Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Nhục lắm! Khổng ơi là Khổng- sự xuyên tạc trong bài "Ân hận" của Khổng Tước Linh



Khi bài viết về “ Tai nạn” của chàng khổng được đăng , CTRP đã nhảy ra làm chứng cho Khổng như sau :
Hehehe... Từ lúc xãy ra tai nạn cho tới lúc KTLinh lên mạng báo tin, người nhà của KHLinh vẫn không hay biết gì cả. Vì vậy, trong bài viết, KTLinh chẳng có một chữ nào đề cập tới phản ứng của người nhà - nhất là bà xã và mấy đứa con ngoan của KTLinh :-)

Lúc băng qua đường, KTLinh mặc quần tà-lõn nên khi KTLinh "nhìn xuống thấy chân mình như đã lìa đôi, hai phần lủng lẳng tách rời".


Tui làm chứng cho KTLinh hehehe...


Ký tên và đóng... dấu! :D


p.s: Muh nè Mo! Sao bi giờ lại chĩa họng súng qua KTLinh? Đã đóng hồ sơ của Bà Lão rồi à? :-)
Thấy Mo bận rộn, tui ái ngại! :-)

Không biết có phải tại cái com này không? ( Cái này suy luận nha) mà chàng Khổng với tâm hồn nhạy cảm đã không kiềm được xúc động, phóng luôn ám khí bên nhà Khổng để chửi bới và giải thích cho cái việc Khổng khóa com  như sau  :
Cậu thông cảm cho tớ, vì khi nằm viện có thời gian thì tớ đã phát hiện ra lần đầu tiên trong đời đó việc chơi blog mà cũng có cả những kẻ vô lại và bẩn thỉu. Để giữ cho trang blog của tớ được sạch sẽ, cũng như để bớt ô nhiễm sang cả bạn bè, tớ đành phải dùng biện pháp kiểm soát chặt hơn một chút! Hì,hì...
Những kẻ vô loại có đáng để chúng ta bận tâm không cậu? Nào, vui lên ngày cuối tuần...:-)

(:http://khongtuoclinh.blogspot.com/2013_05_01_archive.html)

Lần này thì Khổng cũng giống như Bà lão dặt tựa treo thơ cho nàng PV.

Khổng ơi là Khổng chớ có tức giận mà cái chân không lành nhé ! Khổng Tước Linh cũng chỉ là một thứ vũ khí thôi đâu có phải tên thật của Khổng đâu mà “ Chơi lấy tiếng hay để tiếng” hả Khổng. Chu cha, nếu tên thật của Khổng bị nêu ra thì chắc Khổng bắn đại bác chứ không xài cái thứ vũ khí lạc hậu Khổng Tước Linh  chuyên bắn lén này đâu.
Đó cũng là đặc điểm của tất cả những Ngụy quân tử  khi bị chỉ trích vì hành động gian dối của mình. Trong đoạn com trên Khổng bảo là chơi Blog thôi. Uh mà Khổng chơi blog cũng lạ khi Khổng với hàng chục bài viết liên quan đến chính trị mà tôi đã chia sẽ một số bài  như : Ân hận, Bên chiến thắng, Ngục tù, Người bỏ chạy…
Bài “Ngục tù “ tôi đã phân tích rồi
Ở bài “Ân hận” Khổng chơi blog bằng cách cố ý xuyên tạc câu nói của Phạm Tuân : "Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!"
Và khổng đã giải thích sỡ dĩ Phạm tuân phát biểu như vậy là vì :
“Không ai khác, chính các đồng chí của ông từ Miền Bắc dành cho ông một sự nghi kỵ, phân biệt đến nghiệt ngã chỉ vì từng có vài phi công của Việt Nam Cộng hòa đã lái máy bay đào tẩu sau khi trá hàng trong lực lượng không quân sau 1975. Mà hình như đó là số phận của hầu hết các điệp viên nhị trùng do Miền Bắc cài vào Miền Nam trong chiến tranh, trong đó có một người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ đó là Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.”
Đọc điều này thì hẳng các bạn đã hiểu thông qua đó Khổng đã “ Vu cáo” Đảng và chính phủ Việt nam đã “ ăn cháo đá bát”, “ Vắt chanh bỏ vỏ” Đối với Phạm Tuân cũng như Phạm Xuân Ẩn- nhửng diệp viên nhị trùng. Khổng đã cố tình quên không nói đến sau 1975 Phạm Tuân và Phạm Xuân Ẩn đã thế nào?
Tôi nói Khổng cố ý xuyên tạc là vậy bởi sau 1975 :
* Phạm Tuân
Phạm Tuân, cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Viktor Vassilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37 vào ngày 23 tháng 7 năm 1980, tức ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Thân, và trở về Trái Đất ngày 31 tháng 7 trên tàu Soyuz 36. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut 6 cùng với hai nhà du hành vũ trụ Xô viết khác.
Với thành tích này, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam (1980), kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh ở tuổi 33, cấp bậc trung tá. Cùng năm đó, ông cũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, kèm theo Huân chương Lenin[5]. Như vậy ông là người Việt Nam duy nhất ba lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động của Việt Nam, Anh hùng Liên Xô).
Ông còn được trao Giải thưởng Pyotr Đại đế đầu tiên do Quỹ những nhà quản lý giỏi nhất thời đại mới của Nga tổ chức.
Ông tốt nghiệp Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô) năm 1982.
Năm 1989 ông là Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân. Từ năm 1999, ông mang quân hàm Trung tướng của không quân Việt Nam, giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng (từ 2000).
Năm 2002, ông được bầu làm Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (Military Commercial Joint Stock Bank - tên viết tắt: MB); đồng thời giữ những chức vụ quan trọng trong các công ty trực thuộc ngân hàng này.
Năm 2008, Phạm Tuân về hưu theo quyết định của Chính phủ.
Mới đây, ông là người đứng ra tham gia tuyển chọn Đoàn Phi hành gia Việt Nam
·        Phạm xuân Ẩn :
Năm 1990, Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng cấp Thiếu tướng.
Năm 2002, ông về hưu. Nhưng cho tới sáu tháng trước khi qua đời, Phạm Xuân Ẩn vẫn đóng vai trò như một cộng tác viên của tình báo Việt Nam. Ông tham gia vào việc bình luận và đánh giá các tài liệu của Tổng cục Tình báo (Tổng cục 2, trực thuộc Bộ Quốc phòng).
Con trai lớn của ông, luật sư Phạm Xuân Hoàng Ân, đã từng được những người bạn Mỹ của ông quyên góp để giúp du học tại Mỹ, hiện nay đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam[5]. Phạm Xuân Hoàng Ân cũng là người phiên dịch cho buổi tiếp xúc giữa Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Mỹ George Bush, khi ông này tới Hà Nội vào năm 2006. Con gái ông hiện đang sinh sống ở Mỹ.[cần dẫn nguồn]
Trong những năm cuối đời, ông Ẩn đã cảm thấy thất vọng với những gì chứng kiến tại Việt Nam sau cuộc chiến, ông nói với Thomas A. Bass: "Dân chúng tại đây không được viết tự do. Đó là vì sao tôi không viết hồi ký".[3]. Tuy nhiên, ông vẫn ca ngợi chủ nghĩa cộng sản. Ông nói: "Đúng, tôi là một người cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết rất đẹp, học thuyết nhân văn nhất. Lời dạy của Chúa trời, đấng Tạo hóa, cũng hệt như vậy. Chủ nghĩa cộng sản dạy ta yêu thương nhau, không giết nhau. Cách duy nhất để làm điều này là tất cả mọi người trở thành anh em, điều này thì có thể cần một triệu năm. Nó không tưởng, nhưng nó đẹp."[3].
Các huân chương, huy chương ông đã được tặng thưởng:
Đảng dạy tôi những điều về hệ tư tưởng. Từ người Mỹ, tôi học được những điều quan trọng khác về nghề báo và phương pháp tư duy. Đó là điều tôi muốn con mình cũng học được như vậy. Tôi muốn con trai tôi có những người bạn là người Mỹ.”- dây là ước nguyện của ông.
Và ước nguyện của ông cũng được thực hiện:
Con trai lớn của ông, luật sư Phạm Xuân Hoàng Ân, đã từng được những người bạn Mỹ của ông quyên góp để giúp du học tại Mỹ, hiện nay đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam[5]. Phạm Xuân Hoàng Ân cũng là người phiên dịch cho buổi tiếp xúc giữa Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Mỹ George Bush, khi ông này tới Hà Nội vào năm 2006. Con gái ông hiện đang sinh sống ở Mỹ.[cần dẫn nguồn
(     bạn có thể truy cập Wikipedia và các nguồn tài liệu khác để hiêu thêm)
Như vậy Phạm Tuân, Phạm xuân ẩn có thực sự bị nghi kỵ hay không? Một nhà báo như Khổng hẳn biết rõ hơn ai hết.
Hôm qua , Khổng đã về nhà và mới nghe Khổng nhắc đến con và Khổng bảo dưỡng thương học tiếng Hàn ( Vợ Khổng là người Hàn quốc).
Tội nghiệp, tại nạn của Khổng hẳn tốn kém nhiều, giờ đây ngay đến việc đi tiểu tiện của khổng thật khó khăn. Thương cho cái người mà hằng ngày phải đổ phân , thay đồ tắm rữa cho Khổng  để chàng Khổng với tâm hồn ‘ cực kỳ nhạy cảm này “ thoải mái viết Blog , chát chít với mấy nàng., không được Khổng một lần nhắc đến.
Trong một bài viết khác thì Khổng ưu ái nhắc đến vợ Khổng với câu : “ Anh làm nhiều vậy sao vẫn không có tiền” …
Có một cô nàng bảo tôi :”  hay đó chỉ là cách để M giết thời gian, giải trí trên nỗi bực bội muộn phiền của người khác một cách đầy ác ý?”
Tiện thể tôi cũng kể các bạn nghe chuyện bà chị dâu tôi có thói quen; rảnh là chị bắt mấy con chó lại và ngồi bắt bù chét cho nó , mấy bà hàng xóm thấy hỏi : rảnh hết chuyện làm rồi à?
Chi dâu tôi trả lời : bắt mấy con ve, bò chét để nó cắn mấy con chó tội nghiệp.
Đúng tôi cũng rỗi rãnh  nên mới tìm bắt mấy con “ Rận người” trên mạng này như Khổng Tước Linh , Bà Lão vui tính… còn hơn là lẻo đẻo tán gái.
( còn tiếp)
Toàn văn bài " Ân Hận" 


Ngày 29 tháng 4 năm 2013

Ân Hận...



"Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.

Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 - Nguyễn Văn Dũng, 536 - Đàm Thượng Vũ, 540 - Nguyễn Văn Thanh, 544 - Đặng Văn Quang, 538 - Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.

150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện "Xin được chết vì Hoàng Sa".

Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào... đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.

Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.

Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!"

Bên trên là trích đoạn trong bài "Có một giờ G khác vào năm 1974" của hai tác giả Trung Dũng & Minh Nguyễn trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 26/04/2013, phỏng vấn cựu Đại tá - Anh hùng Không quân Nguyễn Thành Trung - một điệp viên của lực lượng Miền Bắc cài vào Không lực Việt Nam Cộng hòa trong chiến tranh.

Loại bỏ các yếu tố liên quan đến kỹ thuật tác chiến, không chiến - tôi chợt nhận ra rằng, 150 phi công của Không lực Việt Nam Cộng hòa năm xưa đã lẫm liệt khi đặt bút ký vào lá đơn "Xin được chết vì Hoàng Sa". Ông Nguyễn Thành Trung nói:

"Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy"

"Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!"

Trong cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc, khi Hoàng Sa bị "đồng chí" Trung Quốc chiếm đoạt từ tay Việt Nam Cộng hòa thì Miền Bắc không hề có một động thái nào phản đối hành vi của Trung Quốc, gây ra sự xa lạ với cách gọi của cựu Đại tá Trung: "Con dân của đất nước". Ông đã ân hận khi không được chết trong chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa bằng không lực của cựu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa - Nguyễn Văn Thiệu. Một cái chết mà ông Trung và đồng đội cho là "vinh dự hơn"! Cần nhớ rằng, chính cựu Đại tá Nguyễn Thành Trung là người đã lái chiến đấu cơ F-5E của chính Không lực Việt Nam Cộng hòa dội bom xuống Dinh Độc lập vào ngày 08/04/1975 trong một điệp vụ vô cùng quan trọng với sứ mạng hủy diệt cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn, và điệp vụ này góp một phần không nhỏ trong việc kết thúc sớm chiến tranh ít đổ máu cho cả hai bên dù phi vụ ném bom không thực sự thành công về mặt quân sự.

Vậy nếu cựu Đại tá được chọn cái chết vinh quang vào năm 1974 thì chắc chắn là điệp vụ ngày 08/04/2013 đã vĩnh viễn không diễn ra, bởi chỉ duy nhất ông Trung là điệp viên được cài thành công vào Không lực Việt Nam Cộng hòa. Ngày nay, ông Trung vẫn ân hận và thấy "vinh dự hơn" cho dù ông phải hy sinh tại Hoàng Sa năm đó. Theo cách suy luận của tôi thì vị cựu Đại tá này hàm ý nói, phi vụ ném bom ngày 08/04/1975 không thể vinh dự bằng.

Tôi tôn trọng cảm xúc, suy nghĩ và sự đánh giá của ông Nguyễn Thành Trung. Ở cái tuổi ngoài "Thất thập cổ lai hy", tôi tin ông đã chắt lọc được nhiều điều. Cũng không thể trách ông thấy ân hận quá muộn, vì chỉ sau khi chiến tranh kết thúc thì ông mới bắt đầu cảm nhận hết cái giá phải trả của một điệp viên nhị trùng:

"Sau khi thành lập bộ phận tiếp quản, tôi nhận nhiệm vụ làm sống lại những chiếc máy bay này. Khi sửa xong, tôi là người bay thử. Phi công bay thử của người ta điều kiện bảo hiểm ngặt nghèo lắm, còn tôi thì như con thiêu thân. Gần 50 lần bay như thế, tôi luôn sẵn sàng tình huống nhảy dù khẩn cấp bởi máy bay có thể hư bất cứ lúc nào. Mỗi lần bay, nhiên liệu chỉ cung cấp đủ phân nửa cơ số. Vốn là người nhạy cảm trong cuộc sống, con ruồi bay qua tôi phân biệt ruồi đực hay ruồi cái, huống chi chuyện nhiên liệu chỉ đủ bay một vòng trong bán kính hẹp"

Không ai khác, chính các đồng chí của ông từ Miền Bắc dành cho ông một sự nghi kỵ, phân biệt đến nghiệt ngã chỉ vì từng có vài phi công của Việt Nam Cộng hòa đã lái máy bay đào tẩu sau khi trá hàng trong lực lượng không quân sau 1975. Mà hình như đó là số phận của hầu hết các điệp viên nhị trùng do Miền Bắc cài vào Miền Nam trong chiến tranh, trong đó có một người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ đó là Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.

Anh hùng Nguyễn Thành Trung đã không có và cũng không còn cơ hội chọn cho mình một cái chết "vinh dự hơn", vì Đệ thất Hạm đội của Hoa Kỳ đã từng bỏ rơi đồng minh "chống Cộng" của họ là Việt Nam Cộng hòa để thỏa thuận với Trung Quốc - một nước Cộng sản "nòi". Giờ đây, Hoa Kỳ lại quay trở lại Biển Đông cùng Đệ thất Hạm đội hùng mạnh năm xưa, họ tỏ vẻ ủng hộ các tiểu quốc trong tranh chấp chủ quyền cũng lại với Trung Quốc, sự tranh chấp này một lần nữa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa. Liệu Hoa Kỳ có lại tiếp tục lợi dụng tranh chấp lần này và dùng lãnh hải của chúng ta để thỏa thuận lợi ích của họ với Trung Quốc?

Ngày hôm qua, 28/04/2013, lúc 8g30 sáng - hai chiến đấu cơ SU-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam đã thực hiện một phi vụ tuần tiễu trên bầu trời Trường Sa. Họ hạ độ cao rồi bay lượn nhiều vòng quanh đảo Song Tử Tây thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, trước khi trở về căn cứ họ đã nghiêng cánh chào mặt đất theo đúng nghi lễ không quân. Phi vụ này diễn ra trong bối cảnh Philippines đang đệ đơn kiện Trung Quốc chiếm đóng một số đảo của họ thuộc quần đảo Hoàng Sa, có vẻ như Việt Nam muốn phô trương khả năng quân sự bảo vệ lãnh thổ nếu thấy cần thiết. Nhưng, động thái "Tọa sơn quan hổ đấu" của Việt Nam sẽ dễ dẫn đến một sai lầm vô cùng nghiêm trọng nếu bất kỳ bên nào thắng trong vụ kiện này, bởi nó sẽ là một tiền lệ nguy hiểm trong các tranh chấp diễn ra vsau.

Không đàm phán song phương thì cũng không thể để xảy ra tranh chấp song phương.

Nếu bỗng nhiên có hai người lôi nhau ra tòa kiện nhau về một lô đất có cả phần của bạn, bạn cho là mình chả liên quan gì đến việc "chúng nó kiện nhau" nên cứ "bình chân như vại". Thế rồi đến ngày tòa tuyên cấp "sổ đỏ" cho một trong hai kẻ kia, bạn mới ngã ngửa ra khi biết mình là "Thằng Bờm" vì bạn vừa mất đi một phần đất trong lô đất của bạn.

Tại sao Không quân Việt Nam không dám phô trương trên bầu trời Hoàng Sa? Có phải vì tránh kích động Trung Quốc? Vậy Hoàng Sa là của Trung Quốc hay của Việt Nam? Người Nhật không ngần ngại đưa chiến đấu cơ lên không phận Senkaku để truy ép phi cơ Trung Quốc rời khỏi không phận của họ, người Phi chả chút đắn đo khởi kiện Trung Quốc ra tòa. Ít ra người ta còn có những hành động mang tính biểu tượng để đánh dấu những cột mốc trên vùng lãnh hải, lãnh thổ của họ. Còn Việt Nam chúng ta cũng cho hai chiến đấu cơ bay ra tuần tiểu, nhưng lại không có chút dấu ấn nào.

Năm 1974, 150 phi công của Việt Nam Cộng hòa đã "Xin được chết vì Hoàng Sa".

Năm 2013, tức là 39 năm sau, vẫn chưa từng có một chiến dịch nào hay một phát động nào cho Hoàng Sa như thế.




1 nhận xét:

  1. chơi blog là để chia sẽ yêu thương cũng như những kỷ niêm vui buồn trong cuôc sống
    trời ơi:người việt nam tôi ơi biểu hiên là người việt văn minh tiến bộ dùm tui cám ơn .

    Trả lờiXóa