Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Giá trị bình yên





Giá trị thật sự của cuộc đời là sự bình yên trong tâm hồn. Chỉ có một tâm hồn bình yên mới mang lại đời sống hạnh phúc viên mãn.


Có bao giờ bạn tự hỏi đâu là giá trị thực sự của cuộc đời? Có lẽ với nhiều người, tiền bạc, địa vị, danh phận và quyền lực mới là thước đo giá trị ở đời. Vì thế mà nhiều người phấn đấu đạt cho được những thứ đó để chứng tỏ giá trị của bản thân. Người không đạt được thì buồn tủi thân phận, mặc cảm tự ti với đời. Người đạt được thì cũng lắm nỗi đau khổ khác như bị soi mói, bị nói xấu, bị xúc phạm, bị ganh ghét, bị thị phi…

Danh vọng, địa vị, tiền bạc và quyền lực có thể có giá trị nhất định nào đó nhưng chắc chắn không thể giúp ta hài lòng với mọi thứ ở đời, không thể đảm bảo cho một đời sống hạnh phúc viên mãn. Vậy đâu là giá trị đích thực của đời sống?



Vững chãi, bình yên - Ảnh minh họa của Bảo Thiên


Kinh Phật kể lại câu chuyện một người đến thăm người bạn thân giàu có lâu ngày không gặp, sau khi vui vẻ ăn uống no say người này lăn ra ngủ. Người bạn chủ nhà vì có việc quan khẩn nên đi gấp, ông bèn tặng người bạn một viên ngọc quý giấu trong chéo áo rồi ra đi. Người này tỉnh dậy không thấy bạn mình đâu nên ra về. Ông qua xứ khác làm ăn nhưng thất bại, cực khổ nghèo khó, phải làm thuê, xin ăn qua ngày. Sau này hai người gặp lại, ông mới biết mình có một viên ngọc vô cùng quý giá mà không hề hay biết, không hề sử dụng đến. Câu chuyện ngắn nhưng được xem là giá trị cốt lõi của một bộ kinh lớn của đạo Phật.

Câu chuyện ngụ ý trong mỗi chúng ta có một viên ngọc vô cùng quý giá mà không hề hay biết, không hề dùng đến. Đức Phật ra đời mục đích là chỉ cho ta thấy viên ngọc đó nơi tâm của mình. Viên ngọc ấy chính là nguồn tâm vô nhiễm, thuần khiết, thanh tịnh, tĩnh lặng; là cõi bình yên sâu thẳm nhiệm mầu; là sự an nhiên thanh thản diệu kỳ tận đáy lòng. Viên ngọc đó là gia tài vô giá của chúng ta. Dù ta là ai trên cuộc đời này đều sở hữu gia tài vốn có ấy của riêng mình. Không ai bắt bạn nghèo thì cõi lòng không được bình yên, không ai bắt bạn nghèo thì tâm hồn không được thanh thản. Lòng bình yên, thanh thản là tài sản vô giá của mọi người.

Cho nên khi chúng ta khai mở được nguồn gia tài đó, chạm được vào cõi bình yên sâu thẳm đó thì dù ta là gì đi nữa ta cũng được hạnh phúc vô cùng, giàu cũng hạnh phúc mà nghèo cũng hạnh phúc, làm một ông vua cũng hạnh phúc mà làm một người ăn xin cũng hạnh phúc. Giá trị của sự bình yên như vậy vượt lên trên mọi giá trị khác nên nó được ví như viên ngọc vô giá. Không có gì ở đời có thể so sánh với giá trị bình yên, vì dù bạn có giàu có đến mức nào, danh vọng cao đến đâu, quyền lực mạnh cỡ mấy cũng vẫn bị khổ đau như thường nếu bạn không nhận ra viên ngọc bình yên thanh thản ấy nơi chính mình.

Quán chiếu nội tâm là cách để ta tiếp xúc được với cõi bình yên trong lòng mình. Điều này ban đầu ta rất cần một nơi thanh tịnh hay một khung cảnh yên bình, không bị người khác quấy rầy để thực tập. Không gian yên tịnh có tác dụng đánh thức sự bình yên trong tâm trỗi dậy. Thường vào những lúc ở một mình, ta rất sợ phải đối diện với khoảng lặng, khoảng trống trong lòng nên tìm cách khỏa lấp bằng những hoạt động bên ngoài như xem phim, nghe ca nhạc, nói chuyện với bạn bè… Nhưng nếu là người sống có chiều hướng tâm linh một chút, ta rất quý trọng những giây phút vắng lặng đó, vì những lúc như vậy ta có cơ hội rất tốt để tiếp xúc với cõi bình yên trong lòng mình.

Nếu ta luôn tự nhắc mình rằng trong nội tâm thường hiện hữu sự bình yên tịnh lạc vốn có, không điều gì có thể phá vỡ được sự bình yên đó, không ai có thể hủy diệt được sự bình yên đó, ngoại trừ chính những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của mình, thì ta tạo ra được hệ thống an ninh cảnh giác tất cả những suy nghĩ và cảm xúc gây phá vỡ sự bình an của mình. Hệ thống cảnh giác này luôn phát hiện và loại bỏ ngay những suy nghĩ và cảm xúc phá vỡ tính chất bình yên của tâm. Vì thế hãy luôn nghĩ đến sự bình yên vốn có trong tâm để mình lúc nào cũng an trú trong niềm hạnh phúc diệu kỳ của tâm hồn.

Chúng ta có quá nhiều ham muốn vì đâu? Là vì chúng ta không khám phá ra được nguồn tâm an lạc đủ đầy vốn có của mình. Chúng ta lúc nào cũng cảm thấy thiếu vắng hạnh phúc, an lạc nên tham muốn đủ thứ để mong có được chút hạnh phúc khi được thỏa mãn chúng. Nhưng hạnh phúc tìm cầu bên ngoài bằng cách thỏa mãn những ham muốn chỉ là những hạnh phúc vụn vặt, nhỏ nhoi, tầm thường so với hạnh phúc vô lượng vô biên của nguồn tâm yên bình tịnh lạc vốn có của mình.


Chính vì vậy mà khi đạt được nguồn tâm ấy, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tuyên bố, ta xem ngai vàng như chiếc giày rách. Quả thật đối với ngài, ngai vàng cũng chỉ là thứ hạnh phúc vụn vặt, nhỏ nhoi, tầm thường so với nội tâm bình yên mà ngài đạt được. Cho nên khi ta khám phá được cõi bình yên vô tận trong tâm hồn thì một cảm giác hạnh phúc, sung sướng, mãn nguyện tràn ngập mà cả cuộc đời dù ta có đạt được bao nhiêu thành công, có được bao nhiêu vật chất đi chăng nữa cũng không thể sánh bằng.

Chúng ta luôn ý thức và tự nhắc rằng mình có một gia tài bình yên vô cùng quý giá. Gia tài ấy chứa vô lượng tình thương, vô lượng trí tuệ, vô lượng hạnh phúc, vô lượng hỷ lạc. Ta không biết mình có một gia tài vô lượng vô biên như thế nên cứ mãi làm kẻ ăn mày hạnh phúc của người khác. Ai cho ta chút tình thương, ta mới được hạnh phúc, ai cho ta chút lợi lộc, ta mới được hạnh phúc… Đấy là ta đang ăn mày hạnh phúc của kẻ khác. Vậy thì hãy trở về cõi bình yên tĩnh lặng trong ta để tận hưởng hạnh phúc diệu kỳ, đừng là người nghèo khó thiếu thốn hạnh phúc như anh chàng trong kinh Phật mô tả nữa.

Giá trị thật sự của cuộc đời là sự bình yên trong tâm hồn. Chỉ có một tâm hồn bình yên mới mang lại đời sống hạnh phúc viên mãn. Nếu cứ đeo đuổi các giá trị vật chất bên ngoài, ta toàn thấy người khác hạnh phúc hơn mình, vì họ có những giá trị vật chất mà mình khát khao nhưng không thể có được. Ta càng khát khao sự giàu sang của người khác bao nhiêu thì càng cảm thấy mình kém cỏi, bất tài, thiếu phước, tự ti mặc cảm với đời bấy nhiêu. Nhưng khi giác ngộ được giá trị cốt lõi của đời sống là sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn thì ta thấy mình phước báu vô cùng, hạnh phúc vô cùng, vì dù người khác có sở hữu bao nhiêu vật chất đi chăng nữa, ta vẫn thấy ở họ sự bất an, căng thẳng nếu họ không nhận ra được giá trị cốt lõi nơi tâm mình.

Từ giá trị cốt lõi bình yên sẽ đưa đến đời sống đầy mãn nguyện và hài lòng. Điều này không có nghĩa là bạn không cần phải làm gì cả, không còn ước mơ và khát vọng nữa.


Khi bạn chạm vào được thế giới an nhiên nơi tâm mình, mọi ước mơ vẫn còn đó, nhưng không còn làm bạn đau đầu nữa, mọi khát vọng vẫn còn đó nhưng không còn tạo áp lực lên bạn nữa. Bạn vẫn hành động để thực hiện ước mơ, vẫn làm việc để đạt được khát vọng nhưng tất cả đều nằm trong sự bình yên của tâm hồn. Vì thế, dù bạn có thực hiện được ước mơ hay đạt được khát vọng hay không thì trong bạn luôn hiện hữu sự mãn nguyện đủ đầy và hài lòng với mọi thứ ở đời.

Giá trị cốt lõi bình yên còn đưa đến nhiều giá trị khác nữa, như tình yêu thương chân thành, sự vị tha, lòng bao dung, sự sẻ chia đích thực. Một tâm hồn chứa chất với bao suy nghĩ cân đo đong đếm, tính toán thiệt hơn, làm sao bạn có thể yêu thương chân thành một ai đó. Một tâm hồn xao động với bao thù hận, ghét ghen, ích kỷ, làm sao bạn có thể tha thứ bao dung, sẻ chia, cảm thông với người khác. Vậy thì, không thể có một tâm hồn bất an, đầy dao động, xáo trộn mà có những đức tính tốt đẹp đó được. Chỉ có một nội tâm yên bình mới có thể phát sinh những giá trị nhân văn cao cả nhất mà thôi.

Nếu tâm không bình yên, bạn khó có thể chứa nổi một cử chỉ khiêu khích, một lời nói xúc phạm. Chẳng hạn đang có sự buồn bực mà nghe một lời nói không hay về mình thì bạn dễ dàng cáu tiết lên. Nhưng khi lòng thật sự bình an, bạn có khả năng dung chứa hết mọi thứ ở đời như khen chê, phải trái, đúng sai, đẹp xấu, ưa ghét, hài lòng hay không hài lòng…Lòng bình yên thì mọi cử chỉ đi đứng nằm ngồi, nói năng, làm việc đều trở nên nhẹ nhàng thanh thoát, tinh thần lạc quan tràn ngập, có thể mỉm cười với mọi thử thách chông gai ở đời. Từ giá trị bình yên trong lòng sẽ cho bạn một thái độ sống an nhiên tự tại trong cuộc đời.

Tôi rất tâm đắc lời kết trong một bộ phim cực ngắn nói rằng tất cả những gì chúng ta cần trong đời chỉ nằm trọn trong hai chữ bình yên. Quả thật, điều quý giá nhất trên cuộc đời này không phải tiền tài, sự nghiệp, bổng lộc, mà chính là sự bình yên trong tâm hồn. Vì thế, bạn đừng bao giờ sợ mình nghèo, sợ sự nghiệp không thành, sợ công danh không toại, mà sợ lòng không được bình yên. Lòng bình yên thì mọi thứ sẽ đến.
Mỗi khi mùa Phật đản về, lòng cảm thấy bình yên lạ thường!

Hoàng Nguyên

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Kim Giòn- giá 300k-




Kim Giòn- giá 300k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh

Rớt nước mắt bức thư gửi TT Obama của người phụ nữ nhiễm chất độc da cam



Lời tòa soạn:

Kính thưa quý độc giả,

Mỗi ngày, chúng tôi đều nhận được khá nhiều thư từ, tài liệu từ bạn đọc trong và ngoài nước. Mọi thông tin đều được chúng tôi xử lý một cách nâng niu và cẩn trọng. Nhưng một vài ngày trước, tòa soạn đã nhận được một bức thư, mà khi đọc xong, tất cả chúng tôi đều lặng người đi, và khóc.

Đó là thư của chị Phạm Thị Nhí, một nạn nhân chất độc da cam ở thành phố Hồ Chí Minh.

Chị Nhí gửi riêng lá thư này cho báo điện tử Trí Thức Trẻ, với hy vọng, bằng cách nào đó, nội dung của nó đến được với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Sau khi trao đổi, chúng tôi quyết định dịch lá thư ra hai thứ tiếng Anh, Pháp và đăng trên trang. Chúng tôi mong, như vậy, những tâm sự đầy đau đớn của chị Nhí có thể đến gần hơn với Ngài Tổng thống, hay ít nhất là với những người đồng cảm, sẻ chia, ở Việt Nam cũng như trên thế giới.


Chị Phạm Thị Nhí (ngồi xe lăn, bên trái)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2016

Kính gửi Ngài Barack Obama!

Mấy hôm nay người dân Việt Nam đều hướng đến chuyến viếng thăm của Ngài với nhiều cung bậc cảm xúc. Người háo hức, người hy vọng, người trăn trở, người ám ảnh về cả quá khứ và tương lai.
Chắc chắn tôi không có vinh dự như những người con gái Việt Nam xinh đẹp trong chiếc áo dài thướt tha cùng những bó hoa tươi thắm, tặng Ngài khi Ngài bước xuống sân bay, nhưng trong hàng triệu ánh mắt, nụ cười xinh thân thiện của người Việt, sẽ có một người phụ nữ lặng lẽ dõi theo từ xa và trân trọng gửi đến Ngài cùng phái đoàn lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.

Thưa Ngài, tôi tên là Phạm Thị Nhí, sinh năm 1966 – sinh ra tại Quảng Nam, từ một làng quê, nơi có rất nhiều trẻ tật nguyền do di chứng chiến tranh Việt Nam. Gần 50 năm qua, kể từ lúc biết nhận thức, không lúc nào thân thể và tinh thần tôi hết đau đớn vì di chứng chất độc Dioxin.

Tôi chính là nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ hai ở Việt Nam. Những người lĩnh Mỹ thì đã rút đi từ rất lâu rồi, nhưng nỗi đau mà họ để lại thì sẽ còn kéo dài nhiều năm tháng nữa.

Thưa Ngài, qua tivi, tôi đã thấy nhiều lần Ngài khóc. Gần đây nhất, Ngài đã rơi nước mắt khi phát biểu về những số phận của những dân thường bị tước đoạt vì súng đạn ở Mỹ.

Giọt nước mắt của một Tổng thống quyền lực như Ngài, có thể làm rung chuyển thế giới và làm thay đổi nhiều điều.

Đã là đau đớn và nước mắt, thì dù đó là đau đớn và nước mắt của một Tổng thống hay của một dân thường, thì cũng đều giống nhau và đáng được quan tâm như nhau.

Chúng tôi, những nạn nhân chất độc màu da cam, đã khóc nhiều chục năm nay, thậm chí khóc mỗi ngày mỗi tháng vì những cơn đau bị hành hạ, vì nhìn thấy tương lai tuyệt vọng bởi di chứng quái ác của nó.
Nhưng, chúng tôi không thay đổi được điều gì. Những giọt nước mắt của chúng tôi không hề làm cho những công ty sản xuất Dioxin rải xuống Việt Nam phải nghĩ lại. Những giọt nước mắt của chúng tôi không hề làm cho những người có trách nhiệm của Chính phủ Mỹ phải xem xét để có trách nhiệm với hậu họa mà họ góp phần gây ra cho dân lành.

Dù chưa gặp, nhưng tôi luôn thấy được ở Ngài một sự thân thiện tuyệt vời, có tình cảm ấp áp; một người sống có trách nhiệm, giàu tình cảm với gia đình và xã hội. Ngài luôn đề cao hòa bình, hữu nghị và công bằng.

Chính vì vậy, tôi luôn ước rằng, có dịp nào đó Ngài đến Quảng Nam quê tôi, đến Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và bao tỉnh thành khác, không chỉ để ngắm phong cảnh tươi đẹp, tiếp xúc với những người dân lam lũ hiền hòa, mà còn để bắt những bàn tay co quắp, những đôi chân teo tóp, nhưng gương mặt biến dạng vì chất độc màu da cam người Mỹ đã rải xuống đất nước hình chữ S nhiều chục năm trước.

Chắc chắn, nhìn những cảnh ấy, Ngài sẽ lại rơi nước mắt. Nạn nhân súng đạn Mỹ hay nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam, đều là con người, đều có gia đình bạn bè, đều có quyền sống và hy vọng, trước khi bị tước đoạt sự sống hay bị đày đọa thể xác và tinh thần.

Dù tôi là một nạn nhân chất độc màu da cam thế hệ thứ hai, thì tôi cũng không thể nào kể tả hết nỗi đau nửa thế kỷ ấy. Chỉ có gặp trực tiếp và cảm nhận, Ngài mới thấy siêu cường của Ngài cần có trách nhiệm trước những số phận bé mọn của mỗi nạn nhân.

3.000.000 nạn nhân ở Việt Nam (trong đó thế hệ thứ hai như tôi là khoảng 200.000 người, thế hệ thứ 3 là 80.000 người, nhiều địa phương có thế hệ thứ 4 bị phơi nhiễm) đã chờ người Mỹ đến chia sẻ, và có trách nhiệm, từ rất lâu rồi.

Đất nước xinh đẹp này đã chịu đựng quá đủ nỗi đau chiến tranh. Người Việt rất quan tâm đến nhau và quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh, nhưng chúng tôi còn nghèo, nên quan tâm thế nào đi chăng nữa vẫn còn chưa đủ để xoa dịu nỗi đau cả về vật chất lẫn tinh thần.

Những nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam vẫn đang cố gắng vươn lên, vượt qua số phận để tiếp tục sống có ích cho cộng đồng xã hội.

Nhưng nói thì nói để tự an ủi, xoa dịu nỗi đau cho nhau chứ thật ra làm sao quên được, khi nhìn thấy những ông bố bà mẹ bên những đứa con dị tật, dị dạng, người chẳng ra người? Khi phải suốt năm cùng tháng tận sống trong bệnh tật triền miên cùng những tủi hờn và mặc cảm?

Mặc dù vậy, tôi và những nạn nhân khác lúc nào cũng tâm niệm: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Chúng tôi đều vui mừng khi Ngài đến Việt Nam để hai bên kiến tạo những chiếc cầu tốt đẹp nối gần thêm hai đất nước.
Tôi biết lịch trình của một Tổng thống Mỹ rất sít sao. Chúng tôi không có trong hành trình viếng thăm của Ngài. Dù vậy, tôi rất mong Ngài những người bạn Mỹ có thiện chí, hãy lắng nghe, chia sẻ, quan tâm và thấu hiểu nỗi đau da cam để có những hành động lương tâm thực sự.

Khi Tòa án Mỹ đã phán quyết bác đơn đòi bằng chứng sự thật của chúng tôi, hàng triệu nạn nhân da cam đã đau thêm một lần nữa. Nhưng chúng tôi không nản chí: Cái sự thật là chính là số phận của những con người trong cuộc, những người phải gánh chịu bao bất hạnh thiệt thòi. Sự thật ở lương tâm lương tri của con người.
Những phụ nữ khao khát yêu thương như chúng tôi không có được thiên chức làm mẹ, những sinh linh nhỏ bé chưa kịp mở mắt chào đời đã bị tước đi quyền sống – đó là sự thật cay đắng và đau đớn nhất.

Khi vào Thành phố Hồ Chí Minh, nếu có thể xin Ngài dành chút thời gian ghé thăm Làng Hòa Bình bệnh viện Từ Dũ. Ngài sẽ không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy những ống nghiệm cùng nhiều bào thai chết lưu còn lưu giữ. Rồi Ngài sẽ nghe các cháu nhỏ bình thường bi bô những ước mơ bình dị.

Chứng kiến sự đối lập ấy tôi tin chắc những người có trái tin nhân ái như Ngài sẽ không cầm được nước mắt…
Tôi đã rời quê xa bố mẹ già yếu và bệnh tật để đi theo tiếng gọi của con tim, tôi cất công đi tìm hạnh phúc mà hai mươi năm nay chỉ nhận lại nỗi đau đáu một câu hỏi: Tại sao người Mỹ không dám chịu trách nhiệm?

Mòn mỏi nhiều năm nay, những nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam đã có những cuộc hành trình công lý và họ đã đến đất Mỹ với mục đích không phải để cầu xin sự bố thí ban ơn mà là muốn được phía Mỹ đừng quên trách nhiệm khi họ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và cơ thể con người Việt Nam.


Nạn nhân chất độc da cam. Ảnh: Thu An

Thưa Ngài, tôi là một người phụ nữ "3 không".
Tôi không có nhà, phải đi ở nhờ.
Tôi không dám có một mối tình vì nghèo và mặc cảm tật nguyền.
Tôi không chồng, nhưng tôi cũng không thể làm mẹ. Tôi không thể có một đứa con khi nghĩ rằng ra đời nó sẽ không lành lặn. Dù có khoa học hiện đại tầm soát, nhưng người mẹ nào đành lòng rũ bỏ con mình khi còn trong trứng nước?

Những sự thật đó là quá rõ ràng, nhiều nhà khoa học đã kết luận về hậu họa của Dioxin rồi, thế thì tại sao người Mỹ lại cố tình không rõ.

Khi ta còn một trái tim thì ta phải còn biết đau, biết chia sẻ chứ, có phải không thưa Ngài Tổng thống Mỹ?

Tôi đã trăn trở rất nhiều và cuối cùng mong được tìm sự công bằng cho những nạn nhân da cam và những người bất hạnh nói chung nên tôi đã quyết định: Hiến thân thể của mình cho Y học.

Các nhà khoa học Mỹ và thế giới có thể dùng cơ thể tôi, để nói với người Mỹ rằng hậu quả của Dioxin mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam vô cùng tàn khốc. Khi ấy tôi cũng sẽ mãn nguyện nơi chín suối.

Thưa Ngài Tổng thống Barack Obama!

Tôi mong muốn lá thư này sẽ tới được đôi tai biết lắng nghe của Ngài và những người Mỹ có trách nhiệm. Tôi cũng mong muốn báo chí Việt Nam và thế giới lắng nghe tâm sự của một phụ nữ tật nguyền, cùng vào cuộc để công lý, công bằng và trách nhiệm lương tâm, lòng bác ái cùng lên tiếng. Đừng để chúng tôi tiếp tục phải kêu lên những tiếng trong vô vọng nữa.

Một lần nữa, kính chúc Ngài cùng gia đình nhiều sức khỏe, hạnh phúc.

Trân trọng kính chào Ngài!

Phạm Thị Nhí

Email: nhiorange@gmail.com

331 Trần Hưng Đạo, P10, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
---

Ho Chi Minh City, May 22, 2016

To Mr. Barack Obama, President of the United States of America,

These past few days, people from all walks of life in Vietnam have been looking forward to your visit, but with mixed feelings and a wide range of emotion. Some excited, others hopeful, a few concerned, and many still haunted by memories of the past and visions for the future.

One thing, though, is for certain, I will not have the privilege to stand alongside those beautiful Vietnamese ladies, donning our traditional "áo dài" and handing you bukkakes of flowers as you arrive at the airport.
But behind all those friendly smiles that greet you there, there's this one woman silently watching from afar, who would like to extend to you, as well as the rest of the US envoy, a warm welcome and all the best wishes.

Mr. President, my name is Phạm Thị Nhí.

I was born in 1966, in a small village in the province of Quang Nam, where many children are suffering from disabilities as a result of war legacies.

As for me, for almost 50 years ever since I learned how to perceive things around me, there has never been a moment when I was not physically and mentally suffering from the effects of dioxin.

I am a second-generation victim of Agent Orange in Vietnam. American soldiers are long gone, yet the pain that's left behind still remains, and will remain for years to come.

Mr. President, I've seen you cry on TV many times before. On one of the most recent occasions, you shed a few tears while speaking about lives of innocent Americans being taken away by gun violence.

I know that the tears of a powerful leader like you are capable of global impact, are capable of leading to many changes.

But to me, when it comes to pain and tears, be it the pain and the tears of a President or any other person, they are all the same, and should deserve the same level of attention.

We, the victims of Agent Orange, have seen tears streaming down our faces for dozens of years now. Every single day, we cry tears of pain, and even when the pain subsides, we cry tears of despair thinking about a grim future awaiting us, a future filled with endless suffering from this wicked poison.

There's nothing we can do about it.

Our tears did not make chemical companies think twice about producing the dioxin that was dropped on Vietnam.

Our tears did not make those calling the shots in the U.S. government even consider thinking about the responsibilities they should face after causing such catastrophic consequences to innocent citizens.

I've never met you, Mr. President, yet I could see in you a sense of affability, of friendliness. You're a responsible man, a loving father and husband, and a compassionate leader. You've always valued peace, friendliness, and equality.

Because of that, I wish you could come to my hometown Quang Nam someday, or to Quang Tri, Hue, Da Nang, and many other provinces here in Vietnam.

You'll enjoy the beautiful scenery here, and you'll get to meet wonderful, hard-working Vietnamese.

But you'll also shake hands with those who have lost a limb, exchange a smile with those with cleft palates, all because of one decision made decades ago by your predecessors.

I'm sure you will shed a tear while doing so.


Máy bay Mỹ rải chất độc da cam trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh tư liệu





Victims of gun violence in America, like those suffering from the effects of Agent Orange in Vietnam, are human beings. All of them have their own families and friends, all share the right to live and to hope, instead of having their right taken away from them, or having to suffer both physically and mentally.

Even though I am a second-generation Agent Orange victim, I cannot fully describe the pain that has persisted through half a century. Only by witnessing it first-hand will you realize that your superpower of a nation needs to take responsibility for the suffering of each and every victim.

3.000.000 victims in Vietnam (200.000 of those are second-generation like me, 80.000 are third-generation, and in some places there have been reports of fourth-generation exposure) have been waiting for that a long time ago.

This beautiful country has gone through more than its fair share of pain and suffering from war. The people of Vietnam care for each other, we care for the lives of the unfortunate, but no matter how much we care, our circumstances will always prevent us from easing the pain, both materialistically and emotionally.

The victims of Agent Orange in Vietnam are always fighting, to rise above hardships, and make positive contributions to the community.

But we say that mainly to comfort ourselves and ease the pain, because it's impossible to stay positive when every day you go out there, you see images of handicapped fathers and mothers with their exposed children, whose faces are barely recognizable, as they struggle through their daily dose of pain, pitying themselves and feeling left out.

Even so, I and other victims always have one thing on our mind: that is to leave the past behind, and look to the future. We are all happy to see you come to Vietnam, to see the two nations building new bridges to move closer to one another.

I understand that your schedule is packed, and that we are not part of your agenda. Yet, I hope that you and your fellow Americans will show compassion, to listen, to share, to care, and to sympathize with our pain, and later converting that into real action.

When the United States District Court for the Eastern District of New York in Brooklyn dismissed our lawsuit, millions of Agent Orange victims once again felt the pain. But we will not give up: the truth lies in the lives of those directly involved, those who have gone through endless sufferring; the truth lies in humanity's conscience.
Women like me, dying to love and be loved, will never get to fulfill our vocation of motherhood. The poor little souls who have their lives taken away from them even before birth: those are the most bitter and painful truths.
When you visit Ho Chi Minh city, if you can, please take some time to drop by Peace Village Từ Dũ. You will undoubtedly be struck by images of dead fetuses stored in tubes. Then you'll hear normal, little kids talk about their simple dreams in the most innocent ways possible. I'm sure the stark contrast will reduce someone with a warm heart like yours to tears.

I have left my hometown, leaving behind my ailing parents to listen to my heart. I've made sacrifices on my quest to pursue happiness, yet for the past 20 years, all I ever receive was one burning question: why can't the Americans stand up and take responsibility for what they've done?

All these years, the victims of Agent Orange in Vietnam have embarked on quests for justice to America, not to ask for pity, but to demand Americans to take responsibility for the serious consequences that their action has caused to the environment as well as the well-being of Vietnamese.

Mr. President, there are 3 things I can never afford.

I can't afford a home, and always have to rely on others for shelter.

I can't afford to love, for my disability and dire circumstances would prove too much for my significant other to bear.

I can't afford to have a family. A long time ago, I've come to realize that I could never bear my own child. I could never have a child knowing full well that my kid will have to suffer.

The truth is evident, many scientists have spoken about the dangerous ramifications of dioxin, yet why are Americans still turning a blind eye?

As long as our heart still beats, we should know what pain feels like, we should know what it means to sympathize. Isn't that right, Mr. President?

I have thought about this for a long time, and ultimately all I ever wanted was to find justice for all the victims of Agent Orange. Thus, I have reached a decision to donate my body for medical research.

American scientists as well as scientists from around the world can use my body as proof, to make Americans aware of the devastating consequences that their use of dioxin during the war has led to. Should that happen, I can die happy knowing that all my sacrifice would be worthwhile.

To Mr. Barack Obama, President of the United States of America,

I wish that this letter reaches you and all those Americans responsible. I also wish that Vietnamese and worldwide media would lend me an ear, listen to my story, and join me on this quest for justice. Don't let us cry in desperation any longer.

Once again, best wishes to you, Mr. President, and your family.

Sincerely,
Phạm Thị Nhí
Email: nhiorange@gmail.com
331 Trần Hưng Đạo, P10, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
---
Ho Chi Minh ville le 22 mai 2016

Monsieur Barack Obama,

Ces derniers jours, les vietnamiens attendent votre visite avec différents sentiments. Certains avec enthousiastes, certains avec espoirs, ou soucis, ou encore des obsessions du passé et de l'avenir.

Je n'aurai sûrement pas l'honneur d'être parmi les belles filles vietnamiennes habillées de "ao dai" pour vous accueillir avec de beaux bouquets de fleurs à votre arrivée à l'aéroport. Mais parmis des milliers de yeux et des sourires qui vous suivent au Vietnam, il y en aura venant de loin d'une femme silencieuse et elle vous envoie, a vous et a votre délégation, ses meilleurs vœux de santé et de bonheur.

Monsieur le Président, je m'appelle Pham Thi Nhí, née en 1966 a la province de Quang Nam ou il y a beaucoup d'enfants handicapés à cause de la guerre au Viêt Nam. Depuis près de 50 ans, a partir du moment ou je commence à posséder la connaissance des choses, je n'ai jamais cessé d'avoir mal, physiquement et moralement à cause du dioxine.

Je suis victime deuxième génération au Vietnam. Les soldats américains sont partis il y a longtemps mais les douleurs qu'ils ont laissées vont durer encore plusieurs années.

Monsieur le Président, via la télévision, je vous ai vu pleurer plusieurs fois. La fois la plus récente, c'était quand vous faisiez un discours sur la morts des habitants suite a une fusillade aux États Unis.

Les larmes d'un président avec beaucoup de pouvoir comme vous peuvent faire bousculer le monde et faire changer beaucoup de choses.

Quand il s'agit de douleurs et des larmes, qu'elles viennent d'un président ou bien d'un habitant, c'est la même chose et cela mérite la même attention.

Nous, les victimes de l'agent orange ont pleuré pendant plusieurs dizaines d'années, et nous pleurons chaque jour chaque mois encore de douleur, et de voir notre avenir dans le désespoir à cause des conséquences de l'agent orange.

Mais nous ne pouvons rien changer. Nos larmes ne touchent pas les entreprises ayant produit de l'agent orange qui a été semé au Viêt Nam. Nos larmes ne font pas penser les responsables du gouvernement américains a leurs responsabilités de ce qu'il nous ont causés.



Nhiều năm sau chiến tranh, vẫn còn những em bé sinh ra không được nguyên vẹn hình hài vì hậu quả chất độc da cam. Ảnh Thu An.

Même si je ne vous ai pas rencontré, je vois toujours en vous une grand hospitalité, des sentiments chaleureux; une personne avec responsabilité et attachement a la famille et a la société. Vous mettez toujours en valeur la paix, la fraternité et l'égalité.

Pour cette raison, j'ai toujours espéré qu'un jour, vous rendrez visite a mon pays natal Quang Nam, a Quang Tri, Hue et Da Nang et aussi d'autres provinces, non seulement pour voir ses beaux paysages et ses habitants travailleur et aimables, mais aussi pour serrer les mains recroquevillées, les jambes atrophiées et les visages déformées à cause de l'agent orange apporté par les américains il y a plusieurs dizaines d'années.

Sûrement vos larmes tomberont en voyant tout cela. Que ce soit des victimes des fusillades aux États Unis ou des victimes de l'agent orange au Vietnam, ce sont tous des êtres humaines qui ont une famille, des amis, qui ont leur droit de vivre et d'espérer avant d'être tués ou bien torturés physiquement et moralement.

Même si je suis une victime de deuxième génération, je ne suis pas capable de vous raconter cette douleur d'une demie siècle. C'est seulement en venant la voir de votre propres yeux que vous vous rendrez compte que votre pays puissant doit prendre ses responsabilités devant tous ces victimes.

3.000.000 de victimes au Vietnam, donc 200.000 de victimes de deuxième génération et 80.000 victimes de troisième génération et des possibles victimes de quatrième génération, attendent depuis longtemps le retour des américains pour partager et prendre ses responsabilités.

Notre joli pays a subi suffisamment des douleurs de guerre. Les vietnamiens ont une très grande solidarité et une grande attention aux malheurs des autres mais nous sommes encore pauvres. Nos attentions ne suffissent pas pour adoucir les douleurs physiques et mentales des victimes.

Ces victimes font chaque jours des efforts pour survivre et surmonter leurs difficultés afin de se rendre utile a la société.

Mais il est impossible d'oublier ces douleurs en voyant des enfants handicapés, en devant cohabiter en permanent avec les maladies avec complexité.

Malgré tout cela, moi même et les autres participants ont toujours pensé qu'il faut fermer les pages du passé et regarder vers l'avenir. Nous sommes contents que vous veniez au Viêt Nam afin d'établir de bonnes relations qui rapprocheront nos deux pays.

Je suis consciente que l'agenda d'un président des état unis est très chargé. Nous ne nous retrouvons pas dans votre programme de visite. Malgré cela, je souhaite que vous et vos amis qui ont une bonne volonté, vous restiez a l'écoute et partagiez et faisiez l'attention à nos douleurs et que vous agissiez.

Lorsque la cour des États Unis a jeté notre plainte, des milliers des victimes ont mal encore une fois. Mais nous ne nous décourageons pas. La vérité réside dans nos destins, le destin des victimes. La vérité réside aussi dans la conscience des gens.

Les femmes comme nous qui ne peuvent pas être maman, ou les petits êtres qui sont partis même avant de naître font une vérité des plus amers et douloureux.

Quand vous serez a Ho-Chi-Minh-ville, veuillez visiter le village Hoa Binh a l'hôpital Tu Du, vous serez étonnés de voir le nombre de fœtus morts, puis vous écouterez des petits vous parlant des rêves simples dans la vie. Ce contraste vous fera certainement pleurer.

Je me suis séparée de mes vieux parents pour suivre l'appel de mon cœur, pour la recherche de mon bonheur mais pourquoi tout ce que j'ai reçu n'est que la non réponse a la question: Pourquoi les américains ne prennent pas responsabilité ?

Les victimes de l'agent orange se sont battus depuis plusieurs années pour la justice. Ils sont venus aux États Unis non pas pour demander des faveurs mais pour que les américains n'oublient pas leurs responsabilités vis à vis des conséquences graves qu'ils ont laissées au vietnamiens et à notre environnement.

Monsieur le Président, il y a trois choses impossibles pour moi.

C'est impossible pour moi d'avoir une maison.
C'est impossible pour moi d'aimer quelqu'un, à cause de la pauvreté et complexité.
C'est impossible pour moi d'avoir une famille. Je ne peux pas avoir un enfant quand je sais qu'il sera né handicapé. Même avec les techniques modernes de la science aujourd'hui qui permette une vérification avant la naissance du bébé, je ne me sens pas capable de l'abandonner quand il est dans mon ventre.

Ces vérités sont claires, plusieurs scientifiques ont donné des conclusions concernant les conséquences de la dioxine. Pourquoi les américains font l'exprès de l'ignorer ?

Quand on a une coeur, on sens le mal, on sais partager, n'est ce pas Monsieur le Président ?

J'ai beaucoup réfléchi et j'espère retrouver la justice a tous les victimes de l'agent orange et a tous les malheureux en général, j'ai donc décidé de donner mon corps a des buts médicaux.

Les scientifiques américaines et dans le monde pourront utiliser mon corps pour montrer aux américains que les conséquences de la dioxine au Viêt Nam sont extrêmement cruelles. Je serai donc content de l'autre côté du monde.

Monsieur le Président,

Je souhaite cette lettre vous parviendra ainsi qu'aux américains responsables. Je souhaite aussi qu'elle soit lue par la presse mondiale et du Viêt Nam, c'est la voix d'une femme handicapée souhaitant la justice, l'égalité et la responsabilité. Ne nous laissez pas dans le silence.

Encore une fois, mes vœux de santé et de bonheur a vous et a votre famille

Pham Thị Nhí

Email: nhiorange@gmail.com

331 Trần Hưng Đạo, P10, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Quá Khứ Dù Tốt Cũng Đã Qua, Tương Lai Có Gian Nan Vẫn Phải Tiến Tới







Thời gian đã trôi qua thì không thể nào níu giữ được. Chuyện vui buồn ngày hôm này, ngày mai sẽ trở thành quá khứ. Đừng đắn đo, đừng tiếc nuối, hãy trân quý hiện tại, sẵn sàng đối mặt với tương lai.
Không ai có thể làm bạn phiền muộn, trừ khi bạn lấy lời nói và hành động của người khác rồi tự làm mình buồn. Trên đời này không có gì không thể bỏ, trừ khi bạn không muốn buông bỏ mà thôi!


Thời gian sẽ trôi đi theo tâm trạng, cuộc sống cần một chút bản lĩnh để đương đầu. Gặp chuyện thì không loạn, chuyện lớn không lo sợ, chuyện nhỏ không chần chừ.


Thăng trầm, ngọt bùi cay đắng của cuộc đời, đều ở tại tâm. Tâm thái tốt, vực sâu núi thẳm nào cũng có thể qua. Làm việc với tâm trạng thỏa mái, dù có khó khăn đến mấy cũng sẽ hoàn thành.


Sinh mệnh, dù ngắn hay dài, mỗi người chỉ có một lần. Cuộc sống, dẫu buồn hay vui, mọi người vẫn đang tiếp tục. Đường đời, lúc lên lúc xuống, nhưng ai cũng phải bước đi trên cuộc hành trình đầy gian nan này.
Gặp tiểu nhân, không cần thiết phải so đo, so đo sẽ phiền não. Gặp rắc rối, chẳng cần quá để ý lưu tâm, bởi quá lưu tâm sẽ càng thêm mệt mỏi.


Thế gian rộng lớn, lòng người phức tạp, không thể tránh gặp tiểu nhân. Cõi trần thâm hiểm, nhân thế phù hoa, làm sao mới có thể không phiền não?


Đơn giản hóa một chút, xem nhẹ một chút. Chịu oan khuất, trẫm tĩnh im lặng, bị hiểu lầm mỉm cười bỏ qua.
Không có ánh mặt trời, thì nghe gió thổi, nhìn mưa rơi. Không có hoa tươi, thì ngửi hương thơm của cỏ cây, bùn đất. Không có tiếng vỗ tay, thì hưởng thụ sự thanh tĩnh yên bình. Giữ được tâm trạng tốt, bước đi sẽ vững vàng.


Trân quý niềm hạnh phúc hiện tại, hưởng thụ những khoảnh khắc đẹp nhất này. Thời gian luôn xoay chuyển, tuổi đời sẽ qua đi, đừng phàn nàn, than khổ; đừng ưu tư, chùn bước.
Đối mặt với chính mình, tấm lòng rộng mở, tha thứ lỗi lầm, sống thật thản nhiên. Tu thành người độ lượng, tích được cả một đời hạnh phúc!


Lê Hiếu, dịch từ Soundofhope

Nhìn lại mối quan hệ giữa văn và đạo



 Trần Nho Thìn



Giới nghiên cứu văn học Việt Nam bấy nay hầu như đều giải thích khái niệm đạo (trong mệnh đề Văn dĩ tải đạo) là đạo đức, cụ thể hơn là đạo đức theo quan điểm Nho giáo. Cách hiểu này đã vô tình thu hẹp nội dung triết học của khái niệmđạo, đồng thời không cho thấy được những đặc trưng có tính lịch sử của quan niệm văn học thời cổ, do đó cũng không cho thấy những đặc trưng của nguyên tắc phản ánh hiện thực của văn học nhà Nho.

Theo nghĩa gốc, đạo chỉ con đường. Khi chọn một đường đi, tức là ta chọn một cách thức, một phương thức. Một sự chuyển nghĩa như thế có thể quan sát thấy trong bất kỳ một ngôn ngữ nào trên thế giới. Trong tư tưởng cổ đại Trung quốc, khái niệm đạo xét về mặt triết học tương đương với khái niệm phương thức hoặc qui luật mà chúng ta thường dùng hiện nay. Kinh Dịch “nhất âm nhất dương chi vị đạo” ( một âm dương gọi là đạo). Lão tử chủ trương “ phản giả, động chi đạo dã” (quay trở lại chỗ cũ là đạo của sự vận động). Ta dễ nhất trí là trong những trường hợp này phải dịch đạo là “phương thức” hay “qui luật” mới diễn đạt đúng ý tưởng triết học của hai mệnh đề trên. Bất cứ một hiện tượng, sự vật nào trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người đều có một phương thức kết cấu nào đó, đều có một qui luật vận động nào đó[1]. Người thời cổ dùng hình tượng con đường để diễn tả ý niệm này. Phương thức kết cấu của vũ trụ là “nhất âm nhất dương”, tức là bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất hài hòa của hai mặt đối lập. Xét về cấu trúc, ý niệm “một âm một dương” được nhìn thấy ở nhiều mối quan hệ: quan hệ không gian như trời (cao)- đất (thấp), ở quan hệ giới tính như nam-nữ, đực –cái, quan hệ xã hội như vua- tôi, cha –con, vợ-chồng v.v… Hai mặt âm dương này không triệt tiêu lẫn nhau mà là điều kiện tồn tại của nhau, và trong nhiều quan hệ chúng có thể đổi chỗ cho nhau. Nóng đi thì lạnh tới, hết một vòng xuân, hạ, thu, đông thì trở lại xuân, hạ, thu, đông khác; trong xã hội hết bĩ lại thái, hết hưng đến vong, hết trị rồi loạn. Đó là phương thức vận động quay trở về chốn cũ, phương thức phản phục và người ta cũng gọi qui luật vận động này là “đạo”. Người xưa gán cho hai yếu tố Âm Dương những nét đối lập : Dương đó là thiên (trời), nam (nam giới), nhân (đạo nhân), thượng (ở trên), tiền (ở phía trước), minh (sáng), vãng (qua), trú (ban ngày), tôn (cao), quý (cao quý), phúc-Dương có tính Cương và Động ; Âm đó là địa (đất), nữ (phụ nữ), nghĩa (đạo nghĩa), hạ (ở dưới), hậu (ở phía sau), ám (tối), lai (đến), dạ (đêm), ty (thấp), tiện (bần tiện), họa (tai họa)-Âm có tính Nhu và Tĩnh. Âm Dương tương bổ tương thành, trong tĩnh có động, trong động có tĩnh, tĩnh cực thành động và động cực thành tĩnh.

Cố nhiên Nho giáo vốn là một loại học thuyết đậm đà tính thế tục, nó tập trung chú ý vào các vấn đề nhà nước và xã hội hơn là các vấn đề có tính chất triết học, vũ trụ luận. Nói cách khác, nhà Nho di chuyển triết học tự nhiên sang triết học xã hội, bàn về các nguyên lý âm- dương trong vũ trụ để biện luận cho đạo đức xã hội. Vì thế nhà Nho đã thu hẹp nội dung khái niệm đạo cho thích hợp với nhu cầu của mình. Khi nhà nho nói đến đạo của một nước thì nội dung chủ yếu của đạo chỉ còn là đạo đức luân thường. Nhưng không vì thế mà ta kết luận rằng khái niệm đạo trong trường hợp này không mang tính triết học. Bởi lẽ đạo đức, luân thường của Nho giáo thực chất cũng là những chuẩn tắc, những phương thức ứng xử trong các mối quan hệ xã hội và gia đình. Đến lượt mình, các mối quan hệ này cũng được nhìn nhận theo phương thức kết cấu âm dương. Đó là quan hệ trên dưới, mô phỏng nguyên lý Dịch đạo một âm một dương: giữa vua và tôi, giữa cha và con, giữa chồng và vợ, giữa thầy và trò v v… Trung là phương thức (đạo) ứng xử của bề tôi với vua, hiếu là phương thức (đạo) ứng xử của con cái với cha mẹ, tiết là phương thức ứng xử của vợ với chồng v. v … Triết học Dịch có những nét biện chứng, nhất là để giải thích tự nhiên, nhưng cũng có những điểm ngụy biện khi ứng dụng vào xã hội mà ngày này chúng ta cần chú ý. Chẳng hạn, tại sao nhất thiết phụ nữ phải thuộc âm, phụ nữ là họa (xưa cho rằng ra ngõ gặp gái là điềm không may), phụ nữ phải ở địa vị ti tiện thấp kém hơn nam giới, phải nhu thuận, phục tùng nam giới (ca dao :chồng giận thì vợ làm lành/miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?).

Đi sóng đôi với đạo là văn. Nhà nho hiểu văn là gì ? Tại sao nhà nho nói rằng văn do đạo mà ra, rằng văn và đạo tuy là hai nhưng thực chất lại là một ?
[2]

Nghĩa nguyên thuỷ của Văn là sự diễn tả con người với thân mình được vẽ, xăm. Điều thú vị là các chứng tích ngôn ngữ cổ của Trung Quốc cho hay con người nhận được văn khi có sự kết hợp hài hòa theo nguyên tắc nhất định các màu sắc như màu xanh và màu đỏ. Nhưng điều quan trọng hơn là cái Văn ấy mà người cổ đại mang trên mình có một ý nghĩa thiêng liêng, là hình thức giao tiếp với thần thánh, với những lực lượng huyền bí của tự nhiên, có quyền lực ma thuật nào đó (Lixevich). Văn là cái hình thành nhờ sự tương tác, kết hợp của nhiều vật, nhiều hiện tượng theo một cách thức nào đó. Kinh Dịch, Hệ từ hạ: Vật tương tạp cố viết văn (các sự vật hòa trộn vào nhau tạo thành cái gọi là văn). Văn là cái đẹp nảy sinh nhờ sự hòa trộn của các hiện tượng, sự vật. Nhưng sự hòa trộn này không hề là ngẫu nhiên, lộn xộn, tùy tiện mà theo một phương thức xác định, tức là có đạo lý, có nguyên tắc. Vì vậy mà từ điển Từ hải dẫn Kinh Lễ, phần nhạc Ký :“Ngũ sắc thành văn nhi bất loạn” (năm màu sắc tạo thành văn nhưng không rối loạn-tức là tương tác với nhau có trật tự, theo nguyên lý, quy tắc nào đó).

Vấn đề cần tìm hiểu là phương thức kết hợp hòa trộn của các sự vật để tạo thành văn. Trong Văn tâm điêu longcủa Lưu Hiệp, thiên Nguyên đạo, ta đọc thấy đoạn sau (lời dịch) : “Cái đức của văn thật là to lớn vì nó sinh ra cùng với Trời và Đất ! Sắc trời đen hòa trộn với sắc đất vàng, trời hình tròn, đất hình vuông phân biệt rõ hình thù; mặt trời, mặt trăng tô điểm cho cái đẹp của bầu trời, núi sông gấm vóc trang hoàng cho mặt đất (một khi có sự kết hợp đó thì đã có văn). Đó là văn của đạo”.

Đoạn trích này rất quan trọng để hiểu nội dung của khái niệm văn cũng như mối quan hệ giữa văn và đạo. Trước hết, văn có nghĩa là hình thức của một nội dung nào đó (ta nhớ đến quan điểm của Khổng Tử về văn và chất). Bầu trời có hình thức bộc lộ là mặt trăng, mặt trời; mặt đất có hình thức bộc lộ là núi, sông. Và ở tầm mức bao quát nhất, văn sinh cùng với trời đất, nghĩa là một khi có sự hòa trộn, phối hợp màu sắc, sắc đen thắm (huyền) của trời với sắc vàng (hoàng) của đất; cũng như khi có sự kết hợp trong thế đối lập và tương tác về hình khối, giữa hình tượng trời tròn và hình tượng đất vuông thì có văn. Như vậy, ta thấy một khi sự vật và hiện tượng kết hợp, tương tác với nhau theo đúng đạo (phương thức, nguyên lý, quy luật) nhất định, thì lập tức văn xuất hiện. Và ở đây, cái phương thức kết hợp ấy là sự đối lập có tính âm – dương lưỡng nghi giữa hai sự vật và hiện tượng xét về màu sắc, hình khối, vị trí như màu đen – màu vàng, tròn – vuông, mặt trời – mặt trăng, sông – núi. Lưu Hiệp có cơ sở khi viết đó là văn của đạo. Quả thật ở đây đạo chính là văn, văn chính là đạo, tức là hình thức thể hiện tương ứng, tất yếu của đạo. Khái niệm nguyên đạo mà Lưu Hiệp sử dụng trong Văn tâm điêu long cần được hiểu theo nghĩa đạo là gốc, là ngọn nguồn của văn. Theo chúng tôi, cần xuất phát từ góc độ này để lý giải công thức văn dĩ tải đạo của nhà nho.

Đạo của nho gia trong phạm vi nhân sự - xã hội là đạo lý luân thường. Như đã trình bày ở trên, theo nhà nho, con người trong xã hội phải ứng xử theo một đạo (phương thức) nhất định. Cái văn, cái đẹp trong xã hội chỉ có thể tạo thành nhờ sự tương tác giữa con người theo đúng đạo. Tình cảm, suy nghĩ, hành vi của một con người chỉ có thể đẹp, có văn nếu như trong quan hệ với vua chúa, anh ta làm được đạo trung, với cha mẹ - hiếuv v … Nói văn phải chuyên chở đạo là hàm ý chống chủ nghĩa hình thức, chứ theo nhà nho, bản thân việc ứng xử, sống theo đúng đạo đề ra đã là đẹp, là văn rồi ! Vì thế Khổng tử dạy học trò phải dư sức để ứng xử đúng với đạo (phương thức, quy luật) trong các quan hệ xã hội rồi mới học văn (văn hóa) : “đệ tử, nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân, hành hữu dư lực tắc dĩ học văn” (Luận ngữ, Học nhi- này các trò, vào nhà, đối với cha mẹ tất phải hiếu, ra ngoài đối với mọi người phải giữ tình huynh đệ, cẩn trọng và giữ đức tín, yêu thương rộng rãi mọi người và thân điều nhân, làm dư lực các điều này rồi hãy học văn). Học văn là học văn hóa nói chung, theo nghĩa rộng, còn theo nghĩa hẹp, học văn học, học cách sử dụng từ ngữ, theo hình ảnh, ẩn dụ… đủ để diễn đạt được cách ứng xử hợp đạo, hợp phương thức. Văn chương nhà nho viết về con người trong xã hội đều theo một nguyên tắc như vậy. Chúng ta hiểu vì sao khi viết về những người quân tử, những nhân vật thuộc hàng ngũ phong kiến thống trị, nhà nho thường soi rọi, bình luận, đánh giá họ qua cách ứng xử cụ thể trong những mối quan hệ với vua chúa, triều đại, với dân v.v… Văn có chức năng tải đạo, tức là thể hiện được phương thức ứng xử của con người trong xã hội. Vì thế mà cái tôi của nhà nho cũng thường được đặt vào các mối quan hệ luân thường. Nhưng do quan niệm về nhân cách cao quí, có nguồn gốc vũ trụ nên nhà nho dành nhiều trang cho việc thể hiện cái tôi trong mối quan hệ chính trị - xã hội. Hai mối quan hệ chủ yếu nhất là quan hệ với dân (những kẻ bị trị) và quan hệ với vua chúa, với triều đại thống trị. Đạo (phương thức) của mối quan hệ giữa nhà nho với dân là tinh thần tự nhiệm. Nhà nho luôn quan tâm đến cuộc sống của dân như là cuộc sống của những kẻ chịu sự tác động của chính sự. Anh ta băn khoăn, day dứt, trăn trở, thậm chí hổ thẹn vì mình không làm được gì để chấm dứt nỗi đói nghèo, khổ đau cho dân. Anh tự nhận trách nhiệm thông báo cho vua chúa về chỗ chưa tốt đẹp của chính sự, hy vọng thông tin này sẽ giúp cho nhà vua kịp thời điều chỉnh chính sách. Đạo ( phương thức) ứng xử trong quan hệ với vua, với triều đình là trung. Trung thành với vua, với một dòng họ được nhận thức như là đạo lý làm người. Với tinh thần tự nhiệm cao trước nhân dân, với lòng trung thành với vua chúa, nhà nho thường tha thiết muốn bộc lộ tài năng của mình trong hoạt động xã hội đề “trí quân trạch dân”, để “ phò nguy cứu khổ” (trong những tình huống gay cấn của lịch sử), nói tóm lại là tha thiết đượchành đạo. Hành đạo, trung quân, ái quốc, ái dân là những đề tài phổ biến của thơ ca nhà nho.

Mặt khác nhà nho tự ý thức về bản thân như là một nhân cách đặc biệt có nguồn gốc vũ trụ nên trong cả hai mối quan hệ nói trên, anh ta giữ một vị trí độc lập đáng kể. Anh ta không những không chịu hòa mình vào quần chúng mà còn giữ vị trí độc lập với vua chúa, triều đại phong kiến. Tính chất độc lập này thể hiện đặc biệt rõ rệt trong việc thơ ca nhà nho diễn tả cái tôi giữa bối cảnh thiên nhiên, trong mối tương quan với trời đất, vũ trụ. Những cặp động từ ngưỡng (ngửa mặt trông trời) và phủ (cúi xuống nhìn đất), nhan nhản trong thơ ca nhà cho thấy ý chí âm thầm mà quyết liệt của nhà cạnh tranh với độc quyền của thiên tử (con trời) trong việc giao tiếp với trời đất, vũ trụ[3]. Vì có vị thế độc lập với vua chúa và triều đình nhà nho tham chính khi nước có đạo và rút lui về ở ẩn khi nước vô đạo, đạo quyết định hành xử chính trị. Cũng vì có vị thế độc lập này mà trong tâm hồn nhà luôn có cuộc giằng xé giữa hành và tàng, xuất và xử. Trong hầu hết các thi tập của nho gia Việt Nam đều có thể quan sát thấy hai luồng tâm tưởng trái ngược, thể hiện phương thức ứng xử xã hội – chính trị của nhà nho, một nhân cách đặc biệt. Khi chưa có điều kiện (vì lý do chủ quan hay khách quan), nhà nho nào cũng day dứt, dằn vặt về vấn đề tham chính. Nhưng khi đã nhận một chức quan rồi thì anh ta lại có phần hổ thẹn vì một chức quan mà phải đổi những gì anh ta coi là quí báu nhất. Vì làm quan, anh ta phải bận bịu sự vụ tầm thường đáng chán và không có thời gian để hưởng các thú vui tinh thần như ngoạn cảnh thiên nhiên. Vì làm quan, anh ta phải lận đận nơi chân trời góc biển, phải xa lìa quê hương, gia đình, phần mộ tổ tiên. Cảm xúc tha hương, lữ thứ là một cảm xúc xuất hiện thường xuyên trong thơ ca nhà nho. Văn chương nhà nho viết về bản thân là viết đạo sống, phương thức sống, phương thức làm người mà anh ta chủ trương. Phương thức đó rõ ràng chỉ có thể bộc lộ trong cặp quan hệ đối xứng nhất định: nhà thơ và dân, nhà thơ và triều đại phong kiến, nhà thơ và thiên nhiên.

Đạo của nhà nho là đạo đức trong phạm vi nhân sự, xã hội, nhưng nó không hề mâu thuẫn với đạo nói chung có hàm nghĩa triết học, với tính cách là nguyên lý, là phương thức, quy luật cấu trúc và vận động của vũ trụ, của thế giới. Kết cấu của vũ trụ - theo quan niệm Nho gia – đã chi phối rõ rệt thi pháp sáng tác văn chương của anh ta.

Hai mô hình vũ trụ cơ bản là âm dương và ngũ hành được diễn tả trong sáng tác văn chương nhà nho. Theo nguyên lý âm – dương, nhà nho nhìn thực tại bằng cái nhìn phân cực. Tùy góc độ khác nhau mà có thành phần khác nhau, nhưng xã hội của văn chương nhà nho bao giờ cũng được kết cấu theo mô hình âm – dương. Từ góc độ chính trị, xã hội bao gồm hai tầng lớp: thống trị và bị trị, quân tử và tiểu nhân.

Từ góc độ đạo đức – thẩm mỹ, xã hội ấy bao gồm hai loại nhân vật chính diện và phản diện.

Không gian thiên nhiên được cấu trúc lại theo đúng phương thức của đạo mà nhà nho quan niệm. Không gian của thiên nhiên trong thơ ca nhà nho là không gian theo kết cấu âm – dương. Bức tranh thiên nhiên của thơ ca nhà nho bao giờ cũng cấu thành bởi hai cực đối lập hay nhiều cặp đối lập hai cực này. Cái nhìn của tác giả trượt từ điểm gần tới điểm xa, bỏ qua khoảng giữa. Được chú ý khắc họa là các quan hệ đối xứng: trời đất, trên – dưới, cao- thấp, gần- xa, trong – ngoài…Ở bất cứ bài thơ Đường luật nào cũng dễ dàng tìm thấy một vài cặp không gian đăng đối như thế. Nguyễn Khuyến viết về mùa thu, cái nhìn của ông trước tiên vọng lên trời cao Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, rồi lại cúi xuống nhìn mặt đất Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu. Về bề ngang, cái nhìn của thi nhân hướng về phía xa Nước biếc trông như từng khói phủ và quay lại chỗ gần là cửa sổ nơi ông đang ngồi mở tung đón gió trăng thu Song thưa để mặc bóng trăng vào. Rồi lại xuất hiện một cặp không gian đối xứng –lần này là đất/trời: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái và Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Tất nhiên nếu đi sâu hơn, ta còn phải phân tích thêm các giác quan mà nho gia xưa huy động vào xây dựng hình tượng không gian : thị giác, thính giác, khứu giác v.v…Nguyễn Trãi tả hai cực xa / gần bằng thính giác Lao xao chợ cá làng ngư phủ/Rắng rỏi cầm ve lầu tịch dương. Nguyễn Khuyến kết hợp thị giác và thính giác Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Phương thức, qui luật vận động của vũ trụ là phản phục. Mặt trời mọc rồi lặn, trăng tròn lại khuyết, sen tàn cúc lại nở hoa. Sự luân phiên đổi chỗ của các trạng thái đối lập cũng là đạo mà sáng tác văn chương nhà nho phải thể hiện. Kết cấu hội ngộ - tai biến – đoàn viên mà các truyện nôm xây dựng không có gì khác hơn là sự mô phỏng cái đạo vận động của vũ trụ, của xã hội của cuộc đời theo quan niệm Nho gia. Nguyễn Du viết “Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay” . Truyện Kiều ghi lại quá trình đổi chỗ cho nhau của âm dương, của tủi nhục và hạnh phúc, của tai họa và may mắn. Không nên từ góc độ của người hiện đại để chê đoạn đại đoàn viên là gượng gạo, không hiện thực[4].

Ở cấp độ cơ sở của văn bản tác phẩm là ngôn từ và kết cấu văn bản cũng có hiện tượng mô phỏng đạo, mô phỏng kết cấu âm – dương của vũ trụ.

Dễ nhìn thấy hơn cả là phương thức đối xứng rất độc đáo về ý nghĩa của từ cũng như về âm điệu. SáchThanh luật khải mông do Xa Vạn Dục đời Khang Hy triều Thanh soạn phản ánh rõ quan niệm văn và đạo ở cấp độ từ ngữ. Đây là sách dạy cho trẻ em bước đầu tập làm thơ, phải học thuộc hàng ngàn những cặp từ ngữ đối xứng được gợi ý, từ đối chữ một đến đối song tự (hai chữ), tam tự (ba chữ), ngũ tự (năm chữ), thất tự (bảy chữ), thập thất tự (mười một chữ) đối. Ví dụ, vân đối với vũ, tuyết - phong, vãn chiếu (ánh chiều - tình không (bầu trời khi tạnh mưa), lai hồng (nhạn về- khứ nhạn én đi), túc điểu (chim ngủ đêm- minh trùng (côn trùng kêu),tam xích kiếm (gươm ba thước)-lục quân cung (cung 180 cân)…Các kiểu đối xứng này được chuẩn bị cho người làm thơ có thể viết về mọi đề tài như thiên văn, địa lý, thảo mộc, ngư điểu, nhân vật, khí vật. Đối xứng theo quan niệm xưa tự nó đã là đẹp rồi, vì nó phù hợp với đạo.

Trong thơ văn Việt Nam trung đại kể cả bằng Hán văn hay chữ Nôm, đều có thể bắt gặp nguyên lý đạo- văn, văn- đạo trên cấp độ đối xứng ngôn ngữ này. Và không những có thể gặp đối xứng trong phạm vi một câu thơ (tiểu đối) mà còn có đối xứng giữa hai vế. Không những có đối xứng giữa hai vế, hai câu thơ mà còn có đối xứng giữa hai khổ thơ, hai đoạn thơ (đối lưỡng phiến )[5]. Hiện tượng đối hai tảng thơ, hai khổ thơ này có thể dễ dàng thấy ở Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc. Điều lý thú cần nói là thể thơ lục bát vốn là thể thơ dân gian, có nguồn gốc Đông Nam Á và không hề có quan hệ gì với các thể thơ của văn học Trung Quốc, nhưng dưới bàn tay của các nhà thơ - nhà nho như Nguyễn Du, lại được nâng lên hay cải biên sao cho có thể trong nhiều trường hợp, diễn đạt được đối xứng âm dương, tức là diễn được cái đạo. Đó là hình thức tiểu đối khá phổ biến và được nâng lên thành nghệ thuật trong Truyện Kiều (nhưng hiếm thấy có trong ca dao lục bát) :

+ Làn thu thủy / nét xuân sơn
Hoa ghen đua thắm / liễu hờn kém xanh.

+ Cát vàng cồn nọ / bụi hồng dặm kia

+ Tiếng gà điếm nguyệt / dấu giày cầu sương

(dấu gạch chéo là chúng tôi làm để nhấn mạnh)

Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu cũng có nhiều câu thơ lục bát tiểu đối, ví dụ những câu thơ viết về ông ngư:

Một mình thong thả làm ăn,
Khỏe qươ chài kéo/ mệt quăng câu dầm.

Hoặc:

Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế/ vui say trong trời.

Trong thơ hiện đại, nhà thơ Tố Hữu sở trường về tiểu đối trong lục bát, tạo nên vẻ truyền thống cho câu thơ. BàiViệt Bắc của Tố Hữu có rất nhiều câu thơ tiểu đối, đây là vài ví dụ:

Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối/mối thù nặng vai ?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng/măng mai để già.
Mình đi có nhớ những nhà,
Hắt hiu lau xám/ đậm đà lòng son.

Nhìn lại để thấy có những yếu tố thi pháp thời trung đại nếu vận dụng uyển chuyển thì vẫn đem lại vẻ đẹp riêng.

Thể thơ song thất lục bát được sử dụng để viết các ngâm khúc, vãn (những bài thơ trữ tình có dung lượng lớn) cũng là sự kết hợp giữa thể thơ lục bát và hình thức đối xứng của văn học chở đạo. Trong Cung oán ngâm khúccủa Nguyễn Gia Thiều (xem phụ lục), có cả những đoạn thơ được tổ chức theo hình thức đối xứng mà người xưa gọi là đối lưỡng phiến.

Sự quan sát sơ bộ trên đây cho thấy cần phải hiệu mệnh đề “văn dĩ tải đạo” một cách rộng hơn, sâu hơn cách hiểu lâu nay trong giới nghiên cứu về đạo. Rõ ràng nói văn chở đạo ( hay minh đạo, quán đạo cũng thế ) cũng tức là nói văn chương phải thể hiện mô phỏng cho được cái phương thức kết cấu và vận động của vũ trụ (cố nhiên là theo quan niệm của Nho giáo). Rõ ràng khi chủ trương văn dĩ tải đạo nhà nho đã nhìn thực tại khách quan không phải như nó vốn tồn tại mà như một biểu tượng cụ thể cho quan niệm chủ quan của ông ta về đạo. Từ đó mà tất cả mọi hình tượng của văn chương nhà nho đều không đơn nghĩa. Nhà nho không quan tâm đến tính chất khách quan của đối tượng được miêu tả. Cái anh ta quan tâm là ý nghĩa nằm ẩn ở bên trong, bên ngoài, đằng sau sự vật, hiện tượng được miêu tả. Đây là điều cần chú ý, đặc biệt là với những ai muốn đi tìm một chủ nghĩa hiện thực trong văn học cổ, nơi người xưa chủ trương văn phải chuyên chở đạo.



CHÚ THÍCH


[1] Lê Quí Đôn: “ Đạo vẫn tồn tại ngay ở trong sự vật, sự vật nào cũng có đạo”. Tựa Vân đài loại ngữ. NXB Văn hóa, H, 1962, t.1, tr 45.

[2] Nguyễn văn Siêu: “ Văn và đạo tuy có phần khác nhau, nhưng nội dung của nó thì bắt nguồn từ đạo”. Xem Từ trong di sản. NXB Tác phẩm mới, H, 1981, tr125.

[3] Trong quan niệm chính thống, chỉ có vua nhận được mệnh trời mới có quyền tế Trời Đất, có quyền giao tiếp với Trời Đất.

[4] Nói về các đề tài và hình tượng thi ca với tính cách là sự thể hiện đạo chúng tôi muốn chọn một dẫn chứng dễ hiểu nhất. Đề tựa tập thơ Hạnh lân lai phục, Ngô Thời Hoàng viết: “ Trong cõi trời đất có khí âm dương, trước sau xoay vần, qua rồi lại đến, chưa hề đứt quãng, tạo ra cuộc sinh hóa muôn đời. Đang khi âm thịnh, dương suy, mùa đông giá lạnh tưởng như không còn sinh khí nữa, nhưng thực tế khí dương dưới đất đã ngầm sinh ra. Vậy trong chốn lạnh lùng đã chuẩn bị bao hoạt động kế tiếp nếu không phải là người xét thấu đáo lẽ tạo hóa thì ai biết được ? Cho nên biết xem trời thì không nên xem chỗ ở muôn vật đang thịnh, mà nên xem xét ở chỗ tiếng im, vật ít. Biết xem người thì xem những khi ăn cơm rau, uống nước lã, ở ngõ hẻm mới thấy được chí khí phiêu dật cao siêu của người ấy…”. Nguyên lý âm dương, trong âm có dương, trong dương có âm, thịnh suy đắp đổi được ứng dụng để xem xét con người, phân tích sự vận động của thế cuộc dễ thấy trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và các nhà nho khác.


[5] Loại sách biên soạn giúp người làm thơ tra cứu các cặp từ và cụm từ đối xứng theo luật âm dương này thời xưa có khá nhiều. Ví dụ trong Lạp ông đối vận của Lý Ngư đời Thanh có hàng ngàn cặp từ đối cho sẵn để dạy trẻ em làm thơ, như: thiên đối với địa, vân – phong, đại lục – trường không, - sơn hoa – hải thụ, xích nhật – thương khung… Người làm thơ chỉ cần học thuộc bảng đối cho sẵn này, đến khi làm thơ chúng tự bật ra một cách vô thức. Nhưng việc dạy làm thơ kiểu này dễ dẫn đến sự giả tạo, thiếu chân thực, dùng chữ sẵn, chữ mượn.

Phụ lục:

Một số cặp đối lưỡng phiến trong Cung oán ngâm khúc

-Áng đào kiểm đâm bông não chúng,
Khóe thu ba rợn sóng khuynh thành,
Bóng gương lấp loáng trong mành,
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa //

Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn,
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa,
Hương trời đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.

- Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương,
Cờ tiên rượu thánh ai đang,
Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm. //

Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã,
Địch lầu thu đường gã Tiêu Lang,
Dẫu nghề tay múa miệng xang,
Thiên tiên cũng xếp nghê thường trong trăng.

- Nào dạo lối vườn hoa năm ngoái,
Đóa hồng đào hái buổi còn xanh.
Trên gác phượng, dưới lầu oanh,
Gối du tiên hãy rành rành song song.

Bây giờ đã ra lòng rẻ rúng.
Để thân này cỏ úng tơ mành.
Đông Quân sao khéo bất tình,
Cành hoa tàn nguyệt, bực mình hoài xuân. //

Nào lúc tựa lầu Tần hôm nọ,
Cành liễu mành bẻ thuở đương tơ.
Khi trướng ngọc, lúc rèm ngà,
Mảnh xuân y hãy sờ sờ dấu phong.

Bây giờ đã ra lòng ruồng rẫy,
Để thân này nước chảy hoa trôi
Hóa công sao khéo trêu ngươi,
Bóng đèn tà nguyệt tẻ mùi ký sinh.

- Khi trận gió lung lay cành bích,
Nghe rì rầm tiếng mách ngoài xạ
Mơ hồ nghĩ tiếng xe ra,
Đốt phong hương hả mà hơ áo tàn.

Ai ngờ tiếng dế than ri rỉ,
Giọng bi thu gọi kẻ cô phòng.
Vắng tanh nào thấy vân mồng,
Hơi thê lương lạnh ngắt song phi huỳnh. //

Khi bóng nguyệt chênh vênh trước ốc,
Nghe vang lừng tiếng giục bên tai:
Đè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi,
Nghiêng bình phấn mốc mà nhồi má nheọ

Ai ngờ tiếng quyên kêu ra rả,
Điệu thương xuân khóc ả sương khuệ
Lạnh lùng nào thấy ỏ ê,
Khí bi thu sực nức hè lạc hoa

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Bài ca Hồ Chí Minh (the Ballad of Ho Chi Minh)

Bài ca Hồ Chí Minh (the Ballad of Ho Chi Minh)






----------

Nhân dịp 19-5, ngày sinh nhật Bác, chúng ta hãy cùng nghe lại bài ca bất hủ The Ballad of Ho Chi Minh của nhà soạn nhạc, nghệ sĩ Ewan MacColl:



Tác giả bài hát là nghệ sĩ nổi tiếng người Anh gốc Scotland, tên khai sinh là Jams (Jimmie) Henry Miller. Ewan MacColl sinh ngày 25-1-1925 tại Salfont, Lancashire và mất ngày 20-10-1989. 
Nghệ sĩ Ewan MacColl

Bài hát mang phong cách nhạc truyền thống Ireland này được Ewan MacColl sáng tác và trình diễn lần đầu tại các thành phố của nước Anh vào những năm 1954, 1955. Sau đó, vào những năm cuối thập niên 1960 nó được biểu diễn rộng rãi tại các nước châu Âu như một ca khúc điển hình trong phong trào phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Bài hát cũng được ca sĩ người Mỹ Pete Seeger, anh vợ của Ewan MacColl phổ biến trong các phong trào phản chiến sôi động tại nước Mỹ.
Năm 1967, Ewan MacColl và vợ là Peggy Seeger đã biểu diễn bài hát này tại “Đại hội Liên hoan quốc tế ca hát phản kháng chiến tranh” diễn ra ở La Habana (Cuba). Sau đó, bản nhạc được tặng lại cho đoàn đại biểu Việt Nam mà ca sĩ Quang Hưng là đại diện, ngoài bìa bản nhạc còn có 4 câu thơ đề từ:
“In life there are things can’t change
The bird not subjugated ever 
These people live forever with time
Ho Chi Minh!
Dịch:
“Trên đời có những điều không thể đổi thay
Có những loài chim không khuất phục bao giờ
Có những con người sống mãi với thời gian
Hồ Chí  Minh!”.
Nhạc sĩ Nguyễn Phú Ân là người đặt lời Việt cho bài hát (chi tiết này nay ít người biết đến) và ca sĩ Quang Hưng là người đầu tiên hát bài hát này với lời Việt, cũng vào ngày sinh nhật Bác, 19-5-1967 tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội.
Ca sĩ Quang Hưng và nhạc sĩ Nguyễn Phú Ân, người đặt lời Việt cho bài hát
Video dưới đây là bài hát do ca sĩ Quang Hưng trình bày:

Ca khúc The Ballad of Ho Chi Minh còn được phổ biến bằng nhiều thứ tiếng khác, xin trân trọng giới thiệu một số phiên bản dưới đây:

BẢN GỐC TIẾNG ANH CỦA EWAN MACCOLL:




BẢN TIẾNG VIỆT CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN PHÚ ÂN:


Miền biển Đông, xa tắp nơi chân trời
Người dân ở đó lầm than đói nghèo
Từ đau thương Người đi khắp năm châu
Lòng tin mặt trời chân lý sáng soi
Rọi chiếu tới dân mình

Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!
Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!

Vượt trùng sóng người đi khắp phương trời
Luyện tôi ý chí lòng nuôi căm thù
Hồ Chí Minh ngày đêm xót thương dân 
tộc nô lệ vì đế quốc dã man
Giày xéo đất nước mình

giày xéo Đông Dương này, 
tàn sát bao con người

Từng giờ cháy lửa cách mạng lan tràn
Từ rừng Việt Bắc vào đến Tháp Mười
Hồ Chí Minh niềm tin đấu tranh cho 
tự do điệp trùng đội ngũ lớn lên
Ngày thêm mỗi trưởng thành 

một ý chí tuyệt vời, 
bằng chiến công diệt thù

Lòng thành kính toàn dân gọi Cha già
Vì Người đã sống để cho muôn người
Hồ Chí Minh mùa xuân chứa chan muôn niềm tin
Người từ chân lý sinh ra
Vì thế giới hoà bình 

Người hiến dâng đời mình
Người hiến dâng đời mình
Người hiến dâng đời mình

Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!
Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!

 

PHIÊN BẢN TIẾNG Ý CỦA BRUNO PIANTA:


BALLATA DI HO CHI MINH

Tanto lontano in estremo oriente
Oltre il Laos e il suo confin
Vive l'uomo che è padre della gente vietnamita
Il suo nome è Ho-Chi-Minh 

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Ho-Chi-Minh andò sul mare
La vita si guadagnò così
Il lavoro più duro fu quel che lo educò
Lo sfruttamento fu l'a b c

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Ho-Chi-Minh ritornò in patria
Fame e miseria vide allor
Vide i suoi fratelli ridotti come schiavi
E dappertutto l'invasor

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Ho-chi-minh se ne andò in montagna
Quaranta eroi lo seguiron là
A combattere contro l'invasore eran decisi
Per la morte o la libertà

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Eran quaranta poi furon cento
Poi centomila con Ho-Chi-Minh
I francesi poi furono cacciati con la lotta
Dai soldati del Viet-Minh

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Ogni soldato è un contadino
Ieri sera a zappare andò
Stamattina si butta la mitragliatrice in spalla
E combatte per lo zio Ho

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Oggi il nemico è ancor più forte
Ma sconfiggere non ci può
Combattiamo per la rivoluzione popolare
Per il Vietnam e lo zio Ho

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

 

Phiên bản tiếng Pháp của Francesca Solleville:

 

LA BALLADE DE HO CHI MINH

Tout là-bas au soleil levant
du côté de la mer de Chine
Il y a un homme que tout un peuple révère comme un père, 
et cet homme était Ho-Chi-Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Ceux du Nord e ceux du Delta
ceux des montagnes et ceux des plaines
mènent le meme combat pour chercher des fusils
jeunes et vieux tous units derrière Ho Chi Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Ho Chi Minh partit vers son temps
dans la marine pendant trois ans
là, les privation les humiliation l'exploitation
ont été son pain quotidien.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Quand il fut du retour au pays
il fallait voir ce qu'il a vu
misère et famine et des soldats étrangers
terrorisant son pauvre peuple d'Indochine.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Ho Chi Minh et une poignée d'hommes
s'en sont allés dans les montagnes
au nom de leur frères terreur de l'ombre
alors se jurèrent de chasser tous les aggresseurs.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Une poignée et puis des centaines
et les centaines sont des milliers
et grandit l'armée qui va libérer toute l'Indochine
la vaillante armée du Viet Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Soldat le jour, paysan la nuit
le soir venu c'est un grand parcours
au matin il passe la bretelle de son fusil
à l'épaule, telle est l'armée de l'oncle Ho.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Des montagnes et de la jungle
des hauts plateaux et des rizières
les hommes et les femmes sont commes des graines
dans tout le Viêt-Nam la victoire est la liberté.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Et du Nord jusqu' au bout du Delta
l'armée avance, l'armée Viet Minh
et le vent se tait long les bords du cap d'Indochine
liberté fête et Ho Chi Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, Ho Ho Ho Chi Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, Ho Ho Ho Chi Minh.

 

Phiên bản tiếng Tây Ban Nha của Rolando Alarcón:

BALADA DE HO CHI MINH

En Saigón la montaña ruge
y los valles en silencio están
porque el joven y el viejo campesino
luchan por la libertad para su Vietnam.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Ho Chi Minh era un marinero
que una tarde regresó feliz
y encontró que su pueblo estaba triste;
triste no era la esperanza de Ho Chi Minh.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Ho Chi Minh se fue a la montaña
y su pueblo también marchó
y soñaba que su tierra era libre,
contra el enemigo y contra el invasor.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Y creció como un mar gigante
cien y miles junto a Ho Chi Minh.
Florecían soldados para el pueblo,
para dar la libertad, para el Viet Minh.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

"Libertad" gritan las banderas
y en la selva se oye una canción:
es el pueblo que marcha a la victoria,
paz y libertad serán para el Vietnam.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh
 
Phiên bản tiếng Thụy Điển của nhóm Knutna Nävar:

BALLADEN OM HO CHI MINH

Långt borta, bortom oceanen.
Långt bortom havets östra strand
fanns en man som var ledare för folket i Vietnam
och hans namn det var Ho Chi Minh

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Ho Chi Minh var sjöman på haven
han levde länge borta från sitt land
Han såg imperialismens härjningar
utsugning och förtryck

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Ho Chi Minh studerade Marx och Lenin
byggde upp Partiet som visar vägen fram
Dom blev hjältar i det vietnamesiska folkets kamp för ett enat och fritt Vietnam.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Fjorton män blev till hundra
blev hundratusen och Ho Chi Minh
han ledde och enade Vietnams starka folkarmé
för landets befrielse

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Varje bonde är en soldat
när kvällen kommer tar han sitt gevär
Om dagen jobbar han på fälten
detta är folkets motståndskraft

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Från alla berg och djungler
från risfälten och slätterna
marcherar män och kvinnor i befrielsearmén
Folket Segrar där de drar fram 

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh
 
Phiên bản tiếng Phần Lan của Elvi Sinervo:

BALLADI HO TŠI MINHISTÄ

Vuorten tuolla puolen asuu
kaukana kansa Vietnamin
Eli siellä mies
rakastama Indokiinan kansan
ja se mies oli Ho Tši Minh
Ho Ho Ho Tši Minh

Kiersi maita länttä, itää
maailman tunsi, tiesi tään
että valta on sillä
jolla raha on ja armeijat
vaan kansaa riistetään
Ho Ho Ho Tši Minh

Synnyinmaahan saapui jälleen
aika kun vaihtui. Mutta ei
kansa saanutkaan vapautta
Uudet sortajat sai
ja se kaiken toivon vei
Ho Ho Ho Tši Minh

Kotkat lentää korkealla
Vuorilla sissiarmeijaa
johti Ho Tši Minh
Aika oli tullut Vietnamin
jo vieras sortaja karkoittaa
Ho Ho Ho Tši Minh

Lentoon nousee vuorten kotkat
taisteluun kansa Vietnamin
Tuuli kuljettaa
vapauden viestin kautta maan
On kohta saapuva Ho Tši Minh
Ho Ho Ho Tši Minh
Ho Ho Ho Tši Minh

Phiên bản tiếng Nhật của Hidaka Yoshi:
 

ホーチミンのバラード 
とおい海のむこう 
東の海のむこう
インド・シナの父とよばれる
その人の名はホーチミン
山に デルタに 
若者も年よりも
自由のためにたたかう
ホーチミンとともに
わかいホーチミン 
船に乗り海をこえ
国をでてまなんだことが
彼も未来をきめた
彼が帰ってきて 
そこに見たものは
うえと貧乏と他国の兵士
おもい靴音ひびく
ひとに呼びかけて 
山にのぼった
解放軍がそこにうまれた
彼はきたえられた
夕べにくわをもち 
朝にはライフル
兵士たちはみんな百姓
それがホーチミンの兵士
平野にジャングルに 
山にも海辺にも
インド・シナの兵士はすすむ
男も女もすすむ
平和と自由と 
そしてホーチミン
インド・シナの旗をなびかせ
ベトミンの兵士はすすむ

------