Vấn đề sẽ trở thành thảm họa đối với ít nhất ĐCS, khi đại đa số người Việt Nam cho rằng mình không nợ nần gì Trung Quốc, Đảng Cộng Sản nợ thì phải tự trả lấy, không thể bắt người Việt Nam nai lưng ra trả nợ thay.
Gần đây vấn đề chủ quyền biển đảo càng thêm căng thẳng, đó sẽ là cuộc đấu thể lực trăm năm, tranh đoạt vị thế trên biển Đông, tranh đoạt then cửa của thế giới đương đại. Bất cứ vấn đề nào liên quan đến chủ quyền biển đảo đều thu hút được sự chú ý của dư luận, bất cứ động thái nào gia tăng võ trang cho Hải quân thì hầu như đều được dư luân quan tâm ủng hộ; bất cứ sự nhân nhượng nào thì đều sát muối vào chính tấm lòng người dân.
Ai nợ ai?
Việt Nam và Trung Quốc ai nợ ai? Vấn đề này sẽ còn tranh cãi và còn lâu mới ngã ngũ được. Nhưng có một điều chắc chắn rằng nếu không có võ khí, quân trang, y tế và cả máu của Trung Quốc thì ĐCS VN sẽ khó có cơ hội dành phần thắng trong hai cuộc chiến Đông Dương.
Tank Type 63 (hàng Trung Quốc viện trợ cho VNDC Cộng Hòa) trên đường phố Sài Gòn năm ngày 30/4/1975 (Ảnh sưu tầm) |
Cũng vì lý do này, nhiều người Việt Nam cho rằng mình không cần Trung Quốc viện trợ để chiến thắng trong cuộc chiến Đông Dương 1954 - 1975, thậm chí là cuộc chiến trước đó. Họ chưa từng vay nợ Trung Quốc, họ cho rằng Trung Quốc nợ Việt Nam bởi đã cướp đi Hoàng Sa, một phần Trường Sa, thậm chí cướp đi các giá trị văn hóa, lịch sử mà người Việt đã từng tạo dựng từ hàng trăm, hàng ngàn năm về trước.
Chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam nợ Trung Quốc, còn họ không mang nợ gì cả và không có trách nhiệm gì mà phải trả ơn cho nước này, hay cho ĐCS Trung Quốc.
Nhưng biết sao được, lịch sử như vậy, hiện trạng như vậy, lựa chọn cách nào đây?
Nhiều người mong muốn VN kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nhưng phía những người lãnh đạo ĐCS Việt Nam hẳn cho rằng anh em kiện nhau ra tòa đã là ân đoạn nghĩa tuyệt với Trung Quốc. Tất nhiên những người lãnh đạo Đảng CSVN có những lý do của mình.
Có hay không sự quỵ lụy?
Vấn đề Việt Nam có nợ Trung Quốc hay không, có thể tạm gác lại. Nhưng có một điều chắc chắn rằng không một chính trị gia Việt Nam nào dám công khai sát muối vào tâm lý bài Trung, chống Trung. Và bất cứ một đảng phái nào căn gốc vấn đề vẫn là khả năng nắm giữ quyền lực, muốn giữ quyền lực không thế làm cho dân chúng ngày một bất mãn, đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Lựa chọn lối đi cầu thân, dựa dẫm vào Trung Quốc tất sẽ bại, những nhà lãnh đạo của ĐCS Việt Nam hẳn rõ điều đó, vấn đề là ứng xử thế nào cho bình hòa. Cân bằng giữa nhân hòa trong nước và món nợ ân tình cố cựu, thật không hề đơn giản.
P-3 Orion, loại máy bay săn ngầm, tuần biển của Mỹ mà Việt Nam đang mong chờ (ảnh st) |
Trong những thay đổi về quan hệ bang giao gần đây, việc Việt Nam củng cố thêm nữa mối quan hệ quốc phòng, đặc biệt là hướng kết thân với những cường quốc đối trọng với Trung Quốc trong vấn đề an ninh biển và cả kinh tế. Dư luận đang nói nhiều về việc Việt Nam mua từ Ấn Độ tên lửa siêu thanh chống hạm brahmos (loại tên lửa được đánh giá là vũ khí chống hạm nguy hiểm bậc nhất thế giới); Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam; TTP đang trở thành kỳ vọng của chính người Việt Nam đó không hẳn chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là việc thoát dần đi ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Ấn Độ hay Hoa Kỳ, thậm chí là cả Nhật Bản hẳn không ngớ ngẩn và cả tin gì khi bán võ khí cho Việt Nam. Tất nhiên trong đại cục diện Biển Đông và Châu Á Thái Bình Dương, nước nào lôi kéo được Việt Nam nước ấy sẽ có thêm được địa chính trị, địa quân sự cần thiết để chống lại sự gia tăng ảnh hưởng – hay mối đe dọa từ Trung Hoa.
Khả năng người dân bất mãn với chính quyền vì lối hành xử quỵ lụy Trung Hoa để từ đó dấy lên một cuộc cách mạng xem ra lại khó có thể trở thành hiện thực. "Nhận định nông cạn về tình hình Việt Nam" và cán cân quyền lực trên biển Đông tất yếu sẽ dẫn tới hướng đi của những kẻ mù màu.
Khả năng người dân bất mãn với chính quyền vì lối hành xử quỵ lụy Trung Hoa để từ đó dấy lên một cuộc cách mạng xem ra lại khó có thể trở thành hiện thực. "Nhận định nông cạn về tình hình Việt Nam" và cán cân quyền lực trên biển Đông tất yếu sẽ dẫn tới hướng đi của những kẻ mù màu.
Tâm lý cầu ông Bụt
Những câu truyện cổ tích của Việt Nam thường có nội dung một người nào đó nghèo khó, hoặc yếu thế không giải quyết được việc chỉ còn biết khóc lóc, và như thường lệ Bụt hiện lên ban cho một phép màu. Tất cả được giải quyết với sự chiến thắng với niềm hạnh phúc vô bến bờ của người vốn yếu thế và bất lực trước hoàn cảnh.
Ngay cả bây giờ tâm lý ấy vẫn đang chi phối không ít người Việt Nam và thậm chí là trong những người hoạt động dân chủ. Khi nhận ra rằng mình chưa thể làm đối trọng với Đảng Cộng Sản, có người đã mong chờ rằng ĐCS Việt Nam sẽ quỵ lụy và lệ thuộc Trung Quốc để cách mạng từ đó bùng phát.
Điều đáng tiếc là mong ước đó đang ngày một xa vời. Dù đã 84 tuổi nhưng Đảng CSVN không dại như các vị nghĩ, không ngớ ngẩn như các vị chờ đợi.
Cách mạng hay cải cách cách xã hội luôn cần có lực lượng mà lực lượng cốt ở chỗ tư duy người dân thay đổi và khát khao có sự thay đổi. Không vun trồng căn gốc của mình, thì không thể có lực lượng xã hội được. Vận mệnh của mình chỉ có thể trông vào mình tự quyết, không lẽ cứ chấp nhận làm kẻ yếu mãi?
Bụt ở đâu mà hiện diện ra bây giờ? Kêu khóc nào ích gì? Công kích dẫu dẫu là một phần của đời sống chính trị nhưng khi những người bất đồng chính kiến chưa có được lực lượng đủ mạnh thì riêng điều này không không đủ để giải quyết vấn đề.
15 năm trở lại đây bất chấp tiếng gọi dân chủ đang ngày một trở nên thống thiết thì vẫn không mấy ai vượt qua xúc cảm để nhìn ra vấn đề cần phải xây dựng được lực lượng từ cuộc cách mạng tư duy của người Việt Nam. Tự do tư tưởng, bình quyền chính trị là viên gạch nền móng xây nền và bảo vệ chế độ dân chủ, đó không hẳn vì tương lai còn mất của chế độ Cộng Sản mà là ở việc người dân có thể thực thi quyền làm chủ quốc gia hay không?
Nếu tiếp tục tình trạng này, tình thế sẽ càng thêm thống thiết cho những người bất đồng chính kiến. Thậm chí ĐCS Việt Nam sẽ tự thân cảm thấy nhu cầu phải nuôi dưỡng (dung dưỡng) cho những người như vậy. Sự dung dưỡng đủ bảo đảm cho những tuyên bố về mặt nhân quyền, dân chủ và... Nó cũng khiến cơ hội nảy mầm của một lượng chính trị đối kháng thực sự mạnh ngày càng trở nên eo hẹp.
Chế độ không phải là thứ quan trọng nhất, cốt yếu là thịnh vượng quốc gia, Nhật Bản cường thịnh mà Fukuzawa Yukichi là nhà khai sáng; Việt Nam, sau ngày cụ Phan Chu Trinh mất đi, khái niệm khai sáng văn minh, khai phóng tư tưởng không còn được đề cập. Âu đó cũng là một phần bi ai của những người chưa từng khai phóng chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét