Một cây Bonsai có giá trị mà đặt trong cái chậu tầm thường xấu xí, không đúng kiểu cách thì giá trị của cây bị giảm sút rất nhiều lần! Điều này chẳng khác gì một bức tranh đẹp của một họa sẽ tài danh lại bị lồng vào một cái khung gỗ tạp xấu xí rẻ tiền! Thì đó, chúng ta đâu thấy hiệu kim hoàn nào lại dại dột trưng bày vàng và đá quý im trong tủ thuốc lá bao giờ? Vàng bạc phải được trưng bày trong chiếc tỷ kiếng bóng lộn, lại đêm ngày đèn điện sáng choang mới mong thu hút được khách hàng!
Nhiều người cho rằng
cây Bonsai nếu quí, nếu thật có giá trị là cốt ở kiểu dáng đẹp của cây,
chứ đâu ảnh hưởng gì đến cái chậu chứa đựng nó! Cách nhận định này thật
ra không đúng.
Vẫn biết chậu là bộ
phận chứa đất để nuôi cây, giúp cây có đủ chất dinh dưỡng và muối khoáng
để sinh trưởng tốt, nhưng, trước cái nhìn của người thưởng ngoạn cây
cảnh nói chung, và Bonsai nói riêng, thì giữa và cây trồng có sự tương
quan thẩm mỹ với nhau, không thể tách rời nhau ra được.
Một cây Bonsai có giá
trị mà đặt trong cái chậu tầm thường xấu xí, không đúng kiểu cách thì
giá trị của cây bị giảm sút rất nhiều lần! Điều này chẳng khác gì một
bức tranh đẹp của một họa sẽ tài danh lại bị lồng vào một cái khung gỗ
tạp xấu xí rẻ tiền! Thì đó, chúng ta đâu thấy hiệu kim hoàn nào lại dại
dột trưng bày vàng và đá quý im trong tủ thuốc lá bao giờ? Vàng bạc phải
được trưng bày trong chiếc tỷ kiếng bóng lộn, lại đêm ngày đèn điện
sáng choang mới mong thu hút được khách hàng!
Với chậu trồng Bonsai,
màu sắc và kiểu dáng phải xứng hợp với cây trồng mới tăng thêm phần giá
trị, mới được đánh giá là hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật, về mặt thẫm mỹ …
Vì vậy với người chơi Bonsai sành điệu không ai chịu chấp nhận sự bất
xứng về mặt tương quan thẩm mỹ giữa chậu kiểng với cây trồng trong chậu.
Chính vì lẽ đó nên từ
mấy ngàn năm nay, từ không biết bao nhiêu thế hệ nghệ nhân này sang thế
hệ nhân khác, ngày nay chúng ta mới được chơi những kiểu chậu Bonsai vừa
thích hợp với yêu cầu thực tế, vừa hợp với khiếu thẩm mỹ qua kiểu dáng,
màu sắc cũng như hoa văn rất đa dạng …
Từ cái thời nguyên
thủy, người ta chỉ trông Bonsai trong những chậu cạn, khay cạn, vì “
bon” có nghĩa là chậu cạn đáy, khay nông đáy, thế nhưng về sau do nhu
cầu thực tế, có những cây Bonsai phải trồng trong những chậu có đáy sâu,
như cây có dáng gió đùa hay thác đổ chẳng hạn…
1) Các Kiểu Chậu Bonsai:
Chậu kiểng Bonsai hình thù rất đa dạng, phong phú. Mỗi kiểu chậu thích hợp với một dáng cây:
- Chậu hình vuông thích hợp với cây có lá rộng, có tán tròn; và cây mọc thẳng đứng như thông chẳng hạn.
- Chậu hình chữ nhật
thích hợp với cây có dáng to khỏe, hoặc cây có tán lá rộng, và kể cả cây
có dáng mọc thẳng như cây tùng, bách …
- Chậu hình trụ có đáy sâu thích hợp với cây có thác đổ.
- Chậu tròn có đáy sâu thích hợp với cây có bộ rễ ít, vừa phải.
- Chậu hình lục giác thích hợp với cây có dáng văn nhân mảnh dẻ, yểu điệu.
Chậu hình Ovale đáy cạn thích hợp với loại cây có thân nhỏ yếu hoặc lùn
2) Kích Thước Chậu:
Chậu trồng Bonsai có nhiều kích thước to, nhỏ, rộng,
hẹp, nông sâu khác nhau, và không có một hạn định kích thước cho từng
loại chậu nào. Tùy vào cỡ cây cao thấp, lớn bé ra sao mà ta tự chọn kích
thước chậu cho thích hợp, mặt khác cũng đòi hỏi hợp với sự thẩm mỹ mới
được:
- Nếu cây to cao thì phải lựa chậu có bề mặt rộng và đáy hơi sâu.
- Nếu cây có rễ chuột khá dài thì nên chọn chậu đáy sâu.
- Nếu cây có tán lá rộng thì đường kính của mặt chậu phải bằng hoặc rộng hơn đường kính của tán lá.
- Nếu cây thuộc dạng lùn, dù phần gốc có to cũng nên trồng vào loại chậu trẹt…
3) Men chậu:
Chậu trồng Bonsai thường có tráng men và có hoa văn
rất đẹp. Ở các nước có khí hậu lạnh giá, suốt mùa đông có băng tuyết thì
họ có loại chậu đặc biệt bằng đá. Ở nước ta cũng như nhiều nước có khí
hậu nhiệt đới thì sử dụng loại chậu sành sứ hay bằng đất nung. Tốt nhất
là trồng Bonsai vào loại hậu không có tráng men mặt trong, vì như vậy
chậu mới có khả năng giữ được độ ẩm tốt cho cây. Việc tráng men mặt
ngoài chậu chỉ có công dụng làm tăng vẻ đẹp bên ngoài của chậu.
Men chậu thường có nhiều màu hấp dẫn như xanh dương,
xanh lục, vàng, trắng, nâu, đỏ, tím … Ai thích màu nào thì dùng màu đó.
Xưa nay chưa ai đặt ra một lệ luật nào áp đặt kiểu dáng cây đi đôi với
màu sắc của chậu cả. Tuy vậy, kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân khắp nơi
cho thấy:
- Men chậu màu xanh lục thích hợp với loại cây có hoa màu trắng hay vàng lợt.
- Men chậu màu xanh dương thích hợp với loại cây lá đỏ, hoặc hoa đỏ.
- Men chậu màu xanh đọt chuối thích hợp với cây có màu xanh sẫm, hoặc hoa màu vàng.
- Men chậu màu vàng thích hợp với cây ra hoa trắng hoặc cây có tán lá xanh.
- Men chậu màu tím thích hợp với cây có trái.
- Men chậu màu gan gà thích hợp với thông, tùng và nhiều loại cây khác.
- Men chậu màu trắng thích hợp với cây có tán lá xanh, cây có lá nhỏ như tre trúc, cây có hoa vàng, đỏ.
Tóm lại, chậu và cây thường có màu tương phản nhau
trông mới bắt mắt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng còn tùy thuộc vào ý
thích của người trồng.
4) Yêu cầu của chậu:
Khi chọn mua chậu để trồng Bonsai, quí vị nên chọn những chậu có những đặc điểm như sau:
- Chậu có chân đủ cao (cỡ vài ba cm đến bốn năm cm
càng tốt) để đáy chậu không tiếp giáp sát với mặt đất; nhờ đó mà nước
tưới dư thừa trong chậu nới dễ thoát hết ra ngoài.
- Đáy chậu phải trổ nhiều lỗ thoát nước: từ ba đến bốn
lỗ mới tốt. Lỗ thoát nước phải khoét rộng hơn lỗ thoát nước của chậu
kiểng thường. Để ngăn ngừa đất trong chậu không theo lỗ thoát nước ở đáy
chậu thoát ra ngoài, ta nên dùng một miếng lưới nhỏ ny lon trám lên
trên là được.
- Đáy chậu phải bằng phẳng để tránh nước tưới bị đọng lại làm hư thối bộ rễ.
- Chậu không nhỏ hẹp quá đối với cây trồng, vì như vậy chậu không chứa được nhiều đất để nuôi cây.
- Không nên mua loại chậu bên trong có tráng men, vì rễ cây không bám vào thành chậu được.
Có điều nếu chúng tôi không nói ra chắc quý vị cũng
thừa biết, là khi cây ở trong thời kỳ còn uốn tỉa, có thể vài ba tháng
hoặc đến ba năm … chúng ta có thể đặt cây nào môi trường sống nào cũng
được. Chỉ khi nào cây Bonsai đã thực sự nên dáng nên hình thì lúc đó ta
mới lo chọn chậu thích hợp cho nó. Hơn nữa, một đời cây chưa chắc chỉ
được trồng mãi trong một loại chậu, mà có thể sang nhiều kiểu chậu khác
nhau... Ví dụ, qua thời gian cây lớn hẳn lên thì ta phải sang qua chậu
có dung tích rộng hơn mới được.
5) Kiểu Bonsai có dùng đến chậu cổ?
Trong thú chơi kiểng, người đời xưa nay thường chú
trọng đến những chiếc chậu kiểng cổ. Chậu kiểng càng lâu đời, độ một vài
năm tuổi càng được nhiều người ưa chuộng, và tất nhiên nếu bán sẽ có
giá rất cao.
Cây kiểng lâu năm mà được trồng trong cái chậu lâu năm
thì không có gì quý bằng. Khi chiêm ngưỡng một cây kiểng cổ giá trị, đa
số người đời thường có thói quen nhìn vào cái chậu xem “ tuổi tác” có
tương xứng với cây trồng hay không. Thế nhưng, với Bonsai thì mọi người
thường tỏ ra dễ tính.
Chiêm ngưỡng kiểng Bonsai, người ta chỉ chú trọng đến
vẻ đẹp của cây qua kỹ thuật trồng tỉa và uốn nắn của nghệ nhân để đánh
giá nó, chứ không mấy ai chú trọng nhiều đến giá trị của cái chậu. Nếu
đòi hỏi chăng là đòi hỏi kiểng chậu phải thích hợp với kiểu dáng của
cây. Ngay hoa văn của chậu mà rườm rà quá cũng không ai thích.
Cây Bonsai dù thực sự đã được trồng lâu năm đi nữa, mà
được trồng cái chậu … mới toanh, vẫn được coi là chuyện bình thường.
Tuy vậy, nếu cái cây cao niên quý giá kia mà được đặt vào chiếc chậu cổ
xưa nữa thì vẫn là điều đáng quý.
6) Sử dụng kệ và kỷ:
Bonsai vốn là loại kiểng lùn, thấp nhỏ, nên thường được đặt ở nơi cao ráo, dễ nhìn.
Nếu trưng bày Bonsai ở ngoài trời thì người ta dùng kệ. Kệ có thể bằng
gỗ hay bằng xi măng, có thể chỉ một tầng hoặc cao ba bốn tầng, tùy vào
số chậu ít hay nhiều. Nếu trưng bày trong nhà thì, nếu số nhiều ta dùng
kệ, nếu còn số ít, nhất là những cây Bonsai có dáng tuyệt đẹp, được chủ
nhân ưng ý nhất thì được đặt trên những chiếc kỷ. Kỷ là những chiếc bàn
nhỏ bằng gỗ được chạm trổ công phu rất mỹ thuật. Kỷ thấp thì đặt Bonsai
lùn. Kỷ cao thì đặt Bonsai có dáng nằm, dáng nghiêng…
thuonggia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét