Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, với hàng nghìn văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật, cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời cổ xưa.
Cung điện thời trung cổ ở Aleppo. Ảnh: Shutterstock
Syria nằm về phía tây nam khu vực châu Á, thuộc vùng Trung Đông, với dân số khoảng 23 triệu người. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống gần con sông Euphrates và đa số họ là người Hồi giáo Sunni chiếm 74 %, người Hồi giáo Alawite chiếm 12%.
Mặc dù là thiểu số nhưng người Hồi giáo Alawite chiếm ưu thế về chính trị trong nhiều thập kỷ, tổng thống Bashar al-Assad cũng nằm trong số đó. Khoảng 10% dân số Syria theo Kitô giáo, một phần nhỏ các giáo phái khác hết sức bí ẩn với các đặc điểm của tôn giáo độc thần. Trong khi hầu hết mọi người ở Syria nói tiếng Arab thì khoảng 9% dân số phía đông bắc nói tiếng Kurd.
Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, đây là quê hương của thành phố cổ đại Ebla phát triển thịnh vượng từ năm 1800-1650 trước Công nguyên.
20.000 văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật tại đây cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời điểm đó. Syria xưa kia là một phần của những đế chế lớn trong lịch sử, người Ai Cập, Assyria, Chaldea, Ba Tư, Macedonia và La Mã thay thế nhau cai trị khu vực.
Văn bản chữ hình nêm Ảnh: Public Domain
Hai thành phố lớn của Syria là Aleppo ở phía tây bắc và Damascus ở phía tây nam, là hai thành phố thực sự cổ xưa. Damascus được đề cập trong một tài liệu Ai Cập niên đại 1.500 năm trước công nguyên phát hiện tại địa điểm khảo cổ Tell Ramad, ngay bên ngoài Damascus. Còn thành phố Aleppo có thể là một trong những thành phố bị chiếm đóng liên tục lâu đời nhất trên thế giới, nơi đây con người cư trú từ năm 6.000 trước công nguyên, thành phố nằm dọc theo con đường tơ lụa nên thương mại phát triển trong nhiều thế kỷ.
"Từ xa xưa, người dân nơi đây đã biết cách xây dựng các khu định cư bằng gạch bùn trên tàn tích của những thành phố trước đó, hàng ngàn địa điểm khảo cổ nằm rải rác trong cả nước hầu hết chưa được khai quật", Jesse Casana, một nhà khảo cổ học tại Đại học Arkansas, Mỹ nói với NBC News.
Syria có một số thành phố La Mã nổi tiếng như Apamea, Palmyra và lâu đài Crusader tuyệt đẹp. Damascus là thủ đô của Syria có nhiều di tích và di sản cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay như ngôi đền thờ thần Jupiter, bức tường thành phố La Mã cổ đại, một nhà thờ Hồi giáo Umayyad thế kỷ thứ tám.
Suốt bốn thế kỷ Syria là một phần của Đế quốc Ottoman, Syria chịu sự kiểm soát của Pháp sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1918 và trở thành quốc gia độc lập năm 1946. Cuộc nội chiến hiện tại bắt đầu khi tổng thống Bashar al-Assad đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2011.
Tháng 2/2012 một số nhà lãnh đạo thế giới lên án vụ thảm sát của quân chính phủ đối với 300 người dân thành phố Homs, Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 100.000 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột tính đến nay với hàng triệu lượt người phải đi lánh nạn.
Phe đối lập cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công đã giết chết hơn 300 người và hàng ngàn người khác bị ảnh hưởng tại vùng Ghouta phía Đông thủ đô Damascus hôm 21/8. Cuối tháng trước Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry cho biết có nhiều bằng chứng mạnh mẽ chứng minh chính phủ Syria đã thực sự sử dụng vũ khí hóa học.
Hàng trăm địa điểm khảo cổ học đang bị đe dọa bởi cuộc nội chiến ở Syria, những vụ đánh bom và cướp bóc đã tàn phá một số địa điểm có giá trị. Các nhà khoa học rất cố gắng để bảo tồn những di sản ở đây, họ thương lượng với chính phủ và các nhà lãnh đạo phiến quân bảo vệ những báu vật quan trọng nhất, họ cũng biên soạn danh sách các địa điểm khảo cổ học “không được tấn công” cần được bảo vệ.
Lê Hùng
Lịch sử Syria qua những cuộc chiến tranh
Từ khi mới ra đời, đất nước Syria đã chìm trong bom đạn với những cuộc chiến tranh giành độc lập, nội chiến và đảo chính liên tiếp. Sau cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học, nước này đang một lần nữa đứng bên bờ vực chiến tranh.
Năm 1400, Timur Lenk hoàng đế của đế quốc Timurid xâm lược Syria, cướp phá Alleppo, chiếm Damascus và thảm sát dân chúng. Sau đó, Syria bị hấp thu vào trong Đế chế Ottoman từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20. Thỏa thuận Sykes – Picot giữa Anh và Pháp vào năm 1916 quyết định số phận của khu vực Tây Nam Á trong thời gian tiếp theo. Vùng phía bắc (A Zone) gồm Syria và Lebanon sau này, được trao cho Pháp, vùng phía nam (B Zone) gồm Jordan và Iraq sau này, được trao cho Anh. Hai lãnh thổ được chia cắt bởi một dải biên giới hẹp từ Jordan tới Iran. Ảnh: Wikipedia
Năm 1920, Vương quốc Arab Syria độc lập ra đời dưới sự cai trị của Faisal I (thuộc gia đình Hashemite). Tuy nhiên, quyền cai trị của Faisal I nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài tháng. Lực lượng Arab Syria của ông đã thua quân đội Pháp trong trận đánh Maysalun. Cuối năm 1920, quân đội Pháp chiếm Syria sau hội nghị San Remo, đặt Syria dưới sự cai trị của Pháp. Ảnh: Policymic
Năm 1925, Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp bùng phát từ vùng núi Druze và nhanh chóng lan ra khắp Syria. Al-Atrash giành được một số thắng lợi lớn ở thời điểm đầu của cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, với lực lượng hùng hậu cùng trang bị hiện đại, quân đội Pháp chiếm lại nhiều thành phố và chấm dứt cuộc chiến này vào năm 1927. Ảnh: Policymic
Năm 1940, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Đức sau khi Pháp thất bại trong Thế chiến II. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới đầu năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực từ phong trào chủ nghĩa dân tộc của Syria và Anh buộc người Pháp phải rút quân hoàn toàn tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà được thành lập trong thời kỳ Pháp cai trị. Năm 1947, Đảng Khôi phục Xã hội chủ nghĩa Arab (đảng Baath) ra đời và lên chiếm quyền ở Syria. Ảnh: Policymic
Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Arab – Israel, liên kết cùng các quốc gia Arab trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà nước Israel nhưng thất bại. Thất bại này là một trong những yếu tố dẫn đến việc thiếu tá Husni al-Za'im lên nắm quyền năm 1949 và được coi là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên của thế giới Arab từ sau Thế chiến II. Ảnh: BBC
Tháng 2/1958, Syria và Ai Cập tham gia Liên minh Arab cộng hòa (UAR) nhưng liên minh này nhanh chóng sụp đổ sau đó. Sau cuộc đảo chính quân sự tháng 9/1961, Syria tự tái lập thành nhà nước Cộng hòa Arab Syria. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính với đỉnh điểm vào ngày 8 tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Bộ chỉ huy Cách mạng Hội đồng Quốc gia của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Ảnh: Corbis
Tháng 5/1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn, công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23/2/1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự. Ảnh: AP
Năm 1967, trong chiến tranh Arab – Israel, Syria để mất khu vực cao nguyên Golan vào tay lực lượng Israel. Các thành viên đảng Baath bắt đầu bị chia rẽ giữa quyết định tiếp tục xung đột với Israel và thắt chặt quan hệ với Xô viết. Sự chia rẽ này dẫn đến cuộc đảo chính quân sự dưới sự lãnh đạo của Hafez al-Assad, người chọn liên minh với các quốc gia Arab khác chống lại Israel. Hafez được chọn làm tổng thống Syria nhiệm kỳ 7 năm vào năm 1971. Ảnh: Policymic
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, quá trình phát triển của Syria có mối liên hệ với Liên Xô. Cùng với sự tan rã của Liên minh Xô Viết trong năm 1991, Syria cũng tiến hành cải cách đất nước.
Khi chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 nổ ra, Syria là nước đầu tiên lên án hành động xâm lược Kuwait của Iraq và gửi 20.000 binh sĩ tham gia liên minh trừng phạt Iraq. Liên minh giải phóng Kuwait bao gồm 30 quốc gia tham chiến do Mỹ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê duyệt. Ảnh: Wikipedia
Bashar al-Assad (đứng, thứ 2 từ trái sang) thời trẻ luôn mơ ước trở trở thành một bác sĩ. Ông có thể nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp và công tác tại một bệnh viện ở London. Cha ông luôn hy vọng người anh trai Bassel al-Assad trở thành vị Tổng thống kế nhiệm nhưng không may Bassel đã chết trong một tai nạn xe hơi năm 1994, sự nghiệp chính trị của Bashar al-Assad bắt đầu từ đó. Ảnh: Wikipedia
Hafez al-Assad qua đời ngày 10/6/2000, sau 30 năm nắm quyền. Ngay sau cái chết của Hafez, nghị viện Syria sửa đổi hiến pháp, giảm độ tuổi bắt buộc tối thiểu của tổng thống từ 40 xuống còn 34. Điều này cho phép con trai Bashar al-Assad của Hafez trở thành tổng thống hợp pháp khi được đảng Baath cầm quyền bổ nhiệm. Ảnh: AP
Ngày 10/7/2000, Bashar al-Assad được bầu làm tổng thống trong một cuộc trưng cầu dân ý trong đó ông là ứng viên duy nhất, giành được 97,29% số phiếu. Ông nhậm chức ngày 17/7/2000 với nhiệm kỳ 7 năm. Ảnh: AP
Ngày 5/10/2003, Israel ném bom một địa điểm gần Damascus, cho rằng đó là một địa điểm huấn luyện khủng bố cho các thành viên của nhóm Hồi giáo Jihad. Syria cho đây là hành động "xâm lược quân sự", cộng đồng quốc tế lên án cuộc không kích của Israel. Ảnh: RT
Tháng 9/2007, Israel thực hiện cuộc không kích vào một khu vực ở phía bắc Syria, cho rằng quốc gia này đang xây dựng cơ sở hạt nhân tại đó. Ảnh: RT
Phong trào "Mùa xuân Arab" nổ ra vào năm 2011 dẫn đến làn sóng biểu tình của lực lượng chống chính phủ trên khắp các quốc gia trong khu vực. Lực lượng quân đội của tổng thống Al-Assad đáp trả bằng bạo lực làm hơn 100 người thiệt mạng và hàng ngàn người Syria phải sang Thổ Nhĩ Kỳ lánh nạn. Liên minh Arab, bao gồm 22 quốc gia, đã khai trừ Syria ngay sau đó. Ảnh: AP
Tháng 9/2011, Hội đồng dân tộc Syria (SNC) ra đời ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hội đồng được thành lập để tập hợp và lãnh đạo các phe phái chính trị đối lập với chính phủ tổng thống Bashar al-Assad trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Tháng 12/2011, cuộc nội chiến giữa phe đối lập và chính phủ Al-Assad ở Syria bắt đầu. Ảnh: Wikipedia
Ngày 21/8/2013, phe đối lập và chính phủ các nước phương Tây cáo buộc lực lượng chính phủ ông al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào một khu vực gần thủ đô Damascus làm hơn 1.400 người thiệt mạng. Chính phủ Syria đổ lỗi cho lực lượng đối lập. Liên Hợp Quốc cho biết cuộc nội chiến kéo dài hơn hai năm ở quốc gia Trung Đông này đã làm hơn 100.000 người thiệt mạng. Ảnh: Telegraph
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng một cuộc tấn công giới hạn để trừng phạt Syria là điều cần thiết. Các tàu chiến, máy bay Mỹ được triển khai đến Địa Trung Hải, sẵn sàng cho một cuộc không kích Syria, trong khi Obama còn chờ quốc hội Mỹ phê duyệt kế hoạch. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc phản đối can thiệp quân sự vào Syria. Tổng thống Al-Assad cảnh báo về một cuộc chiến tranh khu vực và tuyên bố sẵn sàng đáp trả lại nếu phương Tây tấn công Syria. Ảnh: Eucom
Nguyễn Tâm
Một di tích cổ ở Syria. Ảnh: Flickr
Khí độc được sử dụng tại Syria cách đây hơn 1.700 năm, khi một pháo đài La Mã cổ tại Dura-Europos bị đế chế Ba Tư Sasanian hùng mạnh vây hãm. Nhà khảo cổ học Simon James đến từ trường đại học Leicester công bố phát hiện của ông năm 2009.
Năm 1930, các nhà khảo cổ khai quật được những bằng chứng xác thực về cuộc chiến. Một trong những đường hầm người Sasanian đào để đột nhập vào thành cổ chứa nhiều thi thể những binh lính La Mã. Họ chết trong tình trạng được trang bị vũ khí và áo giáp đầy đủ, qua đó, các nhà khảo cổ hiểu được mức độ tàn khốc của trận đánh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những binh lính này chết do mắc kẹt khi đường hầm sập, nhưng theo James, một loại chất chứa nhựa và những tinh thể lưu huỳnh màu vàng được tìm thấy trong chiếc lọ bên cạnh các thi thể cho thấy một thực tế khủng khiếp hơn nhiều.
Theo Discovery, người Sasanian đã đặt những hố chứa chất dễ bắt lửa xuyên suốt đường hầm, và khi binh sĩ La Mã tới phá những đường hầm này, người Sasanian đã ném tinh thể lưu huỳnh và nhựa đường vào để tạo khói, khiến đối phương chết ngạt.
"Định nghĩa về vũ khí hóa học tương đối phức tạp trong thời cổ đại, nhưng những dấu tích khảo cổ mới nhất cũng đã chứng minh được rằng người cổ xưa biết dùng những chất xúc tác hóa học để tạo ra khói độc", Adrienne Mayor, một học giả nghiên cứu cổ điển và lịch sử khoa học tại đại học Stanford, nói.
"Quá trình đốt cháy lưu huỳnh tạo ra khí sulfur dioxide độc hại, những khí này gây chết người nếu hít phải số lượng lớn", Mayor cho biết thêm
Một bằng chứng nữa trong việc sử dụng vũ khí hóa học thời cổ xưa đó là những vật hình tròn nhân tạo bị đốt cháy trong trận chiến cổ tại Gandhara, Pakistan.
"Những vật được tẩm chất bắt cháy được dùng như vũ khí để chống lại đội quân của Alexander Đại đế năm 327 trước Công nguyên. Thành phần của những vũ khí này gồm có lưu huỳnh, barit, nhựa thông.
Từ rất lâu trước chiến tranh thế giới I, đã có 39 loại chất độc được sử dụng rộng rãi, từ hơi cay cho tới khí mù tạt.
Thu Nga
Cung điện thời trung cổ ở Aleppo. Ảnh: Shutterstock
Syria nằm về phía tây nam khu vực châu Á, thuộc vùng Trung Đông, với dân số khoảng 23 triệu người. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống gần con sông Euphrates và đa số họ là người Hồi giáo Sunni chiếm 74 %, người Hồi giáo Alawite chiếm 12%.
Mặc dù là thiểu số nhưng người Hồi giáo Alawite chiếm ưu thế về chính trị trong nhiều thập kỷ, tổng thống Bashar al-Assad cũng nằm trong số đó. Khoảng 10% dân số Syria theo Kitô giáo, một phần nhỏ các giáo phái khác hết sức bí ẩn với các đặc điểm của tôn giáo độc thần. Trong khi hầu hết mọi người ở Syria nói tiếng Arab thì khoảng 9% dân số phía đông bắc nói tiếng Kurd.
Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước, đây là quê hương của thành phố cổ đại Ebla phát triển thịnh vượng từ năm 1800-1650 trước Công nguyên.
20.000 văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ được khai quật tại đây cung cấp một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời điểm đó. Syria xưa kia là một phần của những đế chế lớn trong lịch sử, người Ai Cập, Assyria, Chaldea, Ba Tư, Macedonia và La Mã thay thế nhau cai trị khu vực.
Văn bản chữ hình nêm Ảnh: Public Domain
Hai thành phố lớn của Syria là Aleppo ở phía tây bắc và Damascus ở phía tây nam, là hai thành phố thực sự cổ xưa. Damascus được đề cập trong một tài liệu Ai Cập niên đại 1.500 năm trước công nguyên phát hiện tại địa điểm khảo cổ Tell Ramad, ngay bên ngoài Damascus. Còn thành phố Aleppo có thể là một trong những thành phố bị chiếm đóng liên tục lâu đời nhất trên thế giới, nơi đây con người cư trú từ năm 6.000 trước công nguyên, thành phố nằm dọc theo con đường tơ lụa nên thương mại phát triển trong nhiều thế kỷ.
"Từ xa xưa, người dân nơi đây đã biết cách xây dựng các khu định cư bằng gạch bùn trên tàn tích của những thành phố trước đó, hàng ngàn địa điểm khảo cổ nằm rải rác trong cả nước hầu hết chưa được khai quật", Jesse Casana, một nhà khảo cổ học tại Đại học Arkansas, Mỹ nói với NBC News.
Syria có một số thành phố La Mã nổi tiếng như Apamea, Palmyra và lâu đài Crusader tuyệt đẹp. Damascus là thủ đô của Syria có nhiều di tích và di sản cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay như ngôi đền thờ thần Jupiter, bức tường thành phố La Mã cổ đại, một nhà thờ Hồi giáo Umayyad thế kỷ thứ tám.
Suốt bốn thế kỷ Syria là một phần của Đế quốc Ottoman, Syria chịu sự kiểm soát của Pháp sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1918 và trở thành quốc gia độc lập năm 1946. Cuộc nội chiến hiện tại bắt đầu khi tổng thống Bashar al-Assad đàn áp thô bạo các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2011.
Tháng 2/2012 một số nhà lãnh đạo thế giới lên án vụ thảm sát của quân chính phủ đối với 300 người dân thành phố Homs, Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 100.000 người thiệt mạng trong các cuộc xung đột tính đến nay với hàng triệu lượt người phải đi lánh nạn.
Phe đối lập cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công đã giết chết hơn 300 người và hàng ngàn người khác bị ảnh hưởng tại vùng Ghouta phía Đông thủ đô Damascus hôm 21/8. Cuối tháng trước Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry cho biết có nhiều bằng chứng mạnh mẽ chứng minh chính phủ Syria đã thực sự sử dụng vũ khí hóa học.
Hàng trăm địa điểm khảo cổ học đang bị đe dọa bởi cuộc nội chiến ở Syria, những vụ đánh bom và cướp bóc đã tàn phá một số địa điểm có giá trị. Các nhà khoa học rất cố gắng để bảo tồn những di sản ở đây, họ thương lượng với chính phủ và các nhà lãnh đạo phiến quân bảo vệ những báu vật quan trọng nhất, họ cũng biên soạn danh sách các địa điểm khảo cổ học “không được tấn công” cần được bảo vệ.
Lê Hùng
Lịch sử Syria qua những cuộc chiến tranh
Từ khi mới ra đời, đất nước Syria đã chìm trong bom đạn với những cuộc chiến tranh giành độc lập, nội chiến và đảo chính liên tiếp. Sau cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học, nước này đang một lần nữa đứng bên bờ vực chiến tranh.
Năm 1400, Timur Lenk hoàng đế của đế quốc Timurid xâm lược Syria, cướp phá Alleppo, chiếm Damascus và thảm sát dân chúng. Sau đó, Syria bị hấp thu vào trong Đế chế Ottoman từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20. Thỏa thuận Sykes – Picot giữa Anh và Pháp vào năm 1916 quyết định số phận của khu vực Tây Nam Á trong thời gian tiếp theo. Vùng phía bắc (A Zone) gồm Syria và Lebanon sau này, được trao cho Pháp, vùng phía nam (B Zone) gồm Jordan và Iraq sau này, được trao cho Anh. Hai lãnh thổ được chia cắt bởi một dải biên giới hẹp từ Jordan tới Iran. Ảnh: Wikipedia
Năm 1920, Vương quốc Arab Syria độc lập ra đời dưới sự cai trị của Faisal I (thuộc gia đình Hashemite). Tuy nhiên, quyền cai trị của Faisal I nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài tháng. Lực lượng Arab Syria của ông đã thua quân đội Pháp trong trận đánh Maysalun. Cuối năm 1920, quân đội Pháp chiếm Syria sau hội nghị San Remo, đặt Syria dưới sự cai trị của Pháp. Ảnh: Policymic
Năm 1925, Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp bùng phát từ vùng núi Druze và nhanh chóng lan ra khắp Syria. Al-Atrash giành được một số thắng lợi lớn ở thời điểm đầu của cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, với lực lượng hùng hậu cùng trang bị hiện đại, quân đội Pháp chiếm lại nhiều thành phố và chấm dứt cuộc chiến này vào năm 1927. Ảnh: Policymic
Năm 1940, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Đức sau khi Pháp thất bại trong Thế chiến II. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới đầu năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực từ phong trào chủ nghĩa dân tộc của Syria và Anh buộc người Pháp phải rút quân hoàn toàn tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà được thành lập trong thời kỳ Pháp cai trị. Năm 1947, Đảng Khôi phục Xã hội chủ nghĩa Arab (đảng Baath) ra đời và lên chiếm quyền ở Syria. Ảnh: Policymic
Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Arab – Israel, liên kết cùng các quốc gia Arab trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà nước Israel nhưng thất bại. Thất bại này là một trong những yếu tố dẫn đến việc thiếu tá Husni al-Za'im lên nắm quyền năm 1949 và được coi là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên của thế giới Arab từ sau Thế chiến II. Ảnh: BBC
Tháng 2/1958, Syria và Ai Cập tham gia Liên minh Arab cộng hòa (UAR) nhưng liên minh này nhanh chóng sụp đổ sau đó. Sau cuộc đảo chính quân sự tháng 9/1961, Syria tự tái lập thành nhà nước Cộng hòa Arab Syria. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính với đỉnh điểm vào ngày 8 tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Bộ chỉ huy Cách mạng Hội đồng Quốc gia của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Ảnh: Corbis
Tháng 5/1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn, công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23/2/1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự. Ảnh: AP
Năm 1967, trong chiến tranh Arab – Israel, Syria để mất khu vực cao nguyên Golan vào tay lực lượng Israel. Các thành viên đảng Baath bắt đầu bị chia rẽ giữa quyết định tiếp tục xung đột với Israel và thắt chặt quan hệ với Xô viết. Sự chia rẽ này dẫn đến cuộc đảo chính quân sự dưới sự lãnh đạo của Hafez al-Assad, người chọn liên minh với các quốc gia Arab khác chống lại Israel. Hafez được chọn làm tổng thống Syria nhiệm kỳ 7 năm vào năm 1971. Ảnh: Policymic
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, quá trình phát triển của Syria có mối liên hệ với Liên Xô. Cùng với sự tan rã của Liên minh Xô Viết trong năm 1991, Syria cũng tiến hành cải cách đất nước.
Khi chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 nổ ra, Syria là nước đầu tiên lên án hành động xâm lược Kuwait của Iraq và gửi 20.000 binh sĩ tham gia liên minh trừng phạt Iraq. Liên minh giải phóng Kuwait bao gồm 30 quốc gia tham chiến do Mỹ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê duyệt. Ảnh: Wikipedia
Bashar al-Assad (đứng, thứ 2 từ trái sang) thời trẻ luôn mơ ước trở trở thành một bác sĩ. Ông có thể nói thành thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp và công tác tại một bệnh viện ở London. Cha ông luôn hy vọng người anh trai Bassel al-Assad trở thành vị Tổng thống kế nhiệm nhưng không may Bassel đã chết trong một tai nạn xe hơi năm 1994, sự nghiệp chính trị của Bashar al-Assad bắt đầu từ đó. Ảnh: Wikipedia
Hafez al-Assad qua đời ngày 10/6/2000, sau 30 năm nắm quyền. Ngay sau cái chết của Hafez, nghị viện Syria sửa đổi hiến pháp, giảm độ tuổi bắt buộc tối thiểu của tổng thống từ 40 xuống còn 34. Điều này cho phép con trai Bashar al-Assad của Hafez trở thành tổng thống hợp pháp khi được đảng Baath cầm quyền bổ nhiệm. Ảnh: AP
Ngày 10/7/2000, Bashar al-Assad được bầu làm tổng thống trong một cuộc trưng cầu dân ý trong đó ông là ứng viên duy nhất, giành được 97,29% số phiếu. Ông nhậm chức ngày 17/7/2000 với nhiệm kỳ 7 năm. Ảnh: AP
Ngày 5/10/2003, Israel ném bom một địa điểm gần Damascus, cho rằng đó là một địa điểm huấn luyện khủng bố cho các thành viên của nhóm Hồi giáo Jihad. Syria cho đây là hành động "xâm lược quân sự", cộng đồng quốc tế lên án cuộc không kích của Israel. Ảnh: RT
Tháng 9/2007, Israel thực hiện cuộc không kích vào một khu vực ở phía bắc Syria, cho rằng quốc gia này đang xây dựng cơ sở hạt nhân tại đó. Ảnh: RT
Phong trào "Mùa xuân Arab" nổ ra vào năm 2011 dẫn đến làn sóng biểu tình của lực lượng chống chính phủ trên khắp các quốc gia trong khu vực. Lực lượng quân đội của tổng thống Al-Assad đáp trả bằng bạo lực làm hơn 100 người thiệt mạng và hàng ngàn người Syria phải sang Thổ Nhĩ Kỳ lánh nạn. Liên minh Arab, bao gồm 22 quốc gia, đã khai trừ Syria ngay sau đó. Ảnh: AP
Tháng 9/2011, Hội đồng dân tộc Syria (SNC) ra đời ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hội đồng được thành lập để tập hợp và lãnh đạo các phe phái chính trị đối lập với chính phủ tổng thống Bashar al-Assad trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Tháng 12/2011, cuộc nội chiến giữa phe đối lập và chính phủ Al-Assad ở Syria bắt đầu. Ảnh: Wikipedia
Ngày 21/8/2013, phe đối lập và chính phủ các nước phương Tây cáo buộc lực lượng chính phủ ông al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào một khu vực gần thủ đô Damascus làm hơn 1.400 người thiệt mạng. Chính phủ Syria đổ lỗi cho lực lượng đối lập. Liên Hợp Quốc cho biết cuộc nội chiến kéo dài hơn hai năm ở quốc gia Trung Đông này đã làm hơn 100.000 người thiệt mạng. Ảnh: Telegraph
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng một cuộc tấn công giới hạn để trừng phạt Syria là điều cần thiết. Các tàu chiến, máy bay Mỹ được triển khai đến Địa Trung Hải, sẵn sàng cho một cuộc không kích Syria, trong khi Obama còn chờ quốc hội Mỹ phê duyệt kế hoạch. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc phản đối can thiệp quân sự vào Syria. Tổng thống Al-Assad cảnh báo về một cuộc chiến tranh khu vực và tuyên bố sẵn sàng đáp trả lại nếu phương Tây tấn công Syria. Ảnh: Eucom
Nguyễn Tâm
Một di tích cổ ở Syria. Ảnh: Flickr
Khí độc được sử dụng tại Syria cách đây hơn 1.700 năm, khi một pháo đài La Mã cổ tại Dura-Europos bị đế chế Ba Tư Sasanian hùng mạnh vây hãm. Nhà khảo cổ học Simon James đến từ trường đại học Leicester công bố phát hiện của ông năm 2009.
Năm 1930, các nhà khảo cổ khai quật được những bằng chứng xác thực về cuộc chiến. Một trong những đường hầm người Sasanian đào để đột nhập vào thành cổ chứa nhiều thi thể những binh lính La Mã. Họ chết trong tình trạng được trang bị vũ khí và áo giáp đầy đủ, qua đó, các nhà khảo cổ hiểu được mức độ tàn khốc của trận đánh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những binh lính này chết do mắc kẹt khi đường hầm sập, nhưng theo James, một loại chất chứa nhựa và những tinh thể lưu huỳnh màu vàng được tìm thấy trong chiếc lọ bên cạnh các thi thể cho thấy một thực tế khủng khiếp hơn nhiều.
Theo Discovery, người Sasanian đã đặt những hố chứa chất dễ bắt lửa xuyên suốt đường hầm, và khi binh sĩ La Mã tới phá những đường hầm này, người Sasanian đã ném tinh thể lưu huỳnh và nhựa đường vào để tạo khói, khiến đối phương chết ngạt.
"Định nghĩa về vũ khí hóa học tương đối phức tạp trong thời cổ đại, nhưng những dấu tích khảo cổ mới nhất cũng đã chứng minh được rằng người cổ xưa biết dùng những chất xúc tác hóa học để tạo ra khói độc", Adrienne Mayor, một học giả nghiên cứu cổ điển và lịch sử khoa học tại đại học Stanford, nói.
"Quá trình đốt cháy lưu huỳnh tạo ra khí sulfur dioxide độc hại, những khí này gây chết người nếu hít phải số lượng lớn", Mayor cho biết thêm
Một bằng chứng nữa trong việc sử dụng vũ khí hóa học thời cổ xưa đó là những vật hình tròn nhân tạo bị đốt cháy trong trận chiến cổ tại Gandhara, Pakistan.
"Những vật được tẩm chất bắt cháy được dùng như vũ khí để chống lại đội quân của Alexander Đại đế năm 327 trước Công nguyên. Thành phần của những vũ khí này gồm có lưu huỳnh, barit, nhựa thông.
Từ rất lâu trước chiến tranh thế giới I, đã có 39 loại chất độc được sử dụng rộng rãi, từ hơi cay cho tới khí mù tạt.
Thu Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét