Hiển thị các bài đăng có nhãn THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

HỎI VÌ SAO MƯA KHÓC





Dân lành đi qua cơn bão
nỗi đau chưa kịp tuôn trào
cớ sao mưa rơi áo não
có làm ướt kẻ quyền cao


Còn ai cân đai áo mão
dập đầu bái tế trời cao
xin đời đừng giông bão
dân lành thoát cảnh thương đau

Ta trong chăn nệm ấm
linh hồn lại đóng băng
hỏi vì sao mưa khóc
nặng kiếp người lầm than

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

BẠN TÔI ( viết tặng Kim Thanh)



Mày là con gái
sao cứ rủ nhậu hoài
cớ chi mày phải đãi
bọn tao là con trai


Đất Sài Gòn mày phải cày
kiếm tiền chẳng dám xài
đợi về quê đãi bạn
còn mấy thằng con trai


Rượu uống hoài phải say
mà sao đêm vẫn dài
chuyện chúng mình thuở nhỏ
ai bảo mày nhớ dai


Thương mày là phận gái
uống say mai vẫn cày
đất Sài gòn oan trái
gửi nỗi buồn cho ai


Nếu một ngày tao không bắt máy
xin mày về cứ việc uống say
linh hồn tao vẫn còn ở lại
trong ly rượu bè bạn hôm nay

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

CON CU ĐI CÀY





Nước Mỹ giả nhân giả nghĩa
Nước Việt ta nào có kém chi
Ông Bộ Thể bệ Thổ lên đầu
Nên ông Thu Giá cho ngầu tiếng ta

Quốc hội xúm xít hò la
Cãi qua cãi lại cũng là Phải Thu
Trở về Thu Phí êm ru
Bởi Dân phải đóng tiền Ngu để bù

May kia Tàu lập Đặc Khu
Dân ngu còn có Con Cu đi cày

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

VÈ ÔNG BỘ THỂ



Ông làm Bộ trưởng
làng tưởng được nhờ
ai ngờ ông nỡ
cho cướp làm đường
thu tiền lộ phí


Ông càng cao quí
dân vào thế bí
tiền lẻ buộc chi
đợi trời ban chỉ
dẹp lũ man di


Ông vẫn chai lì
theo bầy thổ phỉ
"tha zú" nhâm  nhi
cho sử sách ghi

đệ nhất ngu si


Còn ông "bệ thổ" làm đầu
dân còn đi mãi đường rầu thúi chân

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

TÌNH NGÂU



Tháng năm nào có mưa ngâu
mà lòng mong cầu loang sầu tháng sáu
vai áo nát nhào phong sương đau đáu
ai nhặt sao trời ước nguyện trao


Chân quê hóa phận mục đồng
tháng bảy này em có làm Chức Nữ không?
nỗi nhớ lên bảy sắc cầu vồng
hoàng hôn chưa nằm bóng đã đứng trông

Mưa nắng tháng năm đèo bồng tháng sáu
tháng bảy cho nhau vai áo nguyện cầu
hợp tan miên viễn tình ngâu
lá bay vàng rớt thu sầu tiễn đưa

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

BẠN TÔI





Bạn bè lần lượt rớt rơi
còn dăm ba đứa chịu chơi hết mình
không tù, không tội chỉ có tình
sang hèn vinh nhục lưu linh với đời


Tóc xanh đã bạc mặn mòi
gặp nhau rượu uống mềm môi chưa về
bạn bè còn mãi đam mê
vui say trong chốn chân quê cội nguồn
quên đời toan tính thiệt hơn
ngoài da mặt giấy trong da mặt người

Đi rồi lấy nhớ ngậm ngùi
chỉ mong gặp lại còn vui hết đời
thương thầm bao đứa xa xôi
ở nơi chín suối cừ đòi về thăm


Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

SÁU MƯƠI





Em hỏi tôi : sáu mươi tuổi anh sẽ đi đâu?
Tôi mỉm cười : Anh sẽ đến nơi em không thể đến
Em ngơ ngẩn nhìn bầu trời tư lự

Như hỏi tôi như hỏi chính mình :
- Sáu mươi tuổi em sẽ ở đâu?
Tôi bật cười:
- Sáu mươi em sẽ ở trong vùng đất lạnh!

Em quắc mắt nhìn tôi giận dữ
Mắng là tôi độc ác quá chừng
Tôi mỉm cười bảo em sao ngốc vậy
Bởi  sáu mươi đã hết đời người

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

ĐỢI GIẤC MƠ MÙA HẠ





Từng nhành cây run rẩy
mưa cuối mùa kéo mây
chiều đi vào tàn úa
chợ thưa
lá vàng có ai mua?


Gió cướp giựt bụi đường
phố cay sè nước mắt
vỡ òa trong khoảnh khắc
thu liệm vào hôm qua


Đông thò tay chớt nhả
lành lạnh cào thịt da
phố chong đèn nghiêng ngã
bóng chồm lên thây ma


Sót trên cành chiếc lá
na ná trái tim ta
đợi giấc mơ mùa hạ
âu yếm đất trời xa...

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

MÙA THU TÂY NINH QUÊ TÔI




Khi những ngọn gió se se lạnh gọi mùa đông đến
khều chiếc lá khô vàng nhè nhẹ rơi
tôi nhận ra mùa thu quê hương tôi
mỏng manh ẩn hiện
man mác trong cái nắng tháng chín chói chang
mềm mại trong những cơn mưa lang thang
và khẽ khàng trong đêm tỉnh lặng
chầm chậm lụi tàn
tan theo khoảnh khắc ngỡ ngàng…
nhớ thương!


Mùa thu Tây ninh quê tôi
như giấc mơ của những đứa con hoang đàng xa xứ
chợt nhận ra mình còn có...chốn náo nương

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

SÂN GA CÒN ĐỢI HỒN MA THU VỀ




Em vẫn để lá vàng ngập lối
ghế đá sân ga mưa vỡ giọt tôi
ngày tháng rơi cành thu trơ trọi
đón gió đông sầu khô khốc mùa trôi

Tình vẫn dài sao đời ngắn lại
trăng bạc đầu chẳng hiểu vì đâu?
mùa vừa chết theo tiếng còi tàu
dưới chân lá nát lấp đầy thương đau

Mộ cỏ vàng ôm bóng trăng tà
sân ga còn đợi hồn ma thu về

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

LẪN TRONG ĐEN BẠC VỤN VÀNG LÁ THU





Sài gòn ồn ào cộ xe bát nháo
có chỗ nào cho Thu vào cỡi áo yêu thương
con đường Duy Tân hàng me đã cổ
trường Luật bây giờ lố nhố bán mua


Đinh Tiên Hoàng- Văn khoa còn đó
tình ở nơi nao thơ mãi cơ cầu
khói bụi đục ngầu hồn Ngâu trôi dạt
em bước qua cầu thu lạc chân quê

Sài gòn đã nát bờ đê
nên con sóng dữ đổ tràn u mê
chơi vơi đứng lại bên lề
nhớ xưa áo trắng người mang thu về

Gió cuồng vung vãi ê chề
lẫn trong đen bạc vụn vàng lá thu

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

MỞ TOANG CHIỀU RỘNG ĐÓN THU SANG





Sợi nắng mềm trườn lên má em
luồn vào mái tóc nở hoa vàng
gió khều nhè nhẹ hương phát tán
len lẻn vào ta ngây ngất say


Một chiếc lá vừa bay ngang cửa
mở toang chiều rộng đón thu sang
chân trời nhóm lửa đun mây xám
mắt phố đong đưa anh ánh tình

Bóng bám theo hình thong dong bước
thời gian cong vạt nắng lưng ong
mộng phập phồng trên dòng nhựa sống
tiếng trẻo trong tuôn chảy mênh mông

Thu tràn lên hạ vàng son
hoàng hôn bỗng hóa trẻ con bên thềm

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

ĐỐT ÁNH TRĂNG VÀNG SƯỞI ẤM THU





Trút cạn lòng xanh hứng lá rơi
trời đổ đa mang đất đổi màu
gió se sẽ lạnh choàng vai áo
thu rớt u sầu quấn chân côi

Con đường về cội đầy sám hối
ai nhặt chút tình tội lỗi tôi
giấu vào tóc rối mùi hương biết nói
lời tàn phai nhè nhẹ bên tai

Hồn lắc lay đời rung nỗi nhớ
âm thanh đợi chờ sợ hãi bay
nắng lọt khe ngày đêm khờ dại
đốt ánh trăng vàng sưởi ấm thu

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

KÝ ỨC TUỔI THƠ ( Trích : Đất nước tôi- một nỗi buồn)




Tôi sinh ra ở Sài thành
khi đất nước tôi còn phân tranh
tôi đến trường hát bài "Công dân"
về nhà mẹ dạy hát " Tiến quân ca".


Quê nội ngoại tôi vùng biên giới xa
nghe người ta bảo là vùng "xôi đậu"
nên tôi thường khoe với bạn bè cùng lớp
quê nội ngoại tao là vùng "lắm đậu nhiều xôi"!

Rồi
tôi cũng theo mẹ về thăm nội
đến Suối Sâu đã nghe súng nổ vang trời
tôi sợ đến chưa kịp khóc
đã tẻ ra ướt cả quần

Anh tôi đi Biệt động quân
Ba tôi ở tù vì chống chiến tranh
tôi hiểu dần câu " nồi da xáo thịt"
và biết ru em bằng lời ca dao buồn
" Bầu ơi thương lấy bí cùng
tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Rồi nội mất
tôi theo ba về quê tiếp quản
mảnh vườn thênh thang hoa trái vô vàn
trường của tôi nhìn thấy núi Bà Đen
nghe tiếng pháo vọng từ lưng chừng núi
bạn mới chưa thân có thằng đã chết
trên đường về chưa đến Cầu Quan

Tôi biết đưa tang ở tuổi lên mười
tôi biết nụ cười chẳng khép trên môi
tôi biết trẻ con chết vì bom đạn
còn nhiều hơn bệnh hoạn đói nghèo
tôi biết cầm đèn đi học ban đêm
biết đào hầm móc ngách chống sập

Tôi biết hít hơi thật sâu đê không còn run lập cập
khi mảnh pháo bay xé toạt hàng cây
tôi biết ghét Tây " mắt xanh mũi lỏ"
và biết : chửi thề" khi thấy lính Mỹ cặp kè gái quê
và biết khóc bên bờ đê
khi nhà bên có tin con tử trận

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

VÌ SAO EM CHƯA LẤY CHỒNG ?




( viết cho TTKN)

Bài thơ tứ tuyệt lần đầu tôi viết
là họ tên em mỗi chữ đầu câu
ba mươi năm thương nhớ ăn sâu
từ trong máu thịt nỗi sầu tình đau


Ba mươi năm gần mà vẫn xa nhau
vô tình chạm mặt môi cười gượng gạo
em chưa lấy chồng khiến lòng đau đáu
câu hỏi vì sao cứ bật dậy trong đêm

Ba mươi năm bóng ở bên thềm
cô đơn tôi gửi nỗi niềm lên trăng
ngỡ rằng trăng đi bóng sẽ lặn
nhưng có bao giờ trăng chết được đâu

Câu hỏi vì sao em chưa lấy chồng
để tôi nợ nần ở chốn mênh mông
lang thang cuối bãi đầu sông
thả thương nhặt nhớ vẫn không đủ đầy

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

..CÙNG MÙA THU TRÔI DẠT

.


Chôn mảnh tim buồn ta đợi em về
đào mộ tình nhân tưới giọt hồi sinh
em có vui chăng vết lòng khắc lên hình bóng
dẫu thời gian gìà nua vôi hóa bạc màu son


Em hãy đặt môi hôn cho linh hồn thức tỉnh
đào bới tin yêu cào cấu xác thân
hãy để nỗi đau tuôn chảy máu đào
trinh nguyên ngày nào đỏ thắm lại trầu cau

Ta vẫn đợi em dù đến mai sau
vẫn phải lao đao nhặt câu thề hẹn trong lá vàng mục nát
làm người nhếch nhác cùng mùa thu trôi dạt
xây đấp mộ tình chôn mảnh tim đau..

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

ĐỒNG TÂM TỎA SÁNG CƠ TRỜI





Đêm nghe lòng tủi hổ
chí tang bồng vụn vỡ dưới trăng
vẩn vơ ươm mộng gối chăn
thêu hoa vẽ bướm quẩn quanh góc vườn


Có đâu âm vọng quê hương
nước non ngàn dặm đau thương rối bời
tai nào nghe tiếng lệ rơi
mắt nào nhìn thấu phận người lầm than

Gửi tình mây gió cao sang
rẩy run theo chiếc lá vàng đưa thu
kết vần ghép chữ phù du
câu thơ mê mụ lời ru ái tình

Dân nào yên hưởng thái bình
tham quan vô lại điêu linh phận người
Đồng Tâm hào khí ngời ngời
vén mây tỏa sáng cơ trời đổi thay

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

KHÔNG ĐƯỢC XÚC PHẠM VONG LINH LIỆT SỸ

Nguyễn Văn Thịnh 





Ngày 3 tháng 3 vừa qua, tại quán café Sỏi Đá đường Ngô Thời Nhiệm, Quận III, TPHCM, Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập (mãi mà chưa biết bao giờ mới thành lập được) tụ họp phát cái gọi là giải thưởng Văn Việt lần thứ hai cho một số người.
Người dự chừng vài ba chục, xem ra già nhiều trẻ ít, đủ cả đàn ông, đàn bà, trai, gái – có thanh lịch không chỉ trời biết, nhưng đều được coi là trí thức. Người có bằng Tiến sỷ Nguyễn Quang A bao thầu kiêm việc quay phim và dẫn chuyện cho nhà thơ Nguyễn Duy quen nói hài. Nhà văn Nguyên Ngọc cười nhiều, nói ít và câu động viên đàn em con cháu có giá nhất của cụ là “Năm sau chúng ta sẽ trao giải thưởng tại Hội trường dinh Thống Nhất”! Chả hiểu cụ nắm được thiên cơ ra sao nhưng thiết nghĩ cái mốc năm sau thì chắc chắn là chưa. Cầu mong nhà văn lão thành sinh năm 1932 được trời thương cho hưởng lộc bách niên mà vẫn giai lão để được mục sở thị một nhà nước Việt Nam độc lập có chủ quyền sẽ ra sao.
Về cái giải thưởng thì khỏi phải bàn vì tiền đã có đại gia dân chủ Quang A chịu chi 290 triệu VNĐ cho hai lần giải. Tuy nhiên có đúng là tiền lần từ hầu bao của vợ ông ra thì khó mà biết được. Dù sao cũng chẳng hà lạm vào đồng tiền mồ hôi xương máu của dân thì trao giải cho ai là quyền của các vị. Ai thích cứ tìm mà đọc, khen chê tùy khẩu vị mỗi người.
Có điều sau đó, các nhà văn dân chủ bày chuyện tào lao rất vô liêm sỉ là chuyển sang nói chuyện khôi hài về nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu!
Tấm gương Võ Thị Sáu – người anh hùng chết cho muôn đời sau, cả nước từ thiếu niên đến người lớn đều biết hơn nửa thế kỷ nay với lòng cảm phục và kính trọng.
Cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lược phương tây thực ra phải kể từ những năm giữa thế kỷ XIX tới gần cuối thế kỷ XX mới hoàn thành. Một cuộc chiến lâu dài như thế với tương quan lực lượng giữa người tự vệ với kẻ cướp nước chênh lệch như thế, lại trong bối cảnh thế giới đảo điên như thế, thì việc giành lại được chủ quyền dân tộc, thống nhất đất nước, dựng nền độc lập, tưởng như chỉ thấy trong mơ. Niềm vui quá lớn và nỗi đau cũng lớn. Nhưng biết làm sao. Sách trời định phận cho dân tộc mình như vậy, phải nhận thôi! Hôm nay, được sống trong hòa bình, ổn định, chăm lo làm lụng học hành, mong sớm vươn lên bằng người thì càng không ai được phép quên những người vì nước quên thân. Cùng với việc mau chóng giải đi nỗi đau do hậu quả chiến tranh để lại, là việc phải thể hiện lòng kính trọng ghi ơn sâu nặng tới những người hy sinh vì Tổ quốc. Đó là đạo lý truyền thống của con người ở mọi quốc gia chứ không chỉ riêng ở nước mình. Những anh hùng liệt sỹ được nêu danh chỉ là một số tấm gương tiêu biểu hiện thân trong biển người tận trung với nước, tận hiếu với dân. Cách ứng xử thế nào là thể hiện nhân cách của từng người. Đôi chút lạ lùng thấy trong cuộc họp mặt này có một số người vào hàng lão trượng và từng có một quá trình cống hiến đáng ghi nhận. Nhìn những vẻ mặt hớn hở với những cái mồm móm mén nốc cạn chén rượu tây rồi há hốc ra cười khoái trá lại càng thấy xót xa trong số đó không ít người thản nhiên ăn mày vào dĩ vãng của đồng bào, đồng chí nhưng lại “vất cha nó quá khứ (của mình) vào đống rác bên đường mặc cho ruồi nhặng kéo đến làm tình đẻ dòi đẻ bọ chơi” (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai)! Suy cho cùng thì đó cũng là cái tình đời dung tục khi xã hội có sự đổi thay xáo trộn. Như ở Liên Xô, sau cuộc chính biến 1991, nhiều tượng đài lãnh tụ bị xô đổ, nhiều tấm gương anh hùng bất khuất trước quân phát xít tội phạm của loài người cũng bị làm vấy bẩn, như câu chuyện về người con gái Nga anh hùng Dôia bị vu là điên. Phan Huy Lê liền học đòi theo đó, mưu toan xô đổ tượng đài Lê Văn Tám. Cuối tháng 2/2005 tại Hà Nội ông ta công khai tiết lộ: “Nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám là hoàn toàn không có thật! Tôi (PHL) đã và đang viết bài để công bố sự thật về nhân vật này trong thời gian sớm nhất”! Vậy mà mãi bốn năm sau, khi dư luận bức xúc, lờ đi không được, sau khi “tiếp cận với sự việc càng rõ ràng”, ông ta xuống nước: “Lê Văn Tám không phải là tên nhân vật lịch sử có thật (đã chắc chưa?) nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hy sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng”. Bá ngọ con ong! Vậy mà ông ta còn lý sự: “Mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học, khách quan, chân thực”. Sử học là chuyện liên quan tới con người, giữa thời hiện tại vẫn có chuyện cần tranh cãi huống chi thời quá khứ hỗn độn mù mờ mà ông đòi hỏi phải khách quan chính xác, thì sao không thể hỏi: Phan Huy Lê có đích thực là con của ông Phan Huy Tùng với bà Cao thị? Cho dù y học tiến bộ đến đâu thì nguyên lý “không có gì tuyệt đối” luôn là chân lý của khoa học khách quan!
Thua keo này bày keo khác, những người cùng hội cùng thuyền với ông ta bày ra câu chuyện liệt nữ Võ Thị Sáu “chập”, “khùng”, bị những người kháng chiến lợi dụng vào việc “diệt ác phá tề”, bị bắt vẫn “nổ” nên chịu án tử hình. Bị giam trong khám tối vẫn luôn miệng hát (những bài ca cách mạng) và khi đem ra pháp trường vẫn tỉnh queo, lại hái hoa cài lên mái tóc…! Chẳng lẽ tòa án của nước đại Pháp văn minh với những tên tuổi tỏa sáng toàn thế giới như Voltaire, Rousseau, Hugo… lại dễ dàng khép án tử hình một người con gái ở tuổi vị thành niên? Tinh thần bất khuất của người con gái vùng Đất Đỏ, ngay cả các thế hệ cách mạng tiền bối lúc đó đang bị cầm tù tại nhà lao Côn Đảo cũng tỏ lòng ngưỡng mộ và lấy đó làm gương. Người viết vẫn có cảm giác rùng mình mỗi khi nghĩ tới 13 liệt sỹ bị đưa lên đoạn đầu đài ở Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Ông Nguyễn Thái Học giơ tay chào mọi người với lời nhắn lại: “Rồi thế nào cách mạng cũng thành công”! Ông Phó Đức Chính nói: “Đại sự không thành chết là vinh”! và giật băng bịt mắt đòi nằm ngửa để nhìn lên cỗ máy chém khổng lồ lao xuống cổ! Cái gì đã làm con người trí thức ở tuổi 23 can tràng như thế? Người viết chợt nhớ tới mấy câu thơ của Chế Lan Viên: “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con/ Một mái nhà xinh rủ bóng xuống tâm hôn/ Hạnh phúc chứa trong một tà áo đẹp”. Sự nghiệp của Cụ Hồ thành công bởi bằng việc làm và tấm gương đạo đức của mình, Cụ đã khơi dậy lòng yêu nước thương dân tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam và làm cho tính người trong mỗi con người lớn vượt trội lên. Phải chăng trong hoàn cảnh đặc biệt, người ta chẳng nuối tiếc gì khi được chết vì đại nghĩa? Khi liệt nữ Dôia hiên ngang bước lên giá treo cổ là báo hiệu ngày tận số của quân phát xít! Vào lúc hừng đông ngày 23/1/1953, khi liệt nữ Võ Thị Sáu hồn nhiên trước họng súng của bầy lang sói báo hiệu chỉ một năm sau đội lính Lê dương đó nhục nhã theo nhau xuống tầu về nước!
Trở lại cuộc bù khú chén chú chén anh giữa thành phố Hồ Chí Minh đang từng ngày từng bước đi lên. Miếng ăn quá khẩu thành tàn, khi quá chén rồi chẳng còn biết mình là ai nữa, tới mức xúc phạm tới vong linh anh hùng liệt sỹ thì đâu còn gì để gọi là nhân cách nữa!
Ông Nguyên Ngọc có nhớ ông từng nói: “Cái cốt yếu của văn chương là tính nhân đạo” và “Văn chương giúp cho con người không sa xuống thành con vật”. Những lời bộ sậu các ông đang nói có mang tính nhân văn nhân đạo hay không? Và ngay tại cái quán Sỏi Đá ngày hôm ấy, không khó nhận ra bao nhiêu con người đã sa xuống cấp do ông nhà văn đàn anh cho sập bẫy! Đấy là cái tài và cũng là công lớn để đời của ông ta!
Như nhà thơ Nguyễn Duy đấy, ông ta lỉn xỉn khoa tay múa chân lè nhè kể ra những chuyện nhặt nhạnh ở đầu đường xó chợ về một người con gái đã bị lũ đầu trâu mặt ngựa trói thúc ké vào cây cọc để một bầy ma quỷ mắt xanh mũi lõ nhằm thẳng vào cái thân hình bé nhỏ tội nghiệp ấy mà nhả đạn! Cách đây ngót hai chục năm, lúc sinh thời ông Võ Văn Kiệt, mọi người còn nghèo, giới văn nghệ sỹ càng nghèo, hẳn ông Sáu thì không. Nhà thơ Nguyễn Duy được thay mặt giới tài tử văn nhân đọc một bài thơ than thân trách phận nửa nạc nửa mỡ gây cười, láu cá thọc lét mấy ông lãnh đạo. Lúc ấy nhìn Nguyễn Duy tội nghiệp mà dễ thương, tấm thân gày, da xám xạm, giọng hài hài, bộ ria cụp mà chẳng ai chê. Bây giờ vẫn con người ấy, hồng hào, béo tốt, ria nửa đen nửa bạc, cười nham nhở, giọng đầy hơi rượu nửa đểu nửa hài, thiên hạ kháo của chìm thì không biết nhưng của nổi ông ấy có hai cái nhà giữa thành phố đấy! Tất nhiên là với mấy tập thơ hài hài tếu tếu nửa thành thị nửa quê mùa mà chẳng chứa nội dung gì lớn lao và với mớ rổ rá thúng mủng chổi cùn rế rách đề thơ bán rao đầu hè quán sách thì chẳng thể có được cơ nghiệp ấy. Chỉ kẻ tiểu nhân mới ganh với người giàu. Nhưng giàu mà chẳng thành nhân là họa!
Tiến sỹ Nguyễn Quang A thoạt nhìn hao hao giống Năm Cam. Tuy là giới anh chị nhưng y sướng từ thuở nhỏ nên mày râu nhẵn nhụi dễ lừa đời và quả là y đã làm cho mấy vị đại quan chết nổi chết chìm. Còn ông A có một tuổi thơ mồ côi vất vả vẫn còn in vết hằn trên mặt thì dù có nên danh nên giá lắm của nhiều tiền nhưng chẳng có phép màu nào xóa đi, chẳng thể lừa ai! Tôi từng một thời là lính chiến, sống chết với anh em bộ đội, từng nhiều lần chôn cất anh em thương binh tử sỹ trên rừng sâu hay dưới bưng biền. Nhiều huống cảnh thương tâm lắm, chẳng nên mang nặng trong lòng. Tuy nhiên tôi cũng biết có những cái chết oanh liệt oai hùng nhưng có những cái chết hoàn cảnh cần xá cho nhau. Giữa trận mạc giao tranh, mấy ai chứng kiến được đồng đội mình ngã xuống thế nào. Gặp bạn nằm đấy thì bảo nhau tìm cách tải về thôi. Làm sao ông A biết tường tận lúc cha mình ngã xuống? Nhưng ông A đã được hưởng đầy đủ lộc đời. Tổ phụ, tiền nhân mong có đứa đích tôn nhang khói. Xã hội mong có được một truyền thống như mạch nước ngầm trong trẻo. Một nhà khoa học háo danh hiếu thắng mà thành tri kỷ tri âm với một nhà văn lão làng tài ba công tích, dọc ngang nào biết trên đầu có ai, chẳng biết liệu có bền?
Xã hội đang ở trong giai đoạn chuyển mình lắm điều bức bối. Thiếu gì chuyện để nói để bàn, bày cách cho xã hội đi lên. Người dân đủ tỉnh táo phân biệt điều hay dở, đúng sai. Nhưng các nhà dân chủ nhằm mục tiêu trái đạo, làm cho xã hội bất ổn để đục nước béo cò. Chẳng lạ gì các ông khi đương chức đương quyền thì miệng ngậm tăm, chỉ biết cúi mặt mà ăn. Nhưng khi hết thời thì tức khí bày trò đòi quyền tự do dân chủ cái mà các ông đã được hưởng chán chê! Nhà văn Đông La ví von nghe ra hợp lý hợp tình: Cái nhà dột thì chịu khó lợp chắp vá lại, ở tạm rồi cũng qua, chừng nào tích góp đủ sức đủ tiền thì làm mới lại. Chớ nghe ai phá phách banh ra giữa lúc người khôn của khó thì toàn gia lâm cảnh màn trời chiếu đất, nheo nhóc bơ vơ, chẳng thể trông chờ vào một mái ấm tình thương của ai hứa hão! Nhìn người ngẫm ta lấy đó làm gương để tự lo liệu cho mình.


Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/3/2017

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

CÂY NGÔ ĐỒNG





Ngô đồng nức nở tháng ba
hồn quê ôm ánh dương tà dưỡng sinh
quên đời tục lụy nhục vinh
đỏ lòng thắp nén thanh minh an lành


Công cha nghĩa mẹ thác sanh
thanh âm lưu giữ trăm năm nào mòn
chân tâm dạ sắt lòng son
thụ linh trời đất ngô đồng báo tin :
" Ngô đồng nhất diệp lạc
thiên hạ cộng tri thu"

Con đường danh lợi phù du
đừng quên nguồn cội lời ru mẹ hiền

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

TÓC GIÓ THÔI BAY





Tháng ba
tóc gió thôi bay
khuy áo em cài nhốt mắt ai
môi hôn nắng lửa tình phực cháy
đốt rụi hồn ta dưới ánh ngài


Tháng ba
tóc gió thôi bay
em in hình hài lên bóng say
hương thơm hơi thở già nhân ngãi
nén chặt tình ta dưới gót giày

Tháng ba
nắng đỏ tình say
dang tay em đón giọt hoài thai
vai ta gánh trọn mùa ân ái
từ nay
tóc gió thôi bay...