Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Kim Thanh mai- giá 750k

Kim Thanh mai- giá 750k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



“Phúc bất tận hưởng”



Vào thời nhà Hán có một vị quan lớn. Quan lớn vào thời ấy đều là thuộc giai tầng quý tộc hoặc là Hoàng thân quốc thích chứ người bình dân là không có tư cách. Họ từ nhỏ đã được phong đất, có sản nghiệp lớn, nắm rõ tri thức, tu thân trị quốc bình thiên hạ.
Ở thời nhà Hán, đại đa số người thuộc hàng quý tộc, quan lại, dù ít hay nhiều cũng hiểu biết về học thuyết âm dương, hiểu biết vận mệnh. Vị quan này có gia sản lớn, con cháu đầy đàn nhưng lại thường mang vẻ u sầu trong lòng. Ông thường xuyên thở dài, lộ rõ vẻ lo lắng ra mặt.



Một lần, ông ngẫu nhiên gặp một lão nông. Ông lão nông dân này biết rõ vị quan lớn kia nên hỏi: “Ngài đã giàu có như thế, tiền của mấy đời con cháu cũng tiêu không hết, sao ngài còn phải thở dài?”
Vị quan lớn này nói: “Ông nhìn hai đời sau trong nhà ta mà xem, đời sau lại không bằng đời trước, thực sự là giàu không thể quá ba đời. Khi cháu trai bằng tuổi của ta, e rằng sẽ tiêu hết gia sản, nói không chừng còn có họa sát sinh.”
Ông lão nông dân không hiểu, vị quan lớn lại giải thích: “Ta quan sát và đoán biết được, thế hệ sau trong gia tộc nhà ta, từ nhỏ chúng đã được hậu đãi nên từ nhỏ chúng cũng đã tùy tiện làm xằng bậy, dưỡng thành thói quen hưởng thụ.
Hai đời sau này việc gì cũng không làm, chúng cảm thấy hết thảy những gì chúng đang hưởng đều là những thứ nên được. Loại nhận thức ấy, sớm hay muộn cũng dẫn đến vong bại thôi.”


Nói xong, vị quan lớn lại chỉ vào ông lão nông dân còn đang trơ mắt nhìn, nói: “Ông đã sống đến tuổi này rồi, trên mặt nhiều nếp nhăn vàng, nên chắc chắn cả đời đã làm không ít việc thiện. Vô luận là ông hiện tại khổ bao nhiêu thì sau này con cháu đều được hưởng âm đức của ông mà giàu sang bấy nhiêu.”
Câu chuyện xưa nói cho chúng ta một đạo lý rằng, giàu và nghèo là có sự biến hóa. Nếu một người tích lũy nhiều hơn, cần kiệm hơn thì tự nhiên sẽ có phú quý và được hưởng thụ. Còn một người chỉ lo hưởng thụ nhiều hơn, thì tự nhiên cũng sẽ khốn cùng, rách rưới.
Người xưa nói: “Vương hầu tương tương, trữ hữu chủng hồ”, có ý khuyên răn mọi người rằng: Là Vương Hầu cũng vậy đều không phải trời sinh đã có địa vị cao quý, là người bình thường nhưng biết cố gắng, làm nhiều việc thiện, tích được đại đức thì cũng có thể thay đổi được vận mệnh. Ngược lại, người mà trời sinh đã giàu có sung sướng nhưng nếu chỉ biết phóng túng bản thân, khi hưởng hết phúc rồi thì cũng trở nên nghèo khổ.
Cho nên, cổ nhân cũng dạy rằng: “Phúc bất tận hưởng”, tức là phúc thì không nên hưởng hết, phải luôn bồi đắp, bởi vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ đến!

Chuổi ngọc- giá 250k

Chuổi ngọc- giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


GIỮA BÃO GIÔNG CÂY CỎ VẪN ĐÂM CHỒI





 Thái Uyên Sa

Tôi mang trên vai hơn nửa đời người
Vì quen sống giữa trần gian tĩnh lặng
Nên trải niềm riêng với lòng thành khẩn
Sợ lạc loài trong xã hội nhá nhem


Xót quê hương mang niềm đau khâm liệm
Một niệm từ sao vỡ biết hỏi ai
Khi những mặt người biến hình thành cáo
Lạnh lùng nhìn đất lở cuốn trẻ thơ

Hãy quên thời gian quên dòng nước chảy
Để lại gì ngoài tan nát oán than
Mẹ ôm xác con mắt nhìn nhỏ máu
Đến bao giờ hèn sang biết thương nhau

Ngỡ ngàng nhìn tay đóng cửa bàn tay
Dẫu đêm khuya hay ngày vừa thức dậy
Giá buốt chiều mưa nặng cuộc chia ly
Khi đồng bào ta ôm lận đận vì...

Hởi Mẹ Việt Nam yêu từng nhịp thở
Hởi mặt trời luôn ủ ấm quê hương
Niềm chua xót đã lớn lên thành núi
Cuồng phong nào mang tàn lụi thành sông

Hãy tìm sâu trong nỗi buồn ghê gớm
Hãy gào to lời nguyền rủa bất công
Để ta nghe giữa vô cùng cao rộng
Giữa bão giông cây cỏ vẫn đâm chồi

Để tiếng lòng ta vẳng tận xa xôi
Làm vỡ nốt những suy đồi hoang tưởng
Để đất nước không còn buồn vất vưởng
Bốn mươi năm hãy trả lại thiên đường...

Cuộc chiến nước mắm và hội hãm hại người tiêu dùng.




Bạch Hoàn


Mỗi năm, người Việt ăn 200 triệu lít nước mắm. Tổng doanh thu của ngành này ước khoảng 11.300 tỉ đồng. Con số khổng lồ này khiến nhiều năm qua, người tiêu dùng trở thành con rối trong cuộc chiến giữa nước mắm công nghiệp với nước mắm truyền thống.

Nhãn hàng phổ biến nhất hiện nay là nước mắm Nam Ngư, chiếm 45% thị phần toàn ngành. Đây là sản phẩm nước mắm công nghiệp, của Tập đoàn Masan. Tuy nhiên, bài viết này không nhằm quảng cáo cho Nam Ngư. Chắc chắn là vậy.

Tôi muốn nói đầy đủ hơn về những thông tin đằng sau câu chuyện nước mắm nhiễm Asen (thạch tín) công bố hôm 17-10. Thạch tín được khẳng định là chất cực độc.

Trước tiên là các sự kiện ngẫu nhiên trùng hợp về việc kiểm nghiệm và công bố kết quả 67% nước mắm nhiễm Asen vượt ngưỡng.

Điểm đáng lưu ý, các mẫu bị nhiễm Asen vượt giới hạn tối đa 1ml/lít đều là nước mắm truyền thống. Trong khi đó, tất cả các mẫu nước mắm công nghiệp có hàm lượng Asen nằm trong giới hạn cho phép. Đương nhiên, nhóm này có nước mắm Nam Ngư.

Ngày 10-10-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo kiểm tra thông tin liên quan đến thành phần hoá chất trong nước mắm công nghiệp.

Ngày 11-10-2016, Masan có thông cáo báo chí cho biết đã gửi công văn kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra ngành nước mắm, chú trọng việc tuân thủ quy định về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là Asen.

Ngày 14-10-2016, Hội bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas), công bố thông tin đã tiến hành lấy 150 mẫu nước mắm kiểm nghiệm, trong đó chỉ đích danh kiểm nghiệm hàm lượng Asen.

Ngày 17-10-2016, Vinastas họp báo công bố kết quả kiểm nghiệm nước mắm nhiễm Asen vượt ngưỡng là những loại nước mắm có độ đạm cao (một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng nước mắm).

Thời sự trên VTV thấy nói, Asen vượt ngưỡng là không an toàn. Người tiêu dùng đương nhiên hoang mang cùng cực. Vinastas rõ ràng vô cùng quyền lực.

Bây giờ, tôi sẽ tìm lại quy định về ngưỡng Asen trong nước mắm.

Năm 2012, Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với nước mắm. Trong đó, giới hạn Asen trong được áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm. Quy chuẩn này ban hành năm 2011, trong đó giới hạn Asen tối đa trong nước chấm là 1mg/lít.

Đáng lưu ý, mục tính toán lượng Asen chấp nhận được được ghi rõ là Asen vô cơ. Có thể hiểu, quy chuẩn 1mg/lít phải được hiểu là Asen vô cơ? Đây mới là chất cực độc.

Còn một loại Asen khác là Asen hữu cơ. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy Asen hữu cơ gây độc. Khảo sát của Vinastas không phát hiện Asen vô cơ mà chỉ có Asen hữu cơ. Hơn nữa, quy chuẩn quốc gia không đề cập đến giới hạn nồng độ Asen hữu cơ, nên Vinastas không thể kết luận 67% nước mắm có Asen vượt ngưỡng.

Theo các nhà khoa học, nước mắm có độ đạm càng cao (nước mắm truyền thống) thì hàm lượng Asen hữu cơ càng lớn. Nước mắm độ đạm thấp, tức bị pha loãng, thì hàm lượng Asen hữu cơ nhỏ. Thế nên, không biết việc kiểm tra Asen và công bố chung chung không tách biệt vô cơ, hữu cơ là chủ ý của Vinastas hay của nhà tài trợ cho cuộc kiểm nghiệm, nhưng rõ ràng cách làm ấy có thể góp phần giết chết ngành nước mắm truyền thống.

Với tư cách là người tiêu dùng, tôi đề nghị Vinastas phải xin lỗi người tiêu dùng. Đồng thời, phải có trách nhiệm công bố đơn vị giấu mặt đã tài trợ tiền cho cuộc khảo sát. Nếu hội còn kiên quyết bao che, giấu kín đơn vị đã bỏ tiền làm cuộc khảo sát lập lờ đánh lận con đen này, hội này phải gọi tên là Hội hãm hại người tiêu dùng, hoặc hội hãm hại doanh nghiệp nhỏ.

Hãm hại doanh nghiệp nhỏ thì ai được lợi? Tôi không biết.

Nhưng tôi nhớ, hồi tháng 6, tháng 7-2016, Vinastas làm một cuộc khảo sát ở ngành cafe và công bố kết quả 30% cà phê không có cà phê, được gọi là cafe bẩn. Ngẫu nhiên, từ 1-8-2016, một công ty thuộc Masan cho ra đời sản phẩm cafe 100% từ cafe. Họ kí cam kết với Vinastas sẽ làm cafe sạch.

Mọi thứ có vẻ trùng hợp nên tôi không bình luận gì thêm.

Nếu ai muốn biết thêm về nước mắm "thượng hạng", "quốc hồn quốc tuý" quảng cáo trên tivi thì đọc thêm bài viết này cũng được ạ.
http://vietnamnet.vn/…/nuoc-mam-thuong-hang-15-ngan-chai-ti…

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Những cái bất ngờ lý thú khi tìm hiểu tiếng Việt và nguồn gốc Nam Á của nó Nguồn gốc tiếng Việt




Written by Nguyễn Hy Vọng

Theo các nhà ngữ học Mỹ thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói đã vay mượn rất nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác trên khắp thế giới, vì thế mà nó rất dồi dào và sống động, trở thành tiếng nói số một của loài người, hiện nay.

Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi , nếu ta đặt nó vào cái hoàn cảnh lịch sử khó khăn của đất nước Việt qua hơn hai ngàn năm nay.
Hiện nay, tiếng Việt đứng hàng thứ 12 trên thế giới về số đông người nói và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố lịch sử 30 tháng tư 1975.

Tiếng Việt có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2,3 ngàn năm, nó đã lai giống với rất nhiều tiếng Mon, tiếng Khmer, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Chàm , tiếng Malay, và đã vay mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi thì trong trăm năm vừa qua lại đã mượn hàng trăm tiếng Pháp như mũ bêrê, cái kilo, cái gara, vải kaki, bình accu…

Hiện nay thì tiếng Việt đã mượn rất nhiều và rất tự nhiên thoải mái hàng ngàn tiếng Anh Mỹ như computer, battery, charge… kể ra vô số, mượn như thế, sau một thời gian sẽ việt hoá chúng nó hoàn toàn và chúng nó sẽ trở thành tiếng Việt luôn. Đó là một điều rất hay, tiếng Việt sẽ dồi dào thêm, có thêm nhiều ngữ vững, nhiều cách nói, nhiều cách phô bày tư tưởng.

Nhưng ta nên biết rằng dù có nói bao nhiêu từ ngữ mà nguồn gốc khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một cách viết là thứ chữ abc của ta hiện nay, ta không còn viết chữ nôm nữa và ta không còn biết viết chữ Tàu nữa, và sẽ không bao giờ.
Như trong câu nói sau đây :
cho xe vô gara rồi check giùm cái battery, nếu hết sạc thì câu điện giùm, rồi vô nhà coi công tơ tháng này tiền nước bao nhiêu !

Có đến 6 thứ tiếng khác nhau của khắp thế giới trong câu nói ngắn gọn đó mà ta đâu ngờ [Việt, Hán Việt, Tàu, Pháp, Anh-Mỹ]

Một chuyện lạ hơn nữa là cách đây hơn hai ngàn năm, khi ông bà ta chưa biết đến người Tàu và tiếng Tàu, chữ Tàu thì họ đã dùng và xài hàng ngàn tiếng một của hàng chục ngôn ngữ ở Đông nam Á châu, mà từ lâu ta cứ tưởng như đó là tiếng Việt của chúng ta mà thôi.

Thật ra khi ta nói thiết tha tha thiết thì đó cũng là tiếng Thái
vắng vẻ thì nó cũng là tiếng Lào
đủng đỉnh thì đó cũng là tiếng Thái
vơ vẩn vẩn vơ thì đó cũng là tiếng Lào
khi ta nói chân tay, dơ chân dơ tay lên thì nó là tiếng Miên
và nói một ngày, một hai ba bốn năm thì đó cũng là tiếng Miên

Cách đây 200 năm, cụ Nguyễn gia Thiều đã viết
"trẽ tạo hoá đành hanh quá ngán"
thì đành hanh là tiếng Chàm đó bạn ơi [có nghĩa là ganh ghét, ganh tị]
Cách đây 600 năm, cụ Nguyễn Trãi đã viết :
" Tuy rằng bốn bể cũng anh tam"
thì tam cũng là gốc Mã lai đó bạn ơi [htam có nghĩa là đứa em trai nhỏ tuồi]
Cụ ấy cũng viết rằng : " hai chữ công danh tiếng vả vê"
đó là tiếng Lào, có nghĩa là "trống vắng"

Khi ta nói cái đùi cui [trong nam] còn ngoài bắc thì nói là cái "dùi cui" thì 250 triệu người Indonesia hiện nay cũng nói là "đul kul" gần như y hệt !
Còn như hai tiếng "nôm na" mà ai cũng tưởng rằng nôm là nam , vậy thì na là gì ?

Thật ra "nôm na" có nghĩa gốc là xưa cũ lâu đời, đã có từ lâu
Các từ điển Lào, Thái, Khmer đều có ghi, viết, đọc, và giải thích hai chữ ấy và đều có giải thích rõ ràng như vậy

Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, trước khi ông bà ta gặp người Tàu.

Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27,400 tiếng một như vậy, ta đã cùng nói, cùng xài chung, dùng chung, mà nguồn gốc là từ nhiều ngôn ngữ anh em đồng nguyên chung quanh nước Việt của ta.

Không có một tiếng Việt nào mà không có chung gốc gác với các tiếng nói anh em chung quanh ta [gốc gác cũng là tiếng Thái đó, các bạn ơi ! họ nói là rốc rác và có nghĩa là gốc và rễ, nghĩa bóng là giòng giõi, giòng giống đó !

Các tiếng nói ở Đông nam Á [Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong, Bahnar, Rhade, v.v..], đều bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh em ngôn ngữ chung giòng, chung họ hàng bà con, mà mấy lâu ta không biết đến đó mà thôi.

Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì thật dễ mà khó thì cũng thật khó, vì mấy lâu nay, ta cứ tưởng là ta nói và viết được tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt ?
Thật ra ta ta không hiểu dược tiếng mẹ đẻ của ta nó ra làm sao cả !
Ta nói và viết đau đớn mà ta không hề biết đớn là gì
[đớn là tiếng Mon bên Miến điện có nghĩa là đau cái đau của lòng mình]
Ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì
[rịp là tiếng Lào Thái đó bạn, có nghĩa là bận việc]
Ta nói săn sóc, chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì
[săn là theo dõi, sóc là sức khỏe đó bạn ơi !/ gốc Pali, Sanskrit]
Có cả thảy chừng 10,000 tiếng đồng nguyên, gốc gác như thế.

Thành thử, dù ta có biết chữ Nôm, chữ Tàu thật nhiều đi nữa, ta vẫn không thể nào biết được ý nghĩa tiếng Việt của ta đâu !
Biết thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu, chữ Nôm thì cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả bất đắc dĩ, đừng tưởng rằng như vậy là đã thông suốt tiếng Việt

Cái điều kiện chót này đòi hỏi phải có một khả năng hiều biết ý nghĩa, nguồn gốc của mỗi một tiếng Việt, từ A cho đến Xược, mà con số lên đến # 10 ngàn tiếng một.

Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vượt bực đó. Phải có một bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt , tham khảo tất cả 58 thứ ngôn ngữ lớn nhỏ khắp miền nam Á châu, chúng nó đều có phần đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác, làm nguồn cội thôi nôi cho mọi từ mọi ngữ trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta, và đó là bộ từ điển sắp ra mắt người Việt trên toàn thế giới, cho xứng đáng với câu nói đầy khen ngơi của nhà ngữ học Leonard Bloomfield :
"Vietnamese, a great cultural language"

Mong một dịp sau, sẽ trình bày và ra mắt toàn thể bộ từ diển đó cùng quý vị và các bạn






NHỮNG CÁI BẤT NGỜ LÝ THÚ

trong khi tìm hiểu tiếng Việt và nguồn gốc Nam Á của nó

(Tác giả: Nguyễn Hy Vọng)


Có một nhà ngôn ngữ học rất đặc biệt là ông Paul Benedikt.

Ông này, có lần đến Sàigòn chỉ một ngày mà tìm ra bao nhiêu là tiếng Việt dính líu với các tiếng khác ở Đông Nam Á, và ông này đã viết nhiều về những gì mà tiếng Tàu đã vay muợn của các tiếng nói khác ở Đông Nam Á, giải tỏa cái huyền thoại sai lầm là ai cũng muợn tiếng và chữ Tàu mà dùng, trong khi tiếng Tàu chẳng cần mượn tiếng của ai cả.

Những khám phá mới của ông Benedikt đã đảo nguợc vấn đề ai muợn của ai và làm sáng tỏ thêm về sự đóng góp đáng kể cho tiếng Tàu từ những tiếng khác của các dân tộc trong vùng Đông Nam Á [South East Asian linguistic influence upon the Chinese]

Từ 1967, các ông Benedikt và Jerry Norman nghi ngờ về tên của các con vật năm tuổi / tý sửu dần mão v.v… là do Tàu muợn của các tiếng nói Đông Nam Á.

Những chữ Tàu ấy rất lâu đời, đuợc viết lên các mảnh xương từ mấy ngàn năm về truớc, khi miền nam sông Dương tử chua phải là nơi sống của nguời Tàu [theo ông Shafer trong sách Ancient China].

Thật ra, từ năm 1935, nhà khảo cổ George Coedes có nhắc đến tên các con vật trong con giáp [chuột, trâu, bò, thỏ, rồng. rắn v.v…] sao mà giống nhau quá giữa các tiếng Khmer, Lào, Thái và Muờng, Việt, mặc dầu hồi đó, cách đây 70 năm rồi, ai cũng tin là tiếng Việt là do tiếng Tàu mà ra [Phạm Quỳnh] và rất nhiều ông Hán Việt khác, ngay cả gần đây, ông Nguyễn Phương, Đại Học Huế, còn cho là:

…nguời Việt là nguời Tàu qua đất Việt ở mà thành ra nguời Việt [sic] …trời đất !

Suốt 22 năm qua, không những tôi đã cóp nhặt đuợc rất nhiều tài liệu ngôn ngữ so sánh [comparative linguistic, cognates studies] chứng tỏ một cách rõ ràng là các tiếng nói ở Đông Nam Á đều có chia xẻ một nguồn gốc chung, mà có rất nhiều tên hoa, trái, lá, câyvà những con thú vật đều đuợc các ngôn ngữ trong vùng đó gọi tên giống nhau và đặc biệt là tên các con vật năm tuổi.

Sau đây là bảng so sánh lý thú mà các bạn đọc chỉ cần nhìn vào thấy ngay sự giống nhau giữa các tiếng nói anh em ở Đông Nam Á, và thấy ngay sự khác biệt với tiếng Tàu.

Các bạn đọc người Thái, Lào hay Khmer, Mường cũng có thể đọc ngay chữ của họ và thấy ngay sự giống nhau quá chừng với tiếng Việt của ta,

Có hàng ngàn bảng so sánh khác trong quyển Từ điển các tiếng đồng nguyên với tiếng Việt ở Đông Nam Á gồm cả thảy 275 ngàn tiếng một lẫn tiếng ghép [compound words] đồng nguyên với nhau [cognatics] làm thí dụ và bằng chứng cho nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt vững chắc như đinh đóng cột, trong khi giả thuyết tiếng Việt từ tiếng Tàu mà ra đã bị ê-kíp ngôn ngữ học của Encyclopedia Britanica bác bỏ [xem đoạn trích dẫn sau đây].

Tiếng Việt do đâu mà ra, ở đâu mà có và lúc ban đầu nó như thế nào?

Hãy nghe những nhận xét mới mẻ nhất về nguồn gốc tiếng Việt từ Encyclopedia Britanica 1999 và Encarta Microsoft 2000:

…a long held notion that identified the Vietnamese with one tribe of the Yueh of Southern China has been abandoned…

…the theory that regards them [the Yueh] as direct ancestors of the Vietnamese conflicts with ethnographic and biological evidences.

…Quan niệm lâu đời cho rằng nguời Việt là một trong những bộ lạc Yueh hồi xưa ở miền nam nuớc Tàu bây giờ; quan niệm ấy đã bị gạt bỏ…

…cái giả thuyết cho rằng dân Yueh ở bên Tàu là tổ tiên trực tiếp của dân tộc Việt mâu thuẩn với những bằng cớ dữ kiện nhân chủng và sinh học hiện đại

All points to strong social and cultural affinities between the Vietnamese and people of the Tai and Indonesian families

…the Vietnamse people represents a racial and cultural fusion…

Mọi [sự kiện] đều cho thấy rằng có nhiều điểm rất giống nhau về văn hóa và xã hội giữa các giống nguời Việt, nguời Thái [gốc Tai] và nguời Indonesian

…modern day Vietnamese share many cultural and lingistic traits with other non-Chinese peoples living in neighboring areas of Southeast Asia

…the Vietnamsese language is distinct, it can be described as a fusion of Mon-Khmer, Tai and Chinese elements

…nguời Việt ngày nay chia xẻ nhiều nét văn hóa và ngôn ngữ với nhiều dân tộc không phải là Tàu, đã và đang sinh sống ở những vùng lân cận với họ tại Đông Nam Á.

…cái tiếng nói của họ thì riêng cho họ, có thể xem như là một hỗn hợp giữa dòng tiếng Mon-Khmer, các tiếng Tai và tiếng Tàu

It is now generally believed that the Lac people were the result of a mixture between Australo-Melanesian inhabitants who had lived in the area since the Paleolithic times and Asiatic people from China, who later migrated into the area.

Ngày nay nguời ta đồng ý nghi rằng các bộ tộc dân Lạc [Tàu nói là Lo] xua là kết quả của một sự lai giống giữa các nguời Australo Melanesian [Nam đảo/các đảo miền nam] đa sinh sống tại chỗ, với các sắc dân Á châu [không cứ gì nguời Tàu] đã tràn xuống, mãi về sau này.

The official language of Vietnam is the Vietnamse, a member of the AstroAsiatic language family, a distinct language although it has some similarities to other languages of Southeast Asia and to Chinese.

Its syntax is closer to Khmer

Tiếng Việt là tiếng nói chính thức của nguời Việt Nam, một nhánh ngôn ngữ của dòng họ AstroAsiatic [Nam Á][miền Nam Á châu] một thứ tiếng nói riêng biệt mặc dầu nó có nhiều sự giống nhau với các tiếng nói khác ở Đông Nam Á và cả với tiếng Tàu nữa.

Ngữ pháp [cách nói và đặt câu] của tiếng Việt giống với ngữ pháp của tiếng Khmer(theo Encarta Microsoft 2000)

Những lời nói trên là những gáo nuớc lạnh dội lên lưng những ai còn nghi là tiếng Việt chỉ là một thứ con rơi con rớt , con hoang, con nuôi của tiếng Tàu.

Ông Huỳnh Tịnh Paulus Của đã viết trong bài mở đầu của từ điển Đại Nam quốc âm tự vị [1895]:

“ấy nguời Giao chỉ điêu tàn thì tiếng nói cùng chữ nghia Giao chỉ cung phải lạc…nếu chẳng tham dụng chữ Trung quốc thì sao cho thành tiếng nói An nma? [sic]

Chú ý: chẳng qua là ông ta lầm cái tiếng với cái chữ, và đặt cái cày trước con trâu!

Ông Phạm Quỳnh đã nói cách đây 80 năm rằng:

…quốc văn ắt phải có nguồn gốc từ đâu mà ra, và nguồn gốc ấy tức là Hán văn, quốc văn là cái văn từ nguồn gốc chữ nho [sic] không thể bỏ chữ nho mà thành lập đuợc.

Ông Phạm Duy Khiêm, đã nói, khi cọng tác với cụ Trần Trọng Kim làm quyển Việt Nam văn phạm rằng:

cette langue est encore au stade des langues tribales [sic]

tiếng Việt đang còn ở giai đoạn ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số [sic]

chú ý: hiện nay tiếng Việt có độ 80 triệu nguời nói và đứng thứ 14 về số đông nguời nói trên thế giới! Hai ông ấy lầm to !

Ông Lê Ngọc Trụ, cách đây 40 năm, nhìn đâu cũng thấy tiếng Tàu, nên guợng ép gán cho rất nhiều tiếng Việt, từ Việt,những cái âm huởng đồng nguyên giả tạo [false cognatic inference] với tiếng Tàu hay âm Hán Việt mà không hề đưa ra bằng chứng có thật về đồng nguyên với các ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á:



chỉ sinh ra [sic] giấy

tranh sinh ra giành

chủng sinh ra giống

chính sinh ra giêng[sic] [chính nguyệt là tháng giêng !]

khang sinh ra xương

cấp sinh ra gấp

cuong sinh ra giềng [-mối]

tiết sinh ra Tết

tải [chuyên chở] sinh ra chài [ghe chài][?!]



Ta hãy xem dưới đây nguồn gốc [cognates] thật sự của các tiếng trên để thấy cách suy luận ngẩu hứng [wishful thinking] của ông ấy:



GIẤY [paper/papier]

Muờng: k-chấy

Burma: s-giuếy

[nếu bảo là âm này là Tàu thì tại sao nguời Muờng và Burma phát âm giống như Việt ?



GIÀNH [to dispute, compete, vie for, to accaparate, take away from][se disputer, entrer en compétition, s’emparer de]

Muờng: chènh, chèng

Nùng: cheng tranh giành

Thái: pr-chành

gièng

chjing giành nhau

Mon: k-giành

Khmer: pr-chèng

kòn-nhèng

tròn-chèng

Indonesia: saing giành giựt

[nếu bảo là do chữ tranh của Tàu mà ra thì tại sao không nói cạnh giành, giành thủ, giành chấp, chiến giành mà lại nói là cạnh tranh, tranh thủ, tranh chấp, chiến tranh?]

GIỐNG [species, gender, race][espèce, genre, race]

Hmong: t-zống

Thái: kh-yòng

kh-giống / cả Việt Thái Hmong đều có chung tiếng này

GIÊNG # tháng giêng [first month of the lunar calendar][premier mois lunaire]

[không phải do chữ chính mà ra, vì nguồn gốc của nó khác hẳn:]

Thái: chiêng giêng

đươn chiêng tháng giêng

đuon kiêng tháng giêng

Nùng: chiêng giêng

hươn chiêng tháng giêng

Lào: đươn giêng tháng giêng

Burma: a-yiêng [đầu tiên, truớc hết]

Pali/Sanscrit: yir -id-

Chàm: bulăn dhir tháng giêng

[nếu bảo là do chữ chính ? của Tàu mà ra, thì tại sao lại không nói giêng trị, giêng quyền, giêng sách [sic] v.v. mà lại nói chính trị, chính quyền, chính sách ?]

XƯƠNG [bone][os]

Một tiếng rất hay nói: [bộ-, - xóc, gãy –, v.v.] mà ông Lê Ngọc Trụ gán cho nó một âm huởng Hán Việt là khang [sic], trong khi hàng chục đồng nguyên của hàng chục ngôn ngữ anh em với tiếng Việt duới đây, cho thấy quá rõ nguồn gốc rừ đâu:

Muờng: xang

Nùng: xang

Khmer: x-uang

Aslian[bên Malyasia] xuong

Hmong/Mèo: x-âng

Bahmar: x-ang, k-xang

Sedang: k-siang, k-xiang

Katu, Bru: ng-ang

Rengao: k-xâng

Mdrah, Didrah, Todrah:

[gần Kontum] k-xeng

Palaung/Wa: x-ang

Mundari, Santali

[Đông bắc Án] xang, zang, jang

[hàng chục sắc dân này đâu có dính dáng gì đến Tàu đâu, thế họ đều phát âm như Việt vậy]

GẤP [hurried, hasty, urgent][urgent, en hâte, hâtif]

Malay: gapah gấp

Thái: khu-ấp “

khấp “

k-kấp k-kap gấp gáp!

hu-ấp háp id

h-ngốp hngap id

Khmer: hi-ấp id

Saora[dòng Munda] s-gấp id

Lào: hấp/rấp id

hấp rịp gấp và rộn rịp!

hấp pày đi gấp

Chàm: h-gấp gấp, vội

[cả vùng ngôn ngữ Đông Nam Á mấy trăm triệu nguời cũng nói vậy, đâu phải chỉ là vấn đề riêng giữa Việt và Tàu đâu mà bảo là gốc Tàu!]

GIỀNG [ giềng mối]

English: established customs, habits, patterns of transaction, business or ways of life

Français: coutumes, habitudes de vie, pratiques de transactions

Một chữ nghe âm huởng rất là Việt và có vẻ quê mùa, vậy mà dính gốc với Thái Lào thuần ròng và đúng điệu!

Thái: yiềng [kiểu cách, cách thức, đuờng lối]

ji êng -id-

Khmer: riềng hình thức, kiểu mẫu, mô hình

Lào: yiềng sự sắp xếp, xếp đặt,dàn xếp

[chữ giềng tự nó có nguồn gốc rõ ràng, cần gì phải guợng ép bắt nó dính líu vào chữ cương của Tàu?]

CHÀI [kẻ -, ông -, nguời -, bạn -, tay -, thuyền -, đi - , làm nghề -, thả -, kéo -, đan -, quăng -, cất -, dở -, vạn -, làng -//chóp -, nắm chóp -]

-chài là cái luới, cái rớ, cái đồ đánh cá, dụng cụ để bắt cá

-chài là tung ra, rải ra,quăng ra, vất ra, ném ra, lia ra, liệng ra, làm cho bung ra, tung ra

-chài (nghia bóng) là quyến rủ, dụ dỗ, mê hoặc, nhử cho ai bị mắc bẫy, mắc luới, vào tròng [chài gái, chài yểm , đi chài kẻ khờ khạo]

Eng : fish net, fish trap/to throw a fish net, to set a fish trap // to trap, to entrap to lure into entrapment, to catch with a snare, to ensnare

Fr : filet de pêche, épervier, tramail, carrelet de pêche / jeter l’épervier

/ jeter un sort, envouter, captiver qq par des paroles douceureuses

Pali/Sanscrit /Thái:

chal cái chài [# luới, rớ]

Lào : chal cái chơm tre để chơm cá

Chàm: chal cái chài, luới cá, rớ cá

thrah chal # thả luới, thả rớ để bắt cá

Indonesia:

jala cái chài [luới, rớ, dụng cụ bắt cá]

Mata jala mắt luới

TẾT [ngày -, ăn -, chúc -, lễ -, hội -, mừng -, đi -, biếu -, quà -, sắm - // - nhất,- ta, - tây, v.v.]

Tết là ngày hội hè đầu năm.

Eng : lunar new year festival, celebration, holidays

Fr : nouvel an oriental, du calendrier lunaire

Một tiếng nhức nhối về ý nghĩa, các ông Hán Việt cho là nó đọc trẹ cái âm của Tàu là tiết(season, time, climate change)Từ điển Huỳnh Tịnh Của: tiết đầu năm [sic]

Từ điển Khai trí tiến đức: không hề cho rằng tết là tiết

Từ điển của A, de Rhodes: có nhắc đến những từ ngữ : tết năm, tết ai, ăn tết.

* Nhưng coi chừng, cả mấy chục ngôn ngữ của Đông Nam Á không dính dáng gì đến Tàucũng nói như vậy! Coi chừng bé cái lầm. Sự thực, cái lầm này không bé tí nào, nó lầm lớn lắm và lầm lẫn đã hơn hai ngàn năm nay rồi, hãy xem xét trong các ngôn ngữ sau đây:

Nùng: Tét Tết

niên Tét năm Tết

Chàm: Băng Tít ăn Tết [băng là ăn]

Tít Tết [lễ tháng năm của lịch Chàm]

bùlăn Chết tháng Tết

Khmer Chêtr lễ tháng Năm [lịch xưa của Khmer]

tháng gió mùa bắt đầu thổi nguợc lại

tháng của mùa gió Nồm ở Đông Nam Á

tháng của mùa mưa đến trên lục địa Ấn và miền ĐNA

[Tùy theo vị trí từng nuớc, mưa đến với gió mùa từ cuối tháng tư đến cuối tháng năm] tên tháng 4 và tháng 5 của lịch Ấn xưa

khae Chêt tháng Tết [tháng 4 dương lịch] khae là tháng tháng Tết Khmer # 13 tháng tư dương lịch

# 23 tháng ba âm lịch

Chêt khal thời gian có lễ Tết ấy

[khal là thời gian, lúc, khi]

Thái:

Thết

Thết khal /mùa Tết, những ngày Tết

[annual celebration /new year propitius ritual]

Thết Thày Tết Thái [Thái new year ritual celebration]

Trếts # Tết [trong từ điển Francais-Thái của Pallegoix]

Trêts chền Chinese new year

[chền là Tầu]

Chêtr fifth lunar month # mid April

Trôts lễ hội đầu mùa mưa của lịch Thái xưa, cuối April-May

Trôts farăng dịch là Tết hoa lang [western new year]

chú ý: farăng # hoa lang # occidental, western do đó mà có đạo Hoa lang # đạo Thiên chúa

Zhuang: SIT Tết của nguời Zhuang bên quảng Tây, một bộ tộc thuộc dòng Tai, họ đông đến 25 triệu nguời, nói tiếng Thái xưa

đuon Sit tháng tết [yearly monsoon festival ritual celebration]

Mon: k-Têh first days of Mon new year

Nepal: Teej [Teetj Brata] lễ đầu năm của nguời Nepal [theo báo Nguời Việt, Oct 9,1992, số 305]

Mustang: Tij, Tiji ngày lễ mùa mưa đến [xứ Mustang ở sát với Nepal]

Đông Bắc Ấn Độ: Teej # monsoon festival

[theo NationalGeographic] : swinging in celebration, village girls sing the ancient melodies of Teej, the festival marking the return of the monsoon and the promise of prosperity

Sau cùng, cái cú dứt điểm [knoch out punch]

chấm dứt cái quan niệm sai lầm 2100 năm

của chúng ta là cú [coup] này:

Chính Khổng tử cũng không hề nói Tết là do tiết mà ra! Ông nói rằng:

…ta không biết Tết là gì! Nghe đâu đó là một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man [sic] họ nhảy múa nhu điên, uống ruợu và ăn choi vào những ngày đó mà không phải là những ngày đầu năm của chúng ta. Nghe đâu họ gọi là Tế-sạ [sic] [theo kinh Lễ ký]

Nếu Khổng tử nghĩ rằng tiết sinh ra tết, sao lại còn đi phiên âm khá vụng về là Tế-sạ làm gì? Chữ tiết của Tàu, dù là đời Khổng tử đi nữa, làm sao mà trẹ cái âm thành Tế-sạ đuợc?

Bởi vì ổng không nghĩ như thế!

Rồi không lẽ ổng không nghĩ như thế mà ta lại cứ khư khư bo bo mà suy nghĩ như thếlàm gì nhỉ, hơn nữa, có cả chục ngôn ngữ khác chẳng ăn thua gì đến tiếng Tàu cũng lại nói trại trại trẹ trẹ # Tết …y như ở trên, làm ta phải suy nghĩ lại về cái hiểu lầm tết # tiết.

Bấy nhiêu cũng đủ đánh gục cái quan niệm hời hợt giả tạo là tiếng Tàu tiếng Việt một lò mà ra [sic]

Ông ấy lại còn viết:”trong sự truy nguyên, còn xét những tiếng gần với tiếng Muờng chàm Thái Khmer, Mã Lai; công việc này ngoài phạm vi chính tả của chúng tôi” [sic]

Vậy hóa ra ổng làm như thế là những tiếng đó không có chính tả, muốn viết sao thì viết à?

Tại sao ông ấy lại cứ phải né tránh, mà chỉ muốn truy nguyên riêng cho Hán Việt?

Đã gọi là truy nguyên mà cứ nhè một nguời / một đối tuợng mà truy thôi, hèn gì mà đối tuợng đó lãnh đủ!

Có bao nhiêu tiếng Việt ổng đều qui cho là tại tiếng Tàu mà sinh ra cả!

Tội nghiệp cho tiếng Tàu, ai ăn đâu mà mình phải chịu trận.

Vậy thì chân tay ở đâu cà , không lẽ do thủ túc mà sinh ra?

Mặt, mũi, mắt ở đâu sinh ra, không lẽ lại bảo là ngoài phạm vi chính tả của ông?

Tệ hơn nữa, là gần đây ông Nguyễn Phương, giáo sư Đại Học Huế truớc 1963, còn viết:

‘…nguời Việt chẳng qua là nguời Tàu [sic] mà tràn xuống sinh sống ở vùng quanh châu thổ sông Hồng hiện nay, rồi khi đủ điều kiện thuận tiện [sic] thì trở thành nguới Việt…[xin miễn phê bình]

‘…tiếng Việt chẳng qua là tiếng Tàu xen lẫn một vài tiếng Muờng tiếng Mọi mà thôi [sic]…vì chẳng qua gặp dịp có thêm một vài tiếng để mà tiện nói chuyện hay buôn bán với họ’ [sic] [xin miễn phê bình luôn vì nhận xét ấy quá kì!]

Cũng may là có một số ít học giả [Nguyễn Háo Vinh, Nguyễn Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm] nhìn xa thấy rộng hiểu biết rõ thêm về nguồn gốc thật sự của tiếng Việt, như ông Duong Quảng Hàm đã nói, khoảng năm 1941”

…’Lạ thay cho nuớc mình, có tiếng nói mà không hề ai học tiếng, không đâu dạy cách dùng tiếng, không sách nào nói đến nghia tiếng, cùng mẹo đặt câu…’

chua từng ai nghiên cứu học hành tiếng An nam cả…

[cái tinh đời của ông Dương Quảng Hàm là hiểu rằng chữ viết không phải là tiếng nói, viết ra mà không hiểu thì cũng như không!]

Các nhà ngôn ngữ học hiện đại đều công nhận cái ưu tiên của lời nói hơn chữ viết rất nhiều [primacy of the spoken words over their written form]

Tôi xin đưa ra một thí dụ trong hàng ngàn thí dụ:

Nguời Việt ta viết đuợc chữ đau đớn [dù bằng cách viết abc hay bằng chữ Nôm] nhưng ta đâu có hiểu đớn là gì?!

Có cả # 5000 tiếng Việt như đẹp đẽ, mới mẻ, sạch sẽ, vui vẻ, da dẻ,v.v. nếu chỉ viết vào đây thôi, ba ngày cũng chưa hết, vậy mà nguời Việt ta đâu có hiểu là gì?!

Khuyết điểm mà ông Duong Quảng Hàm nhận thấy đó nay đã đuợc bổ túc:

Bộ Từ điển đồng nguyên tiếng Việt và các tiếng Đông Nam Á

/ Vietnamese and Southeast Asian Cognatic dictionary

/ Dictionnaire cognatique Vietnamien et Sud-est Asiatique đang in và xuất bản duới hai hình thức: một bộ 10 CD và sách [4000 trang] sẽ cống hiến cho bạn đọc khắp nơi trên thế giới [Pháp, Anh Mỹ cũng đọc đuợc, mà ngay cả nguời Khmer, Chàm, Thái, Lào, Miến Điện Mã Lai, Indonesia cũng đọc đuợc dễ dàng từ điển này vì có ngay chữ viết của họ trong đó, chứ không phải chỉ phiên âm phiên chữ một cách giả tạo.

Nhưng trên hết là, với 275 ngàn thí dụ đồng nguyên [cognatic correspondances] và hàng trăm bản đồ ghi chỗ ở và nơi xuất phát của các dân tộc bộ lạc khắp vùng Đông Nam Á với chừng 27 ngàn tiếng Việt của cả ba miền Bắc Trung Nam , để cho ai cũng thấy, nguời Việt cũng như nguời ngoại quốc, hiểu và ý thức đuợc rất rõ ràng là tiếng Việt không phải là do tiếng Tàu mà ra, trái lại, tiếng Việt là anh em họ hàng với bao nhiêu là tiếng nói khác ở Đông Nam Á, mặc dù qua hon hai ngàn năm, cái chữ viết khác nhau của các thứ chữ Đông Nam Á đã làm cho ta lầm tuởng là cái âm, cái tiếng, cái nghia của các ngôn ngữ đó cũng khác nhau luôn!

Thật ra, chúng nó đều giống nhau đến mức ngạc nhiên sững sờ [xem vài thí dụ đồng nguyên ở phụ lục cuối bài]:

Từ xưa đến nay có bao nhiêu là giả thuyết về ngồn gốc tiếng Việt: nào là từ gốc tiếng Tàu [sic], nào là gốc Mon [ông Logan] cách đây đa 150 năm, nào là gốc Thái [ông Maspero], nào là gốc Mon-Khmer [đuợc nhiều nhà ngôn ngữ học nhìn nhận] rồi thì ông Haudricourt với những nhận xét về thanh âm tiếng Việt, và nhiều ông khác nữa, cho là gốc AustroAsiatic, một dòng họ ngôn ngữ lớn hơn cả dòng Mon Khmer nữa.

Không hề thấycó một giả thuyết nào đuợc dẫn chứng với những nghiên cứu chi tiết và hoàn toàn đầy đủ cả, họ chỉ đua ra vài chục thí dụ cho hàng chục ngôn ngữ, trung bình vài chục thí dụ cho một ngôn ngữ là cùng, trong khi tiếng Việt ta có đến 10 ngàn tiếng một, có gốc gác đàng hoàng và trên trăm ngàn tiếng ghép lại [ghép đôi, ghép ba, ghép bốn nữa là khác] thì một vài chục cái thí dụ họ đưa ra không đủ sức thuyết phục, không đủ điều kiện cần và đủ để minh xác cho bất cứ một nhận xét dữ kiện nào về tiếng Việt, dù là nhận xét về các nhấn giọng, các âm tiết các vần điệu, các tên bộ phận hay giác quan trong thân thể, cây cối, tên hoa lá, tên các trái, các con vật, v.v. nói chi đến nguồn gốc.

Cái mà bất cứ nhà ngôn ngữ học nào chuyên về tiếng Việt cần có để học hỏi tìm kiếm rồi làm giả thuyết là một từ điển nghiên cứu đồng nguyên của tiếng Việt, không đuợc sót một từ nào, để tránh đưa ra vài thí dụ nghèo nàn vì thiếu tài liệu.

Cái cần thiết ‘không có không đuợc nay đã có.

Từ điển đồng nguyên tiếng Việt-Đông Nam Á đưa ra 27 ngàn từ gốc gác của tiếng Việt, sẽ giúp cho bất cứ một học giả nào nghiên cứu tiếng Việt về mọi khía cạnh chứ không riêng chi về nguồn gốc của nó, có đuợc ngay truớc mắt và trên tay, hàng trăm ngàn bằng chứng sờ sờ, hiển nhiên và thực tế về muôn điều muôn vẻ những chi tiết của tiếng Việt, so sánh với muôn điều muôn vẻ những chi tiết của từng ngôn ngữ khác nhau ở vùng Đông Nam Á.

Nó sẽ cho họ thấy nổi bật lên hàng chục ngàn điểm giống nhau cũng như hàng ngàn điểm khác nhau, như một bản nhất lãm [synoptic table] khổng lồ về nguồn gốc của từng tiếng Việt một, truớc khi tổng hợp chúng nó lại thành ra nhận xét chung về nguồn gốc của cả một ngôn ngữ hiện nay, dù ngôn ngữ đó là Việt hay Khmer, Thái, Lào, Chàm, Miến điện, Mã lai, Indonesia, v.v..

Từ điển này không những tìm đồng nguyên và nguồn gốc cho tiếng Việt mà thôi, nó còn là bộ sách tương đương cho hàng chục quyển từ điển riêng rẻ: Việt-Khmer, Việt-Chàm, Việt Thái, Việt-Lào, Việt-Mòn [Mòn là một phần của dòng họ ngôn ngữ Mòn-Khmer], Việt-Mã lai, Việt-Indonesia, Việt-Myanmar [truớc đây là Miến điện], Việt-Khasi [một tiếng nói bên Đông bắc Ấn độ, giống tiếng Việt đến mức không tuởng tuợng đuợc, mặc dù nguời Khasi và tiếng Khasi rất xa lạ với chúng ta, phần đông chỉ quen với ngôn ngữ Tàu-Việt], ngoài ra còn có từ điển Việt-Muờng, Việt-Nùng, Việt-Mon Khmer. v.v…



NGUYỄN HY VỌNG M.D.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Người dân miền Trung có gì? Chúng ta có gì?







Chúng tôi (Ngô Nguyệt Hữu, Lê Hữu Chính, Bạch Hoàn) chẳng có gì cả, ngoại trừ những người thân yêu. Chúng tôi chẳng có gì, ngoại trừ một chỗ ngủ êm ấm. Chúng tôi chẳng có gì, ngoại trừ một căn nhà khô ráo. Chúng tôi chẳng có gì, ngoại trừ một ít thức ăn dự trữ trong tủ lạnh...

Sẽ chẳng là gì cả với những thứ tôi đang sở hữu nếu so với 71.000 hộ dân ở Quảng Bình, 24.158 hộ dân ở Hà Tĩnh đang chìm trong lũ dữ. Chúng tôi hiểu, hàng trăm ngàn người dân xứ ấy đang khốn khó ra sao.

Đó là phải giữ nỗi bi thương vì mất người thân chờ ngày nước rút tiếng khóc mới vỡ oà. Đó là phải nuốt nước mắt xẻ thịt gia sản lớn nhất của mình là con trâu con bò chết vùi trong nước. Đó là những căn nhà tềnh toàng đầy ắp bùn đất và nỗi buồn. Đó là những cuốn tập vở học sinh ướt sũng. Đó là nỗi cơ cực lẫn tủi hờn bế tắc khi nghĩ về ngày mai...

Ngày mai vườn bưởi không một còn trái. Ngày mai chuồng gà không còn một con. Ngày mai bồ thóc trong nhà đã mọc mầm hết thảy, còn hũ gạo đã hết sạch từ hôm nay... Ngày mai là cái đói, là bệnh tật, là con đường đến trường xa xôi và gập ghềnh, là tương lai thêm mù mịt...

Chúng tôi không có gì cả ngoại trừ những giọt nước mắt cho sự mất mát và đau thương của những người có cùng dòng máu, cùng tiếng nói, cùng thân phận như tôi, như các anh chị.

Chúng tôi cũng giống những người nơi dân miền Trung khốn khổ ấy, cùng một phận dân đen. Nhưng, làm được gì tôi sẽ làm, bé mọn thôi, cố hết sức mình thôi. Với mong muốn và hy vọng những muộn phiền sẽ sớm rút đi như con nước lũ, để ngày mai ai cũng hạnh phúc khi thấy được ánh mặt trời.

Vì tôi bé mọn, nên chúng tôi mong các anh chị hãy cùng tôi giúp đỡ đồng bào mình.

Chúng tôi dự tính sẽ trao tiền mặt cho những gia đình gặp tai họa do thiên tai lẫn nhân tai trong cơn lũ này. Mỗi suất từ thiện là 500.000-2.000.000 đồng (tuỳ đối tượng thiệt hại) trao cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ ở Quảng Bình và Hà Tĩnh. Khoảng thứ 6 tuần này tôi sẽ đi Hà Tĩnh, Quảng Bình, mang theo tấm lòng của các anh chị, với hy vọng các cháu có thể mua tập vở mới, một bộ đồ mới đến trường. Với hy vọng gia đình các cháu có thêm được con gà choai, con lợn giống...

Toàn bộ tiền đóng góp của các anh chị sẽ được tôi đi trao tận tay bà con, để đảm bảo không có tình trạng ăn bớt ăn xén như những năm qua ở miền Trung. Chúng tôi cũng sẽ tự lo tất cả chi phí tổ chức, đi lại nên đảm bảo tiền hỗ trợ của các anh chị được bao nhiêu sẽ đến tay người dân trọn vẹn bấy nhiêu.

Mọi khoản đóng góp sẽ được cập nhật chi tiết trên facebook cá nhân Bạch Hoàn. Danh sách ủng hộ và số điện thoại, địa chỉ liên lạc của người nhận ủng hộ cũng sẽ cập nhật để cộng đồng đối chiếu.

Chúng tôi nhỏ bé và rất cần sự chung tay của các anh chị. Hiện chúng tôi đã nhận được thông tin hỗ trợ đầu tiên của một tập đoàn đề nghị giấu tên. Họ cho biết sẽ ủng hộ chương trình tôi đang phát động với số tiền 500 triệu đồng.

Chúng tôi mong có thêm nhiều anh chị, các cá nhân và doanh nghiệp đồng hành.

Mọi đóng góp xin gửi về tài khoản tên Bạch Thị Hoàn, số tài khoản 0971000000474, Vietcombank chi nhánh Thanh Trì, Hà Nội. Chúng tôi sẽ nhận đóng góp từ nay đến ngày 21-10.

Chúng tôi cũng mong mọi người chia sẻ bài viết này như một hành động ủng hộ bà con. Trân trọng cám ơn.

https://www.facebook.com/bachhoanvtv24/posts/1811217605792153

Ổi sẻ- giá 1triệu đồng

Ổi sẻ- giá 1triệu đồng-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Đến Lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam Cần Phải Chấn Chỉnh Phép Nước




Người Quan Sát




Với tình hình rối loạn chính trị (nội an) trong nước gần đây do lũ giặc nhà thờ công khai ra mặt chống đối chính quyền nhân vụ Formosa xả thải, với sự chỉ đạo (bí mật) của Vatican và sự yểm trợ của bọn chiên lưu vong, hình như Nhà Nước VN có phần lúng túng trong việc giải quyết vấn đề trị an cho rốt ráo trong suốt 5 tháng qua sau sự kiện cá chết trên 4 tỉnh bắc phía miền trung.

Cuộc chiến vừa qua vốn được bọn vong bản gọi là "quốc-cộng" xem như là hồi Nhất; và bây giờ chúng bày ra hồi Nhì sẽ được gọi là cuộc chiến "chúa-cộng hay giáo-cộng" mà kẻ thù vẫn là bọn nham hiểm giả đạo đức giả Vatican. Nên nhớ với bọn này chuyện thua keo này bày keo khác chỉ là trò chơi trên máu xương của người dân vô tội các dân tộc. Nó đã có gần 2 ngàn năm kinh nghiệm chính trị gian manh liên tục và Nhà Nước VN độc lập ngày nay chỉ tồn tại có 70 năm. Nếu phải so sánh thì chỉ là một hạt muối trong đại dương.



Đừng tưởng sau ngày giải phóng đất nước ta đã sạch bóng quân thù, mà giới lãnh đạo Đ/NN VN vội buông lơi cảnh giác để thụ hưởng và vơ vét của tham. Không. Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta là Tàu phù, kẻ thù ngàn kiếp là đạo tặc Vatican, kẻ thù giai đoạn là bọn tư bản đế quốc tham tàn.

Đảng và Nhà Nước VN nên xem xét và cương quyết chấn chỉnh lại đường lối lãnh đạo của mình, bấy lâu nay bị xem như thiếu quyết tâm và kém hiệu quả do bệnh chủ quan ù lì bởi đã để cho xã hội thêm nhiễu loạn.

- Ở tầng lớp lãnh đạo TƯ, hình như nhiệt huyết cách mạng của các thế hệ cha ông (vốn đã giải phóng được dân tộc khỏi ách thực dân và Mỹ, Đạo Ngụy) đã tàn lụi với các thế hệ kế tiếp từ khi hòa bình tái lập và nền kinh tế mở cửa. Dư thừa vật chất do phát triển chưa toàn diện đã tạo nên một số lớn đảng viên/ cán bộ biến chất, tham nhũng, quan liêu kiểu cách, đánh mất phẩm chất đạo đức …

Trong khi bên ngoài bọn Sài lang TQ hung hãn lấn chiếm dần các hải đảo của ta thì bên trong kể từ khi nới rộng giao thương với quốc tế thì liên tiếp xảy ra những thất bại trong các dự án kinh tế thất thoát tiền tỷ, có lẽ do sự kém cỏi trong quản lý và bao che, nhưng chẳng có cá nhân hay tập thể lãnh đạo nào chịu trách nhiệm hoặc bị trừng trị.

Ngay gần đây nhất là sự vụng về của giới hữu trách trong việc xử lý bị cáo kinh tế Trịnh Xuân Thanh đã để cho y thoát khỏi VN một cách dễ dàng; có người nghi ngờ đã có một quan lớn trong Bộ Công An đã bảo kê để Thanh chạy nhanh như vậy, nên đến nỗi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải tham gia và giữ cương vị Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương hôm 21/9 để tìm cách chấn chỉnh.

- Ở tầng lớp thừa hành cấp dưới thì mặc dù nhân dân đã nhiều lần lên tiếng báo động qua báo chí những hành động phản cảm, tiêu cực, ăn chơi trác táng của các quan tham lớn nhỏ ở địa phương và ảnh hưởng đang dần lan tràn trong xã hội ngay cả đến thành phần trẻ trong học đường ngoài đường phố, xì ke ma túy, đỉ điếm khắp nơi… những tệ nạn tàn dư của miền nam trong thời kỳ chiến tranh mà Cách Mạng đã lên án mạnh mẽ và quyết dọn sạch sau ngày giải phóng. Than ôi, sức người có hạn; nói thì dễ mà làm thì rất khó.

Rồi vụ cán bộ giết nhau ở Yên Bái quanh việc tranh giành quyền lợi ở "rừng vàng". Rồi các tỉnh hăm hở đua nhau chài mồi bọn tư bản con trong vùng đến đầu tư xây dựng hãng xưởng, nhưng lại thiếu cán bộ có sự hiểu biết về ô nhiễm môi trường nên đã rơi vào trò xiếc của bọn con buôn quốc tế này nên biến "biển bạc" của ta thành bải xả thải các nguồn độc hại. Đơn cử là vụ Formosa và hậu quả kinh tế trầm trọng cho nhân dân ở các tỉnh phía bắc miền trung.

Nhưng hậu quả tai hại nhất không phải là kinh tế thuần túy mà chính trị hỗn loạn. Thay vì Đảng phải nghiêm khắc kỷ luật những cán bộ/ đảng viên hữu trách đã gây ra những sai lầm nghiêm trọng trong thời gian nhanh nhất thì lại bao biện, ì ạch trong việc giải quyết nên đã để tình trạng an ninh địa phương mất ổn định trong suốt 5 tháng qua khi bọn phản động nhà thờ kết hợp trong ngoài trực diện chống phá Nhà Nước một cách công khai.

Những tưởng trong tình thế dầu sôi lửa bỏng như thế thì Đảng/ Nhà Nước phải nổ lực tối đa để dập tắt ngay. Nhưng thật là đáng ngạc nhiên khi tình trạng hỗn loạn ấy ở Hà Tỉnh, Nghệ An đã được Đảng/ Nhà Nước trong một cách nào đó đã nuôi dưỡng để kéo dài cho tới nay, và bọn đầu não cùng đám phá rối càng ngày càng coi trời bằng vung (tựa như cuốn kinh của họ viết!), hoặc coi chính quyền VN bằng vung. Chúng còn ngang nhiên mang cờ Vatican đi diễu trong các cuộc bạo loạn. Đó cũng là gốc "cờ vàng" của các chế độ VNCH trong Nam trước đây và bọn giặc nhà thờ vong quốc vẫn muốn duy trì.



Họ cầm cờ quốc gia Vatican, nước của họ. Rõ ràng đây là giặc ngoại xâm, họ không phải là dân Việt.

Tại sao mà tình thế lại càng ngày càng tệ hại đến như vậy? Chúng đã công khai xem đất nước này là thuộc về ngoại bang Vatican. Chính quyền nghĩ sao? Hay là cũng đang cùng hiệp thông với giặc?

Phản ứng của NN/VN trong các vụ dấy loạn này càng làm cho người dân có cảm tưởng rằng họ đã đối xử với các tôn giáo khác thiếu công bằng. Với các tôn giáo nội địa thấp cổ bé miệng, nếu xảy ra tình huống bất ổn thì việc trấn áp rất nhanh gọn. Còn với giặc nhà thờ hình như họ e ngại chùn tay không dám triệt hạ vì bọn này có chỗ dựa quốc tế.

Cũng chính tổ tiên của bọn này đã từng phản bội tổ quốc chạy theo giặc Pháp nô lệ nhân dân ta; cũng chính cha ông bọn này đã từng chia cắt đất nước để tiếp tục giết hại đồng bào ta hơn 20 năm về sau; cũng chính một nhóm của bọn này đã chạy theo chủ ra hải ngoại, nay tái tập hợp dưới kèn hiệu của các tên Ma Đầu Vatican và tây phương để mong quay lại lật đổ Nhà Nước VN một lần nữa. Lịch sử đã ghi rõ rành rành và vết thương dân lành vẫn còn nhỏ máu; bạn thù đã rõ, cớ sao Nhà Nước VN vẫn giả mù sa mưa sống trong ảo vọng cải thiện để Đảng và Nhà Nước hy vọng chúng cho phép được tiếp tục lãnh đạo ư? Đọc bản tin mới nhất "Ở đâu có Công giáo, ở đó có đoàn kết và bình an" ở đây http://plo.vn/thoi-su/o-dau-co-cong-giao-o-do-co-doan-ket-va-binh-an-656434.html để tường.



Bình an mà Công Giáo đem lại?

Chính trị quả là một trò đùa nham nhở. Trang trí hia mão để đóng những tuồng nham hiểm mà miệng lưỡi vẫn tươi cười ngọt ngào. Đảng và Nhà Nước VN đừng để cho sự hy sinh của mấy triệu dân quân ta cho công cuộc giải phóng đất nước chống lại bọn phản bội này bị xem là trò vô ích; lại bị chúng đùa cợt chớt nhã.

Nay bọn giặc nhà thờ lại công khai danh tính của bọn đồng đảng (đạo Ca-tô Rô Ma chỉ là một đảng cướp làm chính trị có tổng hành dinh tại Vatican) trong và ngoài nước đóng góp tiền cho cuộc phản động. Vậy Nhà Nước đã có biện pháp theo dõi nguồn tiền chưa? Rửa tiền? Đóng góp công khai mưu toan lật đổ Nhà Nước? Kiểm toán tiền đã dùng vào việc gì? Thuế má tài chánh áp dụng ra sao?

http://vntb.org/linh-muc-bui-huu-nam-kich-dong-bieu-tinh-formosa-hoa-cung-vi-tien.html

Nếu mọi "biến động miền trung" lần này không được giải quyết dứt khoác thì những nguy cơ trước mắt ta có thể thấy:

1) Một đầu tàn thuốc mà không dập tắt được thì không lẽ đợi đến cháy rừng; bởi mưu mô của bọn giặc nhà thờ không phải là chuyện cá chết mà muốn lật đổ chính quyền hiện tại.

2) Kinh tế quốc gia sẽ bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng. Các nhà đầu tư lớn quốc tế sẽ giảm mức đầu tư.

3) Giặc Tàu sẽ vui mừng khôn xiết vì Quân đội ta sẽ không có một hậu phương vững mạnh để chú tâm giữ đảo.

4) ) Uy tín quốc tế và nội địa của Đ/NN vàng ngày càng suy giảm trầm trọng.

5) Nhân dân không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đ/NN VN như trước.

6) Hiệu quả hỗn loạn domino sẽ vô cùng khốc liệt.

Và đó cũng là những mục tiêu nhắm đến của bọn giặc nhà thờ ngày nay.

Xin Đ/NN VN hãy cấp thời Chấn Chỉnh phép nước tái lập trật tự để lấy lại lòng tin của nhân dân. Các đoàn thể phi Ca-tô cũng phải lên tiếng kết án mạnh mẽ những họat động phá rối đất nước để đạp tan kịp thời những manh động của bọn giặc nhà thờ đang gây nguy cơ sự an bình của tổ quốc và cũng để tránh đại nạn máu đổ thịt rơi một khi có bàn tay của Vatican và ngoại bang nhúng vào.

Người Quan Sát

THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ : Trung Quốc muốn gì?




Cao Huy Thuần

Cách đây chỉ hơn hai mươi năm, thế giới nói đến Trung Quốc như một cường quốc đang lên – a rising power. Và lo ngại đặt câu hỏi: ông lên như thế thì ông sẽ lên đến đâu, và lên đến đó thì ông sẽ làm gì? Hai mươi năm sau, Trung Quốc đã lên vượt bực, lên cực nhanh, làm cả thế giới chóng mặt, và câu hỏi đâm ra lo ngại một cách chính xác hơn: ông lên như thế thì liệu chiến tranh có xảy ra không?

Mươi năm trước đây, dưới khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình, “thao quang dưỡng hối” giấu sức mạnh chờ thời gian, Trung Quốc đã làm thế giới tưởng rằng ông trỗi dậy một cách hòa bình, rằng “Trung Quốc mạnh lên thì cả thế giới đều được phúc lợi chung”. Sau đó không lâu, thế giới bừng tỉnh giấc nam kha hòa bình khi giọng ông thay đổi, tác phong thay đổi, từ mềm thành cứng, từ thủ thành công, từ lịch sự đến đe dọa, gây hấn, trịch thượng. Ông bốp chát với Mỹ, căng thẳng với Nhật, trấn áp lân bang, lè lưỡi bò liếm hết Biển Đông, liếm tất, không chừng liếm qua đến cả Ấn Độ Dương. Vậy thì chiến tranh là hậu quả phải tiên liệu cùng với cái đà trỗi dậy của ông? Ông muốn gì? Đó là câu hỏi đặt ra trong sách báo ngày nay.



Không ai trả lời được câu hỏi vì một lẽ giản dị: không ai đoán trước được tương lai, huống hồ là tương lai của Trung Quốc mà ai cũng biết là phức tạp và khó lường. Bề mặt của chiếc mề đay Trung Quốc là một sức mạnh ghê gớm, về quân sự, về kinh tế. Nghe nói Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong vài chục năm tới, đã thất kinh. Quỹ Tiền tệ quốc tế còn tính toán khiếp đảm hơn nữa: kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ từ đây đến năm 2016. Nhưng cái mề đay lại có mặt trái mà ai cũng biết: nhũng lạm, bất bình đẳng xã hội, bất ổn định, nghi ngờ về chính đường lối phát triển… Có chắc cái đà phát triển này sẽ tiếp tục như thế hay không? Không biết chắc Trung Quốc sẽ như thế nào mà trả lời câu hỏi “Trung Quốc muốn gì” trong tương lai thì có khác nào chưa ăn mà đã hỏi có ngon không. Cho nên, đối với anh nhà giáo chỉ biết lý thuyết, có trả lời thì cũng chỉ mượn lý thuyết mà trả lời, mong lấy lý thuyết mà soi đường cho thực tế.

Vậy thì, từ trước đến gần đây, mọi lý thuyết về tương lai của Trung Quốc đều căn cứ trên cái nhìn từ bên ngoài, nghĩa là trên những tiêu chuẩn khách quan về sức mạnh, cho rằng như thế mới “khoa học”, bởi vì đó là những tiêu chuẩn có thể đánh giá được, đo lường được. Quân sự, kinh tế, dân số, kỹ thuật, tài nguyên, địa chính trị… là những tiêu chuẩn như vậy. Nhưng khi đặt câu hỏi “Trung Quốc muốn gì?” thì những tiêu chuẩn khách quan ấy không đáp ứng đủ thỏa mãn vì người hỏi cần biết thâm ý của Trung Quốc ở trong thâm sâu ý định. Cái gì ở trong đầu một cá nhân, ta đã khó biết, làm sao biết được cái gì ở trong đầu một tập thể? Tuy vậy, đây mới chính là điều quan trọng, có lẽ là quan trọng hơn cả, để hiểu ông khổng lồ láng giềng của ta. Vậy thì bằng cách nào dò biết thâm ý? Câu hỏi đặt ra sự cần thiết phải có một cái nhìn nữa từ bên trong của sức mạnh để bổ túc cho cái nhìn từ bên ngoài. Cái nhìn từ bên trong ấy cũng phải căn cứ trên một tiêu chuẩn khách quan. Tiêu chuẩn gì? Trả lời: phương pháp duy nhất để biết “Trung Quốc muốn gì?” là đặt câu hỏi “Trung Quốc là gì?”. Chính xác hơn: “Trung Quốc tự định nghĩa mình là gì?” Chỉ mới gần đây, lý thuyết về quan hệ quốc tế mới đặt nặng tiêu chuẩn văn hóanhư thế. Và đúng vậy, trong thời sự quốc tế, càng ngày văn hóa càng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hòa bình, căng thẳng, hay chiến tranh giữa các quốc gia hay các tập thể dân tộc.

Bài viết này, như vậy, thuật lại hai lối nhìn lý thuyết, từ bên ngoài và từ bên trong. Từ bên ngoài, nhìn khả năng của sức mạnh. Từ bên trong, nhìn cách một dân tộc tự định nghĩa về mình. Lối nhìn thứ nhất chủ trương: ý định biểu lộ qua khả năng. Anh mạnh lên thì anh sẽ có ý định của kẻ mạnh. Lối nhìn thứ hai chủ trương: anh tự định nghĩa về anh như thế nào thì anh phát triển sức mạnh của anh lên thế ấy. Vậy, hãy bắt đầu với lối nhìn thứ nhất.

I. Nhìn từ bên ngoài: khả năng

Hiểu theo nghĩa rộng, “khả năng” bao trùm cả lĩnh vực kinh tế. Hiểu theo nghĩa hẹp, “khả năng” chủ yếu đặt trên lĩnh vực quân sự. Nhìn vấn đề dưới khía cạnh kinh tế, các chủ thuyết tự do (liberalism) cho rằng vì trật tự thế giới hiện nay buộc phải mở rộng giao thương, Trung Quốc muốn mạnh lên bắt buộc phải nương theo trật tự ấy, không làm khác được, phá vỡ nó là đi ngược lại với chính lợi ích của Trung Quốc. Chúng tôi dang tay ra đón anh vào chơi trong trật tự này để chúng ta cùng trù phú lên với nhau: đó là lập luận của Mỹ và Âu châu từ đầu cho đến bây giờ. Trong trật tự này, mọi nền kinh tế đều liên đới với nhau, một kẻ đau là tất cả đều bị nhiễm, không ai có lợi gì để muốn một Trung Quốc yếu. Hơn nữa, bây giờ anh đã mạnh rồi, anh hãy củng cố thêm trật tự ấy, hãy cùng chúng tôi trừng phạt kẻ nào phá rối trật tự: Bắc Hàn, Iran, Syria, nội chiến ở Sudan, cướp biển ở Somali, phát tán nguyên tử, khủng hoảng kinh tế, thời tiết hâm nóng… bao nhiêu ách tắc trên thế giới đang cần đến anh để dẹp bỏ, anh hãy chứng tỏ anh là một cường quốc có trách nhiệm. Một trật tự thế giới ổn định là điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế, thị trường phải thay thế cho chiến tranh, cạnh tranh thay thế vũ khí. Make money, not war! Lạc quan, tín đồ của chủ thuyết này giữ vững lập trường dù Trung Quốc đã trở nên hung hãn, và dù cạnh tranh của Trung Quốc sát phạt không thua gì dao kiếm, sức mạnh mềm xâm nhập cả những lĩnh vực chiến lược ở cả châu Âu. Mà không phải chỉ giới đại học: các nhà nghiên cứu chính sách ở Mỹ cũng không ngớt khuyên răn: với Trung Quốc, hãy thuyết phục, đừng bao vây. Persuasion, not containment 1.

Thuyết tự do còn lạc quan trên địa hạt xã hội. Trung Quốc càng trù phú, giới trung lưu càng phát triển. Giới trung lưu càng phát triển, nền tảng xã hội của dân chủ càng mở rộng. Dân chủ càng mở rộng, chế độ càng khó làm chiến tranh. Nghe rất hợp lý. Nhưng thế nào là “trung lưu”? Mấy ai đồng ý với ai về định nghĩa, về tiêu chuẩn. Và mấy ai đồng ý với ai về mối liên hệ cơ hữu giữa giới trung lưu và chiều hướng dân chủ ở Trung Quốc? Tuy vậy, mỗi khi bàn về chiến tranh hay hòa bình, thế nào cũng có người đặt tin tưởng trên giới trung lưu: họ đang giàu lên, họ đang hưởng lợi, dại gì họ lao đầu vào chiến tranh để mất phú quý? Huống hồ Trung Quốc còn cần phát triển thêm kinh tế nữa để mạnh hơn, để vượt qua Mỹ như người ta nói. Bởi vậy, dù căng thẳng chăng nữa, họ dại gì cắt đứt liên đới hỗ tương giữa kinh tế của hai nước để đi vào tình trạng điên rồ mà giới chuyên gia quân sự ngày trước, trong thời chiến tranh lạnh với Liên Xô, gọi là “tình trạng tiêu diệt hỗ tương” nếu một bên bấm nút nguyên tử? 2. Nếu tôi, người viết bài này, là chuyên gia Mỹ, chắc tôi cũng có thể chủ trương như vậy, bởi vì tin tưởng lạc quan ấy có thể thích hợp với hoàn cảnh và lợi ích của nước Mỹ. Nhưng tôi lại là người Việt Nam, sống sát nách Trung Quốc, quá biết kinh tế có thể giết trọn một nước, không cần súng đạn, cho nên quá lạc quan vào chủ thuyết liên đới kinh tế không phải là thái độ của tôi. Và thú thật, tôi có thiện cảm hơn với những chuyên gia Mỹ chống lại thuyết ấy, cho rằng dù có căng thẳng, dù chủ trương bao vây, vẫn có thể đồng thời giao thương kinh tế, không việc gì phải cong lưng nhân nhượng, nhất là khi cán cân thương mại giữa hai nước có lợi cho Trung Quốc. Vả chăng, chắc gì liên đới kinh tế hỗ tương là giá trị cao nhất trong tính toán của Trung Quốc? Ví thử Đài Loan tuyên bố độc lập, Bắc Kinh sẽ chọn thái độ gì, chiến tranh hay lợi ích kinh tế hỗ tương? Lại ví thử Trung Quốc nghĩ rằng một chiến tranh chớp nhoáng ở Biển Đông với một mình chiếc đũa Việt Nam, đặt Mỹ và cả vùng trước sự đã rồi, không mang lại những hậu quả kinh tế tai hại như một chiến tranh dài hạn, liệu Trung Quốc không biết ra tay như đã từng ra tay ở Hoàng Sa, Gạc Ma? 3. Chiến tranh thế giới thứ nhất có thể còn mách nước cho Trung Quốc: Anh, Pháp, Nga vẫn giao thương mạnh mẽ với Đức trong hai thập kỷ trước chiến tranh, mặc dù Tam Cường ấy đã liên minh với nhau để bao vây Đức. Chiến tranh, như có tác giả đã viết, không ngăn cấm hai bên địch thủ tiếp tục giao thương với nhau nếu thấy điều đó có lợi cho cả hai 4.

Vì những lẽ trên, tôi thấy chủ thuyết tả thực (realism) hợp với Việt Nam hơn và thấy gần gũi hơn với tác giả đại diện sáng chói của thuyết ấy, Mearsheimer. Tôi tóm tắt dưới đây luận thuyết của ông 5.

Trước hết là nhận định của phái tả thực nói chung về hệ thống quốc tế: đây là một hệ thống vô chính phủ, trong đó mỗi quốc gia đều nhắm đến mục đích tối thượng là bảo vệ sự sống còn bằng cách duy trì và tăng cường sức mạnh. Quan tâm về sức mạnh đưa đến cạnh tranh để mạnh hơn vì ai cũng sợ ai. Bởi vậy, các nước lớn phát triển sức mạnh đến tối đa để cạnh tranh thắng lợi với các nước mạnh khác, để chiếm ưu thế trên cán cân lực lượng, và tiến tới thống trị thế giới.

Có một lúc, dưới thời tổng thống Bush, người ta tưởng nước Mỹ đã đạt đến mức chúa tể như vậy. Bây giờ thì ai cũng thấy: dù mạnh đến đâu, nước Mỹ ở bên kia Thái Bình Dương cũng không thể một mình làm chủ trên phần đất bên này Thái Bình Dương. Điều mà nước Mỹ có thể làm, giống như các đại cường đã làm trong lịch sử, là đô hộ trên vùng địa lý của mình và ngăn cản không cho một ông đại cường nào khác đô hộ trên vùng địa lý ấy. Đã là bá chủ vùng thì không ông nào muốn thấy một ông đại cường khác mon men đến vùng mình để cạnh tranh. Nước Mỹ đủ mạnh để không ai dám đến cạnh tranh ở châu Mỹ, nhưng đó là cố gắng mà nước Mỹ đã làm với xương máu chiến tranh trong suốt cả thế kỷ từ khi lập quốc. Điều mà nước Mỹ đã làm, điều mà các cường quốc khác đã làm trong lịch sử, tại sao bây giờ Trung Quốc không làm? Bộ Trung Quốc là ông thầy tu? Là ông thánh? Là con gà trống thiến? Trung Quốc cũng sẽ ngăn cản không cho nước Mỹ can thiệp vào vùng của ông. Ngược lại, nước Mỹ cũng sẽ không để cho ông tự do hoành cứ trong vùng ấy. Và, cũng theo đúng luận lý của sức mạnh và thực tế của lịch sử, Trung Quốc sẽ mon men thọc gậy bánh xe vào vùng lãnh địa của nước Mỹ ở châu Mỹ như đã bắt đầu và đang tiếp tục hành động như vậy hiện nay.

Cho đến bây giờ, nước Mỹ tung hoành trên thế giới được là vì nước Mỹ yên tâm về an ninh trong vùng ảnh hưởng của mình, chẳng ai dám phá rối trừ anh Cuba xấc xược. Trong vòng vài chục năm nữa, nếu Trung Quốc vượt được Mỹ như có nhiều người nói thế, tại sao Trung Quốc lại không tung hoành dọc ngang trên thế giới như Mỹ hiện nay? Và khi đó, cũng để yên tâm về an ninh trong vùng mình, tại sao Trung Quốc không làm như Mỹ, nghĩa là, trước hết, dẹp tan mọi tranh chấp chủ quyền, áp đặt chặt chẽ thống trị trong vùng, không ai được nói khác, làm khác, cựa quậy khác, mơ mộng khác, đảo nào cũng là đảo của ta, biển nào cũng là hồ tắm của con cháu Mao chủ tịch? Những gì thế giới đã chứng kiến trong hơn chục năm qua cho thấy rõ đường đi nước bước ấy: tăng cường hạm đội, lè lưỡi bò, liếm hết đảo kể cả với Nhật, phản đối việc Mỹ tập trận với Hàn Quốc ở Hoàng Hải năm 2010, bàn luận thiết lập “chuỗi dây chuyền hải đảo thứ nhất”, rồi “dây chuyền hải đảo thứ hai”… Nếu thực hiện được, Nhật và Phi hết đường đồng minh với Mỹ. Chưa kể việc bàn tính thành lập một “hạm đội nước xanh” để làm chủ đại dương, làm chủ an ninh hải lộ, chẳng lo ai bịt ống dầu dẫn từ Trung Đông. Và cũng chưa kể, Việt Nam ơi, hành động đặt giàn khoan trong vùng kế cận Hoàng Sa, ngang nhiên như đào giếng trong vườn nhà.

Bước đi vững chắc như cọp săn mồi, ý đồ lồ lộ, ngôn từ trịch thượng anh cả, ngày nay ai mà chẳng thấy an ninh của mình bị đe dọa nghiêm trọng trước thực tế một sức mạnh khổng lồ càng ngày càng được tăng cường? Hậu quả tất nhiên là “hiện tượng leo thang an ninh” phải xảy ra. Nước này rồi nước nọ leo thang tăng cường quân sự, leo một hồi sẽ leo đến chiến tranh. Ngày nay, dù miệng có ngọt ngào liên đới hợp tác kinh tế đến đâu, trong bụng anh láng giềng nào của Bắc Kinh cũng đều ớn sự trỗi dậy của ông ấy, đều nghĩ cách rào cản ông lại. Thương hay ghét, muốn hay không, tin hay nghi, anh nào cũng bắt buộc phải nghĩ đến kinh nghiệm rào cản của Mỹ trong chiến tranh lạnh. Và Mỹ cũng sẽ không có chiến lược nào hữu hiệu hơn đối với Trung Quốc bằng chính sách rào cản. Nghĩa là liên minh với các nước láng giềng cảm thấy bị Trung Quốc đe dọa: Ấn Độ, Nhật Bản, Phi, và, why not, Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là: các nước why not có dám chọn liên minh với Mỹ chăng? Có dám cùng với Mỹ lập lại cân bằng lực lượng hay ngả hẳn về Trung Quốc? Hay chơi trò đu dây? Khó mà tưởng tượng rằng khi tranh chấp Mỹ-Trung xảy ra đến độ quyết liệt, hai ông siêu cường không làm áp lực mạnh để chẳng ai chơi được trò đu dây. Vậy thì ngả vào ai là tùy ở tính toán của mỗi nước về ai đe dọa hơn ai đến sự sống còn, ai ở xa ai ở sát nách, ai nuốt mình dễ, ai cần mình hơn. Nước Mỹ có quân đội trấn đóng trên đất Nhật, trên đất Hàn, nhưng hễ phong phanh nghe Mỹ muốn rút quân đi là cả Hàn lẫn Nhật đều xin ở lại. Nước Tàu không có quân đội trấn đóng, chỉ có hàng vạn phu phen và làng xã mọc lên như nấm thôi, nhưng chủ nhà mất đất không bao giờ hay.

Cho nên các nước nhỏ không thể không lo nghĩ đến chuyện rào cản. Các nước lớn cũng vậy. Ấn Độ và Nhật Bản ký “Tuyên bố về hợp tác an ninh” năm 2008 khi thấy Trung Quốc tăng cường vũ lực. Ấn Độ và Mỹ sát lại gần nhau tuy Mỹ rất cần Hồi Quốc để chống khủng bố Al Qaida. Nhân quyền là giá trị đầu môi của Mỹ nhưng khi cần thì Mỹ cũng lơ đi để quan hệ chặt hơn với Indonesia. Singapore miệng nói thân Tàu nhưng cung cấp cảng Changi cho hạm đội Mỹ. Và Nhật, dù dân có biểu tình phản đối, Okinawa vẫn trải thảm điều mời thủy quân lục chiến Mỹ đóng đô. Trung Quốc càng đe dọa, khuynh hướng ngả vào Mỹ ở đâu cũng tăng lên. Á châu hoan hô Obama dời trọng tâm chiến lược từ Âu sang Á. Rồi Á châu lo ngại khi thấy Mỹ yếu tay ở Syria, ở Ukraina.

Tóm lại: Trung Quốc càng mạnh lên càng làm trầm trọng thêm cạnh tranh an ninh với Mỹ và với láng giềng, càng muốn tống nước Mỹ ra khỏi vùng ảnh hưởng, càng thúc đẩy khuynh hướng liên minh với Mỹ để cân bằng lực lượng. Có khả năng nhiều căng thẳng sẽ xảy ra. Khả năng gần đây nhất là sự kiện giàn khoan HD 981.Vấn đề là: những căng thẳng đó có đưa đến chiến tranh không? Trả lời câu hỏi này buộc phải đặt câu hỏi đặt ra trước: Cả Trung Quốc cũng có vũ khí nguyên tử, liệu vũ khí nguyên tử có ngăn cản chiến tranh xảy ra ở Á châu như đã ngăn cản ở Âu châu trước đây chăng?

Mearsheimer không nghĩ rằng hai hoàn cảnh có thể so sánh với nhau. Trước hết là vì lý do địa lý. Trọng tâm của chiến tranh lạnh tụ trên một điểm duy nhất: Bá Linh, nằm giữa lục địa châu Âu. Ván bài quá lớn, nếu có chiến tranh xảy ra, khó lòng không đưa đến chiến tranh nguyên tử, nghĩa là tiêu diệt cả châu Âu, không chừng thảm họa lan ra đến cả lãnh thổ hai địch thủ. Không ai dám nghĩ đến cái viễn tượng đó. Mục đích của vũ khí nguyên tử ở đây là tạo ra để mà không dùng, tạo ra để mà ngăn cản bên kia không dùng đến. Tất cả tinh túy của chiến lược nguyên tử nằm ở chỗ bảo tồn lực lượng nếu địch nả cú đầu để đánh trả cú thứ hai. Chính vì sợ cú thứ hai ấy mà không phe nào dám nổ cú đầu, và chiến tranh đã không xảy ra. Địa lý ở Á châu khác hẳn. Không có một tụ điểm như Bá Linh, tranh chấp phân tán trên nhiều nơi khác nhau mà không nơi nào có tầm quan trọng như Bá Linh, nếu chiến tranh có xảy ra cũng không đưa đến những hậu quả khốc liệt như thế. Vì vậy chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc dễ có khả năng xảy ra hơn.

Chẳng hạn căng thẳng ở Bắc Triều Tiên. Giả sử chiến tranh xảy ra giữa Nam và Bắc Hàn và ví dụ 19.000 quân đội Mỹ trấn đóng ở đấy phải lao vào chiến tranh với Trung Quốc, chiến tranh vẫn nhỏ so với trận chiến nếu xảy ra ở Bá Linh. Đài Loan, Biển Đông, Senkaku cũng vậy, khó bề so sánh. Huống hồ chiến trận ở các nơi ấy diễn ra trên biển, giả thuyết leo thang nguyên tử ít có khả năng xảy ra, cho nên đụng độ cổ điển (nghĩa là không nguyên tử) giữa Mỹ và Trung Quốc dễ tưởng tượng hơn là giữa Mỹ và Liên Xô trên lục địa Âu châu ngày trước.

Đó là lý do thứ nhất: lý do địa lý. Lý do thứ hai liên quan đến cấu trúc của hệ thống quốc tế: ngày trước, cấu trúc ấy là hai cực, cực Mỹ và cực Liên Xô; bây giờ, ở Á châu cấu trúc ấy là đa cực. Ngay Nhật, và ngay cả Ấn Độ, cũng là những nước lớn, Ấn Độ còn có vũ khí nguyên tử, kém gì ai? Dù rằng hai nước ấy không mạnh bằng Trung Quốc, và dù rằng cái thế đa cực ở đây không cân bằng nhau, nhưng Trung Quốc vẫn chưa phải là một cực như Liên Xô ngày trước. Ở cái thế đa cực ấy, chiến tranh dễ xảy ra hơn ở thế lưỡng cực vì nhiều lẽ. Một, là các nước lớn dễ đánh nhau hơn, hoặc với nhau hoặc với các nước nhỏ. Hai, là ông anh cả dễ bắt nạt em ba, em tư, em út, dễ đánh tỉa từng em. Ba, là ông lớn nhất, đang vươn lên thành bá chủ vùng kia, làm ai cũng sợ, mà sợ thì hoặc là giơ tay đầu hàng trước, hoặc là chịu nhục hết nổi thì uýnh một trận, chết cũng cam.

Sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông và hành động trấn áp của Nga ở Ukraina mới đây đã khiến các giới quan sát quốc tế chú ý hơn đến lý luận đa cực này. Không thiếu gì con mắt nhà nghề thấy rằng chưa chắc đã có dầu khí ở vùng biển Hoàng Sa. Rất có thể Bắc Kinh “lớn tiếng cao giọng tuyên bố bá quyền”. Giống như Nga, Trung Quốc muốn chứng tỏ Ta đây là sếp trong sân sau của Ta. “Na ná như phiên bản của Nga và Trung về cái được gọi là chủ thuyết Monroe”, nghĩa là không ai được xớ rớ vào vùng cấm địa của Ta. Tờ báo danh tiếng Le Monde của Pháp, phân tích hai sự kiện nổi bật nói trên trong tháng 5 vừa qua, kết luận sau khi nhắc lại chủ thuyết Monroe: “Xét những gì đã xảy ra trong mấy tuần qua, thế giới đa cực tự báo trước về mình một cách không có gì đáng ngạc nhiên: đây là thế giới của những tên thô bạo” 6.

Câu kết luận của tờ báo tóm tắt những gì đã nói ở trên về bức tranh mà Mearsheimer đã vẽ ra. Dù không muốn bi quan, tôi cũng khó mà lạc quan với các tác giả bác ông. Không có cách gì chấp nhận luận điệu của họ. Họ nói: Một, tuy cấu trúc quốc tế đúng như phái tả thực mô tả, Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể khôn khéo lèo lái để tránh đụng độ nhau đến mức căng thẳng. Hai, tuy liên minh với Nhật và với Hàn có thể gây vấn đề – luôn luôn là vấn đề – tế nhị giữa Mỹ và Trung Quốc, chiến tranh không phải là tất yếu. Ba, muốn thế Mỹ phải tránh, đừng thổi phồng hiểm nguy của một Trung Quốc lớn mạnh. Và bốn, phải biết nhân nhượng về những tranh chấp nào mà quyền lợi của Mỹ không phải là sống chết, Đài Loan chẳng hạn. Thế thì Biển Đông của chúng tôi, ai cùng bảo vệ với tôi? Huống hồ các người lập luận như vậy cũng không dám cả quyết lạc quan. Họ nói, khá ba phải: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình, nhưng kết luận ấy cũng không có gì bảo đảm” 7.

Đúng là không có gì bảo đảm, nhất là trong thời gian gần đây, với hăm dọa của Trung Quốc trên đảo mà Nhật gọi là Senkaku, và nhất là với ngang ngược của Bắc Kinh khi cắm giàn khoan trên thềm lục địa của Việt Nam. Chiến tranh với Mỹ càng ngày càng không phải chỉ là giả tưởng: lo ngại phản ánh ngay cả trên tờ Foreign Affairs khi có tác giả khuyến cáo hai bên phải “rõ ràng về những đường ranh đỏ thực sự và giá phải trả để bảo vệ những đường ranh ấy” 8. Nhưng đâu là đường ranh, khi danh sách những quyền lợi “cốt lõi” mà Trung Quốc giương ra trước mắt nước Mỹ trong thời gian gần đây càng ngày càng dài khiến những tranh chấp phụ cũng trở thành quyết tử? Đâu là đường ranh, khi cả thế giới đang chứng kiến một hiện tượng mới hừng hực bốc lên từ chục năm nay tưởng chừng như hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa? Hiện tượng đó, không nguy hiểm nào khó lường hơn: đó là dân tộc chủ nghĩa. Đọc sách báo ở Mỹ, rất dễ để ý. Trước đây, các giới phân tích chỉ chú tâm vào yếu tố kình tế, quân sự, địa chính trị. Gần đây, ai cũng chỉa ống dòm vào nguy cơ của dân tộc chủ nghĩa, kể cả trường phái tả thực mà lập trường cố hữu là chỉ xét những yếu tố ở bên ngoài, những gì có thể đo lường, đánh giá cụ thể. Trong phân tích về quan hệ quốc tế, yếu tố văn hóa bây giờ được đưa vào với tất cả trân trọng, không thua gì những yếu tố khác, nhất là đối với Trung Quốc. Như một chuyên gia về Trung Quốc đã viết, “câu hỏi phải chăng Trung Quốc là mối đe dọa đối với các nước khác không thể chỉ trả lời bằng cách phóng tầm nhìn vào sức lực của Trung Quốc trong tương lai – chỉ số kinh tế, tiến bộ kỹ thuật, ngân sách quốc phòng – như nhiều nhà tiên đoán đã làm. Sức mạnh chỉ là một phần của giải đáp. Ý định – Trung Quốc lựa chọn sử dụng sức mạnh của mình như thế nào – mới chính là đầu mối để biết hòa bình hay chiến tranh” 9. Cái nhìn từ bên ngoài không đủ, phải bổ túc bằng cái nhìn từ bên trong, cái nhìn vào tận xương tủy của văn hóa ông khổng lồ để xem ông tự định nghĩa mình như thế nào.

II. Nhìn từ bên trong: Trung Quốc tự định nghĩa

2008. Năm Thế Vận Hội. Ngọn đưốc Thế Vận chuyền tay từ Hy Lạp qua Bắc Kinh, trên một lộ trình dài 85.000 dặm, dừng chân trên 135 thành phố. Khoảng thời gian ấy, Trung Quốc bị thế giới lên án gay gắt, nhất là về nhân quyền và đàn áp ở Tây Tạng. Luân Đôn, Paris, San Francisco, Canberra… khắp nơi, các hội đoàn nhân quyền tổ chức phản đối khi đuốc Thế Vận rước qua. Thế nhưng, khắp nơi, Hoa kiều bừng bừng lửa hận đáp trả, khí thế ngùn ngụt không thua gì ở chính quốc, nhất là trong giới thanh niên, sinh viên ở các trường đại học tiến bộ, Duke, Berkeley, Chicago… khắp nơi! Siêu thị Carrefour của Pháp, đang ăn khách thế, phát đạt mở nhánh trên 20 thành phố, bị dân chúng ồ ạt tấn công. Khẩu hiệu, la hét:

Nói không với Carrefour!!! Nói không với bọn đế quốc Pháp!!!
Cực lực phản đối cuộc xâm lăng Anh-Pháp năm 1860!
Toàn dân Trung Quốc đứng lên!!!

Ô hay, Thế Vận Hội thì có ăn nhậu gì với liên quân Anh Pháp hồi xửa hồi xưa, hồi cố nội cố ngoại các vị ấy chưa đẻ? Ấy thế mà lịch sử bốc máu chảy rần rần trong gân cốt. Ai cả gan động đến cái lông chân Trung Quốc ngày nay, mà lại xấu số trót sinh vào đất Nhật hay đất Tây phương, hãy coi chừng: “Đừng quên quốc sỉ!” Wuwang guochi! Bốn chữ (vật vong quốc sỉ) ấy ngự trị trên bàn thờ, tín đồ của cái đạo dân tộc chủ nghĩa ấy đạp nát như voi đạp bã mía bất cứ ai dám cả gan thách thức. Các nhà nghiên cứu đánh cuộc cho hòa bình cũng hãy coi chừng! Cái thứ lửa tân chủ nghĩa ấy đốt râu quý vị bao giờ không hay.

Quá dễ dàng để minh chứng điều ấy qua vài biến cố lớn đã xảy ra: vụ Mỹ ném bom nhầm trên tòa đại sứ Bắc Kinh ở Belgrade năm 1999 hay vụ đụng độ giữa máy bay Mỹ EP-3 và máy bay Trung Quốc F8 kế cận hải phận Hải Nam năm 2001. Lạ thật, tưởng giới trẻ dị ứng với chế độ, ai ngờ sinh viên rần rộ phô trương khí thế trước Sứ quán Mỹ, bao vây, ném đá, đốt xe, đốt cà nhà của tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Lửa ấy, sách báo thế giới đã nói nhiều. Nhưng, để hiểu gan ruột anh Tàu, không phải cứ tìm đến những chuyện lớn mà hiểu; chính trong những chuyện tầm phào nhất, người Việt chúng tôi hiểu anh Ba rành rọt hơn Tây. Chẳng hạn chuyện này: cái mề đay vàng của Thế Vận Hội.

Bất cứ ở nước nào, thể thao cũng là đầu tư cho chính trị quốc tế. Cả chính trị quốc nội nữa, vì chính quyền cũng được thơm lây nhờ thắng lợi của các lực sĩ. Ở Tàu cũng vậy thôi… nhưng mà khác. Phải là huy chương vàng kia! Đừng nói: thì ở đâu chẳng vậy! Không phải! Khác hẳn, chẳng giống ai. Ở đâu khác, được bạc hay đồng cũng vui rồi. Ở Tàu, phải là vàng! Bạc và đồng là sọt rác! Phải là vàng mới thiêng liêng. Và thiêng liêng như Thượng Đế. Nói theo giọng Mao, mề đay vàng là “khí giới nguyên tử tâm linh”. Tại sao? Thì tại vì lịch sử! Tại vì “đừng quên quốc sỉ!” Trước đây, bọn Nhật Bản và bọn đế quốc Tây phương đã dám nói: Trung Quốc là “kẻ phàm phu bệnh hoạn ở Đông Á”. Dongya bingfu! Thật ra, nguyên thủy, câu ấy ám chỉ sự suy nhược của nhà Thanh, giống như đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành “Đông Á bệnh phu” của châu Âu. Thế nhưng tín đồ của chủ nghĩa dân tộc cải biên ngày nay nghĩ khác: bọn đế quốc ấy dám chê hình hài thể xác của chúng ta! Đã thế thì phải cho chúng nó biết hình hài này đè bẹp thể xác chúng nó như thế nào. Thế là bắt đầu nhồi nhét lịch sử Thế Vận Hội vào đầu giới trẻ năm 2004:

“Trước 1949, lực sĩ Trung Quốc đã tham dự 3 Thế Vận, nhưng lần nào cũng trở về với thất bại, không đạt được huy chương nào. Một tờ báo ngoại quốc đăng một tranh hý họa: dưới lá cờ năm vòng tròn của Thế Vận, một toán Trung Hoa ốm yếu, da bọc xương, bận lễ phục quan gia và Âu phục, khiêng một quả trứng vịt khổng lồ – một con số không. Bức tranh hý họa đó nhan đề: ” Đông Á bệnh phu”. Đó là một chế diễu và nhục mạ” 10.

Thật ra, bức tranh châm biếm đó không phải đăng trên một tờ báo phương Tây mà trên một tờ báo Hoa ngữ ở Singapore. Nhưng hề chi sự thật, đây đâu phải là thể thao, đây là quốc nhục phải rửa.

Bởi vậy mà cái huy chương vàng của Liu Xiang ở Thế Vận Athens 2004 là thiêng liêng! Nó thiêng liêng vì nó là huy chương về môn chạy đua 110 mét có rào cản. Thế giới chứng kiến tận mắt: thân thể của anh phàm phu ngày xưa đè bẹp thân thể của bọn Tây phương ngày nay. Liu tuyên bố một câu danh ngôn tại Athens: “Chiến thắng của tôi chứng minh rằng lực sĩ da vàng có thể chạy nhanh như lực sĩ da đen hoặc da trắng”. Ai nói đó là thành tích thể thao, người đó chẳng hiểu gì anh Ba. Đó là cả dân tộc Trung Hoa đứng lên xóa sạch tủi nhục của thế kỷ.

Bởi vậy mà phải là huy chương vàng! Bạc hay đồng thì hóa ra thân thể anh Tàu vẫn cứ bingfu, vẫn cứ thua thân thể anh Tây! Huy chương vàng vừa rửa hận vừa mang tính chính đáng đến cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Một tỷ trái tim cùng tung hô cặp giò của lực sĩ Liu nghĩa là một tỷ trái tim cùng tung hô Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ai đem lại tự hào này nếu không phải là Đảng! Ai đưa Trung Quốc từ địa vị cái trứng vịt lộn năm 1932 lên địa vị thượng đẳng 100 huy chương và 51 vàng năm 2008? Có lĩnh vực nào mang lại đồng thuận, đồng tình, đồng hỷ, đồng lạc, đồng bốp bốp vỗ tay như lĩnh vực thể thao? Đảng Cộng sản vạn vạn tuế!

Cái rủi của Trung Quốc hồi thế kỷ 19 biến thành cái may cho chế độ hiện hành. Khi hệ ý thức Mao không còn linh hiển nữa để giúp Ngu Công dời núi thì hệ ý thức dân tộc chủ nghĩa vù đến, đúng lúc, đúng thời, thay cái cũ bằng một cái mới đáp ứng đôm đốp tâm lý cộng đồng, đánh thức cả gia tài văn hóa ngàn đời nằm ngủ trong tận thâm sâu của tiềm thức dân tộc. Bởi vậy, câu hỏi mà nhiều giới quan sát ở Mỹ đã đặt ra nghe nó ngây ngô làm sao: dân tộc chủ nghĩa ấy là từ trên ban xuống hay từ dưới trồi lên? Hỏi vớ vẩn! Tất nhiên là cả hai! Cái dễ sợ, cái khiếp đảm của vũ bão triều cường đang cuồn cuộn phăng phăng trào lên ở phương Bắc là do ở chỗ gặp gỡ của hai hưng phấn, từ trên xuống và từ dưới lên, đưa đến một run rẩy hoan lạc song phương, từ đó thai nghén một đứa con bất trị có tên là chiến tranh.

Từ trên xuống: “Vật vong quốc sỉ” là khẩu hiệu dẫn đầu cả một quốc sách dạy con trẻ bằng sách giáo khoa, viện bảo tàng, nói chuyện tập thể, tiểu thuyết, văn thơ, nhạc, phim ảnh, nghỉ lễ, bản đồ, tham quan di tích lịch sử… dạy trẻ không được quên. Không được quên “thế kỷ tủi nhục” từ chiến tranh nha phiến 1840. Không được quên cái gì và phải nhớ cái gì: đó là nhét vào đầu con trẻ định nghĩa về Trung Quốc, về bản chất của dân tộc, về bản chất của chính người dân Trung Quốc, chính mỗi cá nhân. Đừng quên: tủi nhục ấy là trước Tây phương và trước Nhật Bản.

Và phải nhớ: “Trung Quốc” là nước ở trung tâm. Trung tâm ở đây không phải là khái niệm địa lý, cũng phải chỉ là khái niệm văn hóa: nó bao hàm cả ý nghĩa chính trị. Ai kiểm soát được trung tâm, kẻ ấy là nhà cầm quyền chính đáng để cai trị thiên hạ. Tác giả câu ấy là Tưởng Giới Thạch. Trung Quốc còn có tên nữa là Trung Hoa. Tôi được nghe một học giả cắt nghĩa nguyên thủy của từ này: “Hoa” là đẹp đẽ, áo quần đẹp, trang sức đẹp. Trung Quốc tự cho mình là “hoa”, chung quanh tất cả đều là “di”. Với văn hóa đẹp đẽ, Trung Quốc tự cho mình nhiệm vụ đồng hóa man di, “dụng Hạ biến di” (“yong xia bian yi”) như lời của Mạnh Tử. Man di mà được biến đổi văn hóa thì “di” cũng thành “hoa”, thành dân nước Hạ. Sĩ phu ta ngày xưa chắc đã mắc lỡm cái sách lược này: suốt đời dài lưng tốn vải cặm cụi sách đèn cố làm sao cho “giống”, chứ không phải cho “khác” như anh hảo hán samourai Nhật kia. Cứ đọc sử thần Ngô Sĩ Liên thì rõ. Tôi lại được cắt nghĩa thêm: Trung Quốc lại còn có tên là Shenzhou, xuất hiện từ thời Chiến Quốc, đất thiêng, đất thánh. lại còn được gọi là Thiên Triều, danh hiệu mà nghe nói giới trẻ ngày nay rất ưa dùng trên internet để gọi nước của họ.

Lại phải nhớ: trong tư tưởng cổ truyền của Trung Quốc, không có khái niệm “quốc gia”, chỉ có khái niệm “thiên hạ” mà Trung Quốc chiếm vị trí trung tâm. “Thiên hạ” bao hàm nhiều nghĩa. Một, đó là cộng đồng văn hóa, khác với ý nghĩa chủng tộc, chính trị hoặc pháp lý trong khái niệm “quốc gia” của phương Tây. Văn minh là căn bản của khái niệm “thiên hạ”. Với Khổng giáo, Trung Quốc tự cho mình là trung tâm của văn minh, nghĩa là văn minh cao hơn, đạo đức cao hơn. Hai, “thiên hạ” không có biên giới như biên giới của quốc gia ngày nay. Ai đồng chí với văn minh Hán thì là Hán: Mãn châu chẳng hạn. Ba, ta đã ở trung tâm, ta là cao nhất, vậy thì làm sao quan niệm được thế giới bao gồm (trên lý thuyết) các quốc gia bình đẳng? Trung Quốc là thế giới, đâu phải là một nước trong thế giới? Hồi bắt đầu chiến tranh nha phiến, Charles Elliot gửi một văn thư cho Lin Zexu, chức sắc của nhà Thanh phụ trách giao thương nha phiến, trong đó viên chức của nước Anh dại mồm gọi Anh và Trung Quốc là “hai nước”. Liu nổi cơn thịnh nộ trả lại thư không thèm đáp, tên kia hỗn láo quá, “dưới vòm trời này không nơi nào có thể được xem như ngang hàng với thiên triều”. Bốn, “thiên hạ” đặt trọng tâm trên sức mạnh mềm, như văn hóa, đạo đức, lễ nghĩa hơn là trên sức mạnh cứng – quân sự, kinh tế – để duy trì trật tự thế giới như ngày nay. Thần phục văn minh của thiên triều, tuân thủ lệ cống, lễ nghĩa trên dưới phân minh, ấy là trật tự của hệ thống “thiên hạ”. Ai dám bảo điều này không cắt nghĩa thói hống hách, trịch thượng của thiên triều ngày nay?

Đừng quên và phải nhớ. Đừng quên nhục nhã. Phải nhớ vinh quang. Định nghĩa về Trung Quốc ngày nay dựa trên hái chân đứng đó. Và vinh quang ngày xưa được phục hồi ngày nay là nhờ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng ấy không còn định nghĩa mình là “người tiên phong của giai cấp vô sản” nữa, mà là người yêu nước “vững chắc nhất, hết lòng nhất”. Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản không còn là “thực hiện một xã hội cộng sản” nữa, mà là “đại phục hưng dân tộc Trung Quốc”. Quốc sách “đừng quên, phải nhớ” là từ trên dội xuống bằng cả một hệ thống giáo dục, tuyên truyền mà sự thành công là nhờ ở đáp ứng hồ hởi của dân chúng từ dưới lên trên. Nước Mỹ bỏ tiền ra chiêu đãi sinh viên Trung Quốc, tưởng rằng giới trẻ này sẽ hấp thụ văn hóa phương Tây. Ô hô, măng này hùng hục dân tộc chủ nghĩa không thua gì tre già tre lão.

Thật ra, đây là làn sóng dân tộc chủ nghĩa thứ hai. Làn sóng thứ nhất, hồi thế kỷ 19, hãy còn yếu ớt lắm, và không hẳn từ trên xuống hay từ dưới lên. Trên thì nhà Thanh đã suy. Dưới thì dân ngu khu đen, chỉ khoái làm “cách mạng” kiểu A.Q của Lỗ Tấn. Dân tộc chủ nghĩa hồi đó phát khởi từ ở giữa, giữa trên và dưới, từ tầng lớp trí thức mà tiêu biểu là phong trào Ngũ Tứ 1919. Làn sóng thứ nhất là dân tộc chủ nghĩa tự vệ: nó chính đáng và không nguy hiểm cho ai. Làn sóng thứ hai là dân tộc chủ nghĩa tấn công: nó nguy hiểm vì đến từ một nước bá quyền. Nó càng nguy hiểm hơn khi cả một dân tộc sôi sục tấn công, hung hăng đến nỗi cấp trên phải hãm bớt phanh, sợ chính mình cũng bị đốt cháy, sợ không điều khiển nổi cơn lũ. Từ một ý thức hệ do Nhà nước đẻ ra để chính đáng hóa lãnh đạo của mình, thứ “dân tộc chủ nghĩa Nhà nước” (“state nationalism”) ấy đã trở thành “dân tộc chủ nghĩa xã hội” (social nationalism) khi nó động viên được cả xã hội. Mearsheimer gọi thứ dân tộc chủ nghĩa “bình dân” ấy của Trung Quốc ngày nay (popular nationalism) là “siêu dân tộc chủ nghĩa”(hypernationalism) có thể đưa đến những hiểm nguy khó lường. Nói như nhà văn danh tiếng Hồ Bình (Hu Ping), “đối với dân Trung Quốc, lịch sử là tôn giáo của chúng tôi… Chúng tôi không có một chuẩn mực siêu nhiên về phải trái, tốt xấu, cho nên chúng tôi xem Lịch Sử như là Quan Tòa tối cao… Mỗi người dân Trung Quốc khi sinh ra đã là tín đồ của dân tộc chủ nghĩa”.

III. Lời kết

Lịch sử của nước nào cũng có lúc huy hoàng có lúc bi thảm. Lịch sử của nước nào mà chẳng có vết thương? Cái quái đản của Trung Quốc là bắt thế giới phải đau cái vết thương của chính họ và phải chấp nhận quyền của cái vết thương đó cứ mãi mãi là vết thương không lành, sẵn sàng chảy máu. Dân tộc chủ nghĩa, nước nào cũng có, không nhiều thì ít. Cái quái đản của Trung Quốc là bắt cả thế giới phải xem trường hợp của mình như là duy nhất, riêng biệt, thiêng liêng, ai cũng phải cúi đầu. Muốn chơi với Trung Quốc, ai cũng phải cúi đầu ký một câu mà trên thế giới không đâu thấy một tập tục ngoại giao tương tự: “Đài Loan là một phần của Trung Quốc…” Dân tộc chủ nghĩa ấy là mầm mống của chiến tranh.

Từ những trình bày trên đây, xin rút ra bốn kết luận:

1. Chỉ cần để ý một chút là thấy cái thâm ý gắn liền mưu đồ bá quyền với chính sách “quốc sỉ”. Ta phải rửa nhục bằng cách lấy lại cái gì đã mất. Trong những cái đã mất ấy, có cái bản đồ. Về điểm này, Tàu Tưởng và Tàu Mao không khác nhau. Ngày 27-3-1934, Tưởng Giới Thạch ghi trong Nhật Ký quyết định soạn một sách giáo khoa dạy về bổn phận và trách nhiệm đối với nước. Mục 3: “Chiếm lại Đài Loan và Triều Tiên. Chiếm lại lãnh thổ nguyên thủy vốn là thành phần của triều Hán và triều Đường…; như vậy chúng ta, con cháu của Hoàng Đế, sẽ không còn hổ thẹn”. Sáu mươi năm sau, sách giáo khoa của Bắc Kinh mở đầu chiến dịch giáo dục lịch sử ghi triều đại Goguryeo (37 trước TL – 668 sau TL) của Triều Tiên là thành phần của lịch sử Trung Quốc 11. Triều Tiên thôi sao? Nghe thêm than thở của các nhà ngoại giao Trung Quốc đầu thế kỷ 20: chúng ta đã mất “Hồng Kông của chúng ta”, “Miến Điện của chúng ta”, “Xiêm La của chúng ta”, “An Nam của chúng ta”. Bọn đế quốc đã “cắt giang sơn của chúng ta như cắt trái dưa hấu”. Tiếp nối truyền thống, Tàu Mao ghi thêm quần đảo Trường Sa như là “đương nhiên của Trung Quốc” trong một bản đồ in năm 1999. Đó là những lãnh thổ mà chúng ta đã mất trong “thế kỷ tủi nhục”, đương nhiên châu phải về hợp phố. Một sách giáo khoa khác viết rõ mồn một: “Lịch sử thế kỷ quốc nhục của chủng tộc Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng các giống dân ngoại quốc xâm chiếm chúng ta bằng đường biển. Kinh nghiệm không ngừng buộc chúng ta phải nhớ: chiến hạm xuất hiện từ Thái Bình Dương: tổ quốc chúng ta chưa thống nhất toàn vẹn; cuộc tranh đấu về chủ quyền trên Trường Sa, Diaoyu Dao và biên giới Ấn-Trung vẫn còn tiếp diễn… ta phải xây dựng một hải quân hùng hậu để thu hồi toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ những quyền và đặc quyền về lãnh hải của ta”12. Hay thật! Trung Quốc rửa nhục bằng cách xây dựng lại đế quốc của nhà Thanh! Bằng cách đòi hỏi “địa vị xứng đáng trên sân khấu quốc tế”! Ngôn từ “quốc sỉ” phà hơi vào than hồng chiến tranh, hiểm nguy hiện ra rõ hơn bao giờ hết.

2. Bởi vậy, thế giới phải nói thẳng với Trung Quốc: ông hãy chấm dứt cái trò quốc sỉ ấy đi. Quốc sỉ! Nhục của nước! Nhục nào? Cái nhục ấy đã có hơn trăm tuổi thọ rồi. Có người hỏi ông: bao giờ thì nó chấm dứt? Ông không chịu trả lời 13, bởi vì đó là con ngoáo ộp để ông dọa thiên hạ. Nước nào? Trung Quốc ngày nay đâu còn là Trung Quốc hút thuốc phiện! “Đã đến lúc Trung Quốc chấm dứt nói mình là nạn nhân và hãy sống như một quốc gia bình thường”, một tác giả Mỹ đã viết như thế14. Hay nói như một nhà văn Trung Quốc, Wang Shuo (Vương Sóc), trong tiểu thuyết “Please don’t call me Human”: “Cứu quốc! Quốc nào? Cứu ra khỏi cái gì? Cám ơn bạn, nước chúng ta làm ăn tốt, và càng ngày càng tốt” 15.

Làm ăn tốt: ai cũng mong muốn một Trung Quốc như thế, nhất là Mỹ. Không ai ngăn cản nổi một Trung Quốc trỗi dậy, một Trung Quốc cường thịnh. Nhưng một Trung Quốc cường thịnh phải là một Trung Quốc có trách nhiệm trên thế giới và cư xử một cách có trách nhiệm: lý thuyết của Mỹ là như thế ngay từ đầu. Nhưng Trung Quốc lại làm như thể mọi người phải gánh trách nhiệm về tủi nhục của ông, trước là Mỹ, bây giờ cả Mỹ lẫn Nhật. Có tác giả đã nhận định: “Chính quyền Trung Quốc tuyệt đối không muốn giải quyết vấn đề các đảo Senkaku. Nếu ngày mai Nhật trao Senkaku vào tay Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ lập tức bắt đầu nói đến Okinawa. Lập tức. Họ sẽ nói: “Chúng tôi không muốn Senkaku nữa. Chúng tôi muốn Ryukyus”. Nói như vậy có thể là hơi quá. Nhưng câu tiếp theo thì không sai: “Hệ thống chính trị của họ cần phải có đối nghịch với Nhật. Đó là ô-xy của hệ thống. Họ không thể sống mà không có lập trường nghịch với Nhật. Các bạn không thể làm giảm căng thẳng, bởi vì phía Trung Quốc tuyệt đối cần phải có căng thẳng” 16. Đúng hay sai không phải là vấn đề ở đây. Vấn đề ở đây là: Trung Quốc không thể chiếm độc quyền về dân tộc chủ nghĩa. Dù Nhật có sai trái bao nhiêu đi nữa trong thế chiến thứ hai, ông khiêu khích tự hào dân tộc nơi họ, dồn họ đến chân tường, thì họ phản ứng thôi.

3. Nhận xét thứ ba liên quan đến việc sử dụng ý thức hệ “quốc sỉ”. Khác với Tưởng, Mao không đặt đề tài “quốc sỉ” lên hàng đầu trong suốt thời gian kháng Nhật. Kẻ thù chính của Mao là nội thù, không phải ngoại thù. Là Tưởng. Là giai cấp tư sản. Chỉ thị của Mao gửi đến cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản năm 1937 viết: “Mục đích của ta là khai triển sức mạnh quân sự của Đảng Cộng sản để làm đảo chánh. Bởi vậy, phải quán triệt áp dụng chủ trương căn bản này: 70% cố gắng là để bành trướng, 20% là để đối phó với Quốc Dân Đảng, và 10% là để kháng Nhật. Toàn thể đảng viên và đoàn thể phải tuân lệnh, không được chống lại chỉ thị tối quan trọng này”. Mao dĩ nhiên cũng khác Tưởng về vấn đề văn hóa. Với Tưởng, Khổng giáo vẫn là rường cột của nước. Với Mao, đó là văn hóa “phong kiến”, nguyên do làm Trung Quốc lụn bại. Mao không đặt tính chính đáng của Đảng Cộng sản trên việc khai thác “quốc sỉ” mà trên chiến thắng của Cách Mạng. “Đông phương hồng” là bài hát thay thế địa vị của quốc ca trong suốt thời gian ngự trị của Mao (1949-1976). “Đông phương hồng” không có một chữ nào nhắc lại quá khứ. Chỉ hoan hô Chủ Tịch, hoan hô Đảng, hoan hô mặt trời trước mắt.

Các nhà viết sử sau này nhận xét: trong suốt thời gian Mao nắm quyền và cho đến Thiên An Môn, không có một quyển sách nào xuất bản trong khoảng 1947-1990 viết về đề tài “quốc sỉ”. Cuộc thảm sát Nam Kinh bị loại bỏ một cách có ý thức. Năm 1962, các giáo chức khoa sử ở Đại Học Nam Kinh viết cuốn “Đế quốc Nhật và cuộc thảm sát Nam Kinh”: sách ấy chỉ được lưu hành nội bộ, không xuất bản. Mãi đến 1982, chính quyền mới để ý đến biến cố đó. Các tác giả viết sử ấy giải thích: Một, trong ý thức hệ Mao, giai cấp mới là quan trọng, không phải dân tộc. Hai, dân tộc chủ nghĩa trái với quốc tế chủ nghĩa. Ba, lụn bại của Trung Quốc chính yếu là do tham nhũng và bất tài của giai cấp phong kiến, tư bản. Bốn, “chiến thắng” là ngôn từ căn bản để cắt nghĩa tính chính đáng của Đảng Cộng sản, “anh hùng” là mẫu mực để động viên dân chúng: Mao dẫn dắt nhân dân đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác. Không nói nhục, bởi vì chỉ có vinh. Chưa kể thêm lý do này nữa: trong vụ thảm sát Nam Kinh, chẳng có “anh hùng” nào ở Nam Kinh bởi vì đó là kinh đô của Tưởng năm 1937. Kẻ chết ở Nam Kinh, Thượng Hải, hoặc bất kỳ nơi đâu ở miền Nam phần nhiều là lính Tưởng. Các nhà viết sử này nói thêm: đúng là Mao còn phải biết ơn Nhật bởi vì nếu không có Nhật mở cuộc xâm lăng rộng lớn như thế từ 1937 đến 1945, quân đội của Mao đã bị Tưởng thanh toán. Lẩn tránh trong núi rừng Sơn Tây, chiến lược của Mao là tránh giao tranh với Nhật để bành trướng quân lực từ 30.000 người nhỏ nhoi lên cả 1 triệu quân cường tráng. Đối thoại sau đây giữa Mao và thủ tướng Nhật Tanaka Kakue ngày 27-9-1972, khi Nhật theo chân Mỹ mở bang giao chính thức với Bắc Kinh, rất thú vị, phải ghi chép lại đầy đủ để thấm thía hài hước của Chủ tịch Mao:

Mao nói: “Chúng tôi phải cám ơn nước Nhật. Nếu Nhật không xâm lăng Trung Quốc, chúng tôi chẳng bao giờ hợp tác được với Quốc Dân Đảng. Chúng tôi chẳng bao giờ phát triển và giành được chính quyền. Chính là nhờ Nhật giúp sức mà chúng ta bây giờ mới được gặp nhau ở Bắc Kinh”

Tanaka nhũn nhặn: “Xâm chiếm Trung Quốc, Nhật đã gây nhiều tổn hại cho Trung Quốc”.

Mao đáp lại liền: “Nếu Nhật không xâm chiếm Trung Quốc, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không chiến thắng được, hơn nữa chúng ta sẽ chẳng gặp nhau được hôm nay. Biện chứng của lịch sử là như vậy”.

Vậy thì làm sao và từ bao giờ biện chứng ấy bị trái gió lộn lèo? Cứ lấy ví dụ bài quốc ca cho cụ thể. Khởi đầu là bài “Chí nguyện quân hành khúc”, lời của Tian Han, nhạc của Nie Er. Viết vào năm 1932, một năm sau khi Nhật chiếm Mãn Châu, bài hát thúc giục dân chúng đứng lên gia nhập kháng chiến. “Đứng lên, đứng lên, đứng lên! Dân tộc Trung Hoa đối mặt với hiểm nguy lớn nhất”. Năm 1949, khi thảo luận về một bài quốc ca cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vừa thành lập, có người đề nghị đổi câu ấy thành câu khác, “biện chứng lịch sử” hơn: “Dân tộc Trung Hoa đã đến ngày giải phóng”. Chu Ân Lai không đồng ý, cho rằng câu trong nguyên bản gợi cảm hơn và bao giờ cũng thích hợp để chống đe dọa ngoại xâm. Đến thời Cách mạng văn hóa, “Chí nguyện quân hành khúc” bị dẹp xó, thay thế bằng “Đông phương hồng” như đã nói. Đến khi Mao chết năm 1976, Hoa Quốc Phong tái lập “Chí nguyện quân hành khúc” vào địa vị quốc ca năm 1978, nhưng thay toàn bộ lời, tán dương Mao và Đảng. Năm 1982, tháng chạp, ngày 4, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, hành khúc nguyên văn của năm 1935 được lập lại và Quốc Hội chính thức biểu quyết làm quốc ca.

Thế thì, từ 1921, khi thành lập Đảng Cộng sản, đến 1949, khi thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tính chính đáng của quyền lực dựa trên hai chân: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc. Từ 1949 đến hết Cách mạng văn hóa năm 1976, tính chính đáng dựa trên Mao Chủ Tịch và viễn tượng đỏ rực của chủ nghĩa cộng sản. Từ 1976 đến 1991, phân vân xảy ra ngay trên tính chính đáng: mèo xám hay mèo đen, mèo nào bắt chuột giỏi? Thật vậy, bước qua những năm 1980, tình hình ý thức hệ trở nên trầm trọng, “tam tín nguy cơ” (“san xin weiji”) xảy ra. Ba khủng hoảng niềm tin : tín tâm nguy cơ (xinxin weiji) tức là khủng hoảng niềm tin xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng nguy cơ (xinyang weiji) tức là khủng hoảng niềm tin mác xít, tín nhiệm nguy cơ (xinren weiji), tức là, nguy quá, khủng hoảng niềm tin vào Đảng. Cả ba niềm tin ấy đã thay thế niềm tin tôn giáo, vậy thì miếng đất tâm linh đã thành cái miếu hoang. Lấy gì thay thế vào đó?

Thiên An Môn ập tới năm 1989, sinh viên bê Nữ thần Tự Do đặt vào miếu. Thế thì loạn to! Lập tức chiến dịch giáo dục lịch sử được phóng ra, lái nhiệt huyết của giới trẻ từ đấu tranh với bên trong qua đấu tranh với bên ngoài, tái lập tính chính đáng trên cái chân dân tộc chủ nghĩa. Quên cái chân đấu tranh giai cấp rồi chăng? Đâu có! Loạn Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) cũng là nhân dân nổi dậy để chống áp bức. Và đâu có phải chỉ Trung Quốc là nạn nhân: giai cấp công nhân và nông dân Nhật Bản cũng là nạn nhân của quân phiệt đế quốc chủ nghĩa. Không quên lý thuyết giai cấp, nhưng dân tộc chủ nghĩa phất lên thành cờ lãnh đạo.

Từ bỏ hình ảnh oai hùng của kẻ chiến thắng ngày hôm qua – chiến thắng trên Quốc Dân Đảng – sách giáo khoa vẽ cho con trẻ hình ảnh tủi nhục của nạn nhân ngày hôm kia, nạn nhân của phương Tây và của Nhật. Trước, con trẻ học tung hô. Bây giờ, con trẻ học thù hận. Từ 1994 đến 2002, Giang Trạch Dân làm một cuộc cách mạng thầm lặng, biến Đảng Cộng sản Trung Quốc từ một đảng cách mạng thành một đảng dân tộc chủ nghĩa, lấy lòng yêu nước thay thế chủ nghĩa cộng sản như là ý thức hệ nòng cốt. Đảng dạy con trẻ: Thế nào là một công dân Trung Quốc chân chính? Ghét bọn xâm lăng ngoại quốc, khinh bỉ Hán gian, kính trọng người yêu nước.

Nói thêm một chuyện mới đây. Tập Cận Bình tuyên bố gì trong khi ngang nhiên cắm dàn khoan HD 981 trong vùng biển Hoàng Sa? Y chang một giọng: “Chính sự yếu kém của quốc gia trong quá khứ đã giúp những kẻ ngoại xâm phá vỡ phòng thủ biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc hàng trăm lần, đẩy đất nước Trung Quốc đến tận cùng của tai họa” Vì vậy người dân Trung Quốc “không được quên quá khứ nhục nhã đó và phải xây dựng biên giới vững chắc” 17. Ai không được quên quá khứ nhục nhã nếu không phải chính là người Việt Nam chúng tôi trước hành động ngang ngược của ông?

Rất nhiều tác giả ngày nay nói: Khi Lỗ Tấn viết A Q, ông trào lộng con người Trung Quốc, xã hội Trung Quốc. Trí thức thời ấy không phải là không biết nhục trước đế quốc, nhưng họ nhắm vào cái cổ hủ, cái lụn bại của văn hóa Trung Quốc để đả kích, hòng canh tân, đưa Trung Quốc vào hiện đại. Hậu Thiên An Môn đi ngược lại chiều hướng ấy, lái dân tộc chủ nghĩa qua tham vọng bá quyền ở bên ngoài. Một bên nhắm vào bên trong để định nghĩa cái “ta”. của Trung Quốc. Một bên nhắm vào bên ngoài , biến cái “ta” của Trung Quốc thành đe dọa thường xuyên. Không phải súng ống tàu bè làm Trung Quốc đáng sợ. Đáng sợ là cái thứ văn hóa chiến tranh ấy.

Người viết bài này không phải là tín đồ của văn hóa Tây phương. Nêu lên điểm nhận xét cuối cùng trong điểm 4 sau đây không phải để tán tụng, mà cốt để so sánh hai thứ văn hóa trong câu chuyện định nghĩa chữ “ta” này.

4. Vâng, so sánh thứ nhất là về cái mề đay. Tại Thế Vận Hội 2008 về môn điền kinh, đoàn Mỹ được huy chương đồng, đoàn Nhật huy chương bạc, đoàn Trung Quốc huy chương vàng. Đoàn Mỹ ôm nhau mừng rơn sau lễ trao huy chương, giơ cao huy chương đồng cho báo chí chụp ảnh. Được phỏng vấn, lực sĩ Jonathan Horton trả lời: “Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là được lên bục này; như vậy là chúng tôi đã lên được. Còn đồng, bạc hay vàng, điều đó không quan trọng”. Ai muốn bình phẩm gì về câu đó, cứ bình phẩm. Nhưng hãy suy nghĩ về câu hỏi được nêu lên như đề tài nóng trong thảo luận “chat” trên mạng Bắc Kinh tối hôm đó: “Quái, sao chỉ được huy chương đồng mà bọn Mỹ hạnh phúc thế!” Đây là suy nghĩ của chính một tác giả Trung Quốc: “Một dân tộc bị ám ảnh về huy chương vàng đến mức phải khích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa và tính chính đáng của chế độ, không phải là một chính quyền tự tin ở mình. Và một dân chúng không thể chấp nhận một cách hào hoa khi thua trong thể thao không phải là một dân chúng bình tỉnh và cảm thấy an ninh” 18.

So sánh thứ hai liên quan đến “Ngày tủi nhục dân tộc”. Nhiều nước cũng có một ngày tưởng niệm như thế, cũng gọi ngày đó là “National Humiliation Day”: ở Anh, ở Mỹ, ở Ấn Độ, ở Hàn Quốc… Bởi vì văn hóa trong các nước Anh Mỹ, nhất là trong các thế kỷ trước, là văn hóa Thiên chúa giáo, chiến tranh hay hòa bình, thắng hay bại, đều được cắt nghĩa là do ý muốn của Thượng đế. Bởi vậy, nước nào cũng quốc hữu hóa Thượng đế, cho rằng Thượng đế đứng về phe ta. Nhưng đó không phải là vấn đề ở đây, khi nói về ngày tủi nhục. Ở đây, kẻ thù chính hoặc đồng minh chính không phải là nước kia, mà chính là Thượng đế. Bởi vậy, rùng rợn biết bao khi nghĩ rằng Thượng đế là kẻ thù của mình trong chiến tranh. Cho nên cách để thắng trong chiến tranh không phải là ỷ vào sức mạnh vật chất hay tài nghệ chiến lược, mà là phải biết hối hận trước Thượng đế về những tội lỗi mà nước mình đã phạm và phải biết cư xử như một nước khiêm cung, hết lòng hối lỗi. Chân thành hổ thẹn để rửa sạch tội lỗi của dân tộc mình là cách để nắm lấy chiến thắng. Đó là lý thuyết mà nhà thờ giảng giải trước đây trong những ngày lễ “tủi nhục dân tộc”. Lý thuyết đó còn nói thêm: bởi vì nguyên do của chiến tranh là mối tương quan giữa một dân tộc với Thượng đế, và bởi vì chiến tranh là một phán đoán của Thượng đế về tội lỗi của một dân tộc, đối phương trên chiến trường không nhất thiết phải bị biến thành kẻ thù, vì trả thù là tội lỗi. Nhiều nhà thờ còn khuyên hai đối thủ tái lập thân thiện. Dân tộc Việt Nam chúng ta chẳng cần ai khuyên cả, cứ vô tư hào hiệp “hello” với người Mỹ, người Pháp.

Tất nhiên tôi biết các thánh chiến trước đây không cao đẹp như thế đâu. Nhưng tôi dài dòng về lý thuyết của nhà thờ là cốt để trích nguyên văn tuyên bố của Abraham Lincoln, tổng thống Mỹ , thiết lập “Ngày tủi nhục dân tộc” sau khi chấm dứt nội chiến Nam Bắc:

“… Chúng ta biết rằng, do luật thiêng liêng của Thượng đế, các quốc gia, cũng như cá nhân, đều chịu hình phạt trong thế giới này, cho nên làm sao chúng ta không sợ một cách chính đáng rằng cái họa khủng khiếp của nội chiến đang tàn phá đất nước này chỉ có thể là một hình phạt giáng xuống chúng ta vì những tội lỗi kiêu căng, với mục đích cần thiết là để toàn thể chúng ta cải tạo như là một dân tộc. Chúng ta đã được chọn để nhận những ân huệ quý báu nhất của Thượng đế; chúng ta đã gìn giữ được những ân huệ ấy trong nhiều năm tháng với hòa bình và thịnh vượng; chúng ta đã phát triển lên về dân số, về của cải, về sức mạnh như chưa có nước nào phát triển như thế. Nhưng chúng ta đã quên Thượng đế… Vì vậy chúng ta phải cúi mình trước Sức Mạnh bị xúc phạm ấy, để xưng những tội của dân tộc ta và để cầu khẩn Thượng đế khoan hồng và tha tội”.

Khi Lincoln ban hành “Tuyên Bố” này (1863) nước Mỹ chưa phải là đế quốc. Đúng một thế kỷ sau, trong chiến tranh Việt Nam, Bob Dylan, trong một bài hát nổi tiếng “Với Thượng đế ở cùng phe”, chỉ trích mâu thuẫn giữa lý thuyết và hành động của nước Mỹ ngoan đạo. Nhưng dù sao chăng nữa, vẫn có một cái gì đẹp trong đó, vẫn có cái ý tưởng này để so sánh với “quốc sỉ” của Trung Quốc: kẻ thù, nên tìm ở trong ta.

Tìm ở trong cái “ta” của chính ông, kẻ thù của Trung Quốc chính là cái định nghĩa của ông về ông, chính là cái sức mạnh đã cho phép ông định nghĩa như thế ngày nay: ông là con đẻ của lịch sử ngày xưa, là trung tâm của thế giới, là vương quốc trị vì thiên hạ. Cái tham vọng đó thôi thúc ông phải mạnh lên nữa, mạnh hoài, nhưng chính vì vậy mà ông bất an và ông làm thế giới bất an. Ông bất an vì tham vọng sẽ gặp tham vọng, sức mạnh sẽ gặp sức mạnh. Do đó ông phải tạo ra kẻ thù ở bên ngoài, tạo ra cái “quốc sỉ” vô thời gian, vô hạn định, ngòi lửa của chiến tranh. Ông là ông khổng lồ, nhưng là ông khổng lồ bất an, một “Goliath insecure” như có tác giả đã viết 19. Xét cho cùng, tìm Thượng đế như đồng minh cũng là để tìm an ninh, hỗ trợ an ninh súng đạn bằng an ninh tinh thần. Nhưng ngày nay, trong văn hóa Anh Mỹ, an ninh tinh thần ấy còn nằm ở nơi một ông Thượng đế khác , ông Thượng đế Dân chủ, và ông ấy nằm trong lòng dân. Trung Quốc không có Thượng đế, không có cả ông Trời mà ngay cả Khổng Tử cũng kính sợ. Chỉ còn lòng cuồng nhiệt của dân chúng để kích động, để tìm hỗ trợ an ninh. Nhưng ngay cả trong an ninh tinh thần ấy, ông cũng bất an, vì ông cứ phải nghe hoài câu nói của tổ tiên ông vọng lại từ Thiên An Môn: “dân như nước, nước chở thuyền nhưng cũng làm lật thuyền” 20. Bất an trong an ninh tinh thần, ông lại càng nổ đại bác quốc sỉ vào Biển Đông của chúng tôi.

Ông muốn gì? Muốn làm cha thiên hạ. Muốn thuộc địa hóa Việt Nam. Muốn đầy tớ hóa dân ta. Thật là buồn cười khi ta gọi ông là đồng chí. Đồng chí với chủ nghĩa dân tộc của ông ấy? Đồng chí để cùng Hán hóa nước ta?

C. H. T.

1 Thomas J. Christensen, The Avantages of an Assertive China, Foreign Affairs, March-April 2011.

2 MAD, viết tắt của Mutual Assured Destruction: phe nào thử tiêu diệt đối phương trước, chắc chắn sẽ bị tiêu diệt theo.

3 Nhiều quan sát viên nghĩ rằng Trung Quốc đang nghiền ngẫm một chiến tranh chớp nhoáng. Xem Thomas Hammes, US. eyes on Japan’s Security 3/ Threat of Blockade, allied presence key to deterrence. The Yomiuri Shimbun, April 11, 2014.

4 Jack Levy and Katherine Barbiery, trích bởi John J. Mearsheimer, Can China Rise Peacefully, Foreign Affairs, April 8, 2014. trang cuối. Đặc điểm này, xảy ra trong thế chiến thứ nhất, cũng được nhắc đến trong: Michael Vlahos, History’s Warning: A US-China War is Terrifyingly Possible, The National Interest, July-August 2014. Vẫn đánh nhau mà vẫn có thể tiếp tục giao thương: “Economic fears does not brake on war” (Lo ngại về kinh tế không ngăn chiến tranh).

5 John J. Mearsheimer, Can China Rise Peacefully? dẫn ở trên.

6 Alain Frachon, Moscou, Pékin et leurs petits voisins, Le Monde, 16-5-2014. Quan điểm ấy được nhắc thêm một lần nữa trong một bài xã luận ở trang đầu: Moscou et Pékin, même combat, Le Monde 22-5-2014. Ngay câu đầu: “C’est une histoire du monde multipolaire d’aujourd’hui”. Xem thêm ý kiến của Robert Cohen, China’s Monroe Doctrine, New York Times, 8-5-2014.

7 Charles Glaiser, Will China’s Rise Lead to War?, Foreign Affairs, March-April 2011.

8 Xem James B. Steinberg and Michael O’Hanlon, Keep Hope Alive. How to Prevent US-Chinese Relations from Blowing Up, Foreign Affairs, July-August 2014.

9 Zheng Wang, Never Forget National Humiliation, Columbia University Press/New York, 2012, Preface, XIII. Phần thứ II trong bài viết này phần lớn dựa trên quyển sách này mà tác giả nhận xét là đứng đắn. Những trích dẫn nào không đề xuất xứ là lấy từ đây.

10 Những trích dẫn từ đây là lấy từ sách nói trên.

11 William A. Callahan, National Insecurities: Humiliation, Salvation, and Chinese Nationalism, Alternatives 29, 2004.

12 Callahan, như trên,trang 212.

13 Ryan Kilpatrick, National Humiliation in China, 20-10-2011,
www.e-ir.info/2011/national-humiliation-in-china/

14 Callahan, như trên,trang 214.

15 Callahan, như trên.

16 Edward Luttwak, The Yomiuri Shimbun, April 09, 2014.

17 Bangkok Post, 30-6-2014,
http://www.bangkokpost.com/most-recent/417832/xi-demands-stronger-defenses

18 Nhà văn Wang Shuo châm biếm bằng cách kể một câu chuyện tếu: Trung Quốc hừng hực đầu tư vào việc huấn luyện một catcheur để trả thù một thất bại trước một catcheur Tây phương. Nhưng trước khi chàng lực sĩ Trung Quốc vào đấu trường, lực sĩ Tây phương bỗng lăn ra chết. Anh ta tự tử vì sợ phải đấu với cả một tỷ người chống đối . Quốc sỉ đã rửa sạch. (Callagan, đã dẫn, notes 54 và 60)

19 Allen Carlson, China’s Conflicted Olympic Moment, Current History, Vol 107, N° 701, September 2007

20 Điều mà Brzezinski nói về Nga cũng đúng cho cả Trung Quốc: “Nga có thể là môt đế quốc hay một nền dân chủ, nhưng không thể là cả hai”. Xem Ross Terrill, What does China Want?, Wilson Quarterly, Autumn 2005.

Nguồn: diendan.org