Hiển thị các bài đăng có nhãn HỘI HỌA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỘI HỌA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Về phong trào Biểu hiện (Expressionism) Đức, thế kỷ 20



Thúy Anh dịch






Franz Marc, “The Large Blue Horses”, 1911

Biểu hiện (Expressionism) là phong trào nghệ thuật hiện đại bắt nguồn từ lĩnh vực thơ ca và hội họa ở Đức đầu thế kỷ 20, sau mở rộng ra nhiều lĩnh vực kiến trúc, hội họa, văn chương, nhạc kịch, múa, phim ảnh và âm nhạc. Đặc điểm của phong trào là thể hiện thế giới xung quanh bằng cái nhìn chủ quan, triệt để bóp méo (thế giới xung quanh) tạo hiệu ứng về mặt cảm xúc nhằm khơi gợi tâm trạng hoặc ý tưởng. Họa sỹ Biểu hiện mong muốn thể hiện ý nghĩa và những trải nghiệm tình cảm hơn là hiện thực vật chất.

Expressionism được phát triển như là một phong cách tiên phong chủ yếu ở Berlin trước Thế chiến I, 1914, phổ biến qua suốt thời Cộng hòa Weimar (là chính phủ của nước Đức từ 1918 sau Cách mạng tháng 11 sau khi Thế Chiến I kết thúc đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng vào 1933 và Đảng Quốc xã lên nắm quyền).

Thuật ngữ biểu hiện – Expressionism – đôi khi gợi nhắc đến nỗi sợ hãi, lo lắng (angst). Theo cách hiểu chung nhất thì hai họa sỹ thế kỷ 16 Matthias Grünewald và El Greco đôi khi cũng được cho là họa sỹ Biểu hiện dù trên thực tế thuật ngữ Biểu hiện chỉ dùng chỉ các tác phẩm Biểu hiện ở thế kỷ 20.


Quang cảnh Toledo của El Greco, 1595/1610, được cho là mang phong cách trường phái Biểu hiện thế kỷ 20, theo lịch sử được xem là tác phẩm điển hình của trường phái Kiểu cách (Mannerism)

Đặc điểm của trường phái
Các họa sỹ Biểu hiện tập trung vào quan điểm cá nhân, phản ứng lại với chủ nghĩa thực chứng positivism (khuynh hướng nhận thức luận của triết học và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người) và với những phong cách hội họa khác như chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) và Ấn tượng (Impressionism).

Trong khi từ Biểu hiện đã được dùng theo nghĩa hiện đại từ sớm những năm 1850 thì xuất xứ của nó đôi khi được quy về cho những tác phẩm có tên Expressionismes của họa sỹ vô danh Julien-Auguste Hervé trưng bày năm 1901 ở Pháp. Một ý kiến khác lại cho rằng từ này được đặt vào năm 1910 bởi sử gia nghệ thuật người Czech Antonin Matějček, trái nghĩa với từ Ấn tượng:

Họa sỹ Biểu hiện mong ước trên hết được thể hiện chính mình, (từ chối) những nhận thức trực tiếp của mắt để xây dựng nên các cấu trúc hình ảnh phức tạp của tinh thần. Những ấn tượng và hình ảnh trong trí óc đi qua tâm hồn tựa như đi qua một bộ lọc, giúp anh ta rũ bỏ mọi điều vây bám, làm hiện lên cái tinh chất thuần túy nhất của con người anh ta, và rồi cái tinh chất ấy được tinh lọc và cô đặc thành những dạng thức tổng quát hơn để anh ta nhanh chóng chép lại dưới dạng những thể thức và biểu tượng đơn giản trên tranh.



“Tiếng thét” của Edvard Munch (1893) gây ảnh hưởng đến các họa sỹ Biểu hiện thế kỷ 20


Những tiền nhân

Tiền nhân của phong trào Biểu hiện là họa sỹ Hà Lan Vincent van Gogh, họa sỹ Bỉ James Ensor, Sigmund Freud.

Năm 1905, nhóm bốn họa sỹ Đức dẫn đầu là Ernst Ludwig Kirchner thành lập phong trào Cây cầu – Die Brücke (the Bridge) – ở thành phố Dresden. Có thể cho rằng đây là tổ chức sáng lập nền hội họa Biểu hiện Đức.


Ernst Ludwig Kirchner, “Self-Portrait as a Soldier”, 1915

Vài năm sau, vào 1911, một nhóm họa sỹ cùng tư tưởng thành lập Kỵ mã xanh – Der Blaue Reiter (The Blue Rider) ở Munich - tên gọi này đến từ tác phẩm Kỵ mã xanh của Wassily Kandinsky năm 1903 và chỉ được dùng chính thức từ 1913. Thành viên gồm Kandinsky, Franz Marc, Paul Klee và Auguste Macke. Là phong trào nghệ thuật Đức, nổi bật với hội họa, thơ ca và nhạc kịch từ 1910-30 nhưng tiền nhân của phong trào lại không phải là người Đức. Bị sa sút ở Đức vì Hitler những năm 1930, phong trào vẫn có những tác phẩm Biểu hiện tiếp nối ra đời.


Franz Marc, “Fighting Forms”, 1914




August Macke,” Lady in a Green Jacket”, 1913

Có nhiều nhóm thuộc phong trào Biểu hiện, trong đó có Cây cầu và Kỵ mã xanh như đã nói. Cây cầu tồn tại lâu hơn, Kỵ mã xanh chỉ tồn tại 1911 – 1914 cao trào là 1912. Các họa sỹ Biểu hiện nói chung chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn trong đó có Edvard Munch, Vincent van Gogh và nghệ thuật châu Phi. Họ cũng để ý đến phong trào Dã thú ở Pháp – nguồn cơn khiến họ có xu hướng dùng màu tùy ý ngẫu hứng và bố cục chướng mắt.

Người Biểu hiện cũng không nhận là Biểu hiện

Trường phái Biểu hiện nổi tiếng khó định nghĩa, một phần là do trùng với các phong trào “isms” khác của nghệ thuật Hiện đại như Tương lai Futurism, Cơn lốc Vorticism, Lập thể Cubism, Siêu thực Surrealism và Dada. Richard Murphy từng nói: “Việc tìm kiếm định nghĩa bao quát cho từ Biểu hiện khó đến độ hầu hết các họa sỹ Biểu hiện như Kafka, Gottfried Benn và Döblin đều (là những họa sỹ) một mực chống lại Biểu hiện anti-expressionist.”

Phong trào phát triển đầu thế kỷ 20 ở Đức này là nhằm phản ứng lại với tình trạng mất nhân tính của quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa và nói một cách rõ ràng là Biểu hiện từ chối hệ tư tưởng của Hiện thực. Họa sỹ Biểu hiện chỉ mô tả những sự vật hiện tượng nào kích thích, lay động họ và mô tả theo cảm xúc chủ quan. Điều gây tranh cãi ở đây là họa sỹ nào cũng đầy xúc cảm, không chỉ họa sỹ Biểu hiện, nhiều trường hợp tác phẩm sáng tác ở châu Âu từ thế kỷ 15 trở đi cũng nhấn mạnh cảm xúc mãnh liệt.

Các kiểu nghệ thuật ấy xuất hiện trong giai đoạn xã hội có nhiều biến chuyển như phong trào Cải cách Tin lành Protestant Reformation, Chiến tranh Nông dân Đức German Peasants’ War, Chiến tranh Tám năm Eight Years’ War và sự chiếm đóng Hà Lan của Tây Ban Nha. Khi đó tình trạng cướp bóc, hãm hiếp, tai ương, hỗn loạn, đàn áp… được phản ánh bằng các tác phẩm in khắc, các cảnh vẽ kịch tính kinh dị được mô tả trong đó thường không mấy ấn tượng về mặt mỹ thuật và cũng không gây nhiều cảm xúc nơi người xem.

Biểu hiện Expressionism được so sánh tương tự phong trào Baroque thế kỷ 17 bởi giới phê bình như sử gia nghệ thuật Michel Ragon và triết gia Đức Walter Benjamin. Theo nhà văn Ý Alberto Arbasino, sự khác nhau giữa hai phong trào là “Biểu hiện không lảng tránh các hiệu ứng bạo lực khó chịu, Baroque thì ngược lại. Biểu hiện tung ra nhiều cái “fuck you”, Baroque thì không. Baroque lịch sự hơn.””

Đối nghịch với phong trào Ấn tượng Pháp tập trung diễn tả hình thù trông thấy được của vật thể, các họa sỹ Biểu hiện tìm kiếm khắc họa nội tâm và những cảm nhận chủ quan. Việc tái hiện những ấn tượng đẹp đẽ thẩm mỹ cao về đề tài không quan trọng, điều quan trọng là lột tả những phản ứng nội tâm sâu sắc bằng những màu mạnh và bố cục năng động.

Kandinsky, họa sỹ chính của nhóm Kỵ mã xanh tin rằng chỉ với màu và hình dạng người xem có thể hình dung tâm trạng và cảm xúc trong tranh, một lập luận khiến ông tiến gần hơn đến trừu tượng.



Một thí dụ cho lập luận của Kandinsky: bức ”Elbe Bridge I” của Rolf Nesch




Bức “Nollendorfplatz” của Ernst Ludwig Kirchner, 1912




Franz Marc của nhóm Kỵ Mã Xanh, “Deer in Woods” (Nai trong rừng), 1914

Những người chịu ảnh hưởng

Những ý tưởng sáng tác của họa sỹ Biểu hiện Đức đã ảnh hưởng nhiều họa sỹ Mỹ và rất nhiều họa sỹ quan trọng của châu Âu…

Cuối thế kỷ 20, đầu 21 một số các họa sỹ Mỹ phát triển những phong cách riêng được cho là có Biểu hiện trong đó.

Biểu hiện Mỹ (American Expressionism) và Biểu hiện Tượng hình Mỹ (American Figurative Expressionism) mà cụ thể phong trào Biểu hiện Tượng hình Boston là phần không thể thiếu của nghệ thuật Hiện đại Mỹ giai đoạn Thế chiến II… Biểu hiện Tượng hình Boston dần suy yếu bởi sự phát triển của Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) ở New York.

Sau Thế chiến II, đên lượt Biểu hiện Tượng hình (Figurative Expressionism) gây ảnh hưởng đến nhiều họa sỹ và phong cách trên toàn cầu. Thomas B. Hess viết rằng “Tranh (Biểu hiện) Tượng hình mới mà một số người hằng mong mỏi như để phản ứng lại với Biểu hiện Trừu tượng thì đã tiềm tàng ngay trong Biểu hiện Trừu tượng từ lúc mới bắt đầu, và (Biểu hiện Tượng hình) là một trong những mạch phát triển trực hệ nhất của Biểu hiện Trừu tượng.”

Rồi Biểu hiện Tượng hình New York, Trừu tượng Trữ tình (Lyrical Abstraction), phái Vệt màu (Tachisme) những năm 1940 và 1950 ở châu Âu, phong trào Tượng hình Bay Area (Bay Area Figurative Movement)…

Một số họa sĩ thuộc Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) những năm 1950 cùng tham gia Biểu hiện Tượng hình Figurative Expressionism.

Ở Mỹ và Canada, Trừu tượng Trữ tình bắt đầu từ những năm cuối 1960 và đến những năm 1970. Và Tân Biểu hiện (Neo-Expressionism) là phong cách quốc tế hồi sinh vào cuối những năm 1970 gồm họa sỹ nhiều quốc tịch…

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Điêu khắc trên Cây


Thân mời các bạn xem tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ hình ảnh sống động, tự nhiên. Hầu hết là cây còn đang sống trong rừng.















































ST

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Hội họa Việt Nam có nguy cơ mất gốc?



Tố Lan



-
 Có thể nói quá nửa người dân Việt Nam hiện nay khi được hỏi có hiểu gì về hội họa Việt Nam không đều trả lời rằng: chẳng hiểu họa sĩ vẽ gì và muốn diễn tả cái gì. Những năm gần đây, triển lãm mở nhiều, galery mở nhiều nhưng người yêu thích tranh thì lại ít. Những bức tranh có giá cao hoặc là khách nước ngoài mua hoặc là người lắm tiền thưởng thức tranh kiểu trọc phú. Trong những ngôi nhà hàng chục tỷ đồng, bên một bộ tràng kỷ gỗ uốn éo cổ điển lại treo một bức tranh hiện đại thời thượng chẳng ăn nhập chút nào.


Đâu là con đường phát triển của hội họa Việt Nam


Nhìn vào mặt bằng chung có thể nhận xét hội họa Việt Nam đang thời kỳ phát triển: các triển lãm cá nhân đều đều ra mắt, các galery mọc lên như nấm, các nghệ sĩ xuất ngoại bằng con đường cá nhân hoặc Nhà nước nhiều, thị trường buôn bán tranh khá nhộn nhịp… Có điều là triển lãm tổ chức nhiều nhưng mục đích lại là để họa sĩ xuất hiện và bán tranh chứ hiệu quả đối với công chúng rất ít. Dường như giờ đây, đối tượng phục vụ của nghệ thuật hội họa là khách hàng chứ không phải quần chúng nhân dân. Mà khách hàng ấy là ai? Chủ yếu là người nước ngoài, Việt kiều hoặc những người đi ra nước ngoài. Chính vì thế, hội họa Việt Nam những năm gần đây dường như mất gốc. Để hội nhập, nhưng mục đích chính là thương mại, người ta bắt đầu vẽ theo nhiều trường phái mà nhìn tranh, không ai biết tác giả của nó là người nước nào.


Thiên tài như Picatxo hay Vangoc thì cũng phải có bản sắc riêng hay như xem tranh của Savado Dali người ta vẫn biết ông gốc gác Tây Ban Nha. Nghệ thuật là phải mang bản sắc văn hóa dân tộc, hội họa cũng không ngoại lệ. Người họa sĩ có thể hòa nhập vào dòng chảy hội họa thế giới, nhưng bao giờ cũng phải có ý thức giữ bản sắc riêng của mình. Chúng ta đã chẳng từng có một danh họa Nguyễn Phan Chánh - người đặt nền móng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại, mang phong cách hội họa tân thời nhưng vẫn không rời xa nguồn mạch văn hóa dân tộc. Tranh của các họa sĩ Việt bây giờ thì sao? Họ cũng vẽ người một mắt, người có mắt nằm trên trán, rồi cả những bức với các nét vẽ nghều ngào diễn tả điều gì thì công chúng chịu, chả hiểu nổi.


Thế mà lại có những người vỗ tay, nhưng tôi đồ rằng trong số đó có cả những người vỗ tay a dua, kiểu như thấy hoàng đế không mặc gì nhưng ai cũng khen bộ quần áo hoàng đế mặc đẹp vì không khen thì bị bảo là ngu. Căn bệnh a dua đã khiến cho nhiều họa sĩ hoang tưởng. Cũng có một số họa sĩ bán được tranh theo xu hướng đó, thế là họ lao vào vẽ tranh lập thể, tranh trừu tượng, tự huyễn hoặc chính mình và trở thành những “đệ nhất tinh tướng”, cao giọng tuyên ngôn phải vẽ thế mới thời thượng, thậm chí có người còn tự làm giá tranh của mình 10 triệu đô hoặc 10 tỷ đồng… Còn hỏi thì họ lại bảo rằng, vẽ tranh mà phải giải thích là vẽ cái gì thì không còn là hội họa, rằng bảo người khác cảm nhận như mình là điều rất khó, nhưng nếu tranh gây được ấn tượng là tốt rồi.


Vì thế, đa số công chúng chán, không còn muốn đi xem các phòng tranh chứ đừng nói đến việc mua tranh. Nói như thế không phải người Việt không chơi tranh, nhưng nó vẫn thuộc thú chơi cao cấp và xa xỉ nên chỉ những cơ quan lớn, công ty lớn, khách sạn mua tranh với mục đích tăng cường quan hệ thương mại, tức là tự làm sang mình để mưu cầu việc khác chứ không phải để thưởng thức nghệ thuật. Có thể nói, hiện nay, giới họa sĩ là những người giàu nhất trong giới nghệ thuật. Một khi nét vẽ của họ đã đúng “luồng” thì mỗi bức có giá hàng nghìn USD, khá hơn có thể 10.000 USD hoặc hơn thế với những bức vẽ khổ to. Và không ai không giật mình khi nghe tin bức vẽ của hoạ sĩ này, hoạ sĩ nọ đã từng được đặt giá 100.000 USD nhưng không hiểu đã bán được chưa.


Từ đối tượng khách hàng như thế, đa số họa sĩ hiện nay đã rời bỏ chức năng dùng hội họa để phản ánh cuộc sống mà chọn đề tài theo sự yêu thích của khách hàng. Xu hướng khách hàng thích gì vẽ nấy đã thu hẹp phạm vi sáng tạo của nghệ sĩ. Thậm chí có họa sĩ đi maketing trước nhu cầu của khách hàng rồi mới về “sáng tạo”. Lại có cả họa sĩ tên tuổi hẳn hoi, khi thấy loại tranh đó bán chạy đã vẽ hàng loạt như kiểu sản xuất đồ mỹ nghệ. Đôi khi anh ta cũng giật mình, muốn phá phách nhưng lại tự nhủ “khéo mà hỏng” nên đành co lại. Yên ổn và thành công dẫn người họa sĩ đến chỗ trì trệ. Cũng lại có họa sĩ vẽ kiểu commăng, giá cả đã thỏa thuận, khi đó chẳng còn đâu sự sáng tạo mà vẽ theo ý đồ của người bỏ tiền mua.


Đánh giá một cách thật nghiêm túc, chục năm trở lại đây, các họa sĩ Việt Nam đã tạo ra một không khí tưng bừng và dân chủ trong hội họa. Song có điều ý thức vẽ tranh để bán, nghĩa là coi mục đích thương mại hơn mục đích nghệ thuật đang trở thành ý thức chủ đạo dẫn dắt việc sáng tác của rất nhiều họa sĩ để đến mức những họa sĩ tâm huyết phải thốt lên “tranh Việt Nam thương mại quá mức rồi”. Goocki từng nói một câu đại ý là: chúng ta viết để làm gì thì sẽ dẫn đến việc viết như thế nào. Đối tượng và mục đích của hội họa như thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi hội họa Việt Nam chịu ảnh hưởng các trường phái phương Tây, nghiêng về vẽ trừu tượng và siêu thực, vẽ những cái mà người xem chẳng hiểu và chẳng giải thích được. Đó là cái bệnh của hội họa Việt Nam khi chịu ảnh hưởng phương Tây, dẫn tới phương pháp sáng tác xa lạ với hội họa truyền thống Việt Nam.


Hội họa Việt Nam dành cho ai?

Phải nói rằng hội họa Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của hội họa phương Tây vì thị trường của nó lớn và tác phẩm của nó không bị rào cản, cho nên các họa sĩ đang hướng đến vẽ phục vụ người nước ngoài. Vì thế, sinh hoạt hội họa phát triển không bình thường, tranh vẽ nhiều, bán nhiều nhưng công chúng lại không hào hứng. Thực tế thì thước đo mua tranh của khách nước ngoài với Việt Nam mới vì lạ chứ chưa phải vì tài. Việt Nam chưa có họa sĩ nào được khẳng định tên tuổi như họa sĩ thế giới, có chăng chỉ vài họa sĩ Việt Nam ở nước ngoài như Lê Phổ, Lê Bá Đản, Điềm Phùng Thị được ngợi khen, nhưng thực chất cũng là vì sự độc đáo chứ chưa phải vì tài năng xuất chúng.


Có thể nói, mấy năm gần đây chưa có bức tranh nào gây thành sự kiện như tranh Phố của Bùi Xuân Phái, Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, Em Thúy của Trần Văn Cẩn, Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh. Những bức tranh này đến giờ ai nhìn cũng vẫn thấy đẹp, khi in lại chỉ là ảnh tranh mà người ta vẫn thích. Nhưng vì đối tượng thưởng thức của hội họa đã thay đổi, quần chúng không còn là khách hàng nên trường phái tả thực không còn phát triển. Công chúng Việt Nam với tư cách khách hàng có tiền để mua tranh với giá mấy nghìn USD để treo trong nhà không nhiều (mặc dù rất muốn), điều kiện kinh tế chưa cho phép mà mới chỉ dám bỏ ra vài trăm nghìn đồng để mua ảnh tranh hoặc tranh sao chép, cũng là để thỏa mãn một nhu cầu làm sang cho ngôi nhà của mình. Chỉ có điều, vừa đến thăm nhà này thấy bức tranh Mùa xuân con nước của Levitan, mấy bữa sau tới chơi nhà người bạn khác lại cũng thấy bức đó chễm chệ trên tường. Hay các bức tranh lá đỏ, đồng lúa vàng… thì nhan nhản ở các nhà.


Nhu cầu khách hàng như thế đã làm cùn chức năng sáng tạo của họa sĩ, ngay cả họa sĩ tên tuổi cũng lao vào con đường sản xuất hàng loạt, quanh đi quẩn lại vẫn vẽ giống nhau khiến họ không vượt qua được chính bản thân họ. Chưa kể bây giờ nhiều họa sĩ học đòi, huyễn hoặc về mình, vẫn chẳng tạo ra được phong cách riêng, dùng màu sắc nhộn nhạo vẫn không che lấp được sự yếu kém về hình họa. Cái yếu nhất của phần lớn họa sĩ trẻ bây giờ là không có gốc. Cứ thử đặt các bức tranh của họa sĩ Việt Nam cùng các bức tranh của họa sĩ nước ngoài, đố ai nhận ra tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam. Vì không có bản lĩnh và tài năng nên chưa kịp hội nhập, những “nghệ sĩ” sùng ngoại này đã bị hòa tan trong dòng chảy của nó và các “siêu phẩm đầu Ngô, mình Sở” của họ đã trở nên xa lạ ngay trên chính mảnh đất đã nuôi dưỡng họ.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Bức họa tiên tri về Biển Đông


Một bức họa "tiên tri" về tình hình Biển Đông với sự tham gia của các cường quốc, ngày nay đã và đang dần trở thành hiện thực. Hãy cùng xem...

Bảy năm về trước, vào lúc 8 giờ, 8 phút, 8 giây ngày 8 tháng 8 năm 2008, Trung Quốc đã khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Hôm đó, Trung Quốc đã “đốt” 2 tỷ USD trong vòng 45 phút để tạo ra những màn trình diễn được đánh giá là “mission impossible” để nói cho thế giới biết rằng những gì người Trung Quốc muốn thì người Trung Quốc sẽ đạt được và đạt được bằng mọi giá!

Cách đó ít lâu, một họa sĩ Hoa kiều sống ở Canada đã gửi tặng chính phủ Trung Quốc một món quà, có tựa đề Beijing 2008.

Thử xem bảy năm về trước người họa sĩ ấy đã “dự báo” điều gì.

Bức tranh vẽ cảnh 5 cô gái, trong đó có 4 cô đang ngồi chơi mạt chược – trò chơi mà người Trung Quốc rất thích chơi và chơi rất giỏi. Luật chơi là người nào thua phải lần lượt lột đồ.

Canh bạc diễn ra trong một căn phòng có cửa sổ nhìn ra bên ngoài là bầu trời biển Đông mây đen vần vũ, báo hiệu một cơn bão đang kéo đến. Trên tường treo ảnh một người đàn ông vừa lạ lại vừa quen, bạn tự nghĩ xem giống những ai nhé!

Bây giờ hãy xem 4 cô gái chơi chính.

Người đối diện với tất cả, cao ráo, trắng trẻo, chính là Mỹ. Mỹ luôn trực diện, luôn rõ ràng và minh bạch đường lối đối ngoại của mình. Mỹ còn áo đầy đủ (phía trên) nhưng phía dưới chẳng còn gì, có thể thể hiểu bên ngoài Mỹ luôn tỏ ra giàu có, hùng mạnh nhưng thực ra đằng sau đã trống rỗng, đặc biệt hiện nay nước Mỹ lại đang gánh chịu sự suy kiệt của Đại khủng hoảng. Mỹ ngồi chơi bài trong tư thế mệt mỏi, tay xoa cổ, người ưỡng ra phía trước, rất oải! Nếu càng chơi ván bài này thì Mỹ càng bất lợi. Vấn đề của Mỹ là có nên chơi tiếp hay không chứ không phải là chơi để thắng. Và một điều lạ là, Mỹ đánh bài nhưng không tập trung nhìn bài mà lại nhìn vào “con bé” Đài Loan, lát nữa quay lại chuyện này sau.

Bây giờ đến tay chơi đang đối đầu trực diện với Mỹ, chính là Trung Quốc nhưng Trung Quốc quay lựng và không lộ mặt. Trong tất cả 4 người chơi chỉ có một mình Trung Quốc là thực sự đang nhìn vào ván bài, chứng tỏ Trung Quốc rất quan tâm đến cục diện và kết quả của cuộc kỳ này. Trung Quốc vóc dáng trẻ trung, tóc cột cao gọn gàng, ngồi đánh bài trong tư thế chồm tới trước chứng tỏ Trung Quốc đang muốn thắng và thắng nhanh. Trung Quốc trên không còn áo nhưng bên dưới vẫn còn quần, cho thấy Trung Quốc luôn tỏ ra mình là một quốc gia đang phát triển nhưng thực sự tiềm lực kinh tế - quân sự là vô cùng to lớn, mặt bàn cao ngang bụng nên chẳng ai biết Trung Quốc đang có những gì ở đằng sau. Để ý sẽ thấy Trung Quốc xăm rồng xăm phượng trên lưng để cố chứng tỏ mình là một quốc gia Châu Á nhưng sự thực là Trung Quốc đang mặc váy ren của phương Tây.

Cô gái tóc vàng, da trắng nằm bên tay phải Trung Quốc chính là Nga. Nga vừa nằm vừa chơi trong tư thế rất là thoải mái, ý rằng “chúng mày cứ sát phạt nhau đến sáng cũng được, bố không gấp!”. Một chân Nga gác lên đùi Mỹ nhưng một tay Nga đang lén trao cho Trung Quốc những quân cờ. Thật khâm phục tác giả bức tranh khi cách đây 7 năm ông đã lột tả được điều này. Rõ ràng trước đây Nga tỏ ra thân thiết với Mỹ qua những cuộc điện đàm song phương giữa hai tổng thống nhưng đằng sau Nga âm thầm đi đêm với Trung Quốc. Nga biết người Trung Quốc cần gì và đang trao cái đó cho họ. “Cái đó” là cái gì thì chẳng ai biết cả nhưng xin đừng suy diễn trong bối cảnh này dễ lên huyết áp lắm! Người TQ có một câu nói rất hay để chỉ ý đồ của Nga lúc này, đó là “tọa sơn quang hổ đấu”, ngồi trên núi xem hai con cọp cắn nhau, con nào thắng thì Nga cũng có lợi cả. Vì vậy mà đối với Nga, ván bài này đánh kiểu gì Nga cũng thắng.

Tay chơi còn lại đương nhiên là Nhật Bản. Nhật Bản là tay chơi ngốc nhất và đang cháy túi, mình trần như nhộng, nude 100% nên chẳng còn gì để chơi cả. Tuy vậy miệng vẫn cười tươi cho thấy người Nhật quá tự mãn với những hào quang trong quá khứ. Họ được đặt vào canh bạc này đơn giản vì nói tới Châu Á thì phải có Nhật Bản. Sự thật là những gì người Nhật đang rất tự hào có nguy cơ bị Hàn Quốc vượt mặt. Một tay Nhật Bản bắt ấn tam muội, một tay bắt ấn (Tý) thì phải, không rõ là có ý gì bởi vì bức tranh này cho đến giờ vẫn còn nhiều ẩn ý.

Đài Loan được xem là bé nhỏ để có thể tham gia vào canh bạc này. Đài Loan mặc một cái áo yếm thêu truyền thống của Trung Hoa cho thấy mình vẫn còn giữ gìn được bản sắc Á Đông. Một tay cầm giỏ trái cây, một tay cầm con dao nhỏ. Đài Loan muốn nói rằng họ không muốn can dự vào vấn đề biển Đông, họ chỉ quan tâm đến lợi ích đặc quyền và con dao này là tiềm lực quân sự để bảo vệ cho quyền lợi ấy. Nhưng có vẻ như Đài Loan đang nhìn thấu được cục diện ván cờ và Mỹ buộc phải nhìn Đài Loan để quyết định có nên chơi tiếp? Rồi ai sẽ thắng, sẽ thua? Ván bài này là ván cuối hay chỉ mới bắt đầu?


Sưu tầm

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Tác phẩm tiên phong của nghệ thuật đương đại Việt Nam tại triển lãm quốc tế




Xét về mặt ý niệm và thực hành, tác phẩm License 2 Draw mà họa sĩ Ưu Đàm mang đến sự kiện nghệ thuật Koganecho Bazaar 2014 - Fictive Communities Asia (Cộng đồng tưởng tượng Á châu) sắp diễn ra ở Yokohama, Nhật Bản có thể xem là bước đi tiên phong của nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Họa sĩ Ưu Đàm đang thực hành nháp với “xe vẽ” của mình tại xưởng làm việc


Với tác phẩm License 2 Draw, chỉ cần dùng điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng và ứng dụng License 2 Draw app là bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu cũng có thể vẽ vào tác phẩm mà Ưu Đàm đang trưng bày ở Nhật Bản. Tác phẩm có “phong thái robot” này không chỉ thay đổi ý niệm về quyền tác giả, về chỉnh thể tác phẩm, về mối quan hệ với người xem, mà còn thay đổi cả phương thức sáng tạo và không gian trưng bày.

Liên minh nghệ thuật và công nghệ

Lấy cảm hứng từ thời đại mà vệ tinh, điều khiển từ xa và cả trò chơi điện tử đang chi phối con người; thậm chí còn chực chờ hủy diệt lẫn nhau bằng “chiến tranh vắng mặt”, Ưu Đàm phác thảo nên tác phẩm này. Anh nhờ một nhóm kỹ thuật có am hiểu về công nghệ điều khiển từ xa và thiết kế để cùng thực hiện (gồm Nguyễn Anh Hào chịu trách nhiệm chính về software, app, recruit…, Bùi Ngọc Khánh phụ trách hardware, mạch điện, thiết kế…, Phạm Đức Huy phụ trách server, và hai họa sĩ thiết kế đồ họa Bùi Thiện Quý và Phạm Ngọc Thắng). Họ đã mất gần một năm cho dự án.

Về phía người tham gia vẽ từ xa, họ viết một lập trình có tên License 2 Draw app, cài đặt rất nhẹ và sử dụng đơn giản; về phía tác phẩm (trong hình thù một chiếc xe đồ chơi có gắn viết vẽ) lại là một lập trình để tiếp nhận lệnh (qua wifi) từ khắp nơi, rồi lần lượt vẽ lên một tấm toan hay mặt phẳng trưng bày tại triển lãm. Nói nôm na, Ưu Đàm “chỉ vẽ” nên tác phẩm này bằng ý niệm về kỹ thuật nền tảng, còn kết quả tác phẩm thì được những ai quan tâm trên khắp thế giới tiếp tay.

Về bản quyền tác giả, rõ ràng tác phẩm này được cấu thành từ nhiều cộng sự, nhưng động lực chính để họ làm việc và để nó hình thành là của Ưu Đàm. Điều này cũng không khác việc xây dựng một tượng đài hoành tráng hoặc sản xuất phim, nơi điêu khắc gia hay đạo diễn chỉ nắm linh hồn chung, còn việc thi công thì do các bộ phận chuyên trách đảm nhiệm. Điều này làm cho License 2 Draw khác với đa phần tác phẩm thị giác khác của Việt Nam, thậm chí thế giới.

Nó mang tính quốc tế và cập nhật vì đã biết nương tựa vào kỹ thuật điều khiển từ xa, thông qua hệ thống liên mạng toàn cầu. Điều này làm cho “quê hương của tác phẩm” (made in…) cũng bị chuyển đổi từ không gian địa lý sang không gian công nghệ và không gian ý niệm. Rất có thể tác phẩm của họa sĩ Việt trưng bày tại Nhật nhưng lại được một người chơi nào đó ở châu Mỹ, châu Phi vẽ chủ đạo, vì họ nhiệt thành hơn và thấy có cảm hứng sáng tạo nhiều hơn.

Và nghệ thuật không giới hạn
Cũng chính nhờ công nghệ mà tác phẩm này không bị giới hạn về kích cỡ đoán định từ đầu của tác giả, mà tùy vào thực tế của không gian trưng bày và điều kiện đầu tư, tác phẩm có thể nới rộng rất dễ dàng. Chúng ta có quyền hình dung về một không gian trưng bày rộng lớn - một bảo tàng chẳng hạn, nơi có từ một đến nhiều “xe vẽ” này đang nhận lệnh khắp nơi để hoàn thành tác phẩm. Người thưởng thức sẽ không còn vào bảo tàng để xem một tác phẩm đã hình thành, mà là đang hình thành; chính họ cũng có thể vẽ ngay tại chỗ nếu chấp nhận tải License 2 Draw app về điện thoại, máy tính bảng của mình.

License 2 Draw app có thể được cài đặt dễ dàng vào điện thoại thông minh và máy tính bảng

Trong quan niệm thời cổ điển và thời hiện đại thì tác giả là người quyết định trọn vẹn tác phẩm của mình, cho nên khi tiếp nhận và phê bình tác phẩm, đa phần vẫn căn cứ vào đây. Về sau này và gần đây, quan niệm này đã thay đổi khá nhiều, nơi quyền của người thưởng thức được đề cao hơn.

Thậm chí có nhiều quan điểm còn cho rằng người thưởng thức mới có quyền quyết định sự sinh tử của tác phẩm, nên cái cách mà họ diễn giải về sau quan trọng hơn ý niệm và ý tưởng mà tác giả muốn hướng đến từ đầu. Tác phẩm License 2 Draw của Ưu Đàm và cộng sự còn đi xa hơn, khi anh cho người thưởng thức được phép đồng sáng tạo trước khi thưởng thức. Chính vì thế cũng sẽ đồng tiếp nhận, nơi sức diễn giải không chỉ dừng lại ở từng chủ thể diễn giải, mà sẽ là liên chủ thể diễn giải. Và thú vị hơn nữa, khi mà sau mỗi diễn giải lại nảy sinh những diễn giải khác, bởi nếu trưng bày dài lâu hoặc vĩnh viễn, tác phẩm sẽ tiếp tục hình thành. Nhóm công nghệ cũng đã nghĩ đến việc nâng cấp và cập nhật License 2 Draw app về sau này.



Sự kiện Koganecho Bazaar 2014 - Cộng đồng tưởng tượng Á châu diễn ra từ ngày 1/8 đến 3/11/2014 tại khu đô thị Koganecho thuộc thành phố Yokohama, Nhật Bản. Sự kiện này khởi động từ mùa Thu năm 2008, bao gồm hội thảo, sân khấu, lễ hội, sự kiện nghệ thuật…; đã thu hút hơn 140 nhóm nghệ sĩ, giám tuyển, các kiến trúc sư từ Nhật Bản và nước ngoài.

Năm nay, ngoài 15 nghệ sĩ tại chỗ, sự kiện mời 22 nghệ sĩ từ nhiều nước, Việt Nam còn có Trương Công Tùng và Liar Ben (TP.HCM, do Ga 0 tiến cử). Họ sẽ lưu trú sáng tạo và giới thiệu tác phẩm trong vòng 3 tháng.

Cũng xin nhắc lại, từ sau Thế chiến 2, khu vực Koganecho được biết đến với tệ nạn mại dâm, ma túy, tội phạm… gần như vô chính phủ kéo dài. Chính vì thế, Hiệp hội Hatsunecho, Koganecho và Hinodecho Environmental Cleanup đã phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là giới nghệ sĩ để giúp hồi sinh khu vực này. Sự kiện bán vé Koganecho Bazaar được xem là một điểm sáng điển hình của tinh thần hồi sinh văn hóa, nghệ thuật cho thành phố.



Theo Văn Bảy - TT&VH

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Tranh Christian Lazaro





Whispers



I've been here before



Fall
Christian Lazaro is born in 1972 in Philippine. At the age of 9 he moved with his family to the United States of America.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Bí ngô mặt quỷ ghê rợn nhất đêm Halloween



Nhà điêu khắc Ray Villafane đã tạo ra những quả bí ngô mang mặt quỷ ghê rợn như vừa bước ra từ các bộ phim kinh dị.




Một tác phẩm điêu khắc bí ngô ấn tượng của anh Villafane.

Nhóm điêu khắc của Villafane còn có 2 thành viên khác là Andy Bergholtz và Chris Vierra. Mỗi mùa Halloween, 3 người lại tất bật chuẩn bị cho những buổi biểu diễn trên toàn thế giới. Năm nay, những quả bí ngô ấn tượng của họ đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trong đó có Đức, Thụy Sĩ và Hong Kong (Trung Quốc).



Để làm được quả bí ngô có hồn như vậy, anh Villafane cần lựa chọn những quả đặc ruột nhất, trọng lượng của quả cũng là một yếu tố quan trọng.