Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Đôi điều về Phi Quyền Chính


Những người có chủ trương Nhân Chủ ("anarchist-humanism") nên công khai thừa nhận mình là những người phi quyền chính, cũng như phải giải thích phong trào phi quyền chính là gì, và tìm hiểu lịch sử của nguyên lý phi quyền chính từ giai đoạn sơ Phi Quyền Chính (proto-anarchism: Zenone di Cizio (Stoicismo) Epicuro (Epicureismo) Antistene di Atene (i Cinici) Diogene di Sinope, Lão Tử, Bao Jin Gyan, Fra Dolcino, Thomas Munzer , Phong trào comunalista, Étienne De la Boetie v.v..v.v.) đến phi quyền chính hiện đại (modern anarchism: tức là từ William Godwin và Proudhon đến ngày hôm nay).
 Phi quyền chính vẫn đại diện cho các cơ hội tốt nhất của con người để chấm dứt những hủy diệt sinh thái tư bản đang hiện hành và đang đe dọa tất cả mọi hình thức đời sống trên trái đất. Những người có chủ trương Phi Quyền Chính nên lây lan sự kiện, hầu làm tan vỡ và vạch mặt những huyền thoại vốn không hề có. Đừng để cho đồng nghiệp của bạn, hay bạn bè hoặc người thân, nghĩ bậy hoặc tưởng tượng rằng bạn đang là người liberal, tư bản, bảo thủ, phỉ việt cộng stalinist tư bản, mác xít độc tài, phát xít, ngụy ngục vnch, dân chủ cuội v.v. Dòng chảy hiện tại của cuộc đàm luận chính trị là một phần của vấn đề, do đó, hãy biết tự trọng và khẳng định bản thân mình đối với tất cả mọi người hầu thay đổi tình hình và để tạo cơ hội cho nguyên lý phi quyền chính được mở rộng và phổ biến nhiều hơn nữa. Đây là cách duy nhất để có thể đóng góp cho một sự thay đổi thực sự. Chỉ có như vậy những người mà vẫn còn chưa biết đến, thì mới có thể hiểu được phi quyền chính và hiểu ý nghĩa của nó.

Những người đấu tranh nên tổ chức các cuộc gặp gỡ với những người cùng quan điểm. Cũng như đi phát tờ rơi và nói chuyện với quần chúng về những lý tưởng của mình. Hãy tìm hiểu và suy nghĩ làm cách nào để có được sức thuyết phục, đừng bút chiến hay nguyền rủa ai cả. Hãy nhớ rằng cuối cùng thì hầu hết chúng ta đều mong muốn những điều tương tự (hòa bình, thịnh vượng, vv), vì thế hãy bắt đầu từ những quan điểm mà bạn có thể đồng ý và hãy tiếp tục từ những điểm đó. Hành động của bạn sẽ đặc biệt có hiệu quả nếu câu hỏi của bạn sẽ làm tương ứng và phù hợp những câu trả lời của họ bằng những điều kết luận của bạn. Bạn nên giải thích rằng "phi quyền chính" không đồng nghĩa với sự "hỗn loạn" và "phá hoại", mà nó chính là một nguyên lý có ảnh hưởng đến chính trị và xã hội, và luôn luôn ủng hộ sự tự-tổ chức, anarchism không phải là một hệ thống chính trị hay kinh tế bắt nguồn từ nền dân chủ trực tiếp.

Hãy chuẩn bị để trả lời các lời cáo buộc. Bạn sẽ bị buộc tội và sẽ bị chụp mũ là "nói sàm" "đồ điên", "chuyện không tưởng và tào lao", "phản động" "chống phá Nhà Nước" "khủng bố" "Cộng Sản VC" "ngụy ngục VNCH" "chống cộng" "hoang tưởng" "phi lý" "thuyết âm mưu" " "thằng vô thần" v.v. nhưng bạn hãy trả lời những lời cáo buộc đó bằng cách chứng minh rằng phi quyền chính có thể thực hiện được, mà trong suốt lịch sử nhân loại, đa số các xã hội thổ dân đều là vô chính phủ, và thậm chí hiện nay có rất nhiều cộng đồng đang hoạt động theo các phương châm hướng dẫn của tư tưởng này , và không nhất thiết bằng cách cố ý và được định trước (intentionally). Bạn có thể tìm thấy những ý tưởng vô chính phủ ở những nơi mà bạn không ngờ. Những người Amish, ví dụ, họ là một điển hình rất tốt về nguyên lý phi quyền chính ngay trong hành động cụ thể của họ, mặc dù chúng ta cũng không thể xác định chính xác được rằng nó là tổ chức “phi quyền chính”.

Hãy nên nhớ rằng phi quyền chính đã bị lạm dụng và bị ghép với nhiều tội danh mơ hồ và nhiều định nghĩa tiêu cực. Điều này không chỉ phụ thuộc vào sự tuyên truyền tiêu cực của hệ thống Quyền Lực, mà cũng do những hành động bạo loạn của những người ồn ào, cường điệu, và "thổi ống đu đủ", bởi vì họ quyết định tự cho họ là "những người vô chính phủ" khi họ phá hủy mọi thứ và gieo hỗn loạn. Là một người Phi Quyền chính thì có nghĩa là phải học tập và rèn luyện để đối phó với những người này và ngăn chặn để làm sao cho những kẻ đó đừng phá hoại công việc của mình.

Hãy đi tìm hiểu và đọc nhiều tài liệu về những sự kiện hiện tại. Đừng làm cho người ta cảm tưởng rằng mình không nắm vững được tình hình hoặc bị thiếu thông tin, cũng như đừng phản đối những ý thức hệ mà thậm chí bạn không biết rõ. Hãy nghiên cứu về hệ thống Tư Bản, chủ nghĩa Mác-Xít, Phát xít, VNCH, VC, và các luồng tư tưởng và hệ phái chính trị khác. Hãy nên biết và tìm hiểu về đối thủ của bạn. Nếu bạn cứ đi lang thang và hành xử kiêu ngạo, tự cao tự đại hoặc tuyên bố ngớ ngẩn và vô căn cứ thì bạn sẽ làm tổn hại cả phong trào đấu tranh.


Không nên duy trì các hệ thống cấp bậc và sự thống trị trong cuộc sống của bạn. Chúng ta đều bình đẳng. Đàn ông nên tìm hiểu để ôm chặt chủ nghĩa feminism và kiểm tra nghiêm túc các mối quan hệ của mình. Rồi như vậy luôn cả những người đến từ các gia đình giàu có, khi họ nằm trong hoàn cảnh phải đương đầu với các tầng lớp khác, Ngay cả những người có tình dục khác giới, trong lúc phải đối mặt với các vấn đề của cộng đồng LGBT; và các nhóm "chủng tộc" hoặc "dân tộc" "có ưu thế hơn" đôi khi họ phải đối phó với các "dân tộc" thiểu số. v.v.

Đoàn kết là sức mạnh lớn nhất của chúng ta, bạn hãy nên nhớ điều này.

Bạn hãy lịch sự và khiêm tốn, nhưng cũng phải khẳng định và bảo vệ các nguyên lý của mình. Mọi người sẽ luôn luôn lắng nghe và để ý những sự đóng góp của bạn và những hành động chủ động đáng chú ý của bạn, và bạn không nhất thiết cần phải mở miệng để làm điều đó.

Các nghi lễ náo loạn và nổi loạn xảy ra trên đường phố, như ở Mardi Gras hay Halloween, đó là những cơ chế khéo léo và có tính toán mà xã hội chuyên môn sử dụng để chứng minh rằng rất cần thiết sự kiểm soát của Quyền Lực, Chính Phủ, Nhà Nước (để tuyên truyền rằng mọi người đều cần luật pháp và sự an ninh trật tự ) và để "bảo vệ" quần chúng cũng như đề đề phòng những gì bị kết án là "những tiểu văn hóa có mục đích đấu tranh giai cấp", (giống như trong trường hợp những người phi quyền chính.)

Sống trong một xã hội mà không theo quy luật riêng của nó, sẽ buộc bạn phải hứng chịu nhiều hậu quả khác nhau. Nếu bạn cứ hô hào chửi rủa "bọn chó đẻ, con lợn phát xít" đối với bọn cảnh sát hoặc làm những hành động phi lý, ví dụ như tự nhiên không có lý do gì hết mà đi liệng đá vào những người hoàn toàn vô tội không làm gì sai trái, thì nếu làm như thế thì điều đó sẽ không ích lợi cho bất cứ ai. Cũng như việc đập phá hoặc vẽ biểu tượng vô chính phủ với cái spray trên các cửa hàng nhỏ, điều này cũng vô ích, nó chỉ làm hỏng ngày làm việc của người lao động bởi vì họ mất công phải lau chùi và dọn dẹp vào sáng hôm sau.

Hay như các bài viết lươn lẹo chuyên môn lấy cớ và lợi dụng bất cứ sự kiện và cơ hội nào để thoả mãn và chửi đổng cho “đã miệng” bằng những danh từ như “tàn dư ngụy ngục” “phỉ VC” “bán khai” “đồ tối dạ” “kém nhận thức” “con cháu rồng teo” “đậu phọng đỏ” “giẻ rách ba que” “giẻ lau đỏ khè”” rác rưởi” “đừng phí thời gian với những thứ rác đó” v.v. (mặc dù cũng có lý một phần nào đó, nhưng mục đích chính vẫn là mưu toan vặt vãnh lưu manh và huênh hoang khoác lác, lợi dụng tự do ngôn luận để quơ đũa cả nắm, chụp mũ, chửi lén, trốn tranh luận và “tự sướng” trong động ổ của mình)

Dù có bao che với những câu nói nhai lại của những triết gia và những nhà tư tưởng của quá khứ và hiện tại, rồi dù có đem bao nhiêu câu Nho, lời đẹp đầy nhân bản, hoà bình, yêu thương, từ bi v.v. làm ra có vẻ như “trí thức cao siêu lắm” hay là “sĩ phu vĩ đại” để hù doạ người ta bằng những “quả bomb kiến thức” v.v. nhưng nếu cứ vẫn giữ bản chất côn đồ, nhảy vô họng người ta, bịt miệng, khi dễ, lạm dụng quyền lực, hành xử mọi rợ khi bị đụng chạm v.v. thì thực sự bao nhiêu lời nói tốt đẹp đó cũng như không!
Đụng chút đã “nhảy dựng” rồi, thì rõ ràng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra và khi cháy nhà mới lòi ra mặt chuột!


Nếu nói TO MỒM chửi đổng kiểu chợ cá "chó cắn mèo", đấu võ mồm "vén váy" kiểu hàng cá thì tôi cũng miễn bàn.
Vì To mồm kiểu chợ cá không có thuyết phục được ai, ngựợc lại chỉ có thể chứng minh cái kém tư cách của kẻ to mồm chửi đổng.
vì Thoá mạ là lý lẽ của bọn lầm lỗi ( JJ Rousseau),


Hành động này cũng giống như một người bị bệnh tâm lý, đã quá đam mê yêu thương một cô gái, mà cô ấy không thèm để ý đến mình mà lại còn đi với nhiều thằng khác…
Thì hành động rút trong nhà và cứ nhớ cô gái đó hoài, mà không muốn chấp nhận rằng mình đang yêu nó và đang đau đớn vì nó.
Khi gặp ai nói chuyện thì bất cứ đề tài nào cũng sẽ tìm đủ mọi cách để lôi con đó vô và nhét những gì liên quan đến nó vào cuộc trò chuyện, để mỉa mai, chửi lén, hạ nhục và cứ nhắc nó hoài…

Dĩ nhiên khi người khác hỏi “bạn có biết con Kiều Việt lấy chồng rồi chưa? nó đi với thằng Mỹ mà bạn ghét, và nó đã đẻ ra 3 đứa con! Hình như tôi còn nhớ bạn hồi xưa mê con đó lắm mà, bây giờ bạn còn yêu nó không? Tôi cũng chia buồn và tội nghiệp cho bạn lắm, tôi có nghe tin đồn là bạn bây giờ đã trở thành một người vô tổ quốc, vô tôn giáo và vô gia đình như chủ nghĩa CS”


Anh chàng bị rối loạn tâm thần, nhảy dựng và trả lời rằng “Tôi có bao giờ mà yêu nó đâu, còn lâu.... Tôi siêu rồi, tôi không thèm những thứ tình yêu tầm thường và hạn chế giữa trai gái, gia đình và tổ quốc.
Tôi yêu cả Nhân Loại…và tôi yêu cầu bạn nhé, nhà của tôi là một nơi tự do trao đổi tư tưởng, nhưng không phải là nơi để lôi những thứ rác rưởi của những não trạng bán khai lưu manh vặt vãnh. Những loại đàn bà đó không xứng đáng để nhắc và nó làm bẩn mắt đàn ông đàng hoàng như tôi.
Nhũng ai muốn "NHIỀU CHUYỆN" hoặc thích thú những loại đàn bà ngụy ngục này, họ có rất nhiều DIỄN ĐÀN GOSSIP để "tham khảo", không cần phí lời và đem những chuyện đó trong Nhà của tôi .
Nhà tôi dù là một nơi tự do, nhưng không phải là khu đất hoang để xả rác, để nhiều chuyện, và để nói bá láp, kể chuyện tầm phào, dở trò lưu manh vặt của ngụy ngục!

Tôi , chủ Nhà yêu cầu người khách đừng nhắc đến con đó nữa, kể từ thông báo cảnh cáo này ! Nếu còn giở trò lưu manh vặt vãnh mượn nơi nhà của tôi để nhắc chuyện gossip kiểu vớ vẩn, tôi sẽ tiễn đưa vĩnh viễn ra khỏi nhà của tôii!
Mưu toan vặt vãnh lôi kéo tôi vào vũng lầy "đôi co chuyện tình xa xứ" hoàn toàn vô ích và tự hủy. Quí vị muốn "GOSSIP", đó là quyền chọn lựa của quí vị, vô số các diễn đàn Yahoo, Paltalk, Facebook đang nồng nhiệt chờ đón quí vị.
Nhà tôi chủ trương không "nhiều chuyện" và không phí thời gian phân tâm năng lực đôi co trong bãi rác tàn dư của các phần tử phụ nữ VN.
Đây là thông báo cuối cùng để không PHÍ PHẠM THỜI GIAN NĂNG LỰC CỦA TÔI và MỌI NGƯỜI VÀO NHŨNG ĐÔI CO VÔ ÍCH, Tôi thẳng thắn đề nghị bạn hãy tự hiểu và tự đi ra khỏi Nhà của tôi ngay trong thời gian ngắn nhất kể từ thông báo đề nghị cuối cùng này.”


Dĩ nhiên đây là những ngụy biện rẻ tiền của những kẻ bị tâm lý, bị mặc cảm và tự ái.
Tôi cũng thông cảm, và để kết luận bài viết, tôi nhắc nhở vài điều căn bản:

(trích)

Người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Những sự đóng góp vào công cuộc đấu tranh cho tự do, thì hảy biết hy sinh một phần của cái cảm tính cá nhân để hầu mở rộng dân chủ tính, lắng nghe tôn trọng và lý luận, giải lý trong cái lý lẽ và dẫn chứng hầu xoá tan đi sự ngộ nhận trong lòng dư luận.

Người tranh luận thì hãy dùng LOGIC Arguments, chứ không chơi chụp mũ / đạo đức giả= chỉ có kẻ đuối lý mới dùng THOÁ MẠ/ CHỌC GHẸO/ CHỤP MŨ/ MỈA MAI/ ĐẠO ĐỨC GIẢ đễ tránh né VẤN ĐỀ.



Đừng chụp mũ khơi khơi và NGỤY BIỆN, vài ví dụ:

công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A.

Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.
Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu.
Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác.


Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thường được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của tôi sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”


Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng ai không đồng ý với tôi, và "chống phản động" / "chống cộng" thì người đó là một kẻ lưu manh, "ngụy ngục ba que" / "phỉ VC", bán khai, bất nhân, rác rưởi v.v." chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có "lương tri".

Văn Thuận Nguyễn

Còn Có Một Đời Sau?


Trần Tiên Long




Minh họa những người được cứu rỗi sau khi chết

Có những câu hỏi đã được nêu ra từ ngàn xưa nhưng các câu trả lời thường hay thay đổi. Khoa học càng ngày càng tiến bộ nên những giải đáp của các triết gia cần phải được biến đổi để phù hợp với kiến thức của thời đại: Con người có linh hồn không? Linh hồn là gì? Có phải linh hồn là một thực thể hoàn toàn độc lập với thân xác? Làm sao con người chúng ta còn có thể sống sót sau khi chết, nghĩa là con người thì bất tử? Cái chết chỉ là một sự tiến hóa hay thay đổi cuộc sống? Có bằng chứng nào để tin rằng còn có một đời sau?

Những câu trả lời cho các câu hỏi như vậy đã tạo ra các trường phái triết học khác nhau, nhiều khi còn đối nghịch theo tính loại trừ.

Thuyết Nhị Nguyên cho rằng con người có hai phần riêng biệt, bao gồm phần thân xác và phần linh hồn, hoàn toàn độc lập với nhau. Thế giới có nhiều cõi. Khi thân xác chết thì linh hồn sẽ rời khỏi thân xác để đi về một cõi khác. Tôn giáo thì cho rằng ngoài đời sống ở cõi trần gian này còn có một đời sống khác nữa sau khi chết. Nhưng khi giải thích về sự sống đời sau thì mọi tôn giáo đều dựa vào niềm tin và kiến thức của con người ở thời man khai khi chưa có khoa học.

Còn thuyết Nhất Nguyên thì đối nghịch, cho rằng con người chỉ có một phần duy nhất. Trường phái Duy Linh cho rằng con người chỉ có phần hồn duy nhất là trường cữu; còn cái phần thân xác chỉ là ảo ảnh và tạm bợ, một biểu hiệu của phần hồn. Trường phái Duy Vật thì ngược lại cho rằng chỉ có phần thân xác vật chất là thật; còn cái phần linh hồn không phải là một thực thể riêng biệt, nhưng chỉ là ảo tưởng do trí tưởng tượng phong phú của con người. Trường phái này quan niệm chết là chấm dứt toàn vẹn cuộc sống của con người. Những phần được xem là tinh thần như trí tuệ, trí thông minh, ý thức, tư tưởng, cảm nhận, cảm hứng, cảm xúc, trực giác, cách hành xử, tính tình, nhân cách… tất cả đều là kết quả của thân xác vật chất. Khi thân xác chết thì những thứ tinh thần này cũng chết theo. Khoa học tiến bộ nhờ hoàn toàn đi theo trường phái Duy Vật, đối nghịch với các tôn giáo.

Vậy câu hỏi được đặt ra là thực sự còn có một đời sống khác nữa sau khi chết hay không. Ở bài viết này, người viết sẽ trình bày những dữ kiện thu thập được bằng sự hiểu biết, tìm tòi, và học hỏi, có thể mang tính chủ quan, qua các tiểu mục sau:


▪ A. Quan điểm và lập trường của các tôn giáo

1. Ki-tô giáo

Khi nghiên cứu về các tôn giáo độc thần bao gồm Ki-tô giáo, Hồi giáo, và Do Thái giáo, người ta không tìm thấy ý niệm linh hồn trong các văn bản kinh thánh nguyên thủy Cựu Ước và Tân Ước. Những thứ mà ngày nay người ta gọi là linh hồn thì đã được trình bày như hơi thở, thần khí, hoặc sự sống.

Chẳng hạn khi Thiên Chúa tạo dựng ông Adam, người đầu tiên của nhân loại, từ bụi đất, Ngài không thêm vào đó một linh hồn, nhưng chỉ thở vào đó để cho đất bụi có sự sống (Genesis 2:7). Và ở câu Genesis 1:24 , Ngài cũng làm như vậy đối với mọi thú vật. Danh từ “nephesh” của Do Thái chỉ đơn giản là sinh vật có hơi thở. Cuốn tự điển Vine's Complete Expository Dictionary of Old and New Testament Words định nghĩa danh từ “nephesh” là “bản chất của sự sống hay hành động thở hơi”.

Trong cuốn God, the Failed Hypothesis: How Science Shows That God Does Not Exist, Giáo sư Vật Lý Victor J. Stenger, người đã thắng giải Nobel, viết:

“Trong suốt dòng lịch sử, Giáo hội Công giáo đã dạy rằng toàn thể thân xác sẽ được sống lại. Kinh Tin Kính của các thánh Tông Đồ được đưa ra từ thế kỷ thứ 2 và hiện vẫn còn được đem ra đọc, cho rằng sẽ có sự phục sinh của thân xác. Cộng đồng Trent ở thế kỷ 16 đã khẳng định rằng một thân xác y chang sẽ được sống lại mà không có sự thay đổi, méo mó. Thánh Augustino bảo rằng phần vật chất của cơ thể sẽ được hàn gắn lại cho dù nó rữa nát cở nào.” [1]

Trong các sách giáo lý Công giáo VN, kinh Tin Kính này được dịch nguyên văn ở câu chót như sau, và được các tín hữu Công giáo đọc hằng ngày trong các thánh lễ: “…Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.”

Tín điều của Công giáo còn bắt buộc người tín hữu phải tin rằng Đức Giê-su và Đức Maria đều sống lại và bay lên trời cả hồn lẫn xác.

Nostradamus cũng tiên đoán người chết sẽ sống lại: “Khi địa ngục không còn nhiều phòng, những người chết được chôn cất sẽ đi ra khỏi ngôi mộ của họ”.

Như vậy, từ “linh hồn” được ngày nay hiểu như một thực thể độc lập với thân xác thì không có từ tương đương nào trong các câu kinh thánh nguyên thủy của người Do Thái. Mặc dù Ki-tô giáo có nguồn gốc từ Do Thái giáo, nhưng nó đã được biến đổi đế đưa ý niệm linh hồn của văn hóa Hy Lạp và La Tinh vào trong Ki-tô giáo. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì kinh sách của Ki-tô giáo được dựa trên những hỗn tạp của nhiều tác giả khác nhau, và cách tổ chức của tôn giáo này cũng hoàn toàn mang tính trần tục của con người. Riêng Công giáo còn đặt truyền thống thánh (sacred tradition) cao trọng hơn cả các cuốn kinh thánh để họ có quyền sửa chữa, thêm bớt, hoặc thay đổi “lời của Chúa”, bởi vì giáo hoàng có toàn quyền “cầm buộc dưới đất cũng như trên trời”; và họ còn có tín điều bắt buộc người tín hữu phải tin giáo hoàng không thể sai lầm (infallibility) trong các vấn đề luân lý và đức tin.

Cũng cần ghi nhận thêm rằng Ki-tô giáo ban đầu cũng không tin chắc người đàn bà có linh hồn. Kinh sách, cách tổ chức quản trị và truyền thống của tôn giáo này rất coi thường người đàn bà, ngay cả việc không cho họ có tiếng nói trong các giáo đường. Mãi cho đến thế kỷ thứ 6, Cộng đồng Maçon gồm toàn những người đàn ông mới bắt đầu công nhận cho đàn bà có linh hồn chỉ vì hơn nhau một lá phiếu bầu.[2]

Nhưng có một thắc mắc mà cho đến bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng, rằng, bởi vì con người luôn luôn biến đổi kể từ ngày thụ thai, chào đời, rồi lớn lên và trưởng thành cho đến khi vĩnh viễn nằm xuống đất, vậy cái thân xác được sống lại đó thì là thân xác của giai đoạn nào trong cuộc đời? Có phải là thân xác của đứa trẻ khi mới được sinh ra chưa có trí khôn, hay đó là thân xác của các ông bà già mang nhiều chứng bệnh tâm thần nan y, kể cả bệnh mất trí nhớ? Có vẻ như vương quốc thiên đàng thì phần đông gồm toàn những người già cả được sống lại y chang với nhân cách và khả năng trí tuệ của những người mất trí nhớ vì lão hóa.

2. Phật giáo

Phật giáo thì không tin có linh hồn như Ki-tô giáo

Trong bài “Trả lời Phương Chính Nguyễn Quang Đạt qua bài viết: Kêu Cứu Của Một Linh Hồn”, tác giả Lê Sỹ Minh Tùng (LSMT), một học giả uyên bác chuyên nghiên cứu về Phật giáo nguyên thủy, viết nguyên văn như sau:

Đạo Phật tuyệt đối phủ nhận linh hồn (Soul) mà chỉ có Thức (Mind) (hay còn được gọi là Consciousness). Thức là cái biết biến đổi liên tục tùy theo thế giới bên ngoài còn linh hồn là cố định, bất biến. Chỉ có Thiên chúa giáo mới tin có linh hồn, ngược lại, đạo Phật phủ nhận ý niệm về “linh hồn” vì đạo Phật không chấp nhận có ai tạo lập cái gì cả mà tất cả nhân sinh vũ trụ này là do duyên khởi (trùng trùng) tác tạo từ vô thỉ đến vô chung thế thôi. Đối với một con người bình thường (không phải là Thánh giả) thì khi nhắm mắt, nghiệp lực sẽ quyết định số phận tương lai (tái sinh) của bạn chớ không phải do bạn quyết định được. Nghiệp lực sẽ chuyển Thức (tái sinh) vào kết (duyên) trong noãn bào của người mẹ (trong lúc tinh trùng của người cha vừa mới lọt vào tử cung của người mẹ) để tạo thành một thai nhi, có đủ Danh (Thức tái sinh) và Sắc (thân thể). Tinh trùng là sự sống tiếp cho thai nhi cho nên ngày nay cho dù con người có thụ thai nhân tạo hay là gì đi chăng nữa thì bắt buộc phải có tinh trùng.” (Hết trích).

Nhờ có những câu chú thích tiếng Anh trong ngoặc đơn, chúng ta có thể hiểu được các danh từ “Mind” và “Consciousness” cũng chính là linh hồn trong Ki-tô giáo. Giáo lý Công giáo giải thích rằng con người khác con vật vì có phần linh hồn. Linh hồn là trí tuệ, trí thông minh, ý thức, lương tâm để biết phải, biết trái, biết lành, biết dữ. Trong câu trích dẫn trên của tác giả LSMT (cho dù tác giả đã khẳng định “Đạo Phật tuyệt đối phủ nhận linh hồn (Soul)”) và trong các sách vở của các tác giả ngoại quốc khi họ bàn về linh hồn, họ cũng luôn luôn đặt vấn đề là có trí tuệ (Mind) hay ý thức (Consciousness) hoàn toàn độc lập với thân xác hay không, nghĩa là con người sau khi chết thì ý thức và trí tuệ có phải vẫn còn sống sót ngoài thân xác hay không.

Như vậy, nếu linh hồn được hiểu như là ý thức và trí tuệ thì đương nhiên con người phải có phần linh hồn, cho dù chúng ta dùng những từ ngữ khác nhau. Người vô thần hay hữu thần nào cũng đều tin con người có trí thông minh, có trí tuệ, hoặc có ý thức và lương tâm. Đó là những điều hiển nhiên, chẳng cần thắc mắc.Nhưng câu hỏi cần phải được đặt ra là liệu cái phần linh hồn đó có phải là một thực thể độc lập với thân xác, vẫn còn sống sót sau khi thân xác đã chết hay không. Trả lời cho câu hỏi này là tự xác định cho mình một lập trường theo quan điểm của Duy Linh hay Duy Vật. Và đây mới chính là chủ điểm của bài viết này.

Cho dù chúng ta bảo rằng ý thức, trí tuệ, hay trí thông minh chỉ là những biểu hiệu của linh hồn chứ chẳng phải chính nó là linh hồn; nhưng nếu chúng ta chứng minh được rằng những thứ biểu hiệu đó chính là thuộc tính của thân xác vật chất chứ chẳng phải của một thứ gì khác mà chúng ta gọi là linh hồn, thì đương nhiên chúng ta cũng chứng minh được rằng những quan điểm và lập trường của các tôn giáo về niềm tin vào linh hồn và một cuộc sống khác sau khi chết, đã được giảng dạy từ mấy ngàn năm nay, đều hoàn toàn sai. Và điều này khoa học đã chứng minh được.

▪ B. Quan điểm và lập trường của khoa học

1. Não Học (Neurology)

Khoa Não Học hiện đại, một trong các bộ môn thuộc khoa học thực nghiệm, ngày nay đã khẳng định rằng con người không có cái gọi là linh hồn có thể độc lập với thân xác. Những thứ mà lâu nay chúng ta vẫn thường gọi là phần tinh thần hay biểu hiệu của linh hồn thì hoàn toàn tùy thuộc vào cấu trúc và hoạt động của não bộ. Chính não bộ là nơi chứa đựng mọi dữ kiện của trí nhớ làm cho con người có trí tuệ để phán đoán. Ngay cả những trạng thái tâm hồn như cảm xúc, vui, buồn, giận hờn, hận thù, thương xót… đều do kết quả rung động của các nguyên tử thuộc tế bào óc (neurons). Tất cả đều thuộc sinh vật lý. Một sự thay đổi hay hủy hoại một phần của não bộ thì có thể làm thay đổi tính tình, trí tuệ, nhân cách, tư cách đạo đức, và cả cách lối hành xử của con người đó.





Như vậy, tất cả những tư tưởng và mọi hoạt động tâm linh hay tinh thần thì đều hoàn toàn tùy thuộc vào bộ óc của con người. Chết là chấm dứt tất cả. Một xác chết không có khả năng suy tư và nhận thức như khi nó còn đang sống. Những khả năng tinh thần này hoàn toàn tùy thuộc vào sự lành mạnh của thân xác vật chất. Người già yếu thường mang bệnh tâm thần, mất trí nhớ, thì dĩ nhiên trí tuệ suy tư cũng phải từ từ kém bớt và sẽ tắt lịm như một ngọn đèn hết dầu. Nếu có một linh hồn độc lập với thân xác, vậy tại sao những biểu hiệu của linh hồn như trí thông minh, trí tuệ, ý thức… lại hoàn toàn tùy thuộc vào sự lành mạnh của thân xác? Nếu linh hồn rời khỏi thân xác để di chuyển đến một nơi khác thì chắc chắn nó sẽ không có trí nhớ, trí thông minh, trí tuệ để ý thức, suy tư, hoặc nhận thức bất cứ một điều gì, và nó cũng không thể cảm nhận được hạnh phúc hay khổ đau; bởi vì tất cả những thứ đó đều dính liền với bộ não, nằm lại ở trong thân xác vật chất. Linh hồn, nếu có, chỉ còn là một cục đá nằm bất động, vô tri, vô giác, vô cảm, và còn vô hình, vô nghĩa; chẳng dính dáng gì đến cái thân xác mà nó đã rời bỏ.

Ở bài "Emotions Without Souls: How Biochemistry and Neurology Account for Feelings" của Vexen Crabtree (1999), tác giả có một kết luận như sau:

“Có phải cảm xúc làm chúng ta có linh hồn, hay chỉ đơn giản đó là những qui luật của thiên nhiên? Những căn bệnh hư hại não bộ làm xóa đi nhân cách của con người và những trường hợp hư hại bộ óc đột nhiên làm thay đổi tính nết, cả hai trường hợp đều chỉ có thể xảy ra nếu chúng đều thuộc về sinh vật lý. Những thuốc men làm thay đổi tâm tính và làm mất trí tuệ chứng minh rằng nguồn gốc của cảm xúc đều thuộc sinh hóa. Những căn bệnh làm thay đổi tâm trạng của con người và những căn bệnh liên quan đến sự phát triển của con người chứng minh cho chúng ta thấy rằng nhân cách của con người thì do Sinh Vật Học định đoạt tất cả…

… Nếu trí nhớ, cách lối hành xử, và các cảm xúc, tất cả đều bị điều khiển bởi bộ não vật lý thì linh hồn còn để làm gì? Có vẻ như chẳng cần phải có linh hồn để cho bất cứ một điều gì. Chắc chắn linh hồn chẳng phải để điều khiển cách lối hành xử hay tính nết của con người, và ý chí tự do mà linh hồn sử dụng thì bị Sinh Hóa Học thay thế; như vậy, tại sao có quá nhiều căn bệnh có sự ảnh hưởng không thể kiềm chế trên nhân cách của con người. Khoa học hiện đại chứng minh rằng ý tưởng về linh hồn thì sai bét. Mọi sự chỉ là sinh vật lý.” [3]

Những cuộc thí nghiệm và khám phá thuộc khoa Não Học còn chứng minh rằng có những vùng riêng biệt trong não bộ điều khiển cách hành xử mang tính tôn giáo và luân lý.

Ở bên Anh, năm 1848, ông Phineas Guage là một nhân viên làm đường rày xe lửa. Trong lúc đặt mìn để phá đường, ông đã vô ý làm nổ tung chất nổ. Một thanh sắt bắn trúng quai hàm và xuyên qua sọ của ông. Trước tai nạn, ông là một người mẫu mực, rất có đạo đức và luân lý. Sau tại nạn, ông biến thành một người vô trách nhiệm, vô luân lý, vô đạo đức, và không còn ai có thể tin tưởng.

Hình chụp cho thấy thanh sắt xuyên qua phần của sọ, cái phần chuyên điều khiển những vấn đề thuộc tôn giáo và luân lý. Rõ rệt là có một sự liên hệ trực tiếp giữa bộ óc của chúng ta với những vấn đề tâm linh. [4]

Như vậy, những thứ mà chúng ta gọi là thiêng liêng, không có phần thân xác, như thượng đế, linh hồn, quỷ ma, thần thánh… tất cả đều là sản phẩm tưởng tượng của đầu óc con người. Kỹ thuật soi óc (brain scans) có thể xác định được chỗ nào của bộ óc liên hệ trực tiếp với các loại tư tưởng khác nhau, kể các các tư tưởng về tôn giáo và cảm xúc. Khi chỗ nào đó của bộ óc bị hư vì tai nạn hoặc vì giải phẩu, những tư tưởng tương xứng nằm ở chỗ đó cũng biến mất. Ngày nay, trong các phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng thuốc hoặc điện để kích thích một phần riêng biệt nào đó của não bộ, tạo ra những cảm giác mà người ta mong muốn, chẳng hạn như cảm thấy mình sung sướng đang gặp Chúa, hoặc cảm thấy mình lo sợ đang thấy ma quỷ, hoặc ngay cả tạo ra những kinh nghiệm cận tử (near death experiences).[5][6] Tất cả đều nằm ở bộ não và là kết quả của những rung động của các nguyên tử thuộc khối óc. Nếu linh hồn tạo ra các tư tưởng, giấc mơ, nhân cách, và cả cảm xúc, thì tại sao những thứ nó tạo ra đó lại bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một tai nạn gây thương tích ở đầu óc, bởi một căn bệnh mất trí nhớ vì lão hóa, bởi các loại thuốc, hoặc bởi dòng điện kích thích nơi não bộ?

Ngày nay, người ta có thể điều khiển con chuột từ đằng xa bằng một cái “remote control” để kích thích một phần riêng biệt nào đó nơi óc của con chuột.[7] Họ còn có thể thay cả đầu của con chó hoặc của con khỉ. Họ cũng đang dự tính sẽ thay cả đầu của con người trong vài ba năm tới. [8] Nếu hai người có hai cái đầu đổi qua nhau thì linh hồn sẽ như thế nào, đi về đâu?

2. Vật Lý Học

Khoa Vật Lý khẳng định rằng tất cả mọi lực (force) chuyển động trong vũ trụ này đều phát xuất từ khối lượng vật chất (mass). Định luật chuyển động của Sir Isaac Newton định rằng lực tỉ lệ thuận với khối lượng và gia tốc theo phương trình F=ma; trong đó “F” là lực, “m” là khối lượng, và “a” là gia tốc của một vật. Cứ theo phương trình này, nếu có một khối lượng vật chất là “zero” thì sẽ có tổng số lực cũng là “zero”, cho dù gia tốc có thế nào. Nếu khối lượng vật chất đó càng lớn thì sẽ tạo ra lực càng lớn. Nếu một vật không có khối lượng vật chất, chẳng hạn như các hữu thể thiêng liêng, thì không thể tạo ra một lực gì. Và nếu không có lực thì không thể có chuyển động để làm được bất cứ một điều gì.



Sir Isaac Newton (25 December 1642 – 20 March 1726)/Albert Eintein (14 March 1879 – 18 April 1955)

Cũng vậy, theo phương trình của Albert Eintein, năng lượng của một vật nằm sẵn trong khối lượng vật chất, có thể hoán chuyển qua nhau theo một phương trình E=mc2; trong đó “E” là năng lượng, “m” là khối lượng, và “c” là vận tốc của ánh sáng. Khối lượng một vật càng lớn thì năng lượng nằm trong vật đó càng nhiều. Nếu khối lượng của một vật là “zero” thì năng lượng của vật đó cũng chỉ là “zero”.

Hai phương trình trên là căn bản của khoa Vật Lý Học. Như vậy, khoa học Vật Lý xác định rằng tất cả những thứ không có khối lượng vật chất, chẳng hạn các hữu thể thiêng liêng mà con người đã tưởng tượng ra như linh hồn, quỷ, ma, thần, thánh… tất cả đều không có năng lực để làm được bất cứ điều gì. Mọi biến cố hay hiện tượng xảy ra trong vũ trụ này đều có những nguyên nhân tự nhiên. Trong tất cả các phương trình khoa học, tuyệt đối không có yếu tố thiêng liêng để giải thích các hiện tượng. Khẳng định này cũng đủ để giải thích tại sao chẳng có điều gì có thể gọi là phép lạ nếu được phán xét theo tiêu chuẩn của khoa học.

Những hữu thể thiêng liêng khi xuất hiện mà tôn giáo thường hay phịa ra để tuyên truyền, cổ vũ, đều không có năng lực để làm được bất cứ điều gì, kể cả một việc rất đơn giản là mở miệng ra để nói. Họ đều phải nhờ vả con người có khối lượng vật chất của thân xác để chuyển lời dùm, thay thế cho họ. Chuyện Đức Mẹ Maria hiện ra như ở Fatima, Lộ Đức, La Vang, và ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tất cả đều như vậy cả, nghĩa là Đức Mẹ không nói, chẳng làm gì, ngoài việc đứng bất động, và có khi lại được bi thảm hóa bằng những dòng nước mắt có máu. Những gì người ta gán cho Đức Mẹ quyền phép vô biên đã truyền đạt thì không có điều gì là độc đáo mà con người với xác phàm và có giới hạn không thể nghĩ ra.

Người ta có thể lập luận rằng bởi vì những hữu thể thiêng liêng ở trong chiều kích không gian của một vũ trụ khác nên chẳng cần phải tuân theo các định luật của khoa học, những thứ chỉ có giá trị áp dụng ở trong vũ trụ này. Nhưng, thưa bạn, chúng ta đang bàn cãi về cái vũ trụ này, thuộc không gian ba chiều và cộng thêm một chiều của thời gian. Những sự xuất hiện mà người ta gán cho linh hồn, quỷ, ma, thần, thánh… đều đã xảy ra ở trong không gian thuộc vũ trụ chúng ta đang sống, có liên quan và tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người, chẳng phải ở một vũ trụ có chiều kích không gian nào khác. Nếu có điều gì xảy ra ở một vũ trụ khác thì chẳng liên quan gì đến cuộc sống của chúng ta để phải mất công bàn.

▪ C. Hiện tượng thoát xác

Tôn giáo nào cũng tin con người ngoài phần thân xác còn có phần linh hồn bất tử, cho dù phạm trù của linh hồn được hiểu khác nhau như thế nào. Có những ông pháp sư, bà đồng bóng, các nhà ngoại cảm… còn khẳng định rằng họ có thể thoát xác, khai mở thể vía, để đi tìm, nói chuyện, và kết bạn với các linh hồn còn đang vất vưởng, chưa đi đầu thai. Cuốn “Hành Trình Về Phương Đông” (Journey to the East) do Nguyên Phong dịch, có một chương bàn về cái Cõi Vô Hình này, đã được nhiều người thích thú thường xuyên chuyển vào trong các diễn đàn công cộng. Ki-tô giáo thì có những linh mục chuyên việc trừ quỷ bằng nước phép và thánh giá mà ngày nay đã bị luật pháp nghiêm cấm (exorcist).



Chính người viết vài ba năm trước cũng có dịp tham dự sinh hoạt một lần với Hội Tâm Linh Học ở 12851 Brookhurst Way, Garden Grove, CA (www.hoitamlinhhoc.org). Có một bà đồng bóng nọ, khoảng hơn 40 tuổi, đứng ra làm trung gian để tìm gặp và nói chuyện với các linh hồn của những người thân trong gia đình. Trong số những linh hồn này, có những linh hồn của những người đã chết hơn bốn năm chục năm trước ở một làng quê hẻo lánh, cả đời chưa từng biết đọc biết viết tiếng VN. Khi bà đồng bóng đọc lại lời nhắn của linh hồn bằng một giọng nhái khác cho người thân nghe, nhiều khi bà còn chêm thêm cả những câu tiếng Anh mà người viết đoan chắc rằng những linh hồn đó chưa bao giờ có dịp quen biết với cái thứ ngôn ngữ này.

Nhưng có một câu hỏi cần phải được đặt ra là liệu một linh hồn không có khối óc vật chất để chứa đựng các dữ kiện của trí nhớ thì làm sao có thể nói chuyện? Nếu không có trí nhớ thì làm sao biết ai là con cháu hoặc người thân thiết trong gia đình, và biết gì để mà nói? Và nếu không có thân xác vật chất thì làm sao ông pháp sư hoặc bà đồng bóng biết phân biệt linh hồn này là của ông A hay của bà B? Rồi ngay cả các linh hồn ở cõi âm, bằng cách nào mà họ có thể phân biệt được nhau? Bởi lẽ, nhân cách và sự nhận dạng để phân biệt nhau thì dính liền với thân xác vật chất. Chính mẹ của người viết hiện nay đang sống ở một viện dưỡng lão bên California, đã hơn 100 tuổi, đầu óc bắt đầu lẫn, chẳng còn nhớ con cái là ai để mà nói chuyện cho ra đầu ra đuôi, huống hồ đó chỉ là những linh hồn thiêng liêng không có xác phàm. Vì linh hồn không có khối lượng vật chất nên chẳng có năng lực để nói được một lời nào, ngoài những lời nhắn phát ra từ miệng lưỡi của bà đồng bóng. Họ muốn thêu dệt, thêm mắm thêm muối, nói sao mà chẳng được. Điều này cũng giống như chuyện hiện ra của Đức Mẹ Maria hoặc của các ông bà thánh được người Công giáo tưởng tượng ra để cổ vũ và tuyên truyền cho tôn giáo của họ.

Có một cách rất đơn giản để kiểm chứng tính trung thực của hiện tượng thoát xác là ghi một mẫu tin nào đó vào trong một miếng giấy mà chỉ có những người làm cuộc thí nghiệm biết, rồi để miếng giấy đó ở trên cao hoặc ở trong một căn phòng khác. Bà đồng bóng hay ông pháp sư ngồi ở trên giường cố gắng thoát xác để đọc cái mẫu tin đó. Nếu linh hồn ra khỏi xác thì dĩ nhiên có thể bay lơ lững trên cao để đọc mẫu tin đó một cách rất dễ dàng. Các nhà khoa học đã thử cuộc thí nghiệm này rất nhiều lần hơn 150 năm qua, và tất cả đều không có kết quả. Ông Robert Thouless, chủ tịch Hội Nghiên Cứu về Hiện Tượng Tâm Thần (Society for Psychical Research), khi chưa chết còn thề hứa sẽ trở về lại dương thế để xác định còn có một đời sau, bằng cách giải mã một mã số mà chỉ có một mình ông biết; nhưng tất cả chỉ là một sự yên lặng tuyệt đối.[9] Và chính Đức Giê-su đã công khai tuyên bố sẽ trở lại trần gian trong vinh quang vào ngày tận thế để phán xét kẻ sống và kẻ chết ở thời điểm còn có nhiều người đang đứng trước mặt Ngài vẫn còn đang sống. Nay đã hơn 2.000 năm rồi mà Ngài vẫn chưa đến và vẫn chưa có tận thế.[10]

Cách thí nghiệm này cũng đã được áp dụng cho những trường hợp về kinh nghiệm cận tử, nhưng tất cả cũng đã thất bại. [11]

James Randi là một nhà ảo thuật nổi tiếng nhất thế giới. Ông thách đố bất cứ ai có thể chứng minh làm được những điều dị thường, siêu tự nhiên mà khoa học không thể giải thích, chẳng hạn như thoát xác, gọi hồn… với giải thưởng một triệu đô. Nhưng tới giờ này vẫn chưa ai làm được. [12]

▪ D. Kết luận

Những nhà biện giải cho Ki-tô giáo (apologist) thường hay dèm pha khoa học bằng cách lập luận rằng chẳng có khoa học nào có thể chứng minh được chuyện không có linh hồn hoặc không có một đời sau. Đó là một lối ngụy biện ngôn từ không còn thuyết phục đối với kiến thức của khoa học hiện đại. Cách lập luận đó phải kêu gọi đến sự ngu dốt để biện minh cho những gì mà con người chưa biết (appeal to ignorance). Đó cũng là cách lối lý luận thiết kế thông minh (intelligent design argument), mang thượng đế hoặc những hữu thể thiêng liêng ra để giải thích những lỗ trống (God of the gaps) mà kiến thức của khoa học ngày xưa chưa giải thích được.

Cách lối lập luận như vậy chỉ đúng có một nửa, bởi vì chẳng dễ gì chứng minh cho một điều phủ định. Vậy những nhà biện giải cho Ki-tô giáo có thể chứng minh không có cô Bạch Tuyết và 7 chú lùn, cô bé lọ lem, ông già Noel, ông kẹ, ông bà táo, hoặc không có con kỳ lân màu tím vô hình được không? Chính họ còn chưa có thể chứng minh khẳng định được về những hữu thể thiêng liêng như thượng đế, thiên thần, ác quỷ, Satan, Lucifer, linh hồn, và các thần thánh mà họ tôn thờ, thì lý do gì họ lại đòi hỏi một cách vô lý thiên hạ phải chứng minh cho một phủ định?[13]

Những nhà biện giải cho Ki-tô giáo lại tự biện hộ rằng việc không có bằng chứng thì không phải là chứng cớ để chứng minh không có những linh hồn và một cuộc đời sau. Điều đó đúng, nhưng chỉ đúng khi chứng cớ vẫn còn nằm đâu đó. Đã mấy ngàn năm qua rồi, họ vẫn chưa đem ra được một chứng cớ nào thuyết phục. Lý do thật dễ hiểu, bởi vì những hữu thể mà họ gọi là thiêng liêng đều chỉ là sản phẩm tưởng tượng của đầu óc con người.

Khi bàn về thượng đế hoặc linh hồn, điều đầu tiên chúng ta cần nên xác định là linh hồn và thượng đế phải hiểu như thế nào. Khoa học không khẳng định dứt khoát là không có linh hồn hoặc không có một đời sau. Điều khoa học chỉ có thể chứng minh được là những gì các tôn giáo hiểu và dạy về linh hồn và về một cuộc đời sau thì hoàn toàn vô lý vì đối nghịch với kiến thức hiện đại của các bộ môn khoa học thực nghiệm và cả luận lý học. Tất cả những thứ mà chúng ta gọi là tinh thần hay tâm linh thì đều hoàn toàn tùy thuộc vào sự lành mạnh của thân xác vật chất. Đó là lý do tại sao cần phải có một đức tin mới có thể tin được những điều ngớ ngẫn, chẳng một ai hiểu. Đâu cần phải mang linh hồn ra để gán cho là tác giả hay nguồn gốc của những khả năng tinh thần như trí tuệ, trí thông minh, ý thức, trực giác, lương tâm biết phải trái, nhân cách, đạo đức, luân lý, và ngay cả các khả năng thuộc cảm xúc, tình cảm.

Và các nhà khoa học, kể cả những khoa học gia hiện đại thắng giải Nobel như hai Giáo sư Vật Lý Học Victor J. Stenger và Stephen Hawking, và Giáo sư Sinh Vật Học Richard Dawkins, khi nghiên cứu về những hiện tượng dị thường, họ đều khẳng định rằng mọi hiện tượng xảy ra ở trong toàn cõi vũ trụ này đều tuân theo các định luật của khoa học. Nếu có những hữu thể thiêng liêng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp vào vũ trụ thì vũ trụ này đã khác, không như vũ trụ hiện tại. Những sinh vật thiêng liêng này đã trở thành dư thừa, không còn cần thiết nữa để giải thích bất cứ một điều gì xảy ra ở trong toàn cõi vũ trụ này.

Trần Tiên Long

___________

Ghi chú:

[1] God, the Failed Hypothesis: How Science Shows That God Does Not Exist by Victor J. Stenger (2007) p102-103.

[2] Armstrong (1986) p 64. Sự trích dẫn này được người viết lập lại từ bài “Souls do not Exist Evidence from Science & Philosophy Against Mind-Body Dualism”. Nguồn:http://www.humantruth.info/souls.html#OOBE

[3] Emotions Without Souls / How Biochemistry and Neurology Account for Feelings. Nguồn: http://www.humantruth.info/emotions.html

[4] Does neurology disprove souls? Nguồn: https://answers.yahoo.com/question/index?qid=20120928131629AAtixJ9

[5] Near Death Experiences What Happens in the Brain Before Dying. Nguồn: http://news.yahoo.com/near-death-experiences-happens-brain-dying-080751857.html

[6] Scientists create ghosts in the lab by tricking the brain By Matthew Stock Nguồn: http://news.yahoo.com/scientists-create-ghosts-lab-tricking-brain-115326070.html

[7] Scientists control mouse brain by remote control By Matthew Stock. Nguồn: http://news.yahoo.com/scientists-control-mouse-brain-remote-control-175421176.html

[8] Human head transplant just two years away, surgeon claims. Nguồn: http://www.cnet.com/news/human-head-transplant-just-two-years-away-surgeon-claims/

[9] The Case Against Immortality by Keith Augustine, http://infidels.org/library/modern/keith_augustine/immortality.html#top

[10] Những Tiên Đoán Sai Lầm Về Ngày Tận Thế by Trần Tiên Long, http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5486

[11] Life After Death: Examining the Evidence by Victor Stenger, http://www.huffingtonpost.com/victor-stenger/life-after-death-examinin_b_1428710.html

[12] Top 10 Psychic Debunkings, http://listverse.com/2008/04/10/top-10-psychic-debunkings/

[13] Vấn Đề Chứng Minh Thượng Đế by Trần Tiên Long, http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=862

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Thiện niệm khiến người ta quảng đại, còn tư tâm khiến người ta nhỏ nhen




Tác giả: Định Bình



 Tôi thường xuyên thắc mắc là tại sao có một số người luôn luôn quảng đại, trong khi đó có một số người không thể như thế được. Tôi xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, như là tính cách của người đó, giới tính, kinh nghiệm sống và học vấn, nhưng tôi không thể tìm thấy mối liên hệ nào cả. Một ngày, tôi khám phá ra rằng, một người quảng đại là có liên hệ đến thiện niệm hay tư tâm của người đó. Nếu bạn là một người lương thiện, mặc dù bạn không có quyền hành, sự giàu có, hay danh tiếng, bạn vẫn có thể cho người khác rất nhiều điều. Nhưng nếu bạn là người ích kỷ và có tư tâm, mặc dù bạn có rất nhiều thứ, bạn vẫn không thể cho ai một thứ gì và luôn luôn giữ lấy của cải của mình. Cổ nhân có câu:“Tâm để vô tư thiên địa khoan, tư tâm điền hung thốn bộ nan” (Với một người vô tư, trời đất trở nên rộng rãi vô cùng; với một người ích kỷ, mỗi bước đi đều thật nặng nề).

Tính lương thiện bao gồm sự khoan dung và quảng đại. Nó bao gồm luôn luôn nghĩ đến người khác trước, và vui vẻ khi người khác được hạnh phúc. Với người đại thiện vô tư, họ sẽ coi việc tạo phúc cho thiên hạ như là việc làm của họ vậy. Họ bao dung vạn sự vạn vật. Họ lấy khổ làm vui, đội trời đạp đất, tạo phúc cho thế gian, và để lại tiếng thơm muôn đời.

Khi người với lòng từ thiện thấy người khác đau khổ, họ cho phép người đó dùng mọi thứ mà họ có thể cho được. Họ càng quan tâm tới người khác, họ càng được nhiều hơn, và người khác càng gần gũi họ. Vì thế, đối với những người có lòng từ thiện, con đường trước mặt họ rộng lớn vô cùng và cuối cùng họ hoà tan vào cùng trời đất.

Mục đích của người ích kỷ là chiếm lấy và cất giữ. Họ muốn đoạt những gì mà người khác có. Họ làm tổn hại đến người khác vì quyền lợi của bản thân mình. Họ đẩy những khó khăn của mình cho người khác, và lòng ham muốn của họ sẽ không bao giờ được thỏa mãn. Niềm vui sướng của người ích kỷ chính là nỗi đau của người khác, và họ đau khổ khi mọi người vui sướng. Họ ăn không ngon, ngủ không yên. Thậm chí cả trong giấc mơ họ cũng lo sợ bị mất quyền lợi, và tranh đấu trong cả giấc mơ của họ. Họ tự hào về những lợi lộc mà mình giành được, và đau khổ vì những mất mát nhỏ nhoi. Họ đau khổ cả tâm lẫn thân, và không còn nhìn thấy tương lai.

Người ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình. Họ không thể cho ai một chút gì, và chỉ cố gắng chiếm lấy. Nhưng những việc đó làm cho chính họ bị mất mát. Con đường của họ càng trở nên hạn hẹp. Cuối cùng, họ mất tất cả.


Lòng từ thiện và tính ích kỷ giống như thiên đàng và địa ngục trong tâm. Thể hiện lòng từ thiện hay tính ích kỷ là sự chọn lựa của mỗi cá nhân, và nó quyết định tương lai của một người. Hướng theo lòng từ bi, bạn đã chọn lựa lên thiên đàng! Hướng theo tính ích kỷ, chắc chắn là bạn đã chọn xuống địa ngục.

Thực tiễn và chân lý




Tác giả: Đào Nguyên

 Bông hoa Tuyết Liên kia ở trên đỉnh núi đã khai nở, nhưng chỉ có những ai leo đến đỉnh núi mới có thể nhìn thấy được, và chỉ có những người không sợ khó khăn nguy hiểm leo đến đỉnh núi mới có thể chứng thực rằng bông hoa Tuyết Liên đó đã nở rộ.

Tuy vậy, giả như không có một người nào có thể leo đến đỉnh núi, thì bông hoa Tuyết Liên đó vẫn khai nở như thường. Có thể chứng thực hoa Tuyết Liên khai nở chỉ là cơ duyên và vinh diệu của một người leo lên đến đỉnh núi, mà chuyện hoa Tuyết Liên khai nở đối với những người leo hoặc không leo núi, hoặc những người vận động phỉ báng việc leo núi, hay là bất cứ người nào mà nói thì đều không có quan hệ gì.



Hình chụp hoa Tuyết Liên, một loại hoa quý hiếm, mọc trên núi Thiên Sơn ở độ cao 4.000m so với mặt nước biển (Nguồn: Internet)

Cái gì gọi là “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý” chứ? Chân lý chính là chân lý, không trải qua thực tiễn cũng vẫn là chân lý. Chân lý là không thay đổi, mà thực tiễn thì có nhiều loại, không phải thực tiễn chứng minh sự chuẩn xác của chân lý, mà là chân lý nói rõ thực tiễn loại này là chính xác hoặc thực tiễn loại kia là sai lầm vậy.

Không thể chỉ vì một người sờ được cái tai voi, liền chứng minh hình dáng con voi giống như cái quạt, không thể chỉ vì chư vị sờ được cái chân của con voi liền chứng minh rằng con voi giống như cây cột nhà, càng không thể chỉ vì sờ thấy thân thể con voi liền nói con voi là một bức tường, cho dù chư vị không phải là người mù, có thể nhìn thấy toàn bộ hình dáng hoàn chỉnh của con voi, cho dù chư vị có phương pháp thực tiễn toàn diện hơn, cao cấp hơn, chư vị có thể nhìn xuyên qua thân thể của con voi, chư vị có thể nhìn thấy tư duy ở mức vi quan của con voi, cũng không thể nói những thực tiễn này của chư vị là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm con voi. Con voi là thế nào thì chính là như thế ấy, e rằng thực tiễn của con người ta mãi mãi cũng không có cách nào nhận thức toàn bộ được. Con voi rốt cuộc là gì? Đó là điều được quyết định bởi sinh mệnh hoặc năng lực kia đã tạo nên con voi từ không đến có vậy.

Trong một vạn người thì có một vạn “Hồng Lâu Mộng”, cùng là một quyển sách nhưng chỗ mỗi người nhìn thấy đều không giống nhau. Tuy nhiên, “Hồng Lâu Mộng” chính là “Hồng Lâu Mộng”, đọc giả mãi mãi chỉ có thể là đọc giả. Chân lý chính là chân lý, thực tiễn cũng chỉ có thể là thực tiễn mà thôi.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2007/08/23/47919.实践与真理.html

ÂM DƯƠNG Chương 7. Quan niệm Âm Dương với khoa siêu hình học Âu Châu




Dịch kinh với quan niệm Âm Dương dĩ nhiên là khác biệt với Siêu Hình Học Âu Châu hiện tại.

Dịch phân biệt Âm Dương, nhưng không phân biệt một cách ráo riết triệt để, ngược lại vẫn chủ trương Âm sinh Dương, Dương sinh Âm; trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.

Siêu Hình Học Âu Châu đã phân biệt, thời lại phân biệt một cách triệt để, rứt khoát. Cho nên đối với Siêu Hình Học Âu Châu, thiện là thiện, ác là ác; tinh thần là tinh thần, vật chất là vật chất, đôi đàng hoàn toàn đối đỉnh, hoàn toàn mâu thuẫn nhau.

Sau khi đã hiểu rõ thái độ và lập trường căn bản ấy của Đông và Tây, chúng ta sẽ lần lượt so sánh ít nhiều vấn đề:

1. Âm Dương với nguyên lý đồng nhất

Siêu Hình Học Âu Châu dựa trên nguyên lý đồng nhất (Principe d'identité) nên không chấp thuận rằng A vừa là A lại vừa có thể là B. Nói cách khác, các sự vật, các hiện tượng chỉ có thể chuyển Dịch, tăng giảm, chứ không sao biến thể được. Như vậy vũ trụ này sẽ không thể biến hóa vô cùng, và chỉ là một sự nhắc đi nhắc lại của một số sự kiện với ít nhiều tăng giảm... [1]

Dịch lý dĩ nhiên không chấp nhận nguyên lý đồng nhất. Lý do rất là giản dị: Về phương diện Tiên Thiên, thời Bản thể hằng cửu và duy nhất bất biến, nên nguyên lý đồng nhất không cần phải đặt ra. Về phương diện Hậu Thiên, thời mọi sự đều biến thiên, Âm biến Dương, Dương biến Âm, Âm sinh Dương, Dương sinh Âm; trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, không có gì là thuần nhất, không có gì là bất biến, mà mọi sự đều chuyển hóa vô cùng tận. Chính vì thế mà nguyên lý đồng nhất không có chân đứng. [2]

Cho nên Dịch lý và Siêu Hình Học Âu Châu khác nhau ở chỗ một bên thì uyển chuyển biến hóa, một bên thì ù lì ngưng đọng; một bên thì đi sát với thực tại, một bên thì tách rời thực tại.



2. Âm Dương với quan niệm Thần, Hồn

Như trên đã thấy từ quan niệm Âm Dương các triết gia Đông Á đã đi đến chủ trương rằng Tâm thần con người có hai phần: là: Thần và Hồn.

Đa số các triết gia Âu Châu từ lâu nay chỉ phân biệt xác hồn, hay tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, quan niệm Thần Hồn không phải là không có ở Âu Châu. Một chứng cớ hiển nhiên là từ ngữ đã cho ta thấy di tích của một thời đại xa xưa, và đã chứng minh một cách hùng hồn rằng thời xưa, ở Âu Châu, cũng như ở Do Thái, quan niệm ấy đã được chủ trương. Những tàn tích từ ngữ xưa còn xót lại như: Pneurma (Thần), Psyché (Hồn); Ruah (Thần), Nephesh (Hồn), Esprit (Thần), Âme (Hồn), hoặc những chuyện thần thoại xưa như Castor (Thần), Pollux (Hồn), Eros-Psyché, Osiris-isis, đã chứng minh điều đó.

Gần đây đã có một vài Triết gia Âu Châu trở lại quan niệm cổ sơ nói trên.

F.W. Myers (1843 - 1901), một nhà Tâm Lý Học Anh đã chủ trương: Tiềm thức chính là hồn vũ trụ, chính là Tiềm ngã,và trạng thái Huyền đồng chính là sự tràn ngập của Tiềm ngã vào tâm thức con người. [3]

William James cũng theo chủ trương của F.W. Myers. James cho rằng: trạng thái Huyền đồng chính là sự hợp nhất giữa Tâm thức (Nhân tâm) với Đại Ngã (Đạo tâm) và nhờ vậy mà con người được giải thoát. [4]

Bergson chủ trương khác đi rằng: Huyền đồng không phải là tâm thức kết hợp với vô thức, mà chính là với Thượng Đế.Nhờ trực giác, tâm hồn có thể kết hợp với Thượng Đế. Lúc ấy tâm hồn bị Thượng Đế xâm nhập chẳng khác nào lửa nhập vào sắt làm cho sắt đỏ rực lên. [5]

Dung hợp quan niệm Âm Dương, Thần Hồn của các Đơn gia, Đạo gia, quan niệm Tiềm ngã của Myers, với quan niệm Huyền đồng của Bergson, ta có thể chủ trương rằng: Huyền đồng chính là sự hợp nhất của tâm hồn với Thượng Đế, nhưng Thượng Đế chẳng ở đâu xa, mà đã ẩn ngụ trong tiềm thức, vô thức con người, mà Thượng Đế chính là Bản Thể con người, là Thần con người.

Nếu quan niệm này được chấp nhận, thì sau này Đông và Tây sẽ hợp nhất, Triết học và Đạo giáo sẽ hợp nhất, và con người sẽ thấy rõ hướng đi của đại đạo, là vào sâu trong tâm khảm mà tìm đạo, tìm Trời.



3. Âm Dương với quan niệm thiện ác

Như ta đã thấy, theo chủ trương của Dịch Kinh, thì Âm Dương trên phiến diện tưởng chừng như là mâu thuẫn nhau, nhưng kỳ thực trong căn cơ lại bổ túc lẫn cho nhau, lại hằng tìm nhau, sinh ra nhau, muốn hòa hợp với nhau. Suy ra, thì sự mâu thuẫn trên thế giới này chỉ là phiến diện, còn sự thân ái, hòa hợp mới là then chốt, mới là căn bản.

Trong cơ thể chúng ta chẳng hạn làm gì có sự mâu thuẫn nhau triệt để, mâu thuẫn nhau thực sự. Nếu có sự mâu thuẫn kiềm chế nhau chăng nữa, thời cũng chỉ cốt để khang kiện cho toàn thân.

Âm Dương chẳng qua là hai phương diện, hai mặt trái phải của một thực thể. Chúng hỗ tương ảnh hưởng, tác dụng trên nhau để sinh ra thiên biến vạn hóa, nhưng đều qui hướng về mục đích là phát huy vũ trụ cho đến hoàn mỹ. Cho nên sự phân biệt Âm Dương của Dịch Kinh chỉ là một sự phân biệt tương đối. Âm Dương không phải là hai tử thù, mà chính là hai người bạn.
Cũng một lẽ, Đối với Dịch, thì ở đời này thiện, ác, cát hung đều là tương đối. Thời này cho thế này là hay là phải, thời khác cho thế kia mới là hay, là phải, còn thế này là dở, là trái. Vả trong cái hay vẫn có cái dở, trong cái thiện vẫn có cái ác.

Lão Tử viết:

Khi đời thấy đẹp biết khen
Thế là cái xấu đã chen vào rồi.
Điều hay mà rõ khúc nhôi,
Âu đành dang dở, lôi thôi sinh dần.
Mới hay không, có chuyên vần,
Dễ sinh ra khó, vắn nhân thành dài.
Thấp cao, tùy ngó ngược xuôi,
Tiếng ca trầm bổng, dòng đời trước sau...


Trang Tử cũng cho rằng: Muốn cái hay mà không muốn cái dở, muốn trật tự mà không muốn hỗn loạn, tức là không biết định luật của trời đất. [6]

Héraclite cũng cho rằng: Vũ trụ biến hóa để đi đến sự hòa hợp của mọi mâu thuẫn. Ông còn cho rằng nếu chúng ta coi lành dữ như hai sự kiện mâu thuẫn, sung khắc, chính là vì quan điểm ta còn hẹp hòi, và vì ta chưa biết qui chúng về toàn bích, toàn thể. Qui tụ được chúng về toàn thể, toàn bích, chúng sẽ hòa hiệp với nhau.

Đối với Thượng Đế, mọi sự là đẹp, là phải, là hay. Nhưng con người cho rằng cái này phải, cái kia không phải.[7]

Thay vì hai chữ Âm Dương, Âu Châu dùng hai chữ bóng tối, và ánh sáng. Khảo thư tịch Âu Châu, ta cũng thấy hai quan niệm khác biệt nhau về Tối Sáng, Thiện Ác.

1. Một quan niệm cổ hơn, sâu sắc hơn cho rằng Tối Sáng, Thiện Ác là Nguyên Lý Song Sinh do Thượng Đế sinh xuất.

Ta thấy dấu vết này trong Đạo giáo cổ Ai Cập với Lưỡng Thần Osiris-Isis, hoặc trong đạo Bái Hỏa với những quan niệm Ánh Sáng, Bóng Tối, Tinh thần và Vật chất. [8]

Sách Ecclésiastique trong Cựu Ươc cũng viết: Thiện và Ác, Sống và Chết, nghèo và giàu tất cả đều do nơi Chúa ( Eccl. 11. 14 )

2. Một quan niệm mới hơn, phiến diện hơn, có tính cách thực dụng hơn coi Sáng, Tối; Thiện, Ác như hai thực thể hoàn toàn đối kháng, thù địch nhau.

Bái Hỏa Giáo về sau này cũng cho rằng có thần Thiện là Ahura-Mazdah hay Ormud và có thần Ác là Angra Manyu hay Ahriman. [9]

Đạo Mani cũng chủ trương vũ trụ có hai căn nguyên: Ánh sáng và Tăm tối. Phía Bắc là giang sơn của Ánh sáng, là nơi ngự trị của đấng Hằng Cửu. Phía Nam là giang sơn của Tăm tối là nơi Satan ngự trị... [10]

Quan niệm Thượng Đế và Satan như là căn nguyên thiện ác cũng được thấy trong giáo lý Công giáo...

CHÚ THÍCH

[1] Pour la Métaphysique en effet, les objets et les phénomènes sont homogènes et au repos; leurs formes et leurs catégories sont fixées, isolées les uns des autres. Les changements possibles ne sont qu'augmentation ou diminution mécanique. A est A, il ne peut y avoir que répétition. La Métaphysique est de la terre, elle porte sa croix. — Dr. Jean Choain, La Voie Rationnelle de la Médecine chinoise, p.73.

[2] Pour la Dialectique, au contraire, cette vue est fausse, parce que l'expérience nous prouve la réalité du devenir de toutes choses. A ne restera pas A. il faut donc qu'il soit à là fois A et non-A. Ainsi A n'est pas mais devient. La Cause du devenir des choses est en elle-mêmes, elle n'est pas purement extérieure...Les Tibétains ont deux mots pour signifier cause: Rgyu, cause principale, Rkyeu, cause secondaire. De la graine d'un abricotier, jamais un sapin ne naitra, la graine est le Rgyu. Cependant il faut différentes conditions externes de la terre et de climat pour faire naître un abricotier et pour le faire robuste ou chétif. — Dr. Jean Choain, La Voie Rationnelle de la Médecine chinoise, p.73.

[3] Pour le Psychologue anglais F.W. Myers (1843 - 1901) le vulgaristeur de la formule Moi-Subliminal, l'expérience mystique consiste dans l'invasion de le conscience par le Subconscient, ce Subconscient, étant l'âme du monde.

[4] W. James fait sienne la théorie de Myers. Les croyants dit-il, ont leur vision, et ils savent - cela leur suffit que nous sommes plongés dans un invisible milieu spirituel d'où une aide nous vient, notre âme ne faisant mystérieusement qu'un avec un Moi plus grand d'où lui vient la délivrance. Le Moi conscient ne fait qu'un avec un Moi plus grand d'où lui vient la délivrance.

[5] Henri Bergson... rejette l'explication des faits mystiques par l'Inconscient et les attribue à Dieu lui-même. L'intelligence, dont l'objet propre est la matière, ne peut atteindre directement Dieu. Mais nous savons qu'autour de l'intelligence est restée une frange d'intuition vague et évanouissant. Grâce à cette intuition se réalise l'union de l'âme avec Dieu, l'âme étant pénétrée par Dieu comme le fer par le feu qui le rougit. — Paul Foulquié, Métaphysique, p. 324.

[6] Vouloir le Bien sans le Mal, l'ordre sans le désordre, c'est méconnaître les lois de l'univers, et la nature des êtres. C'est comme si on voulait le Ciel sans la Terre, le Yin sans le Yang, ce qui est inconcevable.

Tchouang Tseu cité p. R. Bremond, La Sagesse selon le Tao, p. 65

La Voie Rationnelle de la Médecine chinoise, p. 20.

[7] L'opposition des principes inférieure est elle irréductible? Le bien et la mal, en particulier, sont-ils en face l'un et l'autre à jamais? C'est tout notre problème. Héraclite le résout par l'unité, par la domination d'un principe suprême dont les lois humaines, aussi bien que les lois de la nature, ne sont qu'une participation. Toutes les lois humaines sont nourries par la seule loi divine, écrit-il; celle-ci prévaut autant qu'elle le veut, suffit à toutes choses sans même s'y épuiser. Le bien et le mal sont un, ajoute-il; si nous les opposons, c'est en raison de nos vues étroites et partielles, et faute de les rapporter au tout où ils s'unissent dans une harmonie parfaite. Pour Dieu, toutes choses sont belles, bonnes et justes; mais les hommes tiennent certaines choses pour justes, certaines autres pour injustes. — A.D. Sertillanges, Le Problème du Mal, p. 82.

[8] Si nous tournons, nos regards vers l'Egypte, nous y trouvons, dès l'Antiquité la plus reculée, la Trinité bien connue: Ra, le Père; puis la Dualité, Osiris-Isis, comme deuxième Logos; enfin Horus. — Annie Besant, La Sagesse Antique, p. 32

... Le Docteur Haug, dans ses Essais sur les Parsis (trad. en Anglais par le docteur West et formant le Vol. V des Trubner's Orientales Series) - dit que Ahuramazda (Aôharmazd ou Hôrmard) est l'Être Suprême, et qui de Lui furent engendrées deux causes primordiales qui bien que différentes, étaient unies, et produisirent le monde des choses matérielles, aussi bien que le monde de l'esprit.

Ces deux principes furent appelés jumeaux, et ils sont présents en toutes choses, dans Ahuramazda aussi bien que dans l'homme. L'un engendre le Réel, l'autre le Non-réel; et ce sont ces aspects qui dans le Zoroastrisme postérieur devinrent les deux Génies antagonistes du Bien et du Mal.

Mais dans l'enseignement primitif, ils formaient évidemment de Deuxième Logos, dont le signe caractéristique est la Dualité.

Le Bon et le Mauvais sont simplement la Lumière et les Ténèbres, l'Esprit et la Matière, les jumeaux essentiels de l'Univers, le Deux procédant de l'Un. — Annie Besant, La Sagesse Antique, p. 35,36.

[9] La théologie zoroastrienne classique est dualiste: le Dieu bon Ahura-Mazdâh ou Ormud s'oppose au Dieu mauvais Angra Mainyu ou Ahriman... — E. Royston Pike, p. 328.

....Critiquant l'idée postérieure (des deux Génies), le Docteur Haug dit: Telle est la notion zoroastrienne originelle des Esprits créateurs, qui forment simplement deux parties de l'Etre divin. Mais ultérieurement, par suite d'erreurs et de fausses interprétations, cette doctrine du grande fondateur fut modifiée et corrompue. Spentômainyush (l'Esprit bon) fut considéré comme un des noms d'Ahuramazda Lui-même, puis comme de raison, Angrômainyush (l'Esprit mauvais) se trouvant entièrement séparé d'Ahura-Mazda, fut regardé comme son perpétuel adversaire. Ainsi naquit de dualisme de Dieu et du Diable. (p. 205) — Annie Besant, La Sagesse Antique, p. 36.

[10] Les doctrines fondamentales du système manichéen sont d'une part la distinction de deux Racines ou Principes fondamentaux, la Lumière et les Ténèbres (qui sont des réalités tangibles, palpables, rigoureusement antagonistes et de puissance égale.)

A l'Origine des temps deux régions nettement tranchées; Au nord, le Royaume de Lumière, où règne le Père de la Grandeur, L'Éternel; au Sud, le Royaume de Ténèbres, pure matière sans aucune organisation...

E. Royston Pife, Dictionnaire des Religions, p. 202, 203.

thơ Hoàng Thúy







HOÀNG THÚY

Thành phố như một giấc mơ đi

Thành phố nằm nghe đêm hát lời tự tình bên ngực trái
cậu bé có đôi mắt sâu thẳm lang thang mang ngơ ngác vào đời
thành phố bồng bềnh
dòng sông vẫn chảy, đôi cánh thuyền lạc ở phía khơi xa không
người dẫn hướng
những con sóng dập dềnh
cạn
vơi…

thành phố nối những chuyến đi hờ hững
nắng cháy rồi màn đêm tóc bạc
thành phố hát cho đất, cho cây, cho bầu trời cho mỗi đôi chân
duy nhất một bài ca rực khát
đen đúa
những nét cười trần trụi!

thành phố cô đơn
thành phố buồn
thành phố khờ khạo giấu nỗi nhớ không tên
mùa chín đỏ rồi xanh, ước nguyện qua bao lần thay lá
định mệnh xoay vần, vội vàng cuốn theo những tính toan
giữa lưng trời
chẳng có hình hài nào vẹn nguyên
thành phố lên đèn ngả vàng hiu hắt,
con đường bình minh xa lạ quá
cậu bé có đôi mắt sâu thẳm lang thang giấu chút bình yên bên
ngực phải
nửa mùa thương bỏ lại
thành phố như một giấc mơ đi.




Thôi đừng viết về đàn bà

cuốn sách nằm ngoan trên giá
viết về người đàn bà
dày bốn nghìn chín chín lời ca ngợi
triệu triệu con chữ mù lòa chạy đường thẳng
lối về kết thúc bằng dấu chấm

người đàn bà có trong những người đàn bà
ngoài nỗi đa đoan và nụ môi mềm run như cỏ
là bờ ngực khát hạnh phúc

thôi đừng viết về người đàn bà
cuốn sách rồi sẽ bị bỏ quên bụi thời gian kết mạng nhện quanh co
thôi đừng hoài nghi nữa
gấp lại
ném đi
chạy đến mà níu những ngón gầy…!

TỪ HÁN VIỆT GỐC NHẬT TRONG TIẾNG VIỆT

TRẦN ĐÌNH SỬ


1. Tiếng Việt có một vốn từ Hán Việt rất lớn. Tuy chưa có con số thống kê thật xác định, song các nhà ngôn ngữ học ước lượng số từ đó chiếm khoảng 60-80% tự vựng tiếng Việt. Trong số từ Hán Việt tiếp thu từ nhiều nguồn, có một loạt từ Hán Việt, tuy tiếp thu chủ yếu qua con đường sách báo Trung Quốc, nhưng lại có nguồn gốc Nhật Bản. Chính người Trung Quốc cũng xem chúng là từ ngoại lai gốc Nhật của Hán ngữ.
Từ Hán Việt gốc Nhật đánh dấu một bước phát triển mới của từ Hán Việt, tạo nên tiềm lực của đời sống tinh thần và tư duy khoa học hiện đại, bên cạnh từ Hán Việt có gốc từ tiếng Hán hiện đại do người Trung Quốc tạo ra và từ Hán Việt do người Việt cấu tạo. Đó là những từ nào, số lượng bao nhiêu, có đặc điểm gì, đến nay vẫn chưa có tài liệu đề cập. Trong bài viết này, chúng tôi sơ bộ cung cấp vốn từ đó và nêu lên một vài nhận xét bước đầu.
2. Người Trung Quốc trong quá trình tiếp xúc với phương Tây đã có những cuốn từ điển do các cho cố đạo Kito soạn để dịch các từ ngữ phương Tây ra tiếng Hán, ví như tự điển Anh Hoa năm 1815, tuy nhiên, phải đến thời kì cận đại do nhu cầu học tập văn minh phương Tây thì nhu cầu dịch thuật mới gia tăng khác thường. Trong lĩnh vực này người Nhật là một bậc tiên phong. Theo tài liệu của Kế Thu Phong và Chu Khánh Bảo trong sách Lịch sử cận đại Trung Quốc, quyển 1 cho biết thì lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật đến năm 1906 đã có 13.000 người. Sách và bài báo dịch từ Nhật trong khoảng 1902 – 1904 có 573 đơn vị chiếm 62,2% trong tổng số tài liệu dịch nước ngoài thời gian ấy, dịch từ Anh 10, 7%, dịch từ Mĩ 6,1%. Một ví dụ đó cũng có thể suy ra ảnh hưởng của Nhật đối với Trung Quốc cận đại to lớn biết chừng nào. Tình hình đó làm cho từ ngữ hiện đại trong tiếng Nhật được tiếp thu hàng loạt. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, các từ ngữ, thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn Trung Quốc hiện đại có tới 70% nhập từ tiếng Nhật (Xem Vương Bân Bân: Mối quan hệ giữa từ vựng Trung Quốc cận đại với Nhật Bản). Tác giả Vương Bân Bân nói: “Ngày nay hàng loạt khái niệm mà người Trung Quốc dùng để cao đàm khoát luận, bàn đông nói tây, phần lớn là từ ngữ do người Nhật làm ra cả.”Lúc đầu người Trung Quốc, qua Nghiêm Phục, thường dịch theo lối phiên âm theo kiểu Lư Thoa, Mạnh đức tư cưu, Nã Phá Luân. Ví dụ, Rhetorique thì dịch là “Lôi thoả loại khắc”, romantism thì dịch là “la mạn thế khắc”, inspiration dịch là “yên sĩ phi lí thuần”, telephone dịch là “đức luật phong”, club dịch là “câu lạc bộ”, cholera dịch là “hổ liệt la”... Một cách dịch khác là dịch nghĩa, ví dụ, individualism dịch là “cá nhân độc nhất giả”, sosial dịch là “quần”, sosiologie dịch là “quần học”, economie dịch là “lí tài”, evolusion dịch là “thiên diễn”, capital dịch là “mẫu tài”, philosophie dịch là “học lí”, metaphisique dịch là “huyền học”...Vương Bân Bân nhận xét, cùng một từ mà người Trung Quốc địch phần lớn đều thất bại, còn người Nhật dịch thì thành công.” Sau năm 1917 người Nhật Tá Tá Chính Nhất dịch inspiration là “linh cảm”, thế là người Trung Quốc dùng theo. Cũng vậy Trung Quốc vốn không có từ thần thoại. Người Nhật dịch myth thành thần thoại, năm 1903 người Trung Quốc là Tưởng Quan Vân mang về, thế là Trung Quốc có từ thần thoại. Đặc biệt, đuôi “ism” người Nhật dịch thành “chủ nghĩa”, thế là tạo thuận lợi lớn cho chúng ta ngày nay dịch các từ tương tự.
Dựa vào Từ điển từ ngoại lai tiếng Hán do các tác giả Lưu Chính Đàm, Cao Danh Khải, Mạch Vĩnh Càn, Sử Hữu Vi biên soạn từ năm 1958, hoàn thành năm 1978, xuất bản năm 1984 tại Nxb. Từ Thư, Thượng Hải, chúng tôi xác định có trên 350 từ gốc Nhật ngày nay vẫn được sử dụng trong tiếng Việt. Chúng tôi sơ bộ phân loại theo các lĩnh vực đời sống để thấy vị trí của chúng. Các từ sẽ được sắp xếp theo thứ tự A, B, C...
a. Các từ xã hội, chính trị, quân sự:
biên chế
biểu quyết
bình giá
bối cảnh
bồi thẩm viên
cách mạng
cán bộ
cán sự
cảnh sát
cao trào
cao xạ pháo
câu lạc bộ
chi bộ
chỉ đạo
chỉ thị
chiến tuyến
chính đảng
chính sách
chính phủ
chủ nghĩa
công dân
công nhận
công tố
cộng hòa
cộng sản chủ nghĩa
cơ quan
cơ đốc
cơ đốc giáo
cương lĩnh
dân chủ
đại bản doanh
đại biểu
đại cục
đàm phán
đảng
đặc quyền
đặc vụ
đăng kí
đề kháng
độc chiếm
độc tài
đồng tình
động cơ
động viên
đơn vị
giai cấp
giải phóng
giải quyết
giám định
giao thông
hàng không mẫu hạm
hiến binh
hiến pháp
hiệp định
hiệp hội
hiệu quả
hội đàm
kế hoạch
kháng nghị
kỉ luật
kĩ sư
kiên trì
kinh tế
lãnh thổ
lao động
lập hiến
lập trường
lý tưởng
mục đích
mục tiêu
nguyên soái
nguyên tắc
nghị quyết
nghị viện
nghĩa vụ
nhân quyền
nhân văn chủ nghĩa
nội các
phán quyết
phản bội
phản động
pháp luật
phần tử
phong kiến
phục vụ
phương châm
quan điểm
quan hệ
quân nhu
qui phạm
quốc giáo
quốc lập
quốc tế
quốc thể
quyền hạn
quyền uy
sĩ quan
tập đoàn
tập kết
tập trung
tổ chức,
thành viên
thẩm phán
thẩm vấn



thế kỉ
thi công
thi hành
thị trưởng
thiếu tướng
thiếu úy
thống kê
thời sự
thủ tiêu
thủ tục
thừa nhận
thực nghiệp
thực quyền
tiền tuyến
tiến triển
tình báo
tổ chức
tôn giáo
tổng động viên
tổng lãnh sự
tư bản
tư bản chủ nghĩa
trọng điểm
trọng tài
trung tướng
tùy viên
tư bản
tự do
tuyên chiến
tuyên truyền
tuyển cử
tư pháp
xã giao
xã hội
xã hội chủ nghĩa
xâm lược
xâm phạm
xuất phát điểm
vô sản

b. Các từ thương nghiệp, kinh tế:
bảo hiểm
bất động sản
cố định
công nghiệp
công trái
dự toán
đầu cơ
đầu tư
điện báo
điện thoại
điện tử
động sản
kim ngạch
kinh doanh
ngân hàng
nhập khẩu
nhập siêu
phân phối
quảng cáo
quốc khố
tài vụ
tài phiệt
thanh toán
thị trường
thủ công nghiệp
thương nghiệp
tiêu phí
tín dụng
tối huệ quốc
xuất khẩu
xuất siêu
c. Các từ triết học, tâm lý học:
ám thị
ấn tượng
bản chất
bi quan
biện chứng pháp
biểu tượng
cảm tính
chất lượng
chủ động
chủ quan
chủ thể
cơ chất
cụ thể
dị vật
diễn dịch
đạo đức
định nghĩa
đơn thuần
giả định
gián tiếp
giản đơn
giao tế
hiện thực
hiện tượng
hình nhi thượng
hoàn cảnh
hư vô chủ nghĩa
khách quan
khách thể
khái niệm
khái quát

khẳng định
khí chất
không gian
kí hiệu
kinh nghiệm
lí luận
lí tính
lí trí
luận chiến
mệnh đề
năng động
năng lực
nội dung
nội tại
ngẫu nhiên
ngoại tại
nguyên động lực
nguyên lý
nguyên tắc
nguyên tố
phạm trù
pháp tắc
phân giải
phân tích
phủ định
phủ nhận
phương thức
quá độ
quan niệm
qui nạp
tự nhiên
tất nhiên
tất yếu
thẩm mỹ
thế giới quan
thoái hóa
thời gian
tích cực
tiền đề
tiến hóa
tiến hóa luận
tiêu cực
tín hiệu
tinh thần
tính năng
tổng hợp
tuyệt đối
tư tưởng
tự hào
tương đối
tưởng tượng
triết học
trực giác
trực quan
trực tiếp
trừu tượng
vật chất
xí nghiệp
ý thức
yếu tố
d. Các từ khoa học, giáo dục:
âm cực
bác sĩ
bạch kim
bán kính
bão hòa
bức xạ
chân không
chỉ số
cơ giới
di truyền
diễn tập
dinh dưỡng
dương cực
địa chất
địa chất học
điện khí
động lực học
động mạch
đức dục
giả định
giải phẫu
giáo dục học
giáo khoa thư
hệ thống
hóa học
hóa thạch
học hội
học vị
huyết sắc tố
khoa học
khoa mục
khóa trình
khuếch tán
kích thích
kim cương
kiến tập
lí luận
loại hình
luân lý học
luận lý học
lũy tiến
lực học
lượng tử
mẫn cảm
nghiệp vụ
nguyên tử
ngữ nguyên học
nhân cách
ôn độ
phản ứng
phản xạ
phát minh
phê bình
phóng xạ
phương án
phương trình
quan trắc
quang tuyến
sinh lý học
số học
tâm lý học
tế bào
thám hiểm
thành phần
thăng hoa
thần kinh

thần kinh giao cảm
thể dục
thể thao
thôi miên
thường thức
tỉ trọng
tiêu bản
tiêu hóa
tĩnh mạch
tổ hợp
tốc độ
truyền nhiễm
trường hợp
vận động
vật lí
vệ sinh
xã hội
xã hội học
y học
ý nghĩa
e. Các từ về văn hóa nghệ thuật:
bi kịch
ca kịch
cải biên
chế bản
chủ bút
diễn tấu
diễn thuyết
diễn xuất
đạo cụ
đăng tải
đồ án
giao hưởng
hội thoại
kí giả
kí lục
kị sĩ
kịch trường
kiến trúc
mạn đàm
mĩ cảm
mĩ hóa
mĩ thuật
mĩ học
nghệ thuật
nguyên tác
quảng trường
sáng tác
tác giả
tác phẩm
tạp chí
tân văn
tu từ học
tham quan
thần thoại
tọa đàm
tốc kí
triển lãm
tư liệu
văn hóa
văn học
văn học khái luận
văn học sử
văn minh
vũ đài
xuất bản

Qua các bảng trên đây có thể thấy rõ các từ ngữ về xã hội, chính trị, khoa học, triết học, giáo dục chiếm một số lượng rất lớn, đánh dấu sự trưởng thành của ý thức xã hội về các mặt ấy. Để thấy sự tiếp tu này chúng ta có thể so sánh với ĐạiNam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Của thì sẽ thấy nhiều từ trên đây không có mặt, hoặc nếu có thì dùng theo nghĩa cổ xưa. Ví dụ không có các từ như mĩ thuật, mĩ học, nghệ thuật, triết học, văn hoá, văn minh, kinh tế. Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh đã có nhiều từ vựng hơn, song về nghĩa cũng còn rất nhiều chữ giải thích theo nghĩa cũ. Tuy nhiên chúng tôi xin phép không đi sâu vào phương diện này.
3. Số từ Hán Việt gốc Nhật trên đây được tiếp nhận từ từ Hán gốc Nhật trong một thời gian dài. Có những từ tiếp nhận từ đầu thế kỷ như cách mạng, thực nghiệp, tự do, tiến hóa... Các từ giai cấp, lập trường, vô sản... tiếp nhận từ những năm hai mươi, các từ khoa học, giáo dục thì muộn hơn. Có từ như chế bản, kí hiệu học thì chắc là du nhập gần đây.
4. Không phải mọi từ Hán gốc Nhật đều được người Việt vay mượn để chuyển thành từ Hán Việt gốc Nhật. Ví dụ, từ Hán gốc Nhật “nhân lực xa”, do tiếng Việt có từ “xe tay”, “xe kéo” cho nên không vay mượn nữa. Từ Hán gốc Nhật có bi kịch, hỉ kịch, lãnh thổ, lãnh không, lãnh hải.... nhưng tiếng Việt chỉ vay mượn bộ phận và sáng tạo thêm theo cách của mình. Ví dụ, người Việt chỉ mượn từ “bi kịch”, còn “hỉ kịch” thì gọi là hài kịch, thích hợp hơn là hỉ kịch, vì hài kịch không đơn giản là kịch vui. Người Việt chỉ dùng từ lãnh thổ, còn “lãnh hải”, “lãnh không” thì trước đây gọi là “hải phận”, “không phận”, nay gọi là “vùng biển", "vùng trời”. Số lượng từ Hán gốc Nhật không được sử dụng còn khá nhiều. Ví dụ tiếng Việt nói thất tình (không dùng “thất luyến”), sản xuất (không dùng “sinh sản”, sinh sản mang nghĩa khác), nhân viên (không nói “sự vụ viên”, thư viện (không dùng “đồ thư quán”) v.v. chứng tỏ tiếng Việt có cách lựa chọn riêng.
5. Các từ Hán Việt gốc Nhật có hai loại chủ yếu sau:
a. Một loại gồm các từ do người Nhật sử dụng yếu tố Hán để tạo ra từ của mình nhằm phiên dịch, diễn đạt các khái niệm mới về khoa học, giáo dục, chính trị, xã hội như các từ chính đảng, giai cấp, tuyên truyền, công dân, dân chủ, xã hội chủ nghĩa, hư vô chủ nghĩa, tế bào, chân không... Loại này đều mang một hàm nghĩa hiện đại xác định, không gây nhầm lẫn, hiểu lầm nào.
b. Loại thứ hai gồm các từ người Nhật vay mượn từ của Trung Quốc từ nguồn thư tịch cổ rồi phú cho nó một ý nghĩa mới như văn minh, văn hóa, cách mạng, văn học, tưởng tượng, tinh thần, pháp luật, phân tích, phân phối, phép tắc... Những từ này đối với người Trung Quốc, cũng như đối với người Việt Nam, chúng vừa quen lại vừa lạ, và do đó nhiều khi không nhận ra cái nghĩa ngoại nhập mới mẻ của nó.
Ví dụ hai chữ “cách mạng”, trong Kinh Dịch có câu: “Thiên địa cách nhi tứ thời thành, Thang Vũ cách mạng, thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân - Trời đất đổi thay mà thành bốn mùa, Thang Vũ đổi thay mệnh thuận theo trời mà ứng theo người”. Nhưng “cách mạng” trong ý nghĩa hiện đại hoàn toàn khác: đó là một cuộc đổi thay lớn, trọng đại trong công cuộc cải tạo xã hội và thiên nhiên, một cuộc nhảy vọt từ chất cũ sang chất mới, chứ không phải đổi thay thông thường, như mùa này thay mùa kia. Đây là từ người Nhật dùng để dịch ý từ tiếng Anh revolution.
Lại ví dụ từ “văn hóa” trong tiếng Hán cổ chỉ “văn tự, giáo hóa”. Người Nhật dùng từ này để dịch ý từ tiếng Anh culture tức là chỉ toàn bộ các giá trị tinh thần và vật chất mà con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình. Ông Đặng Thai Mai đã nói về cảm nhận quen mà lạ đối với từ này như sau: “Danh từ “văn hóa” chúng ta đã mượn ở tiếng Tàu-người Tàu lấy hai chữ này ở sách cổ-bộ Kinh Dịchđể phô diễn một khái niệm mới của khoa học hiện đại... Vậy muốn có ý niệm xác đáng, ta phải công nhận cho chữ “văn hóa” hiện thời một nghĩa mới, nguồn gốc tự Tây phương”(1). Thực ra từ này chúng ta mượn từ tiếng Nhật chứ không mượn từ tiếng Hán cổ.
Từ “văn học” lại càng thú vị. Đây là từ người Nhật dùng để dịch từ tiếng Anh literature, với hàm nghĩa là chỉ các tác phẩm dùng ngôn ngữ, văn tự làm công cụ để biểu hiện một cách hình tượng đời sống con người, bao gồm thơ ca, tiểu thuyết, tản văn, kịch, kí. Trong Luận ngữ có câu: “Văn học, Tử Du Tử Hạ” thì văn học được dùng với nghĩa là học vấn uyên bác, biết nhiều về văn hiến, không dính dáng gì với ý nghĩa hiện đại. Theo một số tài liệu khảo chứng cho biết, năm Minh Trị thứ 16, tức năm 1883 Trung Giang Triệu Dân dịch cuốn Duy Thị mĩ học, lần đầu tiên đem từ Esthetique dịch thành mĩ học, năm 1884, dịch từ Rhetorique thành tu từ, năm 1886 lại dịch từ literature thành văn học. Lương Khải Siêu từng ở Nhật, hấp thu từ “văn học” của Nhật, cho nên trong trước tác của ông hai chữ “văn học” khi thì chỉ học vấn, khi thì chỉ văn học bao gồm tiểu thuyết và kịch, một ý nghĩa mà người Trung Quốc xưa không bao giờ nghĩ đến. Nhà nghiên cứu Nhật Tá Đằng Nhất Lang cho rằng đó là ảnh hưởng Nhật(2).
Ở Việt Nam có lẽ ông Võ Liêm Sơn là người sớm nhất nhận ra cái nghĩa mới của từ đó. Năm 1927, ông viết: “Danh từ văn học bây giờ người Tàu, người Nhật chỉ dùng theo nghĩa mới, nghĩa hẹp, cũng như hai chữ mỹ văn (belles lettres), nhưng là thứ văn có tình cảm, mỹ cảm, thuộc về phạm vi nghệ thuật chứ không gồm cả bao nhiêu văn tự kĩ thuật khác, nó thuộc về phạm vi khoa học”(3) và các tác giả đương thời sử dụng hai chữ này theo nghĩa mới một cách tự nhiên. Ví dụ Phạm Quỳnh viết Văn học nước Pháp (1921). Phan Khôi viết Tục ngữ, phong dao và địa vị của nó trong văn học (1939). Nguyễn Thị Kiêm viết Nữ lưu với văn học (1932). Các tập văn học sử của các tác giả đương thời đều dùng hai từ “văn học”. Ông Đặng Thai Mai cũng viết: “Dưới ảnh hưởng của tư triều Âu, Mỹ, hai chữ văn học ngày nay đã bao hàm một ý nghĩa khác hẳn nghĩa đen ngày xưa của nó”(4).
Loại từ thứ hai này chỉ là một lối vay mượn từ có sẵn từ xưa để dịch nghĩa một từ mới của các nước, đó là một ước lệ, thiết nghĩ nên hiểu theo nghĩa mới đó trong dòng chảy của từ vựng.
Từ Hán Việt gốc Nhật là một phạm vi từ rất đặc biệt. Nó phản ánh các mối quan hệ văn hóa đặc thù của các nước châu Á trong tư triều Âu Mĩ hiện đại. Nhật chịu ảnh hưởng văn hóa Hán và đã tác động trở lại tiếng Hán. Người Việt qua sách vở Trung Quốc mà tiếp thu từ mới của Nhật và qua đó mà tiếp thu văn hóa phương Tây.
Việc xác lập các từ có nguồn gốc Nhật sẽ góp phần để xác lập các từ Hán Việt gốc Việt, do người Việt sáng tạo ra. Nhưng đó sẽ là một vấn đề khác.
CHÚ THÍCH
(1). Đặng Thai Mai, Nguyễn Hữu Đang: Định nghĩa hai chữ văn hóa / Tuyển tập phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam (1900-1945), T.5, H. Văn học, 1997, tr.327.
(2). Tá Đằng Nhất Lang: Trung Quốc văn chương luận, Thượng Hải cổ tịch, 1996, tr.250.
(3). Võ Liêm Sơn, Văn học và xã hội/ Thơ văn Võ Liêm Sơn, Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh, Vinh, 1993, tr.135.
(4). Văn học khái luận, 1994/ Tuyển tập phê bình nghiên cứu văn học 1900-1945, T.5, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1997, tr.288.