Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

BÀI THƠ 50





XUÂN NÀY KỀ CẬN TUỔI 50
SỐNG DƯ 10 NĂM VINH NHỤC
DÒNG SÔNG NGÀY THÊM VẨN ĐỤC
TÌNH YÊU ĐƯỢC MẤT NHƯ KHÔNG?

LẪN QUẪN LO TOAN
NỢ NẦN CHỒNG CHẤT
TAY ĐÃ KHÔNG CÒN ĐỦ SỨC
NHẶT SẠN TRONG CHÉN CƠM QUA NGÀY

KHÔNG QUÁ KHỨ
KHÔNG TƯƠNG LAI
CHỈ LÀ HIỆN TẠI
CHẬP CHỜN NHỮNG GIẤC MƠ

Ký ức


Một ngày nào đó bỗng dưng ta nhận ra những gì ta đã làm và đã sống là vô nghĩa, trong ta chỉ là một sự trống rỗng. Ta cũng không có cảm giác sợ hãi, chính lúc đó ta bình thản nghĩ đến cái chết. Và thật kỳ lạ, ký ức nhanh chóng đổ về trong ta. Mỗi ký ức là một sắc màu lung linh như muôn ngàn vì sao lấp lánh....

Văn chương


                Nhớ ngày nào đăng một truyện ngắn, một bài thơ trên báo đã khó, đăng trên báo văn nghệ chuyên ngành thì lại càng khó hơn huống chi là in sách thành tập truyện, tập thơ.Ngày đó cũng có lý do các nhà xuất bản ít tiền, sách in nhà nước bao cấp nhưng cái khó là các  "Cụ" xuất bản chọn lọc tử tế.
                Bây giờ, thấy Hội văn nghệ các nơi được chút ưu ái, nhà nước cấp tiền in sách. Vậy là hàng loạt tác phẩm ra đời từ các hội văn nghệ tỉnh và được in ở các nhà xuất bản văn học hẳn hòi. Để rồi có những tuyển tập thơ, tuyển tập truyện ngắn đọc xong rồi mà không thấy thơ đâu, truyện đâu. Người in lấy được tiền in. Người đưa in có cái xài tiền được cho và có con số cuối năm ghi vào báo cáo. Chỉ có người mua, đọc xong thấy mình đã ngu lại ngu thêm.
                 Anh bạn, vốn là dân văn nghệ đàn anh trách : " mày cầu toàn quá, phải có dở mới có hay. Thời buổi kinh tế thị trường mà. ".Ô hô, văn chương dở hay ai dám nói, chỉ nói thứ văn chương không có người cũng được xem là tác phẩm văn học. Truyện , thơ ... không có hồn thì cũng như miếng thịt bò. Ừ, thịt bò cũng có miếng ngon miếng dở mà bây giờ các nhà biên tập phần đông đều khoái thịt bò.
                Bởi vậy, ông Nguyễn Huy Thiệp chỉ thích thịt chó không mê thịt bò nên lặng luôn.
                Mấy ông chủ quán bán thịt bò còn sợ khách ăn thịt bò chê.Chỉ có người đọc chẳng ai sợ cả. Đọc không được thì đừng đọc đem mà gói đồ.
                Vậy mà mấy anh mấy chị chàng được in sách thì ra vẻ lắm, bởi có sách thì được gọi là nhà văn , nhà thơ oai ra phết, mà ra sức cố viết thêm nữa, bởi viết dễ quá má, in dễ quá mà.
                 Quý các cụ ngày xưa, cả đời đọc đọc, viết viết chẳng dám đưa in vì sợ người đọc, sợ làm tổn thương cái phần người trong con- người của người đọc.Cũng bởi cái sợ đó mà Giac-lanđon, Hueminwe ... phải tư tử.
                 Truyện ngắn,thơ ... không phải văn chương giải trí nên khi đem ra công chúng không phải ở chỗ hay hay dở mà ở chỗ cái phần người được thể hiện. Tính Nhân văn của một tác phẩm văn học bị bỏ lên mốc rồi. Có in thì in kiếm hiệp, trinh thám ...cho người đọc khen chê.
                 Viết blog cho minh đọc thôi để thấy mình còn biết cầm viết
                  


TRI KỶ



Tri kỷ người là ai?

Có mấy ai tìm được người tri kỷ? Bá Nha _ Tử Kỳ  là tri âm hay tri kỷ? Người tri âm có thể đến với ta nhưng tri kỷ thì không? Vậy là ta vẫn phải đi tìm. Tìm tri kỷ đã khó, Hồng nhan tri kỷ lại càng khó hơn.

Chuyện kể, để có người cai quản vườn địa đàng ở Thiên đường, Thượng đế đã nặn ra Adam từ cục đất sét. Cục đất sét thì bất động làm sao canh giữ địa đàng.Ngài bèn thổi vào cục đất sét chút phần hồn của loài vật,và ngài chọn phần hồn của loài khỉ. Vậy là cái cục đất sét chuyển động như một con khỉ xinh đẹp( bởi ở địa đàng thì phải đẹp mới được). Ngài yên tâm rời khỏi vườn địa đàng vì đã có Adam chăm sóc ( Thượng đế đã đặt tên cho cục đất sét là Adam). Vài tháng sau, Thượng đế trở lại. Hỡi ơi, trước mặt người là cảnh tàn phá tan hoang.Còn Adam thì chỉ biết nhe răng ra cười. Thượng đế hóa phép khôi phục vườn địa đàng, rồi tần ngần nhìn con khỉ  adam phân vân. Hủy nó đi hay giữ nó lại? Cuối cùng rồi ngài cũng nghĩ ra cách giải quyết. Ngài thổi vào Adam một chút nhân ái của thiên thần. Từ đó ngài yên tâm vườn địa đàng không còn bị phá phách,cỏ cây hoa lá sẽ được chăm sóc. Thằng người đầu tiên đã ra đời. Thượng đế gọi đó là con người.

Nhiều năm sau, Thượng đế trở lại thăm vườn địa đàng, ngài hài lòng khi nhìn thấy muôn hoa cỏ cây xanh tốt, tươi đẹp. Chỉ riêng Adam thì lặng lẽ, không còn có nụ cười. Ngài nhận ra từ adam một nỗi buồn cô đơn của một sinh vật, của một thiên thần không trọn vẹn. Ngài tự trách mình đã vội vàng nên tạo ra một sinh linh nữa thú nữa thiên thần như vậy. Cuối cùng, thượng đế chỉ còn cách an ủi adam bằng cách lấy đi của adam một cọng xương sườn và tạo ra một sinh linh như Adam và và ngài đặt tên cho nó là Eva. Vạn vật vốn có âm dương bảo hòa, Adam được tạo ra từ đất thuộc dương nên thượng đế bèn lấy khí thuộc âm để thổi vào Eva. Ngài gọi Adam là đàn ông và Eva là đàn bà.Vậy là vườn địa đàng trở lại sự cân bằng của vạn vật.

Vườn địa đàng có một cây trời một triệu năm mới ra trái và chỉ ra một trái duy nhất. Thượng đế gọi đó là Trái Tình Yêu. Trái Tình Yêu có công dụng kỳ diệu,các thiên thần chỉ cần ăn một miếng thôi thì dục vọng tiêu tan và đổi lại nếu loài thú ăn vào thì dục vọng tăng lên ngàn lần. Adam và Eva vốn chỉ có một phần của thiên thần nên ngài căn dặn họ không được ăn Trái Tình Yêu. Adam và Eva gọi đó là Trái cấm.

Rồi đến một ngày Trái cấm đã chín, hương thơm ngào ngạt, quyến rũ cả đất trời và đó cũng là ngày các thiên thần trở về tụ họp vui chơi nơi vườn địa đàng. Không cưỡng lại được sự quyến rũ của quả cấm, Adam và Eva bèn hái và chia nhau ăn. Thượng đến đến thì đã muộn màng,ngài chỉ còn biết thở dài. Ôi đó cũng  là do tạo hóa vận hành. Thượng đế không còn cách nào khách đưa Adam và Eva xuống trái đất chung sống với loài thú. Trái tình yêu đã kết đôi Adam và Eva, để rồi loài người cũng ra đời từ đó. Loài người sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều,thì cái phần dục vọng của loài vật ngày càng tăng lên và chút nhân ái của Thiên thần càng bị sẽ chia, càng thêm nhợt nhạt.

Câu chuyện này đã được Adam và Eva lưu truyền cho cho con cháu.Kể từ đó con người cứ vẫn phải đi tìm cái phần thiên thần của nhau kết lại mà hạn chế sự phát triển của phần thú tính, duy trì loài giống con người ( không thì bị loài thú đồng hóa) và tìm đường trở lại địa đàng. Họ trở thành Tri kỷ.Hơn thế nữa, khi 2 người Tri kỷ là một nam một nữ và chỉ khi đó họ mới thực sự hoàn thiện để cùng nhau trả lại Trái Tình Yêu cho Thượng đế mà trở lại Địa đàng

Bá Nha mượn tiếng đàn để tìm tri kỷ và ông trên đường ông gặp được Tử Kỳ. Tử kỳ không còn Bá Nha đập đàn bởi câu đàn đã không còn giá trị nữa

Và tôi tin vào câu chuyện  này.

DẤU ƠI LÀ DẤU !




             

    Khi bắt đầu bập bẹ, mẹ nghe bé ngọng nghịu hỏi : “ cái gì?”, mẹ vui mừng khen bé ngoan. Nói rành một chút, khách đến nhà nghe bé luôn miệng hỏi đã khen : thằng nhỏ sau này thông minh học giỏi lắm đây. Rồi bắt đầu biết con chữ, biết cái dấu hỏi và tin dấu hỏi làm mẹ vui, làm mọi người thích..Đến lúc có thể long nhong theo ông anh lớn hơn vài tuổi ra đường miệng cứ luôn hỏi. Ban đầu còn được trả lời. Vừa nghe xong lai hỏi và lại hỏi làm ông anh nổi cọc nạt : “ mày hỏi gì mà hỏi hoài. Có im hay không. Mai mốt tao không dẫn mày theo nữa.”. U hu, sao dấu hỏi làm làm phiền người? Cái dấu hỏi lần đầu nhảy ngược  vào trong.

   Đi học, thấy đám con gái túm tụm , to nhỏ lại hỏi bị ngay con nhỏ chanh chua chửi luôn : “ chuyện gi kệ người ta, mắc mớ gi mà hỏi. Đồ nhiều chuyện”. Trời đất, dấu hỏi dễ nhớ vậy sao mà khó xài?

   Rồi thời gian trôi đi, mỗi năm thêm một tí tuổi, dấu hỏi sinh ra nhảy ra ngoài ngày càng ít dần, lại chui tọt vào trong  ngày càng đầy khiến thấy  đầu óc mụ mẫm, cũng may còn chưa quay ngược lại thành cái móc câu sốc vào cổ họng.Thôi thì dần quên cái dấu hỏi để được xem là trưởng thành. Dấu hỏi trong đầu dần vỡ vụn như những ước mơ vụn vỡ mà làm quen với cái dấu phẩy.Để rồi, một ngày nhìn thấy những trái gòn khô treo lững lơ, trơ trọi trên cành trông như cái dấu chấm than.

Nhìn cái dấu chấm than mà cảm thán nghĩ đến cái dấu chấm hết. Bất chợt, cái dấu chấm than gòn kia nổ tung, bông gòn theo gió bay lượn lờ, cái dấu hỏi lại nhảy ra to đùng. Bông gòn ơi, bay về đâu vậy? Mũi lòng, thấy mình sao lại phụ bạc cái dấu hỏi, quên luôn lời Ba dạy : “ Ta đã sống thế nào?”.

  Muộn rồi khi cái dấu chấm hết mỗi ngày càng to đùng khiến con mắt già nhìn càng ngày càng rõ. Dấu hỏi –thằng bạn trẻ thơ-lại xuất hiện tra vấn : “ chết rồi ai khóc thương?”. Đương nhiên là vợ con, người thân rồi chứ ai?. “ Còn ai nữa không?”. Ừ hé, ông Vũ thành An đâu có vô cớ mà viết: “ triệu người quen có mấy người thân, khi lìa trần có mấy người đưa?”. Lại cái dấu hỏi. Mà chết rồi thì biết chi nữa. Hỏi chi hỏi ác. Mệt.


  Thằng con bây giờ bập bẹ biết nói, dấu hỏi sắp bay ra. Có khen nó thông minh hay không ?Ái cha, tóc  bạc lẽ nào lòng lại bạc theo? Sao lại hỏi nữa vậy kìa? Lại đây coi dấu phẩy,  còn muốn sống lâu kia mà? Lại dấu hỏi. Con mẹ nó!

Cái dấu hỏi còn có dấu chấm bên dưới kìa ? Đâu  như dấu chấm.Thôi thì có chết cũng được giống như dấu hỏi cho ấm cúng một chút chứ như dấu chấm thì trụi lủi quá...

" TRÍ THỨC BẦY ĐÀN"


Thưa tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy,
Tôi mặc dù không phải là người học nhiều như chị, có học hàm học vị cao như chị, đi nhiều đọc rộng như chị, nhưng cũng xin có đôi lời muốn trao đổi với chị, dựa trên những luận điểm chị đã nêu ra trong bài "trao đổi với Đông La".
Luận điểm thứ nhất: cách hiểu và luận của chị về cách gọi "trí thức bầy đàn" của Đông La.
Chị viết:
Nhưng các trí thức đã ký kiến nghị, họ cũng không sai, đấy là lựa chọn của họ. Nói rằng họ sai lúc này e là quá sớm, lịch sử sẽ phán xét một cách công bằng các phán quyết của ngày hôm nay. Nói rằng họ phạm pháp thì không biết điều luật nào có thể dùng làm cơ sở cho quy kết đó của ông ?
Còn nếu nói họ bầy đàn thì rất thiếu chính xác. Họ chỉ có một trăm bốn bốn người trên tổng số chín mươi triệu người. Thực ra họ rất đơn độc, rất cô đơn. Họ là thiểu số của thiểu số. Đúng ra, phải nói rằng, những người không ký kiến nghị (trong đó có tôi, tôi cũng đã không ký) mới là thuộc về bầy đàn, nếu nhìn theo nhãn quan của ông. Vì thế nếu ông cho rằng một số vô cùng ít ỏi làm một việc mà đa số những người khác không làm là bầy đàn thì sẽ không chính xác. Ngoài ra, nếu ông gọi họ là trí thức bầy đàn chỉ vì họ tập hợp lại với nhau vì một mục đích mà họ cho là cao đẹp thì ông cũng cần gọi những trí thức hàng đầu thế giới như Maurice Blanchot, André Breton, Margeritte Duras, Claude Simon… là trí thức bầy đàn, bởi họ đã ký tuyên bố để phản đối chiến tranh Algérie, có 121 trí thức Pháp đã ký vào tuyên bố đó, họ chống lại cuộc chiến tranh do chính phủ Pháp tiến hành.

Trước hết, tôi cảm thấy hơi bị bối rối về cách chị hiểu cái từ "bầy đàn" thuần túy theo kiểu số lượng như vậy, nhất là đối với một tiến sĩ về văn chương như chị. Nhưng không sao vì hiện giờ tôi cũng đã được "tiêm ngừa" những ca sốc kiểu này rồi - nhờ vào sự thể hiện khả năng của các vị "trí thức cấp tiến" nước nhà. Theo kiến giải của chị thì "bầy đàn" phải là để chỉ đám đông thay vì thiểu số như các vị trí thức kia. Thế nào là đông ? Đàn kiến có hàng nghìn con. Đàn gà có hàng chục con. Đàn chó có mười mấy con. Đàn sư tử có năm, sáu con,... Vậy thì "đàn trí thức" cũng có thể hơn 100 vị chứ nhỉ (nhiều hơn khối đàn khác rồi!)?!

Đó là tôi nói theo cách nghĩ của chị thôi, chứ còn với cách hiểu của kẻ (ít học hơn chị) như tôi thì "bầy đàn" trong cách gọi của tác giả Đông La là nói về cái hành vi chỉ biết làm theo hành động của kẻ dẫn dắt mà không biết nghĩ suy, không thiết phải trái - đúng sai,... Tỷ dụ như đàn chó ấy, một con sủa là cả đám sủa nhặng lên mà không cần biết lý do, mục đích, đối tượng,... là gì cả. Vậy mới có chuyện cả đàn chó cắn trăng!

Giờ ta quay lại cái "mục đích cao đẹp" của các vị trí thức nhà ta. Khi chị viết những dòng chữ ấy thì chắc hẳn chị cũng đã biết rằng vụ cô Nguyễn Phương Uyên và đồng bọn đã được các cơ quan ngôn luận, các blog, diễn đàn,... rầm rộ đưa tin (cập nhật chẳng thua gì mấy tờ "tin nhanh World Cup" thuở nào). Bản thân tôi, ngay từ khi vụ việc mới "chớm nở", cũng đã cất công đi tìm tư liệu để làm rõ vấn đề, trong bài "
Nguyễn Phương Uyên - yêu nước chưa theo định hướng?". Vậy nhưng, ai cũng hiểu chỉ trừ những người "trí tuệ đỉnh cao" như các vị "trí thức cấp tiến" này là không chịu hiểu. Họ vẫn mặt dày mày dạn "gửi thư cho chủ tịch nước" dù biết tỏng rằng cái kiến nghị đó của họ chỉ có tác dụng làm cho tên tuổi họ được nhắc nhiều hơn trên các diễn đàn, báo mạng,... chứ chẳng bao giờ có cơ hội nằm trên bàn làm việc của vị chủ tịch nước, vì sự lố bịch của nó. "Trí thức bầy đàn" cũng chỉ là một trong số rất nhiều phản ứng của những người không chịu nổi sự trơ trẽn của họ.
(Nếu chị đọc đến đây mà hồi tâm chuyển ý về những gì mà các "thần tượng" của chị đang làm, thì thay vì luyến tiếc khi đã không ký vào kiến nghị của các vị ấy, chị có thể ký vào lá thư gửi các vị trí thức này!).

Chưa hết, khi những nhân vật chính cũng đã thú nhận tội lỗi của mình (vì những động cơ rất "đời thường"), các vị trí thức này vẫn rất "
bản lĩnh" đứng trên lẽ phải (hay theo cách chị nói là "chờ lịch sử phán xét"). Hỡi ơi,.. một cô bé có hành vi chống phá chính quyền rành rành (rải truyền đơn chống chính quyền, phát tán cờ vàng, tàng trữ thuốc nổ,...) và đã thú nhận hoàn toàn nhưng quý vị  vẫn cho rằng phải cần đến lịch sử để phán quyết đúng sai! Ôi, sao mà tôi yêu lịch sử đến vậy ! Phải chăng ở Pháp quốc họ dạy chị là hãy vứt bỏ luật pháp đi, vứt bỏ những chuẩn mực xã hội đi, đã có lịch sử cầm cân nảy mực rồi ? Nói đến lịch sử, sao chị không tìm đến nhà tưởng niệm nạn nhân của diệt chủng Pol Pot ở Ba Chúc để mà đặt mình vào hoàn cảnh những nạn nhân ấy trước khi "thất vọng vì tôi có thể làm nhiều điều hơn thế mà tôi chỉ làm được cái điều tối thiểu", đó là "ký vào kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ", kẻ cho rằng việc quân Việt Nam ta phản công, tiêu diệt lũ diệt chủng khát máu ấy là xâm lược Campuchia?! 

Cái tính chất bầy đàn của các vị trí thức còn thể hiện ở sự ve vuốt, nịnh nọt lẫn nhau một cách lố bịch trong khi mạ lị những người không cùng phe cánh chẳng tiếc lời (vì không thể phản bác lại được những lý lẽ của họ). Có người đàng hoàng nào không cảm thấy sởn da gà khi nghe những lời này từ một gã đàn ông già khú đế:
“Từ Huy yêu quý,
Chú đọc một hơi "nhật ký" ngày 9 của Từ Huy. Đọc được hai phần ba thì nức nở một mình. Sau đó thì phải lau mắt vài lần để đọc cho hết bài...
......
Dẫu sao, cháu vẫn làm chú không hết ngưỡng mộ cháu."

Tôi không rõ tiêu chuẩn đánh giá về đàn ông của chị thế nào nhưng với tôi, khi đọc những dòng chữ ấy, tôi có cảm giác như mình vừa nắm phải một con lươn. Còn nếu như chị đọc những comments ủng hộ chị dưới bài viết "Trao đổi với Đông La" đăng trên trang danluan.org thì sẽ thấy toàn là lời lẽ của những kẻ xu thời vuốt ve chị và rủa xả tác giả Đông La bằng những từ ngữ vô văn hóa chứ chẳng đưa ra được lý lẽ nào ra hồn. Họ là những phiên bản hạ cấp của những kẻ ăn nói trơn tuột trên kia. Là đám lâu la trong bầy đàn.
Ấy vậy mà, chị lại "đánh lận con đen" khi đem những thần tượng của mình so sánh với các vị trí thức chân chính bên Pháp. Có thể là với nhãn quan tiến sĩ của chị thì nhìn sự việc khác với người thường chúng tôi nhưng khác đến mức đánh đồng việc phản đối một cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân đối với thuộc địa (tương tự các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Mỹ) với việcphản đối chính quyền bắt một tên tội phạm có đầy đủ chứng cứ thì tôi cũng không thể tưởng tượng nổi. Quay lại với cách hiểu "bầy đàn - số lượng" của chị, tôi cũng xin phép bổ sung rằng việc phản đối chiến tranh Algéria không chỉ có 121 vị ký tên trong bản tuyên ngôn ấy mà còn có hàng ngàn, hàng vạn người dân yêu chuộng hòa bình khác mà rấtnhiều người trong số đó đã bỏ mạng vì "được chính phủ Pháp văn minh tiếp đón" bằng bạo lực.

Chị có hỏi rằng cơ sở luật pháp nào để buộc tội những thần tượng của chị là phạm pháp. Tôi thì cho rằng với những hộp sọ đầy ăm ắp não của họ thì họ dư sức để biết cách giữ mình đứng trước lằn ranh của luật pháp, để khỏi phải "dấn thân vô là phải chịu tù đày". Bởi lẽ họ đâu phải là những nhà cách mạng chân chính! Ví dụ nhé:  "Vừa qua, theo dõi thông tin trên mạng ...". Chỉ vài từ ngắn ngủi vậy thôi nhưng nó chứa đựng rất nhiều điều, phải nói là quan trọng bậc nhất trong bức thư của các vị trí thức này. Quan trọng vì nó là cơ sở để những người có lương tri và hiểu biết chỉ ra sự lố bịch của bức thư và những người viết ra nó. Nhưng quan trọng hơn là nó là lá chắn, chứng tỏ rằng các vị trí thức nhà ta là vô can trong việc phạm pháp của cô nàng Nguyễn Phương Uyên, và họ "ra tay nghĩa hiệp" chỉ là vì "ủng hộ lòng yêu nước nhiệt tình của thanh niên". Họ chỉ "nghe nói" chứ chẳng "biết rõ" về những hành vi của cô này và đồng bọn cả nên giả sử có mấy quả bom phát nổ giữa trung tâm thành phố họ cũng không liên đới. Ôi, thật là trí tuệ! Nhưng hành vi "xúi trẻ con ăn cứt gà sáp" của họ còn đáng kinh tởm và nguy hại hơn nhiều việc họ phạm pháp rõ ràng.
(Tôi không phải là trí thức - theo tiêu chuẩn của các vị ấy - nên chỉ suy nghĩ được có thế này: nếu họ thực sự tin tưởng và muốn giúp đỡ, bảo vệ cô bé thì sao họ không thuê những luật sư thật giỏi để tìm những chứng cứ chứng minh cô bé và đồng phạm là vô tội; hoặc tố cáo lại sự phạm pháp của các cơ quan hành pháp trong vụ này; hoặc đóng góp tiền giúp đỡ gia đình các "bị hại" vì xem ra họ cũng chẳng dư dả gì; hoặc khuyên răn cô bé lần sau có chống Tàu thì chống chứ đừng rải truyền đơn chống nhà nước, chống Đảng, tàng trữ thuốc nổ,... cần laptop, điện thoại và đi du lịch thì các chú các bác sẽ giúp,...)

Thế thì phải chăng danh xưng "trí thức bầy đàn" còn có vẻ chưa xứng tầm với họ?
( nguồn Vua Làm Báo )

A Time For Us- guitar


Đừng Bỏ Em Một Mình

nhạc Phạm Duy - Lệ Thu hát



Đừng bỏ em một mình
Khi trăng về lạnh lẽo
Khi chuông chùa u minh
Chậm rãi tiếng cầu kinh

Đừng bỏ em một mình
Khi mưa chiều rào rạt
Lũ chim buồn xơ xác
Tìm nhau gục vào mình

Đừng bỏ em một mình
Trời đất đang làm kinh
Rừng xa quằn quại gió
Thu buốt vết hồ tinh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bắt em làm thinh
Cho em gào nức nở
Hòa đại dương mông mênh

Đừng bỏ em một mình
Biển đêm vời vợi quá
Bước chân đời nghiêng ngả
Vũ trụ vàng thênh thênh

Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh

Đừng bỏ em một mình
Bắt em nghe tiếng búa
Tiếng búa nện vào đinh
Hòa trong tiếng u minh

Đừng bỏ em một mình
Bóng thuyền ma lênh đênh
Vòng hoa tang héo úa
Yêu quái vẫn vô tình

Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh

Đừng bỏ em một mình
Mấy ngàn năm sau nữa
Ai mái tóc còn xinh
Đừng bỏ em một mình

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

NGƯỜI VIỆT: CÁ NHÂN XUẤT SẮC, CỘNG ĐỒNG RỜI RẠC?


Không phải người Việt học giỏi nhưng thực hành kém, mà là họ chỉ giỏi làm giàu cho cá nhân nhiều hơn làm giàu cho cộng đồng.

Không cần phát minh, chỉ cần bắt chước phát minh?
Có lẽ chẳng có sắc tộc nào phải gánh trên vai mặc cảm lớn như người da mầu. Người da mầu bị phân biệt chủng tộc đến mức trên thế giới trước đây, ở không ít quốc gia, họ bị vạch mồm xem răng như súc vật, không được vào quán ăn, thậm chí có những khu phố dành cho người da trắng. Khát đến cháy cổ, vậy mà muốn mua một cốc bia, người ta đã không rót lại còn đuổi đi…



Nhưng người da mầu bây giờ thì sao? Câu chuyện người đàn ông da mầu có tên là Barack Obama trở thành đương kim Tổng thống Mỹ là một minh chứng.
Tại sao từ một sắc tộc ở dưới đáy của sự định kiến, người da mầu lại trỗi vượt để đạt được thành công như vậy?
Một ca sĩ da đen đã tuyên bố: “Để đuổi kịp người da trắng, chúng tôi phải cố gắng gấp tám lần họ”.
Ở đời muốn đấm thì phải co tay lại, muốn nhảy thì phải nhún chân lấy đà thấp xuống. Người Việt xưa cũng đã dạy: Lùi một bước để tiến ba bước.
Với dân tộc Việt, muốn hùng cường, có lẽ chẳng có cách nào hơn, giống những người da mầu đã từng thừa nhận và vượt qua mặc cảm để vươn lên, chúng ta cũng nên nhún mình. Không phải để hạ mình mà là để cải thiện, để nhảy cao hơn. Muốn chữa bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh, thì việc đầu tiên chúng ta nên làm là bắt trúng bệnh. Chỉ có thế mới bốc thuốc trúng, mong chữa lành bệnh tật, làm cho cơ thể cường tráng khỏe mạnh.
Có không ít ý kiến cho rằng: Người Việt học giỏi nhưng thiếu khả năng phát minh sáng tạo. Điều này đúng! Nhưng theo tôi đó là ý kiến xa vời quá, nó có thể làm cho đại bộ phận chúng ta buông lỏng việc đào luyện kỹ năng hay tính cách trực tiếp gần gũi của mình.
Một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, giầu có, không nhất thiết phải có phát minh. Tôi tin chắc, nếu gia đình nào cũng toàn những người biết sống bổn phận, thì gia đình đó chắc hẳn sẽ giầu có và hạnh phúc. Một xã hội cũng vậy, nếu nó có đại đa số công dân biết sống đúng bổn phận và chức năng của mình, thì xã hội sẽ ngăn nắp, sạch sẽ, lành mạnh, tốt đẹp, và sung túc.
Trong xã hội, có một số nghề không cần phát minh như các dịch vụ y tế và xã hội, ở đó người ta chỉ cần có sự tận tình, chu đáo, tử tế là đã tốt đẹp rồi. Riêng nghề dịch vụ ngày nay chiếm đến 1/3 doanh thu và công việc của xã hội. Nếu người ta biết làm đủ bổn phận cho việc này, thì sự tốt đẹp chẳng bé chút nào.
Về mặt khoa học kỹ thuật hay tiến bộ cũng không lệch tâm nhiều. Nhiều chuyên gia cho rằng, thế kỷ 20 nước Nhật không cần chú trọng vào phát minh nhiều, mà chỉ cần học theo, nói thẳng ra là bắt chước các phát minh của phương Tây là đã phát triển rất nhanh. Bài học đó cũng đang diễn ra với Trung Quốc trong thế kỷ 21 này.
Đây cũng chính là phát ngôn của các chuyên gia Mỹ, họ cho rằng: Ở châu Á không giành nhiều tiền bạc để đầu tư cho những tìm tòi, phát minh tiên phong và vĩ mô.
Đây không chỉ là hiện thực, mà chính là nguyên lý sống mà người Pháp đã thừa nhận trong nhiều thế kỷ. Nguyên lý đó ngày nay còn được áp dụng nhiều vào trong cơ chế kinh tế thị trường tự do, đặc biệt sau khi nền kinh tế kế hoạch của các nước Đông Âu phá sản, đó là “laissez faire”, tức là “để mặc nó”.
Cụ thể người Pháp đã tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra. Vào mùa hạ chẳng hạn, người ta phát sốt khi phát hiện, mỗi tháng có đến cả chục triệu khách du lịch đến Pháp, như vậy, dịch vụ, rồi thực phẩm, rồi môi trường sẽ ra sao? Nhưng không hiểu sao mọi việc vẫn đâu vào đấy! Rồi người ta phát hiện rất ngẫu nhiên năm nào cũng vậy, số người đi du lịch ra khỏi nước Pháp luôn luôn xấp sỉ số du lịch đến nước Pháp.
Đó là sự tài tình của sắp đặt tự nhiên mà không ai có thể lường được, hay sắp xếp mà thành. Vậy thì trong kinh tế thị trường cũng vậy, hiện thực của nó luôn luôn phong phú sống động hơn cả người ta sắp đặt hay điều chỉnh. Bởi thế mà “hãy để cho nó tự điều chỉnh”.
Không có tinh thần quốc tộc, quốc gia làm sao vững mạnh?
Ở Việt Nam thì sao? Chúng ta làm đường, rồi mới đào lên đặt cống. Việc đó thì liên quan gì đến phát minh. Rồi các công ty dịch vụ thông tin, lẽ ra chỉ cần đào đường lắp một đường dây, nhưng người ta không thỏa thuận được việc ai phải thuê đường dây của ai. Thế là mỗi công ty lắp đặt một đường dây và đào đường một lần ít nhất. Thế là đường phố bị xới tung lên, hết lần này đến lần khác.
Hàn Quốc, sau 10 năm lắp đặt công nghệ ô tô, thì dường như cả nước có xe nội địa để đi, hơn thế còn xuất khẩu đi khắp thế giới. Còn ở Việt Nam sau hơn 10 năm, chúng ta vẫn loay hoay chưa xác định được đâu là dòng xe chiến lược, giữa 2 dòng xe con và bán tải? Chẳng lẽ việc này lại cần phải có nhiều trí óc phát minh và sáng tạo đến vậy? Nếu muốn hiểu người ta chỉ cần 3 ngày làm các điều tra là xong!
Tất cả sự chậm tiến và ngược đời đó nói lên cái gì? Theo thiển ý của tôi, không phải là việc người Việt học giỏi nhưng kém thực hành, mà là họ chỉ giỏi làm giàu cho cá nhân nhiều hơn làm giàu cho cộng đồng. Ở đây , thêm một lần nữa nói lên, tính cách công lý của người Việt rất yếu. Người ta không nghĩ đến quyền lợi chung mà chỉ nghĩ đến quyền lợi cục bộ của cá nhân, sau đó là của cơ quan hay chuyên ngành nào đó.
Học giỏi nhưng thực hành kém ư? Học chính là chuẩn bị cho trí tuệ và tư tưởng. Tư tưởng luôn dẫn đến hành động. Vậy thì tại sao hiệu quả hành động của người Việt lại yếu? Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên thấy, một người nói ngang, nói sai lè lè ở giữa nhiều người, nhưng anh ta không hề gặp bất cứ sự phản đối nào để thấy xấu hổ hay phải điều chỉnh mình.
Tại sao? Vì hầu hết những người xung quanh đã từng giống và hành xử như anh ta, cho nên dễ bỏ qua, và thông cảm. Như vậy, người Việt rất ít đào luyện ý thức cho công lý, mà mạnh ai người ấy làm, “còi to cho vượt”. Từ tư tưởng bé nhỏ và cá nhân đó, người ta khó mà hình thành ý thức cộng đồng.
Cái yếu nhất của người Việt nói riêng và Châu Á nói chung là tinh thần công lý chung của cộng đồng. Đây chính là bài học mà lãnh tụ Tôn Trung Sơn đã chỉ ra: Trung Quốc dù 400 triệu dân nhưng chỉ là bãi cát rời rạc vì chỉ có tinh thần tông tộc và gia tộc mà không có quốc tộc.
Không có tinh thần quốc tộc, quốc gia làm sao vững mạnh, cho dù ở đó có rất nhiều người sôi kinh nấu sử học giỏi đi nữa. Học giỏi mà chỉ nghĩ đến vinh thân phì gia, làm giầu cho công ty minh để lĩnh thưởng, mưa đâu ấm chân đấy… Quốc gia làm sao giầu mạnh, hùng cường nếu kẻ có học chỉ dùng tài của mình, tìm cách gom mái giọt ranh làm ướt bàn chân bé nhỏ hay mấy người của nhà mình?
Vì thế, có lẽ tư duy thiếu tính cộng đồng, tức công lý mới chính là thứ làm còi cọc học vấn, hay làm thui chột khả năng của người Việt. Còn thực hành là cái thứ hai. Và cho dù có thực hành giỏi đi nữa mà người ta chỉ thực hành cho cá nhân mình thì có ý nghĩa gì?
Nguồn: Nguyễn Hoàng Đức, tuanvnNGƯỜI VIỆT: CÁ NHÂN XUẤT SẮC, CỘNG ĐỒNG RỜI RẠC?
Không phải người Việt học giỏi nhưng thực hành kém, mà là họ chỉ giỏi làm giàu cho cá nhân nhiều hơn làm giàu cho cộng đồng.
Không cần phát minh, chỉ cần bắt chước phát minh?
Có lẽ chẳng có sắc tộc nào phải gánh trên vai mặc cảm lớn như người da mầu. Người da mầu bị phân biệt chủng tộc đến mức trên thế giới trước đây, ở không ít quốc gia, họ bị vạch mồm xem răng như súc vật, không được vào quán ăn, thậm chí có những khu phố dành cho người da trắng. Khát đến cháy cổ, vậy mà muốn mua một cốc bia, người ta đã không rót lại còn đuổi đi…


Nhưng người da mầu bây giờ thì sao? Câu chuyện người đàn ông da mầu có tên là Barack Obama trở thành đương kim Tổng thống Mỹ là một minh chứng.

Tại sao từ một sắc tộc ở dưới đáy của sự định kiến, người da mầu lại trỗi vượt để đạt được thành công như vậy?

Một ca sĩ da đen đã tuyên bố: “Để đuổi kịp người da trắng, chúng tôi phải cố gắng gấp tám lần họ”.

Ở đời muốn đấm thì phải co tay lại, muốn nhảy thì phải nhún chân lấy đà thấp xuống. Người Việt xưa cũng đã dạy: Lùi một bước để tiến ba bước.

Với dân tộc Việt, muốn hùng cường, có lẽ chẳng có cách nào hơn, giống những người da mầu đã từng thừa nhận và vượt qua mặc cảm để vươn lên, chúng ta cũng nên nhún mình. Không phải để hạ mình mà là để cải thiện, để nhảy cao hơn. Muốn chữa bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh, thì việc đầu tiên chúng ta nên làm là bắt trúng bệnh. Chỉ có thế mới bốc thuốc trúng, mong chữa lành bệnh tật, làm cho cơ thể cường tráng khỏe mạnh.

Có không ít ý kiến cho rằng: Người Việt học giỏi nhưng thiếu khả năng phát minh sáng tạo. Điều này đúng! Nhưng theo tôi đó là ý kiến xa vời quá, nó có thể làm cho đại bộ phận chúng ta buông lỏng việc đào luyện kỹ năng hay tính cách trực tiếp gần gũi của mình.

Một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, giầu có, không nhất thiết phải có phát minh. Tôi tin chắc, nếu gia đình nào cũng toàn những người biết sống bổn phận, thì gia đình đó chắc hẳn sẽ giầu có và hạnh phúc. Một xã hội cũng vậy, nếu nó có đại đa số công dân biết sống đúng bổn phận và chức năng của mình, thì xã hội sẽ ngăn nắp, sạch sẽ, lành mạnh, tốt đẹp, và sung túc.

Trong xã hội, có một số nghề không cần phát minh như các dịch vụ y tế và xã hội, ở đó người ta chỉ cần có sự tận tình, chu đáo, tử tế là đã tốt đẹp rồi. Riêng nghề dịch vụ ngày nay chiếm đến 1/3 doanh thu và công việc của xã hội. Nếu người ta biết làm đủ bổn phận cho việc này, thì sự tốt đẹp chẳng bé chút nào.

Về mặt khoa học kỹ thuật hay tiến bộ cũng không lệch tâm nhiều. Nhiều chuyên gia cho rằng, thế kỷ 20 nước Nhật không cần chú trọng vào phát minh nhiều, mà chỉ cần học theo, nói thẳng ra là bắt chước các phát minh của phương Tây là đã phát triển rất nhanh. Bài học đó cũng đang diễn ra với Trung Quốc trong thế kỷ 21 này.

Đây cũng chính là phát ngôn của các chuyên gia Mỹ, họ cho rằng: Ở châu Á không giành nhiều tiền bạc để đầu tư cho những tìm tòi, phát minh tiên phong và vĩ mô.

Đây không chỉ là hiện thực, mà chính là nguyên lý sống mà người Pháp đã thừa nhận trong nhiều thế kỷ. Nguyên lý đó ngày nay còn được áp dụng nhiều vào trong cơ chế kinh tế thị trường tự do, đặc biệt sau khi nền kinh tế kế hoạch của các nước Đông Âu phá sản, đó là “laissez faire”, tức là “để mặc nó”.

Cụ thể người Pháp đã tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra. Vào mùa hạ chẳng hạn, người ta phát sốt khi phát hiện, mỗi tháng có đến cả chục triệu khách du lịch đến Pháp, như vậy, dịch vụ, rồi thực phẩm, rồi môi trường sẽ ra sao? Nhưng không hiểu sao mọi việc vẫn đâu vào đấy! Rồi người ta phát hiện rất ngẫu nhiên năm nào cũng vậy, số người đi du lịch ra khỏi nước Pháp luôn luôn xấp sỉ số du lịch đến nước Pháp.

Đó là sự tài tình của sắp đặt tự nhiên mà không ai có thể lường được, hay sắp xếp mà thành. Vậy thì trong kinh tế thị trường cũng vậy, hiện thực của nó luôn luôn phong phú sống động hơn cả người ta sắp đặt hay điều chỉnh. Bởi thế mà “hãy để cho nó tự điều chỉnh”.

Không có tinh thần quốc tộc, quốc gia làm sao vững mạnh?

Ở Việt Nam thì sao? Chúng ta làm đường, rồi mới đào lên đặt cống. Việc đó thì liên quan gì đến phát minh. Rồi các công ty dịch vụ thông tin, lẽ ra chỉ cần đào đường lắp một đường dây, nhưng người ta không thỏa thuận được việc ai phải thuê đường dây của ai. Thế là mỗi công ty lắp đặt một đường dây và đào đường một lần ít nhất. Thế là đường phố bị xới tung lên, hết lần này đến lần khác.

Hàn Quốc, sau 10 năm lắp đặt công nghệ ô tô, thì dường như cả nước có xe nội địa để đi, hơn thế còn xuất khẩu đi khắp thế giới. Còn ở Việt Nam sau hơn 10 năm, chúng ta vẫn loay hoay chưa xác định được đâu là dòng xe chiến lược, giữa 2 dòng xe con và bán tải? Chẳng lẽ việc này lại cần phải có nhiều trí óc phát minh và sáng tạo đến vậy? Nếu muốn hiểu người ta chỉ cần 3 ngày làm các điều tra là xong!

Tất cả sự chậm tiến và ngược đời đó nói lên cái gì? Theo thiển ý của tôi, không phải là việc người Việt học giỏi nhưng kém thực hành, mà là họ chỉ giỏi làm giàu cho cá nhân nhiều hơn làm giàu cho cộng đồng. Ở đây , thêm một lần nữa nói lên, tính cách công lý của người Việt rất yếu. Người ta không nghĩ đến quyền lợi chung mà chỉ nghĩ đến quyền lợi cục bộ của cá nhân, sau đó là của cơ quan hay chuyên ngành nào đó.

Học giỏi nhưng thực hành kém ư? Học chính là chuẩn bị cho trí tuệ và tư tưởng. Tư tưởng luôn dẫn đến hành động. Vậy thì tại sao hiệu quả hành động của người Việt lại yếu? Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên thấy, một người nói ngang, nói sai lè lè ở giữa nhiều người, nhưng anh ta không hề gặp bất cứ sự phản đối nào để thấy xấu hổ hay phải điều chỉnh mình.

Tại sao? Vì hầu hết những người xung quanh đã từng giống và hành xử như anh ta, cho nên dễ bỏ qua, và thông cảm. Như vậy, người Việt rất ít đào luyện ý thức cho công lý, mà mạnh ai người ấy làm, “còi to cho vượt”. Từ tư tưởng bé nhỏ và cá nhân đó, người ta khó mà hình thành ý thức cộng đồng.

Cái yếu nhất của người Việt nói riêng và Châu Á nói chung là tinh thần công lý chung của cộng đồng. Đây chính là bài học mà lãnh tụ Tôn Trung Sơn đã chỉ ra: Trung Quốc dù 400 triệu dân nhưng chỉ là bãi cát rời rạc vì chỉ có tinh thần tông tộc và gia tộc mà không có quốc tộc.

Không có tinh thần quốc tộc, quốc gia làm sao vững mạnh, cho dù ở đó có rất nhiều người sôi kinh nấu sử học giỏi đi nữa. Học giỏi mà chỉ nghĩ đến vinh thân phì gia, làm giầu cho công ty minh để lĩnh thưởng, mưa đâu ấm chân đấy… Quốc gia làm sao giầu mạnh, hùng cường nếu kẻ có học chỉ dùng tài của mình, tìm cách gom mái giọt ranh làm ướt bàn chân bé nhỏ hay mấy người của nhà mình?

Vì thế, có lẽ tư duy thiếu tính cộng đồng, tức công lý mới chính là thứ làm còi cọc học vấn, hay làm thui chột khả năng của người Việt. Còn thực hành là cái thứ hai. Và cho dù có thực hành giỏi đi nữa mà người ta chỉ thực hành cho cá nhân mình thì có ý nghĩa gì?

Nguồn: Nguyễn Hoàng Đức, tuanvn

CÁC BẠN SUY NGHĨ THẾ NÀO VỀ BÀI VIẾT NÀY ?

Romeo And Juliett