Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Hàm nghĩa của chữ “Sinh”



“sinh” đối với con người lại chính là “tử” trong mắt của các sinh mệnh cao tầng, con người đến thế gian chính là đi vào cõi chết. Câu nói của Lão Tử “xuất sinh nhập tử” (sinh ra là chết đi) chính là có hàm nghĩa như vậy.



Tác giả: Chiếu Viễn


[ChanhKien.org] “Sinh” (生) là một từ hội ý (từ do hai hay nhiều bộ chữ ghép tạo thành), đây là chữ Giáp Cốt(1) cổ của Trung Quốc, bên trên là chữ “thảo mộc”, bên dưới là “mặt đất” hoặc “thổ nhưỡng”. Nghĩa gốc của từ này chỉ cây cỏ sinh trưởng trên mặt đất. Ngoài ra chữ “sinh” còn có nghĩa là sản sinh, sáng tạo và nuôi dưỡng.

Trong thư pháp chữ Khải, chữ “sinh” (生) bên trên là “nhân” (人), bên dưới là “thổ” (土), “con người ở trên mặt đất” nghĩa là sinh. Con người sau khi chết đi thì an vị dưới đất, không thể ở trên mặt đất được. Vậy thì nơi ở của người sống nên là ở trên mặt đất, nơi có ánh Mặt trời, nếu ở lâu trong căn phòng dưới mặt đất hoặc dưới gầm cầu, đường hầm thì sẽ mang đến âm khí u ám, không có lợi cho sức khỏe.

Nếu nhìn từ góc độ khác, theo lý luận của Đạo gia, trong không gian vũ trụ mà xã hội nhân loại tồn tại này, hết thảy vạn vật đều do âm dương Ngũ hành tạo thành, vật chất cấu thành thân thể người cũng không phải ngoại lệ. “Thổ” đứng vị trí thứ năm trong ngũ hành, cho nên đối với sinh mệnh ở cảnh giới rất cao mà nói, thân thể người chính là đất, con người sống ở thế gian chính là bị chôn vùi trong đất, “sinh” đối với con người lại chính là “tử” trong mắt của các sinh mệnh cao tầng, con người đến thế gian chính là đi vào cõi chết. Câu nói của Lão Tử “xuất sinh nhập tử” (sinh ra là chết đi) chính là có hàm nghĩa như vậy.

Cho nên con người chỉ có cách duy nhất là khắc khổ tu luyện trong chính Pháp đại Đạo, dũng mãnh tinh tấn, cuối cùng ra khỏi Ngũ hành, mới có thể rời xa cõi chết, bước vào cuộc sống vĩnh hằng.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/157291

Chú thích:

(1) Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên mai rùa hay xương thú vật, có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được, đây được coi là hình thái đầu tiên của chữ Hán.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Ngủ trong lớp học: một thực hành văn hóa



Nguyễn Hồng Phúc


Đi học bị (một vài) giảng viên bảo nhau rằng ý thức học tập của mình kém, do hay bỏ học và hay ngủ trong lớp học.
Nhưng sao họ chẳng bao giờ đọc hành vi ngủ của sinh viên như đọc một tác phẩm nghệ thuật đương đại nhỉ? Tức là xem hành vi ngủ đó như một thực hành có chủ ý thay vì chỉ đơn thuần là một sự gà gật vô thức của chủ thể. Cũng tức là nhận ra rằng: Thực ra sinh viên đang muốn đối thoại với mình.


Nếu chúng ta luôn nhìn cuộc đời như một loạt những set nghệ thuật sắp đặt, đối diện và tư duy về nó như với những tác phẩm nghệ thuật, hẳn sẽ thu được rất nhiều thứ.
Nếu đọc hành vi ngủ của sinh viên trong lớp như một tác phẩm nghệ thuật, giảng viên sẽ thu được những giá trị phản tư rất lớn, thay vì có những ứng xử bá quyền với sinh viên, những điều chỉ càng bộc lộ rằng: họ ít đọc sách và ít suy tư về giáo dục.

Vì sao sinh viên lại ngủ trong lớp? Điều đó cho thấy những vấn đề gì trong kiến thức của giảng viên, và của thực trạng giáo dục hiện nay? Còn chính bản thân người ngủ nữa? Anh/ chị ta là người thế nào? Ngủ vì lười? Ngủ vì thức khuya đọc sách? Ngủ là thiếu tôn trọng giảng viên? Là nhận thức kém, không hiểu bài hay xuất phát từ việc quá hiểu những kiến thức và môi trường mình đang học? Ngủ thế là thiếu lý tưởng, thiếu ý thức hay vì quá có lý tưởng và ý thức?…Mười vạn câu hỏi vì sao sẽ được đặt ra. Và ngay chính trong việc giải mã này đã hình thành một tâm thế đối thoại, cởi mở của giảng viên, và tất nhiên, sẽ khiến họ khiêm tốn hơn rất nhiều.

Vậy nên, mình nghĩ, mỗi con người, trong cuộc đời này: hãy cố gắng nhìn đời như một tác phẩm nghệ thuật và bằng con mắt của một nghệ sĩ.

“Mừng chảy nước mắt” khi đếm người tham nhũng!







Bích Diệp



(Dân trí) - Theo báo cáo sơ bộ công tác thanh tra 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ từ nay tới cuối năm 2017 của Thanh tra Chính phủ, kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng đã được công khai theo đúng quy định pháp luật.


Các bộ ngành, địa phương kiểm tra trên 1.800 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch nhưng chỉ phát hiện 22 đơn vị vi phạm.


Báo Dân trí, bài “Chỉ có 77 trường hợp được xác minh tài sản trong năm 2016” cho biết chỉ có 77 người thuộc diện kê khai được tiến hành xác minh tài sản, thu nhập trong tổng số trên 1 triệu người kê khai năm 2016.


6 tháng đầu năm 2017 chỉ có 1 trường hợp người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; xử lý kỷ luật 4 người do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 3 người vi phạm phát hiện từ kỳ trước.


Tổng số vụ tham nhũng mà ngành thanh tra đã phát hiện được là 47 vụ, 66 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.


Nhận xét trước Chính phủ, ngành thanh tra tự thấy, “số vụ việc phát hiện còn ít”. Ô hay! Ít là tốt chứ! Rất đáng để mừng! Mừng vì hóa ra, “lượng hóa” tham nhũng lại chẳng đến nỗi “nghiêm trọng” như người ta cảm nhận.


Hồi tháng 4 vừa rồi, chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2016 của Tổ chức minh bạch Quốc tế (TI) dựa trên cảm nhận của doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công cho thấy, Việt Nam được 33/100 điểm, đứng thứ 133/176 bảng xếp hạng toàn cầu, nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng được cho là “nghiêm trọng”.


Nhưng nói “nghiêm trọng” mà số vụ việc bị phát hiện, số người chịu trách nhiệm… như báo cáo của ngành thanh tra vừa nêu trên thì có vẻ hơi… thái quá!? Vậy, rốt cuộc, tham nhũng bị phát hiện ít là do cán bộ, công chức ở ta trong sạch, hay vì công tác tố giác, phát hiện còn hạn chế?


Mới chỉ cách đây 3 tháng, tại một xã thuộc tỉnh Hà Nam, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh này đã khởi tố và bắt tạm giam đối tượng có tên là Mai Hiển Dũng – một cán bộ lao động thương binh xã hội ở địa phương. Lý do là cán bộ này đã lợi dụng chức vụ để “ăn chặn” tiền trợ cấp các hộ chính sách trong nhiều năm liền.


Hay như hồi đầu năm (tháng 2/2017), Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, cho biết cơ quan này vừa ban hành quyết định kỷ luật đối với 13 cán bộ, cá nhân có liên quan đến vụ sai phạm trong việc chi tiền hỗ trợ người dân vùng hạn, mặn trên địa bàn.


Trong đó, ông Đặng Văn Dũng, nguyên Bí thư Đảng ủy và bà Phan Thị The, chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận, cùng bị khiển trách về mặt Đảng và chính quyền vì để thuộc cấp chi sai, bỏ sót hàng trăm hộ dân hoặc chiếm dụng tiền hỗ trợ hạn, mặn cũng như tiền cấp bù quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương.


Bòn rút, ăn chặn tiền trợ cấp cho người nghèo, những người bất hạnh, những người đang lao đao, khốn khó vì thiên tai… đến mức như thế thì chưa nói đến sĩ diện, tự tôn làm người mà lương tâm của những cán bộ kia chắc cũng đã mục ruỗng, bỏ đi mất rồi!


Lại nhớ đến câu nói của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vài năm trước: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.


Tham nhũng, hay nói cách khác là “dụng công vi tư”, là lạm dụng vị trí, quyền hạn để lấy của công “đút túi” làm của riêng. Vậy, những trường hợp nêu trên không tham nhũng thì gọi là gì?!


Rồi gần đây, có những sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chờ đưa ra kết luận, như dinh thự, chung cư, xe sang… của Giám đốc Sở TNMT Yên Bái, những băn khoăn quanh nguồn gốc của khối tài sản cổ phiếu hàng trăm tỷ đồng của một vị Thứ trưởng đương chức. Người dân thực sự đang nóng lòng nhận được câu trả lời: Từ vi phạm “nghiêm trọng” cụ thể như thế nào đến mức độ kỷ luật ra sao?


Còn nhớ, hồi tháng 10 năm ngoái, báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, có trên 1 triệu cán bộ, công chức hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập nhưng qua xác minh 414 trường hợp chưa phát hiện người nào kê khai không trung thực (!).


Cho nên, để đấu tranh và ngăn chặn tham nhũng, phải nhìn thẳng vào thực tế quy định pháp luật có lỗ hổng để các cá nhân lợi dụng hay không? Đã có phương án “vá” những lỗ hổng đó với những chế tài thực sự đủ mạnh hay chưa? Chứ nói thật, chỉ dựa vào sự trung thực của cán bộ, đảng viên khi kê khai tài sản, chỉ “khiển trách”, “cảnh cáo” trong các mức án kỷ luật… thì chuyện đẩy lùi tham nhũng được hãy còn xa.

BÊN BỜ VỰC









Từ Thức







Hai người lên tới đỉnh núi lúc trời vừa nhá nhem tối. Gã thanh niên vạm vỡ đứng ôm bụng thở dốc, mồ hôi chẩy trên mặt như giọt mưa. Người đồng hành, một ông già râu tóc bạc phơ, y phục, phong thái đạo sĩ, đứng ung dung ngắm cảnh, nhàn hạ như vừa xong một tuần trà.

Gã thanh niên nhìn vách núi dựng đứng, chân núi thăm thẳm, mất hút trong mây mù, nói, hổn hển :

-Con sợ thầy thực. Leo núi suốt từ sáng mà không biết mệt. Không biết bao giờ con mới tập luyện được như vậy.

Lão trượng vuốt râu, cả cười :

-Cần nhất là đừng sốt ruột. Phải tập luyện mỗi ngày, nhưng không tìm cách đốt giai đoạn. Một ông tướng nổi danh nói với binh sỉ : hãy đi từ từ, chúng ta gấp lắm đẩy.



Trăng lên, sáng vằng vặc. Sâu hút dưới chân vưc là một con sông uốn éo như rắn, chan hoà ánh trăng. Một hai chiếc thuyền neo bên bờ sông, nhỏ bé xinh xắn như những chiếc thuyền giấy của trẻ con. Gã thanh niên cất tiếng ngâm :

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Lão trượng đang nửa tỉnh, nửa thức, ngạc nhiên, hỏi :

-Con biết tiếng Việt ?

-Thầy quên con là một chuyên viên về cổ ngữ ?

Ông già cả cười :

-Quả thực, nhiều lúc thầy quên con đã trưởng thành, đã là một học giả có tên tuổi. Ngày nay, ít ai còn biết tiếng Việt

Thời gian đi vùn vụt.Trong đầu ông già, gã học trò vẫn còn là một chú nhỏ chạy lăng quăng trong sân nhà, hay ngủ gà ngủ gật giữa những buổi học kéo dài trong cái nóng nực của trưa hè. Mới như hôm qua, cái buổi sáng người ta trao cho ông một hài nhi còn đỏ hỏn ai đem bỏ trước cổng nhà từ lúc đất trời choạng vạng.

Một lần trong một thư viện lớn, ông thấy một nhóm sinh viên chúi đầu nghiên cứu, trên bàn cả một đống sách dầy cộm mang tên tác giả là người học trò thân yêu của mình. Ông vừa kiêu hãnh, vừa xúc động, vừa bàng hoàng , ý thức rằng đứa học trò nhỏ ngày nay đã dần dần vuột khỏi tay mình, đã thành một học giả có uy tín.

Ông già nói :

-Câu thơ đẹp quá , nhất là trong cái đêm trăng như đêm nay.

Bắt chước học trò, ông lên tiếng ngâm, giọng sang sảng :

Sao anh không về chơi thôn Vỹ

Nhìn nắng hoàng hôn nắng mới lên

Vườn ai mượt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió lên lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay…

Và tiếp :

-Hồi nhỏ, có lần thầy ghé thăm cái thành phố ngày xưa tên là Huế, thăm thôn Vỹ nhưng Huế không còn là Huế, thôn Vỹ không còn là thôn Vỹ của Hàn Mặc Tử. Vườn ai mượt quá xanh như ngọc đã trở thành những cao ốc kệch cỡm, những cơ sở sản xuất giầy dép, siêu thị của người Tàu. Những cô thiếu nữ trong chiếc áo dài lả lướt ngày xưa đã trở thành những bà vợ Tàu , vợ Đai Hàn buồn bã. Huế bây giờ mang một cái tên Tàu, giống như những thành phố khác của cái nước ngày xưa gọi là Việt nam. Những lâu đài, cung điện biến thành những khách sạn, những tiệm ăn Tầu. Nơi mình đang đứng, có lẽ ít ai nhớ ngày xưa gọi là đèo Ải Vân

Trong đầu ông già, hình ảnh một thành phố ảm đạm. Nước sông Hương lờ đờ , nhớ những câu hò đối đáp. Cầu Trường Tiền lở lói, vắng những tà áo trắng, những tiếng chuyện trò ríu rít của đám nữ sinh.

Ông già nhiều lần nhức nhối đứng trước những tiệm, những cơ sở mậu dịch làm môi giới tuyển đàn bà cho người Tầu. Những thiếu nữ nghèo, đôi khi còn ở tuổi ô mai, đáng lẽ đang ép hoa, bắt bướm, đứng xếp hang chờ tới lượt cởi quần áo cho khách Tàu sờ mó, nắn bóp, coi soát từ trong ra ngoài trước khi mua. Những tấm bảng quảng cáo chữ Tầu bảo đảm hang hóa nếu không ưng ý có thể đổi hay trả lại. Người ta xuất cảng phụ nữ để lấy ngoại tệ, như người Ái Nhĩ Lan xuất cảng thịt cừu, người Argentine xuất cảng thịt bò. Một cái tát vào mặt mà khó dân tộc nào chấp nhận, nếu còn đôi chút tự trọng. Những người cầm quyền đồng lõa làm chuyện bán đàn bà, đồng bào, chị em, con cái của mình để kiếm tiền, sẽ ngần ngại gì khi bán đảo, bán đất, bán rừng, bán nước, nếu lợi nhuận lớn hơn, mặc dù đã tham ô đầy túi .

Ông già nghĩ tới một tài liệu về người abrorigènes ở Úc Châu. Người da trắng đã tập trung hàng trăm ngàn đàn bà aborigènes, chở đi khắp xứ, cho lập gia đình, hay nô lệ tình dục, với người da trắng. Những đứa con đẻ ra là con lai, không biết gì về dân tộc mình, trở thành xa lạ với nguồn gốc của mình đẻ trở thành công dân hạng nhì trên đất nước của tổ tiên. Người Tầu, vì chính sách hạn chế sinh đẻ, chỉ quý và đôi khi chỉ giữ con trai, thiếu hàng trăm triệu dàn bà. Họ nhập cảng đàn bà Việt, bắt cóc hay lấy phụ nữ Việt tại chỗ. Cả một thế hệ con lai không biết gì về văn hoá Việt, sẽ gia tăng đội ngũ người Tầu vốn đã đông đảo trên đất Việt

Gã thanh niên lục trong cái túi cồng kềnh y vẫn đeo sau lưng ra một cái lều vải, lúi húi dựng lều. Ông già không cần lều ; vẫn ngủ ngoài trời, lấy cỏ làm nệm, phiến đá làm gối. Sương, gió, nóng lạnh, ngoại vật không ảnh hưởng gì tới ông

Gã thanh niên đốt lửa , sửa soạn bữa ăn tối, đúng ra là để pha trà, vì bữa cơm rất đơn giản : cả hai đều ăn chay trường, đã gói sẵn trong túi vải.

Một con nai ngơ ngác từ trong bụi cây bước ra, dương đôi mắt to , đen láy, nhìn ngọn lửa, nhìn ông già, nhìn gã thanh niên , dò dẫm, rồi đi lại ,nằm dưới chân lão trượng.

Ông già vẫn nói con vật, ngay cả những con dữ tợn nhất, nếu nó cảm thấy mình vô hại, cảm thấy cái từ tâm của kẻ đối diện, nó trở thành thân thiện. Và cái từ tâm, nếu chân thực, nó toát ra tự nhiên như một hương thơm, như một hơi thở, ngay cả thú vật cây cỏ cũng cảm nhận được. Cây cỏ không biết, nhưng gã thanh niên đã thấy, nhiều lần,những con cọp, báo, gấu nằm cạnh ông già , ngoan ngoãn như những con mèo con.

Sau bữa cơm thanh đạm, gã thanh niên đưng dậy, vươn vai, đi vài đường quyền. Ông già nhìn, hài lòng, thấy đường võ của học trò đã điêu luyện, đã uyển chuyển, không còn cái cứng rắn, cái cố gắng phô diễn sức mạnh của tuổi trẻ. Gã thanh niên đã biết quên cái bản năng háo thắng, cái bản năng chinh phục, muốn đè bẹp đối phương. Y đã quên thân thể mình. Quên cái tôi. Ông vẫn nói đường võ phải đi nhẹ nhàng , như không muốn xô đẩy không gian chung quanh. Phải biết kính trọng cái quân bình ở trong ta cũng như trong vạn vật.

Trăng lên đỉnh đầu. Ông già trầm ngâm :

-Hồi trẻ, thầy mất hàng chục năm học vẽ, mơ thành hoạ sĩ ; nhưng thấy mình bất lực, không diễn tả nổi cái đẹp của thiên nhiên, cái nhiệm màu của đời sống, thầy bỏ vẽ. Mỗi lần đứng trước cảnh đẹp như thế này, vẫn thấy đôi chút ngậm ngùi.

Gã thanh niên cảm động trước lời tâm sự của ông già; bình thường là một người lạc quan, yêu đời, biết thưởng thức từng giây phút của đời sống. Tưới một bông hoa, tỉa một cành lan, ngắm mấy con cá vàng tung tăng trong bể cá, đọc một trang sách, đón nắng hanh vàng đầu hè hay se se người trước cơn gió lành lạnh cuối thu, mỗi hành động nhỏ bé, tầm thường , đối với ông là một nguồn hạnh phúc.

Ông vẫn nói với học trò đừng chạy đuổi, tìm kiếm hạnh phúc ; nó ở trong ta, nó ở trước mặt, trong mỗi cử chỉ, trong từng hơi thở, trong giây phút đang sống. Càng chạy càng mệt , càng đuổi theo càng mất.





Gã thanh ni ên trở lại câu chuyện thơ phú :

-Trước Hàn Mặc Tử hàng trăm năm, hàng ngàn năm, đã có những người nông dân Việt làm những câu ca dao tuyệt đẹp : Hỡi cô tát nước bên đàng. Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?

Ông già mỉm cười :

- Có người nói câu ấy, nguyên văn ‘’ Hỡi cô bán nước bên đàng, sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ? ‘’ là thơ Bàng Bá Lân, nhưng của ai, nó cũng nói lên cái tâm hồn Việt. Có những thi sĩ như vậy, làm thơ như ca dao. Người nông dân bất cứ nươc nào, làm ruộng chỉ mong cho đươc viêc, cho chóng xong. Cái anh nông dân Việt nam, cực khổ trăm chiều, không được ngày hai bát cơm, anh ta vẫn không quên mình là thi sĩ. Cái thắc mắc của anh ta chắc chắn không có một anh nông dân nào khác trên thế giới bận tâm : sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

-Con nghiên cứu đã nhiều, không thấy người nông dân nước nào có cái tâm hồn ấy. Ngoài ca dao, người dân Việt còn một hình thức diễn tả rất tài tình là tục ngữ

-Nươc nào chẳng có tục ngữ. Đó là cái túi khôn của người dân, những quan sát , những nhận xét về đời sống ghi lại từ đời này qua đời kia.

-Tuc ngữ Việt có hai điểm đặc biệt không đâu có : nó đầy hình ảnh và bao giờ cũng đầy khôi hài tính. Bao giờ cũng là những nhận xét về xã hội hết sức tinh tế, diễn tả bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh : như đỉa phải vôi, theo voi ăn bã mía, nằm chờ sung rụng, ăn cơm nhà vác ngà voi, cá nằm trên thớt , gái ngồi phải cọc, lệnh ông không bằng cồng bà, nắm thằng có tóc ai nắm thằng trọc đầu…Những tác phẩm lớn thường có hai đặc điểm : đầy hình ảnh và khôi hài tính . Ngoài tư tưởng, cố nhiên. Không có văn chương Anh nếu không có cái khôi hài đen. Trong văn chương Pháp, ngay cả ở Proust, nhà văn khó nhai vì rất tỉ mỉ dài dòng, vẫn có cái khôi hài kín đáo khiến Proust là Proust .Những bài hát của Jacques Brel, bên cạnh cái xúc động, bao giờ cũng có cái gì tếu tếu. Thơ không có hình ảnh là vè, văn không có hình ảnh là những bản báo cáo hành chánh , những biên bản của thừa phát lại



Ông già gật gù :

-Người Pháp nói : lời nói bay đi, hình ảnh lưu lại. Les paroles passent, les images restent.

-Vâng, đúng vậy. Những người làm nghề quảng cáo thương mại, làm marketing đều biết : một cái spot thành công phải có hai điều kiện : hình ảnh đập vào mắt , bám vào óc và một nét khôi hài khiến người ta mỉm cười. Và tất cả, trong một spot dài 30 giây. Những người nông dân Việt nam đã hiểu điều đó trước mọi ngươi . Không có gì gơi hình và tếu hơn cái cảnh một anh đi vác ngà cho con voi để nói đến một người làm chuyện vô bổ , lo chuyện cho thiên ha , hay cái cảnh một anh nằm dưới gốc sung chờ sung rụng để nói về một người lười biếng.Tất cả tục ngữ Việt nam đều như thế .Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, người ta cũng kiếm được một câu nói lên cái cảnh ngộ của mình , những nhận xét, phê phan về người , về vật : cá mè một lứa, cá lớn nuốt cá bé, nó lú chú nó khôn, trứng đòi khôn hơn vit, theo đóm ăn tàn , ăn cỗ đi trước lội nước đi sau, đánh võ miệng, ếch ngồi đáy giếng, cha ăn mặn con khát nước, con nhà lính tính nhà quan , vẽ đường cho hươu chạy. Chỉ trong vài chữ, cả một nhân sinh quan trong một cuốn phim hoạt họa linh động,têu tếu.

- Ít lời nhiều ý là một đặc tính của Á Đông.Thơ haiku của Nhật…

Gã thanh niên cãi , ngạc nhiên thấy mình cãi lại ông thầy :

-Thơ haiku xúc tich, it lời nhiều ý, nhưng nghè không có chất khôi hài, không có nét châm biếm. Người Nhật nghiêm trang, ít cười cợt. Cái khôi hài ,cái đầu óc đầy hình ảnh của người bình dân Việt nam thật hóm hỉnh, thât bất ngờ , thật lý thú .Và thật hữu hiệu. Không có gì hữu hiệu hơn khả năng khôi hài. Những người có tiếng là đào hoa đều đồng ý : một người đàn bà mỉm cười là một người đàn bà đã bị chinh phục một nửa. Tục ngữ Tây phương thỉnh thoảng cũng có câu gợi hình, nhưng rất hiếm, như khi họ nói ‘’ đổ nước tắm, đừng đổ cả đứa nhỏ trong chậu ‘’. Hay người Phi Châu nói ‘’ một người già chết đi là một thư viện vừa cháy, ‘’, ‘’con cừu có bốn chân nhưng vẫn không thể chạy trên hai ngả đường ‘’. Gợi hình, nhưng vẫn thiếu cái têu tếu.

Ông già lợi dụng cơ hội đề cập một đề tài vẫn lẩn quẩn trong đầu từ nhiều năm nay:

-Nói tới đàn bà, thầy vẫn tự hỏi : bao giờ con nghĩ đến chuyện gia thất . Phải nhớ là thời gian qua nhanh

Gã thanh niên hơi lúng túng :

-Con chưa kiếm ra người hợp ý. Có lẽ con không có cái khiếu làm cho phái đẹp mỉm cười.

Chợt nhận ra vẻ ưu tư của ông già, y trấn an :

-Thầy đừng lo, chuyện phải đến thế nào cũng đến.Thầy vừa khuyên hãy đi từ từ.

Ông già không ngờ cái thuyết đi từ từ quay về ngực mình như một cái boomerang , bèn trở lại đề tài bỏ dở, thoải mái hơn là chuyện đàn bà mà chính ông cũng lơ mơ :

-Tai sao một dân tộc như vậy lại biến mất trên bản đồ thế giới ?

-Theo con nghĩ , vận mệnh của một dân tộc, cũng như vân mệnh của một cá nhân, không bao giờ là chuyện ngẫu nhiên. Cái may rủi đối với một cá nhân, cái tình cờ của lich sử đối với một dân tộc là một dữ kiện quan trọng, nhưng không bao giờ là một dữ kiện quyết định. Cái hưng vong của một quốc gia là do dân tộc ấy tạo ra. Không có chuyện tình cờ. Nói theo đức Phật, có cái nhân và cái quả.

Ông già không phải là một học giả, lại ít tìm hiểu về đề tài đang bàn, nhưng ông vẫn nghe nói người Việt nam có nhiều đức tính : hiếu học, cần mẫn,chịu khó, tháo vát, và, như gã hoc trò ông vừa nói, dân tộc ấy nhìn đời với nụ cười thường trực trên môi, nụ cười khiến họ chịu đựng nổi trăm ngàn khó khăn, thử thách, như một bùa hộ mệnh. Nụ cười ấy chứng tỏ một nhân sinh quan rất quân bình, ít dân tộc nào đạt đươc.

Ông cũng nghe nói đến cái hy sinh vô bờ bến của người mẹ, người vợ Việt nam, cái chịu đựng gian khổ không giới hạn của người dân Việt..Tại sao dân tộc ấy không có một đời sống mà họ đáng được hưởng ? Tại sao dân tộc ấy đi đến chỗ giải thể ?

Sương bắt đầu xuống lạnh hai bờ vai. Gã thanh niên chất thêm củi , nướng một trái bắp non ; mùi bắp thơm thoang thoảng trong cái thanh tịnh của đêm trăng. Con nai đã ngủ vùi , đầu gối trên đùi ông già.

Ông già nói, độ lượng :

-Dân tộc nào cũng có cái tốt, cái xấu. Cái tốt cái xấu trộn lẫn nhau, tạo ra cá tính của một cá nhân, một cộng đồng . Phải là thánh nhân mới không có thói xấu.Và không có gì buồn tẻ hơn là những ông thánh

-Có những tính xấu vô hại , có tính xấu đưa đến nạn diệt vong. Cái tính xấu ghê rợn của người Việt là cái thói chia rẽ, đố kị nhau. Mỗi người Viêt như tìm thấy

cái vui trong cái thất bại của người đồng hương , cảm thấy cái thú trong viêc phá phách công cuộc chung. Không có hội đoàn nào tồn tại quá ba bẩy hai mươi mố ngày. Không có tổ chức nào không chia hai, chia bốn. Một hội chơi lan, đá dế cũng đánh nhau bể đầu. Trong y học, người ta nói đến trường hợp những người có khuynh hướng tự huỷ, autodestruction, chỉ tìm thấy lẽ sống trong việc tự huỷ hoại mình. Không lẽ có một dân tộc có khuynh hướng tự huỷ ? Một nhu cầu tự sát tập thể ? Như một đàn cá voi rủ nhau tự sát trên bãi biển ?. Cái quốc tính lạ kỳ ấy ăn sâu vào mỗi người Việt , ngay cả ở tầng lớp trí thức, nhất là ở tầng lớp trí thức. Cũng lạ, với người Việt, học vấn không có ảnh hưởng gì đến tư cách của họ, như nước đổ đầu vịt ( gã thanh niên mỉm cười : ‘’nước đổ đầu vịt ‘’ là một câu tục ngữ Việt ) .Một quốc gia làm sao tồn tại được với một giới trí thức bệnh hoạn như vậy.

- Không phải chỉ có người Việt có cái thói phá nhau. Chẳng có người Pháp nào đồng ý với người Pháp nào về một vấn đề gì .Ngay cả người Do thái , chính họ tự nhận : cứ có hai người Do thái ngồi với nhau lá có ba ý kiến …

-Bất đồng ý kiến không phải là điều xấu.Tranh luận đưa tới tiến bộ. Người Việt ngồi với nhau không phải để tranh luận, nhưng để phá nhau . Không một hội đoàn Việt nam nào tồn tại vài tháng .Không có một nhóm người Việt nào làm ăn với nhau được vài năm . Ngay cả những người có cùng một lý tưởng , thiện chí cùng mình , những người cơm nhà ngà voi , ngồi với nhau ba bẩy 21 ngày là cái bản năng tự huỷ ấy đùng đùng kéo đến . Abdel Nasser nói : tôi rất buồn khi thấy một người Ả rạp nói xấu một người Ả Rạp khác. Nếu ông ta là người Việt nam, Nasser sẽ phiền muộn dài dài. Đập phá nhau là một môn thể thao quốc gia của người Việt, toàn dân tích cực tham dự và hăng say tập luyện ; như basket ball với người Mỹ , football với ngưới Ba tây, sumo với người Nhật, taekwondo với người Cao ly.

Ông già chống chế :

-Nhiều sách báo nói đến tính bao dung của người Việt nam, ngay cả với kẻ thù.

Gã thanh niên gậm trái bắp nướng, ăn ngon lành .Y không mời ông già, biết ông già chỉ ăn một ngày hai lần : giữa trưa và tám giờ tối . Và cứ ba ngày là một ngày không ăn một hạt cơm , để cho thân thể nghỉ ngơi .

-Thầy nói đúng. Đó là một dân tộc rất đại lượng, rất bao dung đối với người ngoại chủng, ngay cả đối với kẻ thù. Nươc Việt một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, một trăm năm nô lệ giằc Tây , nhưng khi một ông tướng Tầu chết, họ quên thù oán, lập đền thờ (nghĩa tử là nghĩa tận ). Khi chiến tranh Việt Pháp chấm dứt , họ hết lòng thân thiện với người Pháp , tiếp đón kẻ thù hôm trước như anh em. Không thấy ai đi lùng giết những lính lê dương muốn ở lại . Không thấy có người Việt nào hươi đao chém cổ một người lính Mỹ trước máy truyền hình . Không thấy có người Việt nào ngồi hạch tội người Nhật về những tội ác chiến tranh như bên Tàu. Ông tổng thống nước Mỹ, đi tới nước nào cũng bị la ó , phản đối rầm rộ, không dám thò đầu ra ngoài đường , đến Việt nam dân chúng hồ hởi đổ ra đường chào đón như đi trảy hội. Cả dân miền Bắc , những người đã lãnh hàng triệu trái bom Mỹ trên đầu, lẫn dân miền Nam , những người đã bị Hoa kỳ bỏ rơi không thương tiếc.

Ông già mỉm cười , lạc quan :

-Đó là dấu hiệu một triết lý sống rất cao. Vứt bỏ oán thù, Chúa hay Phật cũng không dạy gì khác

-Phiền một nỗi là là những người đại lương như vậy với người ngoại quốc lại đối xử với nhau một cách cực kỳ tàn tệ, cưc kỳ dã man. Cạn tầu ráo máng. ( Lại một câu tục ngữ Việt, gã thanh niên lẩm bẩm ). Kẻ thắng hành hạ kẻ bại như những con vật .Tôi nhốt anh để anh khỏi lộn xộn, nhưng tôi hành hạ, nhục mạ anh, không phải vì anh là kẻ cựu thù, mà vì anh có cái tội là đồng bào, anh em ruột thịt.



Ngọn lửa lách tách nổ, thơm mùi gỗ thông cháy. Gã thanh niên pha một tách trà, đưa mời ông già. Ông già nhấp một ngụm , hơi nhau mày, nói :

-Nhớ bọc gói trà cho kỹ. Cái giống trà ngon nó khó tính lắm. Hơi một giọt mưa , hơi một ngọn gió là nó giở chứng ngay

Gã thanh niên không quên câu truyện đang bàn, như đã lâu lắm y mới có dịp đề cập một đề tài vẫn luẩn quẩn trong đầu y :

-Con suy nghĩ hoài, không tìm đươc nguyên nhân cái mâu thuẫn lạ kỳ ấy .Tại sao một dân tôc đại lượng như vậy lại thù ghét nhau đến như thế ? Tại sao những con cá voi rủ sau tự sát trên bãi biển ?

Về những con cá voi, ông già đành ngọng, nhưng về cái dân tộc kỳ quặc nọ, ông liều một cách giải thích :

-Có lẽ đó là hậu quả của những cuộc chiến tranh triền miên . Chiến tranh huỷ hoại tất cả, huỷ hoại cả tình người . Lại thêm chính sách chia để trị của kẻ thống trị. Phải nghi kỵ để khỏi mất mạng. Biết bao nhiêu dân tộc, dưới những thử thách một trăm lần ít cay nghiêt hơn, đã biến mất trên bản đồ thế giới. Người Tầu, trong một ngàn năm đô hộ, đã tìm mọi cách chia để trị. Người Pháp khuyến khích dân Việt hút thuốc phiện, rượu chè ; chia nươc Việt ra thành ba , bày ra một trăm thứ ngạch trật, phẩm hàm trong một xã hội vốn đã cực kỳ nhiêu khê, biến mỗi người Việt thành một ông quan, sẵn sàng căm hờn nhau, sẵn sàng giết nhau vì một cái danh hão, một miếng thịt chia không đều. Bỏ được một tệ trạng đâu phải dễ . Hãy nhìn những nước hồi giáo với những hủ tục truyên lại từ 14 thế kỷ

Gã thanh niên ngần ngừ : y ít có thói quen cãi lý với ông thầy mà y kính trọng.



-Nhưng , y nói, người Việt nam là những người có khả năng thích ứng rất nhanh , những tục lệ cũ , nhuộm răng đen , tục đa thê vv.. chỉ vài mươi năm đã biến mất. Nhóm Tư Lực Văn Đoàn đả kích các tệ trạng xã hội An nam, cũng chỉ ít năm sau vấn đề họ nêu ra không còn là thời sự nữa.Thầy có nhớ cái bài thơ của Nguyễn Bính : Hôm qua em đi tỉnh về. Đợi em ở mãi con đê đầu làng ..

Cái gì chứ thơ thì không ai địch nổi ông già . Ông có trí nhớ của một thiếu niên 18 tuổi. Ông đọc vanh vách :

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo dài khuy bấm em làm khổ tôi

Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân

Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen ?

Gã thanh niên ngắt lời, trong khi ông già còn cao hứng :

-Con cháu ông Nguyễn Bính, chắc đã rất bỡ ngỡ trước cái thời trang lạ kỳ của những người chỉ cách họ môt thế hệ. Và nếu con cháu nhà thơ có bồ khăn nhung quần lĩnh rộn ràng, chắc họ cũng khổ tâm lắm, nhưng không phải khổ tâm vì cô bạn quá tân thời mà vì quá quê mùa, cổ hủ. Những người Việt di tản ra nước ngoài chỉ vài năm đã hội nhập với đời sống mới. Họ biết cải tiến rất nhanh, nhưng nhất quyết giữ lại cái quốc tính kia. Cái thói thù ghét nhau, cái thói vọng ngoại đã có từ rất lâu. Đoc sử Việt nam , không biết bao nhiêu những cuôc huynh đệ tương tàn , mỗi lần chiến trận ngã ngũ, thế nào ở trang sau cũng có cái màn cả bên thua lẫn bên thắng chạy ra nước ngoài cầu cống . Cái anh phó thường dân Việt nam, không ai hỏi ý kiến anh ta .

Ông già :

-Dù sao dân tộc ấy đã đương đầu với ngoại xâm hàng ngàn năm, tại sao bị giải thể đầu thế kỷ 21 ?

-Nươc Tầu ngày xưa là một cường quốc thưc dân , nhưng trong nước cũng chia năm xẻ bẩy, thập loạn sứ quân , khó giữ vĩnh viễn một thuộc địa . Sang thế kỷ 21 , Trung Hoa trở thành một trong hai nước mạnh nhất thế giới, cả về kinh tế lẫn chính trị. Một đại cường thống nhất , vươn lên như vũ bão. Hàng hoá Tàu tràn ngập thị trường, họ làm chủ về mặt kinh tế .Về văn hoá ,sách vở Tàu tràn ngâp, trên truyền hình quốc gia chỉ có phim ảnh Tầu. Đàn bà , con gái Việt bị gả bán cho người Tàu để tìm đường sống, để lấy tiền đong gạo, để nuôi gia đình . Nhân công Việt nam , nổi tiếng là chịu khó và không đòi hỏi gì , đi tha phương cầu thực, làm nô lệ ở những nước phát triển hơn .Trungquốc cần dầu lửa, cần thị trường , cần nhiên liệu , ngang nhiên chiếm một vài hòn đảo. Không ai phản ứng gì , hay phản ứng đại khái, họ lấn thêm vài cây số biên giới. Dần dần, họ chiếm trọn Việt nam nhẹ nhàng như trở bàn tay.

-Thế giới không phản ứng gì ?

-Khi Trung Quốc còn là một nước nghèo đói, không ai ho he gì khi họ chiếm

Tây tạng; ai dám lên tiếng khi họ đã trở thành một đại cường ?

-Còn người Việt ?

-Họ còn mải chơi môn thể thao quốc gia. Vả lại, đó là một nước đã vong thân trước khi mất lãnh thổ. Khi sách báo, tuyền thanh, truyền hình tràn đầy những sách báo, phim ảnh Tầu, Hàn, dân tộc đó đã đánh mất mình, chỉ còn là một cái xác không hồn. Mất đảo, mất rừng, có hy vọng chiếm lại, nhưng vong thân...

- Văn hóa phải vươn ra, phải tiếp nhận, nếu không sẽ cằn cỗi.

-Thưa đúng vậy. Người ta nói văn hoá như một cái cây, phải bám chặt rễ để vươn ra thở hít thở khí trời. Nhưng khi cái rễ lung lay, hay tệ hơn, khi không còn rễ, càng vươn ra càng mau đổ. Xâm lăng bằng văn hoá, xã hội, cái mà người ta gọi là “ soft power ”, nó ghê rợn hơn cả xâm lăng bằng vũ lực.

Ông già vươn vai , ngả đầu trên phiến đá ,nói với gã học trò, ôn tồn như một lời an ủi :

-Khuya rồi. Ráng ngủ một giấc. Mai phải đi sớm.Thiên hạ chờ mình đúng ngọ.

Ông già nói xong, nhắm mắt ngủ, dễ dàng, ngon lành như một hài nhi.Gã thanh niên biết là sáng hôm sau ông sẽ thức dậy đúng sáu giờ.Muốn dậy giờ nào,ông giàkhông cần báo thức.Ong chí lẩm nhẩm vài lần trong đầu là sáng hôm sau nhỏm dậy đúng giờ,như một cái máy.







Gã thanh niên nằm thao thức.Trăng sáng ,chan hoà, phí phạm, lai láng ngập đất trời . Y không khỏi nghĩ đến cái anh nông dân thi sĩ . Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ? Đẹp quá . Một tâm hồn đẹp như vậy không thể tàn rụi. Cái anh nông dân ấy, từ bốn ngàn năm nay anh ta vẫn sống chết bám lấy đất nước . Bao nhiêu người đã phản bội, anh ta vẫn kiên trì bám giữ ruộng đồng. Y muốn tin rằng cái anh nông dân ấy không biến mất, anh ta vẫn lẩn quẩn đâu đó dưới kia. Y chợp mắt, mơ màng, tưởng như nghe thấy, lẫn với tiếng dế kêu , tiếng gió xào xạc trên ngọn cây, tiếng bước chân ai từ dưới thung lũng vọng lên, rậm rịch lên đường.



Từ Thức

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Tìm hiểu một quan niệm nghệ thuật về ngôn từ trong thơ Việt đương đại








Có lẽ cũng không khó khăn lắm để nhận ra nhiều cây bút thơ hiện nay đã không còn thoả mãn với lối viết, với hệ thi pháp đã định hình và dường như đang biến thành lối mòn. Khao khát bứt phá, đổi mới đã khiến nhiều nhà thơ hoài nghi, muốn xem xét lại những định nghĩa tưởng chừng đã xong xuôi, ổn định về thơ. Đâu là những yếu tính của thơ? Câu hỏi mang tính bản thể đó không dẫn đến những câu trả lời thống nhất và thực tế đó cho thấy những tìm tòi thể nghiệm cách tân thơ hiện nay đang đi theo nhiều ngả đường khác nhau. Bài viết này tập trung khảo sát quan niệm nghệ thuật của nhóm nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng Hưng – nhóm tác giả này đã xác lập một dòng mạch gây nhiều tranh luận trong thơ Việt đương đại. Theo cách gọi của Hoàng Hưng, đó là những nhà thơ theo “dòng Chữ”.

Nhóm tác giả này đã hình thành quan niệm nghệ thuật của mình từ khá sớm – bắt đầu từ những năm 60–70. Song phải đợi đến thời kỳ đổi mới, những quan niệm nghệ thuật đó mới có cơ hội được phát biểu rộng rãi, gây những phản ứng tiếp nhận nhiều chiều và tạo được từ trường ảnh hưởng. Bởi lẽ đó, cần xem đây là một hiện tượng của thơ Việt đương đại. Luận điểm có tính chất nền tảng trong hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhóm tác giả này là đưa thơ trở về với bản thể thuần khiết của nó như Trần Dần đã viết: “Thơ vì thơ tuyệt đối? hễ vì bất cứ cái gì khác, dù cao quý mấy, thơ sẽ chẳng còn là thơ?” Xuất phát từ tinh thần vị nghệ thuật như vậy, theo những tác giả trong nhóm, đặc trưng cốt tủy của thơ không phải nằm ở những tính năng xã hội của nó mà ở trong chất liệu ngôn từ. Vì vậy, họ định nghĩa “làm thơ tức là làm chữ”, hay cụ thể hơn, “làm thơ tức là làm tiếng Việt” (Trần Dần), nhà thơ chính là “kẻ phu chữ” (Lê Đạt). “Thơ cổ lai đặt ở tứ lạ, lời hay, hình ảnh đẹp, âm điệu ru hồn. Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ”. (Trần Dần).

Vậy, trong ý thức nghệ thuật của các tác giả trên, ngôn ngữ thơ – Chữ đã được quan niệm như thế nào? Lê Đạt, trong tiểu luận “Vân chữ” đăng trên phụ san Thơ báo Văn Nghệ [1] , đã trình bày những kiến giải và xác tín nghệ thuật mà ông và những người bạn cùng chí hướng đã tâm niệm từ lâu. Chữ, theo ông giới thuyết, bao gồm hai phần: âm thanh (son) và ý nghĩa (sens); người làm thơ không thể loại bỏ hoàn toàn một trong hai bộ phận cấu thành đó của chữ. Chữ phải đảm nhận hai nhiệm vụ dường như “dị ứng” với nhau: biểu thị (signifier) và hình dung (représenter). Để thực hiện chức năng “biểu thị”, chữ hoạt động với tư cách của một ký hiệu, khi đó, chữ phải trở lên đơn giản, rõ ràng, minh bạch, ý nghĩa của chữ phải là cái đã quen, đã ít nhiều cố định. Trong khi đó, ở địa hạt hình dung, chữ không bị vắt kiệt thành ký hiệu mà tự bản thân nó là một sự vật có diện mạo, âm lượng, sức gợi cảm, ký ức lịch sử của mình và luôn ở trong trạng thái vận động. Nói như Lê Đạt, “mỗi chữ có một chân dung” [2] .

Trong thơ, ngôn từ không đơn giản là công cụ để diễn nghĩa, tải ý tưởng. Sức hấp dẫn muôn thưở của thi ca là ở khả năng khêu gợi, đem đến cho chúng ta cảm giác về sự vật trong toàn thể tính sống động của nó thay vì chỉ biết về sự vật đó như là một ý niệm. Nghĩa là, địa hạt hoạt động chính của ngôn từ thi ca phải là địa hạt hình dung. Ngôn từ thi ca, do đó, phải cưỡng lại quá trình bị biến thành ký hiệu – một qúa trình diễn ra không ngừng đối với ngôn từ trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Theo đó, hình thức cảm tính của chữ – bình diện vốn bị xem là thứ yếu, thường xuyên bị tước bỏ vì không mang tính thực dụng phục vụ cho hoạt động giao tiếp thông thường – cần phải được phục nguyên, trả về vị trí tương xứng của nó. Từ nhận thức như vậy, các nhà thơ trong nhóm đã chủ trương xem những yếu tố hình thức cảm tính của ngôn từ như âm vang, đường nét… là vật liệu của thơ. Quan điểm này sẽ dẫn đến những phá cách trong việc cấu trúc bài thơ, câu thơ mà phần sau của bài viết sẽ bàn đến.

Có vẻ như khi đề cao những yếu tố hình thức cảm tính của chữ, các nhà thơ lại tỏ ra coi nhẹ bình diện nghĩa. Khi nhấn mạnh hành động viết thơ như một hành động cưỡng lại quá trình ngôn từ bị ký hiệu hoá, trong hoạt động giao tiếp, phải chăng họ đã đi đến chỗ xem thơ như một hành vi phi tác giao tiếp? Thực ra không phải vậy. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhóm tác giả này, chúng tôi nhận thấy chưa bao giờ họ chủ trương thơ không cần nghĩa, thơ là một hành vi phi giao tiếp. Có điều, “nghĩa” của bài thơ ở đây cần phải được nhận thức lại.

Khi Lê Đạt nói “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải bằng nghĩa tiêu dùng”, “nghĩa tự vị” của nó mà là ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan với câu thơ, bài thơ” [3] và khi ông cả quyết: “Đọc thơ tôi, đừng cố tìm cách hiểu nghĩa, hãy cùng hiểu nghĩa thì hơn” [4] thì “nghĩa” trong quan niệm nghệ thuật của ông không phải là cái đã có sẵn, cái ý nghĩa đã được cố định hoá của ký hiệu. Nó cũng không phải là cái tư tưởng có trước bài thơ, đã hoàn tất trong ý thức tác giả và con chữ chỉ còn nhiệm vụ minh hoạ, tường giải nó mà thôi. Cái nghĩa ấy được tạo nên bởi sự năng sản của chữ, sự cộng hưởng của những thành tố của chữ và giữa các con chữ cũng như mối tương tác giữa nhà thơ – bài thơ – người đọc. Dương Tường diễn giải quan niệm về “nghĩa” của bài thơ, câu thơ: “Có lẽ điều phân biệt giữa các bạn thơ khác và tôi là họ làm việc ngôn ngữ trên chiếu ‘biểu nghĩa’, còn tôi làm việc ngôn ngữ trên chiều ‘năng nghĩa’”. Chiều ‘năng nghĩa’ có thể được hiểu như việc nó chưa định hình và vẫn đang trong quá trình tự hình thành nghĩa…” [5] . Nghĩa của câu thơ, bài thơ như vậy là nghĩa tạo sinh, không hoàn tất, ở trạng thái mở, đang vận động, không mang tính chủ định. Trần Dần tuyên ngôn: “Tôi viết – tức là tôi để con chữ tự mình làm nghĩa”. Chữ trong bài thơ không nhận nghĩa một cách thụ động, không cam phận làm phương tiện biểu đạt tư tưởng mà còn có thể kiến tạo tư tưởng. Cải cách “để con chữ tự mình làm Nghĩa” theo quan điểm của Trần Dần rất đáng suy ngẫm: “Chữ như ám sát sự vật, từ đó đẻ ra Nghĩa mới”. Ý niệm đó cho phép ta liên hệ đến nhận định của Milan Kundera về nghệ thuật hiện đại. Theo Milan Kundera, nghệ thuật hiện đại là cuộc nổi loạn chống lại nguyên tắc bắt chước hiện thực nhân danh những quy luật tự trị của nghệ thuật. Hành vi “ám sát sự vật” ở đây có thể hiểu là sự nổi loạn của chữ để khẳng định giá trị tự thân của mình, không nhất thiết phải quy chiếu về hiện thực, sự vật. Tự nó đủ tư cách làm một hiện thực, một sự vật và “nghĩa” thoát thai từ sự tự do đó. Quan niệm này chi phối sâu sắc thi pháp thơ Trần Dần. Nhiều thi phẩm của ông không nhằm kể hay tả điều gì. Nó buộc người ta phải chăm chú vào chữ, không bận tâm đến những gì ngoài chữ, từ đó chữ làm nảy sinh những khoái cảm, liên tưởng mà cho nó mới đem đến được. Mùa sạch là một ví dụ điển hình.

Những luận điểm nói trên cho thấy dường như nhóm tác giả này mới chỉ chú ý đến “chữ” với tư cách là phương tiện biểu đạt và điều này dẫn đến hệ quả là những nỗ lực cách tân của họ chủ yếu mới được thực hiện ở phương diện từ chương. Nhưng vấn đề ngôn từ, theo chúng tôi nghĩ, đã được các nhà thơ trong nhóm đào sâu hơn thế. Họ đã ý thức khá sâu sắc mối quan hệ giữa đặc trưng của ngôn từ thơ ca với ý thức, với cái tôi nghệ sĩ.

Lê Đạt rất tâm đắc với câu nói của nhà thơ Edmond Jabes: “Chữ bầu lên nhà thơ”. Câu nói có vẻ như xem nhẹ vai trò chủ thể trong sáng tạo thơ ca nhưng không phải vậy. Để khẳng định tư cách nhà thơ, người cầm bút phải tạo được miền chữ của riêng mình, tạo được dấu “vân chữ” của anh ta. Nhưng để có được một miền chữ mang tên mình như vậy, nhà thơ phải thắng được những thói quen của ngôn ngữ. Nếu không, quán tính của ngôn ngữ sẽ dẫn dắt nhà thơ đi theo những lối mòn trong cách biểu đạt và cả trong tư duy. Bởi như A. Benveniste đã khái quát: “Chúng ta tư duy trong một vũ trụ được nhào nặn bởi ngôn ngữ”. Do vậy, thắng được những thói quen trong ngôn ngữ chính là thắng được những thói quen trong tư duy. Từ đó mới thấy những nỗ lực cải tạo, đột phá những cấu trúc, mô hình đã trở nên kiên cố của ngôn ngữ, vượt thoát được những áp lực do thói quen mà ngôn ngữ tạo ra chính là cách con người tự giải phóng cho tư duy. Nói như Lê Đạt: “Cất lời cho chúng ta sự táo bạo để sống một cách khác. Làm thơ là cố gắng cất lời cùng mọi người bước ra khỏi cái tiểu vũ trụ của ngôn ngữ quen thuộc và thường là ít nhiều lỗi thời, hy vọng cấp phát cho cuộc sống một ý nghĩa độc đáo hơn, phong phú hơn” [6] . Viết, xét đến cùng, từ chỗ là sự đổi mới ngôn từ đã trở thành sự đổi mới trong tư duy, là hành động “tháo cũi chân mây” (chữ của Trần Dần), khai phóng tầm nhìn của con người. Nó làm mới chính bản thân con người, như Michel Foucault đã viết: ‘Khi viết, tôi viết trước hết là để thay đổi chính tôi và làm cho tôi không nghĩ những điều giống như trước đó nữa” [7] . Đối với Trần Dần, hành động “viết thơ” thường được định nghĩa như một hành động tự phủ định những lớp ngôn ngữ đã cũ mòn, những quy phạm ngôn từ đóng khuôn tư duy con người. (Mà trong những yếu tố cấu thành quy phạm ngôn từ có áp lực của văn hoá, truyền thống, ý thức hệ có xu hướng kéo suy nghĩ, tư tưởng con người theo những rãnh trượt của nó). Trong “Sổ bụi” của Trần Dần, ta đọc được những tâm niệm của ông về sự viết: “Viết như xoá ngay cái mình vừa đưa ra”, “Viết như thế nào mà từ xoá từ, mệnh đề xóa nhau, câu bác câu, nghĩa phản văn, lưỡng nghĩa đè lưỡng nghĩa”, “Viết? giết một cái gì? đầu tiên là quan niệm viết? rồi luôn đó, một cái khác trong – ngoài mình?”

Quan niệm nghệ thuật về ngôn từ của những nhà thơ theo “dòng chữ” này là sự phát triển đến một mức độ hệ thống, hoàn thiện hơn những tư tưởng mới chỉ manh nha ở các thi sĩ trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, nhóm Dạ Đài và một phần nào đó ở Nguyễn Đình Thi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp [8] . Với quan niệm nghệ thuật này, các nhà thơ trong nhóm đã tự tách mình ra khỏi dòng chủ lưu của nhà thơ ca đương thời, tiếng nói của họ chỉ tồn tại như một mạch ngầm. Song giờ đây, nếu xoá bỏ định kiến, có thể thấy quan niệm nghệ thuật của nhóm đã hướng vào một phương diện mà thơ Việt còn chưa chú ý đúng mức: xem ngôn từ là đối tượng sáng tạo của thơ ca chứ không đơn giản chỉ là phương tiện chuyển tải. Tinh thần “vị ngôn từ” của các nhà thơ trong nhóm chính là sự phản ứng đối với thái độ thực dụng trong cách đối xử với ngôn từ, xem ngôn từ thi ca chỉ như con thuyền “tải đạo” (nội dung, tư tưởng). Thái độ thực dụng này là hệ quả lịch sử, khi thơ ca cũng được huy động để làm vũ khí, thậm chí chức năng làm vũ khí được đặt lên trên chức năng thẩm mỹ. Các nhà thơ trong nhóm muốn rũ bỏ cái hệ quả của lịch sử đang đè nặng lên ngôn từ của thơ ca, để ngôn từ hiện lên trong vẻ đẹp tự thân của nó.

Có thể nhận thấy sự tương hợp giữa hệ thống quan niệm về ngôn từ của những tác giả này với những khám phá của ngôn ngữ học, lý luận văn học, triết học ngôn ngữ hiện đại về đặc trưng của thơ. Khi các nhà thơ nhấn mạnh vật liệu của thơ chính là ở hình thức cảm tính của chữ, xem chữ là một sự vật chứ không phải là ký hiệu thuần tuý, ta nhận thấy có lẽ họ đã có sự gặp gỡ với quan điểm của các nhà cấu trúc luận về tính thơ: “Nhưng tính thơ thể hiện ra như thế nào? Theo cái cách từ ngữ được cảm nhận như là từ ngữ, chứ không phải như vật thay thế đơn giản của đối tượng được chỉ định, theo cái cách những từ, những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức bên trong và bên ngoài của chúng không phải là những dấu hiệu vô hồn của hiện thực mà có trọng lượng riêng của chúng” [9] . Khi Trần Dần diễn đạt một cách hình tượng: “Anh cứ thử mó vào một cái dấu phảy văn phạm. Vuốt râu hùm xám còn đỡ sợ hơn.”, nhà thơ cho thấy lao động trên địa hạt chữ đâu chỉ thuần tuý là trò chơi, đó thực chất là cuộc đấu tranh để khẳng định sự hiện diện của cái tôi nghệ sĩ trước áp lực của văn hoá, của thiết chế xã hội, chính trị kết đọng trong ngôn từ. Tư tưởng của nhà thơ ở đây có sự tương ứng với những kiến giải của khoa học nhân văn hiện đại về bản chất xã hội – thẩm mỹ ngôn từ văn học. Nói những điều trên để thấy quan niệm về ngôn từ của những nhà thơ theo dòng chữ được hình thành cơ sở tự ý thức rất cao, có hạt nhân khoa học chứ không phải chỉ là những ý nghĩ cảm tính.

Quan niệm nghệ thuật về ngôn từ nói trên đã chi phối trực tiếp thi pháp của những nhà thơ theo dòng chữ, tất nhiên, thi pháp của mỗi tác giả lại có diện mạo riêng. Khảo sát thi pháp của những tác giả này là một công việc phức tạp và vượt quá khuôn khổ của một tiểu luận. Bài viết này chỉ xin mô tả trên những nét phác thảo đặc điểm thi pháp của một số tác giả, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá bước đầu.

Chủ trương làm thơ theo “chiều năng nghĩa” của con chữ dẫn đến hệ quả là các nhà thơ đặc biệt chú ý khai thác yếu tố ngữ âm trong câu thơ, bài thơ. Âm đi trước nghĩa, chính xác hơn, sự giao thoa, cộng hưởng giữa các con âm sẽ tạo sinh ý nghĩa, cái ý nghĩa vượt thoát khỏi cái khung khổ được đóng đinh cố định của ký hiệu. Từ đó, hiệu quả thẩm mỹ trước hết mà câu thơ, bài thơ muốn đạt được là nhạc tính. Xuất phát từ nhận thức đó, các nhà thơ đã thể nghiệm nhiều phương thức để phát huy những tiềm năng biểu cảm của con âm. Trong đó, thủ pháp đáng chú ý nhất và cũng gây ra nhiều bàn cãi là cách sử dụng những“chữ rỗng”, tức những âm tiết còn chưa thụ nghĩa, các tổ hợp âm tiết nằm ngoài kho từ điển để tạo ra một từ trường cảm giác nhất định.

Trần Dần là người tiên phong thể nghiệm thủ pháp này. Trong thi phẩm Mùa sạch, ông đã tận dụng kho vần dồi dào của tiếng Việt để tạo các từ láy tân kỳ, thậm chí có thể nói là nghịch nhĩ. Những từ láy này trước hết lạ hoá cảm nhận thính giác của người thưởng thức, từ đó, khơi gợi ấn tượng về sự vận động, nhịp điệu bên trong của sự vật. Xin trích một đoạn từ thi phẩm này:

Mây xuân lốp xốp xuân
Ếch xuân ì oạp xuân
Gàu xuân xì xoạp xuân
Ngó xuân mùm mụp xuân
Thai xuân đạp xuân
Tằm xuân doàm doạp dâu xuân

Đến thi phẩm Jờ Joạcx, thể nghiệm của Trần Dần được đẩy đến mức độ táo bạo hơn. Ông mạnh dạn tạo ra những phép chính tả riêng, những cách ký âm riêng để tạo ra giọng nhại cho thi phẩm cũng như để diễn đạt một tâm trạng bị ức chế, dồn nén, mà khuôn khổ tưởng chừng đã đông kết, bị quy phạm hoá chặt chẽ của ngôn từ cũng là một lực ép. Phá chuẩn ngôn từ cũng chính là hành động giải phóng mình ra khỏi hệ thống cưỡng ép ấy. Cách tạo phép chính tả riêng đó của Trần Dần đã ảnh hưởng đến một số tác giả khác như Đặng Đình Hưng, Dương Tường… Kỹ thuật có vẻ lập dị này trong một số trường hợp quả thật đã tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt. Bài “Khoảnh Khăk” của Dương Tường là một ví dụ:

… Khoảnh khăk
le lói
chân mây mày mạy
chợt đỏ ệ k
những câu thơ đồ hộb
ôi chao văn minh đồ hộb

khoảnh khăk
hàng cây tok rũ con jó tôk anatomi hè hè lub lub nũm cau
l ạch ngần xuội luội tr`
sao em không
ờ khoảnh khăk
sao em kh^ sao em kh^ sao em kh^

Cách thức làm biến dạng phép chính tả của Dương Tường – cụ thể ở đây nhà thơ cải tạo sự cấu âm của từ bằng cách dùng các phụ âm tắc để đóng lại âm tiết – có tác dụng nhấn mạnh cảm giác bức bối của con người khi sống trong một thế giới bị toả chiết bởi nền văn minh đồ hộp. Mật độ dày đặc của các phụ âm tắc, đặc biệt là các ký tự bị khuyết nguyên âm trong những câu cuối cùng gợi tả tình thế bi kịch của con người – bị kịch của sự mất lời, mất sự giao cảm giữa con người với con người trong thời đại văn minh cơ giới, đồ vật lên ngôi. Âm hưởng của bài thơ gợi ta nhớ đến những tác phẩm kịch phi lý của E. Ionesco.

Song trong một số thể nghiệm khác của chính những nhà thơ này, phương thức dùng “chữ rỗng” khiến người đọc có cảm tưởng bài thơ bị biến thành một trò chơi âm thanh không hơn. Thực chất, khi lập thuyết, các nhà thơ trong nhóm không chủ trương lấy âm thanh áp đảo và đi đến chỗ triệt tiêu ý nghĩa của ngôn từ thơ ca. Nhưng hứng thú với chiều biểu âm của con chữ ở những tác giả này có khi được đẩy đến mức quá đà, sự kết hợp, tác động lẫn nhau giữa các âm tiết nhiều khi chỉ gợi ra được một chuỗi âm thanh mơ hồ.

“Hồn thi bá lỏng trên trang giấy ngoằn ngoèo ứng cúng chánh biến tri đằng giác. Cõi thượng thừa cưỡi cỗ xe thù thắng một mạt – na kiếp sát sang bên bờ bát nhã linh tinh. Ai sơ thiền lên tam lên tứ đã xuất mộng đẩu tinh lại phóng về vọng tưởng ảo thân ảo giác ảo giang hồ còn dai dẳng, phi phi tưởng tưởng xứ, u uyên tịch mịch, ngát ba thang” (“Phi tưởng” – Hoàng Hưng).

Người ta có thể cảm nhận được gì từ chuỗi âm thanh này? Một âm hưởng phảng phất lời tụng kinh? Một cảm giác mê man trong vô thức? nhưng đằng sau cái nỗ lực muốn thâu tóm dòng chảy vô thức không định hình đó là gì, xuất phát từ sự đè nén của yếu tố nào – người đọc khó lòng nắm bắt, thụ cảm được. Sức ám ảnh bởi độ sâu của bài thơ có lẽ là chưa có.

Lê Đạt cũng có nhiều bài thơ, câu thơ mang âm hưởng đẹp. Đáng lưu ý là hiện tượng gieo vần lưng phổ biến trong thơ ông – hình thức gieo vần theo nghiên cứu của Văn Tâm [10] có lẽ chỉ thấy trong thơ Việt – khiến câu thơ Lê Đạt mang chất dân tộc trong âm hưởng mặc dù cấu trúc lời thơ thì tân kỳ. Song, theo suy nghĩ của chúng tôi, sự phá cách của Lê Đạt tạo ra một kiểu câu thơ mới, mà kiểu câu thơ mới này được hình thành trên cơ sở của những kết hợp mới, lạ về ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ. Phương thức phổ biến mà Lê Đạt sử dụng là tỉnh lược những dấu hiệu liên kết logic hình thức giữa các đơn vị từ trong câu thơ, ly gián những từ ngữ vốn có quan hệ gần gũi với nhau, tổ chức, sắp đặt kề cận những yếu tố từ ngữ vốn ít, thậm chí không có liên hệ gì với nhau. Bằng những thủ pháp đó, nhà thơ phá vỡ tính liên tục của cú pháp câu thơ. Nhưng chính tính chất phi liên tục của cú pháp này lại mở ra một hệ quả: khoảng trống, điểm đứt quãng giữa các con chữ cho phép người đọc tham dự vào quá trình hoàn thành câu thơ bằng việc huy động tưởng tượng, kinh nghiệm của mình liên kết câu thơ lại, lấp đầy những khoảng trắng trong câu thơ. Lê Đạt đã gợi mở một ý niệm mới về câu thơ: câu thơ có thể phát ra nhiều kênh ngữ nghĩa khác nhau từ một lượng ngôn từ hữu hạn. Điều này rất gần với quan niệm “ngôn tận ý bất tận” trong thơ cổ. Ta hãy xét một ví dụ:

Em về trắng đầy cong khung nhớ
(“Bóng chữ” – Lê Đạt)

Đây là một câu thơ đẹp song ý nghĩa của nó lại mơ hồ, khó xác định. Quan hệ về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các từ trong câu thơ không cụ thể, rõ ràng. Câu thơ có thể được diễn dịch theo logic nhân quả: Em về [mang theo/ cùng với … ] sắc trắng [làm] đầy, cong khung ký ức. Nếu xem cú pháp là sự vận động thì có thể thấy câu thơ trên đã mô tả quá trình tượng hình hoá của nỗi nhớ, từ một ý niệm trừu tượng bỗng trở nên có trọng lực, màu sắc, hình hài … Nhưng nếu thử ngắt nhịp câu thơ khác đi, chẳng hạn: “Em về/ trắng / đầy cong khung nhớ”, câu thơ có lẽ đã mang một sắc thái khác. Chữ “trắng” tách ra đứng một mình như vậy dường như ẩn chứa trong đó nỗi xúc động pha ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình, nỗi xúc động từ một ẩn ức được thức dậy. Cố nhiên, câu thơ vẫn còn có những khả năng diễn dịch khác. Ta có thể nói chính thủ pháp tỉnh lược, dồn nén chữ nghĩa, không ràng buộc ngôn từ vào một quan hệ duy nhất đã tạo cho câu thơ một độ mở về nghĩa.

Nhưng đọc Lê Đạt, có thể cảm nhận thấy trong nhiều trường hợp, những cố gắng cải tạo ngôn từ thơ ca của ông là những cách lắt léo để làm ẩn đi hoặc mơ hồ hoá cái được biểu đạt, do đó, không phải không có cơ sở khi người ta cho rằng thơ Lê Đạt đem đến cho độc giả cái hứng thú của người đi giải đố. Các cách thức tỉnh lược, dồn nén chữ nghĩa của nhà thơ vẫn có lúc mang tính chất phô diễn kỹ thuật. Kỹ thuật thơ nếu thiếu sự hoà quyện nhuần nhị với cảm xúc của người viết thì tự nó chưa đủ sức vang vọng lâu dài trong ấn tượng của người đọc, nhất là khi các thao tác kỹ thuật đó lại bị tái lặp. Vì lẽ đó, từ Bóng chữ đến Ngó lời, ngôn ngữ thơ của Lê Đạt phần nào đã bị cũ đi với chính ông.

Khai thác tính thơ từ mặt hình thức cảm tính của con chữ, Trần Dần, Dương Tường chú ý đến một phương diện mà thơ Việt hầu như chưa khai thác: diện mạo, hình dáng của con chữ. Từ đó, các nhà thơ đã thể nghiệm hình thức “thơ ngoài lời”, đặt bình diện ấn tượng thị giác mà con chữ có thể đem lại là bình diện quan trọng nhất trong sự tổ chức bài thơ. Đây là thể loại thơ có sự hoà nhập ở mức độ cao tính thơ và tính hoạ. Thi phẩm Đàn của Dương Tường được chính thức xuất bản năm 2003 cho chúng ta ý niệm cụ thể về loại hình “thơ ngoài lời”.

“Thơ ngoài lời” của Trần Dần, Dương Tường có nhiều nét tương đồng với hình thức “thơ cụ thể” (concrete poetry) vốn không còn lạ lẫm trên thế giới nữa. Có quan niệm cho rằng có thể xếp loại hình thơ này vào một phạm trù rộng hơn là nghệ thuật khái niệm (conceptual art) mà trong lĩnh vực này, hành động sáng tạo còn quan trọng hơn cả kết quả sáng tạo và mục đích cao nhất của hành động sáng tạo là đặt vấn đề, buộc người ta phải nhận thức, xem xét lại những ý niệm vốn có về nghệ thuật. Bản thân tên gọi “thơ ngoài lời” đã khiêu khích những quan niệm đã định hình của người đọc về thơ. Tập Đàn của Dương Tường là thi phẩm chỉ có một chữ“Đàn” nhưng diện mạo của nó lại có nhiều biến thể khác nhau. Thông qua những nét vẽ cách điệu con chữ, tác giả muốn khơi gợi những chiều liên tưởng mà từ “Đàn”có thể mở ra, những ký ức ngôn từ tích đọng trong con chữ. Ví dụ, chữ “Đàn” được cách điệu hoá thành chiếc quạt, gợi người ta nhớ đến bài “Vịnh quạt” của Hồ Xuân Hương, xa hơn nữa, là những ý nghĩa văn hoá – tâm linh của chiếc quạt với tư cách là một biểu tượng. Như vậy, chữ “Đàn” là một liên văn bản, ý nghĩa của thi phẩm được mở ra từ tính chất liên văn bản ấy.

Từ việc mô tả trên những nét phác thảo những thể nghiệm cách tân của các nhà thơ theo dòng chữ nói trên, chúng tôi cho rằng điều quan trọng nhất mà những nhà thơ này đã làm được là họ đã buộc người ta phải lật lại, nhìn nhận lại những ý niệm tưởng chừng đã định hình vững chắc về thơ. Thơ bắt đầu từ ngôn từ, nơi từng con âm, từng nét chữ cũng có thể khơi dậy, nảy sinh ấn tượng thẩm mỹ. Đi sâu vào ngôn từ, nhà thơ cũng có thể nảy sinh, phát kiến những cách thức mới để kiến trúc câu thơ, bài thơ. Những tìm tòi, thể nghiệm của những tác giả này đã góp phần làm phong phú thêm cho diện mạo của thơ Việt đương đại.

Song vì sao những tìm tòi thể nghiệm ngày vẫn còn cách xa với công chúng đến vậy? Ngoài lý do bất cứ một hình thức nào phá vỡ những cảm quan cũ, nhất là cảm quan thẩm mỹ của con người đều không dễ được cảm thụ nhanh chóng đối với số đông, vấn đề, theo chúng tôi, còn nằm ở chỗ khác. Nhiều khi chính chủ trương “vị ngôn từ’ của những tác giả này đã khiến tác phẩm của họ gián cách với cuộc đời, với tất cả những trở trăn, nhức nhối và khát vọng của cõi nhân sinh – cái nhân tố tạo nên sức đồng cảm mãnh liệt của thơ ca. Thực tế cũng cho thấy, ở những tác phẩm quan trọng của các nhà thơ này như Jờ joạcx (Trần Dần), Bến lạ, Ô mai (Đặng Đình Hưng), Mea culpa (Dương Tường)… sự tân kỳ của hình thức thơ có thể làm người đọc thấy lạ, đặc biệt nhưng điều ám ảnh họ, vang vọng lâu dài trong họ lại là những chiêm nghiệm đau đớn, xót xa về phận người ẩn chứa trong câu chữ.

Có thể nói, ta đang được chứng kiến một sự biến động mạnh mẽ trong ngôn ngữ thơ Việt đương đại mà quan niệm nghệ thuật và thực tế sáng tác của những nhà thơ theo “dòng Chữ” nói trên là một trong số những mũi nhọn đột phá. Cơn biến động này cho thấy thơ ca đang muốn thay lớp áo đã cũ của mình, muốn tạo cho mình một diện mạo mới. “Cuộc đi tìm mặt” của thơ ca đương đại chính là nỗ lực tìm kiếm cho mình một thứ ngôn ngữ mới. Hành trình tìm kiếm ngôn ngữ mới bao giờ cũng phức tạp, cam go song vì thế, những nỗ lực đột phá của những nhà thơ có ý thức cách tân lại càng cần phải được tôn trọng, nhìn nhận thoả đáng.

Trần Ngọc Hiếu

Nguồn: Tham luận tại Hội thảo toàn quốc “Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” tại Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 26.4.2005. In lại trong Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 368-378.

________________________________________
[1]Lê Đạt: “Vân chữ”, phụ san Thơ số 1, báo Văn Nghệ số Xuân 2003
[2]Lê Đạt, tlđd.
[3]Lê Đạt: “Nhân con ngựa gỗ”, Bóng chữ, NXB Hội nhà văn 1994
[4]Lê Đạt: “Đừng tìm cách hiểu nghĩa thơ” (trả lời phỏng vấn), Báo Giáo dục & Thời đại, số 94, ngày 6/8/2002.
[5]Dương Tường: “Vật liệu của thơ là con âm” (trả lời phỏng vấn), Báo Sinh Viên Việt Nam, số Tết 2005.
[6]Lê Đạt: “Hãy tạo ra những lỗ tai mới”, Báo Văn Nghệ Trẻ số 17, 1997.
[7]Dẫn theo Nguyễn Hưng Quốc: “Đổi mới như một phiêu lưu”. Nguồn: http://www.tienve. org, 2003
[8]Xin trích một đoạn trong “Mấy ý nghĩ về thơ” của Nguyễn Đình Thi để tham khảo: “Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy” (Dẫn theo “Các nhà văn nói về văn” – NXB Tác phẩm mới, 1986).
[9]Roman Jakobson: “Thơ là gì?”, Trịnh Bá Đĩnh dịch, in trong Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Văn học, 2002.
[10]Văn Tâm: “Thể phách thơ Việt Nam – Khát vọng tự do” in trong tạp chí Kiến thức ngày nay, số 360, ngày 10/8/2000.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

V ư ợ t q u a t h ờ i - m ặ t - n ạ ?





Truyện ngắn



1*

Đại ca vung tay ra lệnh và hắn cũng là kẻ mẫu mực làm đầu:

-Từ nay, không cần mặt nạ. Đây này…coi, tự tao lột lấy.

Chúng bộ hạ giật mình kinh ngạc. Chưa kịp hiểu ất giáp gì nhưng vừa thấy rõ bộ mặt thật của “chúa thượng”, bọn tôi thần lập tức thi hành đồng loạt. Chúng cố không tỏ vẻ gì khác lạ. Từ lâu, cái lý-luận-không-bao-giờ-phổ-biến “cũng mặt rạch như nhau” đã ngầm gắn kết chúng như keo. Ít ra, nó đang giúp cả bọn “lờ đi” cơn choáng váng. Kết quả có lợi hay không mới là điều đáng kể?

Tự sờ vào “bản mặt lộ thiên”, đại ca minh bạch giáo huấn:

-Nay vàng thau quá rõ, không có chuyện lộn sòng như xưa. Mặt nạ nào cũng chẳng lừa thêm ai được. Xem ra, mọi cách kiểu đều đã “quê cơ”…nhàm chán.

Hắn tiếp tục truyền thụ:

-Bây giờ, tất cả “tự lột” để nâng cấp bản lĩnh. Không riêng gì các chú mày, qua việc nầy tao còn muốn gián tiếp bảo cho ai nấy đều biết: Đã đến lúc chúng ta “ăn hàng” công khai… Tóm lại, từ nay các chú mày “làm hàng” vô tư, không phải cần ngụy trang xóa vết. Kiểu cũ chỉ khiến các băng nhóm kẻ thù cười đểu. Giờ, hễ “cấn khàn” là “tái”. Các chú mày nhớ đủ chưa, hả? Mọi việc còn lại, phần tao…

Đại ca ngừng nói để “thổi kèn” chai uýt ky. Hắn phất tay chỉ đống mặt nạ dưới chân, bạnh mặt nói với lũ bộ hạ đang nín khe, học việc:

-Nghe đây, bất kỳ băng nhóm nào, dù thể hiện sớm nhất quyền lực “phủ sóng” nhưng xem ra vẫn chưa dám “chơi trội” liệng bỏ cả mặt nạ như tao, thủ lĩnh ấy chưa đủ tư cách để ngồi tổng đại ca. Ấy, nâng cấp để hiện đại hóa nghiệp vụ là không thể nào chậm trễ. Chiến lược mới, đến lúc tao cóc cần thứ “đồ nghề” lỗi thời, hèn kém. Nó phiền hà, phí thì giờ và “mất mặt” với những thằng đại ca khác.

-Vâng, thưa đại ca. Thế là từ nay chúng ta hoàn toàn không sợ lộ phải không ạ?

-Thằng ngu. Vấn đề đó quá xưa, cũ rích. Đã bảo ai cũng đã biết tỏng tòng tong…còn lo lộ quái gì, hả? Quyền mưu “nhất tiễn xạ song điêu” của tao để buộc lũ nạn nhân “bó phép” không “khổ nhục kế” chờ thời. Nhưng “vế” nầy cũng chỉ là chuyện “nhí” mà thôi. Quá nhỏ. “Vế” khác kia kìa…

Đại ca tỉ mỉ cắt giấy kiếng bọc xì gà bằng kéo mini mạ vàng tây, hắn ngạo nghễ gắn chếch lên môi. Xoạch một cái, đàn em nâng bật lửa. Nhìn vào làn khói phun ra thơm lựng, đại ca cứ cười gằn không thôi. Hắn lăm lăm mũi xì gà, cứ xỉa mãi vào những đối tượng ẩn hình nào đó:

-Quan trọng hơn trăm lần, là chấm dứt cơ hội băng nhóm khác mượn cớ để “quậy bèo” chơi đểu. Bọn bảo kê, bọn châm lửa các “nạn nhân con mồi” khi lần ra “đường cháy chậm” đến tao… Hừ, có đủ công lực như tao để sẵn sàng chơi ván bài lật ngữa chưa? Chúng nó phải trả lời hoặc “chờn” và lập tức “xếp giáp”… Đấy, thực ra thì kẻ thù nguy hiểm nhất chả mơ hồ xa lạ. Này các chú em, đây mới là cuộc thượng đài “mai hoa thung” đầy thách đố. Nó không có “vé” cho những thằng đại ca “què sách vở”, những thủ lĩnh võ biền chỉ biết liều thân cố mạng, những tên trọc phú “lên giàn” bằng nấc thang tủ két, hoặc bọn “đểu nông” chưa hề làm ruộng lấy một ngày lại “ăn có” toàn đẩy lưng người chăn trâu cắt cỏ. Chúng đều lết đi từ “đầu gối tới ngồi ngai”…Tất cả “hùm bà lằng” y hệt nhau, cùng một “tử huyệt”: Đều ngu dốt gặp thời, “ngáp ruồi” được quyền oai vị lớn. Chúng quá cần quân sư “thổi đít”. Cuối cùng thật nực cười, “họ Tào” nào rồi cũng không thoát khỏi tay “Tư Mã Ý”. Mưu “đoạt vốn” âm thầm treo ngay sau lưng chúng… Ha ha, những “con nọc đình làng” được tắm rửa, ăn cực no, nằm khềnh kêu eng éc để cuối cùng, đợi đến “mùa chọc tiết”.

Dí thật mạnh cho tắt ngấm mẩu xì gà đang hút dở, đại ca nghiến răng đứng bật dậy rời khỏi nệm ghế bành:

-Vì thế, tao đếch ham “lấn lưng” các đường biên giang hồ để chia chác thị phần như cũ. Nó mỏi mệt lôm côm, cóc nhái và rặc lũ kiêu căng xuẩn ngốc…Cú một, không chần chừ, tao phải cất cánh ngay từ đây để “đại bàng nhất thống”…Hừ hừ, chỉ an thân thủ phận, kế “ỷ giác” thôi hả? Chẳng khác gì cứ cong lưng “gom vốn” giúp người ta. Tất cả rồi sẽ dâng nạp, sẽ chẳng còn cái đếch gì ngoài phần thù lao đã nhận…Đù má nó!

Hắn trợn mắt “chơi” một đạp vào ghế bành sau lưng. Ghế bật ngữa. Mặc các đàn em lật đật lo dọn ngay và thay vào cái “hoành tráng” hơn, đại ca cứ “tọa” hẳn lên bàn:

-Đấy, mấy cái “bàn chông bọc nhung” khắc rồng chạm phụng. Ngồi lên để cuối đời đi “tàu suốt” không kèn không trống. Tao hả? Tao đếch mê làm “vỏ chanh vĩ đại”.

Đợi đại ca hạ hỏa, chúng bộ hạ chưa biết làm gì. Một thằng can đảm, vẫn không quên công việc:

-Đại ca “tới” hết chỗ nói. Còn cái “lý thuyết công khai” ra sao dạy đàn em “lận lưng” luôn thể.

Búng tay cái toạch, đại ca tỏ ý hài lòng:

-Lẽ tất nhiên, chú em. Lý thuyết mà không quyền lực, đấy chỉ là bùn lầy tăm tối. Quyền lực như ánh mặt trời chiếu đến đâu, nơi ấy lập tức xoay chiều “đủ bóng”. Hiểu không? Lập tức, ngay cả một bãi phân trâu bốc thối. Có thấy chưa? Đấy…

Hắn ta nheo mắt nhìn vào các đàn em như thôi miên. Đột ngột, đại ca thò tay vào bụng thằng gần nhất rút ra khẩu súng báng ngà. Ném lên bàn như một cục đất, đại ca hỏi trổng:

-Chó lửa chú mầy nổ đạn gì? Nói đi.

Gã cận vệ khúm núm, ánh mắt đầy hãnh diện:

-Vâng, nếu đại ca muốn. Tùy lúc thưa anh, nói chung đạn thì đồng, chì, thuốc mê hay độc dược xi-a-nua có tất…

-Tốt, đó là việc của chú mày. Còn đàn anh nổ đạn khác. Loại chỉ “bắn ngay vào giấy”, kí tên và “xịt đỏ”. Đây nầy…

Hắn rút túi, ném lên bàn cây bút. Cái vật nhỏ lăn lông lốc mấy vòng, tênh hênh bên chó lửa. Lập tức, gã đàn em đến nâng hai tay, đặt lên cao rồi lập tức lui xuống. Đại ca gật gù phán bảo:

-Quyền lực cũng chính là lý thuyết, khi ấy nó sẽ tự giải thích tất cả… Cái quyền lực ở đây, tao muốn nói là để sinh ra pháp luật chứ không phải làm ngược lại…Đừng có “lo bò trắng răng”. Tao lận lưng “lý thuyết tao muốn” chứ không phải các chú mày. Đơn giản đi. Chỉ gọi dạ bảo vâng là đủ. Nhất nhất…



2*

Hôm ấy, chúng đàn em cùng hân hoan đại tiệc, chào mừng một giai đoạn mới vừa kịp lúc ra đời. Giai đoạn mà “Hắc sử biên niên” biệt chú: “Vượt qua thời-mặt-nạ”.

Nửa chừng, giữa cuộc vui trong buổi sáng đầu tiên, trước khi lui gót - để gọi là bề trên quá rành tâm lý dùng người - đại ca buông lệnh “thả giàn 3 ngày vui chơi tại chỗ”.



3*

Xế chiều ngày cuối cùng cuộc “tam nhật đại tiệc”, đại đa số đều đã “lụy xà mâu” nhưng vẫn còn dăm ba tay gượng được. Chúng “hết món thi công” chỉ lè nhè tiếng được tiếng mất bên nhau. “Bãi tưới” ở đây “dán bùa” trăm phần trăm, bây giờ ngổn ngang như trận giặc càn qua.

Một đứa dựa tường, ngồi ôm mặt nạ:

-“Hở gió” rồi. Sao mầy? Riêng tao “nhột nhột” cái mặt mình…

Một thằng khác phá lên cười khật khưỡng:

-Quen vai không bỏ nổi hả? Lệnh lột xuống phải làm, nghe thằng con.

Giọng thứ ba thì thào xen tiếng “bass” ụa mửa:

-Tất cả… chỉ còn trong… kỷ niệm…

Tiếng thứ tư hét:

-Tao “bồi dưỡng” mày thêm câu…kỷ niệm phân vân…từng tứng tưng… phải quên đi hay vẫn còn nhớ mãi?

Giọng thứ năm lừ lừ sau một cú đấm oành vào vách:

-Sao lại “phân vân” hả thằng nào đấy? Xin lệnh đại ca, giải quyết hết phân vân.

Bỗng tất cả im bặt khi nghe hai chữ đại ca. Sau đó mùi khói tỏa ra từ đám cháy góc phòng. Là một gã khác đang thu gom và đốt đi từng mặt nạ… Cuối cùng, hắn ta đứng lên khuyến cáo:

-Không có chuyện quan trọng, đừng tùy tiện nhắc nhở đến đại ca. Chúng mày nghe đây, phiên tao nói. Lột mặt nạ xuống thì là hết chưa nhỉ? Lộ ra cái mặt người. Cái bản mặt cha sinh mẹ đẻ chứ gì? Chưa hết đâu…

Gã đốt mặt nạ điềm nhiên cúi xuống làm bộ dạng cong lưng. Hắn áp sát hai bàn tay xuống sàn:

-Thấy chưa, hả? “Mặt người” lòng thú cũng là thứ “mặt nạ trời sinh”, khỏi phải lột ra đeo vào xoành xoạch… Chúng mày cứ bàn nầy nọ làm gì? “Nhột nhột” cái đéo? Cốt thú nhưng “mặt người” sao lại bảo không còn mang mặt nạ? Loại siêu-mặt-nạ-tự-nhiên vẫn sờ sờ ra đấy… Coi.

Tất cả thao láo mắt trước hoạt cảnh đầy bất ngờ. “Thằng-bốn-chân” thỉnh thoảng lấy một tay bỏ sau mông đít làm đuôi ngúc ngoắc. Hắn, giọng thuyết kinh trên bục giảng:

-Nầy, bố bảo. Con thú tốt để luyện xiếc không thể nào là con thú thường suy tư, động não. Nó phải dừng, không có mom men qua biên giới “bọn người”. Ngoài quán tính vâng lời đã được thuần dưỡng từ “miếng ăn phủ sóng”, năng lượng cao hay thấp của “cốt thú” là ở cơ bắp và móng vuốt…

Thằng-bốn-chân ngừng. Hắn đột ngột gừ lên, há miệng nhe răng và chồm tới. Nghiêng cái đầu chút, ngoạm mạnh vào cần cổ một con mồi tưởng tượng…

Đứng dậy phủi tay tổng kết. Hắn “múa”:

-Ê, đó là bề trên chưa kịp dạy, nhưng tao đây đón ý: Đại ca muốn phán rằng, đã qua thời chúng ta mãi ôm đồm “mặt nạ giả”…Vốn đã sẵn “mặt nạ thật” nhưng từ lâu chưa từng ai chịu biết? Gẫm lại, chỉ thêm phần phiền toái.

Cả bọn ngớ ra, tỉnh người và ngơ ngác. Tất cả đều dè chừng, không còn lắm lời trước mặt “thằng-bốn-chân” vừa phát hiện. Bất ngờ, trong đám vẫn có đứa ngay lập tức “đón gió”. Gã nầy tươi nét mặt lên, hớn hở vỗ tay như trẻ nít:

-Thế mới biết đại ca không cần phải nói nhiều, do có người sẽ giải thích chi li… Rõ ràng hiểu đại ca đến thế là cùng.

Hất mặt nhìn đám đồng bọn đang “trụt lưỡi” ngồi im, gã nầy dõng dạc tán dương thằng-bốn-chân cú một:

-Ô kê, tất cả nghiêm chỉnh ngay. Tao nói nghe chưa, hả? Hãy cụng ly vì tương lai của siêu-mặt-nạ-tự-nhiên. Luôn thể để chúc mừng người có câu kinh điển mới “lên khung”…



4*

Vâng, thằng vừa hô hào cụng ly ấy ngoài cái tài nhanh nhạy như sóc, hắn ta còn có thêm thứ mũi cực thính của loài chó săn sục sạo, cái tai loài mèo, con mắt thâu đêm cú vọ và tất nhiên, kiêm cả não bộ tinh ranh loài chuột nhắt.

Xa xưa… các thiền sư từng dạy truy tìm khuôn-mặt-muôn-thuở-của-thế-nhân. Họ nói về “bản lai diện mục” như một cách ám chỉ “khuôn mặt đích thực, không giả trá”, khuôn mặt sơ khai, xa xôi nhất… Liệu rằng trong cuộc sống ngày nay, khi soi gương hằng ngày - có ai tự hỏi - đã “chính ta” ngay trước mắt hay chưa?



(Vườn tượng – 21/3/2017)

Trần Hạ Tháp

Mê hoang



Phạm Xuân Đài





NGHE TIẾNG NƯỚC CƯỜI

Mở cửa ra anh đất trời rất lạ
em đoán mùa hạ về với bình minh
áo cánh em phơi qua đêm ngoài giậu
con chuồn chuồn kim ghé xuống tỏ tình

Mở cửa ra anh xem mặt trời mọc
nhìn con sâu nhỏ đo đoá hồng vàng
nó cười cuộc đời chỉ trong gang tấc
sao lại tiếc nhau một chút mê hoang

Mở cửa ra anh đón vào mùa hạ
bàn ghế cong mình gỗ dương gỗ âm
nắng đã theo em vào sau cánh cửa
mùa hạ tung tăng trên cả chiếu nằm

Mở cửa ra anh quơ tay gọi gió
thả chân mặt hồ nghe tiếng nước cười
hai ta mỗi người một đầu mùa hạ
mình căng sợi nắng khai mạc cuộc chơi

Một bài thơ của thi sĩ Trần Mộng Tú, là một nỗi rạo rực, một cái gì ẩn kín vừa sống dậy, một vũ điệu tung tăng tinh quái chợt biến chợt hiện rất khó nắm bắt, nhưng vô cùng quyến rũ... Tôi tự nhủ: Bình tĩnh nào. Thơ Trần Mộng Tú tài hoa nhưng không bí hiểm, từ từ xem lại “cái đó” là gì...

A, cái áo cánh em phơi qua đêm... con chuồn chuồn kim ghé xuống... tỏ tình
Rồi lại cái gì đây nữa: Sao lại tiếc nhau một chút mê hoang, chao ôi !...
Đến bàn ghế trong nhà cũng thức dậy trong cơn động tình mà mùa hè đang thúc gọi bàn ghế cong mình gỗ dương gỗ âm
Và rồi đến cái thế giới “sau cánh cửa”, mùa hạ hay là cái gì tung tăng trên cả chiếu nằm ?
Không, tất cả chỉ là chuẩn bị, là khai tấu khúc cho nghi lễ này:
hai ta mỗi người một đầu mùa hạ
mình căng sợi nắng khai mạc cuộc chơi

Đỉnh điểm của bài thơ chỉ thực sự bắt đầu ở hai câu thơ chót, cuộc chơi chỉ bắt đầu trong chói chang mùa hạ, của ngoại giới lẫn tâm hồn và thân xác khi mình căng sợi nắng.

Nhưng trong toàn bài thơ đầy những từ ngữ ẩn dụ chuẩn bị cho khai mạc cuộc chơi, hai chữ mê hoang ở khổ thơ thứ hai theo tôi đóng một vai trò then chốt. Nó cũng chỉ là một ẩn dụ, nhưng ngầm chứa nhiều trạng thái, nhiều ý tứ phong phú đến độ như là một bảng chỉ đường vào cõi hoan lạc mà mùa hè vừa đột ngột mang về.


Cần xem lại ý tứ cả bốn câu của khổ thơ thứ hai.

Mở cửa ra anh xem mặt trời mọc
nhìn con sâu nhỏ đo đoá hồng vàng
nó cười cuộc đời chỉ trong gang tấc
sao lại tiếc nhau một chút mê hoang

Khởi đầu là “anh” mở cửa ra xem mặt trời mọc và gặp con sâu đo trên đóa hồng vàng. Sâu đo là loại sâu không có chân để bò; để di chuyển, nó uốn cong người lên rồi phóng cái đầu tới trước, cả thân hình nó lại nằm thẳng trên mặt phẳng, sau đó lại cong người lên và phóng tới, nó “đi” mà giống như nó đang đo khoảng cách vậy. Vì “khả năng đo đạc” ấy của con sâu, tác giả gán cho nó công việc đo thời gian, và kết quả là nó cười cuộc đời chỉ trong gang tấc, ngắn lắm.

Nhưng con sâu đo này cũng to gan thật, nó biết gì về gang với tấc mà dám bảo cuộc đời chỉ trong gang tấc ? Cả người nó, phóng một cái rồi nằm sóng soài ra, bất quá chỉ tiến được vài ba phân. Nhưng con sâu sẽ trả lời, công việc cả đời của tôi là đo, đo ngang đo dọc mãi thì còn chiều dài nào mà tôi không biết ! Cuộc đời ấy à, tôi biết rất rõ, chỉ là trong gang tấc.

Nhưng gang tấc là gì ?
Là những đơn vị đo chiều dài, ngày xưa. Tôi nhớ khi tôi còn nhỏ tôi có thấy cái “thước ta” trong nhà ông nội tôi, nó ngắn lắm, chỉ bằng độ 40 xăng-ti-mét của thước tây, trong đó cũng có chia ra từng tấc khoảng 4 hay 5 xăng-ti-mét. Tôi nhớ đại khái thế. Thời đó, khoảng năm 1944 tôi đi học trường làng, cả làng tôi hình như chưa có nhà nào biết dùng thước tây. Cô tôi có tổ chức mướn thợ về dệt vải và thao (một loại lụa thô) tại nhà, và tất cả sản phẩm đều được đo bằng thước ta.

Không phải nhà nào cũng có thước, tôi biết điều ấy vì thỉnh thoảng những nhà trong xóm khi có việc gì cần đo đạc thường đến mượn thước của cô tôi. Đấy là khi đo những vật cần chính xác, còn thông thường người ta chỉ đo bằng gang tay. Với bàn tay của mình, một người có thể có ba đơn vị đo lường: từ ngón tay cái, xòe thẳng ngón trỏ ra, khoảng cách đó là một gang; cũng thế, với ngón tay giữa, cũng một gang nhưng dài hơn một chút; gang dài nhất là từ ngón cái đến ngón út được xòe tối đa. Chẳng có quy định thống nhất một gang là dài bao nhiêu, đó là lối đo cá nhân, mỗi người dùng chính bàn tay của mình để đo hầu có một khái niệm khoảng cách cho riêng mình thôi. Với bàn tay của người Việt Nam, một gang trung bình là 20 xăng-ti-mét (20cm).

Trong cách đo này, hình như con người có mô phỏng thiên nhiên. Hãy quan sát một người đang đo chiều dài một cái bàn với bàn tay của mình : y hệt như con sâu đo. Thoạt tiên cũng khum bàn tay lại với ngón cái dí sát vào vật được đo, đó là hình ảnh con sâu đang cong mình lên sắp sửa phóng tới. Tiếp theo bàn tay xòe ra nằm bẹp xuống bàn, ấy là một gang tay đã được thực hiện, người ta đếm một. Rồi ngón cái di chuyển đến điểm mới, bàn tay lại cong lên và lại phóng tới, người ta đếm hai. Cứ thế, bàn tay khum lên rồi xẹp xuống, thoăn thoắt tiến tới cho đến lúc chiều dài của cái bàn được tính xong là bao nhiêu gang.

Và tiếng Việt có chữ kép “gang tấc” để chỉ một khoảng cách rất ngắn. Với người lính ở trận tiền thì “cái chết trong gang tấc”. Với hai người yêu nhau tuy phải cách xa nhau nhưng “trái tim chỉ trong gang tấc”.

Con sâu đo, dù chỉ đo bằng chính thân mình nhỏ bé của nó, cũng đã dám buông lời ngạo nghễ: nó cười cuộc đời chỉ trong gang tấc.
Nhưng cũng nhờ lời ấy của con sâu mà dẫn đến câu then chốt của khổ thơ “sao lại tiếc nhau một chút mê hoang” khi biết rằng chiều dài cuộc đời thật ra có được bao nhiêu đâu.

Mê hoang là một chữ của ngôn ngữ thơ, nó gợi lên một trạng thái khác thường trong đời sống của con người. Mê là ngược với tỉnh, thần trí lúc mê không còn sáng suốt mà ai trong chúng ta cũng đã trải qua, ví dụ mê ngủ, khi ốm nặng có thể rơi vào mê man, mê sảng không còn ý thức. Trong nghĩa rộng nó còn có nghĩa yêu mến một cái gì rất mãnh liệt, như say mê, đam mê một môn nghệ thuật, trong tình yêu thì có mê gái, mê trai, mê đắm...
Nhưng mê hoang là chữ ít gặp trong ngôn ngữ thường ngày, lại làm gợi lên một cảm xúc khác lạ nếu được đặt một cách đắc địa trong một ngữ cảnh văn hay thơ.

Nhưng hoang là gì? Hoang theo nghĩa thường dùng nhất là một nơi chốn không ai héo lánh tới, như đất hoang, nhà hoang; rộng hơn là vùng thiên nhiên chưa được khai phá như hoang dã, hoang vu; một cuộc sống chưa đạt đến chỗ văn minh như hoang rợ, hoang sơ; hoặc vi phạm vào một nề nếp của xã hội như người đàn bà không chồng mà có chửa thì gọi là chửa hoang, đứa con không thừa nhận là con hoang; một lối sống không theo giáo dục của gia đình thì gọi là hoang đàng.
Có nhiều cách dùng chữ hoang lắm, nhưng đại để là chỉ tình trạng chưa khai phá, chưa văn minh, hoặc không theo lề luật đã được mọi người công nhận.

Chữ hoang trong mê hoang có theo những cách hiểu vừa nêu không? Tôi nghĩ cũng theo nghĩa đó, nhưng lại nằm trong một lãnh vực và môi trường khác, ít ai để ý đến, đó là vùng tâm sinh lý của con người, đó là ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác.
Thật thế sao, trong con người chúng ta cũng có những chỗ hoang, vùng hoang sao?

Một quá trình dài trong lịch sử của mình, các dục vọng của con người được khuyến cáo, dạy dỗ, thậm chí bắt buộc phải kìm nén lại, vì hầu như nền văn minh cổ xưa nào cũng thấy tham vọng, dục vọng là cái xấu xa tội lỗi. Và cái được kiểm soát ngặt nghèo nhất lại chính là cái ham muốn mạnh mẽ nhất: tình ái, tình dục. Nhu cầu ấy bị cho vào khuôn phép, nhất thiết không được buông thả. Nhớ lại cách đây không xa lắm, chỉ mới trong nửa đầu thế kỷ 20 thôi, nền luân lý nho giáo ở Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ nam nữ như thế nào: nam nữ thọ thọ bất thân. Lớp người trẻ vừa lớn lên, nhất là người nữ, được dạy dỗ kỹ lưỡng tứ đức tam tòng, đã được chỉ định cách ăn mặc sao cho kín đáo, ngôn ngữ cử chỉ phải nghiêm chính không được lả lơi, và cuối cùng việc hôn nhân là phải “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” chứ không được tự do luyến ái.

Trong một nền giáo dục như vậy có nhiều nhu cầu tự nhiên của một con người mới lớn bị cấm đoán. Tình cảm tươi đẹp của người thiếu nữ bị chặn lại, có thể nói là bị khóa chặt lại: tâm hồn họ có một vùng hoang vắng họ không dám bén mảng vào. Thân thể một người con gái dậy thì có biết bao điều mới lạ xinh tươi họ phải nhốt lại với áo xống mớ ba mớ bảy: lại thêm một vùng hoang vắng được giáo điều tạo lập ra.

Mà không phải chỉ phái nữ. Chính tôi, từ khi là một thằng bé con cũng bị kiểm duyệt liên tục trong cuộc sống trong nhà. Không được nói tục thì hẳn nhiên rồi, lời ăn tiếng nói của “con nhà” thì phải tỏ ra có được dạy dỗ. Nhưng tôi còn bị theo dõi chặt chẽ ở một vùng ngôn ngữ khác là các bài hát, mà một đứa bé năm sáu tuổi chỉ suốt ngày nghêu ngao theo người lớn thôi. Tôi nhớ khoảng năm 1943, 44 hai bà chị của tôi hay hát Buồn Tàn Thu lắm, nhưng nếu tôi bắt chước :

Còn nhớ năm xưa
Kề má say sưa
Nhưng năm tháng qua dần
Mùa thu chết bao lần...

thì bị cảnh cáo ngay: “Ê, Minh. Không được hát câu đó.” Đó là lệnh, không tuân theo thì bị đòn, nên tôi tự động xa lánh những câu mà mãi sau lớn lên tôi mới hiểu tại sao tôi bị cấm: kề má say sưa là động tác ái tình. Thời đó hẳn nhiên các bà chị của tôi cũng chưa ai có kinh nghiệm kề má cả, nhưng các bà hiểu đó là cái gì nên không muốn cậu em 5 tuổi “biết về nó” quá sớm !

Ảnh hưởng của các cấm kỵ như vậy sâu đậm hơn là mình tưởng. Mãi về sau lớn lên, đã “hoang” nhiều rồi mà những cấm kỵ vẫn còn theo mình. Tôi nhớ trong đám cưới của anh Tạ Ký khoảng năm 1962 tại Sài Gòn (lúc đó tôi đã học năm thứ hai Đại học sư phạm tại Đà Lạt), tôi và một đám bạn bè làm ồn ào ở một bàn riêng biệt với những tiếng hô : “Một, hai, ba... Dô!” Bỗng tôi bắt gặp từ một bàn khác một cặp mắt nhìn tôi, hơi nhíu mày và lắc đầu nhè nhẹ. Tôi khựng lại ngay. Cặp mắt của anh Cao Huy Thuần. Ông bố của anh Thuần và bố của tôi là bạn cùng dạy tại một trường tiểu học thời chúng tôi còn nhỏ xíu, hai gia đình rất thân với nhau, cùng một nề nếp giáo dục như nhau, đến nỗi anh Thuần, hơn tôi vài tuổi, mấy mươi năm sau vẫn có thể “can thiệp, nhắc nhở” khi tôi lao vào chỗ nhậu nhẹt ồn ào ấy. Cái nhíu mày của anh có kết quả ngay lập tức, chứng tỏ cái mẫu số chung giữa anh và tôi về giáo dục gia đình vẫn còn nguyên ngay cả khi chúng tôi đã bước vào đời.

Dĩ nhiên một nền giáo dục chặt chẽ như thế có những cái hay và cái dở của nó. Nó tạo nên những con người tề chỉnh, nhưng ngẫm cho cùng, cũng nghèo nàn. Khi nhỏ tôi có sống ở thôn quê mấy năm, và tôi cũng làm bạn với những đứa nhỏ con các nông dân quen biết với gia đình tôi. Khi tôi đi học vỡ lòng tại trường làng thì những đứa bạn chơi đùa ấy của tôi vì nhà nghèo quá vẫn không được đi học. Và lắm khi tôi có cảm giác mơ hồ là tôi thèm sự hồn nhiên của chúng nó. Chúng tôi đã bày đủ trò chơi trong vườn nhà ông nội tôi, nào buôn bán, cúng tế (tôi biết những tiếng hưng, bái, bình thân là do đám bạn này), nhồi đất nặn tượng, biến chế những khóm mít hái trong vườn với muối và gừng vừa ăn vừa xuýt xoa chảy nước mắt... nhớ lại, đó là chuỗi thời gian hào hứng của tuổi thơ. Nhưng có một điều tôi không học được từ chúng, đó là cái ngôn ngữ nguyên sơ của chúng. Chúng gọi tên từng bộ phận trong cơ thể người nam và người nữ đúng với tên nguyên thủy; những cảnh giao phối của loài vật xung quanh chúng gọi bằng tên thật của động tác tự nhiên, không mắc cỡ, không ngập ngừng. Nhưng tôi thì chịu, không bao giờ có thể gọi theo chúng nó, dù là nói thầm trong miệng cũng không dám. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy về phương diện ngôn ngữ, tôi nghèo nàn hơn đám bạn thôn quê của tôi rất nhiều, tôi đã bị ngăn cấm, cản trở từ mọi phía để giữ tư cách “con nhà” của gia đình.

Đó là mất hay là được ? Sự cấm đoán đó từ nhỏ đã tạo nên bản chất thứ hai trong người tôi, cho đến bây giờ dù trưởng thành đã lâu và đủ tư cách để có những quyết định cho chính mình, có những ranh giới tôi vẫn không thể vượt qua. Có phải nhờ thế tôi có lối nói lối viết thanh tao hơn, và do đó rất có thể là nhạt nhẽo hơn so với nhiều cây bút khác ? Sự thanh tao trong ngôn ngữ có nhất thiết biểu hiện sự thanh tao trong tâm hồn tôi không ? Tôi nghi ngờ lắm ! Nếu tôi tự cho phép mình nói và viết một cách bỗ bã thì liệu điều tôi viết có đạt đến một cái gì đó có giá trị hơn không ?

Nói chung, những người trẻ tuổi khi lớn lên trong xã hội, cả nam lẫn nữ đều bị những điều kiêng kỵ như thế cả. Nhất là phái nữ, sự cấm kỵ nặng nề hơn phái nam nhiều. Kết quả là luôn luôn, cái kề má say sưa vẫn là hình ảnh tuyệt vời với họ nhưng nhiều khi vẫn làm họ đỏ mặt một mình. Một sự cấm kỵ truyền kiếp đã ăn sâu vào căn tính chúng ta như một huyền bí ẩn giấu rất khó bạch hóa bình thường trong cuộc sống. Nhờ thế sự sống hấp dẫn hơn chăng, huyền nhiệm hơn chăng ? Có phải chính vì thế một vùng trong linh hồn lẫn thể xác của chúng ta vẫn là hoang vắng như một ngôi đền linh thiêng vốn ít ai dám bén mảng vào ? Và danh tính của nó khi con người ghé mắt nhìn vào thì đó là cõi Mê Hoang, vừa mê cuồng, say đắm, vừa hoang dã hoang vu, càng sợ càng dấn bước vào...


Phút mê hoang chính là phút mà con người được giải phóng khỏi những cấm đoán o ép để sống thật với mình, sống thật với những vùng bấy lâu mình đã “bỏ hoang” chẳng cày xới. Tâm hồn sống với yêu đương, thể xác sống với đụng chạm, ôi những vùng đất hoang mới khai phá để thể nghiệm biết bao là say đắm, mình đang mê hay đang tỉnh đây?
Hai chữ mê hoang nghe như có ma lực của một hoan lạc vượt khỏi các câu thúc kéo dài quá lâu. Con sâu đo nó đang cười con người đấy :

nó cười cuộc đời chỉ trong gang tấc
sao lại tiếc nhau một chút mê hoang

Trần Mộng Tú khuyến khích chúng ta nên thành thật hơn với chính chúng ta. Những kiêng kỵ truyền kiếp phải được thu hẹp lại để thưởng thức “chút mê hoang” của cuộc đời. “Sao lại tiếc nhau” như một lời trách móc về thái độ quá rụt rè đối với cuộc sống, “chút mê hoang” ấy như một chén rượu nồng và ấm và ngọt ngào, hãy ngửa cổ cạn đi để thể hiện đầy đủ chính ta trong cuộc nhân sinh này.

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Phê phán Bốn Lý thuyết Báo chí









Jennifer Ostini và Anthony Y. H. Fung


(Người dịch Hà Hữu Nga)


Việc phân loại các hệ thống báo chí quốc gia trong 40 năm qua đều đã dựa trên công trình Bốn Lý thuyết Báo chí (Four Theories of the Press) nổi tiếng. Trong khi cách tiếp cận này đã bị các học giả quốc tế phê phán về chủ nghĩa duy tâm và tình trạng nghèo nàn của chủ nghĩa kinh nghiệm, nhưng nó vẫn còn được giảng dạy ở khắp nơi trong các khóa học báo chí giới thiệu trên cả nước và chỉ có ít lý thuyết gia tham gia vào việc xây dựng cơ sở lý thuyết vớinguồn dữ liệu trong các môi trường quốc tế. Mặc dù báo chí phụ thuộc vàobối cảnh và bị ràng buộc bởi cấu trúc báo chí và các chính sách của nhà nước, nhưng nó cũng còn là một sản phẩm văn hoá tương đối độc lập của các nhà báo chật vật xoay xở giữa tính chuyên nghiệp và sự kiểm soát của nhà nước.

Bài viết này đề xuất một mô hình mới kết hợp tính tự chủ của các hoạt động báo chí cá nhân vào các yếu tố cấu trúc chính trị và xã hội - tương tác có thể mô tả chính xác hơn các thông lệ báo chí theo trật tự quốc tế mới. Với sự hiểu biết về nền tảng của thực tiễn báo chí và các chính sách của nhà nước ở 4 quốc gia / thành phố, sự đa dạng của các phương tiện truyền thông đa quốc gia về một sự kiện cụ thể được thể hiện dưới ánh sáng của mô hình mới. Mô hình mới này giải thích các biến thể báo chí không thể bộc lộ rõ ​​ràng bằng cách sử dụng một mô hình báo chí chính sách nhà nước. Trật tự thế giới đã thay đổi rất nhiều trong thập kỷ qua. Khi mọi người kỷ niệm sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và hi vọng một thiên niên kỷ mới, có vẻ như có rất ít người đã suy nghĩ xem chúng ta có thể giải thích lại các trật tự xã hội, truyền thông và thông tin của chúng ta bằng cách sử dụng các lý thuyết và khuôn khổ mới. Nhiều khuôn khổ cũ - bao gồm cả các lý thuyết truyền thông như Bốn Lý thuyết - đã lỗi thời và không áp dụng được cho phân tích đương đại. Trật tự mới đã hủy bỏ quyền giải thích của các lý thuyết này. Chúng ta cần những ý tưởng mới để giải thích cho sự phát triển của các loại hình phương tiện truyền thông quốc tế hóa và đa dạng của chúng ta ngày nay. Các mô hình lý thuyết này phải vượt khỏi chính sách nhà nước vàphương thức định chuẩn của Bốn Lý thuyết như một quan niệm về việc “báochí nên là gì và phải là gì” (Siebert, Peterson, & Schramm, 1956).


Các mô hình lý thuyết không nên bị giới hạn bởi các quan điểm hệ tư tưởng thống trị và gắn với các khối lịch sử nhất định - cụ thể là các khối thuộc chủ nghĩa Cộng sản và Chiến tranh Lạnh - và sau đó trở nên trống rỗng và vô dụng với sự sụp đổ của các khái niệm này. Việc đưa ra mô hình các hệ thống phương tiện truyền thông sẽ cứu sống cuộc kiểm tra lịch sử và chủ nghĩa kinh nghiệm, cũng như việc giải thích đầy đủ cái trật tự mới kia chínhlà một mối quan tâm hệ trọng. Cần phải xem xét lại các công trình và khái niệm về các mô hình truyền thông trước đây và nỗ lực phát triển một mô hình mới để giải thích cho các hệ thống truyền thông toàn cầu ngày nay. Sau đó, sẽ đề xuất các ý tưởng, phương pháp kiểm nghiệm mô hình truyền thông này dựa trên phân tích nội dung bao trùm của truyền thông đa quốc gia vềmột sự kiện cụ thể.


Điểm lại lịch sử các mô hình truyền thông


Mô hình Bốn Lý thuyết là một sự kết hợp tuyến tính của hai chiều kích dựa trên các hệ thống nhà nước: độc đoán và tự do. Siebert (1956) đề cập đến chiều kích độc đoán như nguyên mẫu khởi thủy và phổ biến nhất của tất cả các chiều kích. Bằng cách đó, ông muốn nói rằng chiều kích này tiếp tục tác động đến thực tiễn báo chí ngay cả khi chính phủ có thể chính thức đưa vàocác hệ thống khác. Từ quan điểm về cấu trúc-chức năng luận, điều đó giả định rằng nhà nước có một sự quan tâm cơ bản trong việc duy trì và ổn định cơ cấu quyền lực có lợi cho mình. Trong mô hình này, lý thuyết tự do được coi là lý tưởng, trong đó chức năng chính của xã hội là thúc đẩy lợi ích của các cá nhân thành viên (Siebert et al., 1956, trang 40). Việc tuân thủ các lý tưởng tự do liên quan đến một sự ngờ vực bẩm sinh về vai trò của chính phủ và nhà nước. Giám sát nhà nước trở thành chức năng xã hội cơ bản của các phương tiện truyền thông (Wright, 1986). Mô hình Cộng sản Liên Xô được coi là một ứng dụng cực đoan của những ý tưởng độc đoán – trongđó, các phương tiện truyền thông hoàn toàn phụ thuộc vào các quyền lợi và chức năng của nhà nước. Mô hình trách nhiệm xã hội dựa trên ý tưởng chorằng các phương tiện truyền thông có một nghĩa vụ đạo đức đối với xã hộitrong việc cung cấp thông tin đầy đủ cho công dân để đưa ra các quyết định sáng suốt. Ngược lại, lý thuyết tự do lập luận rằng “công dân…có quyền không được cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lạc, nhưng giả định ngầm định đó là tính hợp lý của công dân và mong muốn của công dân về sự thật sẽ khiến cho công dân không được cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lạc” (Siebert và cộng sự, 1956, trang 101).

Xem xét lại mô hình Bốn lý thuyết

Tầm quan trọng của Kinh tế Chính trị: Lowenstein (Merrill & Lowenstein, 1971/1979) lập luận rằng mô hình Bốn Lý thuyết nguyên bản thiếu sự linh hoạt cần thiết để phân tích hệ thống báo chí hiện đại và đã mở rộng thànhmô hình Năm Lý thuyết bằng cách bổ sung thêm một thể loại dựa trên quyền sở hữu. Để mô tả chính xác hơn tình hình chính trị vào thời điểm đó, ông đã đổi tên mô hình Cộng sản Liên Xô là mô hình tập trung - xã hội trong ấn bảncuốn sách vào năm 1971, và đặt tên là độc đoán - xã hội trong ấn bản thứ hai. Bằng cách sử dụng thuật ngữ độc đoán - xã hội, mô hình của ông loại bỏ các ý nghĩa tiêu cực của nhãn Cộng sản và thay thế nó bằng một khái niệm liên kết nó với lý thuyết trách nhiệm xã hội. Lý thuyết trách nhiệm xã hội được gắn nhãn lại là tự do - xã hội như là một nguồn gốc từ lý thuyết tự do. Khái niệm tập trung - xã hội, trong đó một nhà nước hoặc báo chí công cung cấp nguồn lực để đảm bảo tinh thần hoạt động của triết học tự do, đã được sử dụng để mô tả thể loại mới thứ năm (Merrill & Lowenstein, 1971/1979, trang 164).


Việc bổ sung yếu tố thứ năm này dựa trên cấp độ quyền sở hữu cho phép phân loại các hệ thống báo chí dựa trên quyền sở hữu tư nhân, sở hữu nhiều bên, hoặc sở hữu của chính phủ. Tuy nhiên, nó không giải thích đượcsự khác biệt hoặc bổ sung thêm nhiều năng lực phân tích hơn vào các thểloại hiện có. Mô hình Bốn Lý thuyết nguyên bản dựa trên quyền sở hữu của báo chí cũng như các chức năng, và do đó, việc dán nhãn các thể loại quyền sở hữu rõ ràng của Lowenstein dường như lại trở nên vô dụng. Hachten (1981, trang 61) cũng đề xuất Năm Lý thuyết hoặc khái niệm về báo chíbằng cách nhấn mạnh vào chính trị và kinh tế: kinh tế chính trị độc đoán,kinh tế chính trị phương Tây, kinh tế chính trị cộng sản, kinh tế chính trị cách mạng, và kinh tế chính trị phát triển hay thế giới thứ ba. Quan niệm về chủ nghĩa độc đoán của Hachten tương tự như của Siebert et al. (1956) và Lowenstein (Merrill & Lowenstein, 1971/1979). Tuy nhiên, khái niệm phương Tây của ông bao gồm cả các mô hình tự do và trách nhiệm xã hội với đặc tính xác định là dường như không có các kiểm soát độc đoán của chính phủ (Hachten, 1981, trang 64).


Theo khái niệm Cộng sản, truyền thông là công cụ phục vụ như những công cụ mặc khải (bằng cách tiết lộ các mục đích và mục tiêu của các nhà lãnh đạo đảng) cũng như các công cụ thống nhất và đồng thuận (trang 67). Sự khác biệt chính giữa hệ thống độc đoán và Cộng sản là quyền sở hữu. Trong các hệ thống độc đoán, báo chí có thể được tư nhân sở hữu trái ngược với sở hữu nhà nước trong các hệ thống của Cộng sản. Hachten đã xác định khái niệm mang tính cách mạng như là truyền thông đại chúng bất hợp pháp và lật đổ bằng cách sử dụng báo chí và phát thanh truyền hình để lật đổ chính phủ hoặc kiểm soát quyền lực của những người cai trị bên ngoài, xa lạ(trang 69-70). Ông thừa nhận rằng các ví dụ về loại báo chí này khó xác định và chỉ gợi ý ví dụ về các hệ thống báo chí ngầm thời nước Pháp bị Đức quốc xã chiếm đóng (trang 70).


Cuối cùng, mô hình phát triển đã xuất hiện từ sự kết hợp của ý tưởng cộng sản, chống Hoa Kỳ và các lý tưởng về trách nhiệm xã hội (Hachten, 1981, trang 72). Hachten đã nhìn thấy đặc điểm nổi bật của khái niệm này như là một ý tưởng cho rằng các quyền cá nhân phải phụ thuộc vào các mục tiêu lớn hơn trong việc xây dựng quốc gia và do đó phải hỗ trợ chính quyền. Khái niệm này cũng được xem là phản ứng tiêu cực đối với mô hình phương Tây. Tuy nhiên, phân loại của Hachten không bao giờ đạt được sự phân biệt rõ ràng về các hệ thống báo chí, vì các chiều kích phân tích được xác định theocả hệ thống nhà nước (độc tài, phương Tây, cộng sản) và các chức năng của truyền thông (cách mạng và phát triển).


Akhavan-Majid and Wolf (1991) cho rằng sai lầm cơ bản của Bốn Lý thuyếtnguyên bản là nó đã bỏ qua vai trò tác động kinh tế trong các hệ thống truyền thông. Họ lập luận rằng một số yếu tố đã dẫn đến, không phải là sai lệch khỏi chuẩn mực tự do ở Hoa Kỳ, mà là những thay đổi cơ bản đối với cấu trúc truyền thông Hoa Kỳ, là thứ cần phải có một mô hình giải thích mới. Những yếu tố này bao gồm sự tập trung ngày càng tăng và tập hợp quyền sở hữu cũng như sự phụ thuộc của lý tưởng tính đa dạng và độc lập vàoviệc tìm kiếm sự đồng hợp và lợi nhuận (Akhavan-Majid & Wolf, 1991, trang 139). Thay vì mô hình tự do như sự giải thích cho các hệ thống truyền thôngHoa Kỳ, Akhavan-Majid và Wolf đề nghị một mô hình nhóm quyền lực ưu tú,được xem là đối lập với mô hình tự do. Lý do chính là truyền thông Hoa Kỳđược đặc trưng là tập trung vào các hệ thống truyền thông phụ, tích hợp với các nhóm quyền lực ưu tú khác (như doanh nghiệp lớn và tầng lớp tinh hoa quản lý của chính phủ) cùng luồng kiểm soát hai chiều giữa chính phủ và báo chí (trang 142). Những đặc điểm truyền thông này được coi là làm giảm sự đa dạng của các ý kiến, các đại diện và làm giảm vai trò giám sát của truyền thông.

Chủ nghĩa duy tâm và các lý thuyết báo chí

Nhiều lý thuyết báo chí đã phản ánh chủ nghĩa duy tâm phương Tây và vị thế vô địch của viễn cảnh dân chủ phương Tây. Công trình của Picard (1985) cũng không phải là ngoại lệ. Ông đã xem xét các thể loại quan hệ báo chí và nhà nước trước đây và thêm một khái niệm nữa, đó là lý thuyết xã hội chủ nghĩa dân chủ về báo chí. Lý thuyết này cho rằng mục đích của báo chí là tạo môi trường thể hiện quan điểm của công chúng và thúc đẩy các cuộc tranh luận chính trị và xã hội cần thiết cho sự phát triển liên tục của quản trị dân chủ (trang 67). Theo lý thuyết này, vai trò của nhà nước là đảm bảo khả năng sử dụng báo chí của công dân cũng như khả năng bảo vệ và quảng bátính đa nguồn và đa dạng truyền thông (trang 67). Akhavan-Majid and Wolf (1991, trang 141) coi mô hình của Picard như là một nỗ lực nhằm quy định phương tiện khôi phục các yếu tố dân chủ-tự do thiết yếu (đa nguồn, đa dạng, dễ tiếp cận và dễ tham gia của công chúng) vào hệ thống báo chí Hoa Kỳ. Picard lập luận rằng sự khác biệt cơ bản giữa lý thuyết này và các lý thuyết khác là lý thuyết xã hội chủ nghĩa dân chủ coi truyền thông như là các tiện ích công cộng hơn là các công cụ của nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân. Tuy nhiên, ông đã gộp các ý tưởng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm xã hội và tự do dân chủ vào lý thuyết phương Tây.

Cân bằng kiểm soát kết cấu và trách nhiệm cá nhân

Altschull (1984/1995) đã tiến xa hơn Bốn Lý thuyết. Mặc dù không muốn phân loại các loại truyền thông một cách giáo điều và cố gắng tránh những sai lầm mà các nhóm loại trừ lẫn nhau hoặc thấu hiểu tập thể, ông đã xác định ba thể loại truyền thông: thị trường, cộng đồng và tiên tiến (trang 419).Bằng những thuật ngữ đơn giản và lý tưởng hóa, các hệ thống thị trường hoạt động không có sự can thiệp từ bên ngoài - như là những kẻ dẫn chứng bằng các tài liệu của xã hội, chứ không phải là các tác nhân thay đổi. Các hệ thống Công xã cộng đồng phục vụ nhân dân bằng cách phản ánh mong muốn của một đảng chính trị hoặc chính phủ, chứ không phải là bản thân các tác nhân thay đổi. Trong các hệ thống tiên tiến, truyền thông có vai trò là đối tác của chính phủ (trang 426). Theo loại hình học truyền thông của Altschull, tất cả các hệ thống truyền thông đều tìm kiếm sự thật và cố gắng có trách nhiệm với xã hội. Chỉ trong các hệ thống thị trường thì truyền thôngmới được coi là không có vai trò giáo dục chính trị và văn hoá. Tất cả mọi hệ thống đều tìm cách phục vụ nhân dân nhưng theo những cách khác nhau. Hệ thống thị trường tập trung vào sự công bằng trong khi thực sự hỗ trợ chochủ nghĩa tư bản. Các hệ thống cộng đồng phục vụ bằng cách cố gắng sửa đổi các quan điểm để hỗ trợ cho học thuyết chính xác (p. 429), còn các hệ thống tiên tiến cố gắng thúc đẩy thay đổi và hòa bình. Altschull (trang 427) đã có đóng góp đáng kể trong việc xác định niềm tin về các hệ thống truyền thông như các bài viết về đức tin phi lý, không phải do lý trí, mà thường được tổ chức với niềm đam mê của những tín đồ thực sự. Do đó, rất nhiều vấn đề (đặc biệt là ở cấp độ quốc tế) không thể giải quyết được bởi vì đó lànhững mớ xung đột đức tin chứ không phải là lý trí.


Hạn chế của các mô hình trước đó


Vấn đề cơ bản với nhiều mô hình truyền thông được thảo luận ở đây là đơn thuốc mà các tác giả này cố gắng áp đặt cho các hệ thống hiện tại - nghĩa là họ cố gắng kê toa chứ không mô tả các hiện tượng xã hội bằng cách sử dụng một cơ sở thực nghiệm để điều tra. Các lý thuyết về báo chí từ Siebert et al. (1956) trở đi đã tập trung vào các lý thuyết có tính định chuẩn dựa trên cơ cấu truyền thông đại chúng truyền thống. Các lý thuyết định chuẩn thiếunăng lực giải thích vì chúng dựa trên những điều nên là như vậy, chứ không nhất thiết liên quan đến sự vật thực sự ra sao. Như đã thảo luận ở trên, mô hình Bốn Lý thuyết nguyên bản bị hạn chế bởi hệ tư tưởng và hoàn cảnh lịch sử khởi đầu của nó. Những thay đổi chính trị trên thế giới đã cho thấy các hạn chế về năng lực giải thích của mô hình. Ví dụ, Liên bang Xô viết đã không còn tồn tại và chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc rất khác với những tưtưởng Chiến tranh lạnh về Chủ nghĩa Cộng sản.

Ngoài ra, mô hình Bốn Lý thuyết (được phát triển trong bối cảnh phương Tây) đã đưa ra một phương thức tiến hóa trong đó các hệ thống báo chí sẽ chuyển từ chế độ Cộng sản qua độc tài đến chủ nghĩa tự do rồi tiếp đếntrách nhiệm xã hội. Định đề này đã bị thực tiễn chứng minh là giả, một chiều,tuyến tính, và phần nào chính tri thức luận dân tộc trung tâm đã làm sói mòncơ sở của mô hình. Các mô hình tiếp theo cũng dựa trên cùng một giả định,hoặc giống như vậy, chẳng hạn như mô hình phát triển chính trị của Hachten (1981), đều gặp phải những vướng mắc tương tự. Mô hình của Picard (1985) minh họa vấn đề tập trung độc quyền vào các mối quan hệ giữa báo chí và nhà nước. Cách tiếp cận này bỏ qua sự tương tác ở cấp độ vi mônăng động giữa các tổ chức, các nhà báo và nhà nước. Akhavan-Majid and Wolf (1991) đã cung cấp yếu tố thiếu hụt mang tính quyết định của kinh tếhọc cho mô hình nhưng lại được vận hành ở cấp độ vĩ mô chứ không phải làcấp độ phân tích vi mô. Việc xem xét về phương diện kinh tế học truyền thông là rất quan trọng để nhận thức được đầy đủ các hệ thống báo chí nhưng các hoạt động truyền thông, báo cáo phóng sự và các quyết định biên tập lại không hoàn toàn được quyết định bởi cơ sở kinh tế của các nhà tư bản và của nhà nước (Williams, 1977).


Việc tập trung chủ yếu vào nền kinh tế và nhà nước đã bỏ qua thực chất bán tự chủ của báo chí vốn cũng vận hành dựa trên tính chuyên nghiệp của bản thân lĩnh vực này. Mặt khác, theo cách tiếp cận tân Marxist, nền kinh tế báo chí cần được phân tích trong “trường hợp đầu tiên”, chứ không phải trong phân tích cuối cùng (Hall, 1982). Theo cách phê phán này, phân tích về nhà nước và nền kinh tế vẫn còn là một bước đầu quan trọng, nhưng không phải là mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu truyền thông. Trong một phân tích về kinh tế chính trị của báo chí, Murdoch (1982) gợi ý khả năng kết hợp cả mô hình “chủ định” và “các mô hình cấu trúc” (trang 118-150).


Bốn Lý thuyết về báo chí chỉ tập trung vào các nhân tố cấu trúc và bỏ quaquyền tự chủ cá nhân của nhà báo, tính chuyên nghiệp, và các giá trị lâu dài.Việc tập trung chủ yếu vào truyền thông truyền thống cũng loại trừ các loại hình truyền thông mới và các hình thức biến đổi của truyền thông truyền thống (McQuail, 1994). Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một mô hình mới gắn kết các yếu tố cấu trúc và thực tiễn chuyên môn trong khi vẫn cho phép tíchhợp các loại hình và cấu trúc truyền thông mới, và điều quan trọng là có thể kiểm nghiệm bằng thực nghiệm.


Đi tìm một mô hình truyền thông mới


Các yếu tố cấu trúc: Cũng như các mô hình trước, yếu tố cấu trúc chính sẽ được tính đến chính là hệ thống chính phủ với các phụ hệ thống kinh tế, chính trị và văn hoá. Các hệ thống chính trị khác nhau thường được dán nhãn chung là tư bản, xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoặc độc tài. Các nhãn tổng quát này không tính đến các biến thể của chủ nghĩa xã hội với tư cách là các cấu trúc kinh tế gắn liền với chính sách công và các cơ cấu chính trị của chính phủ; và các nhãn này cũng không tính đến dân chủ với các giá trị củachủ nghĩa tư bản và định hướng lợi nhuận của nó. Trong mô hình này, những ràng buộc về cấu trúc áp đặt cho báo chí và các nhà báo được thể hiện (như đề xuất trong nhiều mô hình khác) như một chiều kích: một cùng đích về quy mô được gọi là dân chủ và một cùng đích khác là độc tài. Dân chủ chỉ đơn giản được xác định trong bối cảnh truyền thông là tự do chính trị cho giới truyền thông tự do chỉ trích các chính sách của nhà nước và chủ yếu hoạt động không có kiểm soát của chính phủ trong một thị trường tự do tư tưởng, không loại trừ khả năng kiểm soát thị trường không nhìn thấy được. Chủ nghĩa độc đoán được xác định là một hệ thống thực thi sự tuân thủ nghiêm ngặt của giới truyền thông đối với chính quyền. Những trở ngại có thể là chính trị và kinh tế. Trong bối cảnh truyền thông đó, chế độ độc tài được vận hành như là sự kiểm soát chặt chẽ về nội dung của nhà nước và thiếu vắng tự do để công chúng chỉ trích chính sách của nhà nước.


Các yếu tố chuyên nghiệp: Chiều kích thứ hai của mô hình này đại diện cho các yếu tố chuyên nghiệp như là các giá trị báo chí cá nhân và sự tự chủ của cá nhân các nhà báo trong các cơ quan truyền thông. Các nhà xã hội học truyền thông Windahl và Rosengren (1976, 1978) cho rằng vấn đề chuyên nghiệp hóa có thể được tiếp cận bằng hai quan điểm chính: chuyên nghiệp hoá cá nhân và chuyên nghiệp hóa tập thể. Chuyên nghiệp hóa cá nhân là một hình thức xã hội hoá. Các cá nhân hành nghề truyền thông với tư cách cá thể nội tại hóa một quan điểm tích cực về giáo dục và đào tạo cho công việc, các yêu cầu đặc biệt để vào nghề, và quan niệm là nghề này phải được tự chủ và tự điều chỉnh. Chuyên nghiệp tập thể là một quá trình liên quan đến toàn bộ nghề nghiệp như vậy, và như là một lý tưởng phụng sự.Chuyên nghiệp hoá tập thể có các thuộc tính như sự tồn tại của một hiệp hội chuyên nghiệp, đào tạo các thành viên, bộ quy tắc ứng xử hoặc đạo đức, mức độ tự chủ, đòi hỏi độc quyền đối với một số loại hình công việc và sự thể hiện của một lý tưởng phụng sự. Mặc cho các quá trình xã hội hoá khác nhau, thì thế giới quan của cá nhân các nhà báo được nuôi dưỡng theo hai loại hình chuyên nghiệp vẫn không thể được cho là phù hợp với độc giả. Trong một số trường hợp, thậm chí còn tồn tại một sự khác biệt đáng kể giữa thế giới quan của các nhà báo và lập trường của giới truyền thông. Vì vậy, sự thể hiện có trong nội dung truyền thông chính là sự tương tác giữa các giá trị báo chí tập thể và cá nhân.

Các giá trị cá nhân chuyên nghiệp cụ thể được quan tâm ở đây bao gồm dưới góc độ chủ nghĩa bảo thủ - chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa bảo thủ được vận hành khi các nhà báo chống lại sự thay đổi nhanh chóng, tránh các thái cực, và ủng hộ hiện trạng xã hội. Theo nghĩa này, các nhà báo có thể hy sinhquyền tự trị và các giá trị nghề nghiệp của mình để phụng sự cho chính sách của nhà nước, cho lập trường truyền thông và quá trình xã hội hoá môi trường của họ. Chủ nghĩa tự do được vận hành khi các nhà báo ủng hộ thay đổi xã hội và cải cách xã hội, ủng hộ chủ nghĩa cá nhân, cạnh tranh và tự do ngôn luận (McQuail, 1994). Các nhà báo được cho là tự do gắn bó mạnh mẽ với thế giới quan riêng của họ, với quy tắc nghề nghiệp, và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của họ. Các hệ thống báo chí quốc gia có thể được phân loại là dân chủ-bảo thủ, dân chủ-tự do, độc tài-bảo thủ, hoặc độc tài-tự do.


Các hệ thống truyền thông bảo thủ-dân chủ là những hệ thống trong đó hệ thống chính trị thì dân chủ nhưng các giá trị chuyên nghiệp của đa số các nhà báo lại bảo thủ - nghĩa là hệ thống chuyên môn mà họ hoạt động nhấn mạnh đến việc ủng hộ hiện trạng xã hội. Ngược lại, trong một hệ thống dân chủ-tự do, bất đồng chính kiến ​​và tự do ngôn luận là những giá trị được hỗ trợ bởi cả hệ thống chính trị và các cá nhân các nhà báo trong hệ thống đó. Các hệ thống bảo thủ-độc đoán chính thức kiểm soát nội dung báo chí và các giá trị chuyên môn trong các tổ chức truyền thông ủng hộ cho các câu thúc như vậy. Các hệ thống độc tài-tự do là những hệ thống trong đó cácchính sách chính thức đàn áp những bất đồng quan điểm, nhưng các cá nhân trong các tổ chức truyền thông lại ủng hộ cải cách xã hội và thể hiện sựủng hộ đó trong thực tiễn báo chí.


Trường hợp kiểm nghiệm


Một nghiên cứu trường hợp đã được sử dụng để kiểm tra mô hình mới trong bối cảnh truyền thông thực sự đưa tin về một sự kiện cụ thể. Một đổi mới quan trọng là mô hình được kiểm nghiệm bằng cách sử dụng dữ liệu từ việc đưa tin quốc tế về một sự kiện chứ không phải là đưa tin thuần túy trong nước. Các yêu cầu cho việc lựa chọn sự kiện là nó được các phương tiện truyền thông của một số quốc gia khác nhau (hệ thống nhà nước) đưa tin,liên quan đến các giá trị báo chí của cá nhân các nhà báo và liên quan đến các nhà nghiên cứu. Sự kiện được chọn là cuộc tranh cãi năm 1996 giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quyền sở hữu quần đảo Điếu Ngư hoặc Senkaku ở Biển Đông Hải. Cuộc tranh cãi này đã dẫn đến những om sòmngoại giao và các cuộc biểu tình dân sự ở Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Những cuộc biểu tình địa phương này đã đụng đến các vấn đề chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quân phiệt của Trung Quốc và Nhật Bản - những vấn đề có thể được cho là liên quan đến các giá trị báo chí cá nhân. Mẫu bao gồm các loại tin tức báo chí từ Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, và Hoa Kỳ. Tin tức của truyền thông Mỹ cũng được bao gồm trong đóbởi vì các tác nhân chính - Nhật Bản và Trung Quốc - đã nhìn thấy những vấn đề hiện tại liên quan đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Thếchiến II.

Khi các mô hình phân loại trước đó của các hệ thống truyền thông quốc gia được xem xét, thì chỉ có rất ít hoặc không có chỗ cho sự biến đổi giữa các quốc gia không rơi vào mô hình Cộng sản Xô viết truyền thống của Liên Xô hay mô hình dân chủ phương Tây. Ngay cả khi các mô hình dựa trên các yếu tố kinh tế như của Altschull (1984) và Akhavan-Majid and Wolf (1991)cũng được đưa vào, thì truyền thông trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩalại được xếp vào cùng một thể loại mặc dù có sự khác biệt rõ ràng. Ví dụ, mô hình Bốn Lý thuyết đặt truyền thông Hồng Kông, Nhật Bản và Hoa Kỳvào cùng một thể loại, giống như các mô hình của Hachten (1981), Altschull (1984/1995), Akhavan-Majid và Wolf (1991). Mô hình của Picard (1985) nhóm các hệ thống truyền thông Hồng Kông và Nhật Bản vào cùng một thể loại với truyền thông Hoa Kỳ được xác định là phương Tây (sự kết hợp củacác mô hình trách nhiệm xã hội và các mô hình tự do).

Phương pháp


Nghiên cứu này dựa vào việc phân tích nội dung tin tức của truyền thôngHồng Kông, Nhật Bản, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ về vấn đề này trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 năm 1996. Mặc dù việc lựa chọn giai đoạn này là tùy tiện, vì phần lớn các sự kiện và các tin tức đã diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 9 khi tàu tuần tra của Nhật Bản ngăn cản các tàu Đài Loanđánh bắt cá trong khu vực gần quần đảo này, và ngày 26 tháng 9 khi một nhà báo từ Hồng Kông bị chết đuối trong khi một phần của một đội tàu Hồng Kông cố gắng tiếp cận các hòn đảo phản đối sự hiện diện của người Nhậttrên đó.


Mẫu. Tin tức của truyền thông ở Hồng Kông đã được mở rộng do tính chấtbức xúc của các cuộc biểu tình. Mẫu gồm bảy tờ báo Hồng Kông. Một loạt báo đã được lựa chọn để xem xét cả các chiều kích cấu trúc và cá nhân của mô hình. Các báo đó là tờ South China Morning Post, một tờ báo tiếng Anh có uy tín trước đây rất thân với người Anh nhưng hiện nay có xu hướng chấp nhận một giọng điệu trung lập; Nhật báo Phương Đông, một tờ báotiếng Trung nổi tiếng, thân Trung Quốc; tờ Minh Báo, đại diện cho báo chí trí thức bảo thủ; hai cái gọi là cơ quan Trung Quốc, Văn Hối Báo và Đại Công Báo; Apple Daily, một tờ báo lá cải nổi tiếng của Trung Quốc; và Tạp chí Kinh tế Hồng Kông, tờ báo phê phán công khai nhất ở Hồng Kông. Mẫu của Nhật Bản bao gồm hai tờ báo hàng ngày bằng tiếng Anh, Asahi Evening News và Japan Times.


Cả hai đều hướng tới các cộng đồng nói tiếng Anh trong nước, và cả hai đềuchuyển tải tài liệu được dịch từ các phương tiện truyền thông tiếng Nhật địa phương cũng như các tài liệu từ các hãng thông tấn quốc tế. Hiện tại mẫu Trung Quốc chỉ gồm China Daily. Tuy nhiên, đây là một nguồn quan trọng bởi vì nó là cơ quan thông tấn chính thức bằng tiếng Anh của chính phủ Trung Quốc. Hệt như vậy, các bài viết và ý kiến ​​trong đó đều được coi là thể hiện quan điểm ​​và chính sách của chính phủ khi chính phủ mong muốnchúng được thể hiện cho cộng đồng nước ngoài cả trong và ngoài Trung Quốc. Mẫu Hoa Kỳ bao gồm các bài viết từ New York Times, Wall Street Journal, Minneapolis / St. Paul Star Tribune, Associated Press, và Financial Times-Scripps Howard News Service.


Lược đồ mã hóa được phát triển để kiểm tra thái độ chung về bài báo; các chủ đề bài báo; bài báo coi cái gì là các vấn đề liên quan; những ai được coi là các tác nhân chính; cấp độ hành động liên quan, tức là nó có được coi là một hành động của nhóm quốc tế, của chính phủ, cá nhân, hoặc hành độngchính trị hoặc xã hội hay không; và giải pháp đề xuất và tác nhân, có nghĩalà, những người được xem là đủ điều kiện để hành động trong tình huống này. Các bài báo cũng được mã hoá cho sự vi phạm chính trị của họ, nếu có, và vị trí của bài viết trong báo. Độ tin cậy của bộ mã hóa Intercoder đối với mẫu Hồng Kông là 87%.

Các kết quả

Thái độ và chủ đề là những thành phần quan trọng của mô hình vì chúng đã làm sáng tỏ các yếu tố chuyên nghiệp. Bằng cách sử dụng một mô hình có tính đến đạo đức chuyên nghiệp cá nhân bên cạnh các yếu tố cấu trúc, có thể tạo nên một bức tranh rõ ràng hơn dựa trên hoạt động thực tế của các hệ thống truyền thông. Bằng cách sử dụng các mô hình đã thảo luận trước đó trong bài báo, thì truyền thông Hồng Kông và Hoa Kỳ tương tự nhau trên cơ sở các yếu tố cấu trúc. Trong khi các chiều kích cấu trúc của các quốc gia được kiểm nghiệm được giả định và phân loại theo các thể loại khác nhau (như độc đoán hoặc dân chủ) theo các mô hình khác nhau, thì các chiều kích chuyên môn và cá nhân không được thể hiện trong các mô hình này.Các dữ liệu làm sáng tỏ những chiều cạnh cá nhân và chuyên nghiệp này vàcác mối liên hệ của họ với chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa tự do.


Thái độ. Chủ nghĩa bảo thủ được vận hành trong bối cảnh thái độ chung trong các thông cáo báo chí về tranh chấp quyền sở hữu quần đảo Điếu Ngư / Senkaku được xác định là có thái độ ủng hộ chính quốc gia của mình và chống lại các quốc gia khác. Nhìn vào dữ liệu hỗ trợ cho quốc gia của mình và thể hiện thái độ tiêu cực đối với các nước khác, thì Trung Quốc và Nhật Bản là những nước bảo thủ nhất, với Hồng Công ít bảo thủ hơn, và Hoa Kỳ không hề bảo thủ. Tuy nhiên, khi trường hợp ngược lại được kiểm định(chống lại một quốc gia và ủng hộ một quốc gia khác) thì các khác biệt trở nên ít rõ ràng. Việc đưa tin ở cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy không có thái độ tiêu cực đối với đất nước của chính mình và cũng không thái độ ủng hộ nước khác. Kết quả của Hoa Kỳ có thể được giải thích bởi 100% các bài viết đều trung lập; có nghĩa là, ở đó không có chuyện xác định lập trườngủng hộ hoặc chống đối. Điều thú vị là mặc dù phần lớn kết quả cho thấy các phương tiện truyền thông Nhật Bản là bảo thủ, thì 9,75% các bài báo có chứa tình cảm chống Nhật Bản.


Chủ đề. Trong bối cảnh nhận thức về chủ đề của vấn đề, chủ nghĩa bảo thủ gắn liền với ý tưởng về chủ quyền, yêu sách lịch sử và nghĩa vụ đạo đức. Trên cơ sở này, các phương tiện truyền thông Trung Quốc và Nhật Bản xếp hạng là bảo thủ hơn các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ và Hồng Kông. Chủ nghĩa tự do gắn liền với những ý tưởng về các yêu sách hiện đại và chính trị, các khái niệm về nghĩa vụ xã hội và nhận thức về vấn đề này như là một vấn đề cá nhân. Trên cơ sở này, truyền thông Hoa Kỳ được xếp hạng là tự do nhất, tiếp theo sau là truyền thông Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông. Tuy nhiên, nếu một thể loại quan tâm cá nhân duy nhất là chủ đề chính bị cô lập khỏi các thể loại khác, thì truyền thông Hồng Kông và Hoa Kỳ xếp hạng là tự do nhất. Điều này rất quan trọng bởi vì chủ nghĩa cá nhân là một các xác định chính của quan niệm về chủ nghĩa tự do.

Tác nhân chính. Hai loại nữa được xem xét cùng nhau vì chúng đo lường các giá trị cá nhân của nhà báo bằng cách sử dụng cùng một quá trình vận hành của chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa tự do. Các thể loại này là những nhận thức về các tác nhân chính về vấn đề và cấp độ hành động. Chủ nghĩa bảo thủ có liên quan đến ý tưởng về chính phủ là tác nhân chính trong các tình huống xã hội và chính trị, còn chủ nghĩa tự do thì gắn liền với những ý tưởng về các nhóm xã hội hoặc chính trị cũng như các cá nhân là những tác nhân quan trọng. Trong danh mục các tác nhân chính, thì truyền thông Trung Quốc và Nhật Bản là những người bảo thủ nhất, tiếp theo sau là các thành viên của truyền thông ở Hoa Kỳ, sau đó là Hồng Kông. Tuy nhiên, theo quy mô tự do, thì truyền thông Mỹ tự do nhất, tiếp theo sau là Nhật Bản, Hồng Kông và Trung Quốc. Trong hạng mục kiểm nghiệm cấp độ hành động, thìtruyền thông Nhật Bản và Trung Quốc là bảo thủ nhất, sau đó là truyền thông của Hoa Kỳ và Hồng Kông. Tuy nhiên, nếu các yếu tố liên quan đến chủ nghĩa tự do được coi là cùng một mô thức xảy ra như trong thể loại tác nhân, thì truyền thông Hoa Kỳ xếp hạng là tự do nhất, theo sau là Nhật Bản, Hồng Kông, sau đó là truyền thông Trung Quốc.


Hãng. Về thể loại hãng, chủ nghĩa bảo thủ có liên quan đến việc duy trì nguyên trạng và việc chấp nhận hãng thuộc về quốc gia của riêng mình.Hãng được xác định ở đây là thứ mà quốc gia được coi là có đủ điều kiện hành động. Chủ nghĩa tự do gắn liền với việc coi hãng thuộc về các tác nhânkhác ngoài quốc gia của mình. Về thể loại này, truyền thông Trung Quốc và Nhật Bản hầu hết đều coi hãng là thuộc quốc gia của họ, trong khi truyền thông Hồng Kông và Hoa Kỳ ít coi hãng là thuộc quốc gia của họ. Ngược lại, truyền thông Hoa Kỳ và Hồng Kông coi số lượng hãng lớn nhất thuộc về các quốc gia khác. Do đó, truyền thông Hoa Kỳ và Hồng Kông tự do hơn so vớitruyền thông Trung Quốc và Nhật Bản.


Thảo luận

Dựa trên những kết quả này, có thể xác định rõ các thái cực bảo thủ và chủ nghĩa tự do của các nhà báo. Rõ ràng là các giá trị của các nhà báo Mỹ như được thể hiện trong việc đưa tin bài liên quan đến cuộc tranh cãi về quyền sở hữu quần đảo Điếu Ngư / Senkaku là tự do, trong khi giá trị của các nhà báo Trung Quốc là bảo thủ. Truyền thông Nhật Bản rõ ràng là ít bảo thủ hơn truyền thông Trung Quốc, trong khi phần lớn các thể loại đều bảo thủ hơn truyền thông Mỹ và phần nào bảo thủ hơn truyền thông Hồng Kông. Bằng cách sử dụng mô hình kết hợp các giá trị báo chí và các hệ thống nhà nước,cũng như các dữ liệu thu được từ nghiên cứu trường hợp, thì các hệ thống truyền thông của Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và Hoa Kỳ có thể được phân biệt như thể hiện trong hình 2. Dữ liệu phân biệt rõ ràng các quốc gia có cùng các yếu tố cấu trúc nhưng trong đó cá nhân các nhà báo lại hoạt động theo các cấp độ tự chủ chuyên nghiệp khác nhau. Hệ thống Nhật Bản được cho là bảo thủ-dân chủ, trái ngược với hệ thống dân chủ-tự do của Hoa Kỳ. Truyền thông Trung Quốc là một hệ thống bảo thủ-độc đoán so với hệ thống tự do-độc đoán của Hong Kong. Điều này tương phản mạnh mẽ với cách thức mà các mô hình trước đây từ Bốn Lý thuyết trở đi đều có xu hướng nhóm các hệ thống truyền thông Hồng Kông, Nhật Bản và Hoa Kỳ với Trung Quốc được thể hiện như là một sự tương phản rõ ràng, hoặc hoàn toàn bị bỏ qua. Ngoài việc đưa ra một cấp độ khác biệt lớn hơn giữa các hệ thống truyền thông, thì mô hình này cung cấp một mối liên hệ giữa các yếu tố cấu trúc và thực tiễn chuyên môn thiếu hụt trong các mô hình định chuẩn trước đó, là những mô hình quy giản độ bao phủ của truyền thông thành một chiều kích cấu trúc duy nhất.


KẾT LUẬN


Việc nghiên cứu so sánh các hệ thống truyền thông và sự phát triển các phương trâm của báo chí có lịch sử lâu dài trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Dominick (1994) cho rằng đó là vì ý nghĩa của các mối quan hệ tự dogiữa chính phủ và giới truyền thông. Trong bất kỳ phân tích nào về các hệ thống quốc gia, thì các cấu trúc và thể chế truyền thông của họ cũng nhưcác mối quan hệ với các cấu trúc kinh tế và chính trị phải là một phần của bức tranh vì những mối quan hệ và cấu trúc này đều hợp thành một thể thống nhất với nội dung, việc phân phối và tiếp nhận thông tin trong một xã hội. Các mô hình trước đây mô tả hoặc lý thuyết hóa các hệ thống truyền thông quốc gia đều đã giới hạn năng lực phân tích của họ bằng cách nhấn mạnh đến đặc điểm Chiến tranh Lạnh của các hệ thống chính trị. Các mô hình kết hợp các quan điểm kinh tế đã làm tăng năng lực phân tích của các mô hình này nhưng lại bỏ qua những tác nhân thực sự tham gia vào quá trình sản xuất của truyền thông. Việc kết hợp các hệ thống giá trị của các nhà báo cá nhân như là một cấp độ phân loại cho phép phân biệt giữa các quốc gia mà nếu không sẽ được phân loại tương tự dựa trên cơ sở nhà nước hoặc hệ thống kinh tế. Mô hình mới này kết hợp các chiều kích tự chủ báo chí cá nhân và các cấu trúc của chính sách nhà nước. Do đó làm tăng sự hiểu biết về các hệ thống báo chí và các xã hội tạo ra các hệ thống này.


Vẫn còn một câu hỏi chủ chốt là: Cách tiếp cận này có thể được khái quát hóa qua các vấn đề, truyền thông và các quốc gia hay không? Các lý thuyết của các hệ thống báo chí quốc gia vẫn chủ yếu chỉ là lý thuyết; có nghĩa làcác cấm đoán mang tính phương châm và định chuẩn. Bằng cách sử dụng phân tích nội dung của tin tức truyền thông về một sự kiện thực tế, mô hình mới này đã vượt qua được các cấm đoán để mô tả và phân tích thực nghiệm. Báo chí vẫn là trung tâm điểm vì về phương diện truyền thống,chúng liên quan chặt chẽ với cơ cấu quyền lực chính trị và thể hiện rõ ràng các ràng buộc về thể chế và cơ cấu khác nhau đang hoạt động để sản xuất tin tức. Mặc dù là nghiên cứu xuyên quốc gia và khảo sát lịch sử, nhưng báo chí vẫn là nguồn có thể tiếp cận dễ dàng nhất cho nghiên cứu của chúng tôi, mô hình được đề xuất cho phép phân tích các hình thức và cấu trúc truyền thông cụ thể khác trong chừng mực hai cấp độ phân tích không phải là phương tiện phụ thuộc. Tức là các hệ thống nhà nước hoạt động ở cấp chính trị trên các hệ thống truyền thông, và các giá trị báo chí được kết hợp với nhà báo cá nhân chứ không phải dựa vào bản thân phương tiện. Do đó, mô hình này có thể áp dụng dễ dàng trong các bối cảnh truyền thông và quốc gia khác, nơi mà các vấn đề tồn tại vượt qua các ranh giới quốc gia đó.

Tương tự, quá trình vận hành của chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa tự do đềudựa trên các giá trị báo chí cá nhân vượt xa phạm vi của những vấn đề cụ thể. Nghĩa là, phương pháp được sử dụng ở đây có thể được sử dụng hầu như với bất kỳ vấn đề nào, miễn là một loạt tờ báo của mỗi quốc gia (hoặc các phương tiện truyền thông khác) và một loạt các bài báo từ mỗi tờ báo (hoặc các phương tiện khác) được kết hợp vào mô hình để giảm hiệu ứng khác biệt do những khác biệt về báo chí cá nhân và cho phép phân tích các điểm tương đồng và khác biệt ở cấp quốc gia. Để nghiên cứu thêm, cần áp dụng phương pháp và mô hình cho các vấn đề khác nhau trong một nhóm quốc gia để xem liệu những phân biệt có được có đảm bảo được các vấn đềxuyên suốt không.
___________________________________________


Nguồn: Ostini, Jennifer and Anthony Y. H. Fung (2002). Beyond the Four Theories of the Press: A New Model of National Media Systems. Mass Communication & Society, 2002, 5 (1), 41–56.


Tài liệu dẫn


Akhavan-Majid, R., & Wolf, G. (1991). American mass media and the myth of libertarianism: Toward an “elite power group” theory. Critical Studies in Mass Communication, 8, 139–151.


Altschull, H. (1995). Agents of power: The media and public policy. New York: Longman. (Original work published 1984)


Dominick, J. R. (1994). The dynamics of mass communication. New York: McGraw-Hill.


Hachten, W. (1981). The world news prism. Ames: Iowa State University.


Hall, S. (1982). The rediscovery of ideology. In J. Curran, M. Gurevitch, & J. Woollacott (Eds.), Mass communication and society (pp. 56–90). London: Edward Arnold.


McQuail, D. (1994). Mass communication theory: An introduction. London: Sage.


Merrill, J., & Lowenstein, R. (1979). Media, messages and men: New perspectives in communication. New York: Longman. (Original work published 1971)


Murdoch, G. (1982). Large corporations and the control of the communications industries. In M. Gurevitch, T. Bennett, J. Curran, & J. Woollacott (Eds.), Culture, society and the media (pp. 118–150). London: Methuen.


Picard, R. (1985). The press and the decline of democracy: The democratic socialist response in public policy. Westport, CT: Greenwood.


Siebert, F., Peterson, T., & Schramm, W. (1956). Four theories of the press: The authoritarian, libertarian, social responsibility, and Soviet communist concepts of what the press should be and do. Urbana: University of Illinois.


Williams, R. (1977). Marxism and literature. Oxford, England: Oxford University Press.


Windahl, S., & Rosengren, K. E. (1976). The professionalization of Sweden journalists. Gazette, 22(3), 140–149.


Windahl, S., & Rosengren, K. E. (1978). Newsmen’s professionalization: Some methodological problems. Public Opinion Quarterly, 55, 466–473.


Wright, C. R. (1986). Mass communication: A sociological perspective (3rd ed.). New York: Random House.