Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

LUẬT BIỂU TÌNH CHƯA CÓ THÌ TRÌ TRỆ VẪN TIẾP DIỄN





Ông Lê Minh Thông-Phó chủ nhiệm UB Pháp luật- cho biết, luật Biểu tình đã được đưa vào chương trình cho ý kiến từ kỳ họp thứ 11, QH khoá 13 nhưng liên tiếp bị lùi do đây là dự án luật phức tạp, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc- Tổng thư ký Quốc Hội phát biểu "Luật Biểu tình rất quan trọng để quản lý nhà nước về vấn đề này chứ không phải không. Nhưng Thường vụ thấy không ổn thì trả lại để Chính phủ nghiên cứu, khi nào Chính phủ trình thì Quốc hội sẽ xem xét" Nnưng Ông Phúc cũng không quên : "Còn xem bối cảnh hoàn cảnh để đảm bảo về an ninh quốc phòng, trật tự xã hội " Điều này cũng có nghĩa Luật biểu tình ra đời hay không là " tùy thuộc vào bối cảnh hoàn cảnh để đảm bảo An ninh quốc phòng. Dưới con mắt của Quốc hội Việt Nam chừng như Luật biểu tình ( việc người dâ biểu tình phản đối hay ủng hộcác chủ trương, chính sách,...của chính phủ) trực tiếp đe dọa đến An ninh Quốc Phòng của đất nước. Thật là kỳ quặc, đất nước này không biết ai đang sống, Người biểu tình đe dọa an ninh của người biểu tình chăng?

Khi nước Việt Nam giành được độc lập 1945 từ thực dân Pháp, cùng với việc áp dụng chế độ nhà nước Cộng Hòa, quyền biểu tình đã được ghi vào hiến pháp và công nhận. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 công nhận quyên biểu tình của người dân. "Điều thứ 1: Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này" [5].Trong giai đoạn 1954 đến 1975, khi Việt Nam bị chia cắt với hai chế độ xã hội khác nhau. Miền Bắc theo chủ nghĩa xã hội, do điều kiện chiến tranh và xã hội, sau cải cách ruộng đất, chưa có cuộc biểu tình nào được ghi nhận. Ngược lại, tại miền nam, với chế độ Việt Nam Cộng Hòa, người dân được quyền Biểu tình. Các phong trào biểu tình chống chế độ, chống chiến tranh của các tầng lớp Tăng lữ, Sinh viên, trí thức... đã góp phần làm thay đổi xã hội, thay đổi nhận thức của cộng đồng quốc tế về cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc biểu tình lớn trong thời kỳ này phải kể tới Biến cố Phật giáo, 1963 làm thay đổi chính trị tại Việt Nam Cộng Hòa năm 1963. Uy tính của chính quyền Ngô Đình Diệm bị suy giảm nghiêm trọng do sự đàn áp các đợt biểu tình của giới Phật giáo, dẫn tới đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam.
Đệ Nhất, đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa là những chính phủ " bù nhìn" thì "sợ biểu tình đe dọa An ninh quốc phòng" là điều dễ hiểu nhưng sau ngày thống nhất đất nước , cho đến nay một Chính phủ do dân bầu ra mà hơn 40 năm vẫn chưa có " Luật biểu tình " thì quả thật là khó hiểu !
Không có " Luật biểu tình " người dân cũng vẫn biểu tình và vì không có Luật biểu tình nên người tham gia biểu tình dễ dàng vi phạm " luật pháp " và bị Chính quyền sở tại xử lý.Anh ninh quốc phòng bị đe dọa đâu không thấy chỉ thấy Người biểu tình bị thiệt hại cho dù họ biểu tình để bày tỏ nguyện vọng chính đáng!
Vậy là người dân phải vận dụng cái quyền biểu tình của mình bằng hính thức khác.
Điển hình là việc các tài xế " dùng tiền lẻ" để qua trạm thu phí BOT và hiện nay là " dự án 25-1 " đang xãy ra ở tram thu phí BOT Cai Lậy Tiền Giang đang là một "cuộc chiến giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp". Thế nhưng Doanh nghiệp thì lại đang được các lực lượng hành pháp ủng hộ bất chấp sự " bất hợp lý" do doanh nghiệp gây ra dẫn đến cuộc chiến này
Chưa có Luật biểu tình thì đất nước vẫn mãi trong tình trạng trì trệ, kém phát triểu bởi do " Dân chủ nửa vời" tạo ra
Ai cũng hiểu, lẽ nào Quốc hội không hiểu?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét