Hiển thị các bài đăng có nhãn đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Hạt nguyên tử mới được phát hiện sau 50 năm tìm kiếm


Các nhà vật lý làm việc với Máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới (LHC) vừa công bố việc phát hiện ra một loại hạt mới gọi là pentaquark sau 50 năm tìm kiếm. Bước đột phá này sẽ có tác động to lớn tới sự hiểu biết của con người về cấu trúc vật chất.





Mô hình cấu tạo của hạt pentaquark gồm 4 hạt quark và 1 phản hạt quark. Ảnh:CERN


Sự tồn tại của hạt pentaquark lần đầu được nêu ra trong những năm 1960. Tuy nhiên, cũng giống như hạt boson Higgs (Hạt của Chúa), các nhà khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của hạt pentaquark trong nhiều thập kỷ, trước khi Máy gia tốc hạt lớn (LHC) khám phá ra nó trong thí nghiệm LHCb gần đây.

Năm 1964, hai nhà vật lý Murray Gell Mann và George Zweig độc lập đề xuất về sự tồn tại của hạt hạ nguyên tử quark . Họ đưa ra giả thuyết rằng, đặc tính quan trọng của các hạt nguyên tử baryons và mesons được lý giải tốt nhất nếu bản thân chúng cũng có cấu tạo từ những hạt thành phần khác. Zweig sử dụng thuật ngữ "aces" để gọi tên chúng trong giả thuyết, trong khi đó Gell Mann gọi là hạt "quark". Baryons là sự kết hợp của 3 hạt quark, còn meson là 2 hạt quark.

Mô hình của Zweig và Gell Mann cũng gợi mở sự tồn tại các trạng thái khác của quark, chẳng hạn như pentaquark. Loại hạt giả thuyết này có cấu tạo gồm 4 hạt quark và 1 phản hạt quark.

Vào giữa những năm 2000, một số nhóm nghiên cứu tuyên bố phát hiện ra hạt pentaquark, nhưng khám phá của họ sau đó bị bác bỏ bởi nhiều thí nghiệm khác.

"Đây là lí do khiến chúng tôi rất thận trọng khi đệ trình báo cáo nghiên cứu mới của mình," BBC hôm 14/7 dẫn lời Patrick Koppenburg, điều phối viên vật lý cho thí nghiệm LHCb tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN).

Trong nghiên cứu mới, các nhà vật lý tìm hiểu cách thức để một hạt hạ nguyên tử có tên Lambda b phân rã hoặc biến đổi thành 3 hạt khác bên trong Máy gia tốc hạt lớn (LHC). Kết quả cho thấy, trạng thái trung gian đôi khi có liên quan đến sự sản sinh 3 hạt này. Các trạng thái trung gian đó được đặt tên là Pc(4450)+ và Pc(4380)+.

"Chúng tôi đã xem xét tất cả khả năng cho những dấu hiệu trên và đi tới kết luận rằng, chúng chỉ có thể được giải thích bởi sự tồn tại của trạng thái pentaquark," Tomasz Skwarnicki, nhà vật lý tham gia thí nghiệm LHCb thuộc Đại học Syracuse, Mỹ, nói.

Guy Wilkinson, phát ngôn viên của LHCb bình luận: "Pentaquark không chỉ là loại hạt mới. Nó đại diện cho một cách để các hạt quark kết hợp lại với nhau, tạo thành những thành phần cơ bản của proton và neutron trong hạt nhân nguyên tử. Đây cũng là loại hạt chưa từng được quan sát trước đây, trong hơn 50 năm tìm kiếm, thử nghiệm."

Lê Hùng

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Cách làm từ thiện của tình nguyện viên người Mỹ khiến tôi suy ngẫm





Mọi người trên chuyến xe cứu trợ không khỏi xúc động khi nhìn thấy một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ.

Ngay lập tức, nhóm tình nguyện viên chúng tôi quay vào xe lấy quà cứu trợ trao cho cậu bé.

“Anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!” tình nguyện viên người Mỹ quát lớn.
Chúng tôi không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai người Mỹ. “Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?” Họ nghĩ thầm.

“Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”. Tình nguyện viên người Mỹ hỏi cậu bé.

Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.

Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe.

“Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?“

Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.

Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.

“Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.

“Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.

Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ…

Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:

“Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế. Nhưng bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên. Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”
Có thể nói hôm đó là một ngày dài đầy trải nghiệm.

Dường như những đứa trẻ đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây. Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà.

Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.


Theo NTDTV - Tình nguyện viên người Mỹ dạy chúng tôi làm từ thiện đúng cách
Thanh Thanh biên dịch

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Ma Trận: Thế Giới Đảo Ngược Trong Não Trạng Chúng Ta




Như Nhân Chủ đã có một lần bàn về "cái thế giới đảo lộn" hôm nay, cái thế giới mà Goerge Orwell diễn đạt và thường được nhắc nhở qua tác phẩm 1984 với thành ngữ "chiến tranh là hòa bình". Nhà bỉnh bút Justin Raimondo vẫn hay ghi chú trong bài của ôgn ta là "thế giới quái đản" BizarroWorld, một thế giới nghịch đảo và song hành với "thực tại". Cái thế giới này ở đẩu ra?

Dĩ nhiên, theo một cảm nhận thông thường, người ta đúng một nủa khi chỉ tay lên án mô thức hiện tại (paradigm) với thiểu số thống trị ẩn tàng đã dàn dựng cấu trúc nó. Điều này hiển nhiên không sai.

Cứ nhìn điển hình cái gọi là tính "dân chủ" của cuộc trưng cầu dân ý với 62% ý dân trở thành số không không chỉ phí phạm mà mỉa mai nghịch lý như tát thẳng vào mặt chữ nghĩa lẫn người dân Hy Lạp.

Rồi nhìn vào những trò hề tranh cử, chính sách của các xã hội "dân chủ đại biểu" để thấy những tuyên bố chính sách, quan điểm v.v "tả hũu" lẫn lộn. Và ngay cả các "chính trị gia" nhảy cóc tứ tung, sáng một quan đểm chiều một luận cứ, hôm qua chửi bố hôm nay v.v Nhưng người ta và các "chuyên gia" vẫn tin rằng có tả có hũu "quánh nhau"! Vẫn tín là có "tư bản" và "cộng sản" thù hằn nhau, không "đội trời chung" với nhau!

Quốc hội, tòa tối cao v.v ra những phán quyết đi ngược quyền lợi dân khắp nơi, Hy Lạp, Mỹ , Đức, Úc chỉ là những điển hình nổi bật mà thôi.

Nhưng đó là những "màn chính sự lớn lao và cao cả" của những "vĩ nhân" theo định nghĩa của Lord Acton.

Thử nhìn xuống đáy của tự tháp xã hội, nơi những người công dân thuần thành tin vào tín lý nhà nước tận thiện, "từ dân, bởi dân và vì ..dân" một định chế cao cả với những vĩ nhân cao cả "dân thân" vào nghiệp "cả cao" chính trị vì ...dân! để thấy không chỉ những Edawrd Snowden, Jullian Assange . Poitra, Sarah Harrison v.v trải nghiệm những nguyên tắc "nhà nước chính phủ có trách nhiệm với công dân".. đã không chỉ luôn luôn vô trách nhiệm phủi tay.. mà còn tấn công đánh ngược đàn áp công dân... Nhưng dẫu sao những công dân này là ..."công dân tố cáo"! Cứ cho là vì họ "phản quốc chống chính phủ" là "có tội".

Chuyện vừa xảy ra, một công dân tuân thủ pháp luật Úc, cô Jodi Magi, 39 tuổi, du kháqch đến vương quốc United Arab Emirates, đã bị nhà nước an ninh tại đây bắt giữ chỉ vì chụp một tấm hình một chiếc xe đậu vào NƠI DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, nhưng không có giấy chứng là tàn tật gắn trên xe, rồi đăng trên FACEBOOK của cô. Cô cũng đã cẩn thận bôi đen bảng số theo qui định tôn trọng riêng tư trước khi cho lên Facebook.

Dĩ nhiên, vì là "vương quốc Hồi" cho nên bị bắt không giải thích là chuyện "thường tình", nhất là có thêm cái bản sắc văn hóa tốn giáo "cực kỳ trân trọng phụ nữ" của xã hội này.

Điều không bình thường, theo cô Úc Thòi Lòi này là tòa đại xứ Úc, đại diện cao nhất của nhà nước Úc quí hóa của cô đã không thi hành bổ phận vá trách nhiệm bảo vệ hay trợ giúp cô khi gặp "nạn: nơi nước ngoài theo "pháp luật qui định".

Cô đã bày tỏ :
“Tôi không chắc là Tôi có ngây ngô hay không. Tôi có hiểu biết rằng các tòa đại sứ được đặt tạu các quốc gia khác để trợ giúp công dân của họ trong tình trạng khó khăn...Nhưng theo kinh nghiệm của tôi dường như công việc của họ (đại sứ Úc) ở đây có vẻ là làm ăn dịch vụ và họ chẳng quan tâm gì khác ngoài dịch vụ làm ăn" (I’m not sure if it was me being naive. I was under the impression that embassies were in countries to help their citizens in times of difficulty,”she said. “But from my experience it seems that their job here seems to be to generate business and they have no interest in anything other than that.”)

Cái thế giới "nhà nước" mà những người như cô nghệ nhân Úc Thòi Lòi này và người dân Hy Lạp nói riêng, thật sự chỉ là giả tưởng trong đầu của họ. Nhưng không chỉ có Hy Lạp hay cô nghệ nhân Úc, mà 99% nhân loại đang mơ mòng trong cái ma trận thực tại.

Vấn đề không chỉ nằm nơi những kẻ cấu trúc thiết kế ra cái thực tại "ão" này như "thật". Mà chính những người dân, không chỉ sau khi đã được người khác chỉ vẽ nhắc nhở, mà ngay cả sau khi chính bản thân họ trải nghiệm sự thật , họ vẫn tiếp tục quay đầu vào cái ma trận ảo vọng nhà nước tận thiện đó. Quí vị có thấy kết quả của bao nhiêu cuộc "cách mạng" sau khi thành lập "nhà nước chính phủ" mới như thế nào rồi chăng? Hay gần nhất, "dân chủ" nhất là kết quả của bao nhiêu cuộc bầu cử hình thành các "chính phủ" đã như thế nào!

Không chỉ lịch sử nhân loại gắn liền với sự đàn áp bức hại miên tục của nhà nước quân đội quần chúng, các cuộc chiến tranh tàn sát nối nhau xảy ra, nhà tù chính trị vẫn trải khắp địa cầu... mà ngay hiện tại, những bằng chứng cụ thể " nhà nước tận thiện", "quân đội cảnh sát vì dân" này đang diễn ra trước mặt mọi người trước ống kính quay phim của báo chí, của các máy chụp hình di dộng cá nhân...nghĩa là nó chẳng cần bưng bít...Và người ta vẫn TIN!

Không chỉ vẫn tin, mà còn tận lực bênh vực bảo vệ định chế nhà nước "cả cao" này, bằng mọi thủ đoạn có được trong tầm tay của họ.

Cuộc cách mạng mô thức mới (new paradigm) của nhân loại đang diễn ra, không chỉ giữa định chế nhà nước và những người nhận thức mà đang gay gắt và tế vi giữa những người đứng ngoài và bên trong ma trận thực tại,

Thấy được hay không, và hành xử thế nào, cũng vẫn tùy thuộc vào mỗi cá nhân trong chúng ta.
Gần 3 ngàn năm trước, Lão Tử nhắc nhở thiên hạ rồi "biến mất". Nhưng từ thế kỷ 17 đến hôm nay, không chỉ đơn độc và bỏ đi như Lão Tử, mà hàng ngàn, hàng chục ngàn, có thề là hàng trăm ngàn, hàng triệu những con người đang vận hành ngoài khung sườn của ma trận thực tại nhà nước để tháo gỡ nó. Họ đang tận dụng nhiều phương cách. Phương cách đầu tiên căn bản vẫn là lôi người từ trong ra ngoài song hành với những phương cách khác cho một tiêu chí duy nhất: tháo gỡ ràng buộc và ảo tưởng để có tự do tương tác tự chủ đích thât.

Nhân Chủ

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Đến tổng thống Mỹ cũng ‘lĩnh đạn’ vì nụ hôn má phụ nữ



Tác giả: Anh Tú (theo theo RT và CNN)



Trong chuyến thăm Myanmar hối giữa tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thăm bà Aung San Suu Kyi – một nhà bất đồng chính kiến tại Myanmar. Báo Nga nhấn mạnh chi tiết ông Obama ôm bà Aung và mô tả đó là “một cái ôm vụng về”. Đồng thời chi tiết ông Obama thì thầm vào tai bà Aung cũng được mô tả bằng từ “ướt át”.

Họ không quên nói rằng bà Aung đã góa chồng từ 15 năm nay nên hành động của ông Obama không được “phải phép” cho lắm. Báo Nga cũng kể lại đây không phải lần đầu tiên ông Obama tỏ ra quá thân mật với góa phụ Myanmar vì 2 năm trước đó, khi gặp bà Aung thì Tổng thống Mỹ cũng hôn nhẹ vào má bà này.

Trong các vụ ông Obama hôn nhẹ vào má bà Aung San Suu Kyi trước đây, báo Nga không mổ xẻ nhiều vì quan hệ Nga – Mỹ khi đó không căng thẳng. Nhưng đến cuối năm 2014, quan hệ hai nước đã rất xấu do khủng hoảng Ukraine dẫn đến đối đầu Đông Tây. Việc báo Nga châm biếm nụ hôn của ông Obama với bà Aung chỉ là cách để trả đũa việc báo chí Mỹ chơi xấu Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Vài ngày trước khi ông Obama tới Myanmar thì báo chí Mỹ thi nhau châm biếm việc ông Putin cởi áo khoác cho bà Bành Lệ Viên – phu nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi dự hội nghị APEC tại Bắc Kinh. Báo chí Mỹ cho rằng một người đã ly dị vợ như ông Putin thì không nên có cử chỉ quá thân mật với vợ của nguyên thủ quốc gia khác.

Thật ra trước đây, ông Putin cũng từng nhường áo khoác cho bà thủ tướng Đức Angela Merkel nhưng báo chí phương Tây khi ấy không mổ xẻ nhiều. Thời điểm ông Putin khoác áo cho bà Merkel, quan hệ Đông Tây chưa căng thẳng nên hành động đó còn được coi là ga lăng.
Có thể thấy, tùy vào thời điểm và tùy vào thái độ mà một hành động có thể bị đánh giá khác nhau, đặc biệt với các nhân vật nổi tiếng.
————
http://motthegioi.vn/quoc-te/thi-su-quoc-te/den-tong-thong-my-cung-linh-dan-vi-nu-hon-ma-phu-nu-158397.html

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Cựu Nhân Viên Hảng Tin Fox Đã Tự Vẫn, Tuyên Bố Ông Đã Bị Sa Thải Vì Bài ‘Giật Gân’ Đăng Trên Facebook


Cựu nhân viên của một chi nhánh của hãng tin Fox ở Texas đã tự sát bên ngoài trụ sở chính của Fox News, đổ lỗi mạng lưới đã hủy hoại đời mình. Ông đã tuyên bố ông đã bị sa thải vì một bài "giật gân" về vụ cảnh sát trưởng ở Austin đã đăng trên Facebook.
Former Fox employee commits suicide, claims he was fired over ‘sensational’ Facebook post


Người đàn ông, được xác định là Phillip Perea, đã phân phát tờ rơi phía trước trụ sở chính của News Corporation sáng thứ Hai (26 tháng Giêng) nói rằng chủ nhân cũ đã "kết thúc sự nghiệp của tôi" và rằng kênh tin tức đã hủy hoại đời mình, một quan chức cảnh sát đã nói với tờ Wall Street Journal. Người đàn ông 41 tuổi đã từng làm việc tại một chi nhánh của Fox ở Austin, Texas.

Khoảng một giờ trước khi ông qua đời, Perea đã phổ biến trên tweet những lời chỉ trích chủ cũ của mình, và liên kết với một trong 35 cuộn YouTube videos của ông xỉ vả Fox News. Trong loạt phim liên kết, cuộn có tựa “The American Workplace Bully: How FOX News Ended My Career” (Sự Bắt Nạt Tại Nơi Làm Việc Ở Mỹ: FOX News Đã Kết Thúc Sự Nghiệp Của Tôi Như Thế Nào) "vẽ lên bức tranh của một cựu nhân viên bất bình đã cho rằng ông bị đuổi việc là một phần của một âm mưu to lớn chống lại ông," AOL News đưa tin.

Cuộn video tám phút Perea liên kết đến bản tweet vừa qua của ông đã đưa ra các khiếu nại của mình chống lại kênh tin tức, mà ông tin rằng đã bất công sa thải anh chỉ vì một bài quảng cáo trên Facebook. Ông Perea là một nhà sản xuất khuyến mãi tại chi nhánh KTBC của hãng tin Fox, và trêu đùa một câu chuyện trên Facebook trong tháng hai liên quan đến một đoạn thu hình tràn lan về việc bắt giữ một người chạy bộ phạm luật.


Người chạy bộ Amanda Jo Stephen đã đeo loa bịt tai khi cảnh sát Austin chận cô lại vì Ði Ẩu (jaywalking). Họ yêu cầu cô cung cấp căn cước, mà cô không mang theo. Một sinh viên lân cận ghi hình cô bị bắt, và các cảnh quay nhanh chóng lan truyền. Sau đó, tại một cuộc họp báo không liên quan, cảnh sát trưởng Art Acevedo của Austin nói, "Cảnh sát đã phạm lỗi tấn công tình dục khi làm nhiệm vụ vì vậy tôi cảm ơn Chúa rằng đây là điều trở thành một cuộc tranh cãi ở Austin, Texas."

Trong bài viết trên Facebook, ông Perea kết hợp một hình ảnh của Stephen khóc lóc với một tấm của Acevedo phản ứng với các câu hỏi về cuộn thu hình đã lan tràn.

Các ông chủ của Perea tại trụ sở cho rằng hình ảnh của Acevedo đã "gây cảm xúc hơn là thông tin" - một phần là do cảnh sát trưởng đã không thích bức ảnh, tờ Austin Chronicle đưa tin. Họ cũng tin rằng Acevedo đã không đồng ý một cuộc phỏng vấn cá nhân với hãng thông tin Fox kể từ khi Perea đăng bức ảnh, mà KTBC đã xóa.

"Ông ta đã phật lòng bởi điều đó, (và) chúng ta đang bị cho ra rìa, " Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc của KTBC (như Perea đã xác định) dường như đã nói với Perea trong một cuộc trò chuyện có ghi băng. "Ông ta sẽ không còn đến với trụ sở của chúng ta nữa."

[LND: Ai mà không biết Cảnh sát ở Mỹ là cha thiên hạ. Đụng đến là tiêu đời. Biết bao nhiêu cuộc biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát Mỹ trên toàn quốc đều được các tổ hợp truyền thông phối hợp – trong đó có Fox – cho chìm xuồng. Nước đổ đầu vịt. Mọi sự đều vẫn như cũ. Không biết mấy ông bà “hoạt động rân chủ” Mít ở đâu không kêu gào nhân quyền hộ; mà chỉ chuyên chỉa mũi về Việt Nam quậy phá?]

Lewis nói rằng Acevedo đã để cho Fox ngồi chung trong nhóm các cuộc phỏng vấn truyền thông, nhưng tránh phỏng vấn từng người - và nói thêm rằng bức ảnh đã làm cho ông Acevedo "trông giống như một anh hề."

Nhà sản xuất (Perea) đã bị đình chỉ ba tháng sau đó do sự cố, cũng như hành vi bị cho là cách cư xử không phù hợp và nói chung thiếu khả năng làm theo sự hướng dẫn, theo tờ Chronicle.

Perea đã bị sa thải vào tháng Sáu, theo một thông báo của các kênh TV của hãng Fox. Cuộn video đầu tiên trong danh sách đã được xuất bản ngày 2 tháng 7 (2014). Các video YouTube được bí mật ghi lại, bao gồm cuộc hội thoại với Lewis rằng các nhân viên khác "sợ" Perea và rằng ông đã làm họ khó chịu, theo tờ Daily Kos. Cuối cùng ông bị sa thải vì "hành vi thiếu chuyên nghiệp", mặc dù ông tin rằng thực sự đó là vì sự xung đột do các bài trên Facebook về ông Acevedo, cảnh sát trưởng của Austin, bang Texas.

H.A. dịch

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Có ai biết đi Tây là khổ?



Người Việt ở Đức có nỗi khổ là không dám nói về nỗi vất vả của mình với bạn bè, người thân trong nước vì sĩ diện. Nhiều người rất thích "nổ", khi về nước hay "một tấc đến giời".

Nói tới Việt kiều ở Đức, phần lớn những người ở Việt Nam đều nghĩ rằng họ là những người lắm tiền, nhiều của, ăn sung mặc sướng. Dĩ nhiên đời sống ở Đức có nhiều ưu việt, nhưng cuộc sống của người Việt ở Đức cũng có những giọt nước mắt đời không biết“.


Trong những ngày Tết và những ngày giáp Tết, những người làm công ăn lương ở Việt Nam được nghỉ Tết tới 9 ngày, không khí Tết từng bừng ở các chợ hoa Hà Nội, trang trí trong nhà, ngoài đường cho dù còn rất ít nhà tự gói bánh chưng như trước đây.

Trong khi đó, người Việt ở Berlin nói riêng và ở Đức nói chung vẫn tất bật với công việc làm ăn, vì Tết năm nay không rơi vào cuối tuần nên không ai được nghỉ. Những người buôn bán, làm ăn tự lập cũng chỉ dám tự thưởng cho mình được nghỉ chiều 30 Tết để đến chợ châu Á mua sắm thức ăn về vội vàng nấu mâm cỗ Tết để cúng Giao thừa lúc 6 giờ chiều, tức là 0 giờ ở Việt Nam. Sang ngày mùng Một Tết, hầu hết mọi người đã phải đi làm lại bình thường, coi như đã hết Tết.

Mặc dù được đón hai cái Tết, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán cũng như Lễ Giáng sinh ở Đức, nhưng người Việt ở Đức không cảm thấy có một cái Tết nào trọn vẹn. Lễ Giáng sinh ở Đức là dịp sum họp gia đình, không khí chuẩn bị Giáng sinh và Tết Dương lịch ở Đức rất tưng bùng, sôi nổi, nhưng không phải là phong tục truyền thống, nên người Việt ở Đức vẫn luôn cảm thấy xa lạ, lạc lõng.

Khi đến Tết Nguyên đán, các gia đình người Việt vẫn cố gắng giữ gìn phong tục làm mâm cỗ cúng giao thừa, nhiều người đi lễ chùa, nhưng bên ngoài xã hội Đức lại hoàn toàn không có không khí ngày Tết, nên đây là dịp làm nhiều người da diết nhớ tới gia đình, người thân và quê hương, bản quán.

Không biết có bao nhiều người chạnh lòng rơi lệ trong những giờ phút như thế này. Nhưng rồi cảm xúc đó rồi cũng nhanh chóng qua đi để nhường chỗ cho những lo toan thường nhật.

Và có mấy ai hiểu được nỗi khổ của những người Việt bán hàng rong ở Đức. Dĩ nhiên ở đây không phải một đôi quang gánh, mà là một ô tô chở hàng với một quầy hàng di động bán quần áo, giầy dép, bít tất… ở các chợ phiên.



Những ngày hè nắng ấm thì còn đỡ, nhưng vào những ngày giá rét dưới không độ vẫn phải nghiến răng chịu đựng giá rét, quần áo dày cộp, to sụ tưởng chừng ngã xuống thì không đứng dậy nổi, vậy mà vẫn không ngăn nổi được cái lạnh thấu xương.

Có lẽ vì vậy mà nhiều nam thanh, nữ tú sang CHDC Đức lao động cuối những năm 80 mới ở độ tuổi mười tám, đôi mươi, giờ đây mới U 50 mà gặp nhau đã hay phàn nàn về bệnh khớp, bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc đau thận… thậm chí có một số người đã trở thành người thiên cổ.

Khổ không biết tỏ cùng ai vì sĩ diện

Ngành bán hoa, một ngành mà người Việt đã hầu như làm chủ ở Đức, trông thì có vẻ thơ mộng, nhẹ nhàng, nhưng tìm hiểu kỹ mới thấy, thị trường này cũng là một chiến trường không tiếng súng.

Mô hình chung của một gia đình bán hoa của người Việt là người chồng dậy từ 2 giờ sáng, đến chợ đầu mối để có thể mua hoa đẹp và rẻ. Vào những dịp quan trọng như ngày Lễ Valentin hoặc Muttertag thì đúng nghĩa là tranh cướp hoa.

Sau khi người vợ đưa con tới trường thì ra bán hoa, người chồng về ngủ. Trời lạnh cũng không dám sưởi ấm vì sợ hoa héo, lại hay phải nhúng tay vào nước lạnh. Đây cũng là một ngành vất vả, nên có người phụ nữ liễu yếu, đào tơ muốn tìm hiểu để vào nghề bán hoa đã bị cảnh báo: "Cẩn thận kẻo người héo trước hoa".

Tuy nhiên, đây chỉ mới là một vài nỗi khổ nhãn tiền, còn nhiều nỗi khổ thể chất và tinh thần, nhất là đối với nhiều phụ nữ "không biết tỏ cùng ai".

Đã đành là ở đâu cũng phải vất vả làm ăn kiếm sống. Người Việt ở Đức có nỗi khổ là không dám nói về nỗi vất vả của mình với bạn bè, người thân trong nước vì… sĩ diện.

Nhiều người Việt ở Đức rất thích "nổ", khi về nước hay "một tấc đến giời“ làm như mình giàu có lắm, dễ kiếm tiền lắm, làm cho nhiều người trong nước lầm tưởng nước Đức là một thiên đường trên mặt đất, cứ sang là "xúc ra tiền“.

Mong rằng mọi người hãy thực tế, nói thực và sống thực với điều kiện và hoàn cảnh của mình: Nước Đức có hệ thống phúc lợi xã hội rất tốt, nhưng người ta cũng phải "làm thật“ mới có thể "ăn thật“, bảo đảm cuộc sống của mình.

Vũ Văn(Thoibao.de)

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Người Việt Hải Ngoại - Chia Rẽ, Bế Tắc, Bài Học Đắt Giá





Cao Hữu Tâm


Kể từ sau 30-4-1975, ngừơi Việt ra hải ngọai, nhất là đến Mỹ, đã chứng kiến sự chia rẽ như chưa từng bao giờ có. Thật ra, miền Nam chúng ta đã chia rẽ từ lâu. Thời Pháp thuộc, cũng như những thời sau này. Quan sát, chúng ta thấy dân chúng hầu như hòan tòan xa lánh những họat động đảng phái chính trị. Từ thời Tây đã bị đàn áp khốc liệt. Sau 1954, niềm hy vọng cúôi cùng chỉ còn là miền Nam, được gọi là miền tự do. Song 9 năm bạo trị của Cần Lao Ngô Đình Diệm, mọi sinh họat của đảng phái chính trị hầu như không có, hoặc chìm sâu vào vòng bí mật. Ngòai hai đảng Cần Lao Ngô Đình Diệm và Phong Trào Cách Mạng Quốc gia, đất nước không bừng sống được dứơi hai đảng nói trên của ông Diệm. Ngọai trừ họat động của Trung Tâm Nhân Vị Vĩnh Long của Giám Mục Ngô Đình Thục và của miền Trung dứơi bàn tay sắt của lãnh chúa Ngô Đình Cẩn. Sau đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, tình báo Mỹ đã nhẩy xổm vào chính trường và điều khiển mọi chính phủ. Chính phủ nào không được CIA ủng hộ coi như bị lật đổ.


Wesley R. Fishel và Ngô Đình Diệm

Nói như thế, không phải chính quyền Ngô Đình Diệm không có bóng dáng của CIA bao phủ. Hình ảnh hai CIA gộc là ông Wesley Fishel và đại tá Edward Lansdale, đã có mặt và xâm nhập mọi sinh họat chính trị của chế độ Đệ Nhất Công Hòa, cho đến khi Mỹ lật đổ Ngô đình Diệm, qua trung gian của Hội Đồng Quân Lực, để từ đó, CIA là "kẻ cầm quyền sau ngai vàng" của các chính phủ miền Nam.


Edward Landsdale và Ngô Đình Diệm

Như đã nói, miền Nam đã chia rẽ, sang đến Mỹ lại càng chia rẽ hơn, vì đất Mỹ là đất nước của tự do ... chia rẽ. Hãy quan sát sinh họat nghị trường của Mỹ, nhất là sau vụ hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa chống nhau. Nhưng đó là chuyện của Mỹ, còn chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vế sự chia rẽ trong tập thể người Việt của chúng ta.

Trứơc hết hãy nói về Cộng đồng Việt Nam, biểu tượng đặc trưng hơn là hai bang Cali và Texas. Bất cứ nhóm nào, bè phái nào xuất hiện trước công chúng đều kêu gọi đòan kết, nhưng con ma chia rẽ không lúc nào bỏ chạy cộng đồng ta. Một năm Mỹ có một ngày Lễ Con Ma, còn chúng ta quanh năm hễ bất cứ ai xúât hiện sinh họat tập thể là gặp ngay Lễ Con Ma.. Những cộng đồng đương nhiên chia rẽ, vì nước Mỹ chủ trương đặt quyền lợi cá nhân lên trên hết. Số quần chúng ta ở hai bang nói trên đều từ 200,000 đến hơn 400,000 người, nhưng bất cứ một sinh họat tập thể nào cũng xấp xỉ hai ba trăm người. Nếu được hơn 300 ngừơi tham dự là đã coi như thành công, thành công và đại thành công! Nhưng mọi sinh họat đều vắng vẻ, vì người ta phải lo làm việc, thời giờ còn lại dành cho gia đình, và đó là ưu tư hàng đầu của mỗi gia đình ta. Hơn nữa vì là tự do, nên không ai ép được ai. Kêu gọi thì cứ kêu gọi, còn họp mặt hay không là chuyện khác.

Cái cảnh rứơc quân quốc kỳ đi vòng vòng trên sân khấu, làm ngừơi coi thấy nhàm chán. Cũng như trưng cờ vàng ba sọc hay hát quốc ca, cũng chẳng còn thu hút bao nhiêu. Vì lá cờ cũng như quốc ca đều không còn tính cách pháp lý, không được công pháp quốc tế công nhận. Vì thế, khi lên thủ phủ Austin để xin cho một tượng lính Việt Nam được để nguyên trong mô hình tượng đài, đã thất bại. Vì danh xứng chính thức của tượng đài là The Monument of the Texan Veterans, nghĩa là tượng đài của cựu chiến binh tiểu bang Texas. Không có liên hệ gì đến tượng đài đồng minh hay tượng đài Mỹ-Việt. Sự thất bại là do hoang tưởng, cứ vận động ra trứơc tiền đình nghị viện Mỹ và hát quốc ca hay trưng quốc kỳ, là đại thắng đứt đuôi con nòng nọc. Sự thất bại chua cay là do không học kinh nghiệm của nhau, mạnh ai nấy đạp ga chạy cao tốc vun vút trên xa lộ.

Ngay chính giữa các cựu quân nhân với nhau cũng đã có bíêt bao chủ tịch cộng đồng hay bíêt, bíêt bao hội cựu quân nhân, thậm chí trong khi có xích mích va chạm, đến một bà truyền thông (Nguyễn Thị Minh Ngữ) gọi các cựu quân nhân là "lũ chó chui hang". Đến nỗi một cựu thiếu tá QLVNCH lãnh làm việc bốc mộ đồng ngũ cũng bị chỉ trích châm bíêm. Cho nên, đương nhiên bất cứ một cộng đồng, tổ chức, đòan thể hay đảng phái đều rất mong manh yếu đuối, như trẻ em thiếu dinh dưỡng. Tổ chức nào có được 10 hay 15 người họat động tích cực (active members) là điều rất khó. Để chống đối một tờ báo, bên Cali đã phải huy động đến 151 cộng đồng tổ chức, đòan thể đứng ra cùng chống đối một ...tờ báo. Hơn nữa, chúng tôi đọc danh sách hội đòan lại thấy một hội của một ngừơi anh họ tôi, và chỉ có một mình anh làm hội trưởng, có tên được đăng lên báo như một chúng minh sự hợp pháp của có mặt, hay đỡ tủi hờn, nhờ có tên đăng trên báo cho là vinh dự lắm!

Trở lại chuyện Houston, một phái đòan chống Cộng lên xin gặp bà thị trưởng Annise Parker, nhưng bà thị trưởng không thèm tíêp, thật là xấu hổ, cũng chỉ vì ôm lấy những yếu tố gọi là không thức thời hay không chịu đóng góp. Ngừơi ta hỏi nếu ủy ban bảo vệ tượng đài chịu đóng góp $50,000 đô-la thì kết quả thế nào? Hay đóng góp vào quỹ tranh cử của bà thị trưởng thì kết quả cũng thế nào. Có thảm kịch bị bà thị trửơng "không thèm tíêp" không?

Nhưng vấn đề chia rẽ nặng nhất và gay gắt nhất là việc Công Giáo làm giỗ lớn cho ông Diệm. Hình như ngừơi ta đã muốn lấy xác ma của ông Diệm ra để trả thù, để giải tỏa thù hận úât ức? Nhưng nếu chỉ như thế thì quá trội nghiệp cho ông Diệm. Công giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác cũng khép mình vào quyền lợi bè nhóm riêng của mình. Nhưng các cha Bắc kỳ Công giáo di cư đã làm như cơ hội mang xác ông Diệm ra làm lý do để "nổi đình đám" thì bóng dáng thất bại đã lù lù tíên tới. Công giáo hay bất cứ tôn giáo nào đều có tự do sinh họat riêng, nhưng lẫn lộn đạo với chính trị là trợt xúông dốc trơn nguy hiểm. Bởi vì ngay chính trong ruột Công giáo cũng đã chia rẽ trầm trọng.

Những văn thư trừng phạt một ông cha ở nhà thờ Holy Rosary, hay cha thuộc dòng Đồng Công hay cả vụ linh mục giành gái Mai Khải Hòan (Mai Triump) cũng đều do giáo quyền Mỹ quýêt định, thi hành và phổ biến. Vụ linh mục Mai-Triumph chỉ có (theo chúng tôi bíêt) chỉ có tờ Saigon Nhỏ của Hòang Dược Thảo mới dám mó d... cha trong mục "Mỗi tuần một nhân vật" còn thì những báo khác, nhất là báo đạo cuồng tín quá khích đều làm ngơ, nếu chẳng may cha leo lên bụng vợ hay con gái của họ làm thánh lễ, họ cũng cất lời ca tụng cha không phải trên các tầng trời, mà trên bụng vợ con chúng tôi..

Sự chia rẽ sẽ còn nhiều và còn lâu. Chẳng biết hết thế hệ đầu tiên, hết thế hệ các cha Bắc kỳ di cư sẽ ra sao? Hy vọng một tia sáng bên kia đừơng hầm thật mong manh. Điều mừng cho bên Phật giáo, là mỗi chùa một ông sư. Chùa nào tàn là ông sư ấy chịu, không có phe đảng bè nhóm như thần quyền Công giáo. Nhưng ở Mỹ cũng không còn, giáo quyền Mỹ cũng không tuyệt đối run sợ La Mã nữa, nhất là sau những tuyên bố nẩy lửa của Giáo Hòang Phanxicô I.

Như vậy chia rẽ, hình như là phe Công giáo múôn mượn xác ông Diệm để dọa ma. Nhưng các cha không nhìn thấy sự thất bại vì càng ngày nhóm hòai Ngô càng vơi đi, hay nhóm "Tinh thần Ngô Đình Diệm" lại chết nhátkhông biết giảng giải tinh thần ấy là gì. Vì nếu giảng giải được, kẻ víêt bài này cũng xin gia nhập nhóm tinh thần để ... hoan hô Ngô Tổng Thống!

Nhóm Giao Điểm Công Giáo Báo Mạng Houston

(Newstnet@Houston)


_______________




Bác sĩ Trần văn Tích viết trong một bài trên net là :" Ra nước ngoài là vào ngõ cụt!" Không còn gì chính xác hơn.

Gần 40 năm qua, sinh hoạt gọi chung là chống Cộng, chẳng những không có kết quả gì, mà còn giậm chân tại chỗ hay đi thụt lùi nữa. Chống Cộng không hẳn là độc quyền vinh danh Cờ Vàng, vì ai cũng làm được, ngay cả VC cũng làm được nữa! Chống Cộng bằng hát quốc ca, cũng chẳng hơn gì, và cầu xin hồn thiêng sông núi giúp đỡ cũng vẫn là bề ngoài, vì ai cũng có thể, nếu muốn, lập nên một bàn thờ tổ quốc để cầu xin!

Vấn đề là tất cả chúng ta đang ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ. Tất cả chúng ta đều bằng nhau trên phương diện chính trị, hoặc chống Cộng, cho nên những bài trên net tố cáo VC hay VGCS đều không có ảnh hưởng gì, vì tội phạm phải theo tiêu chuẩn của luật Mỹ. Cho nên sau khi tố cáo VC hay VGCS lại chỉ còn có vu cáo chụp mũ VC hay VGCS, rồi hạ cấp xuống đến dùng những ngôn ngữ thô bỉ, làm mất tác dụng.

Bởi vậy, chẳng có cách nào để chống Cộng cho có hiệu quả. Làm sao có được sự ủng hộ của Mỹ? Làm sao tập họp được thật đông. Và nhất là có tiền để dùng vào những việc như ủng hộ ứng cử viện, dành phiếu cho họ để có thể hoạt động trong nghị trường.

Tóm lại chín voi không được một bát sáo!

Chung chung thì có những tổ chức hội đoàn hay ủy ban đặc nhiệm vv...nhưng tiếng nói hỗn loạn, sianh hoạt bết bát, quanh quẩn trong đả đảo hay chụp mũ vu cáo. Thét rồi công đồng trở thành bát nháo. Cũng không ngặc nhiên lắm, vì Cộng đồng không có quyền. Luật pháp là của Mỹ, mọi người tuân theo luật Mỹ chứ không theo luật của Cộng đồng, gọi chính danh hơn là HỘI CỘNG ĐỒNG, mà mỗi ông công đồng hay ban đại diện không có giá tị gì về việc đòi áp dụng luật tắc. Bởi vậy, khi có tiền bạc, ngoại vi sẽ choán chỗ ôm sân hết, thành ra ngoài việc bao sân, chẳng đi đến một kết quả nào. Vì không có quyền (powerless) nên không có lực (authoriy).

Những sinh hoạt mặt nổi như tờ Tự Do của bà Mạc Bích hay của Ủy Ban Đặc Nhiệm, chào đón nồng nhiệt anh hùng Lý Thối, chống ca sĩ Đàm Sĩ Hưng, đã chìm vào quên lãnh và mỉa mai sao báo và ủy ban lại có thể non nớt đến thế?

Những chức vụ cũ như đại tá, chẳng hạn đã từ lâu không gây ra được một ấn tượng, hay vị nể nào. Đừng quên luật Mỹ cho tự do dân chủ, và bảo đảm quyền sống của mọi người, chứ không phải là tuyên ngôn tuyên cáo của hội đoàn đoàn thể, hay báo chí mà từ lâu chỉ đánh võ mồm.


"Lực Lượng Chiến Sĩ VNCH San Diego" trong nghi thức Rước Quốc Quân Kỳ Việt Mỹ

Bác sĩ Trần văn Tích đã nói đúng. nhưng lời thật mất lòng, chẳng lẽ cứ "đánh gió" đến bao giờ nữa?

Còn nhớ bà Nguyễn thi Minh Ngữ gọi những ai là "chó chui hang?"

Nên nhớ vụ mấy ông quân đội lên gặp bà thị trưởng Anise Parker, nhưng đã trút lấy hổ thẹn, vì bà không thèm tiếp. Tại sao bà ấy phải tiếp, nhất là khi bà ấy không cần chống Cộng.

___________________



Bây giờ việc chống Cộng đã nhàm chán, vì bị lợi dụng bởi vu cáo chụp mũ của bọn lái báo.

Chống Cộng bằng mồm đã phản tác dụng hết hiệu quả. Một tờ báo nọ đã bị thua kiện vì chụp mũ. Cái trò mượn tay người khác làm sát thủ đã vô ích và chứng tỏ bản chất tư cách thấp lè tè không qua "ngọn cỏ" của thành phần lái báo nói lấy được, dùng ngôn luận để lèo lái trong ý đố lưu manh. Dù sao thì bản án đã công khai, muốn chống án phải đóng lệ phí phá án, không thể nói suông được. Cho nên bao giờ cũng thế, sự thật sẽ rõ ràng sau ... ngày nắng lên!

Cái trò chống Cộng dỏm, đánh võ mồm đã hết thiêng, và làm báo chống Cộng bây giờ chỉ là con tầu vét quảng cáo chống Cộng cuối mùa. Tư cách của con người chụp mũ chỉ là bọn người không còn cách nào đứng đắn nghiêm chỉnh để tranh luận, nên bị dồn vào con đường chụp mũ, mà đồng hương đã thấy nhàm và vô ích, Vu không chụp mũ CS hay VC chẳng làm ai sợ và người ta biết ngay cái tẩy nhí của con người cầm bút thiếu tư cách, hay nói cho đúng là không cao hơn ngọn cỏ của người phụ nữ.

Đã thua kiện rồi, thì phải nạp tiến kháng án, không thể nói khoác lác là chỉ là bước đầu, sẽ còn tiếp vv.... Nhưng với toà án là phải đóng tiền, không thể chửi Nguyễn Chí Thiện (NCT) cướp tên tác giả mà không có can đảm cho thấy tác gỉả nạn nhân là ai?

Không thể lấy 140 đoàn thể hay hơn tố cáobáo Người Việt (NV) VC trong đó có hội đoàn của ông anh tôi là Trung tá Lương văn Ng., con trai ông bác tôi là cụ Lương văn Tuất, trắc đia sư. Ông là chủ tích Biệt Động Quân mà chỉ có l mình ông là chủ tịch mà ông lại qua đời rồi, Thế mà bọn lái báo dám lấy người chết ra làm ma để hù doạ. Đúng là đái không cao hơn ngọn cỏ là vậy!

Muốn cấm người về VN phải có quyền. Muốn gây tiếng vang phải có thực lòng thực tâm. Ai lại đi làm lái báo mà muốn mập mờ trở thành lãnh tụ, kêu gọi la ó lung tung!. Vô duyên quá.

Thử cấm gởi tiền về VN xem kết quả ra sao? Đúng là con nỡm!




_____________________



Ở hải ngoại ai cũng nói là chống Cộng được, kể cả VC. Bởi vì, nếu chỉ trọng bề ngoài như hát quốc ca vác cờ vàng, biểu diễn quân quốc kỳ thì VC cũng làm được. bằng chứng là chúng ta thấy rất nhiều người nhận là chống Cộng, nhưng về VN gặp họ rất nhiều. Tờ Người Việt (NV) đã làm lợi ích cho tất cả, chỉ vì cứ hô hoán lên là chống Cộng rồi phách lốitự hào chống Cộng TRIỆT ĐỂ, làm như thật, đến nỗi thật giả lẫn lộn! Cụ bác sĩ Trần văn Tích (nước Đức) đã nói chống Cộng đã bế tắc rồi. Cụ mới nói đây, nhưng thật ra bế tắc cả mấy chục năm đã qua nữa.Bà chủ báo đã hoang tưởng cứ cho rằng chống Cộng là mọi người nghe theo. Nhưng họ còn phải suy nghĩ cân nhắc nữa chứ! Vì chống Cộng dỏm, hay chống thời trang về hù doạ thôi. Ai biết phân biết rõ ràng, trắng đen.

Bà chủ báo chống Cộng, sao toà án lại phạt bà về tội vu cáo chụp mũ. Đó là con đường dễ dàng thoải mái nhất cho đến tận khi toà án phán định. Nếu không xã hội sẽ hỗn loạn, chỉ cần gây thù hận để những người bị tù cải tạo oán ghét, rồi lỡ có phản ứng sắt máu bạo hành thì sao? Nhưng luật pháp Mỹ ngăn cản nọi bạo hành. Hơn nữa ngoài luật pháp nghiêm trị, còn có án toà xét xử công minh nữa. Như vụ án Người Việt (NV) và SGN.Thật rất vui mừng khi có bản án gương mẫu, cho dù phản ứng của ngôn luận ra sao. Nhưng không thể khinh thường toà án được, vì như thế là khinh thường luật pháp hay nhục mạ thẩm phán (contempt of the judge).

Báo "Người Việt" đã thắng, dư luận chung cũng đại thắng, Không thể cứ làm báo rồi muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, mặc dù sự thật vẫn chỉ là quảng cáo kiếm ăn thôi. Còn chuyện chồng con của mỗi người là đời tư Nói đến là va chạm xúc phạm cá nhân, chẳng nên làm. Bao nhiêu năm báo chí đã được tự do nhất là lố bịch khi tưởng là có quyền hướng dẫn dư luận. Nhưng dư luận hướng dẫn báo chí thì đúng hơn. Vì hoang tưởng tư pháp lỏng lẻo nên tha hồ vu cáo chụp mũ hay nhục mạ cá nhân. Tờ Người Việt (NV) đã làm đúng bổn phận bảo vệ công luận, không chịu để cho vu cáo chụp mũ trở thành món võ thiếu lâm, loạn đả tha hồ đâm chọc.

Bản án chẳng dành riêng cho một ai, mà cho tất cả phải thận trọng khi dùng món đòn chụp mũ VC để trả thù gây oán vv ... Chúng ta chẳng những cám ơn tờ Người Việt mà còn cảm thấy một hạnh phúc lớn khi quần chúng độc giả được hiểu rõ hơn về tự do ngôn luận. Nhất là sự lợi dụng vu cáo chụp mũ rồi được thoải mái thảnh thơi. Bà SGN đã phải chịu hình phạt của tư pháp. Dư luận chung chung đã thấy, sự lợi dụng dư luận để múa gậy vườn hoang phải có giới hạn, có ngăn chặn vv ...Tại sao bà SGN lại vi phạm lạ lùng như thế. Chỉ vì trong quá khứ bà đã được tránh né, chẳng hạn như vụ NCT. Làm sao có thể tố cáo cướp đoạt thi phẩm, khi không trưng ra được tác giả không phải là NCT thì là ai chứ. Chẳng lẽ nạn nhân của tác giả thi phẩm là một kẻ vô danh. Như thế thì cáo buộc dựa vào căn bản nền tảng nào hay là cứ tố cáo loạn sà ngầu, miễn là người ta đành buông tay, nhưng vụ NV/SGN đã chứng tỏ không có sự buông tay bó tay, mà can phạm đã bị trừng phạt nặng. Trân trọng ghi ơn tờ NV, cũng như chia sẻ sự không may của tờ SGN. Dù sao thì mình làm mình chịu chứ bắt ai gánh dùm?

Sự nhỏ nhen của những việc vu cáo chống VC đã cho chúng ta một bài học quý giá. Sự thua kiện chỉ là kết quả không thể tránh được thôi. Bài học này là cho tất cả chúng ta, chưa kể việc vu cáo chụp mũ VC là man di mọi rợ, ấu trĩ, khi nghĩ kỹ bà chủ báo có thể hiểu được.


Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Vượt khó thành… nông dân triệu phú


Tại TP.HCM ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu trở thành triệu phú. Trong giới trồng mai ở TP.HCM không ai không biết đến ông Nguyễn Văn Bay (phường An Phú Đông, quận 12) vì ông là người thành công trong việc trồng mai ghép, thậm chí nhiều người còn gọi ông là “vua mai”. Ước tính mỗi năm ông thu nhập từ 200 – 400 triệu đồng từ tiền bán mai và chăm sóc mai.

Ông Trương Văn Phượng (xã Hưng Long, huyện Bình Chánh),
một trong những nông dân giỏi thoát nghèo vươn lên của TP.HCM.
Ông Bay cho biết trước đây gia đình ông rất khó khăn, hàng ngày ông đi cuốc đất làm vườn, còn vợ ông bán xôi bắp. Nhờ bạn hỗ trợ nên ông đã chuyển cây trồng giá trị thấp trong vườn sang trồng mai. Sau 3 năm, ông đã trồng thành công và không ngừng mở rộng vườn mai của mình. Đến nay vườn mai nhà ông có hơn 1.000 gốc và hàng ngàn gốc mai do khách hàng gửi.

Còn ông Đào Văn Hôn (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn) cho biết trước đây ông cũng phải làm thuê, làm mướn. Khi phong trào nuôi bò sữa xuất hiện tại thành phố cách đây hơn 20 năm, ông bắt đầu chuyển hướng sang nuôi bò sữa. “Vợ chồng tôi phải tích cóp từng đồng, mất mấy năm trời mới mua được con bò đầu tiên về nuôi. Sau đó cứ làm lời được bao nhiêu thì tích cóp tiếp mua con thứ 2, 3… ” - ông nói. Đến nay trại bò nhà ông đã có 200 con, trong đó hơn 80 con đang cho thu hoạch sữa, mỗi năm cho thu nhập 1,8 tỷ đồng.

Trong khi đó ông Vũ Đình Tứ (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh) trước khi trở thành “vua” bưởi da xanh đất Sài Gòn thì cũng từng trải qua quá trình lặn lội gian khổ. Trước đây ông đi bán hoa kiểng dạo, cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau. Thấy tại địa phương đất rộng nên ông đã thuê 1ha đất trồng bưởi da xanh. Sau đó thấy cây này mang lại hiệu quả và phù hợp với thổ nhưỡng, ông lại thuê thêm đất trồng cây. Đến nay ông đã có trang trại bưởi da xanh hơn 3ha. Mỗi năm trừ chi phí ông thu lợi trên 600 triệu đồng.

Điểm đáng quý ở những nông dân này, sau khi đã thành triệu phú đã không quên những người từng giúp đỡ mình, quay trở lại giúp đỡ cho xã hội, nhiều nông dân khác được giàu như mình. Như ông Đào Văn Hôn, ai cần bí quyết nuôi bò và vốn làm ăn, đến hỏi ông đều chỉ dẫn tận tình, giúp đỡ. Ông còn tích cực đóng góp ủng các hoạt động từ thiện, tương thân tương ái tại địa phương với hàng trăm triệu đồng/năm chăm lo cho người nghèo. Tương tự ông Nguyễn Văn Bay, ông Vũ Đình Tứ cũng truyền đạt kinh nghiệm trồng trọt, chia sẻ cây giống cho hàng trăm nông dân có nhu cầu.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Bác sĩ nhận tội gian lận bảo hiểm $154 triệu





8 nhân viên gốc Việt nhận tội chạy mối



SANTA ANA (NV) - Một bác sĩ vừa bị kết tội tham gia đường dây gian lận bảo hiểm y tế tới $154 triệu, trong đó có tám người Việt Nam bị tố cáo đồng lõa, thông cáo báo chí của Văn Phòng Biện Lý Cuộc Quận Cam gởi ra hôm Thứ Năm cho biết.





Công tố viên Walt Schwarm xếp hình 19 nghi can bị tố cáo gian lận bảo hiểm, trong cuộc họp báo tại văn phòng Biện Lý Cuộc Quận Cam năm 2008. (Hình: Bruce Chambers/The Orange County Register)

Bác Sĩ Michael Chan, 65 tuổi, cư dân Cerritos, nhận tất cả 40 tội. Ông có thể bị tuyên án tới 28 năm tù giam.

Tám bị cáo Việt Nam, bị tố cáo tội môi giới và làm hồ sơ cho vụ gian lận này, gồm có Thuy Huynh, Ngoc Huynh, Henry Truong, Amanda Phuc Tran, Nicholas Vu, Tam Vu Pham, Huong Thien Ngo và Lan Thi Ngoc Nguyen. Tất cả những bị cáo này đều đứng tuổi, từ 43 tới 55 tuổi.

Hầu hết 8 bị cáo này đều là người nhà, họ hàng thân thuộc hoặc bạn bè của nhau.

Biện Lý Cuộc cho rằng đây là vụ gian lận bảo hiểm y tế lớn nhất Hoa Kỳ, liên quan đến 19 đồng phạm và trung tâm y tế Unity Outpatient Surgery Center ở Buena Park.

Những người này bị cáo buộc chiêu dụ 2,841 người khỏe mạnh khắp nước Mỹ đến Unity giải phẫu không cần thiết để trung tâm này tính tiền các công ty bảo hiểm của họ.

Ðổi lại, những “bệnh nhân” này được “thưởng” một số tiền, từ $300 đến $1,000/lần, hoặc được hưởng giải phẫu thẩm mỹ giá rẻ.

Những cuộc mổ bị Unity tính tiền cho bảo hiểm là soi ruột, giải phẫu tuyến mồ hôi tay, cắt trĩ và các chứng đau nhức khác.

Unity chỉ hoạt động trong 17 tháng từ 2002 đến 2003.

Ngoài những người nêu trên, một số người khác, trong đó có hai bác sĩ, cũng bị tố cáo tội đồng lõa.

Trong các phiên xử trước, hai vợ chồng Tam Vu Pham và Huong Thien Ngo đã nhận tội. Bị cáo Lan Thi Ngoc Nguyen, cô của Huong Thien Ngo, cũng nhận tội.

Bị cáo Tam Vu Pham bị 12 năm tù, trong khi Huong Thien Ngo lãnh án tù treo 7 năm, nếu hoàn thành đầy đủ 5 năm quản chế, và 87 ngày ngồi tù. Bị cáo Lan Thi Ngoc Nguyen cũng thú nhận tội trạng và lãnh án 5 năm tù treo, nếu hoàn thành đầy đủ 5 năm quản chế, và 224 ngày ngồi tù.

Cuộc điều tra kéo dài hai năm do Biện Lý Cuộc Quận Cam thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Bảo Hiểm California.

Vụ án được bắt đầu khởi tố từ năm 2006. Phía công tố còn đang tiếp tục điều tra và khởi tố các nghi can khác. (Ð.D.)

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014


Cuộc đời kỳ lạ của những đại gia Việt giàu sụ sau khi đi tù

Đứng đầu doanh nghiệp lớn, tài sản khổng lồ và những kế hoạch kinh doanh táo bạo, các đại gia này có điểm chung là cùng dựng lại sự nghiệp sau khi ra tù. Bài viết được đăng tải lại từ báo Người Đưa Tin.
Hải đồ cổ: 4 lần vào tù vẫn sôi sục ý chí làm giàu
Ông Bùi Xuân Hải ( Hải đồ cổ) sinh năm sinh 1943, ở Hưng Yên, nhưng gia đình sống ở Hải Phòng từ năm 1927. Năm 1965, ông tốt nghiệp đại học, về dạy học ở Hưng Yên. Thời gian này, ông được học trò tặng chiếc bình cắm hoa.
Hơn 5 năm sau đó, khi chuyển về Hải Phòng, ông vẫn đem theo chiếc bình trưng trong nhà làm kỷ niệm. Một hôm, có anh bạn từ Hà Nội đến chơi đã phát hiện chiếc bình này là bình bát tiên, thuộc loại tối cổ, đời Tống, nên đòi mua với giá 2 cây vàng. Dù bán bình cổ mua được mấy ngôi nhà ở quê, nhưng ông Hải không bán. Mấy hôm sau, anh bạn cùng vài người nữa quay lại ngã giá chiếc bình cổ 7 cây vàng. Với số tiền khổng lồ đó, ông Hải đã gật đầu.
Chiếc bình cổ biến ông giáo nghèo thành người giàu có. Từ đó, ông lao vào săn tìm, thu mua bình lọ và tất cả những thứ cũ kỹ khác. Thời bấy giờ, người dân chưa biết giá trị của đồ cũ nên có người hỏi mua là “bán tống bán tháo”. Nhờ vậy, ông thu mua được khá nhiều, bán lại cho giới chơi đồ cổ, thu về khối gia sản kếch xù.

Từng sở hữu 3 tấn vàng, ông Hải đồ cổ cũng từng 4 lần ngồi tù và đang tiếp tục gầy dựng nghiệp lớn.

Đến năm 1980, ông đã có trong tay khoảng 3 tấn vàng. Từ Bắc vào Nam, ông Hải có tổng cộng 200 điểm cất giữ đồ cổ. Cái tên Hải đồ cổ bắt đầu nổi danh khắp nước. Vừa buôn đồ cổ vừa buôn đồ cũ từ nước ngoài về, ông Hải trở thành một đại gia sở hữu tài sản lên đến nhiều triệu USD, từng được mệnh danh là người giàu nhất Hải Phòng, thậm chí giàu nhất Việt Nam.
Thế nhưng, năm 1981, mang theo 1,7 kg vàng, ông Hải vào Thái Bình mua đồng đen. Khi chủ nhà đưa ra cục đồng hun đen, công an ập vào thu sạch cả “đồng đen” lẫn vàng. Ông Hải ngồi trại 2 tháng vì buôn hàng quốc cấm. Ra tù, ông thành lập công ty thiết bị giáo dục.
Nhưng đến năm 1986, ông lại bị bắt vì tội đầu cơ đồ cổ. Phải mất 21 tháng trong trại tạm giam, khi vụ án được đưa ra xét xử, tòa án luận tội “đầu cơ nhưng không trục lợi”, và kèm theo bản án 20 tháng tù. Được thả ngay sau phiên tòa, 4 giờ sau, ông đã có mặt ở nhà Bí thư TP Hải Phòng xin lập xí nghiệp tư doanh. Dồn hết vốn liếng lập công ty Havico chuyên sản xuất đồ gốm sứ và đồ giả cổ, chỉ sau 2 năm, công ty đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 8 triệu USD.
Ngày 19/1/1994, công an Hà Nội bắt ông Hải vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, do nợ của một công ty xuất nhập khẩu 400.000 USD. Ra tòa lần 3, Hải đồ cổ tự bào chữa, chứng minh mình là chủ nợ chứ không phải con nợ. Không thành án, ngày 31/5/1995, ông được trả tự do nhưng sản nghiệp đã mất hết. 7 năm sau, ông Hải lại bị bắt giam vì vi phạm Luật Đất đai và bị ngồi tù 14 tháng.
Ngồi tù lần thứ 4 khi đã xấp xỉ tuổi 60, ông vẫn miệt mài nghiên cứu và hoàn thành công nghệ vẽ vàng ròng lên đồ sứ trước khi đem nung. Ra tù, trắng tay, nhưng ông Hải không còn thời gian để buồn nản. Ông nhanh chóng lập xưởng sứ cao cấp vẽ vàng. Đây cũng là trung tâm đào tạo nghề cho các học viên đủ thành phần, lứa tuổi, đến từ nhiều vùng miền.
Giờ đây đã hơn 70 tuổi, Hải đồ cổ vẫn miệt mài với công nghệ kỹ thuật cao – vẽ vàng lên sứ. Ông đang có khát vọng biến Hải Phòng thành “vương quốc gốm sứ” của thế giới, đặc biệt là công nghệ vẽ vàng lên gốm sứ sẽ đánh bại nền gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc.
Đại gia Lê Ân: 2 lần ngồi tù và những việc làm khác người
Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình nghèo, đông con ở tỉnh Quảng Nam. Thời trẻ, ông mưu sinh đủ nghề từ may mặc, nấu xà bông đến buôn thuốc tây, kinh doanh vàng và ngoại tệ… Tích lũy được vốn kha khá, những năm 1980, ông thành 
lập Tín dụng Hòa Hưng, Ngân hàng CP Đại Nam tại TP.HCM…


Ông Lê Ân sau 2 lần ngồi tù và hàng loạt việc làm gây ồn ào dư luận, hiện đang làm chủ khu du lịch Chí Linh tại Vũng Tàu.

Năm 1980, ông đưa các con vượt biên nhưng bị bắt tại Bến Tre. Các con được về sớm, riêng ông phải ở tù cho đến năm 1984. Tháng 1/2000, ông lại bị kết án 12 năm tù về tội cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Vũng Tàu, khi đó ông là Chủ tịch HĐQT… Thụ án hơn 5 năm tù, ông được thả tự do trước thời hạn.
Đời tư của vị đại gia này khá “lừng lẫy” khi có đến 6 người vợ. Người vợ hiện nay, bà Mai Thị Mai thua ông đến 53 tuổi. Đến bây giờ, dù đã ấm êm với người vợ thứ 6, nhưng ông Lê Ân vẫn chưa nguôi ngoai về các bà vợ trước. Ông tạc tượng 3 bà vợ, mỗi bà mặc trang phục truyền thống của mỗi vùng – miền, trưng bày ở KDL Chí Linh, để nhắc mình bài học về những thủ đoạn lừa tình, cướp tài sản của họ.
Đại gia Lê Ân cũng từng tâm sự: Mai Thị Mai là người vợ cuối cùng trong cuộc đời ông. Vì vậy, ông không tiếc tiền với người vợ trẻ. Ông xây biệt thự trên khu đất rộng 6.000 m2 trị giá gần 100 tỷ đồng, nằm ngay trước KDL Chí Linh. Năm 2013, ông tậu chiếc giường hoàng gia của hãng sản xuất giường Savoir Beds (Vương quốc Anh) với giá 6 tỷ đồng, với chia sẻ: không phải mua giường để ngủ mà muốn thế giới biết rằng, Việt Nam cũng có nhiều đại gia lắm tiền. Hiện ông đặt “siêu giường” trong KDL Chí Linh trưng bày cho khách du lịch chiêm ngưỡng. Ông cũng đang sở hữu bộ sưu tập siêu xe lớn, trong đó có chiếc Rolls-Royce Phantom giá 25,5 tỷ đồng.
Bị vợ đẩy vào cảnh tù tội, đại gia Lê Ân dựng tượng trả hận Trong khuôn viên làng du lịch Chí Linh, Vũng Tàu, đại gia Lê Ân cho tạc 3 bức tượng 3 người vợ từng phụ bạc, ôm tài sản của ông ra đi, gây cho ông cảnh tù tội.
Trải qua nhiều thăng trầm, ông Lê Ân hiện là Chủ tịch HĐQT công ty TNHH MTV Lê Hoàng và chủ Khu Du lịch (KDL) Chí Linh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đại gia này tự hào tuyên bố sau những năm tháng sóng gió, hiện công việc kinh doanh đang thuận lợi với số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Đây cũng là nguồn quan trọng để ông phát triển quỹ từ thiện Lê Ân, chuyên trợ giúp những mảnh đời bất hạnh, mồ côi, phụ nữ gặp khó khăn…
Ông chủ Đức Khải: Đại gia Sài Gòn và dự án 100 tàu đánh cá gây tranh cãi
Ông Phạm Ngọc Lâm sinh năm năm 1968 trong một gia đình nông dân nghèo rớt mồng tơi ở Quảng Nam. Năm 12 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, để lại mấy chị em rau cháo nuôi nhau. Năm 1983, mới 15 tuổi, ông bỏ học lớp 8 đi làm lơ xe trên tuyến Bình Thuận – Sài Gòn.
Năm 1983, Lâm vào Sài Gòn để tìm đường lập nghiệp với 200.000 đồng làm vốn. Ông đi làm thuê cho một cửa hàng sửa chữa, tân trang xe máy. Cuối năm 1993, do bán ô tô theo cách mua xe cũ rồi tân trang lại, Lâm kiếm được những khoản tiền khá lớn.


Công ty TNHH Anh Lâm của ông Phạm Ngọc Lâm ra đời năm 1994, với chức năng kinh doanh sản phẩm công nghệ giao thông vận tải và bắt tay kinh doanh một loại hàng mới, đó là xe máy chuyên dụng như máy ủi, máy húc, xe lu… Chỉ riêng kinh doanh xe máy chuyên dụng, Phạm Ngọc Lâm đã giàu nứt đố đổ vách. Ở tuổi 29, Phạm Ngọc Lâm từng được giới buôn xe hơi TP.HCM xem như một “ông trùm” quyền lực.
Nhưng năm 2000, ông phải ra trước vành móng ngựa, đối diện với án tử hình do liên quan tới vụ án Tân Trường Sanh. Ông nêu nguyện vọng khắc phục hiệu quả bằng cách nộp tài sản, hơn 40 triệu USD. Ông nhận 2 án tù chung thân, một vì buôn lậu, một vì đưa hối lộ. Đầu năm 2005, ông được đặc xá trước thời hạn nhờ khắc phục hậu quả và cải tạo tốt.
Năm 2006 sau khi ra tù, ông Lâm khởi nghiệp lần hai. Nhờ bạn bè giúp đỡ, ông được độc quyền phân phối sản phẩm thương hiệu Tosiba tại Việt Nam. Sau này Đức Khải phân phối thêm sản phẩm của hãng Kenwood, Indesit và Dongfeng.
Giờ đây ở tuổi 46, Chủ tịch HĐQT công ty CP Đức Khải Phạm Ngọc Lâm đã nắm trong tay 20 công ty thuộc các lĩnh vực bất động sản, phân phối, xây dựng, kho vận, cảng cạn, xăng dầu… với tổng tài sản hàng ngàn tỷ đồng. Công ty CP Đức Khải do ông Phạm Ngọc Lâm làm chủ tịch cũng đã thông qua nghị quyết đầu tư 100 tàu cá với công suất 500-1.500 mã lực và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển vào tháng 6 vừa qua.
Theo công bố của đại gia này thì doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục để đưa những chiếc tàu đầu tiên về nước, ra khơi đánh bắt ngay trong năm nay. Tuy nhiên, dự án nhập tàu vỏ thép cũ của Đức Khải đang gây tranh cãi, bởi Việt Nam không có “ngoại lệ” nào cho nhập tàu vỏ thép cũ đã qua 8 năm sử dụng, trong khi những tàu này phần lớn đã có tuổi thọ trên 12 năm.
Ông chủ thủy sản Hùng Vương: Từ phạm nhân thành “vua” xuất khẩu cá tra
Ông Dương Ngọc Minh sinh năm 1965 ở TP.HCM. Ông chủ Thủy sản Hùng Vương từng có gần 6 năm ngồi tù, và hiện đang là doanh nhân giàu thứ 2 trong lĩnh vực thủy sản và là một trong những người giàu nhất trên TTCK.


Sau ngày giải phóng, ông Dương Ngọc Minh tham gia Thanh niên xung phong xây dựng vùng Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ, TPHCM). Ở nơi heo hút đó, Nông trường Duyên Hải đã được thành lập, áp dụng thí điểm mô hình nuôi tôm, lấy thu bù chi. Cuộc đời kỳ lạ của những đại gia Việt giàu to sau khi đi tù Là người giàu thứ 2 trong lĩnh vực thủy sản, đại gia Dương Ngọc Minh còn được dư luận “quan tâm” đặc biệt vì thông tin là người tình tin đồn của ca sĩ Mỹ Tâm.
Đến năm 1984, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc công ty Đông lạnh Hùng Vương, một doanh nghiệp nhà nước tại quận 6, TPHCM. Công ty đã nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành xuất khẩu thủy sản, với giá trị xuất khẩu hơn 30 triệu USD/năm.
Nhưng đến năm 1995, tỷ giá USD biến động chóng mặt khiến những món nợ nhập khẩu máy móc, thiết bị trở nên quá sức chi trả, công ty vỡ nợ, phá sản. Giám đốc Dương Ngọc Minh phải ra tòa và nhận án tù vì tội gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Trong phiên tòa phúc thẩm, ông bị buộc thêm tội lập quỹ trái phép và lãnh án 10 năm tù. Sau 6 năm cải tạo, ông được đặc xá trước thời hạn.
Trở về, năm 2003, ông lại thành lập công ty thủy sản, tiếp tục giữ cái tên Hùng Vương đã gắn bó với mình từ thuở trước. Mặc dù đã quen với con tôm nhưng ông quyết định chọn sản phẩm chủ lực của Hùng Vương là cá tra. Ông đã phá bỏ định kiến, nghi hoặc của một người từng tù tội để làm lại cuộc đời và đã thành công.
Đến nay Hùng Vương có 6 nhà máy chế biến cá, gồm 12 phân xưởng, công ty hoàn toàn chủ động nguyên liệu sản xuất, khả năng xử lý từ 1.000-1.100 tấn nguyên liệu/ngày.

Sưu Tầm

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Canada có thật sự là “thiên đường y tế”?





Canada Health. Ảnh: Internet


ACA – Obamacare

Từ năm 2010 cho đến nay, cả nước Mỹ ồn ào xung quanh vấn đề bênh hay chống Obamacare. Cuộc khảo sát của ABC News / Washington Post cho hay 36% công dân có ý kiến đồng thuận với luật cải tổ y tế bị kiện lên Tối cao Pháp viện (TCPV). Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện hành cũng chỉ được 39% chấp nhận. Tuy đa số không thấy hài lòng nhưng có đến 75% đánh giá phẩm chất chăm sóc sức khỏe hiện tại của họ là “tốt”. Vì thế, điều thách thức là làm sao thực hiện các giải pháp mà không khiến cho người dân cảm thấy sợ mất loại dịch vụ họ cho là tích cực.
ABC News và Washington Post nhận thấy 38% kịch liệt chống ACA (Obamacare), 52% không tán đồng và 12% không ý kiến. Trong số người đánh giá thấp hệ thống y tế hiện hành, chỉ có 35% chấp nhận ACA – với những người không bằng lòng hệ thống hiện hành, cũng chỉ có 32% ủng hộ ACA. Vào tháng 4-2012, 38% nghĩ rằng TCPV nên loại bỏ hoàn toàn ACA, 25% muốn giữ lại tất cả và 29% tin rằng nên giữ lại một phần.
Ngày 28-6-2012, Chánh án TCPV John Roberts, đã phán quyết: Đạo luật ACA không đi ngược lại Hiến pháp. Obamacare được xem là một trong những thắng lợi chính trị lớn lao nhất của TT Obama.
Mặc dù phải chờ cho tới ngày 1-1-2014, ACA mới bắt đầu có hiệu lực, nếu đủ khả năng tài chính, mỗi cá nhân phải mua bảo hiểm y tế hoặc tự mua hoặc thông qua người thuê việc.
Nếu ai không có bảo hiểm y tế sẽ bị phạt bằng biện pháp là tiền của họ bị rút ra từ những ngân khoản hoàn thuế (tax return).
Tuy nhiên nếu hỏi kỹ một công dân Mỹ, nhất là những người di dân, người gốc Việt, dường như rất nhiều người còn khá mù mờ về khái niệm cải tổ y tế Obamacare. Đặc biệt người cao tuổi hay bàn tán “Y tế Mỹ không bằng Canada”, rồi có người kết luận: “Obama đang bắt chước Canada”. Sự thật như thế nào?

Thuế và chăm sóc sức khỏe tại Canada

Thật ra thì từ lâu người dân Mỹ đã nghe nhiều về chế độ bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada. Người thán phục, kẻ ước ao, nhưng cũng có không ít những nghi ngờ, thắc mắc: “Tiền đâu mà chính phủ Canada chi trả nổi?”. Tại sao như vậy thì ta nên hiểu hệ thống thuế.
Người dân Canada, cũng như dân Mỹ, đều phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tiểu bang. Thuế suất được tính tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket).
Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37.885 Mỹ kim) thuế suất 15%, nhóm lợi tức cao nhất (trên 123.184 Mỹ kim) thuế suất 29%.
Thuế tiểu bang: thay đổi theo tiểu bang, nhưng cao nhất là 18% và thấp nhất là 10%.
Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47%. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tiểu bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế suất khoảng 25%.
Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức.
Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu lợi tức sau khi trừ thuế (net income) của gia đình dưới 28.000 $CAN/năm thì được giảm và dưới 20.000/năm được miễn thuế. Lương trên 28.000$CAN, mỗi tháng đóng 54 $CAN/ cá nhân hay 96 $CAN/đôi vợ chồng, hay 108$CAN/gia đình (3 người trở lên).
Những người đi làm việc, tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ thuê trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quá thấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các xét nghiệm y khoa miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái gì liên quan đến y tế thì đều miễn phí.

Hệ thống bệnh viện Canada

Bác Sĩ P. N. V. Trang, hiện đang sinh sống tại miền Nam California nói với nhật báo Viễn Đông: “Mình từng là bác sĩ, sống cùng bố mẹ ở Vancouver, Canada. Sau đó mình lập gia đình với ông xã mình, anh Hưng, là bác sĩ hành nghề tại vùng Riverside và mình quyết định qua Hoa Kỳ định cư luôn. Có hai lý do khiến mình sang Mỹ.
Thứ nhất là tại Canada, mức lương bác sĩ bị hạn chế chứ không như tại Mỹ, mình lại thuộc vào thành phần lợi tức cao, nên phải đóng thuế ở mức tối đa, trong khi tại Mỹ thì mức thuế thấp hơn.
Thứ hai là khi đó mình còn trẻ, 30 tuổi nên sức khỏe tốt, đó là lý do mình không muốn trả thuế quá cao khi mình hầu như không bao giờ cần đến các dịch vụ y tế.



Xếp hàng vào viện. Ảnh vui internetVì thế, khi sang Mỹ, không lấy lại được bằng hành nghề bác sĩ (các bác sĩ từ các nước khác hầu như không thể lấyđược bằng tương đương để hành nghề vì các điều kiện khá gắt gao của Bộ Y Tế Hoa kỳ nhằm hạn chế số lượng bác sĩ từ nước ngoài), mình vẫn chấp nhận bỏ nghề và cho đến nay mình vẫn hài lòng với quyết định này. Từ đó đến nay mình làm thư ký tại phòng mạch của ông xã”.
Khi được hỏi về bảo hiểm y tế tại các bệnh viện Canada, cô Trang cho biết: “Trước kia, khi sống tại Vancouver, mình làm việc tại bệnh viện và còn có phòng mạch riêng, mình biết khá rõ về nền bảo hiểm y tế của Canada.
Người dân đất nước này, khi bệnh đi gặp bác sĩ để được khám bệnh miễn phí. Còn nếu bệnh nặng phải vào nhà thương, những người dân thường chỉ hơn người ăn welfare (tiền trợ cấp xã hội) ở chỗ là họ có thể được nằm một phòng riêng, còn những ai ăn welfare phải nằm chung phòng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau.
Ngay cả người homeless (không nhà cửa) cũng có thể nằm cùng bệnh viện với một triệu phú, hay thậm chí với vị Thủ Tướng vì Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho các quan chức. Một khi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu. Đây là điểm mà người dân Canada thường tự hào về phương diện y tế”.
Khi được yêu cầu so sánh về chất lượng phục vụ giữa các bệnh viện tại Canada và Mỹ, cô Trang cười: “Thế nếu như bạn phải trả 10 ngàn, thậm chí hai, ba chục ngàn đô la để được ở tại khách sạn 5 sao, và được cho ở free trong một khách sạn 3 sao thì bạn chọn cái nào? Theo cái nhìn rất cá nhân, cho phép mình tạm xếp loại phẩm chất các bệnh viện tại Mỹ và tại Canada như thế”.
Bác sĩ Canada lãnh lương như thế nào?
Cô Trang tiếp, tuy y tế Canada theo kiểu XHCN nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lãnh lương cố định như công nhân viên chức. Thay vì có hàng trăm hãng bảo hiểm y tế chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền các tiểu bang ở Canada đóng vai trò medical insurer (nhà bảo hiểm y tế).
Chính quyền quy định các chi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, một lần thử máu bao nhiêu tiền, một ca phẫuthuậtbao nhiêu tiền… và trả cho bác sĩ, bệnh viện thực hiện các dịch vụ đó. Thay vì gởi hóa đơn tính tiền cho các hãng medical insurance (bảo hiểm y tế) như ở Mỹ, bác sĩ và bệnh viện ở Canada gởi bill cho Bộ Y Tế tiểu bang.
Do đó, giữa các bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân thì lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân lợi tức cao.Bệnh viện đông bệnh nhân, khéo quản lý thì thặng dư ngân sách, ngược lại, chính phủ phải bù lỗ, nhưng nếu bệnh viện bị thâm hụt quá, rất có thể sẽ nằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách”.
Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, vì giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định. Theo Viện Thông Tin Y Tế Canada (Canadian Institute for Health Infomation), trung bình bác sĩ gia đình (family doctor) tại Canada có mức thu nhập hằng năm chừng 240 ngàn $CAN, trong khi bác sĩ chuyên môn (specialist) kiếm chừng 340 ngàn, thua xa nếu so với các bác sĩ tại Hoa Kỳ.

Ngành dược tại Canada

Người viết bài này, đã hành nghề dược sĩ tại Québec, Canada, trong 12 năm, và sang Mỹ tiếp tục với nghề này cho đến nay thêm 12 năm nữa. Gần 13 năm sống tại Canada, tôi chưa hề, dù chỉ một lần, cần đến dịch vụ y tế (đi bác sĩ, mua thuốc, chích ngừa, vào bệnh viện, vân vân).
Với nghề dược sĩ, tôi thuộc vào thành phần lợi tức khá, và phải đóng thuế 44%, trong khi tại California thì chỉ đóng 30%. Nếu tính theo mức lương dược sĩ thì 14% chênh lệch thuế tương đương chừng 1.300 Mỹ kim một tháng.
Cứ xem như số tiền này người dược sĩ mang quốc tịch Canada tự mua bảo hiểm y tế cho mình (health insurance), coi như họ mua sự an tâm vì e rằng mai này khi về già đổ bệnh ra thì sẽ có chính phủ đài thọ.
Chắc chắn ai cũng phải nhìn nhận rằng số tiền đóng hằng tháng này (1.300 Mỹ kim) là “vô cùng đắt đỏ” cho một người trong độ tuổi từ 20 đến 35. Đó chính là câu trả lời vì sao tôi cùng hằng ngàn dược sĩ khác đã rời bỏ Canada vào cuối thập niên 1990 để nhập vào Mỹ khi “cơn đói” dược sĩ lên cao nhất tại khắp nước Mỹ.
Theo Bộ Y Tế Canada thì hiện nay tỉ lệ dược sĩ nằm trong lứa tuổi từ 23 đến 45 (lứa tuổi được xem là có xác suất bệnh tật thấp) là 42% và từ 46 đến 65 tuổi là 54%. Và chính nhờ thu số tiền này của những ngườiđi làm đóng thuế hàng năm mà chính phủ có khả năng chi trả cho những bệnh nhân lớn tuổi đang cần đượcđiều trị.
Người dân Canada mua thuốc ra sao?
Khi bị bệnh thì người dân Canada đi gặp bác sĩ miễn phí. Khi được bác sĩ cho toa mua thuốc, nếu thuộc vào thành phần lợi tức thấp thì người bệnh hoặc làkhông phải trả hay trả rất ít.
Nếu là thành phần tự làm chủ (self-employed) sẽ phải móc tiền túi ra trả, còn những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có bảo hiểm y tế phụ trội (extended medical insurance plan) , sẽ phải trả 20% tiền thuốc, bảo hiểm trả 80%.
Có thể nói là hầu hết bệnh nhân mua thuốc đều được bảo hiểm bởi chính phủ, nhà thuốc gửi hóa đơn cho chính phủ hàng tháng, và sẽ được trả một số tiền phí phục vụ cố định cho một toa thuốc, nghĩa là cho dù dược sĩ bán một món thuốc X trị giá 10 Mỹ kim hay thuốc Y trị giá 1.000 Mỹ kim, cũng sẽ được nhận một số tiền lệ phí phục vụ bằng nhau.

Lạm dụng và gian lận

Ông Tim Menke – cố vấn của phòng Tổng Thanh Tra thuộc Bộ Y Tế Xã Hội Hoa Kỳ có cho biết: “Theo ước lượng, các vụ gian lận Medicare tại Mỹ đã gây thiệt hại cho quỹ thuế do công dân đóng góp khoảng 60 tỉ Mỹ kim hàng năm”.
Khi còn làm việc tại bệnh viện và các nhà thuốc tại Montréal trong những năm 1990, người viết cũng đã từng đọc nhiều bài báo về các trường hợp gian lận khi một vài bệnh viện hay dược phòng gửi hóa đơn tính tiền cho chính phủ, nhưng trên thực tế họ không hề thực hiện các dịch vụ như trên giấy tờ.
Nhưng vì đã lâu và không đi sâu vào các con số thống kê, nên không còn nhớ được là vấn đề này gây thiệt hại bao nhiêu cho đất nước Canada, nhưng chắc chắn phải là một con số không nhỏ.
Gian lận thường xuất phát từ hai lý do: thứ nhất là vì không đủ lợi tức (profit) nên con người phải gian lận để duy trì thương vụ của mình mà tồn tại, thứ hai là vì lòng tham.
Nếu gạt bớt lòng ,tham, theo ý kiến cá nhân của người viết, hiện nay các bệnh viện, phòng mạch, nhà thuốc không cần phải gian lận, chỉ vì số lượng người bệnh đã quá đông rồi, không cần thiết phải gian lận mới đủ sống hay có lời.
Tính trung bình hiện nay, các nhà thuốc tây tại miền Nam Cali bán thuốc cho hơn 100 toa một ngày (tiệm nào được chừng hơn 200 thì khá lắm rồi đó), trong khi tại Montréal hiện nay, 400-500 toa là chuyện thường, thậm chí có tiệm đến 800 toa, một điều mà các chủ nhân nhà thuốc tại Mỹ “không dám mơ tới nổi”. Lý do: Số người già tại Canada đông quá mức nên nhu cầu thuốc men gia tăng mau như diều gặp gió.
Cầm giữ bệnh nhân trong bệnh viện vì mục đích moi tiền chính phủ
Ở Canada, khingười sản phụ sinh con, đa sốbệnh viện đều có khuynh hướng kéo giữ bệnh nhân nằm lại thật nhiều ngày để”theo dõi bệnh tình”, mặc dù người phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh và xin cho về nhà sớm.
Lý do bệnh viện chưa cho về đôi lúc khá buồn cười, như vì bệnh nhân còn “hơi táobón” nên cần ở lại để được điều trị. Thật ra, đó chỉ là cái cớ để bệnh viện tiếp tục gửi hóa đơn cho chính phủ.

Lạm dụng đi khám bệnh

Người bệnh ở Canada động tí là đi bác sĩ, và dù bác sĩ bảo “ông/bà không sao, không bệnh gì nặng, chỉcần về nghỉ ngơi”, bệnh nhân vẫn luôn luôn kỳ kèo bác sĩ cho một toa thuốc “gì đó” mới an tâm.



Chính phủ làm gì cũng hỏng. Ảnh vui internetThế là để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, các bác sĩ thường cho 100 viên Tylenol (thậm chí nhiều bác sĩ đã in sẵn trên toa, chỉ cần ký tên), mua về để cho chật tủ thuốc. Còn nếu bác sĩ để bệnh nhân ra về “tay không”, rất dễ mất khách, nhất là khách Việt Nam.
Các nhà thuốc tây hầu như nơi nào cũng đếm sẵn trước 100 viên Tylenol, hễ khách vào đưa toa ra thì có ngay lọ thuốc, chỉ cần dán nhãn vô thôi. Tylenol rất rẻ, cứ gửi hóa đơn cho chính phủ lấy tiền lệ phí bán thuốc, hóa ra cả 3 bên đều lợi win win win (bệnh nhân, bác sĩ, dược sĩ).
Nói thì có người không tin, hơn 15 năm trước, chính phủ Canada còn “khá giả” nên trả luôn tiền thuốc vitamin, calcium, thứ gì cũng trả… nên người ta thường giả bộ bệnh, đi bác sĩ xin các loại thuốc này để… gửi về Việt nam làm quà cho thân nhân, bè bạn.
Nói chung, đây là hiện tượng lạm dụng nền y tế công cộng tràn lan tại Canada.

Nạn “chảy máu chất xám” – Y tế cào bằng Canada giúp toàn dân nhưng không giữ chân tài năng trẻ.

Anh V. John Bình, kỹ sư điện toán đang làm việc tại miền Bắc California, kể lại, tôi rời Toronto năm 1998 để sang San Jose làm việc khi cơn sốt computer lên đỉnh điểm ở cả hai nước. Tại xứ sở Canada, nơi mà rất nhiều người ca ngợi là thiên đường y tế, và thậm chí từ vài năm nay toàn nước Mỹ đang ồn ào tranh luận, và hằng triệu người Hoa Kỳ đang tự vẽ ra một viễn cảnh an nhàn kiểu như tôi làm việc tàng tàng, đóng thuế chút chút, thậm chí không cần làm, nhưng hễ bệnh tật thì đã có chính phủ lo.
Nếu chỉ suy nghĩ thô thiển như thế thì Canada đâu có tình trạng chảy máu chất xám nhức nhối từ gần 15 năm nay. Giới trẻ (với nhu cầu y tế thấp nhất) và giới trí thức (thành phần đóng thuế cao nhất) đều cảm thấy bất bình khi họ phải đóng thuế quá cao, làm bao nhiêu đều phải nộpcho chính phủ để mà nuôi những ai không làm việc được, dù vì lý do bệnh tật hay thất nghiệp. Tuy rằng ai già cũng sẽ đến lúc đó, nhưng tuổi trẻ không nghĩ như vậy.

Đòi hỏi sự công bằng…

Anh Bình nhận xét: “Với họ, đó không phải là sự công bằng. Mỉa mai nhất cho chính phủ Canada là khi các tầng lớp trí thức (còn được gọi là tầng lớp chất xám như bác sĩ, dược sĩ, y tá, nha sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư…, được đào tạo hầu như miễn phí(hay với tiền học phí rất thấp so với M), thì khi vừa tốt nghiệp đi làm việc vài năm là họ nhận ra ngay sự bất công này. Thế là đất nước Canada với nền y tế tuyệt vời không còn cầm giữ nổi chân họ nữa.
Và đó chính là nguyên nhân gây ra nạn chảy máu chất xám, giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc đã khiến chính phủ Canada nhức đầu và bất lực.
Và tôi nằm trong số đó. Tôi rời Toronto năm 28 tuổi, khi hầu hết các bạn bè đều rời đất nước lá
phong để tìm đến xứ sở cờ hoa – quốc gia biểu tượng cho sự công bằng. Tôi siêng năng thì tôi giàu, còn anh làm biếng thì anh nghèo, anh khổ.
Với tôi, Hoa Kỳ làđất nước của những người siêng năng và thành công, không phải là quốc gia của những ai chờ người khác đóng thuế nuôi mình và hưởng y tế miễn phí”. – (TV)

Tác giả: Thanh Võ – VienDongDaily.Com 

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Chuyến tàu băng giá





Đạo diễn:Joon-ho Bong
Diễn viên:Chris Evans, Tilda Swinton, Jamie Bell

Một bộ phim hay xem và suy ngẫm. Bộ phim mang tính triết lý sâu sắc về nền Văn minh phương Tây
Thật là thú vị khi con tàu với động cơ vĩnh cửu này bị phá vỡ, hai kẻ sống sót còn lại để khởi đầu lại cho thế giới mới của loài người chính là một cô gái Châu Á với khả năng dùng tâm trí nhìn xuyên thấu vạn vật và một cậu bé Châu Phi hoang dã

Xem bộ phim này rồi không biết những tín đồ sùng bái Văn minh Phương Tây sẽ nghĩ gì?

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Thơ Việt ở Đức**: Một hiện tượng Ngôn ngữ - Văn hóa






Dương Kỳ Đức *

( Tham luận về “Thơ Việt ở Đức & Bücher von VIPEN” tại LiteraturHausBerlin 28.06.2014)




Tiến sĩ Dương Kỳ Đức -Ảnh tư liệu của Vipen



…”Thi phẩm " Thơ Việt ở Đức" như là một quả cân nặng kí đặt thêm vào đĩa cân thi đàn hải ngoại, trong thế đối trọng , không phải đối lập ,đối kháng , với đĩa cân bên kia , đĩa cân thi đàn hải nội ,làm cho cái cân thi ca Việt Nam luôn được vận động trong sự đa dạng về cách nhìn, đa dạng về cách cảm , đa dạng về cách diễn ngôn” – (Tiến sĩ Dương Kỳ Đức)- Ông là Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Viện trưởng Viên Ngiên cứu và Phát triển Ngôn ngữ-Văn hóa Việt Nam. Thường sống ở Hà Nội thỉnh thoảng lại sống ở Berllin. Bài viết “ Thơ Việt ở Đức –Một hiện tượng Ngôn ngữ-Văn hóa” mà ông đã trình bầy trong đêm ”Thơ Việt ở Đức & Sách của VIPEN” tại LiteraturHausBerlin ngày 28.06.2014 ( Edition VIPEN)


Tôi là dân ngữ văn, nhưng đáng buồn một điều là tôi không lấy thơ làm sở thích . Nửa thế kỉ nay , tôi chỉ là một nhà từ điển học và một người nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa , về văn hóa và ngôn ngữ.


Khi con trai tôi trao cho tôi cuốn " Thơ Việt ở Đức"(2013) tôi thực sự bất ngờ : Wow , thật là hoành tráng ! Dày gần 476 trang với hơn 280 bài của hơn 70 thi hữu từ nhiều địa phương khác nhau ở nước Đức .Tôi chưa thưởng thức được kĩ , nhưng cũng đã đọc lướt qua cả hơn 280 bài . Đây không chỉ đơn giản là một xuất bản phẩm, là một thi phẩm , không chỉ đơn giản là một sự kiện văn hóa , mà đây chính là một HIỆN TƯỢNG NGÔN NGỮ -- VĂN HÓA.


Đây là hiện tượng , vì sau mấy chục năm bôn ba ở hải ngoại để mở mắt và mở lòng , cộng đồng người Việt ở Đức , mà linh hồn tinh thần là những nhà thơ, những người yêu thơ , chơi thơ , vẫn rất sành điệu và đồng điệu với cộng đồng ở quê hương về ngôn từ Việt ngữ.Là một người từ trong nước sang Berlin đây chơi , tôi không cảm thấy một chút nào lai căng về ngôn phong : đây quả thật là một thứ thi ngữ " made in Vietnam" " xịn trăm phần trăm" . Ước sao thế hệ thứ hai , thứ ba và thứ en nờ của người Việt ở Đức sau này cũng vẫn phát huy được niềm tự hào này của thế hệ đầu đàn.


Đây là hiện tượng ,vì nó thể hiện thi lực của cộng đồng Việt ở Đức là rất đáng nể trong thi đàn hải ngoại .Trong nền thi ca Việt Nam không phải chỉ có mảng thi ca hải nội , như một ngón tay cái , đã đành thế , mà còn có cả mảng thi ca hải ngoại khác nữa ở khắp năm châu bốn bể nơi có người Việt sinh sống , như những ngón tay chung trong một bàn tay .Có ngón dài ngón ngắn , nhưng đều là thuộc một bàn tay " thi ca Việt Nam" . Thi phẩm " Thơ Việt ở Đức" như là một quả cân nặng kí đặt thêm vào đĩa cân thi đàn hải ngoại, trong thế đối trọng , không phải đối lập ,đối kháng , với đĩa cân bên kia , đĩa cân thi đàn hải nội ,làm cho cái cân thi ca Việt Nam luôn được vận động trong sự đa dạng về cách nhìn, đa dạng về cách cảm , đa dạng về cácc diễn ngôn .Đấy chính là thế đa dạng văn hóa động .Địa vị và bản sắc của thi đàn hải ngoại Việt nói chung , của thi đàn Đức nói riêng và của từng thi hữu nói riêng nữa, cần phải được thừa nhận và tôn trọng trong thế bình đẳng,cân bằng của trạng thái đa dạng văn hóa động .


Hi vọng là trong tương lai , với sự hợp tác thiện chí của tất cả các thi hữu hải ngoại nhiều thế hệ , chúng ta sẽ có một " TOÀN VIỆT HẢI NGOẠI THI TẬP" ,gồm các thi phẩm muôn màu muôn vẻ ,được xếp theo thời kì, trong thời kì thì xếp theo địa lí ( nước ) và có bảng tra ( index) theo tên tác giả , tên bài ,theo thể thơ , phong cách , đề tài , chủ đề,v.v.Không loại trừ các thi phẩm sáng tác bằng tiếng nước ngoài , miễn là của người Việt ở hải ngoại .Với trình độ của công nghệ thông tin hiện đại, tôi nghĩ việc làm "TOÀN VIỆT HẢI NGOẠI THI TẬP" không mấy khó. Nếu thành công , đấy sẽ là một đóng góp quan trọng cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc ngôn ngữ -- văn hóa Việt của cộng đồng hải ngoại .

Bây giờ xin chia sẻ đôi điều về nội dung các bài thơ trong " Thơ Việt ở Đức " .Tôi chỉ nói về hai chuyện là " mùa thu" và " nắng " .

Mấy năm gần đây ,năm nào tôi cũng sang chơi Đức hai,ba tháng , nhưng chưa bao giờ được trải nghiệm không khí thu , sắc thu ở cái xứ lạnh này. Tôi rất tò mò không biết nó ra sao .Trong tôi chỉ có ấn tượng về nét thu ở xứ ta :


" Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo "


Rồi : " Ngõ trúc quanh co khách vắng teo "

Và:" Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo" .

Thế còn mùa thu Đức trong thơ hải ngoại ?


Trong hơn 280 bài , chỉ có khoảng 15 bài nói về thu : cũng vẫn nào " mây trắng " , sương lạnh " , nào " nắng vàng " ," lá vàng " , và duy nhất có một hình ảnh " lạ " ( với tôi) là " mảnh lụa vàng " ( " Cả dãy phố choàng lên mảnh lụa vàng " --Nguyễn Thanh Nguyên , Đứng giữa trời thu, trang 246 ).Tôi mong được biết thêm cách tri nhận riêng của người Việt về sắc thu Đức .


Còn về " nắng ?


Ở hải nội ," Hè thon cong thân nắng CỰA MÌNH " (Lê Đạt ) , " Nắng LẢO ĐẢO mái hiên say nghiêng ngả " (Phan Huyền Thư) , " Nắng DÂNG làm lụt cả trưa hè" ( Nguyễn Bính ) . Ở đây , nắng được cảm nhận như là một con người , như một dòng nước mạnh .


Lại nữa :


" Hoàng hôn hoàng yến NGẬM nắng " (Vi Thùy Linh) , " Đàn cò áo trắng KHIÊNG nắng qua sông " ( Trần Đăng Khoa) .Chắc là nắng ở hải nội cứng và nặng lắm !

Rồi : " Đất THÊU nắng , bóng tre rồi bóng phượng " (Huy Cận) . Nắng bây giờ lại mềm mại như sợi chỉ thêu!


Còn nắng ở Đức thế nào ?

Nó mảnh mai như cô gái giữ eo thon:


" Nhớ ánh hoàng hôn bóng nắng GÀY " ( Trần Việt -- Màu bụi đỏ ,trang 415 ) .


Nó có thể lóe lên như lửa :

" Cheo leo vách đá XÒE tia nắng " ( Trần Việt -- Động Cô Tiên , trang 411) .


Khi tôi vào chợ Đồng Xuân ở Berlin ,đến gian thực phẩm, trông thấy hạt tiêu ,nước mắm , mít và sầu riêng ,nhưng không ngửi thấy mùi .Người ở đây bảo thời tiết khô ,niêm mạc mũi bị khô, nên mũi bị điếc . Thế nhưng , với các nhà thơ hải ngoại ở Đức , nắng ở Đức chẳng những thơm mà còn ngọt nữa :

" Tặng em ! HƯƠNG nắng giao mùa" (Lê Văn Công-- Tặng em , trang 180) .

Và : " Ngẩng đầu lên ....nắng NGỌT NGÀO thiên thanh " ( Trương Thị Hoa Lài -- Thương nghề ....đường sắt , trang 439) .

Sự tri nhận của người Việt ở Đức về "thu" thì chưa đặc sắc , nhưng về " nắng " thì thật là lạ ( những chữ in hoa trong phần trích dẫn ở trên là của tôi nhấn mạnh) .

Ở hải nội , tôi và một người bạn đang có ý tưởng làm một từ điển kết hợp lạ trong thơ ca Việt .Kính mong các thi hữu ở Đức hợp tác .

Để chúc mừng thi tập "Thơ Việt ở Đức " đang được đón nhận rộng rãi như một hiện tượng ngôn ngữ -- văn hóa ,đồng thời để ghi nhận đóng góp của VIPEN trong việc xuất bản thi tập này , xin quý vị và các bạn một tràng pháo tay thật nồng nhiệt .


Berlin 28.06.2014


*Dr. Dương Kỳ Đức – ( Sinh năm 1944 tại Hà nội - Tiến sĩ Ngữ Văn, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Viên trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngôn ngữ-Văn hóa Việt Nam.


** Thơ Việt ở Đức – Edition VIPEN xuất bản và phát hành tại Đức và Châu âu từ tháng 12 năm 2013














Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Hãy để “Mọi con sông đổ về biển cả”!





Tác Giả: Amari TX – VHN.NET



Tối 23 tháng Chạp (23/1), Chương trình nghệ thuật Xuân quê hương 2014
mừng kiều bào về quê ăn Tết đã diễn ra ấm cúng tại Hoàng thành Thăng Long.

Với 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ con số ngày càng tăng lên nhanh chóng. Theo đánh giá của UBNNVNVNONN ” vai trò quan trọng của kiều bào trong ngoại giao chính trị , ngoại giao kinh tế và đặc biệt trong ngoại giao văn hóa ngày càng được khẳng định. Nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ người Việt ở hải ngoại mà đặc biệt là tại Hoa Kỳ trong tâm trí của họ vẫn mang sự thù hận một cách “bất thường”. Đành rằng mỗi một dân tộc trên trái đất này cũng có những mặt tốt, xấu đan xen lẫn nhau nhưng có lẽ một bộ phận nhỏ người Việt ở hải ngoại chống cộng cực đoan (CCCĐ) là một trong những bộ phận người Việt chất chứa nhiều mâu thuẫn bên trong nhất. Họ đã để cho sự xung đột bên trong của mình tồn tại dai dẳng , phi lý và cái giá chắc chắn đắt nhất đó là thời gian. Các mâu thuẫn cứ liên tục xuất hiện, đấu tranh và giằng xé lẫn nhau một cách “lạ lùng”. Một vết thương mà 39 năm đã trôi qua không lành miệng vì thái độ cực đoan đến mức phi lý của một số nhóm người.

Một quy luật tự nhiên mà con người luôn chấp nhận và cùng chung sống và tôn trọng cái quy luật đó là: dòng sông tuy rằng có sự hợp nhất của vô vàn dòng chảy trong hành trình chảy ra đại dương mênh mông, vậy mà dòng sông đó nó luôn có một bên lở và một bên bồi. Nhưng hai bờ đó không bao giờ ngăn cản con sông chảy ra biển. Ấy vậy mà, một sự thật đã và đang diễn ra mà càng ngày bộc lộ sự non kém về chính trị, ấu trĩ về tư duy của bộ phận người Việt ở hải ngoại cực đoan . Hiện tượng phe cánh xô bồ, đấu đá trong tổ chức ở hải ngoại đã làm mất đi sức mạnh thật sự của đồng bào, mất đi tình đoàn kết quý báu của phần lớn người Việt còn có lòng với quê hương đất nước. Thật đáng tiếc, trong cộng đồng có một số người đã nhận thức lệch lạc, họ cố bám víu vào một quá khứ thù hận do ngoại bang đem đến đất nước Việt Nam những cuộc chiến tranh tàn khốc, dai dẳng, họ chối bỏ những gì mà cả một dân tộc đang nỗ lực cùng chính phủ làm nên bộ mặt mới của đất nước, họ đã vì mục đích cá nhân, phe nhóm sẵn sàng chà đạp lên lợi ích cộng đồng. Còn đối với lợi ích quốc gia, phẩm giá của dân tộc thì họ dửng dưng xem nhẹ. Thậm chí, họ còn không tiếc lời xúc phạm, phỉ báng, miệt thị chế độ xã hội tại Việt Nam. Trên mặt trận truyền thông để phục vụ cho phe nhóm của họ thì sao ? Đa phần những diễn đàn trên mạng đều do tổ chức hoặc cá nhân điều hành, những ai muốn tìm hiểu về đời sống văn hoá, chính trị của người việt hải ngoại thì ôi thôi ! họ như lạc vào trận đồ bát quái. Bằng những giọng điệu xuyên tạc, bằng những từ ngữ hạ đẳng , bẩn thỉu họ chửi bất kỳ ai mà họ không ưa dù là cộng sản hay không cộng sản. Khi thấy nhà nước Việt Nam rộng mở cửa đón tiếp người Việt từ hải ngoại về thăm quê hương, làm kinh tế và đầu tư, mời chuyên viên đem tài năng về giúp nước hoặc khi thấy con em từ trong nước sang Mỹ du học thì họ nhân danh là “người việt quốc gia” đấu tranh cho dân chủ, tự do và vì lý do ấy họ tự cho mình quyền mạt sát chính quyền Việt Nam lẫn bất cứ ai đóng góp công sức, trí tuệ, của cải để xây dựng đất nước. Những ngôn ngữ mà họ sử dụng hàng ngày , hàng giờ xả ra trên các trang mạng cực kỳ đốn mạt, nó đi đến tận cùng của thứ văn hoá lưu manh. Một khi cực đoan thì làm cho nhóm người này rối loạn phương hướng, khi mà hễ thấy có ai phát biểu hay làm việc gì mà họ “gai mắt”, thay vì cần suy xét kỹ càng thì họ không thèm kiểm chứng, chẳng cần tìm hiểu mục đích sâu xa của công việc mà người đó đang làm, họ kết luận ngay đó là hành vi tiếp tay cho “Cộng sản” và không ngần ngại quy kết họ là “Việt Cộng nằm vùng” !

Thiết nghĩ, bất cứ một con người nào cũng có một quá khứ, dù đó là một quá khứ đau buồn nhưng sau 39 năm nó chỉ còn là kỷ niệm, một khi đất nước chuyển sang một thể chế chính trị khác. Thực tế quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn lui vào lịch sử. Không thể cứ luôn núp bóng dưới danh xưng “cộng đồng người Việt quốc gia” để thực hiện mưu đồ của cá nhân và phe nhóm. Đối với họ, cái gì “tổn hại” đến cái gọi là ”cộng đồng người việt quốc gia” đều xấu và phải bị trấn áp, vậy xin hỏi “cộng đồng” là ai vậy? chẳng lẽ cộng đồng người VN hải ngoại chỉ bao gồm những người to tiếng hò hét nhất, có những hành động lời nói lố bịch nhất? lúc nào cũng đòi hỏi mọi người phải nhìn nhận tổ chức băng đảng , hội đoàn họ là chuyện quan trọng nhất trên đời này!? Các thế lực cực đoan trong cộng đồng người Việt ở đây đã phát động chiến dịch bao vây, khống chế các cơ quan truyền thông, nhà báo chân chính, vì họ đã không làm theo cái gậy chỉ huy của bọn họ, tức là không có những bài vở bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh đất nước Việt Nam, không vu khống, la lối cái gọi là “chính sách độc tài, độc trị của cộng sản”, đã thế, lại còn phát động các cuộc biểu tình lôi kéo các vị nghị sĩ trong quốc hội Mỹ nhằm “Phong tỏa” mối bang giao của Việt Nam với nước sở tại và các đối tác trên thế giới trong mọi lãnh vực vv … và một khi không làm theo ý của họ thì lập tức các cơ quan truyền thông, nhà báo đó bị chửi rủa, bị khép tội, bị chụp mũ, bị vu vạ. Họ sẵn sàng nổi giận có những phát ngôn văng mạng nếu ai đó nói ngược lại ý muốn những tiêu chí phi thực tế của phe nhóm họ. Đã từng có những tuyên ngôn thật cực đoan như thể “kẻ nào không giống ta -theo ta là kẻ thù của ta”. Tất nhiên, những con người chủ trương sống như vậy luôn muốn bóp chặt ý nghĩa đa dạng của đời sống, luôn muốn biến xã hội muôn mầu trở thành một mầu ảm đạm. Và khi đó xã hội thay vì đa sắc vận động đã trở thành một sưu tập sống bầy đàn.

Những ngày kỷ niệm 30 tháng Tư, trước đây gọi là Ngày “Quốc hận”, “Tháng Tư Đen” lôi kéo cả trăm, có nơi cả ngàn người dự mít tinh, biểu tình, thì nay không còn “Rầm rộ” như trước nữa, âu đó cũng là quy luật. Nếu không tha thứ, hoà giải dân tộc, thì nhóm “nguời Việt quốc gia” theo chủ trương hận thù mãi sao? chẳng bao lâu sẽ gửi nắm xương tàn nơi xứ người lạnh lẽo, mà chẳng bao giờ được cảm thấy niềm xúc động rạt rào khi trở về mảnh đất quê cha đất tổ thân yêu, hay những niềm vui tràn đầy thấy lại và hoà mình vào đám đông tại những phố phường, thôn dã ở đó mình đã lớn lên, và gặp lại những bà con, bạn bè thân thương của những năm trẻ tuổi sôi động xa xưa. Những người cực đoan này nên nhớ là khi ông Jefferson thảo Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ vào năm 1776, ông đã soạn đi soạn lại và, theo lời yêu cầu của các đại biểu Quốc hội Cách mạng đầu tiên, ông xóa bỏ đoạn văn lúc đầu kết án cả dân tộc Anh và Nghị viện Anh,mà ghitrong văn bản chung quyết là chỉ kết án hoàng gia anh mà thôi.

Sau khi rút khỏi Việt Nam, Hoa Kỳ đã cô lập hóa Việt Nam với chính sách cấm vận hai chục năm trời, làm điêu đứng Việt Nam và khi hai nước tái lập bang giao, Việt Nam lại là nước muốn và cần giao hảo tốt đẹp với Mỹ hơn là ngược lại. Những người có tư tưởng hận thù dai dẳng, họ chỉ là một phần của cộng đồng Việt hải ngoại, còn biết bao nhiêu người khác nữa, với biết bao nhiêu ý tưởng, cảm nhận, cách nhìn cuộc sống khác. Một đất nước không thể mạnh lên nếu chúng ta không thuận theo xu thế của thời đại. Ở vào những thời điểm đầy thách thức, mỗi người dân Việt cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những công việc, hành động cụ thể nhằm góp phần xây dựng quốc gia hưng thịnh. Muốn vậy phải phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để hơn 90 triệu người Việt Nam chung sức đồng lòng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tận dụng thời cơ phát triển kinh tế đất nước, đồng thời tỉnh táo, linh hoạt nhưng kiên quyết gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên cơ sở những bằng chứng lịch sử, pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng không cho phép bất cứ cá nhân, thế lực nào lợi dụng để hành động đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước. Đấu tranh là quyền của mỗi người, họ có quyền tự chọn cho mình một cách nào đó để tìm kiếm chiến thắng. Nhưng có thể khẳng định rằng, đấu tranh cực đoan không thể gặt hái thành công trong bối cảnh thế giới hòa nhập này.

Ngay cả trong chiến tranh, sự cực đoan trong tư tưởng sẽ dẫn đến chai cứng , mất cái mềm dẻo , mất bình tĩnh, dẫn đến hữu dũng vô mưu. Mà đã “vô mưu” thì thường là thất bại. Chỉ cần đặt một câu hỏi thôi: Nếu như 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa, chế độ Cộng Sản mà các vị muốn đập tan nó vẫn chưa sụp đổ, các cụ (vì tuổi trung bình của cờ vàng chống cộng hải ngoại hiện nay khoảng từ 60 đến 80 ) sẽ làm gì ? Đố các cụ trả lời được. Nếu họ tiên liệu được điều này thì đâu có suy nghĩ và hành động ấu trĩ đến cùng cực như vậy. Biến thù thành bạn đã rõ trong lời tuyên bố trong bài thuyết trình đầu năm 2005 của Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là Marine, theo ông:“rõ ràng là bây giờ Việt Nam và Hoa Kỳ không có bất đồng về chiến lược (no strategic ifferences)” và “Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và dứt khoát chống mọi âm mưu phân ly hay các đe dọa khác tại biên giới Việt Nam. Chúng ta có nhiều lãnh vực chung quyền lợi về an ninh vùng và an ninh thế giới. Sự hợp tác về quốc phòng hiện nay là bước đầu để cùng đương đầu với các thử thách về an ninh trong thế kỷ 21.” Sẽ là chưa muộn đối với những ai qua sự việc lố bịch này, có ý thức tự mình điều chỉnh hành vi, cách nhìn đối với đất nước của dân tộc đang chuyển động mạnh mẽ trên con đường đổi mới và hội nhập, ngày càng nhận được sự ủng hộ rộng rãi và sự đánh giá cao của bạn bè quốc tế.


Hoa Kỳ tháng 4-2014
Amari tx

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Chuyện ở “chợ Mát”



Suốt thời gian dài vừa qua, từ khi nhà chức trách mạnh tay trong các chiến dịch "Rào chắn 1" (từ ngày 31-7-2013) và "Rào chắn 2" (từ 18 đến 28-11-2013) thực hiện truy quét người nhập cư bất hợp pháp trên toàn lãnh thổ Nga thì không khí của “chợ Mát” (Mátxcơva) có phần trầm lắng hơn.


Bức tranh toàn cảnh

Mặc dù hiện tại các chiến dịch nói trên đã tạm dừng nhưng xem ra tâm trạng bà con người Việt Nam tại đây vẫn còn thắc thỏm, lo âu. Những khu chợ lớn mà nhà chức trách làm mạnh tay như chợ Liu (Trung tâm thương mại Mátxcơva), chợ Chim (Sadovod)… nơi có hàng mấy chục nghìn con người mang các quốc tịch khác nhau đang làm việc. Các đợt truy quét làm ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện bán buôn. Hàng hóa nếu kịp đóng quầy còn đỡ, nếu chưa kịp thì chưa biết có chuyện gì xảy ra? Ngoài ra, dù anh (hay chị) có giấy tờ hay không thì cứ mời lên xe về đồn để kiểm tra đã. Hàng trăm, thậm chí là cả nghìn con người bị đưa lên xe chở về các đồn cảnh sát. Những người có giấy tờ chắc chắn "xịn" thì sau mấy tiếng đồng hồ ngồi "đếm kiến" trong đồn sẽ được trở về làm việc bình thường. Còn số người có vấn đề hoặc bất hợp pháp thì xin mời nán lại để kiểm tra tiếp hoặc là nằm ở diện ra tòa án và bị trục xuất khỏi Nga. Cũng có nhiều trường hợp "chạy chọt" để ra khỏi đồn nhanh, nhưng thời gian này nhà chức trách làm nghiêm hơn nên chuyện "may rủi" là khá hiếm.





Một góc chợ Mátxcơva



Nhưng cũng nhờ thông qua hai chiến dịch truy quét ráo riết này mà các lực lượng chức năng Nga đã bắt được khá nhiều tên tội phạm thực sự nguy hiểm đến sự an toàn của xã hội, khám phá ra hàng trăm băng nhóm rửa tiền bất hợp pháp, những ổ nhóm chứa chấp vũ khí, chất nổ trái phép, ma túy, mại dâm, thậm chí là cả bạc giả… Có lẽ, đây là thời điểm mà các cơ quan chức năng Nga làm việc khá hiệu quả.

Nhân dịp đến chơi nhà mấy người quen ở chợ Chim và Liu, khi hỏi chuyện kinh doanh buôn bán, anh Đinh Văn Dần, quê Thái Bình, chuyên bán hàng thể thao kể lại: "Căng lắm anh ạ, có giấy tờ hợp pháp với quyền lao động 3 năm hẳn hoi mà em cũng phải vào ngồi cũi sắt (nơi nhốt tạm người giam giữ tại đồn), mất mấy tiếng đồng hồ mới ra được, chả biết bao giờ thì có giấy tờ hợp pháp mới không bị bắt?". Chú em tên Tuệ ở cùng phòng với Dần cho biết thêm: "Đến như cháu đây có giấy tờ của công dân Nga ở thành phố xa lên mà vẫn còn bị chất vấn hỏi han nữa là…?". Tôi bảo: Chú có dấu tạm trú không? Chú bị họ hỏi là đúng rồi còn gì? Vé lên thăm Mátcơva đâu? Chỉ được phép tạm trú 3 ngày thôi chứ? Chú ở trên này hàng năm trời bán buôn, nên bị gom là không oan đâu! Khối "dân đầu đen" mang quốc tịch Trung Á, thậm chí là có hộ chiếu Nga nhưng không có tạm trú hoặc hết hạn nên vẫn bị thu gom ở ngoài bến xe, ở ga tàu điện ngầm hoặc nhan nhản ở chợ kia kìa… nói gì đến chú. Đó là chưa nói tới chuyện giấy tờ giả bán giấm dúi ở nhiều nơi.

Chị Trân, bán hàng áo da bức xúc hơn: "Anh bảo hàng hóa đã ế ẩm, sáng ra chưa mở hàng, dân tình đã chạy rầm rầm cứ như là cháy nhà đến nơi. Dân ta chạy, dân Tàu chạy, "dân đầu đen" (cách gọi người Trung Á: Tajikistan, Kyrgyzstan…) cũng chạy - mà họ là người chạy sớm nhất và nhanh nhất đấy vì đa phần giấy tờ cư trú hợp pháp của họ không có? Cả chợ cứ chạy nháo nhác cả lên. Có nhiều người trèo tường ngã tóe cả máu, nhưng vẫn tập tễnh chạy... Còn anh Bùi Xuân Ng. một chủ hàng lâu năm từ thời chợ Saliut, chợ Vòm nay về chợ Chim thì nói vẻ hài hước mà xót xa: "Bây giờ mà mở cuộc thi maratông thì dân chạy chợ chắc phải về nhất!" Cũng phải thôi, bởi bà con Việt Nam lâu nay quen sống trong nỗi lo phập phồng như vậy.

Liệu có thay đổi?

Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi: Tại sao nhà chức trách không để người ta bán buôn một cách đàng hoàng? Ví dụ: Cứ nộp thuế hợp pháp, giấy tờ làm việc tại chợ hợp pháp, giấy tờ tùy thân hợp pháp... như tại những trung tâm thương mại khác của người Nga để khi nhà chức trách đến kiểm tra thì không có tình trạng lộn xộn nói trên. Trong thâm tâm nhiều người Việt Nam làm ăn lâu dài tại Nga cũng rất muốn như vậy. Hóa ra, mọi việc lại không đơn giản như vậy. Đây là vấn đề đang làm đau đầu các nhà chức trách Nga. Bởi lẽ, trên địa bàn thủ đô Mátxcơva, số lượng người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp không nhỏ, rất khó kiểm soát. Số lượng chợ cũng quá nhiều, diện tích mặt bằng lại quá lớn (lên đến hàng mấy chục ha/chợ) mặc dù từ giữa những năm 2000 đến nay đã dẹp đi hàng trăm chợ hoạt động theo kiểu tạm bợ hoặc bán tạm bợ.

Gia nhập loại hình chợ dưới dạng trung tâm thương mại quy củ và hiện đại thì liệu số người ít tiền có dám vào thuê chỗ bán hàng không? Tiền thuê mặt bằng ở đâu ra? Lại còn các khoản chi phí khác cao hơn chợ cũ nữa. Tâm lý chung là họ không thích vào bán buôn trong những nơi mà chi có thể cao hơn thu như vậy. Xem ra, dẹp bỏ đi một thói quen quả là khó khăn. Đó là chưa nói bộ phận dân nghèo Nga từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây là quen mua bán ở những loại chợ bình thường và giá cả hàng hóa rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam… Tất cả là do ở mức thu nhập của đa phần người dân Nga vẫn còn thấp, chiếm khoảng 60, 70% dân số. Giới nhà giàu Nga thì họ có thể mua sắm hàng hiệu ở các trung tâm thương mại lớn sang trọng chứ mấy ai bước vào những khu chợ nay đuổi, mai chạy mà có người nhập cư hoạt động ở đó. Hiện nay thành phần "giới nhà giàu" này chiếm khoảng 15 đến 20% dân số Nga.

Về phía các ông chủ chợ hoặc trung tâm thương mại thì sao? Rõ ràng, họ nắm được "lợi thế" đó nên càng có đất dụng võ! Số ông chủ chợ này đa phần là "dân đầu đen" nhưng ở tầng lớp cao như người Do Thái, Azerbaijan, Armenia, Gzudia...). Người Nga ít ông chủ chợ hơn, hay nói đúng ra là người Nga máu kinh doanh chợ búa như "dân đầu đen" không nhiều. Các ông chủ chợ người Trung Quốc hay người Việt Nam thời này "lép vế" hơn trước. Cụ thể là loại chợ ở Mátxcơva do các ông chủ Việt Nam cai quản đã không còn, chỉ còn tồn tại ở dưới dạng làm đại lý ăn tiền chênh lệch cho chủ chợ phía Nga hoặc "dân đầu đen" Trung Á mà thôi. Một chi tiết khác không kém phần nhạy cảm, đó là một vài vị thuộc nhà chức trách địa phương còn hy vọng duy trì tình trạng này để có thể kiếm thêm tí chút. Chính vì thế mà trong các chiến dịch "bàn tay sạch" đã lộ ra vài vị bị truy tố trước pháp luật…

Những nguyên nhân chủ quan và khách quan nói trên đã cho thấy tình trạng để có những khu chợ văn minh thực sự trong giai đoạn hiện nay còn phải vất vả chèo chống một thời gian khá lâu nữa. Và tình trạng truy quét người nhập cư bất hợp pháp sẽ còn diễn ra dài dài. Người dân còn phải chạy, phải tính toán… và cũng mong sao là họ có thể an cư mà lạc nghiệp. Bởi chính quyền Nga cũng đã đề ra rất nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm thắt chặt quản lý lượng người nhập cư cũng như tình trạng bán buôn trên địa bàn thủ đô Mátxcơva hiệu quả hơn.


Võ Hoài Nam