Tố Lan
-
Có thể nói quá nửa người dân Việt Nam hiện nay khi được hỏi có hiểu gì về hội họa Việt Nam không đều trả lời rằng: chẳng hiểu họa sĩ vẽ gì và muốn diễn tả cái gì. Những năm gần đây, triển lãm mở nhiều, galery mở nhiều nhưng người yêu thích tranh thì lại ít. Những bức tranh có giá cao hoặc là khách nước ngoài mua hoặc là người lắm tiền thưởng thức tranh kiểu trọc phú. Trong những ngôi nhà hàng chục tỷ đồng, bên một bộ tràng kỷ gỗ uốn éo cổ điển lại treo một bức tranh hiện đại thời thượng chẳng ăn nhập chút nào.
Đâu là con đường phát triển của hội họa Việt Nam
Nhìn vào mặt bằng chung có thể nhận xét hội họa Việt Nam đang thời kỳ phát triển: các triển lãm cá nhân đều đều ra mắt, các galery mọc lên như nấm, các nghệ sĩ xuất ngoại bằng con đường cá nhân hoặc Nhà nước nhiều, thị trường buôn bán tranh khá nhộn nhịp… Có điều là triển lãm tổ chức nhiều nhưng mục đích lại là để họa sĩ xuất hiện và bán tranh chứ hiệu quả đối với công chúng rất ít. Dường như giờ đây, đối tượng phục vụ của nghệ thuật hội họa là khách hàng chứ không phải quần chúng nhân dân. Mà khách hàng ấy là ai? Chủ yếu là người nước ngoài, Việt kiều hoặc những người đi ra nước ngoài. Chính vì thế, hội họa Việt Nam những năm gần đây dường như mất gốc. Để hội nhập, nhưng mục đích chính là thương mại, người ta bắt đầu vẽ theo nhiều trường phái mà nhìn tranh, không ai biết tác giả của nó là người nước nào.
Thiên tài như Picatxo hay Vangoc thì cũng phải có bản sắc riêng hay như xem tranh của Savado Dali người ta vẫn biết ông gốc gác Tây Ban Nha. Nghệ thuật là phải mang bản sắc văn hóa dân tộc, hội họa cũng không ngoại lệ. Người họa sĩ có thể hòa nhập vào dòng chảy hội họa thế giới, nhưng bao giờ cũng phải có ý thức giữ bản sắc riêng của mình. Chúng ta đã chẳng từng có một danh họa Nguyễn Phan Chánh - người đặt nền móng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại, mang phong cách hội họa tân thời nhưng vẫn không rời xa nguồn mạch văn hóa dân tộc. Tranh của các họa sĩ Việt bây giờ thì sao? Họ cũng vẽ người một mắt, người có mắt nằm trên trán, rồi cả những bức với các nét vẽ nghều ngào diễn tả điều gì thì công chúng chịu, chả hiểu nổi.
Thế mà lại có những người vỗ tay, nhưng tôi đồ rằng trong số đó có cả những người vỗ tay a dua, kiểu như thấy hoàng đế không mặc gì nhưng ai cũng khen bộ quần áo hoàng đế mặc đẹp vì không khen thì bị bảo là ngu. Căn bệnh a dua đã khiến cho nhiều họa sĩ hoang tưởng. Cũng có một số họa sĩ bán được tranh theo xu hướng đó, thế là họ lao vào vẽ tranh lập thể, tranh trừu tượng, tự huyễn hoặc chính mình và trở thành những “đệ nhất tinh tướng”, cao giọng tuyên ngôn phải vẽ thế mới thời thượng, thậm chí có người còn tự làm giá tranh của mình 10 triệu đô hoặc 10 tỷ đồng… Còn hỏi thì họ lại bảo rằng, vẽ tranh mà phải giải thích là vẽ cái gì thì không còn là hội họa, rằng bảo người khác cảm nhận như mình là điều rất khó, nhưng nếu tranh gây được ấn tượng là tốt rồi.
Vì thế, đa số công chúng chán, không còn muốn đi xem các phòng tranh chứ đừng nói đến việc mua tranh. Nói như thế không phải người Việt không chơi tranh, nhưng nó vẫn thuộc thú chơi cao cấp và xa xỉ nên chỉ những cơ quan lớn, công ty lớn, khách sạn mua tranh với mục đích tăng cường quan hệ thương mại, tức là tự làm sang mình để mưu cầu việc khác chứ không phải để thưởng thức nghệ thuật. Có thể nói, hiện nay, giới họa sĩ là những người giàu nhất trong giới nghệ thuật. Một khi nét vẽ của họ đã đúng “luồng” thì mỗi bức có giá hàng nghìn USD, khá hơn có thể 10.000 USD hoặc hơn thế với những bức vẽ khổ to. Và không ai không giật mình khi nghe tin bức vẽ của hoạ sĩ này, hoạ sĩ nọ đã từng được đặt giá 100.000 USD nhưng không hiểu đã bán được chưa.
Từ đối tượng khách hàng như thế, đa số họa sĩ hiện nay đã rời bỏ chức năng dùng hội họa để phản ánh cuộc sống mà chọn đề tài theo sự yêu thích của khách hàng. Xu hướng khách hàng thích gì vẽ nấy đã thu hẹp phạm vi sáng tạo của nghệ sĩ. Thậm chí có họa sĩ đi maketing trước nhu cầu của khách hàng rồi mới về “sáng tạo”. Lại có cả họa sĩ tên tuổi hẳn hoi, khi thấy loại tranh đó bán chạy đã vẽ hàng loạt như kiểu sản xuất đồ mỹ nghệ. Đôi khi anh ta cũng giật mình, muốn phá phách nhưng lại tự nhủ “khéo mà hỏng” nên đành co lại. Yên ổn và thành công dẫn người họa sĩ đến chỗ trì trệ. Cũng lại có họa sĩ vẽ kiểu commăng, giá cả đã thỏa thuận, khi đó chẳng còn đâu sự sáng tạo mà vẽ theo ý đồ của người bỏ tiền mua.
Đánh giá một cách thật nghiêm túc, chục năm trở lại đây, các họa sĩ Việt Nam đã tạo ra một không khí tưng bừng và dân chủ trong hội họa. Song có điều ý thức vẽ tranh để bán, nghĩa là coi mục đích thương mại hơn mục đích nghệ thuật đang trở thành ý thức chủ đạo dẫn dắt việc sáng tác của rất nhiều họa sĩ để đến mức những họa sĩ tâm huyết phải thốt lên “tranh Việt Nam thương mại quá mức rồi”. Goocki từng nói một câu đại ý là: chúng ta viết để làm gì thì sẽ dẫn đến việc viết như thế nào. Đối tượng và mục đích của hội họa như thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi hội họa Việt Nam chịu ảnh hưởng các trường phái phương Tây, nghiêng về vẽ trừu tượng và siêu thực, vẽ những cái mà người xem chẳng hiểu và chẳng giải thích được. Đó là cái bệnh của hội họa Việt Nam khi chịu ảnh hưởng phương Tây, dẫn tới phương pháp sáng tác xa lạ với hội họa truyền thống Việt Nam.
Hội họa Việt Nam dành cho ai?
Phải nói rằng hội họa Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của hội họa phương Tây vì thị trường của nó lớn và tác phẩm của nó không bị rào cản, cho nên các họa sĩ đang hướng đến vẽ phục vụ người nước ngoài. Vì thế, sinh hoạt hội họa phát triển không bình thường, tranh vẽ nhiều, bán nhiều nhưng công chúng lại không hào hứng. Thực tế thì thước đo mua tranh của khách nước ngoài với Việt Nam mới vì lạ chứ chưa phải vì tài. Việt Nam chưa có họa sĩ nào được khẳng định tên tuổi như họa sĩ thế giới, có chăng chỉ vài họa sĩ Việt Nam ở nước ngoài như Lê Phổ, Lê Bá Đản, Điềm Phùng Thị được ngợi khen, nhưng thực chất cũng là vì sự độc đáo chứ chưa phải vì tài năng xuất chúng.
Có thể nói, mấy năm gần đây chưa có bức tranh nào gây thành sự kiện như tranh Phố của Bùi Xuân Phái, Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, Em Thúy của Trần Văn Cẩn, Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh. Những bức tranh này đến giờ ai nhìn cũng vẫn thấy đẹp, khi in lại chỉ là ảnh tranh mà người ta vẫn thích. Nhưng vì đối tượng thưởng thức của hội họa đã thay đổi, quần chúng không còn là khách hàng nên trường phái tả thực không còn phát triển. Công chúng Việt Nam với tư cách khách hàng có tiền để mua tranh với giá mấy nghìn USD để treo trong nhà không nhiều (mặc dù rất muốn), điều kiện kinh tế chưa cho phép mà mới chỉ dám bỏ ra vài trăm nghìn đồng để mua ảnh tranh hoặc tranh sao chép, cũng là để thỏa mãn một nhu cầu làm sang cho ngôi nhà của mình. Chỉ có điều, vừa đến thăm nhà này thấy bức tranh Mùa xuân con nước của Levitan, mấy bữa sau tới chơi nhà người bạn khác lại cũng thấy bức đó chễm chệ trên tường. Hay các bức tranh lá đỏ, đồng lúa vàng… thì nhan nhản ở các nhà.
Nhu cầu khách hàng như thế đã làm cùn chức năng sáng tạo của họa sĩ, ngay cả họa sĩ tên tuổi cũng lao vào con đường sản xuất hàng loạt, quanh đi quẩn lại vẫn vẽ giống nhau khiến họ không vượt qua được chính bản thân họ. Chưa kể bây giờ nhiều họa sĩ học đòi, huyễn hoặc về mình, vẫn chẳng tạo ra được phong cách riêng, dùng màu sắc nhộn nhạo vẫn không che lấp được sự yếu kém về hình họa. Cái yếu nhất của phần lớn họa sĩ trẻ bây giờ là không có gốc. Cứ thử đặt các bức tranh của họa sĩ Việt Nam cùng các bức tranh của họa sĩ nước ngoài, đố ai nhận ra tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam. Vì không có bản lĩnh và tài năng nên chưa kịp hội nhập, những “nghệ sĩ” sùng ngoại này đã bị hòa tan trong dòng chảy của nó và các “siêu phẩm đầu Ngô, mình Sở” của họ đã trở nên xa lạ ngay trên chính mảnh đất đã nuôi dưỡng họ.
Đâu là con đường phát triển của hội họa Việt Nam
Nhìn vào mặt bằng chung có thể nhận xét hội họa Việt Nam đang thời kỳ phát triển: các triển lãm cá nhân đều đều ra mắt, các galery mọc lên như nấm, các nghệ sĩ xuất ngoại bằng con đường cá nhân hoặc Nhà nước nhiều, thị trường buôn bán tranh khá nhộn nhịp… Có điều là triển lãm tổ chức nhiều nhưng mục đích lại là để họa sĩ xuất hiện và bán tranh chứ hiệu quả đối với công chúng rất ít. Dường như giờ đây, đối tượng phục vụ của nghệ thuật hội họa là khách hàng chứ không phải quần chúng nhân dân. Mà khách hàng ấy là ai? Chủ yếu là người nước ngoài, Việt kiều hoặc những người đi ra nước ngoài. Chính vì thế, hội họa Việt Nam những năm gần đây dường như mất gốc. Để hội nhập, nhưng mục đích chính là thương mại, người ta bắt đầu vẽ theo nhiều trường phái mà nhìn tranh, không ai biết tác giả của nó là người nước nào.
Thiên tài như Picatxo hay Vangoc thì cũng phải có bản sắc riêng hay như xem tranh của Savado Dali người ta vẫn biết ông gốc gác Tây Ban Nha. Nghệ thuật là phải mang bản sắc văn hóa dân tộc, hội họa cũng không ngoại lệ. Người họa sĩ có thể hòa nhập vào dòng chảy hội họa thế giới, nhưng bao giờ cũng phải có ý thức giữ bản sắc riêng của mình. Chúng ta đã chẳng từng có một danh họa Nguyễn Phan Chánh - người đặt nền móng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại, mang phong cách hội họa tân thời nhưng vẫn không rời xa nguồn mạch văn hóa dân tộc. Tranh của các họa sĩ Việt bây giờ thì sao? Họ cũng vẽ người một mắt, người có mắt nằm trên trán, rồi cả những bức với các nét vẽ nghều ngào diễn tả điều gì thì công chúng chịu, chả hiểu nổi.
Thế mà lại có những người vỗ tay, nhưng tôi đồ rằng trong số đó có cả những người vỗ tay a dua, kiểu như thấy hoàng đế không mặc gì nhưng ai cũng khen bộ quần áo hoàng đế mặc đẹp vì không khen thì bị bảo là ngu. Căn bệnh a dua đã khiến cho nhiều họa sĩ hoang tưởng. Cũng có một số họa sĩ bán được tranh theo xu hướng đó, thế là họ lao vào vẽ tranh lập thể, tranh trừu tượng, tự huyễn hoặc chính mình và trở thành những “đệ nhất tinh tướng”, cao giọng tuyên ngôn phải vẽ thế mới thời thượng, thậm chí có người còn tự làm giá tranh của mình 10 triệu đô hoặc 10 tỷ đồng… Còn hỏi thì họ lại bảo rằng, vẽ tranh mà phải giải thích là vẽ cái gì thì không còn là hội họa, rằng bảo người khác cảm nhận như mình là điều rất khó, nhưng nếu tranh gây được ấn tượng là tốt rồi.
Vì thế, đa số công chúng chán, không còn muốn đi xem các phòng tranh chứ đừng nói đến việc mua tranh. Nói như thế không phải người Việt không chơi tranh, nhưng nó vẫn thuộc thú chơi cao cấp và xa xỉ nên chỉ những cơ quan lớn, công ty lớn, khách sạn mua tranh với mục đích tăng cường quan hệ thương mại, tức là tự làm sang mình để mưu cầu việc khác chứ không phải để thưởng thức nghệ thuật. Có thể nói, hiện nay, giới họa sĩ là những người giàu nhất trong giới nghệ thuật. Một khi nét vẽ của họ đã đúng “luồng” thì mỗi bức có giá hàng nghìn USD, khá hơn có thể 10.000 USD hoặc hơn thế với những bức vẽ khổ to. Và không ai không giật mình khi nghe tin bức vẽ của hoạ sĩ này, hoạ sĩ nọ đã từng được đặt giá 100.000 USD nhưng không hiểu đã bán được chưa.
Từ đối tượng khách hàng như thế, đa số họa sĩ hiện nay đã rời bỏ chức năng dùng hội họa để phản ánh cuộc sống mà chọn đề tài theo sự yêu thích của khách hàng. Xu hướng khách hàng thích gì vẽ nấy đã thu hẹp phạm vi sáng tạo của nghệ sĩ. Thậm chí có họa sĩ đi maketing trước nhu cầu của khách hàng rồi mới về “sáng tạo”. Lại có cả họa sĩ tên tuổi hẳn hoi, khi thấy loại tranh đó bán chạy đã vẽ hàng loạt như kiểu sản xuất đồ mỹ nghệ. Đôi khi anh ta cũng giật mình, muốn phá phách nhưng lại tự nhủ “khéo mà hỏng” nên đành co lại. Yên ổn và thành công dẫn người họa sĩ đến chỗ trì trệ. Cũng lại có họa sĩ vẽ kiểu commăng, giá cả đã thỏa thuận, khi đó chẳng còn đâu sự sáng tạo mà vẽ theo ý đồ của người bỏ tiền mua.
Đánh giá một cách thật nghiêm túc, chục năm trở lại đây, các họa sĩ Việt Nam đã tạo ra một không khí tưng bừng và dân chủ trong hội họa. Song có điều ý thức vẽ tranh để bán, nghĩa là coi mục đích thương mại hơn mục đích nghệ thuật đang trở thành ý thức chủ đạo dẫn dắt việc sáng tác của rất nhiều họa sĩ để đến mức những họa sĩ tâm huyết phải thốt lên “tranh Việt Nam thương mại quá mức rồi”. Goocki từng nói một câu đại ý là: chúng ta viết để làm gì thì sẽ dẫn đến việc viết như thế nào. Đối tượng và mục đích của hội họa như thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi hội họa Việt Nam chịu ảnh hưởng các trường phái phương Tây, nghiêng về vẽ trừu tượng và siêu thực, vẽ những cái mà người xem chẳng hiểu và chẳng giải thích được. Đó là cái bệnh của hội họa Việt Nam khi chịu ảnh hưởng phương Tây, dẫn tới phương pháp sáng tác xa lạ với hội họa truyền thống Việt Nam.
Hội họa Việt Nam dành cho ai?
Phải nói rằng hội họa Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của hội họa phương Tây vì thị trường của nó lớn và tác phẩm của nó không bị rào cản, cho nên các họa sĩ đang hướng đến vẽ phục vụ người nước ngoài. Vì thế, sinh hoạt hội họa phát triển không bình thường, tranh vẽ nhiều, bán nhiều nhưng công chúng lại không hào hứng. Thực tế thì thước đo mua tranh của khách nước ngoài với Việt Nam mới vì lạ chứ chưa phải vì tài. Việt Nam chưa có họa sĩ nào được khẳng định tên tuổi như họa sĩ thế giới, có chăng chỉ vài họa sĩ Việt Nam ở nước ngoài như Lê Phổ, Lê Bá Đản, Điềm Phùng Thị được ngợi khen, nhưng thực chất cũng là vì sự độc đáo chứ chưa phải vì tài năng xuất chúng.
Có thể nói, mấy năm gần đây chưa có bức tranh nào gây thành sự kiện như tranh Phố của Bùi Xuân Phái, Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, Em Thúy của Trần Văn Cẩn, Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh. Những bức tranh này đến giờ ai nhìn cũng vẫn thấy đẹp, khi in lại chỉ là ảnh tranh mà người ta vẫn thích. Nhưng vì đối tượng thưởng thức của hội họa đã thay đổi, quần chúng không còn là khách hàng nên trường phái tả thực không còn phát triển. Công chúng Việt Nam với tư cách khách hàng có tiền để mua tranh với giá mấy nghìn USD để treo trong nhà không nhiều (mặc dù rất muốn), điều kiện kinh tế chưa cho phép mà mới chỉ dám bỏ ra vài trăm nghìn đồng để mua ảnh tranh hoặc tranh sao chép, cũng là để thỏa mãn một nhu cầu làm sang cho ngôi nhà của mình. Chỉ có điều, vừa đến thăm nhà này thấy bức tranh Mùa xuân con nước của Levitan, mấy bữa sau tới chơi nhà người bạn khác lại cũng thấy bức đó chễm chệ trên tường. Hay các bức tranh lá đỏ, đồng lúa vàng… thì nhan nhản ở các nhà.
Nhu cầu khách hàng như thế đã làm cùn chức năng sáng tạo của họa sĩ, ngay cả họa sĩ tên tuổi cũng lao vào con đường sản xuất hàng loạt, quanh đi quẩn lại vẫn vẽ giống nhau khiến họ không vượt qua được chính bản thân họ. Chưa kể bây giờ nhiều họa sĩ học đòi, huyễn hoặc về mình, vẫn chẳng tạo ra được phong cách riêng, dùng màu sắc nhộn nhạo vẫn không che lấp được sự yếu kém về hình họa. Cái yếu nhất của phần lớn họa sĩ trẻ bây giờ là không có gốc. Cứ thử đặt các bức tranh của họa sĩ Việt Nam cùng các bức tranh của họa sĩ nước ngoài, đố ai nhận ra tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam. Vì không có bản lĩnh và tài năng nên chưa kịp hội nhập, những “nghệ sĩ” sùng ngoại này đã bị hòa tan trong dòng chảy của nó và các “siêu phẩm đầu Ngô, mình Sở” của họ đã trở nên xa lạ ngay trên chính mảnh đất đã nuôi dưỡng họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét