Hiển thị các bài đăng có nhãn Tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

ĐỨNG SAU LƯNG GIÁM ĐỐC VTV24 LÀ AI ?




Thực sự VTV24 bị quá nhiều sai sót và bê bối trầm trọng. Dưới bàn tay phù thuỷ Lê Bình, VTV24 đã thành một cái chợ. Tiền nhiều không phải là tôn chỉ mục đích ở một đài truyền hình quốc gia. Dư luận thường bảo sau lưng Lê Bình là người này người nọ. Tất cả đều sai. Sau lưng người làm bao phen cộng đồng dậy sóng này là: NHÓM LỢI ÍCH TRUYỀN HÌNH!



Giám đốc VTV24 Lê Bình

Công ty TNHH truyền thông ADT và Công ty TNHH truyền thông Kích hoạt thương hiệu Việt Nam có trụ sở tại phòng 508 ô D5 lô C đường Nguyễn Phong Sắc, Khu đô thị mới Cầu Giấy do ông Đăng Huy Thắng làm chủ.


Nhắc đến ADT, các công ty quảng cáo truyền hình, các nhãn hàng đều ngã mũ kính chào. Bạn thử hình dung sóng truyền hình giống như bất động sản thì ADT sở hữu các khu đất vàng Quận 1 TP HCM hoặc khu vực quanh Hồ Giươm Hà Nội.


Qua thoả thuận liên kết với VTV, ADT bỏ ra 60 tỷ xây dựng phim trường được quảng bá là trường quay hiện đại nhất, kết hợp ảo và thật, công nghệ 3D. Đổi lại, ADT gần như toàn quyền VTV24 tuyệt đối.


Chính thức lên sóng ngày 10/10/2014 VTV24 “hot” ngay sau một tháng với chương trình “Đi tìm tuổi thật của Công Phượng” đượm mùi chợ búa. Lê Bình nổi như cồn sau vụ chửi thề trên sóng đã bị xử phạt trong vụ Công Phượng.


Lần đầu tiên VTV bị cơ quan quản lý nhà nước là Bộ TT&TT xử phạt nên hơi choáng. Có tiền lệ rồi VTV liên tục bị đè ra phạt bởi nhiều chương trình bê bối bị bán sóng liên kết. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, thời điểm đó đang Thứ trưởng là người dũng cảm sờ gáy VTV.


Kênh truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ lâu nay “dưới một người trên cả muôn người” không chấp nhận Bộ TT&TT chiểu theo luật quản lý xử đẹp đã gửi một lá đơn lên Thủ tướng khẳng định VTV là của Chính phủ hàm ý bộ TT&TT nằm dưới quyền nhưng ý kiến đó rơi vào im lặng.


Nhiều chuyện bên lề thuộc loại “giai thoại” ở thời điểm này nhưng không được kiểm chứng nên không viết ra đây. VTV bị hạ bệ thần tượng kéo theo nhiều hệ luỵ khác như đơn từ nặc danh gửi đi như bươm bướm. Toàn những chuyện thất kinh!


Đất vàng và được cơ chế đặc biệt nên các công ty quảng cáo xem ADT lớn hơn cả VTV24. Chương trình Chuyển động 24 thông kênh V1, V2 giá quảng cáo 80 triệu/01TVC 30 giây. Khung C11 thông kênh VTV1-VTV3 ADT độc quyền 210 triệu/01TVC 30 giây…


Vậy ADT kiếm được lợi nhuận bao nhiêu từ VTV24, khó xác định con số thật. Ví dụ độc quyền Chương trình 60 giây trên HTV thông kênh HTV7 – HTV9, một năm ADT trả cho HTV 150 tỷ trong khi thực thu là 400 tỷ. Nhưng ADT không lấn sân sang HTV mà nhường lại cho công ty Điền Quân sân sau của của ông Dương Thanh Tùng – Giám đốc HTV.


Chuyện Lê Bình bị mất chức kéo theo nhiều đồn thổi. Thực sự VTV24 bị quá nhiều sai sót và bê bối trầm trọng. Dưới bàn tay phù thuỷ Lê Bình, VTV24 đã thành một cái chợ. Tiền nhiều không phải là tôn chỉ mục đích ở một đài truyền hình quốc gia.


Dư luận thường bảo sau lưng Lê Bình là người này người nọ. Tất cả đều sai. Sau lưng người làm bao phen cộng đồng dậy sóng này là: NHÓM LỢI ÍCH TRUYỀN HÌNH!


Ngày 5-10, lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam đã có buổi họp xem xét kỷ luật và điều chuyển công tác đối với nhà báo Lê Bình, giám đốc Trung tâm tin tức VTV 24 vì trong quá trình điều hành, chỉ đạo để xảy ra nhiều sai phạm trong việc cung cấp, truyền tải thông tin.


Nhà báo Lê Bình sinh năm 1973, quê ở Hà Nam, giám đốc Trung tâm VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam. Lê Bình phụ trách chương trình “Chuyển động 24h” phát trên VTV1 lúc 11g15 và 18g30 hàng ngày bắt đầu từ 10-10-2014. Đây là bản tin thời sự tương tác đầu tiên trên VTV, thu hút sự quan tâm vì hướng đến những sự kiện nóng hàng ngày.


Chuyển động 24h là một trong các chương trình truyền hình có số lượng người xem lớn nhất của VTV. Trước đó, nhà báo Lê Bình được khán giả biết đến khi xuất hiện trong Bản tin Tài chính Kinh doanh, Dân hỏi Bộ trưởng trả lời… trên VTV.


Trong quá trình điều hành Trung tâm tin tức VTV24 với tư cách là giám đốc Trung tâm, Lê Bình đã để xảy ra hàng loạt sai phạm như phát sóng phóng sự thông tin về vụ việc tòa nhà Quốc hội Canada bị khủng bốvới hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama nhưng chú thích là thủ tướng Canada; điều tra “Tuổi thật của cầu thủ Nguyễn Công Phượng” và phát sóng “Ký sự Syria – Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến”,… đã gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, làm suy giảm uy tín của Đài truyền hình Việt Nam, khiến người dân hoài nghi vào thông tin do truyền hình Nhà nước cung cấp.


Ngoài ra, theo nguồn tin do bạn đọc cung cấp nhà báo Lê Bình còn có dấu hiệu vi phạm “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” khi tự ý ký 13 hợp đồng cộng tác viên và tư vấn với 03 ngân hàng Viettinbank, ABbank, SHB để đưa thông tin về hoạt động của các ngân hàng này vào các bản tin tài chính kinh doanh, trục lợi cá nhân hơn 3 tỷ đồng.


(Facebook Ấn Đầu Bò)


Nguồn Tại đây

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Các ‘con rối’ trong tay Hà Văn Thắm là ai?




Tác giả: T. Nhung

.
Vợ, mẹ vợ, em vợ Hà Văm Thắm cùng thư ký HĐQT Oceanbank được Thắm cho đứng tên cổ đông, Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc một số công ty sân sau.


Kết luận điều tra cho thấy, trong quá trình điều hành OceanBank, bằng các thủ đoạn thành lập các công ty sân sau, Hà Văn Thắm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để rút tiền của ngân hàng, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, không có khả năng thu hồi.

Hà Văn Thắm. Ảnh: Oceanbank


Theo tài liệu điều tra, đến ngày 31/3/2014, vốn điều lệ của Oceanbank là 4.000 tỷ đồng, gồm 1.137 cổ đông, trong đó có 4 cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ là tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiếm 20%, công ty CP Tập đoàn Đại Dương chiếm 20%, công ty TNHH VNT chiếm 20%, công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Đà 6,65%…



Cựu Chủ tịch Oceanbank đã sử dụng những công ty và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp để nắm giữ 62,97% cổ phần tại Oceanbank.

Quá trình chỉ đạo, điều hành các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, tài chính – tiền tệ tại Oceanbank, Hà Văn Thắm có nhiều vi phạm dẫn đến nợ xấu.

Các ‘con rối’ trong tay Hà Văn Thắm

Kết luận điều tra cho thấy, công ty cổ phần BSC Việt Nam có 5 cổ đông do Thắm nhờ đứng tên, không có vốn góp. Mọi hoạt động của công ty này đều do Thắm chỉ đạo và quyết định.

Cuối năm 2008, BSC thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 3, Thắm đổi tên các cổ đông, để Hoàng Thị Hồng Tứ, thư ký HĐQT Oceanbank làm Chủ tịch HĐQT và đại diện trước pháp luật.

Tại cơ quan điều tra, bà Tứ khai được Thắm nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT BSC và đại diện pháp luật. Thực tế, công ty này hoạt động theo chỉ đạo của Thắm.

Bà Tứ làm việc tại ngân hàng OceanBank, không được bàn bạc và báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo lời khai của bà Tứ, bà ta có ký một số hợp đồng dịch vụ khách hàng trong hoàn cảnh: các hợp đồng đã được đánh máy, ghi người đại diện BSC là Hoàng Thị Hồng Tứ và khách hàng ký trước rồi chuyển về BSC.

Bà Tứ khai không hề tham gia công việc gì và cũng không hưởng lương của công ty BSC.

Cơ quan điều tra cho rằng, bà Hồ Thị Quỳnh Nga (vợ Thắm), bà Bùi Thị Cẩm Vân (mẹ vợ Thắm), ông Hồ Vĩnh Hoàng (em vợ Thắm) và bà Hoàng Thị Hồng Tứ được Thắm cho đứng tên cổ đông, Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc một số công ty sân sau của Thắm, giúp cho Thắm và đồng bọn sử dụng pháp nhân để thực hiện các hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, chưa phát hiện tài liệu chứng cứ chứng minh yếu tố chủ quan của các ông bà này có dùng ý chí và giúp sức cho hành vi phạm tội của Thắm.

Những người này cũng không được Thắm bàn bạc hoặc cho hưởng lợi ích vật chất gì. Vì vậy, cơ quan điều tra đề nghị không xem xét trách nhiệm của những người này.

Theo cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm và các đối tượng có liên quan móc nối với các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền để can thiệp đối phó với cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra, tạo dựng bổ sung hồ sơ, bổ sung tài sản để che dấu hành vi vi phạm vì kết luận thanh tra đã chỉ ra những sai phạm trong phê duyệt cho vay của Thắm và một số cán bộ ngân hàng.

Nhưng việc xác định hậu quả chưa có tài liệu để đảm bảo đánh giá được cụ thể chính xác nên việc tiếp tục thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ phục vụ yêu cầu đề ra gặp rất nhiều khó khăn.

————–

http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/332604/cac-con-roi-trong-tay-ha-van-tham-la-ai.html

Đọc thêm:
Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank Hà Văn Thắm thành khẩn khai báo

Tác giả: Thái Sơn


Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố 17 bị can trong vụ án vụ án tiêu cực gây thiệt hại về kinh tế lớn xảy ra tại ngân hàng Đại dương(Ocean Bank).

Theo kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chuyển tới Viện KSND tối cao, vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, xảy ra tại Ocean Bank và các đơn vị liên quan, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án xảy ra trong thời gian dài, từ năm 2011 – 2014 với thủ đoạn rất tinh vi, có sự tiếp tay của nhiều đối tượng từ hội sở đến các chi nhánh, gây thiệt hại rất lớn đến tài sản của Nhà nước và các cổ đông.

Trong số 17 bị can bị đề nghị truy tố, Cơ quan cảnh sát điều tra xác định ôngHà Văn Thắm (44 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank) đã phạm vào cả 3 tội danh, gồm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

TIN LIÊN QUAN

Xét xử “đại án” Phạm Công Danh: Bỏ 4.620 tỉ mua ngân hàng vốn âm
Sáng 29.7, TAND TP.HCM tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử “đại án” Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Xây dựng VN (VNCB).

Cụ thể, với cương vị người đứng đầu Oecan Bank, ông Hà Văn Thắm đã giải quyết cho Công ty Trung Dung vay trái quy định, gây thiệt hại cho ngân hàng 500 tỉ đồng. Bị can Hà Văn Thắm còn chỉ đạo chủ trương chi tiền ngoài lãi suất huy động với khách hàng gửi tiền tại Ocean Bank, gây thiệt hại tới gần 984 tỉ đồng. Ngoài ra, bị can Hà Văn Thắm còn bị cáo buộc cấu kết với Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc Oecean Bank, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam đề ra chủ trương “thu phí” của khách hàng vay vốn và khách hàng mua ngoại tệ thông qua Công ty BSC (do ông Thắm chỉ đạo điều hành) trái với quy định của Nhà nước, dẫn đến thiệt hại cho Ocean Bank và khách hàng gần 71 tỉ đồng.

Đáng chú ý, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, trong quá trình điều tra bị can Hà Văn Thắm khai báo thành khẩn, có ý thức hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ sự thật. Do đó bị can này được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm.

Trong khi đó, Cơ quan cảnh sát điều tra đánh giá, bị can Nguyễn Xuân Sơn luôn thiếu sự hợp tác, khai báo quanh co, ngoan cố, không thành khẩn, liên tục thay đổi lời khai gây khó cho cơ quan điều tra. Bị can này bị đề nghị truy tố về 2 tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

15 bị can còn lại trong vụ án này cũng đều nguyên là lãnh đạo tại hội sở và các chi nhánh của Oecean Bank cùng bị truy tố về các tội danh nêu trên. Cơ quan cảnh sát điều tra xác định, hành vi của các bị can đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tiền tệ của Nhà nước, đồng thời gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng, không có khả năng thu hồi.

Cách đây vài ngày, Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng đã họp và xác định đây là vụ án kinh tế, tham nhũng trọng điểm được đưa ra xét xử sớm, chậm nhất là trước quý 1 năm 2017.
————-
http://thanhnien.vn/thoi-su/nguyen-chu-tich-hoi-dong-quan-tri-ocean-bank-ha-van-tham-thanh-khan-khai-bao-752478.html

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nhóm lợi ích quân đội và bi kịch Tân Sơn Nhất






“Sân bơi Tân Sơn Nhất”

Tương tự tình trạng “ngập” của đảng cầm quyền từ năm 2012 đến nay, sân bay Tân Sơn Nhất đang ở vào thời kỳ bi kịch sắp tới điểm cuối của nó.

Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên “sân bơi Tân Sơn Nhất.” Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150 mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.

Mới đầu, giới lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất còn phủ nhận về tình trạng nước ngập bao la, nhưng sau đó đã phải thừa nhận trước những tấm ảnh mang tính bằng chứng không thể chối cãi.

Thậm chí một thứ trưởng giao thông vận tải chủ quản của sân bay Tân Sơn Nhất – ông Nguyễn Nhật – còn thừa nhận rằng trong chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM hôm 11 tháng 9, 2016, ông cùng hơn 200 hành khách đã phải bay vòng trên trời hơn 40 phút do trời mưa to do sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nặng khiến máy bay không thể hạ cánh được.
Bi kịch đang hiện hình tồi tệ. Có lúc đến 9 chuyến bay phải bay vòng trên trời trong tổng số 670 -750 chuyến bay trong và ngoài nước cất cánh, hạ cánh mỗi ngày. Ai cũng biết nguyên nhân tắc trên trời trước hết là do tắc ở dưới mặt đất.

Thêm nữa, sân bay này chỉ có 51 vị trí đỗ, trong khi nhu cầu cần khoảng 80 vị trí. Có 2 đường băng nhưng chỉ 1 đường lăn ra vào 2 chiều. Máy bay khi hạ cánh đi vào nhà ga thì máy bay khác phải chờ. Có tình trạng hết vị trí đỗ nên máy bay phải chờ trên đường lăn.

Tất nhiên, nếu không có sân golf quân đội thì Tân Sơn Nhất sẽ có được 80 vị trí đỗ và thêm một đường băng nữa.


Quân đội nào?

Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó. Hàng loạt đại gia nhóm lợi ích quân đội đã thẳng tay chiếm đoạt một phần Tân Sơn Nhất để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.

Dù đất trống trong sân bay vẫn còn, nhưng một bàn tay đen đúa nào đó vẫn quyết cắt 157 ha đất vàng trong sân bay cho tập đoàn Him Lam làm sân golf, mặc cho sân bay này bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Được biết, dự án sân golf trong sân bay bận rộn nhất Việt Nam do tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn nổi tiếng với loạt scandan như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt vào danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng… Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được bảo kê để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người dân thành phố bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm.

Cũng phải kể đến một nhân vật có máu mặt khác – Đại tá Phùng Quang Hải – “chủ” một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau vụ “tướng Thanh đi Pháp chữa bệnh” vào tháng 6.2015, và từ đó Phùng Quang Thanh gần như “mất tích” trên bàn cờ chính trị, nghe nói số phận của Đại tá Phùng Quang Hải cũng không tốt lành hơn. Còn có đồn đoán rằng ông Hải đang phải chịu một chế độ quản thúc nào đó hoặc đã bị bắt.

Tuy nhiên dù hai ông Thanh và Hải “không còn nữa,” lợi ích nhóm quân sự vẫn là một bí mật kinh khủng và là một thách thức khủng khiếp đối với chính quyền dân sự.

Chỉ từ tháng 10.2015 mới bắt đầu những cuộc bàn bạc giữa phía quân sự với đại diện nhà chức trách dân sự về việc dùng đất quân sự để mở rộng Tân Sơn Nhất.

Một lần nữa, nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được “đảng ta” đặt ra một cách đầy quyết liệt, trong bối cảnh dự án sân bay Long Thành còn lâu mới được khởi công do chưa tìm ra “tiền đâu.”

Chỉ mới đây, trước tình trạng quá tải và hết chỗ thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Quốc phòng mới chịu “nhả” gần 20 ha để mở rộng sân bay này. Tuy nhiên trong lúc việc bàn thảo còn chưa đâu vào đâu, một liên danh nhà đầu tư gồm tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), công ty dịch vụ thương mại, sản xuất, xây dựng Đông Mêkông và công ty cổ phần hạ tầng Đông Á lại đề xuất dự án xây dựng hệ thống đường trên cao kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) với đường Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) theo hình thức đầu tư PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác) nhằm giải quyết ùn tắc giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dự kiến vốn đầu tư đến 3.500 tỷ đồng.

Dự án trên về thực chất là nhằm né sân golf của nhóm lợi ích quân đội!

Tấn bi kịch còn lâu mới chấm dứt

Ngay lập tức đã xuất hiện hàng loạt ý kiến phản bác dự án trên: Liệu rằng khi xây xong, tình trạng kẹt xe trước ngõ vào sân bay có được giải quyết? Hay lại tăng thêm áp lực cho khu vực này khi không chỉ 3, 4 tuyến đường đổ về cùng lúc mà tận 6,7 tuyến? Liệu rằng khi đề xuất dự án “điên rồ” này, người ta có tính đường giải quyết nút thắt ngay cửa ngõ Tân Sơn Nhất không? Hay chỉ chăm chăm “vẽ” dự án nghìn tỷ “trên trời,” dự án càng nhiều, càng lớn lại càng có lợi?

Tại sao cứ phải vay hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ để xây mới sân bay quốc tế mà không phải là mở rộng diện tích sử dụng tại sân bay Tân Sơn Nhất, trả lại quy hoạch đồng bộ ban đầu cho khu vực sân bay, xây thêm các Terminal tại những cửa ngõ khác đi vào sân bay để tăng cường và khai thác hết công năng của Tân Sơn Nhất? Tại sao lại cắt đất sân bay làm sân golf, vừa lấn chiếm diện tích làm đường băng mới, vừa tạo thêm chướng ngại vật cho các phi công trong quá trình hạ cánh sau một chuyến bay dài đầy mệt mỏi và căng thẳng? Tại sao phải giữ dự án sân golf vốn chỉ dành phục vụ vài ông chủ của giới thượng lưu, cổng vào rộng thênh thang không một bóng người, mà không biến nó thành một cửa ngõ vào sân bay quốc tế, vừa giảm tải cho nhà ga sân bay, vừa giảm áp lực tại các cửa ngõ và các tuyến đường đổ về khu vực này?

Tại sao cứ đổ lỗi cho hệ thống mương cũ kỹ, không đáp ứng được nhu cầu khi người ta đã cắt xén và lấp không ít mương trong hệ thống để tạo nên những thảm cỏ sân golf xanh mướt hay bê tông hóa chúng thành những con đường rải nhựa phục vụ cho các ông chủ thỉnh thoảng đến giải trí? Tại sao người ta chỉ đề xuất chi hàng trăm tỷ đồng cho dự án làm kênh thoát nước chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi phần gốc của vấn đề vẫn còn đó? Tại sao không phải là trả lại quy hoạch ban đầu cho sân bay, nâng cấp mương thoát nước vốn cũ kỹ, phục hồi hệ thống thoát nước khổng lồ trong sân bay mà tiếp tục “né” sân golf, đào xới ngang dọc khiến sân bay như một chiếc áo chắp vá cũ nát?

Tại sao vẫn kiên quyết giữ cái sân golf chỉ chuyên phục vụ giới nhà giàu, rồi lại rút cạn ngân sách, tiền mồ hôi nước mắt của dân để “vẽ” ra những dự án trên trời, chẳng những không giải quyết được mà còn khiến vấn đề thêm trầm trọng?

Những người quan tâm cũng nêu ra một hướng giải quyết vô cùng đơn giản, ít tốn kém nhưng không hiểu sao các nhà quy hoạch không ai “nhìn ra” hay người ta “thấy” nhưng cố tình né tránh: Tại sao không xây thêm cổng vào từ các tuyến đường Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám, Trường Chinh, Tân Sơn (khu vực cổng vào sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất)?

Chỉ có điều, nếu làm đúng nguyện vọng của dân và trả lại cho sân bay Tân Sơn Nhất về chính nó thì ai sẽ là người dẹp loạn lấn chiếm đất đai sân bay của tập đoàn Him Lam và tổng công ty 319?

Như người đời bình phẩm, trong tất cả những ông lớn kinh doanh bất động sản, Bộ Quốc phòng là một “cá mập” vào loại khủng nhất.

Bi kịch của sân bay Tân Sơn Nhất cũng bởi thế vẫn còn lâu mới chấm dứt!


Phạm Chí Dũng

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Ấn tượng trong tuần: Tin đồn và sự… liêm chính





Tác giả: Kỳ Duyên
.


Ngẫu nhiên trong tuần, khi tin đồn Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài bị cơ quan điều tra phát lệnh truy nã quốc tế, còn nóng hôi hổi vừa thổi vừa đọc, dư luận xã hội lại nháo nhác bởi những vụ việc xưa rồi Diễm, vậy mà vẫn có sức hút như từ trường trái đất.

Bẹp rúm và “nguyên khối”

Sao không chứ? Một vụ việc liên quan đến tin đồn- một quan chức cấp cao có bồ nhí, con riêng và không biết có phải do tài cán hay do những… gì gì mà cô bồ nhí này có khoản tài sản kếch sù, người lao động chính trực cày cuốc cả đời, nằm mơ cũng không thấy. Số liệu, sự việc cứ như ma xó!

Bức xúc quá, vị quan chức lên tiếng bác bỏ hoàn toàn. Có điều mới đây, cả hệ thống chính trị địa phương nơi ông này lãnh đạo cũng phải vào cuộc phủ nhận sạch trơn tất cả dạng tin đồn trên các trang mạng xã hội.

Miệng nhà quan có gang có thép! Tin đồn lập tức … rúm ró, nằm im.




Vượt qua những thông tin còn úp úp mở mở chưa được giải mã, những kiến nghị mang tính “răn đe” tin đồn, hãy nhìn vụ việc này với con mắt của thế giới phẳng, và của sự sòng phẳng liêm chính về tư cách công dân.

Có thể khẳng định, khi con người xuất hiện, hình thành nên cộng đồng, là xuất hiện tin đồn. Tin đồn sẽ tồn tại mãi mãi, chừng nào còn cộng đồng người. Bởi bản chất con người là tham sân si, là hỉ nộ ái ố.



Cũng bởi là tin đồn, nên nó mê hoặc con người khi đánh trúng vào tâm lý đặc thù- tính tò mò, và được nuôi dưỡng bởi cả tính xấu của con người, sự thêu dệt, một đồn mười, mười đồn trăm.

Nhất là trong thế giới phẳng hiện nay, mạng thì ảo mà cái tốt xấu, hay dở, thiện ác, tử tế hay ti tiện của lòng người lại rất thật.

Và trong bối cảnh đời sống nước Việt nói chung, mỗi địa phương nói riêng, còn chứa chất những bất ổn, bất bình, xung quanh “ung nhọt” tham nhũng, lợi ích nhóm, mua quan bán tước, khiến lòng người mất niềm tin bao nhiêu, thì tin đồn tuy hư hư thực thực tiếc thay, lại chiếm niềm tin của không ít người bấy nhiêu.

Nhưng mặt khác, thế giới phẳng với những thông tin từ thực tế, thậm chí có khi khởi đầu là tin đồn cũng lại giúp cho quản trị quốc gia nhanh chóng nắm bắt, loại trừ sự thất thiệt và có phương án xử lý. Đó là tính hai mặt của tin đồn.

Xử lý tin đồn, trong đó có xử lý sự khủng hoảng truyền thông ra sao? Dường như không có bài học chung cho mỗi vụ việc. Mà nó tùy thuộc vào sự tĩnh trí sáng suốt, vào bản lĩnh giải quyết các tình huống một cách khôn ngoan. Nhưng quan trọng hơn cả, phải bằng sự liêm chính, chính trực. Không thể chỉ bằng mệnh lệnh hành chính- hay bằng sự trấn áp của quyền lực. Nếu không tin đồn, tuy nằm bẹp dúm nhưng lại vẫn… còn nguyên cả khối, vẫn cứngànnăm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Còn ngược lại, tin đồn sẽ phải… đỏ mặt, vì bẽ bàng!

Sự xuất hiện của IT là bước tiến vĩ đại của lịch sử. Nó mang đến cho XH bao điều thú vị, mở mang sinh hoạt dân chủ. Nhưng cùng đó là những phiền toái, những khóc cười, hạnh phúc và cả… bi kịch. Thì xử lý khủng hoảng truyền thông cũng cần trở thành kỹ năng tất yếu của bất cứ chính quyền cho đến nhà quản trị xã hội nào.

“Gia đình siêu nhân”

Vụ việc khác, khiến dư luận XH đến hôm nay, nói theo ngôn ngữ dân dã, vẫnhót hòn họt,mặc dù hiện tượng cũ mèm. Đó là tin đồn về “gia đình siêu nhân” của một quan chức. Thời IT, có rất nhiều khái niệm mới xuất hiện, mà “gia đình siêu nhân” cũng là một. Ngay lập tức gia đình này được các cư dân … tôn vinh trên mạng ảo.

Rồi từ tin đồn hóa thành… tin tức. Bởi ngoài ông còn có gần chục người thân là ruột thịt, đều nắm các chức danh quản lý, cán bộ chủ chốt các ngành, các lĩnh vực ở tỉnh này.

Có bao nhiêu “gia đình trị’ trong nước Việt? Không hiếm. Nếu như biết rằng, hiện tượng này đã đi vào văn học, ca dao, tục ngữ, thành ngữ của nhân gian từ quá khứ đến thời hiện tại. Đáng tiếc, ngày càng có khuynh hướng “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” ở các ngành các cấp, từ cơ sở trở lên…, trong bối cảnh XH đang bị lợi ích nhóm câu kết, chi phối và là nỗi bất bình ám ảnh người dân.

Tỷ như “gia đình trị’ ở Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam, có tới 15 người có quan hệ gia đình, họ hàng với Tổng Giám đốc công ty này. Trước đó, cả XH xôn xao vụ việc “cả họ làm quan” ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Rồi vụ việc Cục trưởng Cục Thuế Quảng Bình ngự trị 03 nhiệm kỳ, ngoài ra, còn có đến 10 người thân của ông này được tuyển vào ngành thuế, trong đó nhiều vị đang giữ những vị trí chủ chốt, có khả năng thay thế khi ông này về hưu.

Hầu như tỉnh nào, ngành nào, cấp nào cũng … nhuốm mầu hiện tượng “gia đình trị” với cấp độ cao thấp khác nhau.

Ở các quốc gia văn minh, chuyện cha truyền con nối cũng không hiếm. Nhưng vì sao không thành tai tiếng? Sự khác biết bản chất ở đây là nền quản trị quốc gia công khai, minh bạch và kiểm soát quyền lực bằng luật pháp, bằng thiết chế mô hình XH. Sự tuyển chọn là công bằng, sòng phẳng, đã tạo ra những nhân sự tài năng thật.

Còn ở nước Việt ta, hiện tượng “gia đình trị” đang có nguy cơ thành “bản sắc văn hóa” trong công tác tổ chức cán bộ. Người đứng đầu Chính phủ đã phải lưu ý các cấp chính quyền các địa phương trong cả nước: Tìm người tài chứ không tìm người nhà!

Vì rất có thể ở đâu đó, những người tài khác, do không phải “người nhà” đã mất đi một cơ hội tiến thân. Như vậy, sự bất công không nói không rằng đã… hiển hiện.

Chuyên gia về luật Nguyễn Quốc Tấn Trung, trong một bài viết về hiện tượng “gia đình trị” phân tích khá sâu sắc về cái gọi là “chủ nghĩa huyết thống và chủ nghĩa thân hữu – nepotism và cronyism”, có thể phát triển và được công nhận một cách công khai trong XH. Đó là một sự thật, bởi theo ông, ngay cả khi người nắm chức vụ lãnh đạo không hề có ý định hỗ trợ, yêu cầu, đề nghị bổ nhiệm người thân của mình vào các vị trí lãnh đạo khác; quyền lực từ cái ghế của ông ta đôi khi cũng đã đủ để các hệ thống cấp dưới cân nhắc việc nên đề cử và bổ nhiệm ai. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ tạm gọi là chủ nghĩa “bè phái thụ động”, là nguồn gốc cơ bản của các nhóm lợi ích trong tương lai, được xây dựng dựa trên nền tảng quan hệ và gia đình.

Ông Nguyễn Quốc Tấn Trung đã phải kiến nghị: Đã đến lúc pháp luật Việt Nam phải kiểm soát “gia đình trị”!

Đó là một nhận xét cực kỳ tinh tế, am hiểu thực tiễn. Người viết bài từng lăn lộn ở cơ sở, càng thấm thía cái ý nghĩa “cha truyền con nối, anh truyền em nối” một cách rất tự nhiên, trong tâm lý các địa phương- một tâm lý truyền thống từ thuở “phong kiến đế quốc” xa xưa. Chưa kể vì muốn nịnh bợ cấp trên, không thiếu kẻ sẵn sàng đưa người cửa trước rước người cửa sau. Cũng chính là cho con đường hoạn lộ lâu dài của họ…

Trong bài viết trên Tuần Việt Nam, ngày 22/9, bàn về kiểm soát quyền lực, Ts Vũ Ngọc Hoàng đã cảnh báo, việc kiểm soát quyền lực trước tiên là để bảo đảm cho quyền lực luôn thuộc về đúng chủ nhân của nó, tức là thuộc về nhân dân, được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền. Khi quyền lực bị lạm dụng thì tất yếu sẽ tha hóa bộ máy cầm quyền, và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tha hóa đạo đức xã hội. Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự tha hóa ấy không dừng lại và lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể khác, chỉ còn là vấn đề thời gian.

Khi quyền lực không được kiểm soát thì mặt trái của nó chính là tác nhân quan trọng nhất làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao quyền lực, rồi tha hóa cả bộ máy, làm cho bộ máy bị biến chất, không còn là nhà nước của dân, mà dần dần thành nhà nước phản bội nhân dân.

Ở góc độ khác, cần thấy điều này, trong bối cảnh kiểm soát quyền lực ở XH còn yếu, thì sự phát triển IT, cùng tin tức các trang mạng XH (nếu lọc bỏ được những tin đồn nhảm), lại là cánh tay đắc lực giúp cho quản trị quốc gia có thể cập nhật được vấn đề này, xử lý kịp thời thông tin.

Nhà sử học Dương Trung Quốc ,mới đây, trả lời báo chí, nhắc tới Luật Hồi tỵ có từ thời vua Lê Thánh Tông, quy định bổ nhiệm quan lại xưa rất rõ ràng, cụ thể. Đó là những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê…, không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp nói trên thì phải tâu báo lên triều đình vàcác cơ quan chức năng để bố trí chuyển đi chỗ khác (Infonet, ngày 20/9)

Cứ chiếu theo luật của bậc tiền nhân, liệu có bao nhiêu “gia đình trị”, mầm mống của hiện tượng lợi ích nhóm neo đậu trong XH hiện nay? Hẳn không hiếm và cũng không quý.

Còn theo bà Phạm Chi Lan, quy trình đều nằm trong tay những người có thẩm quyền, nếu quy trình đúng mà dẫn đến sai sót thì phải xem lại, điều chỉnh cái quy trình đó cho chặt chẽ hơn chứ không phải dùng để biện minh cho những sai sót (MTG, ngày 18/9).

Chỉ sự liêm chính của chính quyền từ cơ sở trở lên mới là … định luật bảo toàn “trọng lượng” của quyền lực

Chỉ có sự liêm chính mới đủ sức đánh bật… tin đồn

Ở cả hai vụ việc- liêm chính có đủ mạnh không?

—————-

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/329920/tin-don-va-su-liem-chinh.html

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Lo cho dân hay chứng minh không có bồ, việc nào bảo vệ uy tín Bí thư?




Tác giả: Lê Tùng



Việc chăm lo cho dân bằng cả tâm huyết và việc chứng minh mình không có bồ nhí, việc nào sẽ “bảo vệ uy tín cho Bí thư Thanh Hóa” tốt hơn?

Trong tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2016, một loạt các bài viết về lạm thu tại Thanh Hóa xuất hiện trên các báo.


Tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, chị Nguyễn Thị Toàn bị cán bộ làng, xã xông vào nhà tịch thu cái giường duy nhất khi gia đình không đủ tiền đóng góp theo quy định của xã. Chồng chị đã mất. Một mình chị nuôi hai con. Chiếc giường là một trong những tài sản hiếm hoi còn được gọi là có giá trị trong nhà.



Bí thư Trịnh Văn Chiến

Tại huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa, gia đình chị Vũ Thị Mai thiếu 1.000.000 (một triệu đồng) tiền sản. Cán bộ xã, thôn vào tận nhà “cưỡng chế” chiếc xe máy và giữ tại nhà bếp của trưởng thôn. Khi chị Mai có đủ tiền nộp mới được chuộc xe về. Cùng hoàn cảnh với chị Mai, gia đình ông Hoàng Văn Chính bị “cưỡng chế” đôi lợn trong chuồng và cả chiếc ti vi khi ông Chính bôn ba kiếm ăn trên Hà Nội. Cho đến khi ông về đóng đủ tiền chuộc mới được lấy tài sản về.



Đó chỉ là một vài hoàn cảnh tiêu biểu trong “ma trận tận thu” tại Thanh Hóa. Ở một vài địa phương, trẻ con sơ sinh còn phải đóng phí nghĩa trangvà trẻ ba tuổi phải đóng tiền làm đường ra đồng dù nhà không có ruộng. Ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13 nói về hiện tượng tại Thanh Hóa “Tôi cho rằng, có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như chánh tổng, lý trưởng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào thì mới o ép dân đến như thế.”

Sau khi các báo đăng rất nhiều bài viết Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến chỉ có một phát biểu duy nhất được đăng trên báo: “Tôi sẽ chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra và xử lý thông tin này”. Sau đó mọi việc chìm vào im lặng.

Giữa tháng 9.2016, một loạt các trang mạng chống phá Đảng và các trang mạng không chính thống đưa thông tin về việc ông Trịnh Văn Chiến có bồ nhí. Những thông tin ngoài luồng này không được xã hội tiếp nhận và cũng không có bất kỳ giá trị gì trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Thế nhưng ngay lập tức Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lên tiếng. Đầu tiên ông cho biết “không quan tâm vì đây hoàn toàn là thông tin bố láo, bịa đặt”.

Tuy “không quan tâm vì đây hoàn toàn là những thông tin bố láo, bịa đặt” nhưng cả hệ thống chính trị của tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc. Tỉnh ủy Thanh Hóa có công văn gửi Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin – Truyền thông đề nghị xử lý các thông tin sai sự thật. Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng có văn bản gửi chính thức gửi các cơ quan báo chí để thông tin chính xác, khách quan về vụ việc trên. Ông Đỗ Trọng Hưng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết “Tập thể thường vụ thấy những thông tin như vậy là bịa đặt, vu khống. Hiện công an vào cuộc điều tra, làm rõ để bảo vệ uy tín cho Bí thư”.

Cả con trai Bí thư Thanh Hóa là ông Trịnh Linh cũng lên tiếng bảo vệ bố mình “Tôi là người trong gia đình, tôi hiểu rõ bố tôi nhất, làm gì có chuyện đó”.

Việc chăm lo cho dân bằng cả tâm huyết và việc chứng minh mình không có bồ nhí, việc nào sẽ “bảo vệ uy tín cho Bí thư” tốt hơn?

Không hiểu sao tôi cứ tưởng tượng về một viễn cảnh. Đó là khi thông tin về lạm thu được đăng trên báo chí, bí thư Trịnh Văn Chiến đến thăm hỏi những người dân. Ông huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Thay mặt Đảng ông có thể xin lỗi và cam kết sẽ chăm sóc cuộc sống của những người nghèo đói và yếm thế một các chu đáo hơn. Những người dân được đền bù và những sai phạm bị xử lý.

Rồi ngày hôm nay, khi tin đồn ông có bồ nhí lan tỏa thì chính những người dân khốn khổ ấy sẽ nói với cả xã hội rằng không Bí thư của chúng tôi là người tốt. Ông ấy không thể làm những việc “bố láo” như vậy được.

Khi những người dân gần ông nhất tin tưởng ông đến vậy, chắc hẳn công luận cũng sẽ dành cho ông nhiều thiện cảm hơn.

Nhưng viễn cảnh đó không xảy ra.

Người dân đã phải tự mình vật lộn với những o ép trong cuộc sống.

Và giờ đây ông Bí thư Trịnh Văn Chiến phải huy động mọi công cụ để bảo vệ uy tín của mình, cho dù đó chỉ là một nguồn tin nặc danh từ những trang mạng ngoài lề.

————

http://danviet.vn/kinh-da-trong/lo-cho-dan-hay-chung-minh-khong-co-bo-viec-nao-bao-ve-uy-tin-bi-thu-710223.html

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Vụ Trịnh Xuân Thanh: “Ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn”



Tác giả: Hoàng Đan


—————

Ông Trần Quốc Thuận.“Những chỉ đạo của Tổng Bí thư trong vụ việc này chính là ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng rất cấp bách hiện nay”.


Tham nhũng như căn bệnh ung thư đã di căn


Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh là rất nghiêm trọng, liên quan đến nhiều vấn đề, không chỉ từ chiếc xe biển xanh mà còn là vấn đề tiêu cực tham nhũng, tổ chức cán bộ, chạy chức quyền… gây bức xúc trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân.



Ông Thuận đánh giá, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tiếp ra các văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ vụ việc, bản chất của vấn đề là rất kịp thời, thể hiện sự quyết tâm chính trị rất cao.

Sau đó, các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã chỉ rõ từng sai phạm của Trịnh Xuân Thanh trong vấn đề để xảy ra thua lỗ ở PVC, luân chuyển cán bộ.

“Trước đây, thông thường Tổng Bí thư chỉ đưa ra những chỉ đạo mang định hướng, đường lối chung nhưng trong vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt, điều đó thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của người đứng đầu Đảng trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

Điều đó cho thấy không còn những hô hào, trên bàn giấy hay Nghị quyết nữa mà nó đã đi vào những vụ việc cụ thể.

Cá nhân tôi cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư trong vụ việc này chính là ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng rất cấp bách, với mức độ rất nghiêm trọng hiện nay”, ông Thuận nêu rõ.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng nhìn nhận, vấn nạn tham nhũng hiện nay ở nước ta giống như “căn bệnh ung thư đã di căn đi toàn cơ thể” nên không thể “chỉ uống mấy liều thuốc đơn giản để chữa”.

“Như các Nghị quyết của Đảng, phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng nêu rõ, tham nhũng hiện nay đã lan tràn, với mức độ nguy hiểm rất lớn, gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, của Đảng.

Điều đó cho thấy nó không khác nào căn bệnh ung thư đã di căn toàn cơ thể, cho nên không thể uống thuốc để phòng, chống đơn giản mà phải mổ xẻ, cắt bỏ những ung nhọt đó đi và nhổ tận gốc.

Nói cách khác, chống tham nhũng phải chống tận gốc, xử lý không trừ bất kể ai, dù cương vị, chức vụ nào, đương chức hay nghỉ hưu còn chống nửa vời, không đi đến đâu thì không những không tạo được niềm tin mà còn sa sút thêm.

Việc Tổng Bí thư chỉ đạo quyết liệt vụ việc Trịnh Xuân Thanh này cũng cho thấy, vụ việc không đơn giản và còn liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều người ở các cương vị, chức vụ khác nhau.

Nhưng rõ ràng, với sự chỉ đạo của người đứng đầu Đảng thì nhiều nút thắt sẽ được gỡ nhanh hơn”, ông Thuận chỉ rõ.

Cần làm rõ “đường dây” giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn

Từ góc độ luật pháp, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đánh giá, tuy có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng nhưng rõ ràng là vẫn chưa thực sự có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ.

“Lẽ ra, sau khi có chỉ đạo của Tổng Bí thư thì các cơ quan chức năng vào cuộc có thể đình chỉ sinh hoạt Đảng, khai trừ Đảng và phải có biện pháp quản lý người chặt chẽ… còn bây giờ sau khi cơ quan điều tra tiến hành khởi tố thì đối tượng đã trốn mất rồi, chúng ta lại phải truy nã gây tốn kém thêm.

Nếu chúng ta làm đồng bộ, nhịp nhàng, rõ ràng mọi việc ra thì sẽ được lòng dân, tiết kiệm hơn”, ông Thuận nói.

Ông Thuận cũng nhấn mạnh, việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn hiện nay cũng giống như vụ việc của Dương Chí Dũng trước đây nên các cơ quan chức năng cần làm rõ xem có “đường dây” giúp các đối tượng này trốn hay không?.

“Thực tế, ở đây là do công tác phòng chống tham nhũng của chúng ta thời gian qua chưa đến nơi đến chốn nên mới tạo ra đường dây giúp các đối tượng như Trịnh Xuân Thanh trốn chạy như thế nào.

Do đó, tôi mong các cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ xem có hay không đường dây này và nếu có phải xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan, dù là bất cứ ai.

Như tôi đã nói, với chỉ đạo cụ thể của Tổng Bí thư thì tôi tin là các cơ quan chức năng sẽ làm rõ ràng, cụ thể và sau đó, có thể bóc tách, phát hiện ra những vụ việc khác, sai phạm nghiêm trọng hơn”, ông Thuận bày tỏ.

http://soha.vn/vu-trinh-xuan-thanh-ngoi-no-chuan-bi-cho-cong-cuoc-lon-hon-20160921104603809.htm

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Ông Trịnh Xuân Thanh gửi đơn xin ra khỏi Đảng?



Tác giả: Quang Minh Nhật




TIN LIÊN QUAN

Bộ Nội vụ vẫn chưa báo cáo vụ ông Trịnh Xuân Thanh

Tổng bí thư: Vụ Trịnh Xuân Thanh ‘còn liên quan người khác’

Khẩn trương điều tra vụ thua lỗ 3.300 tỉ đồng liên quan ông Trịnh Xuân Thanh

Trước đó, vào chiều 4.9, trong cuộc gọi bất ngờ lần đầu tiên, sau khi trình bày nhiều nội dung có tính chất “giải trình” những vấn đề liên quan đến mình như báo chí thông tin thời gian qua, ông Thanh cho biết đã làm đơn xin ra khỏi Đảng và đã gửi đến các cơ quan chức năng ở T.Ư cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang.
Cụ thể, ông Thanh khẳng định giữa tháng 7.2016 ông đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy xin ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020 do bản thân không còn làm Phó chủ tịch UBND tỉnh nữa “nên giữ chức vụ Tỉnh ủy viên là không cần thiết”. Đến ngày 29.8 ông cũng đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang xin ra khỏi Đảng.


Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên, ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết đến thời điểm này Thường trực Tỉnh ủy vẫn chưa nhận được bất cứ đơn nào của cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh. Vụ việc ông Thanh các cơ quan ở T.Ư đang xử lý theo quy định. Ông Bùi Văn Sáu, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang, cũng xác nhận đến thời điểm này chưa nhận bất cứ thông tin gì liên quan đến việc ông Thanh xin ra khỏi Đảng.


Trong khi đó, ông Thanh xin phép nghỉ 1 tháng để điều trị bệnh và đã hết phép vào ngày 3.9 nhưng vẫn chưa trở lại làm việc. Thường trực Tỉnh ủy cũng đã có báo cáo gửi T.Ư về việc không thể liên lạc được với ông Thanh. Chủ động gọi phóng viên Báo Thanh Niênnhưng khi được hỏi đang ở đâu ông Thanh cũng không tiết lộ, mà chỉ cho biết là đang tập trung chữa bệnh gout.
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ về ‘quỹ đen trăm tỉ’ thời ông Trịnh Xuân Thanh
Kết quả kiểm tra cho biết, trong giai đoạn PVC-ME dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh đã lập ‘quỹ đen trăm tỉ’ để sử dụng vào việc tiếp khách, biếu xén hoặc đi ‘đối ngoại’.
—————
http://thanhnien.vn/thoi-su/ong-trinh-xuan-thanh-het-phep-van-khong-di-lam-viec-741749.html

Bà Châu Thị Thu Nga khai chi 30 tỉ đồng để ứng cử ĐBQH?




Tác giả: Thái Sơn

.



Tiếp tục điều tra đối với bà Châu Thị Thu Nga
Đề nghị truy tố nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga

Trả lời Thanh Niên ngày 6.9, thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an cho biết đang tiếp tục điều tra giai đoạn 2 vụ án Châu Thị Thu Nga cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng nhà đất (Housing Group) và dự án B5 Cầu Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Trước đó vào cuối tháng 4.2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 7 bị can trong vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong số này bị can Châu Thị Thu Nga, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, Chủ tịch HĐQT Housing Group được xác định là chủ mưu.


Theo kết luận điều tra, từ năm 2008 đến nay, dự án xây dựng khu nhà CT5 và HH2 tại B5 Cầu Diễn, Hà Nội chưa được UBND TP.Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, chưa cấp giấy phép xây dựng, nhưng bà Nga đã cấu kết với một số cán bộ trong công ty tự lập mô hình, ký hiệu, vị trí, diện tích các căn hộ rồi sử dụng để ký 752 hợp đồng góp vốn và thu 377 tỉ đồng của nhà đầu tư, đến nay không có khả năng chi trả.

Sau khi có kết luận điều tra trên, Viện KSND tối cao đã có văn bản yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ 6 nội dung trong vụ án. Đến ngày 25.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất các nội dung điều tra bổ sung, đồng thời vẫn bảo lưu quan điểm đề nghị truy tố 7 bị can đã nêu trong kết luận lần trước. Một trong những nội dung đáng chú ý là khoản tiền hơn 157 tỉ đồng mà bà Nga khai dùng để “chạy” dự án, chi tiền mặt cho các cá nhân và đối tác nhưng không có tài liệu gì chứng minh, không ký nhận chứng từ, những người nhận tiền theo lời khai của bà Nga đã phủ nhận. Cơ quan cảnh sát điều tra đã cho đối chất nhưng chưa đủ cơ sở làm rõ.

Theo kết luận điều tra, trong khoản tiền 377 tỉ đồng đã thu của nhà đầu tư, bà Nga và đồng phạm đã dùng hơn 28 tỉ đồng trả lại cho một số nhà đầu tư rút vốn, số còn lại là gần 349 tỉ đồng. Bà Nga khai nhận đã sử dụng 85 tỉ đồng trả cho các đơn vị ký hợp đồng một số hạng mục tại dự án B5 Cầu Diễn như thuê đo đạc bản đồ hiện trạng, thuê thiết kế bản vẽ, khoan khảo sát địa chất công trình…; Chi 54 tỉ đồng cho ông Nguyễn Xuân Quý (đã chết), chi 12 tỉ đồng cho Lê Hồng Cương, là 2 nguyên phó tổng giám đốc của Housing Group; chi 30 tỉ đồng cho ông Nguyễn Văn Tuẫn, nguyên Giám đốc Công ty HAIC; chi 300.000 USD (tương đương hơn 6 tỉ đồng) cho một doanh nghiệp bất động sản nhằm mục đích xin được điều chỉnh quy hoạch tại khu đất B5 Cầu Diễn…

Đáng chú ý, bà Nga còn khai nhận đã chi khoảng 1,5 triệu USD (tương đương 30 tỉ đồng) cho một doanh nghiệp về vàng bạc tại TP.Hà Nội để nhờ lo các thủ tục cho bà Nga được ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13 nhưng vị doanh nghiệp này cũng phủ nhận.
————
http://thanhnien.vn/thoi-su/dieu-tra-giai-doan-2-vu-lua-dao-chan-dong-o-housing-group-741753.html

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Sẽ báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ về khối tài sản của ông Hoàng Sỹ Bình




Tác giả: Quốc Toản


Đây là khẳng định của ông Ngô Văn Khánh – Phó tổng Thanh tra Chính phủ trước thông tin phản ánh về tài sản “khủng” của nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa.

Ông Hoàng Sỹ Bình – nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa vừa bị phát hiện tuyển dụng hàng nghìn cán bộ trái quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, dư luận còn phát hiện vợ, chồng, con cái ông Bình sở hữu khối tài sản lớn, nằm tại những vị trí “đất vàng” ở thành phố Thanh Hóa.

Ông Hoàng Sỹ Bình – nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa(ảnh: Báo Thanh tra).


Tính sơ qua khối tài sản “khủng” đứng tên vợ chồng ông Hoàng Sỹ Bình đã là 5 lô “đất vàng”, có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông.

Đặc biệt, ngôi biệt thự được xây 4 tầng, tọa lạc trên diện tích 410m2, thuộc lô R1, khu 2, Khu Đô thị Bình Minh đứng tên ông Hoàng Vân (SN 1985, con trai ông Hoàng Sỹ Bình – nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa và bà Trần Thị Phương) vừa bị phát hiện cũng giá trị tới cả chục tỷ đồng. Hiện tại, căn biệt thự đang trong quá trình hoàn thiện…

Ngôi biệt thự được xây 4 tầng, tọa lạc trên diện tích 410m2, thuộc lô R1, khu 2, Khu Đô thị Bình Minh đứng tên con trai ông Bình (Ảnh: Chí Nhân).




Trước sự việc có liên quan, chiều 24/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sẽ báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ, xin ý kiến chỉ đạo vụ việc.


Tài sản đất đai, nhà của thuộc sở hữu của vợ chồng ông Bình gồm: Lô đất 03/09-MB 65, phường Trường Thi, diện tích 70m2, cấp GCNQSDĐ ngày 17/01/2003; 3 lô đất tại Khu Đô thị Bình Minh gồm lô đất liền kề 456, diện tích 120m2, khu 2, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa; lô 455, diện tích 120m2, khu 2, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Cả 2 lô đất này được cấp GCNQSDĐ ngày 27/8/2015; 1 lô đất biệt thự thuộc lô F5, khu 2, Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, diện tích 318,25m2, cấp GCNQSDĐ ngày 25/1/2016.

Ngoài ra, tại ô 12, Khu Đô thị Đông Bắc Ga, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa vợ chồng ông Bình cũng đứng tên lô đất 243,88m2, cấp GCNQSĐ ngày 2/6/2007.

Tính sơ qua khối tài sản “khủng” đứng tên vợ chồng ông Hoàng Sỹ Bình đã là 5 lô “đất vàng”, có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông.

Phải tìm sự thật xem nó như thế nào để xử lý theo quy định của pháp luật.

Mặt khác việc làm rõ sự việc còn để cho công luận thấy rằng việc làm của cơ quan nhà nước là rất khách quan và kịp thời.

Tôi sẽ yêu cầu Cục địa bàn báo cáo sớm sự việc. Chắc chắn sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, sáng mai (25/8) tôi sẽ báo cáo với đồng chí Tổng Thanh tra Chính phủ để xin chỉ đạo, xem xét vụ việc.

Hiện tại, thông tin phản ánh vụ việc thì có rồi, vấn đề phải xem các cơ quan quản lý nhà nước đang tiến hành xử lý vụ việc tới đâu?”, ông Khánh thông tin.

Trả lời băn khoăn của phóng viên về việc xử lý tài sản của nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa nếu phát hiện không minh bạch(?), ông Ngô Văn Khánh cho biết nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo luật phòng, chống tham nhũng.

“Bây giờ nói chuyện gì thì cũng hơi sớm. Nếu trường hợp thanh tra, kiểm tra làm rõ những vi phạm này, vi phạm khác, lúc đó mới gắn với câu chuyện chứng minh, xử lý tài sản theo luật phòng, chống tham nhũng.

Tôi cho trong sự việc này chúng ta cần thận trọng trong việc xử lý thông tin, để định hướng dư luận cho chính xác”, ông Khánh cho biết.

———

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Se-bao-cao-Tong-Thanh-tra-Chinh-phu-ve-khoi-tai-san-cua-ong-Hoang-Sy-Binh-post170390.gd

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

lập Ủy ban Điều tra tham nhũng hoạt động độc lập





Tác giả: Phạm Hà


 
Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao


Theo nhận xét của Trung tướng Trần Văn Độ, dù hiện có nhiều cơ quan chỉ đạo của Đảng, các cơ quan chống tham nhũng ở Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ, VKSND Tối cao, cơ quan thanh tra ở các bộ ngành, địa phương nhưng thực tế đều hoạt động (chống tham nhũng – PV) không hiệu quả.

Lý do vì đối tượng tham nhũng đều là những người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt trong những vụ tham nhũng lớn thì “dây mơ rễ má” rất lớn, những tổ chức, cơ quan thông thường không đủ quyền lực, quyền hạn để phát hiện, điều tra và xử lý.

Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ xây dựng có đề xuất Quốc hội có thể thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm.



Tuy nhiên, Trung tướng Độ đánh giá đề nghị thành lập ủy ban lâm thời đó chỉ là xử lý những vụ án đã bị phát hiện rồi, đã rõ ràng rồi. Trong khi yêu cầu là phải “sớm phát hiện và đưa ra xử lý những vụ án tham nhũng ra ánh sáng. Khi vụ án tham nhũng chưa xuất hiện thì Quốc hội khó có thể lập Ủy ban lâm thời được” – Trung tướng Độ nhấn mạnh.

Do đó, mô hình Ủy ban Điều tra tham nhũng do ông đề xuất được hiểu là mô hình cơ quan có thẩm quyền về tố tụng, tư pháp, để phát hiện, điều tra và chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát truy tố. Ủy ban này khác biệt Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ở chỗ Ban chỉ đạo là cơ quan của Đảng, nên lãnh đạo của Đảng cho phương hướng, ý kiến, chứ không trực tiếp điều tra xử lý vụ việc.

Ngược lại, Ủy ban Điều tra tham nhũng Ủy ban đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư hoặc một người có đủ năng lực, ý chí. Ủy ban này có thẩm quyền đặc biệt, độc lập và trực tiếp tiến hành điều tra và xử lý các vụ án tham nhũng ở mức độ nào đó. Ủy ban là tập hợp của những con người có trình độ, độc lập chứ không phải bao gồm thành viên của các bộ ngành này kia tham gia.
Trung tướng Trần Văn Độ nhấn mạnh: “Có thể thấy rằng tham nhũng đã “phát triển vượt bậc” trong 10 năm qua. Hầu như lĩnh vực nào cũng có tham nhũng, từ tham nhũng vặt đến quy mô rất lớn, xuất hiện nhiều vụ tham nhũng nghìn tỷ, chục nghìn tỷ đồng với tính chất cực kỳ nghiêm trọng. Nếu chúng ta không chống tham nhũng thành công thì sẽ kìm hãm rất lớn sự phát triển của đất nước và làm giảm niềm tin của nhân dân”.
———–
http://viettimes.vn/viet-nam/thoi-su-chinh-tri/dai-bieu-quoc-hoi-muon-lap-uy-ban-dieu-tra-tham-nhung-hoat-dong-doc-lap-72150.html

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Từ 1-7, quan tham hạ cánh đừng mơ an toàn




Cù Tất Dũng (Ban Nội chính Trung ương)


.
——–

Ngày 1-7-2016, Bộ luật hình sự năm 2015 sẽ có hiệu lực với một số quy định mới thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước nhằm tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, rõ nhất là việc các “quan tham” sẽ không còn được “hạ cánh an toàn”.


Trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm hai tội vào các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là: tội tham ô tài sản (theo khoản 3 và khoản 4, điều 353) và tội nhận hối lộ (theo khoản 3 và khoản 4, điều 354).

“Quan tham” sẽ 
không còn ung dung
Với điều luật đã được bổ sung thêm này, người phạm tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ nếu thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng sẽ không được áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.



Nghĩa là đối với tội phạm này, bất kỳ thời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể xử lý hình sự, kể cả khi người phạm tội đã về hưu, nghỉ việc.

Đây là một quy định mới, thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước nhằm tăng cường đấu tranh chống tham nhũng. Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp chỉ sau khi về hưu mới phát hiện được sai phạm.

Trước đây, người có sai phạm thường cho rằng mình đã “hạ cánh an toàn”, đến lúc về hưu mới bung tài sản ra thì không ai làm gì được mình.

Khi Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực, những quan tham đã “hạ cánh” đang ung dung, nhởn nhơ ngồi hưởng thụ sau khi đã tham nhũng sẽ phải giật mình, sẽ như “ngồi trên đống lửa” với nỗi lo các “tay chân” của mình tố giác hành vi tham nhũng trước đây.

Quy định này cũng sẽ làm cho những người đang muốn thực hiện hành vi tham nhũng e sợ cho tương lai sau này của mình là đến khi đang an hưởng tuổi già, khi sức yếu mà vẫn phải ra đứng trước vành móng ngựa, để rồi họ không dám nghĩ, dám làm những hành vi mà xã hội gọi là “quốc nạn”, là “giặc nội xâm”.

Nói khác đi, việc một cá nhân về hưu hay dù ở cương vị nào, cao đến mấy mà vi phạm pháp luật cũng bị trừng trị nghiêm khắc sẽ đánh động, làm thức tỉnh những người khác để ngăn họ phạm tội.

Ông Cù Tất Dũng – Ảnh: T.G.


Thu hồi tối đa tài sản tham nhũng

Trong Bộ luật hình sự 2015 cũng có điều khoản khuyến khích người phạm tội tham nhũng bị án tử hình khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho Nhà nước.

Điều 40, khoản 3, mục C của bộ luật này quy định: người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.

Điều luật này đã được thông qua với tỉ lệ tán thành chưa đến 70% và như vậy là có đến hơn 30% số đại biểu Quốc hội không tán thành.

Bên cạnh đó, dư luận xã hội cũng còn băn khoăn với việc những kẻ tham nhũng vẫn giữ lại được 25% số tài sản chiếm đoạt được cho người thân thụ hưởng mà vẫn không mất mạng.

Tuy nhiên, mục đích mà Đảng, Nhà nước ta đặt ra trong cuộc chiến chống tham nhũng là phải xử lý nghiêm kẻ tham nhũng, đồng thời phải thu hồi tối đa tài sản tham nhũng để trả lại nguồn lực cho đất nước phát triển.

Cuộc chiến chống tham nhũng bị coi là thất bại khi không thu hồi được tài sản tham nhũng. Chúng ta không nên xem việc chống tham nhũng chỉ như một biện pháp mang tính hình sự nhằm trừng trị người phạm tội.

Nếu tử hình để mất đi hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng của Nhà nước, của nhân dân thì chi bằng chúng ta tạo cơ hội để tội phạm tham nhũng có khả năng tự cứu bản thân khỏi án tử hình.

Việc giảm bớt án tử hình cũng phù hợp với truyền thống nhân đạo của dân tộc ta, phù hợp với xu thế chung của thế giới và thể hiện được rằng xã hội ta đang văn minh hơn khi biết quý mạng sống của con người, ngay cả khi người đó đã gây tội ác.

Một xã hội văn minh sẽ dẫn đến các vấn nạn như tham nhũng, hối lộ, giết người, cướp của giảm dần. Còn về 1/4 số tiền tham nhũng còn lại, liệu vợ, chồng, con cái của những kẻ tham nhũng có ung dung hưởng lạc được không khi mà người thân của họ phải trả giá bằng mức án chung thân trong các trại giam?


Khuyến khích tố giác tội phạm
Bộ luật cũng quy định những người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ có sự hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn sẽ có cơ hội giúp thoát khỏi án tử hình.

Điều này sẽ khuyến khích được người phạm tội tố giác tội phạm tham nhũng vì thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy nhiều bị can, bị cáo thực hiện hành vi tham ô tài sản và nhận hối lộ không chỉ có một mình mà theo chỉ đạo, điều hành tập thể lãnh đạo đơn vị và có cả sự chỉ đạo của lãnh đạo ở cấp cao hơn.

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20160627/tu-17-quan-tham-ha-canh-dung-mo-an-toan/1125412.html

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Tổng bí thư đã đánh trống, xin hãy đánh liên hồi…”




Tác giả: Duy Chiến (thực hiện)



Vừa rồi đích thân Tổng bí thư đã nổi trống lệnh. Tổng bí thư đã đánh trống rồi, xin hãy đánh tiếp liên tục, liên tục.

TVN: “Nhà nước ta do Bác Hồ thành lập, chính thức ra đời ngày 2/9/1945 chứ không phải từ chế độ phong kiến. Đó là nhà nước “hầu dân”, “vì dân”. Cán bộ Nhà nước là đầy tớ, công bộc của dân. Thế nhưng bản chất vì dân đó đến nay đã bị một số người nhân danh, lạm dụng. Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân để chỉnh sửa, trở lại với mục tiêu cao cả ban đầu mà Bác Hồ và các bậc tiền bối đã lựa chọn”- bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội đã chia sẻ với Tuần Việt Nam trăn trở.

Thưa bà, QH khóa XIV chuẩn bị họp phiên đầu tiên. Có việc quan trọng nhất là kiện toàn nhân sự chủ chốt khóa mới. Điều quan tâm nhất của bà là vấn đề gì?

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Mấy hôm nay dồn dập xảy ra nhiều chuyện khiến dư luận nóng lên. Có hôm buổi sáng đọc báo, mắt tôi mờ đi, máu lên, phải dừng lại uống thuốc. Nhiều chuyện xảy ra rất đáng lo lắng, mất ăn mất ngủ.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng Ban phòng chống tham nhũng Trung ương đã chỉ đạo trực tiếp. Đây là tiếng trống lệnh công phá vào những vụ việc nổi cộm, rất đáng mừng.



Tôi gọi điện cho anh Diệp Văn Sơn, nguyên vụ phó vụ Tổ chức cán bộ, nói anh hãy nghiên cứu cho rõ vì sao chính quyền của chúng ta ra đời ngày 2/9/1945 do Bác thành lập ban đầu là chinh quyền của dân, công bộc và đầy tớ của nhân dân nhưng đã chuyển qua trị dân và có nhiều tha hóa từ khi nào, nguyên nhân vì sao? Anh hãy nghiên cứu cho sâu cho tới đề tài này để tìm ra nguyên nhân, qua đó tìm ra cách giải quyết, xử lý.

Muốn xây dựng một nền hành chính thực sự là hành chính của dân, do dân và vì dân thì phải học lại bài học Bác Hồ đã dạy khi khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945. Nhà nước này đâu phải sinh ra từ chế độ phong kiến mà lại có những kiểu rất phong kiến như “một người làm quan, cả họ được nhờ”, hay “cha truyền con nối”, nhũng nhiễu nhân dân, cửa quyền…

Hiện tượng hành dân, nhũng nhiễu dân, ức hiếp dân có từ khi nào thì phải làm cho ra lai lịch, gốc tích để xử lý, giải quyết tận gốc. Kẻ tham nhũng học thuộc bài lắm nhưng họ không học gì từ tiền nhân đâu. Miệng thì nói vanh vách bài vở nhưng hành động ngược lại hoàn toàn. Đáng lo, đáng sợ như vậy đấy!

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu.


Không triệt tiêu, nhóm lợi ích có thể thành maphia

Thưa bà, vì sao chúng ta đã có những quy định chặt chẽ nhưng không ngăn chặn được tham nhũng, lợi ích nhóm? Thậm chí có sự cấu kết, lũng đoạn cả trong công tác cán bộ? Khi xảy ra chuyện gì thì đều nghe câu “đúng quy trình”?

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Điều này chỉ một phần thôi. Đúng là quy trình do chúng ta soạn chứ không lẽ ai soạn cho chúng ta? Và quy trình cũng do chúng ta đặt ra chứ không phải quy luật khách quan mà mình phải tuân theo.

Ví dụ, các quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ là cần thiết, kể cả trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vấn đề là đây đó có chuyện thực hiện, vận dụng sai.

Chủ trương của Đảng về luân chuyển cán bộ rất đúng. Nhưng người ta đã lợi dụng chủ trương luân chuyển cán bộ này để cất nhắc, che chắn và đá lên cho phe nhóm, người thân.

Cán bộ phải sát dân, đi vào thực tế là đúng. Và phải chọn lựa ra người có tài có đức, có khả năng làm lãnh đạo tốt để đưa vào luân chuyển. Thực tế, đây đó có chuyện nhóm lợi ích đưa đẩy người trong phe cánh vào diện luân chuyển để mưu lợi. Họ lấp liếm chỗ này tưởng không ai biết. Tranh thủ lúc chính phủ nhiệm kỳ cũ đã hết, nhiệm kỳ mới thì mới bắt đầu nên không hay.

Tôi thực sự lo lắng lợi ích nhóm đã vượt ra ngoài khuôn khổ nhóm người, không chỉ ăn lén ăn lút mà còn ngang nhiên lũng đoạn cả bộ máy, lũng đoạn các quy trình đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phục vụ cho mục tiêu riêng, hủy hoại những giá trị và lợi ích chung. Nếu không ngăn chặn và triệt tiêu, nhóm lợi ích có khả năng trở thành maphia!

“Người lớn” làm hư hỏng “người trẻ”

Liên quan đến chuyện đề bạt, luân chuyển cán bộ, ngoài xã hội người ta kháo nhau rằng, cán bộ Trung ương và địa phương nhiều người bị “nhiễm” một căn bệnh giống như một tệ trạng đang ngày một lan rộng được ngụy trang bằng câu “trẻ hóa cán bộ”?

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Đúng vậy, gọi chính xác là “trẻ quá” chứ không phải “trẻ hóa” đâu. Trẻ đến nỗi họ nhận thức đất nước này rất đáng lo, rất không bình thường chút nào. Cho nên tôi nói rằng hết sức băn khoăn công tác cán bộ là vậy.

Người ta nói “con hơn cha là nhà có phúc”, truyền thống cách mạng là đúng chứ không thể “cha làm thầy con đốt sách”. Nếu nhân sự trẻ đó được chọn thì phải là người xứng đáng. Chứ nếu cứ kiểu như cha làm chức này chức kia thì con cũng phải được chức kia chức nọ thì nguy lắm.

Liên quan đến nhân sự kế cận, lâu nay nhà nước ta đã tạo điều kiện để những người trẻ có cơ hội du học, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm rồi quay về phụng sự đất nước? Bà suy nghĩ thế nào về chủ trương này?
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Tôi xin hỏi ai có tiền để đi học ở Mỹ ở Anh? Có con liệt sĩ đi học không? Có con nông dân đi học không? Có con công nhân đi học không?

Tôi rất khuyến khích con của nhân giàu có, có điều kiện đi học nước ngoài mang về những tinh hoa của nhân loại. Họ có tiền, họ đầu tư đào tạo cho con cái thì đỡ cho nhà nước.

Có nhiều đề án hàng tỷ đồng nhưng chủ đích những người đi đào tạo có kiểm tra, giám sát được không? Có đo lường kiến thức thu nhận được không? Có đo được lòng trung thành không? Hay là bị tây hóa? Cho nên tôi nói đó là con dao 2 lưỡi.

Tôi rất tán thành cho thoải mái đi học, khuyến khích dân chúng cho con đi học, tạo điều kiện và giúp đỡ cho con em nhân dân đi học. Nhưng với những người chúng ta lựa chọn để làm cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, thì phải xoát xét lại đội ngũ đưa đi đào tạo bằng ngân sách nhà nước có bao nhiêu con liệt sĩ, con công nhân và con nông dân? Hay chỉ có con quan chức cấp cao?

Không khải không có chuyện người thân của quan chức cấp cao hỉ mũi chưa sạch đã bố trí ghế này ghế nọ. Tôi cũng nói thật, cán bộ ta dù cấp cao đi nữa thì cũng khó mà cho con du học tự túc nếu chỉ trông cậy vào lương. Đó là những điều chúng ta phải xem lại…

Chúng ta làm hư người trẻ chúng ta nếu cất nhắc một cách không bình thường, dù “đúng quy trình”! Tôi chả trách lớp trẻ mà thấy thương các cháu đang phải gánh nặng, bị đặt vào vị trí vượt quá khả năng và kinh nghiệm, vươt qua sự từng trải và rèn luyện.

Ở các thế hệ đi trước có rất nhiều trường hợp cha làm lãnh đạo, con cũng làm lãnh đạo mà không hề có sự phản ứng hay kêu ca. Ngược lại rất được đồng tình ủng hộ. Các nhà lãnh đạo ấy đã rất gương mẫu, kể cả trong giáo dục, rèn luyện con cái. Nhờ vậy mà Đảng ta đã có được những thế hệ lãnh đạo giỏi có tài có đức là vậy!

Vậy theo bà cần phải bắt đầu từ đâu để có thể tiếp tục ngăn chặn và triệt tiêu?

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Phải xem lại quy trình lựa chọn, đề bạt cán bộ. Bắt đầu từ thi công chức.

Ở một địa phương, cần một công chức thì người thi hàng chục. Có công bố rộng rãi nhưng không hề vô tư khách quan. Nói ra đau lòng lắm. Nhưng nhắm mắt làm ngơ hay không nói thì không được. Đầu vào hay chính xác là đầu nguồn của chúng ta đang có nhiều chuyện phải bàn như thế thì làm sao chúng ta có nguồn cán bộ giỏi, có tài có đức đây?

Thật là đáng! Tôi mong rằng tất cả hãy đồng tâm hiệp lực ngăn chặn, chấn chỉnh không thì cả đất nước này rơi xuống vực thẳm.

Vừa rồi đích thân Tổng bí thư đã nổi trống lệnh. Quan trọng là đã có pháo lệnh tấn công vào nhóm lợi ích, tham nhũng …

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Tôi cũng mừng và cũng mong như vậy! Tổng bí thư đã đánh trống rồi, xin hãy đánh tiếp liên tục, liên tục.

Tổng bí thư là Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Công tác cán bộ là công tác của Đảng ta, không ai thay thế được.

Thành bại trong công cuộc Đổi mới, đi lên của đất nước thì không thể thiếu vai trò của cán bộ lãnh đạo nếu không nói là quyết định…

Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe bà!

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/310773/tong-bi-thu-da-danh-trong-xin-hay-danh-lien-hoi.html

Vụ Formosa: Đủ yếu tố để khởi tố vụ án hình sự


Vụ Formosa: Đủ yếu tố để khởi tố vụ án hình sự




  


“Việc gây ra thảm họa môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản của người dân. Những yếu tố đó có dấu hiệu của tội phạm. Vì vậy, có thể khởi tố vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường”. Đó là khẳng định của một chuyên gia pháp luật, ông Phạm Đức Bảo, Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội (áo hoa, bên phải).

ĐỦ CƠ SỞ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Ông Phạm Đức Bảo: Vụ chủ quán cà phê “Xin chào” ở Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh bị khởi tố là nghiêm trọng, nhưng dù sao thì nó cũng chỉ liên quan đến số phận ông chủ quán và gia đình ông. Còn vụ ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền Trung, gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế, thực sự là thảm họa, liên quan đến sinh mạng hàng triệu con người. Vì sao lại coi đây là thảm họa? Bởi vì sự ô nhiễm môi trường, gây ra hậu quả rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và ổn định xã hội.

Việc cá chết nhiều chưa rõ nguyên nhân ấy làm cho cuộc sống của hàng triệu ngư dân khó khăn, khốn khổ. Cá nhiễm độc như vậy, đánh bắt về bán cho ai. Những người sống bằng nghề kinh doanh ở các khu vực ven biển sống bằng gì? Bản thân việc cá chết nhiều gây ra ô nhiễm nặng đã đành, cũng có thể có những kẻ lợi dụng, lấy số cá chết ấy đi buôn bán; rồi chế biến nước mắm. Nếu như vậy thì hậu quả sẽ rất khó lường. Rồi thì cuộc sống của hàng mấy chục ngàn diêm dân sẽ ra sao? Làm muối có bị nhiễm độc không?

Cho đến nay đã xác định được cá chết là do nhiễm độc nặng. Thế nhưng nguyên nhân vì sao thì vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp chính thức, có sức thuyết phục cao của cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cao.

Các cơ quan chức năng đang vào cuộc. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào trực tiếp chỉ đạo và phát biểu rằng, nếu chúng ta không làm được thì có thể thuê chuyên gia nước ngoài giám định để kết luận. Việc kết luận không phải một sớm một chiều, nhưng, theo tôi, cũng phải hết sức khẩn trương. Nếu chúng ta cứ như thế này thì vụ việc còn kéo dài. Rõ ràng sự vào cuộc của các cơ quan chức năng là chưa đúng mức và chưa quyết liệt.

Trong khi đó, báo chí, người dân còn vào cuộc quyết liệt hơn. Ví dụ, họ tự lặn xuống để kiểm tra đường ống xả nước thải của Fomosa để chứng minh là việc cá chết có liên quan tới việc xả thải của Công ty TNHH Hưng Hiệp (Fomosa Hà Tĩnh).

Sự nghi ngờ và đặt câu hỏi của dư luận không phải là vô lý. Rõ ràng là Fomasa thừa nhận là có xả thải. Các cơ quan chức năng cũng đã có thông báo là trong 3 tháng đầu năm 2016 Fomosa đã xả thải gần 1 triệu mét khối nước ra biển. Như vậy, trung bình mỗi tháng hơn 300.000m3 nước thải công nghiệp được Fomosa xả ra biển. Fomosa cũng đã thừa nhận là nhập về 300 tấn hóa chất cực độc và thừa nhận là có dùng để súc đường ống. Tất cả những việc làm này có gây ra hậu quả ô nhiễm nặng nề không thì còn cần phải chờ kết luận chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên cá chết đầu tiên ở biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh), gần khu công nghiệp Vũng Áng, đặc biệt là trong đó có Công ty Hưng Phát- Fomasa Hà Tĩnh, sau đó lan ra các tỉnh khác là điều có thật. Một thợ lặn bị chết, 5 thợ lặn khác nhập viện cũng là điều có thật. Hơn hai trăm người dân ở Quảng Bình bị ngộ độc do ăn cá biển phải nhập viện.

Nhà báo Lê Thọ Bình: Với những dấu hiệu và chứng cứ như ông vừa nêu ra thì liệu đã có đủ cơ sở để khởi tố vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường chưa, theo ông?

Ông Phạm Đức Bảo: Như tôi nói ở trên, việc cá chết hàng loạt, rồi người chết khi lặn xuống khu vực bị nghi là nhiễm độc nặng cho thấy nước biển có nhiễm độc. Còn nhiễm độc từ đâu thì phải chờ kết luận chính thức. Tuy nhiên việc gây ra thảm họa môi trường là có thật và nó ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản của người dân; việc sử dụng hải sản; rồi môi trường bị phá hủy. Tất cả những cái đó là có dấu hiệu của tội phạm. Yếu tố tội phạm ở đây là gây ra ô nhiễm môi trường và có hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy, theo pháp luật Việt Nam, khi phát hiện thấy có hành vi phạm tội thì Cơ quan Điều tra phải khởi tố vụ án để tiến hành điều tra nhằm làm sáng tỏ. Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện thấy người nào có hành vi phạm tội thì phải khởi tố bị can. Cũng xin nói thêm tội phạm về môi trường là loại tội phạm mới được cả thế giới quan tâm và Việt Nam cũng mới được đưa vào Bộ Luật Hình sự trong những năm gần đây và các tội này vừa được Quốc hội sửa đổi bổ sung trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.

Nhà báo Lê Thọ Bình: Nếu khởi tố vụ án này thì sẽ khởi tố theo điều nào của Bộ Luật Hình sự, thưa ông?

Ông Phạm Đức Bảo: Cơ quan Điều tra có thể khởi tố vụ án theo Điều 182, Bộ Luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó, tội gây ô nhiễm môi trường là những hành vi cố ý thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.

Nhà báo Lê Thọ Bình: Nếu có khởi tố thì, theo ông, vụ án hình sự này nên do cơ quan điều tra cấp nào: Trung ương hay địa phương tiến hành?

Ông Phạm Đức Bảo: Vụ việc là nghiêm trọng, lại liên quan đến nhiều địa phương (4 tỉnh miền Trung) và nhiều lĩnh vực nên tôi cho rằng khởi tố điều tra phải thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Bộ Công an. Cũng có thể giao cho Cục Cảnh sát môi trường hoặc Cục Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp với Cơ quan điều tra 4 tỉnh có liên quan tiến hành điều tra.

NGƯỜI DÂN CÓ THỂ THU THẬP CHỨNG CỨ KIỆN ĐÒI BỒI THƯỜNG

Nhà báo Lê Thọ Bình: Trong khi chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, thì liệu người dân có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại như kiểu trước đây người dân đã kiện công ty Vedan không, thưa ông?

Ông Phạm Đức Bảo: Khởi tố hình sự vừa là trách nhiệm, vừa là thẩm quyền của cơ quan điều tra để điều tra xem có kẻ phạm tội không và nếu có thì phải đề nghị Viện Kiểm sát truy tố về tội làm ô nhiễm môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng. Đó là việc hình sự. Còn người dân có quyền khởi kiện dân sự như vụ Vedan trước đây hay không thì tôi nghĩ rằng người dân, các tổ chức, hiệp hội như nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá, du lịch… hoàn toàn có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên việc khởi kiện phải có căn cứ. Đối tượng khởi kiện là ai? Tổ chức nào? Bởi việc nghi ngờ Fomasa vẫn chỉ là nghi ngờ. Chưa có một cơ quan có thẩm quyền nào kết luận cá chết là do chất thải của Fomasa cả mà chỉ mới nói là cá chết là do bị nhiễm độc. Vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hành động khẩn trương hơn để có kết luận chính thức.

Nhà báo Lê Thọ Bình: Nhưng người dân có thể tổ chức lấy nước thải của Fomasa, hoặc hải sản chết đem đi giám định ở một cơ quan chức năng kia mà…

Ông Phạm Đức Bảo: Điều đó là hoàn toàn có thể được. Vì người dân có quyền tố giác tội phạm, có quyền điều tra độc lập, khách quan và được các cơ quan có thẩm quyền công nhận thì đấy là những chứng cứ mà người dân có thể khởi kiện. Ví dụ, người dân không chờ được kết luận của các cơ quan chức năng do chậm trễ thì người dân có thể hợp tác với nhau tìm mọi cách để điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh rằng việc cá chết đó là có liên quan đến chất thải của Fomasa và khi ấy hoàn toàn có thể khởi kiện.

Nhà báo Lê Thọ Bình: Nếu khởi tố vụ án hình sự và, rất có thể, sẽ có những bị can bị khởi tố. Liệu việc làm này có ảnh hưởng xấu đến tâm lý các nhà đầu tư không?

Ông Phạm Đức Bảo: Chúng ta rất cần các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để đầu tư. Tuy nhiên không phải là đầu tư bằng mọi giá, bất chấp sự an toàn sinh mạng của người dân, bất chấp môi trường bị ô nhiễm, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội bị xâm phạm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững chứ không phải bằng mọi giá. Hơn nữa, nếu chúng ta nghiêm khắc, làm đúng luật pháp thì không những tạo ra môi trường đầu tư, môi trường pháp lý lành mạnh, mà còn tạo ra một sân chơi đầu tư bình đẳng với tất cả các nhà đầu tư cho dù họ đến từ châu Á, châu Âu hay châu Mỹ…
Nếu làm được như vậy, theo tôi, tâm lý của các nhà đầu tư chân chính không những không bị ảnh hưởng mà còn lên rất cao.

Nhà báo Lê Thọ Bình: Ngay từ năm 2012 Thanh tra Chính phủ đã có kết luận những việc làm sai trái của chính quyền Hà Tĩnh trong việc cấp đất cho Fomasa và yêu cầu xử lý nghiêm. Nếu thời bấy giờ vụ việc được xử lý thì rất có thể sẽ không có những vấn đề như hiện nay?

Ông Phạm Đức Bảo: Để xảy ra hậu quả mà sau này hệ lụy đến nhiều vấn đề thì cái sai trước tiên là thuộc về chính quyền Hà Tĩnh. Cái đó thì rõ rằng. Việc này Thanh tra Chính phủ đã kết luận rồi. Không có một luật nào cho phép cho thuê đất 70 năm cả. Thanh tra đã kết luận, không những đã đề nghị phải xử lý mà còn đề nghị chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra. Tuy nhiên điều đáng tiếc là sau đó những sai phạm này của chính quyền Hà Tĩnh đã được cấp có thẩm quyền cao hơn là Thủ tướng Chính phủ chấp nhận và coi như chuyện đã rồi. Lẽ ra lúc đó phải xử lý nghiêm thì mọi việc có lẽ sẽ không đến mức như hôm nay!

Xin cám ơn ông!
LÊ THỌ BÌNH

————–
Điều 182: Tội gây ô nhiễm môi trường
1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.


Phạm Đức Bảo thực hiện

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

ÔNG HỮU ƯỚC KIỆN TÔI, TÔI MONG MUỐN ĐIỀU ĐÓ ĐỂ CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN VÀO CUỘC





.

FB Tran Dinh Trien

Báo Petrotimes dẫn lời Trung tướng Nguyễn Hữu Ước nói ông sẽ kiện luật sư Trần Đình Triển vì vị luật sư đã “đưa những thông tin sai sự thật, vu khống ông lên mạng internet.”

Tướng Ước từng là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, nguyên Tổng biên tập Báo và Truyền hình của ngành công an.

Tin này xuất hiện một ngày sau khi luật sư Triển đăng tin trên Facebook tố cáo ông Ước“phù phép biến hơn 28.000 mét đất của cán bộ chiến sỹ công an nhân dân”

Sau khi Petrotimes đưa tin ông Ước nói sẽ khởi kiện, luật sư Triển ngay lập tức lên Facebook tuyên bố:

“Ông Hữu Ước kiện tôi, tôi mong muốn điều đó để các cơ quan có thầm quyền vào cuộc.

“Trước hết với vai trò của luật sư được quy định trong Luật Luật sư: “Góp phần bảo vệ công lý”; với bản thân tôi khi được thân chủ đồng ý và tài liệu thu thập được phải có cơ sở tôi mới đưa thông tin.

“Mục đích chính là nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho tổ chức và cá nhân. Mặt khác, pháp luật đã quy định: “Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật” thì bất cứ cá nhân nào khi vi phạm pháp luật cũng đòi hỏi phải xử lý nghiêm khắc.”

Ông Triển cũng viết văn phòng luật sư Vì Dân đã gửi lãnh đạo Bộ Công an văn bản về vụ việc và đăng lại trên Facebook của ông.

Báo Petrotimes nói ông Triển “cho rằng Trung tướng Hữu Ước đã tự ý “sang tên” lô đất cho công ty khác, sau đó lại làm văn bản (không xin ý kiến lãnh đạo Bộ và Tổng cục XDLL Bộ Công an) xin trả lại lô đất cho UBND thành phố Hà Nội vì không có nhu cầu.”

Vì lý do này vị Trung tướng tuyên bố sẽ nhờ tới cơ quan pháp luật để xử lý “hành vi vu khống, làm tổn hại danh dự của cá nhân” ông.

Đọc thêm:

ÔNG HỮU ƯỚC KIỆN TÔI, TÔI MONG MUỐN ĐIỀU ĐÓ ĐỂ CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN VÀO CUỘC


FB Trần Đình Triển

Trước hết với vai trò của luật sư được quy định trong Luật Luật sư: “Góp phần bảo vệ công lý”; với bản thân tôi khi được thân chủ đồng ý và tài liệu thu thập được phải có cơ sở tôi mới đưa thông tin. Mục đích chính là nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho tổ chức và cá nhân. Mặt khác, pháp luật đã quy định: “Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật” thì bất cứ cá nhân nào khi vi phạm pháp luật cũng đòi hỏi phải xử lý nghiêm khắc.

Văn phòng luật sư Vì Dân đã có văn bản gửi lãnh đạo Bộ Công an về vụ việc này, tôi xin đưa lên đây toàn văn công văn đó; còn những chứng cứ để chứng minh cho công văn này tôi xin phép được đưa lên ở bài sau:

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÌ DÂN

——————***—————-

Số: 19 /2016/VPLSVD

V/v: Xem xét dự án nhà ở của Báo Công an nhân dân, không làm oan cho Thượng tá Lê Kim Chi.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–***—————–

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016

Kính gửi:

– Thượng tướng Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
– Thượng tướng Lê Quý Vương – Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an;
– Trung tướng Trần Bá Thiều – Tổng cục trưởng, Tổng Cục chính trị Bộ Công an;
– Thiếu tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc CA TP. Hà Nội.

Văn phòng luật sư Vì Dân, nhận tư vấn miễn phí cho thượng tá Lê Kim Chi – Phó trưởng Ban Báo Công an nhân dân, về việc khiếu nại Cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội đang xem xét việc Thượng tá Lê Kim Chi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong việc ký hợp đồng góp vốn hỗ trợ, để thực hiện việc hoàn thành các thủ tục về dự án làm nhà cho cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân. Vụ việc này, chính Thượng tá Lê Kim Chi đã có đơn tố cáo gửi đến các Cơ quan có thẩm quyền về dấu hiệu tham nhũng, trái pháp luật trong việc xử lý giải quyết việc cấp và sử dụng đất đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho Báo Công an nhân dân.

Qua nghiên cứu hồ sơ tài liệu, chúng tôi thấy rằng: việc vi phạm pháp luật và dấu hiệu tham nhũng trong dự án này là những người khác, còn Thượng tá Lê Kim Chi là người bị hại; có dấu hiệu cấu kết với nhau để xử lý trái pháp luật đối với Thượng tá Lê Kim Chi, nhằm che dấu tội lỗi, tham nhũng, vi phạm pháp luật của một nhóm người khác. Cụ thể và tài liệu chứng minh như sau:

Thứ nhất: Nguồn gốc và quá trình của vụ việc:

– Tháng 9/2002, Đảng ủy – Ban biên tập Báo Công an nhân dân có văn bản báo cáo Tổng Cục xây dựng lực lượng Bộ Công an về việc xin phép UBND TP. Hà Nội cấp đất cho Báo Công an nhân dân làm trụ sở và xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ đang công tác tại Báo. Tổng Cục xây dựng lực lượng Bộ Công an đã có công văn số: 889/X11 (X21) ngày 23/9/2002 gửi UBND TP. Hà Nội và Sở địa chính nhà đất Hà Nội, đề nghị xem xét cấp cho Báo Công an nhân dân lô đất để giải quyết nhu cầu chính đáng nói trên (có văn bản kèm theo).

– Trên cơ sở ý kiến chấp thuận nói trên của Tổng Cục xây dựng lực lượng, thì Đảng ủy – Ban biên tập Báo Công an nhân dân có cuộc họp ngày 26/11/2002, thống nhất biện pháp triển khai và giao cho ông Lê Kim Chi tự bỏ tất cả mọi chi phí và tổ chức thực hiện. Khi hoàn tất việc xin đất thì ông Lê Kim Chi được hưởng: 02 lô đất trong dự án để bù chi phí và một lô đất theo tiêu chuẩn cá nhân được hưởng (có văn bản kèm theo).

– Thượng tá Lê Kim Chi đã triển khai thực hiện, bỏ mọi chi phí, đã lo được 5.409m2 đất tại chợ tạm Tân Xuân, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm – Hà Nội, và đã được UBND TP. Hà Nội ra Quyết định số: 7886/QĐUB ngày 24/10/2008 cấp cho Báo Công an nhân dân về diện tích và khu đất tại vị trí này. Nhưng sau đó Bộ Công an sáp nhập Báo An ninh thế giới vào Báo Công an nhân dân, do ông Nguyễn Hữu Ước làm Tổng biên tập, thì ông Ước cho rằng: số lượng nhân viên tăng lên và với diện tích như vậy thì không đủ cấp cho cán bộ chiến sỹ và chỉ đạo: xem xét xin UBND TP. Hà Nội khu đất có diện tích lớn hơn. Đáng lưu ý khu đất này lại được một doanh nghiệp khác mang danh Báo Công an nhân dân để đầu tư xây dựng; nhưng thực chất không có một quyền lợi gì của tập thể cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân (có Quyết định của UBND TP. Hà Nội kèm theo).

– Thực hiện ý kiến chỉ đạo đó của Đảng ủy – Ban biên tập Báo Công an nhân dân thì Thượng tá Lê Kim Chi lại phải bỏ công sức và tiền bạc để liên hệ, tìm khu đất khác. Trong lúc đang liên hệ khu đất 9.848m2 tại xã Xuân Đỉnh – Từ Liêm, đã được UBND huyện Từ Liêm chấp thuận. Sau đó, Tổng Cục II Bộ Quốc phòng có văn bản xin UBND TP. Hà Nội xin làm nhà cho cán bộ chiến sỹ vì là khu liền kề của Tổng Cục II. Do đó, UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho Tổng Cục II và đề nghị Báo Công an nhân dân xin ở khu vực khác; như vậy, mọi công sức và chí phí của Thượng tá Lê Kim Chi trọng vụ việc này bị mất đi và không có kết quả.

– Sau đó, ông Lê Kim Chi tiếp tục bỏ chi phí và triển khai và đã được các Ban ngành của Thành phố chấp thuận giao cho Báo Công an nhân dân 23.038m2 đất tại khu vực Bắc Cổ Nhuế – Từ Liêm, để xây dựng nhà ở cho cán bộ công an nhân dân. Khi được chấp thuận của chính quyền Thành phố thì phát sinh những vi phạm pháp luật, tham nhũng, được xuất phát từ đây:

+/ Báo Công an nhân dân ký biên bản với Công ty cổ phần Gia Lộc Phát, cho phép Công ty này thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sỹ. Sau đó, Công ty Gia Lộc Phát thảo hợp đồng nguyên tắc ngày 18/10/2010 để hợp tác đầu tư nhưng Báo Công an nhân dân không ký. Đáng lưu ý trong văn bản mà Công ty Gia Lộc Phát đã ký này đã nói rõ: dành 60 căn và 05 tỷ đồng cho Báo công an nhân dân.

+/ Báo Công an nhân dân với tư cách là người được cấp đất, Công ty cổ phần Gia Lộc Phát chỉ là người xây dựng; nhưng ngày 24/12/2010 Công ty Gia Lộc Phát đã ký hợp đồng bán cho Công ty TNHH một thành viên cơ khí xây dựng Megastar bán một phần hai dự án lấy 55 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty Megastar lại bán đi bán lại cho nhiều thứ cấp khác thu hơn 200 tỷ đồng (có tài liệu kèm theo). Sau đó Công ty Gia Lộc Phát bán tiếp tòa nhà B để lấy 33 tỷ đồng. Mọi giao dịch này đều được Công ty Gia Lộc Phát và Công ty Megastar đăng công khai trên báo, lấy tư cách là Báo Công an nhân; thậm chí cho phép quy hoạch kiến trúc xây dựng cao nhất là 19 tấng thì 2 Công ty kia rao bán đến 30 tầng và cả biệt thự.

+/ Trước tình cảnh đó, những người mua nhà của Công ty Megastar và Công ty Bất động sản Bưu điện (vốn tư nhân) nộp tiền nhưng không có nhà, nên đã khiếu nại tố cáo đến các Cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, Thượng tá Lê Kim Chi đã 09 lần có văn bản gửi Đảng ủy – Ban biên tập Báo Công an nhân dân đề nghị thanh toán những chi phí mà hơn 8 năm qua vay mượn, bán nhà, tài sản để lo cho việc cấp đất xây dựng nhà ở của cán bộ chiến sỹ Báo. Đáng lưu ý, vụ việc được im lặng, không giải quyết từ năm 2010 đến nay.

+/ Điều khó hiểu và có dấu hiệu cấu kết tham nhũng là: Ngày 04/4/2011, Báo Công an nhân dân có công văn số 83/CV/X21 gửi UBND TP. Hà Nội trả lời Báo không phối hợp với Công ty Gia Lộc Phát thực hiện dự án nữa. Điều lạ lùng là 11 ngày sau (tức ngày 16/4/2011) Báo Công an nhân dân lại có công văn số 100/CV/X21 gửi UBND TP. Hà Nội khước từ và từ bỏ việc xin lô đất trên và đề nghị UBND TP. Hà Nội giải quyết cho đơn vị khác có nhu cầu cấp bách về nhà ở (hai văn bản này có dấu hiệu vô nguyên tắc vì khi xin thì có ý kiến của Tổnng cục nhưng khi trả thì không báo cáo và không có ý kiến của Tổng Cục xây dựng lực lượng). Chính vì vậy UBND TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Gia Lộc Phát trên khu đất này, bác bỏ mọi quyền lợi của cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân và mọi chi phí mà Thượng tá Lê Kim Chi đã đầu tư (xin gửi tài liệu kèm theo).

+/ Trên cơ sở khiếu nại tố cáo của Thượng tá Lê Kim Chi thì ngày 05/8/2012, ông Trung tướng Nguyễn Hữu Ước – Tổng biên tập Báo Công an nhân dân có công văn (không số) ngày 05/3/2012 gửi Công ty cổ phần Gia Lộc Phát; tại văn bản này đã khẳng định: ông Lê Kim Chi đã tự bỏ chi phí và đã hoàn thành thủ tục xin cấp đất cho Báo Công an nhân dân và yêu cầu Công ty Gia Lộc Phát thanh toán mọi chi phí cho ông Lê Kim Chi.

+/ Trên cơ sở các văn bản nêu trên, Báo Công an nhân dân đã nhiều lần mời Công ty Gia Lộc Phát đến dự họp để giải quyết quyền lợi hợp pháp cho Báo và chi trả các chi phí mà Thượng tá Lê Kim Chi đã chi; nhưng Công ty Gia Lộc Phát nhiều lần né tránh đến họp và khước từ quyền lợi của Báo cũng như chi trả các khoản tiền mà Thượng tá Lê Kim Chi đã chi cho dự án.

Thứ hai: Những dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, vì lợi ích nhóm, … câu kết để chống lại Thượng tá Lê Kim Chi:

– 5.409 m2 đất tại Xuân Đỉnh đã được Thành phố có quyết định giao đất; nhưng lãnh đạo Báo Công an nhân dân không làm văn bản trả lại cho UBND TP. Hà Nội mà lại cho phép một Công ty khác mang danh Báo Công an nhân dân để đầu tư, mà lợi ích của cán bộ chiến sỹ Báo không được gì; đồng thời, mọi chi phí của Thượng tá Lê Kim Chi bỏ ra không được trả lại. Như vậy lợi ích của dự án này đi vào túi ai?

– Khi xin lô đất 9.800m2 đã được UBND huyện Tự Liêm chấp thuận, nhưng Tổng Cục II Bộ Quốc phòng xin lại thì mọi chi phí của Thượng tá Lê Kim Chi cũng chưa được giải quyết.

– Đến dự án 23.038m2 đã được các ban ngành của UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho Báo Công an nhân dân. Nhưng Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân lại làm văn bản trả (không báo cáo Tổng Cục xây dựng lực lượng), nhằm hợp thức hóa cho Công ty Gia Lộc Phát bán đi bán lại, thu hơn 200 tỷ đồng chia chác cho nhau, mà cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân không được gì; còn Thượng tá Lê Kim Chi không được chi trả đủ các chi phí trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án trên 10 tỷ đồng (trong đó có tiền vay mượn, tiền hợp tác, góp vốn, tiền gia đình, tiền bán nhà để lo liệu cho dự án); đến nay Thượng tá Lê Kim Chi không còn nhà để ở.

– Dấu hiệu mất bình thường của những cá nhân trong dự án này là: Ông Nguyễn Hữu Ước căn cứ vào đâu để làm văn bản trả lại đất đã xét chấp thuận cho Báo Công an nhân dân liên quan đến quyền lợi của hơn 200 cán bộ chiến sỹ, không có ý kiến của Đảng ủy – Ban biên tập và Tổng Cục xây dựng lực lượng?

– Ông Nguyễn Văn Bình thời điểm đó đang là Điều tra viên công tác tại Đội 10 Phòng PC 46 Công an Hà Nội, ai cho phép lấy tư cách Phó tổng Công ty Gia Lộc Phát đứng ra giải quyết những tồn đọng vướng mắc với Báo Công an nhân dân? Dấu hỏi đặt ra là: nhằm lấp liếm vụ việc này, hiện nay ông Bình đang nghỉ chờ hưu, có hay không việc đưa vụ việc này, tìm những kẽ hở của Thượng tá Lê Kim Chi trong dự án này để xử lý nhằm bưng bít cho hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật?

– Bà Lê Thị Kim Yến trong thời gian đó đang là công chức giữ chức vụ Giám đốc Xí nghiệp số 2 Công ty 10 thuộc Công ty phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội là vợ của ông Nguyễn Dũng Đạt – chủ của Công ty Gia Lộc Phát lại đồng mang danh Phó tổng giám đốc Công ty Gia Lộc Phát để ký một số văn bản trong dự án này.

– Thượng tá Lê Kim Chi trong thời gian đang công tác tại Báo Công an nhân dân; đồng thời, trong thời gian biệt phái sang Ban Nội chính Trung ương, đã làm đơn tố cáo về dấu hiệu vi phạm pháp luật, lợi ích nhóm, tham nhũng của dự án này và khiếu nại đề nghị thanh toán những chi phí mà hơn 8 năm đã dùng tiền vay, tiền hợp tác, bán nhà để lo cho dự án trên 10 tỷ đồng. Phải chăng, vì sự khiếu nại tố cáo này mà nhóm lợi ích trên đang tìm mọi kẽ hở để đẩy Thượng tá Lê Kim Chi ra trước pháp luật, nhằm che chắn những vi phạm pháp luật nói trên (thông qua Phòng PC 46 Công an TP. Hà Nội).

Thứ ba: Những căn cứ mà PC 46 Công an TP. Hà Nội cho rằng Thượng tá Lê Kim Chi vi phạm pháp luật:

– Trong quá trình thực hiện dự án, Thượng tá Lê Kim Chi có vay tiền của ông Đậu Văn Chinh (cán bộ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội) khoảng 900 triệu đồng, để chi trả chi phí thực hiện dự án (ông Chinh biết rõ dự án này). Đến khi dự án đã được các Cơ quan của TP. Hà Nội chấp thuận thì ông Chinh chuyển số tiền vay này sang tiền hợp tác, hỗ trợ làm dự án; nhưng ông Chinh không ký hợp đồng, mà để người em ruột là ông Đậu Mạnh Hùng và người bạn của gia đình là Mai Văn Quyết ký hợp đồng để hợp tác, hỗ trợ dự án bằng cách đầu tư góp vốn và được hưởng tiêu chuẩn hai lô đất như biên bản của Đảng ủy – Ban Biên tập đã dành cho ông Chi. Do dự án bị ông Nguyễn Hữu Ước trả lại cho UBND TP. Hà Nội, nên Thượng tá Lê Kim Chi đương nhiên không còn được hưởng hai lô đất như Đảng ủy – Ban Biên tập đã cam kết. Không hiểu vì lý do gì hai cá nhân nói trên có đơn tố cáo đến PC 46 Công an Hà Nội và PC 46 Công an Hà Nội cho rằng: Thượng tá Lê Kim Chi bán “lúa non” là vi phạm pháp luật; đồng thời trong hợp đồng có dùng chữ: “Ông Lê Kim Chi, Báo Công an nhân dân” là đại diện cho Báo để bán là mạo danh.

– Trong danh sách cán bộ được cấp đất, cấp căn hộ của Báo Công an nhân dân gửi đến UBND TP. Hà Nội có tên ông Nguyễn Như Phong (nguyên Phó tổng biên tập Báo Công an nhân dân) được hưởng tiêu chuẩn một xuất, dự kiến khoảng 120m2 đất. Khi thấy các văn bản đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận; đồng thời ông Nguyễn Như Phong ở thời điểm đó đang xây nhà thiếu tiền nên đã ký hợp đồng bán tiêu chuẩn đất này cho bà Lý Thị Thanh Bình, nhưng qua người môi giới là ông Nguyễn Đức Thọ bán cho bà Văn Thị Thái rồi bà Văn Thị Thái bán cho bà Lý Thị Thanh Bình với diện tích tiêu chuẩn 120m2 với giá 01 tỷ 400 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Đậu Văn Chinh (cán bộ Sở địa chính nhà đất đã nêu trên) là bạn thân của bà Lý Thị Thanh Bình lại bán đất tiêu chuẩn trên của anh Nguyễn Như Phong từ 120m2 lên 160m2 và với giá 12 triệu/m2 để bán cho bà Lý Thị Thanh Bình. Cũng như hai trường hợp nêu trên, do Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân đã trả khu đất này cho Ủy ban nên hợp đồng của ông Nguyễn Như Phong với bà Lý Thị Thanh Bình không thực hiện được; vì vậy bà Lý Thị Thanh Bình có đơn khiếu nại tố cáo đến PC 16 Công an TP. Hà Nội. PC 46 Công an Hà Nội cho rằng: Thượng tá Lê Kim Chi có quan hệ giao dịch, thu tiền trong việc thực hiện hợp đồng này giữa ông Nguyễn Như Phong với bà Lý Thị Thanh Bình là trái pháp luật.

– Vì vậy, chỉ với hai căn cứ nêu trên để PC 46 Công an TP. Hà Nội trình Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội báo cáo Viện Kiểm sát, Tổng Cục chính trị và lãnh đạo Bộ Công an đề nghị tước danh hiệu Công an nhân dân và khởi tố đối với Thượng tá Lê Kim Chi. Đây là vụ việc có dấu hiệu xử lý Thượng tá Lê Kim Chi nhằm che lấp việc tham nhũng, lợi ích nhóm, trái pháp luật của một nhóm người đã nêu trên. Đồng thời, nhằm tạo điều kiện cho Công ty Gia Lộc Phát chối bỏ trách nhiệm với hơn 200 cán bộ chiến sỹ Báo Công an nhân dân và trách nhiệm của Đảng ủy – Ban Biên tập Báo Công an nhân dân với những chi phí mà Thượng tá Lê Kim Chi đã bỏ ra hơn 8 năm qua theo chỉ đạo của Báo.

Bằng văn bản này, Văn phòng luật sư Vì Dân trân trọng báo cáo và kính mong lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Công an TP. Hà Nội cho thanh tra, kiểm tra lại toàn bộ dự án này; không để tình trạng một nhóm người vi phạm pháp luật, tham nhũng, lợi dụng quyền uy và tiền bạc để hãm hại Thượng tá Lê Kim Chi (đã hơn 30 năm công tác tại lực lượng Công an nhân dân, 05 năm trong quân đội, 30 năm tuổi Đảng, là con ruột của liệt sỹ Lê Kim Quy – nguyên trưởng Công an TP. Việt Trỉ, đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đang trực tiếp nuôi dưỡng mẹ là bà Vương Thị Mỵ – tham gia cách mạng từ năm 1945, huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và vợ hiện đang bị bệnh ung thư). Hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn, hiện đã bán hết nhà cửa đang đi ở nhờ và vay mượn, chi phí cho dự án mà 14 năm nay không được bù đắp chi trả, lại đứng bên bờ vực thẳm mà PC 46 Công an Hà Nội đe dọa khởi tố; Đảng ủy và lãnh đạo Báo Công an nhân dân cố tình kỷ luật Đảng với hình thức cảnh cáo, không giao nhiệm vụ và phân công công tác trong 08 tháng qua từ Ban Nội chính Trung ương trở về Báo.

Xin cảm ơn và gửi lời chào trân trọng./.

Nơi nhận:

– Như trên;
– Bí thư Thành ủy Hà Nội;
– Thường trực Đảng ủy Công an TW;
– Chủ tịch UBND TP. Hà Nội;
– Đảng ủy Báo CAND;
– Ban Biên tập Báo CAND;
– Đại tá Nguyễn Duy Ngọc (Phó giám đốc
CA HN);
– Viện trưởng Viện KSND TP. Hà Nội;
– Thượng tá Lê Kim Chi;
– Lưu VP.

Trưởng văn phòng

Tiến sỹ, luật sư: Trần Đình Triển