Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

MCT lá kim-giá 450k

MCT lá kim-giá 450k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Phán tăng đồ 判僧徒


Thơ » Việt Nam » Lý » Đàm Dĩ Mông





判僧徒


方今僧徒頗與夫相半。自結伴侶,妄立師資,聚類群居,多為穢行。或於戒場精舍公行酒肉,或於禪房凈院私自奸淫。晝伏夜行,有如狐鼠。


敗俗傷教,漸漸成風。此而不禁,久必滋甚。



Phán tăng đồ


Phương kim tăng đồ phả dữ dịch phu tương bán. Từ kế bạn lữ, vọng lập sư tư, tụ loại quần cư, đa vi uế hành. Hoặc ư giới trường tinh xá công hành tửu nhục, hoặc ư thiền phòng tịnh viện tư tự gian dâm. Trú phục dạ hành, hữu như hồ thử.


Bại tục thương giáo, tiệm tiệm thành phong. Thử nhi bất cấm, cửu tất tư thậm.



Trong Việt sử lược còn ghi lại một lời tâu này của ông với vua Lý Cao Tông về việc hạn chế nhà chùa và bắt các sư sãi hoàn tục. Lời tâu này giúp hiểu thêm về những cuộc đấu tranh tư tưởng giữa Phật và Nho trong giai đoạn này.


Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977





Bản dịch của Phạm Tú Châu


Hiện nay, số sư sãi đã gần ngang với số phu dịch. Tự kết bè lũ, lập càn thủ lĩnh, tụ họp thành bầy, làm nhiều việc xấu. Hoặc ở nơi giới trường, tinh xá mà công nhiên rượu thịt; hoặc ở chốn tăng phòng, tịnh viện mà tiêng tự gian dâm. Ngày ẩn tối ra, như phường cào chuột.


Bại hoại phong tục, phương hại giáo lý, dần dần đã thành thói quen. Nay không cấm đi, lâu ngày càng tệ.


Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Sam Hương - giá 650k

Sam Hương - giá 650k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Hông ngọc-giá 500k

Hông ngọc-giá 500k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

MÓN QUÀ CỦA THƯỢNG ĐẾ












Bóng tối há miệng sổ sàng
thả mù sương bàng bạc
tội lỗi nhởn nhơ bước ra
từ da thịt đàn bà
mùi rơm rạ giục giã
khát thèm
ảo giác
thôi thúc đặt môi hôn
chảy tràn lừa lọc
loài côn trùng rên rỉ
thỏa mãn
cuộc truy hoan
cô độc

Mặt trời bật khóc
rơi những bông hoa tuyết rạng ngời
trên đôi môi người thiếu phụ
đỏ ửng
hừng đông
nụ cười tinh khiết
niềm tin
ấm áp
hương tình tỏa lan
dịu dàng
gọi mời hôn phối
đơn côi

Ông già noel hứng khởi tặng quà
cho những đứa trẻ mới vừa sinh ra




















Văn chương thiếu tính chuyên nghiệ

Lê Hoài Nam

(Tham luận tại Hội nghị nhà văn khu vực phía Bắc, tháng 10 năm 2008)

Khoảng dăm bảy năm trở lại đây, trên các bãi cỏ lăn cỏ lác hoang vu hai bên bờ con sông Ninh Cơ quê tôi, tự dưng mọc lên những cơ sở đóng tàu sông biển, mật độ ngày càng dầy, tính đến cuối năm 2007 đã có tới 40 cơ sở, xí nghiệp. Vào buổi tối nọ, một vị lãnh đạo tỉnh kéo tôi lên mảnh sân thượng tầng ba của một toà nhà ven sông, chỉ tay về phía những "hoa lửa hàn" sáng loà hai bên bờ sông, ông nói với tôi: "Anh thấy đấy, công nghệ đóng tàu sông biển hiện nay là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh ta, nó sẽ làm cho tỉnh ta thịnh vượng, cất cánh." Ông nói thế thì tôi cũng biết thế, chứ tôi chưa yên tâm lắm về sự lạc quan quá sớm của ông. Và quả thật, chỉ chưa đầy một năm sau, nghĩa là vào thời điểm tôi đặt bút viết bài tham luận này, hầu hết các cơ sở sáng loà ánh lửa hàn ấy sập tối om om vì đã ngừng sản xuất, những con tàu đang đóng dở dang giờ nằm trơ dưới nắng mưa như những bộ xương khủng long thời tiền sử. Công nhân thôi việc hàng loạt chuyển đi tìm việc khác. Nhiều cơ sở đã bắt đầu tính đến chuyện bán sắt vụn, giải thể.

Nguyên nhân dẫn đến thảm trạng trên, có thể phân tích dài dài, nhưng cái căn nguyên cốt lõi nhất, ôm trùm nhất là ngành công nghiệp và thương mại đóng tàu của chúng ta còn thiếu tính chuyên nghiệp. Cái sự thiếu tính chuyên nghiệp được thể hiện ở sự hiểu biết chung về ngành tàu thuỷ trên thế giới, về dự báo nhu cầu thị trường, ở trình độ thiết kế và thi công, ở khả năng cạnh tranh và sự rủi ro có thể gặp v.v...

Văn chương của chúng ta hiện nay, thôi thì cái mặt hay ho của nó chúng ta đã nói nhiều rồi, còn cái mặt dở thì mặt dở nổi cộm nhất, dễ nhìn thấy nhất, ấy là sự thiếu tính chuyên nghiệp. Cái sự thiếu tính chuyên nghiệp nó diễn ra từ thủ đô cho tới các tỉnh, nó có cả trong những hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và cả những cây bút chưa hội viên, song ở các tỉnh hiện trạng này thấy rõ hơn cả. Thực ra, nhờ những cơ may trong lịch sử mà vào các thế kỷ trước ở các tỉnh từng sinh ra và dung dưỡng khá nhiều nhà văn nhà thơ tên tuổi. Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hàn Mặc Tử, kể cả Nam Cao. Chưa bao giờ những người này ngồi ở thủ đô mà viết văn. Họ sinh sống và viết văn trong những cái làng nghèo đồng chiêm (Nguyễn Khuyến, Nam Cao) và ở các thành phố, thị xã tỉnh lẻ (Tú Xương, Hàn Mặc Tử). Nhân vật trong thơ Nguyễn Khuyến, trong truyện ngắn, tiểu thuyết Nam Cao toàn là nhân vật thật hoặc nguyên mẫu người thật sống ở hai cái làng đồng chiêm của hai ông. Nhân vật của Tú Xương cũng rặt người thật ở cái thành phố tỉnh lẻ Nam Ðịnh. Nhưng ở những gì họ viết ra, ta thấy cái tính chuyên nghiệp của ngòi bút rất cao. Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở sự am tường cái nghề văn họ đang theo đuổi, ở tầm hiểu biết văn hoá nhân loại và thẩm thấu chiều sâu văn hoá dân tộc, ở khả năng sáng tác phong phú, dồi dào, bút pháp điêu luyện, thể hiện những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, hữu dụng cho cuộc sống, được đông đảo bạn đọc đón nhận.

Nhưng những năm gần đây, hẳn là do cái nhịp sống ở các tỉnh có sự o bế, trì đọng, nhôm nhem nào đó, nó kích cầu cho cái quan niệm xấu đều hơn tốt lỏi - một quan niệm được sinh ra từ môi trường văn hoá tiểu nông - có điều kiện hiện diện, bùng phát, chi phối đời sống văn nghệ. Cái sự xấu đềuđầy tính tự phụ nó sẵn sàng cầm chân những ai đứng cao hơn nó kéo tụt xuống cho bằng hoặc thấp hơn nó. Nó đắc ý, hả hê khi thấy người khác kém cỏi hơn nó, bất hạnh hơn nó. Vì thế, khi cái sự xấu đều lấn sân thì đương nhiên cái sự tốt lỏi khó sống, bị rẻ rúng. Sự sáng tạo trong âm thầm cô đơn, vốn là bản chất của nghề văn, luôn phải dè chừng với thứ văn hoá đám đông xấu đều huyên náo, làm mưa làm gió.

Thử làm một phép so sánh: cách đây khoảng 20-25 năm, một Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) địa phương mỗi năm chỉ in được dăm bảy cuốn sách, chục cuốn là nhiều. Còn bây giờ một năm cái Hội ấy in vài chục đầu sách là chuyện "nhỏ như con thỏ". Vậy ai dám nói văn chương ngày nay mất mùa, chỉ là nói càn! Cách đây 20 -25 năm mỗi năm một Hội VHNT tỉnh chỉ kết nạp dăm bảy người, bây giờ mỗi năm vài ba chục người mà xem chừng đám đông ôm hồ sơ xin vào Hội vẫn còn xếp hàng rồng rắn! Ai dám bảo Hội VHNT các tỉnh bây giờ trì trệ, biến tướng biến chất, chỉ là hạng nói nhảm! Biến tướng biến chất mà người ta lại tha thiết xin gia nhập thế đông đúc à!

Vâng, hội viên đông gấp bội, sách ra nhiều gập bội, chỉ có điều phần lớn cái gọi là tác phẩm văn chương ấy nếu không nhạt nhẽo thì lại giáo điều, hoặc vay mượn của người này người khác một cách lộ liễu, sống sít; thậm chí nó sặc mùi hủ lậu. Nó hủ lậu vì nó phơi ra những điều đã quá nhàm chán, cũ kỹ, mốc meo, tù túng, không còn một chút giá trị dung dưỡng trí tuệ, nâng giấc tinh thần con người. Và đương nhiên nó không còn giữ được vai trò góp phần to lớn vào công tác chính trị tư tưởng của Ðảng như hiện nay một số người vẫn còn tự huyễn hoặc.

Cũng là dễ hiểu, bởi lâu nay ở tỉnh rất hiếm những người viết xuất hiện trong tư thế của một trí thức, theo đúng nghĩa của khái niệm này. Các sinh viên từ tỉnh ra Hà Nội học và tốt nghiệp trường viết văn cũng không thấy trở về chốn cũ nữa. Xung thêm vào làng văn nghệ tỉnh thường chỉ thấy 2 loại người:

Một, đấy là những người không có công ăn việc làm hoặc không biết làm việc gì thì tìm đến với cây bút, bởi vốn liếng bỏ ra mua cây bút rất rẻ, kẻ hành khất cũng có thể mua một lúc vài ba cây. Loại người ít vốn này rất cần xin gia nhập Hội VHNT, để được đầu tư tiền in sách, được nổi danh. Loại người này coi tổ chức Hội như một cái phao cứu sinh của đời mình.

Hai, đấy là những người từng có những cương vị không to thì nhỏ trong guồng máy công chức nhà nước. Nhưng khi còn đương chức, anh ta (chị ta) mải mê phấn đấu cho những tham vọng chẳng liên quan gì đến văn chương cả; chỉ đến khi về hưu, sức khoẻ và tinh thần đều đã suy giảm, lại bị hẫng hụt, cô quạnh, họ mới tìm đến với văn học. Họ quan niệm, khi còn sung sức có quyền có tiền rồi thì khi về già phải kiếm thêm cái danh nữa, cho dù là cái danh hão, mới đáng mặt một kiếp người hạnh phúc viên mãn. Mà cái danh thì Hội VHNT chính là chỗ dễ kiếm nhất.

Cả hai dạng người ấy tìm đến với văn học, có thể có người đã có sẵn một chút năng khiếu trời cho hoặc tích tụ được một chút vốn sống thực tế ở xã hội, nhưng về mặt văn hoá, kiến văn, bút pháp hầu như chưa chuẩn bị được gì. Có người trong đời còn chưa từng đọc một cuốn văn học dịch, không thuộc một câu trong Truyện Kiều, hoàn toàn xa lạ với những khái niệm “hiện sinh”, “hiện thực huyền ảo”…, dù những khái niệm này với thế giới, không còn là mới nữa.

Những năm gần đây, trong hàng ngũ lãnh đạo các Hội VHNT tỉnh, những người không làm văn chương đông dần lên, những người làm văn chương ít dần, nhất là người làm văn chương có tính chuyên nghiệp vào thời điểm này đã trở nên rất hiếm hoi, thì đó lại càng là một môi trường màu mỡ cho đám đông văn chương nghiệp dư bành trướng, sinh sôi.

Viết nghiệp dư, nhưng đã là hội viên của Hội VHNT thì không thể không viết. Viết ào ào. Viết như búa bổ. Viết nhảm, viết nhạt, viết thô thiển, hủ lậu, nhưng vẫn được in. Mỗi Hội VHNT tỉnh đều có một tờ tạp chí, được kinh phí nhà nước hỗ trợ, nếu không in tác phẩm của hội viên thì in của ai? Mà đã in thì coi như những tác phẩm ấy được thừa nhận, chí ít thì cũng trong phạm vi một tỉnh một vùng (cho dù ở khá nhiều tỉnh hiện nay, tờ tạp chí văn nghệ in ra chủ yếu dùng để tặng nhau, mà tặng nhau trong giới, chứ tặng người ngoài giới chưa chắc họ đã có thời gian để đọc).

Dăm bảy năm nay, các Hội VHNT địa phương lại có thêm một nguồn đầu tư gọi là tài trợ sáng tác từ chính phủ, rót qua Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp VHNT Việt Nam, rồi cơ quan này có trách nhiệm phân bổ về các tỉnh. Hội nào ít cũng được vài ba trăm triệu; Hội nhiều thì bảy tám trăm triệu một năm. Cứ đều đặn rót về. Cái khoản "lộc nước" này tuy không lớn nhưng nó cũng đủ độ kích thích nguồn cảm hứng sáng tác ghê gớm. Có người sắp đến kỳ tiền rót về mà trong tay mới có dăm cái truyện ngắn, là phải vội vàng tăng tốc viết cho nhanh thêm vài ba cái nữa, in thành tập cho kịp lọt vào danh sách tài trợ. Có người in tập thơ mà non nửa số bài trong tập đã từng in ở các tập năm trước, dĩ nhiên là cũng nhằm mục đích ẵm khoản tiền tài trợ. Một miếng giữa làng hơn một sàng giữa chợ, vạ gì không in. Nhưng chỉ in 500 cuốn, thậm chí 200 hoặc 100 cuốn đủ tặng người thân và làm "chứng chỉ" quyết toán cái món tài trợ. Sách in ra, công chúng lạnh nhạt, trong giới cũng thờ ơ; để xua bớt cái không khí buồn tẻ ấy liền nặn ra cuộc hội thảo, cơ hội ngàn vàng cho các tác giả tự thể hiện mình và tâng bốc nhau. Các bài tâng bốc ấy lại được in "thâm canh" trong tạp chí văn nghệ. Tự lừa phỉnh mình và phỉnh nịnh lẫn nhau cũng là một nhu cầu tinh thần có thật trong văn giới thời nay. Chỉ công chúng độc giả là thua đơn thiệt kép, họ chẳng đón nhận được một chữ nào có giá trị từ những "nhà văn nghệ sĩ" ấy.

Rồi cứ 5 năm một lần, những "nhà" ấy lại được thêm một khoản "lộc nước" nữa, đó là giải thưởng văn học nghệ thuật. Giải thưởng này thường được mang tên một địa danh nổi tiếng hoặc một danh nhân văn hoá, văn học sáng giá. Mỗi lần như thế vài ba chục cuốn sách được trao giải, nếu tính cả các bộ môn khác như hội hoạ, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc... thì số "nhà" được giải lên tới bảy tám chục, thậm chí hàng trăm. Tiền giải thưởng chẳng đáng kể gì nhưng được cái tiếng thơm lưu danh thiên cổ!

Cái bằng công nhận giải thưởng thiết kế rất to. Có nơi làm to hơn cả cái bằng khen của chính phủ. Có nơi thiết kế hoa văn cổ kính như cái sắc chỉ vua ban cho kẻ sĩ thời xưa. Chất liệu của bằng là giấy cup-sê cứng, bóng láng, lồng trong khung kính mạ vàng, có thể lưu giữ được hàng trăm năm.

Nhiều lúc tôi cứ vơ vẩn tự hỏi, không hiểu một, hai trăm năm sau, con cháu chúng ta nhìn những tấm bằng giải thưởng rồi dò tìm đọc những tác phẩm được giải ấy, mới vỡ nhẽ ra những thứ được giải ấy toàn là hàng thứ phẩm, nếu không muốn nói là hàng dởm, họ sẽ nghĩ sao về văn chương thời chúng ta đang sống?

Mỗi lần tự hỏi như thế tôi lại bật ra tiếng cười. Miệng bật ra tiếng cười nhưng hai khoé mắt lại lăn ra những giọt lệ.

Khi viết bài này, tôi hoàn toàn không có ý chê bai hay khinh khi cái sự nghiệp dư trong văn chương, bởi có ai cầm bút trở thành nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp mà không phải trải qua cái thời đoạn nghiệp dư kia chứ. Nhưng nếu bằng lòng với tính nghiệp dư, đẩy tính nghiệp dư trở thành lực lượng nòng cốt, chủ đạo, thành phổ biến, chi phối đời sống văn học của cả một địa phương, một vùng đất, thì lại là điều đáng lo ngại, là một hiện tượng xã hội rất không bình thường.

Thị trấn Liễu Ðề, tháng 10 năm 2008

Một Câu Nói Ngây Thơ Của Đứa Trẻ Đã Làm Thay Đổi Vận Mệnh Của Cả Nhà







Chỉ một câu nói hết mức hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ đã khiến người cha giật mình suy ngẫm, sau đó vận mệnh nghèo khổ của cả nhà mau chóng được thay đổi. Vì sao lại như vậy?


Cổ nhân nói “quân tử thận độc”, chính là nhắc nhở chúng ta khi đối mặt với chính mình, cần phải chính trực, quang minh, tấm lòng bình thản không lay động. Có một câu chuyện được lưu truyền, kể rằng một gia đình nọ, cuộc sống rất nghèo khó, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm ra vườn rau nhà người ta hái trộm. Một đêm nọ, anh ta mang theo cả con trai của ông ta đi trộm đồ ăn, lúc này, đứa trẻ thật thà nói một câu, đã cải biến vận mệnh cả nhà cậu.


Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:“Cha..cha.., có người nhìn thấy kìa”.


Cha của cậu kinh hãi, ngó nhìn bốn phía, hoảng hốt hói: “Người đó ở chỗ nào?”. Đứa trẻ vừa chỉ tay lên trời, vừa trả lời: “Cha! Cha xem, là mặt trăng đang nhìn cha đó!”.


Người cha này nghe con trai nói vậy, đầu tiên thì cảm thấy sững sờ, tiếp đó lại cảm thấy hối hận vì hành vi của mình. Có chút hụt hẫng nhưng lại có chút vui mừng, vì thế anh lặng lẽ dắt tay con trai đi về nhà. Dọc đường về, anh ta thầm nghĩ: “Trộm cắp là gây nghiệp rất lớn, có lẽ là ông trời từ bi, mượn miệng con trai để giúp mình tỉnh ngộ, từ nay phải sửa sai hướng thiện thôi!”.


Ngạn ngữ có câu: “người đang làm trời đang nhìn, thiện ác khác nhau ở một niệm”. Trong câu chuyện, người cha kia đã suy nghĩ lại, vậy đã xảy ra chuyện gì tiếp theo?


Nguyên là, chủ nhân của vườn rau vì thường bị mất trộm, tức giận vô cùng, đêm hôm đó đã sớm núp ở phía sau để rình bắt kẻ trộm. Lão nghĩ thầm tên trộm này thật đáng ghét, nhất định phải tóm gọn. Khi ông ta nhìn thấy có kẻ trộm lẻn vào, đang định hô hoán bắt trộm thì nghe được câu nói của đứa trẻ, nhất thời cũng sững người.


Ở dưới ánh trăng, ông chủ vườn rau nhìn thấy gương mặt của tên trộm, biết gia đình hắn là nghèo khó trong thôn. Nhìn thấy hai cha con hắn lặng lẽ dắt nhau rời đi, ông ta cũng bất giác ngẩng đầu nhìn ánh trăng mà im lặng không nói gì.


Về nhà ông chủ vườn rau đem chuyện này kể với vợ, vợ ông nói: “Mặt trăng kia chẳng phải cũng đang nhìn ông sao?”.
Cả đêm hôm đó, ông chủ này trằn trọc không sao ngủ được. Đến trưa hôm sau ông ta chạy đi tìm hai cha con ăn trộm kia, nói: “Này anh kia, nhà của ta hiện đang cần tìm thêm người làm, anh có thể làm được không? Ngoài tiền công, còn có thể cho anh một ít đồ ăn mang về nhà”.
Như vậy là một cơ hội việc làm tốt, có thể mang đến no ấm cho cả nhà nay đã được đáp ứng rồi.


Đêm hôm đó, người cha nghèo kia nắm tay con trai, lặng lẽ ngồi ngắm trăng, bỗng đứa trẻ nói:“Ôi.. cha nhìn xem! Là trăng đang cười kìa!”.


Lúc này ở nhà ông chủ vườn rau, ông ta cũng đang cùng vợ ngồi ngắm trăng, ông nói với vợ:“Chưa bao giờ từng cảm giác thấy mặt trăng đang nhìn mình, xem mình đang làm việc gì, hôm nay thử xem sao… Ôi! Bà xem trăng đang cười kìa!”.


Trong lịch sử cũng có một câu chuyện xưa, “Chuyện trong đêm có bốn người biết”. Kể rằng giữa sau thời Đông Hán, triều chính ngày càng hủ bại, quan lại tham ô. Thái thú triều Hán là Dương Chấn khi nhậm chức thái thú Kinh Châu, từng đề bạt tú tài Vương Mật làm quan huyện Xương.


Về sau có một lần Dương Chấn đi ngang qua huyện Xương, Vương Mật vì cảm kích cái ơn đề bạt của ông, ngay lúc nửa đêm đặc biệt đem 10 cân vàng đến để tạ ơn Dương Chấn. Dương Chấn đã cự tuyệt phần hậu lễ này. Vương Mật nói: “Bây giờ đêm đã khuya, sẽ không có ai biết chuyện này đâu, xin ông hãy nhận lấy”. Dương Chấn đáp rằng: “Trời biết, Đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại nói là không ai biết? Ông hãy đem số vàng này về đi”. Vương Mật rất xấu hổ mà đem số vàng này trở về.


Cho dù là ban đêm, bạn đang làm chuyện gì, đừng nghĩ rằng chỉ mình bạn biết, mặt trăng trên bầu trời cũng đang mở to hai mắt đang nhìn bạn đó!

Bảo An, dịch từ NTDTV

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

PHONG TRÀO CHỐNG CỘNG VIỆT NAM ĐANG THAY ĐỔI THEO HƯỚNG NÀO?


Những tổ chức, hội đoàn tư xưng là thuộc “phong trào dân chủ Việt Nam” đều tuyên bố rằng mình đang tiêu tiền ngoại bang để tạo ra sự thay đổi cho đất nước. Vậy phong trào này đang thay đổi ra sao? Nếu nó thay đổi theo hướng tiến bộ, người ta còn có thể tạm tin vào tuyên bố này. Nhưng nếu phong trào ngày càng thoái hóa đi, thì hiển nhiên nó không có tư cách nói về sự thay đổi và không nên động tay vào tiến trình thay đổi của đất nước. Ốc không mang nổi mình ốc thì đừng nên gánh việc thiên hạ.
Trong thực tế, dưới đây là những hướng thay đổi đang tiếp diễn một cách bền vững trong phong trào chống Cộng Việt Nam:
1. Thế hệ tôn thờ lí tưởng biến mất, thế hệ tôn thờ tiền bạc, danh tiếng lên ngôi
Thế hệ tôn thờ lí tưởng của phong trào chống Cộng Việt Nam đã khép lại khi Mẹ Nấm Gấu, nhân vật cuối cùng còn chút lí tưởng trong phong trào, hết thời và bị bán đứng. Lúc này, phong trào hoàn toàn nằm trong tay những cái mồm chỉ mở ra vì tiền và tiếng tăm. Nếu nhóm Cây xanh Hà Nội không trở thành một trường đào tạo viết hồ sơ xin tiền, trung tâm môi giới tiền tài trợ và đường đến sứ quán, liệu có còn một “thanh niên dân chủ” nào sót lại bên cạnh Đoan Trang không? Câu hỏi thừa: Thảo Gạo đã bỏ dở ngay khi một lực lượng bên ngoài cho cô ta cơ hội đạt được địa vị và tiếng tăm ngang bằng với Trang sau vài năm phấn đấu. Nếu không có tiền và lệnh của Hội Thánh, liệu có giáo dân nào đi biểu tình trong vụ cá chết không? Và nếu không đạt chỉ tiêu bán hàng chính trị đa cấp để tạo ảo tưởng cho mỗi thành viên về tầm ảnh hưởng vĩ đại của mình, liệu nhóm Bạn Tương Tri của Nguyễn Tiến Trung có còn tồn tại?
Tôi thách những nhà chống Cộng chủ chốt còn sót lại, dù là ở nước ngoài và không bị đe dọa bởi an ninh, dám bạch hóa tài chính. Chắc chắn họ không dám, bởi nếu làm vậy, họ sẽ gây thất vọng ghê gớm cho đám đông nhẹ dạ đang tin nghe theo.
Giải Nhân quyền năm nay là cột mốc hiện rõ đã thoái hóa của phong trào chống Cộng, từ những người thờ lí tưởng thành những người thờ tiền. Trong khi giải thưởng của mọi năm trước đều được trao cho những nhân vật cộm cán vừa có ít nhiều thực quyền, vừa có tiếng trên truyền thông, thì giải năm nay lại chỉ được trao cho những con tốt mà có hay không tồn tại cũng chẳng ảnh hưởng nhiều lắm. Như phân tích của bài trước, rõ ràng giờ đây, chỉ còn những con tốt trong phong trào tỏ ra trung thành với lí tưởng nhân quyền, còn các nhân vật có tí tiếng, tí miếng đều đã chuyển sang trung thành với thứ khác.
2. Phong trào ngày càng tập trung về mặt quyền lực
So với những năm trước, số vụ tranh chấp tiền, quyền công khai trong phong trào chống Cộng năm nay đã giảm hẳn. Tuy vậy, đừng nghĩ thay đổi này xuất phát từ việc những người chống Cộng đã trở nên tử tế hơn. Trong thực tế, vẫn có những sự vụ thể hiện từng làn sóng đấu đá ngầm, như cuộc tranh giành nhân lực khiến Thảo Gạo bỏ Đoan Trang theo Trịnh Hội, hay tiến trình bán đứng Mẹ Nấm Gấu, khiến 10 000 đô tiền tài trợ của Vũ Đông Hà được sang tên. Nói cách khác, tranh tiền đoạt quyền với đồng chí, đồng đảng vẫn là một công tác hàng ngày của các nhà chống Cộng lớn ở Việt Nam. Có điều cuộc xâu xé này đang được tiến hành ngày một tàn khốc hơn, tập trung hơn, ngầm ẩn hơn, như một kết quả của tiến trình mà quyền lực trong phong trào chống Cộng Việt Nam được tập trung hóa. Giờ đây, cuộc tranh chấp diễn ra giữa những sứ quân cát cứ - mà tất cả đều có sẵn cả dòng tiền, danh tiếng lẫn mối quan hệ với nước ngoài, thay vì giữa những cá nhân lẻ tẻ, và nhiều khi vô danh tiểu tốt như trước đây. Những nhân vật không có đủ tố chất để diễn xuất như một “nhà hoạt động” chuyên nghiệp và làm hàng trước mắt phương Tây cũng đã bị gạt hẳn khỏi cuộc tranh chấp.
Chi tiết này thể hiện một thực tế quan trọng. Đó là khi quyền lực trong phong trào chống Cộng ngày càng được tập trung, nó cũng ngày càng rơi vào tay các nhà tài trợ phương Tây, và rời xa tầm tay người Việt. Nói cách khác, cuộc tranh chấp quyền lực trong phong trào chống Cộng Việt Nam đã trở thành cuộc thi lấy lòng các nhà tài trợ ngoại quốc.

3. Phong trào đã tự từ bỏ chính danh
Dù vẫn luôn miệng chửi Cộng sản không có chính danh, trong thực tế, những người chống Cộng Việt Nam đã tự từ bỏ tính chính danh của chính bản than họ. Ngày nay, trừ những nhân vật hải ngoại và vài thành phần tiểu tốt trong nước, tuyệt đại đa số những nhà chống Cộng không còn dám công khai tuyên bố rằng mình đang hoạt động “chống Cộng”, “chống độc tài” hoặc “đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền”… như trước đây. Thay vào đó, họ đang tránh những danh xưng này như tránh hủi vì sợ đàn áp. Bơm thổi đồng đảng hoặc bơm đểu đối thủ cạnh tranh bằng những danh xưng đó thì họ vẫn làm, nhưng tự thừa nhận để hoạt động đường đường chính chính thì không. Hàng ngày, vài đám đông quanh họ viết hàng nghìn status để ca tụng những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền can đảm, nhưng thực ra từ lâu, trong phong trào đã chẳng còn “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền” nào hết. Và tất nhiên, thế thì tất cả đều hèn, chứ lấy đâu ra can đảm.
Trong thực tế, các nhà chống Cộng đã bán tính chính danh của mình để lấy những lớp vỏ bọc cho họ sự an toàn. Chẳng hạn, nhóm Đoan Trang mạo danh bảo vệ môi trường, Phạm Chí Dũng mạo danh báo chí khách quan, độc lập, Phạm Lê Vương Các và Trịnh Hữu Long mạo danh luật gia, trong khi nói trắng ra thì tất cả số người này chỉ đang lợi dụng vấn đề môi trường, báo chí và luật pháp để chống Cộng. Dù sao thế vẫn chưa bệnh hoạn bằng nhóm No-U, đoàn người tạp nham chống Cộng nhân danh… bóng đá.
Việc cánh chống Cộng trong nước từ bỏ tính chính danh của mình cũng là điều dễ hiểu. Trước hết, phải khẳng định rằng ngay từ đầu, đã chỉ có rất ít những người chống Cộng có đủ phẩm chất để xứng đáng với các danh tính đó. Thiểu số đó giờ đã chết, qui ẩn hoặc biến chất. Số “nhà hoạt động” còn sót lại, những người hoặc không hiểu dân chủ, nhân quyền là gì, hoặc chỉ muốn lợi dụng những từ ngữ này để kiếm chác tiền, quyền và danh tiếng, bán đứng thứ chính danh mà họ không có tư cách giữ, và cũng không thể giữ cũng là lẽ đương nhiên.
Tình trạng này có một hệ lụy: Đó là các nhóm chống Cộng trong nước chắc chắn sẽ phải lệ thuộc vào các nhóm chống Cộng nước ngoài, nhất là Việt Tân, về mặt chính danh. Không có chữ kí của một vài nhân vật hải ngoại, sẽ chẳng có tổ chức hoặc chính khách nước ngoài nào coi các nhà hoạt động đeo mặt nạ trong nước là người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Trớ trêu thay, những kẻ được giữ chính danh lại là những kẻ nhá nhem, bẩn thỉu nhất.

4. Phong trào chống Cộng phối hợp ngày một ăn ý với các nhóm lợi ích
Dù lủng củng trong nội bộ đến đâu, phong trào chống Cộng Việt Nam cũng đang phối hợp ngày một nhuần nhuyễn, ăn ý hơn với các nhóm lợi ích. Đáng tiếc, đây là những nhóm lợi ích trong chính quyền Việt Nam và các nước khác, chứ không phả những nhóm lợi ích của dân. Như những bài trước đã chỉ ra, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các hội đoàn chống Cộng, nhóm lợi ích chi phối truyền thông đại chứng Việt Nam và nhà thờ Công giáo trong vụ cá chết, vụ báo chí với công an và vụ MC Phan Anh. Trong cả ba vụ việc này, người dân chỉ là một công cụ để lợi dụng, một nạn nhân bị cả hai phe đang tranh chấp nhau lừa dối. Như vậy, dù vẫn buộc phải hô khẩu hiệu về một cuộc “cách mạng dân chủ”, hứa hẹn sẽ đưa cả nước tiến lên một thiên đường dân chủ trong mơ. Trong thực tế, phe chống Cộng đang phấn đấu để được sánh vai với các bè cánh khác ở Việt Nam trong tư cách một lực lượng dân chủ mới.
Thực tế này buộc ta phải xét lại ngay đến cả cái tên của họ. Đã đành họ không thật sự bận tâm đến nhân quyền và dân chủ, giờ họ còn không chống Cộng, mà thay vào đó, lại bắt tay với các phe cánh trong “chính quyền Cộng sản” để lừa dân. Chúng ta biết gọi họ là gì? Và những diễn biến này thể hiện một sự thoái hóa mới xảy ra, hay ngay từ đầu phong trào chống Cộng đã được xây trên nền móng tiền tài, thông tin và nhân lực cài cắm của các nhóm lợi ích?
5. Phong trào chống Cộng thừa nhận rằng mình cũng chẳng hơn Cộng sản
Trước đây, giữa các nhà chống Cộng có một sự nhất trí ngấm ngầm. Đó là trong mọi phát biểu công khai, họ phải coi phe chống Cộng và Đảng Cộng sản Việt Nam là hai cực đối lập tốt – xấu. Cộng sản thì đã sai lầm, gian ác, lưu manh ngay từ những ngày đầu thành lập. Trong khi đó, phe chống Cộng thì từ đầu đến cuối luôn chí thiện, chí nhân, chí đức, toàn là các anh hùng, anh thư… Họ nói thế, quả cũng kích động được một bộ phận người dân khi trước, vì lúc đó người ta đang bận thất vọng với chính quyền. Còn giờ mà nói giọng đó ngoài đường, chắc không khỏi bị dân cười khẩy.
Cho nên gần đây, cô Đoan Trang, sử gia kiêm phát ngôn không chính thức của phong trào chống Cộng đã có một phát ngôn mang tính bước ngoặt. Trong một bài đăng ngày 22 tháng 11 trên facebook, Đoan Trang biện hộ rằng trong thời gian hoạt động cách mạng ngày xưa, những người Cộng sản đời đầu cũng “nói xấu, chơi bẩn, cắn xé lẫn nhau”, cũng “giành giật từng xu tài trợ nước ngoài” hệt như những người chống Cộng bây giờ, vậy nên dân đừng thất vọng về phe chống Cộng!
Nói cách khác, theo Đoan Trang, thì phe chống Cộng không còn là “tiếng nói của lương tâm và sự thật”, “anh hùng anh thư của thời đại” hay tác nhân đem đến thay đổi cho đất nước nữa, mà chỉ là một bản sao bẩn thỉu, nhớp nháp của chính Đảng Cộng sản mà thôi. Thật kinh người, hóa ra những ông chống Cộng vốn không khác gì những ông Cộng sản!
Mà cách biện hộ của Đoan Trang cũng thật lạ. Cô cho những người chống Cộng cái quyền hành xử bỉ ổi, vô liêm với nhau, chỉ vì Cộng sản trước đây 100 năm cũng bỉ ổi, vô liêm như thế! Đúng vẫn cứ là đúng, sai vẫn cứ là sai, chứ ở đâu ra cái lối ngụy biện như vậy? Nếu vì thấy người khác làm bậy mà mình cũng tự cho mình cái quyền làm bậy, thì đạo đức và luật pháp sinh ra để làm gì? Khi Đoan Trang đem cái lối lập luận của cô đi “đấu tranh” để “thay đổi xã hội Việt Nam”, tôi thấy rất ái ngại cho xã hội. Còn khi biết Trang làm trong ban biên tập Luật khoa, thì tôi bắt đầu hiểu vì sao các bài viết trong trang này thường xuyên sai kiến thức luật và chính trị căn bản đến thế.
Nhìn chung, nếu những nhà chống Cộng như Đoan Trang chịu tự cải tạo bản thân, thay vì đòi cải tạo xã hội, thì họ sẽ có ích cho xã hội hơn. Còn nếu cứ cố làm siêu nhân cứu thế giới như bây giờ, thì họ sẽ chr làm vấy thêm những nhơ nhớp của bản thân ra thế giới.
Bài viết tự biện hộ của Đoan Trang còn tiêu biểu cho một thói quen ngày càng lan tràn trong những người chống Cộng. Đó là họ vừa xin xỏ long thương hại của dân, vừa chửi dân ngu và đòi giáo hóa dân, vừa mô tả lực lượng của mình như thể họ là cứu tinh của nhân dân. Thật bậy bạ và nực cười. Sao người dân có thể cần sự cứu vớt và giáo hóa của những kẻ ô hợp, luộm thuộm và lưu manh đang viết bài cầu xin sự thương hại của họ?
Loại người vừa muốn làm ăn mày, vừa muốn làm thầy, vừa muốn làm anh hùng, anh thư như Đoan Trang lẽ ra phải xem là kí sinh trùng của xã hội, cần tiêu hủy ngay, tránh gây mất vệ sinh môi trường đô thị!

Những Nhà Dân Chủ Độc Tài

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Mai vàng- giá 250k-



Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật hàng loạt cán bộ cấp cao






Từ ngày 28 đến 30-11, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã họp kỳ thứ 8. Ông Trần Quốc Vượng ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng - chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì kỳ họp.



Sự vụ Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến trách nhiều nhiều cán bộ cấp cao

Tại kỳ họp này, UBKT TƯ đã xem xét, xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên và tổ chức đảng như sau:

1- Ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015.

Trên cương vị Bí thư tỉnh ủy, ông Chắc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định về công tác cán bộ và quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc đề nghị, tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về tỉnh Hậu Giang để giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh và tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

2- Ông Trần Công Chánh, bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020, trên cương vị là Phó Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015, có phần trách nhiệm với các khuyết điểm, vi phạm trong việc đề nghị tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; sai phạm trong việc chỉ đạo Công an tỉnh cấp biển số xe công cho xe tư nhân để Trịnh Xuân Thanh lưu thông trái quy định.

Là bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020, với trách nhiệm là người đứng đầu, ông Chánh đã buông lỏng lãnh đạo, thực hiện chưa nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

3- Ông Trần Lưu Hải - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó trưởng Ban thường trực Ban tổ chức Trung ương - thiếu trách nhiệm khi ký công văn của Ban tổ chức Trung ương về việc cho tỉnh Hậu Giang được tăng thêm 1 phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 trái với kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Có khuyết điểm trong việc ký văn bản trả lời Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện quy trình nhân sự tăng thêm một cấp ủy viên nhiệm kỳ 2015-2020 đối với Trịnh Xuân Thanh.

4- Ông Bùi Cao Tỉnh - nguyên vụ trưởng, nguyên trợ lý Trưởng ban tổ chức Trung ương - chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu nội dung công văn của Ban tổ chức Trung ương về việc cho tỉnh Hậu Giang được tăng thêm 1 phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 trái với kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

5- Bà Trần Thị Hà - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ, trưởng Ban thi đua - khen thưởng Trung ương - có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc thẩm định quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền tặng thưởng huân chương và danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương cho Trịnh Xuân Thanh.

6- Ông Trần Anh Tuấn - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ - có vi phạm, khuyết điểm trong việc thẩm định, cho ý kiến về việc tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức cho Trịnh Xuân Thanh; thiếu kiên quyết, không đề xuất, kiến nghị với Bộ Công thương để thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.

7- Ông Nguyễn Duy Thăng - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ - có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016 đối với Trịnh Xuân Thanh.

Những vi phạm, khuyết điểm của các cán bộ nêu trên đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, tạo dư luận xấu trong xã hội.

Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:

- Cảnh cáo ông Bùi Cao Tỉnh - nguyên vụ trưởng, nguyên trợ lý trưởng Ban tổ chức Trung ương.

- Khiển trách ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020.

- Khiển trách ông Trần Thị Hà, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

- Các vi phạm, khuyết điểm của ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chưa đến mức phải thi hành kỷ luật. Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc và có biện pháp khắc phục.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư:

- Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với 2 ông: Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương.

- Xem xét xử lý đối với ông Nguyễn Duy Thăng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ theo Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

8- Đối với tập thể Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ nhiệm kỳ 2011-2016 có các vi phạm, khuyết điểm sau:

- Không kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng theo quy định của Bộ Chính trị; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, dẫn đến vi phạm, khuyết điểm trong việc thẩm định, cho ý kiến về tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, xếp lương công chức và đề nghị phê chuẩn chức danh phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho Trịnh Xuân Thanh; thẩm định đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Trịnh Xuân Thanh.

- Chưa kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trong Bộ tham mưu, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, ban hành một số quy định về công tác cán bộ và công tác thi đua, khen thưởng.

Những khuyết điểm, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng và của Bộ Nội vụ. UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Theo VNN
Tags