Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Hoài nghi và Chân lý


Giáp Văn Dương


Hoài nghi không phá vỡ chân lý, mà ngược lại, làm mới và nâng đỡ chân lý trong một chu trình biện chứng bất tận không ngừng nghỉ của nhận thức.

Hoài nghi
Phương Tây có một câu châm ngôn được sử dụng phổ biến: Hãy nghi ngờ tất cả!
Vì sao người phương Tây lại đặt nặng việc hoài nghi như vậy? Vì qua truyền thống khoa học và triết học, họ phát hiện ra rằng: Hoài nghi là khởi đầu của tiến bộ, là con đường đi tới chân lý, là sự giải phóng lý trý triệt để nhất.
Khi lý trí hoài nghi, lý trí quay lại tự vấn chính bản thân mình, từ đó tự giải phóng cho mình khỏi tình trạng lệ thuộc vào lý trí của kẻ khác hoặc những giáo điều và quán tính tư duy sẵn có.
Truyền thống hoài nghi trong tư duy của phương Tây được khởi đầu từ triết học, trước hết qua phép truy vấn biện chứng của Socrates, sau đó lan sang khoa học, và hoàn thiện trở thành thói quen tư duy lành mạnh, một phương tiện quan trọng để đi tới chân lý.
Socrates đã sử dụng hoài nghi như một phần tất yếu của truy vấn biện chứng: khi một ý tưởng hoặc một nhận định được nêu ra như một chính đề, thì sẽ ngay lập tức bị hoài nghi nhằm xác định lại tính đúng đắn của nó dưới dạng một phản đề, rồi trên cơ sở đó hình thành nên một hợp đề có tính chân lý cao hơn. Hợp đề, đến lượt nó, lại trở thành chính đề cho một quá trình truy vấn mới, cho đến khi đạt được chân lý, hoặc thực tiễn hơn, đạt đến giới hạn của nhận thức tại thời điểm đó. Như thế, hoài nghi không chỉ là phương tiện để đạt được chân lý, mà còn giúp xác định được giới hạn của tri thức và phạm vi áp dụng của chân lý.
Câu nói nổi tiếng của Socrates là: Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả. Nhưng nghịch lý ở chỗ, người không biết gì cả này lại được coi là người thông thái nhất đương thời. Khi Chaerephon, một người bạn của Scorates, đến hỏi nhà nữ tiên tri, cũng là vị tư tế ở đền thờ Thần Mặt Trời thành Delphi, rằng có ai thông thái hơn Socrates không, thì được trả lời: Không!
Socrates không chấp nhận những niềm tin hay xác tín đã bám rễ lâu đời trong truyền thống và huyền thoại. Chính ông đã thôi thúc người đối thoại phải biện minh và cắt nghĩa những xác tín của mình thông qua một chuỗi những câu hỏi truy vấn liên tục – hình thức cụ thể của hoài nghi.
Sau Scorates, Decartes – nhà Triết học và Toán học Pháp – cũng đã sử dụng hoài nghi như một phương tiện chủ đạo để xác lập tính tuyệt đối trong các kết luận của mình, nhằm làm nền tảng cho việc xây dựng hệ thống tri thức về sau. Ông nghi ngờ mọi thứ, ngay cả sự tồn tại của bản thân mình, nhằm quét sạch mọi quan niệm đã có, để từ đó từng bước xây dựng hệ thống tri thức của mình một cách khả tín và vững chắc. Chính việc hoài nghi này, đã dẫn ông đến một kết luận nổi tiếng về sự tồn tại của bản mình qua câu nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại.
“Sự tiến bộ của nhận thức, không chỉ đạt được do tìm ra những mảnh đất tri thức mới chưa từng khai phá, mà còn do tìm ra những cách nhìn mới về một sự vật hiện tượng cũ”. Hoài nghi những cách thức nhìn nhận cũ chính là cách dễ nhất để tìm ra những cách nhìn nhận mới đó. Vì thế, hoài nghi vừa là xuất phát điểm, vừa là động lực của việc mở mang tri thức.
Khi mất khả năng hoài nghi, lý trí sẽ trở nên tê liệt. Một người không biết hoài nghi, tức một người hành động theo những niềm tin được lập trình trước, về bản chất không khác gì so với một cỗ máy.
Khả năng hoài nghi, biểu hiện trước hết bằng khả năng tự đặt câu hỏi và chối bỏ áp đặt của truyền thống và xác tín giáo điều, theo một nghĩa nào đó, chính là thước đo mức độ trưởng thành của một con người. Nếu một người không có khả năng hoài nghi, chỉ tin vào những tín điều do người khác giao giảng, thì về bản chất, người đó vẫn còn ở thời kỳ thơ ấu.
Với một xã hội, cũng giống như một cá nhân, khả năng hoài nghi và chối bỏ áp đặt cũng chính là thước đo sự trưởng thành về mặt tinh thần của xã hội đó. Nếu một xã hội không biết hoài nghi, chỉ đồng thuận tin theo những tín điều, thì xã hội đó còn chưa thoát khỏi thời kỳ ấu trĩ.
Vì thế, ngăn chặn khả năng hoài nghi của một cá nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp, chính là phá hoại sự phát triển lành mạnh của cá nhân đó; hạn chếkhả năng hoài nghi của xã hội chính là kéo lùi sự phát triển lành mạnh của xã hội đó.

Chân lý
Chân lý là đích đến của việc tìm kiếm tri thức. Nhưng chân lý không bất biến, vĩnh cửu. Chân lý luôn được cập nhật cùng sự phát triển của nhận thức. Và một trong những cách thức chủ yếu để cập nhật chân lý là hoài nghi chân lý đó. Hiểu như thế thì hoài nghi là bổ trợ của chân lý chứ không phải là chống đối chân lý.
Thực tế trong khoa học và triết học cho thấy, biết đặt câu hỏi thậm chí còn quan trọng hơn biết câu trả lời. Vì biết đặt câu hỏi là biết xúc tiến một hành trình đi tìm chân lý, còn biết câu trả lời là tạm thời chấm dứt hành trình đó.
Điều này cho thấy, giữa hoài nghi và chân lý có mối quan hệ biện chứng qua lại lẫn nhau, bổ trợ lẫn nhau. Không thể đạt được chân lý nếu không biết cách hoài nghi lành mạnh. Và chân lý, với tính tương đối của nó, nếu không có hoài nghi để tự hoàn thiện mình, sẽ tha hóa thành giáo điều dưới sự phát triển của những nhận thức mới.
Nếu nhìn qua những thành tựu của tư tưởng của nhân loại, sẽ không có thành tựu nào thiếu vắng hoài nghi như một sự dẫn đường. Những đỉnh cao mới ra đời, đều xuất phát từ sự hoài nghi một đỉnh cao cũ, và tìm cách vượt qua nó bằng một quá trình nhận thức mới.
Những thành tựu của khoa học kĩ thuật đạt được không phải bởi tư duy tư biện của lý trí thuần túy, mà phần lớn bởi những thực nghiệm và quan sát được thiết kết để kiểm tra – một biểu hiện cụ thể của hoài nghi -một giả thuyết đã xác lập. Hoài nghi vì thế là linh hồn của mọi hoạt động nghiên cứu tìm tòi.
Những thành tựu của Toán học và Vật lý học cho thấy, sự bất toàn, bất định và bổ sung nhau là bản chất của tri thức. Nên hoài nghi – đặc tính gắn liền với sự bất toàn và bất định – trở thành đặc tính không thể tách rời của chân lý. Chính hoài nghi đã thổi sức sống cho chân lý, làm cho chân lý sống động, uyển chuyển, luôn tự cập nhật làm mới mình dưới ánh sáng của những nhận thức mới.
Nếu tách hoài nghi ra khỏi chân lý, chân lý sẽ mất hết sức sống và trở nên cằn cỗi, xơ cứng theo thời gian. Chân lý sẽ thoái hóa trở thành giáo điều và kìm hãm, thậm chí phá hoại, quá trình nhận thức những chân lý mới đúng đắn hơn.
Như vậy, hoài nghi không phá vỡ chân lý, mà ngược lại, làm mới và nâng đỡ chân lý trong một chu trình biện chứng bất tận không ngừng nghỉ của nhận thức. Và để đạt được chân lý, khả năng hoài nghi cần phải được khai phóng như một sự tất yếu.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ TRỒNG PHONG LAN


Phong lan là 1 loài hoa nở rất bền, được chọn là loại hoa vương giả nhất. Tuy nhiên đây là loại hoa khó trồng đối với những người chưa hiểu ý về chăm sóc nó, vì rất dễ chết. Dưới đây là 1 số cách trồng cơ bản cho phong lan:

NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ TRỒNG PHONG LAN


Phong lan là 1 loài hoa nở rất bền, được chọn là loại hoa vương giả nhất. Tuy nhiên đây là loại hoa khó trồng đối với những người chưa hiểu ý về chăm sóc nó, vì rất dễ chết. Dưới đây là 1 số cách trồng cơ bản cho phong lan:

I/ CHẤT TRỒNG:

Khi chọn chất trồng cho cây phong lan là chúng ta đã quyết định 50% số phận cây lan. Vì cây lan phát triển nhanh hay chậm là do chất trồng, chứ phân thuốc chỉ là phần ảnh hưởng nhỏ. Tùy theo khu vực địa lý, từng vùng miền mà chọn các loại chất trồng khác nhau, chia chất trồng ra làm 2 loại: loại giữ ít nước và loại giữ nhiều nước.
a/ Chất trồng giữ ít nước: Gồm Than, Dến khô
b/ Chất trồng giữ nhiều nước: Gồm Dến nước, Xơ dừa, Bột dừa, Vỏ cà phê

Những giống lan trồng ướt, gồm:
Hồ điệp:
loại này chịu ẩm rất cao, khi ta trồng đủ độ ẩm cây sẽ cho hoa rất sung


Cây này được trồng từ cây mô đến lúc ra hoa là 1,5 năm:



Những giống lan trồng khô và nắng:

Dendro, Vũ nữ, Vanda, Mokara, Karawara.
Các loại này chịu chất trồng thoáng và chịu nắng rất cao
Cây den này trồng được 15 năm:




II/ PHÂN THUỐC


1/ PHÂN


Phân sử dụng cho phong lan, chúng ta chia làm 3 thời kỳ: cây con, cây trung, và cây trưởng thành
Cây con cần rất nhiều đạm để phát triển, cần sử dụng các loại phân có hàm lượng đạm cao, nếu có thể, pha thêm 1 chút B1 vào phân để kích thích cho bộ rễ phát triển.
Cây trung là cây gần trưởng thành, nên bớt lượng đạm lại để cây đừng tập trung phát triển lá, bên cạnh đó cần thêm lân
Cây trưởng thành: lúc này chúng ta phải lưu ý, không nên đánh phân theo bài bản, mà sử dụng phân tùy vào sự phát triển của cây. Nếu cây dư đạm, cần tăng Kali và Lân để cân bằng, và đối với 2 loại còn lại cũng thế, cố gắng cho 3 thứ Đạm, Lân, Kali lúc nào cũng cân bằng và ổn định.

2/ THUỐC

Cây lan không chết vì sâu rầy, chỉ chết vì bệnh nấm, nên phun thuốc nấm định kỳ 10 ngày/ 1 lần vào mùa mưa (không nên sử dụng các loại thuốc nấm có thành phần Cu)

III/ CÁCH TƯỚI


Nên tưới phong lan vào sáng sớm và sau khi trời tắt nắng để tránh làm phỏng lá lan. Tưới bằng vòi phun sương, tưới đều trên lá và chậu sao cho chất trồng trong chậu ướt đều



IV/ MÔI TRƯỜNG

Trong thiên nhiên, họ phong lan thường mọc ở các vùng rừng ẩm ướt, đa số mọc trên cây cao và dưới tàn cây, Vì vậy khi trồng phong lan, chúng ta cần tạo môi trường tương tư như vậy để thích ứng với chúng, môi trường cần có độ ẩm và thoáng gió
Độ ẩm thông thường cho cây lan khoảng từ 50-80%, với độ ẩm này cây sẽ cho ra hoa đẹp
Thoáng gió rất cần thiết trong việc trồng hoa lan, nên trồng các chậu có khoảng cách vừa đủ để không khí có thể đối lưu, tạo sự thoáng đãng và tạo độ mát cho cây.



(Tạo độ ẩm bằng cách tưới ướt sàn)


CHUYÊN ĐỀ CATTLEYA


Cattleya xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, người ta ưa chuộng vì nó dễ trồng hơn các loại lan khác. Màu sắc đẹp và đa dạng, hoa to, có hương thơm, loại này thích hợp với khí hậu Việt Nam, nhất là Sài Gòn

Một số ảnh về Cattleya




Silly Compton Z1129




Sangob Gold x Macao




Chủng loại Cat thích hợp với khí hậu từ 22-29oC và độ ẩm cao, giúp cây tăng trưởng và kích thích ra hoa

Cây cần ánh sáng để trao đổi chất, tuy nhiên nếu ánh sáng gay gắt sẽ làm cháy lá cây, nếu ánh sáng không đủ sẽ làm cây bị mềm lá, lá có màu xanh đậm, cây lan sẽ chậm lớn và chậm ra hoa. Vì thế ta cần phủ lưới 70% nắng với những khu vực thiếu nắng , những vườn có nhiều nắng rọi vào chỉ cần phủ 50% nắng để cản bớt sự chiếu rọi vào cây.
Nước và Cacbon từ CO2 tạo ra đường góp phần nuôi dưỡng cây, nước là thành phần quan trọng nhất đối với lan, tuy nhiên nếu lan nhận quá nhiều nước sẽ dẫn đến úng thối rễ, ngược lại nếu lan nhận không đủ lượng nước cần thiết thì giả hành sẽ nhăn nheo, cây không phát triển. Vì thế quá nhiều hay ít nước cây cũng sẽ chết. Tưới lan không theo 1 công thức nhất định là 1 ngày phải tưới mấy lần, mà chỉ cần căn cứ vào độ ẩm của chậu lan, nếu thời tiết quá khô có thể tưới từ 2-3 lần/ ngày để giữ ẩm cho cây, còn những khi thời tiết quá ẩm , chỉ cần phun sương cho sạch lá, khi nào chậu khô thì tưới lại (có thể vài ngày)
Trồng cây nào cũng cần bón phân thì cây mới phát triển và ra hoa nhiều hơn, Cattleya cũng vậy, có nhiều loại phân dùng cho lan như 20-20-20 hay 6-30-30, 19-31-17 để tưới. Tưới vừa đủ để đầu lá không bị cháy ngọn.



Cây được chăm sóc đúng cách


Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam. -kỳ 3



Tiếp theo loạt bài viết Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục vạch mặt “nhà báo đen” Minh Diện đã và đang làm xấu đi hình ảnh, uy tín báo chí cách mạng và chân chính trong xã hội Việt Nam. Kỳ này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc lý do tại sao Minh Diện bị đuổi khỏi nghề báo?

Có câu mà người xưa thường răn dạy: kẻ nào “gieo gió, ắt gặp bão”, “gieo nhân nào thì gặt quả ấy”. Tết năm rồi, về Sài Gòn thăm gia đình, tôi gặp người bạn cũ từng làm chung với Minh Diện hỏi thăm, anh này cho biết Minh Diện đã nghĩ làm lâu rồi, còn hiện đang làm gì?, như thế nào không biết! Anh bạn tôi né tránh, vì biết anh rất khôn, không muốn dây vào ai hay bất cứ chuyện gì.


Xem bài liên quan
“Nhà báo đen” Minh Diện:
Minh Diện – Kẻ tán tận lương tâm với trò vu cáo, bịa đặt *
“Nhà báo đen” Minh Diện bòn rút tiền doanh nghiệp để nuôi gái *
Ông chủ khu du lịch Đại Nam chính thức kiện ông Minh Diện

Rồi sau đó bù khú với mấy người bạn khác, tôi nghe kể về ông Minh Diện đang hành nghề viết thư pháp tặng chữ, đang giàu sụ và nghênh ngang như ngày nào. Nếu khác thì chỉ khác việc ông nay “đã chỉnh hàm”, sửa răng cỏ đàng hoàng như ca sĩ Hồng Nhung, không còn bộ hô như ngày xưa, lâu lâu gặp lại chưa chắc đã nhận ra. Thay hình đổi dạng cũng là việc làm hay, nhưng thường chỉ dành cho những người lắm của nhiều tiền, những đại gia, trọc phú. Đổi hình thay dạng theo nhân tướng học và tướng số học thì dù có thay đổi đến thế nào cũng không thể thay đổi bản chất, số mạng trời định. 




Vì sao Minh Diện bị tống cổ khỏi nghề báo?

Tống cổ ra khỏi nghề báo

Năm 1997, vụ án Tamexco là một trong số các vụ án nổi tiếng cả nước gây chấn động và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và trật tự xã hội. Vụ án có 4 án tử hình, tổng giá trị tài sản trên 40 ngàn USD và hàng ngàn hecta đất trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Trong vụ án này, có Minh Diện và cô nữ diễn viên điện ảnh Việt Trinh được cơ quan ANĐT Bộ Công an mời lên làm việc nhiều lần làm cho hồn xiêu, phách lạc. Đến ngày 24-3-1997 Tăng Minh Phụng bị khởi tố bắt tạm giam. Tháng 5-2003 Chủ tịch nước bác đơn ân xá nên vào lúc 5 giờ sáng ngày 17-7-2003 tử tù Tăng Minh Phụng và Phạm Nhật Hồng bị thi hành án tại trường bắn Long Bình – Thủ Đức. Tính đến thời điểm này, những “chiến hữu” lẫn “đối phương” của nhà báo Minh Diện lần lượt kẻ ra đi trại cải tạo, người về cõi âm. Những phi vụ bóp cổ doanh nghiệp lấy tiền nuôi gái của Minh Diện tuy khá nhiều nhưng chỉ là tố cáo của doanh nghiệp, thiếu bằng chứng, cơ sở pháp lý để khởi tố vụ án. Hơn nữa, ai cũng biết Minh Diện vốn là một con cáo già trong nghiệp vụ điều tra, khai thác đối phương, rất cảnh giác, không rượu chè bê tha nên thật khó mà gài bẫy y được. 




Thấp thoáng bóng dáng Minh Diện liên quan qua vụ mua bán biệt thự Hoa Hồng ở đồi Ngọc Tước.

Trong vụ Tamexco và Epco – Minh Phụng thấp thoáng bóng dáng Minh Diện liên quan qua vụ mua bán biệt thự Hoa Hồng ở đồi Ngọc Tước, bãi Sau TP Vũng Tàu. Thông tin của người bạn từ cơ quan ANĐT cho biết, Minh Diện mua với giá không đồng (0 đồng)… bằng nước bọt, đồng nghĩa với tội danh nhận hối lộ hoặc tội cưỡng đoạt tài sản. Ai cũng biết, Phạm Huy Phước – Tamexco và Diện rất thân nhau, thân đến mức con của Phước và Diện đều đưa sang Úc học chung từ rất nhỏ ăn ở tại ngôi nhà Phước mua tại Sydney. Trong nhóm này còn có cả con trai Hà Phi Long – nguyên Tổng Biên tập báo Công an TPHCM và con cái mấy đại gia nữa.

Từ Phạm Huy Phước, Minh Diện có thêm nhiều chiến hữu khác để đánh đu, đánh võng đại gia như Lê Minh Hải, Trần Quang Vinh, Nguyễn Duy Lộ, Phạm Nhật Hồng… Tất nhiên sau này những người này không ai nhận là thân quen nhà báo Minh Diện bao giờ. Trong quá trình điều tra làm rõ vụ việc liên quan, tại các bản cung lấy lời khai Minh Diện thừa nhận có lấy của Tăng Minh Phụng một căn biệt thự Hoa Hồng nằm trong khu vực đồi Ngọc Tước, bãi Sau, đường Võ Thị Sáu – TP Vũng Tàu. Minh Diện sợ chết khiếp đã về lạy vợ chạy vạy, cầm cố mang toàn bộ số tiền mấy tỷ đồng nộp cho cơ quan điều tra tỏ rõ sự thành khẩn, tự giác và xin được khoan hồng.

Có thể nói sau lần thoát tội trong vụ án Video đen của Thiếu tá Vũ Văn Nhồng, lần này Minh Diện biết chắc tỏng là ngồi bóc lịch vì liên quan đến kinh tế, nhận hối lộ tội danh rõ ràng. Hơn nữa, nếu từ trong trại giam các đại gia sau song sắt có tư thù với Diện khai ra thì chỉ còn duy nhất con đường chết. Minh Diện lúc này bẹp dúm như một con nhái, con sâu thật sự. Hết kiêu căng, khoác lác, huênh hoang, mỗi lời nói cử chỉ đều nhẹ nhàng như gió thoảng. Vì hơn ai hết, Minh Diện sợ sĩ diện và sự sụp đổ từ phía gia đình, họ hàng và cơ quan. Hơn nữa, y rất biết rõ từ điện thoại, hay đi đâu, làm gì 24/24 đều có người theo dõi giám sát. Những ngày này, có bị đứa con nít nhổ nước bọt vào mặt, Minh Diện cũng không dám nạt. Minh Diện bắt đầu chạy vạy, nhờ vả các mối quan hệ đồng hương, chiến hữu, bạn bè để giúp giải vây thoát khỏi lệnh khởi tố bắt tạm giam. Nghe đâu vụ này Minh Diện phải nôn ra khá nhiều tiền của, nhưng thực tế từ việc “nộp trả” cho cơ quan điều tra số tiền cao hơn theo thời giá hiện tại đã đủ để không khởi tố vì thiếu chứng cứ.

Chính kết luận điều tra và thông báo của cơ quan ANĐT đã buộc cơ quan báo và cơ quan chủ quản nơi Minh Diện công tác ra quyết định đuổi việc, thu thẻ nhà báo và khai trừ Đảng đối với ông này. Chuyện bí mật này đã có lần bạn tôi nghe chính mồm Minh Diện nói ra: khi nổi điên chửi thằng sếp Tổng Biên tập “bất nhân bất nghĩa” khi vội vàng tống cổ Minh Diện ra khỏi báo vì sợ liên lụy, ảnh hưởng. 




Chiều 3/3/2013, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam, cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác.

Hết thời làm một nhà báo hung hăng, hù dọa bốn phương, Minh Diện quay về nhà làm một ông chủ nấp sau váy vợ chuyên nghề vải sợi truyền thống gần ngã tư Bảy Hiền. Bắt đầu lẩn tránh mọi người quen cũ, lánh xa các quan hệ cũ để không ai biết mình, không ai nhận ra hình dạng thay đổi mới để rắp tâm thực hiện những phi vụ lừa đảo mới trong đời. Nhưng bệnh cũ tái phát, tật hư thói xấu ông này vẫn còn quá nặng, chưa dứt nên vẫn thường “hành nghề báo chí” và thường xuyên điện thoại dọa nạt các doanh nghiệp. Vụ mua bán đất mà bà Hằng vợ ông chủ Đại Nam tố cáo trên blog là một ví dụ. Minh Diện viết phóng sinh… sự trên blog như một nghề để trút tất cả oán giận ai đó mà không hề hay biết là ông ta đang chửi chính mình, đang tự vả vào mặt mình một khi độc giả biết bộ mặt thật của Minh Diện là ai!

Anna Huynh/Nguyễn Hùng (từ California)
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả)

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Chơi cây... ăn thịt


Vài năm trở lại đây, người chơi cây cảnh Việt Nam bắt đầu chú ý tới một loại cây cảnh kỳ lạ, có thể bắt và… ăn các loại côn trùng như ruồi, nhện, kiến.
Theo anh Huỳnh Mai Sơn (sống tại đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TPHCM), một người có kinh nghiệm sưu tập cây ăn thịt, cho biết loài cây này mọc nhiều ở vùng đầm lầy dọc bờ biển Nam Carolina, Mỹ. Khi ruồi, muỗi, nhện… quanh quẩn xung quanh, chúng sẽ bị lá cây kẹp lại và… nuốt chửng.

Loại cây kỳ lạ
Anh Huỳnh Mai Sơn cho biết cây ăn thịt là tên gọi chung của nhiều loại cây như cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, cây gọng vó hay cây bắt mồi có tên khoa học là Flytrap, cây nắp ấm có tên khoa học Nepenthes. Cách bắt mồi của loài cây này rất kỳ lạ.


Ví dụ như cây Nepenthes: trên miệng nắp ấm có một chất rất nhờn, khi côn trùng đậu trên miệng nắp sẽ bị tuột vào lòng ấm và bị dung dịch nước (chứa các enzym tiêu hóa hay vi khuẩn) tiêu hóa phần mềm của cơ thể côn trùng. Khi “ăn” hết, cây lại mở nắp, tiết mật dụ dỗ con mồi mới.




Cây nắp ấm, một loại cây ăn thịt giá rẻ, dễ trồng.

Nhưng loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula, từng được mệnh danh “thực vật kỳ diệu nhất thế giới”: tốc độ săn mồi của chúng rất nhanh. Loại cây này mới được những người sưu tập cây ăn thịt ở Việt Nam chú ý trong thời gian gần đây. Theo tài liệu khoa học, những cái lá hình vỏ sò của loại cây này có thể “gắp” con mồi chỉ trong 1/10 giây, nhanh hơn cái… chớp mắt.
Điều thú vị là cây ăn thịt này không ngán côn trùng nào, từ ruồi, nhện, kiến.., nhưng lại không thể ăn được loài bọ cánh cứng (nếu cây vô tình bắt bọ cánh cứng thì một lúc cũng phải nhả ra vì không thể tiêu hóa được).

Ngoài côn trùng, liệu cây ăn thịt có thể “ăn thịt” động vật? Anh Hồ Hoàng Văn, một người sưu tầm cây bắt ruồi ở quận Thủ Đức đã thử cho thịt heo vào nắp ấm của cây, sau thời gian ngắn nắp bị héo, thối dần (vì cây không thể tiêu hóa được lượng đạm trong thịt). Và nếu cây tiêu hóa quá nhiều ruồi hoặc thức ăn không tươi, mau ôi thì lá sẽ chết.

Dễ trồng

Nhiều người thích các loại cây ăn thịt vì cho rằng nếu trồng chúng ở phía đông nam sẽ đem về nhiều tài lộc. Đây là một loài cây rất dễ trồng, chỉ cần một ống xơ dừa hoặc cát, tưới nước 2 - 3 ngày một lần thì cây luôn tươi, đẹp.

Theo anh Hoàng Mai, chủ một hiệu chuyên mua bán, trao đổi cây ăn thịt tại TPHCM, trước đây người chơi loại cây này đếm trên đầu ngón tay nhưng nay đã có khá nhiều nhóm lập ra để trao đổi hạt giống và kinh nghiệm ươm trồng.

Hơn nữa, so với nhiều loại cây cảnh, các loại cây ăn thịt có vẻ đẹp lạ mà giá cả phải chăng. Loài nắp ấm có giá chỉ từ vài chục đến 200.000 đồng một cây, đắt nhất là cây bắt ruồi Venus (mua từ Mỹ) có giá khoảng 300.000 đồng một cây.
Anh Hồ Hoàng Văn cho biết cây ăn thịt nếu được chăm sóc kỹ quá sẽ không có khả năng… săn mồi. Loài nắp ấm thì sẽ không ra ấm hoặc ra ấm rất nhỏ dù cây phát triển tốt.


Theo 24h

Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2


Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm

Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi tiếng đã làm rúng động dư luận hơn 20 năm về trước và làm rơi đài không biết bao nhiêu kẻ quyền lực trong xã hội: Vụ án bia ôm Đường Sơn Quán (Thủ đức) và những “con kên kên” cầm bút.
Vào thời điểm 1984 đất nước đang chuyển mình mở cửa, đổi mới. Kinh tế khởi sắc đồng nghĩa với những tệ nạn xã hội phát sinh theo như một dạng ký sinh trùng bám theo tiền bạc và mưu cầu danh lợi. Trước đó vài năm, cụm từ “bia ôm đèn mờ, cà phê đèn mờ” được nhắc tới quá nhiều và nhan nhãn mọc lên khắp nơi như nấm gặp mưa đầu mùa. Nhiều tụ điểm bia ôm, mại dâm được nhắc đến, được nhiều người nhớ. Nhưng tiêu điểm của bia ôm, gái mại dâm lại chọn điểm rơi tại khu rừng cao su Thủ Đức, gần nghĩa trang TP và KCN Linh Trung bây giờ. Bia ôm Đường Sơn Quán. Vì sao lại là Đường Sơn Quán trong vụ án nổi tiếng một thời mà không phải nơi nào khác?Vụ án bia ôm Đường Sơn Quán thủ đức và những “con kên kên” cầm bút
Nếu so với các quán bia ôm, quán bia vườn ngày nay thì bia ôm Đường Sơn Quán của gần 30 năm về trước chẳng là gì về hình thức lẫn qui mô, cả thủ đoạn kinh doanh. Nhưng nội dung thì xưa nay vẫn không có gì thay đổi: là nơi giao tiếp, đưa nhận hối lộ, nơi gặp gỡ cũng là nơi giải trí dành cho những kẻ có lắm tiền và có quyền lực trong xã hội. Bia ôm muôn đời vẫn là nơi nhất thiết phải có gái trẻ đẹp, biết chìu khách tới bến, đặc biệt là hầu phụng các đại gia, khách VIP không có quyền từ chối. Bia ôm Đường Sơn Quán năm xưa hút khách còn do một nguyên nhân khác: Ngoài số tiếp viên cực kỳ trẻ đẹp và sẵn sàng qua đêm với khách cớm, còn có má mì Thanh Xuân – một bà chủ xinh đẹp, sắc sảo, thông minh và cũng chịu chơi tới bến được bảo kê kiểu “người nhà” của Út Nam (Phó Chủ tịch UBND huyện Thủ Đức). Chính vì vậy mà quán bia Thanh Xuân trở thành điểm hẹn lý tưởng với nhiều cán bộ, công an và quan chức, chính quyền. Chưa ai thống kê bao nhiêu người có số má đã đến đây ăn chơi, trụy lạc với bầy tiên nữ chân dài và má mì Thanh Xuân trong nhiều năm trước ngày xảy ra vụ án. Nhưng chắc chắn một điều ai cũng biết là Trung tá Phan Thanh (Ba Tung) – Trưởng phòng CSHS CATPHCM là nhân vật bén mùi hương, say mùi bia rượu và gái đẹp thường xuyên lui tới cùng các đệ tử ruột và cả phe cánh của xã hội đen trà trộn tiếp cận, kết thân. Trong nhóm người lân la và tiệc tùng thác loạn ấy có cả nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh – Báo Tuổi trẻ.


Sân chơi của kẻ nhiều tiền và quyền lực ngầm.


Ngày đó, chiều cuối tuần nhiều người nhầm với cảnh tượng các “quan anh” chạy tít lên cạnh nhà máy nước Thủ Đức xếp hàng để mua lẩu dê Tư Râu danh tiếng mang về Sài Gòn để ăn thời trước 1975. Sự thật không phải mua hay ăn lẩu dê mà “lẩu đặc biệt” tại Đường Sơn Quán. Thành phố thời đó không nhiều xe ô tô hay gắn máy như bây giờ, thường thì các quan đi ăn nhậu đi chung một xe với nhau kiểu tranh thủ đi công tác, kiểm tra rồi đánh chén kết hợp hoặc lén lút hẹn hò nhau, tự “phi” bằng Honda 67 lên thẳng Đường Sơn Quán. Vị thế nằm lẫn dưới bóng mát rừng cao su, chung quanh trống trải dễ quan sát và phòng ốc, chòi thum riêng biệt, mát mẻ cũng là một yêu cầu “tối thượng” của quan thầy đi nhậu bia ôm. Cũng chính vì chủ quan xung quanh trống trải, kẻ dụng tâm có mục đích đã đột nhập lén lút chộp được một số bức ảnh “sếp” Ba Tung đang ôm các em xinh đẹp trong lòng mặt ngầy ngật, sung sướng. Những bức ảnh hữu ý hay vô ý đều có tác dụng phản lại Ba Tung khi vụ việc được phơi bày, đổ bể… Một câu hỏi đặt ra sau khi vụ án ăn chơi trụy lạc Đường Sơn Quán bị phanh phui trên báo chí và khởi tố vụ án, khởi tố bị can… Hai nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh trong nhiều câu chuyện kể sau này đều cho biết, do tòa soạn, ban biên tập chỉ đạo làm. Cứ cho là thế, vì nôm na có thể hiểu nhà báo viết điều tra tiêu cực giống như một lính chiến, chỉ huy ra lệnh và giao súng đạn, công cụ hỗ trợ là thực hiện ngay lệnh chiến đấu. Cách nghĩ này quá hợp ý và vô hình dung hợp thức hóa việc làm của phóng viên, mà ít nhất trong vụ này Hoàng Linh, Huy Đức là những kẻ rất biết vì sao phải viết bài, vì sao phải chọn vật tế thần là Ba Tung và ai sẽ được lợi trong vụ này một khi Ba Tung bị hạ bệ?




Nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh từng tác nghiệp tại tòa soạn Tuổi trẻ.

Tiền bạc, gái đẹp và bàn tay bọc nhung của xã hội đen
Theo các thông tin tình báo thì Ba Tung có quan hệ rất thân thiết với Năm Cam (Trương Văn Cam) một trùm giang hồ đang phô trương thế lực toàn thành phố và thâu tóm các băng đảng dưới trướng. Một ông trùm xã hội đen kiểu mafia. Năm cam vung tiền bạc, gái đẹp để được thân cận cảnh sát hình sự, điều tra, các nhà báo nổi tiếng và văn nghệ sĩ và một số quan chức cấp cao. Cho đến khi vụ án Năm Cam và đồng bọn bị triệt phá, lộ ra danh sách hơn 20 nhà báo lớn nhỏ có dính líu. Có thể điểm mặt những “nhà báo đen” như: Trần Mai Hạnh (Hội Nhà báo VN), Huy Đức, Hoàng Linh (Tuổi trẻ), Đoàn Thạch Hãn, Huỳnh Bá Thành, Quang Thắng (CATPHCM), Mai Bá Kiếm, Nguyễn Hùng (Phụ Nữ TPHCM), Thư Lê (SGGP), Nguyễn Khắc Nhượng, Hữu Phú (Thanh Niên)… Nhưng sâu đậm và thân tình hơn hết vẫn là Hoàng Linh, Huy Đức, Quang Thắng. Để lấy lòng Ba Tung “anh em kết nghĩa”, Năm Cam dâng luôn ả vợ bé Kim Anh để Ba Tung tha hồ thưởng thức. Tất cả ý đồ thâm hiểm của Năm Cam và quá trình hủy hoại thanh danh Ba Tung, Hoàng Linh và Huy Đức biết rất rành rẽ. Ả Lê Thị Kim Anh sinh năm 1957, là con gái bà Chín Mẽo (Mỹ) nhà ở trong con hẽm 148 Tôn Đản, quận 4 gần nhà Năm Cam và chơi khá thân với Trúc mẫu hậu (Phan Thị Trúc) vợ Năm Cam. Năm 15 tuổi xinh đẹp rỡ ràng nhưng suốt ngày lông bông mê du hí, nhảy đầm nên khá sỏi đời. Nhiều đêm đi nhảy đầm về khuya, Kim Anh ngủ luôn tại nhà Trúc mẫu hậu. Chẳng bao lâu, đám con gái Năm Cam bắt quả tang Kim Anh đang trần như nhộng với trùm Năm Cam trên giường tại nhà. Kim Anh còn có cô em ruột tên Ngọc Lan là vợ trùm giang hồ sử dụng súng lớn là Bình Kiểm và tên Mai em ruột Kim Anh là một sát thủ dao búa rất tín cẩn dưới trướng Năm Cam. Tên này nhiều lần giết người và thoát tội nhờ Năm Cam ra tay giải cứu.
Vì Ba Tung rất “rắn” trong việc truy quét tệ nạn đánh bài, tài xỉu, đá gà và các loại tội phạm hình sự, nên Năm Cam mất đứt nguồn thu tài chính và xót của đã cống nạp bấy lâu nay. Vào lúc này, Đường Sơn Quán Thủ Đức nổi tiếng khắp nơi với đào đẹp, tiếp khách không mang nội y, phục vụ từ A đến Z trở thành một ung nhọt cho thành phố trước thềm đại hội đảng bộ và chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần VI. Do vậy, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh nhận được thông tin tố giác, có nhiều cán bộ tụ tập ăn chơi sa đọa tại Đường Sơn Quán – Thủ Đức cần phải dẹp bỏ và xử lý. Báo Tuổi Trẻ lúc này là tờ báo lớn của thành phố do Thành Đoàn TNCS quản lý, nên tích cực nhảy vào cuộc điều tra do Tổng Biên tập Vũ Kim Hạnh chỉ huy. Sau khi báo đăng vụ Đường Sơn Quán, số lượng phát hành tăng cao vọt, tên tuổi Huy Đức, Hoàng Linh nổi như cồn. Phía sau ánh hào quang của những việc làm này là cơ quan công an khởi tố vụ án, khởi tố các bị can Ba Tung, Út Nam, má mì Thanh Xuân… được dư luận vỗ tay hoan nghênh rần trời. Hào quang sáng ngời của Hoàng Linh, Huy Đức được Năm Cam đặc biệt quan tâm bằng nhiều bữa tiệc thưởng ăn nhậu thâu đêm với gái đẹp hạng sang và phong bì lì xì rủng rỉnh. Không ai thử đặt một câu hỏi rằng: Cái chết đầy nông nổi của con gái Ba Tung có “công” của Huy Đức với Hoàng Linh hay không ? Không ai hỏi, vì tất cả đều trút đổ lên quán bia ôm, những người liên quan, trụy lạc. Tuy không sai, nhưng quá xót xa… 




Năm Cam lúc bị bắt.

Năm Lương (Hoàng Đình Xuân) lên thay vào ghế Ba Tung, Năm Cam mang tiền đến tặng như mưa để lấy lòng và lấy ô dù che chở bình an. Nhưng chưa yên tâm vì Năm Lương hám tiền, háo sắc nhưng phàm ăn và không quyết liệt trong các vụ việc Năm Cam nhờ vả liên quan đến bọn đàn em. Sợ đêm dài lắm mộng, Năm Cam xúc tiến cặp kè thân thiết với một số thuộc hạ tiềm năng của Năm Lương như Dương Minh Ngọc, Trần Văn Cam, Quang Hữu Dũng… đề phòng bất trắc sau này. Mặt khác, Năm Cam quỷ quyệt và thâm hiểm bắn tin cho cánh nhà báo hảo hảo để tung lên nhiều vụ việc hình sự mục đích nhờ tay công an triệt hạ đối thủ để Năm Cam thao túng toàn bộ xã hội đen. Hoàng Linh, Huy Đức, Quang Thắng… là những công cụ tốt nhất và hữu hiệu nhất để giúp Năm Cam thực hiện ý đồ bá chủ.
Nhân chuyện Tùng – Phó phòng CSHS đi công vụ nước ngoài, Năm Lương kéo ghế đặt Quang Hữu Dũng ngồi lên tạo thành một phe cánh ăn rơ nhau cùng làm việc, cùng nhận tiền và cùng chơi gái. Có quyền, có tiền đồng nghĩa với việc có quyền hưởng lạc. Khi quay về thấy ghế ngồi của mình bị đe dọa, Tùng nổi điên lên và hậm hực với ông sếp “chơi không đẹp” này đã làm đơn tố cáo bồ nhí của Năm Lương là vợ của một sĩ quan chế độ Sài Gòn. Thanh tra Công an sở vào cuộc, kết quả Năm Lương bị kỷ luật, cho về hưu non. Báo chí lúc này do có nguồn tin độc quyền, nhạy cảm liên tiếp tâng bốc những chiến công của người hùng Dương Minh Ngọc, đội trưởng SBC, Quang Hữu Dũng, Nguyễn Mạnh Trung (Phó PC16) liên tiếp gặt hái những chiến công. Năm Cam cũng mượn gió những cây bút chiến để triệt vô số băng nhóm giang hồ bất trị và xâm lăng từ Hải Phòng vào. Và không thể còn ai xứng đáng hơn Sáu Ngọc ngồi vào ghế trưởng phòng cảnh sát hình sự đúng như dự đoán và đầu tư của Năm Cam. Những việc này không thể nói các nhà báo đen ngoài cuộc? Vì hàng ngày họ vẫn thường chè chén say sưa tại các quán đầy các em chân dài như nhà hàng Cam, quán Ngọc, quán bia Trần Đàm ở Lê Hồng Phong, nhà hàng Thanh Vy, Cánh Buồm, Ra Khơi… của tay chân trong hệ thống điều khiển của ông trùm Năm Cam. Nói những nhà báo này vô tội thì không thể, vì sự có mặt của họ chính là chiếc cầu gắn kết và đảm bảo tốt nhất cho “cả ba bên cùng có lợi” Xã hội đen – Nhà báo – Công an, trong hoạt động riêng của xã hội đen và nghiệp vụ của công an, nhà báo trở thành người ăn cửa giữa, người làm chứng và chơi trò tung hứng. Tất nhiên, một khi mắt xích nào bị đứt, những nhà báo đen này đu bám vào kẻ sống để tiếp tục chơi trò tung hứng.

Minh Diện: Gần đây trên một số blog đen nổi đình nổi đám trên mạng internet xuất hiện khá nhiều bài viết ký tên Minh Diện. Lúc còn ở Việt Nam tôi quá biết về bản chất con người này. Một kẻ gian manh, xảo quyệt và thượng đội hạ đạp chẳng xem ai ra gì. Là kẻ vô đạo như vậy mà gần đây thường lên tiếng dạy đời, mắng chửi người khác trên blog như thể ông ta là một con người mẫu mực, liêm chính. Kẻ không biết lại tung hô và nhầm tưởng ông ta là một người cao đạo, một bậc chính nhân quân tử. Không ai thử hỏi một câu: Vì sao ông bị đuổi cổ ra khỏi nghề báo? Vì sao ông ta bị khai trừ ra khỏi Đảng?


Ra tòa án binh vì viết “bịa đặt, vu khống” 

 
Họ tên đầy đủ Nguyễn Minh Diện sinh năm 1951 quê ở Thái Bình. Mài thủng đít quần trên ghế học vọp vẹp mãi cũng không thể đến lớp 10 (hệ 10 năm miền Bắc) nên đăng ký đi B. Nhờ vào tài ranh khôn, có chút chữ nghĩa nên được đơn vị phân công chuyên lo viết tin bài chiến trường kiểu báo tường và tuyên huấn, gởi ra Hà Nội đăng trên báo cách mạng. Do vậy mà bom đạn, chết chóc cách xa ông này, súng đạn mang theo bên người để giải quyết khâu oai là chính. 




Bộ mặt thật của "nhà báo đen" Minh Diện. Ông này cậy có súng và mặc đồ bộ đội nên hống hách, bắt nạt khá nhiều người để kiếm tiền.

Nhà văn Văn Lê, nhà văn Trần Văn Tuấn là “đồng nghiệp” tờ báo Văn nghệ Giải Phóng trong rừng trước 1975 sau này đều rất thành danh trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật còn Minh Diện thì làm một nhà báo. Nhưng mỗi khi nhắc đến “bạn đồng đội” hầu như hai người này lảng tránh vì sợ tai tiếng ảnh hưởng và không muốn nhận làm người quen. Có người kể lại cho nghe: khi vào tiếp quản Sài Gòn, ông này cậy có súng và mặc đồ bộ đội nên hống hách, bắt nạt khá nhiều người. Nhất là những gia đình tư bản chế độ cũ. Bà vợ ông này tên Lý người gốc Quảng Nam, gia đình là một nhà tư bản có cơ sở dệt nhuộm tại khu vực ngã tư Bảy Hiền, vì rất sợ “đánh tư sản mại bản” đưa đi cải tạo, đưa đi vùng kinh tế mới “rừng sâu, nước độc” nên nhắm mắt lấy Minh Diện để có chỗ dựa. Tuy chẳng yêu đương gì sất, nhưng cuộc hôn nhân chính trị kiểu này thời đó khá nhiều. Vì thế mà vừa thoát khỏi những cánh rừng mùa khô 1975, Minh Diện có vợ giàu sụ, có con xe dame, xe 67 để tập chạy đó đây rong ruổi, mặt vênh vênh trên chín tầng mây.

Ông này về viết cho tờ báo của đoàn thanh niên Việt Nam, thuộc hàng báo chính trị của tuổi trẻ Việt Nam. Từng là người lính, nhưng sau khi khoác lên mình chiếc áo nhà giàu, trưởng giả Minh Diện tỏ ra rất kiêu căng, ngạo mạn và hống hách không xem ai ra gì, kể cả thủ trưởng và đồng đội cũ. Năm 1988, Minh Diện được giao làm quyền trưởng ban liên lạc của báo, để chứng tỏ mình là một cây bút có số má nên ngồi tại gia bịa ra câu chuyện “xóm video đen” thuộc khu vực nhà sĩ quan quân đội trong khu doanh trại Hoàng Hoa Thám- QK7. Đây là khu gia binh của lính dù Nguyễn Cao Kỳ trước 1975, sau này tiếp quản phân chia cho sĩ quan quân đội ở.
Trong bài viết, Minh Diện kể lại chuyện nhà sĩ quan cấp tá tên Vũ Văn Nhồng kinh doanh cà phê và chiếu phim sex để câu khách ồn ào suốt ngày đêm và gây mất an ninh trật tự, phiền phức mọi người nhưng không ai dám làm gì. Đơn vị quân đội khu Hoàng Hoa Thám nổi xung thiên lên vì sự bịa đặt vu khống nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của quân đội nên viết đơn khởi kiện ra tòa án quân sự.
Vì Minh Diện từng là một người lính và đơn vị kiểm tra toàn bộ khu vực không có sĩ quan cấp tá nào tên là Vũ Văn Nhồng. Tòa án binh xử 6 tháng tù cho hưởng án treo vì lúc đó chưa có bộ luật hình sự, luật báo chí nên chỉ cân nhắc “vu vi” mang tính răn đe. Ra khỏi cửa tòa án binh, hàm răng hô vàng ám khói thuốc của Minh Diện dường như dài ra thêm mấy centimet, vì lo lắng hoảng sợ mất ăn, mất ngủ suốt mấy tháng liền. Mặt cúi gầm gầm nhìn đất không có điệu bộ huênh hoang xấc láo như trước. Sau vụ này, nghe đâu cơ quan báo kỷ luật không cho làm lãnh đạo nữa chỉ làm một phóng viên quèn cho đến ngày bị sa thải lần thứ hai.
Chuyên gia “siêu cấp” về tống tiền doanh nghiệp
Nhớ có lần ngồi với mấy ông bạn già làm bên ngành ngân hàng ở Vũng Tàu nhậu lai rai, bỗng anh T.S giám đốc Ngân hàng Đ. giật thót người, mặt cau có khi nhìn thấy tên người gọi. Sau đó anh kể lại người gọi anh muốn gặp là nhà báo Minh Diện. Thời đó ở Vũng Tàu từ quan chức đến các doanh nghiệp nghe tin Minh Diện là khiếp vía. Không nôn tiền ra thì anh ta viết bài đánh cho te tua, tơi bời hoa lá. Hết đại gia Đào Quang Phủ EDC đến Trần Thừa, Trần Lịnh, Lê Ân, Trần Quang Vinh, Thu Hồng (XNK Côn Đảo) cả Năm Ninh, Trọng Minh – Chủ tịch tỉnh anh ta cũng không tha.
Biệt tài của Minh Diện là chiêu “rỉ tai” người này, nói người kia tố cáo, nói xấu khiến điên tiết lên tuôn ra cho ông ta nghe các bí mật làm ăn, quan hệ. Sau đó lại mang thông tin này sang bên kia tiếp tục bỏ bom khiến người kia nổi điên lên…Hoặc là dùng chiêu “khích tướng” dọa Cục trưởng, Thứ trưởng, Bộ trưởng ngành Công an cho biết… “đã có tài liệu về chỗ ông rồi”, mấy ảnh hỏi thăm có biết ông không? Sợ bắt nhầm anh em tốt…Nhiều doanh nghiệp có tật, giật mình nhảy dựng lên lo tiền bạc dấm dúi Minh Diện cho qua chuyện.
Nhiều vụ lớn, Minh Diện dọa nạt đòi cống cả tỷ đồng như chơi. Có anh bạn làm trong nghề báo kể lại: ban đầu Minh Diện viết bài “đánh” Tăng Minh Phụng tơi bời trên báo. Vốn là người Hoa, Tăng Minh Phụng thường ngại liên quan đến pháp luật nên tìm đến Minh Diện xin tha và lo cúng rất hậu hĩnh. Minh Diện bắt đầu tụ tập một số chiến hữu như bạn tôi là Hoàng Linh (Tuổi trẻ), Quang Thắng (Công an)…để dàn xếp không nên đánh Tăng Minh Phụng và đảm bảo lo “bồi dưỡng” anh em xứng đáng. Người quan trọng số 1 thì được căn nhà, hoặc xe ô tô, xe máy và tiền bạc hàng chục triệu. Minh Diện bảo gì thì Minh Phụng lo đáp ứng để mua sự an toàn.

Minh Diện tụ tập một số chiến hữu như Hoàng Linh - Tuổi trẻ , Quang Thắng - Công an …để dàn xếp không nên đánh Tăng Minh Phụng. Trong hình là trong vụ xử án Năm Cam.

Sau đó, Minh Diện viết tiếp bài khác quay ngược 100 độ ca tụng Minh Phụng đại loại là một người xuất thân hàn vi với nghề lượm ve chai, từ đó lập nghiệp, lòng dạ tốt, làm ăn chân chính, chấp hành pháp luật…và dắt Minh Phụng gặp “ông này, bà nọ” cấp trung ương, thành phố và các tỉnh mà Minh Phụng có dự án. Đặc biệt, nhờ “quân sư ngoại giao”Minh Diện mà Tăng Minh Phụng gặp và quen hết các Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập, Tổng thư ký tòa soạn và một số nhà báo tên tuổi các báo lớn. 




Minh Diện xơi ngon lành một biệt thự ở đồi Ngọc Tước (Hoa Hồng) của Tăng Minh Phụng tại bãi sau Vũng Tàu

Thành công phi vụ này, Minh Diện dựng trò mua bán trả góp, xơi ngon lành một biệt thự ở đồi Ngọc Tước (Hoa Hồng) của Tăng Minh Phụng tại bãi sau Vũng Tàu trị giá khoảng 3,2 tỷ đồng thời đó. Có rất nhiều doanh nghiệp buộc phải nộp tiền cho Minh Diện, dù tức đến hộc máu mồm cũng phải cười nhã nhặn, vui vẻ biếu anh vì nếu không, sẽ không một ngày bình yên với Minh Diện. Một đại gia đất Vũng Tàu căm ghét Minh Diện đến xương tủy từng thề độc rằng:Trước khi chết tôi phải nhìn thằng này chết thảm mới nhắm mắt.Rồi sau đó bù khú với mấy người bạn khác, tôi nghe kể về ông Minh Diện đang hành nghề viết thư pháp tặng chữ, đang giàu sụ và nghênh ngang như ngày nào. Nếu khác thì chỉ khác việc ông nay “đã chỉnh hàm”, sửa răng cỏ đàng hoàng như ca sĩ Hồng Nhung, không còn bộ hô như ngày xưa, lâu lâu gặp lại chưa chắc đã nhận ra. Thay hình đổi dạng cũng là việc làm hay, nhưng thường chỉ dành cho những người lắm của nhiều tiền, những đại gia, trọc phú. Đổi hình thay dạng theo nhân tướng học và tướng số học thì dù có thay đổi đến thế nào cũng không thể thay đổi bản chất, số mạng trời định. 




Vì sao Minh Diện bị tống cổ khỏi nghề báo?

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam -kỳ 1- Huy Đức



Xin tạm hiểu nôm na con kền kền hay “con kên kên” mà chúng tôi đề cập đến theo một nghĩa “rất đen”: đó là loài vật chuyên rình mò để rỉa xác chết và đánh chén no say trên đau khổ, mất mát của người khác không hề thương tiếc.

Chúng làm những việc gì tốt không ai thấy, chúng làm ở đâu không ai biết, không ai mời mọc chúng, nhưng nghe mùi tử thi là chúng rủ nhau kéo đến cả bầy đàn, rình rập chờ rỉa xác. Ai từng xem tục “thiên táng” của người Tây Tạng và những điều kỳ thú trong thế giới động vật hoang dã ở Phi Châu sẽ nhìn thấy loài kền kền đáng sợ này.

 

Những "con kên kên" đã và đang làm xấu đi hình ảnh và uy tín báo chí Việt Nam
Trong giới báo chí Việt Nam hiện nay, từ lâu cũng đã xuất hiện những “con kên kên” và những “bầy kên kên” chuyên xé xác, đánh hội đồng những doanh nghiệp và doanh nhân, chính khách khi người đó sa cơ thất thế mà không cần biết đúng sai. Những “con kên kên” này thường rủ nhau đi “săn phong bì”, dự các loại lễ lộc để “săn quà, vé mời vào cửa…”. Loài “kên kên” này đã làm tổn thương, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh báo chí cách mạng và chân chính trong xã hội Việt Nam, khiến cho nhiều người quan ngại mỗi khi tiếp xúc với báo chí.
Bắt đầu từ trang viết này, chúng tôi sẽ lần lượt vạch mặt lũ kền kền, diều hâu này, những “nhà báo đen” của xã hội đã và đang làm xấu đi hình ảnh và uy tín báo chí. Anna Huỳnh(Loạt bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của các tác giả)

 


Huy Đức 

 
“Bên thắng cuộc”, tác phẩm của nhà báo Huy Đức. Một nhà báo có tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Anh từng làm phóng viên của nhiều tờ báo khác nhau, trước khi đóng đinh tên mình bằng những bài xã luận thường là gây nên những đánh giá khác nhau tại tờ tuần báo Sài Gòn tiếp thị. 




Sau khi yên vị tại Mỹ, nhà báo Huy Đức bắt đầu xét lại quá khứ.

Huy Đức rời khỏi nghề báo, vì lý do gì đó không rõ, chỉ nghe đồn thế này thế kia. Và rồi, anh đạt được học bổng tại một trường đại học ở Mỹ.
Sang Mỹ, anh cho xuất bản “Bên thắng cuộc”…
1. “Bên thắng cuộc”, được xuất bản dưới dạng sách in (ở Mỹ) và sách mạng, nên nếu người đọc không mua được sách in thì có thể đăng ký qua mạng rồi chuyển tiền đến các trang mạng để những trang mạng này chuyển sách về hộp thư điện tử của mình. Sách gồm hai tập, nhan đề “Giải phóng” và “Quyền bính”.
Nội dung chủ yếu của “Bên thắng cuộc”, là những chi tiết lịch sử mà theo Huy Đức, là anh đã dành thời gian hàng chục năm trời để sưu tập, ghi chép. Đại ý, anh có nói, anh viết là bởi khi nghe một nhạc sĩ nổi tiếng đề nghị “Anh phải viết để trả sự thật lại cho lịch sử”. Có thể, xem đây là tuyên ngôn chính của anh, một tuyên ngôn mang dáng dấp sứ mệnh cao cả của cá nhân anh.
Ngay khi “Bên thắng cuộc” xuất bản, rất đông người hồ hởi đón nhận. Và cũng rất nhanh chóng, cuốn sách được một số người tung hô.
Vốn dĩ, người Việt có thói quen tò mò. Kích thích được sự tò mò của đám đông, đã là thành công của bất cứ loại hình nghệ thuật nào, không chỉ gói gọn trong phạm trù chữ nghĩa.
“Bên thắng cuộc” được một vài nhân vật trong giới văn nghệ sĩ hải ngoại đánh giá cực cao, thậm chí có ai đó còn đòi trao giải Nobel cho nó. Đọc, tùy theo quan điểm hay sở thích của mỗi cá nhân. Từ đó, cá nhân có quyền đưa ra nhận định của riêng mình.
Tôi đọc “Bên thắng cuộc” cả hai tập, thấy không có gì là đặc sắc. Có lẽ, do thích đọc sử, nên tư liệu mà anh Huy Đức đưa ra trong “Bên thắng cuộc” đối với tôi không có gì mới. Anh Huy Đức viết “Bên thắng cuộc” bằng giọng văn quá khó để có thể gọi đúng tên thể loại. Gọi là tiểu thuyết cũng không phải, gọi là bút ký lại càng không, gọi là ghi chép cũng không đúng mà gọi là viết sử lại càng sai.
Sòng phẳng mà thừa nhận, anh Huy Đức đưa ra các ý kiến ngắn cho một vấn đề gì đó rất sắc sảo, tư duy phản biện tốt. Thế nhưng, khi viết hàng trăm trang sách thì có vẻ như sự sắp xếp cho liền mạch theo sự kiện là việc khiến anh khó khăn. Anh bị lẫn lộn giữa những sự kiện, năm tháng… đoạn nọ xọ đoạn kia.
Điều quan trọng nhất, anh viết “Bên thắng cuộc” bằng cái nhìn không có thiện cảm với từng cá nhân, nhóm đối tượng, thể chế… mà anh đã nhắc đến. Tôi đọc “Việt Nam Sử lược”, “Đại Việt Sử Ký toàn thư”… hay nhiều hồi ký của các tướng lĩnh của cả hai miền Nam – Bắc trong thời đất nước bị chia cắt, các nhân chứng lịch sử trong giai đoạn đặc biệt của đất nước… không thấy những tác giả này có lối viết giống anh Huy Đức.
Như đám đông đang tung hô, anh Huy Đức “đã trả lại sự thật cho lịch sử”, thì e rằng rất đáng ngại! Bởi người theo nghề viết, một khi đã viết bằng tâm thế dành hết sự thiện cảm của mình cho cá nhân hay nhóm đối tượng nào đó, thì quá khó để hy vọng vào “một sự thật”. Quan trọng hơn, rất nhiều những cá nhân bị anh Huy Đức dùng chữ nghĩa đặc tả biến họ thành những người “không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt”… đều là những người đã khuất. Họ không có cơ hội để phản biện.
Chính vì họ không có cơ hội để phản biện, nên đám đông thiếu mất cơ hội để xác tín những gì anh Huy Đức viết có đúng hay không? Viết bằng sự khách quan hay chủ quan? Viết để trả lại sự thật cho lịch sử hoặc viết để “theo mục đích riêng mà mình hướng đến”.


Bên thắng cuộc - Giải phóng

2. “Bên thắng cuộc” tạo cho mình vị thế hư ảo để đám đông nghĩ rằng, một cuốn sách không thể được cho xuất bản trong nước thì phải có gì đó bí ẩn, nhạy cảm(?!).
Tôi rất thích cái ý của một nhà báo cho rằng, “Bên thắng cuộc” vẫn có thể được xuất bản trong nước. Có điều, chắc chắn không nhà xuất bản nào đủ nhân lực và thời gian để thẩm định các chi tiết được nhắc đến trong cuốn sách. Nếu “Bên thắng cuộc” chỉ là hồi ký của anh Huy Đức, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn cho việc thẩm định của biên tập viên nhà xuất bản. Đằng này,“Bên thắng cuộc” dẫn lại sự quan sát của anh Huy Đức đối với rất nhiều cá nhân (mà như tôi đã nói, đa phần là người đã khuất) thì không nhà xuất bản nào lại dám in một cuốn sách “nhục mạ rất nhiều người” trong lúc họ lại không có cơ sở để thẩm định.
Có lẽ, đây là lý do chính vì sao “Bên thắng cuộc” không xuất bản dưới hình thức sách in trong nước. Chỉ là vậy thôi, chứ có gì đâu mà phải phập phồng tin đồn để được tụng ca.
Trong bất cứ một thể chế nào, cũng có những bí mật mà chỉ một nhóm người biết. Đó là vấn đề thuộc về nguyên tắc, về nội bộ. Ngay cả cá nhân hay gia đình cũng có những bí mật, thì làm sao có thể gào lên “Hãy nói hết sự thật với chúng tôi”. Trong chúng ta, mấy ai sẽ đủ dũng khí để nói tất tần tật về bản thân mình (?!). Chắc chắn là không có ai rồi. Một cá nhân còn có bí mật, huống hồ gì một thể chế.
Bên cạnh đó, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng đều có hoàn cảnh cụ thể của riêng nó. Không ai lại lấy tư duy của thời điểm hiện tại, để phán xét tư duy của… cái thời xa lắc. Không nhẽ bây giờ, chúng ta lại xét hành vi “Cô Tấm nấu nước sôi giết Cám rồi chặt xác làm mắm gửi cho dì ghẻ” là hành vi có man rợ hay không(?!).
Anh Huy Đức, bằng thủ thuật của một cây bút mưu sinh bằng nghề viết chuyên nghiệp, lại hướng đám đông đến điều này. Mà theo tôi, đây là hành động không đàng hoàng của người cầm bút. Không hiểu được cái tâm thế của người xưa, thì sao lại có thể phán xét hành động của tiền nhân.
Không gì đau lòng hơn đối với một công dân, khi thấy Tổ quốc mình bị chia cắt. Không gì xót xa hơn khi sự chia cắt ấy lại được thực hiện bởi sức ép (và sự bao bọc giả tạo) của một quốc gia thứ ba… Làm sao một cá nhân miệng thì nói yêu nước, nhưng lòng lại quên mất bom đạn của “kẻ bảo trợ” tàn sát đồng bào của chính mình(?!). Chính vì vậy, làm sao có thể xem xương máu của những anh hùng chí sĩ, sự lao tâm khổ tứ của các bậc tiền bối… để hòa hợp hai miền, thống nhất Tổ quốc là điều “phi nghĩa”… như trong “Bên thắng cuộc” mà anh Huy Đức đã sử dụng chữ nghĩa của mình để kích động suy nghĩ của đám đông(?!). Thật lòng tôi không thể nào hiểu được.
Làm sao anh Huy Đức lại có thể “khoét sâu vào sai lầm của một thời”, những sai lầm đã được khắc phục để phủ nhận toàn bộ những máu xương của hàng vạn liệt sĩ, những người đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Mà họ là ai, họ chính là những đồng đội của anh Huy Đức như cái cách mà anh thừa nhận về chính anh trong “Bên thắng cuộc”.
Vậy đó, khi một đồng đội biến sự hy sinh của những đồng đội khác thành điều “vô nghĩa” trong mắt thế hệ trẻ bằng xảo thuật chữ nghĩa, thì tôi không biết phải xếp anh Huy Đức vào thể loại gì (?!).
Anh Huy Đức đang ở nước Mỹ, bằng sự quan sát sắc bén của mình, anh Huy Đức thừa sức hiểu ngay cả quốc gia đang dung dưỡng cho anh, cũng có không ít hạn chế của nó. Có thứ gì là toàn bích đâu, vấn đề là lòng mình có đủ bao dung để nhìn về phía tích cực hay mang sự thù hằn ích kỷ ra để soi vào tiêu cực.
Điều mà một người cầm bút chân chính thể hiện, chính là tuyệt đối không vì lý do gì để chối bỏ những thứ đã cho mình một hình hài, một dòng máu, một danh vọng. Có ai tử tế mà nhìn Tổ quốc mình chỉ toàn bằng sự u ám như anh Huy Đức đã thể hiện trong “Bên thắng cuộc” đâu.
Chắc là rất nhiều người thân, kể cả cha mẹ anh Huy Đức từ nhiều đời nay lưu ngụ trên mảnh đất hình chữ S này. Và giờ, anh Huy Đức lại đang tìm cách chối bỏ nó. Tiền nhân dạy “Cây có cội, người có tông”. Ai lại vì chút quyền lợi của cá nhân nỡ nào cầm dao mổ rạch lại vết thương đã khép miệng của nơi nuôi mình khôn lớn. Khi mà chính cá nhân ấy, là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh đặc biệt của Tổ quốc mình. Để rồi bây giờ, lại đưa ra “một nửa sự thật” nhằm kích động đám đông, với mong muốn được thụ hưởng từ sự ban phát của “bên nào đó” theo nhu cầu của chính mình. Làm người, không ai lại nỡ nào làm thế. 




Bên thắng cuộc - Quyền bính

3. Nhà báo Lưu Đình Triều, nguyên Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, một nhân vật được nhắc trong “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức, vừa có ý kiến phản hồi về chuyện “một nửa sự thật” mà anh Huy Đức nhắc đã nhắc về anh lẫn bố anh.

“…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi… Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào”, lời của nhà báo Lưu Đình Triều trả lời trên tờ Thế giới và Hội nhập, một ấn phẩm của Báo Nông thôn ngày nay.

Trước khi anh Lưu Đình Triều trả lời chính thức báo chí về việc này, tôi có ngồi với anh trong một buổi ăn trưa ở đường Nguyễn Thị Diệu. Tôi hỏi anh Triều: “Không nhẽ, bố anh lại đối xử với con cái mình như anh Huy Đức đã viết. Đúng nghĩa, không có trái tim”. Anh Lưu Đình Triều có trả lời: “Không phải đâu, Huy Đức có hỏi mình. Mình trả lời có đầu có đuôi, tự dưng khi trích vào “Bên thắng cuộc” thì Huy Đức lại cố tình giấu nhẹm những chi tiết quan trọng, khiến mình bị anh chị em trong nhà phản ứng lắm”.
Tôi có nói: “Anh có quan điểm của riêng anh, nhưng em nghĩ rằng, nếu ai đó viết sai về mình, mình có thể im lặng cho qua. Tuy nhiên, một khi đã chạm đến thân sinh của mình. Đặc biệt là lúc ông cụ đã mất hàng chục năm trời, thì là con anh phải có trách nhiệm giải oan cho ông cụ”.Anh Lưu Đình Triều suy nghĩ lâu lắm, xong anh bảo: “Mình cũng đã tính đến điều này. Mình sẽ nói lại cho rõ”.
Tối Thứ ba (ngày 15/1/2013), tôi có ngồi với một nhân vật khác được anh Huy Đức nhắc đến trong “Bên thắng cuộc”. Tôi hỏi quan điểm của anh về “Bên thắng cuộc”. Đặc biệt là những chi tiết có liên quan đến anh.
Anh trả lời: “Anh già rồi, không muốn dây vào những chuyện này. Có điều, Huy Đức hỏi anh này kia đúng kiểu trà dư tửu hậu như anh em mình bây giờ, thì biết gì anh nói thôi. Huy Đức hoàn toàn không trình bày là Huy Đức sẽ đưa những chuyện ấy vào sách hay báo gì cả. Chứ nếu Huy Đức nói rõ, anh đã không trả lời gì. Anh rất bất ngờ vì điều này. Còn “Bên thắng cuộc”, anh cho rằng đó là một cái lẩu thập cẩm dở được nấu bởi một đầu bếp quá tồi”.
Tôi không muốn nhắc đến tên anh, theo đúng yêu cầu của anh. Tôi còn nghe nhiều anh em văn nghệ sĩ khác được anh Huy Đức nhắc đến, họ cũng có phản ứng. Không biết ở trên đất Mỹ anh Huy Đức có biết chuyện này không?!
Ngô Kinh Luân

Bạn nghiện Internet tới mức nào?


TTCT - Chứng nghiện Internet (1), một dạng cụ thể của chứng nghiện công nghệ mà một phiên bản dễ thấy nhất là cơn say lướt Facebook, là một trong những vấn đề thời sự ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng cảnh báo.

Tuy nhiên, nghiện Internet có tương tự các chứng nghiện đã được biết đến như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy?


Nhiều quốc gia đã thừa nhận hội chứng nghiện Internet là nguy cơ tàn phá sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ - Ảnh: Tự Trung

Hội chứng nghiện Internet được đề xuất lần đầu tiên năm 1995 bởi Ivan Goldber khi ông mô tả chứng nghiện đánh bạc theo các tiêu chuẩn của Sổ tay thống kê và chẩn đoán các bệnh tâm thần (2), phiên bản 4 (DSM-4).
Có chăng chứng nghiện Internet?
Cùng với sự phát triển của công nghệ băng thông rộng và sự phổ cập của Internet, truyền thông đại chúng đề cập đến chứng nghiện Internet ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đó có phải là một chứng nghiện hay không thì đến nay vẫn chưa thống nhất.
Năm 2006, Hiệp hội Y khoa Mỹ (American Medical Association) đã từ chối việc khuyến nghị Hiệp hội Tâm thần Mỹ (American Psychiatric Association) đưa chứng nghiện Internet vào Sổ tay thống kê và chẩn đoán các bệnh tâm thần, phiên bản 5 (DSM-5). Cuốn sổ tay này vừa được công bố ngày 22-5-2013. Trong đó, tuy bị từ chối là một bệnh nghiện chính thức, nhưng Hiệp hội Tâm thần Mỹ vẫn đưa chứng nghiện Internet vào phần phụ lục với hàm ý đây là vấn đề đáng quan tâm, cần nghiên cứu tiếp. Tuy nhiên, chứng nghiện Internet vẫn là một chủ đề được giới chuyên gia lưu ý bàn thảo (3).
Với một số nước châu Á như Hàn Quốc và Trung Quốc thì chứng nghiện Internet được coi là một hiện tượng thực tế đáng lo ngại, không cần phải bàn cãi, nhất là khi ngày càng có nhiều thanh thiếu niên vì mải mê chơi trò chơi trực tuyến (4) đến mức chết tại chỗ trong quán Internet. Với Hàn Quốc, chứng nghiện Internet thậm chí còn bị xếp thành một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất về sức khỏe cộng đồng (5).
Theo thống kê, ngay từ năm 2006, Hàn Quốc đã có 210.000 trẻ em tuổi từ 6-19 bị mắc chứng nghiện Internet và cần điều trị. Trong số đó, 20-24% số trẻ này cần phải được điều trị trong bệnh viện. Ngoài ra, do chơi điện tử nhiều, lên đến 23 giờ/tuần, nên 1,2 triệu học sinh Hàn Quốc cũng có nguy cơ bị nghiện Internet và cần được tư vấn ở cấp độ cơ bản. Đến tháng 6-2007, Hàn Quốc đã huấn luyện 1.043 chuyên gia tư vấn để làm việc trong 190 trung tâm và bệnh viện điều trị chứng nghiện Internet.
Tại Trung Quốc, tình hình cũng đáng lo ngại ở mức tương tự. Theo báo cáo, năm 2007 có khoảng 10 triệu thanh thiếu niên Trung Quốc mắc chứng nghiện Internet, ứng với khoảng 13,7% thanh thiếu niên sử dụng Internet.
Các nghiên cứu khác cho thấy với đại chúng, tỉ lệ người có dấu hiệu nghiện Internet vào khoảng 6-15%. Với học sinh sinh viên, tỉ lệ này lên đến 13-18,4% (6). Như vậy, có thể ước lượng sơ bộ tỉ lệ người nghiện Internet trung bình là khoảng 10% số người sử dụng.
Số người sử dụng Internet ở Việt Nam tính đến tháng 11-2012 lên đến hơn 31 triệu người (7). Tuy chưa có nghiên cứu thống kê nhưng nếu tỉ lệ người có triệu chứng nghiện Internet tính ở mức thấp nhất là 6% thì tỉ lệ người có triệu chứng nghiện Internet lên đến 1,8 triệu người. Một con số đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể có tình trạng nhiều người dùng chung một máy tính nên tỉ lệ người nghiện Internet sẽ ít hơn. Để làm rõ tình trạng này cần thiết phải có một điều tra xã hội học nghiêm túc trước khi đưa ra những kết luận chắc chắn.

Các hình thức nghiện phổ biến
Chứng nghiện Internet biểu hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau. Một trong số các hình thức đó có thể được liệt kê dưới đây:
- Nghiện trò chơi điện tử trực tuyến (game online).
- Nghiện các nội dung khiêu dâm, đồi trụy trên mạng.
- Nghiện đánh bạc, mua sắm trên mạng.
- Nghiện nhắn tin và tán gẫu trên mạng.
- Nghiện lang thang vô định trên mạng.
- Nghiện tìm kiếm và đọc những nội dung không cần thiết.


Mô hình bệnh lý
Để giải thích nguyên nhân gây ra chứng nghiện Internet, cần thiết phải đưa ra một mô hình bệnh lý. Về đại thể, mô hình này có thể chia thành ba loại chính như sau (8):
1. Mô hình nhận thức - hành vi
Theo mô hình này, việc lạm dụng Internet là do nhận thức lệch lạc dẫn đến hành vi cũng lệch lạc theo, như chơi game online (trò chơi trực tuyến) quá mức, đánh bạc, truy cập các nội dung đồi trụy quá nhiều… tạo ra chứng nghiện Internet. Vì thế, điều trị chứng nghiện Internet trong trường hợp này sử dụng lý thuyết nhận thức - hành vi, theo đó nhấn mạnh việc sử dụng Internet có kiểm soát, và cho rằng chính suy nghĩ, nhận thức sẽ tạo ra cảm xúc, vì thế cần phải xác lập nhận thức đúng trước hết.
Việc điều trị chứng nghiện Internet theo cách này có những đặc điểm rất gần với một số quan niệm của nhà Phật như chánh kiến, chánh niệm, chánh tư duy. Vì thế, có thể vận dụng những quan điểm gần gũi này của văn hóa Phật giáo truyền thống để giúp người nghiện Internet điều chỉnh hành vi của mình.
2. Lý thuyết bù trừ
Theo lý thuyết này, người dùng Internet cảm thấy được bù đắp những khiếm khuyết ở ngoài đời thực, đặc biệt là với giới trẻ. Chẳng hạn, áp lực học hành nặng nề và đặc biệt là hệ thống thi cử, đánh giá tài năng chỉ dựa trên điểm số đã làm giới trẻ mệt mỏi và tìm kiếm sự khẳng định mình trên thế giới ảo. Ngoài đời, một trẻ có thể nhút nhát, ít bạn, hay bị trêu chọc, điểm số kém, nhưng trên thế giới ảo, cậu ta có thể là một game thủ có tiếng và được vị nể.
Ngay cả người lớn cũng có xu hướng dùng thế giới ảo để tìm kiếm cảm giác bù đắp những thất bại hoặc trốn tránh các khó khăn thực ngoài đời. Việc kết bạn, giao lưu, khẳng định mình trên mạng cũng dễ dàng hơn so với ngoài đời thực. Vì thế, bên cạnh việc tìm kiếm sự thừa nhận mình trên mạng thì việc trốn tránh cuộc đời thực bằng cách sống trong thế giới ảo cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng nghiện Internet.
Theo mô hình này, cách thức điều trị tốt nhất là khuyến khích các hoạt động thực ngoài đời, giao lưu thực, bình tĩnh giải quyết các khó khăn thực, đặc biệt phải cải tiến hệ thống đánh giá năng lực, thay vì chỉ sử dụng một tiêu chuẩn giản đơn như điểm thi hay tiền bạc. Cần hình thành một cách thức đánh giá năng lực cởi mở và toàn diện hơn cho xã hội.
3. Mô hình tâm lý thần kinh
Theo mô hình này thì chứng nghiện Internet liên quan trực tiếp đến các vấn đề về tâm lý và thần kinh. Cụ thể, động cơ nguyên thủy của con người là tìm kiếm hạnh phúc, khoái cảm và lảng tránh khổ đau. Động cơ nguyên thủy này có thể cùng với các động cơ phối kết khác, như mong muốn khẳng định mình, là một trong các thôi thúc người ta bước vào sử dụng Internet.
Khi sử dụng Internet thì hệ thần kinh được kích thích và người dùng có trải nghiệm khoái cảm. Nhưng khi nghiện, khoái cảm này sẽ trơ dần, dẫn đến thôi thúc tái sử dụng ở mức độ cao hơn. Dần dà, điều này gây ra cảm giác “vật vã” khi không được sử dụng Internet, với những biểu hiện cụ thể như: bồn chồn, mất ngủ, cảm xúc bất ổn định, dễ bực bội, cáu kỉnh... Những điều này sẽ tích tụ và chuyển thành các phản ứng tiêu cực của người nghiện Internet như nhận thức sai lệch, dữ tợn, thù nghịch, đổ lỗi...
Và để giải tỏa các phản ứng tiêu cực này cũng như hệ lụy của nó mang lại, người ta lại tăng cường sử dụng Internet để trốn tránh, để tìm lại cảm giác thỏa mãn, để xác lập giá trị của mình trong thế giới ảo. Vòng xoáy cứ như vậy tiếp tục làm người nghiện ngày càng khó bứt ra khỏi thế giới mạng.
Bạn có nghiện Internet không?
Sau khi đã đọc hết những nội dung trên thì đây là câu hỏi mà bạn phải đối diện một cách trung thực: bạn có nghiện Internet không?
Nếu có đầy đủ các biểu hiện sau thì bạn có thể bị coi là đã nghiện Internet:
1) Lạm dụng: thường gắn kèm với việc mất cảm thức về thời gian, thậm chí quên cả nhu cầu cơ bản như ăn, uống, vệ sinh…
2) Biểu hiện “vật vã”, như giận dữ, căng thẳng, thậm chí trầm cảm khi không được sử dụng Internet.
3) Mức độ sử dụng tăng, biểu hiện qua tăng thời gian dùng Internet, nhu cầu về máy tính mạnh hơn, cần phần mềm nhiều tính năng hơn.
4) Hậu quả tiêu cực như tranh cãi, nói dối, thành tích học tập/làm việc kém, tách rời xã hội, mệt mỏi thường xuyên…
Thay lời kết
Đến nay tuy chưa có một thống nhất chính xác giữa các nhà nghiên cứu về chứng nghiện Internet, nhưng những hậu quả của việc lạm dụng Internet đến sức khỏe sinh học và tâm thần, năng suất lao động, chất lượng công việc, cuộc sống gia đình, quan hệ xã hội… là có thực. Nhiều quốc gia đã hiển nhiên thừa nhận hội chứng nghiện Internet là một trong những nguy cơ tàn phá sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là với giới trẻ.
Vì thế hãy sử dụng Internet một cách thông minh để nâng cao năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống, thay vì bị nó nuốt chửng và tàn phá cuộc đời bạn.
GIÁP VĂN DƯƠNG
___________
(1): Internet addiction disorder
(2): Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
(3): Issues for DSM-V: Internet Addiction. Am. J. Psychiatry 165:3, March 2008
(4): Game online
(5): Ahn DH: Korean policy on treatment and rehabilitation for adolescents’ Internet addiction, in 2007 International Symposium on the Counseling and Treatment of Youth Internet Addiction. Seoul, Korea, National Youth Commission, 2007, p 49.
(6): Kimberly S. Young, Cristiano Nabuco de Abreu, Internet Addiction: A Handbook and Guide to Evaluation and Treatment, JohnWiley & Sons, Inc. 2010.
(7): http://www.thongkeInternet.vn
(8): Kimberly S. Young, Cristiano Nabuco de Abreu, A Handbook and Guide to Evaluation and Treatment, JohnWiley & Sons, Inc. 2011.
-----
Bài đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Truyền thông “Vịt trời” của những nhà báo tự phong hải ngoại

Bài đăng trên báo công an nhân dân
14:25:00 18/06/2013
Hình ảnh: Mời các bạn đọc tác phẩm "Truyền thông vịt trời của các nhà báo tự phong hải ngoại" đăng Báo CAND số ra ngày 18/6.
Có người tự nhận mình là “nhà báo” chống cộng ở hải ngoại, đã nói rằng: Đã là nhà báo hành nghề ở địa bàn, môi trường nào là phải viết hay, viết tốt về nơi đó. Tuyệt đối không đưa những thông tin “nhạy cảm”, “trái chiều” lên báo. Bù lại, anh sẽ nhận được sự đối đãi “tử tế” của các tổ chức chống cộng cực đoan (CCCĐ), các hội đoàn ma trơi, các đảng phái, mang hơi hướng chống cộng?!
Đó là một thực tế đã và đang tồn tại ở hải ngoại, đặc biệt ở xứ Bu (Mỹ) này. Tuy nhiên hiểu như vậy là chưa đúng, ý nghĩ đó chỉ dành cho những kẻ mạo danh “nhà báo”, “ký giả” mà chúng ta gọi chung là lũ “vịt trời” hành nghề cái được gọi là “nhà truyền thông”. Trong bài này chúng tôi không đi vào khía cạnh những ma mãnh của giới truyền thông cờ vàng CCCĐ. Ở đây chúng tôi đi vào nội dung nguyên nhân và tác động dẫn đến các món mà cờ vàng CCCĐ đã “xào nấu” đổi trắng thay đen như thế nào?
Xin thưa với các vị rằng: Nghề báo là một nghề đặc thù.
Đã dấn thân, anh bắt buộc phải chấp nhận đủ thứ rủi ro, nguy hiểm. Anh sẽ phải chấp nhận những tai ương, lạnh nhạt, lảng tránh, tính mạng. Chấp nhận cái nhìn thiếu thiện cảm hay thái độ bất hợp tác. “Nghề báo bạc lắm”. Nó không phải trò chơi của mấy ông thất nghiệp, chơi nổi, theo đóm ăn tàn mà mấy ông vỗ ngực xưng danh “Nhà báo” ở cái xứ Mỹ này.
Họ đâu có cần hội đủ các điều kiện sơ đẳng nhất để bước vào công cuộc “hành nghề”. Họ làm báo, rất đơn giản, chỉ cần thông thạo tiếng mẹ đẻ (viết sai chính tả cũng ok), độc giả sẽ tự luận ra hết; phải có thẻ hành nghề? Ồ, chuyện đó có quan trọng gì, ta tự cấp cho ta một cái “Cạc”, vậy là xong!
Nhiều vị là “nhà báo” cực đoan chống cộng ở xứ người không hiểu một chút gì về cái nghề này. Phương châm của người làm báo đích thực là “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” thì anh phải viết đúng, viết khách quan, viết theo lẽ phải. Anh phải đấu tranh cho sự công bằng, đấu tranh đẩy lùi cái ác, cái xấu và những tiêu cực xã hội. Còn một căn bệnh phổ biến trong giới những ông “làm báo” này là họ làm theo cách của những kẻ chẳng hiểu, hay cố tình không hiểu công việc mình làm là cái gì? Các ông tự phong “nhà báo”, “ký giả”, vậy có hiểu làm báo là gì không? Ngắn gọn là làm báo là làm một liên kết xã hội, một sản phẩm báo chí, nó thông đạt một sự kiện vừa mới xảy ra tới với mọi người, nó thu hút sự quan tâm của nhiều người vào một điểm xác định. Vậy cơ sở nào để các anh “cờ vàng” viết báo có quyền mổ xẻ, cắt nghĩa, lý giải, đánh giá, nhận định sai lệch một sự kiện? Các anh chỉ lớn tiếng, cao giọng, chỉ trích hơn một chính kiến?
Sự thực là không phải vài ba cái tin, bài bới móc, vụn vặt, chạy theo tâm lý chống cộng theo đám đông, thỏa mãn tâm lý tò mò của nhóm người nào đó, sự cổ vũ của đám người cực đoan của vài ba trang mạng xã hội sặc mùi bài xích chế độ cầm quyền ở Việt Nam là anh đã oai lắm rồi, tự vỗ ngực xưng tên là nhà này, nhà nọ? Họ đã nhận mình là “nhà báo” dám “động chạm”, “bình loạn” vung trên truyền thông? Bởi vậy truyền thông ở hải ngoại giống như trời đất đảo điên, thực hư lẫn lộn, nhân tâm xáo trộn trong đống thông tin mịt mù trước những “bình loạn” mà các “nhà báo” cờ vàng đang làm.
Không ai buộc các vị phải viết theo cái lối ngược ngạo như vậy, mà đây là sự lợi dụng cái gọi là “tự do báo chí” để trục lợi về chính trị của “nhà báo” cờ vàng cực đoan mà thôi. Nếu các vị là nhà báo chân chính, tốt cho nơi mình đang đảm trách nhiệm vụ “truyền thông”, càng không có ai có thể cấm các vị viết những bài có tính chất “chống cái xấu”, “phản biện xã hội”, bảo vệ lẽ phải. Cái chính là các vị viết thế nào mới là điều đáng bàn. “Nhà báo” cờ vàng CCCĐ viết không phải bằng lập luận, không phải bằng điều tra, không phải bằng những chứng lý cụ thể, không viết bằng cái “tâm sáng” mà viết theo “cảm tính”, anh viết theo “đơn đặt hàng chống cộng”, viết theo ý kiến cá nhân, viết không khách quan, viết thiếu trung thực thì các vị đã đi ngược lại lịch sử, đi ngược lại tâm tư nguyện vọng của đa số người dân.
Chưa bao giờ như bây giờ, những “nhà báo” tự phong ở hải ngoại phát triển đông đến chóng mặt, “ra ngõ là gặp nhà báo”. Đa phần những “nhà báo” này là “tay ngang”. Có nghĩa là xuất phát điểm anh không hề “học” về báo chí, anh chưa hề làm báo. Ta thường nghe mấy vị này cao giọng tôi làm báo, đưa tin “khách quan” nghe vậy chắc nhiều người đồng tình về thái độ này, nhưng không phải vậy. Nếu không hiểu đúng nghĩa của từ “khách quan” rất dễ người ta xoá đi cái “tôi” của bản thân mình, nhưng các vị lại chuyển sang một cái “tôi” khác.
Không khó khăn gì để nhận diện đằng sau lời hô hào của các vị “nhà báo” này đó là kiểu làm báo với thái độ trốn tránh trách nhiệm, các vị sợ hãi những phản ứng của các thế lực CCCĐ khi các vị viết trung thực. Nếu viết đúng những gì ở bên Việt Nam thì gây ra sự bùng nổ, sự chống đối của các băng đảng CCCĐ, các vị làm gì có đủ dũng khí đối đầu. Nếu các vị có đủ can đảm có đủ nội lực để viết trung thực thì còn gì phải bàn cãi nữa? Nhưng đáng tiếc các “nhà báo” cờ vàng CCCĐ, hoặc thiếu một trong hai yếu tố này, hoặc thiếu cả hai. Chính vì thế mà việc đưa thông tin không chính xác, việc bình luận về thông tin theo kiểu “hóng hớt”, “nghe hơi nồi chõ” đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” trong làng báo Việt ngữ ở hải ngoại.
Thực tế ở hải ngoại đa số người làm báo không hiểu nhiều về báo chí, có người đơn thuần chỉ là người cung cấp tin, có người viết lách với động cơ thiếu trong sáng, có người viết tin, bài… lấy nhuận bút kiếm sống, có người thậm chí không biết làm nghề gì nữa thì đi làm báo chơi.
Các vị “nhà báo” hải ngoại lúc nào cũng cao giọng tính “khách quan” của cơ quan truyền thông mà các vị đang nắm giữ, nhưng thực ra các vị không hiểu hết được nội hàm của nó thành ra nó dẫn đến những tình huống trớ trêu.
“Nghề báo là một nghề luôn được đánh giá cao ngay từ khi mới ra đời. Mục đích quan trọng nhất của nghề báo là cung cấp cho bạn đọc những thông tin thời sự chính xác và đáng tin cậy mà họ cần để có thể hành xử tốt nhất trong cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, do môi trường kinh tế, môi trường dân tộc, môi trường chính trị… mỗi quốc gia khác nhau nên nghề báo mỗi nơi đều có những đặc thù riêng. Năm 1996, Tổ chức Các nhà báo chuyên nghiệp Mỹ đã loại bỏ khái niệm “khách quan” ra khỏi những nguyên tắc đạo đức của mình. Họ cho rằng nhà báo Mỹ là con người và đã là con người thì phải có những quan điểm cá nhân. Cho nên người làm báo càng phải cẩn trọng trong nghề để đưa ra những thông tin hữu ích cho dân tộc mình, quốc gia mình và cho nhân loại”. 
Nói như vậy để thấy rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cáo đội lốt sư tử” mang danh truyền thông mà không hiểu mình đang làm gì, từ hiểu sai, từ cố chấp, từ nhận thức. Và, cuối cùng là: vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà báo.
Cổ nhân từng nói “bể học mông mênh”, không ai có thể tự tin vỗ ngực rằng mình cái gì cũng biết. 
Thời đại bùng nổ thông tin, thông tin lên ngôi. Nhưng, cũng vì vậy, có quá nhiều người tự xưng, giả danh “nhà báo” ở xứ cờ vàng chống cộng này để lừa đảo, xuyên tạc sự thật,… đủ mọi nhẽ. Hè nhau “truy hoan”, “tự sướng” trên sự xuyên tạc về những việc tiêu cực xảy ra ở Việt Nam sau khi chôm chỉa và cắt xén nội dung, ý nghĩa của mục đích bài viết. “Nhà báo” cờ vàng chống cộng là như vậy đó, họ sẽ bị đào thải!
Amari TX (Việt kiều Mỹ)

Các bảo tàng tình dục nổi tiếng nhất thế giới


1. MoSex - Bảo tàng tình dục NewYork:



Là một đất nước nổi tiếng với tư tưởng tự do tình dục, Mỹ nổi tiếng với những câu chuyện về phong cách sống hiệnđại. Chính vì thế, chẳng có gì lạ lùng khi tại đây xuất hiện1 bảo tàng chuyên về sex.
MoSex được thành lập vào năm 2002, với mục đích lưu giữ các hiện vật liên quan tới lịch sử, sự phá triển và ý nghĩa văn hóa của tình dục.
Tại đây, trưng bày một bộ sưu tập khổng lồ về nghệ thuật tình dục, tranh ảnh, trang phục, sự sáng tạo cùng nhiềuhiện vật lịch sử liên quan đến sex. “Cần phải nhìn nhận vấn đề tình dục mở hơn” là thông điệp mà bảo tàng nàytruyền tải.


2. Bảo tàng “Beppu Hihokan”:




Nếu Mosex được xem là biểu tượng cho tư tưởng tình dục thoáng tại Mỹ thì Beppu Hihokan cũng được xem là biểutượng của nền công nghiệp tình dục tại Nhật Bản. Những bức tượng phụ nữ khỏa thân trong nhiều tư thế gợi tình,hoặc cảnh các loại động vật giao phối được trưng bày khắp nơi. Có các phòng chiếu phim cấp 3 thời thập niên 80. Shock hơn nữa là hình ảnh biến thể của một số kiểu tình dục lấy ra từ các bộ phim Disney truyền thống (Bạch Tuyếtvà Bảy chú lùn). 


3. Bảo tàng tình dục cổ tại Trung Quốc:



Gắn liền với chiều dài lịch sử của Trung Quốc, văn hóa tình dục trở thành một trong những nét văn hóa cổ điểnđược những người Trung Hoa lưu truyền.

Bảo tàng mở cửa năm 1999, với hơn 3000 hiện vật khiêu dâm hoặc hiện vật giới thiệu văn hóa tình dục cổ TrungHoa. Bảo tàng cũng có ý nghĩa giáo dục giới tính, sức khỏe trong quan hệ giới tính, phương pháp dưỡng sinh và tính tôn giáo trong tình dục.
Hằng năm, rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước tới đây thăm quan để tìm hiểu về quan điểm, cáchnhìn nhận của người xưa về đời sống tình dục cổ. 


4. Bảo tàng khiêu dâm:

 
Ra đời vào năm 2004, bảo tàng khiêu dâm Hollywood là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quan trọng nhằm phác họa lại đờisống tình dục của những ngôi sao nổi tiếng.

Bảo tàng này chỉ dành cho người lớn, chuyên giới thiệu lịch sử tình dục ở Hollywood. Với bộ sưu tập hiện vật phongphú bao gồm cả những hình khắc gợi tình ban đầu của Picasso cũng như những thông tin liên quan tới đời sống tìnhdục của các ngôi sao Hollywood lừng lẫy như Marilyn Monroe, cùng nhiều tác phẩm khiêu dâm nghệ thuật của cácnghệ sĩ Hollywood đương đại


5. Bảo tàng tình dục di động tại Đức:



Ra đời vào tháng 7 năm 2009, bảo tàng tình dục di động được chính thức đi vào hoạt động và trở thành một dấu ấnđặc biệt tại thành phố Berlin. Với những thể hiện trực tiếp và táo bạo nhất, bảo tàng tình dục di động Berlin là điểmlựa chọn khá thú vị dành cho những người lớn. Tại bảo tàng tình dục Berlin bạn dễ dàng gặp hình ảnh khá nhạy cảmvà táo bạo. Đây được xem như là 1 bảo tàng tư vấn tình dục với rất nhiều mô hình và tranh ảnh hưởng dẫn bí quyếtphòng the. Để sinh động hơn, bảo tàng cũng xây dựng khá nhiều tượng sáp khỏa thân với kích thước và bộ phậnsinh dục tương tự con người.


6. Bảo tàng tình dục cổ tại Pháp:

 
Cũng tương tự Trung Quốc, tại Pháp cũng tồn tại 1 bảo tàng tình dục cổ. Bảo tàng độc đáo này được ra mắt vàonăm 1997, tọa lạc tại Pigalle. Tại đây, người tới tham quan dễ dàng chiêm ngưỡng bức tượng, phù điêu...liên quan tớivăn hóa tình dục từ thời cổ xưa trong quan niệm của người Pháp.




Đây cũng xem như là 1 trong những bảo tàng văn hóa quan trọng của đất nước Pháp.


7. Bảo tàng tình dục tại Amsterdam:

Nếu nhắc tới những bảo tàng nhạy cảm người ta không thể bỏ qua bảo tàng chuyện ấy Amsterdam. Đây được biết đến như là một trong những bảo tàng nhạy cảm nhất thế giới khi lưu trữ khá nhiều hiện vật liên quan tới đời sống tình dục của con người.




Đặt chân tới bảo tàng tình dục ở Amsterdam, bạn sẽ chiêm ngưỡng rất nhiều tác phẩm “chuyện ấy” mà có thể sẽkhiến bạn vừa thích thú vừa đỏ mặt.


Sex Museum – “Venustempel”
Damrak 18
1015 LH Amsterdam

Theo tri thức trẻ

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Những đạo luật kỳ dị ở Mỹ



Có một số người cứ thấy nói đến điều luật nào đó của Việt Nam là chửi, rằng thì là mà đạo luật XHCN lạc hậu, dã man và họ không ngớt ca ngợi những đạo luật ở "thiên đường tự do" Hoa Kỳ. Kỳ thực, những người này dường như chả biết gì về luật pháp Hoa Kỳ. Theo giới luật gia chuyên về luật quốc tế thì luật pháp Hoa Kỳ lạc hậu và rối rắm, phức tạp vào loại nhất nhì thế giới!


*******

Nói về những thứ luật lạ đời, không biết đã được đặt ra tự bao giờ, nhưng chắc khó mà áp dụng trong thời buổi hiện nay, thì bên Mỹ cũng có cả tỉ thứ luật như vậy. Ghi ra đây một vài cái nghe mà hết hồn luôn:



Tiểu bang Alabama: - Không được đeo râu mép giả vào nhà thờ

California: - Không được để thú vật làm tình ngoài chốn công cộng trong vòng 1,500 feet (tức 457.2 mét) từ các nhà hàng, trường học, nhà thờ, chùa… - Phụ nữ không được mặc đồ bộ loại chỉ dùng ở nhà trong khi đang lái xe
Florida: - Phụ nữ độc thân không được nhảy dù, lướt ván vào ngày Chủ Nhật - Không được hát ở chốn công cộng khi đang mặc đồ bơi - Khi làm chuyện phòng the, chỉ có tư thế "truyền thống" là hợp pháp và cấm hôn ngực phụ nữ trong lúc làm tình.
Tiểu bang Michigan: - Không được chửi thề trước mặt phụ nữ và trẻ em
New York: - Phải mua giấy phép trước khi treo quần áo trên dây phơi đồ
North Dakota: - Nằm ngủ mà vẫn mang giầy là phạm pháp
Massachusetts:

- Cấm làm tình trong tư thế "cưỡi ngựa"

Texas: - Sẽ phạm pháp khi uống 3 hớp bia khi đang đứng - Cuốn từ điển toàn thư Britannica bị cấm vì trong đó có công thức chỉ dẫn nấu bia tại nhà




Quá 5 phút rồi anh ơi, mời anh lên đồn!

- Ở Iowa, bạn chỉ được hôn trong vòng 5 phút, quá thời gian này là phạm luật.

- Ở thành phố Miami, bang Florida, động vật có thể bắt chước hành động của người nhưng người bắt chước động vật thì phạm luật.


- Tại Oxford, bang Ohio, phụ nữ không được phép thay đồ trước ảnh của nam giới.


Bắt quả tang anh hôn vợ khi chị nhà đang ngủ nhé! Lên đồn!

- Tại Logan, Colorado, hôn một phụ nữ khi nàng đang ngủ là trái với quy định của pháp luật.


- Tại bang Vermont, nếu phụ nữ muốn trồng răng giả, việc đầu tiên là phải xin phép chồng, chỉ khi chồng đồng ý bằng văn bản thì người vợ mới được thực hiện.


- Ở Quitman, Georgia, để gà chạy băng qua đường là phạm pháp.


- Ở Cleverland, Ohio, nếu bắt chuột mà không có chứng chỉ săn bắn là phạm pháp. Bạn nào đọc xong nghe lùng bùng không tin nổi, có thể vào đây kiểm chứng và tìm hiểu thêm: -
http://www.lawguru.com/weird/part01.html - http://www.dumblaws.com/




Một số đạo luật kỳ dị khác:


- Tại London (Anh) có luật cấm đánh vợ sau 9 giờ tối vì tiếng la hét của người bị đánh gây ồn ào phiền nhiễu đến hàng xóm.


- Phụ nữ ở Paris (Pháp) cuối cùng cũng được phép mặc quần dài mà không lo bị truy tố sau khi mới đây chính phủ của Tổng thống Hollande dỡ bỏ lệnh cấm kỳ quặc này.


- Ở Pháp, bạn có thể nuôi lợn tùy ý nhưng việc đặt tên phải hết sức lưu ý. Bạn có thể tìm những tên thật dễ thương, ngộ nghĩnh nhưng trừ tên Naponeon ra.


Bác sĩ! Xin ông chớ có quay mặt lại!
- Ở Bahrain, nam bác sĩ phụ khoa có quyền khám bộ phận kín của phụ nữ nhưng không được nhìn trực tiếp mà phải nhìn qua gương soi; nếu thăm khám trực tiếp là phạm pháp!
Theo PhoBolsa TV và một số nguồn khác