Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

NHỚ...





 
Sầu tuôn dặm cũ
Buồn vướng chân quê
Xơ xác thu về
Lá thay màu đỏ.

Tình không dám ngỏ
Duyên ngậm ý duyên
Sông lặng triền miên
Xuôi dòng nước đổ

Nước đổ thuyền trôi
Bóng ngày xa xôi
Bóng ngày cách bóng
Tình vẫn không nguôi

Người đã xa rồi
Ai hiểu dùm tôi
Lời chưa kịp nói
Đã nghẹn trên môi

Thu lại mùa thu
Đời chĩu sương mù
Tôi quờ quạng bước
Như người miên du

Tìm người trong nhớ
Tìm người trong thương
Mơ lên thiên đường
Mơ xuống địa ngục

Người vẫn xa rời
Người cách biệt rồi
Tôi vẫn mình tôi
Sầu khổ không nguôi.

Sầu đong đêm dài
Sầu tràn đêm nay
Cây buồn rớt lệ
Thơ tràn bút say!

                      1939

THAO THỨC

Hơi sương thấm lạnh da người
Còn thơm hương tóc trên mười ngón tay
Xa em , anh thức đêm nay
Đêm không ngăn gió càng dài nhớ thương.
Ngẩn ngơ nửa mái trăng tường
Hồn xưa vết cắt còn vương máu sầu
Tấm thân xa cách linh cầu
Ga đời từng đợichuyến tàu ly tan
Từng toa kéo mộng võ vàng
Trời khuya sa xuống ngang ngang nỗi hờn
Chân mây vẽ bức tranh buồn
Trôi theo kỹ niệm linh hồn lên men.
Xa rồi, rồi sẽ xa thêm
Quả tim vọng nguyệt đã mềm nhớ nhung
Khói tương tư quyện lạnh lùng
Đêm càng thao thức nghe chừng càng sâu
Nửa đêm trời sáng trăng cao
Ngậm ngùi không biết vì sao ngậm ngùi
Hơi sương thấm lạnh da người
Phai dần hương tóc trên mười ngón tay

CÚI ĐẦU


Bài thơ gói trọn tâm tình
Nữa đời còn lại, làm thinh cúi đầu.
"Nhìn tường" ngẫm chuyện bể dâu
Hương thời gian, loạn sắc màu ...buồn tênh
Bước cao, bước thấp gập ghềnh
Đường sông núi... bỗng vang rền tiếng xưa.

Đêm không thấy sáng
Thơ cứ nghẹn lời
Nằm tay vắt trán
Ruột gan rối bời
Tháng năm có hạn
Sống chỉ một đời
Mùa xuân ánh sáng
Lạc cánh chim trời
Bước chân quờ quạng
Bước chân rã rời
Người ơi...em ơi...
Sắt son đổi đời...

Bài thơ gói trọn cuộc đời
Ngày vui không có, nụ cười cũng không
Tuổi xuân hẹn với tang bồng
Mười năm luân lạc, mây hồng, tóc xanh
Ghét, yêu một dạ chí thành
Mặc ai đi tắt... về quanh lọc lừa
Mười năm thế sự đẩy đưa
Ai bày? Ai xóa? Cuộc đời long đong
Xót thân chìm nỗi giữa dòng
Như nước ngày một xa nguồn thêm xa
Ngày qua rồi tháng năm qua
Nữa đời còn lại biết là về đâu?
Hương thời gian ... đã nhạt màu
Ngẩng đầu...rồi lại cúi đầu làm thinh.

                                                       1964

NẤM MỒ


Ngày... tháng ... năm....
                    "Ăn cướp như tao phải đem sinh mạng ra đặt cược. Người đời coi tao là quái vật nhưng tao nghĩ tao còn hơn khối thằng. Này nhé, những thằng quan quyền thi làm giàu bằng quyền lực, cái đám thầy bà lợi dụng sự mê tín mà kiếm tiến, bọn con buôn cũng đủ trò gian lận...Cũng toàn là lũ ăn cướp cả thôi. Con mẹ nó! " Tôi cười, hỏi nó: " sao mày không làm như tụi nó mà vác dao vác súng ăn cướp làm gì?". Nó nhăn mặt, đáp : " tao chỉ có cái mạng, chữ nghĩa vốn liếng đâu mà làm như tụi nó". Nó gãi gãi cái đầu trọc, rồi cười nói: " dù sao tao cũng không lừa gạt ai.Chó má thật!". Tôi k biết nó chửi ai. Một lúc, nó lại bảo: " Tao ăn cướp nhưng không giết người là được". Tôi thấy tội nghiệp sự ngây ngô của Hưng bò- một thằng ăn cướp tôi quen trong tù. 
Sau này, trong một lần 'ăn hàng"  nó bị bắn chết mà chưa kịp giết ai.
Bản án tử hình chắc chắn sẽ được dành cho tôi. Giết người thì đền mạng. Đó là sự công bằng. Có gì phải ân hận và nuối tiếc? "
Tôi ngẩn lên, hỏi anh:
- Lá thư này của ai?
-Của thằng Hoàng- anh đọc hết đi- giọng anh buồn bã. Anh trầm tư nhìn ra ngoài cửa sổ. Trông anh như có điều ray rứt. Hẳn nhiên lá thư của một tử tù phải có gì đó liên quan đến anh. Tôi cúi xuống và chăm chú đọc 

 "... Tôi cũng có một mái ấm gia đình và một quãng đời êm đẹp. Cha tôi là thầu khai thác gỗ cho cho một căn cứ của Mỹ và công việc này đem lại cho gia đình tôi một cuộc sống sung túc. Ký ức về cha tôi thật mờ nhạt, có lẽ không gì ngoài bức ảnh chụp cha tôi lúc trẻ mà mẹ tôi để thờ và những gì mẹ tôi đã kể về cha tôi.Ba tôi là người mồ côi, từ nhỏ sống ở cô nhi viện. 
Bà má tôi quen nhau trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Sài gòn.Lúc đó, cha tôi là sinh viên trường đại học kiến trúc, còn mẹ tôi là nữ sinh trường Gia long. Gia đình ngoại tôi giàu sang và có địa vị trong chính quyền. Ông ngoại tôi là dân biểu, cậu tôi là trung tá cảnh sát. Vì vậy, cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi không được chấp nhận. Mẹ tôi đã theo cha tôi về Tây ninh sinh sống.
       Lúc nhỏ, tôi ít gần ba tôi. Một phần do công việc bà tôi thường xuyên vắng nhà.Một phần, do ba tôi là người trầm tính, ít nói và không hay biểu lộ tình cảm làm cho tôi có cảm giác sợ ông. Khi má mất, tôi mới biết tôi không thể sống thiếu má tôi. Má tôi đẹp, hiền lành và yếu đuối.Bao giờ nghĩ đến má, lòng tôi ấm lại và thù hận trong tôi cũng bùng lên . Má tôi đã chết trong đau khổ và tủi nhục khi tôi ngồi tù chưa được một năm.
         Năm tôi 10 tuổi,trên đường chở gỗ về xe ba tôi bị trúng đạn pháo của Việt cộng.Má tôi tưởng chừng đã không sống nổi với mất mát quá lớn này.Đến năm 1974, Thị xã nơi chúng tôi ở cũng đã nằm trong tầm pháo kích của Việt cộng. Má tôi đưa tôi về nhà ngoại. Ông bà ngoại và cậu di cư sang Mỹ. Má tôi không đi nên tôi cũng ở lại.Ngôi biệt thự sang trọng , to lớn của ngoại càng trở nên trống vắng với má con tôi.
      Sài gòn giải phóng, gia đình tôi bị xem là thành phần tư sản phản quốc, ngôi biệt thự bị chính quyền tiếp quản giao cho ông Bình- một cán bộ lãnh đạo của Ban quân quản lúc đó. Má con tôi phải dọn ra nhà kho mà ở tạm. Tôi cảm thấy uất ức vô cùng. Họ đã tước đoạt tất cả những gì của má con tôi.Má tôi cũng nhuốm bịnh ,từ đó.
                 Cuộc sống của má con tôi ngày càng chật vật. Má tôi phải gánh hàng đi bán.Tôi vừa đi học vừa đi làm thêm . Chính lúc đó, tôi nhận ra nỗi nhục của kẻ nghèo, thân cô thế cô.Má còn tôi đã làm gì sai để luôn bị đối xử như kẻ có tội. Mười bảy tuổi,t tôi trở nên lầm lì, không thích kết bạn và cộc cằn. Trong tôi, dường như lúc nào cũng muốn bừng lên khoái cảm đập phá và tôi vẫn thường gây sự đánh nhau.
          Gia đình ông Bình giàu lên nhanh chóng như trêu chọc cuộc sống ngày càng cơ cực của má con tôi. Tôi luôn có cảm giác mình bị cướp bóc đến trần trụi. 
Ông Bình là quan chức cao ngạo và ti tiện không kém  mụ vợ. Dưới con mắt họ, má con tôi chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu, tệ hơn còn là những kẻ phản quốc.
                 Má tôi hiền lành, nhẫn nhục chịu đựng. Tôi cũng vì thương má nên những lần có đụng chạm, tôi cố nhẫn nhịn không để xảy ra lớn chuyện. Nhưng tôi biết, họ luôn tìm cách tống khứ má con tôi ra khỏi khuôn viên biệt thự.Thằng Vinh- con trai lão Bình-càng xấc xược và có lần tôi đã đánh nhau với nó. Lần đó, nếu má tôi không hết lòng năn nỉ ,giao cả giấy tờ nhà đất cho lão Bình, không thì tôi đã ngồi tù.
                
 Một hôm, tôi về nhà thấy má tôi khóc tức tưởi.Đồ đạt trong phòng tôi bị lục tung. Cũng vừa lúc đó,  ông Bình cùng 2 người công an ập đến.Tôi chưa kịp lên tiếng, họ đã còng tay tôi giải đi. Sau đó, tôi mới biết, tôi đã ăn cắp sợi dây chuyền vàng của bà Bình! Mọi chuyện đều do họ sắp đặt. 
Tôi bị đưa đi cải tạo 3 năm. Chưa được một năm, tôi nhận được tin má mất. Thù hận đã nuôi dưỡng tôi cho đến ngày tôi ra khỏi tù.
                   Tôi bước vào cuộc sống giang hồ và tôi đã trả thù một cách thích đáng. Tôi cùng đám đàn em đánh cướp nhà lão Bình, đánh đập và hãm hiếp con gái lão. Tôi bước vào tội ác dễ dàng và phấn khích.
 Tôi lại vào tù và lại trốn tù. Không bao lâu tôi trở thành đối tượng tội phạm nguy hiểm. 
Má tôi đã không còn, cuộc đời tôi xem như đă chết.
  Lần này- thằng Hai trọc- một thằng lừa đảo chuyên nghiệp - đến tìm tôi, bảo tôi gia nhập tổ chức phục quốc . Tôi bảo :" chính trị khó chơi ". Nó nói : " dễ kiếm tiền".. Vậy là, tôi nhận tiền tạo ra một vụ nổ để gây tiếng vang...."
*
Thấy tôi đọc xong lá thư,
nh nặng nề bảo: " nó là con trai duy nhất của Công "
-Sao?- tôi thảng thốt kêu lên. Trời ơi, Thằng Hoàng lại là đứa con trai của người bạn, người đồng chí mà anh vẫn thường nhắc đến với tôi.
                    Sau Mậu Thân, anh được lệnh về Tây ninh xây dựng lại các tuyến nội gián.Anh đã tìm đến Công- người bạn anh đã quen và tin tưởng trong phong trào đấu tranh của sinh viên Sài gòn. Anh đã đưa Công vào tổ chức và hoạt động trực tiếp với sự chỉ đạo của anh.Công trở thành thầu khai thác gổ cho Mỹ và có nhiệm vụ đều tra tình hình các khu căn cứ của địch. Không may, một lần trên đường chuyển gổ về một trái pháo lạc của ta đã lấy đi sinh mạng của Công. Sau giải phóng, công việc quá bận rộn, anh chưa kịp tìm gia đình Công thì đã ra nước ngoài tu nghiệp. Khi anh trở về, tìm đến gia đình Công thì mới hay mọi chuyện. Thằng Hoàng đã bị xử bắn.
_ Mình là kẻ có tội với gia đình họ?- Cậu hãy viết lại câu chuyện này.
 Anh ngã bịnh, rồi mất. Theo lời anh, tôi ghi lại câu chuyện này. Cầu mong linh hồn anh được an nghĩ
1990 

Mảnh vá

Khi họ gọi điện kêu cơm dưới lầu - thường là vậy, căn bếp trong nhà luôn sạch sẽ, hoàn mỹ và không hề bị động tới - anh cũng chiều chuộng cô, hoặc, là anh tự thấy đã nợ cô, không tiện đòi cô động tay nấu nướng.
***
Mưa ở Vũ Hán thường làm con người trở nên cô đơn và hoang hoải. Mỗi lần rời nhiệm sở về nhà, cô lại giặt chiếc khăn tắm hôm qua vừa dùng. Một dãy năm chiếc khăn phơi trước buồng tắm, có màu hoa hồng, màu xanh lá sen, màu lục nước hồ, màu tím ánh trăng, màu trắng sương thu, nước chậm rãi nhỏ từ khăn xuống, bồn tắm loang vũng nước, cứ quên tháo nước hoài, quên hoài là quên.
Cô ăn hết những bánh mì và mứt lạc trong tủ lạnh, bắt đầu chờ anh đến. Bánh mì là thứ cám ăn của nhân loại, nhưng con người cứ tình nguyện vui vẻ xơi, cô trễ tràng nhai những mẩu vụn hư hao, thật sự có những thứ cảm giác đời người thật khó gọi tên.
Quãng thời gian từ khi ăn xong tới khi anh đến, cô hầu như không làm gì. Có lúc cô ngồi đần ra, có lúc dựa vào cửa sổ ngắm học trò ra ra vào vào ở cổng trường đôi diện, có lúc đốt điếu thuốc. Trong ngày mưa, học trò nam chống cán ô lớn, che chở bạn gái dưới tán ô, tay của học trò gái để trong bàn tay của bạn trai, đi dọc đường yên tĩnh, đó là tình yêu cực kỳ hợp với lý tưởng.
Cô quay đầu, nhìn thấy một cô gái khác đang cau mày nhìn cô. Một cô gái gầy gò, cô đơn, thân thể như một dải khăn tắm trắng tím đến lẻ loi, mắt cá chân đơn độc, ngón tay đơn độc, nét mặt đơn độc. Cô gái chỉ cô, cười bảo: "Này, mày thậm ngốc, mày thèm hư danh". Cô nghe, thốt nhiên cảm thấy thương đau, nước mắt nhỏ giọt, cô gái cũng cúi đầu, nhỏ lệ, cô bỗng giận dữ, đi đến trước, gạt phắt làn hơi nước mơ màng ngăn hai người, bỗng nhận ra chính mình - một gương mặt thật đã bị chiếc gương soi rạch tỏ.
Lúc anh gõ cửa bước vào, mưa đã ngớt rất nhiều. Anh thì trừ mái tóc ra chỗ nào cũng ướt. Xưa nay người này nào biết tự chăm sóc mình, đến cả chiếc ô cũng cầm không khéo. Áo quần, giày tất tuột ra đều bẩn, có thể thấy anh đã chạy ngoài đường rất lâu, không nghỉ, mà trên ngực áo lại cài một chiếc huân chương chuột Mickey, để cô biết, anh vừa đi nhà trẻ đón con về.
Cô dùng một chiếc khăn tắm đã giặt sạch sẽ để lau tóc, lau người cho anh, cô nghĩ đời người chẳng qua cũng chỉ là quan hệ giữa một trận ướt và một trận lau. Thân phận thế, tình yêu anh cũng đã tan tác lâu rồi, phần để cho vợ, phần dành cho con, phần dành cho cha mẹ, phần để đồng nghiệp, phần nhớ tình đầu, phần cho hoang tưởng, cuối cùng, sớt lại mấy đâu, đủ như hớp cháo, anh phải dành cho bản thân. Mà cái cô nhận cuối cùng là cái phần nào đây? Nhiều không ít không? Liệu có bị lấy lại không?
Ngoài trời những cơn mua to thô như sợi thừng trâu sầm sập đổ, gió lật bay những phiến lá loài thân gỗ nào đó, cây xanh người trắng, thế giới an tĩnh, cô ôm chiếc khăn tắm anh dùng qua, mặt gằm lên cái sản phẩm bông sợi nặng mùi mưa, cảm giác một cơn ẩm ướt đến não nề.
Lần đầu tiên gặp nhau, cô còn quá bé, vô cùng kiêu ngạo, có thời gian, có tiền đủ tiêu, có nhan sắc vừa đủ đẹp, nhưng thế giới ạt ào, chả ai người cao thủ tới nghênh trận. Cho đến khi gặp anh, nhanh như chớp giật, nhìn nhau bàng hoàng, tình yêu là giọt thủy ngân rơi tan trên mặt thủy tương lặng, mỗi lần gặp nhau, đều như quyết định yêu đến tận cùng sinh mệnh, cái vẻ mê man vì ái tình và rầu rĩ đó, không ai tin lại là của một cô gái trầm tĩnh như cô.
Nhưng, tay anh đã đeo nhẫn cưới, nhẫn bạch kim xinh đẹp, sáng lấp lánh, cuộc sống của anh ở nửa kia thế giới cũng đẹp đẽ, sáng láng như thế. Kết tóc với người vợ thơ trẻ, con đẹp như ngọc, tất cả, anh đều yêu, không hề nghĩ sẽ rời bỏ. Mà cô, vì yêu anh, cũng yêu thế giới của anh, yêu cuộc sống của anh. Cho nên phải chịu những mất những đau nhiều hơn.
Giống như chiếc khăn bông tắm mới mua, chưa được dùng, đã phải mang theo miếng vá, nếu đó là miếng vá do lâu ngày mài thủng thì đã đành, đằng nào cũng nhà dùng, có hư hao cũng thể tất được, nhưng đáng buồn là bởi, ngay từ đầu cô đã phải dùng thứ người ta đã dùng.
Nhưng làm thế nào oán trách anh? Anh cảm động như thế, anh thanh sạch như thế, tác phong thong dong, dáng dấp điềm đạm, anh lúc đòi gì thường nở nụ cười trắng bóc để người khác yêu mến, quyến luyến.
Khi họ gọi điện kêu cơm dưới lầu - thường là vậy, căn bếp trong nhà luôn sạch sẽ, hoàn mỹ và không hề bị động tới - anh cũng chiều chuộng cô, hoặc, là anh tự thấy đã nợ cô, không tiện đòi cô động tay nấu nướng.
Thức ăn được đầu bếp tiệm ăn đưa lên, màu sắc tươi ngon, mùi cũng thơm ngon, nhưng ăn không có vị, đều như những, bóng đã cách ly khỏi thế giới, không dám lộ ra ngoài ánh sáng, thì tất nhiên làm sao có được những cảm nhận như nhân gian, về sự ấm áp và hương thơm.
Anh phơi chiếc khăn tắm sợi dọc tím len trắng bên năm chiếc khăn màu trơn của cô, nhìn có vẻ khác biệt quá rõ, cũng giống như tình yêu của anh với cô, chắc chắn không phải rành rẽ chia hai phần, những gì anh bỏ ra vĩnh viễn không thể nhiều như của cô, cô yêu anh vĩnh viễn nhiều hơn anh yêu cô. Cô đi tới, kéo lại chiếc khăn tắm, phát hiện ở chính giữa khăn sao lại có một lỗ thủng, rách rồi. Hồi nhỏ cô có học nữ công, nhưng anh nói: "Rách rồi, thì kệ!".
Đúng, giờ còn dùng khăn tắm rách, khác nào còn mặc áo vá? Cho dù nhìn không thể biết đó là mảnh vá.
Ăn xong, cô để anh đi, lần này cô không hề giữ anh lại qua đêm. Trước đây mỗi lần thế này cô đều cần anh ở lại, nhưng giờ cô phát hiện, làm đĩ là bán buôn, còn làm nhân tình chẳng qua là bán lẻ từng lần, có khác gì nhau đâu!
Khăn tắm có mảnh vá, và một cuộc tình có miếng vá, đều làm lòng ta đau buồn.
Anh đi rồi, cô bắt đầu thu dọn đồ đạc, mưa vẫn một cơn mau một cơn thưa, một ngày mưa hoang mang. Cô có một quyết định lớn lao đầu tiên sau ba năm: Đi!
Trăn Sinh (Trang Hạ dịch)

Romance Flamenco

Tình Tự Dưới Hoa




Mộng Dưới Hoa



 Thơ: Đinh Hùng
 nhạc: Phạm Đình Chương 
Ca sĩ : Evis Phương

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng,
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại,
Thăm thẳm nhìn tôi không nói năng.

Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay,
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?
Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ,
Nửa như hoài vọng, nửa như say.

Em đến như mây, chẳng đợi kỳ,
Hương ngàn gió núi động hàng mi .
Tâm tư khép mở đôi tà áo,
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi .

Em muốn đôi ta mộng chốn nào?
Ước nguyền đã có gác trăng sao
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý,
Còn lối bâng khuâng: Ngõ trúc đào

Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ,
Nắng trong hoa với gió bên hồ
Dành riêng em đấy . Khi tình tự,
Ta sẽ đi về những cảnh xưa

Rồi buổi ưu sầu, em với tôi
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời
Vai kề một mái thơ phong nguyệt
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

MỘT ĐỜI THỰC -HƯ ( Phác thảo)

CHƯƠNG 1: NGUỒN CỘI





                Tôi sinh ra trong một gia đình nửa trí thức nửa nông dân. Họ nội vốn là quan lại triều Nguyễn. Ba bảo, họ nhà tôi đã không theo Triều Nguyễn qui thuận Pháp mà tham gia kháng chiến nhưng đến đời  ông Cố tôi thì  làm quan cho Pháp. Ngày nhỏ nhìn bức ảnh chụp toàn thân ông mặc sắc phục chống ba-toong trông rất oai vệ nhưng tôi chưa bao giờ có cảm giác kiêu hãnh về ông.Ông nội tôi là dân Tây học, ảnh chụp bán thân ông mặc vét trông rất đẹp. Ông mất khi tôi chưa ra đời.
 
               Họ ngoại nhà tôi mấy đời là nông dân. Đến đời ông ngoại cũng tích lũy được chút đất thoát khỏi cái ách làm tá điền. Tôi cũng chưa bao giờ được nhìn thấy ông bà ngoại, có chăng chỉ là những bức ảnh thờ mà đến giờ tôi cũng không hình dung được hình ảnh của ông bà. Mẹ tôi thứ tám trong nhà còn một người em nữa.
 
               Ba tôi thỉnh thoảng cũng kể cho tôi về ông nội . Mấy cái móng cọp tôi hay lấy chơi, cặp sừng nai treo ở gian trước là do ông nội săn được ở cách nhà tôi bây giờ vài trăm mét. Mẹ bảo, ông nội giỏi võ, hồi đó làm trọng tài đá banh lỡ tay đánh chết thằng lưu manh,nhưng không b tội tù vì nội mang quốc tịch pháp!Bà nội tôi cao người , đẹp lão nhưng rất khó tánh. Mẹ nói, lúc ba bịnh mẹ về hỏi mượn tiền nội mà nội không cho.
        Ông bà nội có sáu người con nhưng tôi chỉ biết có mỗi mình ba tôi, còn lại chỉ thấy bài vị. Tất cả đều chết trẻ.Riêng Bác Ba thì hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.Ngày nhỏ chẳng mấy khi tôi dám lên gian nhà trên ( nhà ni là một căn nhà ngói ba gian ngang 15m dài 30m), nhất là phải nhìn thấy ảnh thờ Bác Hai. Bác Hai tự t chết khi mười tám tuổi vì giận bà nội. Ba tôi giống bác,  đẹp như bức ảnh thờ, khổ nỗi bức ảnh trắng đen lâu ngày  rổ mờ ,chỉ có phần đôi mắt là sáng lấp lánh trông như người sống. Sau này,lớn rồi nhìn ảnh bác tôi cũng ni da gà. Tiếng đồn nhà tôi có ma lan cả vùng.

               Ông nội,ông ngoại thì tôi không còn được gặp, nhưng tôi đều gặp được hai người vợ hai của hai ông mà tôi gọi là bà nội nhỏ, bà ngoại nhỏ. Hai bà cũng thương tôi . Người già ai thấy con nít không thương, với lại là thằng bé kháu khỉnh, láu táu như tôi.
                 Lúc nhỏ, mỗi lần về quê ăn tết, mẹ đều dẫn tôi thăm bà ngoại nhỏ. Bà ở một mình trong một túp lều nhỏ gần nghĩa trang. Lần nào mẹ dẫn tôi đến thăm, bà mừng lắm. Bà ngoại lớn mất lúc mẹ tôi còn nhỏ, ông ngoại mới cưới bà ngoại nhỏ. Bà đã chăm sóc mẹ tôi và dì Út cho đến khi mẹ tôi tham gia kháng chiến chống Pháp, thoát ly vào chiến khu. Ông bà ngoại có đến 11 người con mà tôi chỉ biết có mấy người. Cậu Hai hy sinh trong kháng chiến chống pháp. Cậu Năm, cậu Sáu cũng tham gia kháng chiến cho đến năm 1954 Pháp rút mới trở về. Cậu Năm làm nghề dạy học, còn cậu Sáu lại tiếp tục làm nghề nông. Dì Ba, dì Út cũng làm nghề nông ở cùng phần đất ông ngoại để lại. Bà ngoại nhỏ ở với ông ngoại không có con. Bà mất lúc nào tôi cũng không biết. Mẹ tôi không biết có biết không nữa nhưng tôi chưa bao giờ hỏi.
                  Mẹ vẫn hay nói, nghiệp chướng bên nội tôi rất nặng. Căn nhà ngói âm dương ba gian của nội vốn là đình Hiệp Ninh, lúc ông nội xây đình mới thì dỡ đình cũ đem về dựng nhà, từ năm 1913.Sau này, căn nhà mục nát, tôi sửa nhà, thợ mộc leo lên dỡ đòn giông phải lật đật leo xuống mua nhang đèn trái cây mà cúng. Cây đòn giông dài 15m cứ cách vài tấc thì được đóng từng chùm đinh nhỏ. Lúc thợ mộc cất nhà cho nội đã buộc phải yếm. Trước tôi chỉ nghe nhưng đến lúc tháo dỡ cây đòn giông thì mới tin cái chuyện thợ mộc yếm bùa là có thật. Cất nhà được vài năm thì ông Năm bị cướp bắn chết ngay trong gian nhà trước.
                Ông cố tôi ,nói làm quan cho pháp cho oai, thực ra ông là ông đội, làm cai ngục. Cái chuyện đó có liên quan gì đến cái ác nghiệp mẹ nói không tôi cũng không rõ. Có điều, đến đời nội thì chỉ còn lại mình ba tôi. Mẹ nói, lúc nhỏ ba cũng phải cơn bịnh thập tử nhất sinh.Sau khi qua khỏi, ông nội vội đưa ba tôi về Sài gòn ở luôn mãi đến khi bà nội mất ba mới về lại tiếp quản căn nhà và mảnh vườn của nội.
                Ông cố có mấy người con tôi không rõ, chỉ biết có ông Ba, Bà Năm và Bà Út.Ông nội tôi thứ Hai. Bà Năm lấy chồng Tây, về già mới về lại Việt Nam. Bà đến ở với nhà tôi một thời gian rồi đi. Hẳn lúc trẻ chắc bà đẹp lắm nên về già nét đẹp vẫn còn lưu giữ. Bà nghiện ma túy, tôi vẫn thường thấy bà hít cần sa. Sau này, bà mất ở trại dưỡng lão. Bà có con không tôi không nghe Ba mẹ tôi nhắc đến.

Sau giải phóng, Bà Út về ở với Ba tôi. Bà có chồng và chồng mất. Bà cũng không có con, lại bị thương mất một cánh tay mọi người gọi bà là Bà Út cụt tay. Tuy có một tay, nhưng bà xòe bài tứ sắc rất khéo, bởi bà mê bài từ lúc còn trẻ. Lúc nhỏ, tôi vẫn thường làm bà giận bởi cái kiểu ăn nói phang ngang bửa củi được coi là hn hào của tôi. Rồi bà đi tu, bệnh mất ở chùa. Ông Ba thì ở trên phần đất  của ông nội. Ông có hơn mười người con nhưng chỉ có hai trai. Khi về tiếp quản đất ba tôi làm  giấy cho ông luôn phần đất mà ông đang ở.Ông mất do bệnh già.
                 Ông nội tôi sống với bà nội nhỏ có một người con là cô Bảy. Hồi còn ở Sài Gòn, nhà tôi nằm trong một con hẻm,còn nhà cô Bảy thì ở mặt tiền đường Trần Quốc Toản( nay là đường 3-2). Ngày đó có được một căn nhà đúc hai tầng lầu đã được xem là giàu có ở đất Sài gòn. Tuy từ nhà tôi ra nhà cô đi bộ cũng chưa hết 5 phút nhưng Ba mẹ tôi ít qua lại. Dượng Bảy là Thuyền trưởng và kiêm luôn cái nghề làm thầy pháp.  Sau này, Dượng làm đến giáo chủ giáo phái vô vi- một giáo phái mà hầu hết tín đồ phần đông là dân làm ăn giàu có.Có lẽ vậy mà ba tôi không thân thiết. Cô cũng chẳng mấy khi vào nhà tôi, mặc dù lúc về Sài gòn học cô ở với ba mẹ tôi. Khi ông Nội tôi chuyển ra Bà Rịa làm việc thì mới gặp bà nội nhỏ. Cô bảy cũng sinh ra ở đó.
                 Ba tôi từ nhỏ đã yêu văn thơ nên viết văn, viết báo rất sớm. Rồi ba tham gia kháng chiến chống Pháp. Lúc bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ba có làm bài thơ sau này được tuyển chọn vào tập thơ Thi Nhân Việt Nam hiện đại của nhà văn Thái Bạch biên soạn
                Ba tham gia kháng chiến, đến năm 49 giữ chức vụ là Chánh văn phòng Ty công an của tỉnh. Cái năm đó xảy ra vụ việc đau lòng và ba tôi là người đã ký những bản án thủ tiêu những người tham gia kháng chiến bị tình nghi, kết tội làm gián điệp cho Pháp. Ba không nói nhưng mẹ lại nói tôi nghe những khi mẹ giận dỗi, đau buồn. Rồi đến lúc ba tôi cũng bị bắt, bị nghi là gián điệp cho Pháp, bị tra tấn đủ điều. Ba đã tự tử trong tù, cũng may được phát hiện và rồi được giải oan. Tôi nhớ, lúc nhỏ mẹ thỉnh thoảng đọc bài thơ ba  gởi về cho mẹ  :

                        " Hai mươi tháng bảy ngày nay,
                          Hồn anh nát với cỏ cây núi rừng
                          Bước đi lòng vẫn ngập ngừng,
                          Thương em nước mắt lưng lưng hai tròng.
                          Trời ơi, ai thấu nỗi oan
                          Của người chiến sĩ trung cang một lòng.
                          Không a dua cũng chẳng a tòng
                          Thấy sao nói vậy mích lòng mặc ai..."
                      
 Bài thơ còn dài, nhưng thôi chỉ ghi ra như vậy. Anh em tôi ai cũng nhớ , cũng thuộc ít nhiều  câu trong bài thơ này còn hơn cả bài thơ đã đem lại cho ba tôi cái vinh dự của người cầm bút.
                 Đến năm 1954, hòa bình lập lại, ba mẹ tôi được điều về Sài gòn hoạt động nội thành.Ba tôi trở lại với nghề làm báo và âm thầm hoạt động cách mạng. Đến năm 1960, ba tôi bị bắt và bị giam  cùng nhà văn Vũ Hạnh  tại bót Chí Hòa.
                Lúc bé, ba tôi cũng ít khi ở nhà, hay đúng hơn là khi tôi ngủ rồi ba mới về. Ba chỉ ở nhà khi bệnh hoặc tờ báo bị đóng cửa. Ba tôi bị hen suyển nặng. Mẹ nói đó là do năm 49 ba bị bắt, bị tra tấn bằng cách đổ xà bông vào lổ mũi. Ba không bao giờ nhắc đến chuyện bị tra tấn như thế nào. Ba tôi làm cho nhiều tờ báo, nhưng rõ nhất là tờ Phụ nữ diễn đàn phụ trách mục bình thơ với bút danh là Hoài Trinh.Đó là bút danh chính của ba tôi và còn có một bút danh khác là Mặc Tường Ly. Ngày đó Sài Gòn cũng có nhà báo lấy bút danh là Hoài Trinh ,nên để phân biệt mới ghép 2 bút danh của ba tôi lại mà gọi là Hoài trinh -Mặc tường ly. Cái khác nhau giữa hai người cùng ký bút danh Hoài Trinh là ba tôi thì được xem là thành phần thân Cộng sản,còn người kia thì ngược lại -là dân chống cộng.Lúc tôi bắt đầu biết nghe chuyện, thì ba tôi làm Tổng thư ký cho tờ Đại dân tộc- chức vụ như là tổng biên tập báo bây giờ vậy.Ba tôi rất thương và cưng chiều tôi, từ bé.
Có lần mẹ tôi bảo, bài thơ " Kiếp nào có yêu nhau" được Phạm Duy phổ  nhạc là của ba tôi . Cô Bảy tôi cũng vậy, còn nói đã từng bảo ba tôi kiện nhưng bao tôi vẫn im lặng. Mẹ tôi thì nói, giữa ba tôi là cô Hoài Trinh hẳn có tình với nhau. Có điều, sau khi bài hát " kiếp nào có yêu nhau " ra đời, ba tôi bỏ hẳn bút danh Hoài Trinh
               Ra tù, ba tôi có tiếp tục hoạt động cách mạng nữa hay không tôi không rõ lắm nhưng ba vẫn giữ mối quan hệ với nhiều nhà hoạt đông cách mạng trong báo giới và văn giới của thành ủy Sài gòn. Ngày đó, những cơ sở cách mạng bị bắt thì xem như đã bị lộ rồi. Sau này,lúc Ba mất rồi, chú Thái Bạch có kêu tôi về Sài gòn và làm giấy xác nhận cho ba tôi vẫn tham gia hoạt động cách mạng cho đến ngày giải phóng.Tôi có làm nhưng chỉ cất giữ. Anh em tôi chưa bao giờ khai lý lịch điều này. Lúc sống ba tôi đã không cần và ba cũng không muốn chúng tôi cần đến điều đó.
                Ba tôi mất năm 1986, đó là nỗi đau khổ lớn nhất trong đời tôi. Đám tang ba tôi, tôi đã được nhìn thấy những giọt nước mắt chân tình từ những bạn bè của ba.Những giọt nước mắt từ những người mà mái tóc đã bạc trắng.Lúc sống, ba chẳng mấy khi dạy tôi. Lúc chết, Ba lại dạy tôi thật nhiều điều. Từ đó, tôi hiểu tôi phải sống thế nào.Trước mộ ba tôi, bạn bè đã đưa tiễn ba tôi bằng những bài thơ. Ngày đó, một đám tang như ba tôi thì thật lạ lùng, nhất là ở một tỉnh lẽ. Tin ba tôi mất được đăng trên mục cáo phó của báo tỉnh, thế nhưng bạn bè ba tôi ở Sài gòn về rất đông .Đám giỗ đầu ba tôi chú Sơn Nam, chú Thanh việt Thanh về trước một ngày . Đêm đó, qua mấy chú tôi lại biết thêm vài điều về ba tôi, về cái ngày Ký giả ăn mày ( chú Thanh Việt Thanh là tác giả bài thơ Ký giả ăn mày) và về cái chí khí của ba tôi. Trên tờ Miền Nam còn bức ảnh chụp ba tôi dẫn đầu đoàn biểu tình " ngày ký giã ăn mày " , xung quanh được sinh viên, học sinh bao bọc bảo vệ.

Lúc nhỏ, mẹ từng kể chuyện ba bị một ông chủ bút quỵt tiền làm việc cả năm không trả lương. Chuyện được thưa ra tòa và ba được trả số tiền bồi thường khá lớn. Mẹ tôi mừng lắm,bởi ngày đó gia đình tôi nghèo, mẹ vẫn phải thường xin cơm xã hội để nuôi chúng tôi. Vậy mà, khi phiên tòa kết thúc, ba chỉ bước đến tát ông chủ bút một bạt tay rồi ra về.  Mẹ tôi chỉ lặng lẽ mà khóc, bởi mẹ biết cho dù ông chủ bút có trả ba cũng không nhận.Không biết có phải do câu chuyện đó đã ảnh hưởng đến khiến tôi đã không xem trọng tiền bạc, đến đổi một vài người bạn của tôi phải nói:" tiền với nó chỉ là rác".
               Ba tôi mất, chị Hai tôi trích một câu trong tác phẩm " Vững niềm tin" của ba tôi, để xem như là di chúc ba để lại : " Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà những năm tháng ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học. Mong rằng, sau này các con luôn là người hữu ích cho xã hội.". Ba tôi mất đột ngột do nhồi máu cơ tim từ chứng hen suyễn. Cuốn tiểu thuyết đó ba viết trước lúc tôi ra đời và tôi cũng chưa bao giờ được đọc.
                    Những năm cuối đời, ba tôi bị cườm mắt và phải mổ nhưng cũng không tỏ hẳn. Sau ngày mổ mắt xong, ba hay ngồi viết nhưng hầu hết ba đều bỏ dở. Rồi trong những trang viết dang dỡ đó của ba, một nỗi xót xa khi ba nghĩ một mai ba ra đi nghiệp dĩ rồi sẽ lụi tàn theo ba. Chị Hai tôi thời trung học đã viết văn, làm thơ đăng báo với bút danh Mặc Thùy Trang nhưng rồi chị đành bỏ đi ước nguyện của mình. Chị học Văn khoa, nhưng vì nhà nghèo chị đành bỏ học đi làm phụ mẹ nuôi em. Rồi chị lấy chồng và an phận.
                Những dòng chữ đó đã khiến tôi thay đổi, hay đúng hơn nỗi ân hận của tôi đối với ba đã khiến tôi đi vào nghiệp cầm bút. Ngày đó, tôi đã hai mươi hai tuổi và sống trong sự thất vọng, tràn ngập sự chán chường. Đáng tiếc, tôi chưa bao giờ làm cho ba  tôi vui. Đám giỗ ba tôi, cũng là ngày xả tang, mấy chú hẹn nhau về rất đông. Chú bảy Vân An tuy là nhà văn nhưng lại rất thích họa thơ, bèn khởi xướng và khích lệ anh em chúng tôi đối họa.Không khí ngày giỗ rất đầm ấm và vui, rồi bất chợt khi chú Thanh Việt Thanh đọc bài thơ họa đã không cầm được nước mắt. Ba mất đã một năm, nhìn những giọt nước mắt của những người già đó tôi càng hiểu câu thơ ba viết: "  Chết còn hơn sống mất". Sau này, lúc tôi về Sài gòn làm tờ báo cuối tuần của tỉnh, chú Thanh Việt Thanh, chú Sơn Nam, chú Kiên giang và chú Trang Thế Hy đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Không chỉ những người vốn là bạn bè ba tôi mà cả những ai trong giới báo chí Sài gòn ngày xưa, khi biết tôi là con trai của Hoài Trinh- Mặc tường Ly đều có cái nhìn thiện cảm về tôi. Tôi còn nhớ, lúc tìm đến chú Dương Lâm để tìm cách phát hành báo, chú đã thẳng thắn nói, nếu cháu làm thì cho sẽ lo cho mọi mặt kể cả vốn nhưng của ông Dương Hà ( tác giả Bên dòng sông Trẹm) thì chú phải xem lại, cho dù đó là lần đầu tiên tôi gặp chú.Tôi càng hiểu hơn về nhân cách của ba tôi và lúc đó tôi cũng hiểu cái nợ ân tình sâu nặng như thế nào.
                Năm 1960, ba tôi bị bắt thì mẹ tôi cũng không liên lạc với tổ chức cách mạng nữa, mà cũng không ai dám liên lạc với mẹ tôi. Lúc đó, tôi chưa ra đời.Ba mẹ tôi cưới nhau trong chiến khu, chỉ hơn năm thì Ba tôi bị bắt.Chi hai tôi sinh năm 1953, rồi đến anh Ba, anh Tư và anh thứ năm chỉ cách nhau hai tuổi. Riêng tôi nhỏ hơn anh kế của tôi đến 5 tuổi. Em gái tôi cũng kém tôi 5 tuổi.
                   Tôi sanh năm 1964 vào ngày 30 tháng 1, đó cũng là ngày Nguyễn Khánh đảo chánh. Hẳn nhiên mẹ tôi lại đi biển một mình. Cái ngày sanh đó, cộng với lúc mẹ còn bồng, chú Lê Phải người chuyên giải điềm đoán mộng trên Tạp chí Phụ nữ diễn đàn thường qua nhà tôi- lúc đó ba tôi thuê nhà ở ga Hòa hưng- hay nưng niu tôi và chú lại nói " Thằng nhỏ này thông minh nhưng chân mày xanh gian hùng lắm đây". Sau này, mỗi lần giận tôi cãi nhau với mẹ, bà thường chi tôi là thứ "chân mày xanh".
                  Mẹ tôi, không biết tôi nói thế nào về mẹ tôi cho thật chính xác. Ba tôi là người cho tôi lẽ sống, niềm tin và sự tích cực,còn mẹ thì ngược lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiêu cực của tôi. Nhưng sau này, tôi mới hiểu và yêu quý mẹ tôi hơn. Với mẹ tôi con cái là tất cả và sự hy sinh của mẹ tôi thật lớn lao. 
                 Tôi có một người anh cùng cha khác mẹ, bằng tuổi với người anh kế của tôi nhưng lớn tháng hơn. Mẹ kể, mẹ biết được khi ba tôi đang ngồi tù.Dì Phương dắt anh tôi vào nhà tù thăm ba thì gặp mẹ tôi. Nhà dì ở Ban mê thuộc, về sau mẹ đưa anh về sống hẳn với chúng tôi , lúc đó anh dường như đã 10 tuổi. Sau hoàn cảnh khó khăn quá mẹ tôi cho anh về nội ở với anh Ba của tôi. Rồi anh đăng lính. Sau giải phóng anh không trở về, tôi nhớ đến mãi năm 1980 anh về tìm ba mẹ. Anh bảo mẹ anh đã đi ra nước ngoài không còn ở Việt nam và anh xin ba mẹ tôi lo cho anh vượt biên. Mẹ tôi đã chạy vạy tiền bạc đưa cho anh nhưng chỉ năm sau anh lại về và bảo anh vượt biên không thành. Ngày đó tôi đã là một thanh niên và tôi phát hiện ra anh nghiện ma túy. Đêm đó, anh đã mở tủ lấy hết vàng vòng của mẹ tôi dành dụm rồi bỏ đi. Anh đã thật sự hư hỏng. Đến đám cưới anh Tư tôi anh lại về và lên tiếng xúc phạm ba. Lần đó tôi đã đánh anh rất nặng tay vì hận anh đã gạt gia đình và lại xúc phạm Ba. Sau ngày đó anh đi, cho đến ngày anh Tư nhận được tin anh bị bắt và bị giam ở Bố Lá. Anh Tư đã tìm lên thăm anh nhưng rồi sau đó tôi không còn nghe tin tức về anh nữa. Có lẽ, anh đã chết một nơi nào rồi. Cả dì Phương gia đình tôi cũng không có tin tức .
                   Sau cái năm 1949 ác nghiệt ấy, ba tôi đã không còn được trọng dụng cho dù đã được giải oan. Mẹ nói  nếu ngày đó, chú Lê Đình Nhơn không đem kịp lệnh của xứ ủy Nam kỳ về chắc Ba tôi đã bị xử bắn cùng với mười mấy người, phần lớn đều là những cán bộ cấp cao của kháng chiến Tây ninh. Từ ngày đó, lại thêm cái xuất thân của dòng họ tôi, ba tôi không còn được nhận những nhiệm vụ quan trọng nữa. Với Ba tôi đó là nỗi ưu uất đeo đẳng suốt cuộc đời, và kể từ ngày về Sài gòn trở lại ba đã xem mình là" kiếp sống thừa". 
                    Sau giải phóng, Ba lại một lần bị bắt. Lúc đó là năm 1976, tôi còn nhớ rất rõ tối hôm đó rất nhiều bộ đội đã ập đến nhà tôi với cả súng ống. Tư Ròm, ngày đó là Thị đội trưởng đã nói " Tôi đến đây để bắt ông". Ba hỏi : " anh bắt tôi có lệnh của Viện kiểm sát không?". Tư Ròm đã móc súng lên đạn chĩa vào ba tôi , bảo : " Tôi nhân danh quân đội Việt nam đến bắt ông". Hình ảnh và câu nói đó đã hằn sâu trong ký ức tuổi thơ của tôi. Lúc đó ba tôi đã nói:" Nếu anh nhân danh Quân đội Việt nam đến bắt tôi thì tôi đi." Vậy là họ còng ba tôi dẫn đi về nơi Thị đội đóng quân- Bây giờ là chợ Thị xã. 
                 Việc bắt ba tôi xảy ra thật bất ngờ, bởi chiều hôm đó mẹ tôi và chị Tư Trắng gây gổ nhau. Chị Tư là con của Cô Năm là cháu ruột của bà nội tôi. Cô là con của Bà Tư, chị của bà nội. Bà nội thứ Bảy. Quê bà nội ở Tầm Long, lúc chiến tranh gay gắt, bà Tư và cô Năm chạy giặc về cất nhà ở trên mảnh đất của nội. Đất của nội rất rộng, hơn 1 hecta, dạo đó bà con chạy giặc đều về tá túc rất đông. Cô dượng Năm đã canh tác trên diện tích hơn 3 công đất với cái nghề hầm than, tôi không biết từ năm nào. Sau giải phóng, Nội mất mẹ tôi đã nhiều lần yêu cầu cô dượng trả đất lại mà về quê nhưng gia đình họ cứ dây dưa. Lần đó, mẹ tôi từ Sài gòn về nghĩ lễ 2/9 thì thấy chị Tư chặt phá  đám mẫn cầu, mẹ tôi ngăn cản thì đôi bên cãi nhau to tiếng. Chiều đó, ba đi nhậu với mấy người bạn, trong người cũng đã có rượu nghe mẹ tôi kể, ba tôi giận con cháu hỗn láo nên đi xuống nhà cô Năm. Cả nhà cô đang ăn cơm, ba mới lên tiếng hỏi thì thái độ dượng Năm rất xấc xược, ba đã không kiềm được nóng giận nên lấy cái dĩa trên bàn đánh vào mặt dượng Năm làm rách mi mắt, rồi bỏ về. Vậy là tối hôm đó Tư Ròm dẫn lính đến bắt ba tôi- Tư Ròm là con rễ của Cô Năm , chồng chị Hai Sơn.
                   Sáng sớm mẹ dẫn tôi đi thăm Ba, đêm đó tôi ngủ chập chờn thức giấc và nhiều lần hỏi mẹ tôi ba  đâu. Lính gác không cho mẹ vào, chỉ cho tôi mang gói xôi và nước uống cho ba. Ba tôi bị còng trong một cái sạp, khi tôi đưa đồ ăn cho ba thì ba bảo tôi đem về và ba sẽ không ăn. Tôi nói cho mẹ tôi nghe, mẹ càng lo quýnh quáng lên. Mẹ bảo ba sẽ tuyệt thực, tôi đã khóc sướt mướt. Ngày đó tôi chỉ là thằng bé 8 tuổi. Mẹ tôi đã chạy khắp nơi, gõ cửa những bạn bè của ba mẹ thời kháng chiến nhưng lại ngay ngày lễ các chú đều bận cả.  Mãi đến trưa ngày 3/9 chú Tư văn,  chú bảy Vân An lúc đó đều là thường vụ Tỉnh Ủy đã ra tận Thị đội đưa ba tôi về nhà. Ba cũng đã không ăn không uống hơn ngày. Tất nhiên, Tư Ròm bị kỹ luật rất nặng và không lâu sau thì gia đình cô Năm dọn đi để trả đất lại cho gia đình tôi. Mẹ trách ba  nóng nảy gây chuyện, ba chỉ nói, không làm vậy tụi nó chịu trả đất cho bà sao?
                    Kể từ đó mối quan hệ đôi bên gần như cắt đứt, mãi nhau này khi anh Chín Khoa được điều về làm phó tổng biên tập báo, nơi tôi làm việc thì từ mối quan hệ của chúng tôi,  gia đình bên tôi và cô Năm mới hòa thuận lại. Anh Chín là chồng chị bảy Nhi con cô Năm. Tôi ghi lại điều này không phải để trách móc hay có ý gí khác, chẳng là cái hình ảnh những người bộ đội dí súng vào ba tôi đã để lại trong trí óc non nớt tuổi thơ của tôi dấu ấn nặng nề về sự áp bức, cộng thêm sự yêu thích tự do mà ba tôi đã trao cho tôi, khiến  hình thành tính cách hay cái ý thức chống đối quyết liệt với cái mà tôi cho là áp bức, là bất công.
                Vì con, mẹ tôi sẵn sàng quên cả bản thân chấp nhận tất cả với sự lạnh lùng đáng sợ. Anh Ba tôi bị bắt lính, rồi anh bị thương về phép. Tôi còn nhớ rất rõ trong bữa cơm, anh kể về trận chiến và những người lính cộng sản điên cuồng lao lên và bị bắn chết từng đợt từng đợt, thì ba nỗi giận cắt ngang và chửi anh. Sau đó, anh tôi đào ngũ và để thoát khỏi trại lính anh đã làm gì tôi không rõ nhưng bị cảnh sát săn lùng phải trốn tránh. Nghe đâu anh đã đánh chết một lính Mỹ. Anh Ba tôi rất giỏi võ, anh học Thần quyền. Thứ võ chẳng rõ thực hư thế nào nhưng ngày nhỏ tôi vẫn thường thấy anh đốt nhang cầu thần về đi quyền. Và còn nhớ một lần tôi bị bong gân cổ chân, anh đã lấy nhang khoáng cho tôi. Tôi đã có cảm giác hết đau và vài ngày sau thì khỏi hẳn. Lúc đó, mẹ tôi đã tìm gặp dì Phương và đưa dì về Tây ninh sống với ba tôi.Tôi và em gái tôi cũng theo về. Còn anh Đạt - con dì Phương và ba- thì ở lại Sài gòn với mẹ tôi. Mỗi lần mẹ về thăm, thì ngủ chung trên bộ ván rộng,ba tôi nằm giữa, tôi và em gái tôi nằm hai bên ba. Rồi mẹ nằm cạnh em gái tôi còn dì Phương nằm bên tôi. Sau này, tôi mới biết là em trai của dì Phương lúc đó là trưởng nha cảnh sát ở tỉnh và nhờ vậy mà mẹ tôi đã làm được giấy tờ thay đổi tên cho anh ba tôi. Tôi không nhớ, thời gian bao lâu, dì Phương bỏ đi và mượn của cô Năm một số tiền không nhỏ nhưng cũng là chuyện trước giải phóng.
                     Sau giải phóng, Ba ở hẳn Tây ninh, nhiều bạn bè thời kháng chiến đến thăm ba, nhiều người có chức vụ khá cao ở tỉnh và cả ở Bộ.  Chú Thái Bạch, chú Trang Thế Hy nói với tôi đã nhiều lần đề nghị ba về sài Gòn làm báo văn nghệ nhưng ba đều từ chối. Rồi có lẽ, vì nể nang chú Bảy Vân An nên năm 1978 Ba vào làm Biên tập cho Đài phát Thanh tỉnh Lúc đó chú bảy Vân An là trưởng ban nghiên cứu lịch sử Đảng, tổng biên tập cả Báo và Đài và kiêm cả Tổng biên tập báo Văn nghệ. Đến khi ba bị bệnh mắt thì mới nghỉ. 
                        Chú Bảy Vân An hẳn là quý mến ba tôi lắm , nên những năm đó những nhà văn ở miền bắc vào thăm chú, chú đều đưa đến thăm ba tôi như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Đoàn Giỏi...Để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là hình ảnh nhà văn Nguyễn Tuân đã ngồi thâu đêm bàn chuyện với ba. Cái bóng của ông hiện trên bức bình phong to đùng. Ngày ấy tôi chỉ mới lên học lớp 6 hay lớp 7 gì đó tôi không nhớ rõ lắm. Sau lần đó, tôi đã đọc ngấu nghiến" Vang bóng một thời" để cái máu phiêu lưu vốn có trong tôi sớm bốc cháy.
                         Trong những trang viết ba tôi để lại, ba cho mình là người cầu toàn và do vậy cho đến cuối đời sự hoài nghi dường như luôn ám ảnh ông. Thể hiện rõ nhất là ông để lại một tùy bút " Rừng và cây" và sau khi ông mất tôi đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần để tìm ra lời giải đáp cho chính tôi. Khi vào làm ở hội văn nghệ tỉnh, tôi đã đưa chú bảy Vân An đọc và gần một tháng sau, chú mới gọi tôi trả lại nhưng chú đã không bình luận gì. Nhưng sau đó, chú đã đồng ý để tôi thực hiện đề tài sưu tầm văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Tây ninh. Cả tôi và chú điều hiểu cái chủ đích mà tôi đi tìm đó là sự kiện 1949.

                      Nhiều lần, công an Tây ninh đề nghị ba tôi chấp bút viết về lịch sử Công an Tây ninh và ba tôi chỉ đồng ý với đều kiện ghi nhận lại sai lầm của năm 1949 và tìm cách phục hồi danh dự cho những người đã chết oan uổng. Dù sao, ba tôi cũng là một trong những người xây dựng  lực lượng công an tại Tây ninh. Vấn đề đó đã giằng co không thống nhất cho đến lúc ba tôi mất. Tôi đã mất một khoảng thời gian tìm hiểu và ghi chép, sau này tôi có trao lại cho chú Trần Kim Tấn, chú nguyên là Trưởng ty công an thời kháng chiến. Mẹ kể, ngày ba tôi bị bắt, chú Tấn đang tắm ở sau và nhờ vậy chú mới chạy thoát. Rồi vào một buổi sáng, chú và chú Mai Ngữ( chú là phó ty công an thời kháng chiến , lúc ba bị bắt chú đang đi học) đến nhà tôi, Hai chú thăm bàn thờ ba tôi, thắp nén nhang. Mục đích của  chú là thông báo cho tôi biết việc viết Lịch sử Công an Tây ninh đã được thống nhất và điều ba tôi yêu cầu đã được chấp nhận. Sau này sách in, gia đình tôi được tặng. Trong sách đoạn viết về năm 1949 không nhiều và chỉ có đoạn ngắn thừa nhận sự sai lầm của cách mạng khi bị tình báo Pháp gài bẩy dẫn đến một cuộc thanh lọc nội bộ. Chỉ có vậy , cũng an ủi được phần nào vong linh ba tôi, tiếc là người am hiểu và là chứng nhân rõ nhất là ba tôi đã không còn để viết ra một sự thật khá đau lòng. Ai là người oan ức trong cuộc thanh lọc đó đến giờ còn là dấu hỏi? Người rõ nhất là ba tôi cũng đã mất rồi.



CHƯƠNG 2:
THẾ GIỚI SÁCH



Ba tôi là nhà báo. Ông viết báo thế nào tôi không rõ bởi khi tôi biết hiểu chữ nghĩa thì ông đã không viết báo nữa rồi. Chuyện viết báo của ông chỉ nghe má tôi kể. Ông giỏi viết bài chửi, chửi từ thằng trọc phú đến mấy ông quan chức chính phủ tham nhũng, rồi chửi cả cái chính quyền Sài gòn: " liếm giày đế quốc! cái câu này thì tôi từng được nghe từ chính miệng ông khi thằng cha Bê- đại úy không quân- ở cạnh nhà tôi- cứ mỗi sáng nổ máy xe honda nẹt bô xả khói sang nhà tôi. Ba tôi có mặt ở nhà là ông bước ra chửi: " Đồ thứ liếm giày đế quốc". Cái cha Bê tuổi cũng hơn chị hai tôi chừng chục tuổi, chỉ cười khinh khỉnh rồi phóng xe vọt đi. Lão Bê khoái làm chuyện xả khói sang nhà tôi cũng bởi chứng bịnh hen suyển của ba tôi không chịu được khói. Mẹ bảo, ba tôi có được chứng bịnh này là nhờ vào sự tra tấn của những người đồng chí của ông trong kháng chiến chống pháp khi ông bị nghi ngờ là gián điệp. Lúc đó, ông giữ chức vụ phó Ty Công an mới ghê chứ !

Bởi ba tôi hay chửi nên tờ báo nào ba tôi làm tuổi thọ giỏi lắm cũng được vài năm thì bị đóng cửa, may mắn thì ba tôi không phải ngồi tù. Ngày nhỏ, có lúc ba tôi vắng nhà hàng tháng, sau này lớn rồi tôi mới biết lúc đó ông tạm trú trong khám " Chí hòa".

Lương tháng của ba tôi hẳn là cao nên lần nào ông được lãnh lương là anh em tôi được đưa đi ăn nhà hàng bù lại bao ngày má tôi phải xin thêm cơm và thức ăn xã hội. Điều mà tôi khoái nhất là sách.Má tôi vẫn hay cằn nhằn: Tiền lương đâu không thấy chỉ thấy toàn gửi sách". Gì chứ, cứ vài ngày là có người đem sách đến biếu, thôi thì đủ loai cả. Ba tôi có lúc thì mở ra xem , có khi chẳng buồn ngó bảo với má tôi : " bà đem mà cân ký, đừng để cho bọn nhỏ đọc." Riêng truyện kiếm hiệp thì mấy ông anh của tôi luôn dành lại.

Khi tôi chưa biết đọc, ông anh kế tôi cũng ham đọc sách ( anh lớn hơn tôi 5 tuổi) phải thay má dỗ tôi ngủ, nên nghỉ ra cái cách tiện lợi là đọc sách cho tôi nghe. Tôi khoái anh đọc Tề thiên đại thánh nhưng thường thì chỉ được trang là tôi ngủ mất. Sáng ra, tôi cũng chẳng nhớ gì.
Má tôi sanh tôi khi ở Hòa hưng, lúc tôi còn chưa thói bú, xóm nhà tôi bị cháy. Má hay kể, lúc mọi người la ầm lên cháy nhà, nhìn ra thấy lửa bén đến nhà bên cạnh, má luýnh quýnh một tay bồng tôi, một tay dắt anh tôi mà chạy. Ra ngoài má réo ba tôi gom đồ. Lúc lửa cháy đến nhà mới thấy ba tôi ra ôm khư khư mấy chồng sách chưa kịp bỏ vào thùng. Má phải bắt ba bồng tôi và coi chừng anh tôi để chạy vào gom đồ. Chật vật lắm má mới đẩy ra được cái bàn máy may Singco - một phương tiện kiếm tiền đắc dụng nhất của má tôi thời đó. Còn lại cháy sạch. Sau này, ai hỏi mua cái máy may má một mực không bán và những lúc ấy má lại kể cái chuyện cháy nhà. Ba nghe má nói, thì bảo : Nói không biết chán à? Má lại được dịp: không có nó tụi nhỏ chết đói cả rồi. Sau này, chị hai lấy chồng, má cho chị như là của hồi môn.

Khi tôi bắt đầu biết bập bẹ nhìn mặt chữ, bên cạnh tôi lúc nào cũng có những cuốn truyện tranh.Nhưng tôi chỉ thích xem hình, còn thường là bắt anh chị tôi đọc cho tôi nghe.Lúc đó, tôi đã biết ghét hai mẹ con Cám và thường hai lấy phấn lúi húi vẽ gương mặt của mụ dì ghẻ với cái cằm nhọn đót và những lúc giận dỗi sau khi bị má đánh đòn, tôi thường mếu máo mách với ba tôi, bảo mẹ tôi là mụ dì ghẻ . Giờ thấy lạ, dường như cái tôi ghét tôi lại nhớ dai hơn.

Nhà bên Hòa hưng bị cháy ( cũng may chỉ là nhà thuê,), má thuê nhà bên hẻm Văn Vĩ. Căn nhà nằm trong một cái ngỏ cụt, tối om om vì mấy ngôi nhà lầu cao tầng đẩu ngỏ luôn che khuất mặt trời. Tôi bắt đầu đi học từ căn nhà này.Tuy vậy, việc dỗ tôi ngủ trưa anh tôi vẫn phải đọc Tây du ký cho tôi nghe. Mẹ tôi thì ru tôi bằng những bài ca dao. Giọng mẹ thanh thoát và dìu dặt khiến tôi bao giờ cũng dễ ngủ. Khi đã biết nghe, tôi hay đòi mẹ hát để dỗ tôi ngủ bởi mẹ tôi hát rất hay. Nhờ vậy mà tôi như thuộc nằm lòng bài Hòn Vọng phu 1 từ lúc năm sáu tuổi.

Khi tôi đã có thể tự mình rong chơi, sách với tôi không có hấp dẫn bằng đường phố và nếu như tôi vẫn lớn lên ở cái đất Sài gòn thì không biết bây giờ tôi tôi có còn sống không nữa. Sau khi bà nội mất, ba đưa tôi về ở hẳn Tây ninh. Thế giới đường phố của tôi mất đi thay vào đó là vườn cây cùng sự tỉnh lặng. Tôi lại trở về với sách và trở nên đam mê. Tôi có thể đọc quên ăn, quên ngủ khi vớ phải một cuốn truyện hay. sau giải phóng, Ba tôi lập lại tủ sách và không bao lâu nó trở nên đồ sộ. Tôi thực sự đọc từ lúc học lớp 7. Tối ngấu nghiến tất cả mà không hề kén chọn thể loại nào nhưng nhiều nhất trong cái tủ sách hơn ngàn cuốn của Ba tôi vẫn là sách văn học. Tôi tiếp nhận tư tưởng phương tây thật dễ dàng, cùng với cách giáo dục có phần không giáo dục gì cả của ba tôi khiến tôi mau chóng trở thành một học sinh cá biệt, chẳng giống ai khi tôi chỉ mới học lớp 8.
Thế giới sách tác động vào tôi khá mạnh mẽ và cuốn sách đầu tiên góp phần khiến tôi sớm "hư hỏng" chính là cuốn " Tâm hồn cao thượng" của nhà văn Ý Edmondo De Amicis.
Trong lần tổ chức sinh nhật đầu tiên và cũng là duy nhất của tôi cho đến giờ, cô chủ nhiệm đã tặng tôi cuốn sách này cùng với sự tự do mà ba tôi đã cho tôi, cái " chủ nghĩa anh hùng cá nhân" trong tôi nhanh chóng hình thành và tôi mê Paven của Ruồi trâu, yêu Maika trong Thép đã tôi thế đấy, kính phục cô gái điếm trong Viên mỡ bò, thương Thằng gù nhà thờ Đức Bà Pa-ri, ám ảnh bởi bác sĩ Noe trong Đèn không hắt bóng, với Andray trong Chiến tranh và hòa bình ...Tôi thích Đostoixki, Macxim Gorki, Sechpia, L.Tonxtoi, Aimatop, Solokhop,Vichto Huygo, Banzach, Jac Lonđon, Hemingway, O. Henry, Remark, Stefan Zweig, Macket...tôi không tài nào nhớ hết. Đối với văn học phương đông tôi chỉ được đọc Lỗ tấn, Tagore...bởi trong tủ sách của ba tôi cũng không có nhiều sách của văn học phương đông. Đối với văn học Việt nam thì hầu hết các nhà văn thời tiền chiến tủ sách của ba tôi đều có và tôi cũng đọc không bỏ cuốn nào nhưng tôi chỉ thực sự thích chỉ mỗi có Nam Cao, Tô Hoài.và Nguyễn Tuân. Trong tủ sách của ba tôi cũng có rất là nhiều thơ nhưng tôi chẳng bao giờ chịu khó đọc quá 10 trang. Đó cũng là lý do đến giờ tôi không thuộc được một bài thơ nào, giỏi lắm cũng chỉ là nhớ được 4 câu. Duy chỉ có thơ của ba tôi là tôi còn thuộc chút đỉnh, trong đó bài thơ tôi thuộc nhiều nhất là bài Ba tôi viết gửi nhà văn Trang Thế Hy

Tay bút run run lòng bỡ ngỡ
Đề thơ tâm sự gửi người xa
Từ thưở biệt nhau nơi xóm nhỏ
Người đi ôn mộng một kinh kha
Không tiếng trúc đưa người chí cả

Ngậm ngùi ta hát tặng bài ca
" Tráng sĩ hề tráng sĩ
Ra đi hề xông pha
Cứu nước non hề cơn loạn lạc
Đem phong ba hề chống phong ba..."

Đường trần mù mịt bao la
Bóng ngươi thui thủi canh tà quanh hiu
Thời gian vỗ cánh cô liêu
Sắt son chết cả trên điều thê nhi
Dẫu cùng đôi bạn cố tri
Ngươi thì sương gió ta thì lụa nhung
Dám đâu hẹn buổi tương phùng
Biệt ly đây buổi cuối cùng đôi ta
Tiễn ngươi một chén quan hà
Ngươi đi đi nhé từ rày trở đi
Đời ta giờ chẳng còn gì
Mua cơm đổi áo nhạt rồi nguyền xưa...


Bài thơ rất dài nhưng đến giờ tôi cũng chỉ thuộc có bao nhiêu đó và đó cũng là bài thơ mà tôi thuộc nhiều câu nhất.
Ngày đó, ở cái tuổi mười lăm tôi đã ngốn ngần ấy sách. cái tâm hồn trong trắng của tôi đã tiếp nạp vô tội vạ mọi nguồn tư tưởng nhưng cũng may cái tính chất nhân văn của văn học thực thụ như thấm vào trong tôi cho dù tôi đã trở thành một thằng nhỏ kỳ lạ, lập dị nhưng không xấu xa được.
Một truyện ngắn của L.Tonxtoi đã cho tôi câu trả lời " Con người ta sống bằng gì?" và một truyện ngắn khiến tôi hiểu về tình yêu thánh thiện của người phụ nữ " 24 giờ trong đời người đàn bà" của nhà văn áo Stefan Zweig- tác giả của tác phẩm Đônkihotê nổi tiếng.
Ngày ấy, tuy còn nhỏ nhưng tôi chỉ cảm thấy thực sự được thoải mái chỉ khi tôi đắm mình trong thế giới sách của tôi và có lẽ cũng nhờ vào đọc sách mà hầu như môn văn tôi không cần phải học hành cho lắm. Tôi đã gây ra không ít sự kinh ngạc cho các giáo viên dạy môn văn.
Tôi nhớ, trong một lần dự giờ khá quan trọng của một tiết văn năm lớp 8, tôi đã làm thấy dạy văn của tôi lúng túng khi tôi phản bác truyện cổ " cái giếng thần".Không chỉ thầy dạy của tôi mà cả các giáo viên dự giờ cũng ngạc nhiên khi tôi cho rằng cái chết của Đambơri là xứng đáng với tội ác của anh ta vì anh ta đã tàn sát quá nhiều người lính làng của chúa đất khiến máu chảy thành sông. Tôi chưa bao giờ được xem là một học sinh giỏi văn ( Phần lớn các giờ văn tôi đều trốn học) nhưng đến kỳ thi tốt nghiệp tôi đã đạt điểm tối đa cho bài luận văn : 9,5 điểm. Trường đã phải họp tổ văn chấm lại lần 2 và giữ nguyên điểm. Tôi bị trừ 0,5 điểm vì viết sai chính tả. Có lẽ, đó là điều duy nhất tôi làm cho ba tôi vui.
Thế nhưng, tôi luôn bị ám ảnh về cái chết, về nhân vật Andrây ( Chiến tranh và Hòa bình) lúc nào ra trận cũng sẵn sàng mong được trúng đạn, được chết. Tôi luôn thắc mắc về việc tự sát của Jac London, Hemigway...và không ít lần tôi đã hỏi ba tôi nhưng những giải thích của ông vào lúc đó không tài nào tôi hiểu được rỏ ràng.
Tôi bắt đầu đọc văn học Việt nam hiện đại của các nhà văn cách mạng có lẽ bắt đầu từ một sự tình cờ với "Người không mang họ" của nhà văn Chu Lai. Với tôi lúc ấy, đó là một tác phẩm mà tôi xem là "người" nhất của Văn học cách mạng lúc đó.
Thế giới sách luôn gắn liền với cuộc sống của tôi cho dù bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là vào những lúc đau đớn và cô độc. Sau này, tôi cũng tập cho con tôi đọc sách nhưng nó chẳng có hứng thú.Nó háo hức với máy vi tính hơn và lớp 6 nó đã tự học và thi lấy được bằng A . Không biết đó có phải là điều may mắn hay không? Bước ra ngoài thế giới của sách,tôi luôn thấy mình cô đơn và cho đến bây giờ...


Chương 3 : Nhà trường

Khúc Thụy Du

nhạc Anh Bằng -   
Ca sĩ :Tuấn Ngọc


1.
như con chim bói cá
trên cọc nhọn trăm năm
tôi tìm đời đánh mất
trong vụng nước cuộc đời

như con chim bói cá
tôi thường ngừng cánh bay
ngước nhìn lên huyệt lộ
bầy quạ rỉa xác người
(của tươi đời nhượng lại)
bữa ăn nào ngon hơn
làm sao tôi nói được!

như con chim bói cá
tôi lặn sâu trong bùn
hoài công tìm ý nghĩa
cho cảnh tình hôm nay

trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gậm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên
tôi làm chim bói cá
lặn tìm vuông đời mình

trên mặt dài nhiên lặng
không tăm nào sủi lên

đời sống như thân nấm
mỗi ngày một lùn đi

tâm hồn ta cọc lại
ai làm người như tôi?

2.
mịn màng như nỗi chết
hoang đường như tuổi thơ
chưa một lần hé nở
trên ngọn cờ không bay
đôi mắt nàng khôn khép
bàn tay nàng khôn thưa
lọn tóc nàng đêm tối
khư khư ôm tình dài

ngực tôi đầy nắng lửa
hãy nói về cuộc đời
tôi còn gì để sống?

hãy nói về cuộc đời
khi tôi không còn nữa
sẽ mang được những gì
về bên kia thế giới
thụy ơi và thụy ơi

3.
tôi làm ma không đầu
tôi làm ma không bụng
tôi chỉ còn đôi chân
hay chỉ còn đôi tay
sờ soạng tìm thi thể
quờ quạng tìm trái tim
lẫn tan cùng vỏ đạn
dính văng cùng mảnh bom
thụy ơi và thụy ơi

đừng bao giờ em hỏi
vì sao mình yêu nhau
vì sao môi anh nóng
vì sao tay anh lạnh
vì sao thân anh rung
vì sao chân không vững
vì sao anh van em
hãy cho anh được thở
bằng ngực em rũ buồn
hãy cho anh được ôm
em, ngang bằng sự chết!

tình yêu như dao nhọn
an đâm mình, lút cán
thụy ơi và thụy ơi

không còn ý nghĩa gì
ngoài tình em tình em
đã ướt đầm thân thể

anh ru anh ngủ mùi
đợi một giờ linh hiển.