Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Me bonsai- giá 1,2 triệu đồng

Me bonsai- giá 1,2 triệu đồng- ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Vài nét về tư tưởng giải thoát trong lịch sử triết học Ấn Độ



Trong lịch sử Triết học, chúng ta nhận thấy rõ sự khác biệt rất lớn giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây về vấn đề con người. Nó được thể hiện qua nhiều trường phái triết học và gắn với một số tôn giáo.

Nếu như triết học phương Tây đề cao con người duy lý với các giá trị và hành động cụ thể, hướng tới con người cá nhân, tách con người ra khỏi vũ trụ để nhìn nhận về con người thì triết học phương Đông lại nhấn mạnh sự duy niệm, huyền bí, sự thống nhất giữa con người và vũ trụ với công thức “Thiên địa nhân” hay nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”.

Nếu như triết học Trung hoa cổ đại bị chia rẽ và phong kiến hóa thành nhiều trường phái khác nhau hướng đến biến cải xã hội, giáo dục đạo đức con người thì Triết học Ấn Độ lại đi theo hướng riêng, thống nhất hướng về “giải thoát” (Moksha).

Người Ấn đã có những suy niệm rất lâu về bản ngã con người, về tuyệt đối thể, về “cái đó”: Tat tvam Asi = cái ấy là ngươi. Nghĩa là đã đề cập tới những chân lý với tính siêu hình. Các nhà hiền triết (Rishi) đã thực nghiệm những chân lý về vũ trụ và đời người…. bằng các cách thức khác nhau nhưng nội dung chính nếu thâu tóm toàn bộ triết học Ấn Độ là hướng con người tới giải thoát, giác ngộ.


Hàng ngàn năm nay suy tư về thân phận con người là đề tài được bàn luận nhiều nhất trong lịch sử triết học và tôn giáo. Đứng trước vũ trụ bao la con người cảm nghiệm được rằng thân phận mình thật là nhỏ bé mong manh, những bé nhỏ yếu đuối của bản thân con người, suy tư về sự sống và cái chết, hạnh phúc và khổ đau, tồn tại và hủy diệt…về đời này đời sau, về mục đích tối hậu của con người luôn ngự trị tâm trí con người. Để tránh khỏi điều đó bằng nhiều cách: con người có một ước vọng mạnh mẽ để được đảm bảo, được an bình, không phải bất an, sợ hãi. Họ đã tìm đến những chân tri (Pona – martha – vidyâ) đưa họ đến những giải pháp để giải thoát con người, đưa con người tới tự do, hiểu được căn tính của vạn vật.

Họ luôn đi tìm một cái ngã bất diệt, ngã tự hữu, vượt trên mọi giới hạn của thể xác và tinh thần. Atmanan Viddhi- tự ngã tự thân. Để đạt tới cái ngã này đòi con người phải trở về với chính mình, tìm tòi, khám phá cái ngã chân thực này ở ngay chính thâm tâm con người.

Cái ngã (Atman) này là một thực thể độc lập, vĩnh cửu, chìm sâu trong mọi tầng lớp ý thức con người, Kinh Upanishad nói: “Atman không thể nhận biết bởi học vấn, bởi sức mạnh của trí óc, giác quan. Vì các giác quan mở ra thế giới bên ngoài, nên các nhà hiền triết muốn đi tìm chân ngã Atman phải hướng mắt về nội tâm”…(Kata Up I, 2, 23). Atman cũng không phải là cái ngã hiện tượng, tức là không thể dựa vào các hiện tượng bằng các danh sắc tướng (nama rupa) để tìm ra Atman, để nắm bắt và định nghĩa được Atman.

Atman là một thực tại siêu việt, không sinh diệt, không danh sắc, không thời gian, không bị giới hạn trong không gian. Vậy làm thế nào để lĩnh hội được Atman: các triết thuyết đều đòi hỏi ta phải thực hiện kinh nghiệm huyền nhiệm tâm linh. Tự ngã Atman đến từ đại ngã Brahman. Chính Brahman là nguồn gốc của mọi tự ngã Atman, do Brahman vạn vật phát sinh, và trong đó mọi vật phải quy hồi. “Brahman là nguồn sáng của mọi ánh sáng…Brahman ở đàng trước, ở đằng sau, ở bên phải, ở bên trái người, ở trên cao, ở tận cùng đáy sâu. Braman vĩ đại” (Mundaka Up.II,2,10).

Như vậy Atman là tự ngã và Brahman là đại ngã. Ở thời Veda, Brahman còn có nghĩa là cầu nguyện, sự mong mỏi của con người, sự khao khát hướng về nguồn. Đến thời Upanishad cố gắng thực hiện kinh nghiệm bản thân, trở về với chính lòng mình để khai quật thực tại cá thể Atman, đó là thực thể chìm đắm trong ý thức ý thức tâm linh của mỗi người. Còn Brahman thì ở khắp mọi nơi, chẳng khác gì không khí mà ta thở ở trong bình cũng như ngoài trời. “Cái ngã ở trong ta, nhỏ hơn hạt gạo, nhỏ hơn hạt cải, nhỏ hơn hạt kê, nhỏ hơn nhân hạt kê. Cũng là cái ngã ấy ở trong lòng ta lớn hơn trái đát, lớn hơn bầu khí quyển, lớn hơn cả tầng khí quyển, lớn hơn tất cả thế giới” (Chaandogya Up III, 13-14).


Chặng đường đạt đến giải thoát hay Brahman được các trường phái triết học Ấn Độ quan niệm như một vận hành gồm ba giai đoạn:


- Giai đoạn đầu tiên là phải có niềm tin mạnh, xác tín vào những kinh nghiệm của tiền nhân xa xưa được đúc kết bởi những kinh nghiệm của các bậc hiền nhân, thánh trí. Vấn đề niềm tin là vấn đề cực kỳ quan trọng để con người có thể minh triết khám phá kiến tạo dẫn đến nhận thức đúng. Niềm tin có những cấp độ của nó từ niềm tin dẫn đến niềm tin tôn giáo sau đó đạt đến đức tin.


- Giai đoạn thứ hai: phải nghiên cứu điều tra, suy luận kỹ lưỡng, tìm đến tới tận cùng nguồn cội những chân lý ấy. Phải nghiên cứu kỹ lưỡng những lý do xuất phát, tồn tại, và những khả thể của chân lý ấy để có được một xác tín chân thực mới có thể đi đến giai đoạn ba.


- Giai đoạn sau cùng này là thể hiện chân lý trong đời sống của chính mình, để đưa chân lý vào con người của mình, để con người hợp nhất với chân lý ấy.


Con người thao thức trước những vô minh và cương quyết đi tìm chân lý (satya – loka). Chân lý ấy chính là Brahman. Brahman- quyền năng siêu việt, theo kinh Veda, Brahman là nguyên lý của trời đất, của con người, Brahman được đồng hóa với Atman = thần ngã của con người.


Làm thế nào để đạt được những điều đó thì các trường phái Triết học Ấn Độ gợi ra những cách thức khác nhau. Triết học Ấn Độ không đưa ra những hệ thống suy luận thuần túy, nhưng để giúp con người lĩnh hội được chân lý, sau đó con người sẽ khám phá ra chân lý và thực hiện. Đó là chân tri (Pana – matha – vidya) đó là giải thoát (moksha), đó là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do: (Sa vidya ya vimukhtaya). Sự tự do này mang theo nghĩa như là một sự giải thoát tâm linh.


Vì không nhận ra được tự ngã, thì con người sống dựa vào hiện tượng vô thường, bị cuốn trôi vào dòng chảy của luân hồi, sống kiếp này cho tới kiếp đến khi đạt được giải thoát và tìm ra chân lý. Thuyết luân hồi đã có ở nhiều nơi trên thế giới như người Hy Lạp thượng cổ tin rằng người ta ăn thịt con vật là ăn thịt đồng loại, Người Celtes và Druides tại Châu Âu cũng tin luôn hồi, ngay cả những nhà tư tưởng, triết học hiện đại như Leibnitz, Fourrier cũng đề cập tới luân hồi một cách tích cực.

Tuy nhiên không một nơi nào trên thế giới triển khai và đề cập vấn đề luân hồi một cách rộng rãi và sâu xa như ở Ấn Độ. Luân hồi là giải pháp đưa đến luân lý, cuộc sống hiện tại tạo nghiệp (Karma) cho kiếp sau. Nghiệp báo là quá trình vận hành của cuộc sống con người, nhân nào quả đấy, nếu ở đời sống hiện tại tử tế, yêu thương, bố thí, thiện hảo thì kiếp sau cũng được nâng lên cao về mặt vật chất cũng như tinh thần. thiện báo thiện, ác báo ác.

Mỗi tác động nhỏ nhặt của thân, khẩu ý, đều có hiệu quả vào tính con người. Con người bị ràng buộc bởi cuộc sống này và phải tìm cách giải thoát khỏi ràng buộc bằng cách thực hiện thiện nghiệp. Con người có khả năng vươn lên vô hạn, để giải thoát tâm linh, đưa tâm linh vào tự do tuyệt đối. Con người có thể đạt được tự do tối cao khi họ hợp nhất với tuyệt đối thể - Brahman. Đó là một khái niệm tổng quát về triết học, tư tưởng Ấn Độ.


Vì tính cách giải thoát trên nên triết học Ấn Độ hầu như mang một sắc thái tôn giáo, thần bí rất rõ ràng. Các tác phẩm cổ thời của Ấn Độ là những kinh của tôn giáo đó là những: Rig Veda và Atharva, kinh Upanishad (Áo nghĩa thư), kinh Bhagavat gita (Chí tôn ca). Những thiên anh hùng ca như Ramayana và Mahabharta đầy những tư tưởng tôn giáo. Vì ý thức tôn giáo đậm nét như vậy nên các triết thuyết của Ấn Độ không có tính chất cách mạng, thuyết này lật thuyết khác, hoặc mâu thuẫn, chống đối nhau. Kể cả sự ra đời của Phật giáo cũng là sự kế thừa các tinh hoa của các trường phái khác.


Trong thời kỳ này có thể coi những tư tưởng này có thể là một thuyết triết học hay một thuyết tôn giáo đều được. Đến nỗi người ta có thể nói rằng: “Các triết gia hay các nhà hiền nhân thánh trí, chỉ tranh luận với nhau về ngôn từ, còn nội dung là một. Cho nên không có những chủ trương cứng nhắc, trái lại luôn có một thái độ khoan hòa, đại lượng, tiếp đón mọi nhận định, suy tư về chân lý”. Do đó chân lý được trình bày đa diện và phong phú.


Như chúng ta đã thấy ở trên phần lớn tư tưởng giải thoát lúc bấy giờ đều mang hơi hướng tôn giáo thần bí, hướng trọng tâm về Brahman – đấng siêu việt, tập tục là lễ nghi hơn là hiểu biết về chính con người mình.


Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng triết học Phật Giáo sau này mà như nhiều học giả đã ca ngợi sự ra đời của Phật giáo thời kỳ này là một bước chuyển mình vỹ đại của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, Phật đã tìm hiểu hơn về nhận thức con người, hướng triết học từ trên trời rơi xuống thế gian về chính con người, hiện hữu người, tâm lý người, Phật đã không coi trọng thế giới quan thần bí mà tư tưởng trước để lại mà Phật đã tập trung vào những điểm chính về nhân sinh, hiện thực con người, đó là triết lý nhân bản: “Trong một mới hỗn độn của tín ngưỡng và sự tan rã của chủ nghĩa, nhiệm vụ của Phật là xây dựng trên một nền tảng vững chắc về luân thường đạo lý.


Phật muốn xây dựng một luân lý tôn nghiêm trên nền đá của thực nghiệm tâm lý. Nguyên thủy ý nghĩa sự ra đời của Phật giáo tương tự như chủ nghĩa thực tiễn. Cố vận động chuyển trung tâm, tâm điểm từ sự phụng sự Brahama sang phụng sự con người, lấy con người làm trung tâm, đặt con người lên vị trí tối cao”. (Indian Phylosophy, Tr.358: trích lại của Nguyễn Đăng Thục, triết học đông phương III, tr.149).



Hà Thanh Tùng

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3/2016

-------------------------------------------------


Sách tham khảo:


- Nguyễn Đăng Thục: Lịch Sử Triết Học Đông Phương, III, Đông Phương xuất bản, 1958.


- Taiken, Nguyên thủy phật giáo tư tưởng luận, khuông Việt 1971.


- Hoàng Sỹ quý, Nhập môn triết học Ấn Độ và Upanishad, Hưng giáo Văn Đông.


- Lê Xuân Khoa, Nhập môn triết học Ấn Độ, Trung tâm học liệu bộ Giáo dục.


- Thích Mã Giác, Lịch sử triết học Ấn Độ, Ban tu thư viện Đại Học Vạn Hạnh.

Mười hai điểm chung của các phong trào chính trị đang lên ở Việt Nam





Posted by Hoa Hồng vàng


1. Dù phong trào xuất phát vì lí do nào, đích đến của nó cũng là biểu tình.

2. Dù các nhà hoạt động biểu tình nhiều đến đâu, họ cũng không chịu đưa ra yêu sách cụ thể nào hết.

3. Dù các cuộc biểu tình “thành công” đến đâu, vấn đề cũng không được giải quyết.

4. Nếu biểu tình không giải quyết được mọi vấn đề cũ, người ta sẽ tìm bằng được một lí do mới để tiếp tục biểu tình. Giải quyết vấn đề không phải là mục đích, biểu tình mới là mục đích.

5. Mọi phong trào đều cần sự ủng hộ của chính quyền Mỹ hơn sự ủng hộ của người dân Việt Nam.

6. Mọi thứ đến từ Mỹ luôn là tốt, mọi thứ đến từ Nga và Trung Quốc luôn là xấu. Bởi vì Mỹ có tự do, Nga và Trung Quốc có độc tài, toàn dân Việt phải theo Mỹ, bài Nga và bài Trung Quốc, thay vì được tự do lựa chọn các di sản kinh tế – chính trị – văn hóa của cả ba.

7. Mọi phong trào đều đòi chính quyền phải minh bạch 100%, nhưng mọi nhà hoạt động của phong trào đều không minh bạch về nguồn tài chính.

8. Mọi nhà hoạt động nhiệt huyết đều mất hết kế sinh nhai nếu bị cắt tiền tài trợ cho hoạt động.

9. Mọi phong trào đều viết những khẩu hiệu tốt đẹp trên những biểu ngữ được thiết kế xấu hoắc.

10. Mọi phong trào đều đòi một trật tự xã hội tốt đẹp hơn bằng những cuộc biểu tình xấu hoắc, hàng ngũ lộn xộn, nhân sự ô hợp.

11. Mọi phong trào đều nhân danh những lý tưởng tốt đẹp, nhưng đều không thể tồn tại nếu không khai thác những cảm xúc xấu xí của con người.

12. Mọi phong trào đều nhân danh mọt thế giới tốt đẹp hơn, nhưng trong nội bộ đều hành xử xấu xí.

Anonymous the Great

Tags: Mười hai điểm chung, phong trào chính trị, nhà hoạt độn
g

Ai là ‘ông tổ’ nghề báo nước Việt?



Tác giả: Trần Đình Ba
.




Người Việt làm báo trước nhất trong buổi đầu báo chí sơ khai, không ai khác hơn là Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898). Trước khi Gia Định báo được ông tiếp quản năm 1869, thì trước đó, cây bút họ Trương đã cộng tác viết bài cho báo Pháp ngữ rồi. Bởi vậy mà trong Sài Gòn năm xưa, cụ Vương Hồng Sển cho rằng ông “là tổ nghề báo quốc văn ta vậy”.


Lợi thế lớn nhất của nhà báo họ Trương, hẳn ai cũng thèm muốn, thậm chí chỉ xin được có được một mảnh lưng vốn ngoại ngữ và kiến thức uyên bác của Trương Vĩnh Ký thôi, cũng lấy làm thỏa lắm rồi. Vì chăng, Trương Vĩnh Ký biết tới 26 ngoại ngữ khác nhau, trong đó bao gồm nhiều sinh ngữ và cả tử ngữ, nên ông từng được gọi là “nhà bác ngữ” là vì thế. Với vốn kiến thức uẩn súc, học giả họ Trương còn được vinh dự nằm trong danh sách 18 nhà bác học thế giới của thế kỷ XIX. Vốn ngoại ngữ siêu phàm cùng vốn văn hóa uyên thâm như thế, nên cái sự làm người xây nền cho báo chí nước Việt, thật xứng lắm thay.



Trước khi góp công lớn cho sự ra đời, phát triển của báo chí Việt ngữ, thì Trương Vĩnh Ký cộng tác viết bài cho một tờ báo Pháp ngữ, mà theo Lược sử báo chí Việt Nam, đó là tờ Bulletin du Comité Agricole et Industriel de la Conchinchine, một tờ báo có “mục đích để nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ xứ này và mở rộng công cuộc đấu xảo hàng năm để khuyến khích hai nghề đó”. Nhờ việc viết bài cho tờ báo ấy, mà “ta đã được thấy người Việt Nam viết báo bằng Pháp ngữ đầu tiên là Trương Vĩnh Ký”.
Con đường công danh, sự nghiệp của học giả họ Trương, kể ra thiên hạ bàn luận, mổ xẻ đã nhiều. Thôi thì ở đây, xin miễn bàn việc ấy, chỉ xin xét về ông ở lĩnh vực báo chí, sách vở, với vai trò là người tiên phong, khai mở cho báo chí Việt ngữ của người Nam ta buổi sơ kỳ báo chí đất Việt.

Trước nhất, là sự dự phần to lớn của Trương Vĩnh Ký đối với tờ báo Việt ngữ đầu tiên: Gia Định báo. Sau khi ra đời và được quản lý bởi thông ngôn người Pháp Ernest Potteaux, đến ngày 16.9.1869, báo nằm dưới quyền quản lý của Trương Vĩnh Ký. Và theo biên khảo Sài Gòn năm xưa, cụ Sển phát hiện điều thú vị rằng “Ngộ hơn hết là trong cái ô chừa đợi chữ ký của người quản lý, thuở ấy không dịch “gérant” mà viết là kẻ làm nhựt trình”. Dưới bàn tay điều khiển của học giả Trương, Gia Định báo trở nên có hồn hơn, đa dạng về thể loại, đề tài hơn, đúng như nhận định của Nguyễn Việt Chước là “Từ khi được Trương Vĩnh Ký trông nom, với sự cộng tác của Tôn Thọ Tường, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, nội dung tờ báo bớt khô khan và thêm phần phong phú: có bài khảo cứu, nghị luận, có mục sưu tầm tục ngữ ca dao, thi ca và cổ tích”.

Sau khi kết thúc vai trò tổ chức, quản lý với tờ báo quốc ngữ đầu tiên này, mặc dù đảm nhận nhiều vị trí khác nhau theo thời gian trong bộ máy chính quyền bảo hộ, hoặc tham gia chính quyền nhà Nguyễn, nhưng nghiệp báo của Trương Vĩnh Ký không vì thế mà dừng. Ngược lại, ông vẫn dành tâm huyết cho báo chí nước Việt buổi ban đầu mới được phôi thai.


Theo cụ Sển cho hay, trong thời gian 1888 – 1889, Trương Vĩnh Ký đã chủ trương một tờ báo khác, được biết đến với tên gọi Thông loại khóa trình (miscellanées), sau này đổi tên là Sự loại thông khảo. Theo quan điểm của GS Nguyễn Văn Trung (trong tác phẩm Hồ sơ về Lục châu học), cũng như Thuần Phong (trong Đồng Nai văn tập số 3, tháng 1.1969) cho rằng Thông loại khóa trình “là tạp chí văn học hay học báo đầu tiên bằng Quốc ngữ ở miền Nam” (lời GS Nguyễn Văn Trung). Báo này xoay quanh các mục về thơ văn cổ, thơ văn đương thời, phong tục văn hóa… Theo Báo chí quấc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19 thì Thông loại khóa trình là tờ nguyệt san có nhiều cái đầu tiên như: báo tư nhân đầu tiên, báo do người Việt làm chủ đầu tiên, báo đầu tiên dành cho học sinh, báo tự đình bản đầu tiên…

Thông loại khóa trình in từ 12 – 16 trang mỗi kỳ, được Trương Vĩnh Ký bỏ tiền túi ra thực hiện. Theo nhà nghiên cứu báo chí Việt Nam Huỳnh Văn Tòng, thì báo “được trình bày như một quyển sách, khổ 16×23,5 có trang bìa và cả trang nhan đề”. Báo bán được 300 – 400 số. Tuy nhiên, do không đủ vốn nên sau khi ra được 18 số, ông phải dừng in. Trong tác phẩm Trương Vĩnh Ký, nhà văn hóa, GS Nguyễn Văn Trung sau khi thống kê cho hay trong 18 số báo thì có 12 số năm đầu và 6 số năm thứ hai. Số cuối cùng đề tháng 10.1889.

Mục đích của Thông loại khóa trình được thể hiện ngay trong lời nói đầu số 1.1888 của báo là: “nói chuyện sang đàng, chuyện tam hoàng quốc chí, phá phách lộn lạo xài bẩn để cho học trò coi chơi cho vui. Mà chẳng phải là vô ích đâu; cũng là những chuyện con người ta ở đời nên biết cả. Có ý, có chí thì lâu nó cũng thấm, nhứt là trí con trẻ còn đang sáng láng, sạch sẽ, tinh thần còn minh mẫn, tươi tốt, như tờ giấy bạch, như sáp mềm, vẽ vời, uốn sửa sắc nào thế nào cũng còn đặng; tre còn măng để uốn, con trẻ nhỏ dễ dạy” (Chúng tôi trích nguyên văn ngôn ngữ thời bấy giờ).


Không chỉ là người làm chủ tờ báo tư nhân đầu tiên, là chủ bút báo tiếng Việt đầu tiên, Trương Vĩnh Ký với sở học của mình, còn cộng tác với nhiều tờ báo Pháp ngữ, Việt ngữ khác nhau. Ngoài nghiệp làm báo, học giả họ Trương còn có công lớn trong việc xuất bản sách báo tiếng Việt. Trong Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 có cho biết một điểm đáng lưu ý, rằng: “Ông bắt đầu có sách xuất bản từ năm 26 tuổi (1862) và theo nghiệp viết văn cho đến lúc từ trần (1898)”. Điểm này, Nguyễn Liên Phong trong Điếu cổ hạ kim thi tập có đề cập đến “thường khi dạy các quan Langsa học chữ nho, và lại phiên dịch các truyện sách chữ nho ra chữ quốc ngữ cũng nhiều thứ”. Sách này khen ông là:
Phong tư nết dịu dàng,
Chữ nghĩa hơi thâm thúy.
Thường dạy quan Langsa,
Sảo thông tiếng u Mỹ.
Sách vở dọn nhiều pho,
Thẻ biên không mỏi chí.
Cờ dựng chốn Hàn lâm,
Bia truyền nhà Sử thị.

Bên cạnh việc chủ trương báo chí, để phổ biến văn hóa rộng rãi, Trương Vĩnh Ký đã cho in nhiều thơ văn Việt như Lục Vân Tiên, Thúy Kiều, Phan Trần… Căn cứ vào biên khảo Trương Vĩnh Ký, nhà văn hóa của GS Nguyễn Văn Trung, và thống kê này chưa hẳn đã đủ hết, ta thấy được sự nghiệp sáng tác, sưu tầm, in ấn đồ sộ của Trương Vĩnh Ký. Theo đó ông đã sưu tầm văn thơ đủ loại như văn, vãn, vè, văn tế, văn xuôi… gồm 52 tài liệu khác nhau. Có thể kể ra đơn cử như: Nữ tắc, Thơ dạy con, Huấn nữ ca, Thương dụ huấn điều, Phan Thanh Giản tự thuật thế sự, Bài hịch Nguyễn Tri Phương, Nhựt trình đi sứ Lang sa (1863)… Xem thế đủ thấy, không chỉ là người tiên phong cho báo chí Việt ngữ, sự đóng góp của Trương Vĩnh Ký cho sự phát triển, phổ biến văn hóa trong lĩnh vực sưu tầm, sáng tác, in ấn, xuất bản cũng thật đáng nể. Thế nên sau khi ông mất, từng có cuộc lạc quyên để dựng tượng nhà bác ngữ, nhà báo nổi tiếng nước Nam ngay nơi đất Sài Gòn. Còn thời điểm học giả họ Trương lìa xa dương thế, bao lời tiếc thương gửi đến, đều ngợi ca những đóng góp trên lĩnh vực văn hóa của ông. Tỉ như:

…Dốc chí mở mang giáo hóa,
Đêm sách đèn đợi sáng thức khuya;
No lòng gói ghém văn chương,
Ngày cơm nước quên xơi biếng khát,
Sắp cuốn này, chua cuốn khác, phí lương tiền phó tử;
Nào Annam lễ tiết, nào Huấn nữ cách ngôn,
Nào Địa dư danh hiệu; dạy người đường chẳng mỏi,
Nhắm nay làm ít kẻ ra công.
Tiếng nước nọ, chử nước kia, rộng kiến thức lập thành:
Nào Tự vị giải âm, nào Học qui thông khảo,
Nào Văn tự nguyên lưu; trí nhớ rất lạ thường…
(Trích bài Khóc điếu của Nguyễn Khắc Huề đăng lại trong Trương Vỉnh Ký hành trạng (lưu ý những chữ trích chúng tôi tôn trọng nguyên văn ngôn ngữ, dấu câu thời xưa không đổi).

http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/ai-la-ong-to-nghe-bao-nuoc-viet-35993.html

Kim giòn - giá 400k



Kim giòn - giá 400k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Linh sam SH- giá 250k

Linh sam SH- giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Em trở về , từ đấy biển mất nhau ...



Huỳnh Gia

Hoàng hôn buồn ngắm mặt biển mênh mông
Em thầm đếm bước chân mình trên bãi vắng
Từng vết chân giờ thấm sâu vị mặn
Sóng xô bờ...
từng đợt sóng lòng em...


Em sẽ về ru con sóng ngủ yên
Biển sẽ không lời thì thầm than thở
Em sẽ về khi sóng chiều không muốn vỗ
Dù cát mềm khô khốc nỗi khát khao

Em trở về
biển từ đấy mất nhau
Đêm - ánh sao kể rằng :
"dường biển khóc...!"
Em về rồi
biển có còn trong vắt
Hay quặn lòng xoáy từng đợt bão giông ?

Thuyền xa rời
bờ bến cũ hết trông...
Em về đây...
biển một mình ở lại
Lời cầu mong biển bình yên mãi mãi
Từ bây giờ em nhớ biển...
biển ơi !

Sự tích hoa loa kèn




Ngày xưa có hai người trẻ tuổi yêu nhau. Chàng trai tên Giắc và cô gái tên Lily. Một ngày, chàng Giắc phải lên đường ra trận. Họ chia tay vô cùng bịn rịn. Chàng trai rút trái tim nóng bỏng của mình ra khỏi lòng ngực trao cho người mình yêu:

- Em hãy giữ lấy nó, đợi anh về. Đi đánh trận thì không cần trái tim đâu.

Lily cất trái tim người yêu vào chiếc hộp quý bằng bạc rất đẹp. Ngày nào cô cũng ngồi bên nó và chờ chàng trai trở về. Ngày nào cô cũng nhìn xa xăm về hướng mà Giắc đã đi. Bao năm trôi qua người cô yêu dấu vẫn bặt vô âm tín.

Một hôm, cha Lily nói với cô:

- Đã mười năm rồi con gái ạ. Có lẽ con nên lấy chồng thôi. Chắc gì Giắc đã trở về. Trận mạc biết thế nào mà chờ

Lily trả lời cha trong nước mắt:

- Cha ơi, nhất định chàng sẽ về với con vì chàng đã trao trái tim cháy bỏng tình yêu cho con rồi. Trái tim chàng đang ở bên con. Làm sao con có thể lấy ai khác được

Người cha chỉ biết lắc đầu buồn bã.

Lại mười năm nữa trôi đi. Những người lính cũng đã lần lượt trở về. Lily hỏi về Giắc nhưng chẳng ai biết gì. Một lần, em gái Lily lựa lời nói với chị mình:

- Chắc anh ấy đã phải lòng cô gái khác và ở lại nơi xa xôi nào đó rồi. Chị đừng mong ngóng nữa

Lily không chịu nghe:

- Em ơi, làm sao chàng có thể yêu ai khác khi trái tim chàng đang ở chỗ chị. Không có trái tim thì yêu sao được?

Trên thực tế thì nhiều năm qua Giắc đã quen sống không có trái tim. Chàng chỉ quen đánh nhau, chém giết một cách vô cảm. Chiến tranh kết thúc, chàng tham gia vào một băng cướp, chuyên đi cướp bóc của cải. Một hộm, Giắc đã nhẫn tâm đuổi thủ lĩnh toán cướp đi để mình nắm quyền chỉ huy. Gã thủ lĩnh này rất uất ức nên quyết định tìm về quê Giắc để nói cho người dân biết về con ngươi vô ơn ấy. Qua bao nhiêu đường đất, cuối cùng gã thủ lĩnh cũng đến được làng quê Giắc. Người đầu tiên gã găp là một bà già với nét mặt u sầu và đôi mắt khắc khoải nỗi niềm. Gã bắt chuyện:

- Bà có phải là người làng này không?

- Phải. Tôi ở làng này từ bé đến giờ

- Bà có biết Giắc không?

- Ôi, Giắc chính là người tôi mong mỏi đợi mòn suốt bao nhiêu năm nay. Tôi đã hỏi han khắp nơi mà không biết tin gì về anh ấy. Ông làm ơn kể cho tôi nghe đi! Gã thủ lĩnh thấy trong ánh mắt Lily vẫn đang rực cháy ngọn lửa tình yêu nên không nỡ nói lại sự thật xấu xa.

- Thì ra bà chính là người yêu của Giắc. Tôi rất tiếc phải báo cho bà một tin buồn. Giắc đã hy sinh trong chiến trận rồi...Nhưng anh ấy chiến đấu dũng cảm và rất yêu bà, luôn nhắc đến bà...

Lily đau đớn nghĩ thầm “Vậy là Giắc của mình đã ở dưới đất sâu...Nhưng không có trái tim thì anh ấy sao nằm yên được? Mình phải tìm mộ anh và trao lại cho anh trái tim chan chứa tình yêu”.

Rồi Lily ôm chiếc hộp quý mà bấy lâu bà vẫn cất giữ lên đường. Bà đi mãi, đi mãi, quên cả đói khát và mệt mỏi. Một mình tới những vùng đất xa lạ, vắng vẻ, bà cũng không quản ngại. Có người khuyên không nên đi tiếp vì ở chốn rừng núi hoang vắng rất nguy hiểm, có thể gặp bọn cướp, bà cũng không nghe...Và rồi quả nhiên, Lily đã bị mấy tên cướp cướp mất chiếc hộp. Bà van xin chúng, kể với chúng về mối tình của mình, về trái tim mà bà gìn giữ bao nhiêu năm, về người yêu dũng cảm đã hi sinh của mình.....nhưng chúng chẳng hề động lòng. Chúng mang chiếc hộp về dâng cho thủ lĩnh và thi nhau giễu cợt chuyện bà già mang chiếc hộp đựng trái tim để trao lại cho chàng trai

Bất chợt, thủ lĩnh toán cướp giật mình và mở chiếc hộp ra. Hắn sững sờ và choáng váng khi nhận ra trái tim của chính mình. Trái tim bỗng cất lời:

- Nếu còn một chút tử tế, hãy đừng nói sự thật với Lily. Hãy để bà ấy tưởng rằng ngươi đã hi sinh anh dũng trong chiến đấu.

Giắc vội đậy chiếc hộp lại và ra lệnh cho bọn thủ hạ mang trả lại Lily. Hắn yêu cầu đàn em phải chỉ cho Lily một nấm mồ, coi như đó là mộ của hắn. Dọc đường, bọn tay chân bàn nhau bí mật giữ chiếc hộp bạc quý giá lại nhưng chúng vẫn tìm một nấm mồ và chỉ cho Lily. Lily tin đó là nơi Giắc yên nghỉ. Không còn trái tim để trao lại cho người yêu, cũng không nỡ bỏ đi khi người yêu nằm đó thiếu trái tim nên Lily quyết định lấy trái tim của chính mình vùi xuống nấm mồ.

Từ nơi ấy, một cây huệ Tây đã mọc lên. Hoa của nó trắng muốt- một màu trắng tinh khiết và toả sáng. Huơng hoa thơm ngát, lan xa. Người ta gọi nó là hoa Lily, hay đơn giản hơn là hoa Ly- loài hoa tượng trưng cho tình yêu, lòng chung thuỷ và sự bao dung, cao thượng.



-Sưu tầm-




Ngân Nguyễn

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Nghề báo – năng khiếu và bằng cấp


Nghề báo – năng khiếu và bằng cấp

Tác giả: Hải Hà



Cách đây dễ đã gần 20 năm, khi có mấy phóng viên xin đi học thạc sĩ báo chí, ông tổng biên tập một tờ báo lớn đã nói thẳng ra rằng, anh chị nào đi học cũng hoan nghênh.

Nhưng trước hết mời anh chị đi khỏi tờ báo này. Đây là tờ báo hằng ngày cần nhà báo viết nhanh, viết hay, chứ không phải là viện nghiên cứu hay trường đại học. Nhưng rồi vài năm trở lại đây hội đồng khoa học cấp trên liên tục yêu cầu các báo phải tham gia tổng kết, nghiên cứu một số đề tài khoa học. Lại yêu cầu chủ nhiệm đề tài phải là tổng biên tập, phó tổng biên tập, có học vị tiến sĩ, ít nhất thì cũng phải là thạc sĩ. Bói đâu ra cán bộ như thế. Ông tổng biên tập năm nào ghé thăm tòa báo cười buồn: “Thế là lỗi tại mình. Hồi ấy giá kể cứ để anh em đi làm tiến sĩ thả phanh” (!).

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trung tâm đào tạo đội ngũ nhà báo lớn nhất nước ta


Ấy là nhà báo lão thành nói đùa cho vui. Hiện ở nhiều tờ báo có hàng chục thạc sĩ và tiến sĩ. Nhưng phải nói thật lòng, có quá nhiều “ông trạng” báo không biết viết báo. Trong bối cảnh có phần loạn chuẩn về đào tạo sau đại học ở nước ta, có sự đóng góp của việc đào tạo sau đại học báo chí.

Vẫn biết ở các trường đại học báo chí, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí rất cần có giảng viên, cán bộ có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu đào tạo. Và thực tế có không ít giảng viên là thạc sĩ, tiến sĩ có đóng góp xứng đáng cho nghiên cứu khoa học, mà theo chúng tôi, đã đáp ứng được ba cái mới: đặt ra những vấn đề mới, đưa ra những lý luận mới và kiểm chứng bằng những tư liệu mới.

Tuy nhiên, số nhà báo – nhà khoa học thực học, thực tài ấy như sao buổi sớm quá hiếm. Với tình trạng thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo có phần ồ ạt như hiện tại thì đúng như một giáo sư khả kính đã nhận xét: chủ nghĩa bằng cấp đã tràn vào khắp ngõ ngách cuộc sống, trong đó có cái “ngõ” báo chí, nơi cần nhất là thực tài, là người có năng khiếu. Năng khiếu sẽ chắp cánh cho tài năng, nghề nào cũng cần năng khiếu, nhưng đối với nhà văn, nhà báo, thì năng khiếu là vấn đề quyết định. Nhà thơ Tố Hữu có lần đã nói, đại ý, nhà báo phải có ba bằng đại học: đại học văn hóa, đại học chính trị và đại học đường đời. Đại học đường đời là đi vào cuộc sống để phản ánh trung thực cuộc sống. Muốn viết hay thì phải sống hay, sống đẹp. Muốn viết hay phải có ngón nghề.

Cái ngón nghề ấy có được là do năng khiếu. Xưa nay, ở xứ ta cũng như thế giới, các nhà báo lừng danh không phải ai cũng được đào tạo cơ bản. Những năm đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam, xuất hiện hàng loạt các cây bút lẫy lừng, phần lớn đều tự học, người sau học người trước, thầy nghề đầu tiên thường là những nhà biên tập. Nhà văn, nhà báo Vũ Trọng Phụng (1912-1939) mất khi mới 27 tuổi nhưng đã để lại một gia tài đồ sộ: 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự và nhiều vở kịch, truyện ngắn xuất sắc. Khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Hà Nội, ông mới 14 tuổi. Sau 2 năm đi làm ở các sở tư, năm 16 tuổi ông chính thức bước vào con đường làm báo, viết văn và nhanh chóng thành danh. Còn có thể kể đến các nhà báo, các cây phóng sự tài ba: Tam Lang, Vũ Bằng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Trong đó đáng kể nhất về chuyện học hành chỉ có cụ Ngô Tất Tố – “ông đầu xứ Tố”. Trong khoa thi Hương cuối cùng ở Bắc Kỳ, Ngô Tất Tố qua được kỳ đệ nhất, nhưng đến kỳ đệ nhị thì bị hỏng.

Đương nhiên mỗi thời mỗi khác. Thời nay các phóng viên đầu quân cho các tòa soạn hầu hết có bằng đại học, nhiều người có hai đến ba bằng đại học. Lại giỏi ngoại ngữ, tinh thông tin học và các phương tiện khác. Và đều đặn mỗi năm lại ra lò hàng chục thạc sĩ báo chí, hàng chục công trình nghiên cứu khoa học về báo chí. Nhưng cái thiếu nhất lại là những tác phẩm lớn, những cây viết có uy tín. Lò phóng sự, lò bình luận ở các tòa báo cứ vơi dần theo năm tháng. Có nơi một thời rợp trời những tên tuổi làm nên thương hiệu tờ báo. Nay thì, buồn thay, độc giả chả còn biết tìm ai để đọc. Dẫu có liên tục quảng bá, tiếp thị, chiêng trống phèng phèng, cờ hoa rợp đất, nhưng chẳng đọng lại được gì trong tâm thức công chúng.

Có lẽ nhận rõ yêu cầu quan trọng nhất đối với người làm báo là năng khiếu, cho nên mấy năm nay khi tuyển sinh đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cũng như một số cơ sở đào tạo khác rất coi trọng môn thi năng khiếu. Nhiều cơ quan báo chí khi tuyển dụng phóng viên đều “chấm người, chấm bài” cụ thể, không nặng về lý lịch, bằng cấp. Đấy là cái cách nên làm để có “nguồn lực chất lượng cao” cho các tòa soạn. Cái cách ấy để đưa cái sở trường, sở đoản về đúng chỗ của nó. Để khắc phục tư tưởng “trọng danh hơn thực”, để cho “con phượng thì múa, con nghê thì chầu”, bớt đi nỗi lo nhầm sân, nhầm chiếu.

http://petrotimes.vn/nghe-bao-nang-khieu-va-bang-cap-436906.html

Chuổi ngọc- giá 150k-

Chuổi ngọc- giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/