/Sau khi mặt trời đã lặn phía trời tây/Bóng đêm đen đã mang đi tất cả/Bóng dáng của cái chết phủ kín mọi vật nằm yên bất động.)

Bốn câu thơ đầu gợi ra ẩn dụ NGƯỜI LÀ CÂY CỎ (People Are Plants): lá vàng và cành cây là ý niệm về “Cây”; “trong tôi” (in me) gợi ý niệm về Người.

Ý tưởng “Bare ruined choirs” (những dàn hợp xướng tàn tạ trơ trụi) để diễn tả cành cây gợi lên sự chồng hình ảnh của ban hợp xướng nhà thờ lên hình ảnh của cành cây; các hàng người đứng hát tương ứng với những cành cây và những người ca sĩ tương ứng với những con chim. Đồ chiếu ban hợp xướng lên cái cây và qua đó, lên người đàn ông khiến cho người đàn ông được nhìn xuyên qua ban hợp xướng: ban hợp xướng một thời đầy tiếng hát, sinh động thì bây giờ trở nên đổ nát, tàn tạ như người đàn ông đã từng mạnh khỏe, cường tráng bây giờ già yếu, gầy gò. Hình ảnh đó gợi nên ẩn dụ MỘT ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT NĂM (A Lifetime Is A Year).

Hai câu năm và sáu chỉ rõ ẩn dụ MỘT ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT NGÀY (A Lifetime Is A Day).

Hai câu bảy và tám là một tổng hợp đồng thời của nhiều ý niệm ẩn dụ về ánh sáng, đời sống, cái chết và đêm tối, được phân tích như sau:

Ánh sáng được hiểu như một thứ vật chất (substance) có mặt rồi biến mất vào buổi chiều như bị một tác nhân (agent) nào đó lấy đi; đó là ẩn dụ ÁNH SÁNG LÀ MỘT CHẤT CÓ THỂ BỊ LẤY ĐI (Light Is A Substance That Can Be Taken Away).

Mặt khác, đời sống thường được nhìn một cách ẩn dụ như ánh sáng, đồng thời cũng như một tài sản, nên ta có ẩn dụ: ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT TÀI SẢN QUÝ GIÁ (Life Is A Precious Possession). Vì đời sống là một tài sản nên cái chết được hiểu như mất tài sản. Nếu hiểu chết như là một hành vi (action), thì cái chết là một tác nhân lấy đi ánh sáng, tức là lấy đi tài sản, lấy đi đời sống.

Ban đêm được hiểu một cách ẩn dụ như cái gì che dấu, bao phủ và vì bao phủ nên khiến cho không nhìn thấy sự vật. Bao phủ một cái gì cũng là đóng kín lại (seal), đậy lại như người chết thì được đóng kín trong hòm, và chôn cất. Vì thế ta có ẩn dụ: ĐÊM LÀ MỘT TẤM MÀN CHE (Night Is A Cover).

Nói đến đêm cũng là nói đến nghỉ ngơi, tức là trạng thái nghỉ ngơi (state of rest), mà trạng thái là một cái gì ta có thể vào bên trong, y như vào một chỗ để nghỉ. Vì thế ta có ẩn dụ: TRẠNG THÁI LÀ NƠI CHỐN (States Are Locations).

Ngoài ra, chết còn được hiểu như là một cách yên nghỉ, yên nghĩ trong cõi vĩnh hằng, nên ở đây còn bao gồm thêm một ẩn dụ nữa: CHẾT LÀ YÊN NGHỈ (Death Is Rest).

Chỉ trong tám câu của “Sonnet 73”, với cách phân tích rất đặc thù theo quan điểm ẩn dụ ý niệm, Lakoff và Turner tìm thấy đến tám ẩn dụ ý niệm đan xen nhau. Tóm lại, qua các câu thơ trích dẫn, Lakoff và Turner tìm ra từ trong chúng những ẩn dụ ý niệm căn bản, những ẩn dụ vốn không xa lạ gì với cách nói bình thường. Thơ chỉ là một cách tái cấu trúc những ẩn dụ căn bản hàng ngày như thế.

Ẩn dụ hình ảnh

Tuy nhiên, khác với cách nói khẳng định ngay từ lúc đầu trong Metaphors We Live By (cho rằng ẩn dụ là ý niệm trong bản chất), trong khi bàn về thơ, Lakoff (cùng với Turner) tìm thấy rằng, ngoài những ẩn dụ ý niệm, còn có những “ẩn dụ thoáng qua” (fleeting metaphors), chỉ giới hạn trong một lần đồ chiếu (one-shot). Những ẩn dụ này “không đồ chiếu ý niệm mà đồ chiếu hình ảnh” và được mệnh danh là “ẩn dụ hình ảnh” (image metaphors).[6] Đồ chiếu hình ảnh dựa trên sự tương tự về mặt vật lý, đó là một sự phóng rọi về mặt hình thể của sự vật này trên sự vật khác.

Lakoff và Turner đưa ra một bài dân ca của thổ dân để minh họa cho ẩn dụ hình ảnh:[7]

Now women rivers/belted with silver fish/move unhurried as women in love/at dawn after a night with their lovers

(Tạm dịch: Những giòng sông nữ/thắt quanh lưng bằng bầy cá bạc/lững lờ trôi như những phụ nữ đang yêu/thức dậy lúc bình minh sau một đêm dài ân ái)

Trong đoạn thơ này, người ta không tìm thấy một ý niệm nào, mà chỉ tìm thấy hình ảnh. Đó là hình ảnh của một phụ nữ thổ dân chầm chậm bước đi được đồ chiếu vào hình ảnh lờ đờ của một giòng sông phản chiếu ánh sáng vào lúc rạng đông. Hình ảnh lấp lánh của bầy cá bơi lượn trên sông được hình dung như một cái thắt lưng.

Đồ chiếu hình ảnh hoạt động cùng một quy cách như đồ chiếu ý niệm, nghĩa là bằng cách đồ chiếu cơ cấu của một lãnh vực này (nguồn) vào cơ cấu của một lãnh vực khác (đích). Nhưng thế nào gọi là hình ảnh? Hình ảnh ở đây, theo Lakoff và Turner là hình ảnh tinh thần. Có hai loại cấu trúc hình ảnh tinh thần: cấu trúc “thành phần-toàn thể” và “cấu trúc đặc trưng” (attribute structure). Cấu trúc thành phần-toàn thể là cấu trúc trong đó có sự tương quan giữa thành phần và toàn thể chẳng hạn như giữa mái nhà và nhà, hay giữa tấm bia mộ và ngôi mộ. Cấu trúc đặc trưng bao gồm những “sự vật” như màu sắc, cường độ ánh sáng, hình thể…Sự hiện hữu của những cấu trúc như thế trong hình ảnh ý niệm của chúng ta cho phép một hình ảnh này có thể đồ chiếu vào hình ảnh khác dựa theo cấu trúc của chúng.

Một đoạn khác từ bài dân ca nói trên:

Slowly slowly rivers in autumn show/sand banks/bashful in first love woman/showing thighs (tạm dịch: Những giòng sông mùa thu dần dần bày ra/những bờ cát/bẽn lẽn như người đàn bà lần đầu biết yêu/để lộ cặp đùi mình).

Ở đây, có sự đồ chiếu giữa con sông và người phụ nữ trong đó những nét đặc trưng cũng được đồ chiếu: màu cát/màu da; độ ánh sáng trên cát ướt/độ sáng của nước da; ánh sáng lướt qua trên mặt nước đang rút xuống/ánh sáng lướt qua trên áo quần. Ngoài ra, cấu trúc thành phần-toàn thể cũng được đồ chiếu: nước phủ phần bờ sông đồ chiếu vào phần áo quần che phủ thân thể người phụ nữ.

Ẩn dụ hình ảnh dồi dào về chi tiết nhưng không giàu kiến thức và giàu cơ cấu để suy ra như trong ẩn dụ ý niệm. Vì thế, trong lúc đồ chiếu ý niệm được sử dụng một cách vô thức nhiều lần trong đời sống hàng ngày, thì đồ chiếu hình ảnh ngược lại, không dính dáng đến đời sống hàng ngày, nghĩa là không có tính cách quy ước. Chúng chỉ được tìm thấy trong thơ. Nhưng Lakoff và Turner cho rằng ẩn dụ hình ảnh giúp thúc đẩy và tăng cường ẩn dụ ý niệm. Vì đồ chiếu hình ảnh này vào hình ảnh khác hướng dẫn ta đồ chiếu “kiến thức quy ước về hình ảnh đầu tiên” vào “kiến thức về hình ảnh thứ hai”. Cũng như trong ẩn dụ ý niệm, ở đây, chữ không đóng một vai trò nào. Chúng chỉ “thúc đẩy” người đọc đồ chiếu hình ảnh này đến hình ảnh khác “ở tầm mức ý niệm”, theo hai ông.

Tuy nhiên, cũng theo hai ông, nhà thơ có thể phá vỡ sự liên hệ đó bằng cách xáo trộn cách đồ chiếu. Điều này được tìm thấy trong những bài thơ siêu thực. Sau đây là đoạn mở đâu của bài thơ “Union libre” (1931) được xem như là một trong những bài mở đầu cho trào lưu siêu thực trong thơ, do David Antin dịch sang tiếng Anh:

My wife whose hair is a brush fire
Whose thoughts are summer lightning
Whose waist is an hour-glass
Whose waist is the waist of an otter caught in the teeth of a tiger


(Tạm dịch: Vợ tôi mà tóc nàng là một đám cháy bụi bờ/những ý nghĩ nàng là tia chớp mùa hè/ eo nàng là một chiếc đồng hồ cát/eo nàng là eo con rái cá nằm giữa răng một con cọp)

(André Breton/Free Union)[8]

Những con chữ trong bài thơ thúc đẩy ta thực hiện những đồ chiếu hình ảnh, tuy nhiên những đồ chiếu này không phải là những đồ chiếu quy ước. Rất khó tìm thấy ngay đồ chiếu giữa hình ảnh của mái tóc (hair) và hình ảnh của một đám cháy nhỏ (brush fire) hay đồ chiếu giữa hình ảnh của tia chớp (lightning) và hình ảnh của tư tưởng (thoughts). Theo hai ông, vì những đồ chiếu này không quy ước, nên cùng một bài thơ siêu thực, mỗi độc giả có thể có những cách đọc và cách giải thích khác nhau với mục đích làm cho chúng ta thăm dò từ đầu những cách nhìn và cách suy nghĩ mới. Chẳng hạn có thể nhìn thấy những sợi tóc tương tự như những chóp ngọn lửa lung linh; cũng có thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời lấp lánh trên mái tóc tương tự như hình ảnh nhấp nháy của ngọn lửa trên bụi cây, vân vân. Do nhìn thấy cái tương tự mà người ta có thể đồ chiếu hình ảnh này vào hình ảnh kia. Phần quan trọng của thơ siêu thực là giúp độc giải kinh qua một quá trình kiến tạo tưởng tượng. Một bài thơ siêu thực có thể bắt đầu bằng một đồ chiếu hình ảnh quy ước nhưng rồi sẽ vượt ra ngoài quy ước, theo hai ông.[9]

Ngoài ẩn dụ hình ảnh, Lakoff và Turner còn đề cập đến một loại ẩn dụ khác được gọi là ẩn dụ “sơ đồ hình ảnh” (image schema metaphors). Khác với hình ảnh, sơ đồ hình ảnh, như tên gọi, là những sơ đồ, nghĩa là những cơ cấu có tính cách tổng quát, ví dụ như các khoảng không gian có biên giới, các lối đi, những tiếp điểm, hay những định hướng như lên-xuống, trước-sau, trung tâm, ngoại biên…Để chỉ định những sơ đồ như vậy, người ta sử dụng những giới từ như in, out, to, from, along trong tiếng Anh (hay trong tiếng Việt như: trong, ngoài, từ, dọc theo…). Thỉnh thoảng, ta có thể đồ chiếu loại hình ảnh sơ đồ này vào những hình ảnh khác chẳng hạn như hình ảnh của một ngôi nhà, một nhà để xe, hay đường viền của một vùng đất trên bản đồ. Nhưng ta cũng có thể đồ chiếu nó vào những lãnh vực đích trừu tượng như tình yêu, quyền hành và do đó, tạo ra những ẩn dụ sơ đồ hình ảnh: fall in love, out of power, out of order…(tiếng Anh) hoặc: sống tronghạnh phúc, ra khỏi quyền hành, lên đài danh vọng, đi trong tăm tối, đường vào tình yêu…(tiếng Việt)

Ẩn dụ hình ảnh khác ẩn dụ sơ đồ hình ảnh. Những ẩn dụ hình ảnh đồ chiếu những hình ảnh tinh thần phong phú vào những hình ảnh khác. Ẩn dụ sơ đồ hình ảnh không phong phú, Trong lãnh vực vật lý, nhưng sơ đồ hình ảnh có hai vai trò: Một là, chúng cung cấp cấu trúc cho những hình ảnh tinh thần. Chẳng hạn như giòng nước chảy ra từ một cốc nước có thể đồ chiếu vào một lối đi đến vùng đất chết vì chúng chia xẻ cấu trúc sơ đồ hình ảnh của một lối đi xuất phát từ một không gian có biên giới. Hai là, sơ đồ hình ảnh có một cơ cấu nội tại cho phép lý luận về không gian: nếu x ở trong A, mà A ở trong B, vậy x ở trong B.

Dù đồ chiều hình ảnh cũng như đồ chiếu sơ đồ hình ảnh chiếm một phần nhỏ và không được nhấn mạnh nhiều, nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc phân tích và tìm hiểu ẩn dụ trong thơ của các tác giả chủ trương ẩn dụ ý niệm. Có thể nói, đưa thêm ẩn dụ hình ảnh vào trong việc phân tích thơ đã giúp cho những nhà chủ trương khỏi lâm vào bế tắc (nếu chỉ sử dụng ẩn dụ ý niệm) khi đối diện với tính sáng tạo vô cùng phong phú trong thơ.

Cơ cấu ẩn dụ trong một bài thơ
Để hiều rõ hơn ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ hình ảnh chứa đựng trong một bài thơ, ta hãy theo dõi cách phân tích của Lakoff và Turner qua bài thơ The Jasmine Lightness of the Moon của William Carlos Williams sau đây.[10] Trong phần trình bày sau, tôi kèm theo một đồ hình minh họa cách diễn tả chứa đựng trong bài thơ.[11]

The Jasmine Lightness of the Moon
( To A Solitary Disciple)
Rather notice, mon cher,
that the moon is
tilted above
the point of the steeple
than that its color
is shell-pink.

Rather observe
that it is early morning
than that the sky
is smooth
as a turquoise.

Rather grasp
how the dark
converging lines
of the steeple

meet at a pinnacle—
perceive how
its little ornament
tries to stop them—

See how it fails!
See how the converging lines
of the hexagonal spire
escape upward—
receding, dividing!
—sepals (như những lá đài
that guard and contain

Observe
how motionless
the eaten moon
lies in the protective lines.
It is true:
in the light colors
of the morning

brown-stone and slate
shine orange and dark blue

But observe
the oppressive weight
of the squat edifice!
Observe
the jasmine lightness
of the moon.

(Tạm dịch: Này bạn, hãy đển ý đến ánh trăng chênh chếch trên nóc tháp chuông hơn là màu hồng nhạt của nó/Hãy nhận thấy buổi sáng tinh sương hơn là bầu trời trơn nhẵn như hòn đá màu lam ngọc/Hãy nắm bắt cách mà những đường hội tụ sẫm màu giao nhau tại đỉnh tháp – hãy nhận biết cách mà vật trang hoàng nhỏ cố chận chúng lại – Thấy nó thất bại như thế nào! – Hãy nhìn những đường hội tụ của cái chóp nhọn hình lục giác vượt thoát lên trên – rồi xa dần, tách ra!- những lá đài canh giữ và bao bọc bông hoa!/ Hãy nhìn xem mảnh trăng khuyết nằm bất động trong những đường hộ vệ. Sự thật là: trong màu sắc nhợt nhạt của buổi sáng/đá nâu và đá phiến/lóe lên màu cam và xanh thẫm/Nhưng hãy nhìn xem cái nặng nề ngột ngạt của ngôi nhà thờ thô tháp! Hãy nhìn xem cái nhẹ nhàng thơm tho của ánh trăng.)



Mới thoạt nhìn, bài thơ dường như chẳng có nhiều ẩn dụ. Nhưng đọc kỹ, Lakoff và Turner nhận thấy ẩn dụ nằm ngay ở những câu thơ đơn giản nhất. Cần đọc kỹ, vì một số ẩn dụ vốn là ẩn dụ quy ước căn bản mà người ta thường sử dụng một cách tự động, vô thức.[12]

Đoạn 2: the sky/is smooth/as a turquoise. (Bầu trời trơn nhẵn như một (hòn đá) lam ngọc). Ở đây, có một ẩn dụ căn bản: NHÌN LÀ TIẾP XÚC (Seeing Is Touching = thị giác là xúc giác), nghĩa là đôi mắt được hiểu như là tay chân tiếp xúc và tri giác được cái mà chúng ta đụng chạm, sờ mó, chẳng hạn như trong những cách nói: Đôi mắt nàng phân biệt được từng chi tiết trang trí trong căn nhà mới của nàng/Anh ta không thể nào rời mắt khỏi khuôn mặt đẹp đẽ của nàng/Đôi mắt họ gặp nhau…

Ẩn dụ NHÌN LÀ TIẾP XÚC đồ chiếu bề mặt sờ mó được của hòn đá phẳng phiu (turquoise) vào bề mặt liên tục đều đặn của bầu trời không mây. Ẩn dụ này là chiếc cầu nối cho phép ta nối kết giữa bề mặt sờ mó được (xúc giác) của màu lam ngọc (của hòn đá) với bề mặt nhìn thấy của bầu trời một cách tự động, không cần một cố gắng nào. Khi chúng ta đưa ngón tay sờ lên một cái gì đó nhẵn như trên mặt một hòn đá lam ngọc, không có gì ngăn cản chuyển động liên tục. Tương tự như thế, khi chúng ta nhìn một bầu trời xanh không mây, không có gì ngăn cản cái nhìn của mình.

Đoạn 3: …the dark / converging lines / of the steeple / meet at the pinnacle (những đường nét hội tụ tối của cái tháp chuông gặp nhau tại đỉnh cao chót vót). Đây là cách nói thông thường của hai đường thẳng “gặp nhau”, “hội tụ” khi chúng di chuyển. Chẳng hạn như người ta nói: con đường chạy một đoạn rồi tách ra làm hai/hàng rào hạ thấp xuống rồi lại nhô lên song song với khu đất/mái nhà nghiêng xuống…Đây thuộc loại ẩn dụ quy ước: HÌNH THỂ LÀ CHUYỂN ĐỘNG (Form Is Motion). Ẩn dụ chuyển một sơ đồ tĩnh sang một sơ đồ động, trong đó một hình thể được hiểu theo chuyển động vạch ra hình thể đó. Khi một vật thể chuyển động, nó có một xung động và có thể tạo ra một lực trên bất cứ vật gì nó đi qua.





Trong đoạn 3, nhà thơ mô tả các đường nét không chỉ chuyển động mà cố vượt thoát lên phía bầu trời (converging lines…escape upward) trong lúc vật trang hoàng trên đỉnh tháp cố chận lại (little ornement tries to stop them), nhưng không được, cuối cùng các đường nét tiếp tục chuyển động và rồi xa dần và tách ra hai ngả.

Trong những đoạn thơ kế tiếp, tác giả sử dụng nhiều ẩn dụ hình ảnh.

Đoạn 4: hình ảnh của bông hoa được đồ chiếu vào hình ảnh của mặt trăng, với những đài hoa được đồ chiếu vào những đường nét vượt thoát khỏi tháp chuông nhà thờ.

Đoạn 5: đồ chiếu hình ảnh mặt trăng bị “ăn bớt” (eaten moon); đó là hình dáng của một vật gì bị ai cắn mất một miếng.

Đoạn 6: hình ảnh màu đá nâu (brown-stone) và xám đen (slate)của kiến trúc nhà thờ được đồ chiếu vào màu da cam của mặt trời (orange) và màu xanh đậm của bầu trời (dark blue) buổi sáng.

Đoạn 7: tương phản giữa hình ảnh nặng nề (oppressive weight) của nhà thờ và mặt trăng nhẹ nhàng trôi lơ lửng trong bầu trời (jasmine lightness of the moon). Đoạn này vừa là hoán dụ “thành phần thay cho toàn thể” TÒA NHÀ THAY CHO ĐỊNH CHẾ (The Building Stands For The Institution) vừa là ẩn dụ KHÓ KHĂN LÀ GÁNH NẶNG (Difficulties Are Burdens). Ẩn dụ này gắn liền với một vài ẩn dụ khác như: MỤC ĐÍCH LÀ NƠI ĐẾN (Purposes Are Destinations), KIỂM SOÁT LÀ Ở TRÊN (Control Is Up) và BỊ KIỂM SOÁT LÀ BỊ ĐÈ XUỐNG DƯỚI (Being Controlled Is Being Kept Down).

Như thế, bài thơ chứa nhiều ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ hình ảnh khác nhau. Nhìn bài thơ như một toàn thể, nó có một lãnh vực nguồn và một lãnh vực đích. Lãnh vực nguồn liên quan đến hình dạng bên ngoài của một ngôi nhà thờ; lãnh vực đích liên quan đến yếu tính của tôn giáo. Người môn đệ phải hiểu yếu tính của tôn giáo (đích) một cách ẩn dụ theo cách nhìn vào một ngôi nhà thờ đặc thù trong một khung cảnh đặc thù (nguồn). Yếu tính đó là cái thiêng liêng, cái cao cả. Cái thiêng nằm trên cái tục. Chỉ nhìn vào định chế của giáo hội (qua hình ảnh vững chắc của ngôi nhà thờ) mà không chú ý đến ánh trăng ở trên bầu trời là một điều sai lầm. Mặt trăng ở đây tượng trưng cho sự tự do, không gì có thể kéo nó xuống được.

*

Đó là cách lý giải điển hình một bài thơ theo quan điểm của ẩn dụ ý niệm. Phân tích một bài thơ, như thế, không phải là đi tìm ý nghĩa toát lên từ bài thơ qua cách sử dụng câu, chữ trong một cấu trúc nghệ thuật, cũng không phải là vần điệu, cũng không phải là vấn đề cảm xúc…mà là đi tìm những ý niệm chung ẩn chứa đàng sau những con chữ. Ngôn ngữ chỉ là vỏ bên ngoài của những ý niệm quy ước vốn là nên tảng của mọi nhận thức và hành động của con người nói chung.

Thơ, rốt cuộc, chỉ là một hình thức thể hiện ý niệm có sẵn, điều mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ hình thức diễn đạt ngôn ngữ nào. Các khái niệm như “nên thơ”, “sáng tạo”…không có chỗ đứng trong quan điểm “ẩn dụ ý niệm”.

Trần Hữu Thục



[1]George Lakoff và Mark Turner, More than Cool Reason: A Field Guide to Poetic Metaphor, (MTCR) The Universiy of Chicago Press, Chicago 1989, Lời Tựa

[2] George Lakoff và Mark Turner, MTCR, tr. 52,53

[3] George Lakoff và Mark Turner, MTCR, tr. 215

[4] George Lakoff và Mark Turner, MTCR, tr. 26

[5] George Lakoff và Mark Turner, MTCR, tr. 26-30

[6] George Lakoff và Mark Turner, MTCR, tr. 89 (xem phần “Image Metaphors”, tr. 89-96)

[7] MTCR, Phần đã dẫn, tr. 91

[8] MTCR, pđd, tr. 93. Bài thơ này do David Antin dịch sang Anh văn từ bài thơ “Union libre” (1931) của André Breton. Phần tiếng Pháp đoạn trên như sau: Ma femme à la chevelure de feu de bois/Aux pensées d’éclairs de chaleur/A la taille de sablier/
Ma femme à la taille de loutre entre les dents du tigre …(xem ở: http://www.bacdefrancais.net/union-libre-breton.php)

[9] MTCR, tr. 94, 95

[10] George Lakoff và Mark Turner, MTCR, tr. 140-159. Lưu ý: các con số 1,2,3…ghi trong bài thơ là do tôi thêm vào để phân biệt các khổ thơ, thay vì để các khoảng trống (space).

[11] Đồ hình minh họa lấy ở: http://bbs.chinadaily.com.cn/thread-597023-1-1.html

[12] George Lakoff và Mark Turner, MTCR, tr. 141

Huyền thoại cây sồi già và người đàn ông duy nhất





Trịnh Cung, Cây sồi (bức #10)


LTS: Trong những ngày lang thang ở thành phố Arcadia, California vừa qua, họa sĩ Trịnh Cung đã phát hiện những cây Sồi ở đây mang dáng dấp con người một cách kỳ bí. Chúng đã gây ám ảnh và xúc cảm mạnh khiến ông đã vẽ và viết về chúng. Một trong những bức vẽ bằng chì than ấy, có bức số 9, Trịnh Cung đã dành riêng tặng cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi biết bạn mình đang lâm bệnh ngặt nghèo như một lời cầu nguyện tốt đẹp cho nhà văn. Và với “Huyền Thoại Cây Sồi Già và Người Ðàn Ông Duy Nhất,” dùng hình thức của chuyện cổ tích, Trịnh Cung mô tả cây Sồi như một biểu tượng của sự sinh tồn bất diệt, của tự do và yêu thương thủy chung dù trong bão tố, trong địa chấn hay trong khốn cùng. Với chúng ta, cây Sồi cũng là văn chương và nghệ thuật, luôn đưa chúng ta vượt thoát như cây Sồi già kia đã đưa gã đàn ông duy nhất sống sót đến một Arcadia khác. Nguyễn Xuân Hoàng chẳng phải là gã đàn ông đó hay sao?


Truyền thuyết rằng, thủa xa xưa, hằng ngàn năm, Arcadia là một địa đàng bên xứ Hy Lạp, đã trở nên hoang vắng khi chỉ sau một đêm, ngay lúc thức dậy, bọn đàn ông phát hiện những người đàn bà và trẻ con của họ đã đồng loạt biến đi đâu mất. Hoảng loạn, họ bỏ mọi công việc, túa ra khắp nơi đi tìm. Nhiều ngày sau, chỉ còn một ít trở về trong rách rưới tuyệt vọng. Ngôi làng xinh đẹp của họ cũng không còn lại gì kể cả ngọn núi San Gabriel luôn xanh mầu ngọc lục bảo với đỉnh nhọn quanh năm phủ tuyết, ngoại trừ vật duy nhất còn lại là một cây Sồi già trưởng lão giúp họ nhận ra chốn quê nhà trước kia.

Bọn họ thật hoang mang, không biết mình sẽ tiếp tục cuộc sống quanh gốc Sồi già này hay lại ra đi tìm nơi cư trú mới. Chưa kịp định thần, bất ngờ, một trận cuồng phong ập đến, cây Sồi già run lên bần bật, lá bị tuốt sạch chỉ còn lại cành nhánh như hàng trăm cánh tay chơi vơi cầu cứu vô vọng. Tất nhiên, những gã đàn ông khốn khổ kia cũng bị chung số phận của những chiếc lá Sồi đáng thương ấy. Và may mắn thay, trên thân những cành nhánh ấy của cây Sồi còn sót lại một gã trai trẻ đang bị đu đưa như một con sóc, là kẻ sống sót duy nhất vì nhờ không chịu nổi cơn đói, hắn đã lặng lẽ leo lên để phỗng tay trên những quả Sồi ít ỏi trong lúc đồng bọn đang còn bùm xúm bàn tán tìm cách nào để sống cho những ngày mai rất mù mịt.

Nhưng, sau khi trận cuồng phong đi qua, hắn chưa kịp tuột xuống tới chân gốc Sồi, đất chung quanh bỗng nứt từng vệt dài và sâu, rồi lan đi thật nhanh khắp vùng. Chỉ ít phút sau, từ những khe đen hun hút sâu ấy, nước vụt bắn lên như hằng trăm vòi phun vừa kỳ ảo vừa hãi hùng. Hắn lại leo lên trở lại và leo lên thật cao vì nước đã dâng, càng lúc càng cao, tràn ngập mênh mông.

Cuối cùng cây Sồi già kia cũng đổ xuống như một con voi Mammoth đột quỵ vì kiệt sức. Nhưng lại không nằm chết một chỗ như con vật đến giờ tận số kia, cây Sồi lại nổi lên như một con tàu và trôi đi, trôi đi về phía biển xa mang theo chàng thanh niên sống sót duy nhất của địa đàng Arcadia.

Từ đó, hàng ngàn năm sau, ở nước Mỹ xa xôi, trước khi Christopher Columbus tìm đến miền đất tân thế giới này, cây Sồi đã xuất hiện bên dòng sông Mississippi vĩ đại, giữa những cánh đồng mênh mông vùng Iowa và trên những ngọn núi chạy dài như vộ tận ở California… Cũng từ đầu năm 1863 là năm Tổng thống Lincoln của Mỹ ra lời tuyên bố Giải Phóng Nô Lệ, dưới gốc cây Sồi già 800 năm ở Virginia, cộng đồng người da đen đã quây quần hân hoan đón mừng số phận mới. Rồi ngày nay ở đây, cây Sồi đã trở thành biểu tượng của Tự Do, của sự sinh tồn bất diệt giữa con người và thiên nhiên.

Và cũng từ đó, dưới bóng những cây Sồi kia, luôn là điểm hẹn của tình yêu nồng cháy, thủy chung và câu chuyện về người đàn ông trôi dạt cùng cây Sồi già năm xưa đi tìm lại người đàn bà của mình hay đi tìm một quê hương mới cũng đã được viết từ một trong những gốc Sồi ấy.

Trịnh Cung