Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

TIẾNG SÉT TÌNH YÊU





Wislawa Szymborska



Cả hai người đều tin tưởng
rằng đam mê bất chợt đính kết họ với nhau
Niềm tin ấy tuyệt đẹp
nhưng sự bất tất cũng đẹp kém gì đâu

Họ tin chắc họ chưa từng chạm mặt
chẳng có gì chung chia sẻ giữa hai người
Nhưng có thể họ đã triệu lần lướt qua nhau trên đường phố
hay một cầu thang, một hành lang nhưng chẳng nói một lời

Tôi muốn hỏi họ có nhớ chăng
một thoáng mắt nhìn nhau trong cánh cửa quay
hay giữa đám đông buột một lời xin lỗi
hay cộc lốc “nhầm số rồi” trong điện thoại
nhưng tôi biết
họ chẳng hề nhớ đâu

Họ sẽ ngạc nhiên rất đỗi
nếu tôi bảo họ rằng
Số Phận đùa bỡn họ đã nhiều năm

Nhưng chưa vội trở thành Định Mệnh
nên cứ kéo họ gần nhau rồi lại tách nhau ra
lại có lúc giả vờ chặn lối
nén một tiếng cười
rồi vụt tránh xa

Đã có nhiều dấu hiệu
dù họ không nhận ra.
Có lẽ ba năm trước
hoặc Thứ Ba vừa qua

Một chiếc lá vu vơ khẽ lướt
từ vai rồi lại đậu sang vai?
Một vật đánh rơi rồi lại nhặt.
Biết đâu đấy là trái banh từng biến mất
trong lùm cây tuổi thơ xa rồi

Có khi nắm cửa và chuông cửa
trong cùng một cái chạm tay.
Những chiếc va li xếp kề sau khi gửi.
Hay họ mơ cùng giấc mơ một đêm nào, có lẽ
để rồi mở mắt giấc mơ bay.

Mọi sự khởi đầu
thật ra chỉ là tiếp nối
cuốn sách cuộc đời
luôn được dở lưng chừng

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Đã đi qua thương nhớ






Chúng ta có niềm tin đi đến cuối đất cùng trời dù có phải trả giá
nhưng cuộc đời... luôn có nhiều ngã rẽ!

Phải những ai đã từng đi qua thương nhớ

mới thấy cô đơn chưa bao giờ là thứ ta muốn chọn lựa
ta chỉ chọn sống dưới một mái nhà nhiều lối vào và cửa sổ
những luống hoa hồng vàng rạng rỡ
đêm đêm nhìn trời và đoán một vì sao dành cho chúng ta sẽ hiện rõ
mọi điều ước ao?

Ta cứ hình dung về ngôi nhà với những đứa con ngày sau

chúng thì khóc mà chúng ta phải cười dỗ
đút từng muỗng thức ăn vào cái miệng bé nhỏ
và thấy yêu thế giới qua mắt nhìn của trái tim chưa biết về đau khổ
đơn giản là ghét-thương...

Những buổi sáng thức dậy khi chúng lớn dần lên

sẽ phải giành nhau tuýp kem đánh răng đến ầm ĩ
sẽ liếc nhau trong bữa ăn để đọc từng ý nghĩ
sẽ nắm tay nhau khi vui và bĩu môi lúc giận dỗi
không cần sống với chua cay…

Chúng ta thương những ngày ít gió và nhiều mây

những ngày chỉ nói với nhau bằng ánh mắt
những ngày chỉ cần tựa vai đã thấy lòng thanh thản
những ngày mà nỗi cô đơn cũng cần như hạt muối mặn
nêm vào những bình yên…

Nhưng cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ chờ được đặt tên

để người định nghĩa lại hạnh phúc
để so đo thiệt hơn những mất mát
để lần đầu tiên trong lòng người nghi ngờ tình yêu không phải là thứ duy nhất
biết cách làm tổn thương…

Ngôi nhà được trả về với những luống hoa hồng vàng

cửa sổ, lối đi…phải khép lại
những vì sao rồi cũng đến lúc giật mình chứ không thể sáng mãi
những tiếng cười trẻ con vẫn chưa đủ nhiều tưởng tượng cho quãng đời ấy
và người bước đi…

Chúng ta đã đi qua thương nhớ mà không hề phải vay

nên nợ nần chỉ đong bằng cảm giác
nên sợ cuộc đời về sau sẽ chẳng thể nào ôm được ai đó trong tay thật chặt
nên lo lắng những giọt nước mắt sẽ quên từng bỏng rát
dù đau đến xanh xao…

Có bao nhiêu người đã đi qua thương nhớ mà quên được nhau?




Nguyễn Phong Việt
 

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

MỘT CÕI ĐI VỀ



Ngày anh mất,Hoàng Huy gọi điện cho tôi. Nghe tin, tôi chỉ im lặng,đến khi Huy hỏi có xuống đi đám tang không? Tôi ngần ngừ, trả lời: “ Thôi”. Lúc ấy, trong tôi chỉ là sự trống rỗng. Với tôi anh vốn không có đời sống bởi anh là sự Vĩnh hằng! Bất chợt, trong tôi lại vang lên ca khúc : Một cõi đi về”

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt

Rọi suốt trăm năm một cõi đi về



Lời nào của cây lời nào cỏ lạ

Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua

Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ

Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa



Mây che trên đầu và nắng trên vai

Đôi chân ta đi sông còn ở lại

Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi

Lại thấy trong ta hiện bóng con người



Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa

Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ

Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ

Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà



Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy

Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa

Từng lời tà dương là lời mộ địa

Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe



Trong khi ta về lại nhớ ta đi

Đi lên non cao đi về biển rộng

Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng

Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì.....


Tôi yêu những bản Tình ca của anh và yêu hơn các ca khúc Phản chiến.
Đêm nay, trong cái tỉnh lặng,yên ả trong tôi lại vang lên :

Đêm nay hòa bình sau mắt mẹ chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Đêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
Nhìn quanh đây ru căn nhà lạnh
Ru đỡ tình người cho có đôi...











Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

TẠ TỪ




Chiều nay bên em

Mà sao như xa lạ

Chiều nay bên em

Mà nghe lòng xót xa


Em giờ là của người ta

Em giờ là của người ta.


Ta đã yêu em một thời nông nổi

Ta đã yêu em như kẻ cuồng si

Nửa đời dốc trắng đôi tay

Nửa đời tình vẫn mong manh

Tìm đâu hạnh phúc

Bên miền xa vắng.


Chiều nay bên em

Mà sao nghe ngậm ngùi

Chiều nay bên em

Mà nghe lòng tái tê


Em giờ nước mắt măn môi

Ta giờ đã đủ một đời đớn đau

Những gì minh đã cho nhau

Thì thôi giữ lấy đừng trao thêm sầu


Chiều nay bên em

Mà sao như lạc loài

Chiều nay bên em

Mà sao lòng đắng cay


Em giờ là gái có chồng

Ta giờ là kẻ long đong đợi tàn

Gặp nhau chi nữa bẽ bàng

Gặp nhau chi để ngỡ ngàng phụ nhau.


Em giờ là của người ta

Em giờ là của người ta
 ...

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

ĐÊM KHẮC KHOẢI

Đêm khắc khoải
Ru hồn ta mộng mị
Ly rượu em mời
Sao chưa uống đã say?
Thì thầm tên ai
Một thoáng Liêu trai
Bàng hoàng trăm năm
Một giấc mơ phai!

Ta sống phù vân
Chốn phong trần chưa biết lời kinh
Cơn say hôm qua ngày mai chưa tỉnh
Đâu nụ hôn nào e ấp niềm trinh?

Đêm khắc khoải
Ru tình ta vụng dại
Ta gọi tên người
Sao gọi mãi đắng cay?
Trần truồng đôi tay
Vật vả cơn say
Hẹn hò trăm năm
Một dãy Ngân hà!

Ta sống nhục vinh
Chút tơ lòng đâu để người khinh
Cho ta hôn em nụ hôn trần tục
Đất hoang tàn bỗng nở ngàn hoa.

Đêm khắc khoải
Ru đời ta khờ khạo
Em ở nơi nào
Sao gần mà vẫn như xa?
Đường về quanh ta
Một bãi tha ma
Hình hài trăm năm
Một nén hương trầm!

Ta chết bình yên
Hóa thiên thần ôm ấp tình yêu
Nơi ta hôn em mùa Xuân ở lại
Bướm nô đùa hoa kết tình duyên.

Đêm khắc khoải...

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

THẾ GIỚI ĐÀN ÔNG

Ba người bạn cùng ngồi nhậu. Khi đã ngà say.một người bạn bổng lên tiếng hỏi người bạn thứ hai :
- Trước khi chết mày sẽ gọi ai?
Người bạn thứ hai không chút do dự, đáp:
_ Má ơi!
_ Nếu má không còn?
_ Vợ ơi?
_ Nếu vợ không có?
Người bạn thứ hai, có vẽ nghĩ ngợi, rồi đáp:
_ Tao không biết. Thế còn mày thì sao?- Người bạn thứ hai hỏi người bạn thứ nhất
_ Cũng vậy.
_ Là sao?
_ Thì tao cũng gọi Má ơi!
_ Nếu Má không còn!
_ Vợ ơi !
_ Vợ cũng không có?
Người bạn thứ nhất , mĩm cười bảo:
_ Tao sẽ gọi người yêu!
Người bạn thứ ba, nảy giờ im lặng, bổng lên tiếng:
_ Thế người yêu cũng không có?
Người bạn thứ nhất ngẫm nghĩ, rồi lắc đầu, đáp :
_ Tao không biết. Thế còn mày ?
Người bạn thứ hai lên tiếng :
_ Không còn Má, Vợ cũng không, người yêu cũng không luôn, mày chắc gọi con rồi.
Người thứ ba không trả lời ngay, rót ly rượu ực một hơi, rồi đáp :
_ Tao có sống đâu mà chết!

TÔI VÀ EM



Tôi chỉ là con thuyền nhỏ
Lênh đênh trên biển
Kiếm tìm định mệnh
Trong muôn trùng sóng gió

Rồi sẽ có  một ngày
Con thuyền bình yên
Lặng lẽ vỡ tan trong sóng biển
Cho thuyền mãi thuộc về biển khơi.

Mênh mông và vô tận
Biển là em



Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

XUÂN QUY TỴ 2013





Quần Long uể oải gác phiên cày
Lũ Rắn bầy hầy bước đến thay
Năm mới, năm me đều hứa hẹn
Tết này , Tết nữa vẫn cù nhầy
Dân đen khốn khổ oằn lưng thuế
Tham quan vô lại rút rỉa nhai
Sĩ rận bầy đàn khoe khoang láo
Hiền nhân cô lẻ ngậm đắng cay
 
Ta giờ lại tiếp tục say
Tìm trong men rượu tương lai cuộc cờ
Gieo vào con chữ mộng mơ
Gắn lên vận mệnh vần thơ đợi chờ

Bài 2 : MAI TRONG THI CA

Nhat chi mai






1./ Thi ca trung quốc

Từ ngàn năm trước, hoa mai đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Hoa mai được nhắc nhở trong thi ca của người xưa, cả ở Trung Hoa lẫn Việt Nam, thường là loại mai trắng. Đó là loại mai được nhắc đến trong thơ Trương Thuyết đời Đường:


Khứ tuế Kinh Nam mai tự tuyết

Kim niên Kế Bắc tuyết như mai

Năm ngoái ở Kinh Nam (nay thuộc tỉnh Hồ Quảng), hoa mai trắng như tuyết

Năm nay ở Kế Bắc (nay là Bắc Kinh), tuyết trắng như hoa mai
Không như hầu hết các giống mai vàng ở phương Nam, loại mai trắng ở Trung Hoa và miền Bắc nước ta có mùi hương dịu dàng, thanh khiết, chẳng hạn như mùi hương của rừng mai nơi cung Dao Trì thuở xưa:

Dao Trì bất thị tuyết

Vị tiểu ám hương lai
(Cổ thi)

Nhìn về cung Dao Trì (thấy một mầu trắng nhưng) biết không phải là tuyết

Vì có phảng phất mùi hương (thơm)


Lư Mai Pha, một thi nhân đời Tống, đã so sánh mai và tuyết qua hai câu:


Mai tu tốn tuyết tam phân bạch

Tuyết khước thâu Mai nhất đoạn hương

Mai nên nhường tuyết ba phân trắng

Tuyết phải thua mai một bậc thơm


Về hình dáng, loại mai trắng trong thơ cổ của Trung Hoa và Việt Nam trông giống

như giống mai mù u, hiện còn một cây trong vườn chùa Gò ở Phú Lâm, ngoại ô Sài Gòn.
Trong văn học Trung Hoa, có lẽ người yêu mai nhất là Lâm Bô, tức Lâm Hòa Tĩnh (967-1028), sống vào đời nhà Tống. Vị hiền sĩ này tài trí hơn người nhưng chán ghét tục lụy nên ở ẩn trên núi Cô Sơn, xem mai là vợ, hạc là con. Ông chính là tác giả bài thơ Mai Hoa bất hủ, được truyền tụng qua nhiều thế hệ. Bốn câu đầu của bài thơ như sau:


Chúng phương dao, lạc độc tiên nghiên

Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn

Các loài hoa rơi rụng, chỉ một mình (hoa mai) tươi tốt

Chiếm cả vẻ đẹp trong khoảnh vườn nhỏ

Bóng cành thưa đâm ngang lòng nước trong ở nơi cạn

Hương thầm thoảng lên dưới ánh trăng hoàng hôn


Hai câu thực của bài (câu 3 và 4) được đúc kết lại thành "ám hương phù động ánh hoành tà" và được cụ Giản Chi dịch là "chập chờn hương thoảng, bóng cành xiên ngang". Các thi nhân đời sau đã khen ngợi rằng chỉ với bẩy chữ, câu này đã diễn tả đủ được vẻ đẹp của hoa mai.

Vương Duy (701-761), một thi sĩ kiêm họa sĩ đời Đường, đã nhắc đến hoa mai qua bài Tạp Thi bất hủ:



Quân tự cố hương lai

Ung tri cố hương sự
Lai nhật ỷ song tiền
Hàn mai trước hoa vị

Người từ quê cũ đến

Hẳn biết những chuyện ở quê nhà
Ngày đi qua trước cửa buồng thêu
Có thấy Hàn Mai nở hoa không?


Nơi đất khách, gặp bạn cùng quê, nhà thơ không vội hỏi thăm chuyện quê cũ mà hỏi đến cội mai xưa. Cũng vậy, Lý Bạch, trong khi ngồi uống ruợu trên lầu Hoàng Hạc, nghe có người thổi khúc sáo Lạc Mai Hoa, đã bồi hồi nhớ đến bóng mai nơi kinh thành Trường An xa xôi vạn dặm:


Nhất vi thiên khách khứ Trường Sa

Tây vọng Trường An bất kiến gia
Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang thành ngũ nguyệt "Lạc mai hoa"

Thân là người khách đến tận Trường Sa xa vạn dặm

Trông về phía Tây, nơi thành Trường An, mà không thấy nhà
Ngồi trên lầu Hoàng Hạc, nghe tiếng sáo ngọc thổi
Giữa tháng năm, chợt vang khúc "hoa mai rụng" ở chốn Giang thành
Lô Đồng (790-835), một nhà thơ khác đời Đường, đã thi vị hóa hoa mai với người đẹp (hay người đẹp với hoa mai?) trong những câu cuối của bài Hữu Sở Tư:


Mỹ nhân hề! mỹ nhân!

Bất tri mộ vũ hề! vi triêu vân?
Tương tư nhất dạ mai hoa phát
Hốt đáo song tiền nghị thị quân

Người đẹp này! người đẹp!

Chẳng hay (bây giờ) là mưa chiều hay mây sớm?
Một đêm nhớ nhau mai nở hoa
Trông thấy hoa trước cửa sổ, ngỡ là bóng nàng

Bài thơ được nhiều người dịch ra tiếng Việt. Bài dịch hay nhất, theo thiển ý, là bài của Tản Đà với nhan đề "Có Nhớ Ai":



Hỡi ơi! Người đẹp ta đâu?

Mưa chiều mây sớm, ai hầu biết ai?
Nhớ nhau suốt một đêm dài,
Trước song trắng toát hoa mai lúc nào!
Ngỡ mình chẳng phải mình sao?

Các nhà thơ cổ thường ca ngợi hoa mai vì vẻ đẹp, vì hương thơm, và đặc biệt, vì cốt cách của hoa. Ví von mai với tình nhân như Lô Đồng đã là trường hợp ngoại lệ. Ấy thế mà sau Lô Đồng một đời, có một nhà thơ tên Hàn Ốc (844-933) đã so sánh làn da nõn nà, trắng mịn trên bộ ngực của người đẹp với một cánh... hoa mai. Ông viết:



Phấn trứ lan hung tuyết áp mai


Phấn thoa lên ngực như tuyết áp trên hoa mai



Quả là táo bạo và độc đáo.

Lâm Hòa Tĩnh (967-1028), một hiền sĩ ở Cô Sơn (Hàng Châu, Trung Quốc) vào đời Tống. Họ Lâm không vợ con, chỉ thích trồng hoa mai và nuôi chim hạc, nên người đời nói về ông : "Cưới mai làm vợ, nuôi hạc làm con". Lâm Bô có để lại bài thơ "Mai hoa" được nhiều thế hệ truyền tụng. Đây là 4 câu đầu :


Chúng phương hoa lạc động huyên nghiêm

Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên

Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiên

Ám hương phù đông nguyệt hoàng hôn...

Nghĩa : Các hoa rụng hết, chỉ còn hoa mai tươi đẹp dưới bóng nắng ; chiếm cả vẻ đẹp của mảnh vườn con ; bóng cành thưa nằm ngang giữa làn nước trong nơi cạn ; hương thoảng đưa nhè nhẹ dưới ánh trăng buổi hoàng hôn...

Cặp thực của bài thơ trên lại được cô đúc thành một câu :

Ánh hương phù động, ảnh hoành tà.

Giản chi dịch :

Chập chờn hương thoảng, bóng cành xiên ngang.

Nhiều thi nhân khen rằng chỉ 7 chữ mà lột tả đầy đủ vẻ đẹp của hoa mai, không thể thêm bớt được một chữ nào

Nếu các thi nhân thường làm thơ ca tụng vẻ đẹp và hương thơm của mai, hoặc mượn mai để gói ghém tâm sự hay khí tiết của mình, thì các thiền sư thường dùng mai làm ẩn dụ để chuyển tải ý đạo, như một thiền sư Trung Hoa đời Đường với bài "Cổ Mai" nêu sau:



Hỏa ngược phong thao thủy tí căn

Sương thuân tuyết trựu cổ đài ngân
Đông phong vị khẳng tùy hàn thử
Hựu nghiệt thanh hương dữ phản hồn

Lửa táp, gió lùa, nước ngâm thân

Sương (như) búa tuyết (như) cưa khắc vết hằn
Gió đông buốt giá dầu chưa đến
Vẫn cứ đâm chồi tỏa ngát hương.


Phải chăng thiền sư muốn nhắn nhủ chúng ta hãy bền gan vượt qua mọi cám dỗ, mọi thử thách trên đường tu đạo và hành đạo? Công phu đến độ chín muồi thì tâm ắt sẽ khai hoa, cũng như mai nở sẽ đúng thời khắc sau khi dãi dầu đủ gió mưa sương tuyết.

Bài Cổ Mai nêu trên khiến chúng ta nhớ đến bài kệ của Tổ Hoàng Bá (?-850), một thiền sư danh tiếng người Phúc Kiến:



Trần lao quýnh thoát sự phi thường

Hệ bã thằng đầu tố nhất trường
Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt
Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương.

Vượt cõi trần lao việc chẳng thường

Đầu dây nắm chặt giữ lập trường
Chẳng phải một phen xương lạnh buốt
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương.


*Thi ca việt nam


Ở phương Nam, các nhà thơ của dân tộc ta không hề thua kém các nhà thơ phương Bắc trong lãnh vực thưởng thức và ca ngợi hoa mai


Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Mười năm xuôi ngược giao du cốt tìm thanh kiếm cổ

Một đời chỉ cúi đầu vái lạy trước hoa mai

Cụ Chu Thần, tức Cao Bá Quát, một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam, người tự phụ riêng mình chiếm đến hai trong bốn bồ chữ của thiên hạ, đã thốt lên hai câu thơ trên. Hoa mai có những đặc tính nào mà đã dành được sự tôn kính của nhà nho kiêu ngạo, từng xem khinh cả vua lẫn quan như vậy?


Đối với cụ Chu Thần, có lẽ trong suốt quãng đời bôn ba khắp chốn để cầu cổ kiếm (hay để xây dựng nghiệp bá vương?), cụ không hề gặp bậc chính nhân quân tử nào có cốt cách như "mai ngự sử". Vì vậy, theo thiển ý, "nhất sinh đê thủ bái mai hoa" là lời xưng tụng của cụ dành cho loại bách hoa khôi, đồng thời cũng hàm ý rằng anh hùng trong thiên hạ chẳng ai xứng để họ Chu này bái phục. Rõ là khẩu khí của Chu Thần.


Được như mai há phải là chuyện dễ?

Một trong những nhà thơ hết lòng ưu ái loại hoa này là Nguyễn Trãi, vị khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Cụ đã từng giải thích lý do tại sao mình yêu mai đến thế:


Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà?

Ái duyên tuyết bạch, mai phương khiết

Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu?

Vì tuyết trắng, mai thơm và tinh khiết


Cụ đã từng thổ lộ thú tiêu khiển trang nhã của cụ:
 

Hái cúc, ương lan, hương bén áo
Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn

Trong 21 bài "Ngôn Chí", Nguyễn Trãi đã nhắc đến mai qua 8 bài. Điển hình như:


Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng

Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu
(Ngôn Chí 2)

Quét trúc, bước qua lòng suối

Thưởng mai, về đạp bóng trăng
(Ngôn Chí 15)
Lê Cảnh Tuân, một danh thần trong thời kháng Minh, khi bị quân Minh bắt về giam tại Kim Lăng, đã gửi gấm nỗi nhớ cố hương trong bài "Nguyên Nhật" (ngày đầu năm):


Lữ quán khách nhưng tại

Khứ niên xuân phục lai
Quy kỳ hà nhật thị
Lão tận cố hương mai

Đất khách ngày lần qua

Xuân đã quay trở lại
Bao giờ về quê cũ
Cội mai hẳn đã già?
(Nguyễn Ngọc Bảo dịch)
 

Đến cụ Nguyễn Du, lòng yêu mai có lẽ tăng thêm một bậc nữa. Trên đường trở về cố hương sau chuyến đi sứ sang Trung Quốc, cụ đã nán lại Từ Châu và chống chọi với giá buốt suốt ba tháng trời chỉ cốt để ngắm mai nở trên đầu núi:


Nhượng tận khổ hàn tam duyệt nguyệt

Lĩnh đầu lạc đắc khán mai hoa
(Trích Từ Châu Đạo Trung)

Cố chịu khổ với giá buốt trong ba tháng nữa

Để được vui mừng ngắm hoa mai nở trên đầu non
 

Cho nên, chúng ta không lấy làm lạ khi cụ đã sử dụng rất nhiều mỹ từ kèm với "mai" trong tác phẩm bất hủ Đoạn Trường Tân Thanh như lầu mai, tiên mai, mưa mai, sân mai, hồng mai, song mai, trướng mai, hồn mai, giấc mai. 
Trong thơ văn thời Lý- Trần, thấy xuất hiện khá dày đặc hình ảnh hoa mai và dường như mỗi khi hoa mai hiện diện đều khiến những áng thơ của thi nhân xưa trở thành những câu chữ xuất thần. Có lẽ, nụ mai nở sớm nhất trong thơ ca Việt Nam lại là đóa hoa nở... muộn. Ấy là cành mai cuối mùa của một đại sư thuộc phái Vô Ngôn Thông : đại sư Mãn Giác (1052-1096). Nguyên văn được chép trong "Thiền Uyển Tập Ánh" như sau :

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận



Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai."
(Ngô Tất Tố dịch)

Trước khi viên tịch, thiền sư cáo bệnh, đóng cửa thiền phòng để tham thiền nhập định. Đến chiều tối, ngài thảo bài kệ, bước ra khỏi phòng, mỉm cười trao cho các đệ tử đang bồn chồn lo lâu cho sức khỏe người thày. Bài kệ trở thành những lời dậy hàm súc nhất của một bậc thiền sư gửi lại cho hậu thế

Bình luận cái hay, cái đẹp trong những áng thơ kiệt tác này, sẽ là thừa nếu như sa đà vào sự săm soi, thắc mắc rằng đó là hoa mai vàng, mai trắng, hay mai hồng? Bởi hoa mai ở đây chỉ mang tính ước lệ hàm chỉ mùa xuân - sự sống - hạnh phúc, và mai vàng hay mai trắng đều mang ý nghĩa thoát tục như nhau, cũng như bất cứ loài hoa thanh khiết và cao thượng nào khác.


Cuộc đời là một dòng vô thường không ngừng biến chuyển theo thời gian. Tất cả mọi vật hiện hữu trong vũ trụ, hễ có sinh thì có diệt; vì vậy, với con người, sinh lão bệnh tử là chuyện dĩ nhiên. Tuy nhiên, có một cái bởi không sinh nên không diệt. Đó chính là bản lai diện mục, là pháp gốc, là cái Tâm của mỗi người chúng ta. Cành mai trong bài kệ có thể không có thật ở chốn đình tiền đêm năm ấy (dẫu có thật, rồi hoa cũng phải rụng rơi theo ngày tháng). Tuy nhiên, điều chúng ta biết chắc, cành mai ấy đã hiện hữu ở từng sát na trong mắt nhìn của thiền sư, đúng ra là ở trong tâm ngài. Cành mai ấy mọc bên ngoài dòng sinh tử vô thường của thời gian và nở bên ngoài quy luật bể dâu của vũ trụ.


Tâm hoa nếu đã nở thì việc gì phải cậy đến mùa xuân. Mà thật ra, làm gì có mùa xuân. Chúng ta thấy xuân đến xuân đi chỉ vì chúng ta đang sống trong vọng thức.

Thấu đáo ẩn dụ của cành mai trong bài kệ, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy an nhiên tự tại khi đối diện với sinh tử vô thường của tạo hóa, với được, thua, còn, mất của kiếp người.
So với tùng và trúc, mai giống ở khí tiết. Nhưng mai có ưu điểm hơn chính là : sắc hương.

Sắc, ai ai cũng dễ dàng nhìn thấy, dù ngồi gần hay đứng xa, kể cả qua "bóng thưa ánh nước" chập chờn : Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên (Hoa mai như tuyết chiếu xuống lòng sông buổi trời nắng - thơ Trần Quang Khải). Song, hương thì "khách tục" làm sao nhận ra. Chỉ tri âm tri kỷ mới đủ khả năng tương thức. Đó là vầng trăng. Lịm đưa hương, một nguyệt hay : câu thơ lục ngôn thầm kín đáo quá, kín đáo như hương mai vậy.

Huyền Quang Tôn Giả một thiền sư danh tiếng đời nhà Trần, đệ tam Tổ phái Trúc Lâm cũng là một thi nhân tài hoa tuyệt đỉnh. Ngài thường có những bài thơ nho nhỏ tuyệt hay và Ngài cũng đã có bài "Mai hoa tác" tức là Vịnh hoa mai:

"Dục hướng thương thương vấn sở tùng?

Lẫm nhiên cô trỉ tuyết sơn trung

Chiết lai bất vị già thanh nhãn

Nguyện tá xuân tư tuý bệnh ông"

Toàn bài không nói đến một chữ mai nào cả nhưng suốt câu thứ hai đã ca ngợi hết sức cái đặc tính của cây mai. Đứng một mình giữa non trơ trọi đầy tuyết trắng. Tuyết thì đương nhiên là lạnh. Nhưng tác giả thì sao? Tác giả đã bẻ một cành mai trong miền tuyết lạnh ấy đem về. Một cành mai không chỉ là một cành mai, mà một cành mai là cả một mùa xuân, có mai là có xuân

". Đề bài là vịnh hoa mai song không hề nhắc đến mai mà lại ca ngợi cái tính chất đặc biệt của mai qua màu tuyết lạnh mà mùa xuân với cái trơ trọi của nó, không có cây lá nào hỗ trợ. Thực là loại thơ tượng trưng về mai vậy.

Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, một thi hào nổi tiếng đã dùng cây mai để diễn đạt tâm sự cô đơn của mình trong lúc giao thời, khi hai nền văn minh Đông-Tây mới khởi đầu gặp gở. Những vần thơ trong bài vịnh cây Mai đã hình dung được loại cây quý nói trên:


Chẳng hay gốc tích nơi nào ?
Ngẩu nhiên năm trước, trồng vào vườn ta
Lá chưa mọc, đã đầy hoa,
Hoa tàn lá mới rườm rà đua tươi
Xanh tươi hơn mọi cây rồi
Mà hương thanh lại khác vời trăm hoa
Ong say hôm sớm mặn mà
Người; đời hờ hững thực là đáng thương.
( Đỗ Ngọc Toại dịch )

Nhà thơ Chu Mạnh Trinh, nổi tiếng với những bài thơ lãng mạn, vần điệu trau chuốt, nhẹ nhàng, cũng đã tụng mơ lạc bước giữa rừng mai :

..Lác đác rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe yến cá nghe kinh
Thoảng đâu đây một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng ..

Trong văn học, các nhà thơ tiền chiến cũng đã bộc lộ tình cảm mình qua dáng người con gái núp mình dưới gốc cây mai già như Thế Lữ trong bài thơ ‘Giây phút chạnh lòng‘ :


..Em đứng nương mình dưới gốc mai
Vịn cành sương đọng, lệ hoa rơi
Cười nâng tà áo đưa lên gió
Em bảo : hoa kia khóc hộ người .

Hay Vũ Hoàng Chương với Tïnh Liêu Trai :

.. Rượu ngấm say nằm dưới gốc Mai
Khói sương tha thướt áo bay dài
Đam mê trở gối - ồ trăng lặn
Rêu biếc còn ghi nhẹ dấu hài.

Và trong thế kỷ thứ hai mươi, ở miền Nam chúng ta ra đời ‘Bạch Mai thi xã‘, qui tụ những cây bút tên tuổi thời bấy giờ như Phan Văn Trị, Trần Thiện Chánh,Nguyễn Thông.. có người cho rằng biểu tượng của Bạch Mai Thi Xã là cây mai trắng ở chùa Gò, Phú Lâm thời ấy- cùng thời gian sau tại Nha Trang, Quách Tấn cùng một số nhà nho đã thành lập ‘Hoàng Mai Thi Xã‘ với các cụ Phan Bá VÏ, nhà nho Trần Khắc Thuần, cụ đề Ngô Văn Nhượng tại rừng Mai Phước Hải (1954- 1975).Bài thơ ‘Sau Trước’ của cụ Quách Tấn nói về Mai:

Trước tết mai là hoa Sau tết mai là củi.
Trước bao nhiêu nâng niu Sau bấy nhiêu hất hủi
Nâng niu mai chẳng mừng! Hất hủi mai chẳng tủi!
Ngàn trước gẩm nghìn sau, Khe trong lòng bóng núi.
(Tràng hạt ngũ ngôn).

Ngay cả cụ Đào Tấn, một nhà thơ nổi tiếng, một nhà viết tuồng xuất sắc, rất yêu thích cây mai vàng. Cụ đã sống vì cây mai và chết vì cây mai ! Chính tay cụ đã trồng một vườn mai ở trước sân nhà, tại xã Vïnh Thạnh với câu liễn:

Dỹ vi danh tự, vi viên phố
Diệc hữu nhân duyên, hữu tính tình
Vườn Mai
( Đã nên tên hiệu tên vườn Phong nhã văn chương, mai cốt cách Âu cũng mối duyên, mối nợ Thanh cao chí khí, tuyết tinh thần .)

Cụ suốt đời chăm sóc cây mai vàng, lấy hiệu là Mộng Mai, Mai Tăng và cụ đã chọn núi Huÿnh Mai để gởi nắm xương tàn như vậy ít có ai gắn bó, yêu thích cây mai vàng suốt đời như cụ.

Nhà thơ “ điên” Bùi Giáng cũng đã viết bài thơ ‘Những Nhành Mai‘:

Những nhành mai sớm sương bên lá Những nhành liễu chiều gió bên cây Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ Thế nên chi anh cũng viết giòng này.

Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy
Nước xuôi giòng là cổ độ nhìn theo
Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy
Mộng miên man là mây phủ lưng đèo
Buồn phố thị cũng xa bay như gió
Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu
Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu

Tìm theo dấu chân người xưa tư lự Ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay Mờ con mắt một lần lên tiếng thử Em ồ em, anh nói một lời này.

Hay:

Niềm đau quá khứ dụm dành
Của tin để lại ngọn ngành tương lai
Làm ghi gọi chút một vài
Một lời vâng tạc thiên thai đá vàng
Mai sau trùng ngộ hàng hang
Những tờ vần điệu thênh thang đoạn trường.

Khi viếng Điện Núi Bà hay Linh Sơn Thánh Mẫu, nơi thắng cảnh thiên nhiên rất hùng vỹ, uy nghi, trước những hàng mai trắng đang trổ hoa mừng xuân, nữ sĩ Thụy Khuê Sương Nguyệt Anh cảm tác hai bài thơ tiêu biểu là "Thưởng Bạch Mai Cảm Đề" và "Linh Sơn Nhất Thụ Mai" như sau:


"Non Linh đất phuớc trổ hoa nhân
Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân
Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng
Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân
Mây lành gió lạnh nương hơi chánh
Vóc ngọc mình băng hắt khói trần
Sắc nước hương trời nên cảm mến
Non linh đất phước trổ hoa thần.
("Thưởng Bạch Mai Cảm Đề")

Bài thơ trên được thi sĩ Hi Đạm chuyển ngữ sang Việt ngữ:

"Ngọc quỳnh cốt cách trời ban
Đất tịnh trơ vơ lánh thế gian
Ấm áp hương đầm xuân buổi sớm
Lạnh lùng bóng nhạt nguyệt đêm tàn
Nghĩ thân ánh tuyết hơi sương đượm
Thương kẻ hài sương gót tuyết chan
Mến cảnh nước non xa chớ ngại
Cùng lên ngâm vịnh tứ xuân tràn."

Bác Hồ cũng có bài thơ rất hay về Hoa mai

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh.

Đường về vó ngựa dẫm mây xanh.

Qua đèo chợt gặp mai đầu suối .

Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”

(Hồ Chí Minh 1890-1969)

Còn đối với nhà thơ Yến Lan mai đã trở thành một nỗi ám ảnh, một tâm thức hiện sinh. Mai luôn là chứng nhân của những thăng trầm trong cuộc sống, gắn liền với những biến sinh của xã hội mà ông đã trãi nghiệm. Vì vậy, từ một cành mai trong “vườn hoang” ông đã liên tưởng đến sự hưng phế trong cuộc đời:

Trán lựu thâm nghiêm pho cổ tích


Má đào trơ trẽn nét xuê xoang

Xe săn liễu nối dòng bạc mệnh

Buông rụng mai bày cảnh phế hoang

( Vườn hoang)


Thời gian bao giờ cũng đồng hành với sự phát triển, sự sinh sôi nhưng thời gian cũng là chứng nhân của sự tàn tạ, sự hoang phế, sự tan rã vì cuộc đời chỉ là cõi phù du. Và bước đi của thời gian là hiện thân của cõi phù du ấy. Yến Lan đã cảm nhận điều này qua sự chiêm nghiệm về vẻ đẹp mong manh của hoa mai


Nét nhớ cong theo bóng núi đồi


Vương qua nhè nhẹ cõi lòng tôi

Bao nhiêu cánh đẹp như mai nở

Sao vội vàng qua một thoảng hơi

( Nhớ Mai)


Hăm mấy năm xa, trông nhớ mai


Về đây nỗi nhớ vẫn không khuây

Mai ơi, nở đó mà thưa thớt

Phẩm chất thanh u trĩu nhánh gầy.

( Vóc mai)


Theo Yến Lan cuộc sinh nở của hoa mai là một quá trình “đau đớn”. Để có vẻ đẹp huyễn hoặc khoe sắc chào đón mùa xuân, mai đã phải tự lột xác tẩy rửa mình để hóa thân nhiệm mầu trong thế giới của cái đẹp.



Vặt lá đầu mùa để đón hoa


Biết trong chồi biếc sắc vàng pha

Bao nhiêu đau đớn cành mai chịu

Đợi với trời xanh rực bóng nhà.



( Tỉa mai)


Thật khộng thể nào nói hết hình ảnh mai trong thi ca xưa và nay ., đành tạm kết lại với 2 câu thơ trên bia mộ của Thượng thư Đào tấn trên núi mai sơn để thấy được cái hồn mai trong tâm khảm người Việt:

Núi Mai rồi gửi xương mai nhé

Ước được hoa mai hóa mộng hồn

( còn tiếp)
Tổng hợp và biên soạn