Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Sự tự do của Emmanuelle





Tự do dưới mắt một người đàn bà rất ... đặc biệt !


Cách đây nhiều năm, ký giả truyền hình danh tiếng Bernard Pivot đã dành chương trình “Bouillon de Culture” của ông để cùng một số trí thức nói chuyện với một phụ nữ rất đặc biệt : chị nữ tu Emmanuelle.

Năm nay “chị” được 87 xuân xanh, nhưng vẫn nhanh nhẹn và mạnh dạn. Người Pháp biết chị nhiều qua việc chị đã dành gần 30 năm của cuộc đời mình để giúp đỡ những gia đình nghèo khổ ở thủ đô Le Caire, Ai Cập. Những người này sinh sống nhờ lục lọi các đống rác khổng lồ được thải ra bởi đời sống tiêu thụ địa phương, rồi tìm cách bán lại những gì có thể bán được. Đa số họ theo Hồi Giáo, và chị Emmanuelle cho biết không khi nào muốn dụ dỗ họ cải đạo theo Công Giáo. Chị thuộc về những nhà “truyền giáo” hiện đại, đến với tha nhân bằng hành động chứ không phải bằng lời giảng… Chị cũng rất vui tính, “mày tao chi tớ” (tutoyer) với tất cả mọi người, kể cả với những tay đại trí thức có mặt !

Tham dự chương trình còn có những nhà văn, nhà báo hàng đầu của Pháp, trong đó có một triết gia vô thần. Chị Emmanuelle kể rằng chị luôn muốn làm việc cho người nghèo khó, nhưng mãi đến năm sáu mươi tuổi mới được nhà dòng cho phép. Câu hỏi lập tức được đặt ra là : “làm sao có thể chấp nhận được sự mất tự do ấy ?”

Vị nữ tu trả lời : “không có ai tự do hơn một nữ tu !” Trước sự ngạc nhiên của cử tọa, chị giải thích :

Với ba lời khấn hứa của đời nữ tu, tôi hoàn toàn tự do. Ba lời khấn đó là :

– Thứ nhất : nghèo khó, không giữ của riêng. Nhờ đó tôi không bị ràng buộc bởi những ham muốn tiền bạc, tài sản, không phải chạy theo chúng, không phải loay hoay làm mọi chuyện để bám lấy chúng.

– Thứ nhì : thanh tịnh, không dính vào tình yêu nam nữ. Nhờ đó tôi được giải thoát khỏi sự kềm tỏa của quý ông (mọi người cười) !

– Thứ ba : vâng lời, tuân phục bề trên. Nhờ đó, tôi được giải thoát khỏi chính tôi, tức là khỏi những ham muốn của mình, khi thì thích đi đây, khi thì thèm đi đó, khi đòi làm chuyện này, lúc muốn làm chuyện nọ …

Bà kết luận : với ba sự giải thoát ấy, tôi hoàn toàn tự do.

Bên cạnh vấn đề tự do, nữ tu Emmanuelle cũng có những nhận xét ngộ nghĩnh khác :

Khi Bernard Pivot tuyên bố một cách quả quyết rằng bà gần Thiên Chúa hơn ông, thì bà phủ nhận mạnh mẽ, cho là không thể biết được.

Pivot nói :”nếu thế thì quả thực là Thiên Chúa có óc khôi hài rất lớn”.

Bà trả lời : “À ! rốt cuộc mày cũng có được một câu có lý !”

Người ta nhận xét bà giao du với một kẻ giết người. Bà trả lời : “anh ta rất tốt, rất tử tế, tôi rất quý trọng anh ta”. Bà cho là sự quý trọng của bà đối với anh chàng sát nhân này khiến cho anh ta sẽ phải ngần ngại khi cầm trở lại một con dao với ý tưởng bạo hành, vì anh ta không muốn mất đi sự quý trọng mà anh ta đã nhận được. Và thêm rằng : đó là phản ứng tâm lý của anh ta, chứ riêng bà không hề có ý đè nặng trên tâm hồn anh bằng một sự phê phán nào cả. Theo bà, việc sát nhân của anh này do những duyên cớ mà bà không thể biết hết được và vì thế, không thể lên án.

Vị triết gia vô thần tuyên bố ông có thể chấp nhận niềm tin nơi Thiên Chúa, nếu quan niệm Thiên Chúa như nguồn của sự Thiện nằm trong mỗi người. Bà lập tức đồng ý với ông, trong khi hai nhà văn Công Giáo hiện diện tỏ ý coi Thiên Chúa như một thực thể ở ngoài con người. Bà đặt lý tưởng của mình nơi Đức Ky Tô, mà Đức Ky Tô chính là một con người thật, đồng thời cũng là Thiên Chúa. Mục đích của bà là sống như Đức Ky Tô, tức là với Thiên Chúa ở trong mình.

Có lúc bà tự hỏi vì sao những người nghèo nàn đói kém sống trong những khu nhà ổ chuột ở Le Caire lại có vẻ hạnh phúc hơn những kẻ sung túc mà bà thường gặp nơi đất Pháp giàu có ? Bà cho rằng đó là nhờ họ ít ham muốn…

Và khiêu khích : “chúng ta đều phải sống trong những khu nhà ổ chuột !”

NGUYỄN HOÀI VÂN

Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13






Tác giả: Trần Vinh

Vị trí nước ta khá xa nước Cao Li (Triều Tiên và Đại Hàn ngày nay), nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất sâu sắc, nhất là về văn tự và nền đạo đức Khổng Mạnh. Cũng vì ‘thiên triều’ Trung Hoa là trung tâm các phiên quốc phải quy về, cho nên sứ giả nước Việt đã từng gặp gỡ sứ giả Cao Li. Chuyện kể học giả kiệt xuất Lê quý Đôn thi đậu tiến sĩ, làm quan đời vua Lê Hiển Tông; năm 1760-1762, ông đi sứ Tầu, đã cùng các danh sĩ Tầu và sứ thần các nước Nhật Bản, Cao Li xướng họa và được họ khâm phục. Riêng vị sứ thần Cao Li là trạng nguyên Hồng Khải Hi đã tặng quan sứ nước Việt một chiếc quạt và một bài thơ. Trạng nguyên Lê Quý Đôn làm thơ tặng lại:


Tản Viên khái tự Tùng sơn tú
Áp Lục ưng đồng Nội thủy trường…

(Núi Tùng của Cao Li và núi Tản Viên nước Việt cùng khoe sắc. Sông Áp Lục của Cao li và sông Nhị Hà nước Việt cùng nối dài..).

Trạng nguyên Hồng Khải Hi còn đề tựa cho bộ sách Quần Thư Khảo Biện của Lê Quý Đôn như sau: ‘Chọn lấy trong thư tịch các đời mà khảo đính, biện luận trên dưới vài nghìn năm, cái được cái mất, ai được ai thua, như thế này thì an, không như thế này thì nguy, không điều nào là không soi xét và tính đến; lật đổ những xét đoán đã định trước đây cũng có, phê phán những kẻ thừa tiếp sai lầm cũng có, cách Lý giải tinh diệu tràn đầy trên giấy mực…’

Đến sau này, vào những năm cao điểm của cuộc chiến Việt Nam 1966-1970, có 2 sư đoàn của Nam Hàn sang tham chiến ở miền Trung Việt Nam. Đó là sư đoàn Mãnh Hổ và sư đoàn Bạch Mã. (Danh hiệu sư đoàn Bạch Mã có liên quan tới một nhân vật trong lịch sử Việt Nam và Cao Li, như sẽ thấy trong bài này). Đương nhiên đã xẩy ra hàng trăm cuộc hôn nhân giữa những chiến binh Đại Hàn và những cô gái Việt. Do đó ngay từ hồi thập niên 1970, nhiều cô gái Việt đã theo chồng về làm dâu bên Đại Hàn rồi.

Ngày nay, từ thập niên 1980, khi kinh tế bắt đầu ‘mở cửa’, con rồng Nam Hàn đã tràn vào làm ăn lớn ở Việt Nam. Họ đến làm ăn nhưng cũng đã mang theo cả những sản phẩm văn hóa, nhất là phim ảnh. Người Việt bây giờ chẳng còn xa lạ gì với con ngưòi và đất nước Đại Hàn nữa.

Với những chuyện kể trên, chỉ là những diễn biến bình thường xẩy ra giữa hai quốc gia, không có điều chi mới lạ!

Sự thực không phải thế. Ẩn nấp dưới dòng lịch sử lạnh lùng, đã phát hiện câu chuyện kì thú về hai vị hoàng tử triều nhà Lý Việt Nam là ‘thuyền nhân’ tị nạn, phiêu bạt tới nước Cao li mãi hồi thế kỉ 12, 13!

Trước 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi có dịp quen biết 2 sinh viên Đại Hàn sang học tại Đại học Sài Gòn với học bổng của Cơ quan Nghiên Cứu Văn Hóa Á Châu: một tên là Kim học văn học Việt Nam. Anh tâm sự học không hiểu mấy, nhất là môn chánh tả Việt ngữ của Giáo sư Lê Ngọc Trụ cho nên anh đang mua sách vở và chuẩn bị về nước. Người thứ hai là chị Lee. Chị nhận giáo sư Nghiêm Thẩm đỡ đầu luận văn cao học sử với đề tài So Sánh Hậu Quả Việc Cấm Đạo Giữa Đại Hàn Và Việt Nam. Chị Lee đọc đã lâu ở thư viện Hội Nghiên Cứu Đông Dương (trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn) mà chưa viết gì. Chúng tôi làm quen và biết chị đang lúng túng về đề tài, cho nên đã thử đề nghị với chị xin Giáo sư Nghiêm Thẩm đổi đề tài thành So Sánh Việc Cấm Đạo Giữa Việt Nam Và Đại Hàn (không tự hạn chế quá chặt chẽ vào hậu quả của việc cấm đạo) để đề tài mở rộng hơn, dễ viết hơn. Chị đã làm như vậy và rất hài lòng. Từ đó chúng tôi trở nên thân hơn. Chị thành thật nói ở cư xá Thanh Quan các chị sinh viên Việt Nam ăn ít quá khiến chị mắc cở không dám ăn nhiều, nên cứ phải sang tiệm New Seoul ở đường Kì Đồng để ăn thêm! Rồi tình cờ một hôm chị nói chị là hậu duệ dòng họ Lý Việt Nam! Lúc đó chúng tôi rất ngạc nhiên nhưng phần vì đang chú tâm vào một công việc, phần vì ‘tối dạ’ nên đã không hỏi chị cho ra câu chuyện đàng hoàng mà chỉ kể lại với Giáo sư Nghiêm Thẩm. Giáo sư đã biết chuyện này cho nên ông thản nhiên bảo chính ông được Trung tướng Phạm Xuân Chiểu, hồi sang làm đại sứ bên Hàn quốc, nhờ làm cố vấn quay một cuốn phim tài liệu, nói về mối quan hệ Việt-Hàn từ thế kỉ 12, 13 tới ngày nay, nhưng vì tình hình chuyển biến luôn nên chưa thực hiện được.

Không ngờ trong lịch sử nước ta lại có những chuyện li kì đến thế! Quả đây là câu chuyện lịch sử lí thú, ít ai biết tới.

Thế rồi tình hình miền Nam sang đầu năm 1975 biến chuyển mau lẹ và sụp đổ tất cả… Mãi tới thập niên 1990, chúng tôi mừng rỡ được đọc vài bài có nhắc tới họ Lý Việt Nam tại Đại Hàn.

Truớc hết, trong bài Niềm Hãnh Diện Chung viết tháng 9 năm 1988, nhà văn Trà Lũ kể sơ qua chuyện hoàng tử Lý Long Tường cùng những người trong hoàng tộc nhà Lý đã vượt biên sang Cao Li năm 1226 để trốn thoát bàn tay của thái sư Trần Thủ Độ. Nhưng nhà văn Trà Lũ cho rằng hoàng tử Lý Long Tường đã đổ bộ lên tỉnh Phu San miền cực Nam của Cao Li. Rồi vì sau có công chống quân Mông Cổ cho nên hoàng tử được vua Cao Li trọng đãi. Khi mất, vua cho dựng tượng đồng, đề là Bạch Mã Tướng Công, anh hùng dân tộc đuổi giặc Mông Cổ. (Trà Lũ. Miền Đất Hạnh Phúc. Việt Pub.. 1989, trang 170).

Sau đó, trong cuốn Việt Nam Huyết Lệ Sử, do Đồng Hướng xuất bản năm 1996, các trang 866-869, tác giả Cao Thế Dung cũng kể chuyện hoàng tử Lý Long Tường vượt biển ‘đến một miền ven biển giá lạnh sau này là Lý Hoa Trang hay Lý Hoa Sơn, vua Triều Tiên cho định cư tại đây’. Tác giả chưa biết là có tới 2 đoàn người Việt họ Lý vượt biển sang tị nạn tại Cao Li với nguyên do khác nhau, một giạt vào bờ biển phía Nam, một giạt vào bờ biển phía Bắc nước này và cách nhau tới 76 năm. Cả hai tác giả Trà Lũ và Cao Thế Dung kể chuyện mà không cho biết đã căn cứ vào đâu.

Còn bài Trang Sử Bị Bỏ Quên của Trần Đình Sơn đăng trên báo Người Việt số ra ngày 02 tháng 02 năm 2002, kể chuyện hoàng tử Lý Long Tường đưa 3 thuyền buồm lớn vượt biển: một chiếc giạt vào lãnh thổ Trung Hoa, 2 chiếc còn lại ‘dạt đến tận tỉnh Pusan miền Nam nước Cao Ly’. Tác giả cho biết ông kể chuyện căn cứ vào sử liệu do một sinh viên Đại Hàn du học tại Luân Đôn cung cấp, vào lịch sử triều nhà Lí, vào lời của các nhân chứng từng viếng thăm các di tích lịch sử và các bài báo. Thế nhưng tác giả Trần Đình Sơn cũng chỉ biết có một chuyến vượt biên và đã lẫn lộn chuyến vượt biên thứ nhất vào năm 1150 của hoàng tử Kiến Hải vương Lý Dương Côn với chuyến vượt biên thứ hai vào năm 1226 của Kiến Bình vương Lý Long Tường. Trần Đình Sơn không đếm xỉa gì tới sự mâu thuẫn lộ liễu về địa dư nước Cao Li. Nước Cao Li là một bán đảo dài, chỉ có miền Bắc tiếp giáp với lục địa. Khi xâm lăng Cao Li, bộ binh Mông Cổ đã vượt qua biên giới phía Bắc, đánh lần xuống kinh đô nằm bên sông Han ở phía Tây Trung bộ nước Cao Li. Không thể lẫn lộn mặt trận vùng núi Hoa Sơn thuộc vùng này với lãnh thổ tỉnh Pusan nằm mãi dưới cực Đông Nam Cao Li. Hơn nữa, tại sao tác giả Trần Đình Sơn lại quả quyết năm 1226 là năm vượt biên mà ‘Hoàng tử Lý Long Tường đang còn ở tuổi niên thiếu’? Thực sự vị hoàng tử này sanh năm 1174, Giáp Ngọ, niên hiệu Chính long Bảo ứng. Năm vượt biên 1226, hoàng tử đã được 52 tuổi.

Điểm lại, chỉ có bài viết của Bs.Trần Đại Sỹ trên Văn Nghệ Tiền Phong số 560 mới cho biết rõ ràng hơn về sự kiện lịch sử này với nhiều chi tiết và bằng chứng cụ thể.

Vào thời thịnh trị của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng thống Đại Hàn là Lý Thừa Vãn đã viếng thăm chính thức Việt Nam Cộng Hòa ngày 6 tháng 11 năm 1958 để đáp lễ chuyến viếng thăm Hàn quốc của tổng thống Ngô Đình Diệm năm trước vào ngày 17 tháng 9 năm 1957. Nhân dịp này, Lý Tổng thống đã nhận tổ tiên của ông là người Việt Nam, ông còn nhờ Ngô tổng thống tìm hậu duệ họ Lý và tổng thống Ngô Đình Diệm đã cử thẩm phán Lý Quốc Sỉnh qua Nam Hàn để tìm dòng dõi họ Lý Việt Nam.

Chính vì sự việc đáng ngạc nhiên này mà sinh viên y khoa Trần Đại Sỹ, lúc đó 19 tuổi, đã viết thư hỏi thẳng sứ quán Nam Hàn ở Sài Gòn để biết thêm tin tức. Hơn một tháng sau, sứ quán đã trả lời: ‘Tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến Bình Vương Lý Long Tường. Kiến Bình Vương là con thứ 6 của vua Lý Anh Tông. Người cùng tông tộc sang Cao Ly vào đầu thế kỷ thứ 13 vì quốc nạn’.

Ngay năm sau, 1959, sinh viên Trần Đại Sỹ tình cờ tìm thấy Tập san Sử Địa của Nhật Bản, số 2 ra năm 1941 để tại thư viện Paris có lời Bạt về nguyên tổ họ Lý ở Đại Hàn như sau: ‘Năm Bính Tuất, 1226, bấy giờ là niên hiệu Kiến Trung thứ nhì đời vua Thái tôn nhà Trần. Biết mình là con thứ sáu của vua Lý Anh tông, lại đang giữ chức đô đốc, tư lệnh hải quân, trước sau cũng bị Trần Thủ Độ hãm hại, nên ông đã đem tướng sĩ dưới quyền, tông tộc, cùng hạm đội ra đi, sau đó trôi dạt vào Cao li’.

Hơn 20 năm sau, năm 1980, nhân chuyến đi dự hội nghị y khoa tại Hàng Châu (Trung Hoa) trong phái đoàn của nước Pháp, cũng chính Bs.Trần Đại Sỹ đã có duyên được gặp 2 nữ bác sĩ đến từ Bắc Hàn, đó là Bs.Lý Chiếu Minh quê ở Hùng Xuyên (Hunchon) và Bs.Lý Diệp Oanh quê ở Thuận Xuyên (Sunchon). Hai nữ bác sĩ Bắc Hàn này đều tự nhận là hậu duệ của Kiến Bình Vương Lý Long Tường đến từ Việt Nam vào thế kỉ 13. Nhìn nhận nhau vốn là ‘đồng bào’ cả ba trở nên thân thiết. Chiếu Minh và Diệp Oanh đã mời Bs.Trần Đại Sỹ, nhân tiện, đi thăm Bắc Hàn. Nhờ có giấy thông hành Pháp và danh nghĩa đi nghiên cứu nhân sâm, bác sĩ họ Trần dễ dàng được chấp nhận nhập cảnh và được sứ quán Pháp cung cấp đủ mọi phương tiện.

Tại Hùng Xuyên cũng như tại Thuận Xuyên các chi họ Lý gốc gác Việt Nam đã xin phép chính quyền để tụ họp nghe bác sĩ Trần Đại Sỹ kể chuyện lịch sử thời nhà Lý (Ông dùng tiếng Quan thoại, Chiếu Minh và Diệp Oanh phiên dịch). Có cuộc hội họp đông tới 700 người.

Bs.Diệp Oanh đã hướng dẫn Bs.Trần Đại Sỹ đi thăm những vùng đất thiêng liêng và những di tích hiện còn được bảo tồn kĩ lưỡng, như: cửa biển Phú Lương Giang nơi hạm đội của Kiến Bình Vương cập bến năm xưa, miền đất Ung Tân nơi họ Lý được định cư đầu tiên, lăng ngài Kiến Bình Vương trên ngọn đồi Juhang thuộc xã Đỗ Môn (Tômơ ki) và Vọng Quốc Đài trên Quảng Đại Sơn nơi Vương lên đó để hướng vọng cố quốc.

Các chi tộc còn đưa gia phả viết bằng chữ Nho tới để hỏi han thêm về những chi tiết chưa rõ. Trong gia phả họ Lý ở Thuận Xuyên có đôi câu đối như sau:

Thập bát anh hùng giai Phù Đổng,

Tam thiên nữ kiệt tỷ Mê Linh

Câu thứ nhất vinh danh 18 vị tướng đời vua Lý Nhân Tông đã hi sinh trong chiến tranh vệ quốc chống quân nhà Tống. Câu thứ hai vinh danh 3000 nữ chiến sĩ dưới quyền nữ tướng Thiên Ninh công chúa (tức Bà Chúa Kho) đã anh dũng chống lại quân nhà Tống dưới quyền 2 danh tướng Quách Qùy và Triệu Tiết.

Tới năm 1983, Bs.Trần Đại Sỹ đi Nam Hàn, ông nhận thấy tại đây dòng họ Lý gốc Việt không đông như ở miền Bắc. Hầu như không tìm thấy dấu vết nào về cuộc vượt biên của Kiến Bình Vương Lý Long Tường ở đây, bởi vì hoàng tử Lý Long Tường đã dạt vào bờ biển miền Bắc Cao li, chứ không phải ở miền Nam. Nhưng chính tại đây ông đã may mắn khám phá ra thêm một sự kiện lịch sử li kì, đó là có một dòng họ Lý Việt Nam khác nữa cũng đã vượt biển sang đây tị nạn. Người đầu tiên cho ông biết sự việc lạ lùng này là ông Lý Gia Trung. Ông Lý Gia Trung xác nhân gốc gác mình là người Việt, tổ tiên là Kiến Hải Vương Lý Dương Côn, ông không phải là dòng dõi Kiến Bình Vương Lý Long Tường.

Lời xác nhận của ông Lý Gia Trung đã được khám phá của giáo sư Phiến Hoằng Cơ hỗ trợ.

Cuối năm 1996, Gs. Phiến Hoằng Cơ (Pyon Hong Ke), nhà nghiên cứu phả hệ nổi tiếng ở Nam Hàn, sau khi nghiên cứu gia phả mang tên Tinh Thiện Lý Thị Tộc Phả được lưu trữ tại thư viện quốc gia Hán Thành rồi phối hợp với bộ sử Cao Li, đã công bố phát hiện dòng họ Lý gốc Việt Nam thứ hai tại Đại Hàn. Theo Giáo sư, dòng họ Lý tại Tinh Thiện, thuộc đạo Giang Nguyên, phía Đông Nam Đại Hàn ngày nay là con cháu của hoàng tử Lý Dương Côn thuộc triều Lý Việt Nam (1010-1225). Lý Dương Côn hiệu là Nguyên Minh, hoàng tử thứ ba, con vua Càn Đức, ra đi vì sự đe dọa của nước Kim đối với nước Tống vào năm 1115. Giáo sư Phiến Hoằng Cơ cho rằng hậu duệ đời thứ 6 của hoàng tử Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn (Lee Unimin) từng đảm trách những chức vụ quan trọng trong lịch sử Cao Li. Thời vua Nghị Tông (Ui-jiong 1146-1170) Lý Nghĩa Mẫn được phong chức Biệt trưởng. Vua Minh Tông (Mycong 1170-1179) thăng cho ông là Thượng tướng quân (1174), là Tây Bắc Bộ binh Mã sứ (1178) và chức Tể tướng trong suốt 14 năm (1183-1196). Tới năm 1196, tướng Thôi Chung Hiếu (Cho Chung Heon) làm chính biến đã giết cha con tể tướng Lý Nghĩa Mẫn. Sở dĩ dòng họ Lý Việt Nam này còn tồn tại tới nay là nhờ người anh trai của tể tướng Lý Nghĩa Mẫn và gia đình được thoát nạn.

Về thành tích sáng chói của nhân vật Lý Nghĩa Mẫn trong lịch sử nước Cao Li chúng ta không thể có ý kiến gì khác. Song có đôi điều thuộc gia phả chưa sáng tỏ. Thứ nhất, Giáo sư Phiến Hoằng Cơ cho rằng hoàng tử Lý Dương Côn vượt biển tị nạn vì nước Kim xâm lược nước Tống vào năm 1115 là điều khó hiểu. Hoàng tử Lý Dương Côn là người Đại Việt, nếu nước Kim có xâm lăng nước Tống thì còn cách quá xa nước Đại Việt, tại sao Lý hoàng tử lại phải vượt biển đi tị nạn. Vả lại nếu nói thời điểm đi tị nạn là năm 1115 là rơi đúng vào thời thịnh trị của vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đó binh lực nước ta rất hùng mạnh. Năm 1075, anh hùng Lý Thường Kiệt cùng danh tướng Tôn Đản vâng mệnh đưa trên 10 vạn tinh binh đánh sang châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông, Quảng Tây) trong sách lược ‘tiên hạ thủ vi cường’ của triều đình nhà Lý để đập tan ý đồ xâm lăng Đại Việt của triều nhà Tống bên Trung Hoa. Vì thế, lại càng không có Lý do để mà phải đi tị nạn xâm lăng.

Điều chưa sáng tỏ thứ hai là việc gia phả nói danh nhân Lý Nghĩa Mẫn là hậu duệ đời thứ sáu của hoàng tử Lý Dương Côn, được vua Nghị Tông (Ui-jiong) phong chức Biệt trưởng vào năm 1170 xem ra có sự nhầm lẫn. Bởi vì theo sử Việt, năm 1117 vua Lý Nhân Tông nhận 5 đứa cháu, con của 5 người em, làm con nuôi và chọn cháu Dương Hoán lên 2 tuổi, con người em là Sùng Hiền hầu, làm hoàng thái tử, còn 4 cháu con của 4 người em khác được phong làm thái tử, trong đó người cháu thái tử thứ 3 chính là hoàng tử Lý Dương Côn. Chắc là hoàng tử Lý Dương Côn chỉ ngang hoặc kém hoàng thái tử Lý Dương Hoán (tức là vua Thần Tông 1128-1138) một vài tuổi. Vậy vào năm 1170 khi hậu duệ của ông là Lý Nghĩa Mẫn được vua Nghị Tông (Ui-jiong) phong chức Biệt trưởng bên Cao Li thì chính hoàng tử Lý Dương Côn (nếu còn sống) khoảng 54 tuổi, làm gì đã có hậu duệ 6 đời. Về điểm này, Bs. Trần Đại Sỹ cho rằng danh nhân trong lịch sử Cao Li Lý Nghĩa Mẫn (Lee Unimin) chính là con của hoàng tử Lý Dương Côn và là hậu duệ đời thứ 6 kể từ vua Lý Thái Tổ nhà Lý nước Đại Việt.

(Theo sử Việt, Càn Đức là tên huý của vua Lý Nhân Tông, con trưởng vua Lý Thánh Tông, mẹ là bà Linh Nhân Thái hậu).

Cuộc vượt biên thứ nhất của Hoàng tử Lý Dương Côn

Nạn tranh bá đồ vương chốn cung đình triều Lý là Lý do cuộc vượt biên tị nạn của Kiến hải vương Lý Dương Côn năm 1150.

Lý Dương Côn là con nuôi của vua Lý Nhân Tông, được phong là hoàng tử thứ ba. Thân sinh của Lý Dương Côn là Thành Quảng hầu em ruột vua Lý Nhân Tông. Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Bản kỉ, quyển III viết: ‘Năm Đinh Dậu, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8 (1117)…Tìm con trai họ tông thất để nuôi ở trong cung. Xuống chiếu rằng: ‘Trẫm cai trị muôn dân mà lâu không có con nối, ngôi báu của thiên hạ biết truyền cho ai? Vậy nên trẫm nuôi con trai của các hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng. Chọn người nào giỏi thì lập làm thái tử. Bấy giờ con Sùng Hiền hầu là Dương Hoán mới lên hai tuổi mà thông minh lanh lợi, vua rất yêu và bèn lập làm hoàng thái tử’.

Truy tìm nguyên do và thời điểm mà hoàng tử Lý Dương Côn vượt biển tị nạn sang Cao Li, chỉ thấy Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Bản Kỉ, Quyển IV ghi lại rằng: Năm 1138, vua Lý Thần Tông băng, thái tử Thiên Tộ lên ngôi, tức là vua Lý Anh Tông, lú ấy mới có 3 (2?) tuổi. Đến năm Canh ngọ 1150, sử chép: ‘Khi trước vua còn trẻ thơ, chính sự không cứ việc lớn việc nhỏ đều ủy cho Đỗ Anh Vũ cả. Anh Vũ sai vợ là Tô thị ra vào cung cấm hầu hạ Đỗ Thái hậu, do đó mà Anh Vũ tư thông với Lê Thái hậu (lúc đó có 2 bà thái hậu), nhân thế lại càng kiêu…’ Trước tình hình ấy, quan Điện tiền đô chỉ huy sứ là Vũ Đái cùng các công thần hợp lại bắt Anh Vũ. Lê Thái hậu vì tình riêng đã tìm cách đút lót vàng cho Vũ Đái để nhất thời cứu mạng cho Anh Vũ. Khi vụ án lên tới vua, Anh Vũ bị đầy đi cầy ruộng. Lê Thái hậu lại âm mưu cho mở nhiều hội hè lớn và mỗi lần nhân có hội lớn thì tội nhân được ân giảm. Nhờ mấy lần giảm án, cuối cùng Anh Vũ ‘lại làm Thái úy phụ chính như cũ, càng được yêu dùng hơn, do đấy chuyên làm oai, làm phúc, sinh sát mà lòng báo thù lúc nào cũng tỏ rõ…’ Hậu quả là khắp nơi xẩy ra bắt bớ, máu đổ đầu rơi, ngay cả ‘bọn Điện tiền đô chỉ huy sứ Vũ Đái 20 người cũng bị chém bêu đầu ở các bến sông…’

Thật vậy, năm 1127, khi vua Lý Nhân Tông qua đời, hoàng thái tử Dương Hoán lên nối ngôi năm 1128, tức là vua Lý Thần Tông. Sau này người em nuôi cũng là em họ của vua Lý Thần tông là Lý Dương Côn được phong tước Kiến hải vương lãnh chức Đại đô đốc hải quân. Năm 1138, vua Lý Thần Tông qua đời, hoàng thái tử là Thiên Tộ mới lên 2 tuổi, triều đình muốn tôn hoàng tử Lý Dương Côn (khoảng 22 tuổi) lên ngôi. Nhưng mẹ của thái tử Thiên Tộ là Cảm thánh Hoàng hậu (họ Lê) đã đút lót vàng bạc cho các quan, rồi bà liên kết với tình nhân là Đỗ Anh Vũ ( Anh Vũ là em của Chiêu Hiếu thái hậu mẹ vua Thần Tông) để đưa hoàng tử Thiên tộ lên ngôi tức là vua Anh Tông (1138-1175). Vua còn thơ ấu, đương nhiên quyền lực nằm trong tay Cảm thánh Hoàng thái hậu. Để củng cố quyền lực bà phải thanh toán mọi nguy cơ có thể xẩy tới cho con bà. Vì thế bà cùng Đỗ Anh Vũ thẳng tay sát hại các em nuôi của vua Thần tông và con của các em vua Nhân Tông cùng toàn thể gia quyến của các vị này. May mắn cho Kiến hải vương Lý Dương Côn đang đóng quân ở Đồ Sơn, thấy tình thế nguy biến, đã đem gia quyến vưọt biển tị nạn. Chính Kiến hải vương Lý Dương Côn mới là người táp vào bờ biển Pusan là một tỉnh cực Đông Nam của nước Cao Li vào năm 1150, chứ không phải là hoàng tử Lý Long Tường.

Cuộc vượt viên thứ hai của Hoàng tử Lý Long Tường năm 1226

Thái sư Trần Thủ Độ tiêu diệt nhà Lí, khai sáng nhà Trần là Lý do cuộc vượt biên tị nạn của hoàng tử Lý Long Tường năm 1226.

Theo các bộ sử Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sĩ thì nhà Trần lấy được thiên hạ từ tay nhà Lý đều do mưu lược của Trần Thủ Độ. Điều đó đúng, song thiển nghĩ vẫn chưa đủ. Sở dĩ Trần Thủ Độ có thể làm được như vậy cũng một phần do các vua cuối triều Lý không còn là những minh quân, đã tỏ ra nhu nhược hoặc đau yếu về thể xác đâu còn đủ sức cáng đáng việc nước. Song đó lại là chuyện khác. Ở đây chỉ nhắc lại sơ lược việc Trần Thủ Độ đã chớp lấy thời cơ để tiêu diệt nhà Lí, giành lấy thiên hạ vào tay nhà Trần khiến cho hoàng tử Lý Long Tường phải liều lĩnh vượt biên tị nạn chính trị.

Năm Giáp thân 1224, vua Lý Huệ tông lập công chúa Phật Kim làm thái tử rồi truyền ngôi cho công Chúa, tức Lý Chiêu Hoàng, sau đó ra tu tại chùa Chân Giáo. Quyền bính nằm trong tay thái hậu Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ. Hai người vốn là anh em họ nay lại tư thông với nhau. Tới tháng 10 năm Ất Dậu 1225, Trần Thủ Độ mưu tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng thành hôn với cháu ông ta là Trần Cảnh mới lên 8, rồi dàn dựng để Lý Chiêu hoàng truyền ngôi cho chồng. Đến đây quyền bính chính thức chuyển từ nhà Lý sang tay nhà Trần. Thấy Huệ Tông đang nhổ cỏ trong sân chùa, Trần Thủ Độ nói bóng gió với Huệ Tông: Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, rồi tháng 8 năm Bính Tuất 1226, Trần Thủ Độ bức tử nhà vua tại chùa Chân Giáo. Thái hậu Trần Thị Dung bị giáng xuống là Thiên cực công chúa để có thể lấy Trần Thủ Độ làm chồng. Nhằm tận diệt dòng dõi nhà Lí, Trần Thủ Độ thanh trừng tôn thất nhà Lí, gả các cung nhân và con gái nhà Lý cho các tù trưởng sơn cước.

Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim: “Thủ Độ đã hại hết cả dòng dõi nhà Lí, lại muốn cho hậu thế không ai nhớ đến họ Lý nữa mới nhân vì tổ nhà Trần là Lý, bắt trong nước ai là họ Lý đếu phải cải là họ Nguyễn’ (Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Nhxb Văn hoá Thông tin, 1999. Trang 126). Một ít năm sau, năm 1232 nhân dịp con cháu nhà Lý còn sót lại tụ họp ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm để làm lễ cúng tổ tiên, Trần Thủ Độ cho đào hố sâu, dựng nhà lên trên, rồi giật nhà đổ để chôn sống tôn thất nhà Lí. (Hoa Lâm nay là huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, là hành cung của nhà Lý thuở xưa). Trong bối cảnh chính trị hoàn toàn bất lợi như thế, tôn thất nhà Lý nào còn sống sót đều phải cao bay xa chạy để thoát nạn tận diệt của Trần Thủ Độ, trong đó có hoàng tử Lý Long Tường là con thứ 7 của vua Lý Anh Tông. Hoàng tử Lý Long Tường là chú của vua Huệ Tông, ông chú của Lý Chiêu Hoàng.

Vua Lý Anh Tông (1138-1175) sinh 7 hoàng tử: Long Xưởng, được phong thái tử (1151-1181), Long Minh (1152-1175), Long Đức (1153-1175), Long Hòa (1152-1175), Long Ích (1167-1212), Long Trát (1172-1210). Năm 1174 thái tử Long Xưởng phạm lỗi, bị phế làm thứ dân, thái tử Long Trát được phong đông cung thái tử, tức vua Lý Cao Tông (1176-1210). Hoàng tử thứ 7 là Long Tường.

Theo Trần tộc Vạn thế Ngọc phả của dòng dõi Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc để tại từ đường thuộc thị xã Lãnh Thủy, huyện Chiêu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc mà Bác sĩ Trần Đại Sỹ đã đọc được thì phần nói về hoàng tử Lý Long Tường nguyên văn như sau: ‘Hoàng tử thứ bảy Long Tường do Hiền phi Lê Mỹ Nga, sinh vào niên hiệu Chính long Bảo ứng thứ 12 (DL 1174, Giáp Ngọ). Đức Thái Tông nhà ta( tức Trần Cảnh) phong chức tước như sau: Thái sư Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc, tước Kiến Bình vương. Niên hiệu Kiến trung thứ nhì đời đức Thái Tông nhà ta ( tức Trần Cảnh) tháng tám ngày rằm, vương cùng gia thuộc hơn 6 ngàn người bôn xuất’. (Xin đánh dấu hỏi vào con số 6000 người vượt biên trong hoàn cảnh tháo chạy và với khả năng kĩ thuật tầu bè vào thế kỉ 13).

Những gì Trần tộc Vạn thế Ngọc phả ghi về hoàng tử Lý Long Tường trên đây không mâu thuẫn với nội dung tường thuật về vị hoàng tử này còn ghi lại trong Tộc phả Lý Hoa Sơn (Địa danh thuộc Bắc Hàn ngày nay):

Hoàng tử Lý Long Tường là vị thân vương duy nhất của triều nhà Lý còn sót lại với những chức tước địa vị cực cao, nhất là đang nắm thực lực binh quyền (Đại đô đốc hải quân) cho nên hoàng tử đã lo sơ bị Thái sư Trần Thủ Độ ám hại. Buộc lòng hoàng tử phải quyết định vượt biên tị nạn chính trị. Trước khi ra đi, hoàng tử đã bí mật lẻn về Kinh Bắc, vái lậy tạ biệt lăng miếu Đình Bảng, tới Thái miếu thu gom các bài vị, các đồ tế khí, rồi trở lại Đồ Sơn đem hết tông tộc hơn 6 ngàn người xuống chiến hạm ra đi. Sau hơn một tháng, hạm đội gạp bão, phải táp vào trú tại đảo Đài Loan. Một con trai của hoàng tử là Lý Đăng Hiền cùng với vợ con ở lại đảo này. Đoàn chiến hạm tiếp tục cuộc vượt biển. Cuối cùng đoàn đã đổ bộ lên cửa Phú Lương Giang, quận Khang Linh (Ong Jin-Gun), tỉnh Hoàng Hải (Hwang hac), thuộc Bắc Cao Li. Vị trí đổ bộ này tên là Nak-nac-wac (Bến của khách phương xa mang theo đồ thờ cúng). Vương được vua Cao Tông (Kojong) cùng quần thần tiếp kiến bằng bút đàm. Sau đó vua ban đồ tiếp tê và cho lập cư ở Ung Tân, phủ Nam Trấn Sơn (Chin sang). Vương cùng thân tộc gắng sức mưu sinh, phát huy học tập văn võ.

Năm 1253, quân Mông Cổ xâm lăng Cao Li. Chiến thuyền và Bộ binh Mông Cổ thắng lợi khắp nơi đe dọa kinh đô. Nhiều tướng Cao li đã tử trận. Thấy tình hình bi đát, Kiến Bình vương Lý Long Tường tình nguyện tới yết kiến Thái úy Vi Hiển Khoan đang nắm binh quyền để hiến kế sách binh pháp nước Đại Việt cho ông. Hoàng tử Lý Long Tường thường cỡi con ngựa trắng chỉ huy đôn đốc binh sĩ giữ thành. Sau 5 tháng kháng chiến kiên cường, quân Nguyên Mông phải rút lui. Cao Li mừng chiến thắng. Nhà vua tưởng thưởng hoàng tử Lý Long Tường, phong cho hoàng tử là Hoa Sơn tướng công theo tên núi Hoa Sơn nơi ông cư ngụ. Vua còn cho dựng bia trên núi Hoa Sơn ghi khắc công lao của tướng công. Đích thân nhà vua tặng 3 chữ Thụ Hàng Môn (cửa tiếp nhận sự đầu hàng của giặc).

Ngày nay, lăng mộ hoàng tử Lý Long Tường và con cháu đến 3 đời vẫn còn trên đối Julbang, xã Đỗ Môn (Tô mơ ki) cách núi Hoa Sơn 10 km về phía Tây. Trên Quảng Đại Sơn vẫn còn Vọng Quốc Đàn là cái đàn hoàng tử thường lên đó để nhìn về phương Nam cố quốc mà ôm mặt khóc. Mỏm đá nơi hoàng tử đặt chân lên đầu tiên có tên là Việt Thanh Nham (tảng đá xanh in dấu vết người Việt). Theo tác giả Trần Đình Sơn trong bài Những Trang Sử Bị Bỏ Quên đã nêu trên đây thì ‘Ngày nay trên đại lộ từ phi trường về thủ đô Hán Thành của Đại Hàn, du khách được chiêm ngưỡng pho tượng Bạch Mã Tướng Công do chính phủ Đại Hàn xây dựng từ thập niên 1960’. Trong chiến tranh Việt Nam, ai cũng biết Đại Hàn đã tham chiến với 2 sư đoàn Mãnh Hổ và sư đoàn Bạch Mã. Sư đoàn Bạch Mã lúc đó do Trung tướng Kim Yong Hiu chỉ huy. Sư đoàn đóng ở Nha Trang và Đèo Cả. Không phải ngẫu nhiên chính phủ Nam Hàn đưa sư đoàn Bạch Mã sang chiến đấu cho tự do tại Việt Nam. Sở dĩ chính phủ mang sư đoàn này sang Việt Nam chắc chắn là để chứng tỏ nước Đại Hàn con nhớ công ơn hoàng tử Lý Long Tường của Việt Nam đã từng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước Cao Li vào thế kỉ thứ 13, nay để đền đáp, chính phủ Đại Hàn cử sư đoàn Bạch Mã sang chiến đấu cho tự do của Miền Nam Việt Nam.

Theo Bs. Trần Đại Sỹ, dòng họ Lý Hoa Sơn nay truyền tới đời thứ 28. Đa số họ Lý Việt Nam cư ngụ ở Bắc Hàn, không có cách chi thống kê được hết. Riêng tại Nam Hàn, dòng họ Lý này chỉ có khoảng 200 hộ (600 người), nhưng hầu hết đều có trình độ văn hoá cao, nắm giữ những chức vụ trọng yếu. Như trên đã nói, cựu tổng thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng tử Lý Long Tường.

Cho đến bây giờ, hàng năm đến Tết Nguyên đán, hậu duệ Kiến Bình vương Lý Long Tường từ nhiều nơi vẫn tìm về Hoa Sơn làm lễ tế tổ tiên. Năm 1995, đã có hơn 100 con cháu Kiến Bình vương từ Hàn quốc trở về làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh để dự hội làng vào ngày 15 tháng 3 Âm lịch.

Thật là cảm động! Hậu duệ của Kiến Bình vương Lý Long Tường nay đã trở thành người Đại Hàn, không biết nói tiếng nói tổ tiên, nhưng họ vẫn còn giữ đuợc những di vật, những gia phả, hàng năm vẫn tụ vể miền đất Hoa Sơn linh thiêng để cử hành nghi lễ cúng giỗ. Họ vẫn biết gốc gác họ từ nước Việt xa xôi. Họ tự hào là hậu duệ dòng họ Lý lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam. Khi có dịp họ hãnh diện nhận mình là người Việt (như tổng thống Lý Thừa Vãn, như sinh viên cao học Sử Lee…). Và 769 năm sau (1226-1996) họ đã trở về viếng thăm đất tổ.

Thời đại chúng ta, dẫu biết khoa học kĩ thuật ngày nay tiến bộ vượt bậc cho phép thu ngắn không gian và thời gian và nhân loại đang tiến tới toàn cầu hoá. Tuy nhiên tiến bộ khoa học kĩ thuật không thể thay thế được thiện chí, tình cảm thiêng liêng của những tấm lòng gắn bó với quê hương đất nước. Nơi xứ người, đã có biết bao đồng hương đồng bào cống hiến những sáng kiến và công sức mong gìn giữ tình tự Việt, chất Việt cho con cháu lớn lên ở hải ngoại. Thật đáng khâm phục. Hi vọng 100 năm sau, 200 năm sau, 300 năm sau…lớp hậu duệ vẫn còn biết gốc gác của mình, vẫn hãnh diện nhận mình là người Việt theo gương hậu duệ của ‘thuyền nhân’ Lý Dương Côn và Lý Long Tường thuở xưa.

Nguồn: Advite.com

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/08/20/hai-dong-ho-ly-vuot-bien-toi-trieu-tien-ki-12-13/#sthash.dCH5LQG6.dpuf

“Văn học và truy cầu tự do” – Mario Vargas Llosa






Mario Vargas Llosa (1936–) là nhà văn người Peru. Ông được trao giải de Cervantes năm 1994, giải Jerusalem năm 1995, và giải Nobel văn học năm 2010. Năm 2011, cùng với cựu tổng thống Ba Lan Lech Wałęsa và nhà kinh tế học Robert Higgs, Vargas Llosa được trao giải Alexis de Tocqueville của Independent Institute, một viện nghiên cứu chính sách ở Hoa Kỳ. Ông viết tiểu luận “La literatura y la búsqueda de la libertad” nhân dịp này.
Văn học và truy cầu tự do

Có thể thấy những phước lành của tự do và những hiểm họa của cái đối lập với nó trên toàn thế giới. Đó là lý do tại sao tôi rất nhiệt tình theo đuổi việc thúc đẩy ý tưởng về tự do cá nhân trong các tác phẩm của mình.

Sau khi từ bỏ những ảo tưởng Marxist vốn ăn sâu trong nhiều người thuộc thế hệ tôi, tôi sớm bắt đầu thực sự tin mình đã tìm thấy một sự thật cần được chia sẻ bằng cách thức tốt nhất mà tôi biết, thông qua nghệ thuật văn chương. Các nhà phê bình cánh tả và cánh hữu thường ca ngợi tiểu thuyết của tôi, chỉ để tách mình khỏi những ý tưởng mà tôi thể hiện. Tôi không nghĩ tác phẩm của mình có thể tách khỏi những lý tưởng của nó.

Vai trò của người viết tiểu thuyết là kể lại những sự thật phổ quát và vô tận thông qua một cách tự sự nhất định. Ý nghĩa của một câu chuyện trong vai trò một tác phẩm nghệ thuật thì không thể nào tách khỏi thông điệp của nó, chẳng khác gì những triển vọng về tự do và thịnh vượng của một xã hội thì không thể nào tách khỏi những nguyên tắc nền tảng của nó. Nhà văn và con người là một, văn hóa và những niềm tin chung của nó là một. Trong văn của mình và trong đời mình tôi đã theo đuổi một tầm nhìn, không chỉ là truyền cảm hứng cho độc giả, mà còn là chia sẻ ước mơ của tôi về những gì mà chúng ta có thể khao khát xây dựng trong thế giới của chúng ta.

Những người yêu tự do thường bị chế nhạo vì chủ nghĩa lý tưởng của họ và đôi khi chúng ta cảm thấy đơn độc, bởi có vẻ rất ít người cống hiến hết mình cho những lý tưởng của “chủ nghĩa tự do” đích thực.

Ở Hoa Kỳ, từ “liberal” đã gắn liền với cánh tả, chủ nghĩa xã hội, và vai trò quản trị đầy tham vọng trong nền kinh tế. Nhiều người mô tả chính trị của họ là “tự do” lại tích cực ủng hộ các biện pháp mong muốn gạt bỏ tự do kinh doanh sang một bên. Một số người gọi mình là nhà tự do chủ nghĩa còn thể hiện thái độ thù địch lớn hơn thế đối với kinh doanh, lớn tiếng phản đối ý tưởng về tự do kinh tế và thúc đẩy tầm nhìn về một xã hội không quá khác biệt so với những thử nghiệm mang tính utopia vốn thất bại của các chế độ xã hội chủ nghĩa và phát xít trong lịch sử.

Ở Mỹ Latin và Tây Ban Nha, nơi từ “liberal” ban đầu mô tả một người đấu tranh cho tự do, cánh tả giờ lại sử dụng nó như một lời công kích. Nó mang những ý nghĩa của nền chính trị “bảo thủ” hay phản động, và đặc biệt là thiếu quan tâm đến người nghèo trên thế giới. Tôi đã bị cáo buộc sai lầm như thế.

Trớ trêu là có thể gán một phần của sự nhầm lẫn này cho những người đấu tranh cho nền kinh tế thị trường dưới danh nghĩa chủ nghĩa tự do cũ. Đôi lúc họ gây hại cho tự do nhiều hơn cả các nhà Marxist và các nhà xã hội chủ nghĩa khác.

Có những người nhân danh thị trường tự do đã ủng hộ những nền độc tài Mỹ Latin mang nắm đấm đàn áp sắt nhưng lại được cho là cần thiết để hoạt động kinh doanh có thể vận hành, phản bội chính những nguyên tắc nhân quyền mà các nền kinh tế tự do dựa vào. Rồi còn có những người thu nhỏ mọi vấn đề của nhân loại vào một vấn đề kinh tế và coi thị trường như một loại thuốc chữa bách bệnh. Làm như vậy, họ đã bỏ qua vai trò của tư tưởng và văn hóa, nền tảng đích thực của văn minh. Nếu không có những phong tục và niềm tin được chia sẻ, chúng ta sẽ lâm vào cuộc đấu tranh kiểu Darwin giữa những tác nhân bị nguyên tử hóa và ích kỷ mà nhiều người cánh tả đúng đắn coi là vô nhân đạo.

Hơn nữa, cái mà các nhà tập thể chủ nghĩa không hiểu là tầm quan trọng của tự do cá nhân đối với sự phát triển của các xã hội và sự tăng trưởng của các nền kinh tế. Đây là tri thức cốt lõi của chủ nghĩa tự do đích thực: Mọi tự do cá nhân đều là một phần của một toàn thể không thể tách rời. Tự do chính trị và tự do kinh tế không thể phân đôi. Nhân loại thừa hưởng kiến thức này từ hàng ngàn năm kinh nghiệm và hiểu biết của chúng ta đã được làm giàu nhờ các nhà tư tưởng tự do vĩ đại. Một số nhà tư tưởng yêu thích của tôi là Isaiah Berlin, Karl Popper, F. A. Hayek, và Ludwig von Mises. Họ đã mô tả con đường thoát khỏi bóng tối và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn của tự do và sự trân trọng phổ quát dành cho những giá trị của phẩm giá con người.

Khi chân lý tự do bị lãng quên, chúng ta sẽ thấy nỗi kinh hoàng của các nền độc tài dân tộc chủ nghĩa, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, cuồng tín giáo phái, chủ nghĩa khủng bố, và nhiều hình thức bạo lực đã định nghĩa phần lớn kỷ nguyên hiện đại. Vấn đề này ít rõ rệt hơn ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn những vấn đề khác phát sinh từ việc bỏ rơi những nguyên tắc chủ chốt này.

Nhiều người bám vào hy vọng rằng có thể kế hoạch tập trung nền kinh tế. Giáo dục, y tế, nhà cửa, tiền bạc và ngân hàng, kiểm soát tội phạm, giao thông, năng lượng, và hơn thế nữa đi theo mô hình “chỉ huy và kiểm soát” thất bại đã nhiều lần mất uy tín. Một số tìm đến những giải pháp dân tộc chủ nghĩa và nhà nước chủ nghĩa cho sự mất cân bằng thương mại và các vấn đề di dân, thay vì cân nhắc sự tự do lớn hơn.

Tuy nhiên, vẫn có những lý do để lạc quan ở Hoa Kỳ và ở những nơi khác. Hệ thống Mỹ vẫn cho phép bất đồng công khai, đặc trưng của một xã hội tự do, và cả cánh tả lẫn cánh hữu đều thực hành sự tự do đầy trân quý này theo một cách lành mạnh. Trên thế giới, chủ nghĩa chống tư bản và chối từ Mỹ đều suy giảm. Ở Mỹ Latin, ngoại trừ Venezuela và Cuba, các chế độ độc tài mang hình thức xã hội chủ nghĩa và phát xít cũ đều đã suy vong, với những cải cách thị trường lan rộng trên khắp các chế độ cánh tả trên danh nghĩa.

Truy cầu tự do chỉ là một phần trong cuộc truy cầu một thế giới nơi sự tôn trọng pháp quyền và nhân quyền là phổ quát, một thế giới không có những kẻ độc tài, khủng bố, hiếu chiến, và cuồng tín, nơi đàn ông và phụ nữ thuộc mọi quốc tịch, chủng tộc, truyền thống, và tín ngưỡng có thể chung sống trong nền văn hóa của tự do, nơi các đường biên giới nhường chỗ cho những cây cầu mà con người có thể vượt qua để đạt được mục tiêu của mình, chỉ bị giới hạn bởi ý chí tự do và tôn trọng quyền của những người khác. Nó là cuộc truy cầu mà tôi đã cống hiến cả nghiệp viết của mình, và nhiều người đã chú ý. Nhưng chẳng phải nó là cuộc truy cầu mà tất cả chúng ta nên cống hiến đời mình hay sao? Câu trả lời rất rõ ràng khi chúng ta thấy những gì đang bị đe dọa. ♦

© 2011 by Mario Vargas Llosa | Bản dịch © 2016 Nguyễn Huy Hoàng.

Cúng Cô Hồn - Nhìn Từ Cửa Sổ Xã Hội





Dương Kinh Thành



Có thể thấy, việc “cúng cô hồn” mang tính xã hội rất lớn, kết nối được tình thương giữa người và người, giữa hai bờ sống chết. Kiến tạo nên tình đoàn kết nhằm hước đến một cuộc sống hoàn mỹ và hoàn thiện hơn. Vậy chớ nên đem cái nhận thức hạn hẹp, biên kiến của mình để đánh giá ý nghĩa cao đẹp của tập tục “cúng cô hồn” ấy của người dân Việt chúng ta. (DKT)

Tháng sáu buôn nhãn bán tram
Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân.
(ca dao)

 Trước đây, nhớ mùa Vu lan 2548, khi nhận lời viết bài cho một tạp chí Phật giáo, vị thầy tổng biên tập có yêu cầu tôi là làm sao đừng nói những điều người khác đã thường hay nói hoặc những việc quá cũ để tránh bị trùng lắp, được nhắc đi nhắc lại nhiểu lần , đã trở thành điệp khúc muôn thưở. Nó giống như căn bệnh cố hữu của không ít vị thầy là hay giảng những gì mình thích mà người khác đã biết, dù bản thân không phài là một giảng sư! Tôi chỉ ậm ừ cho qua vì biết chắc chắn rằng tôi sẽ vẫn phài làm như thế !Không phải không có đề tài để viết, nhưng tự trong thâm tâm vẫn cứ thấy những vấn đề mình sẽ nêu ra đây đúng là rất cũ, nhưng cuộc sống bên ngoài cửa sổ xã hội kia, khi bước ra nhìn chung quanh vẫn cuồn cuộn những điều tuy rất cũ ấy với cái nhìn có quán xét tư lương, thì nó lại rất mới, mới liên tục như trong mỗi tế bào thân thể chúng ta từng sát na thay đổi biết bao lần. Vì vậy bài viết này vẫn không đi ngoài cơn lốc ấy, có nghĩa vẫn sẽ là một chuyện rất...cũ !



Cúng tháng bảy với người Phật tử

Có một thời gian dài, các phương tiện truyền thông tuyên truyền lên án việc “cúng cô hồn” với rất nhiều lý do mang nặng căn bệnh thiên kiến. Người ta dựa vào hình thức cúng trong dân gian gọi là “cúng giựt dàn”, “cúng cô hồn” hay “cúng rằm tháng bảy” v...v..rồi thảy tiền cho trẻ con lượm, hoặc tranh nhau giựt đồ cúng. Thế mới là “cúng cô hồn”! Đó là lý do để kích bác; nào là khinh miệt trẻ em (ý nói nghèo đói phài giành giựt mà ăn), và những thức ăn như khoai, bắp, cóc, đậu, mía, bánh bò ... bị rơi vãi trong quá trình “giựt” ấy thì cho rằng lãng phí và khi không xem trọng của cài xã hội của người làm ra nó! v..v... và v..v...

Chúng ta không trách họ sao chẳng tìm hiểu tường tận ý nghĩa “cái sự cúng kỳ lạ” ấy, và tại sao cá nhân, nhà nhà, tất nhiên cũng không thiếu các cơ quan xí nghiệp, nhà máy (ban đầu phần đông ở lãnh vực tư nhân) cũng đầu phải cúng như vậy, nếu có điều kiện, nhưng chúng ta tiếc cho họ là tại sao ngay lúc chứng kiến những cảnh tượng “trái tai gai mắt” ấy mà không dừng lại, vào thẳng nhà người cúng, ngăn càn lại và hỏi tại sai phải cúng như vậy? Không những đã nhà nhà, người người cúng cô hồn, mà mỗi chợ, mỗi xóm ấp thậm chí mỗi bác tài xế lái xe cũng đều làm như thế mỗi khi đến rằm tháng bảy hàng năm. Không ai bắt buộc ai phài cúng, người có tiền thì có mâm cúng đầy đủ, người eo hẹp thì một vài cái bánh, chén cháo loãng trước sân nhà cũng ấm lòng nghĩa tình mùa mưa ngâu tháng bảy. Như vậy, “cái sự cúng kỳ lạ” ấy nghiễm nhiên đã trở thành tập quán cộng đồng nằm trong một góc văn hóa sống của người Việt từ ngàn xưa.

Có người lấy làm khó chịu trước việc này mà trách móc tại sao cúng cô hồn sao không cúng ở chùa, đình làng mà lại cúng ở chợ, ở cơ quan, xí nghiệp vá cả các nhà dân khu xóm ấp!

Nhớ xưa kia, có một lễ hội mang tên “Đổ Giàn” của làng võ An Thái, huyện An Nhơn tỉnh Bình Định, ngày nay đã được các cấp chính quyền sở tại cho phục dựng và tổ chức lại hằng năm nhân ngày rằm tháng bảy âm lịch. Chính câu ca dao xưa đã thôi thúc trách nhiệm tỉnh Bình Định cho phục hồi lễ hội độc đáo này :

Đồn rằng An Thái, Chùa Bà
Làm chay, hát bội đông đà quá đông
Đàn bà cho chí đàn ông
Xem xong “ba ngọ”(*) lại trông đỗ giàn.

Tự hào về vùng đất võ An Nhơn của mình (Trai An Nhơn, gái An Vinh)hoặcRoi Thuận Truyền, Quyền An Thái) nên có bên cạnh một lễ hội “Đỗ Giàn” như vậy càng mang thêm ý nghĩa giàu truyền thống nhân văn, trong đó ngoài tiêu chí tưởng nhớ công ơn các bậc tiền hiền, giáo dục tinh thần uống nước nhớ nguồn cho mai sai, còn có thêm ý nghĩa thắt chặt thêm những mối tương duyên, gắn kết nghĩa tình keo sơn như nhất với nhau.

Tất nhiên có được như vậy là nhờ vào tinh thần hai ngàn năm Phật giáo VN đã từng bước thắm được vào lối sống, cách sống xã hội, nhưng bài viết này xin không nói nhiều đến ý nghĩa rằm tháng bảy hay tục lệ “cúng cô hồn” có liên quan hay ảnh hưởng tinh thần nhà Phật như thế nào, mà chỉ muốn nhấn mạnh việc ”cúng cô hồn” đã trở thành tập tục - lễ hội dân gian, mang tính xã hội rất cao, và như thế đã trở thành tài sản “phi vật thể” quý giá của dân tộc từ rất lâu đời. Chính yếu tố cộng đồng này này mà “cúng cô hồn” phải cúng ở những nơi công cộng, bên vệ đường, bến sông, đầu chợ,v...v.. và nếu ở tư gia thì nhất thiết phải là ở trước sân. Hướng đến thế giới của người đã mất, để tưởng nhớ và chia sớt ấm lạnh cho họ đó là tinh thần Đại Hùng Lực, Đại Từ Bi to lớn. Trong thế giới người đà mất ấy vì nghiệp dĩ vươn mang, khó siêu thoát nên còn vất vưởng đó đây chờ ngày giờ thọ nghiệp nên mới gọi là “cô hồn” hoặc “oan hồn uổng tử” hay “cô hồn các đảng”. Oai linh chư Phật, Bồ Tát hay những Long Thần Hộ Pháp khiến những cô hồn này rất sợ không dám đến gần con người; do đó Bồ Tát Quán Thế Âm dùng hiện thân Đại Sĩ của mình thành Tiêu Diện để thống lỉnh họ trên bước đường vất vưởng nhân ngày “xá tội vong nhân” hằng năm, tiếp nhận từ tấm lòng Từ Bi nơi con người một giọt nước giải oan, một vật thí ăn cho đỡ lòng tháng ngày vất vưởng.



Cúng tháng bảy 1. với người ít tiền 2. ngoài vĩa hè

Đến đây, có một điều không thể không nhắc đến là việc “cúng cô hồn “ như vậy họ có ăn được hay không ! Trước hết có lẽ chúng ta nên nhấn mạnh đến tinh thần của thế giới Hoa Nghiêm là hãy nhìn và hiểu trong nhận thức chớ không nên bị mê mờ trong nhận định theo chiều hướng thực dụng đơn điệu. Bởi vì chỉ có cụm từ “ cúng có ăn được không” đã ghì chặt tư duy, quanh quẩn miệng chén của quan niệm thực dụng tội nghiệp, khó có cơ hội thoát ra, ghì chặt vỏ bọc vô minh khó có cơ hội thóat ra. Nhớ lại từ hơn hai trăm năm trước, khi đất nước ta nghiêng ngửa bởi ách nô vong , văn hóa và bản sắc dân tộc đôi phen đứng bên bờ hủy họai bởi làn sóng thực dụng, duy ý chí của phương diện vật lý xâm lấn. Con người muốn bay khỏi mặt đất phải gắn vào lưng đôi cánh của loài điểu thú. Vì bị đè nặng như vậy cho nên khó có thể hiểu được nhân vật Tôn Ngộ Không của cụ Ngô Thừa Ân (1500(?)- 1581) với 72 phép thần thông đi mây về gió như thế nào chứ chưa nói đến nhiều chuyện ẩn dụ khác! Ông Bụt trong cổ tích, cô tiên trong kho tàng văn học cổ Việt Nam, hay những con người có sức mạnh thần thánh, bay về trời v...v...có ai bay lên khỏi mặt đất mà phải gắn đôi cánh chim bao giờ ?



Cúng tháng bảy 3. cô hồn tài xế 4. các cơ sở kinh doanh

Chính lối nhìn và hiểu bằng cặp mắt thực dụng nông cạn như vậy đã đầy con người xa rời nguồn gốc, Tổ Tiên, xem thường nơi mình cắt rốn chôn nhau, thậm chí dễ dàng phản bội non sông đất nước, đến mức không còn biết phân biệt phải trái. Câu ca dao xưa ông bà mình lên án thành phần bất hiếu, vô nghì với mẹ cha cũng vì vậy mà bị hiểu theo tinh thần thực dụng, nghèo nhận thức rất đáng thương“Sống thời chẳng chịu cho ăn/ chết thời cúng tế làm văn tế ruồi”! Để rồi có lẽ chính những lối “suy tư” lệch lạc này cứ ngày càng bổ sung vào đội ngũ “oan hồn uổng tử” để ngày rằm tháng bày, “cúng cô hồn” hàng năm mãi còn ?

Chúng ta đừng quên ở phương Tây, cũng có lễ hội Halloween (All Hollows’ Eve) diễn ra cuối tháng 10 đầu tháng 11 dương lịch hằng năm. Một lễ hội nặng về Gia Tô giáo. Theo Wikipedia thì đây là tam nhật mùa các thánh(Allhallowtide) mùa tưởng nhớ các thánh và các linh hồn. Việc hóa trang đeo mặt nạ để trêu chọc và thách đố thần chết. Bên cạnh đó việc hóa trang mặt nạ chủ yếu dành cho các em bé thiếu nhi đến gõ cửa từng nhà xin thức ăn, kèn trống, lo ó náo động suốt đêm, một hình thức mang rất đậm dáng vấp của một loại “cô hồn” ở phương Đông mà chúng ta đang nói đến, người có óc khôi hài thì chỉ đích danh đó là “cô hồn sống”!



Trẻ con cùng nhau đi từng nhà xin kẹo ở Mỹ trong đêm Halloween

Trong thế giới của nhận thức, chuyện cúng có ăn được hay không, không thành vấn đề bận tâm, có chăng là kiến tạo được tinh thần Từ bi, lòng tương thân tương ái cao độ, vượt qua biên giới của sự sống chết, làm biên độ giáo dục vững chắc cho chính xã hội đương thời. Nhiều bậc giảng sư ngày trước đã chỉ rõ cho chúng ta thấy Từ bi khác với Bái Ái hay Tình Thương như thế nào. Nói dễ hiểu là Từ bi được ví như ánh sáng mặt trời rọi chiếu khắp nơi, không phân biệt hàn sang, giàu nghèo. Còn Bác ái chỉ là ngọn đèn phin nằm trong tay tham muốn đối tượng , mục đích của người sử dụng. Đó là Ái Kiến không hơn không kém. Vì thế hai từ Từ Bi hiện nay đã được sử dụng rộng rải, không còn là của riêng Phật giáo, nhiều nơi khác đã dùng chữ Từ Bi , chọn ánh sáng mặt trời thay vì ánh đèn pin nhỏ mọn và ích kỷ.

Ở trong mỗi ngôi chùa thì không đợi đến rằm tháng bảy mới “cúng cô hồn” mà mỗi ngày vào buổi xế chiều đều có các thời cúng thí thực đều đặn. Lớn hơn thì trong các ngày lễ lớn quan trọng còn có lễ Trai Đàn Chẩn tế quy mô. Các nghi thức Phật giáo mỗi vùng miền có khác nhau nhưng tựu trung vẫn là dựa vào oai thấn Tiêu Diện Đại Sỉ, triệu thỉnh các vong linh để mong cầu giải thoát cho tất cà. Đến với những buổi lễ này chúng ta dễ dàng cảm nhận giữa hai cõi Âm-Dương bến bờ nào có bao xa! Cũng có thể, qua đó, đôi khi chính mình lầm lẫn giữa ta và “cô hồn” ai là ai ! Vả cũng ở đó bạn sẽ hiểu thêm câu thơ trong văn tế thập loại chúng sanh của cụ Tiên điền Nguyễn Du ( 1766 - 1820 ) có đoạn:

“Ai đến đây dưới trtên ngồi lại/ Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu/ Phép thiêng biến ít thành nhiểu/ Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sinh..” Rất trùng hợp với ý thơ triết lý của thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore ( 1861 - 1941 )” Trong sự sống thì nhiều biến thành một/ Trong cái chết thì một biến thành nhiều”.

Như vậy có thể thấy, việc “cúng cô hồn” mang tính xã hội rất lớn, kết nối được tình thương giữa người và người, giữa hai bờ sống chết. Kiến tạo nên tình đoàn kết nhằm hướng đến một cuộc sống hoàn mỹ và hoàn thiện hơn. Vậy chớ nên đem cái nhận thức hạn hẹp, biên kiến của mình để đánh giá ý nghĩa cao đẹp của tập tục “cúng cô hồn” ấy của người dân Việt chúng ta.

Ở một góc hẹp khác của mặt bằng xã hội, có những sự thật trần trụi như muốn vỗ đôm đốp vào mặt chúng ta buộc phải nhìn và suy gẫm, cho dù có muốn tin là sự thật hay không. Trong cuộc thi viết mang tên “ Sài gòn- TP. Hồ Chí Minh Kỷ Niệm Không Quên” do báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2005, anh Thiện Nhân, một nhân chứng sống của cát bụi lầm than giữa đất Sài gòn ngày lang bạt cơ nhỡ, đã có bài viết mang tên cộc lốc“Cúng Cô Hồn”. Bài đã đạt giải khuyến khích và đăng trên báo này ngày 02/03/2005. Nội dung bài viết ấy tác giả kể về tháng ngày đói khổ, tìm sự sống mà mùa “cúng cô hồn” hàng năm giúp anh no đủ nữa tháng ( “cúng cô hồn” ở tư gia chỉ được bắt đầu từ sau ngày rằm tháng bảy âm lịch cho đến hết tháng). Hết nhà này tới nhà khác, anh và đám bạn lang thang no đủ “ nhờ những vật phẩm ”cúng cô hồn “ ấy giữa đất Sài thành hoa lệ này. Sau này khi vượt khó vươn lên, có cuộc sống đủ đầy, hằng năm anh vẫn “cúng cô hồn” ngay trước cửa nhà mình và bố thí lương thực cho người nghèo như để nhớ ơn năm xưa chính những khúc mía, bánh tép, bánh quy, đậu phộng ‘cúng cô hồn” giúp anh no lòng đỡ dạ của những người Sài gòn năm xưa.



Mâm cúng cô hồn của gian hàng ven đường

Dòng sau cùng bài dự thi, anh Thiện Nhân viết” Giờ đây, mỗi năm cứ đến mùa Vu Lan, lẫn trong hương khói tôi như thấy cha mẹ mình hiện về. Cảm thương cho những thân phận cơ nhỡ. Người Sài gòn luôn nhớ ‘cúng cô hồn” cho trẻ con được bữa ăn ngon. Tôi cũng bày biện cúng mà nghe mặn đắng trên môi dòng nước mắt hôm nào kiếm ăn giữa xứ người. Sài gòn không không thiếu những tấm lòng, có khi chỉa qua vài cái bánh trên mâm cúng như một thói lệ xa xưa còn truyền lại../.”

Trên mặt bằng xã hội, thử một lần đặt chân bước xuống, chúng ta sẽ chạm phải vô số vấn đề, có vấn đề tuy tầm thường nhưng lắm lúc chúng ta sai lầm trong cách nhìn và hiểu (Kiến Hoặc) mà nếu không được lý giài thì sẽ giữ mãi cái sai lầm đó (TƯ Hoặc) là điều cũng dễ thấy.

Vâng ! Vấn đề “Cúng Cô Hồn”



Dương Kinh Thành

-------------------------------

(*) Ba đêm hát Bội.

Yên Bái Văn tế tam đồng chí




Tác giả: Hoàng Xuân Sơn







Từ trái qua: Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn. Ảnh: internet

Mù Căng Chải mây che
Dòng Nậm Thia sóng nổi

Một phút đổi dời trời long đất lở
Yên Bái yên bình phút chốc thương đau

Tình đồng chí Đảng viên
Nghĩa Đồng bào dân Việt

Mạo muội:

Đôi dòng văn tế
Gửi về non cao
Nước vốn có nguồn
Nhân nào sinh quả?

Mới hôm qua mày mày tớ tớ bên nhau anh em hoan hỉ
Sao hôm nay đồng đồng chí chí rút súng tiễn nhau

Ngẫm câu:
“thương thân gọi nhau mày tao
Ghét nhau xưng hô đồng chí”

Vòng danh lợi trăm mưu ngàn kế
Treo búa liềm làm chuyện thị phi

Để bấy giờ trong bắc ngoài nam
Đâu đâu cũng râm ran luận bàn về Yên Bái

Phạm Duy Cường bí thư Tỉnh uỷ
Ngô Ngọc Tuấn chủ tịch hội đồng
Hai đồng chí đầu tỉnh bỗng chốc về trời
Đỗ Cường Minh chi cục trưởng cục kiểm lâm
quyên sinh “tuẫn tiết”

Có phải chết vì bất lương lật lọng
Có phải chết hận mình sá kể vong thân

Đường cách mạng vì dân cống hiến chưa được bao năm
Tình nghĩa vợ chồng cháu con … tơ tằm đứt đoạn

Trung ương thấy mà thêm lo lắng
Đồng cỏ khô lửa cháy là tiêu

Sinh ly tử biệt càng ngẫm càng đau
Vợ góa con côi … nhà cao vắng vẻ

Ôi! Thôi thôi
Các vị ra đi tìm về chân lý
Sao không nói rõ lý do?
Để bây giờ cả nước khắc khoải âu lo
Nhiều đồng chí cấp cao tự mình soi xét

Mù Căng Chải mây che
Nước Nậm Thia đổi sắc
Thay nén hương thơm
Vài dòng bày tỏ

Cẩn cáo!

———-

TTXVH

Showbiz Việt:Ca sĩ cát sê trăm triệu, nhạc sĩ chết không quan tài chôn



QUỐC KHÁNH



Trong thời gian vừa qua, người yêu nhạc Việt chứng kiến sự ra đi của nhiều nhạc sỹ lão thành. Bên cạnh nỗi buồn về sự mất mát, khán giả chợt chạnh lòng khi biết cuộc sống cô độc, khó khăn của không ít nhạc sỹ nổi tiếng với những bản tình ca bất hủ. Phải chăng, chúng ta đang thiếu công bằng với những người sáng tác?

Ca sỹ quan trọng hơn…nhạc sỹ?

Trong thời gian vừa qua, một số bài hát thường chỉ được gắn với tên tuổi của ca sỹ thể hiện. Nhiều khán giả thậm chí không hề biết bài hát mà mình đang nghe do ai sáng tác. Đây là một thực tế đáng buồn. Nó phản ánh ý thức về bản quyền chưa cao của cả người nghe, người sản xuất và ca sỹ trình bày ca khúc.



Phương Mỹ Chi nhận giải 40 triệu đồng Bài hát yêu thích tháng 5 trong khi nhạc sỹ Tiến Luân chỉ nhận được 10 triệu đồng từ nhà tài trợ


Một trong những điều khiến không ít khán giả cảm thấy khó hiểu chính là sự “phân biệt đối xử” giữa nhạc sỹ và ca sỹ trong không ít chương trình truyền hình lớn. Chẳng hạn, ở Bài hát yêu thích, ca sỹ thể hiện bài hát xếp thứ nhất bảng xếp hạng tháng được thưởng 40 triệu đồng, trong khi đó, nhạc sỹ sáng tác ca khúc chỉ được thưởng 10 triệu đồng! Đành rằng, tiền bạc không có ý nghĩa ở lãnh địa nghệ thuật nhưng cách thưởng “chênh lệch” này cho thấy sự thiếu coi trọng những người sáng tác? Phải chăng ca sỹ trình bày còn quan trọng hơn cả người sáng tác ra ca khúc ấy?

Ít ai biết ông già 80 tuổi - nhạc sĩ sáng tác ca khúc nổi tiếng Tình lỡ - nhạc sĩ Thanh Bình đã có lúc bị bỏ rơi ở bến xe, phải sống với cuộc đời người ăn xin ở đó suốt 3 tuần liền. Mới đây, nhạc sỹ Thanh Bình cũng ra đi trong cô quạnh. Số tiền quyên góp dưỡng già từ đêm nhạc do ca sĩ Ánh Tuyết đứng ra tổ chức cho ông không rút ra được vì ông mất đột ngột, quyền thừa kế duy nhất là con gái ông trong khi chị này đang ở tù, nên gia đình phải xin một chiếc quan tài hình lục giác ở chùa để nhạc sĩ an nghỉ.

Chưa đến 20 người đến đưa tiễn NS Thanh Bình về nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh: Đời sống và Pháp luật


Đám tang ông chỉ có khoảng 20 người tham dự. Những ca sỹ từng nổi danh bằng ca khúc của ông cũng không xuất hiện trong đám tang ngoài việc gửi tiền phúng viếng. Dường như với họ, như vậy đã là “tận nghĩa” với người nằm xuống.

Điều này khiến không ít người cảm thấy đau xót khi nhiều fan cuồng chờ đợi hàng ngày trời để được gặp thần tượng là một ca sỹ mới nổi nào đó. Thậm chí, sẵn sàng hôn chỗ ngồi của “thần tượng” nào đó. Phải chăng, chỉ có các ca sỹ mới đáng được thần tượng còn nhạc sỹ thì…không?

Các ca sỹ nhận cát-sê hàng trăm triệu để trình bày 1 bài hát nhưng đôi khi tác giả của bài hát đó chỉ nhắc tên đã là điều…hạnh phúc. Tiền tác quyền cho 1 nhạc sỹ (nếu may mắn) được trả theo đợt và chắc chắn nó nhỏ hơn rất nhiều con số “khủng” mà các ca sỹ nhận được trong mỗi lần đi diễn. Phải chăng, “tài năng” của ca sỹ quan trọng và “đáng giá” hơn rất nhiều tài năng của nhạc sỹ sáng tác ra ca khúc đó?

Đừng lãng quên nhạc sỹ

Người xưa có câu: “có bột mới gột nên hồ”, không có ca khúc hay, không có những cảm xúc chất chứa trong những ca từ, giai điệu thì sẽ không thể có 1 bài hát hay. Dù ca sỹ có “tài năng”, giọng hát có “mê hoặc lòng người” đến đâu đi chăng nữa cũng không thể nổi tiếng với 1 ca khúc tồi!

Cuộc sống vất vả của các nghệ sỹ nổi danh 1 thời với hàng trăm vai diễn khiến không ít người cảm thấy chạnh lòng



Từ trước đến nay, những ca sỹ nổi tiếng luôn gắn liền với một, hai ca khúc nào đó: Long Nhật, ca sỹ Mỹ Linh thành công với “Chị tôi” của nhạc sỹ Trọng Đài, Hồng Nhung nổi tiếng khi nhát nhạc Trịnh Công Sơn, Phương Mỹ Chi gây “bão” với “Quê em mùa nước lũ…Nói cách khác, không có ca khúc chắp cánh, ca sỹ sẽ không thể bay cao, bay xa trên bầu trời âm nhạc được.

Chính vì vậy, sẽ là tội lỗi và vô ơn nếu chúng ta chỉ biết nâng niu, trân trọng những người thể hiện mà lãng quên người đã viết lên những ca khúc ấy!

Thời gian vừa qua, nhiều nhạc sỹ lão thành đã ra đi, để lại những khoảng trống không thể khỏa lấp trong làng nhạc Việt. Sự ra đi lặng lẽ của họ khiến chúng ta giật mình nhận ra rằng: đôi khi khán giả, ca sỹ, những người thực hiện chương trình thiếu công bằng với những người sáng tác.

Nghịch lý giàu nghèo trong làng giải trí không phải chỉ có thế. Cuộc sống nghèo khó, hiu quạnh của các nghệ sỹ tài năng tham gia hàng trăm bộ phim lớn nhỏ như Tuấn Dương, Văn Hiệp, Trần Hạnh,….khiến không ít người cảm thấy chua xót.

Đặc biệt, cố nhà thơ Trần Đình Chính đã phải “dứt ruột” bán bản quyền ca khúc Ở hai đầu nỗi nhớ để lấy tiền chạy thận. Tuy nhiên, đứa con “xuất sắc” này của Trần Đình Chính cũng không thể giúp ông thoát khỏi bạo bệnh.

Bên cạnh đó, những ca sỹ trẻ mới nổi bằng những scandal hay bước ra từ các cuộc thi ca nhạc lại có 1 cuộc sống vương giả với những căn nhà triệu đô, những show diễn với cát-sê hàng trăm triệu. Họ đang được xã hội ưu ái trả mức thù lao cao hơn rất nhiều những thứ họ xứng đáng được hưởng.

Tại sao lại có nghịch lý đau lòng này?

Tiểu cảnh ls 86 -giá 450k

Tiểu cảnh ls 86 -giá 450k-ĐT 0974548883. STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab233274


Linh sam 86- giá 100k

Linh sam 86- giá 100k-ĐT 0974548883. STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab233274


Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

TÚY HOÀI


PHẠM NGỌC LƯ



Uống cạn mươi ly
Nhớ quên rồi cũng hết
Trời buổi chiều bỗng dưng mù mịt
Đầu ta như khói bốc miên man
Lòng lênh đênh lạnh buốt sông Hàn
Cơn say nào cao vút Hải Vân
Ta bay vèo mây gió lâng lâng
Xôn xao trời thu tung tăng hoàng diệp
Mênh mông ngàn thu rụng rời thương tiếc



Ô hô !
Ngươi có ta không
Ta còn ngươi mất
Thoắt bóng thoắt hình
Chập chờn hư thực
Chưa say, ném hồ trường qua biển Bắc
Yên ba tan tành im bặt
Hương quan gờn gợn mù tăm
Say rồi, tung chén rượu xuống trời Nam
Trời Nam ào ào mưa ngây ngất
Giang hồ lênh láng sóng lên men
Say rồi,
Nhớ tuổi quên tên
Xót lòng trông cây nhớ cội
Phải ngươi ba chìm bảy nổi
Bắt ta mười kiếp long đong
Mây có – gió không
Tình câm – thơ điếc
Giai nhân còn mà anh hùng hết
Chưa mùa đông sao tóc xanh rơi bạch tuyết
Ngũ thập rồi tay trắng xóa bạch vân

Ô hô !
Thiên địa vô cùng
Uống say mà khóc Đặng Dung - Thuật hoài
Khóc rồi,
Đập nát cơn say
Hốt nhiên bừng bừng hào khí
Vươn vai nhập thân hào sĩ
Dậm chân nổi gió Đông – Đoài
Cởi chim hồng nhạn mà bay
Theo trăng qua Đằng Vương các
Thâu lại hồ trường nơi biển Bắc
Nhặt lên chén rượu cuối trời Nam
Chơi hết tháng ngày chưa tương đắc
Tung hê cơm áo bất phùng thời

Uống nữa ngươi ơi
Một ngàn ly một lần xin cạn
Ấm lạnh sông Hàn ơi
Chỉ còn ngươi…
Chỉ còn ngươi soi bóng ta thôi !

Hồng ngọc- giá 300k

Hồng ngọc- giá 300k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh