Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

NHẠC DƯƠNG PHƯƠNG LINH







Dương Phương Linh - chân dung tự họa

MỘT LẦN

Thơ & Nhạc : Dương phương Linh
Trình bày : Mộng Trang
Hòa âm : Eric Miller
Vidéo & Photos : P.Linh



LẠC MẤT NỤ CƯỜI

Nhạc & lời: Dương Phương Linh
Trình bày : Mộng Trang
Hòa âm : Eric Miller


NGƯỜI ĐÀN BÀ ( Trích tiểu luận triết học Scientia sacra)



HAMVAS BÉLA


1.

Tư duy theo kiểu kết cấu gương về nhận thức của con người lịch sử không ở đâu tự trả thù chính mình như khi bàn đến bản chất và sự sống của người đàn bà. Nghĩa là khi một người nào đó tin rằng đàn bà là một nửa của đàn ông, thực ra họ đã hiểu sai hoàn toàn về hiện thực. Ở đây trong cách tư duy của con người lịch sử đã lộ rõ bản chất hoàn toàn bất lực của nó. Khối lượng văn bản đồ sộ nói về đàn bà hoàn toàn có thể vứt đi.

Gần đây nhất, khi người ta nói về sự bùng nổ của chiêm tinh học, sự chú ý đến tính chất lưỡng tính của con người được coi như một khám phá vĩ đại. Trong thời hiện đại, ngoài một vài nhà huyền học và nhà thơ, không có tư tưởng nào có thể chấp nhận khi bàn về sự sống đàn bà.

Như mọi tư tưởng của thời cổ, nền tảng cần xuất phát: sự siêu hình. Vì chỉ từ cơ cấu ý nghĩa, từ hình ảnh, từ truyền thuyết không thể hiểu được nguồn gốc và bản chất của sự sống đàn bà. Có một điều bí ẩn không thể đặt tên và không thể nắm bắt mà người ta gọi là sự nhạy cảm siêu hình, là kinh nghiệm đầu tiên linh hồn kinh nghiệm, trước khi có tất cả các cơ cấu, hình ảnh truyền thuyết. Sự sống đàn bà chỉ có thể hiểu được từ đấy.

Bí ẩn của thế gian không phải là hai giới tính riêng biệt, không phải hai giới tính trong MỘT, mà là giới tính cổ. Bởi vì hai giới tính là hai, còn giới tính cổ là MỘT. Sự bí ẩn của sự sống đàn bà nằm ở nơi MỘT biến thành hai.
Vấn đề này mang một ý nghĩa sâu sắc, nghiêm chỉnh, đầy khó khăn và chưa nghe thấy bao giờ; nhưng sự tuyệt vời ở chỗ chính trong vấn đề này, thứ sâu sắc, khó khăn, nghiêm chỉnh và có ý nghĩa chỉ duy nhất có MỘT, chính đây là sự thống nhất lớn nhất giữa các truyền thống. Sự thống nhất này đôi khi theo đúng nghĩa cứ như có một sự thỏa thuận trước.

Tiếng Sankhja của Ấn độ gọi cái MỘT cổ, hiện thực cổ không thể chia cắt, cái bản chất cổ trước nhất của tạo hóa là Purusa.

Sự thể hiện đầu tiên của Purusa: là bản thân nguyên lý thế giới tạo hóa, là kẻ tạo dựng, là cái nôi, là nguồn gốc của mọi hình thức: Prakriti.

Purusa là sự sống cổ không chất và không thể chất hóa, là cái vô danh, vô giới hạn, cái tuyệt đối.

Prakriti là các chất lượng, các tên gọi, các giới hạn, các hình thức, là cái toàn bộ của các sinh linh.

Purusa là sự sống đàn ông, Prakriti là sự sống đàn bà.

Sen-sien-kien của Trung quốc nói như sau:” Tất cả, cái có hình dạng, đều từ cái vô dạng bước ra. Cái không có hình dạng, cũng không có điểm dính mắc. Như vậy hình dạng là bản chất cổ của các sinh linh. Trong đó chứa đựng sự chuyển đổi lớn lao vô tận, CÁC NGUỒN LỚN, KHỞI THỦY, SỰ TINH KHÔI. SỰ CHUYỂN ĐỔI vẫn vô hình, CÁC NGUỒN là sự bắt đầu của các sức mạnh; KHỞI THỦY là cái bắt đầu của các hình dạng; SỰ TINH KHÔI là vật chất đầu tiên”.

Cái vô hình, thứ chưa có điểm dính mắc: là dương, là sự sống đàn ông. Hình dạng, bản chất cổ của các sinh linh chứa đựng SỰ CHUYỂN ĐỔI, CÁC NGUỒN LỚN, KHỞI THỦY, SỰ TINH KHÔI: đấy là âm, là sự sống đàn bà.
Trong truyền thống Ấn độ và Trung quốc đều có nghĩa như vậy. Và truyền thống Iran, Hêber, Ai cập cũng thế.

Tất cả siêu hình đều ghi nhận, cái đầu tiên, vô chất và không thể chất hóa, cái bản chất đi trước sự tạo dựng và các hình dạng là đàn ông( Purusa, Átman, Adam). Còn đàn bà là Prakriti, maja, Éva, Thái Âm, Csih, là sự tạo dựng các hình dạng, là phụ mẫu, là vật chất đầu tiên, mà truyền thống Trung quốc gọi là KHỞI THỦY, là các tên gọi, các sinh linh, là tổng thể và hình dạng cổ của các giới hạn và các tạo phẩm.

Khi giải nghĩa các hình ảnh truyền thuyết, có thể phát biểu thành lời sách thiêng Do thái như sau: Adam là con người đầu tiên; là con người, là nhân loại, là chúa tể của thiên nhiên, là sinh linh tinh thần; là bản sao của TẠO HÓA. ĐẤNG TỐI CAO từ xương sườn của Adam tạo ra Éva, người đàn bà.

Nhưng người đàn bà, trong khoảnh khắc bước vào sự sống đã là: người mẹ. Và không chỉ là người mẹ của những đứa con của Adam và Éva, của toàn bộ nhân loại mà còn là người mẹ của chính Adam nữa.

Sự bí ẩn này ở các nơi khác cũng trình bày như vậy. Nữ thần mẹ trong truyền thuyết của tất cả các dân tộc đều là mẹ của các vị thần, và là mẹ của cả vị thần đã tạo ra nữ thần mẹ. Khi ghi nhận những văn bản truyền thống, sự bí ẩn thoạt nhìn có vẻ nghịch lý này dễ hiểu một cách phổ quát đến mức không cần sử dụng những hình ảnh tượng trưng sáng sủa hơn.

Tri thức từ đó đến nay đã nhợt nhòa và biến mất. Ngày nay tất cả mọi người sẽ đều ngơ ngác không hiểu gì cả, nếu trong những chương sách của cuốn Mysterium Magnum không bộc lộ trực giác thần thánh của Jakob Böhme.

Theo cuốn sách này: „Adam là đàn ông và là đàn bà, hoặc không là ai, mà là một sinh linh trinh nguyên, là sự trong sạch, là hình ảnh cổ e lệ, là bản sao của Thượng đế; là cả hai bản chất cổ: vừa là lửa, và là ánh sáng, có cả hai trong Adam.”

Lời giải thích: Adam không mang hai giới tính, mà mang giới tính cổ. Giới tính cổ là trạng thái trong đó hai giới tính là một: „đàn ông và đàn bà, và không là một trong hai thứ.”

TẠO HÓA không tạo dựng ra Eva để phù hợp với Adam. Về điều này không hề ai nói đến. Böhme cho rằng: Đấng Tối cao đã tạo ra Eva từ bản chất của Adam.”

Cần phải hiểu điều này như thế nào?

Cần hiểu: Tạo Hóa lấy ra bản chất cấu thành sự sống của Adam, và từ đó, từ sự sống cô đọng này tạo dựng ra Eva. Bởi vậy Eva như một con người và như bản chất của sự sống bước vào sự sống: Matrix mundi - như Böhme viết: là mô hình cơ bản của thế gian, là hình ảnh cổ, hình dạng cổ: đấy là người mẹ cổ.
Ý nghĩa ẩn náu trong tiếng Sankja Ấn cổ cũng như vậy khi gọi cái toàn thể của các tên gọi, các giới hạn, các hình thức, các bản chất là Prakriti.

Bởi vậy Sen-sien-kien Trung Quốc gọi Thái Dương là hình ảnh cổ của thế gian. Bởi vậy trong các truyền thuyết, nữ thần Mẹ là mẹ của các vị thần. Là mẹ của mọi hình dạng, mọi bản chất, mọi vật chất, của sự đông đảo, của mọi thấu kính, mọi giác quan, mọi lý tưởng.

Mẹ: người mẹ của thế gian. Magna Mater. Là người mà từ đấy sự đông đảo của sự sống vĩnh viễn tuôn chảy. Là Mater và Matrix. Không phải một nửa của Adam, không phải một mặt kia của sự đối xứng, mà là bản chất của Adam.

Là người bước vào sự sống muộn hơn, muộn hơn trong thời gian nhưng về bản chất, vượt qua Adam. Đấy là nữ thần Mẹ, là Maat và Izisz của Ai cập, là Gaia Hy lạp, là Maja Ấn độ, là EL Ruah và En-sof Do thái, là Dương của Trung quốc, cũng là tạo phẩm của nguyên tắc tinh thần-đàn ông-thượng đế cổ- nhưng tạo phẩm này tuyệt đối, có trước và trên cả Tạo hóa. Đây là sự ra đời huyền bí của người đàn bà.



2.



Phần sau đây so với phần trước cũng không kém sâu sắc, khó, và nghiêm chỉnh, và đầy ý nghĩa. Ở đây một lần nữa nếu không nhắc đến khái niệm Sophia của Böhme, không gì có thể diễn tả cho con người lịch sử hiểu nổi.

Böhme không đặt ra cái tên Sophia. Trong thời trung cổ đây là một truyền thống bí mật của các nhà giả kim mà phái ngộ đạo thời Alexandria, đặc biệt là Philon mang trở lại với thời cổ Ai cập. Văn bản mang tính chất Hermetikus nói về Tinh khôi thế giới (Kore kosmos) rất có thể đã dựa trên nền tảng truyền thống hàng nghìn năm.

Truyền thuyết Sophia cho rằng khi con người bắt đầu bị vật chất hóa, Adam thực thể, bản chất đầu tiên, và cổ nhất” hình ảnh cổ e lệ của thực thể trinh khiết, trong sạch” không rơi xuống vật chất mà ở lại trong thế giới tinh thần.

Thực thể trinh khiết này là Sophia-sự Thông Thái.” Sự Thông Thái là bản sao của Tình Yêu Thương”- „Tình yêu Thương nhìn thấy và nhận ra mình trong sự Thông Thái.”

Sophia trong hình hài cô gái trinh khiết ở lại với Thượng đế, và Eva „người đàn bà” Adam rơi xuống vật chất, người đàn bà bằng xương-thịt Eva thay thế vị trí này.

Sophia là lý tưởng, là Mẹ Trinh nữ cổ của thế giới, là Matrix, là sự Thông Thái mà Tình Yêu Thương nhận ra nó ở đấy, Sophia là Eva của Trời, là nàng con gái Trinh khiết. Còn Eva là thực thể trần tục, là bản sao, là phụ bản đã đánh mất bản chất vũ trụ, được sắp đặt bên cạnh con người đã bị vật chất hóa.



3.



Giờ đây để hiểu những phần tiếp theo không mấy khó khăn.

Cần phân biệt giữa cái đẹp và sự quyến rũ.

Con người thông thường cho rằng đàn bà và cái đẹp như nhau, điều này được coi như sự tất nhiên tự thân. Đến mức người ta chỉ phân biệt cái đẹp từ bản chất đàn bà trong một số trường hợp ngoại lệ. Con người cho rằng hình ảnh tượng trưng tái tạo vĩnh cửu của bản chất vĩnh cửu của cái đẹp là đàn bà trên thế gian: trong hình dáng của họ, trong giọng nói, cử chỉ. Con người không nhận ra, khi họ nói người đàn bà đẹp, thực ra họ đồng nhất Eva và Sophia, họ đồng nhất người đàn bà với hình ảnh cổ đầu tiên, Sophia.

Sự đồng nhất này trong thiên nhiên vật chất là không thể loại bỏ. Con người không bao giờ có thể nhìn người đàn bà một cách khác, bởi vì không bao giờ thoát khỏi người đàn bà đầu tiên – Sophia- Trinh Nữ cổ, nhưng cũng không bao giờ thoát khỏi thực thể đàn bà tồn tại trong thế gian giác quan.

Giữa những kỷ niệm cổ lưu giữ trong con người, sau hình ảnh cổ về Thượng đế ngay lập tức tiếp đến hình ảnh người đàn bà cổ: thực thể Cổ, mà con người đã đánh mất, và mong muốn tìm thấy lại, thực thể chân chính từ bản chất của họ, mà Eva chỉ là bản sao trần thế thô thiển.

Con người không bao giờ tin tưởng một cách hoàn toàn và đầy đủ vào Eva, không trở thành một với Eva được. Trong bản chất sâu thẳm nhất con người luôn luôn tiếp đón người đàn bà trần thế bằng sự bảo trì. Và cái sinh linh sâu thẳm nhất này biết Eva không có nghĩa là cái đẹp, mà cái đẹp là Cô gái Trời.

Trong chừng mực người ta thấy người đàn bà trần thế đẹp, khi họ nói hoặc cho rằng như vậy, đấy là lúc con người đã đồng nhất một cách sai lầm người đàn bà trần thế với người đàn bà trời, và lẫn lộn cả hai( adhjása). Nhưng sự nhầm lẫn này không chỉ hợp luật, không thể tránh khỏi, không thể chống đỡ nổi mà còn không giảm bớt cả sự mê muội của họ.

Eva không đẹp. Eva quyến rũ. Eva là thực thể đã để lại sắc đẹp trong thế giới tinh thần và đổi lấy sự quyến rũ. Người đàn bà trần thế không đẹp mà quyến rũ. Và con người, khi nói đàn bà đẹp, là họ nhầm lẫn Người Con Gái của Sắc đẹp – thực thể thật sự của bản chất con người với sự quyến rũ và sắc quyến rũ.

Toàn bộ sự sống của người đàn bà trần thế nằm trong sự quyến rũ. Sự quyến rũ là sự vật chất hóa của đàn bà. Trên họ là dấu ấn của các Quyền lực, bên trong họ: tính cách, hình ảnh. Đàn bà trang điểm, ăn diện, tìm cảm hứng trong việc, chưa nói đến bản chất bên trong, mới chỉ ở hiện thực thân xác họ đã xoay khác với nguồn gốc thiên nhiên, mới chỉ ở hình dáng vật chất, họ đã thay đổi và che đậy.

Mục đích duy nhất của họ: quyến rũ. Trở nên quyến rũ.

Sự quyến rũ vô sinh và trống rỗng, vô đích và vô nghĩa. Tại sao? Tại sao phải quyến rũ? Để thống trị? để nắm quyền lực? Tìm giới tính cho khả năng sinh sản?

Không. Người hiểu được sự quyến rũ là người nhận ra sự kiêu ngạo trống rỗng bên trong đàn bà, tội lỗi bắt nguồn từ cái TÔI đàn bà- sự ngạo mạn đàn bà. Từ sự quyến rũ không nảy sinh tình yêu, hôn nhân, sự thống trị, quyền lực, chiến thắng, vinh quang, hạnh phúc, sự yên ổn, sự thức tỉnh, sự cao thượng.

Từ sự quyến rũ không nảy sinh bất cứ cái gì: toàn bộ chỉ là một trò chơi phép thuật nhân tạo sặc sỡ, ngây ngất và mù quáng, một thứ bỏ bùa và làm mê mẩn, nhưng nếu trò chơi tan ra, cả kẻ đi quyến rũ lẫn người bị quyến rũ đều thất vọng, tội nghiệp, đều còn lại một mình một cách cay đắng và trống rỗng.

Sự quyến rũ và sắc quyến rũ là sự bù đắp và giả danh sắc đẹp cùng sự thông thái: đây là sắc đẹp và sự thông thái bị rơi vào tội lỗi. Bởi vì sắc đẹp và sự thông thái của Sophia là tình yêu thương và đánh thức tình yêu thương; Sự quyến rũ của Eva đánh thức ảo ảnh.

Sắc đẹp của Sophia ràng buộc vĩnh cửu: nhập làm một với nhau trong tình yêu thương để quay trở lại MỘT trong thời gian vô tận. Sự quyến rũ của Eva khiến người ta ngất ngây, nhưng khi tỉnh giấc sau sự ngây ngất mới té ra không hề có sự hội nhập làm một; toàn bộ chỉ là ảo ảnh và phép thuật.

Và đây là hoàn cảnh khiến tất cả mọi người đều hiểu sai, khi cho rằng bản thân Eva, kẻ đi quyến rũ không thất bại, không bị lừa dối bị phù phép như Adam, kẻ bị Eva lừa dối và phù phép. Thực ra, người đàn bà trong sự quyến rũ cũng chính là nạn nhân như người đàn ông.

Bởi vì sự quyến rũ của Eva có nghĩa là: thông qua bản thân mình, Eva mang sự quyến rũ đến thế gian. Vì Eva, thế gian đầy rẫy ảo ảnh, sự quyến rũ, phép màu: những vẻ bên ngoài lôi cuốn, các hình ảnh, các mặt nạ, mà sau chúng chẳng hề có cái gì, bởi con người rơi vào phép màu mà nó tự biết nó bị lừa.

Người đàn bà trần thế có một mục đích duy nhất là quyến rũ, một cách vô thức, không cố ý, và sâu sắc hơn nữa: theo bản chất. Và đấy cũng là định mệnh của họ. Đàn bà sợ nhất: già đi và xấu đi. Bởi nếu đàn bà là đẹp, sẽ không bao giờ xấu đi và già đi.

Sắc đẹp không phải là một tính chất để có thể đánh mất, sắc đẹp không phải một đặc tính, mà là một sự tương đồng với Thượng đế. Thứ có thể bị mất, và thứ đàn bà có thể mất, đấy là sự quyến rũ. Bởi vậy họ sẽ xấu xí và sẽ già nua. Sắc đẹp không phải là cái gì bên ngoài đích thực.

Từ đâu chúng ta biết điều này? từ một thứ đúng là cái đẹp: từ nghệ thuật. Ở đó có cái đẹp, và còn lại vĩnh viễn. Trong nghệ thuật cái đẹp đã hiện thực hóa. Cái đẹp là lửa và ánh sáng rạng rỡ ngự trị trên toàn bộ thực thể.

Vẻ ngoài ngây ngất, đấy là sắc quyến rũ; là quần áo, mỹ phẩm,vai trò, nụ cười cử chỉ và phong cách đã học được. Và cái mà đàn bà đánh mất: các công cụ quyến rũ. Và cái mà kẻ đi quyến rũ buộc phải trải qua như một định mệnh: thừa nhận thứ đã lựa chọn là chiếc mặt nạ chứ không phải một khuôn mặt.



4.



Sự sống người căng thẳng giữa sự tỉnh táo của ý nghĩa thượng đế và sự mê muội tối tăm. Giữa sự sống đàn bà là Sophia, Cô gái Trời và mụ phù thủy già đáng ghét, kẻ quyến rũ thất bại.

Truyền thống biết đến các tên gọi khác nhau của Sophia, cũng như biết đến tên gọi của các phù thủy – Hekate của Hy lạp, Dakini của Tây tạng, Kinapipiltin của Mexico- và truyền thống biết rằng, đây là con đường sự sống của đàn bà: sự tỉnh táo của người đàn bà là Sophia, là Cô gái Trời, là Cái Đẹp, sự Thông Thái, Tình Yêu Thương. Còn nỗi mê muội của đàn bà: sự quyến rũ, lôi kéo, phép màu phù thủy thể xác, những thứ mà người đàn bà là nạn nhân đầu tiên của nó.

Sự nhốn nháo hỗn loạn của sự sống trần thế, mà Veda gọi là luân hồi (szamszara), là bản chất quyến rũ và lôi kéo của sự sống vật chất, là maja. Đây là tính chất Prakriti, tính chất âm, là ảo vọng, sự mờ mịt, là mặt nạ, tấm màn che, là ảo ảnh, là vô tận của sự phản chiếu.

Bởi vậy truyền thống cổ gọi đất, thiên nhiên vật chất, sự sống thân xác con người là đàn bà, đấy là nguồn gốc và mang tính chất đàn bà. Đấy là luân hồi: các hình dạng, các thực thể, các ảo tưởng, sự phun ra và tuôn trào vô tận của các hình ảnh – một quá trình liên tục không thể dừng lại từ thế giới đàn bà. Đây là”nước” như Thales đã nói: là bắt đầu của mọi sự vật.

Thời kỳ lịch sử tưởng rằng người đàn bà đã cá nhân hóa tính chất ảo của thiên nhiên vật chất. Với niềm tin này tất nhiên con người luôn luôn sống trong viparjaja. Viparjaja có nghĩa là sự đảo ngược ý nghĩa gốc của sự vật.

Cái đầu tiên không phải là thiên nhiên vật chất mà là người đàn bà. Bởi vì khi con người-đàn ông và đàn bà- bị vật chất hóa, thực chất thế giới tinh thần đã bị vật chất hóa. Con người đã mang theo cả thiên nhiên lao xuống bóng tối. Và từ đó trở đi từ thực thể đàn bà tràn ngập ảo ảnh này, phép màu này để sự đông đảo nhốn nháo một cách hỗn loạn, để tràn lan một sự sinh sôi không thể dừng lại, nhưng trong toàn bộ sự đông đảo trống rỗng và không có gì hết;

Đây là sự quyến rũ mãnh liệt, vọng tưởng, như người Hy lạp nói: pszeudosz, apaté : không cái gì mang khuôn mặt riêng, không gì và không ai là riêng mình, chỉ là chiếc mặt nạ, mặt nạ lừa gạt, trong đó sự sống” đến ý nghĩa cũng không được thể hiện”, bởi vì toàn bộ sự thoái hóa thuần túy chỉ là tiểu xảo, lừa lọc, một hội hóa trang đánh lừa.

„ Nơi không có cái gì ở đúng vị trí riêng của nó, ở đó tất cả chỉ muốn biến vị trí của người khác thành sự tranh cãi…Và không có gì ở đúng vị trí riêng của nó, chỉ bắt buộc phải có bởi người khác.”

Ảo ảnh, maja, không-hiện thực, như Platon nói, không phải là trạng thái bên ngoài. Đây là vị trí bị cưỡng bức phải tỉnh táo trong đờ đẫn. Đây là sự cưỡng bức trong ảo ảnh, là trạng thái ý thức mà Veda gọi là luân hồi (szamszara) và truyền thống Hy lạp gọi là ananke.

Linh hồn quanh quẩn giữa những hình ảnh tự phù phép riêng trong một nhu cầu. Đây là sự tê liệt của ý thức mà szamszara và ananke đã thắt nút những sợi dây của số phận, dệt, đánh dạt, cắt rời: đây là những Moira, là những người đàn bà Định Mệnh, những kẻ phủ trên mặt mạng khăn choàng nặng dày, ngồi dệt và xe chỉ, vĩnh viễn và vô nghĩa, vô lý tháo tung những sợi dây sự sống của con người theo sự thất thường của họ.



5.



Sự thất bại của đàn bà mang đến trạng thái bất tỉnh của linh hồn trên thế gian, nghĩa là linh hồn vật vờ lầm lạc trong sự phù phép. Trong trạng thái bất tỉnh này, như người Ai cập nói:”linh hồn thay đổi một cách bất lực theo điều nó muốn”. Bởi vậy thực thể thay đổi, biến thành sự đông đảo, sự sặc sỡ, sự hóa trang, thuần túy là nhầm lẫn (pszeudosz) thuần túy là mặt nạ.

Linh hồn đánh mất hình ảnh cổ, ánh sáng của Sophia, sự Thông Thái và Tình Yêu Thương. Và vì đánh mất ánh sáng cổ, nên cái gì nó cũng muốn, với khả năng thay đổi vô hạn, nó luân hồi trong các mức độ và góc cạnh không thể tính toán được mọi biến thái. Đây là ý nghĩa tượng trưng của một trong những tư tưởng luân hồi thời cổ.

Linh hồn ở trong trạng thái bị cưỡng bức, sống dưới sự phù phép và quyến rũ của những hình ảnh mộng tự thân: linh hồn không bao giờ là cái TÔI cá nhân, mà là CON NGƯỜI, là NHÂN LOẠI, là LINH HỒN NGƯỜI, tồn tại không mục đích, phục vụ cho chuẩn mực riêng của mình với khát vọng thay đổi, mơ ước tất cả các hình ảnh mộng, rơi vào tất cả mọi ảo ảnh, một cách tò mò, mê muội; liên tục nhầm lẫn bản thân với các hình ảnh mộng, và đồn nhất mình với các kiểu mặt nạ.

Đây là maja mà linh hồn nếu tự đánh mất mình có thể hút vào. Tính chất linh hồn của nó từ từ, sau hàng triệu năm ngót dần, tan loãng. Nó có thể rơi vào hòa với lũ ma quỷ, quái vật, ma cà rồng, rơi vào các bông hoa, các loài chim, các loại đá, các vì sao, thiên thể. Chính bởi vì sự sống-maja là như vậy, không xác định hình dạng, thực thể, hình thức sự sống.

Linh hồn trong trí tưởng tượng, trải qua những ảo ảnh ngày càng mới hơn trong giấc mộng: các thực thể, các hiện tượng, các thế giới, các hình thức được tạo dựng rồi tan ra và nhường chỗ cho những ảo ảnh mới. Những hình thức, hình dạng, thực thể, các sự kiện này trống rỗng và không nội dung. Phi bản thể. Maja là phép thuật và phi hiện thực. Là ảo ảnh của linh hồn bất lực, ảo ảnh bốc hơi bay đi không đọng lại bất cứ một cái gì.

Ở đây linh hồn sống trong sự phù phép, trong thế giới vật chất, trong trạng thái buồn ngủ: một hình ảnh duy nhất của quá khứ nó cũng không muốn từ bỏ. Nó chìm nghỉm một cách lười biếng vào những ảo giác tự thân, lặp đi lặp lại, không thức tỉnh, vô hướng, tối tăm, ngất lịm trong những khả năng vô tận riêng và sự giàu có riêng của nó.

Nó muốn nếm thử tất cả, muốn kinh nghiệm tất cả những gì nó nghĩa rằng chính là nó. Nhưng đó không phải là nó, đó là maja, là phép thuật. Sự thèm khát này, cảm giác đói khát sống này không bao giờ thỏa mãn và thật đáng xấu hổ, là sự nhồm nhoàm, nuốt chửng đời sống vô giới hạn, là đặc tính của sự sống-maja.

Trong thế giới vật chất, trong thời kỳ muộn mằn sau này, dưới thời khải huyền sự tỉnh táo gần như ngủ yên, và bản chất đàn bà này của sự sống trở thành kẻ thống trị.

Sự tham muốn trơ trẽn, thực thể đàn bà, chủ yếu là đặc tính xác thịt đàn bà, bị lộ tẩy. Lộ tẩy hay nói đúng hơn bị lên án, bởi vì đây chính là khải huyền (apokalipsis), là bản án, là giai đoạn cuối cùng của tạo hóa.

Eva là thực thể đồng hóa mình hoàn toàn với thân xác, và sự độc lập của linh hồn trong Eva không hề hiện ra cũng chẳng hề nhen nhóm. Eva càng nhầm lẫn mình với thể xác mình bao nhiêu, người đàn bà càng tham lam, đói khát và ham muốn bấy nhiêu: càng đắp lên mình một cách đói khát những ảo ảnh ham muốn của thế gian bao nhiêu, Eva càng quyến rũ nhiều thêm những thực thể và đồ vật ham muốn bấy nhiêu.

„ Mang tất cả đến đây cho ta”- thân xác đàn bà lên tiếng. Bởi vậy cái khoảnh khắc truyền thống cổ, khi con người đặt cái TÔI bản thân mình vào giữa trung tâm sự sống một cách trái phép, là bắt nguồn từ sự sống đàn bà.

Truyền thống gọi người đàn bà thân xác tuyệt đối là phù thủy. Đây là Hekate, Kinapipiltin, Dakini, những kẻ không là gì khác ngoài xác thịt thuần túy.

Đây là hình ảnh của sắc hấp dẫn cổ Sophia-Tình Yêu Thương- sự Thông Thái đã bị chìm đắm và tăm tối hóa, khi người đàn bà đồng hóa bản thân mình với xác thịt của mình, mong muốn thực hiện tính chất phổ quát của các thực thể và các sự vật bằng cách sử dụng thân xác.

Đây là sự tham lam đói khát, là hình ảnh hư hỏng của phép màu thượng đế của Sophia: là sự phù phép của quyến rũ. Tại đây người đàn bà đạt đến mức độ mà truyền thống đặt tên là sự tăm tối bên ngoài. Trong khoảnh khắc này Szét biến thành con mồi- khi thực thể cổ, Cô gái Trời bị quên biến, giữ lại mỗi thân xác là một hiện thực duy nhất.

Người đàn bà quay lưng lại với Aton, ánh sáng bên trong, và phục vụ thân xác bên ngoài. Kẻ nào quay ra ngoài, kẻ đó bị bóng tối nuốt chửng.



6.



„Tất cả mọi căng thẳng- Baader nói – Tất cả mọi nhị nguyên thực ra đều là xung đột – sự rối loạn hoàn cảnh xảy ra trong thế giới cực, điện từ, đều là kết quả di căn của nó. Tính chất nhị nguyên và xung đột sau rốt xuất xứ từ sự căng thẳng và rối loạn của hoàn cảnh chủ yếu nhất: giới tính, hai giới tính, tính chất nhị nguyên của đàn ông và đàn bà.”

Sự sống đàn bà cũng liên quan đến những bến đỗ như sự sống người: nhận thức ra trạng thái cổ, ra quá trình vật chất hóa, ra sự thức tỉnh, sự lặp lại, sự tăm tối bên ngoài và sự giải thoát. Nhưng những bến đỗ mang đặc tính đàn bà đặc thù, không thể nhầm lẫn với những bến đỗ của đàn ông.

Chính vì vậy, khi nói về sự giải thoát của thực thể đàn bà, không được phép tin rằng ở đây mục đích là quay trở lại ý nghĩa thượng đế. Đàn bà không giải thoát bằng việc quay trở lại với tri thức thượng đế, mà quay trở về trong hình ảnh người đàn bà cổ, Trinh Nữ Trời.

Những hình ảnh tượng trưng của giải thoát đàn bà: Izis trên tay là Horus bé bỏng, là Magna Mater (Đức Mẹ Đồng Trinh) trên tay bồng con trẻ tượng trưng cho nhân loại. Trong thực thể đàn bà thức tỉnh tình yêu thương thượng đế. Bởi tình yêu thương là mức độ cao nhất của sự tỉnh táo. Trong hình hài này người đàn bà quay trở về với MỘT, với TẠO HÓA.

Truyền thống Ấn độ cho rằng, cùng với sự biến mất những chu kỳ thế giới lớn, tất cả sức mạnh và khả năng của tạo hóa tích tụ và tinh khiết lại trong một dạng hình. Dạng hình đó là: Sakti. Là bản chất của sự sống.

Và Sakti, Người Đàn Bà, ngủ qua đêm thế gian cùng Brahman. Nhưng khi năm mới của thế gian lại bắt đầu, sự tạo dựng mới bắt đầu, từ bản thân mình người đàn bà một lần nữa phóng tỏa ra thế gian các sức mạnh của mình.



Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung

Nỗi ám ảnh của quá khứ


 Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung đã và đang phát triển rất nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ 20.


Giáo sư Trần Quốc VượngTạm bỏ qua một bên mọi sự “giải thích”, nào đổ tội cho phong kiến đế quốc, thực dân bành trướng, thiên tại, địch hoạ, chiến tranh, cách mạng, nào viện dẫn sai lầm chủ quan của những người cầm nắm vận mệnh quốc gia mấy chục năm qua, v.v… tình trạng ấy là không bình thường, gây nên một bức xúc tâm lý, một nỗi đau thân thể, một nhức nhối thân xác và tâm linh, buộc KẺ SĨ và NGƯỜI DÂN, vừa gian khổ kiếm sống, vừa suy nghĩ đêm ngày, tìm cách khắc phục và vượt qua tình trạng tủi nhục này…

Có ĐỘC LẬP rồi chăng, nhưng hoạ LỆ THUỘC vẫn luôn luôn mai phục, cả về mô hình chính trị và sự phát triển kinh tế…

Có THỐNG NHẤT rồi chăng, nhưng mầm CHIA RẼ mọc rễ sâu xa, nào Bắc /Nam, nào Cộng sản / không Cộng sản…

Điều chắc chắn, là NHÂN DÂN chưa có HẠNH PHÚC, TỰ DO thực sự.

Với biết bao hệ luỵ của một cuộc chiến kéo dài, buộc ràng tới 3 thế hệ người Việt Nam (và rất nhiều quốc gia liên đới), lạ một điều (mà sao lại là lạ nhỉ ?), là từ “người thua” đến “kẻ thắng”, giờ đây, ai ai cũng mang một mặc cảm hoành đoạt (complexe de frustration), nói nôm na mà MẤT MÁT. Trước hết là NGƯỜI DÂN THƯỜNG.

Người ra đi hàng triệu, bỏ xác ngoài biển khơi hàng ngàn, vạn, biết bao em gái ta, chị ta, cả mẹ ta nữa… bị kẻ hải tặc khốn kiếp dày vò làm nhục! Chưa nói đến của cải, ai còn sống thì đều cảm thấy mất quê hương!

Người ở lại, hàng chục triệu nông dân bỗng dưng cảm thấy mất đất, không có quyền tự do hành xử trên “mảnh đất ông bà”, trong khuôn viên do chính tay mình tạo dựng; hàng triệu công nhân mất việc, thất nghiệp hay bị kém sử dụng (sous-emploi), sống ngất ngư, lây lất qua ngày…

Trí thức, thì tản mác, bị lãng phí thảm hại, trừ một số rất ít kẻ xu thời (đời nào chẳng có?), người nào cũng cảm thấy mất tự do tư tưởng và sáng tạo.

Một tình trạng như thế, chỉ có lợi cho lũ gian manh. Một cuộc “đổi đời” kỳ cục như thế, mà nếu cứ nhất định muốn gọi nó, muốn gọi đó, là “cách mạng”, thì là một cuộc cách mạng đã mất phương hướng. Phương hướng là cái tiêu ngữ trên mỗi đầu trang giấy, từ sau Tháng Tám 1945: ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC.

Cho nên phải nghĩ lại, phải bình tâm mà nghĩ lại, nói theo thời thượng từ giữa thập kỷ 80, là phải ĐỔI MỚI TƯ DUY.

Tư duy là công việc của mỗi CON NGƯỜI, vì về bản chất, con người là một sinh vật có tư duy, có ý thức và vì có tư duy, có ý thức mà được / phải có quyền tự do lựa chọn mô hình hành động, cho chính mình (tự do cá nhân), cho chính cộng đồng mình (nhà mình, làng mình, nước mình…) và phải / được chịu trách nhiệm về chính sự lựa chọn đó.

Tôi rất thân và rất quí Nguyễn Huy Thiệp, hẳn thế, nhưng chính vì thế mà tôi không thể nào đồng ý với anh khi anh trả lời phỏng vấn báo Libération là “Tôi đã sống như một con thú”. Con thú làm sao mà biết viết, biết in “Tướng về hưu”, “Phẩm tiết”…? Lẽ tất nhiên là tôi hiểu cái “ý tại ngôn ngoại” của anh: Cái mặt bằng kinh tế xã hội của một Việt Nam hiện nay trên đó “anh phải sống”, sự ràng buộc của “cơ chế”? v.v…

Tôi nhớ lại, ngày 12-1-1983, trong buổi họp kỷ niệm 40 năm ra đời “Đề cương Văn hoá Việt Nam”, ông Trường Chinh – tác giả chính của cái “Đề cương” đó – đã nói với các “nhà khoa học xã hội” Việt Nam: “Nếu không có một điều kiện tối thiểu về vật chất để sinh sống thì con người có thể trở thành con thú!”. Điều đó chẳng có gì mới lạ, vì bằng kinh nghiệm nghiệm sinh, nhiều nhà trí thức chúng tôi đã nghĩ và nói thế từ lâu; điều mới và lạ, là cho đến tận lúc ấy, một vị lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam mới nói ra như thế! Mà con người, nhất là người trí thức Việt Nam, đâu chỉ đói rét vì miếng cơm manh áo? Đói tự do tư tưởng cũng có thể trở thành con thú! Vì con thú, như con trâu, con bò, dù co no cỏ thì cũng chỉ biết theo đuôi! Theo đuôi con đầu đàn!

Bao năm qua, có biết bao con người Việt Nam chỉ biết theo đuổi kẻ cầm quyền, hoặc khốn khổ thay, là chỉ được theo đuôi người lãnh đạo và lại được “khen” là “có ý thức tổ chức, kỷ luật” và vì vậy được vào Đảng, được “đề bạt” làm kẻ “cầm quyền” bậc sơ trung cấp, để, nói cho cùng, cũng chỉ thành kẻ “chấp hành”, “thừa hành”, nhưng có được chút “quyền”: đối trên và nịnh trên, là dưới và nạt dưới!

Tôi nhớ lại, khoảng mười năm trước đây, một người học trò và là bạn bè của tôi, trước khi đi Nga làm luận án Phó tiến sĩ sử học, trong buổi “tiệc bia” tiễn biệt thầy trò, bè bản, đã ngỏ với tôi lời “khuyên” tâm sự: “Nếu như thày mà cũng “đầu hàng cơ chế” nữa là bọn em mất nhờ đấy!”. Anh ấy ở Nga 4 năm, về nước với bằng xanh phó tiến sĩ, thẻ đỏ đảng viện và, gia nhập “cơ chế”, trở thành “người lãnh đạo” của tôi hôm nay! Tôi chẳng buồn mà cũng chẳng vui. Tôi chọn lựa cho mình một hướng đi: Gia nhập “Câu lạc bộ những người thích đùa”. Tôi thường nói đùa như người Hà Nội vẫn thường đùa anh ấy:

– Cậu là đảng viên nhưng mà tốt!

Câu nói đùa, mà “nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào” và hơn nữa, với câu nói ấy, có thể bị “quy chụp” là “phản động”.

Tôi có một anh bạn, phải nói là rất thân, học với nhau từ thuở “hàn vi”, lại cũng làm việc dưới một mái trường Đại Học trên ba chục năm trường, cùng “leo thang” rất chậm, từ “tập sự trợ lý” đến full professor, chair-department; anh là con “quan lớn”, em của “nguỵ lớn” nhưng “có đức có tài”, được chọn làm “hàng mẫu không bán” kiểu như ông Bùi Tín vừa làm ồn ào giới truyền thông một dạo – nhưng khác ông ta là cho đến nay anh không gửi “kiến nghị” kiến nghiếc gì, nói năng với TRÊN, với DUỚI bao giờ cũng “chừng mực”, chẳng “theo đuôi” mà cũng chẳng là “dissident” của chế độ.

Anh thường bảo tôi: thì về cơ bản cũng nghĩ như cậu thôi. Nhưng cậu thông cảm, mỗi người một tính một nết, một hoàn cảnh. Cậu “thành phần tốt”, ăn nói táo tợn thì quá lắm người ta chỉ bảo cậu là “bất mãn cá nhân” thội. Tớ “thành phần xấu”, ăn nói bằng 1/10 cậu thôi cũng đủ bị “quy” là “phản ứng giai cấp” rồi! O.K.! Anh cứ sống kiểu anh, tôi cứ sống kiểu tôi. Chỉ có mỗi một điều thôi, là vì vậy và vì nhiều lý do sâu xa khác nữa – nên nước ta chỉ có những nhà trí thức (intellectuals) chứ không có giới trí thức (intelligentsia).

Vậy thua thiệt thì Dân ráng chịu!

Bi kịch, nỗi bất hạnh của trí thức Việt Nam, của nước Việt Nam là ở đó…

* *

Báo Đoàn Kết của một cộng đồng người Việt Nam bên Pháp đưa tin: Vào cuối năm ngoái (1990), có một ông uỷ viên Bộ chính trị kiêm bí thư thường trực Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam nhân sang Paris dự Đại hội đảng Cộng sản Pháp, có tập hợp Việt kiều lại để nói chuyện. Trong khoảng 2 tiếng, ông chỉ “nói” mà không “nghe”, lại còn bảo: “Sống ở nước ngoài, biết gì chuyện trong nước, tuổi 40-50 trở xuống – nghĩa là vào hạng tuổi con cháu ông – biết gì mà góp ý kiến!”. Xem chừng bà con Việt kiều, nhất là anh chị em “trí thức”, bực mình với ông lắm.

Tôi là “trí thức” ở trong nước, ở Hà Nội nữa, nghe những lời lẽ ấy “quen tai” rồi.

Cũng ông ấy, lúc còn làm “Bí thư thành uỷ” Hà Nội, khi thấy báo “Quân Đội Nhân Dân” 1987 công bố “Bức thư ngỏ gởi ông chủ tịch thành phố Hà Nội” của tôi, nói về việc “Phá hoại các di tích lịch sử của Thủ đô” đã cho triệu tôi lên trụ sở Thành uỷ và “thân mật” bảo –Nếu anh là công nhân, anh nói (nôm na, tục tằn) kiểu đó tôi còn hiểu được, đằng này anh là giáo sư, là trí thức, sao lại nói (nôm na, “toạc móng heo, treo móng giò”) kiểu- Nếu anh nói thế, “tôi” thì “tôi” nghe được, nhưng những “người khác”, họ không nghe được! Từ nay anh nên “thay đổi” cái “giọng nói” của anh đi!

– Đảng bảo: “Trí thức là của Công Nông và cũng là Công Nông”, vậy nếu công nhân – theo ông – nói được như vậy thì trí thức cũng nói được như vậy. Có gì – theo ông – là khác nhau giữa giọng “trí thức” và giọng “công nhân” ?

– Ông không khác gì người khác. Nếu theo ông, ông “nghe được” vậy thì người khác cũng phải nghe được. Vậy tôi chả việc gì phải “đổi giọng” cả!

Thực ra, tôi biết thừa cái “giọng tôi” chính ông nghe không được nên ông mới “góp ý” cho tôi, nhưng ông lại cố tình đổ cho là người khác nghe không được, hơn nữa ông lạicố tách “tôi” ra khỏi công nhân, “đề cao” tôi là “trí thức”, để chỉ cốt răn dạy tôi: Với vị thế của anh, anh không được ăn nói với chúng tôi (những nhà lãnh đạo) bằng cái giọng như vậy! Bà xã tôi lúc ấy còn sống và là giáo viên trường Trung học Trưng Vương nổi danh ở Hà Nội – nghe tin tôi được / bị phải gọi lên thành uỷ, lấy làm lo lắng lắm, bảo tôi (“giọng” bà ấy bao giờ cũng vậy, con gái nhà “tư sản Hà Nội” mà): Anh lên đấy, liệu mà ăn mà nói! Anh có sao, chỉ khổ vợ con! Chùa Một Cột có bị phá để làm Bảo tàng Lăng Bác, nếu có hại thì hại cả nước, đâu dính gì đến riêng anh mà anh cứ “la làng” lên, một con én chẳng làm nổi mùa xuân, “ăn cái giải gì” mà cứ nói, chỉ khổ vào thân; có cái giấy Úc mời sang kỷ niệm 200 năm nước “nó” đấy, khéo các “bố” ấy lại không cho đi, vợ con Ôi, làm “thằng người Việt Nam”, làm “trí thức Việt Nam” biết bao là “hệ luỵ”.

Tôi đưa chuyện HỌC TRÒ, BÈ BẠN, VỢ CON dàn trải trên mặt giấy đâu phải để “nói xấu” họ, nhất là nói về vợ tôi – nay đã mất, cầu cho linh hồn bà ấy tiêu diêu miền cực lạc – mà trong tâm khảm tôi, bao giờ tôi cũng cảm thấy mình xấu tính hơn bè bạn – vợ con – học trò. Tôi chỉ muốn nói về thân phận trí thức ở cái nước Việt Nam mang cái nhãn hiệu Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa mà thực ra là còn đang rất kém phát triển này: ông uỷ viên Bộ chính trị ấy, kiêm bí thư Trung ương này, kiêm bí thư thành phố này… ai chả nghĩ là ông ấy cộng sản hơn ai hết nhưng thực ra thì ứng xử của ông ấy từ Hà Nội đến Paris lại “gia trưởng”, “nho giáo cuối mùa” hơn ai hết!

Khổ vậy đó, Cho nên giáo sư Alexander Woodside, từ góc trời tây bắc của xứ tuyết Canada mới hạ một câu về cách mạng Việt Nam: “The spiritual and cultural milieu from which the vietnamese revolution sprang was both confucian and comunist” (Cái môi trường tâm linh và văn hoá mà từ đấy cách mạng Việt Nam phóng tới là cả Khổng Nho và Cộng sản).

* * *

Ông giáo sư Từ Chi một trong những bạn bè thân thiết của tôi từ một cậu tú ở Huế đi nam tiến ngay sau ngày 23 tháng 9 và trở thành cộng sản rồi năm 54 trở về học đại học để trở thành một nhà dân tộc học. Ông đi làm chuyên gia ở Tây Phi, thương một người con gái Hà Nội nhà nghèo vì chiến tranh mà lưu lạc mãi sang tận bờ sông Niger. Ông quyết đưa người phụ nữ bất hạnh đó trở về tổ quốc chỉ bằng cách kết hôn với nhau, dù ông biết trước rằng hành động dấn thân ấy ông phải về nước trước thời hạn. Và cho đến 25 năm sau, ông không bao giờ được ra nước ngoài, dù ông, không có bất cứ một hành vi gì phạm pháp. Cái án được phán quyết không theo “Luật hôn nhân và gia đình” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành năm 1960, mà là theo đạo lý hủ Nho.

Về nước năm 65 qua ngã Moscow ông dừng chân ở đó 5 ngày gặp tôi ở quán cà phê Sính, ông rỉ tai tôi: “Chế độ Xo Viết không thể nào viable” (nguyên văn có nghĩa: không thể “thọ” được). Đấy là lời tiên tri đúng trước 1/4 thế kỷ! Vì sao NƯỚC và ĐẢNG có những người trí thức giỏi đến thế mà bây giờ cả NƯỚC, cả ĐẢNG đều lâm vào tình huống “khủng hoảng toàn diện”?

Từ năm 65, cứ mỗi lần nghe thấy lời khuyến dụ tôi vào Đảng, ông lại bảo tôi: “Tuỳ ông đấy, nhưng… nếu ông có vào thì đừng để người ta đuổi ông ra!”. Ông biết kỷ luật của Đảng ông là “kỷ luật sắt” mà tôi thì ông cũng biết quá rõ tôi là người “tự do”, tính ưa phóng khoáng, là người “bất cơ” (không chịu ràng buộc) theo chữ dùng để đánh giá mình của nhà sử gia họ Tư Mã bên Tàu!

Tôi hỏi ý kiến ông về tính chất Cách mạng Việt Nam. Ông trả lời: Cụ Hồ bảo nước mình là một nước nông nghiệp, dân tộc mình là một dân tộc nông dân. Cứ đấy mà suy, thì cuộc “Cách mạng” bây giờ hẳn vẫn là một cuộc khởi nghĩa nông dân. Khác chăng là trước, khởi nghĩa nông dân do một số nhà nho xuất thân nông dân như Quận He, như Cao Bá Quát cầm đầu, bây giờ là do những người cộng sản cũng xuất thân ở nông thôn và có căn tính nhà nho, như cụ Hồ, như ông Trường Chinh… lãnh đạo. Ông đọc bài ông Nguyễn Khắc Viện rồi chứ, Confucianisme et Marxisme (La Pensée, No 105, Octobre 1962). Ông Viện là cộng sản và là con cụ nghè Nguyễn Khắc Niệm đấy!

Đầu thế kỷ XX, trong xã hội yêu nước vẫn âm ỉ một chủ nghĩa yêu nước xóm làng (village patriotism, chữ của Alexander Woodside). Yêu nước chống Pháp kiểu Nho của cụ Phan Bội Châu thất bại ở 2 thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Và dòng trí thức Nho gia tàn lụi. Một số con cháu nhà Nho, một số con cháu nông dân, một số con cháu nhà công thương mới trở thành lớp trí thức Tây học. Một số ấy chấp nhận le fait colonial và trở thành công chức cho Tây, như ông cụ ông kỹ sư canh nông, như ông cụ tôi (bác sĩ)… Một số khác, yêu nước hơn, mong áp dụng ở Việt Nam những lý tưởng Mác-Lê thế kỷ XIX.

Cái chủ nghĩa quốc gia của kiểu tư sản mà ông Nguyễn Thái Học, ông Xứ Nhu, kể cả cậu ruột ông đã khởi xướng ở Việt Nam Quốc dân đảng thì đã bị thực dân vùi dập khủng bố tan hoang từ thập kỷ 30. Còn lại cái chủ nghĩa quốc tế của Mác Lê mà Nguyễn Ái Quốc và những nhà cộng sản mang về áp dụng vào một xã hội nông dân châu Á nghèo khổ, khác hẳn cơ địa xã hội tư sản Tây Âu, nơi hình thành chủ nghĩa Marxisme. Người cộng sản Việt Nam có căn tính nông dân – Nho giáo đã gần Dân hơn người tiểu tư sản Tây học ở thành thị. Họ đã vận động và tổ chức được phong trào nông dân và toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, làm cách mạng tháng Tám thành công. Kháng chiến là sự nối dài của Cách mạng tháng Tám.

Kháng chiến đã thắng lợi. Chủ nghĩa thực dân phương Tây đã bị hoá giải.

* *

Dưới thời quân chủ – nông dân – nho giáo, ở Viễn Đông, có một ước mơ ĐẠI ĐỒNG. “Thế giới ĐẠI ĐỒNG, thiên hạ vi CÔNG”. Ở đầu thập kỷ 20, trong một bài viết, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cái chủ nghĩa ĐẠI ĐỒNG của Khổng Nho ấy rất gần với chủ nghĩa Cộng sản. Alexander Woodside nhận xét: Ông Mao phê phán rất dữ dằn Khổng Nho còn ông Hồ rất nhẹ nhàng với Nho Khổng. Xây “đời sống mới” năm 46, ông Hồ nêu khẩu hiệu của Nho Khổng: CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH CHÍ CÔNG VÔ TƯ. Dạy đạo đức cho cán bộ, ông Hồ lấy câu Nho Tống: “Tiên ưu hậu lạc”. Về giáo dục xã hội, ông cũng dùng câu có sẵn của Khổng Mạnh, đại loại như “Bất hoạn bần nhi hoạn bất quân…” (Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng…) hay là “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, v.v… và v.v… Đến di chúc, ông cũng đưa vào một câu trích dẫn của Đỗ Phủ đời Đường: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Thơ chữ Hán của ông, có nhiều câu, y phỏng theo Đường thi…

Nhưng cái mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Stalin hay kiểu Mao (Staline Mao hoá) dù đã ít nhiều Hồ hoá, Việt Nam hoá cũng tỏ ra không thành công trước thực tiễn “bướng bỉnh” của một nước Việt Nam nhỏ bé – tiểu nông.

Người Cộng sản Việt Nam đã lầm khi tưởng rằng dù với cơ cấu kỹ thuật cũ, ít thay đổi, cứ làm đại việc công hữu hoá (quốc hữu hoá, tập thể hoá, hợp tác hoá…) thì vẫn xoá bỏ được áp bức bóc lột, cải tạo xã hổi chủ nghĩa thành công. Hoá ra là một công thức đơn giản hơn:

CÔNG HỮU HOÁ + CHUYÊN CHÍNH (VÔ SẢN) = (QUÁ ĐỘ sang) CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Tôi và ông Từ Chi bàn mãi về chuyện này. Sau thời công xã nguyên thuỷ, chế độ áp bức bóc lột đầu tiên nảy sinh ở đất Việt với chế độ “thủ lĩnh địa phương”, lang đạo, phia tạo (tiếng Anh tạm dịch là local chieftains) khi ruộng đất còn gần như y nguyên là “của công” nhưng “dân đen” là tiểu nông tản mạn còn thủ lĩnh giữ quyền “thế tập” theo dòng máu. Dân gian nói giản dị:

Trống làng ai đánh thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng!


Thì giờ đây, ruộng hợp tác, của kho hợp tác, bọn bí thư, chủ nhiệm, kiểm soát đều ở trong một cơ sở Đảng chuyên chính, chúng sẽ “vẫy vùng” thành riêng thôi! Ba năm liền 76-79 tôi đi Định Công Thanh Hoá, khảo cổ (ngày), khảo kim (đêm). Và 3 ngày liền cuối năm 79, tôi thuyết trình trước Tỉnh Uỷ Thanh Hoá về sự phá sản của mô hình làng Định Công (người ta tuyên bố “Định Công hoá” toàn tỉnh Thanh Hoá, vời bài báo tràng giang “Bài học Định Công” của Bí thư Trung Ương Tố Hữu). Thính giả cứ bỏ dần trước sự “vắng mặt” của Bí thư, Phó bí thư Tỉnh uỷ (người ta phải “nhìn Trên” để định thế ứng xử). Còn một ông thường vụ phụ trách tuyên huấn kiên trì nghe 3 ngày, để sau này khi Định Công phá sản hoàn toàn, đã khoa trương tuyên bố, chứng tỏ ta đây sáng suốt hơn các nhà lãnh đạo khác:

– “Lúc bấy giờ (79), ai dám nghe Trần Quốc Vượng nói, ngoài tôi?” (ông ấy bây giờ là Bí thư Đảng uỷ Bộ Văn hoá – Thông tin).

Năm 82 tôi đi Liên Xô thuyết trình khoa học. Bài viết của tôi bằng tiếng Việt, Dương Tường dịch sang tiếng Anh, Từ Chi dịch sang tiếng Pháp, bà Nona Nguyễn Tài Cẩn dịch sang tiếng Nga. Bà Nona bảo: bài của anh hay lắm, nhưng thuyết trình ở Paris thì hợp hơn, nói với trí thức nước tôi (Liên Xô), họ không hoan nghênh đâu! Mà quả nhiên!

Về nước, tôi briefing cho bạn bè nghe về Liên Xô và nói lén qua hơi men: “Dứt khoát hỏng!” Và đấy là lần duy nhất tôi “được” đi Liên Xô. Đầu năm 83, giáo sư Phạm Huy Thông cho đăng bài của tôi lên trang đầu Tập san Khảo cổ học (1). Đảng uỷ Uỷ ban Khoa học Xã hội viết bản báo cáo dài lên ban Tuyên huấn Trung ương quy kết tôi 4 tội:

– Chống chủ nghĩa Mác-Lê: vì tôi bảo: Công hữu hoá có thể đẻ ra bóc lột.

– Chống công nghiệp hoá: vì tôi bảo: Nông nghiệp phải / còn là mặt trận sản xuất hàng đầu.

– Chống đấu tranh giai cấp: vì tôi bảo: Nông dân khởi nghĩa – ngay cả ăn cướp -cũng không đánh vào người làng mà chủ yếu đi cướp nơi khác và đánh vào Quan.

– Chống chuyên chính vô sản: vì tôi bảo: Chuyên quyền đẻ ra tham nhũng.

Vụ án “văn tự” này kéo dài 3 năm, không có kết luận. 3 năm tôi được “ngồi nhà”, khỏi đi Tây và nói tiếng Tây! Cuối năm 86, khi Đại hội VI đảng Cộng sản Việt Nam kết luận lại trong nghị quyết là Nông nghiệp là “mặt trận hàng đầu”, giáo sư Phạm mỉa mai ở trụ sở Uỷ ban Khoa học Xã hội: Thế bây giờ Đảng uỷ đúng hay Trần Quốc Vượng đúng ?

Nhưng “nỗi ám ảnh của quá khứ” vẫn không tha người làm Sử như tôi (mà nói theo nhà Phật thì kiếp này còn là “quả” của kiếp trước kia mà). Năm 85, nhân năm “quốc tế người già”, ông Nguyễn Hữu Thọ nhờ người nói tôi viết bài “Truyền thống người già Việt Nam”. Báo Đại Đoàn Kết của ông không “đoàn kết” nổi bài của tôi, tôi nhờ báo Tổ Quốc của ông Nguyễn Xiển đăng dùm.

Rồi năm 86 có hội Khoẻ Phù Đổng của đoàn Thanh Niên, ông Bí thư T.N. nhờ tôi viết bài “Phù Đổng khoẻ”. Mùa hè nóng bỏng 86, trước Đại hội VI 5 tháng, ông Bí thư Trung ương Đảng phụ trách tư tưởng H.T. đem hai bài của tôi ra “chửi bới” giữa Hội nghị mở rộng Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, đề bạt Nguyễn Khắc Viện, Trần Quốc Vượng, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng là 4 trí thức chống đối.

Ông Giàu, thầy học cũ của tôi, đâm thư kiện. Ông H.T. biên thư trả lời (tôi còn giữ làm “chứng từ thanh toán”) bảo: Tôi không động đến anh, tôi chỉ động đến Trần Quốc Vượng, vì anh ta viết “Các vua Trần nhường ngôi” ám chỉ đòi chúng tôi rút lui, và viết “Thánh Gióng bay lên trời” ám thị chúng tôi đánh giặc xong còn cứ ngồi lại giành quyền vị…! Khốn khổ, vì sao các ông ấy cứ “mỗi lời là một vận vào khó nghe” như vậy? Hay là tại dân gian “nói cạnh” các cụ: Có tật giật mình?

* * *

Xã hội Việt Nam truyền thống cũ có nhiều nét hay, vẻ đẹp nên ở cạnh nước lớn, bị xâm lăng, đô hộ, đè nén hàng ngàn năm vẫn trỗi dậy phục hưng dân tộc, “trở thành chính mình”. Nhưng xã hội quân chủ – nông dân – nho giáo từ sau thế kỷ XV có nhiều “khuyết tật trong cấu trúc” – nói theo các nhà khoa học hôm nay:

Ở trong NHÀ thì có thói GIA TRƯỞNG, tuy tâm niệm “con hơn cha là nhà có phúc” mà vẫn không thích “ngựa non háu đá”, “trứng khôn hơn vịt”.

Ở trong LÀNG thì có nạn CƯỜNG HÀO, với tinh thần ngôi thứ, chiếu trên, chiếu dưới, “miếng giữa làng hơn sàng xó bếp”.

Ở trong VÙNG thì có nạn SỨ QUÂN, thủ lĩnh vùng thích “nghênh ngang một cõi”, gặp dịp là sẵn sàng “rạch đôi sơn hà”.

Ở cả NƯỚC thì có nạn QUAN LIÊU, quan tham nhũng, tân quan tân chính sách, luật không bằng lệ, kiện thì cứ kiện nhưng “chờ được vạ má đã sưng”, nên chỉ cứng đầu thì dại, “không ngoan” nhất là “luồn cúi” và trí thức “lớn” thì cũng tự an ủi “gặp thời thế thế thời phải thế”. Vì ngoài thì “bế môn toả cảng”, trong thì “chuyên quyền độc đoán”, cho nên sĩ khí ắt phải bạc nhược.

Thế giới giờ đây thay đổi đã nhiều. Song trong nước mình thì chưa đổi được bao nhiêu. “Nỗi ám ảnh của Quá khứ” vẫn còn đè nặng.

Chỉ còn một cách để “đổi đời” cho DÂN, cho NƯỚC: Đó là xây dựng một chế độ dân chủ, một nhà nước pháp quyền, một nền kinh tế công – nông – nghiệp với thị trường tự do, một tư tưởng cởi mở, rộng dung, khoáng đạt, tự do, một nền văn hoá đa dạng, giữ cho được bản sắc tốt đẹp của dân tộc nhưng biết hoà nhập với thế giới, với nhân gian…

Tóm một chữ thì không phải là chữ “ĐẤU” mà là chữ “HOÀ”: HOÀ BÌNH, HOÀ HỢP, HOÀ THUẬN, HOÀ GIẢI…

Chẳng những NHÂN HOÀ mà cả NHIÊN HOÀ (hoà hợp với thiên nhiên, tự nhiên)

“Hoà nhi bất đồng”… mong lắm thay!

Giáo sư Trần Quốc Vượng
(Nghiên cứu lịch sử )

Lý thuyết mới bác bỏ năng lượng tối




Năng lượng tối, nguồn lực bí ẩn được đưa ra hơn một thập kỷ trước để giải thích tại sao vũ trụ đang tách rời ra với tốc độ ngày càng nhanh, không còn cần thiết nữa.


Đó là kết luận của một lý thuyết gây tranh cãi mới cho rằng sự mở rộng ngày càng nhanh của vũ trụ chỉ là một ảo ảnh.

Trong nghiên cứu mới, hai nhà toán hóa đã trình bày giải pháp của họ đối với phương trình tương đối chung của Einstein. Phương trình này được sử dụng để mô tả mối liên hệ giữa trọng lực và vật chất.

Nghiên cứu này cho rằng thiên hà của chúng ta nằm bên trong một khu vực không gian rộng lớn mà độ đậm đặc của vật chất thấp một cách không bình thường do một đợt sóng tiền Big Bang chạy qua vũ trụ.

Từ góc nhìn của chúng ta, các thiên hà khác ngoài khu vực này có vẻ như đã di chuyển ra xa hơn những gì dự đoán, trong khi trên thực tế chúng vẫn nằm nguyên tại vị trí cũ.

“Nếu chính xác, những giải pháp này có thể giải thích cho sự mở rộng ngày cành nhanh của các thiên hà mà không cần đến năng lượng tối”, tác giả chính của nhóm nghiên cứu, Blake Temple thuộc đại học California, Davis, cho biết.

Các chuyên gia khác đánh giá việc loại bỏ năng lượng tối khỏi các mô hình vũ trụ là đáng khen ngợi. Nhưng họ cũng nhấn mạnh rằng lý thuyết mới có thể phá vỡ nền tảng của vũ trụ học hiện đại và là một điều các nhà thiên văn học không thể chấp nhận.

Thay thế cho năng lượng tối

Cho đến năm 1998, các nhà thiên văn học cho rằng trọng lực sẽ làm chậm quá trình mở rộng vũ trụ do Big Bang tạo ra. Năm đó hai nhóm nghiên cứu độc lập đã công bố dữ liệu cho thấy sự mở rộng của vũ trụ đang nhanh dần lên.

Cả hai nhóm nghiên cứu quan sát thấy ánh sáng từ những siêu tân tinh ở xa mờ hơn những gì trông đợi – cho thấy những vụ nổ hình thành sao này nằm xa hơn vị trí trước đây của chúng nếu vũ trụ chỉ bị tác động của riêng trọng lực.

Để giải thích quan sát này, các nhà thiên văn học bắt đầu sử dụng ý tưởng năng lượng tối, một lực đẩy vũ trụ đang mở rộng kết cấu không gian – thời gian.

Tuy nhiên, hơn 10 năm sau, vẫn chưa có ai dám khẳng định bản chất của năng lượng tối là gì – hoặc nó có thực sự tồn tại hay không.

Để tìm kiếm giải pháp thay thế cho năng lượng tối, các nhà khoa học khác đã đề xuất phiên bản của một lý thuyết mới rằng thiên hà của chúng ta nằm trong một đợt sóng mở rộng, dải không gian với độ đậm đặc thấp.

Tác động gợn sóng

Temple và đồng nghiệp, Joel Smoller thuộc đại học Michigan, là những người đầu tiên cung cấp cơ chế có thể cho sự hình thành một đợt sóng như vậy.

Lý thuyết của họ, được công bố tuần này trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, cho thấy làm thế nào big bang đã tạo ra một đợt sống quy mô lớn trong không gian – thời gian gọi là sóng mật độ.

Khi đợt sóng nguyên thủy này chạy trong vũ trụ, nó để lại những gợn mật độ thấp với động rộng hàng chục triệu năm ánh sáng, và hiện bao bọc lấy thiên hà Milky Way

Trong khi đó, vật chất bị kẹt đằng trước đợt sóng này bị đẩy ra ngoài, dịch chuyển gọi vị trí ban đầu của nó. Chính điều này đã làm thay đổi vị trí của vật chất sau này hình thành nên các sao và thiên hà.

Khi ánh sáng của những vật thể này cuối cùng đến được trái đất, nó mờ hơn những dự đoán ban đầu, vì những vật thể này xa chúng ta hơn nếu đợt sóng mật độ không đi qua chúng.

Giả thuyết này cũng giải thích tại sao siêu tân tinh được mô tả năm 1998 nằm cách chúng ta xa như vậy.

Kết hợp

Tuy nhiên, mô hình như vậy có thể xâm phạm lý thuyết rất phổ biến trong lĩnh vực vũ trụ học gọi là nguyên lý Côpecnich.

Lý thuyết này nhận định rằng vũ trụ là đồng nhất – khi quan sát một cách toàn diện những phần khác nhau của vũ trụ trông giống hệt nhau.

Nguyên lý Côpecnich là giả định xuất phát từ phương trình được chấp nhận rộng rãi của Einstein, gọi là không gian – thời gian Friedmann-Robertson-Walker

“Chúng tôi muốn sự đồng nhất trong phương trình, vì đó chính là những gì chúng tôi quan sát thấy trên bầu trời”, Dragan Huterer, một nhà vật lý học thiên thể tại đại học Michigan nhưng không tham gia vào nghiên cứu mới, cho biết.

Ngược lại, Smoller và Temple không sử dụng nguyên lý Côpecnich vì vật chất bên trong lớp gợn có độ đâm đặc thấp hơn so với vật chất bên ngoài.
Các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh rằng có một cách mà lý thuyết của họ không đi ngược với nguyên lý Côpecnich: Nếu đợt sóng mật độ của vụ nổ big bang tạo ra nhiều lớp gợn.

Trong trường hợp này, không gian vẫn có vè ngoài tương tự nhau khi quan sát từ một điểm đủ xa.

Liều thuốc khó nuốt trôi

Đối với những nhà thiên văn học thực sự nghiêm túc về ý tưởng này, mô hình mới cần phải giải thích được số lượng quan sát ngày càng nhiều nghiêng về giả thuyết năng lượng tối.

Huterer cho biết: “Vẫn không rõ liệu mô hình này có phù hợp với dữ liệu hay không. Ở thời điểm hiện tại, tấ cả các tuyên bố chúng tôi đưa ra đều có từ có thể”.

Nhưng kể cả khi lý thuyết về đợt sóng mật độ trải qua được những kiểm tra và thí nghiệm, việc loại bỏ ý tưởng về vũ trụ đồng nhất sẽ là một liều thuốc đắng khó nuốt trôi cho các nhà thiên văn học.

“Cái giá phải trả là việc vi phạm nguyên lý Côpecnich, và đồng thời cơ cấu rất đặc biệt của tình trạng ban đầu của vũ trụ”, Alexey Vikhlinin thuộc trung tâm vật lý học thiên thể Havard-Smithsonian tại Massachusetts, cho biết.

“Do đó rất nhiều nhà vũ trụ học cho rằng những đề xuất như vậy rất khó để được chấp nhận”.

Ngoài ra, nghiên cứu mới cũng bị đặt nhiều câu hỏi nghi vấn giống như khái niệm về năng lượng tối.

Huterer nói: “Bạn sẽ phải tự hỏi tại sao chúng ta lại nằm giữa lớp gợn sóng này? Tại sao không phải là một nơi khác?”

Theo khoahoc.tv

Sự suy tàn của cái đẹp




Có một thứ được gọi là lý tưởng. Lý tưởng thường hoàn hảo, đẹp đẽ và dường như không thể chạm tới. Lý tưởng không thể chạm tới sở dĩ bởi nó không được biểu hiện bằng vật chất. Người nghệ sĩ luôn tìm cách tạo ra từ vật chất hiện hữu những tạo tác hoàn hảo nhưng dường như bất lực.

Như một kẻ điên, người nghệ sĩ vung búa đập tan mọi tạo tác hiện hữu. À không, nghệ sĩ điên thật! Chỉ có kẻ điên mới nhìn thấy lý tưởng, còn người bình thường dễ dàng cúi đầu trước sự bất toàn của các tạo tác. Những kẻ bình thường mới biết cúi đầu, những kẻ điên thì nhớ mãi cái cảm giác được bay vút lên cao và vươn tới sự vô cùng.

Đó là một bản bi hùng ca đánh thức mọi khát khao trong con người, của chàng Ikaros muốn vươn tới Mặt trời, của Lý Bạch lao xuống đáy nước để vớt bóng Trăng, của Pharaoh muốn với tay chạm đến sao Bắc Đẩu… Sự điên rồ lý tưởng đã khiến họ từ bỏ thế giới vật chất để đạt tới tuyệt đích.

Nhưng bản bi hùng ấy cũng dần bị lãng quên. Người ta dễ dàng quỳ lạy trước những tượng đài không hoàn hảo mà vẫn được gọi là cấu trúc, các chủ nghĩa, các chuẩn mực. Sự biểu hiện không hoàn hảo của lý tưởng nay lại trở thành lý tưởng của các linh hồn thiếu vắng sự điên rồ.

Một linh hồn thiếu vắng sự điên rồ, linh hồn ấy không sống, linh hồn ấy đã bị cấu trúc, bị định hình, linh hồn ấy bị điều khiển. Với những chuẩn mực có sẵn về cái đẹp, một quyền lực vô hình đã được thiết lập và bao trùm nhân loại một cách tinh vi. Không lộ liễu như chính trị, không mê muội như tôn giáo, không thô thiển như kinh tế, chuẩn mực nghệ thuật giam hãm linh hồn con người trong cái lồng dát mạ vàng của những nàng Muses… Nhưng mọi sự giam hãm đều độc ác, kể cả bằng sự dễ chịu…

Những nàng Muses luôn sợ Dionysus, bằng vòng xoáy men say của mình, Dionysus khiến các Muses loạn trí. Những chiếc lồng mạ vàng bong đi lớp sơn lấp lánh giả dối, trơ ra những khung thép gai ứa máu.

Hỡi người nghệ sĩ thức tỉnh! Bẻ gẫy từng sợi thép gai! Hãy đối mặt với sự sụp đổ của thứ lý tưởng giả dối. Trái tim nghệ sĩ không thể bị giam hãm, dù cho đó là cái đẹp.

Hãy nhìn kìa, đám Muses đang giận dữ! Họ đã đánh rơi chiếc mặt nạ mạ vàng của cái đẹp. Họ bắt đầu đẻ ra thứ chuẩn mực kỳ quái, một thứ cấu trúc phá vỡ cấu trúc, một loại chất thơ phi thơ, thứ người ta gọi là hậu hiện đại.

Nhưng trái tim của người nghệ sĩ đích thực là một trái tim nồng men rượu. Lý tưởng trở nên vỡ vụn. Mọi cấu trúc của các nàng Muses chỉ là thứ hư ảnh tầm thường. Với Dionysus, cái đẹp chỉ là bãi hoang tàn của ngày tận thế. Với Dionysus, cái đẹp đến tự nhiên như ánh mặt trời rực rỡ buổi hoàng hôn, đến từ giọt mưa đọng trên cánh hoa vàng, đến từ nụ hôn ngọt ngào của thiếu nữ tuổi trăng rằm…và đến từ giai điệu sâu thẳm xuyên thấu trùng trùng duyên kiếp…

Thức dậy tinh thần Dionysus trong mỗi nghệ sĩ… Đã đến lúc mọi cấu trúc suy tàn, cái đẹp suy tàn… Đã đến lúc thức dậy thứ nghệ thuật của con tim. Chỉ nghệ thuật từ con tim mới vĩnh cửu với thời gian.

Và người nghệ sĩ Dionysus không quan tâm đến lý tưởng hay cái đẹp. Họ chỉ viết nên những gì tới từ sâu thẳm bên trong: mọi niềm vui, nỗi đau, sự điên rồ hay hoan lạc … tất cả đều bùng cháy. Và dù cho tất cả đều quay lưng, dù cho thế gian cười nhạo hay sợ hãi, thì người nghệ sĩ cũng đã bùng cháy và thiêu rụi tất cả những cái lồng.

Hà Thủy Nguyên

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

14 tình khúc buồn





1-Chủ nhật buồn- Rezso Seress


Chủ nhật buồn (nguyên tác tiếng Hungary là Szomorú vasárnap, tiếng Anh – Gloomy Sunday, tiếng Pháp – Sombre Dimanche, còn có biệt danh là Bài hát tử thần) được xem như tác phẩm tầm cở thế giới của Hungary trong âm nhạc. Tại nước Pháp ca khúc này được bình chọn là bản nhạc tình buồn nhất của thế kỷ XX.

Ngay từ khi ra đời năm 1932, Chủ nhật buồn đã bắt đầu chinh phục thế giới bằng cơn sốt … đau buồn tập thể, dẫn đến… tự sát với con số lên đến hàng trăm người tại nhiều nước. Có tới 15 quốc gia đâm đơn kiện tác giả Seress buộc tội ông có liên quan đến những cái chết đó. Seress cố gắng thu hồi bài hát nhưng không thành công, bản thân ông cũng tự tử vào năm 1968 vì nhữngám ảnh không cưỡng nỗi.

Chủ nhật buồn” được biết đến ở Việt Nam rất sớm, từ đầu thập niên 50, qua lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy. Ca từ tiếng Việt, mặc dù được phỏng theo bản tiếng Pháp, nhưng lại theo sát phản ánh tinh thần của nguyên bản một cách tài tình : “Chủ nhật buồn, đi lê thê – Cầm một vòng hoa đê mê – Bước chân về với gian nhà – Với trái tim cùng nặng nề…”

2-Đừng bỏ em một mình-Thơ: Minh Đức Hoài Trinh, nhạc: Phạm Duy



 Đừng bỏ em một mình là lời của một cô gái chết khi còn rất trẻ. Bài hát như tâm tình oán than của cô gái khi nằm trong quan tài, từ những tiếng động lạnh người khi đóng nắp, đốt nhang, hạ huyệt… Ý niệm mãnh liệt nhất của cô xuyên suốt ca khúc chính là "Đừng bỏ em một mình" - cô không muốn những người còn sống bỏ cô lại trong nỗi cô đơn, không muốn mình bị chìm vào quên lãng trong ký ức của mọi người…

Đừng bỏ em một mình


Đừng bỏ em một mình
Khi trăng về lạnh lẽo
Khi chuông chùa u minh
Chậm rãi tiếng cầu kinh

Đừng bỏ em một mình
Khi mưa chiều rào rạt
Lũ chim buồn xơ xác
Tìm nhau gục vào mình

Đừng bỏ em một mình
Trời đất đang làm kinh
Rừng xa quằn quại gió
Thu buốt vết hồ tinh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bắt em làm thinh
Cho em gào nức nở
Hòa đại dương mông mênh


Đừng bỏ em một mình
Biển đêm vời vợi quá
Bước chân đời nghiêng ngả
Vũ trụ vàng thênh thênh


Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh

Đừng bỏ em một mình
Bắt em nghe tiếng búa
Tiếng búa nện vào đinh
Hòa trong tiếng u minh

Đừng bỏ em một mình
Bóng thuyền ma lênh đênh
Vòng hoa tang héo úa
Yêu quái vẫn vô tình

Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh

Đừng bỏ em một mình
Mấy ngàn năm sau nữa
Ai mái tóc còn xinh
Đừng bỏ em một mình


3-Em đi rồi- Lam Phương 



Em đi rồi được Lam Phương sáng tác dành riêng cho Họa Mi trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Năm 1988, Họa Mi-nữ danh ca của những năm 70 có giọng hát đẹp như một loài chim hiếm hoi- đã ở lại Pháp trong một cuộc lưu diễn, để lại VN người chồng-nghệ sỹ saxophone Lê Tấn Quốc gần như mù lòa và ba người con sau 10 năm chung sống. Sự không trở về của Họa Mi gây ra những sóng gió lớn, ngoài yếu tố chính trị, việc bỏ lại chồng con bị coi là quá nhẫn tâm, vô tình vô nghĩa. Ít ai biết, đó là cả một sự hy sinh thầm lặng quên mình… chỉ vì mục đích là tìm đường chữa đôi mắt cho chồng ( nên nhớ năm 1988 VN đang trong bối cảnh khó khăn, khủng hoảng toàn diện). Ba năm sau Họa Mi bảo lãnh cho nhạc sỹ Lê Tấn Quốc và các con sang Pháp để anh có điều kiện chữa mắt. Tiếc là, đôi mắt ấy không bao giờ có thể chữa lành được nữa, những bác sỹ giỏi nhất tại Pháp cũng đành ngậm ngùi lắc đầu. Lê Tấn Quốc trở nên tuyệt vọng. với cá tính nghệ sỹ mạnh mẽ của mình, anh dứt khoát một mình trở về Việt Nam… Cuộc chia tay ấy mang nhiều nước mắt. Bởi họ vẫn còn rất yêu nhau …

Không còn cách nào khác, số phận đã buộc Họa Mi không thể quay về, đành phải tiếp tục hành trình sống nơi xứ người. Tiếng hát Họa Mi qua Em đi rồi chính là lời thổn thức rưng rưng cho thân phận riêng mình, tuyệt hay và cũng tận cùng đáy buồn:

Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh?
Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày ?
Giờ một mình anh, lẻ bước trong sương mai
Người tình còn đâu, chỉ đớn đau con tim


Em đi rồi từ đây tiếng hát cô đơn
Biết chia cùng ai nỗi buồn trên xứ người
Một lần biệt ly chẳng biết nói năng chi
Lệ tràn bờ mi thì đã quá chia ly...


4-Một lần cuối-Hoàng Thi Thơ (ca sỹ Quang Dũng ) 

Tình yêu nào tan vỡ, chia ly mà không thấm đẫm nước mắt, nhưng cái khác ở Một lần cuối không phải là suối nước mắt của người phụ nữ, mà là đôi giọt nước mắt hiếm hoi của người đàn ông. Hiếm hoi như vắt kiệt từ con tim, vét cạn tận đáy lòng…


  

Anh vuốt 
tóc em anh vuốt tóc em
Một lần cuối, một lần cuối cùng rồi thôi
Anh hốt trăng thanh trên áo em xanh
Một lần cuối như những lần đó xa xôi
Anh nắm tay em anh nắm tay em
Một lần cuối, một lần cuối
Một lần cuối cùng
để còn tìm thấy đời êm lần cuối
Một lần cuối cùng thôi em ơi…






5- Ướt mi-Trịnh Công Sơn 




Trịnh Công Sơn lưu lạc vào Sài gòn từ cuối thập niên 50. Chàng thư sinh mới 16 tuổi gầy gò, đa tình nhưng chưa là gì cả đã say đắm Thanh Thúy trong một lần đến phòng trà ca nhạc nghe cô hát. Thanh Thúy lúc này đã thành danh với sắc đẹp nao lòng và giọng hát ru buồn não nề.


Tình yêu đơn phương đã nhập vào cung đàn, và ca khúc đầu tay Ướt Mi của Trịnh Công Sơn ra đời. Ướt mi chính là cảm nhận, rung động trước Thanh Thúy với giọng hát như “khóc trong đêm mưa, than trong câu ca”, mối tình không ngỏ thành lời “Thương ai về ngõ tối, sương rơi kín đôi vai… Thương một người và mái tóc buông lơi…” Thanh Thúy cũng là người đầu tiên hát bài Ướt Mi qua tiếng đàn dương cầm của Nguyễn Ánh 9 rất hay; nhưng cô chẳng bận lòng với chút tình con con ấy..., vì như chính Trịnh thú nhận: “Nói yêu thì cũng khó, bởi tôi nhỏ tuổi hơn nàng"


6- Hoài cảm-Cung Tiến

Một Hoài Cảm chưa thể nói hết về Cung Tiến, song rõ ràng đây là một ca khúc không chỉ thành công nhất trong cuộc đời sáng tác của ông, mà còn xứng đáng xếp vào hàng bất tử trong làng âm nhạc Việt. Càng thảng thốt hơn, khi ta biết rằng Cung Tiến viết Hoài cảm năm 1953, lúc mới 14 tuổi.

Nỗi buồn trong Hoài cảm đến không nhanh, cứ chầm chậm, chầm chậm... như một làn khói mỏng len vào tâm hồn ta, một sự tri âm đồng điệu kín đáo:


Chiều buồn len lén tâm tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa



Nỗi buồn ở đây nhuốm một màu sắc nhớ nhung và thoáng chút mơ hồ, nhưng rồi không thể mãi giấu được một hình bóng cố nhân


Quạnh hiu về thấm không gian
âm thầm như lấn vào hồn
Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
Sương buồn lắng qua hoàng hôn


Nỗi buồn dần phủ kín tất cả, từ không gian đến tâm hồn. Tâm tư cứ mãi như bị người yêu hành hạ, bị cố nhân dày vò ray rứt, như muốn khóc, muốn được yêu, được buồn, được khóc, để rồi phải thốt lên:

Lòng cuồng điên vì nhớ
ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?



7- Người đi qua đời tôi- thơ: Trần Dạ Từ, nhạc: Phạm Đình Chương (ca sỹ Thái Thanh)
Nhạc sĩ Anh Bằng, người đã phổ nhạc hàng trăm bài thơ cho rằng Phạm Đình Chương là nhạc sĩ phổ thơ hay nhất của âm nhạc Việt nam. Số lượng sáng tác của ông không nhiều nhưng lại có nhiều ca khúc đi vào bất tử. Người đi qua đời tôi là một trong số đó.

Người đi qua đời tôi đã thể hiện hết một Phạm Đình Chương của u sầu, hoài niệm; của tiếc nhớ, đớn đau sau khi chia tay người vợ ca sỹ Khánh Ngọc (mà người thứ 3 gây ra sự cố không ai khác lại là ông anh rể P.D nổi tiếng). Ca khúc có âm điệu chậm, buồn; lời ca cũng ray rức, khói sương, thậm chí có phần ... thê lương, u ám: Chiều âm vang ngàn sóng / trên lối về nghĩa trang / nghe những lời linh hồn/trong mộ phần đen tối... đã nghe một lần là khắc khoãi không bao giờ quên được


Nguyên tác bài thơ mang tên Thơ cũ của Nàng, dù đổi tên so với bài bát nhưng tính nghệ thuật, hồn thơ như cộng hưởng vào nhau, cùng giữ nguyên sức sống lâu bền theo thời gian





Thơ Cũ Của Nàng

Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển

Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên

Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng

Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen

Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em.

8-Mắt lệ cho nàng- Từ Công Phụng

Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời... Mỗi tình yêu đắm say ít có khi nào chia tay trong lặng lẽ. Người đau khổ cùng cực, trái tim như tan thành trăm mảnh, kẻ uất ức biến tình yêu thành thù hận... Nếu nhiều ca khúc thường cho cảm giác tê tái và đau khổ thì Mắt Lệ Cho Người đem lại cho ta sự yên lặng nghĩ suy và đôi chút như lời sám hối.

Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi trên niềm đau
Đời em đã khép đi vội vàng
Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
Như cánh chim khuất ngàn,
Còn mong chi ngày yêu dấu."



Lời ca nhẹ nhàng, tự sự nhưng mang khá nhiều ẩn dụ "những cánh rong trôi", "cánh chim khuất ngàn", "mưa âm thầm"... khiến bài hát miên man trong nỗi buồn trầm lắng. Thêm vào đó là những lời than thở khẽ khàng "còn mong chi ngày yêu dấu", "em thấy không cõi đời vô vọng", khiến người ta hiểu tình cảm ấy không phải dễ chia lìa mà thực sự trong đó vẫn còn dư ba của yêu thương...

Xin em hãy cho tôi tạ tình,
Khi em đã đi qua khoảng đời tôi
Dù một khoảnh khắc sớm phai tàn
Và lệ em rớt trên môi nhạt
Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn
Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời."





9- Tiếng xưa- Dương Thiệu Tước 


Tiếng xưa nhìn cuộc đời qua lăng kính hoàng hôn, nhớ về dĩ vãng, luyến tiếc một thời xa xưa; cũng thơ mộng, cũng sang trọng nhưng đượm một vẻ buồn như trách cho thân phận, duyên kiếp. Ta không thấy ở đây một chuyện tình, một người yêu cụ thể, nhưng vẫn đâu đó hình bóng con người như hư ảo, xa vắng :


Đâu bóng trăng xưa, mơ khúc nghê thường
Phai tàn một thời liệt oanh, xa đưa gió mây lạnh lùng
Chiều thu, nhớ nhung vì đâu,
thắm đôi giòng châu, tiếc thay tài cao đành lỡ làng…
Man mác khói hương bay dịu dàng,
như tóc mây vương
Dáng liễu mơ màng,
cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương.
Ai đó tri âm biết cùng.



Giai điệu Tiếng xưa từ khi ra đời đã trở thành kinh điển cho mọi giáo trình dạy âm nhạc ở VN, không chỉ thanh nhạc, nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, sáo, đàn tranh… mà cả nhạc cụ Tây phương như guitar, violon…Tuy nhiên để diễn tả được hết hồn nhạc, nổi buồn sâu thẳm của bài hát, các ca sỹ hát bài này đều chọn hát trên nền hòa âm của các nhạc cụ cổ truyền- đây cũng là một khác biệt hiếm thấy củaTiếng xưa.


10- Mưa nửa đêm- Trúc Phương 

Mưa nửa đêm- một sáng tác đưa lại tên tuổi cho Trúc Phương và cả người hát là Thanh Thúy với dấu ấn không phai nhạt cùng thời gian. Cũng như hàng trăm sáng tác khác của Trúc Phương, ca từ trong Mưa nửa đêm giản dị, ít trau chuốt, không trừu tượng khó hiểu nhưng giai điệu thì lại đặc biệt mượt mà, trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc (dạo đó đang là chiến tranh khốc liệt), trước những mối tình dang dở, trái ngang của cuộc đời.



Nói đến Trúc Phương là phải nói đến những bản bolero bất hủ xứng đáng với danh xưng “Ông hoàng bolero của tân nhạc Việt Nam”. Cuộc đời ông đầy những chuyện buồn, buồn như chính những nhạc phẩm của ông - nhất là cái chết vào năm 1995 trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô quạnh trong căn phòng trọ tồi tàn với tài sản duy nhất là một đôi dép nhựa .!





Ngoài hiên mưa tuôn mưa lạnh
xuyên qua áo ai ...canh dài nghe bùi ngùi
Mưa lên phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay
Để bao nhiêu luyến thương lại lòng tôi

11- Sang ngang- Đổ Lễ 

Ðỗ Lễ viết nhiều tình ca, chính xác hơn là những khúc ca dang dở của tình yêu.. Cứ nghe ông đặt tên các ca khúc là người ta đủ thấy điều đó: Hận Tình, Lời Người Yêu, Oan Trái, Sang Ngang, Tan Vỡ, Tình Buồn, Tình Phụ, Tuyệt Tình... Nhạc phẩm nổi tiếng Sang ngang được viết năm 18 tuổi cũng bắt nguồn từ mối tình đầu dang dở, là tiếng lòng thổn thức của Đỗ Lễ.


Dòng nhạc trong Sang ngang êm dịu, trầm buồn và mang nặng sầu tư, nỗi thống trách trước một mối tình không trọn vẹn, chất chứa đầy đau đớn cam chịu:

Thôi nín đi em!
Lệ đẫm vai rồi
Buồn thương nhớ ơi!
Anh hỡi đôi mình
Mộng nay đã tan
Tình đã dở dang

Em khóc những chiều
Anh xót xa nhiều
Thương cho tình yêu
Nỗi buồn chua cay
Khi tình đổi thay
Thôi hết sum vầy





12- Giết người trong mộng- Phạm Duy

Giết người trong mộng được sáng tác với cảm hứng từ hai câu thơ của Hàn Mạc Tử trong bài Hành khất:
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phụ phàng ?


Hai câu này mở đầu cho bài hát như một lời than van, liền đó bộc phát trở thành những xúc cảm điên cuồng, ngây dại, tuyệt vọng:

Giết người đi, giết người đi
Giết người trong mộng đã bội thề
Giết người đi, giết người đi
Giết người quên tình nghĩa phu thê


Lời ca dần trở sang trạng thái hoang mang hụt hẫng. Con người tự hỏi mình: Giết người trong mộng hay giữ người trong mộng ? " Người trong mộng không chết, giống như cái chất lãng mạn, nồng mặn ngọt ngào của tình yêu bao đời còn đó. "Giết" mà "người ấy" vẫn sống, mãnh liệt, sâu thẳm, đậm đà hơn. Thôi thì ta hãy giữ lấy hình bóng tình yêu, dẫu bẽ bàng…

Làm sao giữ được người trong mộng
Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng.
Giết người trong mộng?
Hay giữ người trong mộng?
Giết người trong mộng?
Hay giữ người mộng mơ?




13- Đừng xa em đêm nay- Đức Huy

Đừng xa em đêm nay của Đức Huy buồn nhưng không sầu thương bi lụy đến mức đốt cháy tâm can con người, nó mơn man tựa làn gió heo may lướt nhẹ trên những đồng lúa vàng mẩy bông, có một chút gì xót xa, khắc khoãi nhưng chan chứa hy vọng vào một tình yêu có thực, rất gần.


Đừng xa em đêm nay khi bóng trăng qua hàng cây
Đừng xa em đêm nay đêm rất dài
Vòng tay em cô đơn đêm khuya vắng nghe buồn hơn
Con tim em khát khao yêu thương


Giọt nước mắt nào đổ trong bóng tối
Khi nằm lắng nghe tiếng đêm, lắng nghe tiếng đêm
Nghe nhịp đập con tim, ru em giấc ngủ yên
Đời em vắng lặng và anh đã đến
Như ngọn nến trong bóng đêm, nến trong bóng đêm
Soi vào tim em những xao xuyến đã ngủ quên





14-Tôi đưa em sang sông-Nhật Ngân &Y Vũ

Một buổi chiều vàng, ta ngồi se sắt trong quán nhỏ, chợt thấy nhói lòng khi những giai điệu cố quên của "Tôi đưa em sang sông" lại len lỏi vào trí nhớ mờ mịt của ta. Cũng có thể là chính ta, hoặc cũng có thể chỉ là một kẻ xa lạ nào đó trong một chiều mưa đưa đón người mình yêu trên chiếc xe đạp của muôn năm cũ.

Tôi đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm
Để thấm ướt chiếc áo xanh, và đẫm ướt mái tóc em
Nếu xưa trời không mưa, đường vắng đâu cần tôi đưa
Chẳng lẽ chung một lối về mà nở quay mặt bước đi


Tôi đưa em sang sông, bàn tay nâng niu ân cần
Sợ bến đất lấm gót chân, sợ bến gió buốt trái tim
Nếu tôi đừng đưa em, thì chắc đôi mình không quen
Đừng bước chung một lối mòn, có đâu chiều nay tôi buồn


Bất chợt ta nhìn xuống đôi chân mệt mỏi của ta, tưởng như vết bùn ngày xưa trên con đường lấm ướt còn đó.
Bất chợt ta thấy bàn tay ta nóng rực, chắc vì bao năm đã qua bàn tay nhỏ bé kia vẫn mãi nằm gọn trong đó…




Vĩ thanh: 14 tình khúc buồn…muốn khóc trên đây chỉ là cảm nhận của riêng tôi đối với một số tình khúc được sáng tác trong những hoàn cảnh đặc biệt, từ cảm xúc thực hoặc để lại ấn tượng sâu đậm nào đó. Tôi cũng yêu thích Buồn tàn thu (Văn Cao), Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong), Thu hát cho người (Vũ Đức Sao Biển)…, nhưng các tình khúc này đã đưa vào tuyển 14 tình khúc mùa thu bất hủ rồi. Trừ một Đỗ Nhuận duy nhất ngoại lệ -trong sự nghiệp âm nhạc không sáng tác một bản tình ca nào; các nhạc sỹ VN khác đều có những tình khúc buồn thuộc hàng bất tử, được nhiều thế hệ người nghe VN yêu thích. Có những nhạc sỹ như Vũ Thành An, Trúc Phương… chỉ sáng tác những tình khúc buồn. Có những ca sỹ như Thanh Thúy, Chế Linh…chỉ hát những tình khúc buồn. Mỗi người một phong cách, một dấu ấn riêng… các tình khúc đó đều xứng đáng có tên trong top những tình khúc buồn. Thôi thì đành chấp nhận cái gọi là… tương đối vậy. Chỉ mong được chia sẽ một chút đồng cảm với bạn bè và quý độc giả đã là hạnh phúc lắm rồi !

Buồn như ly rượu đầy, không có ai cùng cạn
Buồn như ly rượu cạn, không còn rượu để say…

Nguồn: http://www.nhuygialai.com/2011/12/14-tinh-khuc-buon-muonkhoc.html#ixzz3jXQVydEe
(blog: Phố núi và bạn bè...)

EM GIỜ NHƯ HOA NỞ VỀ ĐÊM





Em trong ta ly rượu cuối cùng
giọt lệ buồn nào khi em đưa tiễn
về bên người chôn vội mối tình câm
em quay mặt đợi ai chưa thấy đến .

Trong mắt em giọt sầu thoáng hiện
ta cạn này nuốt cay đắng làm vui
mai đời em mây rừng gió biển
mối tình xưa trôi giấc mộng qua rồi .

Còn lại ai bên em đêm nay
lúng liếng để người thay hẹn ước
rót cho ta ly cuối thật đầy
môi hôn sao lòng cay xót .

Thôi em ta đời dong ruổi
còn gì đâu hẹn một ngày về
hào-quang xưa giờ bóng tối
nửa đêm đi lặng gọi hoang mê.

Chắc gì ta còn ở lại tim em
hay đã trao cho người từ bên ấy
thôi tình ta vôi bạc trắng xa quên
đò qua sông quên rồi mái đẩy .

Em còn trong ta ly rượu đắng
cạn đi em lần gặp sau cùng
bao lần mắt môi người còn đọng
để ta về dấu kín mối tình chung .

Ta nhớ em đường chiều màu áo
qua đi rồi mùa cưới năm xưa
em bỏ lại cho ta trời mây bảo
để hẹn hò chi hỏi em đã về chưa .

Em vui không trùng bẫy dân gian
ta xa xót đời qua đêm rượu đắng
ngủ đi thôi ơi cổ tích buồn
ngoài trời lệ mưa rơi nhiều lắm .

Ta đếm bước từng phiến sầu cổ lụy
em như loài hoa nở trong đêm
đường trần dài mấy bờ cách trở
rượu có say ta, có thấm môi mềm

đêm nay thôi ta đã mất em...

Huy Uyên

Chuyện đời cong, thẳng và trong, đục…( trích Luận ngữ Tân thư)


Phạm Lưu Vũ


Trong kiệt tác kiếm hiệp kiêm chính trị cổ điển Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung tiên sinh từng ca ngợi cây dâu cổ thụ mọc trong sân nhà anh thợ đóng dép Lưu Bị là linh mộc, là hiện thân của phong thuỷ, đến nỗi bịa ra một ông thầy, đi qua nhìn thấy cái cây ấy bèn phán: "Cây dâu này mọc thẳng tắp, tán xoè như cái ô. Nhà ở dưới gốc cây này ắt sinh quý nhân." Quý nhân ấy chẳng phải Lưu Huyền Đức thì còn ai vào đây nữa. Cây dâu đó là cái ô Trời, là bản mệnh sự nghiệp của Lưu Bị sau này. Quả là về sau, Lưu Bị nhờ có cái bản mệnh ấy mà gặp được khối người ngay thẳng. Trong số đó, người quan trọng số 1 phải kể đến là vị quân sư Gia Cát Lượng (Khổng Minh). Thế nhưng La Quán Trung tiên sinh đã "lờ" đi không chép việc cái “ô” vĩ đại ấy rồi cũng đến lúc đổ kềnh. Số là một hôm, trời nổi bão giông. Cây dâu cổ thụ bỗng nghiêng ngả, quay cuồng rồi đổ sập xuống, đè nát đúng bàn thờ nhà Lưu Bị. Lúc ấy Lưu Bị đã lên ngôi hoàng đế bên đất Thục. Giá như ông thầy kia lại nhìn thấy, chắc thể nào cũng bảo vị quý nhân nhà này có nhẽ sắp đến lúc… toi. Quả nhiên một thời gian ngắn sau đó, Thục chủ Lưu Bị gặp hạn ở thành Bạch Đế rồi “toi” luôn tại đó. Trước khi chết, ngài không ngại nước Ngụy của Tào Tháo, cũng chẳng thèm ngại nước Ngô của Tôn Quyền. Ngài chỉ ngại mỗi… quân sư Khổng Minh mà thôi. Vì thế ngài đã phải triệu Khổng Minh đến tận giường bệnh mà chơi bài ngửa, tiếng là gửi gắm con côi, song lại "thòng" một câu rùng rợn rằng nếu nó bất tài, thì hay là ông thay nó, làm chủ quách nước Thục đi! Lưu Bị nói thế là có ý muốn "đe” Khổng Minh, rằng ta biết tỏng ông là người như thế nào rồi. Trước khi gặp ta, ông có tiếng là một người ngay thẳng. Ông bắt ta phải ba lần hạ cố mới chịu ra, giả vờ không thèm màng đến danh vọng. Có thật ông không thèm màng danh vọng? Sao ở lều tranh mà ông theo dõi việc thiên hạ kĩ thế? Lại còn lặn lội đi gài sẵn "thạch trận" ở những đâu đâu. Giờ ta mới biết ông rất có tài ảo thuật, dễ dàng mê hoặc được lòng ngưỡng mộ của thiên hạ không chỉ trong một vài đời. Ông mẹo vặt có thừa, song bụng dạ lại hẹp hòi. Trong thiên hạ, bất cứ ai tài hơn, ông cũng tìm cách chiêu nạp về rồi nghĩ kế trừ đi. Đã mượn tay Trương Nhiệm giết ngóm một Bàng Thống ngây thơ cả tin, kẻ "học giỏi gấp mười ông" (ý này do chính ông từng nói ra), lại còn định chém Ngụy Diên ngay trước mắt ta. Ham hố danh tiếng như ông thì sau khi ta chết đi rồi, dẫu có làm chuyện thoán nghịch cũng chẳng có gì lạ… Khổng Minh lúc đó sợ toát mồ hôi, vội vàng sụp xuống dập đầu thề lấy thề để (thề cá trê chui ống). Màn chơi bài ngửa này tuy chỉ có Lưu Bị và Khổng Minh biết, song khó mà che được cặp mắt thế gian. La Quán Trung về sau nhân đó cũng “lờ” đi cho văn vẻ sạch sẽ, sử sách trơn tru. Ấy là cái truyền thống chép sử xưa nay nó thế. Sử sách vốn chỉ ưa chép những chỗ thơm mà giấu nhẹm đi chỗ thối. Và La Quán Trung đã tỏ ra là một người chép sử khéo, song lại là một tay kể chuyện tồi, bởi ông vẫn để lộ những chỗ thối của lịch sử ra. Lưu Huyền Đức quả có con mắt tinh đời. Về sau, chỉ vì ghen tài mà Khổng Minh đã quyết không thực hiện diệu kế của Ngụy Diên, lại còn dùng lời lẽ ngụy biện để chê bai, dè bỉu. Rốt cuộc cả 6 lần đem binh ra Kì sơn đều công cốc, đến nỗi thân phải bỏ ở gò Ngũ Trượng. Thế mà trước khi chết vẫn còn nghĩ kế để giết Ngụy Diên cho bằng được. Vị quân sư ngay thẳng ấy thù dai hay sợ Ngụy Diên sau này được đắc dụng thì sẽ thành công hơn mình? Vì thân mà hy sinh béng cả cơ nghiệp của chúa như thế, chẳng trách nước Thục do Lưu Bị tốn công gây dựng chẳng bao lâu cũng mất toi về tay cha con Tư Mã Ý, không để lại được chút hơi hám gì. Vậy thì cái điềm cây dâu cổ thụ kia bị đổ, làm nát cả bàn thờ nhà Lưu Bị quả là nghiệm lắm. "Mệnh" trời quả không thể xem thường. Tuy thế, song những màn "ảo thuật," những "mẹo" vặt của Khổng Minh vẫn được người đời thích thú, tôn sùng, đã lưu truyền được danh tiếng lẫy lừng của ông cho đến tận bây giờ. Danh tiếng ấy bao đời nay át cả Lưu Bị, đến mức bất cứ ai nghe thấy cũng phải trợn mắt thán phục. Thế thì có thể nói rằng Khổng Minh mới chính là người đã "vớ" được Lưu Bị, còn Lưu Bị, là người đã "vớ" phải Khổng Minh vậy.


Tóm lại, việc đời thường tuân theo quy luật quân tử khởi xướng, tiểu nhân a dua, quân tử thiệt thân, tiểu nhân thủ lợi. Cho nên cái triết lý "đầu voi đuôi chuột” dẫu chẳng ra gì, vẫn luôn tỏ ra đúng với mọi thời đại. Cái “ô Trời” ấy ở nhà Lưu Bị ban đầu dẫu có mang cái “lý” của một “con voi,” thì cuối cùng, "con voi" ấy vẫn phải có lúc đổ kềnh. Và một khi nó đã đổ, thì kết quả bao giờ cũng vô cùng thảm hại. Việc của Trời Đất còn như thế, huống hồ là việc của con người. Một cây cổ thụ còn như vậy, huống chi những loài cỏ lác. Vậy mà có kẻ vẫn còn muốn bền vững muôn năm? Có biết đâu rằng cái tử tế mãi chính là cái đáng nghi nhất trên đời. Cứ xem những sự khởi đầu và kết thúc của mọi cuộc đổi thay trên thế gian này thì biết. Sự thật rốt cuộc chẳng mang tí dáng dấp nào của những bản tuyên ngôn kinh điển viển vông. Tuy rằng cây dâu kia ở nhà Lưu Bị (có vẻ) chẳng liên quan gì đến Khổng Minh. Song việc mọc thẳng của nó hoá ra lại là một cái "triệu" bất tường. Thật chẳng biết rồi nó sẽ đổ về phía nào để mà đề phòng vậy. Giá như nó đừng đứng thẳng, mà cứ cong hẳn về một phía, để ông cha Lưu Bị cất nhà ở bên phía ngược lại, thì bàn thờ nhà ông đâu đến nỗi bị đập nát, và duyên trời biết đâu đã chẳng dun rủi cho ông gặp phải con người cũng có tiếng ngay thẳng là Khổng Minh? Tưởng gặp phúc mà thành ra vô phúc, tưởng kì duyên mà lại hoá vô duyên. Chắc chỉ có giời mới đùa nổi kiểu ấy. Trên đời, có ai lại ngu đến mức không tự nhận mình là người ngay thẳng, nhất là những hạng được coi là kẻ sĩ. Thế nhưng so với cái trò đùa ghê gớm ấy của cơ trời, thì sự dối trá kinh niên của con người xem ra chẳng thấm tháp vào đâu.

Ấy là chuyện cong, thẳng. Thế còn chuyện trong, đục… thì như thế nào?


Có một vị hoàng đế (mà người viết không nhớ rõ cụ thể là ai), vốn được các bầy tôi, lâu la xưng tụng là bậc thánh, đạo đức trong vắt như pha lê, không hề gợn chút dơ đục nào của cuộc đời. Một hôm cải trang vi hành (tất nhiên ngài sẽ đến lầu xanh. Bởi lầu xanh bao giờ cũng là đích cuối cùng của mọi cuộc vi hành trên thế gian này), ngài vớ được một cô gái đẹp lắm, mắt liếc như thu ba, thân hình ngon như đùi gà rán. Bèn tán tỉnh rồi đưa nhau vào phòng trọ. Lâu lắm rồi hoàng đế mới được một phen thoả chí mày mò trên thân xác của một ả thần dân như vậy. Đang lúc hứng đến cao trào, vị hoàng đế bỗng buột mồm ngôn ra một lời dạy mà các thần dân của ngài ai ai cũng thuộc lòng từ thuở lên ba. Ngay lập tức, cô gái kia phát hiện ra chân tướng của ngài và kiên quyết cự tuyệt. Ngài năn nỉ thế nào cũng vô ích. Đành tiếc nuối nuốt nước bọt, mặc quần áo vào rồi than thở, rằng giá ta đừng mang tiếng là một kẻ đạo đức trong suốt như pha lê thì có phải đỡ thiệt thòi. Đằng này… Té ra lũ bầy tôi kia sở dĩ xưng tụng ta như thế đâu phải vì chúng yêu ta, mà chính vì cái lợi ích của chúng…


Sách Phật kể rằng trong một kiếp, Đề Bà Đạt Đa và Phật cùng đầu thai làm con cá chép. Con cá chép là Đề Bà Đạt Đa chỉ thích bơi vào chỗ dòng nước trong vắt để phô bày cái hình dáng tuyệt đẹp của mình. Những giống xấu xí khác như cá mại, cá mè, cả lũ đòng đong cân cấn cứ rùng rùng bám theo, vừa bơi vừa luôn miệng trầm trồ. Trái lại, con cá chép là Phật thì chỉ luẩn quẩn trong những chỗ nước đục, chẳng con nào thèm để ý tới làm gì. Một bữa có con chim bói cá đậu trên cây nhòm xuống. Trong làn nước trong vắt, nó nom rõ con cá chép Đề Bà Đạt Đa, liền lao xuống đớp gọn rồi nuốt chửng vào bụng. Đề Bà Đạt Đa chui vào bụng con bói cá, chẳng bao lâu bị nó tiêu hoá, biến thành một cục phân. Con bói cá bay qua sông, ỉa cục phân đó xuống giữa đàn cá vẫn thường bơi theo Đề Bà Đạt Đa khi trước. Lập tức, từ cá mại, cá mè đến lũ đòng đong cân cấn đều tỏ ra hết sức ghê tởm. Con nào con nấy vội cố hết sức bơi vào chỗ nước đục để lẩn trốn. Sau đây là mẩu đối thoại giữa cục phân Đề Bà Đạt Đa và Phật:


"Ngài thấy tôi bây giờ so với trước thế nào?" - cục phân hỏi.
"Không khác gì cả" - Phật trả lời.
"Thế tại sao lũ mạt hạng kia giờ lại xa lánh tôi?" - cục phân hỏi tiếp.
"Bởi bây giờ chúng mới nhìn rõ ngài thực ra là cái gì" - Phật trả lời.
"Ôi! Giá như ta đừng chọn chỗ nước trong” - cục phân than thở.


Câu chuyện chỉ đơn giản thế. Vậy mà có một số học thuyết rất đứng đắn đã căn cứ vào đó để chứng minh một cách đầy thuyết phục, rằng Đề Bà Đạt Đa nếu không là thuỷ tổ của cả loài người nói chung, thì ít nhất cũng là thuỷ tổ của cái giống mũi tẹt da vàng.

Chuyện khác: trong một lần giảng giáo lý Đại thừa, một vị Tổ của thiền tông kể rằng kiếp trước ông từng là một con sáo. Một bữa đang bay lượn, chợt bắt gặp một quả bầu rất to. Bèn khoét một lỗ rồi chui vào. Bảy bảy bốn chín ngày nằm trong đó, chén hết già nửa ruột bầu thì bỗng ngộ ra ba nghìn thế giới. Mừng vì đắc đạo, vị thiền sư (con sáo) bèn chui ra khỏi quả bầu rồi bay mãi, bay mãi... Bầu trời trước mắt ông như khác hẳn, rộng bao la và thơm ngát mùi hương. Tất cả, từ một sợi lông cho đến những quả núi, cánh rừng… đều được thu vào cặp mắt chỉ bé bằng hai hạt tấm của ông. Mới hay sự đắc đạo là vô cùng thoả chí. Có lẽ ông sẽ bay mãi như thế, tự do tự tại, như lai như ý không gì câu thúc, không cần phải xác định phương hướng… nếu ông không vô tình bay qua một dòng suối. Dòng suối trong veo, nhìn thấu tận đáy. Nước suối ấy có thể rửa sạch mọi thứ. Có ai ngờ nó lại “rửa” luôn cả cái tâm Phật vừa mới được nhen nhúm trong ông. Soi mình xuống dưới, thiền sư bỗng thấy mình rõ ràng đang là một… con nhặng. Vậy mà vẫn không hề kinh ngạc (đã là thiền sư thì không bao giờ kinh ngạc). Có điều đôi cánh của con nhặng lúc đó dường như cứ bị hút về một phương nào đấy không thể cưỡng nổi. Lại bay mãi, bay mãi… Cuối cùng té ra ông lại trở về đúng cái quả bầu ấy. Bấy giờ nó đã thối nhủn từ bao giờ. Con nhặng là ông bị cái mùi thối ấy hấp dẫn, lập tức lao vào thò vòi ra hút lấy hút để… Thế là toi một kiếp tu hành. Toi từ lúc nào? Thiền sư hỏi rồi tự trả lời: không phải vì ông hút phải cái thứ ruột bầu thối tha ấy. Mà toi vào đúng cái lúc ông thấy mình là một con nhặng. Kể đến đây, thiền sư chép miệng: giá như dòng suối kia đừng có trong vắt như thế, mà nó đục ngầu, thì ông đã đắc đạo ngay từ kiếp đó rồi. Và câu chuyện ấy đã giải thích tại sao con người hiện đại ngày nay không thể trở thành thiền sư.


Cũng vẫn vị Tổ ấy, một hôm muốn truyền lại y bát, bèn hỏi đệ tử thứ nhất:

"Trước mắt con là hai cốc nước, một trong, một đục. Con chọn cốc nào?"

Đệ tử thứ nhất trả lời:

"Con chọn cốc nước trong."

Sư nhắm mắt không nói gì. Để tử thứ nhất lui ra. Đệ tử thứ hai vào. Thiền sư vẫn hỏi câu ấy. Đệ tử thứ hai trả lời:

"Con chọn cốc nước đục.”

Sư lại nhắm mắt không nói gì. Đến lượt đệ tử thứ ba. Nghe xong câu hỏi, đệ tử thứ ba lặng im hồi lâu. Sư hỏi:

"Sao con không trả lời?"

Đệ tử thứ ba bảo:

"Con không thể nào phân biệt được thế nào là trong, thế nào là đục…”

Sư liền trao ngay y bát.