Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Đa thần, độc thần và phiếm thần





Nghiên cứu lịch sử hay nguồn gốc các tôn giáo, người ta thường phân lọai các tôn giáo về mặt đức tin nơi Thần Thánh thành ba lọai:


_ Tôn giáo đa thần (polytheism)

_ Tôn giáo độc thần (monotheism)

_ Tôn giáo phiếm thần (pantheism)


I._TÔN GIÁO ĐA THẦN

Tín ngưỡng đa thần phát sinh từ sự kính sợ các hiện tượng thiên nhiên hay từ cảm tính về cái thiêng của một vật thể nào đó. Tín ngưỡng đa thần cũng bắt nguồn từ những thần thọai mô tả rất nhiều nhân vật có hình tướng lạ thường, tính cách phi thường, có sức mạnh siêu phàm. Những thần này đặc trách cai quản và phò hộ cho một lãnh vực đời sống thế gian.Tín ngưỡng đa thần còn đi đến sự thần hóa các vị anh hùng trong dã sử hay lịch sử của một dân tộc.

Điều quan trọng để xác định tín ngưỡng đa thần là lọai tín ngưỡng này chưa có "khái niệm" về một vị thần tối cao duy nhất tự hữu và hằng hữu. Nghĩa là với tín ngưỡng đa thần, dù cho có một vị thần đứng đầu trong số những vị thần mà họ tôn thờ, vị thần này cũng sinh ra từ một phả hệ hay dòng tộc như trong xã hội loài người.

Có thể đơn cử hệ thống các vị thần của đỉnh núi Olympus của Hy Lạp (Zeus (Ζευς) Vị thần tối cao cai quản thế giới thần thánh và những người trần thế,

Hades(Άδης )Vị thần cai quản thế giới âm phủ.), Poseidon (Ποσειδῶν) Vị thần cai quản biển khơi.), Athena (Αθηνά) Vị nữ thần của trí tuệ, chiến thắng, công lý, nghề thủ công., Ares (Ἀρης) Thần chiến tranh., . . . để có khái niệm về tôn giáo đa thần.

Các vị thần trên đỉnh Olympus trở thành các thần tối cao trong thế giới thần thánh ( có nghĩa là đứng đầu các thần khác, chưa phải là Thượng Đế của tôn giáo độc thần –NV) sau khi Zeus lãnh đạo các anh chị của mình trong cuộc chiến chống lại các thần khổng lồ Titan và thành công. Zeus, Hera, Poseidon, Demetra, Hestia và Hades là anh chị em ruột; tất cả các vị thần khác thường là con của Zeus với những người vợ khác nhau của ông.

II._TÔN GIÁO ĐỘC THẦN

Các nhà nhân văn-xã hội học cho rằng tín ngưỡng độc thần tiến bộ hơn tín ngưỡng đa thần; nhưng có trường phái quan niệm tín ngưỡng đa thần là sự suy thoái từ tín ngưỡng độc thần. Nghĩa là độc thần có trước, đa thần có sau.

Độc thần giáo, hoặc nhất thần giáo, là niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, phổ quát và bao hàm mọi sự vật.

Trong tư duy phương Tây, chỉ có các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham được xem là độc thần.

Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham: 1

Ở phương Tây, Kinh thánhDo Thái giáo (Hebrew Bible), tức Cựu Ướccủa Cơ Đốc giáo, là nguồn kiến thức chủ yếu về độc thần giáo, miêu tả trình tự và thời điểm độc thần giáo được giới thiệu vào vùng Trung Đôngvà phương Tây. Theo các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, ấy là khi Abrahamnhận biết Thiên Chúa (Sáng thế ký 12:1-9; 13:14-18;15; 18; và 22), ông là tín hữu độc thần giáo đầu tiên trên thế giới. Trong lịch sử cổ đại, cho đến thời điểm ấy(khoảng 1500 năm TCN), mọi nền văn hoá đều đặt niềm tin vào nhiều thần linh, hoặc vào các sức mạnh thiên nhiên và các loài tạo vật, hoặc tin vào sự huyền nhiệm của môn chiêm tinh, nhưng không ai đặt niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất và chân thật.

Kinh Thánh Hebrewdạy rằng mặc dù khi sáng thế Adamvà Eva(cùng với dòng dõi của họ) đã nhận biết Thiên Chúa, nhưng trải qua các thế hệ Thiên Chúa và danh của Ngài đã bị lãng quên.

1._Do Thái giáo và Kinh Thánh Hebrew

Do Thái giáo (Judaism) : [. . .] qui tắc sống đạo được bảo tồn và huấn thị trong kinh Torah và kinh Tanakh (Kinh Thánh Hebrew), cung cấp nguồn văn kiện xác minh sự khởi phát và tăng trưởng của nền luân lý độc thần giáo của Do Thái giáo:

Mosestrở lại với dân chúng với Mười Điều Răntrên tay. Điều răn thứ nhất dạy rằng "Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác" (Xuất Ai Cập ký 20.3). Hơn nữa, người Do Tháithường trích dẫn Shema Yisrael("Hãy lắng nghe, hỡi Israel"), chép rằng "Hãy lắng nghe, hỡi Israel: Đức Giê-hô-va, Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa là duy nhất". Độc thần giáo là trọng tâm của dân tộc Do Thái và Do Thái giáo.

2. _Cơ Đốc giáo

Xác tín vào một Thiên Chúa duy nhất, hầu hết tín hữu Cơ Đốc tin rằng Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh (giáo lý Ba Ngôi). Ba Ngôi có cùng một bản thể và một thần tính. Tuy nhiên, có một vài giáo phái nhỏ, tự nhận mình thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo như Chứng nhân Jehovah, bác bỏ giáo lý Ba Ngôi trong khi đạo Mormon chỉ thờ một Thiên Chúa nhưng không phủ nhận sự hiện hữu của các ngôi kia

3._Hồi giáo

Hồi giáo trình bày xác tín của mình về độc thần giáo theo cung cách đơn giản hơn. Bản tín điều Shahadah(الشهادة) khẳng định niềm tin vào Đấng Allahduy nhất và tiên tri Muhamad. Câu kinh này được xem là một trong Năm Trụ cột của Hồi giáotheo hệ phái Sunni. Khi một người đọc to câu kinh này, người ấy được xem là đã chính thức theo đạo Hồi. Hồi giáo cho rằng tính duy nhất của Thiên Chúa là giáo lý căn cốt. Hơn nữa, Hồi giáo còn xem học thuyết Ba Ngôi của Cơ Đốc giáo là sự biến dị của lời dạy của Chúa Giê-su.

III._TÔN GIÁO PHIẾM THẦN

Những tôn giáo phiếm thần tin rằng mọi vật trong thiên nhiên điều liên quan đến nhau và không thể tách rời nhau. Những tôn giáo này gồm có: những trường phái phiếm thần của nhánh Shiva và Vishnu trong Ấn Độ giáo, Thần đạo của Nhật Bản, và một vài tín ngưỡng về vạn vật hữu linh.

Bách khoa tự điển Wikipedia định nghĩa từ ngữ "phiếm thần" (Pantheism)như sau:

Pantheism ( tiếng Hy lạp: pan=tất cả; theos=Thần (Thượng Đế), có nghĩa " Thượng Đế là Tất cả" và "Tất cả là Thượng Đế". Đó là quan niệm cho rằng mọi vật đều có Thượng Đế nội tại; hoặc quan niệm rằng vũ trụ, hay thiên nhiên, và Thượng Đế đều tương đồng. Các định nghĩa chi tiết hơn nhằm nhấn mạnh ý tưởng rằng qui luật tự nhiên, thế giới hiện hữu và tổng thể vũ trụ đều được thể hiện hay tạo thành theo nguyên tắc thần bí của Thượng Đế.

Khái niệm Atman-Brahman của Ấn giáo có thể giải thích ý nghĩa " phiếm thần" như sau:

Atman : Căn cốt của chúng sinh là Atman, vô biên,vĩnh cửu, bất biến, bất phân. Chân tính của mỗi cá thể là Atman, đồng nhất với thực tại tiềm ấn của vũ trụ. Chỉ có một thực tại "Anh là cái Đó"

Brahman: Thực tại siêu việt vừa vô hình vừa hữu hình, vô ngã lẫn hữu ngã, siêu việt lẫn nội tại. Thực tại siêu việt thể hiện bằng các hình thức dáng vẻ khác nhau, và được biết dưới nhiều tên gọi khác nhau. Các cá thể có nhiều đường lối thực hiện Thượng Đế với hiện trạng thích ứng của mình.

IV._NHẬN ĐỊNH

Về mặt lý thuyết, các tôn giáo được phân lọai như trên, nhưng tìm hiểu sâu giáo lý, cách thờ phượng và mục đích hành đạo của mỗi tôn giáo, chúng ta sẽ thấy không có tính chất tuyệt đối độc thấn, đa thần hay phiếm thần.

Cơ Đốc giáo nhấn mạnh giáo thuyết Thiên Chúa Duy Nhất nhưng vẫn có chủ thyết Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh.

Ấn giáo tuy nghiêng về Phiếm thần, nhưng vẫn có giáo thuyết "Tam vị nhất thể" (Brahma –Vishnu – Shiva) và thờ nhiều vị thần khác.

Hồi giáo thuộc về độc thần, tuy không nhìn nhận Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng tin tưởng vào Tiên tri Muhamad và Thiên thần Gabriel.

Ngọai trừ các tôn giáo đa thần Hy Lạp và La Mã xưa, không nói đến chủ thuyết độc thần với Thượng Đế tối cao duy nhất tự hữu, bất diệt..

Tuy nhiên, do Kinh Thánh Hebrew (hay Cựu Ước hay Kinh Do Thái) có câu: "Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác" (Xuất Ai Cập ký 20.3), khiến cho tín đồ các giáo phái hay tôn giáo có nguồn gốc Cơ Đốc giáo, trong đó các phái Kháng cách (hay Protestant hay Tin lành . . .) không chấp nhận các tôn giáo khác tôn thờ những vị Thần Thánh hay thờ Thượng Đế dưới những danh hiệu khác hơn tôn giáo họ.

Còn một vấn đề khá gay go là việc cấm thờ hình tượng của các tôn giáo có nguồn gốc Abraham nêu trên. Điều sẽ gây tranh cãi là định nghĩa của hình tượng. Hình tượng là biểu tượng nào khác khác hơn tượng hình thể Chúa Ki-Tô, hình thánh giá hay bất cứ hình tượng gì ? Việc cấm thờ hình tượng phát xuất từ nguyên nhân nào và có mục đích sau xa nào ?

Thiện Chí ( ST)

Tài liệu tham khảo:

Tôn giáo – Độc thần giáo – Tôn giáo Hy Lạp – Pantheisme: Wikipedia Encyclopedia.
Atman-Brahman: The Hindu Universe: http://www.hindunet.org/
Xuất Ai Cập ký: Kinh Thánh Cựu Ước


 Phụ lục :

Thuyết phiếm thần


http://daitudien.net/triet-hoc/triet-hoc-ve-thuyet-phiem-than.html*

Học thuyết triết học chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế, nhưng không cho Thượng đế là nguyên nhân ban đầu tạo ra tất cả, mà biểu hiện ngay trong vạn vật và bản thân con người; Thượng đế với thế giới là một. Ở thời trung đại và giai đoạn đầu của thời cận đại trong lịch sử Tây Âu, khi tư tưởng tôn giáo đang thống trị, TPT có ý nghĩa tiến bộ nhất định, nó cố gắng giải phóng triết học khỏi tôn giáo [những tư tưởng duy vật và yêu tự do trước đây của Brunô (G. Bruno), Xpinôza (B. Spinoza)]. TPT không phải là một trào lưu thống nhất, có trào lưu mang tính chất duy vật - vô thần, có trào lưu mang tính chất thần bí - tôn giáo. Ngày nay, các nhà tư tưởng tư sản lợi dụng TPT để tạo ra một sự thoả hiệp giả tạo giữa tôn giáo và khoa học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét