Nhớ ngày nào đăng một truyện
ngắn, một bài thơ trên báo đã khó, đăng trên báo văn nghệ chuyên ngành
thì lại càng khó hơn huống chi là in sách thành tập truyện, tập thơ.Ngày
đó cũng có lý do các nhà xuất bản ít tiền, sách in nhà nước bao cấp
nhưng cái khó là các "Cụ" xuất bản chọn lọc tử tế.
Bây giờ, thấy Hội văn nghệ các nơi được chút ưu ái, nhà nước cấp
tiền in sách. Vậy là hàng loạt tác phẩm ra đời từ các hội văn nghệ tỉnh
và được in ở các nhà xuất bản văn học hẳn hòi. Để rồi có những tuyển tập
thơ, tuyển tập truyện ngắn đọc xong rồi mà không thấy thơ đâu, truyện
đâu. Người in lấy được tiền in. Người đưa in có cái xài tiền được cho và
có con số cuối năm ghi vào báo cáo. Chỉ có người mua, đọc xong thấy
mình đã ngu lại ngu thêm.
Anh bạn, vốn
là dân văn nghệ đàn anh trách : " mày cầu toàn quá, phải có dở mới có
hay. Thời buổi kinh tế thị trường mà. ".Ô hô, văn chương dở hay ai dám
nói, chỉ nói thứ văn chương không có người cũng được xem là tác phẩm văn
học. Truyện , thơ ... không có hồn thì cũng như miếng thịt bò. Ừ, thịt
bò cũng có miếng ngon miếng dở mà bây giờ các nhà biên tập phần đông đều
khoái thịt bò.
Bởi vậy, ông Nguyễn Huy Thiệp chỉ thích thịt chó không mê thịt bò nên lặng luôn.
Mấy ông chủ quán bán thịt bò còn sợ khách ăn thịt bò
chê.Chỉ có người đọc chẳng ai sợ cả. Đọc không được thì đừng đọc đem mà
gói đồ.
Vậy mà mấy anh mấy chị chàng
được in sách thì ra vẻ lắm, bởi có sách thì được gọi là nhà văn , nhà
thơ oai ra phết, mà ra sức cố viết thêm nữa, bởi viết dễ quá má, in dễ
quá mà.
Quý các cụ ngày xưa, cả đời
đọc đọc, viết viết chẳng dám đưa in vì sợ người đọc, sợ làm tổn thương
cái phần người trong con- người của người đọc.Cũng bởi cái sợ đó mà
Giac-lanđon, Hueminwe ... phải tư tử.
Truyện ngắn,thơ ... không phải văn chương giải trí nên khi đem ra công
chúng không phải ở chỗ hay hay dở mà ở chỗ cái phần người được thể hiện.
Tính Nhân văn của một tác phẩm văn học bị bỏ lên mốc rồi. Có in thì in
kiếm hiệp, trinh thám ...cho người đọc khen chê.
Viết blog cho minh đọc thôi để thấy mình còn biết cầm viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét