Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Từ cực đoan đến mù quáng

*Tiếng nói người Việt ở hải ngoại


Hội nghị Kiều bào lần thứ 2- tháng 9 năm 2012
 
Với 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống , lao động và học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ con số ngày càng tăng lên nhanh chóng . Theo đánh giá của UBNNVNVNONN ” vai trò quan trọng của kiều bào trong ngoại giao chính trị , ngoại giao kinh tế và đặc biệt trong ngoại giao văn hóa ngày càng được khẳng định. Nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ người Việt ở hải ngoại mà đặc biệt là tại Hoa Kỳ trong tâm trí của họ vẫn mang sự thù hận một cách “bất thường”. Đành rằng mỗi một dân tộc trên trái đất này cũng có những mặt tốt – xấu đan xen lẫn nhau nhưng có lẽ một bộ phận nhỏ người Việt ở hải ngoại chống cộng cực đoan (CCCĐ) là một trong những bộ phận người Việt chất chứa nhiều mâu thuẫn bên trong nhất. Họ đã để cho sự xung đột bên trong của mình tồn tại dai dẳng nhất , phi lý nhất . Các mâu thuẫn cứ liên tục xuất hiện, đấu tranh và giằng xé lẫn nhau. Một vết thương mà 38 năm đã trôi qua không lành miệng vì thái độ cực đoan đến mức phi lý của nhóm người này. Một dòng sông tuy rằng có sự hợp nhất của vô vàn dòng chảy trong hành trình chảy ra đại dương mênh mông , vậy mà dòng sông đó nó luôn có một bên lở và một bên bồi. Nhưng hai bờ đó không bao giờ ngăn cản con sông chảy ra biển. Một sự thật đã và đang diễn ra mà càng ngày bộc lộ sự non kém về chính trị , ấu trĩ về tư duy của bộ phận người Việt CCCĐ này. Hiện tượng phe cánh xô bồ lộn xộn trong tổ chức ở hải ngoại, đã làm mất đi sức mạnh thật sự của đồng bào hải ngoại , mất đi tình đoàn kết quý báu của phần lớn người Việt còn có lòng với quê hương đất nước. Thật đáng tiếc, trong cộng đồng có một số người đã nhận thức lệch lạc , họ cố bám víu vào một quá khứ , chối bỏ những gì mà dân tộc Việt Nam đang nỗ lực cùng chính phủ làm nên bộ mặt mới của đất nước, họ vì mục đích cá nhân, phe nhóm sẵn sàng chà đạp lên lợi ích cộng đồng. Còn đối với lợi ích quốc gia, phẩm giá của dân tộc thì chẳng khác gì câu tục ngữ “cha chung không ai khóc” hoặc “sống chết mặc bay”. Thậm chí, họ còn không tiếc lời xúc phạm, phỉ báng, miệt thị chế độ xã hội tại Việt Nam. Trên mặt trận truyền thông để phục vụ cho phe nhóm cờ vàng chống cộng thì sao ? Đa phần những diễn đàn trên mạng đều do tổ chức hoặc cá nhân điều hành . Xin mời những ai muốn có sự tìm hiểu về đời sống văn hoá , chính trị của người việt hải ngoại thì ôi thôi ! họ như lạc vào trận đồ bát quái. Bằng những giọng điệu xuyên tạc, bằng những từ ngữ hạ đẳng , bẩn thỉu họ chửi bất kỳ ai mà họ không ưa. Dù là cộng sản hay không cộng sản. Khi thấy nhà nước Việt Nam rộng mở cửa đón tiếp người Việt từ hải ngoại về thăm quê hương, làm kinh tế và đầu tư, mời chuyên viên đem tài năng về giúp nước hoặc khi thấy con em từ trong nước sang Mỹ du học thì họ nhân danh là “người việt quốc gia” đấu tranh cho dân chủ, tự do và vì lý do ấy họ tự cho mình quyền mạt sát chính quyền Việt Nam lẫn bất cứ ai đóng góp công sức, trí tuệ, của cải để xây dựng đất nước. Những ngôn ngữ mà họ sử dụng hàng ngày , hàng giờ xả ra trên các trang mạng cực kỳ đốn mạt , nó đi đến tận cùng của thứ văn hoá lưu manh . chống cộng cực đoan rối loạn phương hướng thật, khi mà hễ thấy có ai phát biểu hay làm việc gì chưa giải thích được, thay vì cần suy xét kỹ càng, và không thèm kiểm chứng, chẳng cần tìm hiểu mục đích sâu xa của công việc mà người đó đang làm, họ kết luận ngay đó là hành vi tiếp tay cho Cộng sản, và không ngần ngại quy kết họ là Việt Cộng nằm vùng ! Thiết nghĩ, lá cờ Vàng dù là vật quý trọng của nhiều người, nhưng đến hôm nay nó chỉ còn là kỷ niệm, và là biểu tượng của Người Việt di tản mà thôi. Nếu như (cứ giả sử việc đã xảy ra ) chắc gì nó đã được toàn thể hơn 90 triệu người Việt chọn làm quốc kỳ, một khi đất nước chuyển sang một thể chế chính trị khác. Thực tế quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn lui vào lịch sử. CCCĐ luôn núp bóng dưới danh xưng “cộng đồng người Việt quốc gia” để thực hiện mưu đồ của cá nhân và phe nhóm. Đối với họ, cái gì tổn hại đến ” cộng đồng ” đều xấu và phải bị trấn áp. cộng đồng là ai vậy? chẳng lẽ cộng đồng người VN hải ngoại chỉ bao gồm những người to tiếng hò hét nhất, có những hành động lời nói bỉ ổi nhất ? lúc nào cũng đòi hỏi mọi người phải nhìn nhận tổ chức băng đảng , hội đoàn họ là chuyện quan trọng nhất trên đời này ?
Các thế lực cực đoan trong cộng đồng người Việt ở đây đã phát động chiến dịch bao vây, khống chế các cơ quan truyền thông, nhà báo chân chính, vì họ đã không làm theo cái gậy chỉ huy của bọn CCCĐ, tức là không có những bài vở bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh đất nước Việt Nam, không vu khống , la lối cái gọi là “chính sách độc tài, độc trị của cộng sản”, đã thế, lại còn ủng hộ và cổ súy cho mối bang giao Việt Nam với tất cả các đối tác trên thế giới trong mọi lãnh vực vv và vv… và một khi không nói theo ý của chúng thì lập tức các cơ quan truyền thong, nhà báo đó bị chửi rủa, bị khép tội, bị chụp mũ, bị vu vạ. Họ sẵn sàng nổi giận có những phát ngôn văng mạng nếu ai đó nói ngược lại ý muốn những tiêu chí phi thực tế của phe nhóm họ. Đã từng có những tuyên ngôn thật cực đoan như thể “kẻ nào không giống ta -theo ta là kẻ thù của ta”. Tất nhiên, những con người chủ trương sống như vậy luôn muốn bóp chặt ý nghĩa đa dạng của đời sống, luôn muốn biến xã hội muôn mầu trở thành một mầu ảm đạm . Và khi đó xã hội thay vì đa sắc vận động đã trở thành một sưu tập sống bầy đàn.
Do ấu trĩ về tư duy , sai lạc về nhận thức , cờ vàng chống cộng cứ mơ tưởng rằng dùng những lời lẽ mạt hạng đó sẽ lôi cuốn được một số người đứng về phe , nhóm của họ. Nhưng sự cuồng điên gào thét đó lại có phản ứng nghịch, càng hăng hái lăng mạ nhà nước VN và những người VN có tấm lòng vì quê hương bấy nhiêu thì với bản chất đê tiện như vậy dường như càng bộc lộ bản chất hạ đẳng của nhóm chống cộng cực đoan, để cho những người trong nước thấy rằng. Đó nhìn kìa , bọn dân chủ, bọn chống Cộng hải ngoại là vô học, là cay cú và cực đoan như vậy đó. Đồng bào trong nước thấy rõ bộ mặt của bọn chống Cộng Hải Ngoại chưa ? hãy nghe giọng điệu của chúng thì thấy ngay bản chất của chúng. Họ đã thành công thực hiện một màn minh họa cho đài báo trong nước tuyên truyền về hình ảnh một đám người hải ngoại hiếu chiến mù quáng, ngu dốt , lưu manh . Qua đó làm mất niềm tin giữa những người trong nước và đồng bào bên ngoài. Những ngày kỷ niệm 30 tháng Tư, trước đây gọi là Ngày Quốc hận trong Tháng Tư Đen, lôi kéo cả trăm, có nơi cả ngàn người dự mít tinh, biểu tình, thì nay không còn tổ chức nữa hay chỉ có lác đác vài người tham dự, bởi vì họ không còn hận gì, mà còn cảm thấy có phần may mắn và còn đem tiền bạc, của cải về giúp người trong nước.

Nếu không tha thứ, hoà giải dân tộc, thì nguời Việt hải ngoại theo chủ trương hận thù mãi sao ? chẳng bao lâu sẽ gửi nắm xương tàn nơi xứ người lạnh lẽo, mà chẳng bao giờ được cảm thấy niềm xúc động rạt rào khi trở về mảnh đất quê cha đất tổ thân yêu ,hay những niềm vui tràn đầy thấy lại và hoà mình vào đám đông tại những phố phường, thôn dã ở đó mình đã lớn lên, và gặp lại những bà con, bạn bè thân thương của những năm trẻ tuổi sôi động xa xưa. Những người CCCĐ đó nên nhớ là khi ông Jefferson thảo Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ vào năm 1776, ông đã soạn đi soạn lại và, theo lời yêu cầu của các đại biểu Quốc hội Cách mạng đầu tiên, ông xóa bỏ đoạn văn lúc đầu kết án cả dân tộc Anh và Nghị viện Anh, mà ghi trong văn bản chung quyết là chỉ kết án hoàng gia anh mà thôi . Sau khi rút khỏi Việt Nam, Hoa Kỳ đã cô lập hóa Việt Nam với chính sách cấm vận hai chục năm trời, làm điêu đứng Việt Nam và khi hai nước tái lập bang giao, Việt Nam lại là nước muốn và cần giao hảo tốt đẹp với Mỹ hơn là ngược lại. CCCĐ họ chỉ là một phần của cộng đồng Việt hải ngoại, còn biết bao nhiêu người khác nữa, với biết bao nhiêu ý tưởng, cảm nhận, cách nhìn cuộc sống khác. Những cách nhìn ấy như thế nào? vì có ai nghe thấy những tiếng nói ấy đâu. Người Việt ai cũng sợ nói ra rồi sẽ bị sự hò hét phản đối của nhóm đang tự nhận danh nghĩa là ” cộng đồng “. Cho nên, chúng ta hãy loại trừ cái ung nhọt đeo bám đó suốt 38 năm qua .

Một đất nước không thể mạnh lên nếu chúng ta không thuận theo xu thế của thời đại. Ở vào những thời điểm đầy thách thức, mỗi người dân Việt cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những công việc, hành động cụ thể nhằm góp phần xây dựng quốc gia hưng thịnh. Muốn vậy phải phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để hơn 90 triệu người Việt Nam chung sức đồng lòng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tận dụng thời cơ phát triển kinh tế đất nước, đồng thời tỉnh táo, linh hoạt nhưng kiên quyết gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên cơ sở những bằng chứng lịch sử, pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng không cho phép bất cứ cá nhân, thế lực nào lợi dụng để hành động đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước, phá hoại những thành quả cách mạng đã được các thế hệ cha ông dày công vun đắp bằng cả mồ hôi và xương máu. Có lẽ đến ngày hôm nay, trong cộng đồng những người Việt yêu nước đã phần nào thấy rõ được bộ mặt thật của nhóm người này, những người còn có tư tưởng của cờ vàng chống Cộng cực đoan. Đấu tranh là quyền của mỗi người, họ có quyền tự chọn cho mình một cách nào đó để tìm kiếm chiến thắng. Nhưng có thể khẳng định rằng, đấu tranh cực đoan không thể gặt hái thành công trong bối cảnh thế giới hòa nhập này.
Tuy vậy ngay cả trong chiến tranh, sự cực đoan trong tư tưởng sẽ dẫn đến chai cứng , mất cái mềm dẻo , mất bình tĩnh, dẫn đến hữu dũng vô mưu . Mà đã “vô mưu” thì thường là thất bại. Chỉ cần đặt một câu hỏi thôi: Nếu như 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa, chế độ Cộng Sản mà các vị muốn đập tan nó vẫn chưa sụp đổ, các cụ (vì tuổi trung bình của cờ vàng chống cộng hải ngoại hiện nay khoảng từ 60 đến 80 ) sẽ làm gì ? Đố các cụ trả lời được. Nếu họ tiên liệu được điều này thì đâu có suy nghĩ và hành động ấu trĩ đến cùng cực như vậy. Biến thù thành bạn đã rõ trong lời tuyên bố trong bài thuyết trình đầu năm 2005 của Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là Marine. Theo ông, mặc dầu liên hệ hai nước trong quá khứ không vui vẻ gì, “rõ ràng là bây giờ Việt Nam và Hoa Kỳ không có bất đồng về chiến lược (no strategic differences)” và “Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và dứt khoát chống mọi âm mưu phân ly hay các đe dọa khác tại biên giới Việt Nam. Chúng ta có nhiều lãnh vực chung quyền lợi về an ninh vùng và an ninh thế giới. Sự hợp tác về quốc phòng hiện nay là bước đầu để cùng đương đầu với các thử thách về an ninh trong thế kỷ 21.”

Sẽ là chưa muộn đối với những ai qua sự việc lố bịch này, có ý thức tự mình điều chỉnh hành vi, cách nhìn đối với đất nước của dân tộc mình đang chuyển động mạnh mẽ trên con đường đổi mới và hội nhập, ngày càng nhận được sự ủng hộ rộng rãi và sự đánh giá cao của bạn bè quốc tế.


Hoa Kỳ tháng 15- 7- 2013

Amari tx
(http://amaritx.wordpress.com/2013/07/15/tu-cuc-doan-den-mu-quang/ )

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Ừ thôi...Em hãy ngủ đi


Ừ thôi…
Em hãy ngủ đi
Anh xin hầu quạt mà ru…
Ngậm ngùi
Em vào giấc ngủ tìm vui
Tự do tung cánh giữa trời yêu thương



Ừ thôi…
Em hãy ngủ đi
Anh xin hầu quạt mà xua …
Nỗi buồn
Buồn theo cánh quạt vào đời
Đậu lên chiếc lá vàng rơi cuối mùa

Ừ thôi…
Em hãy ngủ đi
Anh xin hầu quạt đẩy đưa…
Cuộc tình
Trời trao hai đứa chúng mình
Trái tim côi cút mảnh tình cút côi

Ừ thôi…
Em hãy ngủ đi
Anh xin hầu quạt gọi mời…
Khát khao
 
Đ.A

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

THUỐC LÀO AI HÚT MÀ SAY?



(Petrotimes) - Thuốc lào có cái tên rất nên thơ là “cỏ thương nhớ”. Trong quá khứ vào những ngày tết, lễ cưới, thuốc lào từng cùng với cơi trầu làm đầu câu chuyện. Có hơn ngàn năm lịch sử, dù trăm năm qua bị thuốc lá chiếm lĩnh thị trường nhưng thuốc lào vẫn có sức sống mãnh liệt, bền bỉ tồn tại trên khắp các làng quê, thành phố từ các tỉnh miền núi đến đồng bằng Bắc bộ. Nhân dịp Tết Quý Tỵ, báo điện tử Petrotimes xin mạn đàm về thuốc lào như một thú chơi, một nét sinh hoạt rất đời thực của người Việt.


Đi tìm thuốc lào ngon nhất Việt Nam

Trong một dịp công tác qua Thanh Hóa, được anh bạn giới thiệu một người khá đặc biệt với mệnh danh là người sưu tầm thuốc lào số 1 xứ Thanh. Anh tên là Nguyễn Văn Hoan, hơn 40 tuổi, dáng người dong dỏng, chắc nịch với làn da đen bóng, khỏe mạnh của dân sông nước. Anh có cái giọng nói đặc biệt trầm ấm, to vang hữu lực và một ánh mắt sắc bén, nhanh nhẹn đặc trưng của người từng trải. Gặp khách “trùng máu” đam mê giống “tương tư thảo”, bao nhiêu chuyện tìm thuốc, cách hút, ống điếu xưa nay như những giai thoại được anh Hoan dốc bầu tâm sự với chúng tôi.

Anh Hoan là con một gia đình thuyền chài quanh năm sinh sống lênh đênh trên sông Ghép, con sông chảy qua giữa hai huyện Thọ Xương và Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa. Từ bé anh lớn lên bên cha trên chiếc thuyền cá. Cha anh Hoan nghiện thuốc lào nặng, ông làm nghề chài lưới nên kiêng không cho nước vào ống điếu vì sợ kinh động đến thần sông. Bởi vậy ông cụ thường hút thuốc lào khô, “bắn” xong một điếu, thường để ngang ống điếu xuống sàn thuyền.

Năm lên 7 tuổi, anh Hoan tò mò nên ông thừa lúc bố đang lim dim say thuốc, ông chõ mồm vào hút sái và nghiện thuốc lúc nào không biết. Một lần vô tình cha ông đổi loại thuốc mới, nhồi thuốc nhiều hơn một chút nên không “kéo” hết thuốc trong lõ. Anh Hoan quen mui đánh miếng sái, phần vì thuốc mới đậm khói, phần vì còn nhiều thuốc trong nõ điếu nên anh Hoan đã say đứ đừ, ngã cắm đầu vào trong chái thuyền. Ông cụ đang lim dim, giật mình mới biết thằng con trai độc nhất nghiện thuốc lào từ lâu rồi. Thật bất ngờ, cha anh không mắng mà thản nhiên dạy cho ông biết cách hút thuốc.



Anh Nguyễn Văn Hoan cùng người bạn sưu tầm thuốc lào tại Thanh Hóa

Năm 2000, anh Hoan lên bờ lấy vợ và bắt đầu lập nghiệp bằng nghề đi buôn hải sản từ Thanh Hóa đi các tỉnh thành phố trên cả nước. Nhắc đến chuyện lấy vợ anh Hoan thủng thẳng kể, ông cụ thân sinh bên vợ cũng là người thích hút thuốc lào. Gặp thằng rể cùng sở thích nên rất ưng ý. Mỗi năm anh biếu cụ 5 cân thuốc lào để cụ hút cả năm nên cụ thích mê tơi. Từng nghe nói Hải Phòng có các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến An… nổi tiếng thơm ngon và được ghi vào sử sách là loại thuốc tiến vua, anh đến tận nơi để xin thuốc, học cách xao thuốc, bảo quản. Sau vài bận ăn dầm ở dề các làng làm thuốc lào nổi tiếng như làng An Tử Hạ (nay là làng Nam Tử), huyện Tiên Lãng, một số vùng trồng thuốc lào quanh Hải Phòng, các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lào Cai… anh nhận ra mỗi nơi có những phong vị thuốc riêng. Nếu thuốc lào của Tiên Lãng thơm, khói nhẹ mà quện thì thuốc lào Quảng Xương quê anh lại đậm mùi, nặng đô nên dễ khiến người hút say đứ đừ.

Gần chục năm đi hỏi các loại thuốc lào nhiều địa phương, Đi nhiều anh cũng học thêm được cách chọn thuốc, kỳ công đặc biệt để chế ra loại thuốc lào riêng cho mình hút. Thuốc lào anh dùng hút bình thường hoặc tặng bạn bè sẽ được anh Hoan canh đúng vào vụ thu hoạch, chọn lá thuốc trên một cây theo cách sau: không lấy là trên ngọn, lá dưới gốc mà lấy lá lá giữa trên cây thuốc lào (hay còn gọi là lá bánh tẻ). Đặc biệt hơn, vào đầu vụ mỗi năm (tháng giêng âm lịch) anh lựa chọn đặt riêng 3 luống trên ruộng thuốc lào thuộc vùng biên giới hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia. Nơi đây có những ruộng thuốc lào tốt nhất nằm hai bên bờ sông Ghép. Ba luống cây thuốc lào này phải thuê người chủ ruộng thuốc công vun sới trong vòng 6 tháng.

Đến đúng mùa thu hoạch vào tháng 5 âm lịch thì đến theo dõi thu hoạch như mình yêu cầu: thu lá giữa. Sau đó, anh ngắt hết ngọn từng cây thuốc lào của 3 luống này rồi tiếp tục chăm sóc cây thuốc trong vòng 3 tháng. Cây thuốc lào bị cắt ngọn nên bắt buộc phải đâm cành (chánh) mới trên thân. Những nhánh trên thân này có lá rất dày, chỉ nhỏ bằng 1/3 lá cây thuốc thông thường. Khi ấy tự tay anh Hoan sẽ thu hoạch, cắt xuống từng lá đem về. Sau khi rửa sạch từng lá, ông sắt nhỏ, mịn sau đó sao vàng cất đi. Loại thuốc lào này anh gọi là “thuốc chánh”, và phong cho nó là thuốc lào đỉnh cao của các loại thuốc lào. Nói về lại thuốc “chánh”, anh Hoan khoái trá bảo: “Khi vo điếu thuốc có cảm giác như nhựa chảy qua giữa hai kẽ ngón tay, khói thuốc đậm màu trắng. Ai lần đầu hút thuốc này chí ít cũng phải say đến nửa tiếng mới tỉnh được!”.



Một ruộng thuốc lào tại Tiên Lãng, Hải Phòng nơi trước đây thuốc lào được tiến vua.
Để chứng tỏ lời nói của mình là thật, anh Hoan gọi điện kêu cậu em vợ cầm từ nhà ra một vốc thuốc của “cha vợ” để mất anh em hút thử. Một anh lớn tuổi nhất trong nhóm của tôi, người cũng có hơn 20 năm hút thuốc lào và cũng có thú sưu tầm hàng chục loại thuốc khác nhau trên mọi miền đất nước đã “bắn” thử một điếu. Dù đã hút theo kiểu cầm chừng (bập bập lấy hơn chứ không rít một phát đỏ nõ vì biết thuốc lạ), anh bạn tôi cũng bị say cứng đơ cả người, mắt mũi trợn ngược đến hơn 15 phút. Anh Hoan phải cho uống 1 cốc nước lạnh thì mới hồi tỉnh được. Chưa hút thuốc lào thì chưa biết thuốc lào say lạ lùng như thế nào. Hút rồi thì mới thấy mỗi ngày được điếu thuốc lào ngon thì sảng khoái vô cùng.

Hàng trăm năm qua, hút thuốc lào đã trở thành sinh hoạt thường nhật đi vào cuộc sống của người Việt. Các tỉnh vùng núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ đến các tỉnh miền Trung đi đến đâu cũng thấy hình ảnh cái điếu cày, khói thuốc lào từ ruộng đến phố phường. Khi cuộc sống được đủ đầy hơn, thuốc lào không còn là thú giải trí mỗi khi nhàn tản mà trở thành một thú chơi, thú sưu tầm để thưởng thức của một bộ phận người Việt.


Phiếm đàm về thuốc lào


Gần đây có nhiều luồng dư luận lên án thuốc lào, chê bai dè bỉu hoặc kêu gọi nên cấm hút thuốc lào. Với sự chiếm lĩnh của thuốc lá, thuốc lào dần bị lép vế nhưng ở nông thôn các tỉnh phía Bắc đến Thanh Hóa – Nghệ An người dân vẫn chuộng hút thuốc lào và tự hào rằng thuốc lào cũng có lịch sử, những mặt đặc biệt có ích.

Theo Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đào loại Ngữ của Lê Quý Đôn và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), sở dĩ nó có tên gọi như vậy bởi vì người nghiện thuốc Lào mà 2, 3 ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến 1 hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp.

Thuốc lào đi vào đời sống của người Việt khi trở thành truyền thuyết dân gian khi diễn giải cây thuốc lào từ câu chuyện giữa cô gái lái đò và người học trò nghèo đi thi. Truyền thuyết được tóm tắt như sau: Cây thuốc lào do người con gái chèo đò vì nhớ thương cậu học trò nghèo mà cô giúp đưa qua sông đi thi, đỗ đạt mà không trở lại như lời hứa biến thành. Sau khi anh học trò nhớ ra, tìm lại bến đò xưa thì chỉ thấy một cây cỏ có lá rất to, đốt lá ngửi khói thì thấy mùi thơm và hình ảnh của cô gái lái đò ngày nào.



Điếu cày và thuốc lào được bày bán tại các chợ vùng nông thôn miền Bắc nước ta.

Để có thể hút thuốc lào, người Việt ta dùng một công cụ gọi là điếu. Có ba loại chính là điếu cày, điếu bát và điếu ống. Điếu cày có thân hình ống, hay được làm bằng tre, nứa, ngoài ra còn làm bằng kim loại nhẹ dài khoảng 40–60 cm. Cá biệt có những chiếc điếu cày rất dài, phải có người khác châm lửa thì mới hút được. Một đầu của thân điếu phải kín (nếu làm bằng tre thì lợi dụng luôn mắt tre) để thân điếu có thể chứa nước, đầu kia hở dùng để hút. Khi chế tác thân điếu bằng tre nứa người ta thường đục lỗ xuyên qua các mắt tre sao cho vẫn dễ hút nhưng nước trong thân điếu khó lọt ra ngoài khi điếu bị đổ, dốc ngược...

Vị trí gần phía đầu kín của thân điếu được khoan một lỗ để lắp nõ điếu. Nõ điếu là nơi tra thuốc lào vào để hút, thường được làm bằng các loại gỗ, kim loại có khoan lỗ để tra thuốc, và là bộ phận quan trọng nhất, tạo lên tiếng kêu giòn giã khi người ta hút thuốc. Nõ điếu lắp chếch về phía đầu dùng để hút chứ không vuông góc với thân điếu cho dễ hút. Nếu chế tác cầu kỳ, thân điếu có thể được khảm vỏ trai hoặc chạm trổ cho đẹp mắt. Hút thuốc lào bằng điếu cày tiện lợi, vừa ngon vừa phát ra âm thanh giòn giã.

Điếu bát gồm hai phần bát điếu và xe điếu. Bát điếu, thường làm bằng gốm, sứ là nơi chứa nước. Nõ điếu lắp ở phía trên và đục một lỗ ở gần đó để cắm xe điếu vào khi hút. Xe điếu phổ biến là bằng cần trúc nhỏ, đục rỗng ruột. Bát điếu thường được làm những hoa văn hay hình vẽ cho có tính mỹ thuật, xe điếu cầu kỳ thì cũng có thể chạm, khắc. Bát điếu được đặt trong một vật có hình như cái chậu nhỏ, có khi chỉ là một cái bát sắt to nhưng cũng có khi được làm bằng sơn mài rất đẹp, nó có tác dụng chứa xái (tro của thuốc lào khi hút xong) và nước từ bát điếu có thể tràn ra ngoài để giữ vệ sinh. Điếu bát không thuận lợi khi mang xách nên thường dùng để hút ở nhà.



Một chiếc điếu ống cổ được khảm xà cừ và nạm bạc

Điếu ống, còn gọi là điếu dóng: thân điếu tương tự điếu cày nhưng ngắn và to hơn, làm bằng gỗ quý, xương ống của động vật hoặc bằng ngà... Nó có thể đặt đứng vững được khi sử dụng chứ không cần cầm như điếu cày và có quai xách. Điếu ống được chế tác rất mỹ thuật, chạm trổ tinh xảo, nõ điếu bịt bạc, thân cũng bịt bạc hoặc khảm xà cừ nhưng xe điếu là một cần trúc rất dài, có khi tới 2m, đầu cũng bịt bạc. Loại điếu này chỉ những nhà giàu có mới dùng. Khi hút người hầu châm lửa và đưa cần cho người hút. Đi đâu, thì người hầu mang điếu đi theo.


Điếu bát và điếu ống có nhiều biến thể về hình khối rất đa dạng, kết hợp với chế tác cầu kỳ, bằng vật liệu có giá trị cao nên có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật và trở thành món đồ sưu tầm của những người yêu thích.


Hút thuốc lào được nâng lên thành “nghệ thuật”, đi vào tục ngữ, ca dao và cả thơ ca như: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào – Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”. Hay bài thơ rất dí dỏm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:


“Bình tròn phành phạch, đít bảnh bao,

Mân mân, mó mó đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Âm dương hòa khí sướng làm sao!”

Trong thực tế, hút thuốc lào có quy trình gồm vê thuốc, tra vào nõ điếu, châm lửa, hút. Lưu ý khi hút thuốc tốt nhất là dùng đóm (những mảnh tre, nứa, gỗ…mỏng) để châm lửa. Lửa cháy trong một khoảng thời gian vừa đủ, lại không có mùi lẫn vào như khi dùng diêm, bật lửa ga. Lúc bắt đầu hút, người hút hít (gọi là bập) vào từng hơi ngắn để có thêm ô xi cho thuốc cháy đều và khói tích tụ trong thân điếu rồi mới hít một hơi thật sâu kèm theo một lượng khói lớn.



Hút thuốc lào bằng điếu bát thời xưa

Trước đó, người hút thường thổi một hơi ngắn và mạnh để xái thuốc lào văng ra khỏi nõ điếu. Động tác này đòi hỏi phải khéo léo để xái thuốc bắn ra đúng vị trí mình muốn (đối với điếu bát là cái chậu đựng bát điếu, đối với điếu cày thì hay dùng một chiếc bồ nhỏ đựng xái). Động tác này tuy đơn giản nhưng phải có kinh nghiệm mới thực hiện thuần thục, gọn gàng và đẹp mắt được.

Trong khi hút, hơi và khói thuốc khiến cho nước chứa trong điếu và khí phát ra tiếng kêu; người hút thích tiếng kêu phải giòn giã để tăng phần thú vị. Âm thanh này phụ thuộc cấu tạo của điếu và lượng nước đổ vào đó. Thành phần của lá thuốc lào cũng tương tự thuốc lá và người hút hít vào lượng khói khá nhiều trong một lần hút nên cảm giác say thuốc mạnh hơn thuốc lá và có thể gây nghiện. Cảm giác say thuốc lào mạnh đến mức người mới hút hoặc người nghiện nhưng hút vào buổi sáng thường bị mất thăng bằng, nếu tư thế ngồi hút không vững rất dễ bị ngã.

Từ xưa tổ tiên ta đã từng biết độc hại của thuốc lào. Thế kỷ XVIII vua Lê Huyền Tông đã 2 lần ra lệnh cấm hút thuốc lào. Hải Thượng Lãn Ông trong Vệ sinh yếu quyết đã khuyên mọi người bỏ ngay thuốc lào vì hút thuốc sẽ dẫn đến bệnh về hô hấp. Hút thuốc lào, chỉ là một thói quen có thể bỏ được.

Anh Hoan, nhân vật nhắc đến đầu bài viết sau hơn 30 năm nghiện thuốc đã bỏ thuốc sau khi bị một trận ho thừa sống thiếu chết. Thuốc lào nên là một thú chơi tao nhã, dùng để giải trí khi nhàn tản chứ đừng để trở nên nghiện ngập sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe người hút và những người xung quanh.

Thành Công

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

BÀI HỌC ĐẦU TIÊN ĐỂ LÀM NGƯỜI.



Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đ
ệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Lúa, ốc bươu vàng và trí thức

Lúa, ốc bươu vàng và trí thức

Thanh Tung Nguyen .

Mới đây, tôi có đọc bài viết "Trớ trêu ốc bươu vàng giá trị hơn lúa!" của GS Nguyễn Văn Tuấn, một giáo sư thỉnh giảng cao cấp tại Đại học New South Wales, Việt kiều Úc. Đây có thể nói là một ví dụ điển hình về "tật xấu" của một số trí thức nước nhà: phê phán chính sách, than thở sự tình nhưng lại chẳng có được ý kiến, giải pháp gì để hạn chế sự bất cập đó. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, theo các thông tin trên internet, là một nhà khoa học Việt kiều, có nhiều đóng góp cho nền y học nước nhà. Ông thường xuyên có các bài viết trên blog, báo mạng về các vấn đề ông quan tâm, nên có thể bài viết này của ông cũng chỉ xuất phát từ sự trăn trở của ông với quê hương. Tuy nhiên, tôi thấy nó quá phù hợp để làm ví dụ về đề tài của bài viết này nên xin lấy ra để làm đối tượng mổ xẻ.


Tác giả mở đầu bài viết bằng vụ việc "Bộ trưởng thương mại Thái Lan, Boonsong Teriyapirom, bị Thủ tướng Yingluck Shinawatra cách chức, vì ông là tác giả của một chương trình nông nghiệp dẫn đến giá gạo Thái cao hơn giá gạo Ấn Độ và Việt Nam, và làm giảm lượng xuất khẩu của gạo Thái". Ông ngậm ngùi vì ở nước mình thì giá lúa xuống thấp, không ai chịu trách nhiệm. Ngay từ mở đầu, tác giả đã hiểu sai vấn đề.
- Tạm trữ lúa gạo bằng ngân sách nhà nước là một chính sách của chính phủ thủ tướng Yingluck Shinawatra đưa ra khi tranh cử thủ tướng (để thu hút cử tri nông thôn). Chương trình này rất đơn giản: Chính phủ mua gạo của nông dân với mức giá hào phóng, trên giá thị trường khoảng 50%, sau đó trữ gạo trong kho, giảm xuất khẩu. Thái Lan dự kiến sự thiếu hụt bất ngờ từ nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới sẽ đẩy giá tăng đột biến trên toàn cầu, sau đó, nước này bán ra với mức giá cao hơn bình thường, nông dân và Chính phủ Thái Lan hưởng lợi, chỉ có người tiêu dùng thế giới bị thiệt. Chương trình này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cả phe đối lập, giới kinh tế và chuyên gia tài chính. Thực tế, nó đã gây thiệt hại cho ngân sách chính phủ khoảng 4.5 - 7 tỷ USD và hiện thời vẫn chưa có cách khắc phục. Ông Boonsong Teriyapirom, người chịu trách nhiệm trực tiếp của chương trình này đương nhiên phải trở thành "vật tế thần" để xoa dịu dư luận, phe phái đối lập,...
- Rõ ràng trong trường hợp của Thái Lan, thoạt nhìn thì có vẻ người nông dân sẽ được hưởng lợi vì giá tăng nhưng thực chất đất nước Thái Lan gặp thiệt hại. Ngân sách nhà nước, tức tiền thuế của toàn dân bị thất thoát trong quá trình chuyển từ ngân sách đến túi nông dân do tham nhũng, gạo bị tồn kho không bán được, bị xuống cấp ... Trên thực tế, đây giống như trò múc nước từ ngăn này sang ngăn khác trong cùng một cái bể.

Tác giả lại so sánh giá thóc với giá ốc bươu vàng, là thứ "rác sinh học" để minh chứng cho sự bèo bọt của thóc. Ông than thở: "Tôi không biết có nơi nào mà người ta có thể ăn ốc bươu vàng thay cho gạo". Là một nhà khoa học, một trí thức lớn, thật lạ là tác giả lại hiểu vấn đề một cách "chân chất" như vậy. Ốc bươu vàng có thể là "rác sinh học" theo quan điểm của những người trồng lúa khi nó phá hoại mùa màng nhưng đối với các nhà chăn nuôi gia súc thì nó lại là nguồn thực phẩm chăn nuôi dồi dào, chi phí phải chăng. Nói cách khác, ra thị trường thì lúa hay ốc bươu vàng thì cùng đều là hàng hóa, và chịu sự chi phối của các mối quan hệ thị trường. Có nơi nào mà người ta ăn vàng thay gạo được không mà sao vàng lại đắt thế?!

"Kể khổ" giùm nông dân xong, ông chuyển sang chỉ trích chính sách nhà nước:
"Chính phủ có Nghị quyết “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” và “đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất.” Con số lời 30% có lẽ ru ngủ nhiều người và đẹp trên trang giấy, nhưng trong thực tế thì giá lúa tính chung giảm 30% từ năm 2011 đến 2012. "
Chính sách đưa ra là thể hiện ý chí, nguyện vọng của chính phủ, định hướng hoạt động cho các cơ quan chuyên trách. Nhưng từ mong muốn đến hiện thực thì phải trải qua nhiều "trắc trở" nữa. Thay vì phê phán cái mong muốn tốt đẹp của chính phủ thì tác giả nên chỉ ra những khó khăn, giải pháp khắc phục để góp phần đưa mục tiêu đó sớm trở thành hiện thực. Ông giáo sư đã không làm được điều đó, mà chỉ đưa ra cái lý do muôn thuở rằng "thương lái ép giá". Thậm chí ông lại tiếp tục phê phán "chính sách tạm trữ lúa gạo của Nhà nước" vì "vô hình chung tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mua lúa và tạm trữ". Ở trên thì ông ngầm ca ngợi Thái Lan (vì tăng giá gạo cho nông dân), dưới thì ông chê bai nhà nước, dù mục đích chính sách của 2 nước là tương tự nhau. Có lẽ tác giả cũng chưa hiểu rõ về chính sách này vì mục tiêu của nó là "buộc" các doanh nghiệp phải mua thóc, gạo trong 1 thời điểm nhất định để giải quyết phần nào đầu ra cho nông dân, kích thích tăng giá,.. chứ chẳng phải "vô hình chung" đâu. Chính sách của Việt Nam khác Thái Lan là nhà nước giao chỉ tiêu mua gạo cho các doanh nghiệp và hỗ trợ 100% lãi suất để doanh nghiệp thu mua. Nhờ vậy, ngân sách nhà nước không phải bỏ ra nhiều và rủi ro như Thái Lan, đồng thời tránh được nguy cơ bị điều tra chống trợ giá xuất khẩu. Chính sách này thực chất lại là "gánh nặng" đối với các doanh nghiệp vì họ bị buộc phải mua khi chưa có nhu cầu, theo giá sàn do VFA quy định chứ không phải tự do. Tất nhiên, vì nhiều lý do, giải pháp này của chính phủ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, dù đã có tác động phần nào đến giá gạo. Nó chỉ là một cách giải quyết phần ngọn của vấn đề. Cái gốc của nó tôi sẽ phân tích trong bài viết khác.


Từ chuyện khó khăn của đầu ra hạt thóc, ông giáo sư đưa đến kết luận rằng đó là nguồn cơn của mọi vấn đề nông thôn miền Tây hiện tại:
"Với tình trạng như thế thì chẳng ai ngạc nhiên khi thấy cha mẹ "quyết không để con làm ruộng". Thu nhập của nông dân nếu tính ra còn thấp hơn thu nhập của công nhân trong các hãng xưởng. Do đó, không ai ngạc nhiên khi phụ nữ xếp hàng đi lấy chồng Tàu, Hàn (một số thì bị chết thảm), và vấn nạn này là một quốc nhục.
Trong khi đó, nam thanh niên thì đi lang bạt làm thuê ở các khu kĩ nghệ khắp nước. Có nơi (như Thới Bình, Cà Mau) chỉ trong vòng 6 tháng có hàng ngàn thanh niên bỏ huyện đi làm ở các tỉnh khác. Ngày nay, đến mùa gặt lúa nông thôn rất khó tìm nhân công. Thêm vào đó là sự tăng trưởng dân số cộng với sự thiếu qui hoạch đã gây nên sức ép môi trường ghê gớm. Hệ quả là môi trường sống và môi trường canh tác càng ngày càng xấu đi một cách nghiêm trọng. Ở quê tôi, không ai dám tắm sông. Có thể nói không ngoa rằng nền tảng nông thôn vùng ĐBSCL đã và đang lung lay.".

Chuyện nhà nông đầu tắt mặt tối thì đâu phải là chuyện gì mới lạ. Đó là điều hiển nhiên hàng ngàn năm nay. Dù theo thời gian, cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, điều kiện làm nông ngày càng được cải thiện nhưng so với các ngành nghề khác, nó vẫn là vất vả, dùng sức nhiều. Do đó, chuyện nhiều bậc cha mẹ mong con cái thoát ly cái khổ của nghề chân tay là hoàn toàn dễ hiểu, và nó diễn ra trên khắp mọi miền nông thôn cả nước, từ bao đời nay. Tác giả lại so sánh một cách rất khập khiễng "thu nhập của nông dân" với "thu nhập của công nhân". Nếu người nông thôn đổ ra thành thị để làm công nhân với một thu nhập thấp hơn khi ở quê làm ruộng thì người ta lên thành phố làm gì? Tuy nhiên, theo quan sát của tôi thì mặc dù xét về khoản thu nhập tiền mặt, người công nhân có vẻ kiếm được nhiều hơn nông dân nhưng ngoài áp lực công việc, họ còn phải chịu rất nhiều chi phí khác từ tiền thuê nhà đến các nhu yếu phẩm hàng ngày. Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, việc cơ cấu lao động chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp là hoàn toàn dễ hiểu, thậm chí ở nước ta, sự chuyển đổi còn có vẻ hơi chậm (70% dân số ở nông thôn, làm nông nghiệp). Tác giả than thở rằng nông thôn thiếu nhân công nhưng lại bị áp lực về dân số gia tăng! Nghe có vẻ phi lô gíc! Về việc các cô gái đua nhau lấy chồng Tàu, chồng Hàn lại là một vấn nạn xã hội, tập hợp của nhiều yếu tố như sự thiếu hiểu biết, tâm lý lười lao động mà thích sớm hưởng thụ,.. Là một trí thức lớn, lý ra tác giả phải hiểu rằng cái nghèo không phải là nguyên nhân chính yếu của vấn nạn này. Nói về khó khăn, trên đất nước ta không đâu hơn được khu vực miền núi Tây Bắc và miền Trung cát sỏi, nhưng họ ít đối mặt với vấn nạn này.

Người dân miền Tây vốn được thiên nhiên ưu đãi nên hình thành tính cách phóng khoáng, chân chất, giản đơn. Nét đẹp tính cách ấy của người Nam Bộ lại kéo theo mặt trái là tâm lý thích an nhàn, hưởng thụ mà ít chịu khó, chịu khổ, không trọng việc học hành (nhất là đối với phụ nữ) như cư dân các miền Bắc, Trung. Về mặt khách quan, vùng đất Nam Bộ gặp nhiều khó khăn về giao thông do có quá nhiều sông ngòi, kênh rạch. Điều đó gây khó khăn rất nhiều cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng nơi đây. Vai trò của những người trí thức chân chính là phải đào xới những khó khăn chủ quan và khách quan đó để đưa ra những kiến nghị, giải pháp khắc phục hiệu quả chứ không phải ngồi kể lể lại khó khăn này, khó khăn nọ, quy chụp lung tung để rối thêm tình hình. Điều đó cũng chẳng khác gì thái độ "bán cái" của ông "quan chức cao cấp thuộc vùng ĐBSCL" nào đó mà tác giả trích dẫn: “ĐBSCL ở xa trung ương quá, lâu lâu Bộ mới vào một lần. Trung ương mà không sớm thay đổi chánh sách, bỏ rơi thì miền Tây không thoát nghèo được”.


Cả bài viết của vị giáo sư Việt kiều dù có thể mang theo sự trăn trở của ông với quê hương mình nhưng thật tiếc là nó không những chẳng đưa ra được tia sáng tri thức gì khả dĩ có thể đem lại lợi ích cho người nông dân quê nhà mà thậm chí còn mang đến những thông điệp tiêu cực không đáng có. Tôi cho rằng người nông dân không cần các vị trí thức "khóc" giùm cho mình mà họ cần các vị ấy chỉ cho họ cách để không phải "khóc" nữa. Đất nước, người dân cần những bài viết mang hàm lượng tri thức và khả dụng cao từ các vị trí thức chứ không phải "món gỏi xã hội chấm mù tạt". Hãy để việc lấy nước mắt thiên hạ cho các vị "phóng viên trồng cải".

QUYẾT ĐỊNH SỐ 311/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MUA TẠM TRỮ THÓC, GẠO VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2012 – 2013 (NGÀY 07/02/2013)

---------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại công văn số 442/BNN-CB ngày 01 tháng 02 năm 2013,


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mua tạm trữ 1.000.000 tấn (một triệu tấn) quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc:gạo là 2:1 trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long; loại thóc, gạo mua tạm trữ gồm thóc, gạo thường và thóc, gạo thơm.

Điều 2. Thời hạn mua tạm trữ từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2013.

Điều 3. Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức việc phân giao cho các thương nhân trực tiếp có kho chứa thóc, gạo đúng quy chuẩn mua số thóc, gạo tạm trữ trên. Các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.

Điều 4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến ngày 20 tháng 5 năm 2013.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này; bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc hỗ trợ lãi suất nêu trên.

Điều 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định một số ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay mua thóc, gạo tạm trữ.

Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng quy chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ theo đúng quy định tại Quyết định này.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 8. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân được giao thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Hãy để chúng ta đưa nhau về..




Không phải con đường nào cũng đẹp như một ước mơ
hãy để chúng ta đưa nhau về…
trong thương nhớ…

Có lẽ không ai muốn nhắc về ngày mai lần nữa

có lẽ khoảnh khắc này là thứ còn lại sau tất cả
có lẽ nên mỉm cười để cảm ơn một phần duyên nợ
có lẽ nên dành cho những cơn mưa tối tìm về trên vòm cây than thở
và chúng ta chỉ giữ lại bình yên…

Hãy để chúng ta đưa nhau về như một thói quen

rồi từ mai sẽ từ bỏ…
rồi từ mai có thể người sẽ đi về cùng ai đó…
rồi từ mai một trong hai chúng ta phải học lại cách bày tỏ…
rồi từ mai biết rằng còn quá ít niềm vui được xếp dưới đáy cuộc đời vốn nhiều đau khổ…
làm sao mới tìm thấy được nhau trên con đường này?

Hãy xắn tay áo cao lên một chút để chạm vào cái lạnh đêm nay

vén tóc cho vành tai mà nghe rét buốt
chúng ta cần hôn nhau như lần đầu biết hôn mà vẫn cười khúc khích
cho phép mình nhìn thấy cả quãng đời vào một giây phút
để dù mai sau có đánh mất
vẫn biết cách tìm lại trong giấc mơ!

Hãy để chúng ta đưa nhau về như những ngày xưa

trong tim vang tiếng chuông gió
mỗi bước chân đều có một giọt sương nhắc nhở
mỗi tiếng cười đều có một vì sao cùng rạng rỡ
như thiên đường…


Đừng trách gì và cũng đừng ủi an

hết con đường này sẽ đến con đường khác
biết thế sao chúng ta vẫn muốn dừng mãi nơi con đường đang bước
biết thế sao chúng ta vẫn muốn hoán đổi tương lai thành kí ức
biết thế sao chúng ta cứ phải tự nhủ mình đừng khóc
khi khoé mắt rung lên…

Hãy để chúng ta đưa nhau về trên đường vắng lặng im

vì nhìn thấy nhau còn hơn vạn lời nói
vì được xác tín niềm tin rằng chúng ta chưa bao giờ nông nổi
kể cả khi cần phải đánh đổi
một phần đời…

Hãy để chúng ta đưa nhau về

dù là tận xa xôi*…
* Hãy chọn con đường dài nhất để bước đi bên cạnh nhau khi chúng ta không thể biết yêu thương kia tan vỡ vào lúc nào!
(SG, 17/12/2008)

Nguyễn Phong việt

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tập Thơ : Lá tìm duyên




 













17. Mùa Thu ơi !


Ngọn lửa tình yêu em bỏ lại
Từng đêm loe loét cháy
Đốt từng sợi cô đơn
Trong giấc mộng chập chờn.

Em mang theo dỗi hờn
Bước chân vào quên lãng
Lửa tình yêu đã cạn
Tắt trên miền dĩ vãng.

Lại một mùa lá rơi
Lửa tình yêu bổi hổi
Gom lá vàng chơi vơi
Đốt tháng ngày đơn côi

Mỏng manh từng sợi khói
Tình yêu bay về cội
Với bao lời muốn nói
Mùa Thu ơi!
Tình yêu ơi!
Đừng phai phôi....





22.Mùa Thu quê tôi

Khi những ngọn gió se se lạnh của mùa đông đi đến
Những chiếc lá vàng nhạt màu nhè nhẹ buông rơi
Tôi nhận ra mùa thu quê hương tôi
Mỏng manh ẩn hiện
Man mác trong cái nắng tháng chín chói chang
Mềm mại trong những cơn mưa dập nát
Và khẽ khàng trong đêm tỉnh lặng
Mùa thu chầm chậm lụi tàn
Tan trong khoảnh khắc ngỡ ngàng…
Nhớ thương!

Mùa thu quê tôi
Như giấc mơ của những đứa con hoang đàng xa xứ
Chợt nhận ra mình còn có…. quê hương.




. 26. Nhớ hạ

Hạ ơi ! Hạ ơi !
Hạ đã đi rồi
Cho mùa Thu đến rớt rơi lá vàng
Cho giờ tôi lại lang thang
Tìm đâu Hạ trắng chói chang góc chiều
Vui chi con gió liêu xiêu
Mang từng chiếc lá ỉu xìu, xác xơ

Còn trong trang vở cánh phượng khô
Ép vào mùa Hạ bài thơ dang dở
Tôi gọi nắng về trong nỗi nhớ
Chiều Thu buồn chân lạc bước bơ vơ

Hạ đi rồi
Thu về mang trăn trở
Một kiếp người
Một kiếp lá trơ vơ
Tôi vẫn là tôi trong đợi chờ...


















35. 









39. Tháng 5 mùa Hạ về


Tiếng ve non trở mình nưng nứt đất
Gió thì thào gọi nắng đến giao thoa
Mưa lất phất trãi niềm riêng ngây ngất
Đêm nồng nàn rũ sạch những đắn đo
Tháng năm về mang nắng ấm ủ cho
Cỏ cây háo hức đợi chờ mùa hoa trái
Trời đất rùng mình tỏa hương mê mải
Vị ái ân mời gọi những dại khờ.
Trái tim côi qua ngày tháng đợi chờ
Được sưởi ấm bởi từng tia nắng hạ
Được thắm đẫm với cơn mưa rền rả
Được vuốt ve trong khe khẽ tiếng ve.
Tháng năm về em dịu dàng thỏ thẻ
Lời tin yêu tươi trẻ nóng bên tai
Khối cô đơn vắn dài dần tan chảy
Nắng gọi tình lá úa cũng thôi rơi.
Tôi buông thả giọt đời trong diệu vợi
Nơi thẳm sâu em ươm hạt lả lơi
Nghe hân hoan hòa quyện với đất trời
Cùng cây cỏ đã đâm chồi nẩy lộc
Đất hoang tàn thôi không còn khô khốc
Mùa Hạ về mưa nắng ấp tin yêu...



47. ĐÊM ĐÔNG

Mùa đông hớn hở ru hời
Ngoài hiên giá lạnh gọi mời đơn côi
Đèn chao bóng ngã tơi bời
Em đi để lại những lời dối gian
Trắng tay xé toạc thiên đàng
Trông ra cũng chỉ lỡ làng nhân duyên
Gánh thêm một cõi ưu phiền
Mà nghe phiêu lãng đảo điên đất trời
Đêm Đông giá lạnh ru hời
Chôn trong con chữ nửa đời bạc vôi












69. Nhịp cầu tháng 7


Rêu phủ xanh trên những gờ tường
Nắng cũng nhạt với trời tháng sáu
Mưa rưng rức tháng ngày hao háo
Một nhịp cầu cho Chức Nữ- Ngưu Lang.

Năm đi qua quá nửa một con đường
Trái trên cành đang bồi hồi  đợi chín
Tim thao thức sao vẫn hoài câm nín
Dĩ vãng nghẹn ngào không thốt nổi lời yêu.

Tháng bảy về phố nhỏ vẫn liêu xiêu
Mưa bong bóng thả trôi dòng nông nỗi
Em mong mỏi anh ơi đừng đến vội
Cho tình em gánh nổi một nhịp cầu




76. Xin đừng nói yêu tôi


Xin em đừng nói yêu tôi
Cho thêm vỡ vụn trời chiều
Ngụm nắng cuối ngày xin em giữ lại
Đừng nhả vào tôi những giấc mơ

Xin em đừng nói yêu tôi
Cho tim tôi nát thêm nhiều
Những giọt nước mắt màu quyến rũ
Xin em giữ lại giữa dòng trôi

Xin em đừng nói yêu tôi
Với bước chân run rẫy xa rời
Hồn tôi đã mỏi trong chờ đợi
Giữa bóng đêm ma quỷ thét gào

Xin em đừng nói yêu tôi
Cho bình yên tan vỡ mặt hồ
Khát khao nào xin em gói lại
Cho tôi đi trong cô độc đến cuối trời

Tôi sẽ đến với tận cùng tuyệt vọng
Để ngắm nhìn trọn vẹn hạnh phúc của cô đơn
Ở nơi đó tôi chôn vùi ký ức
Chôn tình yêu tôi đã trao em

Xin em đừng nói yêu tôi
Xin em…







 








 






 BÀI DỰ PHÒNG CHO BIÊN TẬP CHỌN LỌC


1.  CÒN CHI NỮA


Chí cả đời trai đã nhạt nhòa
Tình yêu tung cánh giữa trời mơ
Sống trong hoan lạc miền nhung nhớ
Chết ở đau thương vẹn khóc sầu.

Kiêu hùng một thuở vùng tang tóc
Phong lưu vạn nẻo lạc khuê phòng
Ôm cả gió sương đời phiêu lãng
Gói trọn tim côi dưới gót hồng

Sinh tử phù vân tình vẫn nặng
Thực hư duyên phận hãy còn mang
Lãng tử đa đoan còn chi nữa
Kiếp người viên mãn : Ta với Nàng!


2.

3.KHÓI THUỐC

Dáng anh ngồi trầm mặc
Khói thuốc lượn lờ bay
Có chút gì cay cay
Long lanh trong màn khói

Thời gian như oằn lại
Khói thuốc lượn lờ bay
Không gian thêm trĩu nặng
Có chút gì cay cay

Anh trầm trong im lặng
Khói thuốc lượn lờ bay
Có chút gì cay cay
Bờ môi em thấm mặn

Bao lần em tư hỏi
Khi anh đã đi rồi
Có chút gì cay cay
Dáng anh ngồi khói bay

Nỗi nhớ sao dẳng dai...


4.Cầu vồng tháng bảy


Tháng bảy mặt trời ngỡ ngàng treo nắng
Cho tôi lóng ngóng đợi cầu vồng
Mưa ngâu chưa đến tình đã tắt ?
Nửa mảnh tim yêu đã lụi tàn.

Thu về mang lá vàng ủ ấm
Nhặt mảnh tim khô đốt chút tình
Niềm tin bật lửa run rẩy cháy
Hoài nghi lặp lòe thả nhớ bay

Trời vẫn vô thường mây che nắng
Lá vẫn vô tình xây mộ vàng
Bờ vai gầy guộc nào đủ chắn
Cơn giông tháng bảy đến sỗ sàng

Mưa ngâu đến cầu vồng có bắc
Em có cùng tôi bước qua sông?
Lửa tình sợ hãi rồi sẽ tắt
Còn mảnh tim nào để đớn đau.


5.


6.

8.




10.RỒI NGÀY MAI CŨNG SẼ RA ĐI

Rồi một ngày em cũng sẽ ra đi
Như bao người đàn bà đi qua một đời hư thực
Tình yêu em chỉ còn là một món quà trang sức
Tôi lại giữ gìn trong ngăn ký ức tình yêu

Rồi một mai tôi cũng sẽ ra đi
Đem thân xác nương nhờ biển cả
Linh hồn tôi theo từng con sóng nhỏ
Da diết vỗ bờ bồi lấp xót xa

Rồi một ngày em cũng sẽ ra đi
Tình yêu em cũng chỉ còn là một món quà trang sức
Tôi lại đeo trong những chiều tàn háo hức
Bước chân vào đêm vũ hội cô đơn

Rồi một mai tôi cũng sẽ ra đi
Gửi xác thân theo mùa thu trút lá
Linh hồn tôi hòa trong từng cơn gió nhẹ
Khe khẽ đong đưa nhịp võng trầm luân

Rồi một ngày em cũng sẽ ra đi
Tình yêu em chỉ còn là một món quà trang sức
Lấp lánh trong đêm như bao vì sao đêm thổn thức
Tôi chợt nhận ra mình còn có ký ức tình yêu

Rồi một mai tôi cũng sẽ ra đi
Trao thân xác vào đôi chân tình ái
Linh hồn tôi tràn theo từng nhịp bước
Nâng trái tim người mở cửa phôi phai..


11.MỘT ĐÊM CHỜ MƯA RƠI XUỐNG ĐỜI TÔI

Trăng khỏa thân làm mẫu
Đêm pha màu bằng những vì sao
Còn tôi cắm  trái tim chờ đợi
Cầm lỗi lầm hứng từng giọt sương say
Một vì sao rơi vì ghen tị
Đè bẹp tôi dưới nỗi nhớ trời cao

Cơn gió dỗi hờn thay nhau bẻ lá
Côn trùng đau rên rỉ gọi mưa
Mây tức tối tô đen huyền ảo
Trăng khóc thầm sương trắng đêm sâu.

Tôi mơ màng trong giấc mộng mưa ngâu
Hôn Chức nữ một nghìn năm hội ngộ
Nuốt mặt trời đốt vạn ngôi sao cháy dỡ
Gieo hạt mầm trong vũ trụ lãng quên

Mưa đứt vội
Đánh rơi nịt vú
Quẳng lên tôi một thực tại đục ngầu
Tôi sống lại lắng nghe đời khờ dại
Cất tiếng tru khao khát gọi tình

Trăng mĩm cười khỏa thân trọn vẹn
Tôi nghẹn lòng vót lại giấc mơ
Phơi con chữ lột trần câu thơ gửi nhớ
Làm mẫu cuồng si cho đêm vẽ Hằng Nga


















































































































































































Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

RU ĐỜI ĐI NHÉ

          
Uyển Di


Ru em


Bỗng dưng em thèm một giấc trưa nồng.

Giấc nồng lúc em vừa mười bảy, buổi trưa em ngủ vùi tóc rối, má em ngây hồng.
Ngoài kia là nắng lấp lánh thủy tinh, nắng ru em một giấc mê đời.
Ru em về thuở ấy. Cho em trong trắng ngây thơ. Cho em chưa biết sầu đau.
Cho ai thương em dịu dàng bé bỏng.
Cho em ra ngoài đồng, hỏi thăm giọt nắng hôm nay có ai buồn hay không?
Cho em đi dưới mưa nhẹ, đường hun hút cây hai hàng.
Cho em cười giọt tươi, tiếng trong như ban mai, như sương như lá.
Cho em nằm nghiêng tai nghe cỏ nói lời thầm thì, yêu thương màu nâu của đất.
Và cho em khóc, giọt nước mắt cho cơn yêu đầu đời.
* *




RU ĐỜI ĐI NHÉ


Em trang điểm má đỏ môi hồng
Tôi chưng diện , vai gầy uể oải.
Em đón gió thả tung tóc rối, đưa hồn đi rong
Tôi từng đêm chắt mót niềm tin, viết bản nhạc không lời
Em về tuổi mười bảy, thẹn thùng viết mấy câu thơ, vẫn vơ khi chiều nhạt màu,nghe biển rì rào khát khao cháy bỏng
Tiếng đàn tôi mênh mông, đi vào hoang vắng, gọi đêm sầu lá rớt ngoài song?
Em ươm mầm xanh tươi,đợi ánh nắng ban mai,long lanh mắt lá
Tôi gieo lụi tàn chờ trăng lên thả hồn mộng mị,yêu thương về trong khoảnh khắc
Cười vui em khóc,giọt nước mắt rơi sự sống vào đời
Tôi cúi nhặt làm hành trang sám hối...

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

TAO LÀ TẠO!

Đọc những suy nghĩ được public của ông nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về việc đột quỵ của ông chủ tịch TP Cần Thơ, ông Nguyễn Thanh Sơn, mình cứ thấy gờn gợn.





Ông Tạo viết thế này trên blog “Chuyện cao huyết áp bị đột quị là thường, nhưng cán bộ ta bây giờ tiệc tùng sơn hào hải vị quá nhiều mới dễ sinh cái bệnh đại nguy như thế. Vậy các quan nên ăn rau ăn cỏ vừa giữ được huyết áp bình thường lại vừa tiết kiệm cho dân. Điều đó có lợi cho cả bản thân và có lợi chung cho xã hội đang thời khốn khó.”

Rồi ông kết luận thế này “mong sao có thêm bài học cho những vị quan chức khác, làm sao để được dân mến, dân tin như những ngày chiến tranh gian khổ trước đây”.

Gờn gợn, bởi vì vừa đọc thoáng qua, mình liên tưởng đến tay “nhà văn” Phạm Viết Đào, kẻ mà mình đã comment thẳng vào blog của lão rằng, ông là thằng khốn nạn, khi lão hả hê cho rằng việc bố đẻ của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa bị tai nạn chết tại Hải Phòng, là “xác đáng” là “nhân nào quả nấy” .

Sau comment đó, Đào xóa bài viết, và cũng sau comment đó, mình coi Đào là một thứ cỏ rác không hơn không kém, chưa kể những trò nhố nhăng mang mác dân chủ cuội của lão.

Quay lại phát biểu của ông Tạo, thật trùng hợp làm sao khi ông Đào là một trong những người hăng hái “bê” về đầu tiên, đăng chình ình trên blog, hả hê bỡn cợt khi người ta đang trong trạng thái thập tử nhất sinh vì đột quỵ!

Mình không nghĩ, sự bất mãn chế độ, “ghen quan ghét chức” của ông Tạo lại có thể biến tướng một cách kinh dị, nhập nhằng như thế. Nói thật, mình thầm cầu mong cho phần đời còn lại của ông Tạo (ông sinh năm 1947?) sẽ không gặp phải những ca tai biến, đột quỵ chí mạng như thế, sau những chầu nhậu tới bến với đám bạn “lều văn, chòi thơ” của ông, thậm chí sau cả một sáng mai thức dậy thanh bình thơ phú. Để người đời khỏi phải mất công lọ mọ gõ mạng giả lại ông những dòng khuyên răn “nên ăn rau ăn cỏ vừa giữ được huyết áp bình thường lại vừa tiết kiệm cho dân. Điều đó có lợi cho cả bản thân và có lợi chung cho xã hội đang thời khốn khó.”

Ông Tạo nhỉ?

Và mình muốn chửi một ông bạn mình, đã khề khà tuyên ngôn một chân lý, rằng những thằng nào đã viết được một bài thơ hay, xúc cảm, đã họa được một bức tranh đẹp, có hồn, ắt tâm địa thằng đó không xấu, chắc chắn!


http://dg0000.blogspot.com/2013/04/tao-la-tao.html

 

Khúc hát sông quê




Thơ:Lê Huy Mậu
 




Ngỡ như người đã hát thay tôi
ngỡ như tôi đã lẫn vào câu hát
tuổi thơ ơi!
quá nửa đời phiêu dạt
ta lại về úp mặt vào sông quê
như thuở nhỏ
úp mặt vào lòng mẹ
để tìm sự chở che…

Xin bắt đầu từ hạt phù sa

ta cúi nhặt tình cờ bên bờ sông tháng chạp
Ôi! Phù sa
những cá thể tự do trong hành trình của đất
đêm nao
chớp bể, mưa nguồn
trong cơn thác lũ
trong sóng đỏ
đất đi
kiến tạo
sinh thành…
Em ơi!
quả ớt cay bổi hổi
trên bãi sông
thuở chưa dấu chân người
anh nghe nói
có một thời
tất cả còn hoang dại
tổ tiên ta chỉ hái lượm mà thôi
lại nghe nói
thuở ta chưa biết ăn gì cả
ta cùng cây cỏ sinh đôi
rồi cây cỏ ăn ta
rồi ta ăn cây cỏ
cũng là khi cay đắng, ngọt bùi
ta và đất kết giao
lấy dòng sông làm lời thề non nước…
Chẳng biết ta đã ăn ở thế nào với đất
mà đất lở sông ơi!
nơi ta chăn trâu thả diều ngày cũ đã đâu rồi
hạt đất quê ta giờ đã bồi về đâu chẳng biết
có làng xóm nào sinh
có hòn đảo nào sinh
từ hạt đất bờ sông quê ta lở
như cuộc đời ta khuyết hao
để đắp bồi rờ rỡ
những sớm má hồng ríu rít cháu con ta…