Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Danh sách tác giả và nhóm tác giả đạt giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII - năm 2012



(ICTPress) - Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2013, và được truyền hình và phát thanh trực tiếp trên VTV1, VTV6 và VOV.
(ICTPress) - Hội đồng Giải báo chí quốc gia lần thứ VII - năm 2012 vừa công bố danh sách tác giả và nhóm tác giả đạt giải Báo chí quốc gia lần thứ VII - năm 2012 gồm 5 tác phẩm giải A, 28 tác phẩm giải B, 45 tác phẩm giải C và 39 tác phẩm giải Khuyến khích.
Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ VI năm 2011
Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2013, và được truyền hình và phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV1, VTV6) và Đài Tiếng nói Việt Nam.
Dưới đây là danh sách các giải thưởng đạt giải:
1- Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn (báo in)
GIẢI A: Loạt bài Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của nhóm tác giả Nguyễn Minh Phong, Hồ Quang Phương, Vũ Như Thăng, Nguyễn Huyền Nga, liên chi hội (LCH) nhà báo Báo Quân Đội Nhân Dân.
GIẢI B:
* Tác phẩm Hàng loạt vụ hy sinh trong thi hành công vụ: "Bị khước từ danh hiệu vì chưa... dũng cảm" của nhóm tác giả Lương Thị Vân Anh, Hồ Thị Hằng, chi hội (CH) nhà báo Báo Pháp Luật Việt Nam)
* Tác phẩm Coca-Cola và Pepsi Cola: Giật mình lỗ khủng của tác giả Lê Thị Thanh Hà, CH nhà báo Báo Đầu tư.
* Tác phẩm Khi nhà nông... không còn ruộng của nhóm tác giả Hoàng Hùng, Trung Thành, Ngọc Hảo, Hùng Long Phương (Bảo Trung, Tuấn Ngọc, Trần Hảo, Đào Phương), LCH nhà báo Báo Nhân Dân.
GIẢI C:
Tác phẩm Chứng minh nhân dân mẫu mới: Chưa "ra lò" đã...phiền toái của nhóm tác giả Võ Tuấn Anh, Phan Thị Thanh Quý, CH nhà báo Báo Pháp Luật Việt Nam
* Tác phẩm Vụ chủ tịch tỉnh bị kiện vì... ba ba của nhóm tác giả Hồ Sỹ Lực (Sỹ Lực), Lê Ngọc Hân (Lê Hân), CH nhà báo Báo Nông Thôn Ngày Nay
* Tác phẩm Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong của nhóm tác giả Thảo Lê, Minh Nhật, Hồ Huyền Nga, Lạc Thạch, Phu Sơn (Thanh Phong), LCH nhà báo Báo Nhân Dân
* Loạt bài Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không của tác giả Dương Anh Tùng, LCH nhà báo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:
* Tác phẩm S.O.S tội phạm xâm hại tình dục trẻ em của nhóm tác giả Hà Thị Thanh Huyền, Phạm Văn Bình, Nguyễn Thị Vân Khánh, CH nhà báo Báo Lao Động và Xã Hội
* Tác phẩm Vụ trộm ba cây sưa ngàn tỷ của tác giả Hoàng Nam, CH nhà báo Báo Tiền Phong * Bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Đỗ Quý Doãn: Suy nghĩ, tận dụng thời cơ để phát triển của tác giả Trần Lan Anh, Lã Thị Ngọc Lành, Báo Nhà Báo và Công Luận, LCH nhà báo cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam (HNB) * Tác phẩm Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh niên của nhóm tác giả Minh Ngọc, Thùy Ninh, Báo Bắc Giang, HNB Bắc Giang
* Loạt bài Các mô hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại Đồng Nai của tác giả Hà Thị Thanh Thúy, Báo Đồng Nai, HNB Đồng Nai
* Tác phẩm Hóa giải bài toán nợ xấu của tác giả Thanh Huyền, Đỗ Lê, LCH nhà báo Báo Ngân Hàng
* Loạt bài Xây dựng nông thôn mới - Nhìn từ thực tiễn của tác giả Hương Lê, Ngọc Mai, Báo Quảng Bình, HNB Quảng Bình.
2- Giải Xã luận, Bình luận, Chuyên luận, Tiểu phẩm báo chí (Báo in)
GIẢI B:
Loạt bài 37 năm "bị bịt miệng" trên "xứ sở tự do" của tác giả Lại Văn Long, Nguyễn Thị Trúc (Trọng Linh), Báo Công An TP HCM, HNB TP.HCM
* Loạt bài Tự do báo chí ở Việt Nam - Thực tiễn sinh động của tác giả Nguyễn Văn Hải (Thiện Văn), LCH báo Quân Đội Nhân Dân
* Tác phẩm Để người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của tác giả Tô Đức Hạnh, CH Tạp chí Cộng Sản.
GIẢI C:
Tác phẩm Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và giảm thiểu đình công ở Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Diễn, CH nhà báo Tạp chí Lao Động và Xã Hội
* Tác phẩm "Bộ đội Cụ Hồ" tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở vùng Tây Bắc của nhóm tác giả Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Minh Sơn, Đào Tá Anh, CH nhà báo Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân
* Tác phẩm Phản biện vì lợi ích quốc gia của tác giả TS.Trần Bá Dung, Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam
* Tác phẩm Không nên một mực cho rằng mình là đúng còn nước khác là sai của tác giả Trần Quang Hà (Nguyễn Hòa) , LCH nhà báo Báo Nhân Dân
* Loạt bài Đầu tư cho tam nông ở Lâm Đồng của tác giả Phan Văn Đông, phóng viên TTXVN tại Lâm Đồng
* Tác phẩm Chủ quyền quốc gia là tối thượng của tác giả Tô Đình Tuân, Báo Sài Gòn Giải Phóng, HNB TP HCM.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:
* Tác phẩm Chủ nghĩa cá nhân-nguy cơ của một đảng cầm quyền và hướng khắc phục của tác giả Nguyễn Văn Huyên, Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh
* Loạt bài Nghị quyết số 11 NQ/TU của Bộ Chính trị: Vì Hà Nội văn minh, hiện đại của tác giả Hoàng Anh, Xuân Trường, Báo Hà Nội Mới, HNB TP Hà Nội
* Loạt bài Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI): Niềm tin và sự kỳ vọng của nhóm tác giả Minh Hiển, Hà Bình, Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Quang Huy, Trung Nguyễn, Quốc Toản, Báo Kinh Tế và Đô Thị, HNB TP Hà Nội
* Tác phẩm Khi người ta thích... nghèo của tác giả Lê Thúy Lan (Lê Lan), Báo Điện Biên Phủ, HNB tỉnh Điện Biên
* Tác phẩm Đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên của tác giả Phạm Đình Đảng (Nhị Lê), CH nhà báo Tạp chí Cộng Sản.
3- Giải phóng sự, Phóng sự điều tra, Ký báo chí, Ghi chép (Báo in)
GIẢI A: Loạt bài Tập đoàn kinh tế Nhà nước - Những lát cắt thời sự của nhóm tác giả Phạm Văn Miên, Phan Đăng, Nguyễn Tuấn, Lệ Thúy, Báo Công An Nhân Dân, LCH nhà báo Báo Công An Nhân Dân.
GIẢI B:
* Loạt bài Thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị-kinh nghiệm ở Lào Cai của nhóm tác giả Ngọc Long, Hồng Hải, Nguyên Thắng, LCH nhà báo Báo Quân Đội Nhân Dân
* Loạt bài Kỷ vật từ lòng đất của nhóm tác giả Mai Thanh Phong (Kiến Giang), Phan Nhân Quang (Nhân Quang), Báo Bình Dương, HNB tỉnh Bình Dương
* Loạt bài Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long của nhóm tác giả Nguyễn Đức Cung, Lê Tấn Vũ, Lê Quang Nhung, LCH nhà báo Báo Nhân Dân.
GIẢI C:
* Tác phẩm Nghề ăn cơm dương gian làm việc... đáy biển của tác giả Lê Văn Trúc (Lê Trúc, Trúc Lê), CH nhà báo Báo Năng Lượng Mới
* Tác phẩm Nhức nhối nạn buôn bán người ở miền Tây xứ Nghệ của tác giả Chu Văn Lương (Chu Lương), CH nhà báo Báo Lao Động và Xã Hội
* Loạt bài Thanh niên xung phong - Chuyện thua thiệt và tử tế của tác giả Xuân Ba, CH nhà báo Báo Tiền Phong * Loạt bài Một thời tuổi trẻ biết xung phong của nhóm tác giả Ái Chân, Mai Hương, Thạch Thảo, Báo Sài Gòn Giải Phóng, HNB TP.HCM
* Loạt bài Biến nước lã thành xăng dầu của tác giả Anh Thoa, Lê Khôi, Báo Tuổi Trẻ TP HCM, HNB TP.HCM
* Loạt bài Khi dân hiến đất làm đường của nhóm tác giả Nguyễn Bích Sương, Cao Thị Thu Hà, Nguyễn Bá Phúc, Bùi Thị Hải Yến, Công Luận, Báo Bình Định, HNB Bình Định
* Loạt bài Tiếp cận văn hóa ứng xử của người Hà Nội của nhóm tác giả Mai Kim Thoa, Lê Huy Anh, Báo Hà Nội Mới, HNB TP Hà Nội.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:
* Tác phẩm Thiên Trường xưa - Nam Định nay của tác giả Trần Đại Quyết, HNB tỉnh Nam Định
* Loạt bài Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Lát cắt 13 năm của tác giả Hoàng Nghĩa Nhân, Báo Pháp Luật TP HCM, HNB TP.HCM
* Loạt bài Từ Lũng Cú tới Trường Sa của tác giả Đặng Quang Vượng, Báo Hà Giang, HNB Hà Giang
* Loạt bài Bác Hồ trong lòng người Tây Nguyên của nhóm tác giả Minh Dưỡng, Lê Hòa, Hồng Thi, Báo Gia Lai, HNB tỉnh Gia Lai
* Loạt bài Đấu trí với tử thần, giành lại cuộc sống cho người bệnh của tác giả Đinh Hoàng Xuân Hồng, Báo Thừa Thiên-Huế, HNB Thừa Thiên-Huế.
4- GIẢI ẢNH BÁO CHÍ
GIẢI B:
*Tác phẩm Gặp lại ân nhân của tác giả Hữu Nghĩa, Báo Nghệ An, HNB Nghệ An
* Tác phẩm Thiêng liêng Trường Sa của tác giả Vũ Anh Tuấn, LCH nhà báo Báo Nhân Dân.
GIẢI C:
Tác phẩm Thuyền viên Việt Nam bị hải tặc Somali bắt đã trở về của tác giả An Đăng, Ban biên tập ảnh, LCH nhà báo TTXVN
* Tác phẩm Săn cá ngừ trên "cánh đồng" Trường Sa của tác giả Lương Xuân Trường (Xuân Trường), CH nhà báo Báo Nông Thôn Ngày Nay
* Tác phẩm Dấu ấn Đại Hùng của tác giả Hoàng Quang Hà, Báo Ảnh Việt Nam, LCH nhà báo TTXVN.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:
* Tác phẩm Khi cuộc chiến nối dài trên giường bệnh của tác giả Nguyễn Khánh, Báo Tuổi Trẻ TP HCM
* Tác phẩm Sức sống của dân ca quan họ Bắc Ninh của tác giả Khắc Hường, An Thành Đạt, LCH nhà báo Báo Nhân Dân.
5- Giải tin, Bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp (Phát thanh)
GIẢI A:
Tác phẩm Bước ngoặt thần kỳ của lịch sử - bản anh hùng ca Hà Nội tháng 12 năm 1972 của nhóm tác giả Lê Tuyết, Nguyễn Mỹ Hà, Đàm Thị Hoa, Đỗ Việt Nga, LCH nhà báo đài Tiếng nói Việt Nam (Hệ thời sự - Chính trị- Tổng hợp VOV 1-VOV).
GIẢI B:
Tác phẩm Hà Nội với biển đảo quê hương của nhóm tác giả Thu Hường, Minh Thơm, Hương Thủy, Thế Nghiệp, Kim Anh, Đài Phát thanh- Truyền hình (PT-TH) Hà Nội, HNB Hà Nội
* Loạt bài Biển Đông: Phi lý yêu sách đường lưỡi bò của nhóm tác giả: TS. Trần Công Trục, Minh Hiển, Lê Phúc, Thu Lan, Lê Bình (Hệ Thời sự- Chính trị- Tổng hợp VOV 1-VOV)
* Tác phẩm Tổ tàu thuyền an toàn - Lá chắn lòng dân của nhóm tác giả Lê Biết, Đông Phương, Lê Diệp, Hà Thi, Tuấn Anh, Đài PT-TH Phú Yên, HNB Phú Yên.
GIẢI C:
 Loạt bài Chuyện hội nhập của đồng bào thiểu số của nhóm tác giả Đặng Thị Huệ, Hà Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Thanh Tâm ( Hệ Phát thanh dân tộc VOV 5, LCH VOV)
* Tác phẩm Tưởng niệm nạn nhân tai nạn giao thông chung tay ngăn chặn thảm họa quốc gia tác giả Hồng Nhung, Hải Quân và các đồng nghiệp (Hệ Thời sự-Chính trị-Tổng hợp VOV1, LCH VOV)
* Tác phẩm Những bất cập trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tác giả Dương Kim Thoa, (Hệ Văn hóa-Đời sống và Khoa giáo VOV2, LCH VOV)
* Tác phẩm Điểm tựa của ngư dân của nhóm tác giả Thái Anh, Xuân Long, Kiều Hoanh, Tấn An, Đài PT-TH Quảng Ngãi, HNB Quảng Ngãi.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:
* Tác phẩm Chân dung ký ức của nhóm tác giả Nhật Minh, Thu Phương (Hệ Văn hóa-Đời sống và Khoa giáo VOV2, LCH VOV)
* Chương trình đặc biệt: Bản anh hùng ca trên bầu trời Hà Nội, kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Chủ đề: Hà Nội máu và hoa của nhóm tác giả Mai Lan, Hải Yến, Bích Ngọc (Hệ Thời sự-Chính trị-Tổng hợp VOV1, LCH VOV)
* Tác phẩm Lý Phù Sinh: Tâm sáng-Chí bền của nhóm tác giả Phạm Hồng Phú, Nguyễn Thị Tâm, Đài PT-TH Lào Cao, HNB Lào Cai * Tác phẩm Cái giá của sự chậm trễ của tác giả Nguyễn Thị Bích Thảo, Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM .
6- Giải phóng sự, Phóng sự điều tra, bút ký (Phát thanh)
GIẢI A: Loạt bài Động đất ở Thủy điện sông Tranh 2 "Dư chấn lòng dân" của nhóm tác giả Phạm Tấn Tư, Phan Thanh Hà, Đặng Văn Năm ( Cơ quan thường trú VOV khu vực miền Trung, LCH VOV).
GIẢI B:
* Tác phẩm Kiên quyết bám biển bảo vệ chủ quyền của tác giả Phan Thế Anh, Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM, HNB TP.HCM
* Loạt bài Xe chở gỗ quá tải ngang nhiên lưu thông trên quốc lộ 14 và nghi vấn tiêu cực của nhóm tác giả Nguyễn Khoa Điềm, Công Bắc
(Phóng viên VOV thường trú tại Kon Tum, HNB Kon Tum).
GIẢI C:
* Tác phẩm Bảo tồn như thế xẩm có còn là xẩm của tác giả Nguyễn Thế Dũng, Đài PT-TH Ninh Bình, HNB Ninh Bình
* Loạt bài Hoàng Sa trong lòng người dân Lý Sơn của tác giả Lê Anh Vinh, Đài PT-TH Quảng Ngãi, HNB Quảng Ngãi
* Tác phẩm Phụ nữ công nhân sau cỗ máy công nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải, Đài PT-TH Đồng Nai, HNB tỉnh Đồng Nai.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:
* Loạt bài Hiện đại hóa tàu cá mệnh lệnh từ cuộc sống của nhóm tác giả Minh Khánh, Phương Chi, Hương Giang (Hệ Thời sự-Chính trị-Tổng hợp VOV1, LCH VOV)
* Tác phẩm Có gì khuất tất đằng sau các công trình xây dựng trái phép của công ty Cổ phần du lịch Núi Lớn - Núi Nhỏ và cáp treo Vũng Tàu? Của tác giả Võ Thị Yến (Vũ Yến), Đài PT-TH Bà Rịa-Vũng Tàu, HNB Bà Rịa-Vũng Tàu
* Tác phẩm Nỗi đau từ rượu của nhóm tác giả Bạch Liên, Dương Hằng, Đài PT-TH Yên Bái, HNB Yên Bái
* Tác phẩm Học gần... rồi mới học xa của tác Thái Trần Diễm Trinh, Đài PT-TH Cà Mau, HNB Cà Mau
* Tác phẩm Hiểm họa từ những bãi thải Mỏ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Trang, Đài PT-TH Quảng Ninh, HNB Quảng Ninh
* Tác phẩm Chuyện một người Mông làm theo lời Bác của tác giả Hiến Chương, Đài PT-TH Nghệ An, HNB Nghệ An.
7- Giải tin, Phóng sự, Ký sự (Báo hình)
GIẢI A: Tác phẩm Làm giàu ở Trường Sa của nhóm tác giả Chung Hưng, Hưng Phúc, Hữu Tường, Quang Vinh, Đài PT-TH Bình Thuận, HNB Bình Thuận.
GIẢI B:
* Tác phẩm Cổ tích giữa đời thường của nhóm tác giả Vinh Quang, Lan Uyên, Ngô Hòa, Đài PT-TH Quảng Nam, HNB Quảng Nam
 * Tác phẩm Bài học từ thủy điện sông Tranh II của nhóm tác giả Kim Sơn, Văn Trường, Xuân Lộc, Đài TP-TH Quảng Nam, HNB Quảng Nam
* Tác phẩm Giải pháp hữu ích trong phân loại và xứ lý rác của nhóm tác giả Hồng Nhung, Thanh Toàn, Phan Cường, Ngọc Dũng, Đài PT-TH Hải Phòng, HNB Hải Phòng.
GIẢI C:
* Tác phẩm Những dòng sông kêu cứu của tác giả Hùng Cường, Thế Thanh, Đài PT-TH Bạc Liêu, HNB Bạc Liêu
* Tác phẩm Tai bay vạ gió của tác giả Lê Minh Tấn, Đài PT-TH Đồng Tháp, HNB Đồng Tháp
* Tác phẩm Nước sạch hay sạch nước của tác giả Xuân Tú, Quốc Vương, Đài PT-TH Thái Nguyên, HNB Thái Nguyên
* Tác phẩm Những hệ lụy từ casino của tác giả Lê Trung Quân (Điện ảnh Biên phòng, LCH nhà báo Báo Biên Phòng)
* Tác phẩm Nông dân thời @ của nhóm tác giả Hồng Điệp, Nguyên Nhung, Xuân Thủy, Nguyễn Hưng, Thu Hằng, Đài PT-TH Thái Bình, HNB Thái Bình
* Tác phẩm Học Bác mỗi ngày của nhóm tác giả Trần Tiến Duẫn, Phạm Phương Thảo, Phí Thị Bích Hào, Trần Kim Ngân, Tưởng Chí Cường (Trung tâm Thông tin-Tư liệu, LCH nhà báo TTXVN)
* Tác phẩm Vẫn trọn niềm tin của nhóm tác giả Lê Thị Xuân Hương, Đức Cảnh, Lâm Thành, Đài PT-TH Hà Nội, HNB Hà Nội
* Tác phẩm Voi ơi...! của nhóm tác giả Lê Thị Xuân Hương, Đức Cảnh, Lâm Thành, Đài PT-TH Dak Lak, HNB Dak Lak
* Tác phẩm Cướp thịt thối từ hố tiêu hủy của tác giả Nguyễn Văn Trung, Đài Truyền thanh TP Biên Hòa (Đồng Nai), HNB Đồng Nai.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:
* Tác phẩm Biết sai vẫn "phải" vi phạm của nhóm tác giả Vũ Tuấn, Mạnh Cường, Trọng Khánh, Đài PT-TH Phú Thọ, HNB Phú Thọ
* Tác phẩm Ước vọng trên đỉnh Ngam Ca của tác giả Nguyễn Thế Tiệp, Đài PT-TH Lai Châu, HNB Lai Châu
* Tác phẩm Máy hút lúa cải tiến mới khí động học của tác giả Quốc Bửu, Quách Ngân, Đài PT-TH Kiên Giang, HNB Kiên Giang
* Tác phẩm Sống cảnh ngổn ngang cùng dự án của tác giả Anh Phước, Minh Trí, Đài PT-TH Tiền Giang, HNB Tiền Giang.
8- Giải bình luận, giao lưu, tọa đàm (Báo hình)
GIẢI B: Tác phẩm Xóa quy hoạch treo của nhóm tác giả Nguyễn Toàn Thư, Nguyễn Thạch Anh, Nguyễn Việt Anh, LCH nhà báo Đài truyền hình kỹ thuật số (VTC).
GIẢI C:
* Tác phẩm An Giang học tập và làm theo lời Bác của tác giả Thành Trung, Đài PT-TH An Giang, HNB An Giang
* Tác phẩm Nợ công trong xây dựng nông thôn mới của nhóm tác giả Nguyễn Quang Nghĩa, Hồng Quân, Nguyễn Hưng, Hoàng Dũng, Hồng Hạnh, Đài PT-TH Thái Bình, HNB Thái Bình.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH: Tác phẩm Xin lỗi dân - Liệu có dễ? của tác giả Nguyễn Duy Thịnh, Thùy Linh (Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng).
9- Giải phim Tài liệu Truyền hình (Báo hình)
GIẢI B:
Tác phẩm Chú Lính chì dũng cảm của nhóm tác giả Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Mai Thao, Nguyễn Thanh Huyền, Vũ Đức Hoan, Trần Thị Tú Anh (Truyền hình Công an nhân dân)
* Tác phẩm Lấy chồng Hàn Quốc còn lắm những ưu tư của nhóm tác giả Thế Anh, Thi Ngôn, Hải Triều, Hữu Hạnh, Thanh Thảo, Đình Khánh, Báo Tuổi Trẻ TP HCM, HNB TP.HCM
* Tác phẩm Nhận diện lãng phí của nhóm tác giả Hồ Chí Cường, Cao Xuân Ca (Cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại Lào)
* Tác phẩm Tìm tên cho cá của tác giả Khánh Ly, Như Phong, Đài PT-TH Nghệ An, HNB Nghệ An.
GIẢI C:
Tác phẩm Những cô gái mở đường ngày ấy của nhóm tác giả Vũ Anh Thao, Lâm Minh, Phạm Thị Hương, Xuân Thủy, Thanh Giang, Tân Thanh, Quang Thắng, Đài PT-TH Thái Bình, HNB Thái Bình
* Tác phẩm Biển của người Việt của đạo diễn Đào Thanh Tùng, Phan Huyền Thư (Hãng phim Tài liệu-Khoa học Trung ương, LCH nhà báo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch)
* Tác phẩm Lớn hơn những cánh đồng vàng của tác giả Nguyễn Thường (Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ, HNB Cần Thơ).
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:
* Tác phẩm Những cột mốc người của nhóm tác giả Minh Chuyên, Nguyễn Minh Chung, Nguyễn Văn Huy, chi hội nhà báo Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam (Hội Nhà văn Việt Nam)
* Tác phẩm Nước trời không nhỏ giọt của nhóm tác giả Hồng Phong, Xuân Hùng, Hải Thủy (Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng).
10- Giải, tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận (Báo điện tử)
GIẢI B:
* Tác phẩm Truyền thông xã hội - Vắc xin hay "thuốc nổ" của tác giả Bông Mai, LCH nhà báo Báo Nhân Dân
* Loạt bài Tăng viện phí - Những góc nhìn đa chiều tác giả Cao Thị Thùy Giang (Báo điện tử VietnamPlus, LCH nhà báo TTXVN).
GIẢI C:
* Loạt bài phỏng vấn về "bỏ phiếu tín nhiệm" của nhóm tác giả Lê Phương Thảo, Cấn Mạnh Cường, chi hội nhà báo Báo Dân Trí
* Tác phẩm Sự hốt hoảng thái quá và những bài học cần thiết của tác giả Đào Ngọc Lâm (Minh Ngọc), CH nhà báo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH:
* Tác phẩm Những nỗi gian truân của liên quân 141 của tác giả Hoàng Phong, Báo An Ninh Thủ Đô, HNB Hà Nội
* Loạt bài Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nhóm tác giả Phạm Đức Thái, Nguyễn Thương Huyền, Hồ Trường Quân (Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, LCH nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương).
11- Giải phóng sự, phóng sự điều tra, Ký báo chí, Ghi chép (Báo điện tử)
GIẢI B:
* Loạt bài Nguy cơ gấu mất "nhà" của tác giả Hoàng Thảo Lê (Lê Thị Hồng Vân), LCH nhà báo báo Nhân Dân
* Loạt bài Thảm họa La Pán Tẩn: Cân quặng, mạng người của tác giả Trần Sơn Bách, Đỗ Mạnh Hùng (Báo điện tử VietnamPlus, LCH nhà báo TTXVN).
GIẢI C:
* Loạt bài Tình báo quân sự Việt Nam và chiến công sớm "bắt thóp" B52: B52 "sắp chết"... mà không biết của tác giả Nguyễn Hòa, Báo Quân Đội Nhân Dân, LCH nhà báo Báo Quân Đội Nhân Dân
* Loạt bài Bất cập trong quản lý tài nguyên của nhóm tác giả Văn Thanh, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Khắc Điệp, Thái Thị Hải, CH nhà báo Báo Thanh Tra.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH: Loạt bài Ký ức về người lính Trường Sa của tác giả Hoàng Lam, CH nhà báo Báo Dân Trí./.
Ảnh: 

Nghề báo

Chọn chậu cho cây


 Một cây Bonsai có giá trị mà đặt trong cái chậu tầm thường xấu xí, không đúng kiểu cách thì giá trị của cây bị giảm sút rất nhiều lần! Điều này chẳng khác gì một bức tranh đẹp của một họa sẽ tài danh lại bị lồng vào một cái khung gỗ tạp xấu xí rẻ tiền! Thì đó, chúng ta đâu thấy hiệu kim hoàn nào lại dại dột trưng bày vàng và đá quý im trong tủ thuốc lá bao giờ? Vàng bạc phải được trưng bày trong chiếc tỷ kiếng bóng lộn, lại đêm ngày đèn điện sáng choang mới mong thu hút được khách hàng!
Nhiều người cho rằng cây Bonsai nếu quí, nếu thật có giá trị là cốt ở kiểu dáng đẹp của cây, chứ đâu ảnh hưởng gì đến cái chậu chứa đựng nó! Cách nhận định này thật ra không đúng.
Vẫn biết chậu là bộ phận chứa đất để nuôi cây, giúp cây có đủ chất dinh dưỡng và muối khoáng để sinh trưởng tốt, nhưng, trước cái nhìn của người thưởng ngoạn cây cảnh nói chung, và Bonsai nói riêng, thì giữa và cây trồng có sự tương quan thẩm mỹ với nhau, không thể tách rời nhau ra được.
Một cây Bonsai có giá trị mà đặt trong cái chậu tầm thường xấu xí, không đúng kiểu cách thì giá trị của cây bị giảm sút rất nhiều lần! Điều này chẳng khác gì một bức tranh đẹp của một họa sẽ tài danh lại bị lồng vào một cái khung gỗ tạp xấu xí rẻ tiền! Thì đó, chúng ta đâu thấy hiệu kim hoàn nào lại dại dột trưng bày vàng và đá quý im trong tủ thuốc lá bao giờ? Vàng bạc phải được trưng bày trong chiếc tỷ kiếng bóng lộn, lại đêm ngày đèn điện sáng choang mới mong thu hút được khách hàng!
Với chậu trồng Bonsai, màu sắc và kiểu dáng phải xứng hợp với cây trồng mới tăng thêm phần giá trị, mới được đánh giá là hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật, về mặt thẫm mỹ … Vì vậy với người chơi Bonsai sành điệu không ai chịu chấp nhận sự bất xứng về mặt tương quan thẩm mỹ giữa chậu kiểng với cây trồng trong chậu.
Chính vì lẽ đó nên từ mấy ngàn năm nay, từ không biết bao nhiêu thế hệ nghệ nhân này sang thế hệ nhân khác, ngày nay chúng ta mới được chơi những kiểu chậu Bonsai vừa thích hợp với yêu cầu thực tế, vừa hợp với khiếu thẩm mỹ qua kiểu dáng, màu sắc cũng như hoa văn rất đa dạng …
Từ cái thời nguyên thủy, người ta chỉ trông Bonsai trong những chậu cạn, khay cạn, vì “ bon” có nghĩa là chậu cạn đáy, khay nông đáy, thế nhưng về sau do nhu cầu thực tế, có những cây Bonsai phải trồng trong những chậu có đáy sâu, như cây có dáng gió đùa hay thác đổ chẳng hạn…
1) Các Kiểu Chậu Bonsai:
Chậu kiểng Bonsai hình thù rất đa dạng, phong phú. Mỗi kiểu chậu thích hợp với một dáng cây:
-  Chậu hình vuông thích hợp với  cây có lá rộng, có tán tròn; và cây mọc thẳng đứng như thông chẳng hạn.

Chuyende_2011_9.2 
-  Chậu hình chữ nhật thích hợp với cây có dáng to khỏe, hoặc cây có tán lá rộng, và kể cả cây có dáng mọc thẳng như cây tùng, bách …

 Chuyende_2011_9.3
- Chậu hình trụ có đáy sâu thích hợp với cây có thác đổ.
Chuyende_2011_9.4

- Chậu tròn có đáy sâu thích hợp với cây có bộ rễ ít, vừa phải.
Chuyende_2011_9.5

- Chậu hình lục giác thích hợp với cây có dáng văn nhân mảnh dẻ, yểu điệu.

 Chuyende_2011_9.6
 Chậu hình Ovale đáy cạn thích hợp với loại cây có thân nhỏ yếu hoặc lùn
2) Kích Thước Chậu:
Chậu trồng Bonsai có nhiều kích thước to, nhỏ, rộng, hẹp, nông sâu khác nhau, và không có một hạn định kích thước cho từng loại chậu nào. Tùy vào cỡ cây cao thấp, lớn bé ra sao mà ta tự chọn kích thước chậu cho thích hợp, mặt khác cũng đòi hỏi hợp với sự thẩm mỹ mới được:
- Nếu cây to cao thì phải lựa chậu có bề mặt rộng và đáy hơi sâu.
- Nếu cây có rễ chuột khá dài thì nên chọn chậu đáy sâu.
- Nếu cây có tán lá rộng thì đường kính của mặt chậu phải bằng hoặc rộng hơn đường kính của tán lá.
- Nếu cây thuộc dạng lùn, dù phần gốc có to cũng nên trồng vào loại chậu trẹt…
3) Men chậu:
Chậu trồng Bonsai thường có tráng men và có hoa văn rất đẹp. Ở các nước có khí hậu lạnh giá, suốt mùa đông có băng tuyết thì họ có loại chậu đặc biệt bằng đá. Ở nước ta cũng như nhiều nước có khí hậu nhiệt đới thì sử dụng loại chậu sành sứ hay bằng đất nung. Tốt nhất là trồng Bonsai vào loại hậu không có tráng men mặt trong, vì như vậy chậu mới có khả năng giữ được độ ẩm tốt cho cây. Việc tráng men mặt ngoài chậu chỉ có công dụng làm tăng vẻ đẹp bên ngoài của chậu.
Men chậu thường có nhiều màu hấp dẫn như xanh dương, xanh lục, vàng, trắng, nâu, đỏ, tím … Ai thích màu nào thì dùng màu đó. Xưa nay chưa ai đặt ra một lệ luật nào áp đặt kiểu dáng cây đi đôi với màu sắc của chậu cả. Tuy vậy, kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân khắp nơi cho thấy:
- Men chậu màu xanh lục thích hợp với loại cây có hoa màu trắng hay vàng lợt.
- Men chậu màu xanh dương thích hợp với loại cây lá đỏ, hoặc hoa đỏ.
- Men chậu màu xanh đọt chuối thích hợp với cây có màu xanh sẫm, hoặc hoa màu vàng.
- Men chậu màu vàng thích hợp với cây ra hoa trắng hoặc cây có tán lá xanh.
- Men chậu màu tím thích hợp với cây có trái.
- Men chậu màu gan gà thích hợp với thông, tùng và nhiều loại cây khác.
- Men chậu màu trắng thích hợp với cây có tán lá xanh, cây có lá nhỏ như tre trúc, cây có hoa vàng, đỏ.
Tóm lại, chậu và cây thường có màu tương phản nhau trông mới bắt mắt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng còn tùy thuộc vào ý thích của người trồng.
4) Yêu cầu của chậu:
Khi chọn mua chậu để trồng Bonsai, quí vị nên chọn những chậu có những đặc điểm như sau:
- Chậu có chân đủ cao (cỡ vài ba cm đến bốn năm cm càng tốt) để đáy chậu không tiếp giáp sát với mặt đất; nhờ đó mà nước tưới dư thừa trong chậu nới dễ thoát hết ra ngoài.
- Đáy chậu phải trổ nhiều lỗ thoát nước: từ ba đến bốn lỗ mới tốt. Lỗ thoát nước phải khoét rộng hơn lỗ thoát nước của chậu kiểng thường. Để ngăn ngừa đất trong chậu không theo lỗ thoát nước ở đáy chậu thoát ra ngoài, ta nên dùng một miếng lưới nhỏ ny lon trám lên trên là được.
- Đáy chậu phải bằng phẳng để tránh nước tưới bị đọng lại làm hư thối bộ rễ.
- Chậu không nhỏ hẹp quá đối với cây trồng, vì như vậy chậu không chứa được nhiều đất để nuôi cây.
- Không nên mua loại chậu bên trong có tráng men, vì rễ cây không bám vào thành chậu được.
Có điều nếu chúng tôi không nói ra chắc quý vị cũng thừa biết, là khi cây ở trong thời kỳ còn uốn tỉa, có thể vài ba tháng hoặc đến ba năm … chúng ta có thể đặt cây nào môi trường sống nào cũng được. Chỉ khi nào cây Bonsai đã thực sự nên dáng nên hình thì lúc đó ta mới lo chọn chậu thích hợp cho nó. Hơn nữa, một đời cây chưa chắc chỉ được trồng mãi trong một loại chậu, mà có thể sang nhiều kiểu chậu khác nhau... Ví dụ, qua thời gian cây lớn hẳn lên thì ta phải sang qua chậu có dung tích rộng hơn mới được.
5) Kiểu Bonsai có dùng đến chậu cổ?
Trong thú chơi kiểng, người đời xưa nay thường chú trọng đến những chiếc chậu kiểng cổ. Chậu kiểng càng lâu đời, độ một vài năm tuổi càng được nhiều người ưa chuộng, và tất nhiên nếu bán sẽ có giá rất cao.
Cây kiểng lâu năm mà được trồng trong cái chậu lâu năm thì không có gì quý bằng. Khi chiêm ngưỡng một cây kiểng cổ giá trị, đa số người đời thường có thói quen nhìn vào cái chậu xem “ tuổi tác” có tương xứng với cây trồng hay không. Thế nhưng, với Bonsai thì mọi người thường tỏ ra dễ tính.
Chiêm ngưỡng kiểng Bonsai, người ta chỉ chú trọng đến vẻ đẹp của cây qua kỹ thuật trồng tỉa và uốn nắn của nghệ nhân để đánh giá nó, chứ không mấy ai chú trọng nhiều đến giá trị của cái chậu. Nếu đòi hỏi chăng là đòi hỏi kiểng chậu phải thích hợp với kiểu dáng của cây. Ngay hoa văn của chậu mà rườm rà quá cũng không ai thích.
Cây Bonsai dù thực sự đã được trồng lâu năm đi nữa, mà được trồng cái chậu … mới toanh, vẫn được coi là chuyện bình thường. Tuy vậy, nếu cái cây cao niên quý giá kia mà được đặt vào chiếc chậu cổ xưa nữa thì vẫn là điều đáng quý.
6) Sử dụng kệ và kỷ:
Bonsai vốn là loại kiểng lùn, thấp nhỏ, nên thường được đặt ở nơi cao ráo, dễ nhìn. Nếu trưng bày Bonsai ở ngoài trời thì người ta dùng kệ. Kệ có thể bằng gỗ hay bằng xi măng, có thể chỉ một tầng hoặc cao ba bốn tầng, tùy vào số chậu ít hay nhiều. Nếu trưng bày trong nhà thì, nếu số nhiều ta dùng kệ, nếu còn số ít, nhất là những cây Bonsai có dáng tuyệt đẹp, được chủ nhân ưng ý nhất thì được đặt trên những chiếc kỷ. Kỷ là những chiếc bàn nhỏ bằng gỗ được chạm trổ công phu rất mỹ thuật. Kỷ thấp thì đặt Bonsai lùn. Kỷ cao thì đặt Bonsai có dáng nằm, dáng nghiêng…
 thuonggia

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Lương tâm nghề nghiệp hay 'nồi cơm tòa soạn'?



LTS: 21/6, ngày Báo chí Cách mạng VN, là dịp để tôn vinh những người làm báo, đồng thời cũng là cơ hội để người cầm bút phân tích và nhìn nhận những thách thức đang đặt ra  với báo chí hiện đại, như chuyện bản quyền, ranh giới giữa báo chính thống với lá cải, đạo đức nghề nghiệp...

Khi Nick Vujic đến Việt Nam bên cạnh đủ các ý kiến về các cuộc nói chuyện của anh, ngay lập tức xuất hiện cả những bài viết phỏng đoán việc "Chuyện ấy của những người như Nick". Có người gọi những tin tức như vậy là "rác" rồi than trách truyền thông là càng ngày càng "lá cải hóa," là "rẻ tiền." Họ lên án các nhà báo đang chạy theo thị hiếu tầm thường của một "bộ phận" độc giả.

Bức tranh hỗn độn

Thì cũng đúng, bởi giờ đây, truy cập vào bất cứ website nào, tin "cướp, giết, hiếp" nhan nhản. Những "cặp giò" "bộ ngực" của các cô người mẫu, diễn viên đang cần lăng xê tên tuổi cứ "chình ình" trên đầu trang, "đập chan chát" vào mắt những độc giả vốn tò mò. Người ta soi đến tận "nách," các cô, rồi lại bóng gió rằng các cô cố tình khoe, cố tình đánh bóng tên tuổi.
Tiếp theo là kết luận xã hội ngày nay tệ thế, xuống cấp thế, toàn án mạng và sex rẻ tiền, rằng báo chí bây giờ chả còn đáng tin nữa, suốt ngày chỉ đặt tít câu view. Thì cũng đúng, bởi báo chí vốn được coi là công cụ phản ánh thực tế xã hội. Bức tranh ấy giờ đây trở nên hỗn độn hơn bao giờ hết.
Nhìn từ góc độ sản xuất, các nhà báo có vai trò là những người "cầm bút," vẽ lên bức tranh ấy. Các "họa sĩ" của những con chữ, tại các cuộc họp giao ban hàng ngày, hàng tuần, hay nhận email định kì thông báo các con số "lạnh lùng" về top những bài đạt nhiều lượng xem. Các hình thức thưởng phạt cũng được đưa ra dựa trên chính những con số đó.
Người ta hãnh diện vì bài báo của mình, website của mình có nhiều người truy cập, và tin tưởng rằng đấy là thước đo của sự thành công. Cũng đúng, bởi suy cho cùng thì báo chí cũng là những sản phẩm, và giá trị kinh tế của những sản phẩm ấy chính là việc có bao nhiêu độc giả đã sử dụng nó.
Nhà báo có bị ảnh hưởng bởi các con số đó không? Đương nhiên! Minh chứng rõ ràng là ngày càng nhiều các phóng viên đổ đến các sự kiện giải trí "vô bổ," hoặc "thóc mách" chuyện đời tư của những người nổi tiếng. Thậm chí "ngồi rình" trên Facebook, đưa tin về những status mới của các ngôi sao.
Số lượng những ống kính chĩa vào các "khe hở" của quần áo cũng tăng theo mức độ "cải hóa." Các từ thể hiện trạng thái mạnh như "choáng, sốc, hoảng hồn v.v." in đậm tít báo khắp nơi. Chuyện "giật tít" quá đà để "đánh lừa" sự tò mò của các độc giả giờ được coi là thủ pháp hữu hiệu của các biên tập viên.
Hành lang nghị trường là nơi thuận tiện nhất cho báo chí có cơ hội tác nghiệp, phỏng vấn chính khách về những chủ đề nóng trong đời sống. Ảnh: Lê Anh Dũng
"Vấn nạn" này nghe thì có vẻ lạ, nhưng không mới. Xét về mặt lý thuyết truyền thông, nếu nhà báo được coi là những "người gác cổng" thông tin thì xung quanh họ có rất nhiều các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc họ đưa thông tin này, và bỏ qua thông tin kia, đặt bài này lên đầu trang, và đưa bài kia xuống cuối trang. Một vài ví dụ về các yếu tố đó như tòa soạn, cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp quảng cáo, độc giả, hoặc chính bản thân các nhà báo v.v.
Các yếu tố tác động đến quyết định của nhà báo, hay cuối cùng là sản phẩm tin tức đã được các nhà nghiên cứu truyền thông đề cập đến từ những năm 50 của thế kỉ trước. Họ cũng chỉ ra rằng khi cạnh tranh trên thị trường báo chí càng gay gắt thì tình trạng báo chí bị "lá cải" hóa ngày càng mạnh hơn.
Nếu nhìn nhà báo ở vai trò trung tâm, thì trong cái vòng xoáy ảnh hưởng đó, họ luôn phải chịu một sức ép trong việc chọn lựa giữa việc làm theo "lương tâm nghề nghiệp" hay "nồi cơm" của gia đình mình, giữa "có việc" và "thất nghiệp." Khổ nỗi những bản tin "hở hang, bạo lực" ấy nhìn trước mắt có vẻ như "vô hại," nhưng nó lại giúp cho lượng view vọt lên nhanh chóng.
Cũng có nhà báo đã tự so sánh mình với nhân vật trong tác phẩm "Sống mòn" của Nam Cao, người vẫn luôn mơ ước viết ra những tác phẩm hay, nhưng lại bị những sức ép đời thường buộc phải sản xuất ra những thứ "bán được."
Phải thừa nhận rằng, những năm gần đây, ngành công nghiệp truyền thông và các nhà báo đều đang vật lộn trong những cơn thăng trầm của nền kinh tế, những tác động của công nghệ kỹ thuật và một cuộc cạnh tranh hết sức "bát nháo" trong một thị trường báo chí, mà giá trị của các bài báo được tính bằng lượng hit, số view, và số lần bị copy "chùa" trên các trang khác.
Trách ai đây? Độc giả à? Tại họ cứ lao vào đọc những tin ấy, khiến cho các "cây cải" cứ lao lên top những bài được đọc nhiều nhất? Có người bắt đầu khuyên độc giả "hãy làm những người tiêu dùng thông thái" không tiêu thụ loại tin tức đã bị "muối" thành "dưa cải" ấy nữa.
Chỉ khuyến khích dễ dãi và cơ hội
Nhưng mặc những lời khuyên đó, các loại tin tức ấy vẫn cứ lọt top. Hiển nhiên, và không chỉ có người Việt, tò mò là bản tính của con người khắp nơi trên thế giới. Ở đâu cũng vậy, những tin tức về bạo lực và tin đời tư về những người nổi tiếng luôn thu hút độc giả.
Vậy cuối cùng hòa cả làng à? Không tại độc giả, không do nhà báo? Không bởi người sản xuất tin, và cũng không phải người tiêu thụ tin, vậy cơn lốc "sốc, sex, sến" đến từ đâu? Bên cạnh rất nhiều nguyên do khác, các lý do chính vẫn thuộc về vấn đề quản lý từ trong chính các tòa soạn lẫn ở tầm cao hơn như luật pháp.
Trước hết, phải nói rằng việc ra đời của hàng loạt các ấn phẩm, các trang tin, website không khiến cho đời sống tin tức phong phú hơn mà chỉ thêm vào đó sự hỗn loạn. Có những trang chỉ "sống" nhờ vào việc đăng lại bài từ các ấn phẩm khác. Trong khi luật bản quyền chưa được thực thi một cách nghiêm túc, việc tồn tại của các trang tin, website này làm cho các tờ báo có sản phẩm không giữ được sự độc quyền cho các sản phẩm của mình.
Bản thân các tòa soạn cũng cố tránh đến mức tối thiểu việc phê bình "người trong ngành" hoặc kiện tụng ra tòa. Thế là, chuyện copy "chùa" cứ ngang nhiên tồn tại bao nhiêu năm nay. Chỉ cần một bài báo có khả năng hấp dẫn độc giả được đưa lên, ngay lập tức, nó được các trang tin, website khác mang về.
Việc tít có thể đặt lại cho thu hút hơn, thậm chí kể cả việc sáng tạo ra những thứ không có trong bài viết để đưa lên làm tít. Đáng tiếc là chuyện như vậy không phải là hi hữu. Rất nhiều báo, nhiều trang coi đó là cách "kinh tế" hơn việc đi viết bài. Và bởi tay ai cũng "nhúng chàm" nên chả ai nói ai được.
Điều đó làm nản lòng, cũng như gây ra các thiệt hại về tài chính đối với các nhà báo, các tòa soạn, những nơi đã đầu tư, bỏ công sức viết bài đưa tin. Một thị trường báo chí như vậy sẽ chỉ khuyến khích các nhà báo, và các tòa soạn dễ dãi, và cơ hội.
Việc cho phép các ấn phẩm báo chí kiểu "tổng hợp" tin tức cũng khiến cho sức ép về tài chính đối với các ấn phẩm "nghiêm túc" tăng lên. Những người điều hành tờ báo luôn phải chịu áp lực với việc tăng số lượng truy cập, kéo thêm quảng cáo. Và để đạt được mục tiêu đó, họ gây áp lực lên chính các nhà báo, ảnh hưởng đến việc đưa tin và sản xuất tin bài theo xu hướng chiều lòng khán giả để kiếm hit, hoặc bỏ qua tin bài vì mối quan hệ kinh doanh.
Ranh giới rõ ràng
Cũng có những lập luận rằng ở nước khác báo lá cải vẫn tồn tại bao nhiêu năm nay đâu có sao? Đúng vậy, ở đó không thiếu các paparazi nhăm nhăm rình các ngôi sao "lộ hàng." Có phóng viên ảnh còn chui vào tư gia riêng của họ để chụp trộm những bức hình riêng tư. Và đầy rẫy những ấn phẩm sống dựa trên những tin tức đầy mùi của "bạo lực và sex." Những website đó, ấn phẩm đó vẫn có độc giả, và vẫn "sống tốt."
Các trang tin, website không khiến cho đời sống tin tức phong phú hơn, mà chỉ tạo thêm hỗn loạn.
Tuy nhiên, chúng chỉ đơn thuần để thỏa chí tò mò, chứ ít khi có được uy tín của những tờ báo nghiêm túc. Người đọc không tìm kiếm những tin bài thời sự từ các ấn phẩm đó. Ở Mỹ chẳng hạn, sau khi cuộc tấn công ngày 11/9 nổ ra, người đọc "đổ xô" truy cập các website báo chí uy tín như New York Times hay Washington Post. Họ tìm đến đó, bởi họ biết thông tin từ đó mới là những thứ đáng tin.
Nói một cách khác, sự phân hóa trong thị trường báo chí ở các nước này và ranh giới giữa "lá cải" và "đứng đắn" là rất rõ ràng.
Trong khi đó ở ta, các tờ báo nghiêm túc đôi khi cũng bị nhuốm màu sắc lá cải chạy đua với những tin tức "hạng hai." Nhiều người vẫn cho rằng với sự quản lý báo chí của Nhà nước, những gì đã lên trên mặt báo là đã được đảm bảo về tính xác thực. Sự thiếu rõ ràng đó đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của độc giả, khiến họ gặp khó khăn trong đánh giá độ tin cậy của tờ báo.
Một nguyên do nữa cũng có những tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến các sản phẩm báo chí. Đó là các tòa soạn không có, không áp dụng, hay chính bản thân các nhà báo không tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp. Không ít nhà báo có vai trò kép, vừa làm nhà báo, vừa làm kinh doanh, ông bầu cho các ngôi sao, nhân viên quan hệ công chúng v.v.
Trong rất nhiều trường hợp các bài viết, bản tin được sử dụng như công cụ để phục vụ cho những mục tiêu khác ngoài thiên chức đưa tin khách quan về các sự kiện và vấn đề. "Sốc, sex, sến" nhiều khi nằm trong những kế hoạch "phi báo chí" ấy. Lượng hit ổn định đối với những bài viết dễ dãi như kiểu theo Facebook của người này hay người kia giúp cho họ tiết kiệm thời gian, mà lại làm đủ định mức.
Chúng ta đã thuộc lòng những câu kiểu như "báo chí có vai trò định hướng dư luận," hay hơn nữa là báo chí chính "tạo nên những thực tế xã hội" thông qua việc cung cấp thông tin cho người dân. Bản thân báo chí vẫn tự cho rằng bằng việc đưa tin khách quan, chọn lọc tin tức hữu ích, họ giúp "nâng cao nhận thức," "giáo dục cộng đồng."
Song, hiện tại, tin tức "lá cải" tràn ngập khắp nơi như hiện nay, người đọc đang được "định hướng" bởi những bản tin, bài viết đầy mùi bạo lực và sex và với họ đó là một xã hội đang diễn ra, khiến cho lòng tin vào những điều tốt đẹp ngày càng mai một.
Vũ Tiến Hồng
VietnamNet

Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan!


image002_6


Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.

“Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!”



Cha:

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: “Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!”. Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

“Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị”

Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có “cha” là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), “cha” Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt “20 tháng 10, 12 giờ đêm”.

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: “Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!”.





Đau đớn khi mất con

Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được… Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!




Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.

Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều “Vết châm kim đỏ”. Bác sĩ nói, “Mau lên bệnh viện khám ngay!”, đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp – acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!


Lần cuối cùng bên cha

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: “Cha ơi, con muốn được chết…”

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: “Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?”

“Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi…”

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: “Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm”.

“Em tự nguyện từ bỏ!”

Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: “Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh”.

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ “Thành Đô buổi chiều”, thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo “Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự” được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.





Tờ “Thành Đô buổi chiều” có đăng bài về em

Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: “Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng…”

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.



Nhập viện lần thứ hai sau khi có tiền quyên góp, trong bộ quần áo mới cuối cùng.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến “ho” một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em “không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám”.

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: “Xa Diễm, làm con gái bác đi!” mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: “Mẹ!”. Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: “Con gái, ngoan lắm!”

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.



Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào

Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa “Quỷ môn quan”, sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá… lần nào cũng “hung hoá cát”. Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: “Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?”

“Bởi vì họ đều có lòng tốt!”

“Dì ơi, con cũng làm người tốt.”

“Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương.”

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: “Dì ơi, đây là di chúc của con…”

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang “Di chúc”. Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là “Dì Truyền Diễm”, kết thúc là “Tạm biệt dì Truyền Diễm”. Suốt cả bức thư, chữ “Dì Truyền Diễm” xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều “nhờ vả dì làm hộ” khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên “cảm ơn” và “tạm biệt” với cả thế giới.

“Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn…”

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em “ăn vụng”, em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em…

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. “Đau lòng đến không thể thở được” sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: “Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi..”

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những “người cha, người mẹ” của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết… không còn cô đơn nữa. Rất nhiều “Cha-mẹ” đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: ” Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)”

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: “Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ.”

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: “Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: “Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!”



(Trang Hạ tổng hợp từ các báo, tạp chí, phóng sự truyền hình của TQ)

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

5 ĐIỀU HỐI TIẾC NHẤT LÚC SẮP LÌA TRẦN





Một nữ y tá người Úc tên Bronnie Ware đã có nhiều năm chuyên chăm sóc người bệnh ở thời kỳ 12 tuần cuối của cuộc đời họ. Qua đó cô đã có cơ hội ghi lại những điều mà người bệnh còn hối tiếc trước khi nhắm mắt. Cô nhận ra rằng khi người sắp qua đời được hỏi có điều gì trong cuộc đời mà họ hối hận vì đã không làm khác đi, đã có một số câu trả lời rất phổ biến trong tâm lý chung của con người ở giai đoạn này mà cô có thể tổng kết lại thành năm điều và viết thành cuốn sách cùng tên: “5 điều hối tiếc nhấ lúc sắp lìa trần”. Đã không có câu trả lời nào đề cập đến sự ham muốn về tình dục hay những cú nhảy bungee mạo hiểm.
Dưới đây là năm điều hối tiếc phổ biến nhất của những người sắp chết, mà Ware đã ghi lại:


1. Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi. 
 
“Đây là niềm hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa”. 

2. Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực. 
 
“Điều hối tiếc này này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc”.
3. Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình. 
 
“Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những người xung quanh. Kết quả là, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và oán giận mà họ đã phải ôm trong người”.

4. Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi. 
 
“Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra những lợi ích đầy đủ của những người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng của cuộc đời, và không phải lúc nào cũng có thể tìm lại được bạn bè. Nhiều người đã bị kẹt trong cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối”
.
5. Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.
 
“Đây là một niềm hối hận phổ biến đến mức ngạc nhiên. Nhiều người cho đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là “sự dễ chịu” của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự khờ dại”. 

A.T dịch từ bản tiếng Anh: Top five regrets of the dying tại trang theguardian.

CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI TRONG GIÁO DỤC


Bài đọc liên quan:

Về mặt triết học, như tôi đã viết, tư hữu và quyền lực là bản chất của muôn loài, từ thực vật đến động vệt, trong đó có con người. Cái cây, ngọn cỏ muốn sinh tồn rễ và táng cây cũng phải chiếm lĩnh một không gian bên dưới và bên trên mặt đất để kiếm ăn mà sống, huống hồ con người. Một thực thể sống nửa thánh thiện, người, và nửa ác quỷ, con. Ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng cho ta thấy rõ điều này.

Nên chuyện tha hóa có nguồn gốc từ bản chất của con người. Ở người dân không có quyền lực, tha hóa sẽ làm cho họ phá vỡ lớp vỏ đạo đức mà bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội đã dày công hun đúc tạo nên nhân cách của họ. Khi tha hóa dủ sức bào mòn lớp vỏ đạo đức nhân cách này, một người bình thường sẽ không còn là người nữa, mà là con.

Khi là con, một người bình thường sống theo bản năng động vật. Bốn bản năng sinh tồn của động vật có cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó - ăn, ngủ, quan hệ tình dục và giải quyết những gì gọi là chất thải có độc hại với cơ thể, còn tồn đọng sau khi đã ăn vào, tiêu hóa và chuyển hóa.

Bình thường, việc ăn uống của con người là thuốc để dinh dưỡng và nuôi sống một cơ thể cường tráng chứa đựng một tinh thần minh mẫn. Khi tha hóa, một con người bình thường ăn bất cứ cái gì có thể ăn được, kể cả thịt đồng loại - mồ hôi, nước mắt và kể cả máu của người khác. 

Lúc tha hóa, ăn uống được xem là thuốc độc và cũng là chất thải cho bản thân và cho gia đình họ. 

Hai hoạt động bản năng còn lại cũng vậy, tồi tệ hơn cả việc ăn uống và thải ra. Họ không chỉ ngủ và quan hệ tình dục với người trăm năm mà ngủ lang chạ với bất kỳ ai, kể cả hãm hiếp con ruột của mình.

Nhưng khi là một con người có chức quyền trong xã hội, tha hóa được mô tả thăng hoa lên một cấp cao hơn - gọi là tham nhũng. 

Về mặt xã hội học, chỉ có những tầng lớp tinh hoa - elite - thì mới được dùng từ tham nhũng. Hay nói cách khác, tham nhũng chỉ có ở những con người ưu tú. Họ có quyền lực, có mưu sâu, kế hiểm để nắm vận mệnh quốc gia dân tộc. Nhưng khi lớp vỏ đạo đức nhân cách của họ mỏng, không đủ sức chịu đựng với những cám dỗ của đời, để bản năng động vật trổi dậy phá vở, và họ trở thành kẻ tham nhũng.

Lúc tham nhũng, mọi hành động không chỉ vượt qua vỏ dày đạo đức và nhân cách, mà còn lách qua kẻ hở hoặc ngồi trên luật pháp để thực hiện bốn bản năng động vật, nhờ vào tầng lớp ưu tú sở hữu được quyền lực, mà không ai chạm tới được. 

Ăn và thải của tham nhũng được nâng lên một bậc cao ngang tầm với tầng lớp ưu tú. Chất độc lúc họ ăn và thải ra không chỉ độc với bản thân và gia đình họ như một người bình thường, mà còn độc cho cả môi trường giáo dục và xã hội.

Hai hoạt động bản năng còn lại của tham nhũng còn ghê gớm hơn nhiều. Lang chạ với kẻ thù của những con người ưu tú được xem là họa mất nước. Nên tham nhũng mới được xem là giặc nội xâm.

Nên vấn đề tham nhũng là vấn đề không chỉ tạo ra một con người có lớp vỏ đạo đức nhân cách cao, mà còn đòi hỏi một nền chính trị tốt có cấu trúc vững vàng. Một nền chính trị tốt có cấu trúc vững vàng là một nền chính trị có chế độ tản quyền cao, chứ không phải một nền chính trị có chế độ tập quyền cao như ở Việt Nam hiện nay. 

Vì mọi quyền hành hiện nay trong chế độ ở Việt Nam đều tập trung vào trong tay của tầng lớp ưu tú của đảng cầm quyền. Nên tham nhũng ngày càng nặng nề, nhưng với cái cách phê và tự phê, cùng nhau bỏ phiếu tín nhiệm trong đảng như vừa qua, thì xem như một hành động bất lực với tham nhũng. Ai đâu dại gì phải tự chặt đi cánh tay của mình? Đó là lý do tại sao việc phòng chống tham nhũng thất bại.

Song, tất cả những điều trên là đối với người trưởng thành, do điều kiện khách quan của nhà trường, gia đình và xã hội tác động vào để điều kiện chủ thể bị tha hóa hoặc tham nhũng tùy theo tầng lớp thấp cao trong xã hội.

Đối với trẻ con thì khác, nhân tri sơ tính bổn thiện, đó là nguyên lý và là xuất phát điểm của tâm lý con người. Nếu trẻ sống trong một môi trường gia đình tốt. Nhà trường không dạy cho học sinh tha hóa. Xã hội không có những tấm gương tha hóa và tham nhũng, thì chắc chắn trẻ sẽ không hoặc ít tha hóa.

Vì trẻ con không phải là người có chức quyền, cũng không là thành phần ưu tú của xã hội, nên trẻ con không thể tham nhũng, mà chỉ có thể tha hóa, khi người lớn tha hóa, để trẻ con bắt chước.

Nhưng trẻ con có thể là thành phần ưu tú của tương lai nắm vận nước, nên trẻ con cần những tấm gương tốt hiện thực ngay trong đời sống của chúng. Cha mẹ, anh chị, ông bà chiếm 80% thời gian sống gần gủi và lớn lên của một đứa trẻ. Nhà trường, xã hội và bạn bè chiếm 20% sống và gần gủi với trẻ trước khi vào đời. Nhưng tỷ lệ này đảo ngược lại khi trưởng thành.

Một đứa trẻ có đạo đức và nhân cách tốt khi vào đời làm việc trong một môi trường toàn tha hóa và tham nhũng, nó sẽ bị xem là một kẻ tâm thần, nếu nó không biết thoát ra khỏi môi trường ấy để tạo dựng một môi trường riêng thực sự trong sạch, ắt nó phải phá vở đạo đức và nhân cách của mình để hòa tan với tha hóa và tham nhũng.

Trẻ con không cần dạy phòng và chống tham nhũng như cái đề án 137 thí điểm giáo dục, mới vừa được ký quyết định để đưa vào chương trình học phổ thông trung học, và lồng ghép vào chương trình các cấp học từ năm học 2013 - 2014. 

Trẻ con chỉ cần dạy khái niệm, định nghĩa thế nào là thoa hóa, thế nào là tham nhũng. Tự cuộc sống sinh động quanh trẻ sẽ giúp trẻ hiểu và thực hành đúng những gì nó học. Tự cuộc sống quanh trẻ sau khi ra đời sẽ mình chứng cho trẻ cái nào nên giữ, cái nào nên từ bỏ. Đó là quy luật bàn tay vô hình trong cuộc sống.

Cái cần để tha hóa và tham nhũng giảm thiểu là chế độ chính trị minh bạch và tản quyền cao để kiểm soát tốt mọi hành vi của quan lại triều đình sai trái. Không thể đánh tráo khái niệm từ chuyện tham nhũng của người lớn có chức có quyền thành trò đem trẻ ra làm cái sọt rác để thí nghiệm hết thế hệ này đến thế hệ khác như 70 năm qua.

Người cần dạy phòng chống tham nhũng là thành phần ưu tú trong xã hội đang nắm lấy vận mệnh quốc gia và dân tộc. Vì tham nhũng chỉ có ở tầng lớp này. Như vậy, cái đề án 137 có phải là sự ngược đời của nền giáo dục Việt Nam hiện nay không?

Tôi đã từng viết, đất nước mình hòa bình và thống nhất rồi, ngành giáo dục Việt Nam hiện nay không cần sáng kiến hay tối kiến làm gì nữa để tốn tiền của dân, chỉ cần đem nền giáo dục khai phóng của Việt Nam Cộng Hòa áp dụng thì nước Việt sẽ hùng cường, văn hóa Việt sẽ phục hồi. Nều không, tình trạng không chỉ văn hóa giáo dục mãi suy đồi, mà còn tình trang tiến thoái lưỡng nan trong kinh tế chính trị như ông phó thủ tướng bảo rằng, khó khăn khi tái cơ cấu vì không có nhân lực.

Asia Clinic, 10h28' Chúa nhựt, 16/6/2013

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Thật thật giả giả cái nghề làm báo ( tiếp theo)

* Sáu tháng tù treo vì một tin trong nhà ngoài phố

Dạo ấy, Tòa soạn chỉ có 8 phóng viên, vừa phải đảm bảo bài vở cho tờ báo chính trị ra ngày thứ 5 hàng tuần vừa phải lo 50% bài vở cho tờ Tây ninh chủ nhật hợp tác với Trần Thanh Tâm làm ở Sài Gòn, nên TBT chủ trương khuyến khích mọi nhân viên viết bài, thu thập tin tức. Cánh phóng viên chủ tôi tập trung lo các bài "đinh" và phụ trách chuyên mục, phần còn lại phải trông cậy vào lực lượng cộng tác viên vốn rất mỏng.
Hoài Thanh là nhân viên hợp đồng sử bản in và cũng là người trẻ nhất tòa soạn. Thanh mới tốt nghiệp PTTH, nhằm lúc Tòa soạn thiếu người trầm trọng, Thanh cũng tập tành viết chủ yếu là tin vắn, nhất là mục " trong nhà ngoài phố'. Cơ sự, một tin trong nhà ngoài phố lúc ấy nhuận bút chỉ 5-10 ngàn đồng. Thanh đưa một tin ' trong nhà ngoài phố' khoảng trăm chữ, phê phán một chị Gi. ở xã Trường Hòa đã có chồng con rồi vẫn lăng nhăng, lích nhích ngoại tình.
Có lẽ do quá thiếu bài, và nghĩ loại tin vô thưởng vô phạt này ( tin viết tắt tên người) nên phòng biên tập cho đăng. nào ngờ báo ra, gia đình chồng chị Gi. gửi đơn kiện tòa soạn vu khống và tìm đến tòa soạn yêu cầu đính chính. Phòng biên tập cũng không có lý do để xác định người nêu tên trong tin là chị Gi. nên cũng qua loa, không thể đính chính và do cũng quá bận việc nên buông xuôi. Gia đình chồng chị Gi. tiếp tục khởi kiện.
Thường là PV chúng tôi rất ít khi vào tòa soạn, trừ lúc nộp bài và phải họp giao ban tuần, bởi TBT của chúng tôi mà thấy cánh PV chúng tôi tụ tập ở Tòa soạn là ông quát ngay. Ông bảo Pv mà không ra ngoài thì lấy gì mà viết.
Một hôm, tôi vào nộp bài, anh Hà Thế Mạnh- lúc này là Phó tổng biên tập- bảo tôi : Thu đi với anh qua bên phòng cảnh sát điều tra". tôi hỏi anh chuyện gì? Anh nhăn mặt bảo : Bên điều tra bắt thằng Thanh nhốt hơn cả tuần rồi mà mình không hay biết gì cả. Tao cũng mới nghe gia đình Thanh báo". Tôi chưng hửng, hỏi ra mới biết Thanh bị kiện về cái tin " Trong nhà ngoài phố" mà tôi đã nói ở trên.
Khi chúng tôi qua bên cảnh sát điều tra thì mới biết họ có lý do để khởi tố. Bởi lẽ. cả cái xã Trường Hòa chỉ có mình Nguyễn thị Gi. sanh 1969 là có chồng thôi và họ kết luận bài cái tin Thanh đưa dù viết tắt Nguyễn thị Gi. nhưng ghi rõ sinh năm 1969 .Chúng tôi ngớ người ra và xin được gặp Thanh. Gặp Thanh, mới biết Thanh nghe mấy bà tám chuyện với nhau rồi ghi lại. Thanh sợ lắm, tôi cố gắng an ủi để tìm cách dàn xếp. Tôi hỏi Thanh, thế nghe ai kể. Thoạt đầu Thanh không chịu nói, đến khi tôi dọa " em không nói ra thì tụi anh chẳng có cách nào để cứu em". Thuyết phục mãi, Thanh mới chịu cho cái tên.
Vậy là tôi phải tốc hành xác minh, cũng may cái người phụ nữ nhiều chuyện này chịu thừa nhận là có kể cho Thanh nghe và chị khẳng định chuyện chị Gi. ngoại tình với anh P. là có thật, cả xóm này ai cũng biết.Thú thật, tôi thật tình không muốn kéo chị vào nhưng tôi không còn cách nào khác để cứu Thanh.
Lay quay mãi chúng tôi mới dàn xếp được với Viện kiểm sát để khởi tố Thanh và người cung cấp tin ở mức nhẹ nhất. Đến khi cảnh sát điều tra kết thúc hồ sơ, Thanh cũng đã bị tạm giam 3 tháng( Bên công an giải thích sỡ dĩ họ tạm giam 3 tháng là vì nhiều lần triệu tập Thanh đã không đến và cả phía tòa soạn cũng không cử người sang làm việc). Khi tòa đưa ra xét xử cũng đã hơn 4 tháng. cuối cùng, tòa kết án Thanh và người đưa tin tội danh " vu khống". Thanh bị xử phạt 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Từ đó, Thanh chẳng bao giờ bước chân đến tòa soạn lần nào nữa.
Tôi nghĩ, nếu cái tin đó người viết là tôi thì sao? Hẳn bản án dành cho tôi sẽ cao hơn!
Với nghề làm báo, chỉ có mình tự cứu mình mà thôi.
Cũng may, trong bao nhiêu năm làm báo, tôi đã không vấp phải một sai lầm nào trong các bài viết của mình.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

TA KHÔNG THỂ...




"Có ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông"? Có ai chết hai lần trong một dòng đời. Cuộc sống như dòng một dòng nước luân chuyển và biến thiên, đôi lúc tưởng chừng như ta đang dừng lại, để thấy cuộc đời bình yên. Nhưng không, vạn vật trên đời vốn dĩ “ ở trọ” trần gian. Ở trọ trong một dòng sông cũng chính là biểu tượng của “tâm thức hay ý thức , tư tưởng” – nơi khởi nguồn và sinh sôi của mọi tục lụy trần thế như một dòng nước chảy xiết và thay đổi, sinh diệt cùng với vạn vật hữu tình.

"Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người"

Chim nào đậu mãi cành tre, cá nào lội mãi trong khe cho dù đó là khe nước nguồn? Chim rồi cũng sẽ bay đi, cá rồi cũng sẽ theo con nước rời khe. Trịnh công sơn chỉ với 2 câu mở đầu đã vẽ lên một hình ảnh sinh động, đầy gợi cảm, mong manh và vô thường. Cây sẽ chuyển động khi gió đến, sông luôn chảy theo dòng luân lưu và dòng đời cũng vậy. Cũng sẽ vận hành theo duyên nợ hợp tan. Tình đến tình đi có gì là lạ và còn lại gì?
Những áng mây trên tầng không ấy luôn gợi tưởng cũng đang “ ở đậu” như những giấc mơ của con người và điều quan trọng hơn là tùy theo tâm thức của mỗi cá thể mà “ Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người”
"Mộng trung hữu mộng trùng mê mộng".
Tấc cả sẽ vụt qua “ mắt người”- cái cửa sổ của tâm hồn- để từ đó nảy sinh bao ý niệm buồn vui, biệt ly, hợp nhất , tử sinh…

"Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều"

Người xinh hẳn “môi xinh”. Phải chăng là một điều tất yếu như qui luật của tự nhiên? Nhưng không, môi cũng chỉ ở đậu bởi người phải “đi đứng”. Cái sự đi đứng ấy là một sự trầm luân bởi nó được vận hành bằng “ đôi chân Thúy kiều”. Tại sao không là đôi chân của Trịnh?
Thúy Kiều là hiện thân của trầm luân khổ ải, nhưng cũng lung linh tinh khiết như giọt nắng ban mai.
Chim cá. mây trời, mưa nắng và con người… vạn vật trên thế gian này đều “ ở trọ” và cũng chính vì “ở trọ “ nên :

"Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành"
 

Tính chất nhân bản hiện ra đầy lãng mạn. Trọ gần nhau đề hiểu nhau, thương nhau và san sẻ cho nhau chút tình đồng loại trong một thế giới vô thường, thực-hư này. Trọ gần nhau để “mai kia” dù có ra sao cũng đành không phải là phó mặc. Mai kia của Trịnh chính là đương niệm hay chánh niệm, là quan trọng hơn cả trong con người. Ở trọ gần nhau để nảy sinh “ thiện tâm” vốn có trong mỗi con người ( Nhân chi sơ tánh bổn thiện), khơi dậy chánh niệm phật tâm vốn bị dòng chảy của đời người cuốn đi, khỏa lấp, trôi dạt…Sinh, lão,bệnh, tử…nào ai thoát được và mọi thứ chúng ta đang có, đang “chiếm hữu” mà thực ra chính “ ta đang bị chiếm hữu” cũng chỉ sẽ là “ cát bụi”mà thôi.
Trịnh Công Sơn đã tự thân chiếu rọi duyên nghiệp tại thế của mình "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" mà cảm thông, chia sẻ với người, với đời, với cỏ cây sỏi đá và tất cả sinh linh.
Ta không thể tiếp tục nhìn thấy em “ trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô”.
Ta không thể nhìn thấy em “ đi trên đôi chân của Thúy kiều trầm luân,khổ ải..”
Ta không thể “ ở trọ “ mãi trong nỗi cô đơn của chính mình
Ta không thể không còn là ta trong một dòng sông mà khi ta dừng lại ta vẫn thấy mình trôi đi …
Một sự giải thoát, kết thúc cho một vòng đời sinh tử, cho một kiếp người viên mãn không phải là sự dừng lại mà chính là sự ra đi…
Ta đã không thể chiếu rọi duyên nghiệp tại thế của ta.
Ta không thể…và không thể…