" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018
Báo Chí Đu Dây Và Cây Búa Trừng Phạt
Tâm Don
Từ lâu, nền báo chí Việt Nam chỉ được phép sản xuất ra những sản phẩm mà chính quyền yêu thích. Nếu một sản phẩm báo chí nào đó làm chính quyền khó chịu và dị ứng, ngay lập tức, cây búa trừng phạt sẽ lừng lững xuất hiện.
Sự kiện báo Tuổi Trẻ online bị đình bản 3 tháng và báo Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng không làm nhiều người ngạc nhiên, nhất là đối với các nhà báo. Tuổi Trẻ, tờ báo hiếm hoi ở Việt Nam biết luồn lách để đưa một phần sự thật đến với công chúng, luôn luôn là tâm điểm của đàn áp.
Vào năm 1992, báo Tuổi Trẻ nhận cú đàn áp đầu tiên từ chính quyền. Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ lúc ấy là bà Vũ Kim Hạnh- một nhà báo tài năng và tâm huyết. Dù giữ chức vụ tổng biên tập, nhà báo Vũ Kim Hạnh vẫn đi nhiều và viết nhiều. Đầu năm 1992, bà có chuyến đi đến đất nước bí ẩn và khép kín Bắc Triều Tiên, bà đã viết và cho đăng tải một phóng sự nhiều kỳ về cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân ở đất nước cộng sản Bắc Triều Tiên. Bài phóng sự này thực sự gây nên một trận bão kinh người trong nhận thức của người Việt Nam lúc ấy, khiến hàng ngàn người hoài nghi về các giá trị cộng sản. Tuy nhiên, bà chỉ bị các cơ quan công quyền nhắc nhở.
Sau đó ít lâu, vào giữa năm 1992, nhà báo Vũ Kim Hạnh cho đăng một số tư liệu chưa được công bố liên quan đến đời tư của ông Hồ Chí Minh, mà thông tin chấn động nhất là việc ông Hồ Chí Minh có một người vợ Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh. Ngay lập tức, bà Vũ Kim Hạnh bị đình chỉ chức vụ tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, và sức ép chính trị đối với báo Tuổi Trẻ cũng ngày càng lớn.
Năm 2005, lần đầu tiên một phóng viên của báo Tuổi Trẻ- và cũng là lần đầu tiên một phóng viên trong làng báo chí nhà nước, bị truy tố vì thông tin báo chí. Đó là phóng viên Lan Anh với loạt bài điều tra về hãng dược phẩm Zuellig Pharma thao túng thị trường tân dược nhập khẩu được cơ quan điều tra và tòa án kết luận rằng “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Năm 2008, nhà báo Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên đã bị công an bắt giam và phải hầu tòa do thông tin về vụ án đình đám PMU 18. Chỉ sau đó mấy tháng, vào tháng 01-2009, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ là ông Lê Hoàng đã phải rời chức vụ do chịu trách nhiệm về các thông tin trong vụ PMU 18.
Khi nhà nước quản lý chặt chẽ báo chí, nhà nước liên tục gieo sầu lên báo chí. Và, báo Tuổi Trẻ không phải là một biệt lệ nhận ưu sầu.
Trong năm 2017, điệp khúc “đình bản” do Bộ thông tin- truyền thông khởi xướng đã liên tục vang lên. Nhiều nhà báo, cả nhà báo lề phải và lề trái, đều nhất trí cho rằng, ông Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Bộ TT-TT kiêm phó Ban Tuyên giáo trung ương là sát thủ ghê gớm nhất đối với báo chí từ xưa đến nay.
Vào tháng 11- 2017, Bộ TT-TT ra quyết định : “Đình bản chuyên trang, phạt 140 triệu đồng báo điện tử Người đưa tin”. Theo đó, Bộ TT&TT quyết định đình bản tạm thời hoạt động chuyên trang Phụ nữ và Đời sống của báo điện tử Người đưa tin, xử phạt 140 triệu đồng. Theo quyết định này, báo điện tử Người đưa tin đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong bài viết đăng ngày 29/10 trên chuyên trang Phụ nữ và Đời sống (tên miền phununews.vn) của Báo có thông tin vi phạm quy định tại điểm b, khoản 6, điều 8 nghị định số 159/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Báo điện tử Người đưa tin bị xử phạt 140 triệu đồng và bị áp dụng hình phạt bổ sung đình bản tạm thời (tước quyền sử dụng giấy phép) của chuyên trang Phụ nữ và Đời sống (tên miền phununews.vn) trong thời gian 3 tháng.
Cũng vào tháng 11-2017, Bộ TT- TT ra quyết định: “Đình bản ba tháng tạp chí điện tử Nhà quản lý” vì đã đăng bài viết sai sự thật. Quyết định nêu rõ: Tạp chí điện tử Nhà quản lý bị đình bản tạm thời hoạt động trong thời gian 3 tháng vì Tạp chí đã đăng bài viết “Bình Phước: Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng?” ngày 21/8 có thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính. Trước đó, ngày 10-11- 2017, Cục Báo chí đã quyết định xử phạt hành chính về thông tin sai sự thật bài viết trên Tạp chí này 40 triệu đồng.
Không chỉ tháng 11-2017 mà tháng 10-2017 cũng là tháng chết chóc của báo chí Việt Nam. Vào ngày 27-10, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn ký quyết định về việc đình bản trong 3 tháng đối với báo điện tử Tầm nhìn vì đã vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mặc dù đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhưng báo tiếp tục vi phạm.
Trước đó nữa, vào đầu tháng 10-2017, Bộ TT&TT đã quyết định đình bản tạm thời hoạt động của báo Sức khỏe cộng đồng 3 tháng do nội bộ mất đoàn kết, không đủ điều kiện hoạt động của cơ quan báo chí theo quy định.
Những uẩn ức lạ lùng
Kể từ ngày Internet và mạng xã hội xuất hiện, báo chí Việt Nam đối diện với hai sức ép khủng khiếp: hoặc tuyên truyền một chiều theo định hướng của chính quyền, hoặc đáp ứng nhu cầu bạn đọc bằng các thông tin trung thực. Rõ ràng, hai sức ép đó hoàn toàn đối chọi lẫn nhau, vì nếu tuyên truyền một chiều sẽ không có bạn đọc, nếu đáp ứng nhu cầu bạn đọc sẽ bị chính quyền thổi còi. Và báo chí Việt Nam đã buộc phải lựa chọn một lối đi lạ đời: đu dây giữa giả dối và le lói sự thật, giữa cái tốt và thấp kém, giữa hư và thực của ma trận thông tin. Chính quyền Việt Nam không thích một nền báo chí đang phôi thai khát vọng độc lập, họ chỉ thích một nền báo chí công cụ. Đối với chính quyền, phạt tiền, đình bản và kỷ luật các tổng biên tập là giải pháp hữu hiệu để quản lý báo chí chặt chẽ hơn, để dập tắt trong trứng nước những ước vọng tốt đẹp của người làm báo.
Trong làng báo nhà nước Việt Nam, không phải ai cũng hèn. Đối với vài cơ quan báo chí nhà nước, việc được Bộ TT-TT xử phạt là một chứng chỉ xác nhận rằng, báo này có dũng khí, trung thực và tôn trọng bạn đọc. Một số tổng biên tập còn tếu táo cho rằng, phải có nhiều phúc lắm phước báo họ mới bị- được Bộ TT-TT xử phạt.
Trong thế giới văn minh và dân chủ, nhà nước không bao giờ xử phạt báo chí bằng các quyết định hành chính và quan liêu. Các cơ quan nhà nước cũng ít khi kiện báo chí ra tòa vì sợ dư luận đánh giá là hạn chế hoặc đàn áp tự do báo chí. Đặc biệt, các tổng thống, thủ tướng và các chính trị gia lại càng không trách cứ và chỉ trích báo chí chứ không nói là kiện báo chí ra tòa án, vì họ hiểu rằng họ là người của công chúng, vì họ không muốn vô tình hạn chế tự do báo chí. Các siêu sao nghệ thuật và thể thao cũng không kiện báo chí ra tòa, trừ khi báo chí đụng chạm đến những riêng tư thân nhân của họ. Chỉ có công dân bình thường, các tổ chức kinh tế, các tổ chức văn hóa và phi lợi nhuận mới kiện báo chí ra tòa án nếu họ thấy báo chí đơm đặt và thông tin sai sự thật. Ở thế giới văn minh và dân chủ này, báo chí càng tự do người dân càng nhận thức được nhiều sự thật, qua đó càng tiến bộ và văn minh.
Từ nhiều năm qua, các tổ chức có uy tín về xếp hạng chỉ số tự do báo chí như Tổ chức phóng viên không biên giới( RSF), Freedom House…đều xếp hạng Việt Nam có chỉ số tự do báo chí thứ 175/ 180 quốc gia được khảo sát và đánh giá. Không có báo chí tư nhân, không có báo chí độc lập, và có bàn tay của chính quyền thọc sâu vào mọi mặt hoạt động báo chí là nguồn gốc sâu xa của thảm họa thứ hạng thấp đau lòng này. Các sự thật- dù cay đắng hay ngọt ngào- đã không đến được với người dân, và khi không được tiếp cận sự thật, khi không có phản biện, tâm trí của người dân mụ mị đi trong những mớ bòng bong nhận thức.
Qua sự kiện Tuổi Trẻ bị phạt 220 triệu đồng và Tuổi Trẻ online bị đình bản 3 tháng, một số người ở Việt Nam đã đặt ra câu hỏi tưởng chừng ngây ngô nhưng thực ra rất thú vị và trí tuệ: có nên đình bản tất cả 800 cơ quan báo chí nhà nước Việt Nam hay không? Sẽ có rất nhiều câu trả lời, trong đó chắc chắn có câu trả lời này: Nếu đình bản 800 cơ quan báo chí nhà nước thì cũng tốt thôi, vì nhiều giả dối sẽ không đến được với người dân!
Nguồn: Triviet,news
Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018
Bauxite Tân Rai – Nhân Cơ Hiện Đi Về Đâu?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hải ngoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Xà Tân Rai) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân Cơ, Đắk Nông, nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Người viết đã mở cuộc họp báo trinh bày vấn đề nầy vào tháng 6, 2009 tại phòng họp của tòa Thị chính Westminster (8200 Westminster, CA).
Câu hỏi được đặt ra là chính Trung Quốc bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường, tại sao chấp nhận cho khai thác bauxite ở Việt Nam?
Nhìn xa hơn nữa, ảnh hưởng sâu xa về sự toàn vẹn lãnh thổ cũng được phân tích cặn kẽ trong một bài viết khác qua việc giao khoán cho TQ toàn quyền khai thác mà những người quản lý đất nước hiện tại chấp nhận qua bản Thông cáo chung đã ký ngày 3/12/2001 giữa Nông Đức Mạnh và TQ trong một trích đoạn dưới đây: “Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lãnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lãnh vực quan trọng khác. Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong các dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế”.
Cũng cách đây 8 năm, trong bài viết, “Những Điều Không “Tử Tế” Trong Câu Chuyện Bauxite Việt Nam” , người viết từng giải thích cặn kẽ bằng những dữ kiện khoa học chính xác, với những chứng liệu cụ thể, cho thấy các vấn đề liên quan đến đến quyết định cho khai thác bauxite ở cao nguyên Trung phần Việt Nam, cũng như kết quả sau 3 năm đi vào khai thác hai nơi nầy đã chứng minh sự gian dối trong diễn trình khai thác bauxite của các cấp lãnh đạo hàng đầu Đảng và Nhà nước, từng được đề cặp tới trong các lãnh vực:
* Diện tích đất khai thác;
* Hoàn thổ và trình tự khai thác “cuốn chiếu”;
* Chuyên chở;
* Điện năng và nguồn nước cho khai thác;
* Giải quyết bùn đỏ;
* Giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm;
* Ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ;
* Việc hợp tác khai thác: Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc;
* Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu;
* Cung cách tuyên truyền không trung thực v.v…
1- Nhìn chung
Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là hững người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy rẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như mọi quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu và những nơi có dấu chân TQ khai thác các công trình quặng mỏ hay những công ty sản xuất khác tại những nơi nầy.
Tại Việt Nam, người Trung hoa dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ, nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hòan toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt mà công an thậm chí cũng không thể vào can thiệp và bảo vệ công nhân Việt.
. Cho đến hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo nên một luồn sóng phẫn uất trong lòng người Việt,
Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và gần đây nhứt tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên mảnh đất quê hương của người bản xứ.
2- Tình hình Nhân Cơ và Tân Rai hiện tại
Trở lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là điểm nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện đang được TQ phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn sáu năm nay
Và, “Dự án Tân Rai và Nhân Cơ cùng 6 dự án khai thác quặng mõ bauxite khác đã được quy hoạch ở Đắk Nông có thể được xem như là DIỆN trước dư luận thế giới và ĐIỂM là chính thức hoá sự hiện diện của người Trung Hoa ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ẩn tàng một âm mưu chính trị – quân sự của TQ trong tiến trình chiếm đóng Việt Nam và vùng Đông Nam Á qua não trạng Đại Hán của đế quốc mới”.
Đó có tầm quan trọng chiến lược khống chế con đường giao thông từ Bắc xuống Nam Thái Bình Dương, đi qua eo biển Malacca, tiến sang Ấn Độ Dương, song song với phần tài nguyên vô cùng phong phú ở thềm lục địa và dưới lòng biển.
Đó là vì Cao Nguyên Trung Phần có tầm chiến lược quan trọng trong việc khống chế Việt Nam, khống chế 3 nước Đông Dương, khống chế cả vùng Đông Nam Á và biển Đông.
3- Thâm độc của Trung Quốc
.
TQ thấy và biết rằng để có thể cai trị Việt Nam lâu dài, cho dầu bằng bạo lực hay bằng kinh tế thị trường, việc đồng hóa dân Việt phải là ưu tiên hàng đầu, nên tiếp theo sau kinh tế thị trường đưa hàng lậu vào đất Việt, đưa “hàng dỏm” đi khắp nơi để đánh lừa dân Việt ham hàng rẻ, bòn rút tài nguyên đất Việt đem về Tàu…
Một mặt đưa “biển người” tràn xuống Việt Nam và toàn vùng Đông Nam Á;
Mặt kia là lấn Biển Đông;
Mặt khác, từ cách nhẹ nhàng như mua chuộc, cho vay, viện trợ, tặng học bổng, mở Học Viện Khổng Tử, đào tạo tiến sĩ, ưu đãi gian thương…; cho tới nặng tay là hù dọa, vây bắt hay bắn giết (trường hợp xảy ra với nhiều tàu của ngư dân Việt), rồi chiếm đảo, lấn biển… có cả tham vọng sỗ sàng xin chia một nửa biển Thái Bình Dương với Mỹ…
4- Kết quả khai thác
Theo báo cáo của TKV, từ tháng 10/2013, Dự án Tân Rai đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, chạy thử và đi vào vận hành thương mại. TKV đã giao Công ty Nhôm Lâm Đồng-TKV quản lý vận hành toàn bộ dự án. Cho đến hết năm 2014, dự án đã khai thác lũy kế hơn 5 triệu tấn quặng bauxite, sản xuất ra gần 2 triệu tấn tinh quặng, 682.000 tấn alumin, xuất khẩu 490.000 tấn, đạt kim ngạch 160 triệu USD. Theo kế hoạch, năm 2015, Công ty sẽ sản xuất 540.000 tấn alumin và khi đạt công suất thiết kế năm 2016 sẽ đạt 650.000 tấn.
Sau hơn 1 năm tổ chức vận hành Nhà máy alumin của dự án, Công ty Nhôm Lâm Đồng-TKV về căn bản đã nắm được công nghệ, vận hành Nhà máy ổn định và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sản lượng sản xuất ngày càng ổn định và tăng dần. Phần lớn sản phẩm alumin của Nhà máy được xuất khẩu tới 11 khách hàng từ Thụy Sỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông … với giá bán alumin bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn, cao hơn so với tính toán của Dự án là 325 USD/tấn.
Trên đây là “báo cáo” của Hán ngụy và các dự kiến lạc quan vào năm 2013. Các tin tức dưới đây mới chính là …những con số thực tế của dự án Tân Rai vào ngày 13 tháng 3 năm 2017:”Bauxite Tân Rai’ càng làm càng lỗ hàng ngàn tỉ đồng” (3.696 tỷ Đồng VN) theo Báo Người Lao Động
Các kết quả thanh tra tại tổ hợp dự án Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng và dự án Alumin Nhân Cơ cho thấy, “các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến ban đầu”.
Tổng vốn đầu tư cho dự án tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng này chỉ 3,285 tỉ đồng lúc ban đầu, nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 16,821 tỉ đồng, cao hơn gấp 5 lần. Ngoài ra, dự án này đưa vào hoạt động chậm 6 năm so với quyết định ban đầu.
Ðáng chú ý, kết quả của đoàn thanh tra cũng cho thấy tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ tháng Mười 2013 đến hết Tháng Chín, 2016 đã thua lỗ 3,696 tỉ đồng, vượt xa so với số lỗ lũy tiến dự kiến theo kế hoạch là 1,660 tỉ đồng, không kể phần lỗ do chênh lệch tỉ giá. Còn tại dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, vốn đầu tư cho dự án này cũng tăng rất mạnh so với dự kiến ban đầu.
Đó là chưa kể từ ngày 1/1/2016, đã phát sinh thêm thuế xuất khẩu alumin 2%, giá tính thuế tài nguyên bauxit của tỉnh Lâm Đồng tăng từ 140.000 đồng/tấn lên 170.300 đồng/tấn quặng nguyên khai, nên đã làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
5- Hậu quả về môi trường
Đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ tại huyện Dak R’lắp, tỉnh Dak Nông do nhà thầu Chalieco, TC phụ trách bị vỡ vào sáng ngày 23 tháng 7, 2016 khiến hóa chất kiềm (Sodium hydroxide) tràn ra ngoài. Lượng kiềm tràn ra ngoài được nói gần 9,6 mét khối. Truyền thông trong nước loan tin một số kiềm thấm xuống lòng đất trong phạm vi 600 mét vuông, phần còn lại chảy theo đường ống đổ xuống suối Dak Dao.
Một người dân tại xã Dak Dao cho tờ Giao Thông biết khi nước từ đường ống bị vỡ tràn xuống suối thì nước trở nên đục, có màu sẫm đen, mặt nước nổi váng loang lổ… Người dân tiếp xúc với nước suối chừng 10 phút thấy chân bị ngứa, da khô cứng, căng ra. Chỗ da non nếu tiếp xúc nước đó bị đau rát và cả nổi rộp lên như bị bỏng nước sôi. Cá trong suối chết nổi lên. Những người dân thấy cá chết xuống suối vớt lên đã bị những hiện tượng như vừa nêu.
Nguồn nước quanh hồ bùn đỏ bauxite Tân Rai, Bảo Lâm, Lâm Đồng bị ô nhiễm. Đó là kết luận trong báo cáo quan trắc môi trường của Công ty Nhôm Lâm Đồng (đơn vị điều hành tổ hợp bauxite – nhôm).
Nhiều hộ không dám dùng nước giếng quanh khu bauxite Tân Rai. Người dân sống gần khu vực Nhà máy Tân Rai phải dùng máy lọc nước giếng để nấu ăn. Các thông số quan trắc cho thấy nồng độ Fe (sắt) và Mn (mangan) vượt ngưỡng cho phép từ 1,4-2,8 lần. “Nước ngầm trong khu vực hồ bùn đỏ được đánh giá bị ô nhiễm Fe và Mn” – báo cáo kết luận.
Từ những con số biết nói trên, hậu quả do nhưng lần kho chứa hóa chất cho nhà máy là sút caustic (NaOH) đã rò rỉ, hay bể bồn chứa trong những năm qua, việc bùn đỏ lan tràn khắp vùng, cũng như không khí bị nhiễm bụi SO2, những hạt bụi PM8 (nhỏ hơn 8ug) …làm cho cây cối trồng chung quanh bán kính 30 Km như Cao su, tiêu, cây điều (đào lộn hột)…bị ảnh hưởng và cho năng suất rất thấp.
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018
Khúc Thụy Du
Khúc thụy du Sheet
Sáng tác: nhạc Anh Bằng, thơ Du Tử Lê | Nhạc Trữ tình | Điệu: Boston | intrepid | 110219
1. Hãy nói về cuộc [Am] đời khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những [E7] gì về bên kia thế [F] giới
Ngoài trống vắng mà [G] thôi Thụy ơi và tình [Am] ơi
Như loài chim bói [F] cá trên cọc nhọn [G] trăm năm
Tôi tìm đời đánh [C] mất trong vũng nước cuộc [Am] đời
Trong vũng nước cuộc [E] đời Thụy [E7] ơi và tình [Am] ơi
ĐK: Đừng bao giờ em [Dm] hỏi vì sao ta yêu [C] nhau
Vì sao môi anh [Am] nóng vì sao tay anh [G] lạnh
Vì sao chân anh [Dm] run Vì sao chân không [E] vững
Vì sao và vì [E7] sao
2. Hãy nói về cuộc [Am] đời tình yêu như lưỡi [Dm] dao
Tình yêu như mũi [G] nhọn êm ái và ngọt [A7] ngào
Cắt đứt cuộc tình [Dm] đầu Thụy bây giờ về [Am] đâu
Thụy bây giờ về [Dm] đâu anh là chim bói [Am] cá
Em là bóng trăng [C] ngà chỉ cách một mặt [Dm] hồ
Mà [Em] muôn trùng chia [Am] xa.
Sẽ lấy được những [E7] gì về bên kia thế [F] giới
Ngoài trống vắng mà [G] thôi Thụy ơi và tình [Am] ơi
Như loài chim bói [F] cá trên cọc nhọn [G] trăm năm
Tôi tìm đời đánh [C] mất trong vũng nước cuộc [Am] đời
Trong vũng nước cuộc [E] đời Thụy [E7] ơi và tình [Am] ơi
ĐK: Đừng bao giờ em [Dm] hỏi vì sao ta yêu [C] nhau
Vì sao môi anh [Am] nóng vì sao tay anh [G] lạnh
Vì sao chân anh [Dm] run Vì sao chân không [E] vững
Vì sao và vì [E7] sao
2. Hãy nói về cuộc [Am] đời tình yêu như lưỡi [Dm] dao
Tình yêu như mũi [G] nhọn êm ái và ngọt [A7] ngào
Cắt đứt cuộc tình [Dm] đầu Thụy bây giờ về [Am] đâu
Thụy bây giờ về [Dm] đâu anh là chim bói [Am] cá
Em là bóng trăng [C] ngà chỉ cách một mặt [Dm] hồ
Mà [Em] muôn trùng chia [Am] xa.
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018
ĐỜI CỨ THẾ ẬM Ờ
Hơn 20 năm trước, đi cùng các anh em công nhân từ Nam ra Bắc đã nuôi dưỡng ý định viết một cuốn sách, thể loại ký văn học nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được. Đời cứ mãi ậm ờ. Rồi tự hỏi : "Viết để làm gì?"-và cũng chẳng tìm được câu trả lời.
Ý tưởng ngày càng rõ ràng, định hình. Tựa sách cũng đã có : " DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI".
Tự nghĩ, độ sâu kiến thức cũng tạm đủ xài nhưng...
Lại nhưng...
Một tác phẩm văn học thành công bởi SỰ CÔ ĐƠN hay HẠNH PHÚC!
Trực giác mách bảo , chỉ có trạng thái HẠNH PHÚC mới có thể tạo ra áng văn hay.
Lâu lắm rồi, chưa bao giờ nghiêm túc viết.
Thơ cứ thể như một trò chơi, một công cụ rèn luyện tư duy,ngôn ngữ...đến lúc nào đó cũng phải cùn.
Đời cứ thế ậm ờ...
Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018
Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao
Tôi đọc Bài thơ của một người yêu nước mình lần đầu tiên năm mười chín, hai mươi tuổi. Người đưa nó cho tôi đọc (lúc nào cũng có sẵn mấy bản đánh máy in ra giấy để trong cặp - hồi ấy không dễ tìm thấy thơ của Trần Vàng Sao mà đọc) kể (kèm rất nhiều thở dài) hồi trẻ (cũng mười chín, hai mươi tuổi), đi bộ đội, tình cờ đọc bài thơ ấy, và đã xé hết thơ mình làm, suốt phần đời còn lại bỏ mộng trở thành nhà thơ.
Câu chuyện đã quá nổi tiếng: năm 1965, Trần Vàng Sao (lúc này đã là Trần Vàng Sao) được đưa từ Huế ra ngoài rừng (theo ngôn ngữ của thời ấy: "lên xanh"). Cuối năm 1967, Trần Vàng Sao đang ốm thì có người đến hỏi có gì không để in vào một tập sách, Trần Vàng Sao bèn viết một mạch Bài thơ của một người yêu nước mình, một trong những bài thơ nói lên rõ nhất khuôn mặt của cuộc chiến tranh.
Theo cách riêng của nó, bài thơ của Trần Vàng Sao nói lên toàn bộ (từ trước) Mậu Thân 1968.
Và tôi cũng tự hỏi, thơ của Nguyễn Khoa Điềm, bao nhiêu phần trăm thoát thai từ Bài thơ của một người yêu nước mình.
Chính vì vậy, về sau này, tôi đọc hồi ký Trần Vàng Sao về đoạn ra Bắc. Một nhân vật như Trần Vàng Sao gây rất nhiều tò mò.
Nhưng phải đến quãng 1963-1965, Nguyễn Đính mới trở thành Trần Vàng Sao. Còn trước đó thì sao?
Về sau, rất lâu sau này, Nguyễn Đính Trần Vàng Sao kể mình viết rất sớm, mãi từ khi vẫn còn học trung học, rồi đoạn học đại học ở Huế. Và Trần Vàng Sao nói rất cụ thể, từng viết bài về tập Hoa đăng của Vũ Hoàng Chương. Rồi thì bình luận thơ Ngô Kha, lúc còn rất trẻ, đăng tạp chí ở Huế.
Nguyễn Đính đã nhớ đúng, dưới đây là bài về Hoa đăng:
Như vậy, ngay khi tập Hoa đăng của Vũ Hoàng Chương xuất hiện, đã có không chỉ một bài của Chế Lan Viên. Tập thơ in ở Sài Gòn, nhưng những bình luận đáng kể nhất lại xuất hiện ở Hà Nội và Huế, và từ hai nhân vật rất khác nhau. Tôi sẽ còn quay trở lại với bài của Trần Vàng Sao trên đây.
Và Nguyễn Đính Trần Vàng Sao cũng nhớ đúng, về bài bình luận thơ Ngô Kha.
Bài ấy đăng trên tập san Lành mạnh số 75, "ra ngày 1-6-1961". Dưới đây là toàn bộ bài của Trần Vàng Sao, viết ở tuổi mười chín, hai mươi:
Tôi sẽ còn quay trở lại với "Trần Vàng Sao từ trước Trần Vàng Sao", câu chuyện phong phú hơn nhiều so với mức người ta có thể tưởng, thậm chí còn hơn mức chính bản thân Nguyễn Đính Trần Vàng Sao còn nhớ.
Và đó là câu chuyện của một Trần Vàng Sao không hề là nhà thơ.
Con hổ Trương Huy San – Kẻ cơ hội lưu manh chính trị
Những kỹ năng mài bút sắc bén kết hợp với những thông tin “ít người biết” đặc biệt là tin nội bộ không chỉ giúp tạo ra các “bài báo” hiệu quả, đi vào lòng công chúng, mà nó còn là công cụ giúp một số “nhà báo” kiếm được nhiều tiền bạc và thậm chí còn tiến tới thực hiện các tham vọng chính trị.
Người dân trong và ngoài nước từ lâu đã biết đến cái tên đang nổi danh trên mạng xã hội Trương Huy San, bút danh Osin Huy Đức, biệt hiệu “San vẩu”, “San hô”. Nhưng muốn hiểu nguyên nhân nổi đình nổi đám của Trương Huy San hiện nay, chúng ta cần xem lại quá khứ của “nhà báo” này để có thể thấy được bản chất và động cơ hành động gần đây của Huy Đức là gì.
Những hành động của Trương Huy San có mưu đồ gì?
Trương Huy San là người gốc Hà Tĩnh, tuổi Nhâm Dần (1962). Năm 1979, Trương Huy San nhập ngũ. Từ 1984-1987, đứng trong hàng ngũ lính tình nguyện Việt Nam tham gia chiến trường Campuchia chống quân diệt chủng Khmer đỏ với vai trò là phóng viên của tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhận thấy đất nước chuẩn bị mở cửa sau Đại hội VI, Trương Huy San đã giải ngũ xin làm cộng tác viên cho các tờ báo lớn để có đất làm ăn thời mở cửa.
“Nhà báo”
Để hiểu thêm về quan điểm của Trương Huy San về nghề báo, chúng ta có thể thấy qua “lời dạy bảo” của Trương Huy San: “Mọi người làm báo chúng ta phải mài ngòi bút của mình”. Cảm ơn, ông nói rất đúng, và đúng hơn nữa khi mà ông “dạy bảo” người ta thêm rằng mài ngòi bút để tấn công ai, đả phá mục tiêu nào!
“Tên tuổi” Huy Đức bắt đầu nổi như cồn từ loạt bài viết về vụ “Đường Sơn Quán” ở Thủ Đức. Vì sao lại là “Đường Sơn Quán” mà không phải nơi khác? Vì đây là nơi gặp gỡ, chơi bời, đổi chác, hối lộ dành cho những kẻ lắm tiền nhiều của và có quyền lực trong xã hội. Vụ này dính dáng trùm xã hội đen Trương Văn Cam (Năm Cam) lúc này đang thâu tóm các băng đảng. Trong nhóm người lân la và tiệc tùng thác loạn ấy có cả Huy Đức và Hoàng Linh của Báo Tuổi trẻ.
Lợi dụng chủ trương triệt phá các điểm ăn chơi, các băng nhóm tội phạm để chuẩn bị Đại hội Đảng lần VI của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh khi đó, Năm Cam đã mua chuộc Trương Huy San, Hoàng Linh và một số “nhà báo” để tấn công triệt hạ không tiếc bằng những hình ảnh nhạy cảm, lời nguyền rủa tới mức cay độc hủy hoại thanh danh Ba Tung và người thân trong gia đình, vì Ba Tung truy quét tội phạm hình sự, khiến Năm Cam mất nguồn thu tài chính.
Cô con gái 16 tuổi của Ba Tung đang học tại Trường Lê Quý Đôn đã không chịu nỗi cảnh nhục nhã khi bạn bè đàm tiếu qua những bài báo đầy tanh tưởi của Trương Huy San. Hậu quả là cô gái vô tội ấy đã uống thuốc tự tử vĩnh viễn ra đi. Còn người vợ của Ba Tung thì không chịu nổi sức ép đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống bình thường trong bệnh viện tâm thần.
Chưa dừng lại, Trương Huy San còn kết hợp với Lê Văn Ba (báo Đại Đoàn Kết) “giết chết lần hai” cô con gái tội nghiệp của Ba Tung khi tung lên mặt báo bản chụp lá thư tuyệt mệnh của cô để khoe chiến tích lừng lẫy. Đó là những gì đằng sau sự hả hê của Trương Huy San và Năm Cam trong đại tiệc ăn mừng “chiến thắng” say sưa thâu đêm với gái đẹp và phong bì. Vụ “Đường Sơn Quán” kết thúc với ánh hào quang chói sáng của Trương Huy San trên bầu trời những ngôi sao của làng báo.
Năm Cam liên tục bắn tin cho Huy Đức tung ra nhiều bài viết triệt hạ đối thủ để Năm Cam thao túng toàn bộ thế giới ngầm, trong đó có vô số băng nhóm giang hồ “bất trị” và “xâm lăng” từ Hải Phòng và Quảng Ninh vào, nâng Năm Cam trở thành ông trùm trong cuộc tranh giành quyền lực tanh mùi tiền và máu. Sự có mặt của Huy Đức là chiếc cầu gắn kết quan hệ ba bên cùng có lợi (Xã hội đen – Nhà báo – Quan chức). Là người ăn cửa giữa, khi mắt xích nào bị đứt, Huy Đức đu bám vào kẻ sống sót để tiếp tục tung hứng cuộc chơi mới.
Không chỉ qua mặt nhiều người dân, Huy Đức còn qua mặt những người lãnh đạo đầy kinh nghiệm như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Được ông Kiệt tạo điều kiện để phục vụ cải cách đất nước sau chiến tranh, nhưng Huy Đức đã lợi dụng uy tín cố Thủ tướng để thu tin, soi mói, ép các doanh nghiệp phải “chung chi”.
Chỉ đến khi vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng bị phanh phui những năm 1997-1998, dư luận mới biết được bộ mặt thật của Trương Huy San.
Cựu phóng viên Hoàng Linh khi bị bắt đã khai trước Tòa án rằng đã được Liên Khui Thìn cho tiền nhiều lần, đồng thời giúp Liên Khui Thìn chuyển rất nhiều tiền cho Trương Huy San, Huỳnh Sơn Phước, Quang Thắng và Hoàng Quý vì bị đe dọa viết bài phản ánh. Sau vụ việc này cả ba người: Huỳnh Sơn Phước, Hoàng Quý và Trương Huy San đều phải cuốn gói đi khỏi báo Tuổi Trẻ một cách ê chề.
Huy Đức và Hoàng Linh từng cấu kết ăn chặn tiền của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng khi còn làm việc tại tòa soạn Tuổi trẻ.
Không còn chỗ bấu víu, Trương Huy San chạy vạy, tụt hạng xuống cộng tác viên cho các báo Thanh Niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay. Tại Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, dưới sự giật dây của các ông trùm kinh tế, Huy Đức đã nhả đạn với loạt bài viết về các PMU đầy màu sắc đấu đá. Và cuối cùng là nhả đạn trên báo Sài Gòn tiếp thị trước khi bị tước thẻ nhà báo.
Cay cú vì từng bị đuổi khỏi Báo Tuổi trẻ, Huy Đức đã nhào nặn ra bài viết “sự phản bội bạn đọc của Báo Tuổi trẻ”, khiến nhà báo Bạch Hoàn phải thốt lên “Chính anh Osin đã biến ngòi bút của mình trở nên dơ bẩn. Ngòi bút của anh Osin đã không thể nào giấu nổi mục đích nữa rồi. Cho ai? Mục đích gì?. Ai là kẻ ăn cháo đá bát? Các anh chị chắc đã biết”.
Có thể thấy, không một tờ báo nào dám sử dụng lâu dài Trương Huy San bởi họ cảm thấy không an toàn.
Trở thành pháo thủ trong màu áo “Việt Tân”
Sau khi bị lột mặt nạ trong vụ EPCO – Minh Phụng, trục lợi trên xác chết của tội phạm và giới giang hồ chưa đã, Trương Huy San đột ngột đổi màu, quay lưng lại bắn phá chính những đồng đội đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương của Tổ Quốc. Sau loạt bài “Biên giới tháng Hai” đăng trên tờ “Sài Gòn tiếp thị” nói về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) có nhiều nội dung phản bội, bóp méo sự thật, Trương Huy San bị sa thải. Sau vụ này, Trương Huy San đã không giữ nổi bình tĩnh và viết những lời lẽ hằn học chửi bới trên trang blog Osin.
Tổ chức “Việt Tân” được CIA hà hơi tiếp sức từ lâu đã để ý và muốn dựng Trương Huy San lên một vai diễn mới – “nhà báo cấp tiến”, chiến sĩ đấu tranh cho “tự do báo chí”, “dân chủ”. Tháng 5 năm 2012, thông qua Chương trình Nieman (quỹ NGO trá hình), Trương Huy San được cấp “học bổng” sang Mỹ “tu nghiệp” tại Boston. Chủ đề chính mà Trương Huy San đăng ký để nhận học bổng này là “văn chương Mỹ”. Trong khi đó, mục tiêu chính của San là tìm cách xuất bản cuốn sách “Bên thắng cuộc” để xin tị nạn chính trị tại Mỹ. Khổ nỗi cuốn sách này lại chẳng có gì liên quan tới các chủ đề mà San đăng ký để “tu nghiệp”.
Trương Huy San đã cố tình cắt cúp, tô vẽ cho “Bên Thắng cuộc” để dẫn lái người đọc vào mê hồn trận, nhìn cuộc chiến tranh Việt – Mỹ theo một màu đen tối bi thương. Nhiều trí thức đã phản pháo cuốn sách này, cho rằng “Bên thắng cuộc” đã cố ý “đánh lộn sòng phái trái”, “đánh lận trắng đen” về bản chất cuộc Chiến tranh Việt Nam, giày xéo nỗi đau của bao gia đình. Thậm chí, Trương Huy San còn chà đạp thô bạo đến cả đồng nghiệp ở báo Tuổi Trẻ. Nhà báo Lưu Đình Triều đã phản ứng gay gắt, “Huy Đức đã cắt xén những thông tin về cuộc đời, quan hệ của cha con, làm người đọc ngộ nhận gây tổn thương gia đình tôi”.
Huy Đức và cuốn tạp văn Bên Thắng Cuộc
Ngay cả ông Anh Đức, người Việt ở bên kia Thái Bình Dương cũng viết trên tờ “Việt Nam Thời Báo” xuất bản tại Mỹ số 6729 ra ngày 12-1-2013: “Huy Đức, một thằng làm báo thiếu đạo đức nghề nghiệp … lợi dụng sự tò mò của những ai chưa biết, viết về những chuyện cũ kỹ hơn 30 năm để móc đô-la của người Việt tại Mỹ”.
Cả quan chức ngoại giao Mỹ đánh giá cuốn sách đó chứa đựng những vấn đề không chính xác có thể gây phương hại đến quan hệ Việt – Mỹ. Và thế là mục tiêu chính xin tị nạn chính trị của Trương Huy San đã không đạt được! Buộc Trương Huy San phải quay về Việt Nam sau khi hết thời hạn “tu nghiệp”.
Lại đổi màu để quay về nước
Không đạt được mục đích và cảm thấy không còn an toàn sau khi xuất bản “Bên thắng cuộc”, Trương Huy San tiếp tục đổi màu, đổi giọng, quay chiều ngòi bút, móc nối với thế giới ngầm để được trở về nước an toàn. Có thông tin đáng chú ý, Trương Huy San, Nguyễn Công Khế đã móc nối của tình báo Hoa Nam, mà các bức điện tín của Bộ ngoại giao Mỹ do Wikileaks tiết lộ thời gian gần đây. Nếu câu chuyện này có thật, thì đây cũng là 1 lời giải hợp lí cho xu hướng viết bài “thân Tàu” mấy năm gần đây của Trương Huy San như ủng hộ, cổ vũ cho Formosa xây dựng miếu thờ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Nắm được tình hình nhân sự của Đại hội Đảng 12 và nhận thấy thời cơ đến, Trương Huy San đã mài bút, tung ra cú đạp đổ hàng rào, viết ra “Bộ tứ” với cú đánh tập hậu, đâm sau lưng vào người thân của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Xuyên suốt cả bài viết là thủ đoạn “bới lông tìm vết”, “câu sau chửi câu trước” hạ bệ người này, nâng người kia, gây chia rẽ có chủ đích, có kịch bản được dàn dựng bài bản.
Trong đoạn chia sẻ đêm ngày 7-1-2016 trên trang FB cá nhân, Trương Huy San tiếp tục bẻ cong ngòi bút, đánh lận con đen về sự hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, chống bè lũ diệt chủng Polpot – Yeng Sary những năm 1979-1989. Bài viết này của Huy Đức đã gây bức xúc từ những người trực tiếp cầm súng chứ không phải cầm bút. Cựu binh Nguyễn Đình Thắng và những đồng đội đã vạch trần mưu đồ vẽ lại lịch sử có lợi cho Trung Quốc. Cựu binh Nguyễn Anh Khoa búc xúc, “Trương Huy San chưa từng tốn giọt mồ hôi nào để cầm súng trực tiếp chiến đấu nên không biết cái giá phải trả cho hôm nay tự do ngồi chửi rủa. Ba Chúc- An Giang, Hà Tiên -Kiên Giang còn đó những bộ hài cốt không lành lặn. Những cái hang đã bịt lại để làm mồ chung của cả 1 gia đình hay cả 1 dòng họ. Điều đó chưa đủ nói lên sự tàn bạo của Khmer đỏ, của Polpot hay sao Huy Đức?”
Hơn 3000 đồng bào Hồng Ngự Đồng Tháp đã chết. Chúng tuyên bố tập trung toàn lực đánh đến cây thốt nốt ở Gia Định. Khi quân tình nguyện Việt Nam sang dẹp Khmer đỏ ở Campuchia thì Trung Quốc cho biển người đánh biên giới phía bắc. Huy Đức lúc này đang cầm bút trốn ở đâu?
Ngày 18/4/1978, quân Pol Pot tràn qua khu vực biên giới và gây ra vụ thảm sát ở Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang. Ảnh: Internet.
Phải chăng dưới sự giật dây của tình báo nước ngoài, Trương Huy San đã phản bội xương máu của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia để phả hơi độc vào bầu không khí truyền thông ở Việt Nam?.
Những kẻ tay chân nào đó đã bắn tin Trịnh Xuân Thanh về nước, Trương Huy San liền đăng trên trang Facebook cá nhân với mưa đồ gì thì ít nhiều người ta phần nào ngầm hiểu qua bình luận của Bùi Thanh Hiếu.
Mới đây nhất, qua các tin đồn về sức khỏe của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Huy Đức lại mài bút, công phá với bài viết “Nguyên Thủ Quốc gia và Định chế Chủ tịch nước”. Nếu tin đồn này có thật đi chăng nữa, thay vì đồng cảm, Huy Đức lại dậu đổ bìm leo, cố nhào nặn, lắp ghép thêm thông tin (chuyện nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh) để làm bàn đạp, nhằm hướng phế truất Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Đã có nhiều ý kiến của dư luận đưa ra: Ai đứng sau âm mưu của Trương Huy San? Phải chăng Osin tấn công lãnh đạo cấp cao khiến Việt Nam phải lo giải quyết nội bộ, mất chú ý chuyện ngoài Biển Đông?
Một số người bảo rằng, Trương Huy San đã làm đúng như cụ Đồ Chiểu dạy: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Vâng, có lẽ Trương Huy San mới chỉ làm được một nửa lời khuyên của bậc chân nho Nguyễn Đình Chiểu. Bởi, trước khi làm như vậy thì người viết phải đạt được điều kiện “Chở bao nhiêu ĐẠO thuyền không khẳm” mà cụ Nguyễn Đình Chiểu muốn nhắn nhủ. Không đạt được điều này, ngòi bút của Trương Huy San không những không thể đâm được những kẻ cơ hội, những tên gian ác (ý muốn thực sự của cụ Đồ Chiểu) mà còn trở thành mũi dao sắc máu, móng vuốt cọp beo trong tay những ông trùm giang hồ giết chết người vô tội, là viên đạn pháo trong tay ông này tấn công ông kia, thậm chí trở thành công cụ để tình báo nước ngoài thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối.
Vâng, “Công khai minh bạch”, “dân chủ”, “tự do ngôn luận” là điều ai cũng muốn nếu dùng nó với mục đích trong sáng, nhưng việc Huy Đức dùng nó với những ngón nghề báo chí điêu luyện để lôi kéo dư luận phục vụ mưu đồ chính trị, cuộc chơi quyền lực triệt hạ người này, tung hô người kia để phá rối nội bộ, làm nhiễu loạn dư luận theo kiểu truyền thống Trung Hoa tạo điều kiện cho nước ngoài thôn tính Biển Đông thì có phải là khốn nạn?
Lê Thanh
http://huengaymoi.com/BLOG-PHAN-BIEN/Con-ho-Truong-Huy-San-%E2%80%93-Ke-co-hoi-luu-manh-chinh-tri
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)